1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ông Nguyễn Xuân Ái có phải là Tiến Sĩ Y Khoa không?

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi Freesky, 30/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. oanthikinh

    oanthikinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Sắp có chuyện vui về vụ này rùi
  2. mykoyan

    mykoyan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    2.582
    Đã được thích:
    0
    Chào bác oanthikinh
    Trước hết, tôi xin khẳng định rằng tôi chẳng thù oán gì với ông Nguyễn Xuân Ái, nếu không muốn nói tôi còn quen biết với ông ấy nữa. Nhưng quen là quen, biết là biết, mà y học thì phải là y học, phải có sự chính xác - nếu không tuyệt đối thì cũng phải gần như tuyệt đối vì mọi sai lầm của người cầm dao, sẽ chẳng bao giờ có thể sửa chữa được.
    Thứ nhì, tôi là giảng viên bộ môn Ngoại tổng quát đã gần 30 năm nay. Vì thế, tôi đủ tư cách để nhận xét một vết mổ đẹp hay không đẹp. Rất tiếc rằng lúc ấy, tôi chẳng nghĩ là là sẽ có ngày thảo luận về ông Ái trên box này, nên tôi không chụp hình chứ nếu không, bác sẽ thấy vết mổ trên bụng bệnh nhân có đoạn gần như là một đường... răng cưa!
    Nếu tôi nhớ không lầm, báo Thanh Niên có chụp tấm hình này. Tuy hơi mờ nhưng bác có thể xem lại.
    Trong Ngoại khoa, một vết mổ đẹp là vết mổ thẳng (chữ thẳng ở đây được hiểu theo nghĩa là không lam nham) vì có những trường hợp mổ phải đi vòng quanh rốn (chuyên khoa gọi là mổ theo đường trắng). Khi khâu, không để lại "tai chó" (nghĩa là 2 đầu vết mổ, khi khâu bị dúm lại rồi vểnh lên nhìn y như tai con chó). Còn sẹo sau khi lành vết mổ to hay nhỏ thì còn tùy vào loại chỉ khâu, tùy vào cơ địa người bệnh có "lồi" hay không và tùy vào có nhiễm trùng sau mổ hay không nữa.
    Về những tài liệu của ông Ái, tôi chưa bao giờ nói ông Ái không phải là bác sĩ. Ông Ái là bác sĩ thật 100%, nhưng không hề có chuyện ông Ái tốt nghiệp ngành "giải phẫu thẩm mỹ" bởi lẽ trong giáo trình Ngoại khoa trên toàn thế giời, không hề có môn học nào gọi là "giải phẫu thẩm mỹ", và các trường đại học y khoa cũng không hề có bộ môn "giải phẫu phẩm mỹ", mà chỉ có các bài giảng về "phẫu thuật chỉnh hình đầu, mặt, cổ", "phẫu thuật chỉnh hình tai, mũi, họng", "phẫu thuật chỉnh hình các chi". Hầu hết các bác sĩ hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ hiện nay đều tốt nghiệp từ những ngành này (hoặc học lại từ các thầy, bạn bè).
    Cá nhân bác, bác có ngạc nhiên không khi nghe ông Ái cấp cho con rể ổng tấm bằng chứng nhận "đã tốt nghiệp nội trú 2 năm" tại "Trường đại học giải phẫu thẩm mỹ quốc tế". Trường này ai cấp phép hoạt động? Nó có nằm trong hệ thống các trường Y, Dược ở VN không? Cũng xin bác lưu ý rằng, tôi là một trong những người đang "âm mưu" mở đại học y khoa tư nhân, mà đến nay, sau 4 năm "âm mưu" này vẫn chỉ là "âm mưu" đấy bác ạ.
    Riêng cái chuyện ông Ái thừa tiền để mở BV, mà sao ống ấy không mở, thì nếu bác theo dõi báo chí, bác sẽ thấy giấy chứng nhận kinh doanh cấp cho ông Ái không phải do Sở Y tế. Vì sao lại có sự nhập nhằng này? Mở BV thì phải được Bộ Y tế, chứ không phải Sở cấp phép, trong lúc Vụ quản lý ngành nghề Y, Dược tư nhân, Vụ điều trị đã nhiều lần yêu cầu ông Ái cung cấp những bằng cấp mà ông ấy đã quảng cáo (thí dụ Viện sĩ Viện hàn lâm giải phẫu thẩm mỹ Hoa Kỳ, Giáo sư giải phẫu thẩm mỹ quốc tế...), nhưng đến nay ổng vẫn không làm. Câu trả lời đơn giản là nếu cung cấp, thì sẽ lòi ra là bằng... đểu. Còn tại sao một số BV thẩm mỹ khác lại được phép của Bộ cho làm? Đơn giản là bác sĩ ở những nơi đó nộp bằng thật (bằng bác sĩ Ngoại khoa, cùng những chứng chỉ sơ bộ chuyên khoa, hoặc chuyên khoa cấp 1, cấp 2 về chỉnh hình đầu mặt cổ, tai mũi họng chi v.v...). Nếu không có những bằng cấp này, thì Sở chỉ cấp phép cho làm thẩm mỹ "không chảy máu" (nghĩa là không được mổ).
    Một điều nữa, nếu mở BV tư, thì phải có ít nhất 1 hoặc 2 BV công đỡ đầu, để chuyển bệnh nhân đi nếu cần. Tôi xin cam đoan 100% với bác rằng, cho đến nay, chẳng BV công nào ở TP HCM dám "đỡ đầu" cho BV tư của ông Ái cả. Lý do vì sao? Vì người ta sợ cái quảng cáo ẩu, cái mổ liều của ông Ái. Các thầy tôi, đàn anh tôi - mà hiện nay nhiều người đang giữ chức vụ giám đốc BV công, đều nói thẳng - là họ không muốn cái BV của họ biến thành cái sọt rác, để ông Ái quẳng những thứ không "nhai" được, vào.
    Cuối cùng, tôi đồng ý với bác rằng chưa chắc mổ ở BV thì đã an toàn (còn chuyện ký cam kết trước mổ thì đó là nguyên tắc - không riêng ở VN mà cả thế giới). Nhưng mổ ở BV nếu có tai biến, hoặc đang mổ, phẫu thuật viên phát hiện có bất thường, thì có thể mời hội chẩn ngay tại chỗ. Tôi thí dụ: Một bệnh nhân chẩn đoán là có khối u dạ dày. Khi mổ, phẫu thuật viên phát hiện gan có vấn đề (mà khi siêu âm không nhận ra vì nhiều nguyên nhân, hoặc nó là khối u thứ phát - nghĩa là nguồn gốc của khối u nằm tại một bộ phận khác, như phổi, ruột, chẳng hạn), thì phẫu thuật viên có quyền mời ngay một hoặc nhiều bác sĩ khác - chuyên về gan, về phổi, về ruột, về thận... đến xem, để cho ý kiến. Còn nếu mổ ở BV tư - thì hầu hết họ đều chuyển ngay vào BV công.
    Chuyện về ngành y ở nước ta thì còn nhiều vấn đề. Chỉ xin bàn với bác quanh ông Ái thôi, chứ tôi không dám nói đến tự do báo chí, tự do ngôn luận vì nó không thuộc về khả năng của tôi.
    Mấy dòng thô thiển. Có gì sai xin bác chỉ giáo. Kính bác.
    Dr Zhivago
    P.S: Xin thêm 1 ý nữa. Đó là chỉ cần 500 UDS, sẽ có ngay một tấm bằng chứng nhận "Viện sĩ hàn lâm giải phẫu thẩm mỹ quốc tế" liển, bác ạ. Còn "hội viên hội giải phẫu thẩm mỹ nâng ngực nâng mông thế giới", thì chỉ 300 USD thôi. Nếu bác muốn xem cho biết, tôi sẽ cho bác link để bác vào.
    Được ndungtuan sửa chữa / chuyển vào 14:15 ngày 19/11/2006
  3. mykoyan

    mykoyan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    2.582
    Đã được thích:
    0
    Xin phát biểu với bác thêm 1 ý nữa, mà tối hôm qua do công việc, nên tôi chưa đề cập.
    Bác viết: "Ngoài ra, với sự phát biểu về sự cấp bằng và làm luận văn của bác sỹ đối với đại học y khoa Huế (Nơi chính bác sỹ đã học tập) chẳng khác gì sự nhổ toẹt vào cái nôi đã đẻ ra mình và làm cho mọi người nghi ngờ về bằng cấp...."
    Nếu bác - và tất cả những ai đã đọc những bài viết của tôi nói về ông Ái trong box này, hẳn sẽ thấy rất rõ một điều, là tôi chỉ MÔ TẢ BỐI CẢNH CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC Y KHOA HUẾ, giai đoạn mới giải phóng, cùng những giả thuyết của tôi trong việc vì sao có văn bản của thầy Võ Phụng. Nếu bác đã viết như vậy, bác hãy chứng minh xem tôi "nhổ toẹt vào cái nôi đã đẻ ra mình " là ở chỗ nào?
    Để rõ nghĩa, và để bác khỏi mất công click tới clịk lui, tôi copy lại đoạn đó cho bác đọc:
    Giấy chứng nhận do Giáo sư Võ Phụng ký là giấy thật, dấu thật. Nhưng hoàn cảnh ra đời của tấm gấy này có thể do những nguyên nhân sau đây:
    - Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, tháng 10-1975 sinh viên Y khoa Huế bắt đầu tập trung về trường. Đối với những người còn đang học (từ Y 1 đến Y 6 thì tiếp tục học lại - nhưng dĩ nhiên phải trải qua nhiều thủ tục). Riêng những người đã tốt nghiệp nhưng chưa trình luận án, thì họ quay lại trường để xin chứng nhận là đã học xong chương trình 6 năm, đã thi 4 môn cuối cùng, hoặc đã trình luận án nhưng chưa bảo vệ.
    - Một vài bác sĩ, chưa trình luận án - nhưng lợi dụng cảnh tranh tối tranh sáng, xin - hoặc bằng cách nào đó, lấy được luận án của các đàn anh, rồi xé bỏ trang bìa, làm trang khác có tên mình, sửa chữa, thêm thắt một vài đoạn cho phù hợp - chẳng hạn như luận án gốc khảo sát tại BV Quy Nhơn năm 1968 thì họ sửa thành BV Đà Nẵng năm 1974. Và khi xin giấy chứng nhận, họ đưa luận án ra, nêu lý do chuẩn bị bảo vệ thì... giải phóng (tôi biết có bác sĩ, lấy luận án của một bác sĩ khác trong ngành Quân y - đã chết vào đầu tháng 4-1975 - để làm luận án cho mình).
    - Luận án y khoa không nhất thiết phải khác nhau (vì thí dụ - con người ta chỉ có 1 lá gan, cùng 18 chứng bệnh liên quan đến gan nhưng có hàng trăm ngàn bác sĩ viết luận án về gan). Vì thế, luận án này có những điểm tương đồng, trùng lặp với luận án kia là chuyện bình thường. Chỉ khi ra hội đồng bảo vệ, các thầy trong hội đồng mới xem xét, đánh giá, xem người trình luận án có "xào nấu" của người khác hay không.
    - Khi xác nhận, phòng Giáo vụ và Đào tạo chỉ xem hồ sơ, coi người đó đã học đủ 6 năm và đã thi tốt nghiệp 4 môn cuối cùng hay chưa. Nếu có, họ làm tờ trình cho Khoa trưởng ký. Khoa trưởng căn cứ vào tờ trình của Giáo vụ (vì đã kiểm tra), nên ký. Cũng không loại trừ khả năng người đó có quen biết với cán bộ Giáo vụ, nên cán bộ Giáo vụ đánh máy là đã trình luận án Tiến sĩ Y khoa.- Tuy nhiên, cần lưu ý một điều, rằng "đã trình luận án Tiến sĩ Y khoa" khác hẳn với "đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Y khoa". Một số đàn anh tôi, trong giấy chứng nhận đều ghi rõ dòng chữ này.
    Bác đọc đi, có dòng chữ nào xúc phạm đến Đại học Y khoa Huế không? Hay chỉ là những giả thuyết được nêu ra trong việc trình luận án, trong việc làm văn bản. Chẳng hiểu bác có đi làm cho một công ty, một xí nghiệp hay đơn vị nào không nhỉ? Nếu có, hẳn bác thừa biết một văn bản trình lên cho giám đốc, thì đã được phó giám đốc hoặc trưởng phòng (hoặc bộ phận nghiệp vụ chuyên môn nào đó xem kỹ, và ký nháy trước). Giám đốc chỉ xem lướt qua và nếu thấy không có vấn đề gì, thì ký.
    Một hiệu trưởng (ở đây tôi chỉ nói chung chung), hàng năm ký cả vài trăm văn bản chứng nhận tốt nghiệp cho sinh viên, làm sao nhớ hết ai là ai nên mới cần có sự tham mưu, xem xét của Phòng đào tạo, Phòng giáo vụ. Và nếu một ai đó ở phòng này, cố tình ghi sai lệch kết quả, thì chưa chắc hiệu trưởng đã phát hiện ra.
    Cuối cùng, tôi thấy bác bảo vệ ông Ái kỹ quá. Đó là quyền tự do của bác, tôi xin miễn ý kiến. Tuy nhiên theo tôi, nếu có bảo vệ thì cũng nên kín đáo, khách quan. Chứ trưng ra những bằng cớ mà không phải bất kỳ ai (kể cả cánh nhà báo cũng chẳng có được), như tấm hình ông Ái mặc áo the khăn đóng, thì tôi e rằng sẽ có nhiều người hiểu lầm về động cơ trong sáng của bác đấy.
    Kính
    Dr Zhivago
  4. mykoyan

    mykoyan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    2.582
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Cho các bác xem luôn vết mổ được thực hiện bởi "Viện sĩ hàn lâm giải phẫu thẩm mỹ thế giới", "Giáo sư giải phẫu thẩm mỹ quốc tế".
    Đừng rạch nham nhở như răng cưa, máu mủ be bét (Những mẩu màu trắng là gạc đặt để dẫn lưu mủ ra ngoài).
  5. Freesky

    Freesky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2006
    Bài viết:
    2.442
    Đã được thích:
    0
    Nhìn vết mổ như vậy thì ghê thật, nhưng có khi nào nó không phải là tác phẩm của ông NXA mà là cuả ai đó không nhỉ? dùng Photoshop chẳng hạn?
    Mà hình như nếu chụp hình vết mổ khi phình hay thót bụng thì nhìn cũng biến dạng nghê lắm? Gần nhà tôi có ông bị mổ dạ dầy, vết sẹo dài khoảng 2 tấc. Mỗi lần muốn doạ trẻ con trong xóm ông ta thường "vận công vùng bụng" cho vết mổ biến dạng làm nhiều đứa sợ vãi cả...
  6. oanthikinh

    oanthikinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Kính gửi Dr Zhivago
    - Thứ nhất khi bác sỹ nói về bằng cấp của ông Ái bác sỹ (theo cách hiểu của tôi sau bài viết vừa rồi của bác sỹ) Thì là chỉ mô tả bối cảnh lúc giải phóng thôi. Nhưng nếu không có bài giải thích sau của bác sỹ thì tôi và mọi người sẽ nghĩ là ông Ái đi xào nấu bài của người khác, rồi lấy bài của người đã chết để làm luận văn cho mình. Cho nên rất cảm ơn khi nhận được bài trả lời thứ 2 của bác sỹ và sự xác nhận ông Ái là bác sỹ thật chứ không phải là rởm như báo chí rêu rao. Cho thấy chúng ta phải có cái nhìn xác đáng hơn về tự do ngôn luận của chúng ta.
    - Thứ 2 là về việc trình luận văn hay bảo vệ luận văn thành công. Thì đây chỉ là cách hiểu của bác sỹ thôi. Vì sau khi ông Ái trình luận văn thì ông Ái đã được ghi tên vào Y sỹ đoàn dưới thời chế độ trước. Điều này chứng tỏ là ông Ái phải tốt nghiệp rồi thì mới được đi làm và bổ nhiệm vào bệnh viện Quảng Ngãi.
    - Thư 3 là về chuyện vết mổ. Tấm hình bác sỹ gủi quá mờ để nhìn thấy các đường rằng cưa như bác sỹ nói. Nhưng theo tôi thì với kinh nghiệm trên 30 năm trong nghề giải phẫu thẩm mỹ thì việc này là vô lý. Vi sao? Vì nếu tay nghề ông Ái mà kém thế thì những người căng da mặt rồi cắt mắt của ông Ái dám để các vết khâu như thế để mà ra đường không. hơn 30 năm mà chăng lẽ chỉ có 01 người vả vào mồm ông Ái thế sao.
    Thứ 4 Còn về việc thành lập bệnh viện để làm giải phẫu thẩm mỹ: Theo tôi các quy định của bộ y tế trở thành vấn đề xin cho và tạo sự bất bình đẳng giữa các đơn vị. Tại sao chúng ta lại phân biệt y tế công và y tế tư nhân: Tại sao chỉ có bệnh viện công được phép đỡ đầu bệnh viện tư nhân. Sao chúng ta không kiểm tra trình độ của bác sỹ, trang thiết bị của cơ sở đó xem. Đó mới là chức năng của sở y tế và bộ y tế. Còn tạo ra phải có 02 bệnh viện công đỡ đầu là hình thành cơ chế xin cho. Xin lỗi các bác chứ rác của ông Ái cũng kiếm được ra tiền đấy? Bác sỹ nói gì thì cũng phải có cơ sở chứ nói như thế người ta lại nghĩ bác sỹ có vấn đề gì với ông Ái đấy. Còn về bằng cấp của ông Ái, rồi kỹ thuật làm của ông Ái ông ấy đã trình cho bộ y tế và sở y tế xem từ lâu rồi. Ông Ái còn quay cả phim tư liệu để gủi đi nữa đấy. Nếu doctor Zhivago là bác sỹ có tiếng thì hẳn đã nhận được tài liệu này rồi.
    Còn về đường link chỉ ra AACS bán bằng với giá 300 USD và 500USD thì bác sỹ cứ gủi link cho mọi người chiêm ngưỡng đi. Nếu có bằng nào nữa thì cứ show hàng cho mọi người cùng thấy bác sỹ nhé
    Chuyện tại sao tôi bênh bác sỹ Ái vì tôi thấy mọi người đập bác sỹ Ái thê thảm, đánh một cách dã man và chup mũ người khác cho nên tôi lên tiếng thế thôi. Mọi người cứ tưởng tượng 01 ngày nào đó mọi người cũng bị cư xử như thế mà không ai lên tiếng thì mọi người sẽ nghĩ làm sao hay mọi người chỉ biết đi xuyên tạc chế độ rồi chửi chế độ. Tôi khẳng định rằng chế độ của chúng ta là một chế độ tốt đẹp, nhưng chỉ có 01 số ít cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn nghiệp vụ kém làm giảm niềm tin của người dân. Và ông Ái là một trong những người đấu tranh để làm cho cuộc sông này tốt đẹp hơn cụ thể là dẹp bỏ cơ chế xin cho cho việc quản lý ngành GPTM
    Chúc dzui zẻ
  7. mykoyan

    mykoyan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    2.582
    Đã được thích:
    0
    Đây là hình thật bác ạ. Hoàn toàn không ngụy tạo hay sử dụng kỹ xảo photoshop
    Tôi hỏi các đồng nghiệp ở phòng cấp cứu. Họ nói nạn nhân đưa vào trong tình trạng vết mổ bị hở, nhiễm trùng. Sau đó, một số phóng viên các báo vào chụp hình. Được sự đồng ý của trưởng khoa, một y tá đã tháo miếng băng ra cho các báo nhìn thấy.
    Và vì tôn trọng nạn nhân, nên họ không đưa mặt mũi nạn nhân lên báo.
    Tôi post kèm theo đây bài báo trên tờ Người Lao động để các bác tham khảo (hình chụp sau khi nạn nhân đã được rửa vết mổ)
    Dr Zhivago[​IMG]
  8. AnOutsider

    AnOutsider Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2006
    Bài viết:
    332
    Đã được thích:
    0
    Thưa cụ,
    Outsider không muốn lăn tăn vào những tranh luận của cụ, nhưng thấy cái dòng này cụ viết nó thế nào ấy. Cụ nói theo cảm tính chăng?
    Nếu nói là tốt đẹp thì tại sao nước mình nghèo? Thu nhập bình quân hiện tại chỉ có $715/năm thôi, trong khi các nước ĐNA khác nhưng Singapore, Thái, Mã Lai... đều vượt xa chúng ta. Đặc biệt là Singapore, họ chỉ cần 40 năm, từ một làng chài nghèo khó đến bây giờ thu nhập bình quân của họ trên $20000.
    Không biết cụ có biết rằng nước mình hiện nay tham nhũng đứng thứ 2 ở Châu Á (sau Indo) không?
  9. mykoyan

    mykoyan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    2.582
    Đã được thích:
    0
    Kính bác oanthikinh
    Trước hết, tôi xin được nói rằng "trình luận án" và "bảo vệ thành công luận án" là 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau.
    Như tôi đã trình bày ở bài trước, một sinh viên Y khoa năm thứ 6, sau thi thi xong 4 môn cuối cùng thì sẽ được cấp chứng thư tạm thời. Chứng thư này về mặt nào đó, có giá trị như bằng bác sĩ và người ấy có thể xin việc làm ở bất cứ BV nào. Chính vì vậy, nên ông Ái mới được nhận vào làm việc tại BV Quảng Ngãi.
    Sau đó, tùy theo từng người (có người 1 năm, 2 năm, có người 3 năm, 5 năm tùy theo hoàn cảnh), khi đã thu thập đủ dữ liệu và viết xong luận án, người đó mới trình luận án lên hội đồng khoa học của trường.
    "Trình luận án" ở đây chính là đăng ký đề tài mà mình sẽ bảo vệ. Như tôi chẳng hạn, khi trình luận án "So sánh các phương pháp cắt gan trong chấn thương vỡ gan của John Hopkin, Alain Bombardie, Covaski và Andrew Lee", tôi nộp luận án này cho hội đồng. Khoảng 6 tháng sau đó, hội đồng thông báo cho tôi biết ngày, giờ bảo vệ (trong thời gian này, các thầy trong hội đồng đã đọc... tan nát tập luận án của tôi - đọc để xem tôi viết đúng hay sai, tôi có thật sự khảo sát không hay "chôm chĩa " công trình của người khác).
    Ở đây, xin được dài dòng một chút. Tại buổi bảo vệ, tôi phải khái quát luận án của tôi, đồng thời nêu lên những vấn đề chính của luận án. Lần lượt các thầy sẽ đặt câu hỏi hoặc nêu ra những giả thuyết nhắm giúp tôi chứng minh những vấn đề tôi nêu ra trong luận án là đúng. Nếu bảo vệ thành công, thì lúc ấy tôi mới được công nhận là "bảo vệ thành công luận án tiến sĩ y khoa".
    Tóm lại, một người đã "trình luận án" với một người đã "bảo vệ thành công luận án" là hoán toàn khác nhau. Nó chẳng khác gì một người đã "nộp đơn xin thi lấy bằng lái xe", và một người đã "có bằng lái xe" do Bộ Giao thông vận tải cấp.
    Riêng về cái gọi là Y sĩ đoàn lại là chuyện khác. Y sĩ đoàn là tổ chức tư nhân, lập ra để giúp đỡ và bảo vệ các bác sĩ trong nghề nghiệp (tương tự như Hội Luật gia, Hội nông dân... bây giờ). Trước giải phóng, một bác sĩ sau khi ra trường, và sau một thời gian làm việc tại BV - thường là 2 năm, mặc dù chưa bảo vệ luận án tốt nghiệp, nhưng vẫn có quyền làm đơn xin gia nhập Y sĩ đoàn. Chính Y sĩ đoàn là nơi cấp giấy chứng nhận cho bác sĩ đó hành nghề tư, sau khi đã xin quyết định của Bộ y tế và tham khảo ý kiến của BV nơi họ àm việc, Vì thế, chuyện ông Ái có tên trong Y sĩ đoàn là chuyện bình thường vì ông ấy đã học xong 6 năm, đã thi tốt nghiệp 4 môn cuối cùng. Nhưng tấm bằng "Tiến sĩ Y khoa quốc gia chuyên khoa giải phẫu thẩm mỹ và tạo hình" thì tôi không tin đó là bằng thật vì từ năm 1955 đến 1975, cả Y Sài Gòn lẫn Y Huế đều không có bộ môn "giải phẫu thẩm mỹ". Mà đã không có bộ môn đó, thì làm sao lại có thể tốt nghiệp... cái không có được. Ngay như trong thư của thầy Võ Phụng gửi ông Ái năm 1996, có câu: "...để góp phần xây dựng một ngành phẫu thuật đang còn non trẻ ở Huế". Nếu quả thật Y Huế có khoa "giải phẫu thẩm mỹ", thì chẳng lẽ từ năm 1955 - hay thôi cứ cho là từ năm 1967 - là năm ông Ái bắt đầu học Y1 đi, thì sau 29 năm, mà vẫn còn "non trẻ" ư?
    Theo tôi, câu của thầy Võ Phụng trong thư, đã gián tiếp xác định rằng Y Huế chỉ mới có ngành phẫu thuật chỉnh hình, thẩm mỹ về sau này. Một chi tiết nữa cũng cần lưu ý, đó là trong ngành y, không ai sử dụng cụm từ "giải phẫu thẩm mỹ" bởi lẽ "giải phẫu" là mổ để giải thích, để chứng minh, để làm rõ, chẳng hạn như "giải phẫu bệnh" là mổ để xem nguyên nhân gây bệnh, "giải phẫu tử thi" là mổ để xem vì sao bệnh nhân chết". Còn khi tiến hành mổ trên cơ thể sống, y học luôn luôn dùng từ "phẫu thuật". Thí dụ phẫu thuật cắt ruột thừa, phẫu thuật chỉnh hình mắt, mũi... Cũng ngay trong văn bản của thầy Võ Phụng, bác xem có chữ nào là "giải phẫu" không? Hay tất cả đều là "phẫu thuật".
    Vì vậy, bằng "tiến sĩ y khoa chuyên khoa giải phẫu thẩm mỹ và tạo hình" của ông Ái, theo tôi là bằng giả. Chính vì không phân biệt được khái niệm "giải phẫu" và "phẫu thuật", nên ông Ái đã dấu đầu, lòi đuôi!
    Hôm nay tôi trực, nên tạm trao đổi ý kiến với bác như vậy thôi. Tôi sẽ tiếp tục phần còn lại về những ý kiến của bác vào dịp khác. Kính.
  10. mykoyan

    mykoyan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    2.582
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Kính bác oanthikinh, lại xin được tiếp tục trao đổi với bác.
    Vẫn chung quanh chuyện giả, thật, mời bác xem lại cái văn bản được cho là dịch từ bản tiếng Anh của Giáo sư Nguyễn Văn Phận do bác post, và bây giờ tôi repost lên đây. Bác có nhận ra điều gì bất thường không?
    Điều bất thường thứ nhất: Ngay từ năm 1977 trở đi, trong tất cả các trường (tiểu học, trung học, đại học) ở miền Nam, không văn bản nào còn sử dụng cụm từ "phó hiệu trưởng" cả, mà là "hiệu phó" (còn ở miền Bắc thì tôi nghe nói sau 1954 đã dùng từ này rồi). Ấy thế mà đến 1993, văn bản này vẫn còn sử dụng cụm từ "phó hiệu trưởng"?!
    Điều bất thường thứ hai: Đây là một lá thư có tiêu đề. Nhưng cái tiêu đề in trên góc trái thư lại rất... bất bình thường. Tôi xin nêu ra một thí dụ đơn giản: Nếu bác đã từng ở khách sạn, hẳn bác sẽ thấy khá nhiều khách sạn có để sẵn giấy cho khách viết thư, và trên những tờ giấy ấy, họ in tiêu đề - chẳng hạn: Khách sạn New World. Nếu văn bản do bác post lên là của Y Huế, thì chắc chắn phải có tiêu đề Bộ Giáo dục và đào tạo, Viện Đại học Huế, Trường Đại học Y khoa Huế. Còn nếu là giấy viết thư riêng, thì tiêu đề phải là Giáo sư Nguyễn Văn Phận rồi mới đến chức danh.
    Điều bất thường thứ ba: Khác hẳn với văn bản do thầy Võ Phụng ký (tất cả đều sử dụng cụm từ phẫu thuật), thì trong văn bản này lại là... giải phẫu thẩm mỹ. Điều đó cho thấy có sự trùng hợp "ngẫu nhiên" giữa văn bản và bằng "tiến sĩ" của ông Ái trong cách sử dụng từ. Bác có thể lập luận rằng đó là do lỗi của người dịch. Nhưng tôi tin chắc không một dịch thuật viên nào - nhất là được dịch bởi một "Văn phòng tư vấn pháp luật", lại có thể nhầm lẫn Plastic Surgery, Cosmetic Surgery thành... giải phẫu thẩm mỹ!
    Điều bất thường thứ tư: Bác sĩ Howard A. Tobin chưa bao giờ là "Viện trưởng Viện Hàn lâm giải phẫu thẩm mỹ Hoa Kỳ", và "Văn phòng chính" của ông ta cũng không phải đặt ở đại lộ Michigan, thành phố Chicago. Một trong những chức danh của ông Tobin là Chủ tịch Viện phẫu thuật chỉnh hình và phẫu thuật thẩm mỹ Hoa Kỳ (nhưng ông chỉ giữ nhiệm vụ này từ năm 1984 đến 1990), và văn phòng chính của ông đặt tại Abilene, bang Texas (tôi post kèm theo đây tiểu sử của bác sĩ Tobin. Nếu bác vẫn chưa tin, bác có thể vào Google, rồi gõ từ khoá Howard A. Tobin, bác sẽ thấy ngay những gì tôi vừa post).
    Điều bất thường thứ năm: Cũng vẫn là cái tiêu đề. Trong tất cả những văn bản của Mỹ, ngoài tên họ, chức danh, thì địa chỉ luôn luôn có số nhà, tên đường, thành phố và bang. Ở văn bản này, chỉ có Chicago (là thành phố) chứ không thấy có bang gì! Viết như thế thì có lẽ sẽ làm khổ các ông bưu điện lắm vì ở Mỹ có hơn 600 địa danh mang tên Chicago. Chắc lại là lỗi do người dịch ư?
    Điều bất thường thứ sáu: Trên đường Nguyễn Du, quận 1 TP HCM, chỉ có mấy văn phòng luật sư nằm trong đoạn từ ngã tư Pasteur đến ngã tư Nam Kỷ khởi nghĩa - nhưng không có văn phòng nào mở từ năm 1993. Một luật sư là bệnh nhân của tôi, khi tôi hỏi đã cho biết mãi đến 1997, mới có luật sư đặt văn phòng ở đoạn đường này. Cũng vị luật sư kể trên, sau khi đọc văn bản được cho là của Giáo sư Nguyễn Văn Phận, đã nói nó rất vô lý. Nó vô lý ở câu chứng nhận: "VĂN PHÒNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT thuộc HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM TPHCM".
    Theo lời vị luật sư này, hầu như mỗi tỉnh thành, đều có Hội luật gia. và tùy theo tên tỉnh, thành, mà người ta đặt danh xưng, chẳng hạn Hội Luật gia TP HCM, Hội Luật gia tỉnh Thái Bình... Riêng tại Hà Nội, có Hội Luật gia Việt Nam. Vì thế, trên các văn bản, Hội Luật gia của địa phương nào thì họ ghi tiêu đề của địa phương đó, chứ không thể vừa Hội Luật gia VN, rồi lại thòng vào sau đó cụm từ TP HCM. Hơn nữa, cái đoạn chứng nhận ấy lại chẳng thấy ghi địa chỉ của "Hội Luật gia Việt Nam TP HCM" nằm ở số nhà nào, ngoài dòng chữ chung chung "Nguyễn Du quận 1", và cũng không thấy có tên người dịch.
    Trên đây, là một số bất thường mà tôi nhận thấy sau khi đọc văn bản do bác post. Theo nhận định của riêng tôi, có lẽ nó đã mạo nhận tên tuổi, chức vụ của Giáo sư Nguyễn Văn Phận, để hình thành ra văn bản này.
    Bây giờ, mời bác đọc đôi dòng tiểu sử của bác sĩ Tobin.
    About Dr. Tobin
    Dr. Tobin has over 30 years experience in Cosmetic Surgery. He is the director of the nationally recognized Facial Plastic & Cosmetic Surgical Center in Abilene, Texas. He is the current President of the Cosmetic Surgical Society of Texas and has served in numerous leadership positions in state and national medical associations.
    Graduating from Princeton University with honors, he attended medical school at Baylor University College of Medicine in Houston. Post doctoral training was then carried out in Houston, Virginia and Cincinnati, leading to board certification by the American Board of Cosmetic Surgery, the American Board of Facial Plastic & Reconstructive Surgery, and the American Board of Otolaryngology.
    He is a Past President of the American Academy of Cosmetic Surgery. He also served as that organization''s representative to the FDA. He is also Past President of the American Society of Liposuction Surgery, having served on the Board of Directors of that organization for several years. He is a Past Chairman of the Ambulatory Surgery Committee of the American Academy of Facial Plastic & Reconstructive Surgery from 1984 until 1990 He is currently President of the Cosmetic Surgical Society of Texas. He is recognized as a pioneer in the concept of ambulatory surgery, especially in the field of Cosmetic Surgery. He served for ten years on the Board of Directors of the Accre***ation Association for Ambulatory Health Care - the nation''s largest organization for outpatient health care accre***ation. His Facial Plastic & Cosmetic Surgical Center was the first licensed Center is Texas for this type of work.
    Dr. Tobin has authored over sixty published scientific papers in the medical literature. He has written several chapters in medical textbooks. He is a frequent lecturer throughout the world. A dedicated teacher, Dr. Tobin conducts a Fellowship Training Program in Cosmetic Surgery as well as serving on the faculty of the University of Texas - Southwestern Medical Center in Dallas. He is well known for the many live surgery workshops, which he has conducted at his Center. Doctors from throughout the world have come to Abilene to attend and learn from him.

Chia sẻ trang này