1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ông thứ trưởng về hưu lập trại

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi R_DASAEV, 05/10/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. R_DASAEV

    R_DASAEV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
    Ông thứ trưởng về hưu lập trại

    (Các MOD có thể chuyển vào mục Tin tức từ quê hương cũng được)


    Ông thứ trưởng về hưu lập trại



    TT - Ròng rã hơn một tuần trời trút mưa xuống Thái Bình. Cả tỉnh chìm trong biển nước, có nơi nước ngập lút bánh xe, một số tuyến giao thông bị tê liệt. Lúc chúng tôi đến Kiến Xương, cả huyện hầu như cá đã theo nước mưa sổng hết, chỉ còn duy nhất trại cá ở xã Vũ Quí của ông Lân và các trại dọc theo... sông.

    Ngăn sông mùa nước lớn
    Ông cựu thứ trưởng bỏ bữa cơm trưa, lụi cụi mặc áo mưa ra ao chỉ đạo người nhà đắp bờ ngăn lũ. Vợ ông Lân hơn 70 tuổi đã yếu, chỉ thều thào: ?oThôi ông vào đi, để chúng nó ra?. Bà lọm khọm đứng tựa cửa nhà nói với: ?oMấy đứa đỡ ông, bảo ông vào nhà kẻo lạnh?. Người nhà ướt sũng nước mưa từ chân đến đầu, họ vây quanh ngăn lại: ?oÔng vào đi... Ông vào nhà để chúng con lo...?. Ông Lân bảo: ?oÔng đi được, để ông chỉ cho, ngăn không khéo mấy chục triệu tiền cá mất hết!?.

    Sau một hồi cùng người nhà vật lộn với mưa gió, ông Lân vào mở cửa buồng trong, một lúc lâu mới đếm được 500.000 đồng, vuốt tiền cẩn thận rồi đưa cho người làm tên Thúy: ?oMua lấy 200 cái bao tải, mua thêm một thùng mì tôm về mà ăn, cơm chắc không đủ?. Lúc này là 14g30. Ông nói với chúng tôi: ?oTỉnh không mở cống sớm cho nước thoát ra biển thì ngập hết, dân khổ!?. Nhưng ông khẳng định: ?oSức tôi vẫn ngăn được, không ngăn được tôi đã chẳng về đây!?.

    Theo ông Lân, sông Kiến Giang không giống như các sông ở vùng trung du Bắc bộ, mùa bão lụt nước lên ngập nhà, mùa nước rút cạn tạo bãi bồi, bèo tây cỏ cây mọc hoang, mực nước ở đây bao giờ cũng lên ngấp nghé bờ, bất kể mùa nào. Thế nhưng dọc bờ sông Kiến Giang vẫn có... bãi bồi ven sông, đất không sử dụng, chính quyền xã gọi là ?ođất 5%? dùng vào các việc đột xuất như bán để xây dựng trường, trại. Ông Lân thấy phí ! Thái Bình quê lúa vốn đã đất chật người đông, vậy mà dải đất màu mỡ như thế này lại bỏ hoang, trong khi để lập trang trại nông nghiệp hoặc trại thủy sản ven sông thì ?ođắc địa?. Vậy là năm 1997 ông tìm về quê hương quyết vực dậy ?ođất nghèo ven sông? khi đã 77 tuổi.

    Vốn là một cựu thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải về hưu, năm nay ông Nguyễn Tường Lân đã 83 tuổi nhưng vẫn ngày đêm bận rộn bên bờ sông Kiến Giang (Thái Bình). Nghề ruột là đường sắt, còn việc làm nghề nông với trang trại thì ông mới chỉ học được từ ngày rời ?oquan trường? để về quê ở xã Vũ Quí thuộc Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Chừng ấy tuổi đời và 57 tuổi Đảng, dường như ông Lân chưa bao giờ ngơi nghỉ...

    Bán nhà lập trại
    ?oKhi còn làm trong TP.HCM, Chính phủ phân cho tôi cái nhà ở quận 4, gọi là phân nhưng thực tế là tôi được mua rẻ với giá 20 triệu đồng, khoảng 100m2? - ông Lân nói. Thời gian này ông bắt đầu học hỏi mô hình trang trại ven sông ở TP.HCM. Thấy hay, ông nhớ về sông Kiến Giang, nhớ về Thái Bình. Đến năm 2001, để dứt khoát ?okhông ở miền Nam nữa? ông đã bán căn nhà này được 1 tỉ đồng. Dồn thêm khoảng 700 triệu đồng vốn từ những năm ?olàm thêm? sau khi nghỉ hưu, ông dốc hết vào ba trang trại ở Vũ Trung, Vũ Quí, quyết an cư lập nghiệp.
    Hồi chưa bán nhà, thấy ông Lân bỏ tiền thuê 1,8ha đất ven sông lập trại, dân làng cũng không tránh khỏi dư luận ?olàm ăn gì, ông ấy rửa tiền từ hồi làm to?, rồi ?oông ấy được huyện cho, lại nhờ vả gì trên tỉnh mới được?...

    Ông thì cứ lẳng lặng làm vì tiền đấy là ?otiền sạch?. Năm 1995, thấy còn ngứa chân ngứa tay với cầu cống, đường, điện, ông rủ mấy anh em chung tiền mở Công ty TNHH Tiến Phát, vốn góp 300 triệu do ông làm chủ tịch hội đồng quản trị. Cũng chẳng ăn thua, vừa lúc Ban quản lý dự án đường 5 mời ông về làm tư vấn. Lương tháng 30 triệu đồng!

    Ông nghĩ thầm: ?oChắc họ lợi dụng quan hệ của mình làm bình phong. Không được, nếu nhờ đến kinh nghiệm của mình thì làm?. Họ thuyết phục mãi, ông nhận lời. Làm được hai năm, xong gần 50% dự án thì ông thấy sức mình xuống, không đủ tin cậy để leo trèo hay đi xa nữa. Ông xin nghỉ hẳn. Năm ấy là 1997.
    Ông Lân khẳng định mình không khai thác một chút quan hệ nào với địa phương để làm lợi thế cho trang trại. Ông nghĩ việc gì mình cũng phải gương mẫu, tự làm, già không được nghỉ; chứ không phải do ông trời đày đọa hay ông ham hố giàu có gì.
    Khi học ở Trung Quốc, ông vẫn thích mô hình trang trại khép kín ở đây: đơn giản, hiệu quả. Nói vậy nhưng khi bắt tay vào làm ông cũng phải mời kỹ sư Trung Quốc để họ chỉ bảo, từ qui hoạch, xây dựng cơ bản đến chọn cây giống, vật nuôi. Hồi mới về mua bò, vắt sữa đều tự ông vui vẻ mang chào hàng và bán cho các cháu nhỏ xung quanh.

    Các cháu hỏi: ?oÔng bán sữa bò à, sữa gì mà mùi hoi thế??. Bị chê, ông ra nhà máy chế biến sữa, họ lại bảo trại ông ở xa, sữa lại ít không bõ công họ đánh ôtô vào. Thế là bỏ nuôi bò kiểu công nghiệp, ông chuyển sang nuôi 200 con gà tam hoàng, rồi 100 con ngan Pháp. Làm ăn được, ông dựng chuồng trại, chăm lo từ quả trứng ấp.

    Nghe nuôi tôm càng xanh hiệu quả, ông đi học hỏi rồi lại chuyển sang. Thuê người đào ao, lấy đất đắp bờ, ông còn phải mua thêm đất để tôn nền trại. Thả tôm xuống thì tôm chết, ông già gần 80 tuổi cứ ở cả ngày ngoài ao để chấm, mút, thử độ mặn nước ao, ?obức xúc? quá phải ném thêm cả muối ăn vào...
    Cuộc đời làm kinh tế vườn của ông là thế, vất vả hết đầu này sang đầu kia, thấy ai chỉ làm gì có lãi là ông tìm đến học hỏi. Song ông bảo: ?oTôi cả đời đi lại nhiều, nghỉ ngơi vài tiếng là thấy ốm, chịu không nổi?. Ngoài thời gian đi tìm hiểu và học thêm về kỹ thuật nông nghiệp, những lúc rảnh rỗi ông mò mẫm tự làm, tự đúc kết kinh nghiệm ngoài vườn. Những nông dân quanh vùng thấy ông làm cũng tò mò, học hỏi làm theo.
    Ông giúp đỡ kinh nghiệm, động viên họ ?okhó nhưng là hướng đi đúng, người ta làm được mình phải làm được?. Dân tình thấy hay, đổ xô thuê đất ven sông, trại cứ mọc lên như nấm ở hai bờ Kiến Giang vốn xưa nay trống vắng. Rồi bỗng họ... thân ông hơn, họ đến nhờ cây giống, vật nuôi...

    Bây giờ ông đã có ba trang trại với 8ha, hợp đồng thuê 15 năm, mỗi năm đóng hơn 2 triệu đồng tiền thuế đất. Trong đó trồng cam Canh, bưởi Diễn, vải Thanh Hà, na Chí Linh, xoài giống do ĐH Nông nghiệp lai tạo. Ông nuôi thêm cá rô phi, điêu hồng, chim trắng; gia súc thì có gà, lợn, bò. Hơn 30 nông dân đã đến xin làm ở trại Vũ Quí để giúp ông và học hỏi về làm cho mình. Giữa trại, ông có một chòi canh cao, có viết hàng chữ ?ođừng ngủ gật?. Thỉnh thoảng ông dắt chó lên đấy, chủ yếu là để phóng tầm mắt ngắm trại mình, ngắm sông Kiến Giang.

    THIẾU GIA - TT


    Ôi! Ước gì quanh ta có một núi thịt chó, một bể rượu và một cánh đồng bát ngát rau thơm!




    Được R_DASAEV sửa chữa / chuyển vào 00:10 ngày 06/10/2003
  2. But_thep

    But_thep Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/07/2003
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Cụ này vẫn giữ cái giọng quan cách
    Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà
    [​IMG]
    Được But_thep sửa chữa / chuyển vào 04:41 ngày 06/10/2003
  3. Mitdac

    Mitdac Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/12/2000
    Bài viết:
    3.065
    Đã được thích:
    0
    Thế là bình đẳng rồi !

    MITDAC@.....
  4. Your_Friend_new

    Your_Friend_new Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2001
    Bài viết:
    2.022
    Đã được thích:
    609
    Cái này cho vào " THông tin về TB" cũng khó mà cho vào "Những người con "cũng có vẻ không hợp lắm.
    Bác này là thứ trưởng từ năm bao nhiêu đến năm bao nhiêu vậy.Làm thứ trưởng đáng nhẽ phải ở Hà Nội sao lại ở TPHCM,hay là .....
    Do Not Give Up
  5. Your_Friend_new

    Your_Friend_new Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2001
    Bài viết:
    2.022
    Đã được thích:
    609
    kjhlhlf
    Do Not Give Up
  6. _____

    _____ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Cứ như bài viết thì ông Tường Lân vậy gọi là thiết thực nhất. Đáng là kinh ngiệm sống cho chúng ta noi theo.
    Cần gì phải hỏi nhiều là làm thế nào để đóng góp thiết thực cho quê huơng như vật chứ.

Chia sẻ trang này