1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

??oNhìn lá rơi biết mùa thu đã tới???- Không phải văn, không phải thơ mà là???.

Chủ đề trong 'PR' bởi live2ride, 09/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. live2ride

    live2ride Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2006
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    ?oNhìn lá rơi biết mùa thu đã tới?- Không phải văn, không phải thơ mà là?.

    ?oNhìn lá rơi biết mùa thu đã tới? là một câu khá là nổi tiếng trong sách thánh hiền của các cụ ta ngày xưa, ngoài việc là câu cảm thán của một trang nam tử không gặp thời còn được dùng để nói đến khả năng nhìn xa trông rộng , từ hiện tượng có thể đoán biết được bản chất, quy luật của vấn đề (tựa như câu ?oNhìn cây thấy rừng? vậy). Live2ride vừa đọc được một article mà trong đó tác giả qua việc phân tích sự phát triển của các gameshow trên truyền hình để có cái nhìn sâu hơn về một chuyện không mới nhưng chưa bao giờ là cũ: ?omột người Việt Nam thì hơn một người Nhật?? , nay xin giới thiệu cùng các bạn bài viết ?oTản mạn từ những trò chơi truyền hình? của tác giả Huỳnh Khánh Du (chương trình FullBright), âu cũng là cách để góp vui cùng diễn đàn PR chúng ta trong lúc chờ trận chung kết đêm nay ?..


    TẢN MẠN TỪ NHỮNG TRÒ CHƠI TRUYỀN HÌNH​

    Huỳnh Thế Du

    Năm1996, VTV3 có kênh riêng của mình thay vì phải dùng chung với VTV1 và VTV2
    (nói như cách của ông Trần Đăng Tuấn - Phó tổng giám đốc đài truyền hình Việt nam
    thì VTV3 đã có micro riêng để hát). Đây cũng chính là thời điểm các trò chơi truyền hình bắt đầu xuất hiện. Những trò chơi khởi đầu và thu hút được rất đông bạn xem truyền hình là SV96, Trò chơi liên tỉnh, Bảy sắc cầu vồng? Lúc bấy giờ, truyền hình như có một làn gió mới thổi qua, người ta nô nức mong chờ đến giờ để xem các chương trình này, thay vì chờ xem ?oNhà giàu cũng khóc? như trước.

    Cho đến nay, sau gần một thập niên trôi qua, các chương trình truyền hình, nhất là phần
    trò chơi liên tục được đổi mới. Không chỉ giới hạn ở VTV mà hầu hết các đài truyền hình địa phương, nhất là đài truyền hình Hà Nội và đài truyền hình Tp. Hồ Chí Minh cũng có rất nhiều trò chơi rất hấp dẫn. Những trò chơi đang thu hút đông đảo khán giả truyền hình nhất hiện nay có thể kể đến như: Đường lên đỉnh Olimpia, Chiếc nón kỳ diệu, Hãy chọn giá đúng, Trò chơi âm nhạc, Hành trình văn hoá của VTV, Rồng vàng, Vui để học, Trúc xanh, Nốt nhạc vui, Chung sức của HTV... Những trò chơi vang bóng một thời nay trở thành dĩ vãng gồm: SV, Trò chơi liên tỉnh, Bảy sắc cầu vồng, Từ ánh mắt đến trái tim...

    Tại sao có chương trình tồn tại và thu hút được khán giả, có chương trình không? Nếu nhìn dưới góc độ của kinh tế học hay marketing thì câu trả lời thật là đơn giản. Những
    trò chơi có sức hấp dẫn lớn là do nó phù hợp với nhu cầu, thị hiếu, sở thích của khán giả, ngược lại, những trò chơi không tồn tại được do chúng không phù hợp với nhu cầu
    và thị hiếu của bạn xem truyền hình.
  2. live2ride

    live2ride Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2006
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Nếu chỉ dừng lại ở việc phân tích nhu cầu và ước muốn thì không có gì để bàn, vì đó là điều hết sức hợp lý trong hành vi của người tiêu dùng. Nhưng thử nhìn vào những trò chơi đang thịnh hành và những trò chơi đã trở thành dĩ vãng xem chúng có đặc điểm gì chung hay không?
    Đối với các trò chơi đã trở thành dĩ vãng, đặc điểm chung của chúng đều là những trò chơi tập thể, có sự tham gia phối hợp của nhiều người. Trong các trò chơi này, yếu tố hợp tác, hiểu ý của những người tham gia cuộc chơi là rất quan trọng, nó quyết định đến
    sự thắng thua của đội chơi. Ngược lại, những trò chơi đang thịnh hành lại là những trò chơi thường chỉ có một người chơi, chuyện thắng thua chỉ do khả năng của người đó quyết định. Rất ít những trò chơi tập thể thu hút được tương đối nhiều khán giả như: Hành trình văn hoá, Trò chơi âm nhạc của VTV, Chung sức của HTV. Nhưng trong những trò chơi này, sự hợp tác chỉ là cùng suy nghĩ và thống nhất để đưa ra quyết định
    (câu trả lời) mà không phải là những trò chơi cần có sự phối hợp. Ngay cả đối với SV96, khi mới ra đời, phần được trông đợi nhiều nhất là mục hùng biện của một cá nhân trong đội.
    Tại sao lại như vậy, có điều gì bất hợp lý ở đây? Như đã đề cập ở trên, bất kỳ một ai, khi xem một chương trình trò chơi truyền hình đều mong muốn nhận được điều gì đó bổ ích, hấp dẫn, một câu trả lời thông minh, một cách ứng xử tinh tế, một hành động, một hình ảnh đẹp, ít ai muốn xem và cổ vũ cho những chương trình không hấp dẫn, có nhiều
    hành động gượng ép, trừ khi đó là đội nhà. Đây chính là hai điểm hoàn toàn trái ngược
    của hai nhóm trò chơi nêu trên.
    Đối với những trò chơi cá nhân, hình như khi độc lập một mình, thì khả năng thể hiện
    sự thông minh sáng tạo của mỗi người sẽ dễ dàng hơn nhiều, những bài hùng biện rất hay của các sinh viên trong chương trình SV, sự đoán ý rất nhanh, những câu trả lời sắc sảo trong chương trình đường lên đỉnh Olimpia nhận được không ít sự tán thưởng của người xem. Tôi nhớ lần đầu tiên tổ chức chương trình đường lên đỉnh Olimpia, khi người dẫn chương trình vừa nêu câu hỏi và chỉ trong câu hỏi có một ý rất nhỏ liên quan đến tết trung thu thì một thí sinh đã đoán ngay ra từ hàng dọc là Đèn ông sao, trong khi chưa có bất kỳ một từ hàng ngang nào được mở ra.
  3. live2ride

    live2ride Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2006
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Ngược lại, đối với những trò chơi có sự phối hợp của tập thể, hình như có cái đó lúng túng, gượng ép. Trò chơi liên tỉnh chỉ được tổ chức đến lần thứ 2, SV2000 được quảng cáo rầm rộ như thế, nhưng là một thất bại rất lớn, khi xem người ta cảm thấy nó nhạt nhạt thế nào ấy, nhất là những phần thi tập thể. Có một lần, trong chương trình bảy sắc cầu vòng, một đội bốc trúng câu hỏi đưa ra hành động để thể hiện biển báo giao thông là đường trơn trượt. Một bạn nam đã cố gắng đưa ra thông điệp của mình bằng mọi cách, nhưng bạn nữ chẳng hình dung ra gì cả và đưa ra những câu trả lời rất buồn cười. Chắc không ít người xem chương trình Ở nhà chủ nhật (trong những lần phát sóng đầu tiên) không ít lần phải chứng kiến những cảnh dở khóc dở cười của những cặp vợ chồng chơi
    trò đoán ý (phần đó nay đã được cắt bỏ), hay khi xem chương trình Từ ánh mắt đến trái tim, người xem thường được xem những ánh mắt xa lạ của những trái tim lạnh lùng?
    Từ đây, có thể đặt câu hỏi phải chăng chúng ta đang gặp vấn đề về phối hợp, về làm việc nhóm hay thị hiếu của chúng ta không thích những hoạt động tập thể? Câu trả lời hình như thiên về vế thứ nhất hơn. Khi nói tới điều này, chắc không ít chúng ta nhớ ngay đến câu chuyện hài hước so sánh giữa người Việt nam với người Nhật. Chuyện kể rằng một người Việt nam bằng hai người Nhật, hai người Việt nam bằng hai người Nhật, nhưng ba người Việt nam không bằng một người Nhật. Cũng có người nói rằng mỗi người Việt nam là một viên kim cương, mỗi người Nhật có thể chỉ là một hạt đất
    sét hết sức bình thường, nhưng khi nhập chung những viên kim cương lại thì chúng chỉ
    là một đống rời rạc, thậm chí, nếu có lực tác động, dồn nén thì chúng có thể tự làm vỡ nhau, ngược lại, khi nhập những hạt đất sét, những hạt xi măng nhỏ bé lại thì chúng lại tạo nên những công trình vĩ đại, lực nén càng nhiều, độ rắn chắc càng lớn. Mỗi viên kim cương là rất có giá trị, nhưng những công trình vĩ đại thì đáng giá hơn nhiều.
    Đó chỉ là câu chuyện vui, nhưng nếu thực tế như vậy thì quả là đáng buồn. Bất cứ một
    hệ quả nào đều có những căn nguyên của nó. Một trong những nguyên nhân quan trọng
    là hình như chúng ta chưa quan tâm đến vấn đề này, coi việc cùng phối hợp trong hoạt động kinh tế là điều không cần thiết mà mỗi chúng ta luôn có tư tưởng muốn độc lập tác chiến hơn. Chúng ta cùng xem xét môi trường sinh hoạt của mỗi người, hay các hoạt động xã hội.
    Nhìn vào hệ thống giáo dục cho thấy việc dạy cho những học sinh biết cách phối kết hợp, cách làm việc nhóm chưa được quan tâm đúng mức. Ở bậc phổ thông, ngoài một
    số ít các hoạt động ngoại khoá, hầu như không có hoạt động nào để học sinh có cơ hội cùng phối hợp làm việc. Lên đến đại học, trung học chuyên nghiệp, tình hình không có
    gì khá hơn. Hiện nay, các buổi học nghiên cứu tình huống, những bài tập nhóm đã bắt đầu được đưa vào chương trình. Nhưng, có một điều rất lạ là trong các hoạt động này, thay vì phải phân công công việc cho mỗi thành viên trong nhóm, cùng bàn bạc thống
    nhất để sau đó kết hợp lại đưa ra một kết quả tốt nhất, thì mọi người trong nhóm lại có
    tư tưởng ?ocha chung không ai khóc?, sau khi phân công người này dựa người kia hoặc khi làm ra rồi người này không hợp ý người kia, thảo luận không thống nhất, chín người mười ý, ai cũng muốn giữ ý kiến riêng của mình.
  4. live2ride

    live2ride Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2006
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Khi đi làm, trường hợp công việc được phân công cho các phòng, bộ phận cùng phối hợp, nếu không tìm cách "đẩy gậy", thì công việc cuối cùng cũng tập trung vào một vài
    bộ phận, một vài người. Khi nhắc đến các hiệp hội, người ta hay nói đến chuyện "xé rào? của doanh nghiệp này, doanh nghiệp kia hơn là sự tuân thủ, thống nhất để tạo ra sức mạnh, tiếng nói chung. Nhiều doanh nghiệp, khi lớn lên thường có xu hướng ?ora ăn riêng?, chia tách để mỗi người lập doanh nghiệp riêng của mình (điều này xảy xa ngay
    cả đối với các thành viên trong một gia đình), chứ việc sáp nhập để tạo ra lợi thế theo quy mô là rất ít. Trong đợt tiếp xúc với các cử tri và các doanh nghiệp ở Đồng Nai vào cuối năm 2004, Phó thủ tướng Vũ Khoan đã nói rất nhiều về điểm yếu trong việc kết hợp, tập hợp của các doanh nghiệp.
    Nhìn chung, khi phối hợp cùng làm việc của nhiều thành viên, nhiều đơn vị, kết quả thường là một sự kết hợp theo kiểu "tôm - cua - cá" như mô tả của nhà báo Hữu Thọ trong tiểu phẩm báo chí ?oChạy? được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành trong năm 2004.
    Mặc dù không biết người phương tây sau này sẽ đưa ra lý thuyết về hiệu quả kinh tế theo quy mô (economy of scale), lý thuyết trò chơi (game theory), trong đó nhấn mạnh đến vai trò của sự hợp tác, sự kết hợp hành động trong các cuộc chơi, nhưng ông cha ta
    đã hiểu rõ vai trò của nó và đúc kết vào câu thành ngữ rất đơn giản, nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa ?o Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại lên hòn núi cao.?. Ai
    đó có óc khôi hài thì có thể nói rằng, nếu truy lại thời điểm ra đời câu thành ngữ này thì hình như người Việt chúng ta phát hiện ra lý thuyết về lợi thế kinh tế theo quy mô, lý thuyết cộng hưởng trong vật lý trước cả người tây.
    Đoàn kết để tạo ra sức mạnh tập thể, do sự cộng hưởng, phát huy lợi thế theo quy mô trong quá trình bảo vệ đất nước là một điển hình của người Việt Nam, nhưng việc đoàn kết trong quá trình xây dựng đất nước cần phải có một sự cố gắng rất nhiều đối với mỗi người. Có như vậy, Việt Nam mới có thể tiến nhanh để sánh vai với các cường quốc năm châu, trở thành người chiến thắng trong cuộc cạnh tranh khốc liệt của kỷ nguyên toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.
    --------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Chủ đề liên quan: http://www.ttvnol.com/PR/766086.ttvn
  5. antigod

    antigod Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Bài viết:
    5.791
    Đã được thích:
    4
    bài viết hay.Live2ride cho hỏi là đã làm teamwork chưa?
    Và kết quả thế nào?
  6. antigod

    antigod Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Bài viết:
    5.791
    Đã được thích:
    4
    Bài viết hay nhưng nó giống như một bài học chỉ có lý thuyết mà ko có thực hành .Sao ko bàn về việc làm thế nào để teamwork hiệu quả hơn đi ,những lỗi hay mắc phải khi làm việc teamwork.....
  7. fire_light

    fire_light Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2003
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    Đây là nhận xét, cảm nghĩ của live2ride, k0 phải bài học hay giống như cái gì cả. Vì thế cũng k0 cần phải có giải pháp hay list những lỗi khi làm theo nhóm. Nếu antigod muốn biết về vấn đề này tôi nghĩ nên mở 1 topic khác phù hợp hơn.
  8. live2ride

    live2ride Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2006
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Hi, Mình cũng đã có thời gian được tham gia lam TW và thấy rất là hiệu quả nếu như có các yếu tố sau:
    1)Một leader giỏi
    2) Quy trình làm TW
    3) Mọi người đều opening khi làm việc
    Đúng là không dễ gì có được tất cả các yếu tố này nhưng trước hết cần có yếu tố thứ 3. Mình thích bài viết của tác giả này bởi nó thể hiện một sự quan sát rất thông minh để đúc kết được sự yếu kém trong khả năng TW của người VN thể hiện qua những điều rất nhỏ. Còn giải pháp uwh?? Hic, to tát quá thôi thì hãy bắt đầu cải tạo chính mình để có một tâm hồn mở rộng và một trái tim lớn cái đã vậy!!
    "Gió mát đưa thư, trăng thu vô biên. Ta nhớ người đẹp ngày dài tựa năm" ​
  9. live2ride

    live2ride Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2006
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Tinh than Teamwork
  10. antigod

    antigod Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Bài viết:
    5.791
    Đã được thích:
    4
    Chịu,khi làm Tw luôn cảm thấy đơn độc
    làm 1 mình còn hiệu quả hơn là làm TW

Chia sẻ trang này