1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ổƠsốắz - SỏằY Tỏằô & tiỏ??ng lòng Khuỏ?Ơt Nguy?ên

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi _Arwen_, 26/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. _Arwen_

    _Arwen_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    3.574
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ trong phong tục dân gian Việt Nam chỉ có ngày Tết Đoan Ngọ (5-5 âm.l) là gắn chặt với lịch sử, văn hoá Trung Hoa nhất. Tuy giờ đây không phải ai cũng rõ nguồn gốc của ngày này nhưng mỗi khi đến "Tết giữa năm", những ai biết rõ tích xưa không khỏi nao lòng thương cảm cho thân phận của một trung thần ái quốc, một tài hoa. Mới biết rằng những lời thị phi, đàm tiếu lúc thường vốn chỉ xem nhẹ như gió, bụi vậy mà đôi khi cũng lu mờ cả nhật nguyệt, xoay chuyển cả càn khôn. Nhưng mắt hôn quân không thể là hồn dân tộc...
    Nhớ hồi Tết năm vừa rồi theo mẹ lên chùa Trấn Quốc gặp một nhà sư mà khi chưa từ bỏ bụi trần đã từng là bạn thân Nho học của ông ngoại. Xin chữ nhà sư, chẳng nơi đâu như đất nhà chùa, thời gian cô đọng như không hiện diện, sự tôn nghiêm và vô ngã của đạo Phật truyền cả vào ngòi bút lông, thấm đen mặt giấy, huyền hoặc vô vi...
    "Đi một ngày đàng...", một canh giờ đó bằng bao ngày cộng lại, vẫn nhớ mãi, rành rọt, cho đến ngày hôm nay. Một cái hẹn gặp lại vào Ngày giữa năm dẫn đến một câu chuyện về Khuất Nguyên, khơi gợi lại và khắc sâu trong tâm về nhân cách ấy thêm một lần nữa. Nhưng đó chưa phải là điều quan trọng nhất, phải là cái duyên cho người học tiếng Hoa khi được sư thầy nói về Thiều Chửu. Khuất Nguyên và Thiều Chửu - 2 cuộc đời, 2 quốc gia, 2 thời đại khác nhau mà Nho gia cũng như Phật gia coi rằng có nhiều nét chung về khí phách và thân phận. "Sàng khôn" Tết năm đó là cảm thấy hiểu biết thêm, gần gũi thêm với người thầy (tự trong lòng mình gọi như vậy đấy) tác giả của hệ thống từ điển Hán - Việt có uy tín nhất mà mình vẫn tin dùng cho đến ngày hôm nay.
    Khuất Nguyên
    Khuất Nguyên làm quan Tả đồ nước Sở, dưới triều vua Hoài Vương đời Thất quốc (307 - 246 trước CN). Ông là người chính trực nên bị bọn nịnh thần sàm tấu. Những ý kiến ông tâu trình đều muốn hưng thịnh cho đất nước Trung Hoa hồi bấy giờ lại bị vua Sở bác bỏ. Có lần Sở Hoài Vương sang Tần, ông can ngăn không được đến nỗi Hoài Vương bị chết ở đất Tần.
    Tương Vương kế nghiệp cũng bị bọn gian thần thao túng, bác bỏ những ý trung chính của ông, lại còn bắt ông đi đày. Trước những nhiễu nhương đáng buồn đó, Khuất Nguyên làm bài thơ Hoài Sa rồi buộc đá vào người trầm mình tự tử tại sông Mịch La vào ngày 5/5 Âm lịch.
    Tương Vương nghe tin mới hối hận, sức cho dân làm cỗ cúng và đem cỗ sẻ xuống sông để ông hưởng. Đêm đến ông báo mộng cho vua, rằng nếu ném cỗ xuống sông thì phải bọc lá bên ngoài và buộc bằng chỉ ngũ sắc, cá tôm mới không ăn được. Từ lời báo mộng đó, nhà vua ban lệnh cho dân. Do vậy mà hàng năm vào ngày 5/5 có lệ cúng Khuất Nguyên để tưởng nhớ vị đại thần trung chính, lại gói cỗ bằng lá, buộc chỉ ngũ sắc thả xuống sông cho ông hưởng.
    Trên sông Mịch La, người nước Sở đã mở hội đua thuyền (ý như muốn vớt xác Khuất Nguyên, lấy lại Khuất Nguyên), làm cỗ cúng ông tỏ lòng thương tiếc. Và chỉ ngũ sắc sau này trở thành thứ "bùa tui bùa túi" treo cho trẻ em trong Tết 5/5...
    Một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của Khuất Nguyên là bài thơ Ly Tao.
  2. _Arwen_

    _Arwen_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    3.574
    Đã được thích:
    0

    Ly tao - ộ>Âộăã
    KhuỏƠt Nguyên - ồ^ồZY
    ồáộô~ộTẵọạọẳồáùẳ>
    ổ"ổốzọZồưYộTơồ.đùẳOổfYồsồ.ồắọằƠộTùẳ>
    ỗs?ốƯẵổ?ọẵTọZồ^ồƯồ.đùẳOố,?ộOôộÔ~ọằƠồ~?ồùẳ>
    ồộÔ~ổ>ổưÊồ??ồ.đùẳOồư-ộÔ~ổ>ộ^ồ?ùẳ>
    ỗ>ồắổ-Âổo?ổưÔồ.ĐỗắZồ.đùẳOồ^ộ?ọạ
    ổ?^ổYộ>Âố^?ốắYốSãồ.đùẳOỗ?ỗĐ
    ổâộÔ~ố
    ổoổộ~ọạ
    ổ-Ơổo^ồẵồ.ảọáổãạồ.đùẳOổ~Ơố^?ỗĐ
    ổfYố?ổoăọạảốẵồ.đùẳOổỗắZọọạ
    ọáổ'ôồÊố?OổÊ"ỗâÂồ.đùẳOọẵ.ọáổ"ạọạZổưÔồƯùẳY
    ọạ~ộăộâƠọằƠộƯộăồ.đùẳOọắ?ồắồZồÔôồ.^ốãó?,
    ổ~"ọá?ồắOọạỗoắốSọạ
    ộ>oỗ"ổÔ'ố^?ốOổĂ,ồ.đùẳOố^ỗảưỗ?ồÔôố.TốSãùẳ>
    ồẵẳồố^oọạ
    ọẵ.ổĂ?ỗ,ọạ
    ổfYồÔôồ.sọọạ
    ố^ộÔ~ốôọạ
    ồẵồƠ"ốàọằƠồ.^ồắOồ.đùẳO ồSồ?ỗZ
    ốfọáồYộÔ~ọạ
    ộÔ~ồ>ỗYƠốơ?ốơ?ọạ
    ổO?ọạồÔâọằƠỗ,ổưÊồ.đùẳO ồÔôồ"ộ^ọđọạ
    ồ^ổ-Âố^?ọẵTổ^ốă?ồ.đùẳO ồắOổ,"ộố?Oổo?ọằ-ùẳ>
    ộÔ~ổ-Âọáộ>ÊồÔôộ>Âồ^Ơồ.đùẳOồ,ãộ^ọđọạ
    ỗ.Ưỗ.TồÔãố^?ổưốằSồ.đùẳO ộ>oồƯố~.ố^?ổ-ạốSãùẳ>
    ồ??ổzố'?ọạ
    ộ>-ốZỗà.ồ.ảọƯọẵ.ồ,ãồ.đùẳOồ"?ỗoắốSọạ
    ỗoắỗs?ỗôảộ?ọằƠốêồâêồ.đùẳOổ?'ọáồZưọạZổ,ỗÂùẳ>
    ỗắOồ.Đổ.ồãọằƠộ?ọồ.đùẳOồ"ố^^ồfố?Oồô?ồƯ'ùẳ>
    ồẵộƯộă-ọằƠốẵộ?ồ.đùẳO ộzộÔ~ồfọạ
    ố?ồ??ồ??ồ.ảồ?ố?ồ.đùẳO ổọđồọạ
    ổoộÊổoăố~ưọạ

    ổ"ơổoăổạọằƠỗàốSãồ.đùẳO ốôố-oố"ọạ
    ỗYốOổĂ,ọằƠỗ?ố.Tồ.đùẳOỗÂốfĂỗạâọạ
    ốơ?ồắổ.ồÔôồ?ọđồ.đùẳO ộzọá-ọ-ọạ
    ộ>-ọáồ'ăổ-ẳọằSọạ
    ọẵTộ>-ồƠẵọđồĐọằƠộzỗắ^ồ.đùẳO ốơ?ổoốêảố?OồÔ.ổ>ùẳ>
    ổ-Âổ>ộÔ~ọằƠố.Tỗ.ồ.đùẳO ồ^ỗ"ọạ
    ọƯộÔ~ồfọạ-ọạổưằồ.ảồÔổoêổ,"ùẳ>
    ỗoắồƠỗ-ắộÔ~ọạắỗo?ồ.đùẳO ốơốô'ốơ,ộÔ~ọằƠồ-"ổãôùẳ>
    ồ>ổT,ọ-ọạ
    ốfOỗạâồÂăọằƠốẵổ>ồ.đùẳO ỗôảồ'ăồđạọằƠỗ,ồƯùẳ>
    ồộfộ,'ộÔ~ổO"ồ,ồ.đùẳO ồắỗăỗêđồ>ọạZổưÔổT,ọạYùẳ>
    ồĐổ~ổưằọằƠổàọĂồ.đùẳO ộÔ~ọáồỗ,ổưÔổ.
    ộãTộƠọạỗ"ảùẳ>
    ọẵ.ổ-ạồooọạáồđ?ùẳ>
    ồ^ồfố?OổS'ồ-ồ.đùẳO ồồÔố?Oổ"~ốâơùẳ>
    ọẳổá.ỗTẵọằƠổưằỗ>ồ.đùẳO ồ>ồ?ố-ọạáộ"ọạ
    ồ>zổo.ốằSọằƠốÔ?ốãồ.đùẳO ồSốĂOốãọạ
    ổưƠọẵTộƯơọZố~ưỗs
    ộ?ọáồ.ƠọằƠộ>ÂồÔồ.đùẳO ộ??ồ?ốÔ?ọđồắồ^ổoùẳ>
    ồ^ảốSốãọằƠỗ,ốĂÊồ.đùẳO ộ>?ốSTố"?ọằƠỗ,ốÊùẳ>
    ọáồắỗYƠồ.ảọƯồãồ.đùẳO ố
    ộô~ộÔ~ồ?ọạÂùẳ>
    ốSố^?ổắÔồ.ảộ>oỗ.ồ.đùẳO ồ"ổ~ưốêồ.ảỗOảổoêốTĐùẳ>
    ồẵồộĂĐọằƠộSỗ>đồ.đùẳO ồ?ồắ?ốĐ?ọạZồ>>ố'ùẳ>
    ọẵâỗạẵỗ>ồ.ảỗạộÊắồ.đùẳO ốSốốồ.ảồẵOỗôùẳ>
    ổ'ỗ"Yồ"ổo?ổ??ổă,ồ.đùẳO ọẵTỗăồƠẵọđọằƠỗ,ồááùẳ>
    ộ>-ộô"ốĐÊồắỗOảổoêốđSồ.đùẳO ố^ộÔ~ồfọạồ.đùẳO ỗ"ỗ"ồ.ảốâ^ọ^ó?,
    ổ>ùẳs
    õ?oõ-Ăồơfỗ>ọằƠọĂốôồ.đùẳOỗà,ỗ"ảổđ?ọạZỗắẵọạ
    ổọẵ.ồsốơ?ố?OồƠẵọđồ.đùẳOỗ>ỗăổo?ổưÔồĐỗ?ùẳ>
    ố-^ồđÔồ.đùẳO ồ^Ôỗăộ>Âố?Oọáổoùẳ>
    ỗoắọáồổ^ảốêêồ.đùẳO ồưộ>ồYộÔ~ọạ
    ọá-ọáƯố^?ố?OồƠẵổo?ốOùẳ>
    ổYổ.ổạ~ọằƠồ-ồắồ.đùẳO ồộ?ốố?OộTốâzùẳs
    õ?oồ.Yó?Sọạốắó?ọằƠố?êỗáùẳ>
    ọáộĂĐộ>ÊọằƠồo-ồắOồ.đùẳO ọ"ồưỗ"ăọạZồđảồããùẳ>
    ỗắổãôộSọằƠọẵsỗ.<ồ.đùẳO ồ^ồƠẵồ"ồÔôồỗ
    ồ>ọ,ổàồ.ảộđđỗà,ồ.đùẳO ổàzồ^ốêồÔôồZƠồđảùẳ>
    ổắ?ốôốÂôổoồẳãồo?ồ.đùẳO ỗáổơố?Oọáồùẳ>
    ổ-Ơồãồă>ố?Oố?êồ~ồ.đùẳO ồZƠộƯ-ỗ"ăồÔôộĂ>ộs.ùẳ>
    ồÔổĂ?ọạ
    ồắOốắ>ọạ
    ổạỗƯạồ"ẳố?OỗƠ-ổ.ơồ.đùẳO ồ'ăốô-ộ"ố?OốZôồãđùẳ>
    ố^?ốÂổ?ố?OổZ^ốfẵồ.đùẳO ồắêỗạâồÂăố?Oọáộ-ùẳ>
    ỗs?ồÔâỗ"ĂỗĐộ~ồ.đùẳO ổ"ơổ'ồắãỗ"?ộOốẳ"ùẳ>
    ồÔôỗảưố-ồ"ọằƠốO,ốĂOồ.đùẳO ố
    ỗzằồ?ố?OộĂĐồắOồ.đùẳO ỗ>áốĐ?ổ'ọạ
    ồÔôồưộzỗắâố?Oồỗ"ăồ.đùẳO ồưộzồ-"ố?Oồổoùẳ>
    ộ~ẵọẵTốôố?Oồổưằồ.đùẳO ổ"ơọẵTồ^ồ.ảỗOảổoêổ,"ùẳ>
    ọáộ?ộ'ố?OổưÊổz~ồ.đùẳO ồ>ồ?ọđọằƠốạộ?Âó?,õ?
    ổ>ắổư"ổơãọẵTộơộ,'ồ.đùẳO ồ"?ổo.ổT,ọạ
    ổ"ơốOạố.TọằƠổZâổả.ồ.đùẳO ộo'ộÔ~ốƠYọạ
    ộĐYỗZ?ốTọằƠọạ~ộã-ồ.đùẳO ổ~ồYfộÂăộÔ~ọáSồắùẳ>
    ổoỗTẳốằ"ổ-ẳố'ẳổÂĐồ.đùẳO ồÔ.ộÔ~ố?ọạZỗáÊồofùẳ>
    ổơồ'ỗ.TổưÔộ^ỗ'Êồ.đùẳO ổ-Ơồẵồẵồ.ảồ?ổsđùẳ>
    ồắọằÔỗắồ'Oồẳưỗ?ồ.đùẳO ổo>ồƯồàôố?OồO?ốôùẳ>
    ốãổ>ẳổ>ẳồ.ảọđộồ.đùẳO ồắồ?ọáSọá
    ộÊọẵTộƯơọZồ'áổồ.đùẳO ỗáẵộÔ~ốẵĂọạZổ?ảổĂ'ùẳ>
    ổS~ốáỗắSùẳ>
    ồ?ổo>ố^'ọẵồ.^ộâ.ồ.đùẳO ồắOộÊ>ồằ?ọẵồƠ"ồơùẳ>
    ộázỗs?ỗ,ộÔ~ồ.^ổ^'ồ.đùẳO ộ>ãồáôồ'SộÔ~ọằƠổoêồ.ãùẳ>
    ồắọằÔộộƠộÊ>ộăồÔ.ùẳO ỗạẳọạ
    ộÊ"ộÂăồồ.ảỗ>áộ>Âồ.đùẳO ồáƠộ>ộo"ố?Oọắ?ỗƯƯùẳ>
    ỗ>ỗáẵỗáẵồ.ảộ>Âồ^ồ.đùẳO ổ-'ộTáộ>Âồ.ảọáSọá
    ồắọằÔồáộ-ẵộ-ọ^ùẳ>
    ổT,ổ>-ổ>-ồ.ảồ?ỗẵãồ.đùẳO ỗàồạẵố~ưố?Oồằảọẵ?ùẳ>
    ọá-ổãổố?Oọáồ^?ồ.đùẳO ồƠẵố"ẵỗắZố?Oồô?ồƯ'ó?,
    ổoồắồ?ổYổ-ẳỗTẵổồ.đùẳOỗTằộ-ơộÂăố?Oõ-ĂộƯơùẳ>
    ồẵồộĂĐọằƠổàổả.ồ.đùẳO ồ"?ộô~ọá~ọạ
    ổ~ồắộSổưÔổ~Ơồđđồ.đùẳO ổS~ỗ"SổzọằƠỗạẳọẵâùẳ>
    ồSổƯđốọạáọá
    ồắọằÔốộs?ọạ~ộ>ồ.đùẳO ổ,ồđ"ồƯfọạ
    ốĐÊọẵâỗ.ọằƠỗàốă?ồ.đùẳO ồắọằÔốạ?ọđọằƠỗ,ỗ?ùẳ>
    ỗ>ỗáẵỗáẵồ.ảộ>Âồ^ồ.đùẳO ồẵỗãỗạÊồ.ảộ>Êộãùẳ>
    ồÔ.ổưáổơĂổ-ẳỗêđỗYồ.đùẳO ổoổỗTẳọạZổĐỗ>Ôùẳ>
    ọồZƠỗắZọằƠộâ.ồ,ồ.đùẳO ổ-Ơồãồă>ọằƠổãôộSùẳ>
    ộ>-ọĂỗắZố?Oỗ"ĂỗƯđồ.đùẳO ọắ?ộ.ổÊ"ố?Oổ"ạổ,ùẳ>
    ốƯẵỗ>áốĐ?ổ-ẳồ>>ổƠàồ.đùẳO ồ'ăổàọạZồÔâộÔ~ọạfọá
    ổo>ỗ'Ôồọạ
    ồắọằÔộ?ỗ,ồê'ồ.đùẳO ộ?ồ'SộÔ~ọằƠọáồƠẵùẳ>
    ộ>"ộâọạ
    ồfỗOảốôố?Oỗ
    ộỗs?ổ-Âồ-ốâ'ồ.đùẳO ổộô~ốắ>ọạ
    ổơộộ>?ố?Oỗ"Ăổ??ộâồ.đ,ốSổàđổááọằƠộ?ộTùẳ>
    ồSồ'ồãọạ
    ỗ?ồẳố?Oồê'ổùẳ>
    ọá-ổãổố?Oồô?ốÂồ.đùẳOồƠẵố"ẵỗắZố?OỗăổfĂùẳ>
    ộ-ăọáưổ-Âồãộ,fộồ.đùẳOồ"ỗZ
    ổ?ãổo.ổf.ố?OọáỗTẳồ.đùẳOộÔ~ỗ"?ốfẵồổưÔỗà,ồÔó?,
    ỗÂố-'ốO.ọằƠỗưỗồ.đùẳOồ'ẵộ^ổ>ỗ,ộÔ~ồọạ
    ổ>ùẳsồ.âỗắZồ.ảồ.ồ^ồ.đùẳOồưọĂọđố?Oổ..ọạ
    ổ?ọạồãzọạùẳsồ
    ọá-ồạẵổ~ĐọằƠổ~Ăổ>oồ.đùẳO ồưộ>ồYộÔ~ọạ
    ổ'ồƠẵổfĂồ.ảọáồOồ.đùẳO ổfYổưÔộằăọồ.ảỗăỗ.ùẳ>
    ổ^ảổoố?ắọằƠỗ>^ốƯồ.đùẳO ốơ,ồạẵố~ưồ.ảọáồọẵâùẳ>
    ốƯẵồYố?ổoăồ.ảỗOảổoêồắ-ồ.đ,ố^ỗàỗắZọạọạ
    ồãôộạạồ?ồÔ.ộTồ.đùẳO ổ?ãổÔ'ỗ^ố?OốƯọạ
    ỗTắỗƠzỗồ.ảồ,TộTồ.đùẳOọạỗ-'ỗạẵồ.ảọáƯốZùẳ>
    ỗs?ồ?Ăồ?Ăồ.ảổsộ^ồ.đùẳOồ'SọẵTọằƠồ?ổ..ùẳ>
    ổ>ùẳsồ
    ổạỗƯạồsố?Oổ,ồ^ồ.đùẳO ổ'ồ'Zỗạ?ố?Oốfẵốêùẳ>

    ốêêổ"ỗ?ọZồ,.ồâồ.đùẳO ổưƯọáỗ"ăố?Oọáỗ-'ùẳ>
    ồ',ổo>ọạ
    ỗ"ổ^sọạ
    ồSồạổưọạ
    ổộàoõ-Ăọạ
    ọẵ.ỗ"Sọẵâọạ<ồfốạ?ồ.đùẳOỗoắố-?ỗ"ảố?Oố"ẵọạ
    ổfYổưÔộằăọọạ<ọáốô'ồ.đùẳO ổồô?ồƯ'ố?OổS~ọạ
    ổT,ỗạẵỗ>ồ.ảốđSổ~"ồ.đùẳO ồ^ọẵ.ồọằƠổãạỗ.Tùẳ>
    ố~ưốSãốđSố?OọáốSồ.đùẳO ốfố.TồO-ố?Oỗ,ốO.ùẳ>
    ọẵ.ổ~"ổ-Ơọạỗ,ổưÔố.ưố?ắọạYùẳ>
    ố^ồ.ảổo?ọằ-ổ..ồ.đùẳO ốZôồƠẵọđọạ
    ọẵTổ-ÂọằƠố~ưỗ,ồọắồ.đùẳO ỗắOỗ"ĂồƯố?Oồđạộ.ãùẳ>
    ồĐ"ồZƠỗắZọằƠồắzọ-ồ.đùẳO ố
    ổÔ'ồ^ọẵzọằƠổ.ÂộYoồ.đùẳO ổăĐồ^ổơồ..ồÔôọẵâồạfùẳ>
    ổ-Âồạạộ?ố?Oồ
    ồ>ổT,ọ-ọạ
    ốƯẵổÔ'ố~ưồ.ảốÂùẳ>
    ổfYốOọẵâọạ?ốOùẳ>
    ốSốốố?Oộ>ÊốTĐồ.đùẳO ốSơố?ọằSỗOảổoêổôùẳ>
    ồ'OốêồƯọằƠố?êồă>ồ.đùẳO ốSổàđổááố?Oổ,ồƠùẳ>
    ồSọẵTộÊắọạ?ồ?ổ-ƠọạZồắồ?ốĂOùẳ>
    ổS~ỗ"SổzọằƠỗ,ỗắzồ.đùẳO ỗắỗ"Sỗ^ÂọằƠỗ,ỗằùẳ>
    ỗ,ọẵTộĐ.ộÊ>ộắồ.đùẳO ộ>oỗ'ÔốĂọằƠỗ,ốằSùẳ>
    ọẵ.ộ>Âồfọạ
    ộ,.ồắộ"ồÔôổ~?ọắ-ồ.đùẳOốãọđộọằƠồ'ăổàùẳ>
    ổsộ>ộo"ọạ
    ổoỗTẳốằ"ọZồÔâổƠồ.đùẳOồÔ.ộÔ~ố?ọạZốƠổƠàùẳ>
    ộỗs?ỗẳồ.ảổ?ổ--ồ.đùẳOộô~ỗỗ"ọạ
    ọạZồắốĂOổưÔổàổTồ.đùẳO ộàốàÔổố?Oồđạố^?ùẳ>
    ộắố>YộắọẵổÂổƠồ.đùẳO ốâ"ốƠỗs?ọẵổả?ọ^ùẳ>
    ốãọđộọằƠồÔsố?ồ.đùẳO ộăỗoắốằSọẵồắ'ồắ.ùẳ>
    ốãọáồ'ăọằƠồãƯốẵ?ồ.đùẳO ổO?ốƠổàãọằƠỗ,ổoYùẳ>
    ồọẵTốằSồ.ảồfọạ~ồ.đùẳO ộẵSỗZ?ốằ'ố?OọáƯộƯùẳ>
    ộĐ.ồ.ôộắọạổ--ọạ?ùẳ>
    ổS'ồ-ố?Oồẳưỗ?ồ.đùẳO ỗƠzộô~ộƯọạ
    ồƠó?SọạổưOó?
    ộTYồ?ỗs?ọạ
    ọằ?ồÔôổ,ọẵTộƯơổ?ãồ.đùẳO ốoãồ?ộĂĐố?OọáốĂOó?,
    ọ,ổ>ùẳsồãỗYÊồ"?ùẳO ồo ổ-ÂốZôốảỗ,ỗắZổ"ồ.đùẳO
    ồắồ?ồắzồẵưồ'áọạ​
    Được aqcharles sửa chữa / chuyển vào 11:49 ngày 27/12/2006
  3. _Arwen_

    _Arwen_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    3.574
    Đã được thích:
    0
    Bản dịch của Nhượng Tống
    Bá Dung nhớ cha ta thuở nọ,
    Vốn dòng vua về họ Cao Dương.
    Tháng giêng đầu tiết xuân sang,
    Cõi đời ta xuống giữa đương ngày Dần.
    Buổi trứng nước ân cần chăm sóc,
    Biết bao nhiêu khó nhọc công cha.
    Chữ hay kén đặt cho ta:
    Tên là Chính Tắc, tự là Linh Quân.
    Trong ta đã mười phần lộng lẫy,
    Chải chuốt càng thêm nẩy xinh tươi.
    Sói ngàn nhài bãi khoác ngoài,
    Tết lan thu lại làm đai đeo thường.
    Sợ chẳng kịp ta càng mê mải,
    Tuổi xanh nào có đợi gì ai.
    Mộc lan sớm cắt trên đồi,
    Ðông thanh chiều hái bên ngoài bến sông.
    Ngày tháng vút đi không trở lại,
    Vừa xuân qua đã lại thu sang.
    Ðoái trông cỏ áy cây vàng,
    Sợ con người đẹp muộn màng lỡ duyên!
    Tuổi đang trẻ nết quen càn rỡ,
    Thế mà không đổi sửa cho đành.
    Ngựa hay cưỡi lấy, đi nhanh,
    Lại đây ta chỉ cho mình đường quang.
    Ðời ba vua thuở đang rực rỡ,
    Các giống thơm hớn hở đua tươi.
    Hoa tiêu, hoa quế lộn mùi,
    Cứ gì hoa huệ được người yêu đương.
    Theo đạo chính nhằm đường ngay thẳng,
    Nghiêu Thuấn xưa thiệt đấng minh quân.
    Cớ sao Kiệt Trụ ngu đần,
    Ðâm đầu lối tắt sa chân đường cùng.
    Hám vui bọn chúng không biết sợ,
    Ðường tối tăm hiểm trở xiết bao.
    Xe loan e lúc đổ nhào,
    Phải rằng ta sợ thiệt vào đến thân!
    Cố theo kịp gót chân vua trước,
    Quản chi công xuôi ngược long đong.
    Tình ta mình chẳng xét cùng,
    Nghe lời ton hót đem lòng giận ta!
    Nói thẳng vẫn biết là có hại,
    Biết vậy mà nín mãi không đành!
    Chín lần trời hãy chứng minh,
    Chỉ vì ta quá yêu mình đấy thôi!
    Trước cùng ta nặng lời hẹn ước,
    Sau vì đâu đổi khác đơn sai?
    Biệt ly ta chẳng quản nài,
    Xót mình lòng dạ đổi dời bao phen.
    Chín vườn lan lại nghìn sào huệ,
    Một mình ta chăm chỉ hôm mai.
    Tử tiêu bạch chỉ xen vai,
    Kẹ trong đỗ nhược, bao ngoài tân di.
    Mong cành lá có khi đua nẩy,
    Chờ đến mùa hái lấy hoa tươi.
    Bỏ rơi ta thiết chi đời,
    Thấy trăm hoa chịu lạc loài mà thương!
    Chúng chen chúc trên đường vụ lợi,
    Tấm lòng tham, tham mãi tham hoài!
    Ðem dạ mình đọ bụng người,
    Sinh lòng ghen ghét, đặt lời gièm pha.
    Mồi phú quý cố mà đeo đuổi,
    Phải lòng ta có vội thế đâu.
    Cái già sồng sộc theo nhau,
    E không để được về sau tiếng lành.
    Ăn hoa rụng bên nhành thu cúc,
    Uống sương sa dưới gốc mộc lan.
    Tình yêu khôn đẹp muôn vàn,
    Khát hoài! đói mãi! phàn nàn mà chi!
    Rút rễ cây ta xe sợi chỉ,
    Xâu cánh hoa thiên lý xinh xinh.
    Cánh lan cánh huệ trắng tinh,
    Giây ngần bền dẻo tết manh áo ngoài.
    Áo như thế thói đời chẳng mặc,
    Ta cứ theo phép tắc người xưa.
    Dẫu rằng đời có chẳng ưa,
    Thì xin theo lối cũng như Bành, Hàm.
    Ðời người khổ kể làm sao xiết!
    Ðành than dài gạt vết lệ hoen.
    Làm xinh ta khéo vô duyên,
    Sớm vừa can gián chiều liền sa cơ.
    Sa cơ mặc nhởn nhơ vẫn thế,
    Vẫn đeo lan dắt huệ như xưa.
    Lòng ta đã thích đã ưa,
    Dẫu rằng chín chết có chừa được đâu.
    Trách mình chẳng suy sau xét trước,
    Mãi mãi không rõ được thói đời.
    Chúng ghen ta có mày ngài,
    Phao cho ta tiếng con người lẳng lơ.
    Người đời thật đã thừa khôn khéo,
    Ðua nhau theo mức vẹo thước cong.
    Khuôn vuông mẫu thẳng chẳng dùng,
    Cúi luồn cầu cạnh một dòng như nhau!
    Một mình chịu nuốt sầu ngậm tủi,
    Nói ai hay nông nỗi lúc này?
    Thà cho sống đọa thác đày,
    Lòng ta không nỡ để lây thói thường!
    Loài chim cắt ngang tàng bay bổng,
    Vốn xưa nay là giống không đàn.
    Vuông tròn vốn chẳng cùng làn,
    Khúc đường ai để yên hàn cho ai?
    Tránh điều lỗi, mặc đời xoi mói!
    Nén chí xưa, cam nỗi xót xa.
    Thánh hiền xưa cũng như ta,
    Thẳng ngay mà chết, ấy là chết trong!
    Tiếc nhận lối mà không biết lối,
    Liệu về thôi, ở lại chi lâu?
    Lạc đường cũng chửa xa đâu,
    Quay xe trở lại cho mau còn vừa.
    Giục vó ngựa lên bờ lan dã,
    Sang gò tiêu thong thả nghỉ ngơi.
    Tiến ra chẳng hợp với đời,
    Lui về sửa lại mặc ngoài cho xinh.
    Hái sen súng, cắt manh áo đẹp,
    Cắt phù dung may nếp xiêm dài.
    Ðời không biết đến mặc đời,
    Tình ta vẫn hẳn vẹn mười thơm tho.
    Mũ ta đội xốc cho cao ngất,
    Ðai ta đeo buông thật dịu dàng.
    Khắp mình thơm nức sáng choang,
    Ðẹp còn giữ được chất thường chưa phai.
    Chợt quay lại liếc chơi, ta muốn
    Ði xem cho khắp bốn cõi hoang.
    Rung rinh bao thú điểm trang
    Ngọt ngào càng thấy rõ ràng mùi thơm.
    Ðời ai cũng riêng ham từng món,
    Như ta đây chỉ muốn làm xinh.
    Phân thây xé xác cũng đành,
    Lòng này hồ dễ dỗ dành được sao?
    Tiếng cô chị bước vào léo xéo,
    Mắng ta rằng rõ khéo ngẩn ngơ,
    "Bướng như chàng Cổn ngày xưa,
    Bỏ mình núi Vũ bây giờ ai thương?
    Sao em thích khoe khoang chải chuốt,
    Riêng một mình giữ một vẻ xinh?
    Ðầy nhà dây dợ, cỏ tranh,
    Người ta mặc cả sao mình lại không?
    Nói với chúng dễ hòng nói xiết!
    Ai là người xét biết lòng ta?
    Ðời đều bè đảng gian tà,
    Một mình ta nói, nói mà ai nghe?"
    Trong đạo thành liệu bề theo dõi,
    Ðến chi đây xiết nỗi tân toan.
    Sang Nam qua ngọn Tương Ngoan,
    Tới đền vua Thuấn, ta than vài lời:
    "Mê hát xướng kìa đời nhà Hạ,
    Vua Thái Khang thỏa dạ vui chơi,
    Chẳng lo chẳng nghĩ lâu dài,
    Năm con mới phải lạc loài bốn phương.
    Vua Nghệ chỉ ham đường săn bắn,
    Say chim muông quên hẳn việc thường.
    Tham vui vua Xác hoang toàng,
    Cả hai đều phải thịt xương tan tành!
    Ðến vua Ngáo cậy mình sức khỏe,
    Chẳng giữ gìn chỉ phí ăn chơi.
    Quên mình ngày tháng giông dài,
    Quá ra khi đã để rơi cả đầu.
    Hạ Kiệt có biết đâu đạo cả,
    Lần lữa trông tai vạ đến nơi.
    Vua Tân ướp món thịt người,
    Cũng vì thế mới hết đời nhà Thương!
    Lại xét đến Vũ, Thang, Văn, Võ
    Kính mà nghiêm chẳng bỏ đạo hằng.
    Cất dùng toàn bọn tài năng,
    Theo khuôn giữ mực thẳng băng một chiều.
    Ông trời chẳng riêng yêu ai hết,
    Xem thấy ai đức nết thì nên.
    Xưa nay chỉ bậc thánh hiền,
    Thương dân mới được cầm quyền trị dân.
    Trông sau trước xét lần sự thế,
    Hãy để tâm suy nghĩ cho cùng.
    Làm đâu được việc bất công!
    Những phường bất nghĩa có dùng được đâu.
    Lòng này nghĩ trước sau như một,
    Dẫu chết ngay chẳng chút nôn nao.
    Người xưa oan thác biết bao,
    Theo vuông lựa có vào sao lỗ tròn.
    Nức nở khóc cho buồn đầy dạ,
    Tủi cho thân sinh đã lỗi thời!
    Gạt sầu bứt cánh huệ tươi,
    Áo khăn lã chã lệ rơi ướt đầm!
    Quỳ khép áo lầm rầm khấn vái:
    "Xin dốc theo lẽ phải đường ngay!"
    Quay ra đạp gió rẽ mây,
    Cưỡi rồng gióng phượng định ngày chơi xa.
    Sớm Thương-Ngô, chiều qua Huyền Phố,
    Ðến thần linh xa ngó cõi ngoài.
    Chốn này muốn tạm nghỉ ngơi,
    Chiều hôm bảng lảng mặt trời xuống nhanh.
    "Hy Hòa hỡi nể tình ta với!
    Lối non đoài chớ vội xông pha.
    Quản bao nước thẳm non xa,
    Ðể ta tìm kiếm cho ra bạn lòng!"
    Cho ngựa uống bên đồng Dục Nhật,
    Buông dây cương ở đất Phù Tang.
    Nhởn nhơ chốc lát dọc đường,
    Bẻ cành nhược mộc chăng ngang mặt trời.
    Chị trăng phải nhanh chân tiến trước,
    Dì gió cho lần bước theo sau.
    Chim loan mở lối đi đầu,
    Nhưng thầm sấm sét dốc hầu chưa xong!
    Ta giục phượng gia công bay mãi,
    Suốt ngày đêm rong ruổi cho mau.
    Cơn giông bão táp theo hầu,
    Cầu vồng mống cụt đem nhau đến chào.
    Khắp các ngã trước sau tới tấp,
    Ðủ mọi mầu trên dưới tơi bời...
    Ta truyền mở cửa nhà trời!
    Lính canh lại tựa cửa ngoài nhìn ta.
    Người mỏi mệt trời đà sẩm tối,
    Ðứng bơ phờ tay với bông lan.
    Cõi đời nhơ đục muôn vàn,
    Ghét tài, ghét đẹp, thói càn đã quen.
    Sớm dóng ngựa qua miền Bạch Thủy,
    Lên Lãng Phong ta sẽ dừng cương.
    Không ai là gái đảm đang,
    Trông về nước Sở gạt hàng lệ rơi.
    Chơi cung Xuân này nơi thanh nhã,
    Ðeo dắt thêm hai đóa hoa quỳnh.
    Hoa tươi còn chửa lìa cành,
    Xem ai là gái hữu tình ta đưa.
    Sai thần mây đi mưa về gió,
    Cung Phục Phi tìm rõ tới nơi.
    Mối may ta lại cậy người,
    Cởi dây đeo để ngỏ lời giao đoan.
    Trải mấy độ qua ngàn vượt núi,
    Bỗng dọc ngang đường lối khó thông.
    Chiều hôm về nghỉ non Cùng,
    Sớm ra gội tóc trên sông Vị Bàn.
    Nàng cậy đẹp khinh nhờn quen thói,
    Quên tháng ngày, mê mải dong chơi.
    Ðẹp nhưng mất nết xin thôi,
    Bỏ tìm chốn khác lấy người đoan trang.
    Vùng trời rộng bốn phương man mác,
    Xem khắp rồi lại bước xuống đời.
    Hữu nhung trông với cõi ngoài,
    Long lanh đền ngọc thấy người gái xinh.
    Mượn chim trấm mối manh nói hộ,
    Trấm trả lời: "Việc đó không xuôi!"
    Kìa chim tu hú dại đời,
    Ta còn ghét nó là loài tinh ranh.
    Mình khuây khỏa lấy mình chẳng nối,
    Lòng hồ nghi trăm mối vấn vương.
    Chịu lời ta đã phượng hoàng,
    Chỉ e ta đến sau chàng Cao Tân.
    Xa tìm chốn yên thân chẳng có,
    Ðành lênh đênh đây đó biết sao!
    Thiếu Khang đang lúc ba đào,
    Họ Kiều hai gái sánh vào vừa xinh.
    Lý đã kém mối manh lại vụng,
    Chỗ hẹn lời e cũng không bền.
    Người đời bẩn tưởi nhỏ nhen,
    Chuộng bên gian ác, ghét bên hiền tài.
    Buồng the đã là nơi cách trở,
    Nhà vua còn đang cữ mê say.
    Ôm lòng biết ngỏ ai hay,
    Bước đời nhịn mãi nước này được sao.
    Chẻ nắm quẻ Quỳnh-mao làm thẻ
    Mượn Linh-phân gieo quẻ nhân duyên.
    Quẻ rằng: "Ao ước thì nên,
    Bên tài bên sắc đôi bên cùng lòng.
    Nghĩ chín cõi mênh mông rộng rãi,
    Phải riêng đây có gái kén chồng?
    Ðường xa xin chớ ngại ngùng,
    Người xinh ai chẳng đem lòng khát khao?
    Cỏ thơm kể nơi nào chẳng có,
    Thương tiếc chi quê cũ nữa anh!
    Quáng lòa bao kẻ chung quanh,
    Dở hay ai xét cho mình nữa đâu!
    Lòng yêu ghét khác nhau biết mấy!
    Bọn chúng coi thật thấy lạ đời.
    Cỏ hôi đeo dắt đầy người,
    Hoa lan thơm ngát chê bai chẳng dùng.
    Loài cây cỏ còn không phân biệt,
    Giống ngọc lành xét biết đâu mà!
    Phân tro xếp đống đầy nhà,
    Cánh hồi cánh quế chê là không thơm"
    Quẻ dạy thế, ở làm chi nữa!
    Nhưng lòng còn lưỡng lự chưa đi.
    Chiều nay sắp đặt lễ nghi,
    Mời Vu Hàm lại ta thì hỏi han.
    Chín dãy núi chập chờn đón rước,
    Trăm vị thần chững chạc tới nơi.
    Hào quang rực rỡ đầy trời,
    Vì ta dạy hết mọi lời thủy chung.
    Rằng: "Lên xuống cố công tìm hỏi,
    Ai cùng mình khuôn lối như in.
    Vũ, Thang kén lựa tôi hiền,
    Chí Cao Dao được chúng tin yêu vì.
    Quả là đẹp cứ gì tốt mối!
    Giá ngọc lành há phải bán rong!
    Duyệt xưa đắp đất ngoài đồng,
    Vũ Ðinh tìm gặp tin dùng chẳng nghi.
    Lã Vọng trước làm nghề bán thịt,
    Gặp Văn Vương mới biết tướng tài.
    Chăn trâu Ninh Thích hát chơi,
    Tề Hoàn nghe đã cho vời làm quan.
    Tuổi chưa muộn lo toan còn kịp,
    Thời đang vừa thu xếp đi cho!
    Véo von đề quyết gọi thu,
    Trăng hoa e lúc thơm tho chẳng còn!
    Vòng hoa quỳnh đẹp giòn biết mấy,
    Che lấp đi ai biết vẻ xinh!
    Ghét ghen chúng chẳng thương tình,
    E khi giập gãy tan tành biết đâu."
    Trách thời tiết thật mau thay đổi,
    Nào lữa lần được mãi cho cam.
    Hoa lan giờ đã hết thơm,
    Hoa lài hoa huệ hóa làm cỏ tranh...
    Bao nhiêu giống hương thanh sắc đẹp,
    Ðều dốc đời đổi kiếp hôi tanh.
    Không năng chải chuốt làm xinh,
    Tại ai đâu, chỉ tại mình đấy thôi.
    Lan ta tưởng đáng nơi tin cậy,
    Có ngờ đâu bóng bẩy mà hư.
    Theo đời bỏ vẻ đẹp xưa,
    Ðua đòi cẩu thả cũng như mọi loài.
    Tiêu bợ đỡ nịnh đời ra mặt,
    Túi thuốc trừ nhét chặt thù du.
    Ðem thân cầu cạnh bôn xu,
    Còn đâu giữ được thơm tho tính trời.
    Thói thường vốn theo thời thay đổi,
    Ai giữ mình cho khỏi suy di!
    Tiêu Lan còn chả ra gì,
    Trách chi đến sói, kể chi đến nhài!
    Riêng hoa quỳnh thật loài đáng quý,
    Tới nay còn giữ vẻ năm xưa.
    Hương còn thoang thoảng xa đưa,
    Ðẹp còn nguyên vẹn vẫn như ngày nào.
    Tự an ủi, theo vào mực thước,
    Ngắm hoa đeo ngày trước còn xinh.
    Khắp vùng trời đất mông mênh,
    Tìm cho thấy bạn hữu tình mới thôi.
    Linh phân dạy: "Quẻ coi tốt lắm!"
    Chọn ngày lành ta sắm sửa đi.
    Hoa quỳnh bẻ lấy phòng khi,
    Cành thì làm bánh, cánh thì làm cơm.
    Lộn ngà ngọc đóng làm xe cưỡi,
    Kéo xe ta phất phới rồng bay.
    Ði cho vắng mặt khuất mày,
    Lòng lìa, thế bắt thân này phải xa!
    Ðường thăm thẳm trông ra quanh quất
    Hãy vòng xe qua đất Côn Luân.
    Vang vang nhạc ngọc thét dồn,
    Mây màu lấp lánh vây tròn trước sau.
    Sớm bên trời bắt đầu rong ruổi,
    Chiều hôm ta tới cõi cực tây.
    Trước xe đón ngựa cờ bay,
    Phượng hoàng vỗ cánh tung mây tuyệt vời.
    Chốc ta lại qua chơi bể Cát,
    Theo dòng sông bát ngát đỏ ngầu.
    Thuồng thuồng sửa bến cho mau!
    Bảo Tây hoàng phải bắc cầu ta sang.
    Xa thăm thẳm cõi đường hiểm trở,
    Dồn các xe giúp đỡ ta cùng.
    Bất Chu lối tả đi vòng,
    Hẹn ngày tháng chỉ qua vùng biển tây.
    Ðều tay sắp giật dây cương ngọc,
    Nghìn xe cùng một lúc ra đi.
    Tám rồng bay lộn trước xe,
    Cờ bay phất phới bóng che rợp trời.
    Hãy ngừng bước, tạm nguôi dạ tủi,
    Buông thần hồn lên cõi cao xa.
    Múa Thiều hát khúc Cửu ca,
    Tháng ngày thong thả liệu mà làm khuây.
    Cất mình khoảng trời mây rộng rãi,
    Chợt ngoảnh đầu trông lại quê hương.
    Ngựa buồn, đầy tớ thảm thương,
    Co ro nhớn nhác, ngại đường chẳng đi.
    Vãn rằng:
    Thôi than tiếc làm chi cho cực!
    Biết ta đâu một nước không người.
    Chính lành làm sức với ai,
    Bành Hàm đâu đó ta thời đi theo.
  4. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    Trong "Ly Tao" của Khuất Nguyên, đoạn hay nhất là đoạn từ "Quị phụ nhậm dĩ trần từ hề..." cho đến "...hiếu tế mỹ nhi kỵ đố". Vĩnh tôi thấy, thơ ông Khuất Linh Quân này đúng là number one. Viết quá đỉnh! Chỉ hiềm nỗi, chưa thấy bản dịch Việt văn nào thực sự hay. Bài của Nhượng Tống cũng được song hiềm nỗi là không dịch được cái thể Sở Từ mà lại dịch sang song thất lục bát, khiến cho khó cảm được cái phong vận đặc biệt của Sở Từ--Khuất Nguyên. Bài Ly Tao này đọc âm Hán Việt nhà mình vẫn ngon. Tuần trước vừa phải dịch 1 đoạn ra Hán bạch thoại, sau có kèm 1 bản dịch ra tiếng Việt, tuy vẫn chưa hay lắm, song tiện thì cứ post vậy.
    ^ZY?S离s?崦嵫?O见崦嵫山Y^?ZO?f)
    Lộ mạn mạn kỳ tu viễn hề, ngô tương thượng hạ nhi cầu sách.
    路漫漫.修o_O吾?SS?,
    (S~^'使.^驱.OZz?使"z?,
    (?面使o^zo>^'.^带路.SOZ面令Zzz?"?)
    Loan hoàng vi dư tiên giới hề, Lôi Sư cáo dư dĩ vị cục
    鸾?为T.^^'.O>^'ST以o.?,
    (鸾?为^'警^'?".SO可>z'S?^'???o好)
    Ngô lệnh Phượng điểu phi đằng hề, kế chi dĩ nhật dạ.
    吾令?Yz..O继离.O.'o"?O来御?,
    (-?>依T".SOZ??'o"来恭Z)
    Phân tổng tổng kỳ ly hợp hề, ban lục ly kỳ thượng hạ.
    纷??.离^.O-'T?离.S^?,
    (^'令天-^卫?"?"帝~?..SO-Y?s?天-?O?o>)
    Thời ái ái kỳ tương bãi hề, kết u lan nhi diên trữ.
    -ss.?罢.O"幽.?O延伫?,
    (-.?~s-<来即?"Y.SO^'-"幽.?O"T)
    Thế hỗn trọc nhi bất phân hề, hiếu tế mỹ nhi kị đố.
    -混S?O不^?.O好"Z?O?'?,
    (-"T^混SO不^?-"恶.SOZ好s"就被'??O'T")
    Tạm dịch:
    ...Quỳ trên áo mà rãi bày chừ, sáng đẹp thay ta ngộ đạo này
    Cưỡi Rồng ngọc gióng Phượng tiên chừ, ta đạp gió lớn vút bay
    Sớm dời xe tự Thương Ngô chừ, chiều ta đáp về Huyền Phố
    Cửa Linh Toả mòng lưu giây chốc chừ, sao vội tối thế hả vầng Ô
    Ta lệnh Hy Hoà dừng xe lại chừ, chớ thấy núi Yêm Tư mà nóng vội
    Đường dằng dặc mà xa ngút chừ, vì chính đạo ta quản gì lặn lội
    Cho ngựa ta uống nước Hàm Chì chừ, buộc dây cương trên nhánh Phù Tang
    Bẻ cành Nhược Mộc phủi bóng dương chừ, tạm tiêu diêu cho đời thênh thang
    Trước lệnh Vọng Thư dẫn lối chừ, sau sai Phi Liêm chạy rượt
    Loan phượng vì ta tiên phong chừ, thần sấm sét báo còn chưa được.
    Sai chim phượng vỗ cánh bay chừ, chẳng sá chi sớm khuya nắng tắt
    Gió bão ùn ùn tới tấp chừ, đem ra cầu vồng đón mặt
    Rặt một khối ly hợp tơi bời chừ, thảy một màu dưới trên lay lắt.
    Ta lệnh Đế Hôn mở cổng trời chừ, tựa cửa Xương Hạp y đoái vọng
    Chiều bảng lảng ngày sắp tàn chừ, kết nhành U lan ta đứng lặng
    Đời ô trọc nào phân thiện ác chừ, ham ghét nhau, tốt tươi vùi dập...
    Chú thích theo thần thoại nước Sở:
    Linh Toả: Cửa Ngọc của thần linh.
    Hy Hoà: thần lái xe của mặt trời.
    Yêm Tư: là ngọn núi mặt trời quay về sau khi lặn.
    Hàm Chì: là ao nước mặt trời tắm gội trước khi mọc.
    Phù Tang: là cây mọc ở phương Đông nơi mặt trời mọc.
    Nhược Mộc: là cây mọc ở phương Tây nơi mặt trời lặn.
    Vọng Thư: tên thần mặt Trăng.
    Phi Liêm: tên thần gió.
    Đế Hôn: Thần canh cửa thiên đình.
    Xương Hạp: tên cửa trời.
    Được vinhaihong sửa chữa / chuyển vào 05:40 ngày 26/12/2006
  5. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Ừa, tao cũng không thích mấy ông dịch Sở từ sang song thất lục bát lắm, đọc nghe xuôi tai nhưng không hợp. Như ông Đào Duy Anh dịch (đọc giống kiểu khấn vái, lên đồng ) lại hay:
    Vốn dòng vua Cao Dương a,
    Cố phụ ta là Bá Dung
    Đúng năm dần tháng dần a,
    Ngày canh dần tháng dần a,
    Ngày canh dần ta lọt lòng.
    Xét thời lành ta sinh a,
    Người vì ta chọn đặt tên.
    Tên chính ta Chính - tắc a,
    Tên tự ta là Linh - quân,
    ..........
    Dài lắm, chiều về post tiếp.
    @ Arwen: Home có cuốn Sở Từ của Khuất Nguyên đó, thích bài nào Home post lên.
    Còn mình yêu quí Tô Đông Pha. Đang post cuốn Tô Đông Pha của Nguyễn Hiến Lê mà mãi chưa xong. Mới post được chương 1, vào đây mà xem: http://blog.360.yahoo.com/blog-OGmmh4g1cqimtLPbKDxuCzZvdg--;_ylt=Ai86EzPWLwepqMTWdu0JH_qqAOJ3?cq=1
  6. _Arwen_

    _Arwen_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    3.574
    Đã được thích:
    0
    Hic... Thôi đừng post tiếp anh ạ.
  7. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    Ông Đào Duy Anh có 1 ưu điểm đó là bám rất sát vào nguyên tác, và đó là điểm đáng quý. Chỉ có điều cách gieo vận còn chưa thoả nên chưa tạo được chất nhạc cho bản dịch mà thôi. Vả lại chữ "hề" dịch là "a" âu cũng chẳng có gì sai, song xưa nay có cách dịch là "chừ" thiết nghĩ hợp vận hơn. Đoạn đầu trước tôi cũng có dịch qua, đại loại có vài dòng thế này: (Tôi chủ kiến bám sát nguyên tác, giữ nguyên danh từ riêng rồi chú thích phía dưới, cố gắng giữ được hơi thở của nguyên tác)
    Hậu duệ đế Cao Dương chừ, thân sinh ta tên chữ Bá Dung
    Nhiếp Đề chính giữa tháng Giêng chừ, ngày Canh Dần ngày ta hạ sinh.
    Cha coi xét lúc ta sinh chừ, vì ta kén chữ đặt tên
    Tên ta Chính Tắc chừ, tự ta là Linh Quân.
    Trong ta vốn muôn phần tốt đẹp chừ, lại thêm dung mạo với tài năng.
    Gài cỏ ngát Giang Ly, Bạch Chỉ chừ, kết thu lan làm dải bội anh.
    Nước trôi nhanh chẳng kịp theo chừ, e tháng năm chẳng đợi cho đành.
    Sớm triền non ngắt nhành Mộc Lan chừ, chiều bến sông ta hái Túc Mang
    Tháng năm thoăn thoát chẳng dừng chừ, Xuân với Thu liên tiếp thay nhau
    Nghĩ cỏ cây còn tan tác chừ, e mỹ nhân bạc phếch mái đầu...
  8. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    Nhân tiện đính chính về "TẾT ĐOAN NGỌ":
    Đoạn trên Awen có nói câu:"Có lẽ trong phong tục dân gian Việt Nam chỉ có ngày Tết Đoan Ngọ (5-5 âm.l) là gắn chặt với lịch sử, văn hoá Trung Hoa nhất."
    Tôi nghĩ nói như vậy là không thoả đáng. Thực chất, trước khi Khuất Nguyên trầm mình xuống dòng Mịch La, thì ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch, dân Sở và Việt ( chỉ cả vùng miền Nam Trung Quốc khi ấy) đã gọi là ngày Đoan Ngọ, và có tục uống rượu, ăn đồ nóng để diệt sâu bọ. Đó là sản phẩm của nền văn hoá nông nghiệp vậy. Thuở ấy, côn trùng, rắn rết, giun sán nhiều, ngày mồng 5 tháng 5 được coi là ngày khởi đầu của cả 1 mùa hè nóng nực, cho nên dân vùng văn hoá nông nghiệp ấy mới có tục "Giết sâu bọ" vậy. Sau đến khi anh Khuất Nguyên tự tử, lại trùng đúng vào ngày đó, lâu dài người ta gộp 2 lễ làm 1, và về sau, khi bị đồng hoá, thì vô hình trung ngày Đoan Ngọ là dành để tưởng nhớ Khuất Nguyên. Vốn do cách ly tương đối xa về mặt không gian, dân Việt nhà ta vẫn giữ nguyên được ý nghĩa gốc của ngày lễ này cho đến ngày nay (chí ít là trong dân gian, vì khi Nho giáo phát triển mạnh ở VN, thì các nhà Nho cũng như triều đình phong kiến cũng đã từng đem ngày này ra để tưởng nhớ cụ Khuất, song với dân gian, thì ý nghĩa quan trọng nhất vẫn là để giết sâu bọ).
  9. _Arwen_

    _Arwen_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    3.574
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn chị đã cho em hiểu rõ hơn. Có lẽ nó cũng giống như ngày rằm tháng 7, vừa là ngày xá tội vong nhân, vừa là lễ Vu Lan (Bông Hồng Cài Áo)
  10. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1
    ổƠsốắz - SỏằY Tỏằô & tiỏng lòng KhuỏƠt Nguyên

    Xin tách các bài mà các bạn đang bàn về Sở Từ sang một chủ đề mới để bạn luận cho rộng rãi hơn.

Chia sẻ trang này