1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ORCHIDS (HOA LAN) Vài bí quyết săn sóc Lan - Trang 11 - (Phần 1)

Chủ đề trong 'Sở thích' bởi Milou, 13/05/2003.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. XuanS

    XuanS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2003
    Bài viết:
    466
    Đã được thích:
    1
    Hoan hô, nhưng phải là bông vàng cơ mới đúng điệu , nhân tiện cho hỏi giá cả luôn nhá
    Cám ơn trước
  2. alleykat

    alleykat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    2.831
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn Xuân
    Họ bán Lan này tại Santa Barbara , California với giá 25 USD 1 cây address như sau :
    1250 Orchid Drive
    Santa Barbara, CA 93111
    U.S.A.
    Phone: (805) 967-1284
    Toll Free: 1(800) 553-3387
    Fax: (805) 683-3405
    E-Mail: sboe@sborchid.com

    Được alleykat sửa chữa / chuyển vào 22:15 ngày 27/09/2004
  3. fromantoan

    fromantoan Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2003
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    1
    Vừa rồi trên báo Lao động, trên báo điện tử VNN Net, tintucvietnam cứ loạn lên về lan hài Hồng, hài đỏ như 1 phát kiến cực kỳ mới mẻ, 1 thông tin cực kỳ tuyệt vời về hoa lan tại việt nam trong khi thật ra mọi việc đã có từ lâu. Đã thế thông tin lại rất chuối, lẽ ra chỉ nên doạ mấy người không hiểu mấy về lan chứ cứ đưa lên báo là thấy ngay sự buồn cười. Chắc người viết cứ thấy mấy ông nói khoác 1 mình lại nhân lên 2 -3 nên mới tam sao thất bản như thế. Hết nhầm lẫn hài đỏ (vietnamense) với hài hồng (delanatii) rồi lại còn sáng tác ra nơi phân bố của chúng. Đã thế lại rất vô tư khi sáng tác ra xếp hạng lan của người miền Bắc, cứ như dân Bắc là lái trâu chơi hoa hay sao ấy (xếp cả lan hài , cả tai trâu (chưa bao giờ nghe thấy ngọc điệp hay đái châu-bác nào biết xin cho tôi biết hay là tên gọi địa phương )), cả trần mộng (sao không thấy hòang vũ nhỉ ) vào cùng 1 mớ. May quá hôm nay trên tạp chí Hoa cảnh đã có bài rất chi tiết đập lại những thông tin sai lệch rồi - Hoan hô.
    Không biết Hài hồng chỗ khác thế nào chứ ở chỗ tôi - 1 châu hoa 5 thân trồng thuần 2 năm chỉ khoảng 70-80k VNĐ ( có cả hài hồng miền bắc (mua từ lâu) lẫn miền nam chứ không phải chỉ có ở đà lạt như mấy ông ấy nói )- đột biến trắng chắc mắc hơn. Còn hài đỏ vietnamense thì cũng mắc thật, tôi mua 2 thân bé tí xíu 100K - nghe nói trên hà nội 1 thân có hoa tới hơn 1 triệu - lại có ông cứ cây có hoa cho bạn bè ngắm sau đó vò nát - chắc để cho hàng độc
    Nhân giống thành công một loài lan... mất tên
    23:32'' 15/09/2004 (GMT+7)
    Khoảng 90 năm trước (1913-1914), những quân nhân Pháp mang từ Việt Nam về "mẫu quốc" một giống hoa lan đặc hữu mà người Việt gọi là lan hài đỏ, hài gấm hoặc hài hồng; rồi bán cho ông Delenat - một nhà thực vật học. Từ những cây hoa này, ông Delenat đã nhân thêm ra để nuôi trồng và đề nghị nó được mang tên ông: Paphiopedilum Delenatii. Kể từ đó, cái tên "lan hài đỏ" (hoặc hồng, gấm) được thay vào là một cái tên rất Tây: Delenatii. Nhưng mới đây... Đó là một trong những tin, bài nổi bật về khoa học-kỹ thuật trên các báo ngày 15/9.
    n Việt Nam cần xây dựng một bộ luật về an toàn sinh học
    Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Sinh học trên Thực vật, thuộc Đại học Nông nghiệp Tuskegee (Mỹ) cho rằng Việt Nam là nước nông nghiệp nên cần tập trung nghiên cứu, phát triển công nghệ sinh học, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
    TS Prakash nói: "Việt Nam sẽ có lợi về lâu dài nếu đầu tư vào đào tạo cán bộ và nghiên cứu công nghệ sinh học". Trước mắt, nếu áp dụng công nghệ biến đổi gien, Việt Nam có thể tăng năng suất, hiệu quả của cây bông và hạn chế việc nhập khẩu bông.
    Theo ông, với đội ngũ cán bộ khoa học dồi dào, có trình độ chuyên môn cao, nhạy bén với công nghệ mới, Việt Nam có điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ sinh học. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý Việt Nam cần xây dựng một bộ luật về an toàn sinh học để tạo khung pháp lý cơ bản cho các nhà khoa học nghiên cứu, kiểm nghiệm, đảm bảo đưa ra thị trường những sản phẩm biến đổi gien có độ an toàn cao. (Theo TTXVN)
    n Nhân giống thành công một loài lan... mất tên

    TS Dương Tấn Nhựt.
    Giữa tháng 9 này, TS Dương Tấn Nhựt - phó phân viện trưởng Phân viện Sinh học Đà Lạt - chính thức công bố: Đã nhân giống thành công lan hài đỏ bằng phương pháp vô tính. Cụ thể hơn, bằng cách "gây vết thương kết hợp nuôi cấy mô trong môi trường lỏng". Với sự chủ trì của vị tiến sĩ 37 tuổi này, lần đầu tiên trên thế giới, lan hài đỏ đã được nhân giống thành công bằng phương pháp vô tính. Với thành công đó, TS Nhựt đã mạnh dạn công bố với thế giới phương pháp của mình thông qua các tạp chí khoa học nước ngoài và anh cũng hy vọng đây là "công cuộc" đi tìm lại tên cho một loài hoa của Việt Nam đã mất bởi người Pháp "cầm nhầm".
    Câu chuyện thế kỷ
    TS Nhựt kể: "Gần một thế kỷ qua, không ai phát hiện loài hoa này ở Việt Nam và cứ ngỡ rằng nó đã bị tuyệt chủng. Thế rồi cách nay... cũng đã hơn mười năm, chúng lại được tìm thấy ở vùng rừng giáp ranh giữa Lâm Đồng và Ninh Thuận. Nhưng, vấn đề đáng quan tâm đó là loài lan hài đỏ đã mất hẳn tên...".
    TS Nhựt cho biết: Năm 1886, một nhà phân loại học thực vật tên là Pfirzer đề nghị gọi Paphiopedilum để chỉ các cây lan hài châu Á và đã được chấp nhận. Theo kết quả nghiên cứu của Pfirzer, lan hài Châu Á có 46 loài. Nhưng hiện nay, người ta thống kê châu Á có đến trên 60 loài. Trong đó, hình như chỉ duy nhất lan hài đỏ là có hương thơm. Đây là loài đặc hữu, được CITES (Tổ chức Bảo vệ Động, Thực vật Hoang dã Thế giới) đưa vào Sách Đỏ nhằm giữ gìn một nguồn gien thiên nhiên quý hiếm.
    Tuy nhiên, với Việt Nam, loài hoa này đã bị mất bản quyền.
    "Đây là một trong những loại đặc hữu của Việt Nam, được Guillaumin mô tả lần đầu vào năm 1924 dựa trên mẫu vật được nuôi trồng ở Pháp. Đó là những cây lan được quân nhân Pháp mang về từ Bắc Việt Nam trong những năm 1913-1914. Từ 1922-1993, 70 năm qua, không ai phát hiện chúng ở Việt Nam và tưởng chừng như chúng đã bị tuyệt chủng. Nhưng đến năm 1993, trên Tạp chí Tìm hiểu hoa lan, có những bài viết...". Đó là những dòng chữ trong quyển luận văn của một sinh viên ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM (do TS Nhựt hướng dẫn).
    Một tạp chí số ra gần đây có bài viết "Việt Nam đã mất độc quyền: Một loài lan hài đặc hữu" của tác giả Quang Thắng: "... Năm 1993, ông Nguyễn Thiện Tịch, một cán bộ giảng dạy ở ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM cho đăng trên đặc san Tìm hiểu hoa lan hình vẽ và các đặc điểm của cây hoa lan hài P. Delenatii. Anh Dương Công Trạng, một tay chơi lan nghiệp dư, đọc được cuốn Tìm hiểu hoa lan này và anh cũng bàng hoàng không kém, vì trong vườn lan mà anh sưu tập từ rừng có một cây lan hài đang nở hoa giống hệt những gì mà ông Tịch mô tả. Anh liền liên hệ với ông Tịch. Ông Nguyễn Thiện Tịch, người được giới chơi lan đánh giá là một trong những người định danh phong lan giỏi nhất Việt Nam hiện nay, liền tức tốc đi xe đò lên nhà anh Trạng ở thị trấn D''ran, Đơn Dương, Lâm Đồng. Ông Tịch cũng sửng sốt trước vẻ đẹp hoa lan hài này và xác nhận đúng là cây lan hài hồng P. Delenatii".
    Như thế có nghĩa là loài "kỳ hoa dị thảo" này đã tái xuất hiện ở Việt Nam và vấn đề có ý nghĩa hơn thế là các nhà khoa học Việt Nam đã vào cuộc.
    Tương lai cho loài hoa mất tên

    Chậu lan hài hồng trong Phòng thí nghiệm của Phân viện Sinh học Đà Lạt.
    TS Nhựt cho biết: "Trên thế giới, người ta đã tiến hành nghiên cứu hoa lan hài từ rất sớm nhưng cho đến lúc này vẫn không có nhiều báo cáo mô tả về những phương pháp nuôi cấy vô trùng trong nhân giống lan hài vì mẫu cấy của loài này rất khó bảo quản. Các nhà nghiên cứu chỉ mới thành công ở phương pháp nhân giống hữu tính với lan hài đỏ, còn vô tính thì hoàn toàn chưa...".
    TS Nhựt còn cho biết: Nhân giống vô tính (in vitro) như việc "gây vết thương" chính là kỹ thuật kích thích "chồi ngủ" trên thân lan hài "thức" dậy, việc nuôi cấy mô trong môi trường lỏng cần phải bổ sung một nồng độ thích hợp chất điều hoà tăng trưởng cho cây. Phương pháp nhân giống vô tính trên cây lan hài đỏ thành công đã mở ra một triển vọng mới về kinh tế vì thị trường thế giới hiện đang rất ưa chuộng giống hoa lan hài đỏ của Pháp. Vấn đề lúc này là làm sao chúng ta thiết lập cho được một quy trình nhân giống vô tính thương mại đối với đối tượng lan hài đỏ. "Các nhà kinh doanh và các nhà khoa học cần gặp gỡ nhau trên lĩnh vực này." - TS Nhựt nói.
    "Trong những chuyến đi thực địa của mình, tôi cho rằng vùng rừng giáp ranh giữa Lâm Đồng và Ninh Thuận hiện đang là "cái nôi" của lan hài đỏ Việt Nam. Ở đó, nạn phá rừng diễn ra khá tàn khốc. Tôi sợ rồi sẽ có một ngày loài "kỳ hoa dị thảo" hài tiên (lan hài đỏ được gọi tên theo một câu chuyện cổ tích) thực sự không còn ở môi trường tự nhiên." - TS Nhựt cho hay.
    TS Dương Tấn Nhựt hiện khá "nổi" trong giới khoa học, không những của Việt Nam mà còn cả thế giới. Riêng ở Đà Lạt, người chơi hoa và trồng hoa kinh doanh không lạ gì tên tuổi Dương Tấn Nhựt bởi nó gắn liền với tên của các loài hoa trong những năm gần đây. (Theo Lao Động)

    +++++++++++++
    Nhân giống vô tính thành công lan hài đỏ quí hiếm nhất Việt Nam



    Lan hài đỏ quí hiếm nhất Việt Nam


    Sau nhiều năm nghiên cứu, Phân viện sinh học Đà Lạt đã công bố kết quả nhân giống vô tính thành công cây lan hài đỏ ở Việt Nam. Các nhà khoa học đã lấy một mẫu ở đoạn phát hoa trên cuống hoa của cây lan hài đỏ tìm kiếm từ rừng hoang ở vùng Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận để cho vào ống nghiệm.
    Bằng hóa chất và kỹ thuật sinh học, đặc biệt là kỹ thuật gây vết thương trên cây con trong ống nghiệm, các nhà khoa học đã cho cây lan hài đỏ sinh trưởng vô tính rồi đưa ra ngoài thành công. Không chỉ sống được ở môi trường tự nhiên, sau gần hai năm hàng trăm cây từ ống nghiệm này đã sống mạnh mẽ trong một vườn khảo nghiệm của phân viện dưới tán rừng thông và trổ hoa khá lộng lẫy, ấn tượng.
    Được biết, lan hài đỏ là loài lan đặc hữu của rừng Việt Nam, tên khoa học Paphiopedilum delenatii, được thế giới công nhận một giống hài nhiệt đới cực kỳ quí hiếm và có giá trị thương mại rất cao, từng gây chấn động ở giới chơi lan châu Âu lẫn Mỹ. Theo tài liệu lan thế giới, khoảng năm 1913 cây lan hài đỏ Việt Nam đã được đưa về Pháp bởi những quân nhân Pháp tham chiến ở Việt Nam, người đầu tiên sở hữu nó là ông Delenat.
    Từ đó, mãi đến hơn 70 năm sau không ai còn thấy loài lan này ở rừng Việt Nam. Đến năm 1993 người ta đã phát hiện lan hài đỏ ở vùng rừng giáp ranh giữa Ninh Thuận và Khánh Hòa và lập tức bị bán đứng cho nước ngoài. Những kẻ đầu cơ ngay sau đó đã xúi cư dân nghèo khai thác ồ ạt đến sạch nhẵn.
    Nhà sinh học uy tín ở Đà Lạt, tiến sĩ Dương Tấn Nhựt, nói thành công trên cứu lan hài đỏ quí hiếm này thoát khỏi nguy cơ tuyệt diệt ở Việt Nam, mở ra cơ hội nuôi trồng qui mô xuất khẩu ra bên ngoài, và đặc biệt nhất là ?ođòi lại tên!? sau gần 90 năm người Pháp ?ocầm nhầm?.

    N.H.T. (Tuổi trẻ)
    ++++++++++++
    ++++++++++++++++++++++++
    ?oChơi? Lan


    Màu lan này - mang một nét đẹp thanh tao...
    Vua chơi Lan, quan chơi Trà có nghĩa là: Bậc vua chúa mới dám chơi hoa lan còn hàng quan lại thì chỉ chơi hoa trà thôi. Lan là loại hoa vương giả, đẹp đến mê hồn và không ở đâu có sự kết hợp hài hoà giữa cái đẹp trong tự nhiên và bản tính hướng thiện của người đời như vậy...
    Lan được người chơi chia làm hai dòng chính là Địa lan và Phong lan. Trong đó, phong lan lại có hai nhánh là bản địa (Việt Nam) và Catlan (phiên âm qua tiếng Hán của lan Cattleya) được du nhập vào Việt Nam. Catlan có nguồn gốc từ những cánh rừng Nhiệt đới vùng Amazon nam Mỹ, được những nhà thám hiểm Châu Âu đưa về Cựu lục địa.

    Những năm 90 của thế kỷ 20, giới săn lùng lan lưu truyền câu chuyện về 7 khóm Lan hài đỏ duy nhất của Việt Nam bị bọn buôn lậu quốc tế đánh cắp và bí mật đưa theo đường biển thoát ra nước ngoài. 7 khóm Lan hài đỏ lưu lạc qua tay bọn buôn cây cảnh quốc tế khi đến Mỹ thì thì bị hải quan cửa khẩu phát hiện và tịch thu toàn bộ số lan này. Tuân thủ công ước Công ước Cites quy định việc tiếp nhận, chăm sóc và duy trì sự sống cho các loài động thực vật bị buôn bán trái phép. Hải quan Mỹ đã chuyển toàn bộ số lan đó về Trạm cứu hộ thuộc Vườn bách thảo Mỹ.

    7 khóm Lan hài đỏ này đã ở đó rất lâu và không có ai đến nhận, cuối cùng không rõ vì lý do nào mà "mô" (giống) của nó lại xuất hiện trên thị trường chợ đen Mỹ. Thực hư không ai dám chắc nhưng chuyện về Lan Hài đỏ Việt Nam gây chấn động giới chơi lan Âu, Mỹ những năm đầu thế kỷ 20 thì hoàn toàn có thật. Giới chơi lan sành điệu thì gọi là ?oKỳ hoa dị thảo?.
    Đã hơn 70 năm, ở Việt Nam không ai còn nhìn thấy loài Lan Hài đỏ ở rừng VN. Cho đến một ngày, một nhà khoa học chuyên nhân giống bằng công nghệ tế bào người Séc tên là Peter Schwott đã tới Việt Nam để nghiên cứu hoa lan trong 7 năm trời. Kết quả cuối cùng ông đã tìm ra xuất xứ của Lan hài đỏ nằm trong khu vực giáp ranh giữa Lâm Đồng và huyện Ninh Sơn (Khánh Hòa).

    Đến tận bây giờ, người chơi lan ở Hà Nội vẫn còn thán phục khi nhắc đến những bộ sưu tập lan lớn và đầy đủ của các bậc tiền bối như cụ Trưởng Tràng ở Ngọc Hà; cụ Đức Thái ở Lãn Ông hay cụ Mỹ ở phố Thuốc Bắc. Thế hệ tiếp nối của người chơi lan đều đã có tuổi đời trên dưới 60 như bác Chi ở Định Công; bác Huân ở Văn Điển hay bác Thanh Tùng BTV của Đài tiếng nói Việt Nam đang cố gắng khoả lấp dần chỗ trống mà các cụ để lại. Trong vườn của các bác có rất nhiều loại lan khác nhau như: Tam bảo sắc; Thiết bảo sắc; Tiểu kiều; Đại kiều; Hoàng thảo; Phi điệp; Công phi tiên; Vảy rồng, Đuôi chồn; Đuôi cáo; Bắp ngô; Thanh mạc; Tiểu mạc; Thanh ngọc; Cẩm tố; Mạc biên; Thanh trường; Thanh đoản; Hoàng vũ; Trần mộng - Yên tử?

    Người chơi lan miền Bắc chủ yếu chú trọng sưu tầm lan Việt. Quí và sang trọng hơn tất cả vẫn là Lan hài Đỏ, lan Ngọc điệp (chuỗi ngọc) - dân gian hay gọi là Ngọc điểm; Đái châu (Đái có nghĩa là chuỗi, Đái châu: Chuỗi ngọc); Đuôi chồn.... Kế đến là lan Trần mộng.

    Chơi hoa và chung thuỷ với hoa còn phải kể đến Trần Tuấn Anh người Hà Nội. Anh đã người 20 năm chơi lan, từng ngược xuôi khắp mọi miền đất nước để săn lùng phong lan. Cũng vì tìm lan mà nhiều lần Tuấn Anh đã lạc trong rừng sâu nhiều ngày. Qua tháng năm vườn ngọc lan ở Thanh Xuân của Tuấn với hơn 300 loài lan luôn dành được sự ?okính trọng? của giới chơi lan. Năm 2002, là năm đánh dâu một sự kiện không thể quên đối với Tuấn Anh: Anh đã tìm được một loài lan hoàn toàn mới tại miền núi Tây bắc Việt Nam. Loài lan này có tên khoa học là Dendrobium tuananhii được thế giới công nhận và tên anh đã được đặt cho loài này.

    Lan mỗi mùa mỗi khác. Địa lan thường nở vào mùa xuân với các loài "bạch cập", "mạc lan", "tố tâm", "hoàng vũ", "ánh kim", "hạc đỉnh", "loan điểm"... màu sắc rực rỡ, hương thơm thanh thoát. Còn phong lan lại khác! Mùa đông có Đông lan; tố Tâm. Mùa hè có Bạch ngọc; Đại kiều; Tiểu kiều. Còn Hoàng Vũ, Trần Mộng, Mặc lan lại nở voà mùa xuân. Nhưng những người chơi lan vẫn ?ongại nhất? là những cơn gió nồm cuối năm âm lịch: Hơi gió ấm có thể làm nở bung những giò lan quí mà ngưòi chơi đã cất công chăm sóc bấy lâu.

    Ngày nay, bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào tân tiến người ta có thể cho ra đời hàng nghìn, hàng vạn bông hoa lan, nhưng sự thực không có loài lan công nghiệp nào có thể thay thế được lan tự nhiên. Bởi khi chăm lan những người chơi không chỉ tự tay chăm chút cho cái đẹp mà họ còn đang dưỡng một cái Tâm trong sáng.
    +++++++++++++++++++++++++
  4. XuanS

    XuanS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2003
    Bài viết:
    466
    Đã được thích:
    1
    Cám ơn alleykat nhiều
  5. _vutuananh_

    _vutuananh_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    1.386
    Đã được thích:
    0
    Có bác nào tìm được bông Paph lai hai thằng đặc hữu delanatii với vietnamense không ? Thấy tụi bạn bảo là nó được đặt tên là paph Hồ Chí Minh , mình muốn coi nó một lúc mà tìm mãi không ra được cái nào ?
    Vớ được lý lịch lai của nó thì càng tốt , hji` ! Chào cả nhà , chúc một trung thu khoẻ , vui và tiếp tục yêu Lan đến ngủm thì thôi ... heheheheh....!
  6. fromantoan

    fromantoan Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2003
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    1
    Đây nè:
    Paph. Ho Chi Minh ''''''''''''''''Toe'''''''''''''''' AM-SOG 03-Paph. delenatii x Paph. vietnamense
    Lai lịch xin tạm dịch như sau:
    Giống lai hấp dẫn này đã được tạp chí Die Orchidee số (2)?năm 2002 của Deutsche Orchideen Gesellschaft giới thiêu .
    Mr. N. Popow đã lai 2 giống hài hồng+đỏ vào năm 1998 và đã nở hoa cũng trong năm này. Ông ta sử dụng phấn hoa của cây hài đỏ vietnamense lai với hoa của hài hồng. Cây lai đã được đăng ký tên là Paph. Ho Chi Minh là tên của chủ tịch Hồ chí minh vì thứ nhất nó có màu cánh sen rất đẹp-màu của loài hoa mà người ta thường tượng trưng cho chủ tịch HCM đồng thời việt nam cũng là nơi duy nhất tìm ra 2 loại hài bố mẹ này nên được đặt tên kỷ niệm.
    Giá trên thị trường Mỹ 1 chậu khoảng 40 USD
    Paph. Ho Chi Minh ''''''''''''''''Toe''''''''''''''''-seeding
    Paph. vietnamense
    Paph. delenatii
    delenatii đột biến
    Seeding-delenatii thường
    Seeding-delenatii đột biến
    Ngoài ra xin giới thiệu 1 cây lai giữa hài đỏ+ráp vietnamense x malipoense:
    Được fromantoan sửa chữa / chuyển vào 15:11 ngày 28/09/2004
  7. _vutuananh_

    _vutuananh_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    1.386
    Đã được thích:
    0
    Ngon á ? hjì ! có 40$ một nhát kể cũng hơi rẻ , đợt trước lên thủ đô chơi cái thằng paph vietnamense tụi trên đó đòi 100$ một nhóc , mắc vãi . Mà cái này bán ở đâu nhỉ ?paph HCM á ?
    thấy một dạo giao bán ầm ỹ rồi tắt ngấm không thấy nói chi hết ,
    đứa con lai này thực ra nhìn kỹ hay hơn cả hai thằng đặc hữu kia vừa tròn như hài hồng mà đỏ như hài bóng , lá sáng màu hơn có vẻ không đẹp bằng con mẹ nó , chơi cũng chắc được , mà không thấy nói ra hoa thế nào nhỉ ? cho cái chăm sóc luôn á ?
  8. tpl

    tpl Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    0
    Theo các bác yêu lan trong này cái bông hài đỏ mà anh này nói là bông nào ?
    [​IMG]
    [​IMG]
  9. alleykat

    alleykat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    2.831
    Đã được thích:
    0
    chào bạn tpl
    theo như tin tức lấy từ website trên thì hoa Lan Hài Đỏ của Việt Nam là hoa này (có hình 3 hoa này ở trên )
    Paphiopedilum delenatii
  10. tinhcoconkhong

    tinhcoconkhong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/10/2003
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    0
    Theo mình được biết Paphiopedilum delenatii là hài hồng theo tên Việt Nam , còn bông hài đỏ mới được phát hiện lại từ Khánh Hoà trong thời gian gần đây , mạnh dạn mà nói cả hai bông mà tpl đưa ra chỉ gần giống với loài hài mà người ta vừa tìm thấy , hai bông đó được lai qua một loài khác để làm thương mại thì phải ?
    bông trên thì mình không biết tên nhưng bông bên dưới hình như là :Paph-RonHawley
    [​IMG]
    Hoặc giả một dòng lai tương tự vậy lấy gốc từ paph-Hawley , có cái tên rất ấn tượng paph-kingarthur .
    Được tinhcoconkhong sửa chữa / chuyển vào 09:33 ngày 03/10/2004
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này