1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

õTêõTô Tỏằ.ng kỏ??t bài viỏ??t trong c?Ăc cuỏằTc thi cỏằĐa box Nam Đỏằ<nh õTêõTô

Chủ đề trong 'Nam Định' bởi silver_place, 18/01/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    õTêõTô Tỏằ.ng kỏt bài viỏt trong cĂc cuỏằTc thi cỏằĐa box Nam ĐỏằCác bạn thân mến,


    Chúng ta có thể khác nhau về độ tuổi, nghề nghiệp, giới tính, khác nhau về sở thích, tính cách, quan điểm sống, ... và còn rất nhiều những-điều-khác-nhau nữa.

    Vậy nhưng chúng ta đã có-duyên-gặp-mặt tại đây - Một khoảng nhỏ trong box Nam Định của diễn đàn TTVNOL.

    Mỗi người có thể gặp, quen biết, thân thiết với nhau bằng nhiều cách, nhiều con đường. Và, chúng ta ở đây, gặp nhau dưới những dòng chữ, những cảm xúc bất chợt, những sự chia sẻ vô hình nhưng rất quan trọng bởi: Chia Sẻ là một món quà của cuộc sống. Chia Sẻ là một nhu cầu tất yếu của con người.

    Với bất cứ một tập thể nào ở bất cứ một nơi đâu cũng sẽ có những người đến, đi. Họ có thể ở lại gắn bó với nó, cũng có thể chỉ là một nơi dừng chân tạm thời bởi, bất chợt, vô tình bước đến.

    Với tinh thần như vậy, trong năm 2007, Silver với tư cách là một trong ba người quản trị diễn đàn box Nam Định của TTVNOL đã tổ chức những-cuộc-thi-viết nhỏ và đã được sự đóng góp nhất định từ tất cả mọi người.

    Đầu tiên xin chân thành cám ơn tất cả vì đã đóng góp, ủng hộ Silver trong những-cuộc-thi tự mở ấy.

    ....Một vài sự kết nối đã được hình thành mặc dù chưa từng gặp mặt, vì khoảng cách không gian, thời gian....

    Nhưng tất cả đều đáng được trân trọng.

    Hôm nay Silver tổng kết lại tất cả những bài viết hay, trong các topic cuộc thi ấy để mọi người, lúc nào đó có thể quay lại, tìm về với chính mình của...một thời, một ngày nào đó.



    Được Silver_Place sửa chữa / chuyển vào 21:57 ngày 18/01/2008
  2. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    õTêõTô [topic]920306[/topic]
    CĂc bài viỏt hay, 'Ăng chú ẵ.
    ChỏằÊt nhỏưn ra mơnh tỏằô bặỏằ>c chÂn quen... - @Fortress
    ...Vai khoĂc ba lô, chÂn bặỏằ>c trên con 'ặỏằng quê, mỏằTt bên là cĂnh 'ỏằ"ng, mỏằTt ngặỏằi 'àn bà cúi lom khom, vài ngặỏằi cúi lom khom...
    Ngặỏằ>c mỏãt lên là gió, gió ràn rỏĂt trên da, luỏằ"n vào tỏằông thỏằ> thỏằQuê hặặĂng là cĂi gơ 'ó rỏƠt dỏằ. chỏằ
    ... Hai cĂnh cỏằ.ng mỏằY toang, bà mỏạ ngỏằ"i trên bỏưc thỏằm, mỏãc cĂi Ăo ngỏn tay, câ rưch và gỏĐy nhom. GặặĂng mỏãt lúc nào câng nhfn nhó vơ bỏằ?nh 'au cỏằTt sỏằ'ng hành hỏĂ, dòm thỏƠy thỏng con trai, bà cặỏằi: "Đang 'ỏằi thỏƠy khuôn mỏãt bà Ănh lên niỏằm vui...
    Phỏằ' phặỏằng... Nhỏằng toà nhà cao chỏƠt ngỏƠt. Tiỏng còi, xe, tiỏng ngặỏằi ỏằ"n ào nhặ chỏằÊ vỏằĂ. Nóng nỏằc, bỏằâc bỏằ'i, kưn mưt, bỏằQuê hặặĂng càng ngày càng xa.
    Nói cặỏằi nhặ khạng 'iên. HĂt hò nhặ khạng 'iên, xặng anh gỏằi em, bĂ vai quàng cỏằ.. Bia 'ỏằf lÂu thơ 'ỏng ngỏt.
    Nhỏằng lỏằi hỏằâa 'Ê trôi vỏằ 'Âu... Nhỏằng con ngặỏằi 'ang 'i vỏằ 'Âu...
    Nhỏằng lÊng mỏĂn viỏằfn vông 'i qua... Nhỏằng dỏĂi khỏằ nông cỏĂn... 'i qua. Sai lỏ** nỏằ'i tiỏp sai lỏ**. Mỏằ?t mỏằi, chĂn chặỏằng, lỏĂc làng.
    MỏằTt chiỏằu mặa. Nhỏằng sai lỏ** bỏằ 'i, nhỏằng nỏằ-i buỏằ"n ...bỏằ 'i. 'ỏằ' kỏằà, ghen ghât, giỏÊ dỏằ'i, lỏằc lỏằôa... vỏằât bỏằ... Quê vỏôn ỏằY cuỏằ'i con 'ặỏằng, sau làn mặa phỏằĐ, giặặĂng mỏt ngó nhơn 'fm 'fm. Ta còn chỏng nhỏưn ra mơnh.

    Được Silver_Place sửa chữa / chuyển vào 21:56 ngày 18/01/2008
  3. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Quê tôi - Nam Định - [nick] Thuxanhxanh[/nick]
    Nam Định ư? Giá mà có thể bày tỏ được cảm nghĩ chỉ trong một vài từ ngắn gọn, súc tích thì tuyệt quá. Nhưng tôi - dân Nam Định chính hiệu không thể nào làm được, không thể diễn tả nhanh như thế được. Có lẽ lan man sẽ dễ hơn.
    Tôi yêu gì?
    Tôi yêu các con phố ngắn ngắn, hẹp hẹp của Nam Định - những tên phố giống y hệt phố cổ Hà Nội. Nếu bạn không chú ý đến điểm này thì hãy ra phố vào sáng thứ 2. Bạn sẽ thấy thú vị với những con đường hẹp và ngắn đó. Nó giúp cả thành phố dồn lại với nhau và các con đường ngợp những tà áo dài trắng của nữ sinh PTTH. Ở Hà Nội ngót 10 năm chưa bao giờ tôi thấy cảnh ngập tràn trẻ trung đó, cùng lắm chỉ thấy thấp thoáng mà thôi.
    Tôi yêu những quán ăn ở Nam Định, không biết có phải do tâm hôn ăn uống bẩm sinh không, nhưng lang thang và ăn quán ở Nam Định thật sự làm tôi thích thú và lúc nào cũng có cảm hứng cho nó. Để so sánh ra, bún riêu cua ở Nam Định không màu sắc đẹp mắt, không hành phi đầy ắp bát như ở Hà Nội, nhưng quả thật là nó lại rất đậm đà cả hương cả vị thật của bún riêu, không bị màu mè, mùi hành phi làm nhạt đi hương vị. Chỉ ví dụ về bún riêu thế thôi, các món khác cũng thế, cũng chân chất, thực thực và rất đậm đà.
    Tôi yêu không khí trên đường phố của thành phố nhỏ đó. Thật chậm rãi và bình thản. Chẳng có cái hối hả, bụi mù và ồn ã. Vì thế, anh thanh niên nào cứ xe máy lao vun vút trên đường là thấy lạc lõng ngay. Vì thế mà thời sinh viên, đám bạn Hà Nội của tôi về chơi, chúng cứ thắc mắc sao ở đây nhiều xe đạp vậy. Chỉ cần trả lời ngắn gọn rằng thành phố chẳng cần nhanh để dùng đến nhiều xe máy là đã như ngửi thấy mùi trong lành rồi.
    Tôi yêu cả âm sắc trong giọng nói người Nam Định. To và dõng dạc. Cứ thử mà xem, nếu bạn họp hội đồng hương Nam Đinh hoặc họp lớp cấp 2, 3 của bạn đi, Hội của bạn sẽ là hội "ăn to nói lớn" nhất. Ai cũng oang oang tiếng, ha ha cười thì không mất trật tự mới là chuyện lạ. Chẳng thế mà tôi lúc nào cũng cười thật tười khi có người bạn nào đó trêu rằng "Mình hét to cũng chỉ bằng nó (là tôi đấy) nói thầm". Chẳng thế mà thời sinh viên, có những buổi thảo luận trên giảng đường, mất điện, bài thảo luận của tôi vẫn thành công rực rỡ.
    Tôi yêu nhiều, nhiều nữa mà có nói cả ngày cũng không hết. Tất cả đều là những thứ bé xíu như tôi vừa kể đấy thôi.
    Tôi không thích gì nhất?
    Đáng ra đã nói đến yêu thì bây giờ phải nói đến ghét. Nhưng tôi chỉ nói không thích thôi. Đáng ra cũng phải liệt kê nhưng không, tôi chỉ muốn nói đến điểm "nhất" thôi. Đó là Nói bậy. Dân Nam Định nói bậy kinh khủng. Có nhiều người đúc kết rằng dân Bắc chỉ có Nam Định và Hải Phòng là nói bậy, nhưng nếu là ý kiến của tôi thì dân Nam Định nói bậy nhất. Ôi, thật là... Nhiều khi người ta cứ nhìn dân Nam Định như người hành tinh khác đến (nhất là cộng với đặc trưng "ăn to nói lớn" vào nữa). Chẳng thế mà sang đến tận trời Tây ông anh họ còn chat về kể rằng, người Nam Định nhận ra nhau "nhờ" nói bậy. Chẳng thể bình luận được hơn khi tôi - dân Nam Đinh cũng không phải là một ngoại lệ. Tôi cũng biết nói bậy, thậm chí còn nhiều câu "hay" là đằng khác, nhưng kinh nghiệm của một người xa Nam Định cho tôi bài học rằng không phải lúc nào cũng có thể xổ ra những câu nói đó.
    Dù sao thì tôi cũng đã lan man khá nhiều và dù sao thì tôi cũng muốn nói tóm lại rằng tôi yêu Nam Định ở cả những gì tôi yêu và những gì tôi không thích

  4. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Lục bình xanh hờ hững thả dòng xuôi - @Fortress
    Bài viết tặng Silver
    Bác thân mến! Mãi tận đến khi đã nhớn tướng, khéo phải nhớn gần bằng bác bây giờ, tớ mới biết hoa lục bình là hoa gì, sau khi đọc được bài có cái câu mà tớ vừa trích dẫn ở trên. Hóa ra nó mọc đầy các ao làng tớ. Bao nhiêu năm trời không biết quả là một thiệt thòi quá lớn đối với một người có tâm hồn vừa thơ mộng vừa lãng mạn phải không bác. Tháng sáu, tháng bảy mưa nhiều nước lớn, hoa lục bình được dịp sinh sôi, phủ lên mặt ao một màu xanh non mơn mởn, xanh đến ngút ngàn. (Ngày xưa, đối với tớ ngoài cánh đồng mùa phơi đất ra thì chỉ có cái ao làng là to nhất, không gì có thể to bằng nó nữa, thế nên cảm tưởng như một rừng lục bình vậy). Bất chợt một sáng nào đó, vác cặp ra đến đầu làng, bỗng thấy một vùng hào quang màu tím. Hoa đã nở từ bao giờ. Cánh hoa mỏng manh pha vài sắc trắng, từng nhánh, từng nhánh đua nhau vươn mình khoe sắc.
    Chao ôi, lắm ?osắc? quá mà chịu không biết thay từ gì. Bác có thấy cảnh tượng vừa sinh động vừa lung linh huyền ảo diệu kỳ không? Thấy được mới lạ bác nhỉ, văn miêu tả của tớ chỉ có đến vậy là kịch trần rồi. Bọn tớ có 4 đứa đi học cùng nhau hàng chục năm trời, mỗi khi nhìn thấy ao làng như thế đều ngơ ngẩn thẫn thờ (từ địa phương là ngẩn tò te bác ạ), cứ đứng ngắm chán chê mê mỏi thậm chí không chán là bỏ buổi học hôm ấy luôn. Chiều muộn, qua một ngày nắng chiếu làm cho cả mặt ao thành một màu tím ngát (giống như hoa bằng lăng ấy bác), ai đang có nỗi buồn nhìn thấy cảnh này đảm bảo khóc tràn ao. Còn tớ lúc ấy phải thi hành nhiệm vụ, lội xuống vặt cụt rễ tống hết vào sọt đem về băm cho lợn. Chẳng là làng tớ gọi hoa lục bình là bèo mà, ngoài băm cho lợn chả còn ích lợi gì khác, nó mà sinh sôi nhiều quá phải vớt vứt đi cho cá còn lớn được ấy chứ. Nghĩ lại, giá mà hồi ấy biết nó tên là lục bình thì tớ cho lợn ăn cám không. Sau đây mời bác đến với hình ảnh thứ hai mang tên "Ráng Chiều".
    Bác ạ, người làm nông nghiệp thì đều phải trông trời trông đất trông mây, tớ cũng thế thôi. Qua nhiều lần tìm hiểu và dự đoán thời tiết như thế, tớ mới khám phá ra vẻ đẹp siêu quần bạt tụy của ráng chiều làng tớ. Trong tâm trí tớ bây giờ, hình ảnh hào hùng, hoành tráng nhất là nó, vẻ đẹp của nó là khủng khiếp nhất không có gì so sánh nổi. Những cảnh bom nổ, nhà sập, máy bay rơi trong phim chỉ đáng vứt đi. Mấy bức tranh thu vàng, hạ đỏ mà người ta bán đầy vỉa hè ấy bác, đem so với nó chả khác gì đem quạ đen so với phượng sồ hoặc đem đom đóm đực so với ánh mặt trời. Vì nó đẹp quá thể như thế nên tớ chẳng dùng từ ngữ nào miêu tả cho được, thế nên tạm khất vô thời hạn bác nhé. Tớ cố gắng nêu ra để bác biết rằng làng tớ có rất nhiều cảnh đẹp, và ngoài 2 cảnh ấy còn ít nhất 2 cảnh khác cũng không kém phần nên thơ và lãng mạn, lại còn ngọt lịm nữa chứ.

    Được Silver_Place sửa chữa / chuyển vào 21:33 ngày 18/01/2008
  5. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Một thoáng, thấy mình chợt nhớ - [nick] Minhnhat2[/nick]
    Lên Hà Nội mấy hôm, thấy không khí thay đổi tự dưng khó chịu quá. Đang ở nhà sướng giờ lại phải lên đây bon chen đúng là mệt. Thực sự phải ở Nam Định lâu lâu mới cảm nhận được sự khác biệt rõ ràng này. Nam Định chẳng bao giờ ồn ào, chẳng bao giờ có cái gọi là xô bồ và bon chen như ở đây. Có thể Nam Định không phát triển như các tỉnh khác bởi vì vị trí địa lý quá chán, tài nguyên thì ít chẳng có gì, động lực phát triển cũng hiếm, biển thì xa trung tâm? Có đi các tỉnh khác thấy họ phát triển mới thấy buồn cho quê hương quá. Nói là buồn vậy nhưng với mình ít ra Nam Định cũng có nhiều điểm mà mấy tỉnh mới nổi còn lâu mới có. Chẳng hạn người ta gọi là ?oThành Nam? chứ chẳng có ai gọi Ninh Bình, Thái Bình, Bắc Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc?là Thành cả đâu. Những địa danh và công trình kiến trúc kiểu như tượng đài THĐ, nhà thờ vòm ,nhà hát lớn,những con đường nhỏ và yên bình ( chẳng khác gì phố Cổ Hà Nội), cả nhà máy Dệt to nhất Đông Dương nữa chứ. Những món ăn nổi tiếng thuộc kiểu hàng độc như Phở Bò, Bún Cá, Bún Giả Cầy, Bánh Gai, Kẹo Lạc, Bánh cuốn thì ngon khỏi nói hơn đứt trên này, món Cháo Sườn nữa chứ? Người ta nói dân Nam Định tinh ăn quả không sai, mà mình cũng thấy đúng thật. Đồ ăn thì rẻ mà ngon, ăn cỗ ở Nam Định thì ? không còn gì để tả, không quá đắt đỏ mà vẫn ngon lành. Và còn rất nhiều những điều đáng để tự hào về Nam Định nữa chứ.
    Mà suy cho cùng cuộc sống như 1 hành trình dài với nhiều bến đỗ. Và dù thế nào đi nữa thì có lẽ với mỗi người bến đỗ cuối cùng vẫn chỉ là nơi ta sinh ra và lớn lên. Nam Định với mình có quá nhiều kỉ niệm khó mà quên được. Quên sao được những lần đá bóng giữa trưa với bọn bạn ở Quảng Trường,những lần trốn vé vào sân Chùa Cuối xem bóng đá, những lần trốn nhà đi với bọn cùng xóm tắm ở sông, hồ .. ( mà hối đấy mình cũng ngu, không biết bơi mà cứ nhảy ùm ra chỗ sâu nhất rồi cắm mặt lặn vào, rồi cả lần đi tắm hồ bị bọn nó chôm mất cái quần cây dừa để cuối cùng phải mượn cái quần vá che thêm lá chuối đi về mới cú ). Nhớ những lần chạy thể dục buổi sáng đi bấm chuông, đạp cửa nhà người ta để rồi bị đuổi như ma làm, nhớ những con đường mà suốt ngày lượn lờ, những lần đá bóng, ném ống bơ, chơi bi, chơi quay ở vỉa hè để rồi bị ăn chửi vì ầm ĩ phá bĩnh hang xóm? Vậy mà giờ tất cả đều đã qua, cuộc sống nhiều thay đổi, bọn bạn mỗi đứa một nơi,mỗi đứa một số phận. Có đứa lên người, có đứa rách nát, có đứa đi xa?Nhưng có một điều chắc chắn là mình thấy nhớ và yêu tất cả hơn bao giờ hết. Còn bây giờ nói mình yêu HN cũng chẳng phải mà ghét nó thì càng sai. Đối với mình thực ra Hà Nội chỉ là nơi mà mình bon chen, để sau này có thể kiếm tiền và là nơi để mình có thể cố gắng cho 1 điều gì đó gọi là to tát. Ở đây mình có những người bạn mới, có cuộc sống mới, có những điều mới lạ mà ở Nam Định không có và có vẻ như mình đang bị cuốn theo cái nhịp sống nơi đây. Chứ còn bảo để yêu và gắn bó với nó thì chắc là chẳng bao giờ. Mình không yêu Hà Nội nhưng lại cũng ko muốn về Nam Định làm việc sau này. Thế mới tệ! Đôi lúc mọi chuyện đâu như mình nghĩ? Thôi thì cũng đành mặc kệ vậy. Thường nói trước bước không qua và cũng chẳng giải quyết được gì, thà cứ để mọi việc tự diễn ra... rồi đến đâu thì đến vậy

  6. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Hương Âm - @aqcharles
    Câu chuyện xuất phát từ cô bạn quê xứ Công tử mãi tận trong miền Tây Nam bộ (Bạc Liêu) mà quê tớ thì mãi tận Quân khu 3 đất nhà Trần nơi đất Bắc.Câu chuyện bắt đầu bằng một sự hiểu lầm thú vị. Nàng bảo là hè rồi nàng về quê nghỉ hè và có nói là qua sân bay dón DƯỢNG của nàng! Nghe xong tó hỏi ngay : Ô, thế Ba má nhà ấy bỏ nhau rồi à??? (Chẳng là người Miền Bắc quê tó dùng từ Dượng để gọi Cha kế). Khổ, nghe xong câu hỏi nàng giận cả đôi tuần. Vùng vằng dỗ dành mãi nàng mới thổ lộ người miền Tây nhà nàng gọi chồng dì là Dượng. Ặc, thế là phải uốn vẹo cả lưỡi để giải thích. Đến khổ. Đúng là không có chi ngu bằng shock văn hoá. Tớ nói vậy các Bác đừng cười ngẫm ra quê tớ có ối thứ dân xứ khác nghe xong cũng shock và ối bác chửa biết các hương âm tớ nói ra đây đấy. .
    Quê tớ Ch, Tr,T bị lẫn âm là một điển hình. Bác đã xơi món mỳ Tứng vùng biển Nghĩa Hưng, Hải Hậu quê tớ chưa? Đố biết là món gì đó, và đã được nghe : Iem,Yem,Em rót vào tai những lời âu yếm chưa? Mẹ đã bẩu cho biết là bác lái Tâu định mua con bò nhà mình chưa? Lái, kẹo thâm giằng, sắng nghẹo là bán. Mồng tám tháng giêng có được bận áo mới đi chợ Riềng Nam Tực chưa? Tường nhà chửa đi da thế mà đã ở.

  7. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Ba mẹ là quê hương - @Fortress
    Cha tôi là bộ đội, khi còn trong quân ngũ ông đi suốt ngày suốt tháng, mỗi năm về nhà được hai ba lần, mỗi lần chỉ mấy ngày, mua về ít quà, đi thăm hỏi hàng xóm láng giềng, đưa cho mẹ tôi ít tiền rồi lại vội vã lên đường. Nghe kể lại, ngày mẹ sinh tôi đúng vào dịp ông nghỉ chứ không thì ông cũng không có mặt. Ngày xưa đi lại đâu có dễ như bây giờ, nơi ông công tác toàn những vùng rừng sâu núi thẳm trên tận cùng Hà Tây hoặc trong Thanh Hóa, muốn về nhà phải qua vài chặng, mỗi lần đi cũng mất cả ngày rồi. Mẹ tôi và bà nội thường bảo cha tôi cố gắng xin chuyển về gần nhưng xét cho cùng cũng khó, chẳng phải quan to chức lớn gì mà tính cha tôi nói ra lời xin xỏ người khác e rằng khó lắm. Thế là thời bé, cha đối với tôi như là một người xa lạ nào đó, có lần đi chơi quanh xóm về tự nhiên thấy có ông nào đang ngồi nói chuyện với bà nội trong nhà, lại len lén lẩn đi luôn cũng chẳng kịp nghĩ xem đó là ai.
    Khi lớn lên, biết được nhiều chuyện hơn, tiếp xúc với cha nhiều hơn tôi mới dần hiểu cha. Ông đi thoát ly từ rất sớm, vì là con liệt sỹ nên việc đi học đi hành đối với cha tôi tương đối dễ dàng, học xong trung cấp ông nộp đơn xin vào quân đội, thời đó chiến tranh bắt đầu lan ra miền Bắc, người thanh niên nào cũng hăng hái gia nhập quân đội bảo vệ tổ quốc. Nhưng cha tôi chỉ tham gia chiến đấu khoảng chừng 2 năm thì được gọi ra cử đi học bên Liên Xô, rồi trở thành bộ đội kỹ thuật, làm việc chủ yếu ở hậu tuyến chứ không phải ra chiến trường. Nghĩ lại thấy cha tôi cũng rất hài, sau này bà nội tôi kể chuyện bảo, con đi Liên Xô sáu bảy năm trời, khi về bắt mẹ khiêng hết va li này va li kia vào tưởng phen này nhà mình giàu to, ai ngờ con khuân về toàn sách là sách, cho được mẹ mỗi mấy cái kẹo Tây. Eo ôi, khi còn bé cái gác xép nhà tôi xếp toàn các loại sách của ông, tính ra phải hàng tấn chữ, mấy anh em tôi đem nhóm lò với cuộn pháo mãi chẳng thấy vơi đi tẹo nào. Về sau, cha tôi còn sang các nước Liên Xô mấy lần nữa, lần thì đúng khi Liên Xô tan rã, người ở nhà nghe tin thời sự cứ sốt hết cả ruột, lần cuối cùng ông hạ quyết tâm đi buôn làm giàu thì lúc về nghe đâu bị mất cắp sạch.
    Thế rồi cha tôi nghỉ hưu, gần bốn chục năm trong môi trường quân đội, lại toàn sống cô độc một mình đã tạo ra trong ông những tính cách và thói quen không thể nào thay đổi được. Ông không thể ngồi yên một chỗ, vừa nghỉ là ông đem nộp các thứ giấy tờ, lý lịch xin gia nhập tổ Đảng ngay, rồi hội cựu chiến binh, hội những người làm khoa học kỹ thuật, hội người cao tuổi tất tần tật, mà hoạt động nào ông cũng tham gia hết, người ta làm lại đường, nước, đi lại cáp quang cáp điện kiểu gì cũng thấy ông trong ban này ban kia. Cả các bà hội phụ nữ có việc gì ông cũng xắn tay lên giúp, chẳng thế mà các bà thi nấu ăn cũng mời cha tôi làm giám khảo, nếm hết món này món kia, các bà tổ chức đi đền Hùng cũng ưu tiên cho nhà tôi 2 suất, nhưng vẫn phải đóng tiền chứ các bà chẳng mời không. Gớm, nghỉ hưu rồi mà các thứ công văn giấy mời cứ rơi đến nhà tôi tới tấp, nhiều khi mỗi tuần hàng chục cái, nào là họp này họp kia, chào mừng mấy chục năm hội người cao tuổi, nào là chuẩn bị dụng cụ thể dục dưỡng sinh, hội thảo hội nhập vê kép tê ô, vai trò của khoa học kỹ thuật trong đời sống, đến là hãi. Con cái góp ý thì ông bảo, bà con người ta bận cả có mình rỗi rãi thì đứng ra làm cho vui, việc là việc chung của cả nhà mình nữa chứ không đâu. Đấy là lúc ông mát tính chứ bình thường tính ông nóng như lửa, con cái hay người nhà trái ý là ông quát ầm lên ngay. Đặc biệt là tính ông rất dễ nổi nóng, người nhà ai cũng sợ ông một phép. Nhưng thực ra ông chỉ quát vài câu xong rồi bỏ đi, một là lên sân thượng đứng hai là chạy sang nhà mấy ông hàng xóm cùng tổ hưu, lúc về lại thấy bình thường như không.
    Thời sinh viên, nhiều lúc thấy cha quá khắc nghiệt tôi đã từng nghĩ ông chẳng biết thương con gì cả, đi chơi về muộn không được, thức đêm, dậy muộn, bùng học là liệu hồn, bạn bè đến nhà hơi quá trớn là ăn mắng ngay, khi ông chưa nghỉ hưu những chuyện ấy đối với tôi quá bình thường. Đến khi làm luận án tốt nghiệp, tài liệu toàn tiếng Nga tôi đem về nhờ ông dịch hộ, lúc ấy mới bắt đầu cảm thấy ông ?ocó ích cho xã hội?, xong rồi ra đi làm, người ta thì phải dành một khoản đóng góp cho nhà nhưng tôi lĩnh lương xong cứ tiêu bằng hết, cơm thì về nhà ăn trong khi nhà vẫn nghèo rớt mà các khoản chi tiêu vẫn nhờ lương ông bỏ ra. Nhiều lần tôi uống rượu say, quá nửa đêm mới bò về đến nhà, cứ bỏ nguyên xe cộ, cửa giả lăn kềnh ra ghế, ông nghe tiếng lại xuống đóng khóa cửa rồi càu nhàu bảo tôi lên trên nhà. Hôm sau tỉnh dậy nghĩ lại thấy cha mát tính ghê. Bây giờ thì ông không mắng tôi nữa, có chăng rất ít, ông cũng chẳng bao giờ ngồi mà triết lý rằng sống ở đời phải thế này thế này như thằng con ông. Sau mỗi thất bại, tôi lại trở về núp vào bóng cha, cha đứng ra che chở không bao giờ hỏi đến nguyên do, cả tiếng thở dài ông cũng đem giấu kín, thấy tôi nằm không ở nhà thế nào cũng có người hỏi này hỏi nọ, cha chỉ ậm ừ cho qua, còn nói đỡ lúc tôi cảm thấy khó xử. Từ bé tới lớn, cha chưa từng động viên tôi bằng những lời nói tình cảm trìu mến hay những hành động tỏ vẻ cưng chiều nhưng càng ngày tôi càng biết cha chiều tôi lắm. Sau những sai lầm, có thể tôi chẳng lớn lên được bao nhiêu, nhưng tôi thấy càng yêu cha hơn, càng thấm thía tình thương vô bờ của cha dành cho các con mình.
    Có điều tôi chưa bao giờ nói với cha những điều này. Ngại chết đi được. Sau lần này, bao giờ đi làm có lương tôi sẽ đem về đưa hết cho ông, chắc thế.

  8. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Trăn trở - @Songdanamdinh01
    Ngồi viết, viết rồi lại xoá, bởi trong tôi nhiều cảm giác chen lẫn. Mỗi lúc lại có một dòng hổi tưởng khác nhau, tôi miên man suy nghĩ, nghĩ mãi mà cũng ko biết mình nên viết về cái gì. Mỗi lần nhớ đến quê một dòng hồi tưởng lại tuân trào. Từ thời còn bé xíu chập chững những bước đi đầu tiên, đến khi lớn rời nhà đi học và cho đến bây giờ đã lớn đã trưởng thành, đã lựa chọn gắn bó một phần với quê hương. Tôi yêu quê hương từ từng thước đất, từng con ngõ nhỏ, từng lỗi mòn, từng chút từng chút nơi tôi bước chân qua. Nhớ lắm những rặng tre, những dậu râm bụt, những bờ ao đã nuôi lớn tuổi thơ.
    Huyên thuyên tíu tít kể chuyện ngày xưa trên đường về. Vì ko kìm được lòng mình khi nhìn thấy quang cảnh quê hương nên kể hết chuyện này đến chuyện kia. Nhìn bọn học sinh lúi cúi bắt ốc bươu vàng nhớ chuyện hồi bé đi bắt cua bắt ốc. Đi tát mương bắt cá. Nhưng hồi đó bây giờ khác nhau, hồi đó bắt để phục vụ cho nhu cầu gia đình còn bi giờ bọn trẻ bắt phục vụ cho cộng đồng. Từ ngày có ốc bươu vàng hoành hành, hết vụ lúa nào bọn trẻ cũng phải đi bắt ốc ---&gt;ghét cái bọn trung quốc thâm. Thẫn thờ nhìn dòng sông nhìn làng quê ven sông từ con đò hàng ngày cần mẫn chở người qua lại. Thả mình theo từng dòng nước mặc cho những suy nghĩ miên man.
    Tối đến được đi lang thang, ko gian thật yên tĩnh, gió thổi mát rượu, nhỏ Quỳnh tíu tít đòi ngồi trước. Lòng vòng quanh những con đường trong làng xóm, tận hưởng từng phút giây. Quanh quẩn một vòng rồi đi thăm họ hàng, ngồi nói chuyện với mấy bác lớn tuổi mới thấy quê mình giờ nhiều người ung thư quá. Chắc chắn là do ô nhiễm nguôn nước rồi, nước máy ko có nước sạch càng ko. Cả một vùng quê hàng năm ko biết phải hứng chịu bao nhiêu thuốc trừ sâu từ 2 vụ lúa, 2 vụ màu. Nước sinh hoạt của người dân 100% lấy từ sông, ao mà nước từ sông thì từ đồng đổ ra, từ ao thì từ sông đổ vào . Đến khi nào có nước máy, nước sạch để sinh hoạt của người dân được an toàn hơn. Đi chơi vui nhưng khi về nhức nhối trong lòng một suy nghĩ

  9. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Tuổi thơ, một thời để nhớ... - @Fortress
    Chuyện về quê hương thì toàn chuyện trẻ con, ?oÔi dào, ngày xưa ấy mà?, tuy thế nhưng có nhiều kỷ niệm nghĩ kỹ cũng thấy thương tâm ghê gớm chứ chẳng đùa đâu. Dự định sau này, lúc làm vương làm tướng rồi ấy, thể nào tôi cũng phải thuê một nhà văn cỡ bự về viết hồi ký in thành sách truyền đời cho con cháu mới được, mà biết đâu nó trở thành một bestseller thì lại kiếm bộn, nhỉ.
    Ngày xưa ấy mà, năm nào tôi cũng được cho về quê ngoại nghỉ hè, vì để ở nhà nghịch nhiều ăn khoẻ nuôi tốn cơm lắm, một phần nữa là vì nếu ở nhà thì cứ thi thoảng mẹ tôi lại phải vác roi bắt tôi chừa cái này cái kia, nhiều quá bà cũng cảm thấy mệt. Lên quê ngoại có điện sáng trưng, đi ngủ lại có cái quạt con cóc gác thành giường soi thẳng vào mặt mát rười rượi chứ chẳng phải cầm quạt nan đập phành phạch chán chê mê mỏi như ở nhà nên trẻ con đứa nào chẳng thích, vì thế cứ đến hè là tôi ở rịt trên quê ngoại, giữa chừng mà phải về nhà mấy ngày là thấy buồn bực lắm.
    Đất nhà ông ngoại tôi rộng thênh thang, ngoài một cái ao của hợp tác xã khoảng mẫu rưỡi còn có một vườn trồng mía, một vườn trồng rau ngót, lại còn một vườn trồng mấy loại rau khác với 5 gốc táo đang chờ mùa đẻ cành ra lá, tất nhiên diện tích mỗi khu cũng chỉ nhỏ thôi nhưng xung quanh cũng đều là đất vườn và ao của những nhà khác, xa hơn chút nữa là ruộng mạ đại khái là cứ tha hồ chạy nhảy hay chui bờ rào bụi rậm thì tuỳ. Các loại cây mít, bưởi, khế, ổi, nhãn thứ nào cũng có, những cây này là mục tiêu tấn công của chúng tôi vào những buổi trưa khi mọi người đi ngủ cả. (tức là tôi và các anh con nhà bác anh ruột mẹ tôi). Tạm kể sơ qua thế để đi vào chủ đề chính về những ông anh này, là những thần tượng trong suốt một chặng dài của tuổi thơ tôi.
    Thời kỳ đầu, tôi toàn lẽo đẽo chạy theo anh Phương, là anh cả. Khi ấy anh lớn rồi nhưng những trò đầu têu nghịch dại vẫn chẳng kém gì bọn trẻ con. Đương nhiên nghịch dại thì tôi không thích, chỉ rình lúc anh đi bắt chim là đòi theo bằng được. Lần đầu tiên thấy anh bắc thang trèo lên mái nhà hàng xóm, thò tay vào giọt gianh lấy ra một tổ 4 con sẻ đã mọc lông măng tôi đã cảm thấy quá cao thủ. Cao thủ hơn cái nữa là anh thả tất vào một cái ***g rồi giao cho tôi quản lý, bắt tôi hàng ngày phải lấy cơm, bắt sâu, đập ruồi cho nó ăn. Bốn con sẻ, tôi nâng niu chiều chuộng đâu được khoảng một tuần, chim sắp bay được đến nơi thì một bữa để ***g dưới đất chạy ra vườn ngót bắt sâu khi quay vào thấy 3 con lăn cu chiêng, toe toét đầy hè, còn con thứ tư thì chắc con mèo thấy người vào nên công chạy đi mất hút, bố khỉ.
    Nói thật là riêng chuyện bắt chim, đan ***g cho tới tận bây giờ tôi vẫn chưa thấy ai hơn được ông anh tôi hồi ấy. Một buổi chiều ngồi hì hụi đan đan vót vót cả nan cũ lẫn nan mới anh phải làm được 3 cái ***g là ít, loại ***g treo để nuôi chim thì nan nào nan ấy tròn vo, vót nhẵn thín xong anh tìm ít giấy nhám hoặc tuốt với cát cho bóng loáng lên rồi mới đan thành các loại ***g vuông, ***g tròn, ***g chữ U, to nhỏ đủ loại, mái vòm, mái chóp có hết. Cửa ***g cũng không thiếu kiểu gì: cửa gài, cửa kéo tự sập, cửa rút (rút một hai nan lên trên là thò tay vào được ấy), có lần anh treo tới hàng chục cái ***g khắp hè trông cứ như một cửa hàng bán chim con con, suốt ngày líu la líu lo, chí cha chí choé nghe vui tai cực. Chủ yếu là sẻ, chích choè, chào mào ấy mà, sang hơn thì có cu gáy, tài sản lớn nhất của anh là 2 con sáo đen, nghe kể, luyện cho nó nói được một hai câu chi đó thì có người hỏi mua thế là anh bán hết. Một lần thơ thẩn ra vườn, thấy anh đang lúi húi đầu ruộng mía?
    ?các ***g bẫy chim của anh chủ yếu là loại cửa sập, cửa sập ngang thì anh lấy dây thép cuộn tròn mấy vòng ở giữa như làm lò xo, 2 đầu chừa ra một đoạn tạo với nhau hình chữ V, đoạn lò xo được ***g vào then bản lề, 2 đầu chữ V chèn giữa thành ***g với mặt sau cánh cửa, vài cái lò xo như vậy xếp dọc theo cánh cửa cho nhạy hơn, khi kéo cánh cửa ra rồi buông tay thì cửa tự sập trở lại. Ngon ơ. Vẫn cái cửa loại này, về sau anh bỏ 2 đầu chữ V đi chỉ giữ lại đoạn lò xo, 2 đầu lò xo một được đính vào thành cửa, một được đính vào then cửa đầu tiên, khi kéo ra rồi buông tay vẫn sập trở lại như thường mà lại gọn và đẹp hơn nhiều. Cửa ***g loại sập đứng cái thì anh làm bằng tấm sắt tây, cái thì anh đan bằng dây thép, 2 bên thành cửa có khoét 2 rãnh song song như 2 đường ray để kéo cửa lên hay sập xuống khi đóng mở, ***g để bẫy chim thì rãnh phải khoét to để khi buông tay thì cửa tự rơi xuống và sập lại. Loại cửa sập đứng này, anh bảo là nhạy lắm nhưng khi treo ***g hay bị nghiêng, với lại bọn chim hình như nó cứ đứng ngoài ngó nghiêng chứ không bao giờ chui vào.
    ? trong ***g có một con sẻ để làm chim mồi (thường bẫy loại gì thì lấy con chim mồi là chính loại ấy, chủ yếu chỉ bẫy được chim sẻ, chim chích với chim sâu thôi), chim mồi bị buộc chân vào một sợi dây chỉ cho nhảy nhót trong một khoảng nhỏ thôi không nó đạp bừa vào lẫy sập cửa thì vứt đi. Cánh cửa được mở sẵn và gá lại bằng một sợi chỉ buộc hờ vào lẫy, một vài con sâu được bỏ vào trong ***g để làm mồi nhử, bất cứ con chim nào tham ăn chui vào ***g đều bị bắt sống, nó mà chui vào ***g rồi thậm chí mình chạy lại đóng cửa nó cũng không kịp thoát ra ngoài chứ chẳng cần chạm vào lẫy, nhưng nhiều con khôn lắm, cứ bám bên ngoài thành ***g ngó nghiêng chán xong lại nhảy đứng giữa cửa ngó nghiêng tiếp, thấy động là bay mất ngay.

    Được Silver_Place sửa chữa / chuyển vào 21:51 ngày 18/01/2008
  10. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3

    Tuổi thơ, một thời để nhớ... (tiếp theo và hết) - @Fortress
    Nói anh bắt chim giỏi nhất thì cũng không phải lắm, chỉ có điều trong con mắt trẻ con thì anh đạt tới cực đỉnh rồi. Treo cái ***g nhử lên đầu ngọn mía xong anh ngồi xuống thu mình một góc rồi chu mỏ huýt sáo. Tu huýt, tu huýt. Huýt sáo một chặp mà không thấy con nào bay đến là anh lại đem ***g ra treo chỗ khác, lại hụp xuống, tu huýt, tu huýt. Áng chừng năm mười phút, khi tôi đã cảm thấy sốt ruột còn anh chắc cũng mỏi mồm, thật may, lúc ấy thể nào cũng có một con bay đến, lập tức nín thở, im lặng tuyệt đối mặc kệ cho con chim mồi trong ***g và con nạn nhân trao đổi với nhau, nhiều con khôn lắm, cứ đậu quanh mãi xong mới bám lên thành ***g ngó nghiêng chán lại nhảy đến giữa cửa ngó nghiêng nữa. Nhưng anh Phương tôi còn khôn gấp vạn, tôi thì sốt hết cả ruột nhưng ngó sang, thấy mũi anh cứ phập phà phập phồng, mắt thì lom lom dòm lên, khi cả thân mình con chim lọt vào trong ***g là Ok, anh chồm dậy, vung tay lên, chát, cửa ***g sập lại, thế là xong. Cẩn thận nhé, khi con chim ở trong ***g rồi nhưng đầu nó quay ra ngoài thì hãy cứ ngồi yên đã, nó bay mất ngay đấy, lúc đấy thì mặc kệ cho cái lẫy cò làm việc (hoặc khi treo ***g trên cây cao cũng vậy). Ngu nhất là bọn chim sâu, nhiều khi chẳng ngó nghiêng gì cả, cứ chui tọt vào ***g mổ lấy mổ để. Nhưng bọn chim sâu này chẳng để làm gì, nuôi thì tốn công, mà thịt thì tanh lòm, có một hôm tôi phải nằn nì mãi anh mới giữ lại thả vào ***g bọn sẻ.
    Gần nhà ông ngoại tôi, qua vườn mía, đi men theo bờ một cái ao nhỏ thì đến vườn nhà ông Ký Cận, nguyên ông này thành phần địa chủ, lại theo Tây nên khi cải cách bị đấu tố.., con cháu về sau bỏ làng di cư hết, đất nhà ông bỏ hoang mấy chục năm thì xã phân cho một nhà khác trồng hoa màu trong đó, xung quanh là hàng rào ruối, tre, trẩy (hóp) rồi đủ thứ cây dại khác dày phải mét rưỡi hai mét. Đây mới là địa điểm hoạt động săn bắt chim chính của chúng tôi, nói chúng tôi cho oai chứ nhân vật chính là anh Phương tôi. Ở đấy chim sâu, chim sẻ, chào mào nhiều vô kể, nhưng quan trọng ở đó có cả sáo, cu gáy, cú mèo và những hoạt động săn chim khác của chúng tôi mà chỉ có những nơi nào có sân chim, vườn chim mới có. Thông thường ở đó luôn có một vài tổ chim các loại còn anh Phương thì biết rõ nó làm tổ ngày nào, đến khi nào chim non ra ràng, bọn chim sâu thì đã bảo là ngu lắm nên chỉ cần đứng ngay dưới đất, móc móc bới bới một hồi là lôi ra cả tổ, nhưng chào mào thì rất khó, nó toàn làm tổ trên đầu những cành la của những cây cao chót vót, có trèo lên cũng không ra tới được. Thế là chỉ săm soi chờ những ngày chim ra ràng, những ngày đó, chim bố chim mẹ đứng trên cao trông cho đàn con tập bay, bọn tôi phải ra từ sớm chui vào một xó kín nào đó cho mát và chờ, khoảng 4 giờ chiều là chúng bắt đầu tập bay, chỉ trong vòng một hai buổi thôi, chim non chưa bay được nhiều thường phải sà xuống đất, khi ấy thì xông ra mà vồ, vì nó cũng không bay lên được ngay đâu, chỉ cần nhanh hơn con chim mẹ, nếu con mẹ trông thấy mình chạy tới là nó sà xuống cắp con chim con bay mất ngay, đồng thời ngay hôm ấy nó cũng dời tổ đi chỗ khác ngay. Có điều nó cũng không thể cắp được 2, 3 con một lúc, nó cứu được con này thì mình vồ con khác. Sao dài thế nhỉ? Con chào mào lông đen tuyền, nhưng túm lông đít lại màu đỏ, trên đầu lại có một túm lông khác dựng ngược lên trông như đội mũ ấy, đẹp mã lắm, thường một tổ có khoảng 5, 6 con chúng tôi phải vồ được một nửa. Nếu cần thiết, về mượn thang dài leo lên bẻ cái cành có tổ ấy lại bắt thêm được một hai con non nở sau, chậm lớn nữa.
    Có vài lần vào lúc chiều tối, chúng tôi đi vụt chim, vẫn chỗ ấy nhưng tôi phải vác gạch đá đứng phía bên trong vườn để xua chim, anh đứng bên ngoài ngay đầu ruộng mạ tay cầm roi đứng theo tư thế chuẩn bị của môn điền kinh, roi là một cành tre non, thon đều, chặt lúc còn tươi xong hơ qua lửa cho dẻo thì vụt mới nhanh và chuẩn được. Chiều tối chim đậu ở hàng rào nhiều lắm, tôi đứng trong ném liền 2, 3 viên gạch để xua chim, chim sẻ, chim sâu vừa nhỏ vừa bay nhanh lắm, kệ nó, nếu may mắn sẽ có một con cuốc, cu gáy hoặc một con khét (con màu đen, to cỡ con sáo nhưng mình dài hơn, đuôi dài hơn) bay ra vừa tầm roi, anh lập tức xuất phát. Véo. Chắc là trượt vì đâu có dễ dàng như thế, nếu là cuốc thì còn đuổi tiếp vụt được chứ những con kia thì đừng hòng. Nếu có ai đi vụt chim trong các sân chim thì nên nhớ một điều là vụt xuôi theo chiều bay của nó chứ đừng vụt ngược nhé, vụt ngược nhanh hơn và bất ngờ hơn nhưng nó nhìn thấy đảo cánh một phát là hụt ngay. Trong những lần đấy, đến lượt anh vào xua chim cho tôi được thực tập và thấy anh bảo như thế, về sau đọc được truyện về anh thương binh Bảy Trầm (cũng nói chuyện chim) mới thấy anh tôi quá là thần thông quảng đại, so sánh thấy những nhân vật trong truyện còn kém xa.
    Thực ra những trò này đều là đi chơi cho vui thôi chứ chẳng được gì mấy, có hôm anh chán vụt thì bỏ roi quay sang vồ bằng tay, anh bảo, chiều tối chim nó bị quáng gà không nhìn thấy gì, thế là cứ chạy sát hàng rào rồi vung bừa tay lên may ra trúng, thế mà anh tôi vồ được thật, có lẽ thế, nhớ cái lần anh xoè tay ra cho tôi xem, thấy một con sẻ hẳn hoi, hay là anh bắt ở đâu từ trước rồi loè tôi chăng, nhưng lúc ấy thấy anh như một tượng đài thật sự, cao to và hùng vĩ vô cùng. Còn vài điều về chim nữa, những cây to trong làng, cây nào có tổ gì, đến ngày nào thì đi bắt được anh đều nắm trong lòng bàn tay, có buổi trưa anh dắt tôi đi thăm chim, cứ thi thoảng anh lại trèo lên, ngó lên ngó xuống một hồi rồi xuống, tôi thì cứ nghển cổ trông lên, lúc nào thấy anh xuống mà lại nói là đợi đến hôm này, hôm này đi bắt lại thấy vui như mở cờ trong bụng mặc dù cho đến hôm nay tôi cũng chưa biết mở cờ trong bụng có nghĩa đen là gì. Anh còn đi soi chim, soi cuốc nghiệp dư, tức đồ dùng chỉ có mỗi vài cái đèn pin (cùng vài người bạn của anh nữa), cái giống chim cũng lạ, buổi tối bị soi đèn thẳng mặt nó cứ đứng trơ ra cho mình leo lên bắt hoặc lấy vợt mà chụp, tất nhiên cũng chẳng dễ dàng gì đâu, còn công đoạn xử lý sản phẩm chắc không cần bàn tới.

    Được Silver_Place sửa chữa / chuyển vào 21:55 ngày 18/01/2008

Chia sẻ trang này