1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

õTêõTô Tỏằ.ng kỏ??t bài viỏ??t trong c?Ăc cuỏằTc thi cỏằĐa box Nam Đỏằ<nh õTêõTô

Chủ đề trong 'Nam Định' bởi silver_place, 18/01/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3

    Hạnh phúc - giản đơn? - [nick] Songdanamdinh01[/nick]

    Nơi em sinh, đất nghèo, tuổi thơ cuộn tròn trong ký ức ngây thơ "tất cả mọi người trên thế giới cũng sống như mình". Sáng cắp sách đến trường, trưa tranh thủ trốn mẹ đi chơi, chiều giúp mẹ chút việc nhà. Rau ra vườn hái, trái cây là thứ trồng được trong vườn nhà, đôi khi là vài ba quả khế ăn trộm của vườn hàng xóm, tôm cua cá bắt ngoài đồng. Chỉ có bún, bánh cuốn, bánh ú và thịt là phải mua về từ ngoài chợ. Hạnh phúc khi mẹ cho đi tắm sống, mẹ cho đi chơi trốn tìm buổi tối, là khi mệt được dội gầu nước giếng mát rượu rồi nằm gọn trong lòng bà. Cuộc sống rất đơn giản, suy nghĩ trẻ còn và hạnh phúc.
    Giờ đây cuộc sống thay đổi, em có thể bỏ tiền cho những cuộc vui nơi thành phố để giảm stress, hay trong những nhà hàng sang trọng để ăn những món mà ngày xưa em năn nỉ mẹ đừng mua nữa. Những con rạm, những con cua ra rang muối. Hay những món ngày xưa con kiếm về chỉ để cho lợn như châu chấu, nhái. Chỉ có ếch món khoái khẩu của em bi giờ là ngày xưa chưa được ăn vì ... ko dám ăn. Em đang bỏ tiền để mua lại cái gì? Có phải cảm giác quê đang thiếu trong cuộc sống thành thị? Nhưng những gì em nhận được vẫn khác xa cảm giác rất quê mà em từng có.
    Ngày trước ngồi ngắm trăng một mình ngoài bờ sông, em thầm ước có một ngày em ngồi cũng người yêu. Giờ đây hơn cả mong ước đã có người đi cùng em len lỏi từng ngõ xóm. May mắn cho em vì em có thể tìm cho mình một người cũng hiểu và yêu quê như em, một người lớn lên cùng em. Học trường mà sau đó em học, chạy trên cánh đồng mà em "làm việc " miệt mài hồi nhỏ, đi trên con đường mà em đi. Đi cùng anh trong đêm, lắng nghe tiếng quê. Em thấy mình nhỏ lại, nhỏ như cô bé mấy tuổi ngày nào? Một cảm giác nguyên vẹn! Đơn giản phải ko anh?

  2. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Bạn là người Nam Định. - @NhodenSisi
    Ấn tượng nhất đối với tớ là dân xứ Nghệ. Không thích nhất là dân ?
    Còn rất có cảm tình là dân Bắc Ninh (vì cái chất nhẹ nhàng, quan họ) và dân Nam Định.
    Tớ tả chân người Nam Định này: Với tớ đặc trưng lớn nhất của người Nam Định có lẽ là hiếu học. Không tới mức gàn như dân xứ Nghệ, nhưng cũng đầy ý chí và lòng quyết tâm. Không hoa lá, hào hoa. Thẳng thắn và trung thực. Biết mình biết người. Biết giữ lời. Và không thể thiếu được là tấm lòng đôn hậu. Tớ chưa gặp một người Nam Định nào lèo lá. Thường là những người có trách nhiệm với điều mình làm, thực tế, ít mơ mộng viển vông. Tớ cố nhớ mà chưa nghĩ ra ca sỹ thời thượng nào người Nam Định. Chỉ còn có mảng chèo là tớ không nắm được.
    Làm sao nhận biết được có phải là người Nam Định ? Bề ngoài không tới mức nhà quê, nhưng có một vẻ chân chất, dễ gần, không lịch thiệp, không hiền, không dễ dãi, nhưng thường cởi mở, có lòng thương người, cư xử có trước có sau. Thường ăn mặc nghiêm chỉnh, nhưng không cầu kỳ, không là nô lệ của mốt. Ít biến chất khi ra thành thị. Cất giọng lên thì đến 80% là lẫn L với N, hoặc không phát âm được một chữ (thường là chữ L). Tư duy sáng, cày trâu. Lời lẽ không văn hoa. Con trai thường có bề ngoài ít hấp dẫn chị em.
    Mấy đứa bạn Nam Định ngoài đời của tớ đều siêu hóm. Nhưng tớ chưa kết luận là người Nam Định hóm. Tớ thiên về cho là vẻ đặc trưng của người Nam Định là sự khắc khổ.
    À về chuyện tiền nong, quan trọng đấy nhá. Người Nam Định khá căn cơ chặt chẽ, nhưng biết chi tiêu đúng chỗ, chứ không quá tiết kiệm như dân Nghệ.
    Thích nhất ở người Nam Định: Lòng đôn hậu
    Ghét nhất ở người Nam Định: Tớ chưa nghĩ ra, mặc dù tay bạn Nam Định của tớ, cứ dăm bữa nửa tháng lại chọc tớ tức phát điên.
    KẾT LUẬN này: Đại khái nếu ông Putin mà là người Việt Nam thì tớ cam đoan ông ấy là người Nam Định. À nhân thể, tay Bush là người Thanh hoá, còn tay Clinton thì người Bắc Ninh.

  3. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3

    Về quê. - @Silver_place
    Rời thành phố trong một đêm mưa phùn nhẹ. Thật là lạ bởi thật giống những cơn mưa vào mùa xuân trên quê hương . Nó khóc ròng như lần ra đi tại sân ga từ hai mùa xuân trước. Nơi đấy đâu phải là nơi nó sinh ra, lớn lên. Ở cái thành phố ấy đâu có gì là của nó ngoài một số người bạn thật sự thân thiết, có một số người quen trong họ hàng, gia đình. Mà bạn thì ở quê nó cũng có nhiều vậy. Ở trên quê hương của nó còn có tuổi thơ, có kỷ niệm, có gia đình, có ông bà, có những nụ cười, sự chào đón của những người làng xóm mà trước kia nó cũng đã từng khóc rất nhiều vì nhớ họ. Chuyến tàu lao đi rồi bắt đầu dừng lại ở các ga nhưng sau đó lại lao đi tiếp. Không khí lạnh dần đến với Tầm Thường, cả bên ngoài lẫn bên trong đang hiện hữu. Lạnh lại càng lạnh hơn! Ngồi thu mình lại bên cửa sổ mông lung nhìn ra ngoài, chẳng một điểm nào cố định để mặc mọi thứ cứ vun vút đi qua. Suốt gần 40h đồng hồ liên tục hầu như không ngủ, không ăn. Thỉnh thoảng nó lại dùng khăn giấy lau nhẹ từng giọt nước đang rơi trên má mà chính nó cũng chẳng biết mình đang khóc cho điều gì.
    Nhưng bây giờ Nó đang đứng trên miền bắc, đang có một niềm vui nhè nhẹ vì được tận hưởng cái cảm giác vào giữa mùa đông. Đã 4 năm rồi nó không hề thấy. Nó đã mong đợi cái không khí này biết chừng nào. Mọi thứ giờ lại trở nên nhẹ tênh bởi gió mùa đông bắc đang thổi qua tai nó. Tóc nó đang rối lại, đùa vui với gió. Nó đang mặc áo len, đang được ủ bàn tay mình trong túi áo và quàng một chiếc khăn thật mỏng, thật nhẹ vừa sát với cổ mà cô bạn Lan Lùn Bắp Ngô của nó gửi vào nơi nó đang sống làm quà cho từ khi mùa đông mới về. Hơi ấm của cơ thể nó đang lan tỏa ra bên ngoài. Nó yêu cái lạnh, yêu cái không khí này biết bao nhiêu. Nó đang được ngồi ăn giữa nhà với nồi cơm ấm nóng bốc khói nồng nghi ngút cùng ông bà ngoại của mình. Nó được tận mắt nhìn thấy, tận tay nắm lấy bàn tay nhăn nheo của bà và vòng tay qua ôm ngang lưng rồi tì cằm lên vai bà nó khi nó muốn mà chẳng có ai coi đó là hành động kỳ quặc để nó phải thấy xấu hổ. Được cười nói với ông và chào hỏi những người hàng xóm đợi bạn bè học xa vẫn chưa về. Được nhẹ bước trên những con đường nhỏ xinh quen thuộc như đang bước đi trong một giấc mơ. Được nghe những giọng nói mà khi ra đi, trở lại mỗi lần nghe nó lại phì lên cười vì không sao kiềm chế lại được. Bởi toàn là: ?ocái nọ nục bình năn nông nốc?. Khi cố gắng sửa cho bạn bè, cho người thân không được, nó lại lấy đó là niềm vui bởi thấy một sự đáng yêu vì con người ta ai cũng có những khiếm khuyết.
    Ờ! Những con người trên quê hương của Nó. Hầu hết họ đều nói ngọng từ ?on? và ?ol?! Nhưng nó đang lâng lâng bước đi, sống trong lòng của họ. Nó đang đứng trên miền quê của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn - Vị tướng đã làm chói lòa những trang lịch sử cùng thế giới với ba lần lãnh đạo, cầm quân và chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông. Nó đã về tới thành Nam yêu dấu. Nơi nghèo thật nghèo với những cánh đồng đang mùa phơi đất, những mảnh vườn nhỏ đầy màu vàng của hoa cải cúc. Nơi mà có lúc một người xa lạ vô tình hỏi nó quê ở đâu. Nó bảo: ?oQuê cháu ở Nam Định?. Họ lại bảo, Nam Định gần Hà Nội, gần thủ đô mà chẳng phát triển được gì. Nó bỗng thấy lòng se lại, ngậm ngùi nhớ đến cái nghèo của quê mình. Dù có đi bao năm vẫn thế. Chẳng có mấy ngành công nghiệp nào tới, chẳng có mấy ngành dịch vụ nào đáng kể ngoài cái nhà máy dệt đã đi vào lịch sử, đi vào dĩ vãng sau một thời vang bóng. Nơi có cây cầu Đò Quan đã đi vào trong những câu hát dân ca. Tầm Thường chỉ loáng thoáng nghe vài lần từ lúc còn nhỏ xíu nhưng đi xa rồi bỗng dưng lúc nào thấy nhớ. Nơi chỉ có những con người lam lũ quanh năm gắn liền, chỉ biết đến ruộng đồng nhưng khi thấy nó lại bảo: ?oÔi giời ơi! Bố con nhà mẹ Dung. Nhớn thế này rồi cơ à! Về bao giờ thế? Vào đây chơi với bà đã!?. Nơi có một phần con sông Hồng chảy đến với bờ đê cao ngất. Chẳng có gần nhà nhưng cũng đi vào nỗi nhớ lúc cất bước ra đi bởi một ngày đông nào đó, Tầm Thường đứng giữa thủ đô. Nó đã đứng trên cầu Chương Dương, chụp một tấm hình rồi nhìn theo dòng chảy của con sông, xa xăm nhìn về phía quê hương của nó.
    Nơi đây - quê hương. Nơi đã chất chứa bao kỷ niệm để khi ra đi, nó kể triền miên từ ngày này sang ngày khác cho bạn bè nghe mà vẫn không thấy hết. Nó đang đứng ở nơi đã bắt đầu và khơi dậy cho nó được bao niềm yêu thương về cuộc sống, về con người. Nơi mà khi nó vừa đặt chân xuống sân ga, chưa biết sẽ bước về đâu thì Fly gọi điện" Em đã về tới nơi chưa?" mặc dù nó chỉ nhắn một dòng tin vội vàng trước lúc lên đường. Dọc theo suốt chiều dài của đất nước, từng gốc cây ngọn cỏ, từng bờ biển đẹp nên thơ lại khiến nó ước mơ. Đầu óc bồng bềnh, nhẹ đến ngây ngô, chẳng có gì.
    Giống như một chuyến tàu, phải dừng lại ở các ga nhất định. Vậy nên nó cũng muốn dừng lại trong một khoảng nhỏ trên quê hương của mình vì bình yên chỉ là một khoảng lặng trước một cơn bão mới.

    Được Silver_Place sửa chữa / chuyển vào 22:03 ngày 18/01/2008
  4. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3

    Trăng Quê - @Silver_place.
    Bài này được Silver viết trong blog của mình và có e*** một chút, đăng trên Vietnamnet với tên Trăng thu và ngày chủ nhật bình yên
    Tôi đã thấy trăng, gió ở rất nhiều nơi khi đêm xuống. Từ những nơi đô thị ồn ào, ngày đêm tấp nập dưới ánh đèn rực rỡ sắc màu đến những vùng nông thôn hẻo lánh như quê mình. Từ vùng cao nguyên quanh năm mây phủ trắng đầu núi non đến nhiều bờ biển ngàn năm sóng vỗ. Từ nơi được người ta gọi là xứ sở của sương mù đến nơi quanh năm chỉ là miền nắng cháy của những đồi cát, những vùng toàn núi đá không một cái cây hay mầm sống nào có thể nhú lên. Đó là những chuyến đi, những chặng đường tôi đã qua. Vậy nhưng, khi thấy, tôi chỉ nhớ về ánh trăng quê mình trong nỗi cô đơn mơ hồ, nỗi buồn man mác khó gọi thành tên.
    Tôi nhận ra trăng từ khi còn rất nhỏ, có lẽ lúc ấy tôi mới 4, 5 tuổi. Đó là những buổi tối ngày mùa ngồi trên hiên nhà hoặc mỗi lần ông bà, ba mẹ, các cậu kéo đá xong một lượt lúa, nghỉ giải lao, tôi lại chạy ra đứng giữa hai cái càng kéo của hòn đá, thử kéo hoặc lại nằm kềnh trên chiếc chiếu trải trên rơm thóc dải phẳng trên sân, giữa mọi người trong gia đình đang ngồi. Cảm giác nằm trên chiếc chiếu giữa sân rơm thóc tươi ấy đến giờ tôi còn nhớ rất rõ bởi mùi hăng của rơm tươi, thơm của lúa, mát của nước, êm, mềm như đang bước trên thảm cỏ dày đặc dưới chân. Ngày đó, quê tôi chưa có máy tuốt lúa, mọi người còn phải kéo đá. Có khi, gần sáng tỉnh dậy tôi đã thấy mọi người trong gia đình kéo đá, vì ngày hè rất nắng, chẳng ai kéo lúc mặt trời còn thức cả. Đã có lần tôi đòi đẩy đá. Mẹ tôi lấy cho một cái chạc gảy rơm và mắc vào cẩn thận. Tôi cầm lấy và cắm đầu cắm cổ chạy theo hòn đá muốn hụt hơi và chỉ mong sao cái chạc không bị rơi ra khỏi hòn đá chứ chẳng nói đến đẩy cho người kéo là ông ngoại được nhẹ hơn. Chạy một hồi quanh sân tôi cũng mệt rồi tự chạy ra quẳng gậy ở góc sân, ngồi thở. Lúc đấy, cả nhà lại xúm vào trêu chọc và cười tôi.
    Tôi biết đến trăng sớm, trăng muộn, trăng non, trăng già từ những kỷ niệm nho nhỏ còn sót lại, từ những lần bất chợt tỉnh giấc ngày xưa ấy.
    Đến bây giờ những hòn đá ấy không hề còn, tôi cũng không thể biết chính xác nó nặng khoảng bao nhiêu. Chỉ biết, hai đầu của hòn đá được mắc vào hai cái càng dành cho một người phía tước kéo và tối đa, có bốn người đẩy đằng sau. Những người đẩy đá, ai cũng có một cái gậy rất chắc chắn để đẩy. Nằm giữa sân, tôi nhìn trăng sáng vằng vặc, lơ lửng trôi đi. Quê tôi, mọi người đang làm việc ngày mùa dưới nó bởi chưa có điện. Cũng là những ngày hè như bây giờ bởi lúc ấy, mùa vụ còn kéo dài hơn. Lúa trồng sáu tháng chứ không phải ba tháng.
    Bây giờ chẳng còn, nhưng khi bị chạm vào, những điều như thế hiện ra trong ký ức, trong kỷ niệm thì lòng tôi luôn man mác, cảm giác buồn đến bình yên.
    Trăng theo tôi trên con đường đất mỗi lần cùng mẹ từ nhà ông bà ngoại về nhà vào buổi tối rồi sau đó lại bắt mẹ dẫn đến nhà ông bà ngủ. Bóng tôi tròn, chắc nịch và thấp bé. Bóng mẹ dài lênh khênh xiêu vẹo, ngoằn nghèo cùng cây lá ven đường.
    Trăng đi cùng tôi vào mỗi tối mùa hè, mẹ đến nhà Lan Lùn chơi với mẹ của cô ấy. Hai đứa tôi chạy nhảy, đuổi nhau ngoài chiếc sân rộng, còn các anh chị lớn hơn trong xóm chơi trốn tìm, chỉ tên trong đêm trăng sáng. Mọi thứ đều bình yên mặc dù thỉnh thoảng mẹ Lan Lùn lại chửi đổng: ?oCha tổ bố chúng mày, xục xạo rồi thể nào cũng bị rắn nó chôn cho. Lúc mảnh sành nó cắm vào chân thì đừng có chạy về kêu tao nhá? ?" Bác ấy chửi thế bởi trong đám cũng có hai đứa con của bác đang chơi.
    Lớn lên một chút chúng tôi chơi đủ trò dưới trăng. Trốn tìm, chỉ tên, bịt mắt bắt dê, rồng rắn lên mây, thả đỉa ba ba.... Tôi chơi với bọn trẻ ở gần xóm nhà mình vài hôm. Khi nào không thích nữa, lại lên xóm nhà ông bà ngoại để chơi với bọn trẻ con ở đó, cũng các trò tương tự.
    Cứ thế theo ngày tháng, tôi lớn lên và đêm xuống vào mỗi lần trăng sáng, tôi cũng thay đổi dần.
    Đó là, khi đi chơi với bạn bè buổi tối về, tôi hay đứng một mình trên mái nhà nhìn trời đất chứ không đi ngủ ngay. Chỉ đứng nhìn chứ hoàn toàn không hề nghĩ ngợi gì. Tôi nhìn những mái ngói đen kịt trong đêm, âm thầm hiện ra dưới ánh điện le lói, hắt lên từ những kẽ hở của những ngôn nhà, dưới ánh trăng rất sáng ngay tại nơi mình đứng nhưng trông rộng ra vô tận thì nó vẫn mờ mờ, ảo ảo bởi đêm. Tôi nhìn cây lá im lìm, âm u, lạnh lẽo đến cô đơn khi đêm xuống với những giọt sương rơi tí tách lúc trời chuyển sang thu và nghe tiếng gió của bờ tre xào xạc tần ngần gỡ rối tóc cho chính mình. Đêm quê trong ký ức, cô quạnh buồn.
    Đó là, những ngày học ôn thi, ngỡ ngàng lúc ngó ra chấn song cửa sổ từ bàn học, trăng chiếu vào, lặng lẽ sáng cả một vùng mênh mông trời đất khi nhìn lên. Trăng tròn vành vạch giữa bốn bề cây lá trong vườn. Dựa cửa sổ nhìn ra một khoảng tranh tối, tranh sáng và tôi thấy lòng mình êm đềm trôi đến vô định, chẳng có bến bờ nào. Từ những ngày học lớp 6, lớp 7 tôi đã phát hiện ra vẻ đẹp huyền ảo của đêm như thế. Nó đi vào tôi rất tự nhiên bởi tôi không bao giờ cố tình để ý đến những điều như vậy. Thế, chẳng ngờ đến một ngày, nó lại là chốn bình yên bởi đã in sâu trong tiềm thức.
    Gío biển quê tôi cũng mặn khác thường. Nơi tôi ngủ chỉ cách đê biển khoảng 200m trong ngôi nhà của một người họ hàng gần. Đêm xuống, gió thổi bay thốc hết màn lên nếu như không lèn thật kỹ. Mát lạnh nhưng mặn chát. Những cánh đồng màu xanh sẫm, ướt đẫm sương đêm đứng dưới trăng muộn vào 3h sáng. Tôi tỉnh dậy vì lạ nhà, ra ngoài đứng nhìn những chiếc lá nhỏ nhắn run rẩy trong gió muối. Trăng ở miền biển quê tôi cũng cảm giác nặng hơn trăng ở vùng đồng bằng trồng lúa nước mặc dù chỉ cách nhau khoảng 40km. Gío phi lao hát trong đêm cùng sóng biển, với tôi cũng là buồn đến lạnh người bởi sự cô đơn. Năm ấy tôi mới chỉ 14 tuổi.
    Quê cho tôi tuổi thơ, mang đến cho tôi những cảm xúc, rung động tinh tế nhất về những miền đất tôi đã đi qua khi đã trưởng thành với những khoảnh khắc nho nhỏ. Nếu tôi bảo trăng ở đâu đó đẹp, thanh bình thì đó là vì tôi đã thấy nó đẹp từ quê mình.
    Chỉ có điều, chẳng mấy lần tôi viết lên được những dòng mang cảm xúc vui vẻ khi nói về quê. Bởi nếu không xa nó, không ra đi thì chăng bao giờ tôi biết được nhiều điều như vậy.
    Vì đêm mơ thấy mình được bước trên con đường dẫn ra cánh đồng, tràn ngập trăng gió giữa ngày mùa cùng với một người.
    Ký ức xa xôi, có thường hay trở lại giữa những ngày chủ nhật để lòng bình yên?

    Được silver_place sửa chữa / chuyển vào 09:47 ngày 25/01/2008

Chia sẻ trang này