1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

õTƠõTƠõTƠõTƠõTƠ Khỏ?Ê n?fng phòng thỏằĐ ỏằY ...BĐ õTƠõTƠõTƠõTƠõTƠ

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi linhtinhbeng, 13/12/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vingrauX

    vingrauX Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/04/2007
    Bài viết:
    1.001
    Đã được thích:
    0
    Ngoài việc trang bị vũ khí tối tân thì công tác chăm lo đời sống cũng cần bảo đảm. Một trong những biện pháp cần thiết là bố trí cho các em Vànhg Anh Hương Lãm ra phục vụ chiến sĩ hải đảo, như có bạn gì đã gợi ý ở trên.
  2. manhtd04

    manhtd04 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/04/2006
    Bài viết:
    1.574
    Đã được thích:
    0
    Chiến tranh du kích của VN kinh nghiệm lúc này là đây, Kiều bào trong và ngoài nước thâm nhập vào Bắc kinh đánh bom cảm từ(khủng bô dưỡi cách nhìn của Quốc tế)biến BK thành bình địa-Bám lấy thắt lưng địch mà đánh.
  3. linhtinhbeng

    linhtinhbeng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2003
    Bài viết:
    365
    Đã được thích:
    0
    Cán cân tại Trường Sa:
    Với trang bị hiện nay, VN hoàn toàn có khả năng phòng thủ tốt những đảo đang chiếm giữ tại TS (21 đảo), cả VN và Chino đều hiểu rằng không bên nào có đủ lực để thay đổi hiện trạng.
    Tuy nhiên cán cân sẽ thay đổi rất nhanh trong khoảng 5-10 năm nữa nếu Chino có tàu sân bay và đang gia tăng số lượng máy bay tiếp dầu lên rất nhanh, hạm đội tầu ngầm của Chino hoàn toàn có khả năng phong toả toàn bộ Trường Sa nhưng vấn đề đánh được nhưng có giữ được và tiếp viện được hay không là một bài toán đau đầu của Chino, VN hoàn toàn có khả năng phòng thủ và đáp trả bất đối xứng nếu chúng ta có không quân đủ mạnh.
    Nhiều phân tích gia đã dự đoán xung đột tại BD có thể xảy ra ngay sau khi Chino tổ chức xong Olimpic2008. Động thái thành lập thành phố Tam Sa có lẽ cũng nói lên điều gì ?
    Nếu Chino quyết tâm thì sự chuẩn bị như hiện nay của VN đang là rất muộn, về không quân VN có thể tác chiến và gây rất nhiều khó khăn cho Chino nhưng về khả năng chống phong toả và tiếp viện thì hải quân quá í ẹ. Kịch bản là các đảo sẽ bị phong toả tiếp viện và một vài đảo sẽ bị mất ngay trong các đợt giao tranh đầu tiên. Tuy nhiên Chino có đủ sức bảo vệ tuyến đường tiếp viện từ Hoàng Sa-Trường Sa lại là một bài toán khó. Vì khả năng trước 2020 Chino vẫn chưa thể có chiếc tàu sân bay đầu tiên.
    Một vài hiệp ước chống khủng bố giữa VN-Japan-USA là một lựa chọn tốt trong tương lai rất gần.
  4. linhtinhbeng

    linhtinhbeng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2003
    Bài viết:
    365
    Đã được thích:
    0

    Kinh nghiệm của Đài Loan để đối đầu với gã khổng lồ TQ :
    Khả năng phòng vệ của Đài Loan
    Trái với suy tưởng của nhiều người, từ ngày trở thành Trung Hoa Dân Quốc (1949) tới nay, Đài Loan chưa hề run sợ trước những đe dọa bằng vũ lực của Trung Quốc. Cái ô dù che chỡ bằng quân sự của Hoa Kỳ chỉ là lý cớ để Trung Quốc không bị mất mặt mà thôi.
    Những phô trương sức mạnh bên ngoài gần đây của Trung Quốc chỉ nhằm che giấu sự yếu kém của Trung Quốc trước Đài Loan. Trong thực tế chính Trung Quốc đã phải nhượng bộ Đài Loan để tiếp tục được giúp đỡ về tài chánh cũng như về kỹ thuật để duy trì tốc độ phát triển cao. Trong dịp Tết Bính Tuất năm vừa qua, từ ngày 20-1 cho đến 7-2-2006, Trung Quốc đã tăng cường thêm 72 chuyến bay để chở các nhà đầu tư Đài Loan và gia đình cư ngụ tại Trung Quốc về quê thăm gia đình.
    Sự thật như thế nào ? Bắc Kinh lo sợ không thống nhất được với Đài Bắc vì thua kém cả về trình độ phát triển kinh tế lẫn kỹ thuật quân sự. Lý do là từ thập niên 1970 đến nay, Đài Loan đã không ngừng canh tân và tăng cường hệ thống phòng thủ của mình cả về hải lục không quân lẫn tình báo quân sự trước những đe dọa của Trung Quốc. Kinh phí quốc phòng của Đài Loan không ngừng tăng lên với thời gian, từ 1993 đến 1997 chi phí quốc phòng chiếm 5,19% tổng số GDP của Đài Loan, từ 1998 đến 2002 tỷ lệ này tăng lên 7,12%. Mỗi năm Đài Loan tăng ngân sách quốc phòng thêm 3 tỷ USD, từ 11,2 tỷ USD năm 2003 lên 14,7 tỷ USD năm 2004, và gần 18 tỷ USD cho năm 2005, ngang bằng ngân sách hải quân Trung Quốc (2000-2005) và Nhật Bản (2001-2010).
    Thực lực của hải quân Đài Loan
    Cũng nên biết ngân sách dành cho hải quân Đài Loan chiếm 45,2% ngân sách quốc phòng. Tất cả những tàu chiến của hải quân Đài Loan đều mua từ Mỹ và Pháp, hoặc được sản xuất tại chỗ với những trang bị kỹ thuật quân sự mới nhất của Mỹ, Pháp và châu Âu. Hiện nay hải quân Đài Loan có 26 khu trục hạm, 22 tuần dương hạm, 9 tàu ngầm diesel đời mới và khoảng 100 tàu đổ bộ của thủy quân lục chiến. Sức mạnh của hải quân Đài Loan chỉ đứng sau Nhật Bản và vượt hẵn hải quân Trung Quốc trong eo biển Đài Loan.
    Từ sau năm 1972, sau khi Mỹ thiết lập bang giao với Trung Quốc, chiến lược phát triển quân sự của Đài Loan đã rất khôn khéo để có được tất cả mà không ai bị phiền lòng, nhất là Trung Quốc và Hoa Kỳ.
    Nhắc lại, lợi dụng lúc Mỹ đổi đời các tàu chiến năm 1991, Đài Loan đã mua 9 tuần dương hạm kiểu Knox và 3 tàu phá ngư lôi có khả năng bắn hỏa tiễn đối hạm tầm xa, nâng tổng số tàu phá ngư lôi của Đài Loan lên đến 16 chiếc. Ngày 21-9-1992, Đài Loan mua thêm 12 trực thăng săn tàu ngầm của Mỹ, loại Sea Plight SH-2F (trị giá 1,61 tỷ USD). Trước đó hải quân Đài Loan đã có 32 máy bay chống hạm trên biển. Với những trangh bị này, Đài Loan đã xây dựng một hệ thống phòng thủ dày dặc quanh đảo dư sức đối phó với hải quân Trung Quốc, từ bán đảo Triều Tiên cho đến đảo Thái Bình ở quần đảo Nam Sa.
    Tuy vậy Đài Loan không muốn bị lệ thuộc vào nước ngoài về trang bị vũ khí. Kế hoạch phòng vệ của Đài Loan năm 1992, còn gọi là Quang Hóa II, dự trù trang bị cho hải quân Đài Loan những loại vũ khí sản xuất hay lắp ráp tại chỗ. Nhưng vì Pháp chào bán với giá hạ nên Đài Loan đã mua 6 tuần dương hạm tàng hình trị giá 12 tỷ FRF. Tháng 4-1992, Đài Loan chấp nhận để Pháp trang bị thêm các loại hỏa tiễn bắn bằng tia laser cho 6 chiến hạm vừa nói và 4 chiến hạm Thành Công. Ngoài ra các chiến hạm mới này, kể cả 5 chiến hạm Aegis mua của Mỹ, còn được trang bị thêm các loại đại bác 76 ly Otto của Hòa Lan, đại bác liên thanh Volkforce, đại bác cận chiến 20 ly và nhiều loại vũ khí tối tân khác.
    Cho đến 1993, Đài Loan đã có 180 tàu chiến và 4 tàu ngầm, trong đó có các chiến đĩnh Thành Công (do công ty CSBC của Đài Loan ở Cao Hùng sản xuất, trị giá 700.000 USD/chiếc). Ngoài ra Đài Loan còn có 7 khu trục hạm chống tàu ngầm, được trang bị hỏa tiễn SeaHawk SH-60B, mỗi chiếc có 2 trực thăng chống tàu ngầm S-70CM-1ASW. Tối tân nhất là 5 tàu tác chiến kiểu Aegis (mua của Mỹ) được trang bị hỏa tiễn phòng không có thể bắn được cùng một lúc 16 máy bay địch nhờ 2 dàn radar ADAR và SPY-1, và được trang bị thêm loại hỏa tiễn tầm xa (do hai công ty General Electric và RCA của Mỹ thiết kế) có thể bắn các chiếm hạm địch cách xa 176 km (95 hải lý). Với những trang bị này, hải quân Đài Loan vượt hơn hẳn hải quân Trung Quốc thời đó.
    Từ 1997 trở đi, mỗi tàu chiến của Đài Loan còn được trang bị thêm 2 máy phát xạ có thể bắn liên tiếp 4 hỏa tiễn Hùng Phùng hạm đối hạm (do Đài Loan sản xuất). Kể từ năm 2000, các tàu chiến mua của Mỹ được trang bị thêm 2 loại hỏa tiễn Thiên Cung 1 và Thiên Cung 2 hạm đối không (do Đài Loan sản xuất, ngang hàng với hỏa tiễn SM-2 của Mỹ). Năm 2005, Đài Loan mua thêm hai khu trục hạm mới kiểu Kids mới từ Hoa Kỳ, năm 2006 sẽ mua thêm 5 tàu ngầm chạy bằng diesel của Mỹ để bảo vệ lãnh hải.
    Nhưng Đài Loan vẫn còn thua Trung Quốc về số lượng tàu ngầm (trên 100 chiếc). Bù lại hải quân Đài Loan có trên 40 tàu phá ngư lôi và săn tàu ngầm loại S-2A/EIG do Mỹ chế tạo và 12 tiền tiêu hạm 500 tấn đủ khả năng ngăn ngừa sự xâm nhập của tàu ngầm Trung Quốc.
    _____________________
    Đài loan hiện đã tự sx được tên lưa
  5. sieutoc3x

    sieutoc3x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/10/2007
    Bài viết:
    672
    Đã được thích:
    0
    Tôi luôn cho rằng Việt Nam cần liên minh quân sự với Nhật Bản, Ấn Độ, Hoa Kỳ để tạo 1 liên kết sức mạnh có thể gây được áp lực răn đe đối với Trung Quốc. Việc làm gấp rút trước mắt là phải phát triển được các hệ thống tên lửa, trong đó việc nhanh chóng chế tạo ồ ạt phải đưa lên hàng đầu. Cần phải có sức răn đe tối thiểu về hoả lực phòng không cũng như tầm xa. Tiếp đó là phát triển các phi đội ném bom, không chiến, rồi chiến hạm, tàu ngầm. Liên minh với kẻ thù của kẻ thù để có sự hỗ trợ tốt nhất về quân sự , chính trị..
  6. linhtinhbeng

    linhtinhbeng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2003
    Bài viết:
    365
    Đã được thích:
    0
    Hạm đội Nam Hải (căn cứ chính tại Lâm Du), đối thủ chính của chúng ta nếu xảy ra xung đột cục bộ tại Trường Sa:
    Hạm đội Nam Hải có lực lượng như sau :
    - Missile destroyer : 11.(tàu cao tốc mang tên lửa)
    - Missile frigate : 17. (tầu khu trục)
    - Sub : 6 (Ming class). (tàu ngầm)
    - Landing ship : 17. (tầu đổ bộ)
    Không quân của hạm đội có khoảng 200 chiếc J-6, J-7B, JH-7 và J-8B/D và 60-70 H-6 cùng một số trực thăng Z-8, Z-9.
    Ngoài ra quân khu Quảng Châu có khoảng 100 J-6/-7 đóng ở tỉnh Quảng Tây. Quân khu có 2 trung đoàn Su-27/-30, một ở Quảng Đông và một ở Hồ Nam. Có thể sẽ được huy động để hỗ trợ.
    Về lý thuyết thì ta chỉ phải chống lại một phần lực lượng này, nhưng khi xảy ra chiến sự, phần nhiều khả năng TQ sẽ điều thêm tàu chiến cũng như Su-27/-30 của các căn cứ, quân khu, hạm đội khác đến tăng cường.
  7. linhtinhbeng

    linhtinhbeng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2003
    Bài viết:
    365
    Đã được thích:
    0
    Lực lượng vùng 3 + sân bay Phan Rang, Biên Hoà của
    - Khoảng 10 tàu cao tốc tên lửa Taraltul + Molya
    - Không quân có 13 Su-27/-30, ~60 Su-22M4, ~120 MiG-21, ~15 trực thăng chống ngầm Ka-25/27. Trong đó chỉ có 4 chiếc Su30 chuyên đánh biển
    - Số mua thêm là 40 chiếc Su-22M4 từ Ba lan (ném bom và mang tên lửa đối hạm) thì hiện nay vẫn chưa giao hàng.
    - Khi xảy ra chiến sự ngoài toàn bộ số Su-27/-30, có lẽ VN sẽ huy động 1 trung đoàn Su-22 và 1-2 trung đoàn MiG, khoảng gần 100 chiếc nữa. Tuy nhiên số Su-22 + MIG này không có khả năng không chiến với tới Trường Sa, nhiệm vụ chính sẽ là phá huỷ tuyến đường tiếp viện từ Hoàng Sa ->Trường Sa.
    Khả năng vô hiệu hoá sân bay quân sự tại Hải Nam và Hoàng Sa là một vấn đề lớn !
  8. linhtinhbeng

    linhtinhbeng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2003
    Bài viết:
    365
    Đã được thích:
    0
    Thực trạng tại Trường sa hiện nay (Hoàng sa thì đã của Chino 100% từ 1974)
    [​IMG]
  9. frodo86

    frodo86 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2003
    Bài viết:
    582
    Đã được thích:
    0
    Nguồn tin từ bộ ngoại giao Việt Nam cho biết đã chính thức chọn United States of America < viết tắt là Mẽo> làm đối tác chiến lược cho đợt IPO lịch sử sắp tới . Theo đó Việt - Mẽo sẽ bắt tay hợp tác toàn diện trên hàng loạt lĩnh vực và cùng chia sẻ lợi ích từ sự hợp tác này :
    --Về phía Việt Nam : chính phủ Mẽo đã cam kết sẽ lên tiếng phản đối trong trường hợp Việt Nam bị bắt nạt bởi bất kỳ ai , dù cho kẻ đó có thể đông dân nhất thế giới . Mẽo cũng cam kết có thể động binh trong trường hợp cần thiết .
    --Về phía Mẽo :
    +Chính phủ Việt Nam chấp thuận cắt nhượng 1/2 lòng đường Láng Hạ đoạn qua đại sứ quán Mỹ để đại sứ mở rộng hệ thống phòng thủ container .
    +Thành lập liên doanh Việt-Mẽo Petrol để khai thác dầu khí tại Trường Sa , Hoàng Sa . Dự tính Mẽo góp 51% vốn = tiền , phía Vn góp 49% còn lại bằng biển .
    +Bán 20% vốn của ngân hàng ngoại thương Việt Nam Vietcombank cho GE ngay quý I/2008 . Giá bán dự kiến không thấp hơn giá mua của cán bộ nhân viên VCB trong đợt đấu IPO 25/12 tới .
    Tin hot các bác ạ ,
  10. linhtinhbeng

    linhtinhbeng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2003
    Bài viết:
    365
    Đã được thích:
    0
    Tên lửa Bramos là tên lửa hành trình siêu âm bay thấp có tầm bắn 290 km được đánh giá có tính năng ngang tầm tên lửa Tomahok mà Mỹ đã sử dụng ở Irắc và Ápganixtan.
    Bộ trưởng Quốc phòng Nga Ivanov cho biết Nga không phản đối Ấn Độ bán tên lửa Bramos cho "một số quốc gia thân thiện đặc biệt khác như Malaixia, Chilê, Nam Phi, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất, Côoét. Tuy nhiên, Trung Quốc và Pakixtan không có tên trong danh sách này./.
    Bramos có nhiều phiên bản, phiên bán chống hạm đặt trên máy bay, tầu chiến hoặc trên các đảo nổi là những thứ VN quan tâm nhất.
    Giá của một tên lửa Bramos khoảng 1,2 mil $
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được linhtinhbeng sửa chữa / chuyển vào 11:09 ngày 14/12/2007
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này