1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ồư-ổ?? - ốắzổ?? (Nguỏằ"n gỏằ'c cỏằĐa chỏằ? và tỏằô H?Ăn)

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi vinhaihong, 16/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Hehe!!!! Bác tl_forever tham gia tich cực quá nhẩy!!!!!!
    Nói đến Giả Đảo, chợt nhớ tới điển "thôi, xao"? Không biết chư quân có ai nhớ không????
    Điểu túc trì biên thụ
    Tăng... nguyệt hạ môn
    Được rosered sửa chữa / chuyển vào 17:26 ngày 24/11/2004
    Được rosered sửa chữa / chuyển vào 18:40 ngày 24/11/2004
  2. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Hehe!!!! Bác tl_forever tham gia tich cực quá nhẩy!!!!!!
    Nói đến Giả Đảo, chợt nhớ tới điển "thôi, xao"? Không biết chư quân có ai nhớ không????
    Điểu túc trì biên thụ
    Tăng... nguyệt hạ môn
    Được rosered sửa chữa / chuyển vào 17:26 ngày 24/11/2004
    Được rosered sửa chữa / chuyển vào 18:40 ngày 24/11/2004
  3. alex_fsvn

    alex_fsvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/07/2004
    Bài viết:
    1.411
    Đã được thích:
    0
    Giả Đảo một nhà thơ hoàn tục đời Đường. Một hôm cảm hứng nghĩ ra được hai câu thơ
    Ðiểu túc trì biên thụ
    Tăng thôi nguyệt hạ môn

    (Chim đậu cây bờ nước
    Sư đẩy cửa dưới trăng)
    Tứ thơ đến vụt sáng và có hồn. Nhưng mà từ dùng thì phải cân nhắc đã. Nghĩ và nghĩ, thì nghĩ đến từ "xao" (gõ). Giả Đảo băn khoăn không biết chọn từ nào, thậm chí vừa đi vừa làm động tác gõ và đẩy, miệng thì lẩm nhẩm "tăng thôi..." , "tăng xao..."
    Tâm hồn lơ đễnh, chân sơ sẩy đi lạc vào giữa một đám quân binh võng kiệu đi ngược chiều. Nguời ngồi trên kiệu là Hàn Dũ, một người vừa làm quan vừa làm thơ có tiếng thời bấy giờ. Hàn Dũ hỏi chuyện, khen tài thơ và sự sáng tạo nghiêm túc của Giả Đảo. Hàn Dũ khuyên nên chọn từ xao, từ xao đắt hơn từ thôi ở chỗ thôi chỉ tả động tác, còn xao vừa tả được động tác vừa biểu được âm thanh.
    Sau này, người ta thường dùng chữ "thôi, xao" với ý nghĩa là cân nhắc từng chữ để sửa chữa bài văn, bài thơ cho thật tốt.
    Giả Đảo được biết đến vì sự trau chuốt câu chữ, vì ý thức lao động một cách có trách nhiệm đối với sáng tác của mình.
    Người ta thường dẫn Tuyệt cú ra chứng mình phẩm chất này của ông:
    Nhị cú tam niên đắc
    Nhất ngâm song lệ thùy
    Tri âm như bất thưởng
    Qui ngọa cố sơn thu

    Thơ nhiều khi diệu vì cảm xúc, khi gò bó quá về câu chữ thì lại trở nên vô cảm. Có lẽ bởi thế, thơ Giả Đảo chỉ có từ hay, mà ít có bài hay.
    ----------------------------------------------------------------
    Chị đang lo Trường Xuân Tử không khoẻ, nên không đăng đàn. Thấy em lại viết bài thế này, mừng rơi nước mắt.
  4. alex_fsvn

    alex_fsvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/07/2004
    Bài viết:
    1.411
    Đã được thích:
    0
    Giả Đảo một nhà thơ hoàn tục đời Đường. Một hôm cảm hứng nghĩ ra được hai câu thơ
    Ðiểu túc trì biên thụ
    Tăng thôi nguyệt hạ môn

    (Chim đậu cây bờ nước
    Sư đẩy cửa dưới trăng)
    Tứ thơ đến vụt sáng và có hồn. Nhưng mà từ dùng thì phải cân nhắc đã. Nghĩ và nghĩ, thì nghĩ đến từ "xao" (gõ). Giả Đảo băn khoăn không biết chọn từ nào, thậm chí vừa đi vừa làm động tác gõ và đẩy, miệng thì lẩm nhẩm "tăng thôi..." , "tăng xao..."
    Tâm hồn lơ đễnh, chân sơ sẩy đi lạc vào giữa một đám quân binh võng kiệu đi ngược chiều. Nguời ngồi trên kiệu là Hàn Dũ, một người vừa làm quan vừa làm thơ có tiếng thời bấy giờ. Hàn Dũ hỏi chuyện, khen tài thơ và sự sáng tạo nghiêm túc của Giả Đảo. Hàn Dũ khuyên nên chọn từ xao, từ xao đắt hơn từ thôi ở chỗ thôi chỉ tả động tác, còn xao vừa tả được động tác vừa biểu được âm thanh.
    Sau này, người ta thường dùng chữ "thôi, xao" với ý nghĩa là cân nhắc từng chữ để sửa chữa bài văn, bài thơ cho thật tốt.
    Giả Đảo được biết đến vì sự trau chuốt câu chữ, vì ý thức lao động một cách có trách nhiệm đối với sáng tác của mình.
    Người ta thường dẫn Tuyệt cú ra chứng mình phẩm chất này của ông:
    Nhị cú tam niên đắc
    Nhất ngâm song lệ thùy
    Tri âm như bất thưởng
    Qui ngọa cố sơn thu

    Thơ nhiều khi diệu vì cảm xúc, khi gò bó quá về câu chữ thì lại trở nên vô cảm. Có lẽ bởi thế, thơ Giả Đảo chỉ có từ hay, mà ít có bài hay.
    ----------------------------------------------------------------
    Chị đang lo Trường Xuân Tử không khoẻ, nên không đăng đàn. Thấy em lại viết bài thế này, mừng rơi nước mắt.
  5. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Em mấy hôm vừa rồi, một là mạng nhà chập cheng, sau nữa là bị một lúc mắc 2 chứng " Chí hàn Tiêu Hán nhân hoàn tại, Tâm luyến Chương Đài liễu vị thanh". Đau lòng lắm. .
    Hôm nay may mà mạng hanh thông. .
    Chư hữu giải thích hộ cái: Tiêu Sử thừa long với!!!!!!!
  6. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Em mấy hôm vừa rồi, một là mạng nhà chập cheng, sau nữa là bị một lúc mắc 2 chứng " Chí hàn Tiêu Hán nhân hoàn tại, Tâm luyến Chương Đài liễu vị thanh". Đau lòng lắm. .
    Hôm nay may mà mạng hanh thông. .
    Chư hữu giải thích hộ cái: Tiêu Sử thừa long với!!!!!!!
  7. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    He he Alex, em chỉ thấy có nhà sư hoàn tục chứ không thấy có nhà thơ hoàn tục bao giờ, hí hí...
  8. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    He he Alex, em chỉ thấy có nhà sư hoàn tục chứ không thấy có nhà thơ hoàn tục bao giờ, hí hí...
  9. alex_fsvn

    alex_fsvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/07/2004
    Bài viết:
    1.411
    Đã được thích:
    0
    Dãy Hoa Sơn có một ngọn núi tên là Ngọc Nữ, tương truyền Lộng Ngọc con gái Tần Mục Công động lòng vì tiếng sáo của Tiêu Sử - chúa Hoa Sơn, cùng Tiêu Sử cưỡi rồng ngồi phượng bay lên ẩn cư ở đó, hình thành một đoạn giai thoại.
    Tương truyền thời Xuân Thu, Tần Mục Công dưới gối không có con gái, bụng vẫn lấy làm buồn rầu. Một hôm, có người hiến lên một miếng bảo ngọc xinh đẹp. Đang ngắm nghía thưởng thức thì thấy cung nữ tới báo "Nương nương sinh hạ thiên kim". Mục Công cả mừng, bèn đặt tên là Lộng Ngọc (nâng niu hạt ngọc). Lộng Ngọc càng lớn càng đẹp, tới năm 16 tuổi thì tư dung phong mỹ, thông tuệ hơn người.
    Một buổi tối, Lộng Ngọc ngồi trên gác cao, rút sênh thổi khúc "Hoàng tầm Phượng", thanh âm vời vợi, tâm tình thiết tha. Hồi lâu, từ phương đông truyền tới làn tiếng tiêu. Thoạt tiên, Lộng Ngọc cho là tiếng sênh mình hồi vọng, sau lắng nghe kỹ, thì ra là khúc "Phượng cầu Hoàng". Lát sau, trong mây lướt tới một thiếu niên mỹ mạo, xưng tên Tiêu Sử, là chúa dãy Hoa Sơn. Chàng lưu lại một lát rồi cưỡi rồng bay đi. Công chúa vừa gặp đã lưu luyến, cả đêm thao thức tương tư.Tần Mục Công khi biết chuyện, phái người tới Hoa Sơn gặp Tiêu Sử, thỉnh chàng tới kết thành phu phụ với nàng công chúa xinh đẹp.
    Một thời gian êm ấm trôi qua, Tiêu Sử ngỏ ý rủ vợ quay lại Hoa Sơn tu đạo. Thế là chàng cưỡi rồng (thừa long), nàng ngồi phượng (khoá phượng), không từ giã mà đi.
    Tiêu Sử thừa long còn gắn với một kỷ niệm tình cảm của Lệnh Hồ Xung, chuyện này chắc không cần kể, vì nó còn nổi tiếng hơn điển cố.
    ----------------------------------------------------------------------
    @Rosered : Em mấy hôm vừa rồi, một là mạng nhà chập cheng, sau nữa là bị một lúc mắc 2 chứng " Chí hàn Tiêu Hán nhân hoàn tại, Tâm luyến Chương Đài liễu vị thanh". -----> Nghĩa là sao?
    @Vinhattieu He he Alex, em chỉ thấy có nhà sư hoàn tục chứ không thấy có nhà thơ hoàn tục bao giờ, hí hí... ----> Ngượng quá!
  10. alex_fsvn

    alex_fsvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/07/2004
    Bài viết:
    1.411
    Đã được thích:
    0
    Dãy Hoa Sơn có một ngọn núi tên là Ngọc Nữ, tương truyền Lộng Ngọc con gái Tần Mục Công động lòng vì tiếng sáo của Tiêu Sử - chúa Hoa Sơn, cùng Tiêu Sử cưỡi rồng ngồi phượng bay lên ẩn cư ở đó, hình thành một đoạn giai thoại.
    Tương truyền thời Xuân Thu, Tần Mục Công dưới gối không có con gái, bụng vẫn lấy làm buồn rầu. Một hôm, có người hiến lên một miếng bảo ngọc xinh đẹp. Đang ngắm nghía thưởng thức thì thấy cung nữ tới báo "Nương nương sinh hạ thiên kim". Mục Công cả mừng, bèn đặt tên là Lộng Ngọc (nâng niu hạt ngọc). Lộng Ngọc càng lớn càng đẹp, tới năm 16 tuổi thì tư dung phong mỹ, thông tuệ hơn người.
    Một buổi tối, Lộng Ngọc ngồi trên gác cao, rút sênh thổi khúc "Hoàng tầm Phượng", thanh âm vời vợi, tâm tình thiết tha. Hồi lâu, từ phương đông truyền tới làn tiếng tiêu. Thoạt tiên, Lộng Ngọc cho là tiếng sênh mình hồi vọng, sau lắng nghe kỹ, thì ra là khúc "Phượng cầu Hoàng". Lát sau, trong mây lướt tới một thiếu niên mỹ mạo, xưng tên Tiêu Sử, là chúa dãy Hoa Sơn. Chàng lưu lại một lát rồi cưỡi rồng bay đi. Công chúa vừa gặp đã lưu luyến, cả đêm thao thức tương tư.Tần Mục Công khi biết chuyện, phái người tới Hoa Sơn gặp Tiêu Sử, thỉnh chàng tới kết thành phu phụ với nàng công chúa xinh đẹp.
    Một thời gian êm ấm trôi qua, Tiêu Sử ngỏ ý rủ vợ quay lại Hoa Sơn tu đạo. Thế là chàng cưỡi rồng (thừa long), nàng ngồi phượng (khoá phượng), không từ giã mà đi.
    Tiêu Sử thừa long còn gắn với một kỷ niệm tình cảm của Lệnh Hồ Xung, chuyện này chắc không cần kể, vì nó còn nổi tiếng hơn điển cố.
    ----------------------------------------------------------------------
    @Rosered : Em mấy hôm vừa rồi, một là mạng nhà chập cheng, sau nữa là bị một lúc mắc 2 chứng " Chí hàn Tiêu Hán nhân hoàn tại, Tâm luyến Chương Đài liễu vị thanh". -----> Nghĩa là sao?
    @Vinhattieu He he Alex, em chỉ thấy có nhà sư hoàn tục chứ không thấy có nhà thơ hoàn tục bao giờ, hí hí... ----> Ngượng quá!

Chia sẻ trang này