1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Pakfa, fgfa

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi 5genfighter, 21/01/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Tàng hình kém nhưng Su T-50 thừa sức đánh bại F-22

    (Kiến Thức) - Nhấn mạnh đến tính năng siêu cơ động trong khi tàng hình chỉ ở mức tương đối nhưng điều đó có thể giúp tiêm kích Su T-50 đánh bại F-22 của Mỹ.
    Nga-Mỹ - những siêu cường hàng đầu thế giới về quân sự, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ hàng không. hai quốc gia này đang định hình đường lối phát triển hàng không quân sự thế giới. Người Mỹ cho rằng, tính năng tàng hình của máy bay giúp họ phát hiện và tấn công trước, qua đó giúp duy trì khả năng chiếm ưu thế trên không.
    Mục tiêu thiết kế máy bay chiến đấu thế hệ 5 của Mỹ là không để đối phương phát hiện ra máy bay của họ trước. Để thực hiện điều đó, Mỹ không tiếc chi hàng trăm tỷ USD vào việc làm cho máy bay của họ có tính năng tàng hình tốt nhất.
    Trong khi đó, tiêm kích tàng hình Su T-50 của Nga lại có mặt cắt radar lớn hơn so với F-22 hay F-35. Nhưng lợi thế tàng hình của máy bay Mỹ dường như không phải là điều mà người Nga lo lắng. Đối với T-50 được bao trùm bởi triết lý chiến đấu hoàn toàn khác biệt, nơi tính năng siêu cơ động được coi là vũ khí quan trọng.
    T-50 sự hài hòa giữa các yếu tố

    [​IMG]
    Su T-50 là một thiết kế hài hòa giữa các yếu tố, tàng hình, tốc độ cao và siêu cơ động.
    Trong tài liệu thiết kế của tiêm kích Su T-50 có yêu cầu về một mẫu máy bay có mức độ phản xạ radar thấp. Tuy nhiên, người Nga cũng sẵn sàng hy sinh một số tính năng tàng hình để đảm bảo yếu tố siêu cơ động và đặc tính bay.
    Mục tiêu của chương trình là tạo ra một máy bay có độ phản xạ radar thấp, siêu cơ động, góc tấn lớn, đồng thời đảm bảo hiệu suất khí động học cao ở tốc độ cận âm. Việc tạo ra một máy bay có khả năng thực hiện nhiệm vụ trên phạm vi rộng, tốc độ cao và tàng hình là một thách thức kỹ thuật lớn.
    Tất cả những yêu cầu trên dường như mâu thuẫn lẫn nhau, do đó, thiết kế cuối cùng phải là sản phẩm của sự thỏa hiệp giữa các tính năng trên. Nhà phân tích Bill Sweetman, biên tập viên cao cấp của tạp chí Tuần lễ Hàng không nhận xét. Quan điểm của người Nga là không để rơi vào thế bất lợi trong không chiến.
    Cho dù một máy bay có tính năng tàng hình ưu việt đến đâu thì các tình huống không chiến quần vòng là điều khó tránh khỏi. Đó là lúc tính năng siêu cơ động phát huy. Chậm chạp và vũ trang yếu như F-35 có khả năng bị đánh bại trong một cuộc không chiến với T-50.
    Nhìn vào cách trang bị vũ khí cho T-50 có thể thấy sự khác biệt lớn so với Mỹ. T-50 mang cả tên lửa không đối không tầm siêu xa và tên lửa chống bức xạ. T-50 có thể mang tên lửa chống bức xạ nặng 635 kg với tầm bắn tới 245 km, hay tên lửa không đối không nặng 453 kg tầm bắn 200 km.
    Thay vì chơi trốn tìm như người Mỹ, phi công Nga thà làm “con sói” trên bầu trời săn lùng kẻ thù và buộc kẻ thù phải chơi cuộc chơi do họ đề ra.
    Sai lầm khi đặt niềm tin vào tàng hình
    Tàng hình không có nghĩa là vô hình. Người Mỹ luôn tin rằng, một phi cơ tàng hình có thể giúp họ qua mặt hệ thống radar của đối phương. Nhưng phương thức tàng hình thường chỉ có tác dụng với các loại radar tần số cao, bước sóng ngắn. Đối với các loại radar bước sóng dài, tần số thấp hoàn toàn có thể vạch mặt máy bay tàng hình.
    [​IMG]
    F-117A Nighhawk từng bị bắn hạ dễ dàng bởi hệ thống tên lửa đất đối không lạc hậu.
    Ngoài ra, khi máy bay hoạt động sẽ phát sinh nhiệt từ động cơ. Một số hệ thống cảm biến hồng ngoại thụ động của Nga có thể phát hiện khí thải động cơ phản lực từ hàng trăm kilomet mà đối phương không hay biết.
    Trước đó vào năm 1999, người Mỹ từng phải trả giá đắt với niềm tin “tàng hình” khi loại tên lửa cỗ lổ SA-3 bắn hạ máy bay tàng hình F-117A. Hệ thống tên lửa đất đối không sản xuất những năm 1960 chỉ mất 18 giây để bắn hạ cỗ máy chiến đấu tàng hình hiện đại nhất thế giới thời điểm đó.
    Lúc đó, người Mỹ thậm chí không dám tin rằng, một máy bay chiến đấu tối tân như F-117 lại bị bắn hạ bởi một hệ thống phòng không đã lạc hậu.
    Lẫn trốn hay đối đầu
    Tàng hình đi kèm với chi phí đắt đỏ. Để tàng hình, máy bay phải khoác lên nó tấm áo choàng hấp thụ sóng radar. Cứ mỗi giờ bay trên không, phi cơ tàng hình Mỹ cần nhiều giờ để bảo dưỡng trong nhà chứa máy bay.
    [​IMG]
    Tàng hình ưu việt nhưng cơ động kém sẽ khiến F-35 dễ dàng bị đánh bại khi gặp tiêm kích T-50
    Trong thời bình, mọi thứ có thể dễ dàng hơn. Nhưng khi có chiến tranh, máy bay phải hoạt động nhiều hơn, nhanh hơn điều đó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến lớp phủ tàng hình và cần phải bảo trì nhiều hơn nữa. Đối với chiến đấu cơ thông thường, Không quân Mỹ duy trì tỷ lệ hoạt động khoảng 75%.
    Nhưng với máy bay tàng hình, tỷ lệ sẵn sàng hoạt động thấp hơn nhiều. Máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 Spirit, tỷ lệ sẵn sàng hoạt động chỉ ở mức 46,7%, đối với tiêm kích F-22 là 69%. Ngoài hạn chế về khả năng sẵn sàng hoạt động thấp. Chú trọng đến tàng hình có thể dẫn đến những hệ quả ngoài ý muốn.
    Pierre Sprey, kỹ sư hàng không người Hà Lan nhận xét, “Do quá chú trọng đến tính năng tàng hình, nên F-35 trông như một “củ hành” khi mang vũ khí bên ngoài. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất của máy bay, nó ì ạch như một máy bay ném bom”.
    Winslow T. Wheeler, giám đốc Dự án cải cách quân sự của Mỹ thừa nhận: “F-35 quá nặng nề và chậm chạp để thành công như một máy bay chiến đấu. Nếu phải đối mặt với kẻ thù nhanh nhẹn, chúng ta sẽ gặp rắc rối nghiêm trọng”.
    Trong khi người Mỹ cố tìm cách lẫn tránh những cuộc không chiến quần vòng bằng tính năng tàng hình để tìm cách tiêu diệt đối phương trước. Người Nga lại phát triển máy bay họ cho mọi kịch bản, từ tác chiến tầm xa cho đến không chiến quần vòng.
    Nếu không thể kết liễu đối phương từ xa thì không chiến quần vòng là nơi quyết định. Lúc đó, tính năng siêu cơ động sẽ là lợi thế lớn của T-50 so với máy bay Mỹ. Cho dù, tính năng tàng hình của Su T-50 không tinh vi bằng F-35 hay F-22 nhưng tính năng tổng thể của T-50 đủ sức đánh bại 2 chiến đấu cơ tối tân nhất của Mỹ.
    http://kienthuc.net.vn/vu-khi/tang-hinh-kem-nhung-su-t-50-thua-suc-danh-bai-f-22-645680.html
    beta22imagic2 thích bài này.
  2. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    T-50 có thực sự tàng hình thua kém F-35 ?!

    Tàng hình là gì, ngày nay gọi chung là gây khó khăn cho đối phương khó phát hiện, thì gọi là tàng hình, tàng hình chứ ko phải vô hình, nhưng tùy vào phạm vi phát hiện được

    Cần nói rõ T-50 gồm có siêu tốc độ (trên Mach 2, chính xác là Mach 2.3), khả năng cơ động cao vd chỉ cần thình lình leo cao hoặc giảm tốc rồi đột ngột tăng tốc nó sẽ khiến FCR đối thủ khó định vị, tính toán được phạm vi tọa độ trần bay cụ thể, vậy là nó đã có 2 lớp tàng hình để gây khó cho FCR của F-22/35 có thể tracking và cả đầu dò của AIM-120C5-7, tiếp đó là DRFM hoặc EW/ radio jammer cũng lại gây nhiễu FCR, khiến chúng khó detect chứ đừng nói là tracking. DRFM/ radio jammer hiện nay có khả năng giả tín hiệu trong tầm X-band đối phó với các loại radar AESA của Mỹ chủ yếu hoạt động trong X-band, trên giấy tờ radar AESA liên tục nhảy tần số, nhưng chúng ta phải hiểu, tần số ở đây ko phải là frequency band mà là frequency range
    [​IMG]


    [​IMG]

    Tức là khi thay đổi nhanh tần số (ở đây là phạm vi hoặc giải tần số GHz) thì nó vẫn là X-band nhưng có thể khi đó nó hoạt động ở khoảng 9-11 GHz, khiến cho RWR ko thể bắt kịp hoạt động, chứ ko phải nó thay đổi sang V band hoặc W band. Vì trong thực tế đã chứng minh radar F-22 ko có khả năng jamming các loại radar hoặc đầu dò tên lửa khác, còn radar F-35 thì chỉ giới hạn ở X-band, tóm lại cả 3 loại radar này chủ yếu nằm ở X-band, thực chất chúng chỉ là những máy phát X-band nhưng có khả năng thay đổi FR nhanh để tránh né RWR phát hiện tín hiệu khi chúng đang hoạt động chiếu sóng radar vào mục tiêu mà thôi

    [​IMG]
    [​IMG]


    The Gibbon’s briefing also points out that the Electronic Attack capability of the F-35’s APG-81 radar is limited to the X-band it operates in, and thus shows that the inflated claims for this capability made by Australian senior defence officials in past years lack substance
    http://www.aph.gov.au/DocumentStore.ashx?id=86463eb7-b0f7-4a3b-9e91-5b3a9a4f6272&subId=407876.

    The fighter's jamming is mostly confined to the X-band, in the sector covered by its APG-81 radar
    http://www.thedailybeast.com/articl...tealth-jet-can-t-hide-from-russian-radar.html


    APG-81 Multimode AESA Radar
    The Northrop-Grumman APG-81 X-band pulse Doppler multimode radar developed for the Joint Strike Fighter is closest in concept to the APG-77(V)2 in the F-22A, and the APG-79 in the F/A-18E/F Block II aircraft
    http://www.ausairpower.net/APA-2009-01.html


    Cuối cùng mới đến các lớp RAM, vật liệu sản xuất và khí động học thiết kế

    Như vậy là T-50 có tới 4 lớp giảm khả năng bị phát hiện gồm siêu tốc độ, siêu cơ động, EW/DFRM, RAM/vật liệu thiết kế, thiết kế vật lý
    Lần cập nhật cuối: 09/03/2016
    beta22, HANOIdiLONCUTvaoUCRAINA10imagic2 thích bài này.
  3. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    Các mẫu thử nghiệm tĩnh và bay thử của PAK T-50 đến nay

    T-50-0 ( T-50-KPO ) mô hình thân để thử nghiệm cho các bài kiểm tra mặt đất cũng như kiểm sức bền khung thân
    T-50-KNS : mô hình hoàn chỉnh để kiểm tra mặt đất

    T-50-1 ( 51 ) mẫu thử nghiệm bay lần đầu 29/1/2010
    T-50-2 ( 52 ) mẫu thử nghiệm thứ 2 bay lần đầu vào 3/3/2011
    T-50-3 ( 53 ) mẫu thử nghiệm thứ 3 bay lần đầu vào 22/11/2011
    T-50-4 ( 54 ) mẫu thử nghiệm thứ 4 bay lần đầu vào 12/12/2012
    T-50-5 ( 55 ) mẫu thử nghiệm thứ 5 bay lần đầu vào 27/10/2013 , sau khi bị cháy hỏng 1 phần cánh và hông trong buổi thử nghiệm , Sukhoi đã sửa chửa và đổi tên thành T-50-5R và cất cánh lại vào 16/10/2015

    T-50-6-1 : mẫu thử nghiệm tĩnh ( testbed ) của giai đoạn 2 chương trình phát triển
    T-50-6-2 ( 56 ) : mẫu thử nghiệm 1 giai đoạn 2 bay lần đầu vào 27/4/2016 ( vẫn chưa có ảnh chính thức ) , nghe đồn có 1 số trục trặc nhỏ nên hoãn thử nghiệm
    T-50-7 ( 57 ) mẫu thử nghiệm 2 giai đoạn 2 đang ở bước hoàn thiện cuối cùng tại nhà máy , sẽ đưa đến sân bay Zhukovky ( Moscow ) vào tháng 5 năm nay để bay thử
    T-50-8 ( 58 ) đang ở giai đoạn cuối sơn và sẵn sàng bay thử 20/6 năm nay
    T-50-9 ( 59 ) cũng ở giai đoạn cuối hoàn thiện khi đang lắp các tấm composit lên thân , bay thử 9/10
    T-50-10 : đang lắp ráp khung thân
    T-50-11 : đang bắt đầu

    Sau các bài kiểm tra vũ khí và radar ở mẫu T-50-11 thì PAK T-50 chính thức hoàn tất chương trình thử nghiệm cấp quốc gia và đi vào sản xuất hàng loạt vào 2018
    meo-u, Cyber02, beta223 người khác thích bài này.
  4. Cyber02

    Cyber02 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2015
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    191
    Fak - Fa -056 :)
    [​IMG]
    beta22, Tifavn, SuperSukhoi2 người khác thích bài này.
  5. nguoicamlaividai

    nguoicamlaividai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2011
    Bài viết:
    5.210
    Đã được thích:
    8.425
    TIÊM KÍCH TÀNG HÌNH THẾ HỆ 5 - T50 PAK FA (Nga)

    beta22halosun thích bài này.
  6. bubibubi01

    bubibubi01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2009
    Bài viết:
    467
    Đã được thích:
    187
    Đã bọc cái động cơ lại rồi nhỉ.
    Cyber02 thích bài này.
  7. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    Quảng cáo của UAC trên tạp chí hàng không
    [​IMG]
  8. kien2476

    kien2476 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2002
    Bài viết:
    6.180
    Đã được thích:
    12.822
    kuyomuko, Cyber02Tifavn thích bài này.
  9. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    Tạp chí điện tử quân sự JED có số về PAK FA T-50 Sukhoi với một số thông tin thú vị về hệ thống điện tử của chiến đấu cơ này , mình đã split và tạo riêng cho bạn nào thích tham khảo
    PAK FA- Russian Next Generation Fighter
    JED Magazine 8/2016 - Doug Richardson
    https://www.scribd.com/document/318995103/T-50-Russia-Next-Generation-Fighter
    Tifavn, imagic2halosun thích bài này.
  10. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    Nga hoàn thành động cơ cho PAK FA T-50


    Động cơ giai đoạn 2 dành cho tiêm kích thế hệ 5 T-50 PAK FA đã sẵn sàng, Tổng giám đốc Nhà máy hàng không thành phố Komsomolsk trên sông Amur, ông Aleksandr Pekarsh cho biết.


    “Động cơ giai đoạn 2 đã sẵn sàng, hoạt động tốt. Việc thử nghiệm diễn ra theo kế hoạch”, ông Pekarsh nói.

    Hiện tại, các máy bay Т-50 tham gia thử nghiệm đang sử dụng động cơ quá độ AL-41F1 (Izdeliye 117) được chế tạo theo đề án Demon và có thiết kế giống với động cơ của tiêm kích Su-35S.

    Tuy nhiên, các máy bay Т-50 sản xuất loạt phải được chuyển giao với động cơ mới giai đoạn 2 mà báo chí gọi là Izdeliye 30. So với AL-41F1, động cơ mới có lực đẩy mạnh hơn (đến 17,5-19,5 tấn), hiệu quả nhiên liệu cao hơn và chi phí vòng đời thấp hơn.

    Tháng 11/2015, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Chế tạo động cơ thống nhất ODK, ông Viktor Belouso đã thông báo, chuyến bay đầu tiên của T-50 với động cơ mới sẽ diễn ra không sớm hơn năm 2018. Vào cuối năm 2014, thời hạn chuyến bay đầu tiên được ấn định vào đầu năm 2017.

    Tiêm kích Т-50 được phát triển theo chương trình PAK FA, lần đầu cất cánh vào tháng 1/2010, được giới thiệu với công chúng tại triển lãm MAKS-2011. Tháng 12/2015, có tin, trong hai năm tới, công nghiệp và quân đội Nga tập trung kiểm tra khả năng chiến đấu của T-50.

    Một nguồn tin trong công nghiệp quốc phòng Nga thì khẳng định tiêm kích Т-50 với động cơ mới sẽ được sản xuất loạt vào năm 2018.

    Máy bay chiến thuật tương lai Т-50 là tiêm kích đã nhiệm thế hệ 5. Trong cấu trúc sử dụng nhiều vật liệu composite chất dẻo carbon, giúp giảm mạnh độ bộc lộ radar. Máy bay được trang bị hệ thống vô tuyến điện tử đa năng, cho phép không chỉ phát hiện mục tiêu trên không và mặt đất mà còn đảm nhiệm các nhiệm vụ dẫn đường, nhận dạng, trinh sát vô tuyến điện tử và đối kháng điện tử.

    Т-50 được trang bị pháo 30 mm hiện đại hóa 2 nòng (cơ số đạn 100 viên), vũ khí chính là 2 tên lửa không đối không tầm gần, 8 tên lửa không đối không tầm xa bố trí trong các khoang thân; ngoài ra có thể lắp 14 tên lửa trên các điểm treo ngoài.


    Nguồn: izvestia, 1.9, Tass, Lenta, 2.9.2016.

    http://vietnamdefence.com/Home/tintuc/thegioi/Nga-hoan-thanh-dong-co-cho-PAK-FA-T50/20169/55000.vnd
    --- Gộp bài viết: 06/09/2016, Bài cũ từ: 06/09/2016 ---
    Hợp đồng mua sắm loạt tiêm kích PAK FA đầu tiên cho không quân Nga đã bắt đầu triển khai thảo luận và ký kết vào cuối năm nay , phó Bộ trưởng quốc phòng Nga Yuri Borisov cho biết trong triển lãm quân sự Army 2016 , cùng lúc thì một quan chức cấp cao khi ở diễn đàn kinh tế Eastern Economic Forum tại Vladivostok cũng bật mí PAK FA T-50 sẽ bắt đầu sản xuất hàng loạt vào 2017 khi được cấp các chứng nhận và thông qua hợp đồng mua sắm với không quân Nga

    https://rns.online/military/Minobor...ostavku-T-50-dlya-VKS-v-etom-godu-2016-09-06/
    hoangtungtungbkxCyber02 thích bài này.

Chia sẻ trang này