1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Panzerfaust và bom ba càng

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi con_ech_gia, 29/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    theo em hiểu, bác lamkhoc nói đến hầm chữ T là kiểu hầm nằm trên hào chiến đấu, có ngách (chân chữ T) và 2 nhánh (đầu chữ T) nằm luôn trên đoạn hào. Kiểu hầm chữ T thứ 2 chính là hầm pháo,nhưng có lẽ ý bác không phải là loại hầm này!
  2. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
  3. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Luồng lửa B-41 trông chỉ dài 1 mét và sáng rõ , B-40 không phụt lửa mà phụt khói đen do sử dụng thuốc nổ đen, vệt phụt rất dài do thiếu tuye sau của súng, đến 4 mét. Tuy nhiên, vấn đề chính không phải là luồng lửa dài. mà phụ thuộc vào thể tích phòng kín. Không được bắn trong phòng có bức tường đối diện với mục tiêu mà thể tích phòng dưới 1000mét khối. Không được bắn khi có tường chắn phía sau chí ít 2 mét với B-41. Người ở phía sau khẩu B-41 đến chục mét vẫn nguy hiểm chết người như thường.
    Trong thực tế, xạ thủ B-41 phải chọn vị trí bắn cho an toàn. Chiến hào nhà ta là kiểu chiến hào râu tôm. Mỗi chiến sĩ có vài địa điểm bắn, rất thích hợp với bắn AK hay B-41. Ngay cả chiến hào có nắp, thì vách chắn mảnh đạn phía sau điểm bắn cũng cách xa 2 mét và không có nắp, đảm bảo hắt sóng phụt sau lên trên. Không cho phép bắn B-41 trong lô cốt hay hầm gì cả. Không hiểu bác nói đến hầm chữ T là loại hầm nào. Chiến hào râu tôm có dạng gần giống chữ Y. Chiến hào rấu tôm là một phần của tư tưởng quân sự 3 trong 3. Đây là sản phẩm đặc trưng của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Tư tưởng quân sự 3 trong 3 cũng rất đặc trưng Việt Nam, nhưng chúng ta chỉ thừa kế lại của Tổ Tiên. Chiến hào râu tôm là cụ thể hoá tư tưởng này trong phòng thủ cấp đơn vị nhỏ, cá nhân. Trong khoa học quân sự trên thế giới, kể cả những nước nổi tiếng về quân đội, đều không đề cập đến việc sử dụng kiểu đào hào này. Hồi HP ở lính, hào được đào như sau. Ban đầu, mỗi cá nhân chọn vị trí đào ổ bắn đầu tiên, đào xong các ổ bắn mới đào hào nối các ổ bắn với nhau, sau đó đào nối các cá nhân trong tổ (mỗi cá nhân 2-3 ổ bắn).
    Bắn B-41 mà vi phạm các điểm an toàn đúng là tự sát hoặc diệt quân ta. Lính Việt Nam yếu, mỗi người cũng chỉ bắn được khoảng 3 phát. Trong chiến tranh Tây Nam, đã có lần bắn hơn chục phát (không rõ sau đó có đơ đơ hay lên đường đi ma cao không). Súng ĐKZ-75mm do Liên Xô cũ thiết kế, nhưng thật ra thừa kế lại kiểu thiết kế Mỹ (bọn nguỵ gọi là "bích kích pháo"). Loại này có khối lượng thuốc phóng rất lớn, yêu cầu an toàn phía sau cao nhất. Trên thế giới có nhiều loại súng chống tăng luồng phụt yếu. Nhưng tầm rất gần do đạn phân tán. (ở đây cần phân biệt cách tính tầm. Như RPG-7V, loại B-41 ta dùng trong chiến tranh thường được nói có tầm bắn hiệu quả 300 mét. LAW có tầm xa đến gần km. Mới nghe thì thấy LAW khiếp. Nhưng thật ra tầm bắn tối đa của RPG-7V là 900mét, mà nó chỉ giới hạn ở đó vì ngòi an toàn kích nổ huỷ đạn, chứ không còn bay xa nữa. Nói tầm hiệu quả 300 mét vì sau đó đạn phân tán. Với cách tính như vậy, tầm hiệu quả của LAW lại thấp hơn RPG) HP bắn B-40 khá thoải mái, tiếng nổ của nó to đanh nhưng không ù tai. HP cũng mới được bắn B-41 phát một, chưa được thử bắn liên tiếp 2 phát lần nào. Còn chuyện lửa phụt đốt cháy cỏ thì vô lý, cỏ ở trong luồng phụt bay đi chứ cháy làm sao được. Loại súng có khối lùi rắn mà gặp tường phía sau thì đặc biệt nguy hiểm, lúc đó mảnh vỡ của tường và khối lùi khác gì mảnh đạn bắn tứ phía.
    LAW có những ưu điểm của súng sử dụng một lần. Thực tế, các RPG có khối lượng súng nhỏ. Ví dụ như B-40, khối lượng súng rất nhỏ so với đạn. Khi sử dụng thuật phóng tiên tiến có thể rút ngắn súng cho gọn và sử dụng những vật liệu nhẹ, nhưng dãn nở không bắn được nhiều lần như conposite. Đó là một lợi thế của súng sử dụng một lần. Súng bắn 1 lần không bị mòn, nó chính xác như mới và trong thuật phóng phức tạp, không lo hiệu chỉnh lại tuye để cân bằng lực giật (khẩu 75mm có vít chỉnh tuye, sau một thời gian bắn bị mòn đi làm súng nẩy mạnh). Một ưu điểm nữa của dùng một lần là đạn cơ cấu trúc ưu việt phức tạp nhưng chuẩn bị bắn đơn giản.
    LAW có một nhược điểm cơ bản, đó là không sử dụng tấm tích sóng nổ hoặc tấm đó yếu, cộng thêm góc mở lõm hẹp. Điều này làm sức xuyên trong điều kiện lý tưởng cao (đạn chạm vuông góc mặt mục tiêu) nhưng sức xuyên thực tế lại thấp. Cụ thể như trận đánh Làng Vây, đạn không xuyên được giáp mỏng của K-63 (giống PT-76 hoặc PT-85 Nga). LAW chỉ có tác dụng ở những khúc quẹo Sài Gòn, tầm bắn rất ngắn, xạ thủ ngắn được vào những chỗ hiểm trên T-55, T-54. Sau chiến tranh Việt Nam, người Nga ý thức được những ưu điểm của vũ khí Mỹ, trong đó có LAW và M-79. RPG-16 là một bản sao rất giống LAW ra đời như vậy, nhưng tất nhiên sử dụng đầu đạn kiểu Nga.
    Tuy vậy, súng sử dụng một lần chỉ có ưu điểm khi bắn đạn nhẹ tầm gần. Lúc đó khối lượng súng còn nhỏ, đem đến chiến trường rồi ném đi không tiếc. Những RPG mạnh mẽ vẫn sử dụng súng đạn rời như thường để đảm bảo sơ tốc. Trong khi đó, các ATGM lại phổ biến dùng ống phóng một lần đơn giản. Tuy nhiên, nhờ máy tính tính các thuật phóng phức tạp, nên công việc của xạ thủ RPG lại đơn giản hơn.
  4. lamkhoc

    lamkhoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Chúa ơi! tôi nói bắn ở cửa hầm chứ tôi nói bắn ở trong bao giờ đâu!!!Hầm chữ T như bác nào đó hình dung giống đoạn hào hinh chữ T ,thân chữ T được lát bằng thân cây và đắp đất,cửa là 2 đầu của chữ T,nếu trận địa có chiến hào(thường là điểm chốt )thì nó sẽ nối với cửa hầm theo chữ chi.Hầm chữ A,nói theo mặt cắt đứng,chữ T mặt căt ngang.Xin lỗi bác Đoàn nhé,tôi đọc ở bài nào đó của bác tưởng bác ở QK7!Nhưng có sao đâu,miễn là có kinh nghiệm để trao đổi cho những người muốn tìm hiểu về vũ khí đạn.
    Lần trước tôi nói về tư thế bắn,ở phía trái vật che đỡ là một tư thế bát lợi,cũng có hàm ý về lỗ thoát của b40,chứ tôi không nói bắn bằng tay trái,muốn ngắm bắn chắc cũng phải thuận mắt trái( nhưng phải còn tốt),Nhưng giả sử có ai đó bắn bằng tay trái chắc cũng không sao,vì cò súng(và lỗ thoát) cũng cách mặt người bắn đến 20 cm khi ngắm,lỗ đó không xì khí dạng cầu ngay cửa lỗ thoát.
    Được không nhỉ?

Chia sẻ trang này