1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Panzerfaust và bom ba càng

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi con_ech_gia, 29/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Chai cháy Molotov ****tail
    Những ngày tháng chua xót năm 1941... Đoàn thiết giáp Đức, áp dụng chiến thuật đánh bao vây, cắt xẻ chiến tuyến phòng thủ của Hồng quân thành từng mảnh. Những đơn vị Hồng quân bắt đầu lâm vào tình cảnh "đói đạn", do hầu hết những kho vũ khí đạn dược đều bố trí gần biên giới đều đã rơi vào tay quân Đức. Trong tình thế nguy ngập đấy, ngày 7 tháng Bảy năm 1941, Bộ Chỉ huy quyết định sử dụng loại bom xăng làm vũ khí chống tăng. Điều này cho phép cung cấp cho Quân đội loại vũ khí chống tăng khá hữu hiệu trong thời gian ngắn nhất. Giống như nhiều loại vũ khí khác, bom xăng mau chongđược đặt cho cái tên Molotov ****tail (Molotov lúc này là Bộ trưởng Quốc phòng ?" Valera. Một giai thoại khác giải thích cho cái tên này cho rằng nó được đặt bởi lính Phần Lan trong thời gian Chiến tranh Phần Lan. Thời kỳ này Molotov giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao và bị người Phần Lan cho là chịu trách nhiệm lớn trong việc gây ra chiến tranh ?" Bair Irincheev). Tuy nhiên, những người đầu tiên sử dụng bom xăng đốt cháy xe tăng lại là binh lính Cộng hòa Tây Ban Nha, trong Nội chiến 1936. Những chiến binh Tây Ban Nha đổ xăng v ào đầy một chai thuỷ tinh, bịt kín và quấn một sợi dây quanh cổ chai. Trước khi ném vào xe tăng, người ta châm lửa vào sợi dây. Xăng cháy bén vào các bộ phận máy móc và làm đạn phát nổ; khi ném trúng bộ phận truyền động, xăng dễ dàng làm cháy động cơ xe.

    Sau này phương pháp gây cháy đơn giản trên được cải tiến nhờ một chuyên viên hóa chất cháy nổ đã sử dụng ngòi cháy chậm Kibalchich của lựu đạn. Điều khác biệt duy nhất của lựu đạn Molotov ****tail so với lựu đạn thường là dùng xăng thay vì chất cháy rắn. Hồng quân được cung cấp hai loại bom xăng: loại dùng hỗn hợp tự cháy KS (hỗn hợp sulphur và phosphore, có nhiệt độ cháy rất thấp) và loại chứa hỗn hợp dễ cháy #1 và #3. Những loại hỗn hợp này làm từ xăng thường cho ôtô, cộng thêm thuốc cháy OP-1 ?" cũng là công thức của bom napalm ngày nay. Hỗn hợp KS thường đóng trong chai 0,5 tới 0,75 lít bên trong nhét một sợi dây ngòi cao su được quấn chặt vào cổ chai bằng dây thép. Khi châm lửa, chất lỏng bên trong cháy và cho ngọn lửa rất sáng kéo dài từ 1,5 tới 3 phút với nhiệt đột lên đến 1000° C. Loại bom xăng chứa hỗn hợp lỏng #1và #3 được nút kín bằng loại nút bấc thông thường. Một ống hóa chất đặc biệt được sử dụng làm ngòi kích cháy. Chất lỏng bên trong chai sẽ bốc cháy khi tiếp xúc với hóa chất chứa trong ngòi - điều này xảy ra khi cả chai lẫn ống hóa chất bị vỡ do va chạm với vỏ thép xe tăng. Ống hóa chất được gắn với cái chai nhờ một sợi dây cao su hoặc cắm thẳng vào cổ chai. Một phương thức kích cháy khác là sử dụng loại diêm đặc biệt gắn vào chai nhờ sợi dây cao su. Loại ngòi diêm này có đầu to bọc một lớp dầy chất bắt cháy. Chúng sẽ được châm cháy trước khi ném bằng diêm quẹt thường. Hóa chất bên trong chai, khi va chạm vào vỏ xe tăng sẽ bốc cháy trong suốt 40-50 giây với nhiệt độ lên tới 800° C. Trong trường hợp không có sẵn diêm trong tay, binh lính được hướng dẫn như sau: trước tiên ném ra một chai chứa hóa chất KS, sau đó ném tiếp một hoặc hai chai chứa hợp chất #1và #3.
    Chiết thuật dành cho lính bộ binh sử dụng lựu đạn Molotov ****tail nghe có vẻ rất đơn giản. Người lính cần để cho chiếc xe tiến sát gần trong khoảng cách 15-20 mét rồi ném chai cháy vào xe, nhắm tới phần máy xe hoặc vùng giữa tháp pháo và thân xe. Điều này xem trên sách vở thì đơn giản, nhưng trong thực tế chiến đấu thì khác hẳn khi các chiến xa luôn đi kèm pháo hỗ trợ và bộ binh bảo vệ. Thông thường, khi một người lính nhỏm dậy để ném cái chai vào xe tăng, một viên đạn hay mảnh đạn bắn trúng cái chai, và biến người lính đó thành một bó đuốc sống. Tình huống như vậy đã xảy ra với thủy binh Mikhail Panikakha*, người về sau được truy tặng Ngôi Sao vàng Anh hùng Xô viết vì chiến công này tại Stalingrad (tuy nhiên, ông chỉ được phong tặng mãi về sau này, 45 năm sau chiến tranh, năm 1990). Hầu hết các chiến sĩ đã hoàn thành nhiệm vụ này đến nay vẫn chưa được xác định danh tính.
    --------------------------------------------------------------------------------
    *Trong một cuộc chiến trên đường phố, Panikakha đang chuẩn bị ném cái chai cháy vào chiếc xe tăng Đức thì một viên đạn bắn trúng cái chai, và người lính thủy bùng thành đám lửa. Anh nắm lấy một chai cháy khác và chạy tới đập cái chai lên vỏ thép xe tăng. --------------------------------------------------------------------------------
    Bom xăng thường được sử dụng trong những mục đích khác hơn là một vũ khí chống tăng tầm gần. Những bãi mìn, bổ sung các chai cháy KS tạo thành những chướng ngại cản đường xe tăng bố trí trên những hướng có khả năng bị thiết giáp đột kích. Để tự phòng thủ trước bộ binh địch, bộ binh Xô viết dùng cái gọi là ?obãi mìn lửa?: những cái hố đào trên khu vực trắng (noman?Ts land) được đổ đầy tới khoảng 20 chai cháy và gói thuốc nổ nhỏ dùng làm những hố kích nổ điều khiển từ xa. Khu vực bị phát hỏa bởi thứ mìn này sẽ rộng tới 250 m2. Lính Mỹ, những người ban đầu chỉ coi bom xăng như một thứ vũ khí thô sơ, sau khi phân tích kinh nghiệm của Thế chiến thứ 2, bắt tay vào sử dụng chúng rộng rãi trong các cuộc chiến tranh về sau. Dưới tên gọi là napalm, người Mỹ sử dụng chúng rộng rãi như mìn chống bộ binh trong Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Các lính xe tăng Xô viết cũng trải qua kinh nghiệm nếm trải hiệu quả của Molotov ****tail vào năm 1968, khi quận đội Xô viết tiến vào Praha. Cuộc kình chống giữa Yeltsin và Xô viết Tối cao tháng Mười năm 1993 cũng làm nhiều người nhớ lại về thứ ****tail kinh khủng này, và chỉ có sự tích cực và phối hợp cao của cảnh sát mới ngăn chặn nổi việc ?otiêu thụ hàng loạt? thứ ?ođồ uống? này mà thôi.
    Được danngoc sửa chữa / chuyển vào 22:25 ngày 30/01/2007
  2. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Nó chống được cả sabot làm bằng vonfram, khi nổ làm gãy đầu đạn. Nhưng loại DU thì quá cứng và nặng, ko biết chông nổi ko
  3. yetkieutheky21

    yetkieutheky21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2006
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ bom 3 càng thích hợp cho địa hình phước tạp hay đô thị, còn trống trải chưa chạy đến thì nó bắn hay bộ binh bắn nghẽo rồi, Chay xăng ****tail thì áp dụng dược hầu hết địa hình vì ném được.
    Theo như mấy bác nói muốn diệt xe tăng = xăng ****tail phải ném khoảng 2 3 quả gì đó cho một chiếc phải không nhỡ cháy trong 1 phút mà không làm hỏng động cơ hay cháy đạn thì chết chắc với nó.
  4. con_ech_gia

    con_ech_gia Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    1.773
    Đã được thích:
    65
    Dù ở địa hình nào thì tôi vẫn thích xài RPG hơn, bom ba càng chỉ là bắt buộc phải dùng thôi.
    Anh Nhật Bản thời đó kỹ thuật cũng hiện đại lắm rồi, làm được cả tàu ngầm, máy bay, thế mà không thiết kế được hệ thống phóng cho bom ba càng. Hay là các anh ấy thích cảm tử hơn?
  5. con_ech_gia

    con_ech_gia Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    1.773
    Đã được thích:
    65
    Chẳng thấy ai nói năng gì thêm, ngại quá!
    Nhân tiện nói thêm về Japan trong WW2. Có vẻ như nó chỉ nổi trong hải chiến, không chiến và trang thiết bị, vũ khí cho 2 binh chủng này. Máy bay khá, tàu thì quá nổi, có cả tàu sân bay lẫn tàu ngầm, chơi ngang ngửa Mỹ, thậm chí nhiều phen khiến Mỹ khốn đốn. Nhưng về lục quân thì chẳng thấy gì ghê gớm cả.Mặc dù cũng làm được tăng, pháo, nhưng chưa thấy tài liệu nào đánh giá cao, cũng như chẳng có trận thắng lẫy lừng nào cỡ Trân Châu cảng. Hay bởi do chẳng có đối thủ xứng tầm? Chơi dễ quá nên kém dần, đến khi gặp Liên Xô ở Mãn châu 1945 thì 2 triệu quân nổi tiếng tinh nhuệ của đạo Quan Đông tan tác chỉ trong một thời gian ngắn ngủi. Hơi khó hiểu, bởi vì 2 triệu quân còn nguyên vẹn là một lực lượng qúa mạnh.
    Các bác có bình luận gì không?
  6. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Bom ba càng là phương pháp thủ công nhất để đưa 1 đầu đạn lõm đập vào xe tăng đối phương. Các bác thích thì cứ buộc 1 quả đạn B-40 vào sào tre rồi đi đâm tank nếu thích chứ em thì em khóai lắp vào súng để nện hơn. Nhà ta chỉ dùng bom ba càng vào năm 46 do không còn lựa chọn nào khác thôi chứ sau này đạn AT (kiểu đạn lõm lắp vào nòng súng bộ binh để phóng), súng không giật làm tốt nhiệm vụ này hơn nhiều. Kể cả phương pháp sản xuất đầu đạn cho kiểu bom đâm này có tốt đến mức đảm bảo người lính an toàn 100% sau khi đâm bom đi nữa thì khả năng anh ta có thể lại gần để đâm vào xe địch cũng chả bao nhiêu trong khi các cơ chế phóng thô sơ kiểu không giật hoàn toàn có thể chế thủ công tại bất kì xưởng cơ khí nhỏ nào.
  7. supersniper

    supersniper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2006
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    bác ech này , bọn nhật nó mạnh ngang ngửa Mĩ là hơi bị nhầm đấy ,chẳng qua nó ăn thằng Mĩ ở Pear habor là do nó đánh bắt ngờ thui , nhưng em đánh giá cao ở tinh thần cảm tử của bọn nhật , còn viẹc đạo quân quan đông thua LX cũng đứng bởi nếu đánh nhau ở các lực luợng khác thì bọn nhậtcó thể hơn Lx nhưng nếu xét riêng đánh nhau trên bộ thì nhật còn thua Lx nhièu lắm
  8. hairyscary

    hairyscary Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    1
    Hè hè, crepe ngâm xăng...! Thông dụng nhất là để dính ve.
    Phát hiện đột xuất sau khi ngâm kíu một quyển sách hướng dẫn chống tăng của ông già từ thời chống Mẽo. Hướng dẫn từ đạn AT, mìn, tuốt xuống tới tận đào hào chống tăng, với lị chai cháy. Công nhận là ngâm crepe cháy dai hơn xăng không, mà dính chứ không chảy tuột luôn đi như xăng.
    Biến tướng của ngâm crepe là lấy bọt biển (tấm xốp như mấy cái miếng xốp trắng đỡ cái TV khi đóng thùng chẳng hạn) ngâm xăng. Nhưng cái thứ này nó lắng nhanh xuống chứ không tan đều như crepe, nên nếu ngâm nhiều thì nó thành một cục dưới đáy chai. Lấy cái cục này để dán mấy tấm bọt biển lại thành cái hộp xốp đựng nước đá, như cái thời 19 lâu lắm rồi. Đảm bảo dán hộp xốp thì keo con voi còn chạy dài.
  9. con_ech_gia

    con_ech_gia Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    1.773
    Đã được thích:
    65
    Theo chỗ tôi biết thì NB về đồ chơi hàng hải, hàng không đâu kém gì Mỹ, phải không, chỉ phải tội năng lực sản xuất, cung cấp không nhiều và lâu dài bằng Mỹ, vì vậy nên chiến tranh tổng lực kéo dài làm NB mất dần sức mạnh so với Mỹ => thua dài dài.
    Ý bác thế nào?
  10. AndrewTran

    AndrewTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    80
    Ngày nay cả Nhật và Hàn Quốc đều dùng Panzerfaust 3 . Hàng chống tăng này thật tuyệt .
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

Chia sẻ trang này