1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Panzerfaust và bom ba càng

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi con_ech_gia, 29/01/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Dưng mà các bác cho em hỏi bắn B40 - B41 cầu vồng như thế nào ạ? Có trường hợp bắn một ụ súng ở tầng 2 với 1 góc >30 độ, bắn xong thì xạ thủ cũng đi viện luôn vì luồng lửa hậu. Vậy mà bây giờ còn bắn vòng cầu như cối thì...ặc ặc
  2. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Không cần góc bắn cao như cối thật đâu bác. Ngay cả ĐKZ cũng có thể bắn vòng cầu kiểu này với tầm lên đến gần 2000m.
    Thằng B-40 này được cái gọn nhẹ, em thấy mang đi nện bộ binh hay lô cốt cũng tốt chán. Chống tăng thì để B-41.
    p/s : về khoản mũ mão thì em nghĩ là bác Dân đang nói về con M-36 này :
    [​IMG]
    Thứ này em nghĩ ở VN khó mà kiếm được.
    Được chiangshan sửa chữa / chuyển vào 10:04 ngày 12/02/2007
  3. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Mũ Nga kiểu 1936 cũng có mà kiểu sau này cũng có bác ạ.
    Mũ kiểu Đức bác nói là Mũ Đông Đức hay mũ phát xít, đồ Đông Đức hôm qua em thấy còn 1 con nhưng hôm nay chả biết còn không.
  4. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Đúng mấy con kiểu cổ thế rồi Sơn hà. Và con của tụi phát xít nữa lão Mig ơi.
  5. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Hàng độc thế này thì không có đâu bác ơi. Em thua, hic
  6. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Panzerfaust được Đức đưa vào sử dụng đầu tiên năm 1942. (P30). Năm 1943, Mỹ cũng đưa vào súng chống tăng vác vai của họ, Bazoka. Cho đến lúc này, việc xuyên giáp vẫn do các cỗ đại bác nòng dài to tướng thực hiện. Đáng ra, người ta có thể nhận thấy sức mạnh của súng cầm tay bắn đạn lõm, chỉ một người bộ binh trang bị nhẹ cũng bắn cháy được thiết giáp. Nếu như diệt tăng bằng đạn xuyên bắn từ đại bác nòng dài, thì chủ yếu chiến tranh sẽ diễn ra ở hậu phương, nơi công nghiệp được xây dựng, chống phá hoại, ném bom. Đạn lõm cho phép một nền kinh tế rất nhỏ yếu thắng một nền công nghiệp lớn.
    Tuy nhiên, ở tất cả các nước, người ta coi nhẹ thứ vũ khí mới xuất hiện. Chúng rất dễ chế tạo. Chỉ đến cuối chiến tranh, khi không còn cửa nào để chọn, Đức mới sử dụng rộng rãi Panzerfaust. Đặc biệt, trong thời gian Hồng Quân tiến đến Berlin, Đức tổ chức những đội săn tăng thiện chiến song song với việc cung cấp súng chống tăng rộng rãi cho dân chúng. Một số lượng lớn tăng Đỏ đã bị diệt ở đây.
    Cũng ngay lúc này, những nhược điểm của Panzerfaust thể hiện. Chúng có thể xuyên giáp dầy hàng chục mm, nhưng lại bị chặn lại bởi lười thép hay tấm tôn dầy chỉ 2mm. Độ chính xác của nó rất thấp, nên người ta chỉ làm tầm rất ngắn (dù có nhiều phương pháp đẩy đầu đạn đi xa, nhưng không hiệu quả).
    Sau chiến tranh, người Nga hoàn thiện đầu đạn súng này và cho ra đời RPG-2 (B-40, RPG-1 không khác nhiều Panzerfaust), nâng sức xuyên lên 100mm, RPG-2 bắn xa 150m. RPG-7 (B-41) trang bị năm 1959, đủ tốc độ để xuyên qua lưới B-40 (lưới chặn đầu đạn RPG-2). Sức xuyên diệt được tăng hiện đại lúc đó (180mm với đầu đạn xuyên trung bình). Đầu đạn được hoàn thiện bởi xuất hiện các chất nổ mới, mạnh nhưng không bị kích nổ không mong muốn. RPG-7 bắn đạn xoáy ngay từ trong nòng, chứ không ra khỏi nòng mới xoáy. Áp suất trong nòng không tăng lên, giảm đi đột ngột do dùng khoang tích áp. Do đó, nâng tầm bắn hiệu quả của đạn xuyên trung bình lên 300m. Một khẩu súng lớn hơn nhưng giống hệt B-41 là ĐKZ-82, có thể bắn vác vai được (nhưng là khẩu pháo cộng đồng), tầm bắn hiệu quả đến 700m. Cơ chế xoáy của hai khẩu này là turbine trong nòng và tuye của tên lửa tăng tốc.
    Trong chiến tranh Triều Tiên, Mỹ sử dụng khẩu 105mm chống tăng rất hiệu quả. Đây là khẩu súng có nòng rãnh xoắn. Sức đẩy trong nòng rất mạnh do sử dụng cơ chế bán khí động. Cơ chế khí động là cơ chế sử dụng tốc độ của luồng khí để tăng hiệu quả đẩy. Khác với việc sử dụng áp suất tĩnh. Ở khẩu 105mm, buòng đốt sau đầu đạn được bịt lại một phần, chứ không để trống như RPG-7. Việc bịt này làm tăng hiệu quả dùng thuốc, nhưng lại gây lực giật. Dòng khí sau khi đi qua chỗ bịt vào tuye tạo lực đẩy và vặn, lực này cân bằng với lực giật ở chỗ bịt và xoắn. Tuy nhiên, cơ chế này làm súng nẩy rất mạnh. Người Nga sau đó sản xuất SPG-9, được dùng với tên Việt Nam ĐKZ-75. Súng này có đầu đạn nặng, đường đạn tốt, tầm bắn lên 1400m. Không những súng nầy vì các lực không xuất hiện cùng lúc, súng rất khó điều chỉnh lực giật sau khi dùng bị mòn tuye, thay đổi lực giật.
    Nguyên lý khí động được áp dụng sau này. Ở đây, thuốc nổ trong buồng đốt được đưa qua tuye phóng ra trước đập vào đít đầu đạn, lộn ngược trở lại qua tuye thoát phụt về sau tạo phản lực. Hiệu quả bắn rất cao, loại trừ hiện tượng nẩy và đặc biệt rất gọn nhẹ, có thể sử dụng nòng xoắn. Nhiều súng dùng một lần không phải hiệu chỉnh tuye. (Maniman Thuỵ Điển và các RPG Nga sau này).
    Năm 1946, ta chế Bazoka theo mẫu Mỹ, do đó sau này có tên B. Trận đánh đầu tiên ở Núi Trầm. Phương pháp diệt bộ binh thử nghiệm năm 1948: bắn đạn vào vách đá bờ sông, diệt 8 lính Tây đang tắm. Ở Miền Nam, SKZ (Súng Không Giật) cũng được sản xuất, có khối lùi gỗ tăng hiệu quả bắn. (khối lùi rắn diệt quân ta tốt lắm nên các súng khác tránh dùng).
    Một trong những tính năng của đạn lõm là sức xuyên và việc lệ thuộc sức xuyên vào góc chạm. Các đầu đạn nặng có góc mở (góc lõm đầu đạn) nhỏ, có sức xuyên mạnh nhưng sức xuyên này giảm theo góc chạm cũng mạnh (bắn vuông góc xuyên tốt nhất, càng nghiêng càng giảm). Nếu đạn có góc mở lớn, việc giảm sức xuyên theo góc chạm ít ảnh hưởng đến các chiến công của xạ thủ hơn. Trong trận đánh Làng Vây, M-72 bắn không thủng xe lội nước PT-76 vì lý do này. Súng này chỉ gây được hiệu quả đáng kể khi bắn trực diện T-55 tầm rất gần trong các khúc nghẹo Sài Gòn. Do gần, xạ thủ ngắm bắn dễ dàng vào các chỗ hiểm. Trong khi đó, theo hướng dẫn sử dụng, M-72 xuyên chả kém B-41, thậm chí còn hơn.
    Khoảng cánh kích nổ cũng ảnh hưởng lớn đến đạn lõm, do đó, RPG-7 dùng điểm hoả điện cho chính xác. Trong WW2, Hồng Quân không thể có đạn đại bác nòng dài lóm vì đạn thử nghiệm bị kích nổ trong nòng pháo.
    Với đạn góc mở lớn, người ta dùng tấm tích năng lượng ôm theo mặt lõm. Năng lượng tích vào tấm này và chính nó mới xuyên giáp. Điều này cho phép tăng sức xuyên khi dùng thuốc năng lượng yếu và giảm phụ thuộc vào góc chạm. Tấm này của RPG thường làm bằng đồng, sau này, có thể dùng vonphram và DU trong đầu đạn tên lửa đắt tiền. Khi dùng HMX và các chất nổ mạnh trong đạn hạng nặng, tấm tích năng lượng bị phá huỷ nên bỏ đi.
    Ngày nay, để chống ERA, người ta dùng đạn 2 tầng tandem. Đạn lõm nói chung dễ chống hơn so với các loại đầu đạn xuyên giáp khác. Mặt khác, để người bộ binh có thể bắn xuyên giáp như cỗ đại bác nòng dài, các tên lửa cá nhân ngày càng lên ngôi. Do đó, ngày nay, cuộc chiến đấu kỹ thuật gữa đạn lõm và giáp là một vấn đề kỹ thuật quân sự trọng điểm. Nhưng nhìn chung, kỹ thuật càng phát triển, càng có cơ cho du kích. Một trong những thay đổi lớn trong việc sử dụng đầu đạn có liều lõm là việc không phụ thuộc vào sơ tốc. Nhờ đó, một tên lửa chống tăng chỉ cần xuất phát với tốc độ thấp (thậm chí vài mét/s) cũng có tầm bắn lớn, hàng km hay hơn.
    Về việc liên quan giữa Panzerfaust và bom ba càng.
    Panzerfaust do Đức chế ra, ba càng của Nhật, đều dùng liều lõm. Tuy nhiên, ngay trong 1945-1946, bác Trần Đại Nghĩa nhà ta đã nhìn thấy nhược điểm của ba càng, do đó đã quyết chí chế Bazzoka.
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 14:26 ngày 13/02/2007
  7. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Hì, đa tạ bác về chỉ dẫn lịch sử. Vậy quan điểm của bác về các loại đại bác cá nhân thời nay thế nào so với tên lửa chống tăng, và về một số loại đặc chủng cho chiến tranh đô thị, chẳng hạn loại panzerfaust 3 mà mọi người có đề cập ở trên?
  8. alzaqawi

    alzaqawi Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/10/2004
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    8
    Các bác xem đây là loại gì vậy nhỉ? có phải họ nhà Panzerf kô?
    [​IMG]
    [​IMG]
  9. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Không phải bác ạ. Rocket đạn nổ thường (HE) thôi.
  10. Typoon

    Typoon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2003
    Bài viết:
    650
    Đã được thích:
    0
    Trước giờ em cứ nghĩ bom ba càng là một loại vũ khí tự sát. Cầm cả khối thuốc nổ đâm vào xe tăng chẳng phải tự sát là gì. Tuy nhiên, hôm nay đọc bài báo này mới thấy không hẳn vậy, người anh hùng trong bài đã dùng bom ba càng đâm đứt xích xe tăng nhưng không chết mà chỉ bị thương ở tay. (Đang nói là bom ba càng chứ không tính hỏa lực khác đã giết anh).
    http://tintuconline.com.vn/vn/hoso/130160/
    Vậy thực ra bom ba càng hoạt động kiểu nào mà người ở tầm gần như vậy vẫn sống?

Chia sẻ trang này