1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Panzerfaust và bom ba càng

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi con_ech_gia, 29/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Có thể có 2 lí do chính :
    - Với đạn lõm, hầu hết sức công phá hướng về phía trước, ít tác động đến xạ thủ.
    - Thuốc nổ của ta kém.
    Ngoài ra, có thể kể đến cả may mắn nữa.
  2. con_ech_gia

    con_ech_gia Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    1.773
    Đã được thích:
    65
    Sao trước bác lại bảo là bom ba càng là sản phẩm của Nhật? Chẳng lẽ Nhật nó lấy thuốc nổ của ta làm bom ba càng của nó?
    Đùa thôi, trêu bác tý!
    Được con_ech_gia sửa chữa / chuyển vào 14:56 ngày 14/02/2007
  3. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Các bác vào đây để tham khảo về Panzerfaust. Trang này làm kỹ hơn các trang khác. Qua đó, có thể thấy, loại vũ khí này không ưu việt như lời đồn đại. Số lượng sản xuất rất thấp so với những đơn đặt hàng đầu tiên do thực tiễn chiến đấu hiệu quả kém. Mẹ khỉ, mấy thằng làm fire wall vô công rồi nghề rất thích cấm trang này. HP đọc được bằng cách pinh từ trang khác.
    http://www.geocities.com/Augusta/8172/panzerfaust.htm
    Nguyên nhân của hiệu quả kém đã được HP phân tích từ trang trước, đó là sức xuyên và sơ tốc.
    Sức xuyên kém do sử dụng thuốc nổ yếu (TNT, đây là thuốc nổ rất yếu so với các loại thuốc khác, nó chỉ hay được sử dụng trong súng đạn do chống được phát nổ không mong muốn). Trong thế chiến, đã xuất hiện nhiều thuốc nổ nhóm vòng có sức công phá mạnh (như các hỗn hợp chất nổ dẻo), nhưng việc áp dụng chũng còn nhiều hạn chế.
    Sơ tốc kém do sử dụng thuật phóng đơn giản. Ngay đến cả B-40 sau này, còn được gọi là "ống lươn" do cấu tạo quá đơn giản của chúng. Người ta sử dụng chất nổ có tỷ lệ chỉ số năng lượng/khối lượng rất nhỏ để tăng khối lượng thuốc phóng, làm giảm tốc độ tăng giảm đột ngột của áp suất, đẩy đầu đạn được lâu hơn mà không gây vỡ nòng. Sơ tốc (gồm cả sơ tốc chuyển động dài và xoáy) kém dẫn đến độ chính xác rất kém. Lúc đó, có nhiều đầu đạn phản lực đi rất xa, hàng chục km, nhưng không thể dùng chống tăng vì lý do này.
    Bom ba càng Nhật cũng dùng thuốc nổ yếu. Theo phương pháp lính Nhật thì "xạ thủ" chắc chết. Trần Đại Nghĩa cải tiến cách đánh, không đặt chuôi bom trên ngực để làm giảm sát thương xạ thủ. Tuy nhiên, hiệu quả kém của vũ khí này ở chỗ, rất khó đưa được bom đến mục tiêu. Ta bắt buộc dùng vì lúc đó chưa có Bazzoka.
    Trong suốt chiến tranh 9 năm, Cụ Trần Đại Nghĩa đã chế ra nhiều súng bắn đạn lõm xuyên phá. Có loại đại bác đầu đạn nặng hơn chục cân. Cụ chế ra rất nhiều giải pháp, kinh nghiệm, phương pháp thử nghiệm.... để các địa phương tuỳ hoàn cảnh cụ thể nghiên cứu, thử nghiệm, chế tạo. Do đó, trtên khắp đất nước, nhiều nơi chế tạo được súng không giật tốt. Có những phát đạn diệt hàng trăm lính pháp trên tầu thuỷ ở miền Nam. Chũng ta cũng ghi công những liệt sĩ đầu tiên trong nghành quân giới mất khi thử nghiệm Bazzoka. Những ngưiowì này HP vẫn chưa rõ được tên tuổi, cũng với nước Việt mới, mở đầu cho những phi công thử nghiệm máy bay sau này hay những người trộn thử thuốc kích nổ trước đây.
    Hoàn toàn độc lập với cụ Nghĩa, ở Thái Bình có một anh tài. Ông đã giầu ự lên trước chiến tranh do phát minh phương pháp tách antimoan (lúc đó, dưới sự kiềm chế của ngoại bang nên ông không thể bán phát minh này để làm giầu cỡ thế giới như ngày nay. Ông tận dụng quặng thừa mà Nhật không tác được bỏ lại Thanh Hoá, bán tinh chất cho khách hàng duy nhất là quân Nhật, http://en.wikipedia.org/wiki/Antimony . Ngày đó chưa có các công nghệ hiện đại để đúc áp lực, đây là nguyên liệu không thể thiếu để đúc chi tiết chính xác, lúc đó thuộc hàng nguyên liệu chiến lược). Ông cũng tìm cách sao chép Bazzoka Mỹ. Ông sử dụng lò rèn thủ công tóp ống nước lại cho nhỏ. Đạn lõm được thử bắn vào bức tường gồm các thanh ray tầu hoả. Súng của ông được sử dụng nhiều vùng ven biển.
    Khu năm nhận được khẩu ĐKZ (đại bác không giật) Trần Đại Nghĩa đầu tiên với vài viên đạn khoảng năm 1949, 1950. Sau đó, ở đây đã tự chế nhiều súng không giật. Do địa hình trống trải, hạn chế khả năng "diệt quân ta" của khối lùi rắn, nên SKZ miền Nam có tầm bắn khá xa. Trên những sông rạch hẹp bờ nhiều cây cối, những tổ phục kích sử dụng súng này như đại bác hạng nặng, rất hiệu quả với tầu địch.
    Khẩu Bazzoka Việt Bắc mở đầu cho hàng loạt kiểu súng, đại bác chống tăng. Trận chiến đầu tiên nó tham gia là 3/31947, đơn vị của cố tướng quân Vương Thừa Vũ bắn hạ 2 tăng, đẩy lui toàn bộ mũi tiến quân của địch ở chùa Trầm.
    Tuy nhiên, khẩu súng này cũng là cuộc chiến đầu tiên của quân ta đánh nội bộ. Mang nặng truyền thống học hành thi cử lạc hậu, trong chũng ta ngày nay nhan nhản các tiến sỹ giấy, rất giỏi bốc phét, luồn lách, danh vọng hão huyền cao như núi nhưng cả đời không biết làm gì. Người mở đầu cho các tiến sỹ giấy ngày nay là Tạ Quang Bửu. Con người này thường tự hào rằng "không thèm thi bằng Tây", ông ta chỉ có duy nhất một bằng khiêu vũ sau bao nhiêu năm tốn tiền du học ở Pháp.
    Lúc đó, chúng ta duy nhất có 20 đạn và 3 súng Bazzoka do Mỹ viện trợ trước đây. Trông súng rất đơn giản, Tạ Quang Bửu giành ngay hợp đồng nghiên cứu chế tạo thứ vũ khí chống tăng đầu tiên của nhà nước non trẻ. Ông ta quá dốt nát để hiểu được các nguyên lý tốc độ cháy, để hiểu được chế tạo khẩu súng cực kỳ khó khăn. Xưởng sản suất đầu tiên đặt tại Giang Tiên, Phú Lương, Thái Nguyên 11/1946. Tuy nhiên, không một viên đạn nào xuyên được thiẻt giáp dù mỏng.
    Hoàn toàn ngược với Tạ Qua Bửu, Phạm Quang Lễ được Bác Hồ đặt tên là Trần Đại Nghĩa là con người không hề biết khiêu vũ, nhưng từ bé đến lớn học rất giỏi. Tấm bằng đầu tiên của ông là toán, sau đó, ông giành được nhiều bằng của các trường khoa học nổi tiếng khác ở Pháp: đại học quốc gia Cầu Cống, Trường đại học Xoocbon, Viện Khí động học, Học viện Thống kê, Trường cao đẳng kỹ thuật Điện. Ông sớm nhận thức được sự ưu việt trong Khoa học quân sự Đức, tự học tiếng Đức để đọc cuốn "bàn về chiến tranh", người Pháp cấm lưu hành.
    ?oTôi phải tìm hiểu về lý thuyết quân sự. Tôi đọc các luận văn về chiến lược, chiến thuật nghiên cứu các tác phẩm quân sự của các tướng lĩnh nổi tiếng. Tôi chăm chú làm thí nghiệm, đi tham quan các nhà máy, các Viện nghiên cứu, nhất là các viện bảo tàng vũ khí?. Ông được người Đức nhận vào làm trong một nhà máy chế tạo máy bay và sau đó được nghiên cứu trong viện phát triển vũ khí. Ở đây, ông chứng tỏ tài năng toán học của mình để đóng góp và hấp thụ kiến thức về mô phỏng các dòng khí, vấn đề cơ bản của vũ khí lúc bấy giờ. Ông về nước mang theo 1 tấn sách. (sau này, chỉ đem được lên chiến khu một ít, rồi bị Pháp đốt sạch năm 1947).
    Ứng Hòa (Hà Tây) đầu năm 1947, Trần Đại Nghĩa nhận lại nhiệm vụ chế tạo bazzoka. Ông phải làm lại toàn bộ các thuật phóng, kích nổ, tấm chắn sóng nổ, tấm bảo vệ, tấm tích năng lượng. Phải làm lại vì ta không có điều kiện như các nhà máy hiện đại. Ví như thuốc đẩy, ta không có thuốc nổ đúc celluloz để điều khiển tốc độ cháy, ông phải sử dụng thuốc nổ đen với thuật đẩy khó khăn hơn nhiều. Một trong những khó khăn nữa là các thiết bị đo và gia công chính xác, Trần Đại Nghĩa vượt qua để có tấm tích năng lượng bằng đồng yêu cầu cao (ông sử dụng các máy tiện đạp chân). Ông cũng xây dựng các phương pháp thử nghiệm khi không có thiết giáp làm mục tiêu. Đến trận đánh đầu tiên tháng 3/1947 đã nói trên, súng của ta đã có tính năng ngang với súng Mỹ kiểu 1944, một chiến công anh hùng ngày đó. Các xưởng ở Ứng Hoà sau đó chuyển về vùng hang đá Chi Nê. Còn Trần Đại Nghĩa lên Việt Bắc, ở đây, ông đã hoàn thiận Bazzoka, có tính năng tầm bắn và xuyên giáp tương đương B-40 (RPG-2 Liên Xô) sau này (tầm 150 met, xuyên giáp trên 100mm). Nhược điểm của khẩu súng là được chế tạo bằng nhứng phương tiện quá thô sơ, khá nặng và tỷ lệ hngr đạn cao. Trong chúng ta, chắc nhiều người đã đọc bài "Xung kích", viết về một trong những trận công đồn kiên cố đầu tiên của quân ta: "báo cáo, bazzoka 5 viên thối 4".
  4. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Panzerfaust 3 là loại súng sử dụng thuật phóng cổ lỗ nhất. Tính kém hiệu quả của nó được cải thiện bởi khối lùi rắn. Như đã nói trên, điều này gây hạn chế lớn khi sử dụng. Được cái, đây là thứ súng có thể chế tạo trong những điều kiện thô sơ.
    Như trên đã nói, sau chiến tranh WW2, người Nga sản xuất RPG-1 rất giống panzerfaust 44 (RPG=rocket grenade launcher ). Sau đó, vú khí mạnh mẽ hơn là RPG-2 có tên Việt Nam là B-40. Súng RPG-2 là kiểu cuối cùng sử dụng nguyên lý panzerfaust: phóng đạn trong ống thẳng trơn bằng thuốc nổ nhẹ, điểm hoả cơ khí. Đạn xuyên điển hình của B-40 mà quân ta hay dùng trong chiến tranh bắn xa 150 mét, xuyên gần 200mm. Ra đời năm 1949. Đạn được bắn đi từ không phóng trơn, ra khỏi nòng thì 6 cánh ổn định bằng thép đàn hồi xoè ra, các cánh này đặt hơi nghiêng, để đầu đạn xoay trong không khí. Thước ngắn rất đơn giản được dựng lên khi bắn.
    http://world.guns.ru/grenade/gl01-e.htm
    RPG-7 được đưa vào sử dụng năm 1959. Nó là khẩu súng chống tăng sử dụng ký thuật tiên tiến hồi đó. Đâu đạn được làm bằng vật liệu nhẹ. 3 cánh ổn định gập dọc theo đuôi đạn khi ra khỏi nòng xoè ra. Nòng súng phình to làm buồng tích áp. Đạn xoáy ngay trong nòng bằng turbine, được tăng tốc ngoài nòng bằng tên lửa. RPG chúng ta sử dụng trong chiến tranh chống Mỹ là RPG-7V, năm đứa vào sử dụng 1961, tên Việt Nam B-41. http://world.guns.ru/grenade/gl02-e.htm . Súng có tầm bắn tối đa 500 met, tầm bắn hiệu quả 300 mét. Điểm hoả đầu đạn bằng điện. Sức xuyên 260mm RHA (thép cán tiêu chuẩn) tương đương 180mm thiết giáp Mỹ. Thước ngắm quang học. Đây có lẽ là khẩu súng diệt nhiều xe nhất sau thế chiến.
    Sau này, thiết giáp hoàn thiện. Yêu cầu của RPG ngày nay là bắn xuyên qua 300mm-500mm giáp. Trước khi đến được giáp đó, nó phải xuyên qua các vật cản hậu duệ của lưới B-40, mà khó khăn nhất là giáp phản ứng nổ ERA. Người Nga đưa vào trang bị khá nhiều loại, như các RPG-16, RPG-18, RPG-22, RPG-26, RPG-27. Người ta vượt qua ERA bằng liều nổi hai tầng.
    Một thiết bị bảo vệ tăng mới ra đời là hệ thống bắn chặn tên lửa chống tăng APS. Đó là hệ thống phòng không cự nhỏ và nhật đặt trên xe tăng. Đỉnh nhất hiện nay là loại Arena, nó phát hiện đạn tầm 50 mét, bắn hạ 25 mét đạn có tốc độ dưới 800m/s, khoảng cách hai đạn 0,2s. Để chống lại nó, cần đạn có tốc độ lớn và bắn nhiều viên một lúc. Với thứ này, RPG hết thời.
    Thời đại điện tử đã đến. Trước đây, đạn chống tăng không thể bắn xa được vì độ chính xác phụ thuộc vào sơ tốc. Ngày nay, các tên lửa chống tăng tự hiệu chỉnh đường đi không cần xuất phát với sơ tốc lớn. Kornet KBP-IDB thường được biết với tên Mỹ AT-14 chia làm hai loại, Kornet - E đặt trên bệ phóng nặng tầm bắn 5,5km. Kornet - MR nhẹ hơn tầm bắn 2500met. Sức xuyên đạt hơn mét thiết giáp thực tế có ERA.
    Tên lửa chống tăng có điều khiển đã đưa vũ khí chống tăng vác vai có sức mạnh lớn hơn đại bác nòng dài. Những đại bác bắn đạn xuyên tốt nhất chỉ có tác dụng với giáp trước tăng hiện đại trên 1km, giới hạn ở 2km. Kornet được một xạ thủ duy nhất bắn đồng thời nhiều viên một lúc với tốc độ đến mục tiêu lớn, vô hiệu hoá phần lớn các loại APS hiện có, điều mà RPG không thể làm được. Tên lửa chống tăng có điều khiển lập được kỳ tích nữa là đưa được súng chông tăng hạng nặng lên máy bay trực thăng và xe hạng nhẹ. Đây là điều cốt yếu cho ra đời máy bay trực thăng vũ trang tấn công, như AH-64 Apache. Nga là nước duy nhất trang bị tên lửa chống tăng điều khiển bằng radar băng sóng mm đặt trên xe Khrizantema (mã tên Mỹ AT-15). Với hệ thống điều khiển này, tên lửa chông tăng vô hiệu hoá các hệ thống gây nhiễu cùng khói bụi sương mù. Đây là loại tên lửa được trang bị trong thực tế duy nhất ngày nay đảm bảo tính năng chiến đấu mọi thời tiết.
    Việc trang bị các hệ thống bảo vệ mới cho xe tăng thực hiện rất chậm. Đáng lý ra, Iraq 2003 thì không xe nào trúng đạn mới phải. Vì người Iraq chỉ có các tên lửa chống tăng AT-3 và RPG. Tuy nhiên, xe tăng M1A1 Abrams hoàn toàn không trang bị ERA và APS. Lúc đầu bị cháy tăng , tổng thống Mỹ Bush bù lu bù loa lên là Nga bán cho Iraq AT-14. Tuy nhiên, nền công nghiệp tăng của Mỹ bị các phóng viên chiến trường vả một cái khi xác định tăng đồng minh bị hạ bởi vũ khí cổ.
    http://5nam.ttvnol.com/quansu/169500/trang-1.ttvn
    Trong trận đanh nam Baghdad, xe tăng M1A1 bị hạ nhục: nó cháy bởi RPG một cách không thể chối cãi.
    Xe tăng M1A2 chỉ có chút ERA hai sườn phía sau tháp pháo. Nó được trang bị APS trước. Tuy nhiên, đây là hệ thống sử dụng hồng ngoại (giống Drop, loại được Nga bán cải tiến T-55). Như vậy, có thể thấy Bush kinh hoảng thế nào khi phổ biến các vũ khí chống tăng cá nhân hiện đại: xe tăng của ông chưa hề được chuẩn bị đối phó với chúng. Ngay cả người Nga, tuy sở hữu các kỹ thuật bảo vệ xe tăng hiện đại, nhưng tỷ lệ trang bị chúng không nhiều. Điều này cho thấy: việc phát triển các tên lửa chống tăng có điều khiển đã làm du kích càng lợi thế hơn.
    Chúng ta cũng tự hào là những người đầu tiên trên thế giới sử dụng tên lửa chống tăng có điều khiển trong chiến đấu. AT-3 được sử dụng lần đầu tiên cuối năm 1972 ở Quảng Trị, bẻ gẫy mũi phản công nguỵ. Giữa năm đó, trên bán đảo Xinai, quân Ai-cập bố trí tên lửa chống tăng có điều khiển và RPG hợp lý, tiêu diệt hoàn toàn tank Israel, bắt sống chỉ huy. Điểm hay ở đây là địa hình sa mạc, rất bất lợi cho bộ binh khi chống tank.
    Tên lửa chống tăng và RPG có thể mang công nghệ rất cao, nhưng các tên lửa cỡ trung bình được sản xuất rất phổ biến. Các nước hay quậy Mỹ như Libi, Bắc Hàn, Iran, Syria... đều có những bản tên lửa chống tăng tự sản xuất. Ấn Độ đạt thành công lớn với tên lửa Nag (rắn hổ mang). Họ đang thử nghiệm hệ thống điều khiển radar, thành công của Ấn Độ được đánh giá cao hơn Tây Âu.
  5. alzaqawi

    alzaqawi Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/10/2004
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    8
    VN ta có dùng loại chuyên để trị bộ binh chứ kô diệt tăng này kô bác?
    Họ nhà RShG, single-shot (giống LAW):
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được alzaqawi sửa chữa / chuyển vào 15:49 ngày 20/02/2007
  6. con_ech_gia

    con_ech_gia Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    1.773
    Đã được thích:
    65
    Như bác HP phân tích, vậy số RPG2 (B40) và RPG7 (B41) của nhà ta đang dần mất tác dụng sao? Trong khi chúng đang được trang bị rất rộng rãi trong quân đội và là hoả lực mạnh của tổ bộ binh chiến đấu. Theo tôi, thực tế nhà ta vẫn rất coi trọng mấy thứ vũ khí này, và các bác lớn không phải không có lý do. Theo các bác, liệu tương lai của dòng vũ khí chống tăng cá nhân này sẽ như thế nào, và nhà ta sẽ phải ứng phó theo cách nào?
  7. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    B-41 với các đầu đạn cải tiến sẽ vẫn có khả năng diệt tăng rất tốt tại thời điểm hiện tại và tương lai vì:
    - Khả năng xuyên giáp trần trụi không tồi: đủ sức diệt tất cả các loại xe bọc thép và tăng nhẹ, diệt MBT nếu vào yếu huyệt.
    - Với xe có ERA thì loại PG7VR vẫn xử tốt. Thêm nữa cá nhân tôi vẫn cho là không thể trang bị ERA cho tất cả tăng thiết giáp do nó diệt bộ binh tùng thiết phe nhà cực tốt. Vì thế có lẽ nó sẽ chỉ được trang bị trên các xe xung kích đột phá chủ lực mà thôi.
    - Các thiết bị phòng thủ chủ động cũng chỉ phát huy hiệu quả trên chiến trường lớn, trên địa hình nhỏ hẹp thì hiệu quả không bao nhiêu. Chưa kể loại này diệt quân nhà còn tốt hơn ERA (em không hiểu nếu cầm gạch ném vào phía tăng có đủ làm bọn này khai hỏa không nhỉ )
    - Tính năng tác chiến phù hợp với điều kiện nước ta: với địa hình nhỏ hẹp, núi non hiểm trở hoặc chằng chịt kênh rạch, nước ta là nơi có địa hình rất bất lợi cho phe xài tăng. Đặc biệt là biên giới phía Bắc thì địa hình chỉ cho phép tăng nhẹ và thiết giáp hoạt động thì B-41 vẫn rất phù hợp. Với cự ly ngắn thì các loại ATGM không thể phát huy tối đa tính năng hay thậm chí vô tích sự.
    - Rẻ tiền: cái này đã quá rõ, với ngân sách quốc phòng hạn chế như nhà ta thì tự sản xuất B-41 rõ ràng là kinh tế hơn nhiều đi nhập ATGM rồi.
  8. kienmama

    kienmama Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    1
    Hì MBT mà chạy vào Hà Nội thì đi theo Quân Thanh hết! Qua thế nào đựơc mấy cái cầu nhà mình! Có mà tõm xuống sông vào đến nơi thì cũng chẳng cống rãnh , nắp hố ga nào chịu được, chỉ có mà chổng vó!
  9. con_ech_gia

    con_ech_gia Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    1.773
    Đã được thích:
    65
    B-41 với các đầu đạn cải tiến sẽ vẫn có khả năng diệt tăng rất tốt tại thời điểm hiện tại và tương lai vì:
    - Khả năng xuyên giáp trần trụi không tồi: đủ sức diệt tất cả các loại xe bọc thép và tăng nhẹ, diệt MBT nếu vào yếu huyệt.
    - Với xe có ERA thì loại PG7VR vẫn xử tốt. Thêm nữa cá nhân tôi vẫn cho là không thể trang bị ERA cho tất cả tăng thiết giáp do nó diệt bộ binh tùng thiết phe nhà cực tốt. Vì thế có lẽ nó sẽ chỉ được trang bị trên các xe xung kích đột phá chủ lực mà thôi.
    - Các thiết bị phòng thủ chủ động cũng chỉ phát huy hiệu quả trên chiến trường lớn, trên địa hình nhỏ hẹp thì hiệu quả không bao nhiêu. Chưa kể loại này diệt quân nhà còn tốt hơn ERA (em không hiểu nếu cầm gạch ném vào phía tăng có đủ làm bọn này khai hỏa không nhỉ )
    - Tính năng tác chiến phù hợp với điều kiện nước ta: với địa hình nhỏ hẹp, núi non hiểm trở hoặc chằng chịt kênh rạch, nước ta là nơi có địa hình rất bất lợi cho phe xài tăng. Đặc biệt là biên giới phía Bắc thì địa hình chỉ cho phép tăng nhẹ và thiết giáp hoạt động thì B-41 vẫn rất phù hợp. Với cự ly ngắn thì các loại ATGM không thể phát huy tối đa tính năng hay thậm chí vô tích sự.
    - Rẻ tiền: cái này đã quá rõ, với ngân sách quốc phòng hạn chế như nhà ta thì tự sản xuất B-41 rõ ràng là kinh tế hơn nhiều đi nhập ATGM rồi.
    [/quote]
    Chào bác Mig, rất vui vì bác tham gia.
    Theo ấn tượng của tôi, B40, B41 đã có thời là niềm tự hào của bộ binh VN về sức mạnh hoả lực, hiệu quả chiến đấu lẫn những tranh luận xung quanh nó. Toàn nghe những chuyện chiến thắng, ít khi nghe về những điểm yếu, những thất bại của chúng trong chiến đấu. Và một thực tế là đến bây giờ, chúng vẫn đang rất được coi trọng trong quân đội. Như các bác đã bàn chán ra, rằng trong tương lai gần, đối tượng tác chiến chủ yếu của chúng là hàng chục nghìn anh tăng ở phía Bắc. Và những anh tank này cũng đang được nâng cấp, hoặc đổi mới rất nhanh, độ hiện đại cũng thuộc vào hàng top trên thế giới, dù chưa qua kiểm nghiệm thực tế nhưng rất không thể xem thường. Vẫn biết rằng nếu có xung đột, thì đầu tiên chúng vẫn phải bò qua vùng núi phía Bắc (khả năng đổ bộ từ biển hoặc không vận vào sau lưng ta là thấp hoặc không có, hy vọng thế), nhưng thật tình mà nói, tôi vẫn có cảm giác hơi run, cứ nhìn chiến tranh Iraq thì biết. Liệu đống hàng cũ của ta sẽ nổ theo kiểu nào đấy?
    Mời các bác nhân tiện mở hội thảo về khả năng chống tăng phương Bắc bằng hàng nhà có của ta: ưu, nhược, dự doán hiệu quả, chiến thuật cần thiết ...
    Bác Mig có nói về đạn B41 cải tiến, nó như thế nào ấy nhỉ?
  10. lamkhoc

    lamkhoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Đề nghị các bác cho biết thêm
    Trong huấn luyện,về lí thuyết thì có luồng lửa hậu,gây nguy hiểm cho xạ thủ và những người xung quanh.Nhưng trong thực tế?!
    Luồng lửa hậu này tính toán theo lí thuyết thực sự thế nào?dài bao nhiêu m?phạm vi ảnh hưởng?
    Các bác nào đã từng bắn?chứng kiến việc bắn thử trên trường bắn,trên chiến trường?
    Các bác nào đã chứng kiến hoặc nghe kể từ các cựu chiến binh các trường hợp do "luồng lửa hậu" mà:
    -hy sinh vì bắn B40,B41.
    -bị thương do bỏng .
    -thậm chí cháy quần áo.
    -mất sức chiến đấu nói chung.
    Xin được chỉ giáo!

Chia sẻ trang này