1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

PATTERNS - Sự Chuyển Dịch Của Tự Nhiên

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi wegotjam, 13/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. GoBlue

    GoBlue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    558
    Đã được thích:
    1
    cảm ơn W đã mở chủ đề này, khá hay. Tôi cũng có vài ý.
    Thật ra các Pattern ( vân ) đuợc ứng dụng khá nhiều trong tâm lý học, truớc khi kiến trúc. Các pattern nhìn phức tạp và lộn xộn, nhưng nguời xem vẫn cảm nhận đuợc sự ổn định và tỉ lệ của chúng và thấy đuợc sự quen thuộc ( như bạn gì trên đây vừa nhìn thấy tòa nhà trên thì đã nghĩ giống vi tính). Đặc điểm này dựa trên cảm nhận tiềm thức của con người, cuộc sống hằng ngày có vô số hình ảnh đuợc lưu lại, cho đến khi con nguời cảm nhận đuợc những gì hơi quen quen, họ sẽ thấy hay hay ( mà sẽ không nhớ nổi là đã thấy ở đâu rồi).
    "Chiêu" pattern này úng dụng khá nhiều ở Mỹ, tuy nhiên, có vài điểm lưu ý khi áp dụng chiêu này:
    1/ Dùng các hình nền để nghâm cứu ( như tấm ảnh tấm biển của W) càng thông dụng càng tốt, ( bãi biển, giày dép, .v.v..) và phải thật tự nhiên. .
    2/ Các tính chất công trình (peculiarities) có liên hệ đến các mẫu pattern, như quy hoạch nhà ở, liên quan đến con người...như vậy "chiêu" sẽ tự nhiên và không bị "gò"
    ------------
    Về nhà lục tiếp vài "mẫu" ngâm cứu hồi xưa ra vậy...chả biết ở đâu...
    Được goblue sửa chữa / chuyển vào 05:15 ngày 15/03/2005
  2. wegotjam

    wegotjam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2003
    Bài viết:
    777
    Đã được thích:
    0
    Hi các anh,
    Tôi nhận xét thấy mồi anh, theo từng cách hiểu vá áp dụng. Nói chung ai cũng đã đụng đến patterns rồi, rất thú vị. Những cái patterns mà anh Having-bath nói đến trong tác phẩm của Rem nó là một dạng patterns của sự Bigness. Cái pattern mang tính tự nhiện, xã hội, và con người. Điều này có thể thấy rõ ràng hơn nếu bạn chú ý đến tính transparency của vật liệu, và thay đổi thời gian của building bên trong và bên ngoài. Có một điều là tôi không thích không gian bên trong?nó giúp và tạo ấn tượng vào ban đêm, nhưng không gian vào ban ngày thì lại kém tính transparency như không gian bên ngoài. Có lẽ lúc này Rem ?ohết tiền? mua vật liệu?cho nên tạm dùng cái này sài đỡ?anh nghỉ sao anh having-bath?
    Jesus, Tôi có lời khen sự "dũng cảm" của anh, và thực sự ủng hộ.Một số tấm hình ảnh Jesus post lên cũng la dạng pattern (ở đây xin không nói về design concept của building này) có lẽ anh Jesus cũng bị ảnh hưởng với supreme. Có thể nói những tính patterns của jesus, tuy chưa gọi là hoàn toàn áp dụng, tôi có thể gọi đó là một trong những bước đầu của fractal. Nhưng anh lai thiếu tính ?onguồn? điều này thì lại phải đi về lại phần concept. Và có qúa nhiều dạng patterns hay fractals trong cái building mà anh đựa lên, cho nên nó làm rối loạn. Cho nên design không có tính chuyên nhất. Điều này cũng tại bởi tính concept hay tính ?onguồn? không thấy thể hiện rỏ. Điều này hi vọng 10 năm sau, khi kinh nghiệm của anh vững chắc, chúng ta sẽ có những building tiêu chuẩn tại vn.
    Có một câu hỏi mà tôi đặt ra là patterns là cái được hiểu ở một dạng nào đó trong từng người. Patterns là grid cua biggness, lại là soul của supreme. Bigness mang thể tính động, và supreme mang thể tính lặng. Cho nên sự áp dụng Patterns trong biggness khó hơn, trong khi supreme thi mang tính công thức nhiều hơn. Điều này cũng dễ hiểu khi anh goblue nói cái này nhìn thấy rất nhiều ở Mỉ?bởi vì cách áp dụng theo công thức va hàng loạt, kiểu này khá phổ biến, đặc biệt là kt của Mies và Richard Miere, mặc dù không gian exterior và interior của Miere thì thoáng hơn tính transparency khéo léo hơn, bởi vì Mies thì qúa nặng về không gian Universal và form.
    Vấn đề ở chỗ, nếu những hình ảnh của anh Jesus, nếu được đưa thêm những không gian của building tương tác với môi trường, sự cấu tạo của các lớp layers, và kết cấu sự dụng công năng cũng như vật liệu. Lúc này có lẽ cái building của anh Jesus kia có thể lại đi theo hướng pattern của Rem hơn là của Richard Miere.
    Bạn Teu đưa ra công trình của Jean Nouvel, là một dạng công trình cũng xuất xứ trong cái triết lí của Bigness.
    Trong khi anh Having-bath đưa cái nhà ?oWhale? thì lại nhìn thấy được tính ?ouniversal space? của Mies hày tính fractal ở bậc cao hơn.
    Ở đây ta có thể thấy luồng tư tưởng của Mies và Rem đụng chạm rất nhiều. Điễm này, tôi nghĩ anh ndmt sẽ có một nhận xét hay hơn?chờ xem.
    Tôi có thể tóm lại cách hiểu của tôi về Patterns là như sau:
    Dạng trực tiếp: tức là hiểu một cách đơn thuần nhất, như vân, hoặc những trang trí thổ cẩm, đường viền, hoặc là structure của cái trái bầu trái bí khi khô lại.
    Dạng tự nhiên: Dạng này ở bậc cao hơn, đòi hỏi sự tác động qua lại với môi trường, ví dụ như, bãi cát biển, đường mòn, sự xói mòn của vách đá, khu phố cổ, lúc này pattern phải có sự hòa quyển với môi trường xung quanh mà không mang tính độc lập.
    Dạng thông tin: Tôi không biết phải đặt tên chính xác cho cái dạng này như thế nào. Theo tôi là từ khi con người có trí khôn thì dạng này mới bắt đầu hình thành, tức là từ khi con người biết sự dụng thông tin đễ tạo ra thông tin. Mà cái có thể nhìn thấy rõ ràng nhất đó là City. Nếu bạn thử đi lạc lối vào city, và quên mất Phương hướng. Bạn sẽ nhận thấy được văn hóa, bản sắc đặc thù của city?cái này là patterns đặc biệt của mỗi city, ở dạng patterns này, bạn sẽ chỉ cảm nhận được sự chuyển đổi, patterns này sinh ra patterns kia và tương tác với nhau hoặc những patterns khác tạo thành những grids cho sự tồn tại của city.
    Vài dòng,
    To having-bath: toi moi anh an sang, chi dam bac thoi, anh doi an pho lai bo du thu vao, nhieu chat dam la tai anh a.
    To holocaust: Giay cua anh ndmt co le la size?bigness, con giay cua toi phai co patterns ma con phai fold va unfold tuy theo truong hop va tuy theo moi truong. Giay cua toi di da banh cung duoc ma di gap nu hoang anh cang tot nua.
    Ant
  3. wegotjam

    wegotjam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2003
    Bài viết:
    777
    Đã được thích:
    0
    Dạo này .........bận quá !!
    tranh thủ vào đây post vài tấm hình cho anh em bình lựng cho đỡ buồn.
    bình lựng đi
    chúc vui vẻ
    Ant
  4. Jeus

    Jeus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/12/2004
    Bài viết:
    987
    Đã được thích:
    0
    Binh lựng rằng - Pat không phải là sự chuyển zịch của tự nhiên, mà là kết quả của tư zuy Duy lí triệt để. - Khi quan niệm gốc về nó không đúng, thì cả quá trình ziễn zải cũng không chuẩn!
  5. wegotjam

    wegotjam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2003
    Bài viết:
    777
    Đã được thích:
    0
    Anh Jeus a!!
    1. Tôi không bác bỏ ý kiến của anh, pattern là một khái niệm lớn, anh có thể hiểu sao thì anh hiểu.
    2. Anh cho rằng tôi hiểu không đúng, vậy thì sao không giải thích cho anh em biết anh hiểu như thế nào. nếu không thì thiên hạ lại hiểu lầm là anh hục hặc với tôi.....hihihi...
    3. Ít ra thì anh cũng cho tôi biết ý kiến của anh, chứ những người khác cũng có suy nghĩ như anh nhưng lại không nói. Không nói thì đâu còn bạn luận gì nữa đâu. Đúng không?
    Ant
  6. Jeus

    Jeus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/12/2004
    Bài viết:
    987
    Đã được thích:
    0
    Làm sao lại có thể hục hặc với một đại Nhân như anh được! Lúc tôi nói quan điểm như thế, tôi cũng đã chuẩn bị sự ziễn zải của mình , nhưng mấy hôm bận quá, đành khất bà con vậy. Tôi thấy cái Pat rất hay, không hiểu sao bà con ít tham za thế! Cùng là một vấn đề nhưng có nhiều cách nhìn, cách ziễn zải và thậm chí cách ứng zụng khác nhau thì càng xôm tụ ! Tôi luôn mong muốn được trao đổi với những người có chính kiến ( ktrúc) đối lập, thế mới nhanh khôn đc!
  7. wegotjam

    wegotjam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2003
    Bài viết:
    777
    Đã được thích:
    0
    không thấy ai góp ý, mà cũng chẳng thấy anh Jeus giải tích gì cả....
    Theo tôi nói như vầy về pattern được coi sự chuyển dịch của tự nhiên: Nó giống như một giàn giao hưởng vậy, hoà quyện, tiết tấu, nhịp điều, ...và vũ trụ là một bài giao hưởng lớn...pattern giống như những cung bậc hay đóng vai trò của nhịp điệu của giàn giao hưởng này.
    vài dòng nữa
    Ant
  8. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    Cũng chỉ là 1 phương pháp Design mới, trong các thủ pháp design về điểm, tuyến, diện, khối ... thôi mà
  9. A_Y_A

    A_Y_A Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2004
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    0
    Nhắn bác wegotjam và các bác khác:
    Cảm ơn các bác đã share cho anh em những bài viết và hình ảnh có giá trị.
    Trên phương diện kiến trúc, tất cả những lí thuyết như minimalism, bigness, fold, pattern đều có chung một nhân (core). Một khi đã hiểu được core thì việc áp dụng thế nào chỉ còn phụ thuộc vào tài năng của kts mà thôi vì bản thân core đã sẵn có vô số khả năng đáp ứng về mặt kiến trúc trước các đòi hỏi của con người.
    Khi nào rảnh em sẽ bi bô kĩ hơn về core vì em các bác cần nhiều thời gian thì mới trình bày vấn đề này một cách rõ ràng được, em chỉ xin lưu ý các bác là ở đây em dùng từ core chứ không phải là root bởi vì root dễ gây hình ảnh của một sự phát triển tuần tự.
    Tạm thời thế đã.
  10. Jeus

    Jeus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/12/2004
    Bài viết:
    987
    Đã được thích:
    0
    Wellcome back! Vụ này hay đấy! Đợi tin AYA

Chia sẻ trang này