1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tatpcit

    tatpcit Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2007
    Bài viết:
    288
    Đã được thích:
    890
    Chào mừng @huytop đã trở lại. Chờ hơi lâu:-)
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Dạo này bận quá...Bây giờ mới bắt đầu viết lại....
    danngoc thích bài này.
  3. nguyenminh596

    nguyenminh596 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2016
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    1
    Bài dịch quá hay ( từ trang 1 tới 100 ) có lẻ mình nghiền mất rồi - cám ơn bạn rất nhiều - chúc bạn năm mới luôn vui khỏe
  4. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Năm Mới Kỷ Hợi xin chúc ngài huytop tay cứng gân dẻo, đầu óc minh mẫn cơ thể tráng kiện, tay trái sờ sách gốc miệng lâm râm nhẩm dịch tay phải gõ phím toanh toách để anh em trên này đọc hỉ hả!
    bloodheartvnviagraless thích bài này.
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Cám ơn các bác rất nhiều...Mùng 4 khai bút....Mình học đc rất nhiều từ Danngoc, Ngthi 96 và bác Vacbay đấy...
    bloodheartvn, tatpcitdanngoc thích bài này.
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    CHÚC MỪNG CÁC BÁC NHÂN DỊP TẾT KỶ HỢI 2019 NHÉ......NĂM MỚI CỐ GẮNG SẼ POST MỘT TUẦN 3-4 NGÀY....

    Khi Trung tá Gerd Niepold, vốn là một Ia (operations officer – sĩ quan tác chiến) thuộc Sư đoàn tăng 12 đến Sở chỉ huy Tập đoàn quân IX (Đức), ông ta được chào đón bởi một người bạn cũ - Thiếu tướng Helmut Staedke – Tham mưu trưởng Tập đoàn quân, nguyên là một trong những người hướng dẫn Niepold tại Học viện Chiến tranh. “Rất vui khi được gặp anh!”, và ông ta nói tiếp như muốn khóc :”Tập đoàn quân IX không còn tồn tại nữa !”. Niepold đã nghe Staedke truyền đạt lại là Sư đoàn tăng 12 là Sư đoàn duy nhất còn nguyên vẹn của Tập đoàn quân IX và nhiệm vụ chính của họ bây giờ phải giữ vững các cây cầu bắc qua sông Berezina thuộc phía đông Bobruisk càng lâu càng tốt để cho những người lính Đức còn sống sót có thể trốn thoát về hậu phương. Vào đúng thời điểm này, chỉ còn một cây cầu còn nguyên vẹn bắc qua Berezina hướng đến Bobruisk, nhưng tiếc thay đó lại là một cây cầu đường sắt. Mặc dù đám tàn quân thuộc Sư đoàn tăng 20 (họ đã hầu như mất sạch số xe tăng) vẫn đang cố gắng chiếm lại một cây cầu đường bộ bằng gỗ gần đó…

    Khi Sư đoàn tăng 12 tiếp cận tới gần sông Berezina, những người lính trong Sư đoàn phải đối mặt với một sự hỗn loạn không thể tưởng tượng được. “Mọi mệnh lệnh, chỉ thị đều vô tác dụng”, một chỉ huy xe tăng hồi tưởng lại :” Hầu như các xe lưu thông trên đường đều bị nổ tung dưới hỏa lực đại bác của người Nga. Họ chỉ thấy lác đác từng nhóm lính di chuyển qua cây cầu đường sắt để thoát ra khỏi Bobruisk. Chạy dưới làn mưa bom, đạn pháo dày đặc của kẻ thù, sự hỗn loạn đã đạt tới đỉnh điểm !”. Sau đó Hồng quân đã vượt qua sông và thiết lập được những đầu cầu đổ bộ tại phía bắc và nam thành phố Bobruisk, chắc chắn Sư đoàn tăng 12 sẽ không thể giữ được cây cầu định mệnh này lâu hơn được nữa…

    Suốt đêm hôm đó, Quân đoàn Panzer XLI (41) liên tục tung ra những đòn đột phá nhằm thoát khỏi vòng vây đang thít chặt của người Nga. Ở vị trí mũi nhọn là Sư đoàn tăng 20, tiếp theo là Sư đoàn Bộ binh 36 và sau đó là các Sư đoàn Bộ binh còn lại. Họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc bỏ lại 3.600 người bị thương đằng sau. (Người Nga sau đó đã giết tất cả, theo cách rất dã man). Cuộc phá vây đã thành công, vào buổi sáng hôm sau họ đã tới được những khu rừng nằm ở đông bắc Sychkovo; nhưng thật không may, họ vẫn còn cách phòng tuyến của người Đức tới 30 dặm đường…..






    ☆☆☆☆☆☆







    Trong lúc này, về phía tây bắc, hoảng loạn đã bùng nổ tại Minsk vào ngày 1/7/1944 khi mà các con đường quốc lộ bị lấp đầy bởi các đơn vị hậu cần và mọi phương tiện giao thông vận tải đang cố gắng tìm cách thoát thân ra khỏi nước Nga. Các sĩ quan tham mưu thuộc Tập đoàn quân IX tìm cách cố gắng tập hợp những đám quân ô-hợp nhằm tổ chức một tuyến phòng ngự cấp tốc tại Marina Gorka, cách phía đông nam Minsk một vài dặm, nhưng mọi nỗ lực đều thất bại. Rất giống nhau, những sĩ quan và binh lính bị lạc đơn vị đã cùng nhau biến mất rất nhanh, trước khi các sĩ quan tham mưu có thể lôi họ về các điểm tập kết. Và thế là, “pháo đài địa phương” Minsk được bảo vệ bởi 1.800 người đang trong tình trạng rối loạn cùng cực, cùng với 8.000 người bị thương và 15.000 người không vũ trang bị kẹt lại trong thành phố. Các đám tàn quân thuộc các Sư đoàn Bộ binh 31 và 267 chỉ có thể giữ được khu vực Beresino nhưng không thể ngăn nổi Tập đoàn quân xe-tăng số II Sô-viết đang ào ạt vượt sông ở phía bắc Minsk trong ngày 2/7/1944. Đêm xuống, 5 Trung đoàn cảnh vệ (trên thực tế chỉ còn tương đương với 3 Trung đoàn) dưới quyền Tippelskirch đã bị Hồng quân vây chặt. Vào buổi tối hôm trước, Hitler cuối cùng buộc phải cho phép triệt thoái ra khỏi Minsk….

    Sau những trận chiến đẫm máu diễn ra suốt cả ngày với các nhóm quân chặn hậu dưới quyền Tippelskirch ở bên trong thành phố Minsk, cuối cùng Tập đoàn quân số I cùng với Quân đoàn xe-tăng Cận vệ II của Hồng quân đã giải phóng thủ đô của xứ sở Bạch Nga trong đêm 2 rạng ngày 3/7/1944. Cùng thời điểm này, ở phía nam, những kẻ sống sót cuối cùng thuộc túi vây Bobruisk đã được giải cứu bởi Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn Bộ binh Cơ giới 25 – Sư đoàn tăng 12) do Thiếu tá Gustav-Adolf Blancbois chỉ huy. Tiểu đoàn tấn công vào khu vực sông Svisloch gần thị trấn cùng tên và đã bắt liên lạc với Nhóm quân Hoffmeister thuộc biên chế của Quân đoàn Panzer XLI (41). Khoảng 15.000 đến 20.000 người còn lại của Túi vây Bobruisk đã trốn thoát qua hành lang thoát hiểm thuộc Tiểu đoàn I, mặc dù hầu hết trong số họ không còn hình hài của những người lính Wehrmacht.”Quả là một sự trải nghiệm khủng khiếp khi chúng tôi nhìn thấy những người lính của chúng ta đang lê những bước chân nặng nề tại Marina Gorka, nhìn họ hết sức lộn xộn,dơ dáy, bẩn thỉu và không hề có vũ khí trên tay…” Một sĩ quan tác chiến thuộc Sư đoàn xe-tăng 12 đã hồi tưởng lại. Một vài đơn vị còn khả năng chiến đấu đã thoát thân được, đáng chú ý nhất là Kampfgruppe (nhóm chiến đấu) thuộc Sư đoàn tăng 20 dưới quyền của chính người chỉ huy Sư đoàn – tướng von Kessel – đã nhanh chóng gia nhập ngay vào biên chế thuộc Sư đoàn tăng 12. Ngay sau đó, người Nga hồi tỉnh lại, tấn công như vũ bão vào những người lính Bộ binh Cơ giới Đức còn bị kẹt lại từ ba hướng và đánh bật họ trở lại, cắt đứt mối liên lạc cuối cùng giữa Tập đoàn quân IX với những người trong túi vây. Sẽ không có cơ hội thứ hai. Trong sự hỗn loạn của trận chiến, Tướng Hoffmeister, chỉ huy Quân đoàn, Thiếu tướng Alexander Conrady và Joachim Engel, Tư lệnh các Sư đoàn Bộ binh 36 và 45, đã bỏ lỡ cơ hội bắt liên lạc với với Tiểu đoàn Blancbois và bị người Nga bắt làm tù binh ngay sau đó….
    --- Gộp bài viết: 08/02/2019, Bài cũ từ: 08/02/2019 ---
    [​IMG]
    ẢNH 2.1 : BẢN ĐỒ TÌNH HÌNH THUỘC CỤM TẬP ĐOÀN QUÂN TRUNG TÂM (ĐỨC) TRONG ĐÊM 3/7/1944....
    DepTraiDeu, caonam_vOz, huymaya4 người khác thích bài này.
  7. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Trong lúc này, von Tippelskirch ra lệnh chuyển Sở chỉ huy Tập đoàn quân IV đến Molodechno, thuộc phía tây bắc của Minsk, để cố gắng giữ được cây cầu đường sắt tại đó. Nhưng mọi nỗ lực của ông ta là vô ích; đơn giản là không có đủ quân để giữ. Ngày 2/7/1944, các mũi nhọn xung kích Hồng quân đã cắt đứt tuyến đường sắt cuối cùng nối với hậu phương của Tập đoàn quân IX tại Stolbtsy, phía tây nam của Minsk, hoàn thành xong sứ mệnh bao vây phần lớn Tập đoàn quân. Số phận Tập đoàn quân IX đã đến ngày tàn, chỉ có khoảng 35.000 người đào thoát. Nhiều sĩ quan tham mưu thuộc Sở chỉ huy Tập đoàn quân IX đã thoát ra khỏi vòng vây ở thời điểm cuối cùng nhưng họ đã phải bỏ lại phần lớn các thiết bị thông tin liên lạc. Những người còn lại buộc phải chuyển các mệnh lệnh, chỉ thị thông qua kênh liên lạc của Tập đoàn quân II (Bản đồ 2.1 đã cho thấy tình trạng hết sức khó khăn tại Cụm Tập đoàn quân Trung tâm trong đêm 3/7/1944)….



    ☆☆☆☆☆☆




    Vài ngày trước, trong buổi sáng ngày 29/6/1944, Tướng Zeitzler, Tổng tham mưu trưởng quân đội đã gặp người tạm quyền tham mưu trưởng thuộc Cụm Tập đoàn quân Bắc cùng với Thống chế Model tại Sở chỉ huy ở Lida,
    Zeitzler hứa sẽ tăng cường cho Cụm Tập đoàn quân đang trên đà tan rã với một số sư đoàn mới, cụ thể là 2 Sư đoàn Bộ binh 170 và 132 thuộc Cụm Tập đoàn quân Bắc (đã có lệnh điều chuyển tới Minsk) cùng với Sư đoàn hạng nhẹ 28 và Sư đoàn xe-tăng số 7 của Cụm Tập đoàn quân Bắc Ukraina, được chuyển ngay tới Baranovichi, tập kết trên sườn phía nam của Model. Nhưng sang ngày hôm sau, khi Model quay về Nga, Hồng quân một lần nữa thọc sâu vào sườn trái thuộc vùng trách nhiệm của Tập đoàn quân IV, đe dọa trung tâm thông tin liên lạc và hậu cần của Molodechno. Model chuyển lệnh khẩn tới viên tướng kỵ binh “Bá tước” Edma von Rothkirch, phụ trách khu vực hậu phương thuộc Cụm Tập đoàn quân Trung tâm cũng như Tướng Trach – Tư lệnh Quân khu Bạch Nga (theo cách gọi của người Đức) – gửi ngay Sư đoàn bảo vệ an ninh hậu tuyến 221 đến Molodechno, cùng với bất kỳ lực lượng nào khác mà ông còn có thể moi ra được….

    Các Quân đoàn VI, XII, XXVII và Panzer XXXIX đều bị mắc kẹt trong “túi vây” khổng lồ ở phía đông Minsk và liên tục phải chiến đấu dưới áp lực từ những kẻ đang bao vây, đang cố gắng tiêu diệt những kẻ đang bị kẹt trong “rọ”. Bình minh ngày 29/6/1944, trong khi những người lính Đức thuộc Quân đoàn Panzer XXXIX đang phải cố sống cố chết chiến đấu theo cách của mình để rút về hướng tây thì họ lại phải chịu đựng thêm những trận không kích nặng nề đến từ lực lượng không quân hùng hậu của Hồng quân.

    Sư đoàn Feldherrnhalle, theo sau là những người còn sống sót thuộc các Sư đoàn Bộ binh số 12 và 337, liên tục phải bẻ gẫy các đợt công kích của người Nga trong quá trình vượt sông Berezina. Nhưng họ vẫn cách các vị trí tiền tiêu gần nhất của người Đức tới 15 dặm đường và dự trữ đạn dược, lương thực đã ở mức thấp nhất. Một số người đã 3 ngày trời không có gì nhét vào bụng. Hầu như mọi “con đường sống” của những người bị mắc kẹt trong “túi vây” đều dẫn đến cây cầu bắc qua sông Bere-zina tại Berezino. Một cột hành quân khổng lồ dài tới 40 dặm, có 2-3 làn xe cộ buộc phải di chuyển hết sức chậm chạp về hướng tây, dọc theo con đường quốc lộ tại Berezino. Hầu như tất cả đều bị các đợt không kích của máy bay Sô-viết nghiền nát…

    Tướng Schuenenmann, người chỉ huy tạm quyền của Quân đoàn Panzer XXXIX, đã bị giết ngay ngày hôm sau và Tướng Vincenz Mueller – chỉ huy Quân đoàn XII – đã buộc phải ra lệnh tiêu hủy các xe cộ, vật dụng, khí tài cũng như tất cả những thứ không thể mang theo người được. Những pháo thủ Đức bắn đến viên đạn cuối cùng, sau đó họ phá hủy khẩu pháo, tạo lên những nhóm chiến đấu xung kích đặc biệt, sử dụng những chú ngựa đã từng kéo pháo trước như những phân đội kỵ binh. Dọc theo con đường lộ chính từ Berezino đến Cherven, ở phía bờ tây (trái) con sông Berezina, Mueller đã chốt Trung Đoàn Vệ binh 17 (thuộc Sư Đoàn 31 Bộ Binh) và Tiểu Đoàn 675 ở bờ đông bên phải. Cả hai đơn vị đều được tăng cường thêm những người lính Wehrmacht lang thang hoặc bị tụt hậu….

    Tướng Tippelskirch, chỉ huy Tập đoàn quân IV, nhận ra ngay rằng các lực lượng bị bao vây cần phải được đặt dưới một sự chỉ huy duy nhất. Sự lựa chọn của ông ta là Tướng Vincenz Mueller – chỉ huy Quân đoàn XII. Mueller là một sĩ quan giỏi , nhưng ông ta không thể tạo ra phép màu. Ngày 1/7/1944, Cụm quân của Mueller đã hết sạch đạn dược cũng như các khẩu phần lương thực. Người Nga đã vượt qua các trận địa phòng thủ thuộc Sư đoàn Feldherrnhalle ngay trong ngày hôm đó, nhưng tình thế “ ngàn cân treo sợi tóc” đã được khôi phục lại khi người Đức cố thủ và phản kích buộc họ phải lùi lại 5 dặm. Cũng trong tối ngày đầu tiên của tháng Bảy, các Sư đoàn Bộ binh 31, 267, 286 dưới quyền chỉ huy của Vincenz Mue-ller đã vượt qua sông Berezina, mặc dù tất cả đều trong tình trạng kiệt sức. Ông cũng phát tín hiệu khẩn cấp lên không trung, đề nghị Hạm đội Không quân Đức VI hỗ trợ. Và thế là cuộc rút lui vẫn tiếp tục….
    gaume1, DepTraiDeu, caonam_vOz5 người khác thích bài này.
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Trong khi đó, Hồng quân tiếp tục gia tăng các đợt tấn công lên phòng tuyến của người Đức, đẩy Tập đoàn quân IV ngày càng cách xa Cụm quân Mueller. Suốt buổi sáng ngày 4 tháng Bảy, Mueller đã gặp Tướng Voelckers, tư lệnh Quân Đoàn XXVII, cũng như với các Tư lệnh Sư đoàn Xung kích 78, Sư đoàn Bộ binh Cơ giới 25, và các Sư đoàn Bộ binh 260, 31, 57. Bất chấp về tình trạng tuyệt vọng của mình, các vị tướng vẫn tỏ vẻ lạc quan, mặc dù các nhân chứng sau đó hồi tưởng lại rằng Voelckers dường như đã bị kiệt sức. Tướng Mueller thì vẫn còn tự tin. Thậm chí tới lúc này, không hề có ý tưởng về việc buông vũ khí đầu hàng.

    Kế hoạch ban đầu kêu gọi Quân Đoàn XXVII lĩnh ấn tiên phong, phá vây tiến thẳng về phía tây. Quân đoàn XII sẽ theo sau theo hướng Tây Bắc. Cuộc đột kích bắt đầu vào đêm trước ngày 4 tháng Bảy và đã thành công trong việc vượt qua phòng tuyến chặn kích đầu tiên của người Nga sau những trận ác chiến dữ dội. Tuy nhiên, đến buổi trưa hôm sau, Quân đoàn XXVII đã bị chặn đứng lại bởi sức đề kháng mạnh mẽ của kẻ thù.

    Voelckers đã lên phòng tuyến, quan sát tình hình, và sau đó, ông nói với các tư lệnh Sư đoàn dưới quyền, chắc chắn sẽ dẫn đến việc đầu hàng người Nga. Tất cả năm người trong số họ đều không đồng ý với quyết định của Voelckers, vì vậy ông nói với họ một cách đơn giản rằng họ được tự do chọn lựa quyết định phá vây hoặc đầu hàng. Hầu hết mọi người đều lựa chọn phương án phá vây, tham gia vào các nhóm chiến đấu trong suốt đêm 5 rạng ngày 6 tháng Bảy.

    Ban đầu, cuộc phá vây đạt được một số kết quả khả quan, nhưng dưới áp lực của những trận chiến đấu liên tục, những kẻ sống sót dần dần gia nhập các nhóm chiến đấu ngày càng nhỏ dần, nhằm để trốn tránh dễ dàng hơn và họ càng ngày càng bị kiệt sức. Tướng Voelckers gia nhập nhóm chiến đấu do Đại tá Kurt Walter, chỉ huy Trung đoàn Vệ binh 11 thuộc Sư đoàn Bộ binh 14; Voelckers (*) đã bị bắt vào ngày 9/7/1944. Tuy nhiên, có một số nhóm phá vây cuối cùng đã trốn thoát thành công. Đến cuối tháng 10/1944, khoảng 80 sĩ quan cùng với 838 người lính Wehrmacht bằng những nỗ lực tuyệt vời của chính bản thân đã di chuyển thành công từ túi vây Minsk về tới phòng tuyến của người Đức. Một số người trong số họ phải trải qua một cuộc hành trình dài tới 250 dặm đường trên lãnh thổ kẻ thù, sử dụng tất cả mọi cách để tới được biên giới Đông Phổ. Chỉ duy nhất một Tư lệnh Sư đoàn đã trở lại được là Thiếu tướng Paul Schuermann (**) thuộc Sư đoàn Bộ binh Cơ giới 25. Khi về tới phòng tuyến của mình, ông ta còn vẻn vẹn có 30 tay súng bên mình; lúc bắt đầu công cuộc phá vây, số lượng là 1.000 người….

    Tướng Mueller thì gia nhập vào Sư đoàn Bộ binh Cơ động 18, nhưng sau khi người Tham mưu trưởng của Sư đoàn bị thương nặng, ông quyết định rằng mọi nỗ lực kháng cự trở nên vô vọng. Ông đầu hàng người Nga trong ngày 8 tháng Bảy và dường như đã phát đi một lời kêu gọi cho tất cả những người Đức còn sống sót trong “túi vây” buông vũ khí ra hàng…

    Thế là mọi sự kháng cự trong “pocket” Minsk kết thúc vào ngày 8/7/1944. Tất cả 3 Quân đoàn nằm trong túi đã không còn tồn tại cũng như Cụm Tập đoàn quân Trung tâm Đức đã tới ngày tàn lụi. Sang ngày 9/7/1944, có thể thấy một sự thật là 28/37 Sư đoàn đã bị đập tan hoặc chỉ còn tồn tại một quân số ít ỏi. Cụm Tập đoàn quân Trung tâm Đức đã mất 215 xe-tăng, 1.300 khẩu pháo cùng với 300.000 người bị giết hoặc bị bắt làm tù binh.

    Khoảng ½ số lượng quân nhân Wehrmacht mắc kẹt trong “túi vây” Minsk đã bị giết trong trận chiến hoặc dưới bàn tay những người du kích Nga, họ trả thù tàn độc theo những cách vô nhân đạo nhất (Tâm lý du kích Nga lúc này thường rất can đảm khi chiến đấu chống lại những người tù không có vũ khí trong tay, những người bị thương, những người phụ nữ Đức yếu thế bị kẹt lại, trẻ con và trẻ sơ sinh. Nhưng họ thường ít nhiệt tình hơn khi được yêu cầu chiến đấu với những người còn có khả năng tự bảo vệ mình). Khoảng một nửa trong số 160.000 tù binh Đức bị giết trên đường về nơi giam giữ, hoặc do làm việc quá nặng nhọc, bị suy dinh dưỡng, bệnh tật và nhiều lý do khác trong các trại tù binh cũng như các trại Gulag Sô-viết. (Lời khẳng định trên không ngụ ý cho rằng điều kiện sống trong các trại tù binh các trại – POW - của Stalin tồi tệ hơn Hitler – hoàn toàn không phải như vậy. Ước tính rằng khoảng 65% quân nhân Sô-viết trên tổng số toàn bộ những người bị bắt làm tù binh đã bị bỏ mạng trong các nhà tù Đức quốc. Dĩ nhiên các tù binh Pháp, Anh và Mỹ sống trong điều kiện sống tốt hơn rất nhiều). Hầu hết những tù binh Đức còn sống sót tại Nga đã không thể trở lại nước Đức trước năm 1955…..

    Những tổn thất của Liên Xô cũng rất lớn. Moscow đã thừa nhận 178.507 người bị hy sinh, mất tích cũng như 587.308 người bị thương. Tuy nhiên Stalin có thừa khả năng lấp được vào quân số bị tổn thất. Còn Đức quốc thì không còn khả năng….

    ……………………………

    (*).Paul Voelckers qua đời trong một nhà tù của Liên Xô năm 1946.

    (**).Paul Schuermann được thăng chức Trung tướng vào ngày 1/9/1944. Ông ta lại làm Tư lệnh Sư đoàn Cơ giới hóa 25 (được xây dựng lại) cho đến tận ngày 25/2/1945, ngày mà ông ta buộc phải từ nhiệm vị trí tư lệnh (có thể bị ốm, thương tật hoặc vì các lý do khác- các bản ghi nhân sự quân sự của Thế chiến II ở Đức thường không rõ ràng khi đề cập đến vấn đề này)….Thời gian còn lại, ông không còn phục vụ trong quân đội nữa, về sống tại Wiesbaden sau chiến tranh. Schuer-mann đã bắt đầu sự nghiệp phục vụ trong quân đội Đức với tư cách là một học viên sĩ quan bộ binh năm 1914, sĩ quan tham mưu thuộc Bộ Tư lệnh lục quân OKH (1937-40), chỉ huy Trung đoàn Bộ binh số 11 (1940-42), trở lại làm sĩ quan tham mưu OKH và Cụm Tập đoàn quân Trung tâm ( 1942-44). Ông là người có bằng cấp cao về kỹ thuật …..
    gaume1, DepTraiDeu, caonam_vOz6 người khác thích bài này.
  9. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Giờ đây, Hitler và Model buộc phải cố gắng củng cố phòng tuyến của người Đức. Để lấp lỗ thủng lớn giữa Cụm Tập đoàn quân Trung tâm và Cụm Tập đoàn quân Bắc, Fuehrer đã ra lệnh cho Đại tướng Georg Lindemann, Tổng tư lệnh Cụm Tập đoàn quân Bắc, đã mở ngay cuộc phản công theo hướng nam để bịt kín lỗ thủng lớn giữa họ và Tập đoàn quân Panzer III. Model, người đã từng chỉ huy Cụm Tập đoàn quân Bắc vài tuần trước thừa biết đây là một nhiệm vụ bất khả thi và ông ta buộc phải nói ra sự thật. Bỏ hết ngoài tai, Quốc trưởng vẫn khăng khăng yêu cầu Lindemann vẫn phải phản công ngay lập tức. Một lần nữa, viên Tổng tư lệnh Cụm Tập đoàn quân Bắc tuyên bố rằng ông ta không thể thực hiện được thì Hitler đã ra lệnh sa thải ông ta ngay trong ngày 3/7/1944 và cử người thay thế là Tướng Bộ binh Johannes Friessner, đồng thời thăng chức Đại tướng cho Friessner. Ông này cũng không thể tiến hành phản công được. Lỗ thủng trên phòng tuyến vẫn lớn như cũ….

    Xa hơn về phía nam của chiến trường đang sôi động thì có một vị trí duy nhất vẫn nằm trong tình trạng ổn định của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm, do Tập đoàn quân II bảo vệ. Người Nga chỉ bắt đầu triển khai tấn công vào cuối tháng Sáu năm 1944. Cuộc tấn công này, mang một ý nghĩa là một cuộc tấn công thăm dò, nhưng vẫn buộc Model phải lên kế hoạch tập kết Sư đoàn xe-tăng số 4 ở phía tây Slutsk để phản kích vào sườn của người Nga, và chắc chắn Hồng quân đã phát hiện ra ý đồ này của người Đức. Và chỉ có khoảng một nửa Sư đoàn xe-tăng số 4 tới được khu vực tập kết nằm trong vùng do Tập đoàn quân số II bảo vệ trước ngày 1/7/1944….

    Khu vực Slutsk được bảo vệ bởi Quân đoàn Kỵ binh Đức dưới quyền Trung tướng Gustav Harteneck (*). Ban đầu nó chỉ bao gồm Lữ đoàn Kỵ binh Đức số 4 và Sư đoàn Kỵ binh Hungari số 1. Sức chiến đấu của cả 2 đơn vị này là tốt, nhưng họ vẫn phải thua chỉ vì một điều đơn giản là quân Đỏ quá mạnh. Suốt đêm 1 rạng sáng 2/7/1944, Har-teneck buộc phải kéo sườn nam của mình ra phía sau con sông Moroch. Model phản ứng cấp thời, bằng cách tăng cường Sư đoàn Khinh binh 28 (dưới sự yểm trợ của 2 Lữ đoàn pháo tự hành xung kích 209 và 1028) cho Tập đoàn quân II và ra lệnh ngay cho Đại tướng Weiss, chỉ huy Tập đoàn quân buộc phải tấn công quân Nga vào ngày hôm sau. Các Sư đoàn tăng số 4, Sư đoàn Kỵ binh Hungari 1 và Sư đoàn Khinh binh 28 đã dọn sạch xong tuyến đường sắt từ Baranovichi đến Dzerzhinsk. Tuy nhiên, Weiss, đã hủy bỏ cuộc tấn công trong ngày 2/7 với lý do là Sư Đoàn tăng số 4 không có đủ nhiên liệu để thực hiện. Model thật sự điên tiết khi nghe Weiss thông báo tin mới nhất: Cuộc tấn công sẽ chỉ diễn ra vào ngày 3/7/1944. Sau khi người Đức tiến hành tấn công đạt một số thành công ban đầu thì quân Sô-viết đã phản công lại rất mạnh mẽ và gần như cắt rời Sư Đoàn tăng số 4. Hồng quân tràn ngập tuyến phòng thủ của người Đức tại Kletsk và tiếp tục đà tiến công của mình thêm 8 dặm đường trước khi Harteneck được tăng cường thêm Tiểu đoàn tăng 118 (biên chế có tới 62 khẩu pháo tự hành StuG ???). Được tăng viện, Harteneck phản công lại, nhưng người Nga đã hoàn thành xong mục tiêu chiến lược của mình. Mối đe dọa thường trực trên sườn nam được Zhukov giải quyết xong xuôi…

    Trong trận chiến Bạch Nga, lần đầu tiên xuất hiện một nhóm những người Đức phản chiến. Bị người Nga bắt trong thời gian trước đó – phần lớn thuộc trận chiến Stalingrad – họ đã trở thành những người theo chủ nghĩa Cộng sản, hoặc ít ra là những người theo đuổi công cuộc chống chủ nghĩa phát –xít, bị đặt dưới tầm ảnh hưởng đến từ Ủy ban nước Đức tự do (do Liên-xô bảo trợ). Được coi như là các sứ giả trên chiến trường, họ cố gắng làm thay đổi hướng hành quân của các đơn vị Wehrmacht, đặc biệt là thay đổi đường đi tới các tổng kho cung cấp lương thực, nguyên liệu, dẫn họ đến các bẫy phục kích của du kích hoặc là đến nơi tập trung các lực lượng chính quy của Hồng quân. Họ tạo ra một cuộc khủng khoảng tại hậu phương người Đức, tương tự như những gì mà người Mỹ phải chịu đựng trong trận chiến Bulge, khi nhưng người lính tình nguyện Đức lọt vào hậu phương người Mỹ trong trang phục kẻ thù. Họ đã thay đổi các biển báo giao thông, chiếm lĩnh các cây cầu thiết yếu, làm sai lệch đích đến của các con lộ giao thông, gây ra các vụ phá hoại, hỗn loạn trong hậu phương kẻ thù. Số phận hẩm hiu luôn rình rập họ, nếu họ bị bắt chắc chắn sẽ sẽ chỉ còn cách phải ra pháp trường…

    Tại Tổng hành dinh Quốc trưởng, Tướng Heusinger (**), Trưởng ban tác chiến thuộc OKH (Bộ Tư lệnh lục quân) đã nghiên cứu sự phát triển trầm trọng của tình hình chiến trường và ông ta đã làm mọi thứ để có thể củng cố lại Cụm Tập đoàn quân Trung tâm. Vào ngày 2/7/1944, Heusinger thông báo với Model rằng OKH đang tăng viện Sư đoàn Bộ binh 50 từ Cụm Tập đoàn quân Bắc chuyển sang. Năm Tiểu đoàn dã chiến cũng như 5 Trung đoàn kiểu mới “"Valkyrie" (không được trang bị pháo binh và vũ khí hạng nặng), được dành cho Cụm Tập đoàn quân Trung tâm. Ngoài ra Model cũng sẽ tiếp nhận thêm Sư đoàn xe-tăng số 6 từ Đức, Sư đoàn Bộ binh Cơ giới SS 18 từ Hungary, Sư đoàn Bộ binh 367 từ Cụm Tập đoàn quân Bắc Ukraina cũng như một Sư đoàn chưa xác định rõ phiên hiệu đến từ Na-uy (Nhưng sau đó, Sư đoàn xe-tăng SS số 3 “Totenkopf” được thay thế cho Sư đoàn Bộ binh Cơ giới SS 18). Mặc dù cộng thêm với các Sư đoàn tăng viện mới này, Model chỉ còn lại khoảng 8 lực lượng chủ yếu cộng thêm với một vài Cụm chiến đấu độc lập (kampfgruppen), để bảo vệ một tuyến phòng thủ dài tới 220 dặm trước 116 Sư đoàn Bộ binh, 6 Sư đoàn kỵ binh, 42 Lữ đoàn tăng và 16 Lữ đoàn Bộ binh Cơ giới Sô-viết….
    ……………………….
    (*).Gustav Harteneck gia nhập Quân đội xứ Bavaria với tư cách là một học viên sĩ quan kỵ binh vào năm 1914. Trong thời kỳ Hitler nắm quyền, ông trải qua nhiều cương vị quan trọng như : Trung đoàn trưởng Trung đoàn Kỵ binh số 9 (1938), sĩ quan tác chiến thuộc Tập đoàn quân I(1939), Tham mưu trưởng Quân đoàn XXVII (cuối năm1940), Tham mưu trưởng Tập đoàn quân II (cuối năm 1941), Tư lệnh Sư đoàn bảo vệ an ninh cho khu vực Chính phủ (1944) và Sư đoàn 72 Bộ binh (1944). Đồng thời, ông đảm nhận thêm chức vụ của Quân Đoàn Kỵ binh I vào ngày 10/6/1944 và lãnh đạo Sư đoàn cho đến khi chiến tranh kết thúc. Ông được thăng Tướng kỵ binh vào ngày 1/9/1944. Khi Thế chiến thứ II kết thúc, ông đã đầu hàng các Đồng minh phương Tây. Ra tù năm 1947, ông về vùng Grosshesselohe (gần Munich) sinh sống và qua đời tại đó năm 1984….


    (**). Adolf Heusinger sinh tại Holzminden vào năm 1896, gia nhập quân đội với tư cách là một sĩ quan học viên trong năm 1916, và ông bị bắt ở Mặt trận miền Tây. Tuy nhiên, sau khi Thế chiến lần thứ nhất kết thúc, ông đã tham gia phục vụ trong quân đội Đức mới theo Hiệp ước Versailles (gọi là Reichswehr), và sau đó ông trở thành một sĩ quan của phòng tác chiến thuộc OKH vào năm 1937, sau đó trở thành người phụ trách vào ngày 1/10/1940. Ông giữ chức vụ này cho đến ngày 20/7/1944, khi ông bị thương nặng trong vụ ám sát Adolf Hitler. Vào thời điểm đó mối quan hệ của Heusinger với nhà độc tài đã trở nên căng thẳng, nhưng ông ta không bao giờ bị thất nghiệp. Ông gia nhập quân đội Tây Đức với tư cách là một trung tướng (vị tướng ba sao theo cấu hình cấp bậc mới) vào năm 1955. Ông luôn cảm thấy cay đắng vì đã trải qua 6 năm giam cầm trong các trại tù binh Đồng minh. Tướng Heusinger về hưu năm 1964 và qua đời tại Koeln ngày 30/11/1982….
    gaume1, meo-u, DepTraiDeu6 người khác thích bài này.
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    LÂU KHÔNG DỊCH THẤY NGẠI QUÁ...DẦN DÀ MỚI XÓA ĐƯỢC CẢM GIÁC NHƯ VẬY...

    Ở phía bắc, Tập đoàn quân Panzer III được tách ra khỏi Thành phần cả hai Cụm Tập đoàn quân Bắc và Trung tâm và đang chiến đấu theo cách “tự lực cánh sinh” nhằm cứu lấy sinh mạng của chính bản thân họ. Vào ngày 3/7/1944, Hồng quân gần như cắt đứt tuyến đường rút lui của Sư đoàn 212 Bộ binh Đức. Thiếu tướng Franz Sensfuss, Tư lệnh sư đoàn, đích thân dẫn đầu một cuộc chiến đấu mở đường máu, nhằm phá vây dọc theo đường quốc lộ chạy về phía tây của Glubokoye. Ông ta chỉ có trong tay 4 Tiểu đoàn khi bắt đầu vào trận chiến, và có một trong những trung đoàn thiệt hại tới 300/400 người khi trải qua những trận chiến đẫm máu vừa qua. Giờ đây, trung bình quân số mỗi tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 212 Bộ binh chỉ vẻn vẹn còn lại 150 người.Sư đoàn 252 Bộ binh cũng chẳng khấm khá hơn, cả Sư đoàn chỉ còn lại lại khoảng 1.000 quân nhân, trong đó có tới 150 người thuộc lực lượng cảnh vệ. Chỉ huy Tập đoàn quân – Tướng Reinhardt – đã thông báo cho Model rằng những quân nhân dưới quyền mình hoàn toàn mất sức chiến đấu. “Đó là một điều hết sức khó khăn khi mọi mệnh lệnh của Thiếu tướng Tư lệnh đều bị họ làm ngơ!”, và ông ta tiếp tục :”Chúng tôi không thể làm được gì cả, và cảm thấy rất bất lực!”. Ông ta đành phải quay về Dunilovichi, đó là một vị trí phòng thủ được xây dựng từ hồi Thế chiến thứ nhất, nhưng rồi Reinhardt không tin tưởng lắm mình giữ vị trí đó kéo dài được bao nhiêu ngày nữa…

    Cùng ngày hôm đó, Model đã cấp tốc thành lập Chiến đoàn Weidling và giao nhiệm vụ cho họ phải tìm mọi cách vá được lỗ thủng giữa Tập đoàn quân IV và IX. Vì mục đích trên, Model điều cho Weidling các Sư đoàn Bộ binh 50, Tiểu đoàn chống tăng 1057 thuộc Tập đoàn quân, Tiểu đoàn Pháo Tự hành chống tăng 92 kết hợp 2 đại đội pháo tự hành đến từ Sư đoàn xe-tăng 20. Nhưng Tướng Weidling không còn có cơ hội hoàn thành nhiệm vụ của mình. Thậm chí, Sư đoàn Bộ binh 50, Tiểu đoàn chống tăng 1057 còn không đến được trận tuyến…

    Thảm họa vẫn liên tục diễn ra. Ngày 3/7/1944, Sư đoàn Huấn luyện Dã chiến 390 (phần lớn trong số này được ném vào các trận chiến đẫm máu ở gần Stolbtsy, được coi là một nhóm đặc biệt thuộc Chiến đoàn von Bergen (*) đã bị người Nga đập tan. Số tàn dư còn lại của Sư đoàn đang tìm cách chạy trốn.

    Trung đoàn Bộ binh Cơ giới số 5 (Sư đoàn tăng 12) cũng bị thiệt hại nặng nề trong trận chiến gần Stolbtsy. Tại đây, Tướng von Kessel và Sư đoàn tăng 20 đã bị bao vây lần thứ hai chỉ trong khoảng hai tuần lễ, von Kessel phải chiến đấu hết sức mình mới tìm được đường thoát thân, nhưng giờ đây sư đoàn của ông ta chỉ còn một nhúm quân hoàn toàn kiệt quệ. Các đơn vị khác cũng thiệt hại hết sức nghiêm trọng. Ví dụ như Tiểu đoàn tăng hạng nặng 505 đã mất 5 chiếc Tiger cuối cùng trong ngày 8/7/1944..Khoảng 1 tá đơn vị khác bị xóa sổ cũng như 17 Tiểu đoàn khác phải rút về hậu phương biên chế, bổ sung lại….Tiểu đoàn tăng số 5 được trang bị toàn pháo tự hành, lúc này không còn lấy một khẩu pháo nào cả. Tiểu đoàn diệt tăng 742 cũng trong tình trạng giống hệt như vậy, trong khi Tiểu đoàn pháo tự hành 185 mất tới 25/30 khẩu pháo tự hành trong biên chế chính thức.

    Không những thế, Sở chỉ huy tiền phương thuộc Tập đoàn quân IX đã phải dừng hoạt động. Họ đã bị mất quá nhiều thiết bị liên lạc, buộc phải cố gắng duy trì mọi hoạt động của mình thông qua mạng lưới liên lạc của Tập đoàn quân II. Sáng ngày 3/7/1944, Thống chế Model buộc phải rút Tập đoàn quân IX ra khỏi chiến trường, đưa về hậu phương củng cố, bổ sung lại. Lưc lượng tiếp quản vị trí của họ dưới quyền Cụm von Vormann, là cấp dưới Tập đoàn quân II. Tướng Vormann được giao phụ trách Quân đoàn Kỵ binh I (bao gồm Sư Đoàn tăng số 4, Sư Đoàn Kỵ Binh Hungary số 1, Lữ đoàn 4 Kỵ Binh), Sư Đoàn Khinh binh 28, Sư Đoàn tăng 12, lực lượng bảo vệ “pháo đài địa phương” Baranovichi, và bất cứ những người tụt hậu, rớt lại có thể tìm thấy. Nhiệm vụ dành cho Vormann là: cầm chân quân Nga ở khu vực Slutsk; đồng thời mở một cuộc phản kích vào Stolbtsy với thành phần bao gồm 2 Sư đoàn tăng cùng Sư Đoàn Khinh binh 28; cố gắng khôi phục lại tuyến đường bộ, đường sắt từ Baranovichi đến Minsk….

    Trên sườn bắc thuộc Tập đoàn quân II (tương ứng với sườn nam của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm Đức), trong vài ngày tới sẽ nổ ra các cuộc tấn công, phản kích dẫn đến tổn thất hết sức nặng nề cho người Đức. Đến ngày 8/7/1944, Sư Đoàn tăng 12 chỉ còn lại một chiếc xe tăng hoạt động được. Cuộc phản kích vào Stolbtsy thất bại, Baranovichi thất thủ, và Chiến đoàn Harteneck (Quân đoàn Kỵ binh I) bị đẩy lùi trong những trận giao tranh ác liệt và họ chỉ thoát khỏi ý đồ bao vây của Hồng quân trong gang tấc. Vormann báo cáo tiêu diệt được 507 xe tăng của Nga kể từ ngày 24 tháng Sáu nhưng các đơn vị xe tăng dưới quyền ông ta chỉ còn 10% so với sức mạnh ban đầu của họ. Trong khi đó, Chiến đoàn von Saucken mang tên phiên hiệu mới là Quân đoàn tăng XXXIX nhưng đến lúc đó chưa hề nhận thêm một sự tăng cường nào cả….


    ……………………………………….

    (*) Trung tướng Hans Bergen (1890-1957) đã lên nắm quyền chỉ huy Sư đoàn 390 kể từ tháng 5 năm 1943. Trước đó, ông chỉ huy các Trung đoàn bộ binh 179 và 187 (1939-41), Sư đoàn Bộ binh 323 và 299. Sau đó, ông đã bổ nhiệm Sư đoàn Dự bị 526 (1944-45). Sau khi bị tiêu diệt, đám tàn quân của Sư đoàn 390 được tổ chức lại thành một Sư đoàn bảo vệ các mục tiêu đặc biệt…..
    gaume1, meo-u, tatpcit4 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này