1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Giờ đây, Quân đoàn XIII hoàn toàn tuyệt vọng chống lại một “biển người” quân Nga. Vào tối ngày 22/7/1944, mọi thứ rơi vào tình trạng “thân ai người ấy lo”. Bị ép bởi một lực lượng lớn quân Sô-viết từ hướng bắc, mọi thứ trong “pocket” hoàn toàn sụp đổ. Rất nhiều toán quân Đức trong vòng vây bị xóa sổ bởi pháo binh, xe tăng, “đàn dương cầm Stalin”, súng cối cũng như các trận oanh kích của Hồng quân. Đại tá von Hammerstein tự mình dẫn đầu một tiểu đoàn xung trận và bị bỏ mạng trong cuộc chiến. Tướng Hauffe cũng bị giết ở phía bắc Kniaze.

    Phải đối mặt sự chết chóc, rơi vào tay người Nga, sự đào thoát của một số sĩ quan cấp cao làm cho các Sở chỉ huy của Wehrmacht trong túi vây bị đập nát ra thành thành từng mảnh. Hồng quân tiếp tục thu hẹp “pocket” bằng hỏa lực của các loại súng cối, pháo binh, “Stalin’s Organs” cũng như các cuộc không kích tầm thấp. Một lính Đức còn sống sót sau trận chiến còn kể lại nhiều xe của người Đức bị trúng bởi những quả bom và hỏa lực pháo binh của người Nga đã bùng cháy đến mức khói và bụi che khuất cả ánh sáng mặt trời. Sau đến đến lượt bộ binh và thiết giáp Hồng quân xông đến giải quyết những thứ gì còn lại. Từng nhóm một, từ các đại đội, trung đội, tiểu đoàn cũng như các cứ điểm phòng thủ của quân Đức và Ukraina bị khuất phục. Một số buộc phải đầu hàng, nhiều người chiến đấu đến cùng, số khác thì dành viên đạn cuối cùng cho bản thân. Những người Đức đầu hàng bị đưa sâu vào nước Nga, chủ yếu là đưa tới Siberia. Một số ít được trở lại cố hương vào những năm 1950, nhưng nhiều kẻ biến mất không rõ tung tích. Phần lớn các tù binh người Ukraina đơn giản là đã bị giết chết mất xác…

    Chỉ còn khoảng 12.000 người thoát khỏi vòng vây. 17.000 người khác bị bắt làm tù binh, số ít trong đó được hồi hương về nhà sau Thế chiến thứ hai. Khoảng từ 25.000 đến 30.000 lính Đức bị tử trận, nhiều kẻ bị thương nặng, bị bắt làm tù binh và bị “kết liễu số phận” trong tay người chiến thắng. Tổn thất của các Sư đoàn tăng số 1-8-16-17 cũng rất nghiêm trọng. Ví dụ, trong tháng Bảy năm 1944, Sư đoàn tăng số 8 mất 2.361 người, 8 xe tăng, 77 xe bọc thép và 24 khẩu pháo…

    Với việc Quân đoàn XIII bị xóa sổ, không còn gì để ngăn Hồng quân lũ lượt tiến vào Lvov (Lemberg). Thành phố đã thất thủ ngày 27 tháng Bảy. Và ngày hôm sau, pháo đài địa phương Przemysl cũng trở về tay người Nga. Như chúng ta đã thấy, Wolfgang Lange đã thoát khỏi thảm họa. Đám tàn quân thuộc Quân đoàn XIII bị đưa về hậu phương và giải thể trong tháng tám. Lange được giao nhiệm vụ mới, tư lệnh Sư đoàn Volksgrenadier 564 (Sư đoàn mới thành lập- chỉ có 6 tiểu đoàn so với tiêu chuẩn là 9 tiểu đoàn) từ ngày 1/9/1944.. Otto Lasch vẫn tiếp tục vai trò chỉ huy. Sau một tháng nghỉ ngơi, ông ta được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Quân đoàn LXIV (64) từ ngày 1/9/1944. Ông ta được thăng chức Tướng bộ binh 2 tháng sau đó, khi ông ta được chỉ định giữ vị trí Tư lệnh các lực lượng phòng thủ Quân khu I (Đông Phổ). Người Nga không bắt sống được Otto Lasch trong những tuần lễ cuối cùng của chiến tranh, khi họ tràn ngập thành phố Koenigsberg. Nhưng Hitler đã kết án tử hình vắng mặt vì ông đã để thành phố đầu hàng quân Nga.

    Thiếu tướng SS Freitag cũng trốn thoát nhưng ông mất tới 7.000/10.400 binh lính và sĩ quan dưới quyền. Tuy nhiên, không phải con số về những sự tổn thất này mang một sự chính xác hoàn toàn. Hàng trăm những người lính Ukraina không thể tìm được đường về tới phòng tuyến người Đức, nhưng họ đã lẩn trốn và tìm cách quay trở lại Sư đoàn (Đức)một vài tuần sau đó. Quân số các nhóm tàn quân này về sau lên tới 2.300 người….

    Một số ít người thực sự ăn năn hối cải đã xin quay trở về với Hồng quân, dù bị từ chối lần đầu, nhưng sau đó họ được đề nghị gửi trả về các Sư đoàn cũ. Một số lớn người sống sót đã về được tới nhà và trở lại cuộc sống thường dân, trong khi còn có những kẻ cuồng tín khác tham gia Tổ chức UPA (Ukrayins’ka Povstans’ka Armiya – Quân đội khởi nghĩa Ukraina) – phong trào nổi dậy chống Cộng sản và chiến đấu cho một nền độc lập của Ukraine vào thập niên 50. Con số này có thể lên tới trên 3.000 người…

    Không giống như trường hợp của Lange, Lindemann, và Nedtwig, sự nắm quyền chỉ huy của Freitag trong trận chiến Brody là tiêu điểm cho những lời chỉ trích nghiêm trọng, và các sĩ quan của Sư đoàn Galicia đã kêu gọi Himmler thay thế người chỉ huy không mấy được ưa thích này, nhưng Thống chế SS (Reichsfuehrer-SS) vẫn trao tặng cho Freitag huân chương Thập tự sắt. Với những lời khen bằng văn bản dành cho viên Tư lệnh sư đoàn, Himmler đã thể hiện thái độ kỳ thị về chủng tộc của ông ta trong rất nhiều đoạn văn. “Freitag đã làm được rất nhiều điều…”, ông ta khẳng định như vậy…

    …. Những người lính Ukraina rất yếu đuối và không kiên định, tinh thần chiến đấu của họ rất kém so với những người lính Đức chúng ta….(Trong trận chiến Brody), nhiều tình nguyện viên của Sư đoàn đã hèn nhát chạy trốn…Trong thời điểm khủng khoảng này, sự hiện diện quyết định của Tư lệnh Sư đoàn ở mọi nơi, mọi lúc đã thiết lập lại tình hình bằng cách tạo ra mọi biện pháp hà khắc một cách cần thiết để chống lại bất kỳ một sự phản bội nào nhằm cứu vãn tình thế...Ngoại trừ một số ít ngoại lệ, những người lính Ukraina không phải là những chiến binh…. (Bất cứ lúc nào, sự thành công khi đến với một Sư đoàn)…thì điều đó chỉ có thể đạt được dưới sự lãnh đạo của các sĩ quan người Đức trong vị trí Tư lệnh sư đoàn….

    Himmler tiếp tục cho rằng Freitag là một trong những người cuối cùng trốn thoát khỏi túi vây cũng như là vị tướng cuối cùng rời khỏi chiến trường sau khi Gerhard Lindemann bị giết. Cả hai sự việc trên đều không đúng, và Lindemann chỉ bị thương. Trên thực tế, rất ít khi Himmler nhận được báo cáo chính xác. Nhưng phải có sự công bằng dành cho Freitag, ông ta từng thừa nhận mình đâu phải là một người chỉ huy giỏi của một đội quân ô hợp không phải là những lính gốc Đức. Thậm chí, ông ta đã từng nói với Himmler rằng ông không phải là người thích hợp để lãnh đạo Sư đoàn tình nguyện viên Ukraine, nhưng ý kiến của ông đã bị bỏ qua. Sau khi được nhận huân chương huân chương Thập tự sắt, Freitag đã xuất hiện bất thường trong một khóa huấn luyện, gặp mặt những người lính gốc Ukraina còn lại để dành những lời cảm ơn vì họ đã góp phần lớn vào tấm huân chương của mình. Đây là lần đầu tiên Freitag chính thức khen ngợi họ. Mặc dù vậy, ông ta đã học được rất ít từ những sai lầm của mình. Ông tiếp tục được lãnh đạo Sư đoàn bổ sung thêm nhiều lính Đức lớn tuổi, có nhiều kinh nghiệm chiến trường và rõ ràng chất lượng hơn hẳn những người lính tình nguyện Ukraina. Freitag tiếp tục nắm giữ chức Tư lệnh Sư đoàn SS 14 cho đến khi kết thúc chiến tranh và cuối cùng đầu hàng người Anh gần Radstadt vào ngày 8 tháng 5 năm 1945. Ngay sau đó, ông bị giam giữ trong trại tù binh Mỹ gần Graz (Áo), nơi ông biết ông sẽ bị giao nộp cho người Nga xét xử. Biết chắc chắn sẽ không thoát khỏi giá treo cổ, ông đã tự sát vào ngày 20/5/1945….
    caonam_vOz, meo-u, gaume15 người khác thích bài này.
  2. tatpcit

    tatpcit Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2007
    Bài viết:
    288
    Đã được thích:
    890
    Chào mừng chủ top đã trở lại, hy vọng được đọc liên tục 15 ngày:-)
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Thông cảm! Trông cháu nhiều quá, mụ hết cả người...Sẽ cố gắng hết sức làm tiếp....Có hứng rồi mà...Nhưng nhiều thứ quên hết, phải làm lại từ đầu...
    tatpcitngthi96 thích bài này.
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    CHƯƠNG III


    ỔN ĐỊNH MẶT TRẬN.




    Vào đất Ba-lan - Đà tiến của người Nga chậm lại - Khởi nghĩa Warsaw bùng nổ - Himmler vào cuộc - Stalin ngừng chiến dịch cứu trợ – Lữ đoàn Kaminsky – Warsaw bị nghiền nát..




    Trong khi Quân đoàn XIII đang bị tàn sát trong trận chiến Brody, thì Quân đoàn Panzer IV của Tướng Harpe, với 12 sư đoàn không còn đủ quân số trong biên chế, đang phải oằn mình chống đỡ những cuộc tấn kích đến từ 34 Sư đoàn Bộ binh Sô-viết, được yểm trợ bởi 2 Quân đoàn cơ giới và 2 Quân đoàn tăng. Lực lượng dự trữ của Hồng quân còn có tới Sư đoàn Bộ binh và 2 Quân đoàn kỵ binh. Harpe chỉ có 20 xe tăng còn hoạt động và 150 pháo tự hành chống lại hơn 500 xe tăng Nga. Sau khi di chuyển chậm chạp trong vài ngày, cuối cùng những xe tăng Nga đã chọc thủng tuyến phòng thủ thuộc Quân đoàn Panzer IV tại Chelm trong buổi sáng ngày 22/7/1944 và vượt qua một chặng đường dài 40 dặm xộc thẳng tới Lublin vào sáng ngày hôm sau (23/7/1944). Stalin không để mất thời gian, lập ngay một chính phủ thân Liên xô dưới quyền Boleslaw Bierut (1) tại Lublin ngay sau khi thành phố được giải phóng….


    Xa hơn về phía nam, 3 Tập đoàn quân Sô-viết – phiên hiệu XXVIII, XI và LXX (70) – tổng tấn công pháo đài Brest-Litovsk trong ngày 27/7/1944. Brest được bảo vệ bởi một đơn vị đồn trú cùng với một nhóm chiến đấu yếu kém dưới sự chỉ huy của chung Trung tướng Walter Scheller (2). Những người lính Đức đồn trú hoàn toàn bị áp đảo. Tướng Scheller, cựu chỉ huy của Sư đoàn tăng số 9, bị tử trận trong ngày 27 tháng Bảy. Mọi nỗ lực kháng cự trong pháo đài đã chấm dứt khi những người lính Đức còn sống sót đầu hàng quân Nga vào ngày hôm sau…


    Sau khi pháo đài Brest-Litovsk, cơn cuồng phong Sô-viết bắt đầu tiến chậm dần lại. Giờ đây, Thống chế Model đã nhận được một số lượng quân tiếp viện đáng kể từ Đế chế cũng như cuối cùng người Nga đã gặp vấn đề về tiếp tế. Các đơn vị thiết giáp chủ công Nga đã hết sạch xăng dầu. Họ tiến quá nhanh, hậu cần không thể hỗ trợ kịp thời. Tuy vậy, thành phố pháo đài Przemysl đã rơi vào tay 2 Tập đoàn quân Xe-tăng cận vệ số I và III Sô-viết trong ngày 27/7/1944 cũng như Lvov thất thủ ngay trong đêm, nhưng chỉ bị sau khi hầu hết số quân đồn trú Đức thuộc 2 thành phố nhanh chân tẩu thoát. Tập đoàn quân Panzer I rút lui theo hướng tây nam theo hướng Carpathians không phải gặp nhiều trở ngại. Trong khi đó Tập đoàn quân Panzer IV nhanh chóng rút lui về phía sau sông Vistula và đẩy lùi mọi cố gắng của người Nga mưu toan vượt qua sông. Lúc này, Model giao nhiệm vụ dễ dàng hơn cho cả 2 đội quân Panzer: không cần phải tham khảo ý kiến của Hitler và OKH - Bộ Tư lệnh Lục quân Đức – ông ra lệnh cho cả 2 Tập đoàn quân dưới quyền tiến hành ngay lập tức rút sâu vào trong nội địa Balan, từ bỏ hết mọi “pháo đài địa phương” trong quá trình rút lui…

    Trở lại tình hình chiến sự vào cuối tháng bảy, tại Sở chỉ huy thuộc Tập đoàn quân IX mới được xây dựng lại, họ nhận nhiệm vụ bảo vệ thủ đô Warsaw, giữ vững được khu vực Siedlce, mở ra được lối thoát về phía tây dành cho những người còn lại của Tập đoàn quân II vừa rút lui ra khỏi khu vực Brest. Đây là công việc mà Tập đoàn quân IX có thể làm được, mặc dù họ không thể ngăn cản được người Nga thành lập được hai khu vực bàn đạp vượt qua sông Vistula: một phía nam Pulawy và ở Magnuszew, cách 35 dặm về phía nam thuộc thủ đô Ba Lan. Tuy nhiên, cùng thời gian này, Tập đoàn quân XVII mới được khôi phục và tổ chức lại dưới sự chỉ huy của viên tướng Bộ binh Friedrich Schulz (3) đã bịt kín được lỗ thủng giữa khu vực do 2 Tập đoàn quân số IV và I với thành phần lên tới 2 Sư đoàn rưỡi với quân số và trang thiết bị mới được bổ sung đầy đủ (Xem bản đồ)…

    Tại thủ đô, các đơn vị đồn trú, cảnh sát, chính quyền dân sự và dân gốc Đức bắt đầu sơ tán ra khỏi Warsaw trong ngày 21/7/1944. Nhưng vào ngày 26/7, Guderian đã chấm dứt sơ tán và ra lệnh cho các đơn vị quân đội quay trở lại thành phố. Dân thường cũng như các viên chức cảnh sát, chính quyền cũng quay trở lại thủ đô Ba-lan. Ngày 27/7, viên tướng Đức danh tiếng Stahel (4) tại khu vực Vilnius, đã tiếp nhận vị trí Tư lệnh Bộ chỉ huy quân sự Warsaw. Các đơn vị bảo vệ được tăng cường, những khẩu pháo được đặt tại các nút giao thông chính trên nhiều tuyến phố , cảnh sát cũng như các xe bọc thép AFV liên tục tuần tra cũng như những binh lính thuộc Sư đoàn 73 Bộ binh được gửi đến phòng thủ tại ngoại vi Warsaw.

    Lực lượng của Stahel bao gồm Trung đoàn Bộ binh số 4; Trung Đoàn Cảnh vệ Warsaw (gồm các Tiểu Đoàn Cảnh Sát 301, 304, 307 phiên hiệu cũ); các tiểu đoàn An ninh hậu tuyến (Landesschuetzen Battalions) 996, 997 và 998, Đại đội 225 Bảo vệ Sở chỉ huy Tiền phương, Đại đội Quân cảnh mô tô hóa 146; Tiểu đoàn 146 Công binh kiến tạo; Đại đội pháo tự hành chống tăng 475 và đại đội 2, tiểu đoàn Pháo-xe kéo 743. Ngoài ra ở Warsaw (nhưng không thuộc quyền chỉ huy của Stahel) còn khoảng 1 tá tiểu đoàn SS và cảnh sát dưới quyền của trung tướng SS Geibel (5) nữa…..

    ………………………..

    1/.Bolesław Bierut(1892-1956) , người Balan, đặc vụ NKVD, ủng hộ đường lối Stalin. Ông giữ chức Chủ tịch Hội đồng nhân dân Balan (1944-47), Tổng bí thư Đảng Công nhân thống nhất Balan (1948-56) kiêm nhiệm chức Thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Balan (1952-54)….


    2/. Walter Scheller (1891-1944), nguyên là một sĩ quan Bộ binh sinh trưởng tại Hanover, sau WW I, ông ta vẫn phục vụ trong Reichsheer. Trải qua chức vụ như Tư lệnh Trung đoàn Bộ binh 66 (1938-39)-Tham mưu trưởng Quân khu 10(1939-40)- Tư lệnh Lữ đoàn Bộ binh số 8 (1940-1941)- Sư đoàn tăng 11 (1941-42) và Sư đoàn tăng số 9 (1942-43). Scheller đã bị thương nặng vào giai đoạn cuối trong chiến dịch Citadel. Do không thành công lắm khi làm việc với binh chủng thiết giáp, nên sau khi bình phục, ông trở lại nắm quyền Sư đoàn Bộ binh. Ông tạm quyền giữ chức Tư lệnh Sư đoàn Bộ binh 334 (1943)-334 (1943-44)- Bộ tư lệnh Quân khu 399 (1944) – tháng sáu ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh khu vực Brest-Litovsk. Tử trận vào ngày 27/7/1944….


    3/ Friedrich Schulz (1897-1976), chức vụ cao nhất là Đại tướng, các chức vụ từng giữ: Tham mưu trưởng Sư đoàn khinh binh 28 – Tham mưu trưởng Quân đoàn XLIII – Tư lệnh Quân đoàn Panzer III – Tư lệnh Tập đoàn quân XVII– Huân chương Hiệp sĩ Thánh giá với Lá sồi và Thanh kiếm. Mất năm 1976 tại Tây Đức…


    4/ Reiner Stahel , (1892-1955) - Sinh ra ở Biefeld. Sau WW I làm việc tại Phần Lan, trở về Đức (1933) công tác tại Bộ Hàng không. Trong WW II, Tư lệnh Bộ chỉ huy quân sự Đức tại Roma (1943); tháng 7/1944, Tư lệnh khu vực phòng thủ tại Vilnius, sau đó là Tư lệnh quân sự Đức tại Warsaw. Ngày 24/8 được phái đến Bucharest (Rumania). Bị NKVD bắt giữ cùng với Nguyên soái Ion Antonescu ngày 20/9/1944. Chết trong trại tù Sô-viết vào năm 1955…


    5/Paul Otto Geibel (1898-1966). Trung tướng SS, lãnh đạo lực lượng Cảnh sát trong việc trấn áp khởi nghĩa Warsaw năm 1944, sau đó về làm Tư lệnh lực lượng Cảnh sát tại thủ đô Prague (Tiệp khắc cũ). Sau khi chiến tranh kết thúc, Geibel đã bị Tòa án Tiệp khắc kết án năm năm tù vì tư cách thành viên SS. Thi hành án xong, bị dẫn độ về Ba Lan. Ở đó, ông bị kết án tù chung thân vào năm 1954. Geibel mất trong tháng 11 năm 1966 trong cuộc sống lao tù….
    --- Gộp bài viết: 01/04/2020, Bài cũ từ: 01/04/2020 ---
    [​IMG]
    ẢNH : BOLESLAW BIERUT (1892-1956) & STALIN
    --- Gộp bài viết: 01/04/2020 ---
    [​IMG]
    ẢNH :WALTER SCHELLE (1891-1944)
    --- Gộp bài viết: 01/04/2020 ---
    [​IMG]
    ẢNH : FRIEDRICH SCHULZ (1897-1976)
    --- Gộp bài viết: 01/04/2020 ---
    [​IMG]
    ẢNH : REINER STAHEL (1892-1955)
    --- Gộp bài viết: 01/04/2020 ---
    [​IMG]
    ẢNH : PAUL OTTO GEIBEL (1898-1966)
    --- Gộp bài viết: 01/04/2020 ---
    [​IMG]
    BẢN ĐỒ : TÌNH HÌNH CHIẾN SỰ TRONG KHU VỰC THUỘC CỤM TẬP ĐOÀN QUÂN BẮC
    UKRAINA VÀ TẬP ĐOÀN QUÂN IX(ĐỨC) TỪ NGÀY 14/7 ĐẾN 15/9/1944…
    caonam_vOz, meo-u, tatpcit2 người khác thích bài này.
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Trong đêm 28 rạng ngày 29/7/1944 Quân đoàn Panzer XXXIX đã giao tranh với đội tiên phong thuộc Tập đoàn quân Xe-tăng II Sô-viết tại Wolomin. Tại thủ đô Warsaw, mọi người có thể nghe thấy những âm thanh từ mặt trận vọng về. Sang đến ngày hôm sau (29/7/1944), quân Nga bắt đầu xâm nhập vào phòng tuyến phía nam thủ đô Ba-lan (bên bờ đông sông Vistula) thuộc vùng trách nhiệm của Sư đoàn 73 Bộ binh và bắt sống được viên Tư lệnh là Trung tướng Fritz Franek (1). Lúc này, bên trong Warsaw, những người dân Ba-lan đang khắc khoải đợi chờ thời điểm chấm dứt 5 năm ách thống trị của người Đức, đã vậy họ còn được nghe người Nga kêu gọi hưởng ứng qua đài phát thanh Moscow, mong chờ họ nổi dậy và giúp đỡ Hồng Quân Liên-xô bằng cách chiến đấu với lực lượng Wehrmacht trên các đường phố của thủ đô Warsaw.

    Vào ngày cuối cùng của tháng Bảy, tiếng súng bắt đầu nổ vang trên các phố, và sang ngày hôm sau, lực lượng kháng chiến Ba-lan thân với chính phủ lưu vong tại London (AK - Armia Krajowa) đã tổ chức một nổi loạn trên toàn bộ thủ đô. Tổng chỉ huy là Trung tướng Kỵ binh Tadeusz Komorowski "Bor" (2), và Thiếu tướng Anton Chrusciel “Monter” (3) – người trực tiếp chỉ đạo chiến thuật, chiến lược tại Warszawa. Ông ta được coi là một nhà lãnh đạo xuất sắc có kỹ năng huấn luyện tốt nhưng phải phụ trách một đội ngũ vũ trang kém cỏi gồm 44.000 người cả nam lẫn nữ…

    Lực lượng kháng chiến Ba-lan (AK) đông hơn nhiều so với 16.000 lính Đức đồn trú tại Warsaw (tỷ lệ gần 3/1) nhưng không quá 6% trong số họ có vũ khí trong tay (theo một số nguồn tin tỷ lệ này chỉ khoảng 4%). Vũ khí của họ bao gồm chỉ có súng máy, súng trường, súng ngắn, và lựu đạn tự chế. Vũ khí chống tăng chủ yếu là loại c-o-c-ktail Molotov, trong đó bao gồm một chai xăng hoặc một số hỗn hợp gây nổ khác, với một miếng giẻ rách cháy thay cho kíp nổ. (Nhân tiện đây, ta phải nói rằng chúng không đạt được hiệu quả tức thời như mọi cảnh được các nhà làm phim hiện đại dựng lên. Thông thường, phải mất 11 đến 13 chai Molotov mới phá hủy được một xe tăng – trong trường hợp chai Molotov không bị nổ sớm hoặc sát thủ đó bị lính Đức tiêu diệt). Trong hơn 380.000 thành viên AK trên toàn quốc, chỉ có 32.000 người được trang bị vũ khí, và chưa đến 5.000 người trong số đó cư ngụ tại Warsaw. Tuy nhiên, họ lao vào chiến đấu với một lòng nhiệt tình khát khao cháy bỏng và chiếm giữ được hơn 50 dặm vuông dặm vuông thủ đô khi màn đêm buông xuống.

    Lực lượng kháng chiến AK được hỗ trợ bởi các tay súng Do Thái kỳ cựu từ khu Ghetto Warsaw, đã bị người Đức san bằng vào tháng 5 năm 1943. Đáng chú ý hơn cả là một số chiến binh tự do còn lại từ Tổ chức ZOB (Zhydowska Organizacja Bojowa – Tiếng Anh là Jewish Fighting Organization - Tổ chức chiến đấu của người Do Thái) và nhóm ZZW mang tính bảo thủ hơn (Zhydowski Zwiazeh Wojkowy – Tiếng Anh là Zionist Military Union - Liên minh Quân sự Do thái). Đó là những người Do thái đã sống sót sau cuộc tàn sát Đức Quốc xã, và bây giờ họ chui lên từ các tầng hầm đổ nát hoặc hệ thống cống rãnh trong thành phố để cùng tham gia chiến trận. Với sự khéo léo không thể phủ nhận đã giúp họ gặp may mắn sống sót qua giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa, nhưng hầu hết họ không thể sống sót được qua giai đoạn hai. Chính Hersh Berlinski, phụ trách tổ chức ZZW đã hy sinh trong trận chiến (27/9/1944)….

    Khi màn đêm buông xuống trong ngày 1/8/1944, hầu hết tâm trạng những người khởi nghĩa đều hưng phấn. Lá cờ của họ bay tung bay trên đỉnh Tòa nhà Prudential 16 tầng (cao nhất ở Warsaw khi đó) cũng như một số di tích lịch sử. Tuy nhiên Bor-Komorowski và Monter-Chrusciel, ít hào hứng hơn những người khởi nghĩa, bởi vì họ thấy rõ một sự thật : Người Đức được thông báo trước về cuộc khởi nghĩa. Quá nhiều khu vực trọng yếu đã được chuyển đổi thành các điểm hỏa lực mạnh và vẫn đang còn được bảo vệ vững chắc, mặc dù nhiều nơi trong số đó bị những người khởi nghĩa vây chặt xung quanh.

    Một ví dụ cho chúng ta thấy là các đồn cảnh sát chính, thành cổ, tòa nhà Quốc hội, và Cung điện Bruehl nơi đặt Sở chỉ huy của Tướng Stahel và Thống đốc Ludwig Fischer(4), người đứng đầu chính quyền dân sự Đức Quốc xã vẫn do người Đức kiểm soát. Điều tồi tệ hơn cả là tất cả bốn cây cầu bắc qua sông Vistula — giữ vai trò tối quan trọng đối với mọi sự liên hệ với người Nga — đều nằm trong tay người Đức, và những chiếc xe tăng của Model đã không ngần ngại nghiền nát cuộc nổi dậy bên bờ đông con sông Vistula (ở khu ngoại ô Praga và Saska-Kepa) trong vòng có năm giờ đồng hồ.

    Trên thực tế, Thống chế Model đã biết khá nhiều thông tin về cuộc khởi nghĩa. Ông không có đủ thời gian cũng như đủ lực lượng để càn quét trong thành phố, nhưng lại đủ thời gian để củng cố các điểm phòng ngự chính. Hơn thế nữa, ông còn có thời giờ để gửi cảnh báo cho các sĩ quan cùng binh lính Đức dưới quyền. Và như vậy, sự bất ngờ, yếu tố sống còn dành cho cuộc nổi loạn đã không còn tồn tại trong ngày đầu tiên của khởi nghĩa Warsaw…
    ……………………

    (1).Fritz Franek (1891-1976) là một Trung tá người Áo khi Hitler sáp nhập nước Áo vào năm 1938. Được giới thiệu vào Wehrmacht, ông chỉ huy Trung đoàn Bộ binh Cơ giới hóa I / 98 (1939-40), Trung đoàn Bộ binh 634 (1940), Trung đoàn Bộ binh 405 (1940-41), Sư Đoàn Bộ Binh 196 (1942-43), và Sư Đoàn 44 Bộ Binh (1944). Ông đảm nhiệm chức vụ Sư Đoàn Bộ Binh 73 vào ngày 26/6/1944. Bị người Nga bắt làm tù binh và được phóng thích khỏi nhà tù năm 1948, ông trở về Vienna sinh sống cho đến cuối đời (1976)….

    (2).Trung tướng Tadeusz Komorowski "Bor" (1895-1966) là người lãnh đạo Tổ chức Lực lượng kháng chiến Ba-lan AK (thân chính phủ lưu vong tại London). Sau WW II, ông chuyển đến London sinh sống. Từ 1947 đến 1949, ông giữ chức Thủ tướng của chính phủ lưu vong Ba-lan. Ông mất ngày 24/8/1966….

    (3).Thiếu tướng Anton Chrusciel “Monter”(1895-1960). Chỉ huy trưởng của cuộc khởi nghĩa, rất giỏi về chiến thuật chiến lược. Sau khi bị người Đức bắt làm tù binh đã bị giam tại trại tù Oflag IV C(Coldiz). Tháng 5/1945, ông được người Mỹ giải phóng. Năm 1956, ông chuyển đến sinh sống tại Thủ đô Washington và mất tại đó (30/11/1960)

    (4). Thống đốc Ludwig Fischer (1905-1947) là một luật sư, chính trị gia của Đảng Quốc xã. Fischer được coi là tội phạm chiến tranh, cũng như cũng như tội ác chống lại loài người. Ông ta đã bị Đồng minh bắt giữ sau Thế chiến và được trao lại cho chính quyền Ba-lan. Sau đó, Ludwig Fischer bị xét xử trước Tòa án Ba lan và bị kết án tử hình. Ông ta bị treo cổ ngày 8/3/1947.....
    --- Gộp bài viết: 02/04/2020, Bài cũ từ: 02/04/2020 ---
    [​IMG]
    ẢNH : FRIT FRANEK (1891-1976)
    --- Gộp bài viết: 02/04/2020 ---
    [​IMG]
    ẢNH : TRUNG TƯỚNG TADEUZ KOMOROWSKI "BOR" (1895-1966)
    --- Gộp bài viết: 02/04/2020 ---
    [​IMG]
    ẢNH : THIẾU TƯỚNG ANTON CHRUSCIEL "MONTER" (1895-1960)
    --- Gộp bài viết: 02/04/2020 ---
    [​IMG]
    ẢNH : THỐNG ĐỐC LUDWIG FISCHER (1905-1947)
    caonam_vOz, meo-u, danngoc2 người khác thích bài này.
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Một cơn mưa lạnh bắt đầu rơi vào ngày 2/8/1944 nhưng các thành viên khởi nghĩa AK vẫn tiếp tục tấn công. Họ đã chiếm giữ thêm được Bưu điện trung ương, các nhà máy khí đốt và điện lực, nhưng một số vị trí quan trọng khác–nhất là tất cả các cây cầu mang tính chất sống còn-vẫn nằm trong tay Wehrmacht. Ngoài ra, nhiều vấn đề bắt đầu nảy sinh, như Bor và Chrusciel đã thấy trên thực tế là những người dân thường Ba Lan chưa hề có kiến thức về khí giới phải đối đầu với những người lính Đức đã huấn luyện quân sự rất kỹ càng, nên họ luôn gây ra sự lãng phí những tài nguyên quân sự rất quí giá có trong tay bởi vì họ không biết cách sử dụng. Sau đó, Bor-Komorowski còn nhận xét rằng những thường dân này đã thu thập, cướp được rất nhiều vũ khí Đức nhưng họ sẽ “xả bừa đạn hoặc lựu đạn cầm tay kể cả lúc đối diện chỉ với một người lính Đức duy nhất. Tất cả các báo cáo ban đầu mà chúng tôi từng nhận được đều than phiền về tình trạng lãng phí đạn dược..”.

    Vào sáng ngày 3/8, Chrusciel buộc phải thừa nhận rằng mọi cuộc tấn công trong thủ đô đã tới mức độ giới hạn, và các thành viên AK phải chuyển sang trạng thái phòng thủ. Những người khởi nghĩa đã dựng các chiến lũy trên đường phố Warsaw bằng bất cứ thứ gì mà họ có trong tay, thiết lập cơ sở hạ tầng quân sự (bao gồm các bệnh viện dã chiến và trạm thông tin liên lạc) sẵn sàng chờ đợi người Đức (chiến đấu) hoặc người Nga (giải phóng) – bất cứ ai bước chân đầu tiên vào thủ đô.

    Nhưng điều đó sẽ thuộc về quân Đức, còn nhà Độc tài Đỏ - Joseph Stalin - không hề mong muốn có một thể chế không Cộng sản ra đời tại Ba-lan trong lúc này. Trên thực tế, Lực lượng kháng chiến Ba-lan (AK) đã giúp cho ông ta một cơ hội để thoát khỏi sự đeo bám khỏi những người không thiện cảm với Chủ nghĩa Cộng sản tại Ba-lan mà không cần phải chính mình ra tay, (năm 1940 - ông đã từng nhúng tay vào việc đó – Stalin đã giết hơn 14.000 sĩ quan, các nhà trí thức, lãnh đạo dân sự Ba Lan trong khu rừng Katyn trơ trọi. Lần này, ông có thể phó mặc cho người Đức…). Chính vì thế, ngày 1 tháng Tám, tất cả các hoạt động tấn công của Liên Xô phía chính diện thủ đô Warsaw đột nhiên chấm dứt, mặc dù nó tiếp tục ở phía bắc và phía nam thành phố.

    Tối ngày 1/8/1944, Chính phủ Toàn quyền Đức cai trị toàn bộ lãnh thổ Ba-lan bị chiếm đóng đã ra lệnh cho Cụm Tập đoàn quân Trung tâm yêu cầu dẹp tan cuộc khởi nghĩa Warsaw, Thống chế Model đã từ chối một cách dứt khoát, ông nói : “Cuộc nổi loạn này là hậu quả của sự tham nhũng và việc cai trị sai lầm người Ba-lan (ám chỉ Đức Quốc xã)”. Model thừa biết mình có thể thoát khỏi những lời buộc tội của Hitler vì ông ta đang được ca ngợi là “vị cứu tinh của Mặt trận miền Đông”. Thêm nữa, tướng von Vormann, Tư lệnh Tập đoàn quân IX, cũng từ chối can thiệp mặc cho cuộc khởi nghĩa diễn ra ngay trong hậu phương mặt trận của ông ta. Có thể dự đoán được thái độ Hitler rất tức giận về cuộc khởi nghĩa Warsaw.

    Vì Model đã bày tỏ rõ ràng thái độ của mình hơn bất kỳ mọi sự nghi ngờ nào khác, nên nhà độc tài Đức quốc xã đành ra lệnh cho Thống chế SS Heinrich Himmler, phụ trách an ninh của mình phải dập tắt ngay cuộc khởi nghĩa và phá hủy toàn bộ thủ đô Warsaw không thương tiếc. Himmler liền hạ lệnh cho Tướng SS Erich von dem Bach-Zelewski (1)– nguyên là một chuyên gia chống khủng bố - và Trung tướng SS Heinz Reinefarth(2) cùng với một đội hỗn hợp lực lượng SS và Cảnh sát cấp tốc hành quân tới Warsaw. Ngoài ra , ông ta còn điều đến Lữ đoàn RONA (Quân đội giải phóng Quốc gia Nga) do Thiếu tướng SS Bronislav Kaminsky chỉ huy gồm toàn các tù nhân Liên-xô và Đại tá SS Oskar Dirlewanger (3) cũng được điều tới với lữ đoàn của ông ta gồm toàn những tên côn đồ và tội phạm hình sự Đức.

    Heinz Guderian và OKH (Bộ Tư lệnh Lục quân) cũng nhảy vào cuộc, ông ta cử Trung đoàn Cảnh vệ 608 (Đại tá Schmidt) đến Warsaw. Lữ đoàn Dirlewanger (còn được gọi là Lữ đoàn SS Hình sự Dirlewanger – sau đổi tên Lữ đoàn SS Xung kích Dirlewanger) bắt đầu bước vào chiến đấu trong ngày 5/8/1944. Nhưng nhiệm vụ của chúng chỉ tập trung cưỡng hiếp, uống rượu và bắn vào những người dân thường không có tấc sắt trong tay hơn là giao tranh với Lực lượng kháng chiến Ba-lan….






    ☆☆☆☆☆☆






    Trong khi đó, trở lại tình hình chiến sự, Model triển khai 4 Tập đoàn quân để bảo vệ trung tâm và miền bắc Ba Lan, Đông Phổ, và Lithuania. Ở phía nam, Tập đoàn quân IX dưới quyền Nicolaus von Vormann được đưa vào giữa 2 Cụm Tập đoàn quân Bắc Ukraina và Tập đoàn quân II. Nhiệm vụ chính là phòng thủ khu vực Warsaw. Ở phía bắc Tập đoàn quân IX là khu vực bảo vệ thuộc về Tập đoàn quân II (Đại tướng Walter Weiss). Chỉ còn sót một lực lượng lớn duy nhất thuộc Cụm Tập đoàn quân Trung tâm còn sống sót sau chiến dịch Bagration đang phải bảo vệ Bialystok và tiến hành rút quân ra khỏi khu vực Pinsk-Slomin. Trên sườn trái của Weiss là Tập đoàn quân IV của Hossbach, đang giữ con đường về phía tây Grodno. Tập đoàn quân III Panzer của Reinhardt, trấn giữ trên sườn bắc, thì trấn giữ vùng Đông Phổ và bảo vệ các vị trí phòng thủ ở phía đông Vilna.


    Khi các đơn vị trên tiền tuyến buộc phải giữ vững vị trí hoặc được phép rút lui thật chậm. Cuối cùng, Thống chế Model cũng nhận được quân tiếp viện với số lượng đủ lớn để tạo nên sự khác biệt. Ví dụ như Tập đoàn quân IX được tăng cường Sư đoàn tăng số 3 “Totenkopf”, Sư đoàn tăng SS số 5 “Viking”, Sư đoàn tăng số 19 đang bị sứt mẻ nặng, một phần thuộc Sư đoàn 542 Volksgre-nadier(loại Sư đoàn chỉ có 6 tiểu đoàn bộ binh so với mức bình thường là 9), Sư đoàn Kỵ binh Hungary 1, Sư đoàn 73 mới được tái lập lại, Tiểu đoàn tăng 302 cùng nhóm tham mưu, Quân đoàn Hungary Dự bị số 1 và Sư đoàn Cảnh vệ 391. Cụm Tập đoàn quân Trung tâm cũng được tăng cường thêm Quân đoàn tăng số IV SS khi Sở chỉ huy mới bắt đầu đi vào hoạt động trong ngày 10/8/1944….

    ……………………..
    (1).Erich von dem Bach-Zelewski (1899-1972), người Đức gốc Ba-lan, sinh tại Lauenburg, Pomerania. Là một sĩ quan chỉ huy SS cấp cao. Trong WW II, ông ta là người chịu trách nhiệm về mặt an ninh của Đế chế, nhằm chống lại mọi kẻ thù của chế độ Đức quốc xã. Năm 1944, ông lãnh đạo cuộc đàn áp tàn bạo cuộc khởi nghĩa Warsaw. Sau đó được trao Huân chương Hiệp sĩ Thập tự. Mặc dù chịu trách nhiệm về nhiều tội ác chiến tranh, nhưng Bach-Zelewski đã không đưa ra xét xử trong phiên tòa , và thay vào đó xuất hiện như một nhân chứng.Sau đó, ông bị kết án vì những vụ giết người có động cơ chính trị gây ra trước chiến tranh và chết trong tù ngày 8/3/1972…

    (2). Heinz-Friedrich Reinefarth (1903-1979) sinh tại Gnesen, tỉnh Posen của Tây Phổ, vào năm 1903. Là một sĩ quan chỉ huy SS và sau WW II là một quan chức chính phủ Tây Đức. Ông nguyên là một quân nhân dự bị, phục vụ tại Pháp (1940). Ông được trao tặng Lá sồi trong việc nghiền nát Cuộc khởi nghĩa Warsaw. Yêu cầu dẫn độ của Ba Lan không bao giờ được chấp nhận, Reine-farth cũng không bao giờ bị kết án về bất kỳ tội ác chiến tranh nào. Ông qua đời ở Westerland vào ngày 7 tháng 5 năm 1979.

    (3).Oskar Dirlewanger (1895 - 1945) là một sĩ quan quân đội Đức và là tội phạm chiến tranh, là người sáng lập và chỉ huy của Lữ đoàn hình sự SS Dirlewanger trong Thế chiến thứ 2. Phục vụ tại Ba Lan và tại Belarusia, tên của anh ta được gắn kết với một số tội ác khét tiếng nhất của cuộc chiến. Dirlewanger bị Đồng Minh bắt giữ vào ngày 1/6/. Ông chết ngày 5/7/1945 trong trại tù Altshausen….
    --- Gộp bài viết: 03/04/2020, Bài cũ từ: 03/04/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Erich von dem Bach-Zelewski (1899-1972)
    --- Gộp bài viết: 03/04/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Heinz-Friedrich Reinefarth (1903-1979)
    --- Gộp bài viết: 03/04/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Oskar Dirlewanger (1895 - 1945)
    --- Gộp bài viết: 03/04/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Kháng chiến quân Ba-lan với các vũ khí thô sơ trong tay
    --- Gộp bài viết: 03/04/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Tòa nhà cao nhất Warsaw bị Không quân Đức phá hủy...
    caonam_vOz, meo-u, viagraless1 người khác thích bài này.
  7. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    … Bất chấp quân tiếp viện Đức đổ tới, Hồng quân vẫn ào ạt tiến về phía trước. Họ đã vượt qua tuyến phòng thủ thuộc Tập đoàn quân II (Đức) ngày 19/7, đẩy lùi Tập đoàn quân IX, và vượt qua sông Bug (tại khu vực Cholm) trong ngày 22/7. Sư đoàn SS Viking cố gắng phát động một số đợt phản công thành công và kiềm chế đà tiến của người Nga một cách đáng kể, nhưng họ bị thiệt hại nặng trong các trận giao tranh. Ngày 2/8/1944, người Nga đã đánh bật được phần lớn Sư đoàn SS Viking trở ngược lại sông Bug (gần khu vực Slezany), vào nơi không hề có một cây cầu cũng như chỗ cạn nào cả. Những người lính Viking phải tìm đường tẩu thoát sau khi cho nổ tất cả các loại xe cơ giới của mình, kể cả 6 xe-tăng và 2 khẩu pháo tự hành.

    Trong lúc này, Thống chế Model cố gắng giữ được sức mạnh mà ông ta nắm trong tay, nín thở chờ đợi khoảnh khắc khi các sư đoàn của Stalin tiến lên quá xa, vượt quá khả năng của hậu cần. Đầu tháng Tám, Model cảm thấy thời điểm dành cho mình đã tới gần. Quân Nga đã vượt qua một chặng đường dài tới 450 dặm (720 km) từ ngày 22/6, xe tăng Nga tiến sâu vào vùng Memel cũng như vươn tới sông Vistula; họ gặp những khó khăn lớn về tiếp liệu. Nhiều đơn vị Nga kiệt sức, buộc phải trông chờ vào sự tiếp tế qua đường hàng không. Mặt khác, lực lượng dưới quyền Model được tăng cường thêm nhiều đơn vị mới, đáng kể nhất là Sư đoàn tăng ưu tú Grossdeutsch-land mà đại bộ phận thuộc Sư đoàn vừa được nâng cấp trong lần thứ 29 (1)…..

    Như thường lệ, Lục quân Đức và các Bộ tư lệnh Quân khu đã huấn luyện và nâng cấp rất xuất sắc bất chấp những gián đoạn liên quan đến sự kiện ngày 20 tháng Bảy. Vào đầu tháng Bảy, bốn Sư đoàn bộ binh bị thiệt hại nặng được huấn luyện cấp tốc, bổ sung tân binh đã hình thành, sau đó gia tăng số lượng một cách nhanh chóng, lên tới 17 Sư đoàn trong đợt nâng cấp 29. Các sư đoàn này được đánh số từ 541 đến 543 và 558 đến 562, ban đầu gọi là các đơn vị chặn hậu (Sperr-Divisionen) nhằm duy trì kỷ luật chiến trường, nhưng sớm được thiết kế lại thành Sư đoàn Bộ binh và sau đó chuyển thành Bộ binh xung kích (Volksgrenadier-Vệ binh Quốc gia) (2). Các Sư đoàn Volksgrenadier này hầu như chỉ làm nhiệm vụ phòng vệ của OKW và OKH (vì chiến tranh đã lan đến cửa ngõ Đế chế), cho nên họ chỉ mất sáu đến tám tuần để huấn luyện binh lính cũng như tổ chức, phiên chế các Sư đoàn. Mỗi Sư đoàn có 3 Trung đoàn nhưng mỗi Trung đoàn lại chỉ có 2 tiểu đoàn (trái ngược với 3 tiểu đoàn trong hầu hết các sư đoàn trước đó). Mỗi Tiểu đoàn chỉ có 3 đại đội (khác với 4 đại đội trước đó) nhưng họ được trang bị đầy đủ loại súng tiểu liên tự động (gọn nhẹ, bắn đạn súng lục kiểu như MP 40 – Schmeisser), và cũng có một đại đội súng máy hạng trung cũng như súng cối hỗ trợ. Chỉ có một Đại đội chống tăng được trang bị các vũ khí chống tăng tầm ngắn, bắn đạn lõm kiểu như Panzerschreck; còn các loại vũ khí chống tăng hạng nặng cũng như pháo tự hành đều hoàn toàn không có (mỗi Sư đoàn trước năm 1944 thường có một Tiểu đoàn chống tăng hạng nặng và được trang bị pháo tự hành yểm trợ)… Các Sư đoàn Volksgrenadier thường có các đại đội xạ thủ thay thế các Tiểu đoàn trinh sát, thông thường di chuyển bằng xe đạp. Trung đoàn pháo binh trực thuộc chỉ có 32 khẩu pháo trái ngược với thông lệ là 45 khẩu của các Sư đoàn Bộ binh trước kia. Tóm lại, các Sư đoàn Volksgrenadier (Vệ binh quốc gia) chỉ có biên chế 10.000 người khác hẳn với 17.000 người kiểu cũ (trước năm 1939) và 12.000 người (trước năm 1944). Tuy nhiên, hầu hết mọi Sư đoàn Volksgrenadier chưa bao giờ có đủ 10.000 người cả, biên chế thường chỉ có sáu đến tám nghìn người mà thôi….





    ☆☆☆☆☆☆





    Các Sư đoàn mới đã kết thúc thời gian huấn luyện vào ngày 18/7/1944 và lên đường ra mặt trận lần lượt 12 ngày sau đó. Trong số này, Cụm Tập đoàn quân Trung tâm đã nhận các Sư đoàn bộ binh 541, 542, 543, 546, 547, 548, 549, 551, 552, 558, 561, và 562 và nâng cấp lên thành các Sư đoàn Volksgrenadier ngay trong tháng Tám năm 1944….

    Thống chế Model nhanh chóng sử dụng rất hiệu quả các Sư đoàn mới được tăng cường cho ông ta. Ngày 2/8/1944, ông tung ra một đòn phản kích vào Quân đoàn Tăng số III của người Nga ở gần Wolomin (đông bắc khu vực Praga) Sư đoàn Hermann Goering, Sư đoàn tăng 4, Sư đoàn tăng 19, Sư đoàn tăng SS số 3 và một phần thuộc Sư đoàn tăng SS số 5; chỉ huy toàn bộ cuộc phản công là Dietrich von Saucken cùng Bộ tham mưu Quân đoàn tăng XXXIX (39); tuy nhiên, Model cũng tự mình xông vào trận chiến, ông túc trực trong Sở chỉ huy dã chiến thuộc Sư đoàn tăng số 4…

    Trong ngày 4/8/1944, Quân đoàn Tăng số III của Nga đã bị bao vây chặt. Vào thời điểm xóa sổ túi vây ngày 11/8, Hồng quân đã mất hàng trăm xe tăng, xe bọc thép, 3.000 người bị giết và 6.000 người bị bắt làm tù binh. Sau đó, Model tái chiếm lại điểm dân cư Praga và Hồng quân buộc phải rút lui trở lại khoảng 30 dặm. Đồng thời, vào ngày 3 tháng Tám, Sư đoàn Hermann Goering cùng với Sư đoàn tăng 19 đã tổ chức hàng loạt cuộc phản kích nhằm giành giựt lại đầu cầu đổ bộ do Tập đoàn quân xe-tăng số II Nga tại vùng Magnuszew. Các trận chiến dằng dai và đạt được thành công trong ngày 16/8, giết chết và bắt sống vài ngàn quân Nga….
    ………………………..
    (1).Trong Wehrmacht và WW II, Các Sư đoàn bộ binh luôn được nâng cấp (tiếng Đức gọi là Aufstellungswelle). Các đợt nâng cấp bắt đầu từ cuối năm 1938. Cho đến năm 1945 tổng cộng có 35 đợt tất cả….Riêng đợt nâng cấp thứ 29 chủ yếu dành cho các Sư đoàn Volksgrenadier…Về chất lượng thì càng về sau càng đi xuống….
    (2). Volksgrenadier (Vệ binh quốc gia hay tạm gọi là Bộ binh xung kích). Đây là tên một loại Sư đoàn Wehrmacht được thành lập vào mùa thu năm 1944. Tên Volksgrenadier nhằm gợi lên chủ nghĩa dân tộc ( ROL ) kết hợp với truyền thống quân sự lâu đời của Đức ( Grenadier ). Trong WW II, có 78 Sư đoàn VG được thành lập. Nhân sự gồm nhiều cán bộ cấp thấp, NCO, những sĩ quân cuồng tín…và đông đảo nhân lực qua các đợt tổng động viên, hồi phục vết thương. Ngoài ra còn có những sĩ quan binh lính thuộc Hải quân, không quân tạm thời bị “thất nghiệp” do chiến tranh đã lan đến biên giới Đức. Do sự khẩn cấp về mặt chiến lược cũng như sự thiếu hụt nhân lực vào thời kỳ cuối cuộc chiến nên phải tạo ra các Sư đoàn VG đề cao sức mạnh phòng thủ trước sức mạnh tấn công của các nước Đồng minh…….
    caonam_vOz, meo-u, tatpcit3 người khác thích bài này.
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Sau thất bại nghiêm trọng này, người Nga đã cố gắng đột nhập vào khu vực Grabie-Klembov, thuộc đông bắc Warsaw, ở đây họ tấn công vào Sư đoàn tăng SS số 3 “Totenkopf” đang bị kiệt quệ nghiêm trọng trong ngày 19/8/1944. Họ tấn công từ nam lên phía bắc, với một mục tiêu rõ ràng : xuất hiện từ sườn Quân đoàn Panzer IV SS nhằm bao vây và tiêu diệt Sư đoàn tăng SS số 3 “Totenkopf” cùng với Quân đoàn XX Đức….

    Trận chiến ác liệt kéo dài liên tục trong ba ngày liền. Sau một màn pháo binh tới 5 giờ đồng hồ, người Nga bắt đầu tấn công với 8 Sư đoàn Bộ binh, một Lữ đoàn Cơ giới với sự yểm trợ đông đảo của xe tăng dưới đất cũng như không quân trên bầu trời...

    Thiếu tướng SS Hellmuth Becker (1), Tư lệnh Sư đoàn Death’s Head - “Totenkopf” - Đầu Lâu là một người cứng rắn, tàn bạo, nguyên là cựu bảo vệ trại tập trung và là một trong những chỉ huy SS ghê tởm tới mức khó tin - ông ta từng cưỡi một con ngựa đến chết trong Câu lạc bộ sĩ quan trong khi các nhân viên của ông đang thông dâm với những ả gái điếm Pháp ở trên bàn và sàn - nhưng ông rất biết cách tự xử lý sự khủng hoảng trên chiến trường. Ông ta huy động cả đến nhân viên thư ký cũng như người lái xe tải cuối cùng và đích thân dẫn dắt họ vào trận đánh. Bản thân Becker luôn đặt mình ở các tiêu điểm của trận đánh, tạo cảm hứng cho quân lính của mình bằng sự bình tĩnh và dũng cảm vô bờ của mình. Quân Nga tiếp tục lao vào tấn công trong 8 ngày, nhưng điều tồi tệ nhất đã qua đi trong ngày 21/8/1944. Cuối cùng, Hồng quân buộc phải rút lui để lại sau lưng tới 90 xe tăng đang chìm trong lửa và những xác chết nằm rải rác trên mặt đất…

    Sư đoàn SS Viking, nằm bên cánh trái (sườn bắc) của Sư đoàn SS số 3 cũng phải hứng chịu đòn tấn công của người Nga trong ngày 19/8 nhưng tuyến phòng thủ của họ vẫn trụ vững. Tuy nhiên, trên cánh trái của Sư đoàn SS Viking, tại khu vực tiếp giáp giữa 2 Tập đoàn quân IX và II, các xe tăng Sô-viết đã vượt qua dải phòng ngự thuộc Quân đoàn XX (Tư lệnh là Tướng Pháo binh Baron Rudolf von Roman) (2). Đại tá SS Hannes Muehlenkamp, đang nắm tạm quyền chỉ huy Sư đoàn từ ngày 10/8 đã nhanh chóng điều ngay Trung đoàn Bộ binh I và II/10th Cơ giới SS “Westland” cùng với 1 Trung đoàn thuộc biên chế Sư đoàn tăng SS số 5 cùng lao vào trận chiến. Đồng thời, Tướng Weiss cũng tung Lữ đoàn Cảnh vệ 1131 (Đại tá Wilhelm Soeth) (3) đến nơi. Một cuộc giao chiến hết sức giằng dai diễn ra quanh làng Malopole, thay chủ tới 3 lần trong ngày 22/8/1944. Tuy thế, vào buổi tối hôm đó, người Đức đã nắm quyền kiểm soát ngôi làng…

    Người Nga tập hợp lại binh lực trong ngày 23/8 và được hỗ trợ bởi 150 khẩu pháo, họ lại lao vào tấn công trong ngày 24/8. Sang ngày hôm sau, họ đã tìm cách vượt qua tuyến phòng thủ của Lữ đoàn Cảnh vệ 1131 ở nhiều nơi. Những người lính Đức thuộc Sư đoàn Viking đã phản kích lại trong ngày 26/8, nhưng người Nga đã phá hủy được cây cầu bắc qua sông Bug tại Czarnow, cô lập Trung đoàn I / Sư đoàn tăng SS số 5 ở phía bên kia sông. Tiểu đoàn chỉ còn lại 12 xe tăng. Đại úy SS Rudolf Saeumenicht và những người lính dưới quyền đã bảo vệ khu vực đầu cầu bị cô lập cho đến viên đạn cuối cùng. Chỉ riêng họ đã hạ gục 12 chiếc Shermans cùng T-34 trong ngày 25 tháng Tám và vài chiếc khác vào ngày hôm sau, nhưng trận địa của họ bắt đầu bị tràn ngập ngay sau khi Đại úy Saeumenicht bị giết trong khi đang dẫn đầu một cuộc phản công. Những người lính Viking còn sống sót đã rút lui qua cây cầu bị phá hủy, họ cho nổ tung những chiếc xe tăng và xe bọc thép của họ còn lại, rồi luồn qua đống đổ nát trở về hậu phương an toàn…

    Đến ngày 28/8/1944, tình hình mặt trận tại Ba-lan ít nhiều đạt tới sự ổn định. Chiến sự đã tạm lắng xuống, các vị trí đóng quân của 2 bên trong những ngày này vẫn giữ nguyên như vậy cho đến tận tháng Giêng năm sau. Với một thực tế là người Nga cuối cùng đã buộc phải dừng lại trước sự hài lòng của người lính Đức feldgrau (theo cách gọi ví von ở WW I, người Đức trong đồng phục nâu xám, những anh lính Tommy của Anh và những chú G.I ám chỉ lính Mỹ). Nói chung, ý chí của lính Đức vẫn cao một cách đáng kể. Những viên tướng Wehrmacht thì ít lạc quan hơn. Họ thừa biết rằng, trên thực tế Hồng quân đã vượt qua một chặng đường dài hơn 400 dặm (khoảng cách từ Orsha đến Warsaw) và giờ đây, họ chỉ còn cách Berlin có 350 dặm. Và điều quan trọng hơn, họ biết quân số của Wehrmacht đã bị thiệt hại quá nghiêm trọng; lên tới 916.860 người trên các mặt trận miền Đông, Italia và Tây Âu từ ngày 1/6 đến 30/8/1944…..

    Mặc dù các chiến dịch tấn công chính yếu thuộc mặt trận miền Đông trong năm 1944 đã trôi qua nhưng các cuộc giao tranh vẫn chưa thể kết thúc. Cụm Tập đoàn quân Trung tâm có thêm hai nhiệm vụ chính để hoàn thành trước khi có thể nghỉ ngơi: (1) nó phải khôi phục liên lạc với Cụm Tập đoàn quân Bắc, và (2) nó phải dập tắt cuộc khởi nghĩa tại Warsaw. Nhiệm vụ đầu tiên được ưu tiên hơn nhiệm vụ thứ hai….

    ………………..

    (1). Helmut Becker(1902-1953) là người được Thanh tra Theodor Eicke khét tiếng của các trại tập trung và Trại trưởng trại Dachau bảo trợ. Becker sinh tại Brandenburg, con trai một thợ sơn nhà cửa, đã phục vụ trong quân ngũ 12 năm trước khi gia nhập lực lượng SS vào năm 1933, bắt đầu nhận nhiệm vụ năm 1934, và được chuyển đến Trung đoàn “Đầu lâu” chuyên canh gác các trại tập trung mới mở vào năm 1935. Ông tuần tự trải qua các vị trí lãnh đạo đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn thuộc Sư đoàn “Đầu lâu” (Totenkopf – sau đổi thành Sư đoàn tăng SS số 3). Là cha của 5 đứa trẻ, Becker cùng Sư đoàn đã đầu hàng người Mỹ vào năm 1945, nhưng ông và một số người đã bị dẫn độ sang Nga. Trong thời gian bị giam giữ, Becker bị xử tử vì đã phá hoại dự án xây dựng của Liên Xô vào ngày 28/2/1953. Gia đình ông không được thông báo về cái chết của ông trong suốt 20 năm sau….

    (2). Baron Rudolf von Roman (1893-1970) là một Tướng pháo binh Đức trong Thế chiến thứ II. Chỉ huy Trung đoàn Pháo binh số 10 trong cuộc xâm chiếm Ba lan – Trung đoàn pháo binh 17 (thuộc Sư đoàn 17 Bộ binh) trong cuộc xâm chiếm nước Pháp. Tham gia cuộc chiến tranh chống Liên xô, nắm quyền chỉ huy Sư đoàn 35 Bộ binh năm 1941. Ngày 10/9/1942, được ủy quyền lãnh đạo Quân doàn XX…cho đến ngày 1/4/1945..(sau hai lần gián đoạn)…

    (3).Lữ đoàn Cảnh vệ 1131 là đơn vị ra đời trong sự kiện 20/7, trên thực tế là một Trung đoàn yếu, rút ra từ Sư đoàn Volksgrenadier 542. Bảo vệ khu vực Berlin-Spandau với biên chế 2 Tiểu đoàn Bộ binh (gồm 8 đại đội), 1 đại đội chống tăng, 1 đại đội công binh và một Tiểu đoàn pháo binh bao gồm 3 khẩu pháo. Bắt đầu làm nhiệm vụ trong ngày 27/7/1944, và bị giải thể trong tháng 11/1944. Tư lệnh Lữ đoàn, Wilhelm Soeth, từng giữ chức Tư lệnh Trung đoàn Pháo binh 73 thuộc Sư đoàn tăng số 1. Tháng giêng năm 1945, ông được thăng chức Thiếu tướng, làm Tư lệnh Sư đoàn tăng số 3….
    --- Gộp bài viết: 06/04/2020, Bài cũ từ: 06/04/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Helmut Becker(1902-1953)
    --- Gộp bài viết: 06/04/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Baron Rudolf von Roman (1893-1970)
    --- Gộp bài viết: 06/04/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Tình hình chiến sự tại Mặt trận miền Đông trong ngày 23/8/1944...
    meo-ungthi96 thích bài này.
  9. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    nhanh chóng điều ngay Trung đoàn Bộ binh I và II/10th Cơ giới SS “Westland” cùng với 1 Trung đoàn thuộc biên chế Sư đoàn tăng SS số 5 cùng lao vào trận chiến
    đúng ra là rút tiểu đoàn 1 và 2, trung đoàn 10 bộ binh cơ giới “Westland" về và tung trung đoàn xe tăng SS 5 ra phản kích. Cả 2 trung đoàn này đều thuộc sư đoàn viking hết. (sư này biên chế gồm 1 trung đoàn tăng, 2 trung đoàn bộ binh cơ giới và 1 trung đoàn pháo)
    tương tự cô lập Trung đoàn I / Sư đoàn tăng SS số 5 ở phía bên kia sông phải thành cô lập tiểu đoàn 1, trung đoàn xe tăng 5 SS
    caonam_vOz, meo-utatpcit thích bài này.
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    OK Em anh sẽ sửa lại ....

Chia sẻ trang này