1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Ok Em, Anh sẽ sửa lại...em nhé...
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Trong khi đó, Lindemann, Hilpert và Tướng Pháo binh Christian Hansen, Tư lệnh Tập đoàn quân XVI, đã giữ phần còn lại thuộcSư đoàn 81 Silesiantừng dự định tăng viện cho Chiến đoàn Usinger, vì họ đã biết các cuộc phản kích của Usinger đã bị thất bại ngay từ lúc ban đầu. Lindemann cũng ra lệnh cho Sư đoàn Bộ binh 170 của Thiếu tướng Siegfried Hass và Sư đoàn Bộ binh 132 của Trung tướng Herbert Wagner (1) từ khu vực Narva đến ngay sườn phải Cụm Tập đoàn quân, mặc dù trên thực tế là Tập đoàn quân XVIII cũng đang phải chịu áp lực nặng nề, khó có thể nhả thêm ra một người lính hay sĩ quan nào. Nhằm tạo ra một phòng tuyến quân sự có chiều sâu cho phía sườn phải thuộc Cụm Tập đoàn quân, chính vì thế, Bộ chỉ huy tối cao đã tổ chức thêm một chiến đoàn đặc biệt dưới sự chỉ đạo của Đại tá Rudolf Geiger (2), một sĩ quan công binh từ một chi nhánh thuộc OKH điều chuyển về. Lực lượng ông ta có trong tay là Trung đoàn Cảnh sát Latvia 3, Trung đoàn Biên phòng 3, Trung đoàn Cảnh vệ 605 cùng một vài Tiểu đoàn an ninh. Họ được lệnh xây dựng một tuyến phòng thủ dọc sông Duena, do Tướng Bộ binh Paul Laux thuộc Quân đoàn II chỉ huy chung. Chiến đoàn Geiger là những gì mà Paul Laux có (trừ lực lượng trực thuộc Tổng hành dinh) cho đến khi Sư đoàn Bộ binh 132 đến vài ngày sau đó. Vào ngày cuối cùng của tháng Sáu, Lữ đoàn pháo tự hành 226 và Sư đoàn Bộ binh 290 cũng đến được Duena. Tuy nhiên, họ không thể làm gì hơn về lỗ hổng quá lớn giữa 2 Cụm Tập đoàn quân Bắc và Trung tâm. Nó phát triển quá rộng đến mức các Sĩ quan gọi là “Baltic Gap” – Khoảng trống Baltic…

    Thời điểm này, Hitler không chỉ đối mặt với thất bại ở phương Đông trong năm 1944; Mặt trận phía Tây cũng đang đứng trên bờ vực sụp đổ. Trên thực tế, vào ngày 14 tháng 7, ngay cả khi tình hình ở Normandy ngày càng trở nên nghiêm trọng, Hitler buộc phải chuyển Tổng hành dinh tối cao từ Berchtesgaden sang Rastenburg (Đông Phổ) bởi vì tình hình chiến sự tuyệt vọng tại Mặt trận miền Đông.

    Chiến đoàn Usinger (hiện bao gồm hai Trung đoàn bộ binh và nhiều binh sĩ yểm trợ từ Sư đoàn Bộ binh 81)kết hợp với Trung tướng Vollrath Luebbe cùng phần còn lại thuộc Sư đoàn 81 đang phải ra sức chống lại các cuộc tấn công của Hồng quân vào thành phố Polozk. Tuy nhiên, họ dần dần đã bị đẩy lùi, và rõ ràng là sức họ không thể giữ nổi trung tâm giao thông, liên lạc quan trọng này vô thời hạn được nữa..

    Giờ đây, toàn bộ thành phố Polozk rơi vào cảnh hỗn loạn. Các con đường chạy về hậu phương bị tắc nghẽn bởi thường dân, những người không quan tâm đến việc được Hồng quân giải phóng cho số phận của họ. Xung quanh khu vực chiến sự, những khu rừng đang bốc cháy đùng đùng làm tăng lên sức nóng dữ dội của mùa hè. Từ khắp các nơi, không quân Đỏ thi nhau oanh tạc và bắn phá theo ý muốn, bất kể là các dòng người tị nạn hay là đội hình binh lính Đức.Vào ngày 1/7/1944, trong một đợt oanh tạc, những quả bom của người Nga đã rót trúng Tổng kho đạn dược tại Polozk, khiến cho 900 tấn đạn bị tung hê lên bầu trời. Giờ đây, Cụm Tập đoàn quân Bắc bao gồm 19 Sư đoàn đã phải bảo vệ dải phòng tuyến mặt trận kéo dài 200 dặm để chống lại một đội quân khổng lồ lên tới 180 Sư đoàn Nga. Đã như vậy, tại Berchtesgaten, ở Thượng Bavaria, Hitler lại ra lệnh cho Lindemann tấn công theo phía nam, nhằm hàn gắn lại“Khoảng trống Baltic”. Lindemann đã chuyển giao mệnh lệnh tới Hilpert, là người phụ trách các khu vực tập kết của Sư đoàn Bộ binh 87 “Thueringian”(Thiếu tướng Baron Mauritz von Strachwitz (3)) đang phải hết sức nỗ lực tiến ra mặt trận trên một hệ thống đường sắt bị hư hại nặng nề. Một số binh lính, sĩ quan thuộc Sư đoàn 24 cũng được dành cho cuộc tấn công, mặc dù Hilpert, Hansen và Lindemann đều đồng ý rằng điều đó thực sự là vô vọng.

    Sang ngày hôm sau (2/7/1944), Sư đoàn cận vệ 51 Sô-viết đã vào đến ngoại ô Polozk, hiện đang chìm trong biển lửa. Khi Sư đoàn Bộ binh 87“Thueringian” vẫn chưa đến được, Hilpert cố gắng phản kích với tất cả những gì ông ta có trong tay: chỉ là một phần thuộc Sư đoàn 24 Bộ binh. Sau đó, theo ý kiến của mình, Hilpert ra lệnh đình chỉ cuộc phản kíchmang tính chất tự sát như vậy. Linde-mann chấp thuận. Tối hôm đó, ông thông báo về Bộ Tư lệnh Lục quân (OKH) rằng,ông không những cho hủy cuộc phản kích mà còn ra lệnh sơ tán Polozk. Hitler sững sờ. Sáng hôm sau, những người lính chặn hậu thuộc Sư đoàn Bộ binh 81 đã cho thổi bay những cây cầu cuối cùng và rút về hướng tây, để lại cho người Nga một thành phố hoang tàn và đổ nát.

    Trong khi đó, ở phía nam sông Duena, Tập đoàn quân Cận vệ VI Sô-viết đã tiến tới Duenaburg, mà không phải gặp sự chống cự nào đáng kể. Một chiến đoàn khác được vội vã thành lập nhằm đối phó với mối đe dọa mới nhất. Nhóm này bao gồm chủ yếu đội ngũ lính công binh, một số nhân viên phục vụ quốc phòng và một vài đơn vị đang trong thời kỳ huấn luyện dưới sự lãnh đạo của Trung tướng Johann Pflugbeil (4), Tư lệnh Sư đoàn Huấn luyện Dã chiến miền Bắc, người được mệnh danh là Tư lệnh phòng thủ Thành phố Duenaburg. Vì Pflugbeil sẽ không thể cầm cự lâu dài với các lực lượng sẵn có, nên một nhóm chiến đấu khác được thành lập dưới quyền của Thiếu tướng Bernhard Pamberg, chỉ huy Sư đoàn Bộ binh 56. Bản thân Sư 56 chỉ là một chiến đoàn và được giao cho Quân đoàn tác chiến độc lập D với tên gọi nhóm quân thuộc Sư đoàn 56. Tuy nhiên, Pamberg vẫn vội vã tới Duenaburg với hai Tiểu đoàn bộ binh không đầy đủ, 1 Tiểu đoàn đặc nhiệm khẩn cấp, một Tiểu đoàn Pháo tự hành yếu kém và 1 Tiểu đoàn chống tăng. Vào lúc này, một nhóm xung kích thứ ba, bao gồm 1 Trung đoàn thuộc Sư đoàn Bộ binh 215 kết hợp với Lữ đoàn Pháo tự hành 393 với mệnh lệnh phải hàn gắn được lỗ thủng nằm giữa Cụm Tập đoàn quân Bắc và Tập đoàn quân Panzer III, nhưng họ chỉ tiến được có 10 dặm được trước khi bị người Nga bao vây gần Vydziai. Họ buộc phải thoát ra khỏi vòng vây với những tổn thất nặng nề. Giờ đây, “Baltic Gap” đã rộng tới 18 dặm….
    ………………………………..
    (1).Vào cuối cuộc chiến, Herbert Wagner là Tư lệnh Pháo binh Harko 302 ở Đông Phổ….
    (2).Rudolf Geiger được thăng cấp Thiếu tướng vào ngày 1/12/1944. Sau đó, ông được điều chuyển sang vùng Balkans, sau đó ông đầu hàng tại Nam tư. Bị kết án 20 năm tù, ông được ân xá năm 1951 và trở về quê hương tại nước Áo, nơi ông qua đời năm 1972…..
    (3). Mauritz von Strachwitz (1898-1953) là một vị Tướng Đức xuất thân từ Silesian. Ông là cựu chỉ huy tác chiến của Sư đoàn 18 Bộ binh (1938), Quân đoàn VIII (1939) và Tập đoàn quân XVIII (1940). Ông trở thành Tham mưu trưởng Quân đoàn X vào đầu năm 1942 và Tư lệnh Sư đoàn Bộ binh 87 (11/1943) cho đến khi kết thúc chiến tranh. Ông đầu hàng người Nga trong “Pocket” Courland và mất ngày 10/12/1953 tại trại tù binh Asbest ở tỉnh Sverdlovsk..
    (4).Johann Pflugbeil (1882-1951). Đã nghỉ hưu vào năm 1938 nhưng được gọi lại phục vụ vào năm 1939. Trong thời gian 1941-42, ông chỉ huy Sư đoàn An ninh 221 hoạt động trong hậu phương thuộc Cụm Tập đoàn quân Trung tâm chịu trách nhiệm về nhiều tội ác chiến tranh. Sau đó, ông làm Tư lệnh Sư đoàn huấn luyện dã chiến số 39 (sau này là Sư đoàn huấn luyện dã chiến phía Bắc và Sư đoàn Kurland) vào năm 1942-45. Ông quay trở lại Đức trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh và qua đời tại Stuttgart năm 1951.
    --- Gộp bài viết: 16/04/2020, Bài cũ từ: 16/04/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Mauritz von Strachwitz (1898-1953)
    --- Gộp bài viết: 16/04/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Johann Pflugbeil (1882-1951)
    meo-u, caonam_vOz, Naungmi3 người khác thích bài này.
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Ngay cả lúc này, Hitler vẫn khăng khăng ra mệnh lệnh yêu cầu Lindemann tiếp tục cuộc phản công. Điều này ông ta không thể làm được, mặc dù ông là một người Nazi trung thành, vì vậy nên Hitler đã sa thải Lindemann vài phút sau nửa lúc đêm ngày 4 tháng Bảy và thay thế ông ta bằng Tướng bộ binh Julian Friessner (1), người được biết tới qua vai trò Tư lệnh Cụm tác chiến độc lập Nava đang hoạt động tại sườn bắc thuộc Cụm Tập đoàn quân Bắc. Đồng thời, Friessner cũng được vinh thăng lên cấp bậc Đại tướng, có hiệu lực từ ngày 1/7/1944. Tướng Bộ binh Anton Grasser (2), Tư lệnh Quân đoàn XXVI là người tiếp quản vị trí do Friessner để lại…

    Khi Đại tướng Friessner đặt chân vào Bộ tư lệnh Cụm Tập đoàn quân Bắc đặt tại Segewold trong buổi chiều hôm đó, tinh thần ông ta hết sức lạc quan, giống như hầu hết các chỉ huy trên cương vị mới. Nhưng chỉ cần qua một cuộc nói chuyện với các nhân viên trong Ban tham mưu cũng như một cuộc trao đổi ngắn với Thống chế Model, Friessner đã hiểu ngay Tổng hành dinh Quốc trưởng đã đánh lừa ông về tình cảnh thực sự. Ông ta vừa tiếp quản một khu vực chiến sự đang đứng bên bờ vực của sự hủy diệt. Chỉ theo ước tính của riêng mình, ông đã thấy với một đội ngũ đông hơn theo tỷ lệ 8/1, quân Đỏ đã tiến đến biên giới Latvia và Litva, và gần như không còn gì để ngăn các mũi nhọn xung kích đối phương thọc tới biển Baltic..

    Giờ đây, ưu tiên hàng đầu của Friessner là cố gắng cứu lấy sườn phải và ngăn chặn người Nga tiến theo hướng bắc, vu hồi vào khu vực hậu phương. Ông tin rằng, cách tốt nhất để thực hiện điều này là giữ vững được trung tâm liên lạc Duenaburg đồng thời tổ chức phản kích vào sườn Tập đoàn quân Cận vệ VI Sô-viết. Ông nhanh chóng rút Quân đoàn II (bao gồm 3 Sư Bộ binh 205, 225 và 263) điều đến các vị trí thuộc phía tây hồ Dissna và ra lệnh cho họ tiến hành phản công. Mặc dù rất ngạc nhiên, nhưng người Nga đã phản ứng rất nhanh, chỉ vì lực lượng họ quá mạnh. Quân đoàn II sớm bị đánh bật trở lại vị trí xuất phát ban đầu.

    Trong lúc này, Tướng Hilpert báo cáo rằng người Nga đang tập kết quân đội và vũ khí trước những vị trí phòng ngự nhằm chuẩn bị một đòn tấn công lớn khác vào Quân đoàn I của ông ta. Vì thế, ngày 6/7/1944, Friessner quyết định kéo lại sườn nam đang bị nát như tương của mình về Litva trước khi quân Đỏ phá vỡ tuyến phòng thủ Wehrmacht một lần nữa….

    Nhưng mệnh lệnh của Friessner lập tức bị Hitler hủy bỏ.. Mọi đơn vị được lệnh ở lại, và Cụm Tập đoàn quân Bắc sẽ phải tiến hành một cuộc phản công lập tức, nhằm lấy lại mối liên lạc với Tập đoàn quân Panzer III. Hơn nữa, vì Tập đoàn quân XVIII đã đẩy lùi được cuộc tấn công của người Nga, nên Friessner được lệnh điều chuyển ngay các Sư đoàn Bộ binh 69 và 93 sang Cụm Tập đoàn quân Trung tâm.

    Ngày 9/7/1944 quả là một ngày thảm họa với người Đức tại mặt trận miền Đông. Trong vùng trách nhiệm của Cụm Tập đoàn quân Bắc , 8 Sư đoàn Bộ binh Sô-viết đã đẩy bật Quân đoàn I Đức về phía tây, trong khi các cánh quân thuộc Tập đoàn quân Cận vệ VI tiến sâu vào lãnh thổ Litva, mà lực lượng đối đầu với họ chỉ vẻn vẹn có 3 Tiểu đoàn Công binh cũng như một số đơn vị cảnh sát Latvia ngăn cản. Cuối ngày hôm đó, Hitler - vẫn luôn tìm một vật tế thần – đã ra quyết định sa thải Tướng Chris-tian Hansen (3), Tư lệnh Tập đoàn quân XVI. Ông ta được thay thế bằng Tướng Bộ binh Paul Laux có năng lực cao hơn. Trung tướng Wilhelm Hasse (4) được chỉ định là Tư lệnh Quân đoàn II, thay thế vị tríPaul Laux để lại…

    Paul Laux, sinh tại Weimar năm 1887, lúc 56 tuổi ông đảm nhiệm chức Tư lệnh Tập đoàn quân XVI. Ông gia nhập quân đội với tư cách là sĩ quan học viên và được đưa vào bộ binh. Ông thường mặc quần sọc của sĩ quan tham mưu, chiến đấu trong Thế chiến Thứ nhất và sau chiến tranh lại quay trở lại phục vụ trong Reichsheer (Quân đội Đức sau WW I).Trong công cuộc mở rộng quân sự lần đầu tiên vào năm 1935 của Hitler, ông bắt đầu chỉ huy 1 Trung đoàn (thuộc Sư đoàn Bộ binh 24). Tiếp sau là một bậc thang vững chắc: chỉ huy của Bộ Tư lệnh Bộ binh 10 và Chỉ huy phó Sư đoàn Bộ binh 10(1938-39); Tướng cố vấn cho Tập đoàn quân I tại phía tây (1939-40), Tư lệnh Sư đoàn Bộ binh 126 (1942) và Tư lệnh Quân đoàn II (1942-44). Ông là người chịu trách nhiệm chính về chiến dịch di tản thành công Quân đoàn II ra khỏi túi “Pocket” Demyansk vào năm 1943, một trong những hoạt động chiến thuật xuất sắc nhất của cuộc chiến tranh. Paul Laux đã sơ tán được toàn bộ mà không phải gặp trở ngại gì lớn, cứu được hơn 100.000 người. Nói tóm lại, ông là một sĩ quan và nhà chiến thuật của Bộ Tổng tham mưu được đào tạo tuyệt vời, và các kỹ năng của ông đã được mài giũa bởi kinh nghiệm, bao gồm ba năm ở Mặt trận Đông-Tây. Trong năm thứ năm của cuộc chiến tranh, thật khó để tìm được một chỉ huy tốt hơn cho Tập đoàn quân XVI như là Paul Laux….

    Chỉ 2 ngày sau (11/7/1944), Laux đã có bài kiểm tra năng lực đầu tiên trên cương vị Tư lệnh Tập đoàn quân, khi Phương diện quân Baltic II của Eremenko phát động một cuộc tấn công lớn vào cánh trái của Tập đoàn quân XVI. Các cuộc tấn công diễn ra đồng loạt trên một khu vực rộng 100 dặm của phòng tuyến, chống lại các Quân đoàn VI SS và Quân đoàn X, trọng tâm của Eremenko tập trung vào thành phố Novosokolniki. Các sư đoàn phải chịu áp lực nặng nề là (từ trái sang phải) Sư đoàn Bộ binh 93, SS 19, SS 15, Bộ binh 23, Bộ binh 329, An ninh 281, và Bộ binh 263 (các Sư đoàn SS 15 và SS 19 là các sư đoàn của Latvia). Sư đoàn Bộ binh 263 được chỉ huy bởi Thiếu tướng Rudolf Sieckenius, cựu chỉ huy của Sư đoàn tăng 16. Sự nghiệp lẫy lừng của Sieckenius sư đoàn xe-tăng bị cắt ngắn một cách đột ngột khi ông không thành công trong việc ngăn chặn Đồng minh đổ bộ lên đất liền của Ý và Hitler cần một vật tế thần cho thất bại của quân Đức tại Salerno. Sieckenius bị huyền chức Tư lệnh Sư đoàn và chỉ được sử dụng như một người dự bị cho chức chỉ huy Sư đoàn dù cho ông có nhiều năm kinh nghiệm và thâm niên, và mặc dù trên thực tế rằng ông đã ban hành nhiều mệnh lệnh trên cương vị trung tướng, nhưng Sieckenius thậm chí không bao giờ được xem xét để thăng cấp. Tuy vậy, như thường lệ, công việc điều hành ông ta vẫn thực hiện rất trôi chảy và quay trở lại một loạt các cuộc tấn công lớn của Nga nhằm tách Quân đoàn X (Tướng Bộ binh Friedrich Kochling) ra khỏi Quân đoàn I. Tiểu đoàn Pháo tự hành 912 đặc biệt nổi bật trong trận chiến này. Đại úy Richard Engelmann, chỉ huy Khẩu đội pháo 1 đã phá hủy tới 17 xe-tăng Nga chỉ trong có một ngày. Tuy nhiên, Phương diện quân Baltic vẫn tiếp tục đà tấn công của họ. Trong lúc này, ở hướng nam, người Nga bắt đầu tung lực lượng chi viện cho Tập đoàn quân Cận vệ VI tại Baltic Gap “Khoảng trống Baltic”với Tập đoàn quân Cận vệ II và Tập đoàn quân LI (51) đang ào ạt hướng thẳng vào phía đông Lithuania…..
    ………………………………………………………………………………….

    (1).Julian Friessner (1892-1971) – Sinh tại Chemnitz ngày 22/3/1892. Được thăng cấp thiếu tướng năm 1940, ông chỉ huy Sư đoàn Bộ binh 102 (1942-43), Quân đoàn XXIII(1943-44) và Cụm tác chiến độc lập Navar (2/2/1944). Sau khi được vinh thăng lên Đại tướng, ông làm Tư lệnh Cụm Tập đoàn quân Bắc cho đến ngày 25/7/1944 thì chuyển sang mặt trận phía nam để làm Tư lệnh Cụm Tập đoàn quân Nam Ukraina. Không thể ngăn chặn được cuộc tấn công của Phương diện quân Ukraina II (Malinovsky), ông bị sa thải ngày 22/12/1944. Không còn chỉ huy cho phần còn lại của Thế chiến. Đầu thập niên 1950, ông đã tích cực tư vấn cho việc tái phát triển quân đội Tây Đức, Bundeswehr. Sống tại Bayerich Gmain cho đến khi qua đời vào ngày 26 tháng 6 năm 1971…..
    (2). Anton Grasser (1891-1976) - Ông đã chỉ huy Sư đoàn 25 Bộ binh, Quân đoàn LVI Panzer (1943) và Quân đoàn XXVI (1/1/ 1944). Sau Thế chiến, ông làm chỉ huy của Bộ đội Biên phòng Tây Đức vào đầu những năm 1950.
    (3). Christian Hansen (1885-1972) – ông đã chỉ huy Trung đoàn Pháo binh 10 (1933), Sư đoàn 25 Bộ binh (1936) và Quân đoàn X (1939). Ông đảm nhận chỉ huy của Tập đoàn quân XVI vào tháng 11 năm 1943. Sau khi bị Quốc trưởng sa thải, ông về hưu và không bao giờ trở lại quân ngũ. Tướng Hansen chết tại Garmisch năm 1972.
    (4).Wilhelm Hasse (1894-1945) – Huân chương Hiệp sĩ chữ thập kèm Lá sồi của Đức Quốc xã. Ngày 1/8/1944 được vinh thăng là Tướng Bộ binh. Được chỉ định làm Tư lệnh Tập đoàn quân XVII (30/3/1945) và giao nộp cho Liên Xô vào ngày 8 tháng 5 năm 1945. Sau ngày hôm đó, ông bị thương nặng. Ông chết vì vết thương khi bị giam cầm vào ngày 21/5/1945.
    (5). Rudolf Sieckenius (1896-1945) – Cấp bậc Thiếu tướng. Trong trận chiến Berlin, ông chỉ huy Sư đoàn 391 Sicherung – bị giết trong Trận chiến Halbe….
    --- Gộp bài viết: 17/04/2020, Bài cũ từ: 17/04/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Julian Friessner (1892-1971)
    --- Gộp bài viết: 17/04/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Christian Hansen (1885-1972)
    --- Gộp bài viết: 17/04/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Paul Laux
    --- Gộp bài viết: 17/04/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Wilhelm Hasse (1894-1945)
    --- Gộp bài viết: 17/04/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Rudolf Sieckenius (1896-1945)
    viagraless, meo-u, caonam_vOz4 người khác thích bài này.
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Vào ngày 14/7/1944, Phương diện quân Baltic III đã mở cuộc tấn công, trọng tâm vào cánh phải thuộc Tập đoàn quân XVIII, nằm trong những khu rừng rậm rạp, không có lối đi, tập trung vào Quân đoàn L(50) của Tướng bộ binh Wilhelm Wegener (1) nhằm chia cắt 2 Tập đoàn quân XVI và XVIII. Ở hướng nam, tại khu vực do Quân đoàn X bảo vệ, cuối cùng người Nga cũng tìm cách vượt qua được Sư đoàn 15 và 19 SS (Latvia). Tướng Pháo binh Herbert Loch (2) – Tư lệnh Tập đoàn quân XVIII – ngay lập tức đã tung lực lượng dự bị của mình vào trận chiến, đó là Sư đoàn Bộ binh 126 để khoan một lỗ vào sườn Tập đoàn quân láng giềng nhằm giải cứu tình thế, nhưng đã muộn mất rồi. Xe tăng Nga đã áp sát ngay sau Sư đoàn bộ binh 93; song họ đã rút lui mà không thông báo gì cho Tập đoàn quân XVIII, khiến cho cuộc phản kích không có một chút hiệu quả mong muốn nào cả. Tuy thế, Herbert Loch cuối cùng cũng tạm cầm chân người Nga tại Opochka vào ngày 16/7 bằng cách tung ra lực lượng dự bị cuối cùng của mình.

    Đến thời điểm này, Cụm Tập đoàn quân Bắc đã mất tới 50.000 người kể từ ngày 22/6/1944. Vào ngày 18 tháng Bảy, Friessner ước tính chỉ có 2 Sư đoàn (Sư đoàn Bộ binh 61 và 225) thuộc Tập đoàn quân XVI là còn đầy đủ năng lực chiến đấu. Bốn Sư đoàn được liệt kê chỉ đạt một phần hiệu suất, 7 Sư đoàn hoàn toàn bị kiệt sức và 1 (Sư đoàn 23) được coi là bị loại ra khỏi vòng chiến. Tập đoàn quân XVIII có sức chiến đấu tốt hơn nhiều, với 5 Sư đoàn còn đầy đủ năng lực chiến đấu (đó là các Sư đoàn Bộ binh 30, 32, 121, 126 và Sư đoàn Không quân Dã chiến 12). Hai Sư đoàn bị kiệt sức (Sư đoàn Bộ binh 218 và Dã chiến 21), Sư đoàn Bộ binh 93 chỉ đạt một phần hiệu suất và Sư đoàn Bộ binh 83 coi như không được tính đến…

    Cũng trong ngày hôm đó, Hitler đã gặp Friessner tại Rastenburg. Đến ngay cả Goering cũng rất cảm thông về những tổn thất cũng như tỷ lệ chênh lệch khi đối đầu với người Nga mà Cụm Tập đoàn quân Bắc đương phải gánh chịu. Ông ta đề nghị rút lui qua sông Duena. Dù sao đi nữa, Hitler không thích đề nghị có từ “rút lui”... Ông ra lệnh Friessner tiếp tục khôi phục liên lạc với Cụm Tập đoàn quân Trung tâm thông qua các cuộc phản kích. Thậm chí, ông ta chấp nhận kể cả trong trường hợp Cụm tác chiến Độc lập Narva bị trơ trọi, không còn sự yểm hộ nào nữa. Ông ta ra mệnh lệnh cho Friessner nhưng không theo cách tăng cường quân tiếp viện; thay vào đó, Quốc trưởng ra lệnh Friessner rút các Sư đoàn Bộ binh 58, các Lữ đoàn Pháo tự hành 202 và 261 cùng Tiểu đoàn Trinh sát SS 11 rút ngay ra khỏi phòng tuyến,chuyển về Quân đoàn XLIII (43) tiến hành phản công qua Litva hướng về Quân đoàn Panzer III. Chính Friessner cũng phải sững sờ. Đó là mệnh lệnh không thực tế trong hoàn cảnh tuyệt vọng như vậy.

    Trở lại tình hình chiến sự trong lúc này, tình hình ngày càng xấu đi, người Nga chẳng là gì nếu như họ không có đức tính kiên trì. Họ mở rộng cuộc tấn công theo hướng bắc, ghìm chặt Quân đoàn XXXVIII (38) bao gồm Sư đoàn Bộ binh 83, Sư đoàn Không quân Dã chiến 21 và Sư đoàn Bộ binh 32 do Tướng pháo binh Kurt Herzog (3) chỉ huy tại mặt trận trước sông Velikaya. Cuộc chiến vô cùng khó khăn và ác nghiệt. Chỉ đơn giản là người Đức đang giữ một phòng tuyến quá dài để chống lại một đối thủ quá mạnh. Sư đoàn Không quân Dã chiến 21 bị sụp đổ trong tối 20/7/1944 buộc Quân đoàn XXXVIII phải sơ tán ra khỏi Ostrov vào ngày hôm sau để tránh bị hợp vây. Hồng quân, với 15 Sư đoàn Bộ binh và 5 Lữ đoàn xe-tăng độc lập đã phá vỡ tuyến phòng thủ tại nơi tiếp giáp giữa Quân đoàn XXXVIII và Quân đoàn XXVIII do tướng Bộ binh Hans Gollnick (4) chỉ huy. Trong tình thế bất lực như vậy, Gollnick đã không còn có thể giữ nổi các cứ điểm phòng thủ đã được chuẩn bị tốt ở phía nam hồ Peipus được nữa. Ông ta buộc phải ra lệnh rút lui vào ngày 20/7/1944, còn Hitler không có ý định phản đối mệnh lệnh này bởi vì Quốc trưởng vẫn đang bị sốc trong vụ mưu sát nhằm vào ông vào trưa hôm đó. Đến tối, cuộc rút lui đã hoàn thành ngoại trừ Cụm tác chiến độc lập Narva nằm bên sườn trái thuộc Tập đoàn quân XVIII.

    “ Chúng tôi hoàn toàn kiệt sức” – một thành viên của Sư đoàn Bộ binh 290 nhớ lại :” Chúng tôi không thể nhận ra nhau được nữa, trên những khuôn mặt cháy nắng đầy bụi bặm là những vệt mồ hôi đậm đặc. Râu thì cứng lại vì được dán bằng mồ hôi và bụi bẩn. Những chiếc áo phanh rộng ra được phủ một lớp bụi bột mầu nâu vàng bởi vì chúng tôi phải hành quân qua một lớp cát sâu, người này bám chặt người nọ…Không được chợp mắt mấy hôm nay rồi….Lưỡi và nướu răng thì cứng như một khúc gỗ. Không ai nói được gì cả…

    Cùng thời điểm này, sau một trận oanh tạc trên không cũng như màn hỏa lực pháo binh phủ đầu thật tàn khốc, Hồng quân đã tấn công Duenaburg vào ngày 19/7 với 5Sư đoàn Bộ binh, một Lữ đoàn tăng và 1 Lữ đoàn Cơ giới hóa. Lực lượng bảo vệ thành phố bao gồm Sư đoàn Bộ binh 81 (Đại tá Franz-Eccard von Bentivegni), Sư đoàn Bộ binh 132 (Tướng Wagner), Lữ đoàn Pháo tự hành 393 (Đại úy Paul Pelikan) và một số tăng Tiger đến từ Tiểu đoàn chống tăng hạng nặng 502. Trong cuộc tấn công này, quân Đỏ đã tung nhiều xe tăng Stalin siêu nặng vào trận chiến. Đây là lần đầu tiên họ xuất hiện trong khu vực thuộc Cụm Tập đoàn quân Bắc và loại xe tăng này vượt trội hơn mọi loại xe tăng Đức đang triển khai ở đây, kể cả Tiger. Tiểu đoàn 502 chiến đấu cầm cự đặc biệt dũng cảm, với nhiều sĩ quan và NCO đã trải qua 5 năm kinh nghiệm chiến đấu với xe bọc thép. Các Đại đội 1 và 3 (chỉ huy là các Trung úy Johannes Boelter và Otto Carius) đã hạ gục 22 tăng Liên Xô, bao gồm 17IS ??, trong ngày đầu tiên của trận chiến.

    Trong lúc này, Trung tướng Eberhard Kinzel (5), Tham mưu trưởng Cụm Tập đoàn quân Bắc, đã báo cáo với Đại tướng Guderian, người tạm quyền nắm chức Tổng tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh lục quân (OKH). “Chẳng bao lâu nữa..”, Kinzel tuyên bố :”Cụm Tập đoàn quân sẽ bị hủy diệt! Chính vì thế, Fuehrer không chỉ mất có 2 Cụm Tập đoàn quân, mà sẽ mất toàn bộ miền Đông..”.Guderian đáp lại bằng những lời gay gắt và giận dữ :”Mệnh lệnh Quốc trưởng phải được thi hành đến cùng. Sẽ không có chuyện rút lui ! Cụm Tập đoàn quân Bắc phải chiến đấu và chết ở nơi họ đang đứng ..!”. Thế là con đường binh nghiệp của Kinzel, ít nhất là tại thời điểm này, đã đến hồi kết….

    Cuộc chiến trong và xung quanh thành phố Duenaburg đã diễn ra cả ngày lẫn đêm trong suốt một tuần, gần như không có lúc nào ngừng nghỉ. Đến ngày 25 tháng Bảy, khi 2 Sư đoàn Bộ binh chỉ còn là đám tàn quân, Lữ đoàn Pháo tự hành 393 đã mất hầu hết vũ khí, Tiểu đoàn 502 không còn tồn tại và Duenaburg gần như bị bao vây. Ngày hôm sau, Cụm Tập đoàn quân Bắc ra lệnh rời bỏ thành phố. Tuy nhiên, lệnh đó không đến từ Friessner mà đến từ viên tư lệnh mới : Đại tướng Fer-dinand Schoerner….Xem bản đồ cho thấy tình huống mà Schoerner phải đối mặt…..

    ……………………

    (1).Wilhelm Wegener (1895-1944) là một Tướng Bộ binh Đức. Được tặng huân chương Hiệp sĩ Thập tự sắt với Lá sồi và thanh kiếm. Bị chết trong một đợt oanh kích của máy bay Hồng quân vào ngày 24/9/1944…
    (2).Herbert Loch (1886-1976) từng là Tư lệnh Quân đoàn XXVIII và Tập đoàn quân XVIII. . Được nhận huân chương Hiệp sĩ Thập tự sắt…
    (3).Kurt Herzog (1889-1948) – là một sĩ quan pháo binh kỳ cựu, ông phục vụ trong quân đội từ năm 1907. Dưới thời Đức quốc xã, ông ta giữ chức Tư lệnh Trung đoàn Pháo binh 31(1935) ; Arko I (1938); Arko 108 (1939) và Sư đoàn 291 Bộ binh (1940). Ông tiếp tục làm Tư lệnh Quân đoàn XXXVIII(sau này đổi tên là Quân đoàn Panzer) kể từ tháng 6/1942. Herzog đầu hàng quân đội Liên Xô vào tháng 5 năm 1945 và chết trong tù binh vào ngày 8 tháng 5 năm 1948.
    (4). Hans Gollnick(1892-1970). Tư lệnh Trung đoàn Bộ binh 76(1939); Sư đoàn tăng 36 (1941); Quân đoàn Panzer XLVI (46) và Quân đoàn XXVIII (ngày 20/5/1944 cho đến khi kết thúc chiến tranh. Sau khi bị giam cầm tại Anh (1946) ông về hưu tại Hamburg và qua đời năm 1970
    (5). Eberhard Kinzel(1897-1945). Tham mưu trưởng Quân đoàn XXIX (1942); và Tham mưu trưởng của Cụm Tập đoàn quân Bắc (từ ngày 22 tháng 1 năm 1943). Sau khi bị Guderian sa thải, ông “ngồi chơi xơi nước” hơn tám tháng. Trở lại chức vụ Tham mưu trưởng Tập đoàn quân Vistula vào tháng 3/1945. Được thăng cấp Tướng Bộ binh ngày 20/4/1945 và được bổ nhiệm vào chức Tổng tham mưu OKW, phụ trách khu vực miền Bắc nước Đức vào 2 ngày sau đó. Kinzel là thành viên phái đoàn tham gia đàm phán sự đầu hàng của Đức Quốc xã với Thống chế Anh Montgomery tại Luneburg Heath ngày 4/5/1945. Kinzel, cùng với bạn gái Erika von Aschoff, đã tự sát vào ngày 23 tháng 5 năm 1945.
    --- Gộp bài viết: 18/04/2020, Bài cũ từ: 18/04/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh :
    Wilhelm Wegener (1895-1944)
    --- Gộp bài viết: 18/04/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Herbert Loch (1886-1976)
    --- Gộp bài viết: 18/04/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Kurt Herzog (1889-1948)
    --- Gộp bài viết: 18/04/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Hans Gollnick(1892-1970)
    --- Gộp bài viết: 18/04/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Eberhard Kinzel(1897-1945)
    --- Gộp bài viết: 18/04/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Tình hình chiến sự khu vực Cụm Tập đoàn quân Bắc (23/7/1944)
    tatpcit, meo-u, viagraless3 người khác thích bài này.
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Trong ngày 22/7/1944, Friessner điện tới Tổng hành dinh Fuehrer và yêu cầu cho phép rút lui. Ngày hôm sau, theo đề nghị của Heinz Guderian, Hitler đã chỉ thị cho Friessner hoán đổi vị trí chỉ huy với Ferdinand Schoerner, hiện đang làm Tư lệnh Cụm Tập đoàn quân Nam Ukraina. (Guderian đã đưa ra đề nghị này để cứu vãn sự nghiệp binh nghiệp của Friessner. Sau khi công văn được chuyển đi vào ngày 22/7, những ngày Friessner chỉ huy Cụm Tập đoàn quân Bắc được đánh dấu rất rõ ràng)…

    Tướng Kinzel (người đã tranh luận với Guderian trước đó)và là người tỏ ra bất mãn với mệnh lệnh của Hitler bị sa thải và được thay thế bởi Thiếu tướng Oldwig von Natzmer, hiện là Sĩ quan tham mưu phòng tác chiến thuộc Sư đoàn tăng Grossdeutschland. Schoerner đến Sở chỉ huy tại Segewold vào ngày 24/7/1944.

    Ferdinand Schoerner là kẻ tàn bạo nhất trong số các tướng dưới thời Hitler. Nhà văn Robert Wistrich từng viết rằng ông đã “quaytừ anh binh nhìđếnviên đại tá với lòng nhiệt thành ngang nhau cho những vi phạm nhỏ nhất..”. Ông đối xử gay gắt với những người lính dưới quyền như ông đã từng làm với người Nga, là loại người mà ông ta coi là “hạ đẳng”.

    Schoerner sinh ra trong một gia đình trung lưu ở Munich năm 1892. Cha ông là một sĩ quan cảnh sát. Ông gia nhập quân đội với tư cách cá nhân vào năm 1911 và đến năm 1914 đã lên được vị trí thiếu úy trong lực lượng dự bị. Ông cũng đang họctập để trở thành một giáo viên tiểu học khi Thế chiến thứ nhất nổ ra vào năm 1914.Schoerner tiếp tục phục vụ trong Trung đoàn thuộc Quân đoàn Alps của Đức trong suốt Thế chiến thứ nhất. Ông đã chiến đấu ở Mặt trận Ý (1915), trong chiến dịch Verdun (1916), ở Rumani và miền nam Carpathians (1917), nơi ông dẫn đầu, xông vào pháo đài tại Monte Kolonrat và được thưởng Huân chương Thập tự xanh (Quân công) – phần thưởng cao quí nhất của Hoàng gia Đức. Sau đó, ông quay trở lại phục vụ tại mặt trận miền Tây năm 1918 và bị thương nặng ở gần Rheims. Rồi ông giữ một vị trí nhỏ trong ban tham mưu tại Serbia khi WW I kết thúc.

    Năm 1919, Schoerner (hiện là trung úy), xin đăng nhập Quân đoàn tình nguyện Freikorps(1) von Epp (dưới quyền Thiếu tướng Ritter Franz von Epp, thống đốc Đức Quốc xã tương lai tại Bavaria) và tham giadập tắt các cuộc nổi dậy của những người Cộng sản tại vùng Ruhr. Tiếp theo, ông chiến đấu với quân Balan tại vùng Thượng Silesia. Năm sau, do đã có Huân chương Thập tự xanh trên ngực, ông ta đã tham gia Reichsheer – Quân đội Đức sau WW I – Ông ta đã giành phần lớn giữa hai Thế chiến để phục vụ trong các đơn vị sơn cước và là người ủng hộ sớm cho sự trỗi dậy của phong trào Đức quốc xã.

    Schoerner nộp đơn xin nhập học vào Bộ Tổng tham mưu, nhưng (giống như 85 % số người đăng ký) ông đã bị đánh trượt tại kỳ thi tuyển sinh. Điều này, cùng với nguồn gốc xuất thân khiêm tốn của ông ta và gia đình có vị trí xã hội thấp hơn, khiến Schoerner luôn phải sống trong sự phẫn nộ lớn - thực sự thù hận - đối với những người xuất thân từ tầng lớp quí tộc trong Bộ Tổng tham mưu, là những kẻ luôn có xu hướng coi thường ông ta. Trên thực tế, phần lớn họ là người Phổ, còn Schoerner là người Bavaria chỉ có tác dụng làm cho suy nghĩ của ông càng thêm uất ức mà thôi. Hitler đã chia sẻ sự thù hận của Schoerner, điều này khiến hai người bị cuốn hút vào nhau lúc nào không biết.

    Đại tá Schoerner chỉ huy Trung đoàn Sơn cước 98 ở Ba Lan và được mọi người biết tới trong việc công phá và chiếm được đồi Zbolska, một vị trí phòng thủ quan trọng gần Lvov và sau đó đẩy lùi một số cuộc phản công tuyệt vọng của Ba Lan. Ông lãnh đạo trung đoàn của mình ở Bỉ và Pháp vào năm 1940. (Sau Thế chiến thứ hai, người Bỉ đã cố gắng dẫn độ ông về tội ác chiến tranh nhưng không thành công; có quá nhiều thế lực cản trở họ…).

    Dù sao đi nữa, Schoerner tiếp tục làm Tư lệnh Sư đoàn Sơn cước số 6 (1940-42) trong chiến dịch chinh phạt vùng Balkan, ở giai đoạn cuối thuộc Trận chiến Crete, cũng như ở miền Bắc Phần lan và miền bắc nước Nga chống lại quân Sô-viết. Trong mùa đông giá lạnh ở Nga 1941-42, Ferdinand Schoerner đã làm rất tốt trong môi trường tàn bạo và giữ các vị trí phòng tuyến của mình mặc dù thường xuyên bị đe dọa tấn công bởi đội hình Hồng quân có số lượng nhiều hơn và được trang bị tốt hơn…Điều này dẫn đến ông được vinh thăng là Tướng Sơn cước và làm Tư lệnh Quân đoàn Sơn cước Na-uy (Norway).

    Schoerner được trở về đúng sở trường của ông vào tháng 10/1943, khi ông được điều chuyển từ một xứ sở tù túng ngược về khu vực phía nam – hiện đang là điểm nóng bỏng nhất thuộc mặt trận miền Đông. Schoerner chỉ huy Quân đoàn Panzer XL (40), mặc dù trên thực tế là ông không được huấn luyện về xe tăng. Nhưng ông đã gây ấn tượng với Hitler bằng lòng trung thành và sự tàn bạo của mình, và thế là đủ….

    Ngay lập tức, Quân đoàn Panzer XL gần như được chỉ định chuyển thành Cụm quân Schoerner và được trao quyền kiểm soát thêm các Quân đoàn XXX, XVII và IV thuộc đầu cầu Nikopol, nằm bên bờ đông con sông Dnie-per. Lực lượng Stalin đã cố gắng đè bẹp nhóm Schoerner, nhưng như thường lệ, ông vẫn giữ vững các tuyến phòng thủ của mình. Mặc dù vậy, đến tháng Hai năm 1944, Cụm Schoerner gần như bị bao vây, nhưng ông đã phá vỡ các phòng tuyến của người Nga và dẫn dắt quân lính dưới quyền vượt qua lớp bùn đất Ukraine sâu đến đầu gối về đến hậu phương an toàn, một thành tích chiến thuật tuyệt vời.

    Thành tích này đãn đến việc ông được bổ nhiệm làm người đứng đầu Đoàn lãnh đạo tư tưởng Quốc xã - National Socialist Leadership Corps – tại Bộ Tư lệnh tối cao quân lực (OKW). Công việc của Schoerner là truyền bá học thuyết của Đức Quốc xã trên toàn lực lượng vũ trang. Sau đó, theo lời giới thiệu của Heinrich Himmler, ông được thăng cấp bậc Đại tướng và được bổ nhiệm làm Tổng tư lệnh của Cụm Tập đoàn quân A (ngay sau đó đổi tên là Cụm Tập đoàn quân Nam Ukraina), có hiệu lực từ ngày 1 tháng 4 năm 1944….
    ………………………..

    (1). Freikorps là Đơn vị tình nguyện của Đức đã tồn tại từ Thế kỷ XVIII. Sau WW I và Cách mạng Đức (1918-19), Freikorps được tổ chức như nhóm dân quân bán quân sự để chiến đấu chống lại nước Cộng hòa Weimar cũng như các đối tác cánh Tả. Chúng tham gia vào các cuộc đối đầu đẫm máu với những người trung thành cộng hòa và thiết kế một số các vụ ám sát khét tiếng" trong thời kỳ Weimar, và được nhiều người coi là một "tiền thân của chủ nghĩa phát xít".
    --- Gộp bài viết: 20/04/2020, Bài cũ từ: 20/04/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Thống chếFerdinand Schoerner (1892-1973)
    --- Gộp bài viết: 20/04/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Oldwig von Natzmer (1904-1980)
    tatpcit, viagraless, meo-u2 người khác thích bài này.
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927


    Tuy vậy, Schoerner đã không làm tốt trên cương vị Tư lệnh Cụm Tập đoàn quân đầu tiên của mình. Hitler đã ra lệnh rằng Tập đoàn quân XVII phải giữ được bán đảo Crimea bằng mọi giá. Schoerner đã đồng ý với chiến lược này và đưa ra các biện pháp hà khắc để cố gắng tăng cường sức đề kháng của Wehrmacht. Nhưng các biện pháp nghiêm khắc như vậy lại không tạo ra sự ảnh hưởng nào đáng kể. Hồng quân đã tấn công Crimea vào ngày 8 tháng 4 và pháo đài hải quân Sevastopol, pháo đài phòng thủ cuối cùng trên bán đảo, đã thất thủ trong ngày 13/5/1944.

    Chỉ còn 26.700 trong số 64.700 người Đức bị mắc kẹt trong pháo đài đã trốn thoát. 26.700 người Rumania khác đã bị thiệt mạng hoặc mất tích. Mặc dù biết rằng trách nhiệm thực sự của thảm họa Crimea thuộc về Fuehrer, Schoerner đã cùng với Hitler dồn hết lỗi lầm lên đầu Đại tướng Erwin Jaenecke, Tư lệnh kỳ cựu của Tập đoàn quân XVII do tinh thần chủ bại của ông ta. Jaenecke bị sa thải, đưa về lực lượng dự bị và không bao giờ được gọi lại nữa….

    Khi Schoerner đặt chân lên các nước vùng Baltic, Cụm Tập đoàn quân Bắc (bao gồm Tập đoàn quân XVI và XVIII cùng Cụm tác chiến độc lập Narva) có trong tay khoảng 700.000 người. Bảy sư đoàn của họ đã chiến đấu hoàn toàn hiệu quả: các Sư đoàn Bộ binh 11, 21, 30, 58, 61, 227, và Sư đoàn Không quân Dã chiến 12. Sáu sư đoàn của nó vẫn còn hiệu quả một phần: Sư đoàn Bộ binh 126, 225, 263, 389, sư đoàn SS Estonia 20 và Sư đoàn Không quân Dã chiến 21. Các Sư đoàn 24, 32, 81, 83, 87, 93, 121, 132, 205, 218, 218, 290, 329 và Sư đoàn Cảnh vệ 281 đã hoàn toàn bị kiệt sức, còn lại các Sư đoàn 23, SS Latvian 15 và Sư đoàn SS Latvian 19 hoàn toàn không có hiệu quả.

    Schoerner đang phải đau đầu về Baltic Gap (khoảng trống Baltic) lên tới 30 dặm giữa Tập đoàn quân XVI và Tập đoàn quân Panzer III ở điểm tiếp giáp giữa 2 Cụm Tập đoàn quân. Đến ngày 25/7/1944, Cụm Tập đoàn quân bị tấn công bởi 3 Phương diện quân Sô-viết: Baltic II, III và Leningrad bao gồm 12 Tập đoàn quân với thành phần lên tới 80 Sư đoàn. Bây giờ, trọng tâm chính của cuộc tấn công (bắt đầu từ ngày 24 tháng 7) là hướng về các khu vực xung quanh thành phố Narva thuộc Estonia, nơi được bảo vệ bởi Quân đoàn Panzer SS III (do tướng Waffen-SS Felix Steiner(1) chỉ huy), bao gồm các lính tình nguyện nói tiếng Đức đến từ khắp các nước hoặc khu vực thuộc châu Âu như Đan-mạch, Hà Lan, Estonia, Bỉ, Na-uy, Thụy Điển, Walloon, và chính cả nước Đức. Sư đoàn Bộ binh 11 bao gồm nhiều cựu binh cùng với 2 Trung đoàn Bộ đội Biên phòng Estonia cũng biên chế vào thành phần của Quân đoàn….

    Ngoại trừ Sư đoàn Không quân dã chiến và các Trung đoàn Bảo vệ biên giới Estonia, Quân đoàn Panzer SS III đã duy trì được tinh thần chiến đấu trong nỗ lực vô ích để duy trì cuộc Phong tỏa Leningrad cũng như trong các cuộc rút lui thời gian sau đó, mặc dù Sư đoàn SS tình nguyện số 23 “Nederland” đã bị tổn thất nặng nề, và Trung đoàn SS tình nguyện số 48 “tướng Seyffardt” cùng Tiểu đoàn Trinh sát tình nguyện SS số 23 đã gần như bị xóa sổ hoàn toàn.

    Các Quân đoàn đã bị kéo căng quá mức bao gồm Sư đoàn Nederland (Thiếu tướng Juergen Wagner), Sư đoàn tăng SS tình nguyện 11 “Nordland” (Trung tướng SS Fritz von Scholz) và Sư đoàn SS tình nguyện 20 “Estonia Nr. 1” (Thiếu tướng SS Franz Augsberger(2)). Họ còn rất ít lực lượng dự bị ; chỉ có Tiểu đoàn diệt tăng 27 và Lữ đoàn tình nguyện viên SS số 6 (6. SS- Freiwilligen Sturmbrigade “Langemarck”) dưới sự chỉ huy của Trung tá SS (SS-Ober sturmbannfuehrer) Conrad Schellong (đó là một đơn vị xứ Flemish).

    Được thành lập vào tháng Tư năm 1941, với tư cách là một Trung đoàn SS, họ đã phục vụ tại mặt trận miền Đông kể từ tháng 11 năm 1941 và đã chịu tổn thất nặng nề. Lữ đoàn chỉ còn cái tên, bao gồm 2 Tiểu đoàn bộ binh, 1 Đại đội pháo binh, 1 Đại đội pháo tự hành và 2 Đại đội pháo phòng không (1 nặng và 1 nhẹ). Vì không đủ quân số cần thiết, Felix Steiner buộc phải phân chia lực lượng, và ông ra lệnh cho Schellong cử một nhóm chiến đấu bảo vệ Orphanage Hill (Đồi mồ côi), là một vị trí sống còn ở Trung tâm tuyến phòng thủ Wehrmacht. Quân Nga đã tấn công Đồi mồ côi trong bốn ngày, bắt đầu vào ngày 26/7/1944…Nhóm chiến đấu Schellong chịu tổn thất 90 % nhưng vẫn giữ vững vị trí. Trong hai ngày đầu tiên, Binh nhất SS Remy Schrynen (3) đã hạ được 5 T.34 và 2 KV.2 bằng khẩu súng chống tăng 75 mm “PAK” trước khi khẩu súng bị phá hủy bởi các xe tăng Liên-xô trong ngày 27/7/1944. Remy Schrynen vẫn sống sót sau khi bị trúng đạn, và mặc dù bị thương nặng, anh đã được các đồng đội của mình giải cứu và đưa về Đức, nơi anh được trao tặng huân chương Thập tự sắt. Schrynen vẫn còn sống cho đến năm 2006.

    Tuyến phòng thủ của Đức bị vùi dập nhưng vẫn cầm cự được dù chỉ ở mức tồn tại tối thiểu. Nó thoát nguy nhiều lần nhờ sự can thiệp vào phút cuối của Tiểu đoàn tăng SS 11 “Hermann von Salza” (Trung tá SS Paul- Albert Kausch(4)) và Tiểu đoàn diệt tăng SS 27 (Đại úy SS Ekkehard Wangemann). Trớ trêu thay, Wangemann có bằng thần học và từng là mục sư ở Mecklenburg trước chiến tranh.

    Vào thời điểm người Nga buộc phải đình chỉ các cuộc tấn công của họ trong khu vực Narva vào ngày 29 tháng 7, Quân đoàn Panzer III SS đã tiêu diệt 113 xe tăng Liên Xô, bằng các loại vũ khí diệt tăng như Panzerfausts và PAK. Tuy không mất một tấc đất nào nhưng tổn thất của người Đức vẫn rất nặng nề. Trong số những người thiệt mạng có Trung tướng SS von Scholz và 3 Tư lệnh Trung đoàn SS: Đại tá SS “Bá tước” Hermenegild Westphalen, Trung tá SS Hans Collani và Thiếu tá SS Arthur Stoffers.

    Trong khi đó, ở phía nam, Tập đoàn quân Cận vệ VI Sô-viết đang cấp tốc hành quân đến Shaulen (Slaulyay), một thành phố thuộc miền trung Litva. Sáng ngày 26 tháng 7, đội tiền phương thuộc Quân đoàn Cận vệ Cơ giới hóa III đã đến thành phố, đang được bảo vệ bởi Đại tá Hellmuth Maeder (5). Maeder trên danh nghĩa là chỉ huy thuộc Lữ đoàn Trình diễn Cơ giới miền Bắc (Lehr Brigade North), nhưng hầu hết các đơn vị của ông ta đã cam kết chiến đấu ở những nơi khác.

    Ở tuổi 36, Maeder cũng là một trong những sĩ quan chiến đấu trẻ giỏi nhất thuộc Wehrmacht. Anh chỉ có một vài đại đội làm công tác đào tạo và cảnh giới, nhưng dưới sự chỉ huy của Maeder, họ đã chiến đấu rất xuất sắc, cầm cự với Quân đoàn Cận vệ Cơ giới hóa Sô-viết trong 3 ngày liền. Tuy nhiên, vào đêm 28-29 tháng 7, Chiến đoàn Maeder hầu như bị bao vây. Schoerner đã định hướng để họ để thoát ra khỏi Libau, và họ đã thành công. Nhưng đó chính là tuyến phòng thủ cuối cùng. Cụm Tập đoàn quân Bắc không còn lấy một tấm lá chắn nào để ngăn chặn cơn lốc thiết giáp Nga đang ào ạt xông đến…
    .......................................
    (1).Felix Steiner (1896-1966) sinh ra ở Ebenrode, East Prussia. Ông gia nhập quân đội vào năm 1914 và bị thương nặng trong Trận Tannenburg. Ông đã dành bốn năm cho Mặt trận phía Đông trong Thế chiến I. Năm 1919, ông gia nhập Freikorps và sau đó là Reichsheer. Là Thiếu tá năm 1933, Steiner chuyển đến SS với tư cách là Trung tá SS năm 1935. Tại đây, anh ta đã trải qua các cấp chỉ huy Tiểu đoàn(1935-36), Trung đoàn (1936-40) và Sư đoàn SS “Viking” (sau này là Sư đoàn tăng SS “Viking” số 5 1940-43). Sau khi chỉ huy Quân đoàn Panzer III SS (1943-44), ông làm Tư lệnh Tập đoàn quân XI trong chiến dịch Berlin. Ông đầu hàng người Mỹ và được phóng thích vào năm 1948. Trọn đời ông sống độc thân và qua đời tại Munich vào ngày 12 tháng 5 năm 1966.
    (2). Thiếu tướng SS Franz Augsberger (1905-1945) làm Tư lệnh Sư đoàn SS tình nguyện số 20 cho đến tận ngày 19/3/1945, khi ông bị giết trong chiến trận ở gần Neustadt, Silesia…..
    (3).Remy Schrynen (1921-2006). Tình nguyện viên của Waffen SS, là một trong 4 người Bỉ được trao tặng Hiệp sĩ Thập tự sắt. Schrynen, bị thương nhiều lần. Sau chiến tranh, ông bị bắt giam Bỉ, từ đó ông chỉ được thả vào tháng 1 năm 1955. Sau đó, Schrijnen quay lưng về nhà và cùng vợ chuyển đến nước Đức, nơi ông qua đời vào ngày 27 tháng 7 năm 2006 tại Hagen…
    (4). Paul-Albert Kausch (1911-?). Tiểu đoàn tăng SS số 11 thuộc thành phần Sư đoàn tăng Tình nguyện SS số 11“Nordland.” Paul-Albert Kausch là cựu trợ lý của Steiner tại Sư đoàn tăng SS số 5 “Viking”. Ông đầu hàng người Nga trong chiến dịch Berlin 1945 và trải qua mười năm trong các nhà tù của Liên Xô. Sau khi được thả, ông là người điều hành cho một công ty dược phẩm lớn. Ông vẫn còn sống vào năm 1981 (70 tuổi).
    (5). Hellmuth Maeder (1908-1984) là một vị tướng người Đức trong Thế chiến thứ hai. Được tặng thưởng huân chương Hiệp sĩ Thập tự sắt với Lá sồi và Thanh kiếm. Năm 1956, Maedergia nhập Bundeswehr với cấp bậc Chuẩn tướng. Về hưu với cấp bậc Trung tướng. Mất ngày 12/5/1984 tại Konstanz....
    --- Gộp bài viết: 22/04/2020, Bài cũ từ: 22/04/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Felix Steiner (1896-1966)
    --- Gộp bài viết: 22/04/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Franz Augsberger (1905-1945)
    --- Gộp bài viết: 22/04/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Remy Schrynen (1921-2006)
    --- Gộp bài viết: 22/04/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Paul-Albert Kausch (1911-?).
    --- Gộp bài viết: 22/04/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Hellmuth Maeder (1908-1984)
    tatpcit, viagraless, gaume11 người khác thích bài này.
  7. vuanthai

    vuanthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/03/2004
    Bài viết:
    385
    Đã được thích:
    68
    Chào Huytop và ngthi96, chào các anh em có sở thích về lịch sử. Lâu rồi tưởng topic die, hôm nay lại thấy hồi sinh vui quá.
    Về vụ Vacxava, lỗi đây thuộc về những người lãnh đạo khởi nghĩa. Khi tập đoàn quân tăng 2 của Nga tiến gần đến Vacxava đã bị các sư tăng Đức di chuyển khỏi nội đô ra tấn công và đánh quị xe tăng Nga. Vì thế Nga không đủ sức vào hỗ trợ. Mặt khác do lãnh đạo khởi nghĩa ko muốn liên hệ với Nga nên đã không chiếm 4 cái cầu qua sông. Cứ xem ở mặt trận phía tây ấy, quân Anh đã không chiếm được cái cầu cuối cùng nên chiến dịch Marker Garden thất bại. Với những tính toán như vậy thì khởi nghĩa thất bại là đúng.
    meo-u, Khucthuydu2, tatpcit1 người khác thích bài này.
  8. lamali1

    lamali1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2009
    Bài viết:
    7.255
    Đã được thích:
    13.163
    Các bác cho em hỏi Ngu tí: có phải phần lớn sỹ quan chỉ huy của Nga đều không giỏi , nên suốt cuộc chiến đến ngay cả giai đoạn cuối này, Quân Nga chiếm ưu thế vượt trội về hỏa lực : máy bay xe tăng , pháo........ và áp đảo về quân số, nhưng chiến dịch nào quân Nga vẫn chết nhiều hơn quân Đức nhỉ .:-D Mà lý do là do các cấp sỹ quan chỉ huy của Nga đều rất kém :eek:
  9. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    ...Điều này cũng có phần đúng...Thời điểm khởi nghĩa nổ ra sớm quá...Và Liên-sô đến thời điểm này, quân đội đã hoàn toàn kiệt sức....Nhưng hãy đứng thử vai trò lãnh đạo cao cấp Sô-viết lúc đó xem; chả ai muốn có một nước Ba-lan không theo phe Liên-sô nằm ở giữa cả....
    --- Gộp bài viết: 22/04/2020, Bài cũ từ: 22/04/2020 ---
    Sỹ quan Đức lúc đầu giỏi và đào tạo bài bản hơn...nhưng cuối cuộc chiến tranh, sĩ quan Sô-viết khá hơn nhiều...còn lính chết do có nhiều nguyên nhân....chứ không phải do Sĩ quan kém...Một đặc điểm mà chính Gơ-ben cũng phải thừa nhận cuối cuộc chiến tranh: hầu hết các tướng lĩnh Nga toàn từ (40-50 tuổi)...trong khi đó của Đức đều già hơn (U 50 trở đi).....
    tatpcit thích bài này.
  10. vuanthai

    vuanthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/03/2004
    Bài viết:
    385
    Đã được thích:
    68
    Theo chủ quan của mình thì cápp chỉ huy cấp thấp (trực tiếp chiến đấu) và cấp cao (vạch kế hoạch) thì OK, nhưng cấp trung (cả triển khai và thực hiện) thì có vấn đề như rất sợ trách nhiệm và ít coi trọng mạng sống người lính.
    Về cái gọi là ưu thế hoả lực thì ko được chính xác cho lắm. Không quân số lượng áp đảo nhưng kỹ năng chiến đấu của phi công chưa tốt. Pháo binh thì Ok, bộ binh đông nhưng phối hợp đánh nhóm ko tốt. Xe tăng thì đông nhưng tầm bắn ko xa, thiếu chính xác, ko có pháo tự hành bọc lót và thiếu xe thiết giáp bảo vệ trước các tốp săn tăng của bộ binh Đức vì vậy thường thiệt hại lớn.
    Trận đánh mà mình đánh giá cao của Hồng quân là các chiến dịch ở Hung ga ry mà đỉnh cao là đánh bại chiến dịch Mùa xuân thức tỉnh Spring Awakening khi tương quan về lực lượng chỉ hơn chút.
    Naungmi, tatpcithuytop thích bài này.

Chia sẻ trang này