1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927


    Ngày 29/7/1944, các đơn vị cơ giới hóa Sô-viết đã vượt qua Slaulyay, quay về hướng bắc, tiến thêm được 50 dặm đường, đột nhập vào ga xe lửa Jelgava, cắt đứt tuyến đường sắt cuối cùng nối giữa Cụm Tập đoàn quân Bắc và Trung tâm. Schoerner buộc phải ra lệnh cho Tập đoàn quân XVI và cánh phải thuộc Tập đoàn quân XVIII rút về vị trí có tên gọi là Marienburg và yêu cầu chuẩn bị sơ tán thành phố Riga, nơi đang bị đe dọa bởi Phương diện quân Baltic thứ II của Eremenko. Cách duy nhất của ông ta để liên lạc trực tiếp với Bộ Tư lệnh Lục quân (OKH) là qua đường dây điện thoại công cộng chạy từ Segewold đến Helsinki chuyển tới Oslo và Berlin-Zossen (nơi đặt Tổng hành dinh của OKH). Tất cả nhân viên nữ của Wehrmacht (khoảng 1.500 người trong số họ) được sơ tán ra khỏi thành phố Riga bằng đường biển trong ngày.

    Trong ngày 1/8/1944, Hồng quân đã đến bên bờ vịnh thuộc phía tây thành phố Riga, cắt đứt đường rút lui của Cụm Tập đoàn quân Bắc (30 Sư đoàn) tại Estonia và Latvia. Từ chiến tuyến Liên-sô lúc đầu, họ đã hành quân vượt qua tới 80 dặm đường.

    Vào lúc này, một số đơn vị thuộc Tập đoàn quân XVI, bao gồm các Sư đoàn bộ binh 81, 215 và 290, đã nhanh chóng hành quân theo hướng tây, bao quanh hậu phương thuộc Cụm Tập đoàn quân Bắc. Họ tấn kích vào phía nam, đột nhập Mitau và cắt đứt con đường tiếp tế của đội quân tiên phong Sô-viết. Điều này thực sự đã làm giảm đà tiến của Hồng quân và tạo nên một sự giằng co tại sườn nam.

    Mặc dù Hitler vẫn đang ấp ủ theo đuổi một cuộc phản công, nhưng rất nghi ngờ rằng Cụm Tập đoàn quân Bắc còn đủ người để thực thi. Kể từ ngày 22/6/1944, họ chỉ nhận được các đơn vị tiếp viện riêng lẻ, con số đó đã kém xa so với số thương vong của họ. Lực lượng tiếp viện duy nhất họ nhận được là khoảng 2.000 người phục vụ trong các dịch vụ hàng không từ Tập đoàn quân Không quân I của Đại tướng Kurt Pflugbeil (1), không đủ to tát để chứng minh cho cái tên gọi ấn tượng của họ.

    Trái với thông lệ trước đó, những người lính này đã không được gửi về các Sư đoàn Luftwaffe dã chiến mà lại chuyển đến các Sư đoàn Bộ binh để lấp chỗ trống. Schoerner cũng đã giải tán các đơn vị Bảo đảm An ninh Dã chiến 394 và 395 (bảo vệ các cơ sở đầu não) vào ngày 4 tháng 8. Đồng thời, Hitler đã ra lệnh chuyển Sư đoàn bộ binh 122 từ Phần Lan chuyển về Cụm Tập đoàn quân Bắc và lực lượng Dự bị đã đóng góp ít nhất là mười tiểu đoàn trong vòng vây.

    Giữa sông Duena và Hồ Peipus, các Phương diện quân Baltic II và III đã mở lại các cuộc tấn công của họ vào ngày 5 tháng 8. Các trận giao chiến hết sức khốc liệt diễn ra trên toàn bộ chiều dài mặt trận do Tập đoàn quân XVIII bảo vệ. Một Trung đoàn của Sư đoàn Bộ binh 126 đã bị bao vây nhưng họ đã chiến đấu và thoát ra khỏi vòng vây. Một Tiểu đoàn (II/157) thuộc Sư đoàn Bộ binh 83 đã mất tất cả các sĩ quan và chỉ còn lại 1 NCO duy nhất cùng 30 binh lính; “các Sư đoàn đã không còn tồn tại nữa..” - Werner Haupt nhớ lại sau đó :”..chỉ còn vài nhóm chiến đấu riêng lẻ, chạy trốn, chiến đấu và chết trong sự cô độc…”.

    Trong ngày 5/8/1944, người Nga đã mất 125 xe tăng chỉ riêng tại khu vực thuộc Cụm Tập đoàn quân Bắc, nâng tổng số tăng bị phá hủy trong khu vực này lên tới 1.325 chiếc kể từ ngày 22 tháng Sáu. Nhưng họ vẫn lì lợm xông lên. Cuối cùng người Nga đã phá vỡ tuyến phòng thủ của người Đức tại điểm tiếp giáp giữa 2 Quân đoàn VI SS và Quân đoàn X, một lần nữa lại tạo nên khoảng trống ngăn cách giữa 2 Tập đoàn quân XVI và XVIII. Một số đơn vị thuộc Sư đoàn Bộ binh 122 do Thiếu tướng Hero Breu-sing chỉ huy, vừa chân ướt chân ráo từ Phần Lan trở về đã tổ chức phản kích nhưng gặp thất bại trong việc khôi phục phòng tuyến. Sau đó, Phương diện quân Baltic II đã đánh thẳng vào Sư đoàn Bộ binh 81 gần Birsen với 10 Sư đoàn Bộ binh, được yểm trợ bởi 2 Quân đoàn Xe tăng số I và XIX.

    Sư đoàn Bộ binh 81 “Thượng Silesian” đã tham chiến từ năm 1941. Họ đã chịu tổn thất nặng nề tại Polozh và giờ chỉ còn hơn một Trung đoàn còn có khả năng giao chiến. Với một tỷ lệ đối đầu chênh lệch tới mức như vậy, những người lính Silesian làm sao có thể giữ nổi phòng tuyến. Nhưng rất đáng chú ý, họ đã rút lui thành công và ngăn cản không cho người Nga tiếp tục đột phá…

    Tướng Gollnick cũng phản ứng nhanh chóng và tung ngay Lữ đoàn pháo tự hành 912 vào trận chiến. Họ đã phá hủy tới 53 xe tăng Liên Xô trong lúc đối phương mạnh hơn gấp 2 lần (tỷ lệ 1:2). Mạng lưới đường xá thô sơ và địa hình rừng rú đầy cát đã tạo điều kiện thuận lợi cho những người phòng thủ và làm chậm bước tiến quân của quân Đỏ; cuộc rút lui vẫn rõ ràng theo một trật tự nhất định. Schoerner đã ra lệnh cho cánh phải thuộc 2 Tập đoàn quân XVI và XVIII quay trở lại phòng tuyến Bauske-Memele-Trentelburg. Cụm Tập đoàn quân Bắc vẫn chặn được con đường của Stalin hướng về thành phố Riga.

    Ngày 10/8/1944, người Nga lại tiếp tục, họ phát động các cuộc tấn công lớn chống lại Tập đoàn quân XVIII ở khu vực phía dưới hồ Pskow và phía bắc Dvina. Với sự yểm trợ của pháo binh hạng nặng và sự thống trị hoàn toàn trên không trung, các máy bay ném bom Nga dội hết đợt bom này đến đợt bom khác xuống đầu Tập đoàn quân XVIII. Sau đó đến lượt xe tăng và bộ binh ào ạt xông tới. Quân Tướng Gollnick kiên cường chống đỡ nhưng tỷ lệ đối đầu quá chênh lệch. Chỉ riêng Sư đoàn Bộ binh 30 dưới quyền của Trung tướng Hans von Basse (2) đã bị tấn công bởi 4 Sư đoàn Bộ binh, 1 Sư đoàn tăng và 1 Lữ đoàn Cơ giới hóa. Hồng quân đã đột phá ở cả hai nơi trong cùng một ngày….
    ……………………………

    (1).Kurt Leopold Pflugbeil (1890-1955) là một tướng Không quân Đức trong Thế chiến thứ II (huân chương Hiệp sĩ Thập tự với Lá sồi). Năm 1945, đã đầu hàng người Nga trong Chiến dịch Pocket Courland. Bị kết án 25 năm tù nhưng được phóng thích năm 1954…Qua đời năm 1955.

    (2).Hans von Basse (1887-1979) là một sĩ quan kỳ cựu. Ông đã về hưu lần đầu vào năm 1928. Sau đó quay trở lại quân ngũ làm tư lệnh các Sư đoàn Bộ binh 182 (1940) và 225 (1941); xong lại nghỉ hưu lần thứ hai vào tháng 1/1943. Ông được gọi trở lại làm nhiệm vụ một lần nữa vào mùa hè năm đó, với tư cách là cố vấn đặc biệt cho các nhân viên tham mưu của Tập đoàn quân XVIII. Tháng 3/1944, ông ta làm Tư lệnh Sư đoàn Bộ binh 30. Trên thực tế, việc bị Schoerner sa thải không ảnh hưởng gì đến sự nghiệp của von Basse. OKH nhanh chóng chỉ định ông làm Tư lệnh quân Đức tại phía Tây Hungary. Tháng 2/1945 ông chỉ huy Sư đoàn Không quân Dã chiến 21. Cũng giống như nhiều sĩ quan Đức ở mặt trận miền Đông, ông đã trải qua 10 năm tại các trại tù binh Sô-viết. Ông qua đời ở Baden- Baden năm 1979.
    --- Gộp bài viết: 22/04/2020, Bài cũ từ: 22/04/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Kurt Leopold Pflugbeil (1890-1955)
    --- Gộp bài viết: 22/04/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Hans von Basse (1887-1979)
    caonam_vOz, Naungmi, meo-u2 người khác thích bài này.
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Đến cả quân dự bị cũng không còn, Schoerner đã phải dùng đến tài năng của mình để vắt kiệt những nỗ lực cuối cùng của đội quân dưới quyền. Đối với Schoerner, điều này liên quan đến các phiên Tòa quân sự chớp nhoáng, các vụ hành quyết tức khắc và các hành động cao tay khác về sự bất công cũng như sự tàn bạo. Chẳng hạn, Hans von Basse, Tư lệnh Sư đoàn Bộ binh 30 yếu ớt đã không ra các mệnh lệnh chiến đấu vào ngày quân Nga tấn công, chọc thủng phòng tuyến vì không thể ngăn chặn 5 sư đoàn Liên Xô (trong số đó có cả 1 Sư đoàn tăng). Đại tá Otto Barth (1) là người thay thế Hans von Basse bị huyền chức.

    Khi những chiến binh dạn dầy kinh nghiệm thuộc Sư đoàn Bộ binh 23 (một trong những Sư đoàn giỏi nhất ở Wehrmacht) để một vị trí phòng thủ bị rơi vào tay đối phương, Schoerner đã gửi một thông điệp tới Tập đoàn quân XVIII và đến ngay cả viên chỉ huy Sư đoàn, một cựu chiến binh trải qua hơn ba năm tại Mặt trận miền Đông: Trung tướng Chales de Beaulieu (2) – thông báo rằng ông ta sẽ khôi phục danh dự của chính mình và của Sư đoàn bằng một hành động dũng cảm nếu không tôi sẽ đuổi ông ra cửa trong sự ô nhục. Hơn nữa, Beaulieu phải có trách nhiệm báo cáo trước 9 giờ tối về những chỉ huy mà ông ta đã bắn hoặc đang bắn vì tội hèn nhát.Schoerner cũng yêu cầu sự can thiệp khắc nghiệt và nhẫn tâm đến mức độ tàn bạo từ tướng Loch (Tư lệnh Tập đoàn quân XVIII).

    Walter Chales de Beaulieu là cựu Tham mưu trưởng của Quân đoàn XVI Panzer và Tập đoàn quân Panzer IV đã bị Đức quốc xã (bao gồm cả Schoerner) nghi ngờ vì mối quan hệ thân tình trước đây với Đại tướng Erich Hoepner, một nhà lãnh đạo nổi bật trong Âm mưu ám sát Hitler ngày 20/7….

    Vào tháng Giêng năm 1942, sau khi Hitler sa thải Hoepner và đẩy ông ta về hưu vì dám cho rút lui, chống lại mệnh lệnh “chiến đấu tới cùng”, còn Chales de Beaulieu thì bị giáng chức xuống làm Chỉ huy Trung đoàn Bộ binh Cơ giới hóa 39. Tuy thế, ông vẫn có một sự nghiệp phục vụ trong quân đội khả quan và chuyên nghiệp hơn, liên tiếp chỉ huy Lữ đoàn Bộ binh Cơ giới hóa 26 và Sư đoàn Bộ binh 168, cả hai đều thuộc mặt trận miền Đông, tiếp tục được phong cấp lên thiếu tướng và trung tướng.

    Nhưng Beaulieu sẽ không còn cơ hội bắn những thuộc hạ trung thành vì không giữ vững vị trí chiến đấu chống lại quân Đỏ có số lượng áp đảo hơn được nữa. Ông ta đã bị miễn nhiệm vào ngày 11/9 và bị cho về hưu vào ngày 31 tháng Giêng năm 1945…

    Trong trận chiến này, tính khí Hitler đã thay đổi rõ rệt, ông ta cho phép Schoerner được tự do hành động, giao cho ông phụ trách tất cả các lực lượng vũ trang đang hoạt động trong khu vực tác chiến của mình. Quốc trưởng cũng ra lệnh điều chuyển Sư đoàn Bộ binh 31 mới được thành lập (Do Thiếu tướng Hans-Joachim Stolzmann) từ Koenigsberg đến Courland. Hitler cũng gửi cho Schoerner một nhóm Stuka được trang bị đặc biệt để chống xe tăng, dẫn đầu là Thiếu tá Hans Rudel nổi tiếng, người đã phá hủy chiếc xe tăng thứ 300 của Nga vài ngày trước đó.

    Đến lúc này, sức mạnh áp đảo của người Nga đã dần dần xì hơi. Áp lực đã giảm trên phòng tuyến thuộc Quân đoàn II, Schoerner liền chuyển sang cánh trái và đưa Sư đoàn 31 Bộ binh cùng Sư 87 theo sau nhanh chóng lập tuyến phòng thủ mới giữa 2 Quân đoàn XXVIII (28) và XXXVIII (38). Bước đột phá lớn của người Nga lại gặp phải thất bại một lần nữa. Thống chế Model , Tư lệnh Cụm Tập đoàn quân Trung tâm đã cố gắng hết sức để tạo thành tuyến phòng thủ mới ở Ba Lan cũng như tổ chức một cuộc phản công, nhằm khôi phục lại mối liên lạc với Cụm Tập đoàn quân Bắc.

    Một câu hỏi được đặt ra: Cụm Tập đoàn quân Bắc liệu có thể cầm cự nổi cho đến khi quân của Model tới được không hay là sẽ bị tiêu diệt trước đó? Vào ngày 6/8/1944 Schoener thông báo cho Hitler rằng các phòng tuyến mà ông ta đang bảo vệ, “không còn nhiều thời gian nữa” trước khi Cụm Tập đoàn quân Trung tâm có thể khôi phục mối liên lạc và tăng viện cho ông. Ông cũng nhấn mạnh rằng quân của ông đã kiệt sức và người Nga đang tấn công không ngừng, thường ném những cậu bé 14 tuổi và những ông già vào trận chiến, cố gắng tìm ra bất kỳ điểm yếu nào trong tuyến phòng thủ Đức. Đã thế, chiến sự lại xảy ra trong những khu rừng rậm rạp khiến tình hình trở nên khó khăn hơn cho những người lính phòng ngự.

    Trong khi đó, một cuộc đột kích táo bạo đã tạm thời lấy đi những cơn gió ra khỏi những cánh buồm Sô-viết và nâng cao tinh thần của mỗi người lính trong Cụm Tập đoàn quân Bắc. Nó được lãnh đạo bởi Thiếu tướng Dự bị “Bá tước” Hyazinth Strachwitz von Gross-Zauche, một trong những sĩ quan táo bạo nhất trong lịch sử Binh chủng xe tăng Panzerwaffe Đức. Là một kỵ binh chuyên nghiệp, anh ta là hậu duệ của một gia đình địa chủ Silesian giàu có, người ta có thể theo dõi gia phả quý tộc của họ từ thời Trung cổ….

    Sinh năm 1893, Bá tước Hyazinth được giáo dục tại Gross-Lichterfelde (Học viện Quân sự Hoàng gia Phổ) và được đưa vào Quân đoàn Kỵ binh tinh nhuệ năm 1914. Thế chiến thứ nhất bùng nổ, trong quá trình tiến vào thủ đô Paris, ông đã chỉ huy một số nhóm đặc nhiệm hoạt động đằng sau hậu phương kẻ thù. Lần cuối dẫn đến việc ông bị sa lưới khi ông đang hành động ở sau lưng phòng tuyến quân địch tới 80 dặm đường.

    Ông suýt bị kết án tử hình vì tội làm gián điệp, nhưng sau đó bị kết án lao động khổ sai và được thả ra năm 1919 sau khi WW I kết thúc. Ông ta không được chọn vào phục vụ trong Reichsheer – Tổ chức Quân đội Đức sau WW I. Vì thế, ông đã tham gia lực lượng Freikorps (Tên một đơn vị tình nguyện Đức sau Thế chiến thứ nhất) và chiến đấu trong chiến dịch Annaberg nổi tiếng, trong đó những chiến binh Freebooters (tương tự như lính đánh thuê) đánh bại Lực lượng kháng chiến Ba-lan…
    ……………………..
    (1). Otto Barth (1891-1963) là một vị tướng người Đức ở Wehrmacht trong Thế chiến II, người chỉ huy một số sư đoàn (huân chương Hiệp sĩ thập tự). Otto Barth đã đầu hàng Hồng quân trong Chiến dịch Pocket Courland vào cuối cuộc chiến. Bị kết án là tội phạm chiến tranh ở Liên Xô, ông bị giam giữ đến năm 1955.

    (2).Walter Chales de Beaulieu (1898-1974), được nghỉ hưu từ ngày 31/1/1945. Là một cựu Tổng tham mưu trưởng dưới quyền của Đại tướng Hoepner, một trong những thành viên chủ chốt trong Sự kiện ngày 20/7, sau chiến tranh ông không còn xuất hiện với vai trò lãnh đạo vì lý do chính trị.
    --- Gộp bài viết: 23/04/2020, Bài cũ từ: 23/04/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Otto Barth (1891-1963)
    --- Gộp bài viết: 23/04/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Walter Chales de Beaulieu (1898-1974)
    --- Gộp bài viết: 23/04/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : “Bá tước” Hyazinth Strachwitz von Gross-Zauche (1893-1968)
    Naungmi, meo-utatpcit thích bài này.
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Bá tước Hyazinth đã dành khoảng thời gian từ năm 1921 đến 1934 để quản lý khu bất động sản của gia đình, một công việc nhàm chán dành cho một người đàn ông có khí chất táo bạo và liều lĩnh. Năm 1934, trong quá trình xây dựng quân đội bí mật của Hitler, đơn xin gia nhập của Strachwitz cuối cùng đã được chấp nhận và ông được đưa vào phục vụ trong Trung đoàn xe-tăng số 2.

    Strachwitz đã chiến đấu trong chiến dịch tại Ba Lan (1939) và Pháp (1940), những cuộc đột kích táo bạo của ông đã khiến ông tạo dựng tên tuổi khắp Đế chế Đệ tam với tư cách là “Bá tước Panzer”. Năm sau, Strachwitz thêm vào danh tiếng của mình với tư cách là một Tiểu đoàn trưởng thuộc Sư đoàn tăng số 18 ở Mặt trận miền Đông. Ông và đồng đội của mình đã phá hủy ba trăm xe cơ giới không bọc thép (soft-skinned vehicles) và vài tiểu đoàn pháo binh Sô-viết ngay trong ngày đầu tiên của chiến dịch.

    Tại một thời điểm trong Chiến dịch Barbarossa, một viên đạn Nga găm vào người ông. Nhận thấy rằng vết thương không đe dọa đến tính mạng, Strachwitz đã tự sơ cứu, lấy viên đạn ra và tiếp tục chiến đấu. Trong một trận chiến khác, ông lao ra khỏi chiếc xe tăng bị hư hại của mình và giao chiến với bộ binh Liên Xô bằng súng lục và lựu đạn cầm tay.

    Được thăng cấp Trung tá và chuyển đến Sư đoàn tăng 16, Strachwitz dẫn đầu cuộc xâm nhập của Đức tới khu vực Volga và phá hủy 158 máy bay Nga tại một sân bay phía bắc Stalingrad. Bị thương nặng ngay sau đó, ông được đưa đến một Quân y viện tại Breslau. Sau khi bình phục, “Bá tước Panzer” được vinh thăng Đại tá và được giao nhiệm vụ chỉ huy một tiểu đoàn Tiger thuộc Sư đoàn Grossdeutschland ưu tú. Sau khi chiến đấu tại Kharkov và trong một số trận chiến khác, ông lại bị thương. Strachwitz được thăng cấp tướng dự bị vào ngày 1/4/1944 và được gọi là Tướng Panzer cao cấp thuộc Cụm Tập đoàn quân Bắc.

    Mặc dù Strachwitz được hứa rằng ông sẽ có ba sư đoàn xe tăng và một Lữ đoàn diệt tăng để cùng tác chiến, nhưng thực sự chả có ai đến với ông vào cuối mùa hè, vì không có khả năng so với tình hình thực tế trên Mặt trận miền Đông lúc đó. Strachwitz chỉ có sẵn cho một đội quân dưới quyền ông gồm 10 xe tăng và 15 xe thiết giáp.

    Hành động đầu tiên của Strachwitz là lên kế hoạch tấn công. Tuy nhiên, trước khi triển khai chiến dịch, ông vờ như vô tình để lộ cho người Nga biết chính xác nơi mình sẽ tấn công. Họ liền phục kích đúng ngay tại nơi mà Strachwitz mong đợi. Ông tiến hành cuộc tấn công suôn sẻ, đưa quân tới một khu vực sau tới 100 dặm phía trong hậu phương quân Nga, sau đó tiến hành bao vây xung quanh doanh trại đối phương và truy đuổi họ từ phía sau. Ông trở về căn cứ mà không mất một chiếc xe nào.

    Ngay sau đó, thấy rõ ràng Hồng quân có ý định mở lại cuộc tấn công vào Riga, họ sử dụng thị trấn Tuccum bị chiếm ở gần đó làm bàn đạp, Tướng Schoerner ra lệnh cho Strachwitz chiếm lại nơi này. Strachwitz dẫn đầu 10 chiếc xe tăng của mình tiến hành một cuộc đột kích ở phía nam thị trấn, ông vòng qua phía đông; cuối cùng ông đột kích thẳng vào Tuccum từ phía bắc vượt qua nhiều đơn vị bộ binh Hồng quân trong quá trình tiến quân.

    Ở ngoại ô thành phố, ông phát hiện 48 xe tăng Liên Xô, xếp hàng thành đội hình diễu hành. “Bá tước Panzer” đã gọi tới tàu tuần dương Luetzow (tên cũ là Deutschland) ngoài bờ biển, và họ đã thổi bay xe tăng của Liên Xô bằng loại hải pháo 280 mm. Strachwitz nện tiếp vào phía sau của nhóm xung kích Liên Xô, mà viên tướng chỉ huy của họ đã rút ra kết luận sai lầm rằng ông bị bao vây vì vậy ông ta đã đầu hàng ngay lập tức.

    Cuộc đột kích táo bạo của Strachwitz dẫn đến việc bắt giữ 18.000 người, 28 khẩu pháo hạng nặng (khoảng 100 pháo hạng nhẹ khác), cùng một số xe tăng còn nguyên vẹn, và hàng loạt vũ khí và các thiết bị quân sự khác. Chiến thắng này đã mang lại cho Strachwitz (1) huân chương Hiệp sĩ Thập tự đính kèm Lá sồi, Kiếm, và Kim cương: danh hiệu cao quí nhất tương đương với Huân chương Danh dự của Quốc hội Hoa Kỳ.





    ☆☆☆☆☆☆






    Trong thời gian ngưng chiến ngắn ngủi, vào khoảng ngày 12/8/1944 Tập đoàn quân XVIII đã tạo ra một nhóm chiến đấu mới, Cụm chiến đấu của Tướng bộ binh Wilhelm Wegener, bao gồm các Quân đoàn L (50), Quân đoàn X và Quân đoàn SS VI chịu trách nhiệm bảo vệ sườn phải của Tập đoàn quân XVIII. Ở hướng nam, Tập đoàn quân XVI đã thành lập Cụm chiến đấu dưới quyền của Tướng Kỵ binh Philipp Kleffel (2) người điều khiển Chiến đoàn Blocking Verbaende Riewald (Chủ yếu là Sư đoàn Cảnh vệ 285 đang có trách nhiệm bảo vệ mối liên lạc trên đất liền giữa Đông Phổ và khu vực mà Tập đoàn quân XVI đang tác chiến) phối thuộc cùng với Sư đoàn Bộ binh 225 nhằm bảo vệ sườn nam thuộc Cụm Tập đoàn quân Bắc dọc theo bờ biển Baltic….

    Ngày 15/8/1944, Quân Nga tiếp tục tấn công hướng vào đám tàn quân thuộc 2 Sư đoàn Bộ binh 81 và 290 ở gần Bauske. Dẫn đầu là những xe-tăng hạng nặng, và một lần nữa, Lữ đoàn Pháo tự hành 912 đã cứu nguy được và họ đã loại khỏi vòng chiến 40 xe tăng đối phương….
    ……………………………
    (1). “Bá tước Panzer” Hyazinth Strachwitz bị thương tới 12 lần trong chiến tranh. Năm 1945, ông đầu hàng người Mỹ và bị bắt giam. Vào thời điểm ông được thả ra vào tháng 6 năm 1947, con trai út của ông đã bị giết còn vợ ông đã chết trong một vụ tai nạn cũng như bất động sản tại Silesian của ông bị Ba Lan tịch thu. Ông ở lại Tây Đức, kết hôn lần nữa và làm Cố vấn quân sự cho các Lực lượng vũ trang Syria. Trở về điền trang Bavaria từ năm 1951 cho đến khi qua đời vào ngày 25 tháng 4 năm 1968. Ông được chôn cất với đầy đủ nghi lễ quân sự tại Grabenstätt, Bavaria….


    (2).Philipp Kleffel (1887-1964) Tham gia quân đội Phổ từ năm 1905 với tư cách là người lính tiêu binh. Chỉ huy Sư đoàn 1 Bộ binh (1940), Quân đoàn L-50 (1942), Quân đoàn I (1942), một phái viên đặc biệt tại OKH (1944) và Quân đoàn XVI (1944). Sau đó, ông đã lãnh đạo Quân đoàn XXX (1944), và ông là phó chỉ huy của Tập đoàn quân XXV khi kết thúc chiến tranh. Bị người Anh bắt làm tù binh và được ân xá vào ngày 20/10/1947…
    --- Gộp bài viết: 24/04/2020, Bài cũ từ: 24/04/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Philipp Kleffel (1887-1964)
    caonam_vOz, meo-u, Naungmi4 người khác thích bài này.
  4. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Thật khó tin trước thành tích của Strachwitz, chỉ với 10 xe tăng + 1 số xe bọc thép mà bắt được tới 18.000 quân, chưa kể tăng pháo, sao giải về đc nhỉ...Tg cũng ko nói rõ đơn vị và viên tướng Hồng quân kém cỏi ấy là đơn vị nào? Ảo quá :-D, tra wiki thấy khác
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    CÁI VỤ NÀY ANH TÌM MÃI VẪN CHƯA RA ĐC...

    .......On August 18, Strachwitz’s battle group advanced from of Frauenburg, East Prussia, crossing Lithuania on its way to Tuckum. Strachwitz’s command consisted of about 2,500 Waffen-SS and Wehrmacht soldiers and 60 panzers, mostly new Panthers from Panzer Brigade 101. There were also a couple of Tigers from the 103rd SS Heavy Panzer Battalion, Mark IIIs and IVs of SS Brigade Gross, and armored personnel carriers and flak units.

    At a bridge west of Tuckum, the surprised Soviet battalion gave up without a fight. Reaching the outskirts of the city on August 20, Stra- chwitz called for support from the cruiser Prinz Eugen in the Gulf of Riga. Prinz Eugen’s 203mm guns and the guns of several destroyers zeroed in on Tuckum’s market square, obliterating dozens of parked T-34s. Strachwitz’s panzer entered the city, driving by charred tanks. Some were overturned and their crews dead and burned. As for the survivors, they were too dazed to fight back. A few remaining tanks were easily dispatched. With SS Brigade Gross holding Tuckum, Strachwitz intercepted an approaching Soviet convoy. Believing themselves surrounded, the whole convoy surrendered.

    Strachwitz pushed on to Riga with his grenadier battalions and his nine remaining Panthers, as many of the Panthers had broken down. After further engagements in a wood, Strachwitz entered Riga on the August 21. Driving by cheering Latvians and German troops, the count’s Panther stopped in the marketplace right in front of a number of high-ranking officers. In his sweat- and dirt-stained overall, his face smeared in oil, Strachwitz emerged from the cupola. “Hurra, Leutnant, you have busted the cauldron,” called out an officer. To astonished gazes, Strachwitz replied that he was a full fledged general.

    Grossly overestimating Strachwitz’s force, the Soviet Fifty-First Army claimed that Tuckum had been attacked by 300 tanks. In three days, Strachwitz’s small battle group had captured 18,000 prisoners and destroyed numerous artillery pieces, tanks, and antitank guns. The wounded could be evacuated out of Riga and contact had been reestablished, albeit only temporarily, with Army Group North.......

    https://warfarehistorynetwork.com/2019/01/22/unstoppable-strachwitz/

    Tập đoàn quân 51 Sô-viết...với chỉ huy là Yakov Kreizer (1905-1969)...Nhưng anh không biết nhóm xe-tăng Sô-viết thuộc đơn vị nào....
    --- Gộp bài viết: 25/04/2020, Bài cũ từ: 25/04/2020 ---
    [​IMG]

    Lần cập nhật cuối: 25/04/2020
    tatpcit thích bài này.
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Rõ ràng là Liên Xô muốn đột phá vào dải phòng ngự của Quân đoàn I nhằm giải phóng Riga. Một lần nữa, họ tấn công Sư đoàn Bộ binh 81 trong ngày 16/8 nhưng những người lính xuất thân từ Silesian vẫn đứng vững. Tuy thế, vì thấy Sư đoàn 81 gần như bị kiệt sức nên Tướng Loch (Tư lệnh Tập đoàn quân XVIII) đã tăng cường cho họ Trung đoàn Bộ binh 438 và Tiểu đoàn Tinh nhuệ 132 ngay trong ngày hôm đó. Người Nga đã không thành công trong việc bẻ gẫy sức kháng cự tại “con nhím” Bauske cho đến ngày 19 tháng 8, và một lần nữa họ không tạo ra một bước đột phá quyết định.

    Bauske không phải là nơi duy nhất mà quân Nga tấn công toàn lực vào giữa tháng Tám. Vài trận chiến khốc liệt nhất đã diễn ra tại khu vực Narva xung quanh Tartu (Dorpat), nơi Tiểu đoàn I thuộc Lữ đoàn pháo tự hành SS thứ 5 “Walloon” đối mặt với các cuộc tấn công bằng chiến thuật “biển người” trong nhiều ngày. Khi trận chiến kết thúc, Tiểu đoàn I của “Walloon” đã mất tất cả các khẩu súng chống tăng và 228 trong số 260 người, nhưng họ vẫn giữ vững được vị trí phòng ngự.

    Tất cả những người Bỉ còn sống sót đều được tặng thưởng huân chương Chữ thập sắt, và tướng Felix Stei-ner, chỉ huy Quân đoàn Panzer III SS (đơn vị bao gồm các tình nguyện viên nói tiếng Đức), đã đích thân bắt tay với những người còn lại và tuyên bố “một người Wallon đáng giá như 1.000 binh sĩ”. Sự dũng cảm của mỗi người lính Wallon chính là sự cứu rỗi cho Cụm Tập đoàn quân Bắc và Quân đoàn Panzer III SS trong mùa hè năm 1944.

    Chẳng hạn, vào ngày 23/8/1944, một đơn vị Estonia đã sụp đổ dưới sự tấn công mạnh mẽ của Hồng quân, phơi bày ra toàn bộ sườn phía tây của Đức và tây nam Dorpats. Cũng vào thời khắc đó, Đại tá SS Leon Degrelle, Tư lệnh SS-Sturmbrigade (Lữ đoàn xung kích SS), đang đi trên đường để kiểm tra đại đội vũ khí hạng nặng dưới quyền, đang đóng tại một điểm phòng thủ xa hơn về phía tây nam.

    Leon Dregelle là tình nguyện viên SS nước ngoài nổi tiếng nhất. Sinh ra ở nước Bỉ năm 1906, ông học luật trước khi trở thành người đứng đầu một Công ty xuất bản và sau đó thành lập một tờ báo của riêng mình. Năm 1935, ông trở thành người sáng lập ra Đảng Rexist (1) của Bỉ, rất giống với Đảng Quốc xã. Nó đã giành được một số ghế trong quốc hội Bỉ vào năm 1936, nhưng điều này không ngăn được việc Chính quyền bắt giữ Dregelle gây tranh cãi vào năm 1940, khi Đức xâm chiếm Bỉ.

    Dregelle đã được người Đức giải thoát sau khi Wehrmacht chinh phục các quốc gia thuộc vùng đất thấp (Low Countries). Là một người chống cộng kiên quyết và đi với những kẻ theo phe phát xít, ông gia nhập quân đội Đức với tư cách là cá nhân trong lực lượng Bộ binh (ở tuổi 35) khi Wehrmacht xâm chiếm Nga. Mặc dù là một nhà lãnh đạo có giá trị tuyên truyền lớn, anh ta đã từ chối gặp Hitler cho đến khi anh ta có thể đeo được chiếc Huân chương Thập tự sắt lên ngực áo…

    Và tấm huân chương này đẫ đến với Dregelle vào năm 1944 sau trận Cherkassy. Hitler sau đó đã phát biểu - "Bạn thực sự là hiện tượng duy nhất trong lịch sử. Đó là một nhà lãnh đạo chính trị chiến đấu như một người lính. Nếu tôi có con trai,tôi muốn nó phải giống Leon Dregelle” - Trên thực tế, nhà lãnh đạo đảng Rexist của Bỉ đã sống sót sau 130 trận chiến tại Mặt trận miền Đông, sớm được bổ nhiệm trên chiến trường, và tháng Tám năm 1944 được vinh thăng chức Thiếu tá Waffen-SS. Ông ta cũng nhận được Huy hiệu Vết thương bằng bạc vì đã bị thương 4 lần (và ông ta còn bị thương thêm lần nữa )..

    Đã có thời gian,Leon Dregelle bị nghi là nhúng tay vào việc giết tình nhân của vợ hoặc ít nhất làErnst Kal-tenbrunner, Giám đốc Cơ quan An ninh Đế chế ( Reichss Richheitshauptamt, hoặc RSHA) và người phụ trách Cảnh sát bí mật, tin chắc là có bàn tay của Dregelle (2). Nhưng sau đó, trong chiến dịch Cherkassy, khi Đại tá SS Lucien Lippert chết vì một viên đạn xuyên qua ngực thì Leon Dregelle đã lên thế chân vị trí Tư lệnh SS-Sturmbrigade (Lữ đoàn xung kích SS) “Wallon”…

    Trở lại ngày 23/8/1944, khi Dregelle thấy lính Estonia chạy trốn và ngay lập tức ông nắm bắt được mức độ nghiêm trọng của tình hình. Ông nhanh chóng nắm quyền chỉ huy một đơn vị cảnh vệ yếu kém của Đức đang tình cờ đóng quân tại gần đó và lôi kéo binh lính Estonia quay lại, thậm chí có lúc phải cố tình phơi mình trước hỏa lực của kẻ thù để làm gương. Dregelle còn thuyết phục họ chiếm một số chiến hào tại một vị trí phòng thủ thuộc khu đồi Lemmatsi và sau đó đứng tại một vị trí chỉ huy trên cao để chỉ đạo tình hình, bình tĩnh ra mệnh lệnh cho những người lính bên dưới. Nhờ đó, Dregelle (3) đã khôi phục lại tình hình bằng hình ảnh cá nhân của mình. Thật kỳ diệu và may mắn, ông ta không bị dính một viên đạn nào của quân Nga…





    ☆☆☆☆☆☆






    Một sự cố khác xảy ra thuộc phía đông Opotschka, trong khu vực do Sư đoàn Bộ binh Cơ giới hóa SS 15 “Latvia” (Waffen-Grenadier-Division der SS) phụ trách. Vào ngày 11/7/1944, Sư đoàn láng giềng của họ (Sư đoàn Bộ binh Cơ giới hóa SS 19) đã sụp đổ dưới áp lực của các cuộc tấn kích nặng nề từ lực lượng tùng thiết và xe tăng vượt trội của Liên Xô, và thế là sự hoảng loạn cũng đã lây sang cả Sư đoàn Bộ binh Cơ giới hóa SS 15…

    Chỉ huy sư đoàn của SS thứ 15, Oberfuehrer Nikolaus Heilmann (4), cùng với một vài sĩ quan và NCOs, đã buộc các lính Bộ binh Latvia chạy trốn và các lãnh đạo của họ phải quay lại mặt trận, một phần bằng cách đe dọa họ bằng vũ lực, một phần bằng lời nói. Quân lính Latvia đã tập hợp lại và kiểm soát lại được mối nguy cơ bị quân thù đột phá, ngăn chặn một thảm họa tiềm tàng khác.
    …………………….
    (1). Đảng Rexist (Bỉ) - là một đảng chính trị cực hữu hoạt động tại Bỉ từ năm 1935-45. Trong thời kỳ Đức chiếm đóng Bỉ trong WW II, đảng Rexist đã cộng tác trung thành với người Đức. Đến cuối cuộc chiến, Rexist bị mất uy tín và bị cấm sau khi chiến tranh kết thúc. Với sự sụp đổ của Đức Quốc xã vào năm 1945, nhiều cựu đảng viên Rexist đã bị cầm tù hoặc bị xử tử vì vai trò của họ trong quá trình hợp tác với kẻ thù….

    (2). Người tình của bà Frau Degrelle là một sĩ quan Luftwaffe tên là Helmuth Pess (đóng quân tại Brussel – Bỉ). Ngày 12/4/1943, người ta tìm thấy xác anh ta trong một con hẻm với 1 viên đạn bắn vào tim. Ngay sau đó, Degrelle nói với các điều tra viên của Gestapo tại Brussel rằng Pess đã từng muốn tự tử. Kaltenbrunner, chỉ huy lực lượng cảnh sát mật của Đế chế đã không tin vào câu chuyện từ Degrelle nhưng đã viết báo cáo cho Himmler rằng ông đang phải tạm dừng cuộc điều tra vì “lý do chính trị” cũng như “sự chuẩn mực về mặt đạo đức “ đặt ra với Degrelle.

    (3). Leon Dregelle (1906-1994). Sau đó, ông vẫn tiếp tục làm Tư lệnh Sư đoàn tình nguyện Wallon từ ngày 30/1/1945 cho đến khi kết thúc chiến tranh với cấp bậc Trung tá lên Đại tá SS. Sau khi Hitler tự sát, rõ ràng Degrelle sẽ bị chính phủ Bỉ treo cổ nếu ông rơi vào tay quân Đồng minh. Ông liền rời Đức và trốn sang Đan Mạch và Na Uy. Tại đây, Degrelle mượn máy bay riêng của Albert Speer và bay về phía Tây Ban Nha, rơi ngay ngoài khơi bờ biển Tây Ban Nha. Ông ta tìm cách đến được bờ, Tổng thống Franco nhanh chóng cho ông tị nạn chính trị và đổi tên thành Leon José de Ramirez Reina cũng như trở thành công dân Tây Ban Nha vào năm 1954. Leon Dregelle qua đời ở Malaga (Tây Ban Nha) vào ngày 1 tháng 4 năm 1994 trong lúc vẫn bị tòa án Bỉ tuyên án tử hình vắng mặt…..

    (4). Nikolaus Heilmann (1903-1945). Ông gia nhập Trung đoàn Cảnh sát số 3 khi mới thành lập vào năm 1939, sau đó làm sĩ quan tham mưu của Sư đoàn Cảnh vệ (sau đó đổi tên thành Sư đoàn Bộ binh Cơ giới hóa SS số 4 “Police” 1940-43); Tham mưu trưởng các Quân đoàn Panzer SS IV và Quân đoàn tình nguyện SS VI (Latvia 1943-44); Tư lệnh Sư đoàn SS 15 và sau đó quay trở lại làm Tham mưu trưởng Quân đoàn Panzer SS IV và làm Tư lệnh Sư đoàn Bộ binh Cơ giới hóa 28 “Walloon”. Ông đã tử trận trong trận chiến tại Mittwalde, phía tây Schweibus, trong ngày 30 tháng Giêng năm 1945…
    --- Gộp bài viết: 26/04/2020, Bài cũ từ: 26/04/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Leon Dregelle (1906-1994)
    --- Gộp bài viết: 26/04/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Nikolaus Heilmann (1903-1945)
    meo-u, Naungmi, tatpcit1 người khác thích bài này.
  7. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    CHIẾN DỊCH DOPPENKOFT ANH BỊ NHẦM, HOÀN TOÀN ĐÓ LÀ MỘT CHIẾN DỊCH KHÁC, SẼ NÊU Ở PHẦN SAU...SORRY NGTHI NHÉ...
    ngthi96 thích bài này.
  8. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    28 khẩu pháo hạng nặng (khoảng 100 pháo hạng nhẹ khác)...đúng ra là 28 artillery batteries - pháo đội hay LX là đại đội pháo (với khoảng 100 khẩu) anh ạ..
    danngoc thích bài này.
  9. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Ok em, anh sẽ sửa...
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Một ý kiến chung của các tướng lĩnh Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ II đều cho rằng :, ngoại trừ một số đơn vị (như Sư đoàn tăng số 5), Cụm Tập đoàn quân Bắc chiến đấu tốt hơn Cụm Tập đoàn quân Trung tâm trong năm 1944. Một ví dụ điển hình là trường hợp của Thiếu úy Wolfgang von Bostell thuộc Sư đoàn Bộ binh 23 ….

    Bostell được sinh ra ở Heiningen vào năm 1917, và năm 1935, anh đã trúng tuyển vào Trung đoàn Pháo binh 48 khi mới vừa tròn 18 tuổi. Năm sau, anh được chuyển đến đội Pháo chống tăng và là Thành viên thuộc Tiểu đoàn chống tăng 12 “Pomeranian”. Anh được thăng cấp Hạ sĩ rồi Trung sĩ (1937-38). Sau các chiến dịch viễn chinh tại Ba-lan và Pháp, anh đã trở thành Tổ trưởng – chức vụ tương đương với Thượng sĩ (Unterfeldwebel). Sư đoàn Bộ binh 12 của anh đã tiến vào nước Nga ngay từ những ngày đầu tiên, nhưng anh đã bị thương nặng một tháng sau đó.

    Sau khi hồi phục, von Bostell đã tham gia chiến dịch cứu trợ khẩn cấp Demyansk năm 1942, trong đó anh ta lại bị thương. Sau khi từ quân y viện ra, anh đã chiến đấu tại Volchov và sau đó được chuyển đến Tiểu đoàn Pháo tự hành 1023 thuộc Sư đoàn bộ binh 23 mới thành lập với tư cách là Fahnenjunker-Feldwebel (tương đương Thượng sĩ / Sĩ quan học viên - Sư đoàn bộ binh 23 ban đầu đã được sáp nhập vào Sư đoàn Xe-tăng 26 vào năm 1942.)

    Bostell tham dự khóa huấn luyện của sĩ quan tại Wischau và trường dành cho lính Panzer ở gần Berlin (từ tháng 8/1943-3/1944), sau khi tốt nghiệp anh được thăng lên Thiếu úy. Sau đó, anh tiếp tục theo học trường huấn luyện Pháo tự hành tại Mielau, Ba Lan, và anh trở về đơn vị của mình với tư cách là một Trung đội trưởng thuộc Đại đội 2.

    Pháo tự hành xung kích Đức (Sturmgeschuetz III hoặc StuG III) là loại pháo 75mm có khả năng di chuyển linh động, gắn trên khung gầm PzKw III. Không có tháp pháo, và súng của nó chỉ có thể nâng hết cỡ được 24 độ; người lái xe thường phải quay đầu xe để pháo thủ có thể nhắm được vào mục tiêu. Khẩu StuG III có lợi thế là cấu trúc thượng tầng thấp, khiến nó khó bị bắn trúng. Giá thành cũng rẻ và thời gian sản xuất thì nhanh hơn so với một chiếc xe tăng. Đến tháng 1 năm 1944, loại StuG đã tiêu diệt 20.000 xe tăng địch ở Mặt trận miền Đông.

    Vào ngày 11/8/1944, Tiểu đoàn của Thiếu úy von Bostell đang hoạt động tại gần Modohn, Latvia, có nhiệm vụ hỗ trợ cho các lính Bộ binh thuộc Sư đoàn. Anh nhìn thấy Thiếu tướng Ernst Wisselinck, chỉ huy Trường huấn luyện Hạ sĩ quan Quân đội phương Đông, với vũ khí cá nhân trong tay mang về mấy tù nhân Sô-viết. Ngay sau đó, lực lượng thiết giáp Nga đã tổ chức tấn công và khẩu pháo tự hành của von Bostell, đã loại tới 6 chiếc T-34 chỉ trong vòng có vài phút.

    Sáng sớm hôm sau, người Nga lại tấn công. Bostell cho khẩu pháo của anh di chuyển và chợt nhận ra mình đang ở giữa một vị trí được ngụy trang của Nga. Hồng quân đang tập hợp để tấn công vào phòng tuyến của quân. May mắn cho Bostell, họ lại nghĩ rằng khẩu pháo tự hành của anh ta là vũ khí của Nga và ra tín hiệu cho anh tiến về phía trước. Lúc này, pháo của Bostell, có màu xám đồng nhất nhưng lại có vẻ là màu nâu sau nhiều ngày giao tranh, đã bình tĩnh vẫy tay chào và giả vờ như tham gia vào cuộc tiến công của Liên Xô. Gần tới các vị trí tiền phương của Đức, hai chiếc T-34 mở hết tốc lực vượt qua khẩu Sturmgeschuetz của von Bostell.

    Anh để cho họ chạy xa khoảng 60 mét thì mới khai hỏa vào 2 xe tăng Sô-viết từ phía sau, nơi có lớp giáp bảo vệ mỏng nhất. Cả hai đều nổ tung ngay lập tức. Đồng thời, kíp pháo thủ dưới quyền von Bostell bung nắp xe thi nhau bắn súng lục cũng như quét súng máy vào hàng ngũ của bộ binh Nga đang bị sốc nặng. Đột nhiên, hai chiếc T-34 khác xuất hiện từ một lùm cây rậm rạp gần đó. Bostell nhanh chóng hạ gục chúng. Nhưng ngay sau đó, xe của anh bị đứt một bên xích. Đã thế, Bostell lại phát hiện ra một chiếc T-34 khác, đang bị che khuất một phần bởi một ngọn đồi nhỏ. Chỉ còn một bên xích, khẩu pháo tự hành không thể cơ động được nữa; nó chỉ có thể xoay tròn mà thôi. Căng mắt nhìn qua lỗ hổng, Bostell quay cho đến khi khẩu súng của anh được gắn chặt vào mục tiêu và anh đã kịp thời thổi bay chiếc tăng thứ năm. Thế là Wolfgang von Bostell và tổ lái đã hạ gục 11 xe tăng địch trong vòng hai ngày. May mắn cho họ, các tay súng bộ binh Đức ở gần đó đã nhận ra rằng khẩu pháo tự hành đang gặp sự cố nghiêm trọng. Họ tiến lên phía trước, đuổi theo bộ binh Nga còn sống sót và giải cứu được toàn bộ tổ lái.

    Bostell nhận được huân chương Hiệp sĩ Thập tự vào ngày 24/9/1944 do thể đã thể hiện tinh thần dũng cảm tuyệt vời trong trận chiến ngày 12/8. Nhưng người gắn huân chương cho anh lại là bác sĩ phẫu thuật cao cấp tại bệnh viện quân đội ở Quedlinburg. Thiếu uý Wolfgang von Bostell đã bị thương nặng vào ngày 22/8/1944. Tuy nhiên, anh sẽ sớm trở lại chiến đấu. Và trước khi chiến tranh kết thúc, anh ta sẽ hạ gục thêm 17 chiếc xe tăng Nga khác……
    ………………………….
    (1). Wolfgang von Bostell (1917-1991) : Toàn bộ kíp lái ngày 12/8/1944 đều được tặng thưởng huân chương Hiệp sĩ chữ thập hạng nhất hoặc hạng nhỉ. Bostell được thăng cấp trung úy vào tháng 1/5/1945, và bị người Nga bắt làm tù binh một tuần sau đó. Ông ở trong các nhà tù Nga cho đến tháng 10 năm 1955. Qua đời năm 1991…
    --- Gộp bài viết: 28/04/2020, Bài cũ từ: 28/04/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Trung úy Wolfgang von Bostell (1917-1991)
    huymaya, caonam_vOz, tatpcit4 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này