1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Mấy hôm nay buồn nhỉ !!! Các bác té đâu hết....Thế mới biết ngthi96 khôn vãi.....
    gaume1ngochai12a2 thích bài này.
  2. gaume1

    gaume1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/01/2011
    Bài viết:
    1.153
    Đã được thích:
    365
    Mong ông như mong mẹ về chợ, té đâu mà té!
    viagraless thích bài này.
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Mai tôi đưa lên tiếp... sorry các bác nhé....
    meo-u, tatpcitgaume1 thích bài này.
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927

    Ước tính có tới mười đến mười hai ngàn lính Đức dưới sự chỉ huy của các sĩ quan đã tham gia vào trận đánh cuối cùng. Tình cảnh thật bi thảm, một số chết đuối, bị sụp đổ vì kiệt sức và rất nhiều người bỏ mạng. Tuy nhiên, với lòng dũng cảm vô bờ bến, một làn sóng tấn công của những người lính Đức đang trong tình trạng tuyệt vọng như cơn bão táp, tràn qua bờ tây dốc đứng của con sông Pruth xông thẳng vào các “rào chắn “ Nga trong những trận giáp lá cà tàn khốc và làm cho những người lính Hồng quân rất ngạc nhiên, rơi vào tình trạng hoảng loạn và bỏ chạy tán loạn về mọi hướng. Những tàn dư của lính Đức còn sống sót thuộc Tập đoàn quân VI đã vượt được qua sông Pruth.

    Nhưng đó là một chiến thắng kiểu Pyrrhic (Pyrros) (*). Những người sống sót kiệt sức tiếp tục hành quân theo hướng tây chỉ được có 2 dặm đường, tạm nghỉ qua đêm tại một khu rừng lớn. Quân Đỏ, sau cú choáng váng ban đầu đã xốc lại đội hình rất nhanh. Vào buổi sáng ngày 29 tháng Tám, Hồng quân đã tiếp cận tới nơi ẩn nấp của lính Đức và bắt đầu tiến hành tảo thanh khu rừng, dọn dẹp tàn dư của Tập đoàn quân VI. Tướng Bộ binh Ludwig Mueller (**), Tư lệnh Quân đoàn XLIV (44), chỉ có thể tập hợp khoảng 200 người để cố gắng thoát ra khỏi vòng vây một lần nữa. Nỗ lực bị thất bại và Mueller bị rơi vào tay người Nga.

    Chiến sự đã kết thúc trong ngày 5 tháng Chín. Hầu như không có ai trốn thoát được. Tướng Bộ binh Erich Buschenhagen và một nhóm lính dưới quyền đã trốn tránh được sự bao vây và lết bộ theo hướng núi Carpa-thian. Ngày 13 tháng Chín, người Rumania phát hiện ra nhóm và tất cả bị người Nga bắt làm tù binh.

    Tướng Postel (trong tình trạng bị thương) đã bị nằm lại trên hòn đảo thuộc con sông Pruth, và không ai biết ông ta có lết được qua bờ tây con sông hay không. Họ chỉ biết ông ta đã bị bắt làm tù binh khi người Nga tiến hành thu dọn khu vực chiến trường. Tướng Postel đã chết trong một nhà tù Liên Xô vào năm 1953….







    HỒI KẾT CỦA QUÂN ĐOÀN IV






    Trong lúc này, ở phía bên kia sông Pruth, Tướng bộ binh Friedrich Mieth – tư lệnh Quân đoàn IV – đã gia nhập vào nhóm những người bị tụt hậu thuộc Quân đoàn VII, tiếp tục cố gắng chiến đấu, thoát khỏi vòng vây và tiến về phía tây.

    Thành phần Quân đoàn IV bao gồm các Sư đoàn Bộ binh 370, 79, 376 của Đức và Sư đoàn Bộ binh 11 Ruma-nia. Ngày 21 tháng Tám, Sư đoàn 79 bắt đầu rút lui, còn 3 Sư đoàn còn lại triệt thoái vào ngày hôm sau. Thời điểm này, xuất hiện những cơn mưa lớn nên buộc phải bỏ lại một số lượng pháo binh hạng nặng vì những con ngựa không thể kéo được qua các vũng bùn. Cuộc rút lui của Friedrich Mieth tiến hành theo hướng nam,song song với sông Pruth. Ông ta đã mất hết các mối liên lạc với các đơn vị Đức ở cả hai bên sườn.

    Friedrich Mieth là một sĩ quan có khả năng cao về lòng can đảm, thể hình cao to cũng như đạo đức tuyệt vời. Ông bắt đầu phục vụ trong quân đội từ năm 1906, và ông là thiếu tá thuộc Bộ Tổng tham mưu khi Hitler bắt đầu lên nắm quyền. Ông đã là thiếu tướng và giữ chức tham mưu trưởng của Tập đoàn quân I khi chiến tranh bùng nổ. Khác với nhiều viên tướng hèn hạ khác, Mieth cảm thấy buồn bã và kinh hoàng sau chiến dịch Ba Lan, khi SS và “Biệt đội tử thần” SD (Einsatzgruppen) bắt đầu phạm tội ác tàn bạo đối với người Do Thái và người Ba Lan. Tuy nhiên, không giống như đại đa số quân nhân cùng thời, ông ta mạnh mẽ lên tiếng chống lại điều này. Thậm chí, Friedrich Mieth còn tập hợp các sĩ quan dưới quyền mình và nói với họ rằng SS đang tiến hành các cuộc hành quyết hàng loạt và đã làm mất hết danh dự của Wehrmacht. Ông còn dám phản đối Reinhard Heydrich, người chỉ huy lực lượng cảnh sát an ninh SD.

    Ngay lập tức, Hitler trở thành người bảo vệ Reinhard Heydrich dưới quyền và ra lệnh sa thải Mieth. Tuy nhiên, chỉ ba tuần sau, Tướng Pháo binh Franz Haider, Tổng tham mưu trưởng từ năm 1938 đến 1942, có lúc đã từng là kẻ tham gia âm mưu chống Hitler đã giải cứu Mieth ra khỏi sự lãng quên của một quân nhân chuyên nghiệp và gọi ông trở lại quân đội, đảm nhiệm chức vụ Cục trưởng Cục tác chiến (O Qu I) thuộc OKH. Sớm được thăng chức Trung tướng từ năm 1940, Mieth đã từng giúp lập kế hoạch tác chiến và thực hiện chiến dịch phương Tây năm 1940. Cuối năm đó, ông nắm quyền chỉ huy Sư đoàn bộ binh 112, chuyển sang tác chiến tại mặt trận miền Đông cho đến khi Stalingrad bị bao vây. Hoạt động tại khu vực phía nam nước Nga đang trên bờ vực sụp đổ, Nguyên soái Erich von Manstein đã chỉ định ông lãnh đạo Quân đoàn tác chiến độc lập (at hoc) mang chính tên ông; Mieth. Ông đã lãnh đạo với sự khác biệt trong các trận chiến dọc trên sông Don, ở vùng Donetz và trong cuộc rút lui về Mius . Vì Friedrich Mieth đã chứng tỏ mình là một tướng lĩnh xuất sắc, nên ông được thăng cấp Tướng Bộ binh vào ngày 20 tháng Tư năm 1944. Sáu tuần sau, tổng hành dinh coi ông là một giải pháp thích hợp trong việc chỉ huy Quân đoàn IV – một đơn vị được thiết kế và phiên hiệu lại sau khi bị tiêu diệt tại vòng vây Stalingrad.

    Trong ngày 23 tháng Tám, các đợt tấn công cơ giới và thiết giáp của quân Nga ngày càng mạnh mẽ và táo bạo hơn, và rất khó khăn mới tạm thời bắt chúng tạm dừng bước. Lính Đức đã bị cắt đứt đường tiếp tế trong nhiều ngày và buộc phải dùng đến khẩu phần dự trữ cuối cùng (Iron Rations) của mình (đó là loại Socola cứng được tẩm thêm caffeine) hoặc sống qua ngày bằng những bắp ngô nhỏ bé mà họ tìm thấy ở những cánh đồng ngô trên đất nước Rumani nghèo đói. Những người bị thương, đang bị nằm nhồi nhét trong những chiếc xe ngựa thồ (Panje wagon), không có thuốc men và sự chăm sóc y tế thích hợp đã chết hàng loạt trong cái nóng thiêu đốt của mùa hè….

    Mặc dù buộc phải dừng chân trong một ngày tại Sbi-roja và Scoposeni để ngóng chờ tin tức của Tập đoàn quân VI, Friedrich Mieth đã ra lệnh tiếp tục cuộc rút lui trong ngày 24 tháng Tám. Quân đoàn IV dưới quyền ông vẫn là một đơn vị chiến đấu có tổ chức, sang ngày 25 ông đã tới được thành phố Husi, một vị trí chiến lược đang nằm trong tay người Nga. Tướng Mieth đã phát động hàng loạt các đợt tấn công tuyệt vọng nhằm chiếm lại thành phố, nhưng không thể đạt được kết quả mong muốn, một phần vây bọc xung quanh thành phố toàn là đầm lầy vây bọc, sự mạnh mẽ, chắc chắn trong hệ thống phòng thủ của người Nga và nhất là sức mạnh chiến đấu đã bị suy giảm một cách nhanh chóng do sức lực của những người lính Đức đã bị cạn kiệt. Chỉ có Trung đoàn Vệ binh 666 thuộc Sư đoàn Bộ binh 370 đột nhập vào thành phố nhưng họ đã bị quân Đỏ phản công, bị bao vây và đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Vào ngày 26/8/1944, sau khi đợt tấn công tuyệt vọng cuối cùng bị thất bại, Friedrich Mieth đã ra lệnh đốt hết xe cộ và bắn chết hết các con ngựa kéo….
    …………….
    (*). Thuật ngữ chiến thắng kiểu Pyrrhic (Pyrros) xuất phát từ Hy-lạp cổ đại. Nếu bên A đánh bại bên B trong một trận chiến cụ thể nhưng mất đi một số lượng lớn lực lượng của mình trong trận chiến, đó sẽ được coi là một chiến thắng Pyrrhic. Tình huống này thường được gọi là “thắng trận nhưng thua trong cuộc chiến”. Còn trong trường hợp của Quân đoàn XLIV (44) là tuy đào thoát được nhưng sẽ bị hoàn toàn kiệt quệ, kiệt sức….


    (**). Cũng giống như Tướng Troeger , con đường binh nghiệp của Ludwig Mueller thăng tiến rất nhanh. Từ một tay trung úy khi Thế chiến thứ II bắt đầu bùng nổ, ông đã được thăng cấp Tướng Bộ binh trong năm 1944..Sau khi rơi vào tay người Nga, ông phải lê lết trong các trại tù binh mãi cho đến năm 1955 mới được phóng thích
    caonam_vOz, meo-u, ngthi963 người khác thích bài này.
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Không hề được tiếp viện thực phẩm và có sự nghỉ ngơi cần thiết trong nhiều ngày, Quân đoàn IV bắt đầu tan rã và rõ ràng quân Nga đang cố gắng tìm cách gây áp lực, bao vây và cô lập họ tại khu vực thung lũng Vutcani. Mieth cố gắng chiến đấu thoát ra khỏi vòng vây để tiến theo hướng tây. Ông ta ra lệnh cho các sĩ quan dưới quyền vượt qua con sông Berlad, phá hủy các thiết bị quân sự hạng nặng và chia thành nhiều nhóm nhỏ để thoát thân. Đích đến là các vị trí tiền phương thuộc tuyến phòng thủ Đức theo hướng tây trong khu vực Carpa-thians (khoảng 70 dặm đường). Đó chính là nơi mà Mieth đặt kỳ vọng nhất. Bản thân ông ta đã không có mối liên lạc với bất kỳ đơn vị Đức nào trong nhiều ngày qua, và thậm chí, ông không hề hay biết Cụm Tập đoàn Nam Ukraine (Đức) hiện giờ đang ở đâu hoặc đang làm gì.

    Một nhóm xung kích Đức được vội vã thành lập để thực hiện sứ mạng tấn công nhằm thoát khỏi vòng vây vào đêm 27 rạng ngày 28 tháng Tám. Dẫn đầu nhóm này chính là Lữ đoàn pháo tự hành 825 với 4 khẩu còn sót lại, tiếp theo là Sư đoàn Bộ binh 79 ( Trung tướng Friedrich-August Weinknecht) và Sư đoàn Bộ binh 370 (Thiếu tướng – Bá tước - Botho von Huelsen), theo sau là 4 Đại đội Công binh kỹ thuật. Còn ở vào thời điểm này, những người lính Bộ binh Đức đã quá kiệt sức và còn quá ít đạn dược nên vai trò của họ đặt xuống hàng thứ yếu, mặc dù họ vẫn có thể hành quân bộ theo sau trong giống như các xác sống trong sự im lặng u mê đáng kinh ngạc.

    Nhưng Weinknecht và von Huelsen không thể thành lập lực lượng tấn công theo mệnh lệnh. Mọi sự liên kết về tổ chức giữa các sư đoàn đã bị loại bỏ, hệ thống thông tin liên lạc bị phá vỡ, và một điều đơn giản là không thể tập hợp được đầy đủ số lượng những người lính bị kiệt sức. Sở chỉ huy HQ thuộc Quân đoàn IV đã bị tràn ngập vào đêm hôm trước, tham mưu trưởng Quân đoàn - Đại tá Guenther Siedschlag – đã bị giết, còn Tướng Friedrich Mieth cùng nhóm tùy tùng đã kịp thời trốn thoát khi họ băng qua sông dưới làn hỏa lực các loại pháo binh và súng cối dữ đội của Liên sô vào lúc bình minh ngày 29 tháng Tám. Nhưng rồi, chính ông ta cũng bỏ mạng trong một trận cận chiến khi Tiểu đoàn Bộ binh 179 liều mạng tràn qua các vị trí chốt chặn của người Nga, và chiếm được cây cầu bắc qua sông Berlad tại Chitcani. Tướng Mieth ngã xuống khi quân đoàn của ông ta cũng chấm dứt sự tồn tại trên chiến trường.

    Khi vượt qua được con sông Berlad, theo kế hoạch, Quân đoàn IV đã chia thành nhiều nhóm nhỏ để dễ bề thoát thân. Khoảng 20.000 người dưới quyền Mieth tìm cách vượt sông, tiến về hướng tây nam Husi. Hầu như tất cả trong số họ đã bị quân Nga đuổi kịp, họ đều bị giết hoặc bị bắt làm tù binh. Chỉ còn một nhóm tàn quân thuộc Sư đoàn Bộ binh 79 đã về được với phòng tuyến quân đội Hungary vào 12 ngày sau đó.

    Các đơn vị khác thuộc Quân đoàn IV đã hoạt động rất nổi bật trong trận chiến cuối cùng của họ. Chẳng hạn như Tiểu đoàn xe-tăng 661 dưới quyền chỉ huy của Đại úy Mergen đã phá hủy tới 52 xe tăng Liên xô trong vòng 4 ngày. Tuy nhiên, cuối cùng chỉ có Sư đoàn Bộ binh 76 dưới quyền chỉ huy của Đại tá Otto-Hermann Bruecker (một đơn vị ban đầu dự định đóng quân tại Berlin, rút ra từ lực lượng dự bị tại khu vực Đông Phổ), một số ít quân thuộc Sư đoàn Bộ binh Cơ giới số 10 (Đại tá Walter Herold)(*), cũng như đám tàn quân thuộc Sư đoàn Xe-tăng 13 (Trung tướng Hans Troeger) là có thể chiến đấu, phá vòng vây và trở về tới phòng tuyến của người Đức. Tuy nhiên, Tướng Troeger không có mặt trong thành phần sở chỉ huy của mình. Sau khi buộc phải từ bỏ khu vực đầu cầu đổ bộ nằm bên bờ đông sông Pruth, ông nhận được mệnh lệnh tạm thời nằm quyền chỉ huy Quân đoàn XXIX, nhằm thiết lập các vị trí phòng thủ xa hơn theo hướng tây, dọc theo con sông Seret.

    Sở chỉ huy HQ thuộc Quân đoàn XXIX cùng với Tập đoàn quân Rumania III trong ngày 20 tháng Tám đã nhanh chóng mất tất cả các Sư đoàn trong thành phần của họ. Sư đoàn Bộ binh Đức số 9 đã bị cắt rời và phần lớn đã bị hủy diệt ở gần Sarata, cũng như 2 Sư đoàn Rumania trực thuộc đã tự giải thể. Do vậy, Quân đoàn XXIX (được lãnh đạo bởi Nam tước Anton Reichard von Mauchenheim hay còn gọi là von Bechtoldsheim) không còn lấy một đơn vị nào trong thành phần chính thức ; vì thế, Cụm Tập đoàn Nam Ukraine (Đức) đã đưa họ trở lại vùng Berlad và vào ngày 26 tháng Tám ra lệnh chuyển đến trở lại xa hơn theo hướng Tây đến sông Seret, nơi mà họ nhận được lệnh thiết lập một tuyến phòng thủ mới. Tại đây, Tướng von Bechtoldsheim được trao quyền chỉ huy Sư đoàn Xe-tăng số 13 và Sư đoàn Bộ binh Cơ giới 10, Sư đoàn huấn luyện Dã chiến số 153, cũng như Panzerverband “Chiến đoàn tăng độc lập Braun”(Mang tên sĩ quan phụ trách). Nhưng thật quá rủi ro, khi đám tàn quân thuộc Sư đoàn Xe-tăng 13 khi rút được về Seret đã không hề còn lại một chiếc xe tăng, cũng như một chiếc xe thiết giáp bọc thép nào, họ chỉ có một vài khẩu đại bác, một số ít bộ binh mô-tô hóa cộng hết lại cũng chỉ khoảng một Trung đoàn. Sư đoàn Bộ binh Cơ giới 10 cũng ở trong tình trạng tương tự, trong khi Sư đoàn huấn luyện Dã chiến số 153 cũng không thể tập trung được ngay quân số cỡ 1 Trung đoàn. Chỉ duy nhất “Chiến đoàn tăng độc lập Braun” mới thành lập cấp tốc gần đây, bao gồm một số quân thuộc Sư đoàn tăng 20, gồm 21 khẩu pháo tự hành và một Tiểu đoàn pháo tự hành khác từ Tập đoàn quân VIII chuyển sang, là đơn vị có giá trị sức mạnh chiến đấu đáng kể.

    Quân đoàn XXIX không bao giờ có cơ hội thực hiện sứ mệnh của mình. Đó chỉ là cuộc chiến giữa những con mồi và các lực lượng săn đuổi của Hồng quân, trước khi những người lính kiệt sức Wehrmacht tới được sông Seret vào chiều hôm đó, thì ngay hôm sau – ngày 27 tháng Tám, quân Đỏ đã vượt sông và bao vây toàn bộ Quân đoàn trong buổi chiều ngày 28 tháng Tám.

    Tướng von Bechtoldsheim đã gặp các chỉ huy dưới quyền trong một khu rừng nhỏ ở phía đông đường cao tốc Buzau tới Bucharest vào sáng ngày 29 tháng Tám. Trong lúc họ thảo luận, họ trông thấy những đội hình Liên xô diễu hành liên tục trên đường, đang hành quân tiến về hướng tây. Sau một thời gian tranh luận, von Bechtoldsheim đã thay mặt Quân đoàn, đồng ý cho phép tất cả các lực lượng cơ động dưới quyền tiến về phía nam, về phía đất nước Bulgaria, nơi vẫn được coi là một đồng minh. Theo lời von Bechtoldsheim, tối hôm đó, ông ta sẽ đích thân chỉ huy các đơn vị hành quân phá vòng vây theo hướng tây. Và thế là hầu hết các đơn vị hành quân (bao gồm cả các đơn vị cơ giới trước đây bị mất phương tiện) đã xông lên phá vây nhưng nhanh chóng bị người Nga truy đuổi. Hầu hết những người lính Wehr-macht đã bị giết hoặc bị bắt. Tuy nhiên, bản thân von Bechtoldsheim cùng với Đại tá Theodor Mehring, tham mưu trưởng cùng khoảng 100 người dưới quyền lại lết bộ thành công tới vùng Carpathian. Ngay lập tức, ông ta được đưa vào lực lượng dự bị của Quốc trưởng và bị điều tra. Ông được xóa bỏ và minh oan, để rồi thời gian sau vẫn được tiếp tục giao phó các vị trí lãnh đạo khác.(**)

    Tướng Troeger cùng một số thuộc hạ dưới quyền vẫn dựa vào lực lượng thiết giáp cơ giới của mình chiến đấu cho đến tận biên giới nước Bulgaria, nơi đây họ bị Quân đội Bulgaria giải giáp. Họ bị giam giữ và thời gian sau bàn giao lại cho người Nga. Tướng Hans Troeger đã không gặp lại nước Đức mãi cho đến năm 1955. Còn Tướng Bayer cũng đến biên giới Bulgaria với một nhóm tàn quân thuộc Sư đoàn Huấn luyện dã chiến 153 và cùng chịu chung số phận.

    “Chiến đoàn tăng độc lập Braun” đã không đi xa đến thế. Họ đã bị bao vây, buộc phải phân tán vào ngày 30 tháng Tám, trước khi họ có thể đến con sông Danube.

    Trong số khoảng 180.000 người bị kẹt trong các “Pocket” thuộc phía đông và phía tây của Pruth, khoảng hai mươi nghìn binh sĩ muốn thoát khỏi thân phận bị bắt làm tù binh bằng bất cứ giá nào đã quyết định đi bộ xuyên rừng Rumani cho đến khi họ tới các phòng tuyến mới của Đức. Tất nhiên, họ không hề có ý tưởng về khoảng cách liên quan, hoặc trên thực tế là mặt trận đang càng ngày càng rời xa họ. Họ phải chịu đựng đói, khát và thiếu nơi ẩn nấp. Nhiều người trong số họ đã bị người Nga cũng như Rumania truy lùng và bắt giữ, trong khi một số khác phải bỏ mạng đơn độc trong rừng sâu vì bệnh tật, vết thương nặng hoặc bị nhiễm trùng. Trong nhiều tuần lễ, nhiều người liên tục phải ăn các bắp ngô sống và uống với nước mưa. Họ phải hành quân vào ban đêm, ẩn nấp, trốn tránh trong các khu rừng và ban ngày. Tránh xa các khu dân cư , đường xá, lội bộ hoặc bơi qua các con sông, liên tục lẩn tránh các đơn vị quân đội Sô-viết. Sau khi chịu đựng khó khăn và gian khổ lớn lao, khoảng 1.500 người đã đạt được phòng tuyến của người Đức.
    ………………………………………..
    (*). Otto-Hermann Bruecher, người Berlin, được thăng cấp thiếu tướng vào ngày 1 tháng 10 năm 1944. Sau đó, ông được trao quyền chỉ huy Sư đoàn Dân vệ số 6 và được thăng cấp trung tướng năm 1945. Ông sống sót sau chiến tranh. Đại tá Herold được thăng cấp thiếu tướng vào ngày 9 tháng 11 năm 1944, nhưng đã bị tử trận mười chín ngày sau đó.

    (**). Trong một cuộc điều tra sau đó, Nam tước von Bechtoldsheim đã được xóa tất cả các hành vi sai trái liên quan đến thảm họa Rumani. Hitler rõ ràng đã chấp nhận kết luận của các nhà điều tra, bởi vì Nam tước von Bechtoldsheim được giao quyền chỉ huy Quân đoàn LXXI (71) vào giữa tháng 12 năm 1944 và được thăng làm Tướng Pháo binh vào ngày 1 tháng 3 năm 1945.
    caonam_vOz, meo-u, gaume13 người khác thích bài này.
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Trung úy Steinmeyer thuộc Sư đoàn Bộ binh 161 là một ví dụ khá điển hình của những người lính này. Sau một cuộc đột phá từ vùng đất thấp Pruth, anh ta và khoảng 400 người thuộc Quân đoàn XLIX (44) đã bị kẹt lại tại một khu rừng ở phía nam Husi vào ngày 28 tháng Tám. Họ đã đi bộ trong suốt ngày hôm đó, với mục đích là đến được phòng tuyến Đức tại Seret. Vào ngày 30 tháng Tám, họ đã có cuộc đụng độ đầu tiên với người Nga và vài ngày sau đó phải liên tục giao chiến với các đơn vị Hồng quân. Hầu hết bị thương vong và lạc đội hình chính nên chỉ còn 11 người bơi qua sông Serets trong ngày 5 tháng chín. Thất vọng vô bờ bến vì chiến tuyến đã bị đẩy rất xa về phía tây, tuy nhiên họ vẫn quyết tâm trở về tuyến phòng thủ của người Đức.

    Vào ngày 6 tháng Chín, Steinmeyer và các chiến hữu của mình bị bao vây bởi những người lính trong Quân đội Rumani, hiện đang trở cờ cộng tác với người Nga. Sau trận chiến kéo dài bảy giờ, trung úy và sáu đồng đội của mình đã thoát khỏi vòng vây và ẩn náu trên các ngọn đồi thuộc rặng Carpathian. Trên đường hành quân trở về với “người mình”, thỉnh thoảng họ đến gần những ngôi làng Rumani và được tặng dưa chuột, ngô, trái cây và khoai tây sống hoặc nấu chín vội vàng. Tuy nhiên, sau khi bị chạm trán nhiều lần đối với các đội tuần tra của Nga hoặc Rumani, họ đã tránh mọi liên lạc với thường dân Rumani và thức ăn của họ chủ yếu là ngô sống. Hết lần này đến lần khác, họ toàn ăn mừng hụt khi nghe thấy tiếng pháo nổ dữ dội, điều đó cho thấy mặt trận không còn xa họ nữa. Họ tiếp tục đi theo hướng tây bắc trong nhiều ngày, tuy nhiên, mặt trận cũng không tiến gần họ không là bao, chứng tỏ Wehrmacht vẫn đang rút lui. Cuối cùng, sau một chuyến hành quân bộ kéo dài 32 ngày, với một khoảng cách 380 dặm,chỉ còn có Steinmeyer và hai đồng đội tới được phòng tuyến Hungary trong vùng Transylvania.

    Trong khi đó, quân đội Liên Xô đã bắt đầu dọn dẹp các “pocket” của người Đức tại đất nước Rumania, Trung tướng Alfred Gerstenberg, tùy viên hàng không tại Bucharest và Luftwaffe thuộc Rumaniacùng nhóm chiến đấu của mình đã đầu hàng vào ngày 28 tháng Tám. Thiếu tướng ****** Kuderna, Tư lệnh Sư đoàn Pháo phòng không số 5 Luftwaffe cùng với Trưởng phòng tác chiến - Thiếu tá Hans-Joachim Schulz, bị bắt tại Ploesti vào ngày 31 tháng Tám. Phần lớn các Sư đoàn đã đầu hàng trong ngày mồng 4 tháng Chín. Các Sư đoàn Phòng không 180, 202 và Trung đoàn Phòng không hạng nặng 188 đã không còn tồn tại. Một số khác tạm thời trốn thoát và gia nhập vào quân số thuộc Sư đoàn Phòng không 15 còn lại.

    Hai “túi vây” ở hai bên dòng sông Pruth đã bị người Nga xóa sổ vào tháng Chín. Tổng số thương vong của Đức không dưới 250.000 và có thể lên tới 280.000 người. Theo ước tính được trích dẫn bởi Alex Buchner, ngoài số người Đức bị giết còn có khoảng 150.000 người bị bắt; trong số này, khoảng 80.000 người đã chết trong các trại tù binh Rumani, hầu hết đều bị chết đói. Khoảng 70.000 tù binh cuối cùng đã được trở về quê hương Theo bản thông cáo chính thức của Liên Xô ngày 13 tháng Chín năm 1944, tổn thất của Đức là, 150.000 người đã thiệt mạng và 106.000 người bị bắt. Liên Xô cũng tuyên bố đã bắt hoặc tiêu diệt 830 xe tăng và xe bọc thép, 330 máy bay, 3.500 đại bác và súng cối và 35.000 xe tải quân sự. Thảm họa khiến Friessner chỉ còn 5 sư đoàn: hai Sư đoàn đã trốn thoát, 2 Sư đoàn (Sư đoàn Sơn cước số 3 cùng Sư đoàn Khinh binh 8), và Sư đoàn Khinh binh 97 đang trên đường tới một khu vực mặt trận khác khi cuộc tấn công bắt đầu nhưng đã nhanh chóng quay trở lại Cụm Tập đoàn quân Nam Ukraine (Đức). Khoảng 10.000 người đang phục vụ trong các đơn vị hậu phương cũng kịp thời thoát thân.

    Khi các “pocket” đã bị vây chặt, chủ lực quân Sô-viết nhanh chóng quét qua phần còn lại của Rumani và đẩy xa về phía tây như Carpathian, kèm theo những gì mà Đại tá Seaton mô tả là “Một loạt các hành động bạo lực kinh hoàng như giết người, hãm hiếp, cướp của gây ra cho các thường dân do các người lính thường xuyên ở trạng thái vô kỷ luật và say xỉn gây ra”..Vào ngày 26 tháng Tám, các mũi nhọn tiền phương của Hồng quân đã tiếp cận đến sông Danube ở gần Galati, mở ra một hành lang thông thoáng vào vùng Balkan. Hai ngày sau, họ chiếm được đèo Oituz ở Carpathians và xộc thẳng vào vùng Transyl-vania. Vào ngày 29 tháng Tám, họ chiếm hải cảng Constanta (đội tàu hải quân Đức đã bỏ trốn) và chiếm thành phố dầu mỏ Ploesti vào ngày hôm sau. Chỉ có tàn quân của Sư đoàn pháo phòng không số 5 là trốn thoát. Vào ngày cuối cùng của tháng Tám năm 1944, Hồng quân đã tiến vào thủ đô của Rumani. Khoảng sáu trăm người Đức, bao gồm nhiều phụ nữ và trẻ em, bị bao vây trong tòa nhà Đại sứ quán Đức nhưng được lệnh rời khỏi các tòa nhà vào ngày 1 tháng Chín. Thay vì đầu hàng người Nga, Đại sứ von Killinger đã tự mình bắn chết nữ thư ký và tự sát. Một số bị bắt như Tướng Eric Hansen, Thiếu tướng Tiến sĩ Karl Spalcke, tùy viên quân sự; Trung tướng Reiner Stahel, chỉ huy phòng thủ Thủ đô Bucharest…

    BẢNG THỐNG KÊ THƯƠNG VONG CỦA CÁC TƯỚNG LĨNH CẤP CAO ĐỨC TẠI RUMANIA (THÁNG 8-9/1944)

    1 / Thiếu tướng Stanislaus von Dewitz gen. von Krebs, Tư lệnh lực lượng phòng vệ Kischinev - bị bắt ngày 18/8/1944.

    2 / Thiếu tướng Walter Gleininger, Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy Hành chính Dã chiến 586 - tự sát ngày 21/8/1944

    3 / Tướng Bộ binh Ludwig Mueller, Tư lệnh Quân đoàn XLIV (44) - bị bắt ngày 23/8/1944.

    4 / Tướng bộ binh Friedrich Mieth, Tư lệnh Quân đoàn IV – tử trận ngày 29/8/1944.

    5 / Thiếu tướng Ju-li-us Kuderna, Tư lệnh Sư đoàn Pháo phòng không số 5 Luftwaffe - bị bắt ngày 31/8/1944.

    6 / Thiếu tướng Friedrich Bluemke, Tư lệnh Sư đoàn Bộ binh 257 - bị thương nặng ngày 24/8, chết ngày 2/9/1944

    7 / Trung tướng Friedrich-August Weinknecht, Tư lệnh Sư đoàn Bộ binh 79 - bị bắt ngày 29/8/1944.

    8 / Thiếu tướng Hans Simon, Tư lệnh Sư đoàn Pháo phòng không số 15 Luftwaffe - bị bắt ngày 29/8/1944.

    9 / Đại tá Paul Kohwalt, chỉ huy trưởng Bộ tư lệnh Pháo binh 134 – tử trận ngày 31/8/1944 (Về sau được thăng cấp tướng ngay sau khi chiến sự nổ ra)

    10 / Trung tướng Georg Postel, Tư lệnh Quân đoàn XXX - bị bắt vào cuối tháng 8/1944.

    11 / Thiếu tướng Karl Stingl, Tư lệnh lực lượng bảo vệ Đại sứ quán, bị bắt vào cuối tháng 8/1944.

    12 / Thiếu tướng Tiến sĩ Karl Spalcke, tùy viên quân sự tại Bucharest - bị bắt ngày 1/9/1944.

    13 / Tướng kỵ binh Eric Hansen - bị bắt ngày 1/9/1944.

    14 / Trung tướng Alfred Gerstenberg, tùy viên hàng không tại Bu-charest và Luftwaffe thuộc Rumania - bị bắt ngày 1/9/1944.

    15 / Tướng quân y - Tiến sĩ August Raess, Giám đốc y tế thuộc Phái bộ Quân sự Đức tại Rumani - bị bắt ngày 1/9/1944.

    16 / Trung tướng Botho von Huelsen, Tư lệnh Sư đoàn Bộ binh 370 - bị bắt ngày 3/9/1944.

    17 / Trung tướng Otto Schwarz, Tư lệnh Sư đoàn Bộ binh 376- bị bắt ngày 4/9/1944.

    18 / Tướng Bộ binh Erich Buschenhagen, chỉ huy Quân đoàn LII (52) - bị bắt trong ngày 8/9/1944.

    19 / Trung tướng Friedrich Bayer, Tư lệnh Sư đoàn Huấn luyện dã chiến 153 - bị bắt ngày 11/9/1944.

    20 / Trung tướng Hans Troeger, Tư lệnh Sư đoàn Panzer 13 – bị bắt tại Bulgaria tháng 9/1944.

    Nguồn: Keilig, Generate; Buchner, Ostfront 1944, pp. 332-34.


    Liên Xô tràn ngập phần còn lại của đất nước Rumania nhanh đến mức chỉ sáu mươi nghìn trong số hai trăm nghìn người Saxon Transylvanian và 240.000 người Swabia (Những người gốc Đức) ở Rumania tìm cách kịp thời trốn sang Áo…

    Vào ngày 29 tháng Tám, sau một cuộc oanh tạc pháo binh, một phái đoàn Quân sự Rumani đã tiếp cận Trại rừng số 1 ( Forest Camp Number 1) và thông báo cho các sĩ quan thuộc Tiểu đoàn dù đặc biệt tinh nhuệ Bran-denburgrằng họ bị bao vây và sẽ phải rời khỏi đất nước ngay lập tức. Nếu họ đồng ý làm như vậy, họ sẽ được phép giữ vũ khí và sẽ được hộ tống đến biên giới Nam Tư. Những người lính Brandenburg sẵn sàng đồng ý nhưng họ không thể đi xa được vì bị người Nga chặn lại. Hồng quân đã không đồng ý để Tiểu đoàn Brandenburg được phép ra khỏi Rumania và yêu cầu quân Đức phải đầu hàng. Những người Rumani đã nhanh chóng gia nhập với người Nga và từ bỏ ý định đình chiến do chính họ đưa ra. Nhận thấy không còn lối thoát nào khác, các lính dù Đức buộc phải buông súng đầu hàng. Hitler đã lãng phí 3.000 người lính tốt nhất của mình như thế đấy.

    Hồng quân đã tiếp nhận khoảng 1.500.000 cựu binh Rumani vào tháng Tám và đầu tháng Chín rồi gửi họ đến Liên Xô với tư cách là những người lao động cưỡng bức. Họ tiến vào Bucharest trong ngày 31 tháng Tám. Chính phủ Rumani nhanh chóng đưa lực lượng vũ trang của mình đặt dưới sự chỉ huy của Liên Xô, bao gồm Tập đoàn quân 1 (Tướng Anastasiu), Tập đoàn quân 4 (Tướng Avra-mescu) và Tập đoàn quân 5 (Tướng Mihai Racovitza). Ngay sau đó, một chính phủ thân Liên Xô đã được thành lập. Nhiều người Rumani đã bí mật đàm phán về sự đào tẩu của Rumania từ phe Trục đã được mời đến một bữa tiệc lớn tại trụ sở của Hồng quân. Họ được chào đón với sự công bố (khuyếch trương ) rộng rãi để rồi sau đó biến mất sau lưng người Nga, không bao giờ , không ai có thể nhìn thấy họ ở đâu nữa…
    caonam_vOz, meo-u, gaume12 người khác thích bài này.
  7. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927


    CHƯƠNG VI - THÁO CHẠY KHỎI BALKANS





    Nguy cơ đổ vỡ Liên Minh – Thống chế von Weichs – Chiến dịch “Ratweek” – Người Bulgaria trở cờ – Belgrad thất thủ - Sơ tán khỏi Hy-lạp…..




    Rumania không phải là quốc gia duy nhất muốn cắt đứt quan hệ Liên minh với Đức Quốc xã vào mùa hè năm 1944: Giờ đây, Bulgaria và Hungary cũng muốn rút chân ra khỏi liên minh. Các nhà lãnh đạo Bulgaria nghĩ rằng hiện giờ họ đang ở một vị thế mạnh hơn, dù sao thì họ đã tuyên chiến với Hoa Kỳ và Anh nhưng chưa bao giờ làm như vậy với Moscow. Ngoài ra, không có đơn vị quân sự Đức nào đang đóng quân trên đất nước Hoa hồng. Khi Thổ Nhĩ Kỳ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Berlin vào ngày 2 tháng Tám, Bulgaria bắt đầu tích cực tìm cách thoát thân ra khỏi cuộc chiến. Trong hai tuần tiếp theo, Sofia thiết lập lại quan hệ lãnh sự với Moscow và hạn chế nghiêm ngặt việc chuyển quân của Đức qua đất nước của họ. Thống chế von Weichs, Tư lệnh Phân bộ vùng Đông Nam Âu (OB Southeast)đã không thể can thiệp, vì ông không có nhiều quân trong tay và cũng vì Quân đội Bul-garia (chưa hề có động tĩnh gì kể từ cuộc chinh phục Nam tư năm 1941) đượctrang bị xe tăng và máy bay đến từ nước Đức. Trên thực tế, họ được trang bị tốt hơn hầu hết các Sư đoàn dưới quyền của von Weichs.

    Vào ngày 17 tháng Tám, Thủ tướng Bulgaria đứng trước Quốc hội đã tuyên bố rằng Chính phủ của ông sẽ hết sức cố gắng “quyết tâm loại bỏ mọi trở ngại tìm kiếm hòa bình”. Khi biết tin, Thống chế Weichs kết luận rằng người Bulgaria đang có ý định đào ngũ và khi đó, ông sẽ phải tiến hành rút quân ra khỏi Hy Lạp cùng với các hòn đảo thuộc vịnhAegean (*), vì sườn của nó sẽ hoàn toàn lộ ra một cách vô vọng. Nhưng thật không may cho người Đức, sự phối hợp của hai lực lượng quân sự ; Cục Đông Nam Âu (OB Southeast – Một chi nhánh thuộc Bộ Tư lệnh Tối cao quân lực OKW) và Cụm Tập đoàn quân Nam Ukraine(dưới quyền kiểm soát thuộc Bộ Tư lệnh Lục quân OKH) lại tin tưởng nhầm với nhau. Hiển nhiên, Friessner chắc chắn cho rằng Weichs đã kiểm soát được vùng Balkan (bao gồm cả Bulgaria), trong khi Weichs lại tin tưởng là Friessner đangkiểm soát rất tốt tình hình tại Rumania. Hơn nữa, cả hai đều cho rằng Hitler vẫn nắm quyền kiểm soát tình hình chính trị chung ở Đông nam châu Âu. Trên thực tế, tất cả giả thuyết này đều thực sự sai lầm.

    Là người lãnh đạo Cụm Tập đoàn quân B trong năm 1942, Nam tước Thống chế Maximilian von Weichs (**) đã đóng một vai trò quan trọng trong thảm họa Stalingrad. Không hề làm được gì trong việc Tập đoàn quân VI dưới quyền bị người Nga bao vây và tiêu diệt trong thành phố, khi mà những đơn vị khác bị quân Sô-viết đập tan trong chiến dịch tấn công mùa Đông 1942-43 cũng như Sở chỉ huy Cụm Tập đoàn quân B của ông bị rút ra khỏi phòng tuyến và bị giải thể. (Hầu hết các sĩ quan tham mưu của ông sau đó được bổ nhiệm vào Sở chỉ huy mới của Thống chế Rommel tại nước Ý). Vào tháng Tám năm 1943, Rommel lên làm Tư lệnh Cục Đông nam Âu (OB Southeast) hay còn gọi là C-in-C của Cụm Tập đoàn quân F, ông chỉ ở vị trí này trong đúng có một ngày. Việc nước Ý âm mưu ly khai ra khỏi phe Trục khiến choRommel được triệu hồi trở lại Đức để tổ chức lực lượng nhằm chiếm lại miền bắc nước Ý, và Weichs được gọi lên để kế nhiệm Cáo sa mạc trong cả hai vị trí chỉ huy thuộc vùng bán đảo Balkan.

    Mặc dù von Weichs không hoàn thành tốt vai trò chỉ huy một Cụm tập đoàn quân thuộc Mặt trận miền Đông, nhưng phải nói rằng cương vị trên vị trí chỉ huy mới của Weichs phù hợp với ông ta hơn. Ông nhanh chóng giải giáp các lực lượng rất đáng kể của Ý ở Balkan, đè bẹp mọi hành vi kháng cự của họ và nhìn chung đã thành công trong việc trấn áp các đội, nhóm du kích, những người đang nhanh chóng cố gắng tận dụng lợi thế của cuộc đào tẩu của người Ý.

    Thiếu lực lượng để dẹp tan cuộc nổi dậy của các nhóm du kích bắt nguồn từ các chính sách nô dịch tàn bạo của Hitler, Weichs đã tận dụng, khoét sâu vào sự thù địch giữa các lực lượng du kích khác nhau ở Balkan. Tại Yugoslavia (Nam tư), ông đã đọ sức với những người du kích thuộc “Biệt đội Chetniks”,một phong trào Bảo hoàng và dân tộc chủ nghĩa dưới quyền chỉ huy của Đại tá Draza Mihailovic chống lại các nhóm Du kích Cộng sản của Tito và sau này cầm hãm họ ở phía tây Nam tư, trong khu vực cũ từng bị người Ý chiếm đóng. Tại Hy Lạp, ông đối đầu với những người Cộng sản chống lại phe Quốc gia và thiết lập một hiệp định đình chiến kéo dài đến mùa thu năm 1944. Bằng cách kết hợp khéo léo vũ lực và ngoại giao, ông đã có thể duy trì quyền bá chủ của Đức ở vùng Balkan đang gặp nhiều khó khăn. Trên thực tế, von Weichs đã thể hiện một cách ấn tượng nhất trên cương vị chỉ huy của mình trong mọi hoàn cảnh.

    Vào tháng Tám năm 1944, Cục Đông nam Âu của Weichs bao gồm hai nhân tố chính: Tập đoàn quân Panzer II của Đại tướng Pháo binh Maximilian de Angelis và Cụm Tập đoàn quân E, dưới quyền của Đại tướng Không quân Đức Alexander Loeh (***). Mặc dù mang danh là đội quân Thiết giáp nhưng Tập đoàn quân Panzer II đã không phải là chính họ trong một thời gian khá lâu rồi. Bởi vì, trên thực tế, kể từ khi họ được gửi đến Balkan từ sau trận Kursk và cụ thể là ở vòng cung xung quanh khu vực Orel, Tập đoàn quân đã qua hai đời chỉ huy đều là Tướng Sơn cước, đó là Tiến sĩ Lothar Rendulic và Franz Boehme. (Sau đó Boehme đã được thay thế bởi de Angelis vào ngày 18 tháng Bảy năm 1944.) (****). Tập đoàn quân Panzer II không hề có lấy một sư đoàn hay lữ đoàn thiết giáp nào, chỉ có rất ít xe tăng Ý bị chiếm giữ hoặc trưng dụng. Chất lượng những chiếc xe này thì khỏi phải bàn; đủ tốt để sử dụng chống lại các nhóm du kích được trang bị kém cỏi, nhưng lại vô dụng để chống lại quân đội chính quy Sô-viết…..

    …………………………

    (*) Vịnh Aegea : Vịnh Aegea là một vùng vịnh nối dài của Địa Trung Hải nằm giữa phía nam Bán đào Balkan và bán đảo Anatolie, giữa Hy lạp và Thổ nhĩ kỳ. Vịnh Aegea bao phủ diện tích khoảng 214.000 km2. Độ sâu tối đa của biển là 3.543 m, ở phía đông đảo Crete....
    (**). Baron Maximilian von Weichs là một sĩ quan kỵ binh Bavaria nhập ngũ năm 1900. Ông liên tiếp chỉ huy Sư đoàn kỵ binh 1 (1933), Sư đoàn thiết giáp 1 (1935), Quân khu XIII (1937), Tập đoàn quânII (1939), Cụm Tập đoàn quânB (1942), và Cụm tập đoàn quân F cùng với Cục Đông nam Âu (1943).Ông được phong hàm thống chế vào ngày 1 tháng Hai năm 1943. Khi người Nga chuẩn bị tấn công Berlin, Guderian đã đề cử Weichs làm Tổng tư lệnh Tập đoàn quân Vistula, nhưng Hitler đã từ chối vì ông là một tín đồ Công giáo sùng đạo.Khi Balkan bị thất thủ, Cụm Tập đoàn quân F bị giải tán vào ngày 26 tháng Ba năm 1945, khiến Weichs phải về hưu và bị quân Mỹ bắt giữ vào tháng 5/1945. Bị ra xét xử tại Tòa án Nuremberg, ông bị cáo buộc là Tội phạm chiến tranh trong các chiến dịch trấn áp quân du kích. Tuy nhiên, von Weichsđược hoãn xét xử vì lý do sức khỏe.Ông mất năm 1954 tại Burg Rösberg gần Bonn….
    (***).Sinh ngày 20/5/1885, Alexander Loehr là chỉ huy của Lực lượng Không quân nước Áo nhỏ bé khi bị Hitler sáp nhập vào nước Đức. Được giới thiệu vào Luftwaffe, sau đó Loehr chỉ huy Tập đoàn quân Không quân IV tại Mặt trận miền Đông (1941-43) và Cụm Tập đoàn quân E (vào cuối năm 1943). Ông không bao giờ được thăng cấp thống chế vì thành kiến của Hitler đối với người Áo. Ông trở thành Tư lệnh Cục Đông nam Âu vào ngày 26 tháng 3 năm 1945. Là một sĩ quan tài giỏi nhưng không phải là một người xuất chúng, Tướng Loehr bị người Nam Tư bắt giữ vào ngày 15/5/1945. Ông bị coi là Tội phạm chiến tranh, bị xét xử, kết án và bị xử bắn vào ngày 26 tháng 2 năm 1947 tại Belgrade..
    (****).Maximilian de Angelis là một sĩ quan Áo nhưng lại sinh ra tại Thủ đô Budapest(Hungaria) năm 1889. Trong thời gian phục vụ tại Đức, ông chỉ huy Arko XV (1938), Sư đoàn bộ binh 76 (1939), Quân đoàn XXXXIV (1942), Quyền chỉ huy Quân đoàn 6 (cuối năm 1943), và Tập đoàn quân Panzer II mà ông đã đầu hàng vào cuối cuộc chiến.Ông cũng đã trải qua mười năm trong các nhà tù của Liên Xô.Tướng de Angelis qua đời tại Graz (Áo) vào ngày 6 tháng 12 năm 1974…..
    --- Gộp bài viết: 01/06/2021, Bài cũ từ: 01/06/2021 ---
    [​IMG]
    THỐNG CHẾ "BÁ TƯỚC" VON WEICHS (1881-1954)
    --- Gộp bài viết: 01/06/2021 ---
    [​IMG]
    ĐẠI TƯỚNG ALEXANDER LOEH (1885-1947)
    --- Gộp bài viết: 01/06/2021 ---
    [​IMG]
    ĐẠI TƯỚNG MAXIMILIAN DE ANGELIS (1889-1974)
    viagraless, tatpcit, gaume11 người khác thích bài này.
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Binh lực trên giấy tờ của von Weichs nhìn có vẻ rất hoành tráng. Tính đến ngày 25/8/1944, ông đã có trong tay 900.000 người cả đàn ông lẫn phụ nữ, nhiều người trong số họ là kỹ thuật viên, quan chức, cảnh sát hoặc nhân viên hành chính. Cục Đông nam Âu có tới 600.000 quân được biên chế vào 38 Sư đoàn và 7 Lữ đoàn. Tuy nhiên, bảy trong số các sư đoàn này là của người Bulgaria, mà von Weichschỉ có quyền kiểm soát danh nghĩa, và chín sư đoàn là các đơn vị Đức kết hợp cùng với các Đồng minh của họ.

    Ngoại trừ Sư đoàn Sơn cước số 1 và Sư đoàn Đổ bộ Đường không số 22 trên đảo Crete, và có thể là Sư đoàn kỵ binh số 8 SS nữa, thì không còn Sư đoàn nào trong số 15 Sư đoàn Đức và 7 Lữ đoàn Phòng vệ dưới quyền ông là Đội quân hạng nhất, hầu hết trong số đó đều thiếu sự huấn luyện chiến đấu, và phần lớn trong số họ đều là lính đứng tuổi, từng bị thương tật và không được trang bị đầy đủ. Một nửa số quân của ông ta nằm trong Cụm tập đoàn quân E và 90.000 người trong số này đang đóng quân trên các hòn đảo thuộc vịnh Aegean. Hậu cần của Cụm tập đoàn quân E chỉ phụ thuộc vào tuyến đường sắt duy nhất không đủ khả năng chạy từ Belgrade (Nam Tư) qua Salonika (*) đếnAthens(Hy Lạp). (Xem bảng phân bố lực lượng của người Đức dưới đây) từ ngày 15 tháng Bảy năm 1944.

    (I).Tập đoàn quân Panzer II – Tướng Sơn cước Franz Boehme :

    (Tướng Pháo binh Maximilian de Angielis chỉ huy 18/7/1944)

    1/Quân đoàn LXIX : Tướng Bộ binh Helge Auleb

    + Sư đoàn Kỵ binh Cossack 1.

    + Sư đoàn Bộ binh 98.

    + Sư đoàn Bộ binh 373.

    2/Quân đoàn Sơn cước XV : Tướng Xe-tăng Gustav Fehn

    + Sư đoàn Bộ binh Croatian 392.

    + Sư đoàn Bộ binh 264.

    + Trung đoàn 1 & 4 (thuộc Sư đoàn Brandenburger).

    + Trung đoàn Bộ binh Cơ giới hóa 92.

    3/Quân đoàn Sơn cước SS : Trung tướng SS Artur Phleps

    + Sư đoàn Khinh binh 118.

    + Sư đoàn Bộ binh 369.

    + Sư đoàn Sơn cước SS 7.

    + Sư đoàn Sơn cước SS 13.

    4/ Quân đoàn Bulgarian :

    + 4 Sư đoàn Bộ binh 22-24-25-27.

    5/ Lực lượng dự trữ :

    + Một nhóm quân thuộc Sư đoàn Cảnh vệ SS số 4.

    + Sư đoàn Bộ binh Cơ giới Brandenburger (Trừ một số đơn vị đã sử dụng ở trên…).


    (II).Cụm Tập đoàn quân E – Đại tướng Luftwaffe A. Loehr :

    1/Quân đoàn Sơn cước XXII : Tướng Sơn cước Huber Lainz

    + Sư đoàn Khinh binh 104.

    + Trung đoàn Phòng vệ 966.

    + Trung đoàn Phòng vệ 1017.

    + Lữ đoàn Phòng vệ 964 (Đang trên đường di chuyển).

    2/ Quân đoàn LXVIII (68) : Tướng Hellmut Felmy

    + Sư đoàn Khinh binh 117.

    + Sư đoàn Phòng vệ 41.

    + Sư đoàn Không quân Dã chiến 11.

    + Trung đoàn Bộ binh Sơn cước Phòng vệ SS 18.

    3/ Lực lượng Đức đóng ở đảo Crete :

    Chỉ huy : Tướng Bộ binh Friedrich-Wilhelm Mueller

    + Sư đoàn Đổ bộ Đường không 22.

    + Sư đoàn Phòng vệ 133.

    4/ Quân đoàn Bulgarian :

    + Các Sư đoàn Bộ binh Bulgarian số 7-16 và 28.

    + Sư đoàn Kỵ binh Bulgarian số 2.

    + Các Trung đoàn Phòng vệ 939, 967, 968.

    (Tất cả các đơn vị trên đóng trên các đảo thuộc vịnh Aegea)

    5/ Lực lượng dự trữ dành cho Cụm Tập đoàn quân E :

    + Trung đoàn Phòng vệ 963.

    + Sư đoàn Cảnh vệ Bộ binh Cơ giới SS số 4.

    (III).Lực lượng quân Đức đóng ở phía Tây và Đông Hungary :

    + Sư đoàn Kỵ binh SS số 22 (Đang trên đường di chuyển).

    + Sư đoàn Bộ binh 73.

    (IV).Lực lượng Đức Dự trữ được OKW (Bộ Tư lệnh tối cao quân lực) dành cho Cụm Tập đoàn quân F theo kế hoạch tác chiến :

    + Sư đoàn Sơn cước số 1.

    + Sư đoàn Kỵ binh SS số 8 (Đang trên đường di chuyển).

    + Sư đoàn Bộ binh Cơ giới SS số 18 (Đang trên đường di chuyển).

    ……………………………

    Weichs đang ở Rastenburg khi tin tức về cuộc đào tẩu của Rumania bay đến Tổng hành dinh Fuehrer. Lập tức, Hitler ra lệnh cho toàn bộ quân Đức đang đóng quân trên hầu hết đất nước Hy-lạp và đặc biệt ở bán đảo Peloponnesus (**), tức thời phải được sơ tán khi quân Anh-Mỹ tấn công vàCụm Tập đoàn quân E sẽ phải rút về phía bắc, bao bọc xung quanh tuyến đường sắt Belgrade-Athens-Salonika. Hai ngày sau, Hitler ra lệnh cho tất cả dân thường, những người không tham gia chiến đấu cũng như hậu cần phải di tản ngay ra khỏi khu vực này, vì ở đây có thể trở thành một khu vực chiến sự. Vào ngày 26/8/1944, Weichs điều chuyển Sư đoàn Sơn cước số 1 dưới quyền ông ta ra khỏi Hy-lạp. Đích đến là miền nam Serbia, tức là ở phía bắc khu vực chiếm đóng của người Bulgaria.

    Vào ngày 29 tháng Tám, Bộ Tư lệnh tối cao quân lực (OKW) chỉ đạo Weichs triển khai lực lượng dự bị của mình tại khu vực Belgrade-Nis-Salonika và bắt đầu chuẩn bị rút khỏi Hy Lạp đến tuyến Corfu-Núi Olympus. Cả Jodi và Weichs đều không vội vàng và cũng không muốn tạo ra ấn tượng rằng một cuộc di tản lớn đang được tiến hành. Mặc dù vậy, chỉ sang ngày hôm sau, vào ngày 30 tháng Tám — khi biết chắc chắn rằng Bulgaria sẽ rút chân ra khỏi cuộc chiến trong vòng vài ngày tới — von Weichs đã ra lệnh cho một Sư đoàn Sơn cước đến Nis (***) và một Sư đoàn Dã chiến của SS và Luftwaffe từ Hy-lạp tiến vào khu vực chiếm đóng của người Bulgaria, nhằm bảo vệ đầu mối giao lộ đường bộ và đường sắt rất quan trọng tại Skopie. Thêm nữa, đểphòng vệ thủ đô cũ của nước Nam Tư, Weichs đã thành lập Quân đoàn đặc biệt Belgrade, được chỉ huy bởi tướng Bộ binh Willi Schneckenburger, cựu trưởng Phái đoàn quân sự Đức tại Bulgaria.(****)

    Vào ngày 1 tháng 9, lực lượng không quân Đồng minh bắt đầu chiến dịch mang tên "Ratweek", tung các máy bay ném bom oanh tạc nhằm cắt đứt tất cả các đường rút lui của quân Đức khỏi Hy Lạp và miền nam Nam Tư, đồng thời giúp các đội du kích dưới quyền Tito tiến vào Serbia và bắt tay với quân Nga càng nhanh càng tốt, nhất là cô lập phần lớn Cụm Tập đoàn quân E (Đức) trong quá trình tiến hành chiến dịch này. Vào ngày 3/9/1944, các cuộc không kích hạng nặng của Đồng Minh đã cắt đứt toàn bộ các tuyến đường qua Nis và làm hư hỏng nặng hoặc phá hủy tất cả các cầu bắc qua sông Danube và sông Sava tại thủ đô Belgrade. Máy bay ném bom của Đồng minh đã làm gián đoạn hoạt động chuyển quân của Đức ở miền đông Nam Tư và đình trệ mọi hoạt động vận chuyển trên mặt đất đến và đi từ Hy Lạp. Bộ Tư lệnh Luft-waffeở Đông Nam Âu hầu như làm được rất ít việc để ngăn chặn máy bay ném bom của Anh-Mỹ.

    Trong thời gian này, người Bulgaria, hy vọng ngăn chặn sự chiếm đóng của Hồng quân trên đất nước của họ bằng cách trở lại chế độ trung lập; họ yêu cầu rút lui Phái bộ quân sự Đức, tước vũ khí và bắt giữ những người Đức đã vượt qua biên giới của họ sau khi Cụm Tập đoàn quân Nam Ukraine sụp đổ ở Rumania. Họ cũng cố gắng đạt thỏa thuận quân sự với nước Thổ, nhưng cũng giống như các cuộc đàm phán của họ với Liên Xô, tất cả mọi nỗ lực này đều không thành công. Vào ngày 2/9/1944, ngày Hồng quân tiến đến biên giới Rumani-Bulgaria trên sông Danube, một nội các mới đã được thành lập ở Sofia.

    Hai ngày sau, đất nước Hoa hồng đơn phương tuyên bố chấm dứt tình trạng chiến tranh với các nước Đồng minh và muốn trở lại chế độ trung lập hoàn toàn. Tất nhiên, là không đủ đối với Moscow, và nước Nga đã tuyên chiến với Bulgaria vào ngày 5/9/1944, với lý do đơn giản là Bulgaria đang chứa chấp quân Đức. Cùng ngày hôm đó, Tập đoàn quân Xe tăng Cận vệ VI của Nga đã tiến đến Turna Severin (gần Cổng sắt) ở phía đông sông Danube, thuộc biên giới Rumani-Nam Tư. Đại tướng Bộ binh Hans Felber, Tư lệnh quân khu Đông Nam (một Sở chỉ huy khu vực hậu phương trực thuộc Cục Đông nam Âu của Đức) thiết lập một phòng tuyến mỏng manh bao quanh biên giới Nam Tư và căng ngang sông Danube ở phía tây vùng yết hầu Cổng Sắt (*****).

    Lẽ ra, xe tăng Liên Xô có thể xuyên thủng phòng tuyến mỏng manh này của Đức ở hầu hết mọi điểm nhưng trớ trêu thay, họ lại quay về hướng Bắc, thẳng hướng Hungary, tạo cho von Weichs một thời gian thở phào. Tuy nhiên, điều này đã kết thúc vào ngày 8/9/1944, khi Phương diện quân Ukraina III vượt qua biên giới, tiến vào đất nước Bulgaria. Quân đội Bulgaria đã không kháng cự. Đêm đó, Sofia tuyên chiến với Đức quốc xã…..

    ……………………………

    (*). Salonika (Thessaloniki) là thành phố lớn thứ hai của Hy-lạp. Thành phố nằm bên vịnh Thrmeic, góc tây bắc của Biển Aegean. Salo-nika có cộng đồng Do Thái lớn nhất ở Hy Lạp, sau WW II chỉ còn vẻn vẹn 2.000 người sống sót. Ngày nay, là trung tâm kinh tế, công nghiệp, thương mại, du lịch, giao thông và chính trị lớn thứ hai của Hy Lạp và vùng đông nam châu Âu….

    (**). Peloponnesus : là một bán đảo lớn đồng thời cũng là một vùng ở phía nam Hy Lạp, tạo thành khu vực phía nam quốc gia tại vịnh Corinth. Bán đảo này được chia thành vùng ngoại biên của Hy Lạp hiện đại, một số khu vực của Tây Hy Lạp và Attica….

    (***). Nis : là một thành phố lớn nhất miền nam Serbia. Đây là thành phố lớn thứ ba của Serbia sau thủ đô Belgrad và Novi Sad. Đây là một trong những thành phố cổ nhất ở Balkan và châu Âu, từ thời cổ là cửa ngõ giữa phương Đông và phương Tây. Thành phố có một trong những nhà thờ Thiên chúa giáo cổ nhất Serbia, xây vào thế kỷ IV

    (****). Wilhelm Willi Schneckenburger (1891-1944) sinh ra ở Tue-bingen năm 1891 và gia nhập quân đội với tư cách là Học viên sĩ quan năm 1909. Khi WW II bùng nổ, ông là Đại tá giữ chức tham mưu trưởng Quân đoàn III (1939), Tư lệnh Sư đoàn bộ binh 125 (1940), Cố vấn quân sự Đức thuộc Tập đoàn quân Rumania III (1943), Tư lệnh Quân đoàn XVII (1943) và trưởng Phái đoàn quân sự Đức tại Bulgaria (1944).Schneckenburger bị giết vào ngày 14 tháng 10 năm 1944 do hỏa lực từ máy bay tầm thấp…

    (*****). Cổng Sắt (Iron Gate) : là một hẻm núi tự nhiên trên dòng sông Danube. Nó tạo thành một phần của ranh giới giữa Serbia (về phía nam) và Rumania (phía bắc). Theo nghĩa rộng, nó bao gồm một tuyến đường dài 134 km ; theo nghĩa hẹp, nó chỉ bao gồm hàng rào cuối cùng trên tuyến đường này, ngay bên ngoài thành phố Orsova của Rumania. Đây có một trong những địa điểm khảo cổ quan trọng nhất ở Serbia và châu Âu là Lepenski, khu định cư được quy hoạch lâu đời nhất ở châu Âu, nằm trên bờ sông Danube trong hẻm núi Cổng Sắt……
    --- Gộp bài viết: 04/06/2021, Bài cũ từ: 04/06/2021 ---
    [​IMG]
    ẢNH : TƯỚNG WILHELM SCHNECKENBURGER (1891-1944)
    --- Gộp bài viết: 04/06/2021 ---
    [​IMG]
    ẢNH SÁCH : LÍNH ĐỨC TRÊN CÁC VÁN TRƯỢT...KHÔNG RÕ NGÀY THÁNG....
    caonam_vOz, viagraless, tatpcit2 người khác thích bài này.
  9. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    ….Nhận thấy người Bulgaria đang cố gắng liên minh với Moscow để tự cứu lấy bản thân, Thống chế von Weichs đã nhanh chóng hành động để vô hiệu hóa lực lượng Bulgaria trong khu vực hoạt động của mình. Tại Mace-donia, quân Đức đã giải giáp Quân đoàn I Bungari và 4 sư đoàn bộ binh của họ mà không gặp nhiều khó khăn. Tại Skopie, ba sư đoàn Bulgaria bỏ vũ khí và chạy vào núi. Chỉ còn ở Prilep thuộc phía tây Macedonia (gần biên giới Bulgaria), một số trung đoàn Bulgaria đã kháng cự, và họ đã bị tiêu diệt chỉ trong vòng 24 giờ.

    Cuộc ly khai của người Rumani và người Bulgaria đã mở ra một mặt trận dài 425 dặm từ biên giới Hungary đến Biển Aegean, và Nam tước von Weichs phải tìm đủ mọi cách để bảo vệ. Vấn đề trước mắt của ông là tạo ra một phòng tuyến mới ở phía đông là Salonika-Skopie-Nis, để giúp cho Cụm Tập đoàn quân E có thể hoàn thành kế hoạch di tản của họ. Weichs tập trung Tập đoàn quân Panzer II ở Croatia (kể cả trong trường hợp quân bản địa của họ cũng đang cố gắng tìm cách đào tẩu) và chuyển dịch lằn ranh phòng tuyến thuộc Cụm Tập đoàn quân E xa hơn về phía bắc, kéo thêm Albania vào vùng trách nhiệm của Loehr và buộcông ta phải chịu trách nhiệm về phần dễ bị tổn thương nhất trong lộ trình rút lui của mình. Bản đồ sau cho thấy việc rút quân của von Weichs khỏi Balkan….
    [​IMG]
    BẢN ĐỒ : LỘ TRÌNH RÚT QUÂN ĐỨC RA KHỎI VÙNG BALKAN..
    caonam_vOz, viagralesstatpcit thích bài này.
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Hitler và Bộ Tư lệnh Tối cao Quân lực (OKW) buộc phải chấp nhận một sự thật rằng Cụm Tập đoàn quân E sẽ khó có thể giữ được Hy-lạp trong một thời gian dài nhưng cũng đừng vội vã từ bỏ nó một cách sớm quá : cần phải kéo dài càng lâu càng tốt để có thời gian triệt thoái được lực lượng Wehrmacht đang đóng trên các hòn đảo thuộc biển Aegean về đất liền. Trong mọi tình huống, von Weichs đã phán đoán chính xác rằng mọi nỗ lực của người Nga sẽ hướng tới khu vực phía bắc của ông, nhằm vào Hungary. Chính vì thế, ông đã cử một phần lính của một Sư đoàn cũng như 2 Tiểu đoàn Cảnh vệ SS cấp tốc hành quân tới Timisoara, Hungary (thuộc vùng trách nhiệm của Cụm Tập đoàn quân Nam Ukraine), để bảo vệ cửa ngõ phía nam vào đồng bằng Hungary và yểm trợ cho hậu phương của chính mình. Trong khi chờ đợi, ông ra lệnh cho Loehr bắt đầu chiến dịch di tản ra khỏi các đảo.

    Trước sự ngạc nhiên của Weichs, hải quân Anh-Mỹ đã không cố gắng làm gián đoạn công việc di tản của người Đức. Mặc dù các cuộc không kích nặng nề của RAF-USAF nhằm vào các sân bay xung quanh Athens vào ngày 15 tháng Chín đã phá hủy một số máy bay vận tải hạng nặng Ju-52, gây trở ngại cho Chiến dịch di tản nhưng vẫn không ngăn chặn được. Trong vài ngày tiếp theo, Hải quân Hoàng gia Anh di chuyển đến biển Aegean với các hàng không mẫu hạm và máy bay chiến đấu về đêm, và tổn thất trên các chuyến bay đến và đi từ các đảo bắt đầu tăng lên, nhưng Đồng minh vẫn không cho các tàu chiến của họ ngăn chặn chiến dịch di tản của Cụm Tập đoàn quân E.

    Trong tuần thứ ba của tháng Chín, Weichs phát hiện ra một lực lượng lớn của Liên Xô tập trung đối diện với sườn phía đông tuyến phòng thủ của ông ta. Ở phía bắc dãy núi Transylvanian Alps, Tập đoàn quân LIII (53) của Phương diện quân Ukraina II đã di chuyển vào vị trí đối diện với Timisoara, Tập đoàn quân XLVI (46) thì triển khai xung quanh khu vực Turna Severin, và Tập đoàn quân LVII (57) (thuộc Phương diện quân Ukraina III) đang đóng ở phía nam sông Danube, bắt đầu tiến về phía Biên giới Bulgaria-Nam Tư. Đáng báo động nhất, Lực lượng Không quân Đỏ tiến vào Bulgaria rất mạnh. Chỉ riêng trong khu vực thủ đô Sofia, người ta quan sát thấy có tới 400 máy bay của Hồng quân.

    Bất chấp sự hoạt động tích cực của không quân Nga, Weichs vẫn sử dụng máy bay của mình để đưa quân ra khỏi các đảo, chứ không phải để tiếp viện cho khu vực Macedonia, như Foehr đã từng chủ trương. Rốt cuộc, những người lính Đức lên máy bay, sơ tán ra khỏi các đảo đã không thể mang theo dù chỉ một vài phương tiện cơ giới của mình và hầu như phải nằm im một chỗ chờ thời. Chắc chắn Weichs đang tìm kiếm một cơ hội trong lúc người Nga chưa tích cực tấn công. Vào ngày 18 tháng Chín, OKW đã chấp thuận yêu cầu của Weichs là sơ tán khỏi đảo Corfu và bắt đầu di chuyển tuyến phòng thủ trở lại từ bờ biển phía tây của Hy Lạp.

    Vào ngày 22 tháng Chín, không dành thời gian tập trung đầy đủ lực lượng, Phương diện quân Ukraina III đã cố gắng tấn công phá vỡ chiến lược của Weichs. Quân Đỏ băng qua khúc cong của dòng sông Danube và tiến theo hướng tây tới Turnu Severin. Ban đầu, người Nga tiến quân một cách chậm chạp, nhưng họ đã gây ra rất nhiều sự lo lắng cho von Weichs buộc ông ta phải ném Sư đoàn tốt nhất của mình : Sư đoàn Sơn cước số 1 dưới quyền chỉ huy của Trung tướng Ritter Walter Stettner von Grabenhofen (*) vượt qua khúc quanh của sông Danube.

    Sáng sớm ngày 27/9/1944, Sở chỉ huy của Weichs ở Belgrade nhận được báo cáo rằng cánh trái của Phương diện quân Ukraina II đang tiến vào giữa Timisoara và sông Danube. Tại đó, Weichs có một số quân thuộc hai Sư đoàn SS tại Timisoara và một Lữ đoàn cơ giới ở phía bắc Cổng Sắt, nhưng giữa họ hoàn toàn không có một lực lượng nào ngoại trừ các cuộc tuần tra không thường xuyên. Ông cho rằng người Nga sẽ tiến về phía tây bắc, qua Timisoara để vào Hungary.

    Bây giờ Weichs có thể phỏng đoán chính xác điều gì sẽ xảy ra tiếp theo: quân Nga sẽ tung ra hai đòn tấn công từ phía đông, ở hai bên sông Danube, cả hai đều nhằm vào thủ đô Belgrade; sau đó họ sẽ được tăng cường bởi các sư đoàn Du kích của Tito từ phía tây. Thế nhưng, ông ta vẫn không có động thái gì cả, ngoại trừ việc đưa hai trung đoàn từ Hy Lạp (một bằng đường hàng không, một bằng đường biển). Tiếp theo, ông đã triệu hồi một sư đoàn khinh binh từ Hy Lạp trở về trong ngày 18 tháng Chín, nhưng nó sẽ không đến được thủ đô Belgrade trước ngày 2 tháng Mười, do tình trạng tồi tệ của các tuyến đường sắt trong vùng Balkan.

    Weichs và Bộ tham mưu của ông ta không thực sự lo ngại lắm về đà tấn công của người Nga cho đến tận ngày 30 tháng Chín. Vào thời điểm này, quân Sô-viết đã có ba Quân đoàn đang hoạt động ở phía bắc sông Danube để gây áp lực với bảy tiểu đoàn Đức trang bị kém hơn về mọi mặt. Phía nam sông Danube, Stettner đang phải chống cự với ít nhất 4 sư đoàn của Liên Xô, hơn nữa, quân Đổ còn ít nhiều lực lượng dự trữ. Dù vậy, Nam tước von Weichs vẫn giữ được sự bình tĩnh. Ông vẫn quyết tâm sơ tán mọi binh sĩ Đức có thể ra khỏi các đảo và sẽ không bắt đầu cuộc sơ tán Hy Lạp và Nam Tư cho đến tận giây phút cuối cùng có thể.

    OKW đã báo động vào ngày 2 tháng Mười, khi Jodi yêu cầu Weichs ấn định ngày bắt đầu sơ tán khỏi Hy Lạp. Ngày hôm sau, Weichs trả lời rằng mọi thứ có thể sẵn sàng di chuyển vào ngày 10 tháng Mười. Ông ra lệnh cho Loehr bắt đầu sơ tán khỏi Albania, miền nam Macedonia và Hy Lạp vào ngày đó, nhưng các chuyến bay từ các đảo trong vịnh Aegean vẫn sẽ tiếp tục kéo dài cho đến khi Bộ chỉ huy Luftwaffe vùng Đông nam Âu vẫn còn kiểm soát được số lượng xăng dầu và các sân bay trên các đảo. Hitler đã chấp thuận kế hoạch này…..
    ………………..
    (*). Walter Stettner Ritter von Grabenhofen (1895 – 18/10/1944) là một người gốc Bavaria, và gia nhập quân đội với tư cách là Học viên sĩ quan năm khi WW I nổ ra.Ông đã dành toàn bộ sự nghiệp trong Thế chiến II để chỉ huy các đơn vị Sơn cước. Ông chỉ huy Trung đoàn Sơn cước I / 98 (1937), Trung đoàn Sơn cước 99 (1940), Trung đoàn Sơn cước 91 (cuối năm 1940). Cuối cùng, ông được thay thế làm tư lệnh Sư đoàn Sơn cước 1 từ Trung tướng Joseph Kuebler, người tạm nắm quyền chỉ huy vào ngày 27/12/1942.Vào ngày 18/10/1944, ông bị giết khi đang chiến đấu tại vùng núi Avala gần Belgrade ở Serbia….
    --- Gộp bài viết: 05/06/2021, Bài cũ từ: 05/06/2021 ---
    [​IMG]
    ẢNH : TƯỚNG WALTER STETTNER RITTER VON GRABENHOFEN (1895 – 18/10/1944
    --- Gộp bài viết: 05/06/2021 ---
    [​IMG]
    ẢNH SÁCH ; BỘ BINH ĐỨC HÀNH QUÂN TRÊN TUYẾT....
    viagraless, tatpcit, ngthi961 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này