1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927



    5.







    Trước phiên họp hàng ngày với Quốc trưởng vào ngày 9 tháng Hai, Đại Tướng Heinz Guderian, Quyền Tổng Tham mưu trưởng Lục quân kiêm Tư lệnh mặt trận phía đông, đang nghiên cứu các báo cáo tình hình với cảm giác vô cùng thất vọng. Phòng ngự không phải sở trường, và ông ta cũng không phải là chỉ huy giỏi trong lĩnh vực này. Về cơ bản, Guderian là một nhà lãnh đạo quân đội, một người lính thẳng thắn, có bầu máu nóng với bản chất nhiệt huyết sôi nổi, người đã từng chiến đấu với khả năng và sự tràn đầy nhiệt tình đến mức các nhân viên dưới quyền – kể từ sĩ quan tham mưu đến các anh binh nhì - đều tuân theo bằng sự tận tâm của họ. Thời trai trẻ, sau bốn năm theo học tại Học viện Quân sự Phổ, Guderian gia nhập một đại đội bộ binh do cha mình chỉ huy và phục vụ trong Thế chiến thứ nhất với tư cách là sĩ quan liên lạc, rồi làm sĩ quan tham mưu thuộc Sư đoàn Bộ binh số 4 và cuối cùng là sĩ quan trực thuộc Bộ Tổng tham mưu. Dần dần, xe tăng trở thành đối tượng mà ông quan tâm một cách say mê. Không giống như người Anh và Pháp, họ luôn tin rằng sức mạnh chính của xe tăng nằm ở hai ưu điểm là sức mạnh hỏa lực và lớp giáp vượt trội, còn Guderian thì cho rằng những điều như vậy chỉ làm giảm tốc độ của xe tăng so với tốc độ của bộ binh. Cốt lõi nhất của cuộc chiến tranh thiết giáp, như ông ta đã sớm nhận ra, chính là tốc độ và khả năng cơ động. Sau đó mới đến hỏa lực và cuối cùng mới là lớp giáp. Đối với ông, Sư đoàn Panzer không chỉ là một nhóm xe tăng mà là một lực lượng đặc nhiệm hoàn toàn độc lập, bao gồm cả các loại pháo phòng không và pháo chống tăng, bộ binh cơ giới và công binh. Các sư đoàn như vậy nên được nhóm lại thành các Cụm quân Panzer hoạt động cùng nhau thành một lực lượng có sức mạnh khổng lồ, có khả năng tiến công chớp nhoáng. Đây chính là tiền đề của chiến thuật blitzkrieg mà ông là người đầu tiên đề xuất…

    Nhưng Bộ Tổng tham mưu Đức lúc đó lại tỏ vẻ đồng lòng với các chuyên gia Anh và Pháp và ý tưởng của Gude-rian chỉ trở thành hiện thực khi Hitler, người phấn khích trước cơ hội chiến thắng của cuộc chiến tranh chớp nhoáng, lên nắm quyền lực. Lý thuyết của Guderian cuối cùng đã được đưa vào thực tế ở Ba Lan và trong cuộc chạy đua của lực lượng thiết giáp xuyên qua nước Bỉ, nơi đó mà nếu Hitler không đột ngột ngăn cản, có lẽ Guderian đã kịp thời đến được eo biển Manche để ngăn chặn cuộc di tản Dunkirk.

    Những thành công to lớn đầu tiên trong chiến dịch Bar-barossa vào Nga trong mùa hè năm 1941 cũng nhờ vào các nguyên lý của Guderian, nhưng khi tuyết bắt đầu rơi và ông ta khăng khăng cầu xin Hitler cho phép ông mở hết tốc lực tiến về Moscow, thì Quốc trưởng lại ra lệnh cho ông phải bao vây và đánh chiếm Kiev. Chiến dịch đã được thực hiện thành công rực rỡ nhưng với cái giá phải trả là mất đi thời gian quý báu, vì vậy Guderian xin phép đợi đến đến mùa xuân mới tiến hành đánh chiếm Mátxcơva. Một lần nữa, Hitler lại không đồng ý và chiến dịch Typhoon ngay lập tức được khởi động nhằm vào thủ đô nước Nga. Thảm họa quân sự đã xảy ra sau đó và Hitler liền cách chức Guderian; chỉ có sự sụp đổ của Stalingrad hai năm sau đó đã khiến Quốc trưởng phải mời lại ông ta quay trở lại làm việc. Bất chấp việc ông được thăng chức lên Quyền Tổng tư lệnh OKH (Oberkommando des Heeres, Bộ Tư lệnh Lục quân), sự rạn nứt giữa Đại tướng và Quốc trưởng chỉ được vá lại với nhau một cách hời hợt và trong mỗi hội nghị cụ thể, nó lại có nguy cơ tan vỡ - trên thực tế, phụ tá của ông - Nam tước Freytag von Loringhoven – luôn ở trong tình trạng lo ngay ngáy cho mạng sống của sếp mình..

    Guderian cảm thấy băn khoăn và lo lắng trong suốt quãng đường 20 dặm trên xe ô-tô từ phía bắc Zossen đến Berlin để tham dựCuộc họp thường niên với Quốc trưởng vào ngày 9 tháng Hai. Ông ta càu nhàu nói phải nên làm một điều gì đó. Ở phương bắc xa xôi, có tới 12Sư đoàn thuộc Cụm Tập đoàn quân Kurland, bị chia cắt trên bờ biển Latvia, đang ngồi chơi xơi nước ngoài trận chiến vì Hitler sẽ không cho phép di tản họ bằng đường biển. Tại khu vực Königsberg dọc theo bờ biển 125 dặm, Cụm tập đoàn quân Bắc cũng bị cắt rời. Giống như các chiến hữu ở phương Bắc xa xôi, họ chỉ được cung cấp, tiếp tế bằng đường hàng không và đường biển - và cả hai Cụm quân lớn như vậy đều không đóng góp gì cho Trận chiến cuối cùng của nước Đức. Tiếp theo là Cụm Tập đoàn quân Vistula của Himmler, đơn giản chỉ là một số ít quân trên giấy tờ và hầu như không làm gì nổi để ngăn chặn cuộc tiến công của Zhukov hướng tới Berlin. Thế nhưng, bất chấp mối đe dọa trực tiếp này đối với thủ đô, Hitler lại đang bắt đầu một cuộc tấn công lớn ở nước Hungary xa hơn về phía nam. Thật là nực cười, Guderian lẩm bẩm, kiểu gì cũng phải nói rõ quan điểm của mình với Quốc trưởng cho dù có thể buổi họp hôm nay là buổi thách đấu cuối cùng..

    Như thường lệ, những lính canh SS rà soát những bộ đồng phục bó sát vào người của họ với sự kỹ lưỡng đầy nhục nhã trước khi lịch sự mời họ vào văn phòng của Hitler. Không lâu sau khi hội nghị bắt đầu, Guderian đột ngột yêu cầu Hitler hoãn cuộc hành quân ở Hungary và thay vào đó mở một cuộc phản công lớn nhằm vào mũi nhọn thiết giáp đang hướng tới Berlin của Zhukov. Theo ý định của ông, Nguyên soái Nga đã sử dụng hết nguồn cung cấp hậu cần của mình, và các cuộc tấn công đồng thời vào cả hai bên sườn vào mũi nhọn của Zhukov có thể cắt rời, chia cắt chúng ra làm hai…

    Hitler vẫn kiên nhẫn lắng nghe cho đến khi Guderian đưa ra yêu cầu cho một cuộc phản công như vậy: các sư đoàn đang đóng tại Kurland cũng như một số sư đoàn ở các khu vực Balkan, Ý và Na Uy sẽ phải được rút ra ngay lập tức để đưa đến khu vực phản công. Điều này dẫn đến một lời từ chối cộc lốc, và chỉ khiến Guderian tiếp tục lập luận của mình. “Fuhrer phải tin tôi khi tôi nói rằng không phải sự cố chấp khiến tôi cứ khăng khăng muốn di tản quân đội ra khỏi vùng Kurland. Tôi không còn cách nào khác là chúng ta phải tích lũy các đơn vị dự bị, và nếu không có các khoản đó, chúng tôi sẽ không thể có hy vọng để bảo vệ được số vốn liếng đang kiệt quệ của mình. Tôi đảm bảo với Ngài rằng tôi hành động chỉ vì lợi ích của nước Đức. ”….

    Lập tức, Hitler đứng dậy khỏi ghế, tay trái run rẩy và nói như khóc, "Sao ông lại dám nói với tôi như vậy? Ông có nghĩ rằng tôi cũng đang chiến đấu hết mình cho nước Đức không? Cả cuộc đời tôi là một cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ dành cho tương lai của nước Đức! ”. Goring vội đi đến chỗ Guderian, và nắm tay ông, rồi dẫn viên Tư lệnh sang căn phòng bên cạnh, nơi cả hai cùng uống cà phê cho hạ hỏa trong khi Guderian cố gắng đấu tranh với bản thân nhằm kiểm soát được cơn nóng giận của mình. Khi trở lại phòng họp, ông ta lại khiến mọi người bối rối khi nhắc lại yêu cầu của mình về việc sơ tán Cụm quân Kurland. Hitler tức giận vùng vẫy đứng dậy và chạy tới chỗ Guderian, người cũng vừa đứng bật dậy khỏi ghế. Mặt đối mặt, hai người trừng mắt nhìn nhau. Ngay cả khi Hitler bắt đầu nắm tay, Guderian vẫn không hề nhúc nhích. Cuối cùng, Tướng Wolfgang Thomale, một trong những sĩ quan tham mưu của Guderian, nắm lấy đuôi áo khoác của ông ta và kéo ông lại phía mình.

    Lúc này, Hitler đã kiểm soát lại được bản thân và trước sự ngạc nhiên của mọi người, Quốc trưởng đã lặng lẽ đồng ý để Guderian tiến hành cuộc phản công theo ý tưởng của ông ta. Tuy nhiên, Fuhrer nói thêm, nó không thể ở quy mô như Guderian vừa đề cập vì không thể rút quân ra khỏi vùng Kurland —và sau đó Hitler vạch ra những gì ông ta vừa nghĩ đến: một cuộc tấn công rất hạn chế từ phía bắc với lực lượng mà Himmler đang sử dụng để bảo vệ vùng đất Pomerania. Guderian định phản đối nhưng rồi ông ta quyết định rằng thà tấn công nhỏ còn hơn không. Ít nhất nó sẽ cứu được vùng Pomerania và mở ra một con đường dẫn đến Đông Phổ….
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Không quan tâm đến khả năng xảy ra bất kỳ đợt phản kích nào ở phía Đức, Zhukov đang đẩy mạnh mũi nêm thiết giáp của mình vào sâu trong nước Đức càng nhiều càng tốt. Ông đã thiết lập một đầu cầu đổ bộ ở bờ tây sông Oder giữa Kustrin và Frankfurt và đang chuẩn bị sử dụng nó như một bàn đạp để nhấn đến Berlin.

    Sáng ngày 9 tháng Hai, Bộ chỉ huy Luftwaffe thông báo cho Rudel rằng một lực lượng xe tăng Nga vừa vượt sông qua đầu cầu đổ bộ này. Bộ chỉ huy tối cao không thể kịp thời điều động pháo hạng nặng để ngăn những chiếc xe tăng này đang băng qua đường cao tốc dẫn đến Berlin; chỉ có Stukas (Ju-87) mới có thể ngăn cản họ. Trong vài phút, Rudel đã ở trên không trung cùng với tất cả các phi công mà anh ta có, hướng thẳng đến con sông Oder phủ đầy băng giá. Anh ra lệnh cho một phi đội tấn công một cây cầu phao gần Frankfurt, và sau đó nhanh chóng sà xuống kiếm tìm những chiếc xe tăng kẻ thù đang di chuyển phía bờ tây của con sông.

    Anh nhìn thấy những dấu xích xe trên lớp tuyết. Của xe tăng hay xe kéo pháo phòng không nhỉ? Rudel đảo xuống thấp hơn, vượt qua lưới lửa bảo vệ của những khẩu pháo phòng không hạng nặng Nga rồi hướng về phía làng Lebus, nơi đó anh phát hiện ra cả tá xe tăng hoặc nhiều hơn đang đậu dưới những mành lưới ngụy trang. Sau đó, những mảnh đạn thi nhau đập vào đôi cánh máy bay của anh buộc anh phải ngóc đầu máy bay lên càng nhanh càng tốt. Bên dưới, anh ta có thể thấy ít nhất tám khẩu đội phòng không và nhận ra rằng có lẽ sẽ tự sát nếu đuổi theo lũ xe tăng ở một vùng đất bằng phẳng, không có cây cao hay tòa nhà để tiếp cận mục tiêu. Thông thường, Rudel sẽ chọn một mục tiêu tốt hơn nhưng hôm nay Berlin đang lâm vào tình trạng nguy hiểm, vì vậy anh đã liên lạc với đồng đội và thông báo rằng anh và xạ thủ của mình - Hauptmann (Đại úy) Ernst Gadermann, sẽ chủ động tấn công vào đoàn xe tăng. Những người khác sẽ đợi cho đến khi họ thấy ánh chớp đầu nòng của các cụm pháo phòng không bắn lên, sau đó cố gắng thử tìm cách loại chúng ra khỏi vòng chiến.

    Rudel rà soát xung quanh khu vực bãi tăng và cuối cùng nhìn thấy một nhóm xe tăng T-34 đang chui ra khỏi rừng. “Lần này thì mình phải tin tưởng vào sự may mắn,” anh tự nhủ và đâm bổ chiếc Stuka cắm xuống mặt đất. Những ánh chớp đạn phòng không bắt đầu bùng phát ở cả hai bên máy bay nhưng anh vẫn tiếp tục lao xuống. Ở độ cao khoảng 500 feet, anh hơi nhổm người lên và lao về phía một chiếc xe tăng đang ì ạch di chuyển dưới mặt đất; anh không muốn tấn công từ một góc quá lớn trong trường hợp anh ta bắn trượtcon mồi. Rudel xả luôn hai phát đại bác 37 mm và chiếc xe tăng bùng cháy. Ngay lập tức anh đã có chiếc T-34 thứ hai trong tầm ngắm của mình. Anh ta bắn vào đuôi xe và lại có một vụ nổ như nấm. Trong vài phút tiếp theo, anh ta phá hủy thêm hai chiếc xe tăng. Sau đó, Rudel quay trở lại sân bay dã chiến để lấy thêm đạn dược và tiếp tục tấn công. Sau khi hạ gục thêm vài chiếc xe tăng nữa, anh ta lết về sân bay, cánh và thân máy bay bị bong tróc tứ tung, và đổi sang một chiếc máy bay khác.

    Trong phi vụ xuất cánh thứ tư ngày hôm đó, anh đã phá hủy tổng cộng được 12 chiếc xe tăng và chỉ còn lại một chiếc duy nhất, một chiếc “Stalin” khổng lồ. Anh liền ngóc lên, lấy độ cao ngay phía trên khẩu pháo phòng không, rồi đột ngột lao xuống đất, rít lên, len lỏi dữ dội từ bên này sang bên kia để tránh lưới đạn phòng không. Khi đến gần mục tiêu, anh ta lao thẳng chiếc Stuka xuống và xả đạn, sau đó bay ngoằn ngoèo cho đến khi ra ngoài tầm bắn của súng phòng không và có thể ngóc lên cao một lần nữa. Anh nhìn xuống mặt đất và thấy chiếc tăng “Stalin” đang âm ỉ cháy nhưng vẫn còn di chuyển được. Mạch máu ở thái dương của anh đang đập thình thịch. Rudel biết đây là một “trò chơi” nguy hiểm và tỷ lệ cược chống lại anh tăng lên theo từng lần công kích, nhưng có điều “hên xui” về chiếc xe tăng đơn độc kia đã khiến anh cảm thấy phẫn nộ. Mình phải tiêu diệt nó bằng được !. Tiếp sau, anh nhận thấy chiếc đèn báo màu đỏ của một khẩu pháo đang nhấp nháy — hết đạn! Và khẩu pháo thứ hai chỉ còn một quả đạn duy nhất. Vào thời điểm quay trở lại độ cao 2500 feet, dường như anh đang tranh cãi với chính bản thân. Tại sao mình lại phải mạo hiểm mạo thứ chỉ trong lần bắn này nhỉ ? Nhưng câu trả lời dành cho anh: có lẽ chỉ cần cú này nữa thôi để giữ cho chiếc xe tăng đó không thể vào sâu trong nước Đức. "Thật là quá lố !" Rudel nói với chính bản thân. “Rồi còn nhiều xe tăng Nga sẽ lăn bánh qua nước Đức nếu ngay lúc này mình mà không tiêu diệt nó – Mình mà làm không đến nơi đến chốn, mình sẽ bị trả giá…”

    Chiếc Stuka lại rít lên, Rudel nhìn thấy nhiều khẩu pháo khi anh lái chiếc máy bay xoắn xít và thoắt ẩn thoắt hiện. Đột nhiên, chiếc Stuka đâm bổ nhào thẳng xuống và khai hỏa. Chiếc tăng “Stalin” bùng cháy. Rudel vui mừng lướt qua và bắt đầu bay lên theo hình xoắn ốc. Bỗng có tiếng rắc và một vật gì đâm xuyên qua chân phải của anh như mảnh thép nóng rẫy. Tự nhiên, anh không thể nhìn thấy gì nữa; khói trong khoang lái bốc mù mịt, mọi thứ đều trở nên đen kịt; thở hổn hển, anh cố gắng giữ quyền kiểm soát máy bay.

    “Ernst,” Rudel nói một cách khó nhọc qua hệ thống liên lạc nội bộ với xạ thủ của mình, “chân phải tôi tiêu rồi!”

    "Không phải đâu!" Gadermann trả lời đều đều. "Nếu không , cậu sẽ không thể nói được." Gadermann, vốn là một bác sĩ chuyên khoa và là một con người bẩm sinh trong vai trò yểm trợ. Khi còn là một sinh viên y khoa, anh ta đã chiến thắng trong một số trận thách đấu tay đôi và anh ấy yêu thích nó đến mức trở thành giờ đây trở thành một xạ thủ ngồi ở phía sau máy bay. “Cánh trái đang bốc cháy,” Gadermann bình tĩnh nói. “Cậu sẽ phải hạ cánh. Chúng ta đã bị dính 2 phát đạn rồi ."

    "Hãy chỉ cho tớ biết nơi có thể hạ cánh được !" Rudel vẫn không thể nhìn thấy gì cả. "Sau đó, hãy đưa tớ ra ngoài thật nhanh để tớ không bị thiêu sống."

    Gadermann hướng dẫn viên phi công mù. "Kéo cần lái lên!" anh nói như khóc.

    Cây cối hay cột điện thoại nhỉ ? Rudel tự hỏi. Và khi nào thì cánh máy bay sẽ bung ra? Bây giờ cơn đau ở chân của anh ấy đã xóa nhòa mọi thứ khác và anh chỉ phản ứng lại bằng những tiếng la hét của mình.

    "Kéo tiếp lên!" Gadermann lại hét lên.

    Những lời nói ấy như dội một gáo nước lạnh hắt vào mặt anh. "Địa hình ra sao?" Rudel lại hỏi.

    "Tệ lắm ... nhiều gò đất !”

    Anh có thể bất tỉnh bất cứ lúc nào và chỉ biết rằng mình phải cố gắng hạ cánh bằng được. Rudel cảm thấy máy bay rùng mình dữ dội và có vật gì đập mạnh vào bánh lái bên trái. Cơn đau nhức nhối đâm vào bàn chân trái của anh và làm anh hét lên. Không phải chân phải của mình đã bị trúng đạn hay sao? Rudel tự hỏi, quên mất rằng chân trái của anh vẫn đang bó bột bằng thạch cao.

    Chiếc máy bay vẫn đang bốc cháy khi Rudel nhẹ nhàng nâng mũi lên để hạ cánh bằng một chiếc bánh. Anh cảm thấy một tiếng va chạm chói tai, mọi thứ đều chao đảo và nghe thấy tiếng bánh xe rít lên. Có một sự im lặng đột ngột. Nhẹ nhõm, Rudel bất tỉnh; thế rồi anh bị đánh thức bởi một làn sóng đau đớn chạy khắp người; một lần nữa anh lại ngất đi. Khi anh tỉnh dậy, anh thấy mình đang nằm trên bàn mổ của một trạm cấp cứu cách sông Oder vài dặm về phía tây. "Nó đâu rồi ?" anh hỏi một cách yếu ớt.

    Một bác sĩ phẫu thuật nhìn xuống chân anh và gật đầu. Rudel nghĩ : Thôi ! Thế là hết, còn đâu những buổi trượt tuyết, bơi lặn, nhảy sào nữa; nhưng vẫn may mắn hơn khi rất nhiều đồng đội anh đang bị thương nặng hơn; Nếu anh có công cứu Tổ quốc thì bị mất một chân có sao đâu?

    Người bác sĩ phẫu thuật đang ấp úng xin lỗi: "... ngoại trừ còn một vài mẩu thịt và một số mô xơ thì không có gì ở đó,… vì vậy ...tôi phải…" Một lúc sau, bác sĩ riêng của Goring xuất hiện và nói rằng Thống chế muốn đưa Rudel về bệnh viện đặc biệt đặt ở dưới hầm của Sở thú tại thủ đô Berlin. Tay bác sĩ riêng cũng nói với Rudel rằng Goring đã báo cáo vụ việc cho Hitler, là người sau khi bày tỏ một cách nhẹ nhõm rằng người phi công vĩ đại nhất của nước Đức đã hạ cánh quá … nhẹ nhàng và nói một cách đầy thâm hậu: "Dĩ nhiên, nếu gà con muốn khôn hơn gà mái…."
    viagraless, tatpcitMuahoaLekima thích bài này.
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Nếu như Rudel là chiến binh lý tưởng của Hitler thì Tiến sĩ Josef Goebbels 47 tuổi là trí thức lý tưởng của ông ta. Một ca phẫu thuật lúc bảy tuổi đã khiến chân trái của Goebbels ngắn hơn chân phải ba inch. Ở trường học, cậu bé thiên hướnghọc các môn nghiêng về trí óc, và khi vẫn còn ở tuổi đôi mươi, anh nhanh chóng trở thành một tiểu thuyết gia nghiệp dư, nhà viết kịch bản, nhà viết kịch – phòng chỉ để thất bại trong mỗi trường hợp. Có năng khiếu với nhiều tài năng nhỏ khác nhau và luôn chán nản, ông trở thành người phát ngôn nhiệt tình cho các ý tưởng của Hitler. Nếu như phe Cộng sản Đức có một thiên tài như Hitler đồng thời xuất hiện, thì Goebbels cũng có thể trở thành công cụ sẵn sàng và có khả năng cần thiết, vì ông ta về cơ bản là một linh hồn trong cuộc nổi dậy và đó là nhà cách mạng trong triết học của Đức Quốc xã đã lôi cuốn ông ta.

    Còn Martin Bormann cũng sốt sắng với Đức Quốc xã như Goebbels và cả hai người đàn ông này có lẽ là những tín đồ nhiệt thành nhất của Hitler. Cả hai đều sẵn sàng làm bất cứ điều gì cho Quốc trưởng; kể cả một khi họ vừa bị mất lòng tin vừa không có một sự tin tưởng từ cá nhân Himmler. Bất chấp những điểm tương đồng này, sự khác biệt của họ thậm chí còn rõ rệt hơn. Bormann thấp và nặng nề, với chiếc cổ bò mộng của một tay đô vật. Khuôn mặt tròn và chiếc mũi rộng lại càng làm nổi bật vẻ thô thiển này, khiến ông ta trông tàn nhẫn, gần với loài vật hơn nhiều. Không màu mè và nhìn khắc khổ, ông ta chỉ thích âm thầm đứng phía sau cánh gà. Còn Goebbels mảnh mai, đẹp đẽ, bảnh bao như một hình ảnh của một người anh hùng đang đắm chìm trong hạnh phúc dưới ánh đèn sân khấu. Ông ta có năng khiếu hài hước và có thể làm xiêu lòng một số lượng lớn khán giả hoặc chỉ một người nghe bằng sự quyến rũ, dí dỏm và nhạy bén của mình. Trong khi Bormann ậm ạch, chính xác và làm việc không biết mệt mỏi về các chi tiết trong công việc, thì phía đối lập, Goebbels là người giàu trí tưởng tượng, nhưng lại sở hữu - theo Speer nói - một bộ óc Latinh chứ không phải của Đức, điều này đã giúp cho ông trở thành một nhà hùng biện ma thuật và một bậc thầy về tuyên truyền.

    Có lẽ, Bormann đã bị lôi kéo vào Đảng Xã hội Chủ nghĩa Quốc gia bởi những sự cáo giác về Giáo hội, Chủ nghĩa dân tộc và cơ hội thăng tiến cá nhân đang mở ra trước mắt ông ta. Xuất phát điểm với vai trò là trợ lý của Rudolf Hess, giờ đây, không phải một ai khác mà chính là ông ta nghễu nghện trên cương vị “Chủ tịch Đảng Nazi”, nhưng ông ta lại ít được biết đến trong chính nước Đức. Lúc này, Bormann đã trở thành một bóng hồng trung thành của Hitler, luôn luôn sẵn sàng làm những công việc nhỏ nhặt và gian khổ nhất – thậm chí chỉ một lời nhận xét bình thường của Quốc trưởng dẫn đến một hành động tức thì dành cho ông ta. Một ngày nọ tại Berghof, biệt thự của Hitler nằm ở phía trên khu Berchtesgaden, Hitler nhìn qua khung cửa sổ lớn thấy một hình ảnh của một ngôi nhà nhỏ gần đó và gọi nó là một thứ làm ông ta cảm thấy chướng mắt; Fuhrer muốn ngôi nhà này sẽ bị dỡ bỏ khi những người chủ lớn tuổi của nó qua đời. Chỉ nói thế thôi, nhưng rồi vài ngày sau, Hitler phát hiện ra rằng cái thứ là ông ta thấy chướng mắt đã biến mất một cách kỳ diệu. Bormann chỉ cần suy nghĩ theo nghĩa đen một cách đơn giản là dỡ bỏ luôn ngôi nhà và chuyển những người chủ đến một ngôi nhà có điều kiện tốt hơn nhiều nhưng mà họ lại rất ghét.

    Borman là người bí ẩn nhất trong tất cả các Thủ lĩnh của Đảng Xã hội chủ nghĩa Quốc gia. Ông ta luôn từ chối mọi huân huy chương cũng như sự tung hô của dân chúng. Trên thực tế, ông tìm cách không xuất hiện nhiều trước công chúng, và những bức ảnh về ông hiếm đến mức rất ít người Đức có thể nhận diện ra được ông. Trên tất cả, điều mà ông ta mong mỏi nhất là trở thành người duy nhất mà Hitler không thể thiếu được.

    Vào tháng Tư năm 1943, Bormann chính thức được bổ nhiệm làm Thư ký cho Quốc trưởng, và với tư cách này, ông đã nắm trong tay quyền lực to lớn. Chính ông là người xác định Hitler nên gặp, nói chuyện với ai và đọc những tài liệu nào. Hơn nữa, Bormann đã có mặt ở hầu hết các cuộc phỏng vấn.

    Sau vụ đánh bom ngày 20 tháng Bảy, Hitler ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào số ít những con người mà ông cảm thấy mình có thể tin tưởng hoàn toàn, và trong số ít những người như thế, chỉ có một mình Bormann là có thể giảm bớt các ý tưởng và kế hoạch thành những mệnh đề đơn giản, rõ ràng. “Các đề xuất của Bormann,” Hitler từng nói, “được thực hiện chính xác đến mức tôi chỉ cần nói có hoặc không. Với ông ấy, tôi gửi một đống giấy tờ trong vòng có mười phút mà những người khác sẽ làm mất hàng giờ của tôi. Khi tôi bảo ông ấy nhắc tôi trong sáu tháng về công việc này hay việc nọ, tôi có thể chắc chắn rằng ông ta sẽ làm đúng như lời tôi nói… ”. Và khi ai đó phàn nàn về phương pháp làm việc hơi tàn nhẫn của Bormann trong việc hoàn thành các nhiệm vụ được giao phó, Hitler liền trả lời: “Tôi biết ông ta tàn bạo, nhưng những gì ông ta mà đứng ra đảm nhận thì ông ta đã hoàn thành xuất sắc. Tôi hoàn toàn có thể tin tưởng vào điều đó ”.

    Hai vị thầy cả, với những điểm tương đồng và khác biệt như vậy, đã cạnh tranh gay gắt để giành được tình cảm và sự quan tâm của Quốc trưởng, nhưng cuộc đấu trí giữa họ diễn ra một cách âm thầm và bí mật. Goebbels, nhận ra rằng Quốc trưởng phụ thuộc nhiều vào Bormann, quá thông minh để có thể làm được một việc hiển nhiên như thế, và Bormann, người biết rằng Goebbels vẫn là một người bạn thân thiết của Quốc trưởng, theo bản năng của mình mách bảo là không nênđể cuộc chiến bùng nổ…

    Ngoài nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền, Tiến sĩ Goebbels còn là Tư lệnh Lực lượng phòng vệ Berlin và vào đầu tháng Hai, ông đã phát biểu trước một nhóm nhỏ trong văn phòng của mình trên vai trò đó. Hiện diện có Thiếu tướng Bruno von Hauenschild, chỉ huy Lực lượng Quân sự của Berlin; các nhân vật khác như Thị trưởng thành phố; Cảnh sát trưởng; Bộ trưởng Ngoại giao, Tiến sĩ Werner Naumann, trợ lý của Goebbels; và Đại úy Karl Hans Hermann, là sĩ quan liên lạc riêng giữa von Hauenschild và Dr. Goebbels. Trong chín ngày qua, chàng Đại úy trẻ tuổi Hermann luôntúc trực bên trong ngôi nhà của Goebbels, chiếm phòng ngủ của người con trai Frau Goebbels(con riêng của bà Goebbels lúc này bị người Anh bắt làm tù binh). Sau tất cả những câu chuyện mà Hermann đã từng nghe kể về những mối tình trong cuộc đời của Ngài Goebbels, anh rất ngạc nhiên khi thấy ông ta luôn đóng một vai trò một người chu toàn, một người tình luôn quan tâm săn sóc và dường như đối với họ, bất chấp bên cạnh có Frau Goebbels, họ vẫn có một mối quan hệ gần gũi và hòa thuận với ông. Vào một đêm, khi cả gia đình đang ở trong hầm trú ẩn trong một cuộc không kích, Hermann nhận thấy Frau Goebbels nắm lấy tay chồng và âu yếm đặt nó lên má của bà….. (Thực ra, trong năm 1938, Goebbels có ýđịnh ly dị vợ để cưới nữ diễn viên người Séc Lida Baarova nhưng đã Hitler phản đối vì bị coi là xúc phạm về mặt đạo đức..)

    Trong cuộc họp hồi tháng Hai, Goebbels tuyên bố sắp tiết lộ một bí mật quốc gia và khiến mọi người có mặt phải thề là giữ bí mật. “Tôi vừa gặp Quốc trưởng,” ông ta nói và dừng lại một cách đột ngột. "Cho dù có chuyện gì xảy ra đi nữa, Fuhrer đã quyết tâm không rời Berlin!". Nghe xong, cuộc họp liền kết thúc, và mọi người giải tán ra về đều bị ấn tượng mạnh bởi sự khẩn trương của công cuộc bảo vệ thủ đô, nhưng với Goebbels, ông coi đó cũng là bằng chứng về chiến thắng lớn đầu tiên của ông trước Bormann. Goebbels từ lâu đã khẳng định rằng dự định của Hitler, nếu lâm vào tình cảnh xấu nhất, là vẫn ở lại Berlin với sự có mặt của tất cả các cộng sự chính của ông, trong khi trên thực tế, Bormann lại muốn Hitler sơ tán về Berchtesgaden. Sự thật thì đó không phải là một chiến thắng hay ho gì cả. Mặc dù Goebbels ngăn cản một cách và Bormann lại theo một cách khác, Hitler vẫn quyết định ở lại Berlin vì những lý do riêng - và có khả năng sẽ tự đảo ngược vào ngày hôm sau nếu như tình thế có sự thay đổi.






    o O o






    Trong tất cả các nhà cai trị ở châu Âu, Hitler là người duy nhất không thể thiếu vì sự nắm giữ đặc biệt của ông đối với người dân Đức. Ông là con người của số mệnh, và ông ta thừa biết điều đó. Đối với ông, việc thoát khỏi quả bom một cách thần kỳ là bằng chứng cho điều này, và ông vẫn tin những gì mình đã viết trong thời gian bị giam giữ ở Nhà tù Landsberg năm 1924 sau vụ bạo loạn ở Nhà hàng bia Munchen:…Trong một khoảng thời gian dài trong lịch sử loài người, đôi khi có thể xảy ra trường hợp nhà chính trị thực tiễn và nhà triết học chính trị là một. Sự kết hợp này càng khăng khít, thì những khó khăn về chính trị càng lớn. Một chính trị gia như vậy sẽ không bao giờ dốc sức hoạt động chỉ để thỏa mãn những yêu cầu hiển nhiên đối với những kẻ tầm thường; ông ta phải vươn tới tầm cỡ mà chỉ một số ít người có thể hiểu được. Do đó cuộc sống của ông ta luôn bị giằng xé giữa thù hận và tình cảm. Sự phản kháng của thế hệ hiện tại, vốn không hiểu ông, vẫn đang vật lộn với sự công nhận của hậu thế, của những người đang cùng cộng tác với ông. Tại thời điểm này, mục đích của ông.. "chỉ một số ít mới hiểu được", nhưng hàng triệu người vẫn theo đuổi với lòng trung thành mù quáng…..

    XIN PHÉP CÁC BÁC TẠM NGHỈ MỘT NGÀY CHỦ NHẬT.....NHÀ CÓ VIỆC.......
    viagraless, tatpcitMuahoaLekima thích bài này.
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927



    “Thẩm phán Roosevelt phê duyệt”








    1.






    Nhiệt độ lúc này có khi lên tới gần 40 độ C khi Phiên họp toàn thể lần thứ hai được bắt đầu trong Tòa nhà đại sảnh thuộc Cung điện Livadia bởi vì một lò sưởi lớn đang cháy phừng phừng ở cuối căn phòng. Churchill, gò má ửng hồng, trong quân phục đại tá và phì phèo điếu xì gà vĩnh cửu của ông ta. Harry Hopkins, người thân cận nhất với Tổng thống Roosevelt, đã xuất hiện lần đầu tiên trước mọi chính khách tại Hội nghị Yalta. Ông ta đang bị bệnh huyết sắc tố, và chỉ trong tuần qua, ông đã sút tới 12kg. Hopkins ngồi ngay sau lưng Tổng thống, lanh lợi và háo hức bất chấp những cơn đau co thắt trong người.

    Roosevelt mở đầu cuộc họp với gợi ý rằng mọi người nên thảo luận các vấn đề chính trị ảnh hưởng đến nước Đức thời hậu chiến. Sự chia cắt của Đức sau khi bị chinh phục là một phần lớn của vấn đề này và nó đã được giải quyết trong một thời gian dài bởi Ủy ban Cố vấn Châu Âu, bao gồm các đại diện đến từ các cường quốc Liên xô, Hoa Kỳ và Anh quốc EAC (Ủy ban Cố vấn Châu Âu) đã khuyến nghị rằng nước Đức sau chiến tranh nên được chia thành ba khu vực để chiếm đóng, phân bổ thành 3 phần. Phía đông cho Nga, phía tây bắc cho Anh và phía tây nam cho Mỹ. Cả Anh quốc và Nga đều đã thông qua kế hoạch, nhưng Roosevelt, không hài lòng với khu vực phía tây nam ít tiếp cận hơn, vẫn còn dùng dằng chưa ký. (Vào ngày 30/10/1943, các Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, Anh và Nga đã họp tại Mátxcơva, và được xác nhận chính thức trong Hội nghị Teheran và một trong những quyết định của họ là thành lập một Ủy ban thường trực gồm các Chuyên gia ngoại giao, có trụ sở tại Luân Đôn, để nghiên cứu các vấn đề chính trị sau chiến tranh ở châu Âu và đưa ra khuyến nghị với ba chính phủ, bao gồm sự đầu hàng của các quốc gia thù địch ở châu Âu và bộ máy thực hiện công vụ của nó. Sau khi EAC hoàn thành nhiệm vụ của mình, Ủy ban này đã bị giải thể tại Hội nghị Postdam vào tháng Tám năm 1945.ND)

    Sau lời phát biểu khai mạc của Roosevelt, Stalin nói rõ rằng là ông muốn câu hỏi về việc phân chia nước Đức sẽ được giải quyết ngay lập tức. Trước sự ngạc nhiên của nhiều người trong cuộc, chính Churchill chứ không phải Roosevelt là người phản đối đưa ra bất kỳ một quyết định nào mà cảm thấy vội vàng. "Nếu như tôi được hỏi trong ngày hôm nay - Ngài sẽ phân chia nước Đức như thế nào? ", Churchill nói luôn "Tôi sẽ không chuẩn bị để trả lời trong lúc này” - Điều này cần đòi hỏi có sự nghiên cứu hết sức thấu đáo. “Tôi không có phương án tuyệt đối. Tôi muốn vấn đề phải được xem xét kỹ càng và được giải quyết theo sự thỏa thuận với hai bạn đồng minh lớn của tôi ”. Khi Stalin liên tục nhấn mạnh rằng vấn đề sẽ được quyết định ngay sau đó, Churchill đã cứng rắn trả lời: “Tôi không nghĩ rằng có thể thảo luận về hình thức phân chia một cách chính xác ngay bây giờ được đâu. Chúng ta sẽ bàn về việc này tại hội nghị hòa bình sau đó…. "

    “Cả hai Ngài đang nói về cùng một chủ đề…,” Roosevelt xen vào một cách nhẹ nhàng, tách hai kẻ đối kháng ra như thể ông ta là trọng tài, và nói thêm rằng đó có thể là một ý kiến hay “..có lẽ… hay là ta… phân chia nước Đức thành năm hoặc bảy bang ... ”

    “Thậm chí ít hơn…” Churchill lẩm bẩm; ông ta muốn nước Đức chỉ cần phân chia ra làm hai. "Tôi thấy không cần thiết phải thông báo cho người Đức vào thời điểm họ đầu hàng rằng chúng tôi có chia cắt họ hay là không!"

    Harry Hopkins viết vội một mẩu giấy và đưa cho Roosevelt:

    Thưa Tổng thống !

    Tôi đề nghị với Ngài nói rằng đây là một vấn đề hết sức quan trọng, cấp thiết và ba bộ trưởng ngoại giao của chúng ta sẽ trình bày một đề xuất vào ngày mai về tiến trình công việc sẽ đưa đến một quyết định về việc phân chia nước Đức có thể được thông báo trong một ngày gần đây nhất…

    Harry….

    Thế nhưng Roosevelt đã đặt tờ ghi chú này xuống bàn ngay sau khi Stettinius đưa cho ông một tờ khác, với nét chữ gọn gàng, chữ ký của ngài Ngoại trưởng kết thúc bằng một nét vẽ quét lên rất lạc quan:

    Thưa Tổng thống !

    Chúng tôi có thể sẵn sàng đồng ý thảo luận vềvấn đề này tại Phiên họp đầu tiên của các Ngoại trưởng...

    Ed…

    Roosevelt tiếp tục phát biểu : “Nếu câu hỏi này được thảo luận trên toàn thế giới, thì sẽ có hàng trăm kế hoạch dành cho việc phân chia nước Đức sau chiến tranh. Vì vậy, tôi yêu cầu chính chúng ta hãy tự bàn bạc thống nhất với nhau và sau đó ba Bộ trưởng Ngoại giao sẽ đưa ra một kế hoạch để chốt vào ngày mai.”

    "Ý Ngài là lên kế hoạch cho việc nghiên cứu các câu hỏi về sự chia cắt, chứ không phải là một kế hoạch dành cho chính sự chia cắt đó ?" Thủ tướng Churchill hỏi rất nhanh.

    "Vâng ! Chúng ta sẽ nghiên cứu các câu hỏi về sự chia cắt nước Đức…”

    Nếu như Churchill được xoa dịu, còn Stalin chắc chắn đã không xuôi. “Tôi nghĩ kế hoạch của Thủ tướng không nói với người Đức và việc đó là một kế hoạch mạo hiểm; chúng ta nên nói trước điều này với họ…. "

    “ Đây là ý tưởng là của Nguyên soái, có chút ít là của riêng tôi,” – Roosevelt tiếp tục giải thích, “..mọi thứ sẽ dễ dàng hơn nếu như nó phù hợp với các điều khoản và hãy nói cho họ biết”.

    “Nếu như Ngài không muốn nói cho họ về điều này..” Churchill vặn lại. “Tổng thống Eisenhower không muốn điều đó sẽ làm chinh phục người Đức khó khăn hơn. Chúng ta không nên công khai điều khoản này ”.

    Roosevelt hỏi Churchill rằng liệu ông ta có đồng ý thêm từ “chia cắt” trong các điều khoản đầu hàng mà EAC (Ủy ban Cố vấn Châu Âu) đã đưa ra :

    “Vâng, tôi sẽ đồng ý,” Churchill cau có càu nhàu.

    Roosevelt tiếp tục: “Câu hỏi về khu vực của Pháp vẫn phải được quyết định”. Churchill và Stalin liền nhìn nhau như hai chú gà chọi. Gần đây - trước sự khăng khăng của de Gaulle và với sự ủng hộ nhiệt tình của Churchill - Pháp đã được kết nạp trở thành thành viên của E.A.C. nhưng không được trao vùng chiếm đóng vì sự phản đối kiên quyết đến từ Stalin. Đêm trước, Churchill đã nói với Ngoại trưởng Eden rằng bất cứ điều gì bảo tồn sự thống nhất của Big Three (Bộ ba lớn) đều sẽ có phiếu bầu của ông, nhưng hôm nay rõ ràng ông ta sẵn sàng mạo hiểm sự thống nhất đó vì một lý do chính đáng — chẳng hạn như nên có một khu vực dành cho người Pháp….
    viagraless, tatpcitMuahoaLekima thích bài này.
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Churchill đã đứng dậy, trên khuôn mặt ông thể hiện rõ ràng mình muốn giành quyền lợi cho người Pháp, nhưng từ trong sâu thẳm tâm trí của vị ngoại giao lão làng này là dựng lên một bức tường nhằm ngăn chặn sự xâm lược của Nga. Ông ta chắc chắn rằng ngay sau khi nước Đức của Hitler bị đánh bại, cán cân quyền lực sẽ bị xáo trộn mạnh và Nga sẽ cố gắng cộng sản hóa Tây Âu như cách mà Stalin đã làm ở phía Đông nam Âu. Trao cho Pháp một khu vực ở Đức sẽ chỉ củng cố bức tường thành chống lại Chủ nghĩa Cộng sản. “Người Pháp muốn được phân chia một vùng và tôi ủng hộ việc đó. Tôi sẵn lòng sẻ chia cho họ một phần khu vực của người Anh…”

    “Tôi thì nghĩ rằng có thể có những phức tạp trong công việc của chúng ta nếu như có thêm một thành viên thứ tư,” Stalin đáp lại, như vậy ông đã bắt đầu dấn thân vào một ván bài tưởng chừng như vô hại….

    “Điều này đặt ra rất nhiều câu hỏi về vai trò tương lai của nước Pháp ở châu Âu,” Churchill tiếp tục diễn giải. “Về cá nhân tôi thấy rằng nước Pháp có thể đóng một vai trò rất quan trọng ....Họ đã có kinh nghiệm lâu năm trong việc chiếm đóng nước Đức. Họ làm điều đó rất tốt và họ sẽ không hề khoan nhượng. Chúng tôi muốn thấy sức mạnh của họ được phát triển, qua đó còn kìm hãm những bộ óc hiếu chiến của người Đức..”. Nói rồi, Thủ tướng Anh quốc nhìn về phía Roosevelt một cách đầy ẩn ý và nói, "Tôi không biết Hoa Kỳ sẽ ở lại với chúng tôi tại Đức trong thời gian bao lâu ?."

    “Hai năm,” Roosevelt trả lời ngay lập tức, ông không nhận ra rằng việc nhập cuộc nhanh như vậy sẽ mang lại hậu quả như thế nào…

    “Doc” Matthews, ngồi ngay sau Tổng thống, đã nhìn thấy đôi mắt của Stalin sáng bừng lên khi M. Pavlov dịch câu này. Như để chắc chắn rằng Pavlov đã nghe chính xác “hai năm”, Stalin yêu cầu Tổng thống giải thích lại chi tiết và Roosevelt đã phân tích rõ ràng luôn :

    “Tôi có thể kêu gọi người dân và Quốc hội hợp tác toàn diện vì một nền hòa bình nhưng không thể giữ một đội ngũ quân sự ở châu Âu trong một thời gian dài. Hai năm sẽ là giới hạn. "

    Sự vui mừng thầm lặng của Stalin là điều hiển nhiên. Harriman, người từng biết rõ Nguyên soái cũng như bất kỳ người Mỹ nào, ước gì Tổng thống đã không thiếu suy nghĩ để trao ngay cho Stalin một lợi thế như vậy.

    “Tôi hy vọng điều đó sẽ tùy thuộc vào tình thế,” Churchill lầu bầu, cố gắng che giấu sự thất vọng của mình.

    "Trong tất cả mọi công việc, chúng tôi cần người Pháp bên cạnh để giúp đỡ chúng tôi."

    “Pháp là đồng minh của chúng tôi,”

    Stalin nói theo cách khiến một người Mỹ nhớ đến một con mèo béo múp đang nuốt chửng lấy một con chuột. “Chúng tôi đã ký một thỏa thuận với người Pháp. Chúng tôi cũng muốn họ có một đội quân đầy tiềm lực ”.Ông ta có đủ khả năng để trở lại ngay thành hình ảnh của một con người hào hiệp…

    Một lúc sau, Roosevelt khiến Churchill còn kinh ngạc hơn khi đưa ra lời nhận xét, "Tôi cũng sẽ hài lòng nếu người Pháp không tham gia vào bộ máy điều hành…."

    Hopkins muốn nói gì không rõ, vì ông biết nước Pháp gần đây đã được trở thành thành viên của EAC (Ủy ban Cố vấn Châu Âu), vì thế, ông ta bắt đầu lại hí hoáy viết một ghi chú khác.

    Lúc này,Stalin nghĩ rằng Roosevelt đang ủng hộ ông ta chống lại Churchill, nên Thủ lĩnh Đỏ nói một cách chân thành, "Tôi đồng ý rằng người Pháp sẽ trở nên vĩ đại và mạnh mẽ, nhưng chúng ta không thể quên rằng trong cuộc chiến vừa qua, Pháp đã mở toang cửa cho kẻ thù tiến vào.... Sự kiểm soát và việc quản lý nước Đức hẳn chỉ dành cho những cường quốc đứng vững chống lại họ ngay từ lúc đầu và cho đến nay, tôi nghĩ nước Pháp không thuộc nhóm này ”.

    “Tất cả chúng ta, ai cũng đều gặp khó khăn ban đầu trong cuộc chiến tranh này,” Churchill hóm hỉnh lưu ý. “Nhưng thực tế vẫn là Pháp phải có chỗ đứng của riêng họ. Chúng tôi sẽ cần sự phòng thủ của cô ấy trước người Đức .. Bởi vì sau khi người Mỹ về nước, tôi phải suy nghĩ một cách nghiêm túc về tương lai.

    Không nghi ngờ gì nữa, Stalin thừa biết ý định của Churchill và nhắc lại rằng, ông ta sẽ chống lại việc Pháp tham gia vào guồng máy kiểm soát. Trong khi Churchill tiếp tục tranh luận quan điểm, Harry Hopkins đã hoàn thành việc ghi chú của mình và chuyển tờ giấy cho vị tham mưu của ông ta :

    - Pháp hiện giờ đã nằm trong EAC (Ủy ban Cố vấn Châu Âu). Đó là cơ quan duy nhất được quyền xem xét các vấn đề của nước Đức hiện giờ.

    - Hứa sẽ dành cho Pháp một khu vực quản lý.

    - Hoãn quyết định về Ủy ban kiểm soát.

    Roosevelt ngước nhìn vào tờ ghi chú và nói, "Tôi nghĩ rằng chúng tôi đã đánh mất vị trí của Pháp trong Ủy ban Cố vấn Châu Âu."

    Hopkins đã ngăn chặn những gì có thể đã phát triển thành một vấn đề nghiêm trọng. "Tôi đề nghị rằng người Pháp nên có một khu vực chiếm đóng nhưng chúng tôi hoãn thảo luận về bộ máy kiểm soát."

    “Tôi đồng ý,” Stalin trả lời với vẻ thiếu do dự đáng ngạc nhiên. Đối với Ngoại trưởng Mỹ Stettinius, rõ ràng là vị Nguyên soái không muốn đụng độ với Roosevelt, và một điều hiển nhiên không kém hiện nay là ông ta quyết tâm mặc cả từng điểm một với Churchill, người vừa nói, “Tôi đề nghị rằng ba vị Ngoại trưởng phác thảo ra một sự Ủy nhiệm kiểm soát được thiết lập lên." Eden liền nghiêng người và thì thầm điều gì đó vào tai Churchill. “Ông ta [Eden] nói rằng tất cả mọi thứ đã được giải quyết và tôi rút lại đề nghị của mình.”……
    tatpcitviagraless thích bài này.
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Tiếp theo là đến vấn đề bồi thường chiến phí chiến tranh, và khi Ivan Maisky - người gây ấn tượng với Stettinius bằng bộ râu nhọn, được cắt tỉa gọn gàng, phong thái uyên bác và nói tiếng Anh lưu loát - đã đưa ra yêu cầu của Liên Xô là 10 tỷ đô la Mỹ (thời điểm năm 1945), chính Churchill là người phản đối những khoản bồi thường chiến phí nặng nề như vậy, bằng cách chỉ ra những kết quả đáng tiếc của việc bồi thường trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Churchill cũng đưa ra bóng ma của nạn đói ở Đức. "Nếu 80 triệu con người đang chết đói, liệu chúng ta có nên thốt ra rằng," Thật là đáng đời ! ", còn nếu không, lấy tiền đâu để mua thức ăn cho họ ?...”

    Stalin nói: “Dù sao thì cũng sẽ có thực phẩm dành cho họ trong bất cứ lúc nào…”

    Roosevelt, một lần nữa lại đóng vai người hòa giải, chiếm một vị trí ở đâu đó ở giữa hai ông bạn đồng minh khác. “Chúng tôi không muốn giết người. Chúng tôi muốn nước Đức cầm cự được nhưng sẽ không có mức sống cao hơn Liên Xô. Tôi hình dung một nước Đức có thể tự duy trì được cuộc sống của họ nhưng không đến mức chết đói .... Khi xây dựng lại nước Đức, chúng ta phải làm tất cả những gì có thể nhưng chúng ta không thể có được tất cả... Hãy để cho công nghiệp Đức phát triển đầy đủ, để cho con người họ lao động và làm việc, qua đó giúp họ không bị chết đói ”.

    Vài phút sau, phiên họp toàn thể lần thứ hai kết thúc, khiến cho một số người Mỹ, chẳng hạn như Bohlen, lo ngại rằng Tổng thống đã không đứng sau người Anh trong vấn đề bồi thường chiến tranh. Mặc dù Roosevelt đã công khai từ bỏ Kế hoạch Morgenthau, kế hoạch này sẽ cướp đi các khu công nghiệp Ruhr và Saar của Đức và chuyển đổi nước Đức thành một "đất nước chủ yếu là nông nghiệp và chăn nuôi theo đặc điểm từng vùng của nó",nhưng dấu tích của nó vẫn còn, nhất là đối với Bohlen và một số người khác vốn đã hiểu rõ lịch sử của Trung và Đông Âu, nếu đột nhiên biến một nước Đức thiên về nông nghiệp và chăn nuôi như thế sẽ có nghĩa là nước Nga sẽ thống trị gần như chắc chắn toàn bộ khu vực.

    Cuộc họp toàn thể vào ngày hôm sau mở đầu bằng một cuộc thảo luận về vấn đề gần gũi nhất trong trái tim của Roosevelt — tổ chức Liên hợp quốc.

    Đầu tiên, Churchill tuyên bố rằng mặc dù nền hòa bình phụ thuộc vào ba cường quốc, nhưng vẫn phải đảm bảo quyền tự do bày tỏ bất bình của nhiều quốc gia nhỏ hơn trên thế giới. “Có thể mọi người nhìn qua lăng kính trông như thể chúng tôi [Big Threes] đang tuyên bố cả thống trị thế giới ... trong khi mong muốn của chúng tôi là phục vụ thế giới và bảo vệ nó khỏi sự thay đổi của những nỗi kinh hoàng khủng khiếp đã giáng xuống đầu các cư dân của các nước khác. Vì vậy, tôi cảm thấy rằng chúng ta [Big Threes] cường quốc ... nên biến điều mà tôi gọi là sự phục tùng đáng tự hào đối với các cộng đồng trên thế giới. "

    Ngoại trưởng Stettinius tinh ý nhận thấy rằng chiếc kính gọng sừng của Churchill liên tục tuột xuống mũi và Stalin, người đã chuyển sang dùng thuốc lá Nga, đang vẽ nguệch ngoạc không ngừng lên một tờ giấy.

    “Vấn đề không phải là một cường quốc hay ba cường quốc muốn làm chủ thế giới,” Stalin vặn lại. “Tôi không biết có quốc gia vĩ đại nào có ý định làm chủ cả thế giới. Có lẽ tôi đã nhầm,” ông ta nói thêm với một chút mỉa mai,“ và không nhìn thấy tất cả mọi thứ. Tôi muốn hỏi người bạn của tôi, Ngài Churchill cho biết những thế lực nào có thể có ý định thống trị thế giới. Tôi chắc chắn rằng ông Churchill và nước Anh không muốn bị sự chi phối như vậy. Tôi chắc chắn rằng Hoa Kỳ cũng không có mong muốn như thế. Và Liên bang Sô-viết đương nhiên là không rồi. Điều này chỉ còn ở một cường quốc - Đó là Trung Quốc! ”

    “Tôi đang nói về ba cường quốc chúng ta đang tập trung trong gian phòng này, cùng nhau đưa lên cao đến mức những người khác sẽ nhìn chúng ta như là những kẻ đang cố thống trị thế giới,” Churchill trả lời.

    Stalin giải thích rằng vấn đề còn nghiêm trọng hơn nhiều. “Chừng nào ba chúng ta còn sống, không ai trong chúng ta cho phép nước mình tham gia vào các hành động gây hấn. Nhưng sau đó, chỉ mười năm nữa thôi, khi chúng ta không còn ngồi ở những vị trí như hiện tại. Một thế hệ mới sẽ đến tiếp quản, những người không trải qua mọi nỗi đau kinh hoàng của chiến tranh và sẽ quên hết những gì mà chúng ta đã từng trải qua. Chúng tôi muốn đảm bảo hòa bình trong ít nhất là 50 năm. Tôi có một ý tưởng như vậy. Tôi nghĩ bây giờ chúng ta phải xây dựng một cấu trúc thượng tầng sẽ gây ra những trở ngại cho mọi âm mưu muốn thống trị thế giới càng nhiều càng tốt .... Theo tôi nghĩ, điều nguy hiểm lớn nhất dành cho tương lai lại là khả năng xảy ra xung đột giữa chúng ta với nhau… ”….

    Thế rồi, Tổng thống đã chuyển hướng suy nghĩ của mọi người bằng cách nhắc đến đất nước Ba-lan – vấn đề cảm động nhất trong tất cả mọi vấn đề đang họp bàn. Trong nhiều tháng nay, Churchill đã gây áp lực lên một Roosevelt đang trong trạng thái miễn cưỡng để buộc người Ba Lan phải nhượng bộ với Stalin dưới danh nghĩa là hợp tác với người Nga, nhưng giờ đây, chính Churchill lại đứng ra bảo vệ Ba Lan. “Vương quốc Anh không có lợi ích vật chất nào đối với Ba Lan cả..!” …Ông ta bắt đầu vào đề….

    Ông ta bắt đầu hùng hồn. “Sự quan tâm dành cho Ba-lan chỉ là một trong những hành động vinh dự như chúng tôi buộc phải rút gươm ra nhằm bảo vệ Ba Lan trước cuộc tấn công tàn bạo của Hitler. Tôi không bao giờ có thể hài lòng với bất kỳ giải pháp nào không khiến Ba Lan trở thành một quốc gia tự do và độc lập ”. Đôi mắt Churchill nhìn trừng trừng một cách đáng sợ qua vành kính của ông. “Mong muốn tha thiết nhất của chúng tôi, điều mà chúng tôi quan tâm như cuộc sống của mình, là đất nước Ba Lan được trở thành tình nhân trong chính ngôi nhà và trong tâm hồn của mỗi người dân nước họ.” Ông đề nghị Bộ ba lớn sau chiến tranh hãy giúp đỡ họ thành lập chính phủ trên đất nước họ : “Một chính phủ tạm thời hoặc lâm thời, như Tổng thống đã từng đề cập, đang chờ đợi được bầu cử tự do để cả ba chúng ta có thể mở rộng sự công nhận .. Nếu chúng ta có thể làm được điều đó, chúng ta sẽ rời khỏi bàn hội nghị với một bước tiến lớn hướng tới hòa bình trong tương lai và sự thịnh vượng của trung tâm Châu Âu."
    tatpcitviagraless thích bài này.
  7. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    SORRY CÁC BÁC : CÂU NÓI CỦA CHURCHILL : “Mong muốn tha thiết nhất của chúng tôi, điều mà chúng tôi quan tâm như cuộc sống của mình, là đất nước Ba Lan được trở thành tình nhân trong chính ngôi nhà và trong tâm hồn của mỗi người dân nước họ.” XIN SỬA LẠI LÀ :
    "Mong muốn tha thiết nhất của chúng tôi, điều mà chúng tôi quan tâm như cuộc sống của mình, là đất nước Ba-lan phải được độc lập tự chủ..."
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    .... Dường như Stalin có vẻ muốn “câu giờ” nên ông ta đề nghị nên nghỉ giải lao mười phút và người phục vụ riêng dành cho Tổng thống được phép bước vào - ông ta là người phục vụ tại khách sạn Metropole - theo sau là những người phục vụ mặc áo đuôi tôm mang theo các khay bạc đựng bánh qui, sandwich và trà nóng đựng trong những chiếc ly cao mỏng. Trước sự thích thú của người Nga, những người Mỹ đã cẩn thận chuyển kính của họ từ tay này sang tay khác rất thận trọng đến mức những người phục vụ phải đưa cho họ những chiếc hộp, kẹp bằng bạc…

    Phiên họp lại được tiếp tục với một bài phát biểu đầy ẩn ý của Stalin, chỉ ra rằng trong 30 năm qua, người Đức đã hai lần vượt qua Ba Lan để xâm lược Nga. Tất nhiên, ông không đề cập đến - cũng như Roosevelt và Churchill không đến mức quá thô lỗ để chen ngang lời ông - rằng cuộc hành quân của quân Đức qua một nửa Ba Lan vào năm 1939 đã trùng hợp với ông bạn đồng minh bất đắc dĩ của họ, người Nga, hành quân qua nửa bên kia để liên kết với người Đức. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng ranh giới Curzon được đề xuất bởi người nước ngoài, chứ không phải do người Nga, và ông không thể quay lại Moscow với một thỏa thuận đạt ít hơn so với đường ranh giới Curzon và chính Clemenceau đã từng đề nghị.

    “Bây giờ, chúng ta đề cập về chính phủ tương lai của Ba-lan”. Stalin tiếp tục phát biểu “ Ngài Thủ tướng đã nói rằng ông ấy muốn thành lập một chính phủ Ba Lan ở đây. Tôi e rằng đó chỉ là một sự lỡ lời. Nếu không có sự tham gia của người Ba Lan, chúng ta không thể tạo ra được một chính phủ trên đất Ba Lan. Tất cả bọn họ đều nói rằng tôi là một nhà độc tài, ”rồi Stalin nói thêm với một nụ cười nhẹ nhàng,“ nhưng tôi có đủ sự dân chủ để không thành lập một chính phủ Ba Lan mà không có người Ba Lan. ”

    Vào cuối bài phát biểu dài dòng này, Roosevelt, trông có vẻ mệt mỏi, đề nghị rằng vì cuộc họp đã quá thời gian 15 phút rồi nên chúng ta ta nên tạm hoãn, để mai tiếp tục bàn luận. Nhưng Churchill muốn nói lời cuối cùng trước khi tạm dừng . “Có lẽ chúng tôi đã nhầm, nhưng tôi không cảm thấy rằng chính phủ Lublin đang đại diện dù chỉ 1/3 người dân Ba-lan…Tôi không hề cho rằng chính phủ Lublin hiện thời có đầy đủ quyền hành để thay mặt cho đất nước Ba Lan….”

    Một bản thông cáo chung tạm thời sẽ được các bên bàn bạc để đưa ra toàn thế giới, trong thông báo đã đề cập tới một "thỏa thuận hoàn chỉnh cho các hoạt động quân sự chung trong giai đoạn cuối của cuộc chiến chống nước Đức Quốc xã" "..các cuộc thảo luận về các vấn đề liên quan đến việc thiết lập một nền hòa bình vững chãi sau chiến tranh cũng đã bắt đầu được tiến hành..." Thông cáo này nghe có vẻ như trấn an các bên, nhưng một số người Mỹ từng quan hệ lâu năm với người Nga lại tỏ ra rất lo ngại. Cựu đại sứ Mỹ, William C. Bullitt, còn sợ rằng Roosevelt dễ bị người Nga ru ngủ. Ông ta còn nhớ rõ – chính Roosevelt đã từng nói riêng với ông ta rằng ông sẽ chuyển biến Stalin từ chủ nghĩa đế quốc Liên Xô sang hợp tác với nền dân chủ bằng cách cung cấp cho Stalin mọi thứ mà ông ta cần để chống lại nước Đức Quốc xã. Tổng thống còn nói ; Stalin rất cần hòa bình, nên ông ta sẵn sàng trả giá bằng cách hợp tác với phương Tây. Nhưng riêng Bullitt dự đoán rằng Stalin sẽ dễ dàng xóa bỏ, không bao giờ giữ các thỏa thuận của mình.

    “Bill, tôi không phản đối những sự thật mà Ngài đưa ra..” Roosevelt trả lời. “Đó là chính xác. Tôi không tranh cãi về logic lập luận của Ngài. Tôi chỉ có linh cảm rằng Stalin không phải là loại đàn ông như vậy. Harry [Hopkins] của chúng ta đã từng nói rằng ông ấy không phải như vậy và ông ta không muốn làm bất cứ điều gì ngoài việc giữ gìn an ninh cho đất nước Liên xô, và tôi nghĩ rằng nếu tôi cho ông ta tất cả những gì mà tôi có thể làm được và không yêu cầu ông ta trả ơn điều gì, đó chỉ là một noblesse oblige - Stalin sẽ không cố gắng thôn tính bất cứ thứ gì và sẽ làm việc với tôi vì một thế giới dân chủ và hòa bình. ” (Thành ngữ noblesse oblige có nghĩa là: người có địa vị cao sang, có đặc quyền, v.v... phải chấp nhận những trách nhiệm phù hợp với địa vị của họ…hoặc nói cách khác là nghĩa vụ của giới lãnh đạo..ND)

    Khi Bullitt vẫn kiên quyết bảo vệ quan điểm của mình, Tổng thống nói rằng ông nhớ lại thời điểm quân Đức tấn công vào Liên quân Anh Pháp vào đầu năm 1918. Ông đã cầu xin Woodrow Wilson cử lính Mỹ vào lấp cái lỗ thủng trên phòng tuyến mặt trận; nếu không, quân Đồng minh sẽ bị vỡ trận. …“Wilson nhìn tôi và nói," Roosevelt, tôi không muốn đưa quân của chúng ta vào để ngăn chặn điều đó. Điều bạn dự đoán có thể xảy ra nhưng linh cảm của tôi là điều đó sẽ không xảy ra. Đó là trách nhiệm của tôi chứ không phải của bạn; và tôi sẽ làm theo theo linh cảm của bản thân. Bill, đó là những gì tôi có thể nói với bạn. Tôi nhắc lại điều này…đó là trách nhiệm của tôi chứ không phải của bạn; và tôi sẽ làm theo linh cảm của chính mình. " (Thomas Woodrow Wilson (1856-1924) là Tổng thống Hoa kỳ thứ 28 (Nhiệm kỳ 1913-1921)..)

    Tổng thốngRoosevelt vẫn tin vào những điều mà ông đã từng trao đổi với Bullitt, nhưng giờ đây, ông cũng đang để ý đến những lời khuyên tốt nhất hiện có từ các chuyên gia quân sự và chính trị của mình. Quân đội đang thúc giục ông có được cam kết mạnh mẽ nhất có thể để tiếp tục hợp tác với Hồng quân, vốn vẫn là một nhân tố quan trọng trong cuộc tấn công tổng lực sắp tới ở phía Tây Âu. Khi tướng Marshall gặp Eisenhower ngay trước cuộc gặp gỡ sơ bộ tại Malta, viên Tham mưu trưởng Lục quân đã nhấn mạnh rằng thành công của chuyến đi cuối cùng của ông trên khắp nước Đức sẽ phụ thuộc phần lớn vào sự liên tục của những đòn tấn công lớn của Nga tại phía đông nước Đức.

    Thậm chí, George Marshall còn lo ngại hơn về tình hình cuộc chiến ở Thái Bình Dương. Ông ta đã cảnh báo với Roosevelt rằng sẽ tiêu tốn ít nhất 500.000 và có lẽ 1.000.000 thương vong của người Mỹ nếu chinh phục Nhật Bản trừ khi Nga tham chiến, và cầu xin Hoa Kỳ sẽ nhận được một lời hứa chắc chắn từ Stalin tại Hội nghị Yalta. Là một nhà thông thái có sự hiểu biết nhạy bén về dư luận, Roosevelt biết rằng hầu hết những người dân Mỹ sẽ nhiệt tình ủng hộ chương trình tiết kiệm xương máu cho con em của họ như vậy, cho nên Tổng thống đã quyết định làm theo lời khuyên của Marshall….
    viagraless, tatpcitngthi96 thích bài này.
  9. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Trong nhiều tuần qua, Roosevelt đã tiếp thu khá nhiều lời khuyên của Bộ Ngoại giao hơn trước. Ảnh hưởng của những người đàn ông như Bộ trưởng Tài chính Henry Morgenthau và những người khác theo chính sách cứng rắn chống lại người Đức đang lâm vào con đường diệt vong, cũng như các lý lẽ nóng nảy hơn đến từ các nhà ngoại giao chuyên nghiệp như Bohlen và Matthews đã có một số tác dụng. Tổng thống đặc biệt dễ tiếp thu các báo cáo từ Averell Harriman, người đã cảnh báo ông rằng mặc dù Stalin có vẻ chân thành và thẳng thắn, nhưng hầu hết mọi người đều mắc sai lầm khi xem những phát biểu đầu tiên của ông về một câu hỏi chỉ có giá trị ở bề ngoài. “Hãy nên hỏi Stalin ba hoặc bốn câu hỏi liên tục…” Harriman cảnh báo, “cho đến khi Ngài biết giá thực của Stalin là như thế nào.” Ông ta thừa biết rằng Stalin là một con người cứng rắn, có năng lực làm việc rất lớn. Stalin là một sinh viên thần học và là con trai của một vị linh mục, nhưng tôn giáo của ông lại là chủ nghĩa cộng sản, nên ông ta sẽ cố gắng tuyên truyền, làm lợi chođiều đó bằng mọi cách. Harriman đã nghe Stalin nhận xét - mà trên gương mặt ông ta không hề mảy may xúc động -rằng chính ông, chứ không phải ai khác, đã chủ trương cố tình bỏ đói hàng triệu kulaks chỉ để giành được quyền kiểm soát tầng lớp nông dân Sô viết.

    Harriman cũng đã báo cáo rằng trái với những tin đồn trước đây, các mối quan hệ cá nhân được coi là rất quan trọng đối với Stalin. Ông ta ngưỡng mộ Churchill như một chiến binh ngoan cường nhưng chỉ tin tưởng ông ấy chừng nào cuộc chiến tranh còn kéo dài, và Stalin đã từng nói với Harriman với nhiều cảm xúc lẫn lộn, “Churchill luôn là một tay liều mạng...” Nhưng ông ta lại khá e dè và lắng nghe cẩn thận mọi điều Roosevelt nói, và phải công nhận rằng ý tưởng ban đầu về của Tổng thống về Chính sách Kinh tế mới (New Deal) đã làm ông ta có lúc bị nhầm lẫn với các lý thuyết cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lê nin. (Các chương trình Chính sách kinh tế mới đã cấp các khoản vay cho những vụ gieo trồng tăng thêm, cung cấp bảo hiểm lúa mì và hệ thống cất trữ theo kế hoạch, nhằm đảm bảo nguồn cung cấp lương thực ổn định. Xét trên khía cạnh nào đó thì Chính sách kinh tế mới chỉ đơn thuần đưa ra những cải cách xã hội và kinh tế vốn đã rất quen thuộc đối với người châu Âu từ trước. Tuy nhiên, điều thực sự mới mẻ trong Chính sách kinh tế mới là nó đã nhanh chóng đạt được những thành tựu mà trước đó phải mất nhiều thế hệ mới có được.ND)…

    Với những sự kiện như trên có thể mọi người đang đánh giá Roosevelt đang thực hiện công việc của mình theo mối linh cảm của chính ông tại Cung điện Livadia. Ngoài ra, Tổng thống không bao giờ có thể quên rằng vào đầu tháng Sáu năm 1944, số lượng quân Đức ở phía đông gấp 4 lần ở phía tây, và nếu như không có Hồng quân thì không thể có cuộc đổ bộ vào ngày D-Day.….






    o O o






    Đêm đó, sau khi thảo luận kỹ về nội dung được đề cập tới trong Phiên họp toàn thể lần thứ ba với các cố vấn của mình, Tổng thống quyết định viết thư cho Stalin về vấn đề Ba Lan, vì rõ ràng là do vấn đề này mà Hội nghị Yalta có thể bị đi vào bế tắc. Với sự giúp đỡ của Harry Hopkins và Bộ Ngoại giao, một thông điệp đã được soạn thảo.

    Harriman mang một bản sao đến Cung điện Vorontsov, đưa cho Churchill và Eden tham khảo. Eden nghĩ rằng nó đã "đã đi đúng hướng nhưng chưa đủ độ cứng rắn.." và đề xuất nên thêm một số sửa đổi. Cả Churchill và Harriman đều chấp thuận những thay đổi và sau đó cũng vào tối hôm đó, Roosevelt đã tổng kết, sửa lại bức thư lần cuối cùng để gửi đi:


    “Nguyên soái Stalin thân mến của tôi !

    Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về cuộc họp của chúng ta trong buổi chiều nay, và tôi muốn nói thẳng với Ngài về những gì tôi đang suy nghĩ. …

    Có một khoảng cách khá xa trong lập trường liên quan đến Chính phủ Ba lan, mà tôi thì rất băn khoăn rằng ba cường quốc không có một cuộc họp nào bàn bạc về thiết lập một nền chính trị tại Ba Lan sau cuộc chiến. Theo suy nghĩ của tôi, dường như tất cả chúng ta sẽ để lại một ấn tượng xấu trên toàn thế giới khi người Nga công nhận một chính phủ trong khi chúng tôi và người Anh lại đang công nhận một chính phủ khác ở London. Tôi chắc chắn rằng tình trạng này không nên tiếp tục và nếu để điều này xảy ra, nó chỉ có thể khiến cho người dân của đất nước chúng tôi nghĩ rằng có một khoảng cách giữa 2 chúng tôi, đó là một điều không đúng như vậy..

    Ngài phải tin tôi khi tôi nói với Ngài rằng những người của chúng tôi ở nước nhà đang nhìn với con mắt chỉ trích về những gì họ coi là bất đồng giữa chúng tôi trong giai đoạn quan trọng then chốt của cuộc chiến tranh. Thực tế, họ nói rằng nếu chúng ta không thể đi đến thống nhất với nhau ngay bây giờ, khi quân đội của chúng ta đang tập trung vào kẻ thù chung, thì làm sao chúng ta có thể hiểu được những điều quan trọng hơn nữa trong tương lai.

    Tôi phải nói rõ với Ngài rằng chúng tôi không thể công nhận Chính phủ Lublin mới được thành lập trong thời gian vừa qua, và thế giới sẽ coi đó là kết quả đáng tiếc cho công việc của chúng ta ở đây nếu như chúng ta chia tay với sự khác biệt rõ ràng và cởi mở giữa các bên về một vấn đề như vậy.

    Ông ta (Churchill) cóđề nghị rằng Bierut và Osobka-Morawski của chính phủ Lublin được mời đến Yalta ngay lập tức, cũng như Mikolajczyk cùng với các đại diện khác của người Ba Lan lưu vong tại thủ đô Luân Đôn.

    Tôi hy vọng là tôi không cần phải đảm bảo với Ngài rằng Hoa Kỳ sẽ không bao giờ cho vay nguồn viện trợ của mình dưới bất kỳ hình thức nào đối với bất kỳ chính phủ lâm thời nào ở Ba Lan mà không có lợi cho lợi ích của Ngài.

    Không cần phải nói rằng, bất kỳ chính phủ lâm thời nào có thể được thành lập do kết quả hội nghị của chúng ta với người Ba Lan ở đây sẽ được cam kết tổ chức bầu cử tự do ở Ba Lan vào một ngày sớm nhất có thể. Tôi biết điều này hoàn toàn phù hợp với mong muốn của Ngài khi thấy một đất nước Ba Lan tự do và dân chủ mới xuất hiện từ sau vực thẳm của cuộc chiến tranh này.

    Trân trọng kính chào…

    Franklin D. Roosevelt …”


    Đêm đó những người Mỹ ở cấp thấp hơn nhiều đã tới tham dự một buổi dạ tiệc khiêu vũ tại Yalta, và buổi khiêu vũ nhanh chóng biến từ các điệu nhảy dân gian thành một cuộc thi nhảy jitterbug. Nó kết thúc với tỷ số hòa. Không ai có thể biết ai là người giỏi hơn trong việc nhảy với một partner xung quanh mình - những người Mỹ đầy mồ hôi hay là những cô gái Nga to khỏe, vạm vỡ…(Jittebug là một loại điệu nhảy trong các buổi Dạ hội hoa lệ, phổ biến trong cộng đồng di dân người Mỹ gốc Phi trong những năm đầu của Thế kỷ XX. Trong những năm 1940 được các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ phổ biến và lan rộng ra quốc tế trong WW II. Một đặc điểm vui của điệu nhảy này là dẫn đến việc tiêu thụ rất nhiều rượu…ND).

    viagralesstatpcit thích bài này.
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    2.





    Trong khi những người tham dự đang được sắp xếp xung quanh chiếc bàn tròn lớn dành cho Phiên họp toàn thể lần thứ tư vào chiều hôm sau, Churchill kéo một chiếc ghế ra phía sau và chen mình vào giữa Roosevelt cùng Stettinius. “Chú Joe sẽ vào Dumbarton Oaks,” Thủ tướng Anh quốc nói với giọng thì thầm khàn khàn. Điều này có nghĩa là Stalin sẽ đồng ý với đề xuất của Hoa kỳ về việc bỏ phiếu trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Tại Hội nghị Dumbarton Oaks mùa thu năm ngoái, nơi mà những kế hoạch ban đầu dành cho một Tổ chức Thế giới được vạch ra, các đại biểu Mỹ đã kêu gọi rằng để gìn giữ hòa bình thế giới, năm thành viên thường trực của Hội đồng (Anh, Hoa Kỳ, Liên Xô, Trung Quốc và Pháp) phải được quyền bỏ phiếu nhất trí. Người Mỹ cũng nhấn mạnh rằng tất cả các thành viên của tổ chức, dù lớn hay nhỏ, đều phải được điều trần một cách công bằng tại đây.

    Cuộc họp bắt đầu với đề nghị của Roosevelt rằng họ nên tiếp tục quay trở lại giải quyết các câu hỏi về Ba Lan. Stalin cho biết, ông mới vừa nhận được bản dịch bức thư của Tổng thống chỉ một tiếng rưỡi trước đó và đã cố gắng gọi điện cho Bierut và Osobka-Morawski nhưng không thành công. “Trong khi đó,” ông tiếp tục đề cập, “Molotov đang chuẩn bị một bản dự thảo chung nhằm đáp ứng, ở một mức độ nhất định, về đề xuất của Tổng thống. Chúng ta sẽ nghe khi bản dịch được kết thúc hoàn chỉnh. Trong lúc chờ đợi, chúng ta hãy bàn về Dumbarton Oaks. "

    Lần đầu tiên Roosevelt biết Molotov sắp nói gì. Ngoại trưởng Nga nói : “Chúng tôi tin rằng các quyết định được thực hiện tại Hội nghị Dumbarton Oaks và những sửa đổi do Tổng thống đề xuất sẽ đảm bảo sự hợp tác của tất cả các quốc gia, lớn cũng như nhỏ, sau chiến tranh. Do đó chúng tôi coi các đề xuất được trình bày là có thể chấp nhận được đối với chúng tôi ”.

    Nét mặt Tổng thống rạng rỡ - cho đến khi Molotov nói thêm rằng Liên Xô sẽ hài lòng với việc kết nạp thêm ba hoặc ít nhất hai trong số các nước cộng hòa thuộc Liên Xô làm thành viên ban đầu của Liên hợp quốc. Thế là khuôn mặt của Roosevelt sa sầm xuống và ông ta vội vàng viết, “Chuyện này không hay lắm,” rồi chuyển ngay tới cho Stettinius. Tuy nhiên, ông vẫn khen ngợi Liên Xô về bước tiến vượt bậc của họ, và bắt đầu phê bình dài dòng nhưng lịch sự về yêu cầu vừa được Molotov đưa ra.

    Hopkins ngắt lời Tổng thống với một ghi chú:
    - Thưa Tổng thống, tôi nghĩ Ngài nên cố gắng chuyển điều này đến cho các Bộ trưởng Ngoại giao trước khi xảy ra rắc rối.

    Harry…

    Roosevelt đưa mắt liếc nhìn ghi chú, sau đó nói với hội nghị rằng điều quan trọng là phải thành lập Tổ chức Liên hợp quốc mới ngay lập tức và đề nghị rằng toàn bộ vấn đề này nên được chuyển cho các Bộ trưởng Ngoại giao, những người cũng có thể chọn một ngày nào đó dành cho cuộc họp đầu tiên của Liên hợp quốc, có thể là trong Tháng Ba.

    “Tôi không đồng ý với các đề xuất của Tổng thống,” Churchill nói, “bởi vì tôi cảm thấy rằng các Bộ trưởng Ngoại giao đã có quá nhiều công việc cần họ phải giải quyết.” Thủ tướng cũng nghĩ rằng tháng Ba còn quá sớm cho cuộc gặp gỡ đầu tiên; chiến tranh đang ở đỉnh cao và tình trạng thế giới vẫn chưa được ổn định lắm.

    Ngoại trưởng Stettinius gửi một ghi chú gửi cho Roosevelt:

    - Stimson có cùng quan điểm như vậy.

    Nhưng Roosevelt lại quan tâm hơn đến một ghi chú từ Hopkins chuyển tới:
    ... Có điều gì đó đằng sau cuộc phiên họp này mà chúng ta chưa biết được nguyên nhân của nó.Có lẽ tốt hơn cả là chúng ta nên đợi đến tối nay để xem những gì cònnằm trong đầu ông ta…

    Dưới đó Roosevelt vừa ghi, “All this is rot! – Mọi thứ đều thối tha ” – nhưng sau đó ông gạch bỏ từ “thối” và thêm vào thành “All this is local politics – Tất cả như là một nền chính trị địa phương (vận động trong hậu trường)”

    Giữa lúc đó, một trợ lý phía Nga đưa cho Molotov bản dự thảo về Ba Lan đã hoàn chỉnh và Ngoại trưởng Nga bắt đầu lớn tiếng đọc to. Cả Roosevelt và Churchill đều cau mày khi Molotov đọc đến phần thứ ba: “Các bên đều cho rằng cần thiết phải bổ sung vào Chính phủ Ba Lan lâm thời một số nhà lãnh đạo dân chủ từ những người lưu vong Ba Lan.”

    “Có một từ mà tôi không hề thích chút nào cả,” Roosevelt nhận xét, “và đó là từ“emigre”.(Chỉ dân tị nạn-lưu vong)

    Churchill đồng tình và giải thích, như thể cho Stalin nghe về một bài học lịch sử, ông ta cho rằng từ này có nguồn gốc trong Cách mạng Pháp và có nghĩa là một người đã bị xua đuổi ra khỏi đất nước bởi chính những thần dân của mình.

    Roosevelt đã viết một lời nhắn khác cho Hopkins với một phong cách làm việc sít sao của ông: "Bây giờ chúng ta đang ở trong nửa giờ của bài phát biểu đấy." Roosevelt từng phàn nàn một cách riêng tư về những bài phát biểu dài dòng của “Ông bạn già Winston yêu dấu”, mà ông cảm thấy đôi khi không liên quan lắm và rõ ràng là điều này khiến cho Stalin cảm thấy khó chịu.

    Churchill đang thao thao bất tuyệt rằng ông ta muốn Ba Lan nhận phần lãnh thổ ở miền đông nước Đức để bồi thường cho phần đất mà Liên Xô sẽ lấy từ miền đông Ba Lan, nhưng cảnh báo rằng người Ba Lan không nên chiếm dụng quá nhiều ở miền đông nước Đức. “Tôi không muốn nhồi nhét dân Đức vào con ngỗng Ba Lan cho đến khi nó bị chết vì bội thực..” và ông nói rằng nhiều người Anh sẽ bị sốc trước việc di tản khoảng sáu triệu người Đức đang sống trên đất Ba-lan bằng vũ lực.

    “Sẽ không còn người Đức ở đó nữa,” Stalin đáp lại một cách rõ ràng. "Khi quân đội của chúng tôi tiến vào, người Đức sẽ phải bỏ chạy."

    “Sau đó, sẽ nảy sinh ra vấn đề là làm thế nào để xử lý vấn đề này ngay tại chính nước Đức,”

    Churchill tiếp tục. "Chúng ta đã giết sáu hoặc bảy triệu người Đức và sắp tới có lẽ sẽ giết thêm một triệu người nữa trước khi cuộc chiến tranh này kết thúc."

    "Một hoặc thậm chí là hai?" Stalin tinh quái ngắt lời.

    “Ồ, tôi không đề xuất bất kỳ giới hạn nào đối với bọn họ…” Churchill đáp lại với một vẻ hóm hỉnh, và hỏi liệu Stalin có sẵn sàng ghi “bổ sung thêm một số thành viên” vào phần thành lập của Chính phủ Ba lan lâm thời hay không.

    Stalin, rất hài hước, đã trả lời, "Có, điều đó có thể chấp nhận được."

    “Chà,” Churchill kết luận, “Tôi đồng ý với lời đề nghị của Tổng thống rằng chúng ta nên tạm hoãn phiên họp cho đến ngày mai.”

    “Tôi cũng đồng ý như vậy…” Stalin nói……
    maseo, viagralesstatpcit thích bài này.

Chia sẻ trang này