1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.417
    Đã được thích:
    5.939


    Đặc sản “Balkan”







    1.






    Tại Yalta, lập luận tập trung vào Ba Lan chỉ kịch tính hóa một vấn đề mà tất cả các nước mới được giải phóng ở châu Âu phải đối mặt, và không nơi nào vấn đề này gay gắt như ở tại Balkan. Vào mùa xuân năm 1944, người Nga đã đột ngột tấn công Ukraine với ba Phương diện quân hùng mạnh của họ đến nỗi chỉ trong vòng một tuần, người Nga đã sẵn sàng cho việc chinh phục vùng Balkan.

    Điều này đã khiến Churchill lo lắng không kém gì Hitler, vì ông ta từ lâu đã coi Balkan là một trong những nền tảng của một châu Âu ổn định thời hậu chiến. Ngay cả khi Liên Xô gửi một công hàm chính thức tới Anh và Mỹ hứa sẽ không thay đổi hệ thống xã hội hiện có của Rumania - quốc gia Balkan đầu tiên theo con đường giải phóng châu Âu của Hồng quân - thì Churchill vẫn cứ tin rằng Stalin đang bí mật có ý định chuyển đổi toàn bộ nền chính trị thuộc miền đông nam Châu Âu sang đầu quân cho chủ nghĩa Bolshevism của họ. Do đó, ông đã yêu cầu Eden soạn thảo một bản báo cáo dành cho Nội các về "các vấn đề đối chọi" giữa Tây và Đông ở vùng Balkans. “Nói rộng ra…” Churchill nói trong bản ghi nhớ của mình với Eden, “vấn đề là, liệu chúng ta có đồng ý với việc thành lập một khu vực Cộng đồng các nước Balkan không?” Nếu không, "... thì chúng ta nên giải thích rõ ràng cho họ vào thời điểm tốt nhất khi các sự kiện quân sự cho phép."

    Tuy nhiên, Churchill cũng thừa biết khó có thể ngăn cản người Nga ở khắp mọi nơi và sẵn sàng thỏa thuận với Stalin để phân chia vùng Balkan theo phạm vi ảnh hưởng — ví dụ, để cho Nga thống trị Rumania trong khi người Anh nắm toàn quyền tại Hy Lạp. Điều đáng nói là ý nghĩ đơn thuần về một “thỏa thuận” như vậy sẽ làm cho Ngoại trưởng Cordell Hull và lãnh đạo cấp cao Hoa kỳ khác cảm thấy bị tổn thương nặng nề. Về phần Roosevelt, ông cực lực phản đối việc để Hoa Kỳ tham gia vào gánh nặng tái thiết châu Âu sau chiến tranh, và đặc biệt là vùng Balkan. Stettinius viết: “Đó không phải là bản chất nhiệm vụ của chúng tôi ở khoảng cách 3.500 dặm trở lên. “Chắc chắn phải là một nhiệm vụ dành cho người Anh, đương nhiên họ quan tâm nhiều hơn so với chúng tôi."

    Ngoại trưởng Stettinius cũng nói rõ những cảm xúc của ông với Churchill, rằng ông phản đối về việc phân chia vùng Balkan thành các vùng ảnh hưởng khác nhau, và cảnh báo với Thủ tướng rằng nước Mỹ sẽ không bao giờ sử dụng sức mạnh quân sự hoặc bất kỳ loại vũ lực nào để đạt được các chiến thắng ngoại giao ở khu vực Đông Nam châu Âu. Cuối tháng Tám năm 1944, sau khi lực lượng phòng thủ cuối cùng của Đức-Rumani bị Hồng quân đập tan, vua Michael đã giải tán chính phủ Antonescu và kêu gọi chấm dứt mọi hành động thù địch. Một chính phủ liên minh giữa những người Bảo thủ, Chủ nghĩa Xã hội và Cộng sản được thành lập. Nhưng liên minh chẳng có mấy ý nghĩa khi một Hiệp định đình chiến được ký kết chỉ vài ngày sau đó, đặt Rumania dưới quyền chỉ đạo trực tiếp của Bộ chỉ huy Sô-viết tối cao. Đại sứ Harriman cho Washington biết rằng điều này cho phép lực lượng An ninh Liên Xô kiểm soát ngay lập tức Rumania và cuối cùng là dẫn đến sẽ kiểm soát về chính trị. Bộ Ngoại giao nói với Harriman rằng ông có thể phản đối, nhưng hành động này của ông, tương tự như của nước Anh, chỉ có tác dụng như “nước đổ đầu vịt” với Stalin hoặc đồng nghĩa với mệnh lệnh ra biển của Vua Canute.(Knud Đại đế - hay còn gọi là Canutelà Vua của Đế chế Biển Bắc gồm Anh, Đan mạch, Nauy. Sự lên ngôi vua tại Đan mạch vào năm 1018 đã mang các vương miện của Anh và Đan Mạch lại với nhau. Canute đã tìm cách giữ cơ sở quyền lực này bằng cách hợp nhất người Đan Mạch và người Anh theo các ràng buộc văn hóa về sự giàu có và phong tục, cũng như thông qua sự tàn bạo tuyệt đối. ND). Và chỉ trong trong vòng vài tuần, các nhà quan sát phương Tây ở Bucharest đã bắt đầu báo cáo rằng Rumania đang bị kéo ngày càng gần hơn tới chủ nghĩa Cộng sản.

    Trường hợp của Bulgaria là một biến thể về cùng một chủ đề. Mặc dù chính phủ của họ chưa bao giờ tuyên chiến với Nga, nhưng quân đội Bulgaria đang giúp Hitler kiểm soát vùng Balkan, và ngay sau khi Rumania bị chinh phục, Hồng quân liền áp sát tới biên giới Bulgaria. Nội các của Bulgaria ngay lập tức sụp đổ và một nội các mới được dựng lên tố cáo hiệp ước từng thỏa thuận với Hitler, hứa hẹn biến thành một quốc gia trung lập vô điều kiện, nhưng điều này là không đủ đối với Stalin, người đã xua quân vượt qua biên giới. Đó là một cuộc chinh chiến không đổ máu, với việc người Bulgaria không chỉ tiếp nhận Hồng quân một cách nhiệt tình mà còn thiết lập một chính phủ mới, một liên minh đại diện cho nhiều phe phái, bao gồm cả Đảng Cộng sản. Cũng như ở Rumania, Hồng quân lên nắm toàn quyền kiểm soát và chính phủ liên hiệp này cũng chỉ là hư cấu, với mỗi ngày thành công lại mang lại nhiều quyền lực hơn cho phe Cộng sản.






    2.





    Mục tiêu tiếp theo của Hồng quân là Nam Tư, một đối tượng đầy mâu thuẫn. Người đứng tiên phong trong cuộc chiến chống lại Hitler hóa ra lại là một người Cộng sản, lúc nào cũng bị tay Thủ lĩnh Cộng sản hàng đầu trên thế giới không mấy ưa thích và không hề tin tưởng, nhưng vẫn được một trong những nhà lãnh đạo dân chủ thế giới ngưỡng mộ và tán thành. Đó là đối với Stalin, Tito là một ngôi sao mới nổi đầy lòng tự cao tự đại; còn với Churchill, ông ta trở thành hình mẫu của người chiến binh dám dũng cảm đứng lên tiến hành cuộc chiến yêu nước chống lại Hitler.

    Các vấn đề của Nam Tư không giống với bất kỳ quốc gia Balkan nào khác. Một Vương quốc được tạo ra một cách gượng ép (giống như trò chơi xếp hình) sau Thế chiến thứ nhất gồm các nước Croatia, Serbia, Montenegro, Macedo-nia và Slovenia, và chính phủ của họ đã ký một hiệp ước với Rumania và Bulgaria vào ngày 25 tháng 3 năm 1941, sắp xếp ba quốc gia theo Trật tự châu Âu mới của Hitler. Nhiều người nổi cơn thịnh nộ, rồi họ tự phát đứng lên tiến hành cuộc đảo chính, và hai ngày sau, nhiếp chính, Hoàng tử Paul, cùng Thủ tướng của ông đã bị bắt giữ bởi một nhóm sĩ quan Không quân, những người đã đứng lên thành lập một chính phủ yêu nước. Khi lần đầu tiên biết tin về cuộc đảo chính tại Nam tư, Hitler vô cùng giận dữ và coi như là một sự xúc phạm cá nhân và ông ra lệnh "hủy diệt Nam Tư về mặt quân sự và với tư cách một quốc gia". Chỉ trong có vài ngày, các máy bay ném bom đã thi nhau dội bom xuống Belgrade trong khi quân đội Đức, Hungary, Bulgaria và Ý tấn công từ nhiều phía. Mười hai ngày sau, Nam Tư đầu hàng và lãnh thổ thi nhau bị xâu xé bởi những kẻ chiến thắng…..
    tatpcitviagraless thích bài này.
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.417
    Đã được thích:
    5.939
    Trong vòng 2 tháng tiếp theo, rất ít phong trào phản kháng có tổ chức tại Nam tư cho đến khi Hitler bất ngờ tấn công vào nước Nga, thì trên làn sóng Radio của Đệ tam Quốc tế phát thanh thông báo chính thức lời hiệu triệu của Josip Broz, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Nam Tư về việc : CÁC ĐỘI DU KÍCH (PARTISANS) HÃY ĐỨNG LÊN KHÔNG MỘT PHÚT CHẬM TRỄ, CÙNG TIẾN HÀNH CUỘC CHIẾN TRANH DU KÍCH CHỐNG KẺ THÙ VÀ ĐỒNG MINH CỦA CHÚNG.

    Broz – bí danh hoạt động trong Đảng Cộng sản của ông là Tito - là một người đàn ông 53 tuổi đẹp trai, rắn rỏi. Ông là người con thứ bảy trong số 15 người con, sinh ra bởi cha mẹ xuất thân từ nông dân và ông được thừa hưởng một thân hình vạm vỡ, cường tráng. Trong 28 năm qua, ông là một con người Cộng sản tận tụy. Ông cũng là một con người yêu nước hết mực, và chỉ trong vòng vài tháng, ông đã kết hợp hai lòng trung thành của mình một cách mạnh mẽ và hăng hái đến mức hầu hết những người Nam Tư đều thừa nhận ông là người lãnh đạo Mặt trận thống nhất chống lại Chủ nghĩa phát xít.

    Một nhóm du kích lớn khác đã từ chối chấp nhận sự lãnh đạo của ông. Đây là những người Chetniks, những người thừa kế truyền thống kháng chiến lịch sử, mà tổ tiên của họ đã lãnh đạo các cuộc chiến đấu du kích chống lại người Thổ Nhĩ Kỳ. Được chỉ huy bởi Đại tá Draja Mi-khailovich của Quân đội Hoàng gia Nam Tư, họ vẫn đội chiếc mũ lông truyền thống mang theo biểu tượng của những con dao bắt chéo, và vẫn hát những bài hát cổ đầy sự khát máu giết chóc, được viết cho phù hợp hơn với hoàn cảnh hiện tại :

    Mũ lông của tôi run lên,

    con dao của tôi cũng rung lên

    trong cuộc hành quân.

    Chúng ta sẽ giết,

    chúng ta sẽ cắt cổ tất cả những ai

    không dành thiện cảm cho Draja.

    Mikhailovich, một cựu sĩ quan tình báo, là một con người theo chủ nghĩa quân chủ trung kiên, khao khát quyền lực của ngày xưa. Mặc dù trải qua một số trường lớp, ông vẫn giữ được nhiều đức tính nguyên thủy của các bậc tiền bối, và để làm phức tạp thêm vấn đề, ông là một người đàn ông bất cần và không thích đưa ra các quyết định quan trọng. Ông ta từ chối tham gia các đội du kích của Tito vì lòng căm thù chủ nghĩa Cộng sản, vì vậy trong vòng có vài tháng, những gì bắt đầu như một phong trào yêu nước chống lại ách áp bức của bọn phát xít Hitler đã biến thành một cuộc chiến giành quyền lực chính trị chống lại Tito, một cuộc chiến cay đắng đến mức Mikhai-lovich bắt đầu bí mật cộng tác với người Đức. Một khi đất nước Nam tưloại bỏ được Tito, ông ta nói với các viên chỉ huylâm thời dưới quyền, chúng ta sẽ trở cờ chống lại người Đức. Trớ trêu thay, con trai và con gái của ông ta lại đang chiến đấu dưới ngọn cờ khởi nghĩa vũ trang của Tito.

    Chính phủ Nam tư lưu vong ở Luân Đôn tố cáo người Bolshevik đã đổ oan việc cộng tác với người Đức cho Mi-khailovich, và họ vẫn thăng cấp tướng và bổ nhiệm ông ta làm Bộ trưởng Bộ Chiến tranh kiêm Tổng tư lệnh Quân đội Hoàng gia Nam Tư. Lập luận của những người Nam Tư lưu vong này thuyết phục đến mức Anh và Mỹ bắt đầu thả dù tiếp tế rộng rãi cho Mikhailovich, và phải đến giữa năm 1943, sau một báo cáo tiết lộ từ Đại úy FW Deakin, một thanh niênOxford trẻ tuổi cùng hoạt động với Tito, Churchill mới bắt đầu nghi ngờ cho rằng tất cả viện trợ dành cho Mikhailovich đang được sử dụng để chống lại một kẻ thù không phải như ông ta đã dự tính ? Để xác định xem Tito, hay là Mikhailovich, phe nào sẽ tiếp tục nhận được phần lớn viện trợ của Đồng minh, Thủ tướng Churchill đã cử Chuẩn tướng Fitzroy Maclean, một cựu ngoại giao chuyên nghiệp 32 tuổi, đến Nam Tư với tư cách là người đứng đầu Phái bộ quân sự hỗ trợ cho các lực lượng du kích….

    Maclean, một thành viên thuộc Đảng Bảo thủ trong Nghị viện, phát hiện rằng Tito đã tập hợp những người yêu nước thuộc nhiều sắc thái chính trị thành một lực lượng hoạt động hết sức tích cực và hiệu quả. Theo ông, các đơn vị du kích đều phải có kỷ luật gắt gao, khắc khổ. Không có chuyện rượu say, cướp bóc hay hành hạngười dân ở khu vực họ đóng quân. Tất cả dường như bị ràng buộc bởi một ý thức hệ và lời thề quân nhân là đánh đuổi bọn Phát xít ra khỏi bờ cõi — và sau đó thiết lập một chính phủ công bằng dành cho tất cả mọi dân tộc đang cùng nhau chung sống trên đất nước của họ. Điều đặc biệt khiến Maclean ngạc nhiên là lòng tự hào dân tộc mãnh liệt của Tito, một đặc điểm dường như không thể phù hợp với một con người Cộng sản sôi nổi, tràn đầy nhiệt tình đến cháy bỏng. Những điều khác cũng gây bất ngờ cho Macleannhư : tầm nhìn bao quát rộng lớn của Tito; khiếu hài hước và niềm vui sướng chất phác của ông tatrước những thú vui nhỏ nhặt trong cuộc sống; rồi đến những cơn thịnh nộ bùng nổ; cùng với sự chu đáo, hào phóng và sẵn sàng quan tâm, nhìn nhận cả hai mặt của một câu hỏi…..

    Điều quan trọng nhất, Maclean đã trực tiếp tìm hiểu và biết được rằng các đội du kích của Tito, vào cuối năm 1943, đã hạ gục hàng chục Sư đoàn Đức. Không những thế, Tito còn thường xuyên bị quấy rối bởi nhóm quân Mikhailovichcũng như bởi nhóm quân Kháng chiến quân người Croatia theo chủ nghĩa dân tộc có tên là Ustachi. Họ là những tín đồ Công giáo La Mã nhiệt thành với các hành động khủng bố, khát máu ngay cả theo tiêu chuẩn Balkan. Quân Ustachi ghét người Serb, người Do Thái, Cộng sản và đặc biệt là các thành viên của Nhà thờ Chính thống Hy Lạp. Mặc dù hầu hết các quan chức giáo hội ở Croatia đều thù địch với Kháng chiến quân Ustachi, nhưng các vị chức sắc Công giáo La Mã đã nhiệt tình tham gia vào các cuộc thanh trừng đẫm máu, và thường dẫn đầu trong các cuộc tấn công khiến toàn bộ người dân ở ngôi làng bị thảm sát, cho dù họ có bỏ dòng đạo của họ hay không. Một trong những phương pháp yêu thích của quân Ustachi là đốt phá các nhà thờ Chính thống giáo với các con chiên đang bị nhốt chặt ở bên trong.

    Chính vì tin tưởng các thông tin đến từ Maclean, Churchill đã thuyết phục được Stalin và Roosevelt ở Hội nghị Teheran 43 cung cấp cho Tito sự hỗ trợ lớn lao dành cho Nam Tư. Hai tháng sau, Thủ tướng đã viết cho Tito: “... Tôi kiên quyết nói rằng Chính phủ Anh sẽ không hỗ trợ thêm về quân sự cho Mihailovic và sẽ chỉ giúp đỡ bạn, và chúng tôi sẽ vui mừng nếu Chính phủ Hoàng gia Nam Tư loại bỏ được chính ông ta ra khỏi hội đồng của họ.Tuy nhiên, về vua Peter Đệ nhị - ông ta đã trốn thoát khi còn là một cậu bé ra khỏi nanh vuốt nguy hiểm của Nhiếp chính vương Paul, và đến với chúng tôi với tư cách là đại diện của đất nước Nam Tư và với tư cách là một hoàng tử trẻ tổi đang gặp nạn. Danh dự và lòng hào hiệp của Vương quốc Anh sẽ không còn gì nếu như gạt ông ta sang một bên. Chúng tôi cũng không thể yêu cầu vua Peter Đệ nhịcắt đứt sợi dây liên lạc hiện có với đất nước của ông ấy. Vì vậy, tôi hy vọng rằng bạn sẽ hiểu rằng chúng tôi trong mọi trường hợp sẽ vẫn giữ quan hệ chính thức với anh ấy, đồng thời cung cấp cho bạn tất cả những hỗ trợ quân sự cần thiết nhất có thể. Tôi cũng hy vọng rằng lúc này có một dấu chấm hết cho các cuộc luận chiến ở cả hai bên, vì những điều này chỉ giúp ích cho người Đức.” - (Mihailovicvẫn tiếp tục chiến đấu chống lại Tito đến cùng. Sau chiến tranh bị quân đội Tito tóm được, xét xử và bị hành quyết ngày 17/7/1947 tại Belgrad…)….
    Lần cập nhật cuối: 02/10/2021
    tatpcit, viagralessdanngoc thích bài này.
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.417
    Đã được thích:
    5.939
    ... Đáp lại thịnh tình của Churchill vềnguồn viện trợ quân sự, nhưng Tito đã chỉ ra rằng tương lai chính trị của Nam-tư phức tạp hơn nhiều so với những gì mà người Anh tưởng như đã nhận ra “....Tôi khá hiểu những cam kết của Ngài đối với nhà vua Peter II cũng như Chính phủ của ông ta, và tôi sẽ cố gắng, trong chừng mực lợi ích của nhân dân chúng tôi cho phép, để tránh sự khủng khoảng chính trị không cần thiết và không gây ra phiền hà cho những người bạn Đồng minh trong vấn đề này. Tuy nhiên, tôi xin cam đoan rằng tình hình chính trị nội bộ của Nam-tư được tạo ra trong công cuộc đấu tranh giải phóng gian khổ này không chỉ là một cỗ máy dành cho sự phấn đấu của cá nhân hay một Tổ chức chính trị nào đó, mà nó là khát vọng không thể cưỡng lại của tất cả những người yêu nước, của tất cả những ai đang chiến đấu và gắn bó lâu dài với cuộc đấu tranh này, và đây là ước mong của phần lớn các dân tộc Nam Tư ..

    Vào thời điểm hiện tại, tất cả các nỗ lực của chúng tôi đều hướng tới một mục đích... để tạo ra sự liên minh và tình anh em của các quốc gia thuộc Liên bang Nam Tư, vốn không tồn tại trước cuộc chiến tranh này, và chính sự kiện đó đã gây ra thảm họa cho đất nước chúng tôi ..”





    o O o





    Bất chấp có sự khác biệt về chính trị, Churchill và Tito vẫn tiếp tục hợp tác thành công đến mức vào ngày D-Day, các Biệt đội Du kích, với sự trợ giúp của vũ khí đến từ phương Tây, đã chiến đấu ngang phân với một lực lượng ước tính lên tới 25 Sư đoàn kẻ thù , và cũng vào thời điểm đó – Hồng quân - sau cuộc chinh phục dễ dàng 2 nước láng giềng Rumania và Bulgaria vào tháng 9 - đã bắt đầu tiến vào Nam Tư, khiến cho quân Đức đã phải rút lui trên toàn bộ mặt trận. Tito thỏa thuận để tới thủ đô Moscow, với mục đích phối hợp hoạt động của các Biệt đội du kích của ông với Hồng quân Liên xô.. Người Nga yêu cầu chuyến đi của Tito bằng giá nào phải được giữ bí mật tuyệt đối, vì vậy cùng với con chó của mình mang tên là Tigar - đầu bị nhét trong bao tải - Tito đã lặng lẽ vượt qua các chốt gác của Anh tại sân bay trên đảo Vis, ngay ngoài khơi bờ biển Nam Tư, và lên một chiếc Dakota do phi công Liên Xô điều khiển. (Maclean lấy thông tin này từ các nguồn tin từ Nam Tư và tin rằng người Nga có thể đã thúc giục Tito giữ bí mật chuyến đi chỉ nhằm phá vỡ mối quan hệ thân thiết giữa Tito và Churchill. Nếu có mục đích như vậy, họ đã thành công. Churchill vô cùng khó chịu trước chuyến đi bí mật của Tito, và trong một tin nhắn đầy phẫn nộ dành cho Hopkins, ông coi đó là “hành động vô ơn, bạc bẽo”).

    Đây là chuyến thăm đầu tiên của Tito đến nước Nga kể từ năm 1940, khi ông mang bí danh Walter, là người đứng đầu của Đảng Cộng sản Nam tư, một đảng đang hoạt động bất hợp pháp không mấy quan trọng và ít người biết đến trong thời điểm đó.Giờ đây, Tito đã là Nguyên soái của một đội quân chiến thắng và là thủ lĩnh của một Đảng đang trỗi dậy, chắc chắn sẽ sớm tiếp quản đất nước Nam tư sau chiến tranh, Stalin thân tình tiếp đón ông tại ngôi nhà nghỉ dacha ở ngoại ô Moscow, nơi mà Churchill cũng đã từng tới. Stalin thì thấp nhỏ, nhưng chắc nịch, ông ta liền ôm chầm lấy Tito, và trước sự ngạc nhiên vị thượng khách, ông đã nhấc bổng Tito lên khỏi mặt đất. Tito đáp lại những sự tiếp đón thân tình này với thái độ tôn trọng, chứ không phải là một sự tôn kính khiến cho tình cảm của Stalin hạ nhiệt đi một cách trông thấy. Đặc biệt, Stalin cảm thấy rất khó chịu bởi những tin nhắn gần đây từ Tito, nhất là có một tin nhắn mang nội dung "Nếu đồng chí không thể giúp chúng tôi, ít nhất cũng đừng cản trở chúng tôi."Lúc này, nhìn Stalin có vẻ già sọm đi, nên ông càng phẫn nộ với vẻ ngoài nổi bật cùng bộ đồng phục lộng lẫy của Tito — cũng như hàng loạt sự quảng bá tốt đẹp mà Tito nhận được đến từ hệ thống tuyên truyền của phương Tây.

    “Hãy cẩn thận, Walter,” Stalin nói một cách trịch thượng tại một trong những cuộc hội đàm của họ, “Giai cấp tư sản ở Serbia rất mạnh”.

    “Tôi không đồng ý với ý kiến như vậy, thưa đồng chí Stalin,” Tito đáp lại với thái độ có vẻ bực bội khi được Stalin gọi là Walter.

    "Giai cấp tư sản ở Serbia rất yếu." (Tương truyền rằng Tito có thể là một cán bộ NKVD được đưa vào hoạt động trong Đảng Cộng sản Nam tư. Trong các cuộc trao đổi thư từ với các Cơ quan an ninh Sô-viết, ông luôn sử dụng bí danh là Frederich Franzevich Walter)

    Có một sự im lặng lúng túng bao trùm, không giúp gì cho Stalin bởi vì trên thực tế là Tito đã nói đúng. Khi Stalin hỏi về một tay chính trị gia không cộng sản nào đó ở Nam Tư, Tito trả lời: “Ồ, ông ta là một tay vô lại và là kẻ phản bội; chính hắn ta đã hợp tác với người Đức ”.

    Stalin đề cập đến một người khác và lại cũng nhận được câu trả lời cộc lốc tương tự. “Walter...” Stalin nói một cách cáu kỉnh “…đối với đồng chí, ai cũng đều là những kẻ vô lại….” “Chính xác, thưa đồng chí Stalin…” Tito trả lời theo lối nói thẳng như ruột ngựa : "…bất cứ ai phản bội đất nước của mình đều coi là một tên vô lại."

    Tình huống khó xử lại càng dễ bị đẩy lên thành sự xích mích nghiêm trọng khi Stalin tuyên bố rằng ông ủng hộ việc khôi phục ngôi vua Peter để tránh sự đụng độ với Anh và Mỹ — bởi vì vào thời điểm này trong cuộc chiến, ông vẫn cần sự giúp đỡ về mặt quân sự của phương Tây. Nhưng Tito, vốn là người rất muốn nguồn viện trợ quân sự nhưng không cần phải trả với một mức giá cao như thế, đã trả lời Stalin một cách gay gắt rằng không thể khôi phục lại chế độ quân chủ. Tito nói, mọi người sẽ không ủng hộ và mặc nhiên cho đó là một hành động hoàn toàn phản quốc.

    Stalin phải cố gắng để giữ được bình tĩnh kể cả trong giọng nói của ông ta : “Đồng chí không cần phải giúp đỡ ông ta đến cùng đâu…(?)” – rồi Thủ lĩnh Đỏ lại tung ra thủ đoạn quen thuộc của mình một cách ranh mãnh :”..tạm thời cứ đưa về. Sau đó, vào một thời điểm thích hợp, đồng chí có thể đâm một con dao vào lưng họ cơ mà..!”. Ngay sau đó, Molotov báo cáo rằng quân Anh đã đổ bộ lên bờ biển Nam Tư.

    "Không thể như thế được !" Tito thốt lên.

    "Ý đồng chí là sao ?”…Stalin nói một cách tức giận.

    "Chắc chắn là như vậy.."

    Nhưng Tito đã gạt đi bằng cách giải thích rằng chỉ có thể là ba khẩu đội pháo mà Thống chế Harold Alexander đã hứa viện trợ sẽ đổ bộ lên gần Mostar nhằm hỗ trợ cho một chiến dịch do Lực lượng kháng chiến đang tiến hành.

    “ Walter ! Hãy nói cho tôi biết ..” – Stalin hỏi Tito : “Đồng chí sẽ làm gì nếu người Anh thực sự tìm cách cố gắng đổ bộ vào Nam Tư trái với ý định của đồng chí ?”

    "Chúng tôi sẽ đưa ra sự phản kháng kiên quyết."…
  4. viagraless

    viagraless Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    743
    Đã được thích:
    407
    Cuốn này hay thật, nhiều tình tiết mà bao lâu nay mình chỉ nghe lơ mơ.
    Cảm ơn chủ thớt nhiều. Chúc đồng chí khoẻ !
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.417
    Đã được thích:
    5.939
    Cuốn này khắc hoạ tính cách nhân vật khá hay, nên lúc dịch cái gì chưa hiểu mình phải tham khảo khá kỹ...Cám ơn bác Viagraless đã dành lời khen...
    viagraless thích bài này.
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.417
    Đã được thích:
    5.939
    Tito thể hiện hành động, tính cách độc lập, tự chủ của ông ngay cả trong các cuộc thảo luận quân sự, dứt khoát tuyên bố rằng ông sẽ chỉ cho phép Hồng quân tiến vào đất nước Nam tư theo lời mời của ông, và nói rõ rằng ông chỉ cần một sự hỗ trợ hạn chế: một sư đoàn thiết giáp là vừa đủ để giúp ông giải phóng Belgrade; hơn nữa, Hồng quân sẽ không được phép chiếm đoạt các chức năng dân sự và hành chính ở Nam Tư, giống như tình hình hiện nay tại Rumania và Bulgaria. Stalin đồng ý với những điều kiện này với sự trọng đãi hiển nhiên ; ông sẽ chi viện cho Tito một Quân đoàn thiết giáp thay vì một Sư đoàn - tức là gấp khoảng bốn lần những gì mà Tito vừa yêu cầu.

    Tito bay về nhà đúng lúc Quân đoàn Hồng quân mà Stalin đã hứa hỗ trợ đang ào ạt tiến vào Nam Tư, và chỉ khoảng ba tuần sau, các đồng đội của Tito, với sự hỗ trợ này, cuối cùng đã chiếm được thủ đô Belgrade. Nó đánh dấu sự kết thúc cuộc Chiến tranh quân sự của Tito, vì lúc này, người Đức giờ chỉ muốn đào tẩu sang Hungary. Đời sống chính trị của Tito cũng thay đổi, người từng là kẻ chui lủi ngoài vòng pháp luật, giờ đây sống trong Cung điện Trắng của Hoàng tử Paul ở ngoại ô Belgrade. Đầu tiên, ông trả món nợ lớn của mình cho Churchill bằng cách ký một thỏa thuận với chính phủ Nam tư lưu vong ở London để các cuộc bầu cử tự do quyết định Chính phủ lâm thời của Nam Tư. Điều khoản thỏa thuận này chẳng hề ảnh hưởng đến vị trí của Tito. Không giống như các nhà lãnh đạo Cộng sản của các quốc gia khác ở Đông Âu,ở Nam tư, Tito là một anh hùng thực sự, một vị cứu tinh của đất nước, và không nghi ngờ gì nữa khi đa số đồng hương của ông sẽ bầu chọn ông là nhà lãnh đạo đất nước Nam tư thời hậu chiến.






    o O o







    Vài ngày sau khi Tito đi khỏi, Churchill đến Moscow. Ông ta rất muốn gặp Stalin - “người mà tôi luôn coi là có thể nói chuyện dựa trên lòng nhân từ”, về tình trạng hậu chiến của các nước mới được giải phóng ở châu Âu. Hai nguyên thủ đang thảo luận về những câu hỏi dành cho các vấn đề tại Ba-lan thì Churchill đột ngột nói: “Ngài hãy cùng chúng tôi dàn xếp công việc ở khu vực Balkan. Quân đội các Ngài đang ở Rumania và Bulgaria. Chúng tôi cũng có lợi ích, nhiệm vụ và các nhân viêntại đó. Đừng để chúng tôi thực hiện mục đích trái ngược nhau theo những cách không được hoan nghênh cho lắm. Cho đến nay, như nước Anh và Nga vẫn từng hợp tác cùng nhau, nếu như Ngài có được 90% phần trăm ưu thế ở Rumania, thì cũng để chúng tôi có 90% tiếng nói ở Hy Lạp, và 55% tại Nam Tư? ” Thủ tướng vừa nói vừa viết nguệch ngoạc lên một tờ giấy, sau đó ném tờ giấy qua bàn cho Stalin, và trên tờ giấy đó, Stalin thấy rằng ngoài tỷ lệ phần trăm của Rumania, Hy Lạp và Nam Tư, Churchill còn đề xuất rằng Hungary được chia 50-50 và rằng Nga có 75 % chiếm ưu thế ở Bulgaria. Sau cùng, Nguyên soái dừng lại, và ông vạch một nét bút chì lớn màu xanh lên tờ giấy đó.

    Thế là, chỉ có một vài giây lịch sử đã được thực hiện trong một không gian như vậy : “Có lẽ lịch sử hơi hoài nghi nếu như chúng ta đã giải quyết xong những vấn đề định mệnh liên quan đến hàng triệu người theo một cách như vậy..”, và sau đó một khoảnh khắc, Thủ tướng nói tiếp :”Hãy để chúng tôi đốt tờ giấy này !”

    “Không, Ngài hãy giữ lấy nó..!” Stalin trả lời.

    Hai đồng minh đã gửi một bức điện chung cho Roosevelt thông báo rằng họ cùng đồng ý về một chính sách chung ở bán đảo Balkan. Churchill cũng gửi một tin nhắn riêng cho Tổng thống:

    “…ĐIỀU HOÀN TOÀN CẦN THIẾT LÀ CHÚNG TA NÊN CÓ ĐƯỢC MỘT SUY NGHĨ CHUNG VỀ BALKAN, QUA ĐÓ CÓ THỂ NGĂN CHẶN ĐƯỢC NỘI CHIẾN XẢY RA Ở NHIỀU QUỐC GIA, MÀ KHI ĐÓ CÓ LẼ NGÀI VÀ TÔI SẼ ỦNG HỘ MỘT BÊN, CÒN U.J. (CHÚ JOE-CHỈ STALIN) SẼ ỦNG HỘ BÊN CÒN LẠI. TÔI SẼ THÔNG BÁO CHO NGÀI MỌI THỨ, VÀ TRỪ CÁC THỎA THUẬN SƠ BỘ GIỮA ANH VÀ NGA, SẼ KHÔNG CÓ GÌ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT BÊN NGOÀI MÀ CHƯA BÀN BẠC QUA VỚI NGÀI. TRÊN CƠ SỞ NHƯ VẬY, TÔI TIN TƯỞNG CHẮC CHẮN RẰNG, NGÀI SẼ KHÔNG PHẬT Ý KHI CHÚNG TÔI NỖ LỰC BÀN THẢO VỚI NGƯỜI NGA…”






    3.






    Sau khi Phương diện quân Ukraina III của Nguyên soái Feodor Ivanovich Tolbukhin giúp Tito chiếm được Belgrade vào tháng 10 năm 1944, họ đã tiến về phía tây bắc để giúp Phương diện quân Ukraina II của Nguyên soái Rodion Yakovlevich Malinovsky tiến vào giải phóng Hungary. Từng là một hoàng đế La Mã Thần thánh cũng là nhà vua của đất nước Hungary, và trong nhiều năm, các Hoàng đế của Áo, thuộc Vương triều Hapsburgs, cai trị như những vị vua, nhưng trong số tất cả các chính phủ kỳ lạ được những người hào hoa của nó phải chịu đựng, không có chính phủ nào kỳ lạ hơn hiện tại. Thời điểm này, Hungary là một vương quốc không có vua, được cai quản bởi một vị Đô đốc lại không hề có lực lượng hải quân - Nhiếp chính vương Miklos von Horthy - người sẽ phải hứng chịu sự “thay ngựa giữa dòng”bất chợt của Adolf Hitler.

    Sau Thế chiến thế giới thứ nhất, những người trong Vương triều Hapsburgs bị lưu đày nhưng điều này không giúp ích gì cho những người nông dân không có tấc đất cắm dùi, vì chế độ phong kiến vẫn nằm dưới chân của chế độ quân chủ không ngai vàng của Horthy. Do đó, không nơi nào ở châu Âu lại tồn tại tình trạng nghèo đói khủng khiếp trong bối cảnh xa hoa lộng hành đến như vậy. Hungary đã song hành cùng Hitler trong cuộc Thập tự chinh chống lại Chủ nghĩa Cộng sản với ít nhiều nhiệt huyết, nhưng khi tình hình chính trị bắt đầu xấu đi thì Hitler đã đặt dấu chấm hết cho sự hư cấu về nền độc lập của Horthy khi vài tháng trước ngày D-Day, ông ta đã ra lệnh chiếm đóng toàn bộ Hungary…

    Người cai trị trên thực tế hiện nay là Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền của Hitler tại Budapest - Đại tướng SS, Tiến sĩ Edmund Veesenmayer - nhưng với các lực lượng Hồng quân chỉ còn cách Budapest chưa đầy 100 dặm, Horthy cho rằng cơ hội cuối cùng để quân đội Hungary (vốn đang vẫn giao tranh với người Nga) buộc lòng phải đầu hàng họ để cố gắng giành được một số thuận lợi trong việc đàm phán về chính trị sau này. Nhưng vì mọi bí mật ở Budapest thường được thảo luận rầm rộ ngay cả ở trong các quán cà phê, nên người Nga gần như biết ngay lập tức về quyết định của Horthy và giao cho một Đại tá Hồng quân tên là Makarov nhiệm vụ xử lý nhanh các vụ việc. Makarov đã viết hai bức thư với những lời hứa hẹn ngông cuồng đến mức Horthy vội vã cử một cấp phó đến ngay thủ đô Moscow để đàm phán. Mang phong cách điển hình của người Hungary, Đô đốc Horthy đã quên ủy quyền bằng văn bản cho cấp phó của mình và vì thế, ông ta phải cử gấp một họa sĩ thuộc trường phái ấn tượng nổi tiếng mang đầy đủ các giấy tờ thích hợp đuổi theo ; và người Nga thường giả vờ dường như họ không biết gì về Đại tá Makarov và những lá thư mang nội dung hứa hẹn viển vông của ông ta. Tất nhiên, kết quả là sự rối loạn và chậm trễ; và khiến cho mọi việc càng trở nên rối ren và trì trệ, nhất là đối với các yêu cầu bắt buộc của người Nga…..
    caonam_vOz, tatpcitdanngoc thích bài này.
  7. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.417
    Đã được thích:
    5.939
    ... Cũng là một người Đức điển hình nên Hitler hoàn toàn biết rõ chuyện gì đang xảy ra. Trong khi không khí cuộc đàm phán của các đại biểu Hungary tại Mátxcơva ngày càng trở nên xấu đi, thậm chí còn tồi tệ hơn, Hitler cử ngay SS-Sturmbann-fuhrer (Thiếu tá) Otto Skorzeny, một sĩ quan 36 tuổi đến Budapest để buộc các nhà lãnh đạo Hungary trở lại hàng ngũ của phe Trục. Xuất thân từ người thành Viennese, cao tới 1m 95 mang dáng dấp của một con người khổng lồ; với khuôn mặt có một vết sẹo lớn trên mặt do thời sinh viên đã dám thách đấu với một vũ công ba lê, và Skorzeny luôn mang trong mình khí phách của một tay lính đánh thuê thuộc thế kỷ XIV. Cuối năm 1943, chính anh ta đã đột ngột thả xuống bầu trời với nửa tá tàu lượn để giải cứu Mussolini trong một chiến dịch biệt kích thành công vang dội khiến Skorzeny trở nên nổi tiếng với bạn bè cũng như trong con mắt kẻ thù.

    Luôn mang trong mình một niềm tin thần bí với những con người kiểu như vậy, Hitler chỉ có việc đơn giản là cử Skorzeny đến Budapest với một Tiểu đoàn nhảy dù duy nhất, với những lời dặn dò nhằm phải ngăn chặn, không cho Horthy đổi “phe”. Chiến dịch "Panzerfaust" do Skorzeny thực hiện đã chiếm được Lâu đài Thành cổ, nơi Horthy đang sống và cai trị, bằng một cuộc đảo chính đổ máu rất ít ỏi. Nhưng mọi thứ phức tạp là một cách sống thông thường ở Balkan, kể cả Skorzeny cũng phải đối mặt với một âm mưu khác: sự đầu hàng của đất nước Hun-gary đến từ một tay Horthy khác, Miklos “Miki” Horthy, con trai của vị Đô đốc, người đang làm điều đó với sự hỗ trợ ngầm của người cha. Miki vốn là kẻ “có gu sống quái đản” thuộc gia tộc Horthy, khét tiếng với những bữa tiệc hoang dã của mình trên đảo Margit, và tại thời điểm này, khi người anh trai Istvan, một phi công, đã tử trận ở Mặt trận miền Đông, chỉ còn có “Miki” là niềm hy vọng đồng thời cũng là tuyệt vọng của người cha. Khi Skorzeny biết được nguồn tin từ một nhân viên tình báo Đức thông báo rằng “Miki” đã gặp đại diện của Tito để đàm phán hòa bình với Nga, hắn ta liền đồng ý giúp Gestapo sẽ bắt cóc chàng trai trẻ trong lần gặp gỡ đại diện của Nam Tư tiếp theo. Chiến dịch đó được mang tên là “Chuột Mickey”.

    Vào ngày 15 tháng 10 năm 1944, trong cuộc gặp gỡ tiếp theo với tay đặc vụ của Tito, ngay lập tức “Miki” bị những nhân viên của Skorzeny và Gestapo bắt giữ, được bọc trong một tấm thảm lớn và bí mật đưa ra sân bay. Khi vị Nhiếp chính vương được thông báo rằng con trai ông vừa bị bắt sang Đức, ông đã tố cáo nước Đức Quốc xã và nói với Hội đồng Vương quyền rằng, họ nên chỉ thị cho các nhà đàm phán của mình ở Moscow phải đầu hàng người Nga với bất kể điều khoản như thế nào.

    Ngay chiều hôm đó, Tiến sĩ Veesenmayer, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền của Hitler tại Budapest, đã gọi điện đến Lâu đài Thành cổ và được Horthy thông báo tóm tắt rằng ông đang đàm phán với Đồng minh để thỏa thuận các điều kiện đầu hàng, và ít giờ sau, một đoạn băng ghi âm giọng nói của vị Đô đốc lặp đi lặp lại trên Đài phát thanh thông báo rằng Hungary sẽ thiết lập một nền hòa bình riêng rẽ với người Nga. Tất nhiên, tạm thời chưa có chuyện gì xảy ra - tất cả chỉ là bàn tán, và bản thân người Liên Xô cũng khá bực mình; họ nói với Horthy rằng sẽ không có chuyện đình chiến trừ khi ông ta chấp nhận các điều khoản của họ trước 8 giờ sáng ngày hôm sau. Cho đến tận khuya, Horthy và các bộ trưởng của ông cứ sa đà vào mọi sự tranh cãi mà không đạt được thỏa thuận nào cả, cuối cùng thì Đô đốc đành đi ngủ trong sự phẫn uất. Còn lại, các bộ trưởng ngồi lại với nhau, đồng ý có một lối thoát dành cho mọi người là nên xin sang Đức tị nạn, và một sứ giả tên là Vattay được cử đến để thông báo cho Horthy về quyết định của họ. Nhưng bất kỳ một nhà chính trị nào của Hungary cũng có thể đoán ra kết quả: Horthy bực bội từ chối thoái vị và quay trở lại giường ngủ. Những gì tiếp theo lại hoàn toàn theo đúng kiểu Hungary, tay sứ giả Vattay dường như không thích báo tin xấu và chỉ đơn giản nói lại với các bộ trưởng rằng Horthy đã chấp nhận”toàn bộ” giải pháp của họ…

    Do đó, Thủ tướng Hungary đã gửi một bức thư cho Tiến sĩ Veesenmayer thông báo rằng Hội đồng Vương quyền đã từ chức và bản thân Nhiếp chính vương Horthy sẽ thoái vị. Khoảng ba giờ sáng khi mà Veesenmayer nhận được tin nhắn, và phải mất thêm một giờ nữa ông mới đánh thức được Bộ trưởng Ngoại giao von Ribbentrop ở Berlin, người nói rằng ông ta sẽ phải được Quốc trưởng đồng ý. Việc này kéo dài thêm hai giờ và phải đến 5 giờ 15, cuối cùng thì Hitler mới chấp nhận thoái vị của Horthy. Khoảng 20 phút sau (5g35), Veesenmayer lái xe đến Lâu đài Thành cổ. Bên trong, Horthy vẫn đang chống cự mọi nỗ lực khiến ông phải thoái vị, nhưng ngay khi nghe thấy tiếng kèn hiệu báo hiệu Veesenmayer đã đến , Horthy đành phải nhượng bộ và bước ra thềm sảnh.

    Veesenmayer và nhìn vào đồng hồ của mình và lịch sự: “Tôi có nhiệm vụ khó chịu là tạm thời phải giữ Ngài…bởi vì cuộc tấn công sẽ bắt đầu sau mười phút nữa..." Chắc là ông ta đang đề cập tới Chiến dịch “Panzerfaust”, sẽ phát động vào lúc 6 giờ sáng. Veesenmayer liền nắm lấy tay Horthy và hộ tống nhà vua vào chiếc xe của mình. Khi chiếc xe bắt đầu chuyển bánh, đồng hồ đã chỉ 5:58 sáng. Tại Đại sứ Đức, có ai đó điện thoại cho Ribbentrop thông báo rằng mọi thứ đã diễn ra êm đẹp và không đổ máu.

    Thật không may, không hề ai nói cho Skorzeny. Vào lúc 5:59 sáng “Mặt sẹo”vẫy tay – ra hiệu bắt đầu khởi đầu chiến dịch “Chuột Mickey” - rồi đứng dậy, chỉ về phía Thành cổ, và những người lính dù Đức bắt đầu xônglên một ngọn đồi dốc. Trong vòng nửa giờ, với cái giá phải trả là bảy mạng sống, Skorzeny đã chiếm được Lâu đài Thành cổ - một cách hoàn toàn không cần thiết.






    o O o







    Mặc dù bây giờ Hungary đã nằm dưới sự kiểm soát của Hitler có vẻ vững chắc hơn bao giờ hết, liên quân Đức-Hungvẫn bị Hồng quân đẩy lùi một cách đều đặn. Vào đêm Giáng sinh năm 1944, xe tăng Nga xông vào vùng ngoại ô Buda - ở phía tây sông Danube; còn bên khu Pest ở phía bờ đông — và một số ít Hồng quân đã tiến xa đến tận Khách sạn Gellert nổi tiếng.Những người dân Hungary đang đi mua sắm trong kỳ nghỉ Giáng sinh trên những chiếc xe đẩy vẫn bình tĩnh nhìn đoàn xe tăng Nga chạy ầm ầm, ai cũng tưởng rằng đó là người Đức; mãi đến khi những ngôi sao đỏ cuối cùng được ai đó nhìn ra đã làm cho một số người rơi vào tình trạng hoảng loạn. Trong tầm nhìn của họ, các xe tăng Tiger đã vượt qua cây cầu bắc qua sông Danube và kịp thời hạ gục đoàn xe tăng Nga đang tiến đến.

    Đây chính là những mũi nhọn tiền phương thuộc Phương diện quân Ukraina III của Tolbukhin, đã vượt qua hạ lưu sông Danube ở Budapest. Mặc dù cuộc đánh thăm dò đầu tiên vào thủ đô dễ dàng bị đẩy lui, Tolbukhin đã gia tăng áp lực từ phía nam trong khi Phương diện quân Ukraina II của Malinovsky đang băng qua thượng lưu sông Danube ở phía trên Budapest. Vào ngày 27 tháng 12, hai lực lượng lớn gặp nhau ở phía tây thành phố, và chín sư đoàn – bao gồm 5 Sư đoàn Đức và 4 Sư đoàn Hungary – đã bị hợp vây cùng 800.000 dân thường. Mặc dù cuộc tấn công của Tolbukhin vào khu Buda dày đặc đồi núi dễ dàng bị đánh trả, nhưng một cuộc tấn công mạnh mẽ hơn nhiều của Malinovsky vào phía trên khu Pest, cuộc tấn công này diễn ra trên địa hình bằng phẳng, rất thuận tiện cho lực lượng cơ giới, không thể bị ngăn chặn và đến ngày 10 tháng Giêng năm 1945, Hồng quân đã xóa sổ tám quận trong thành phố với sự giúp đỡ của những người lính Rumani vừa mới đổi phe. Điều này đạt được chủ yếu nhờ những trận chiến giáp lá cà trên các đường phố vì Hồng quân không muốn gây nguy hiểm cho hệ thống đường thủy của Budapest bằng các cuộc ném bom tổng lực hoặc pháo binh của họ……
    caonam_vOztatpcit thích bài này.
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.417
    Đã được thích:
    5.939
    Sáng sớm ngày 17 tháng Giêng, quân phòng thủ của khu Pest rút vào Buda qua sông Danube. Những người lính Hungary từ chối cho nổ tung các cây cầu lịch sử của họ; họ nói rằng băng trên sông Danube đủ dày để cho các xe tăng di chuyển, không nhất thiết phải phá hủy cây cầu. Còn người Đức trả lời rằng đây không phải là thời gian của lịch sử và tự mình giật mìn cho nổ tung những cây cầu.

    Ở Pest, các dân thường Hungary đang co ro chờ đợi làn sóng cướp bóc, hãm hiếp và giết người từ những người Bolshevik mà người Đức đã luôn nhồi sọ cho họ. Nhưng trước sự ngạc nhiên của mọi người, Hồng quân đã nhân đạo phân phát bột mì, lúa mạch, cà phê, bánh mì đen, đường và bất cứ thứ gì họ đang dự phòng. Không có vụ giết dân thường và rất ít vụ cưỡng hiếp xảy ra. Những người lính Xô Viết đã được thông báo rằng Hungary là "một đất nước tốt mặc dù thiếu văn hóa" và do đó rất thân thiện với người dân. Họ thích tặng quà và đôi khi cướp một ngôi nhà chỉ để chuyển thành chiến lợi phẩm cho những người hàng xóm bên cạnh. Thật kỳ lạ, khi rời khỏi thành phố, một số binh sĩ đã lấy đi đồ chơi mà họ đã cho trẻ em. "Chúng tôi mang theo gấu bông của con bạn", một lính Nga nói với một người đàn bà đang cáu giận. "Những đồng độiở phía sau chúng tôi sẽ mang lại quà cho các bạn nhiều hơn..” Đơn giản là họ muốn có chút quà cho lũ trẻ nhỏ khác trên đường ra mặt trận…(toàn bộ phần này rất trái ngược với phần Chiến dịch Hungary trong quyển “Vụn vỡ”, chứng tỏ rằng ngay ý kiến của các Sử gia phương Tây cũng hoàn toàn trái ngược nhau, mình chỉ dịch đúng nguyên bản và mong mọi người “gạn đục khơi trong”, đừng trách chủ thớt…ND)……

    Sang ngày 11 tháng Hai, ngày cuối cùng của Hội nghị Yalta, trận chiến ở phía tây sông Danube đã trở thành một cuộc vây hãm gắt gao. Cố thủ an toàn trên các ngọn đồi khu Buda, liên quân Đức-Hung đã nã pháo vào bất kỳ nỗ lực nào của Hồng quân nhằm vượt qua con sông Danube phủ đầy băng giá. Nhưng 70.000 quân phòng thủ cũng bị mắc kẹt; các lực lượng khác của Nga đang đóng chặt đường thoát của họ theo hướng tây.

    Cuối cùng, vào khoảng thời gian Roosevelt đang thưởng thức bữa tối bít tết ngon tuyệt trên tàu Catoctin, chỉ huy Đức Quốc xã ở Buda, Karl von Pfeffer Wilden-bruch, đã ra lệnh cho người của mình chia thành ba nhóm riêng biệt thử tìm cách phá vòng vây của Liên Xô . Rõ ràng là hầu như không có cơ hội trốn thoát, nhưng ít người phản đối. Thà chết trong chiến đấu còn hơn bị tiêu diệt. Cơ hội trốn thoát thậm chí còn nhỏ hơn mức tưởng tượng. Các chỉ huy Hồng quân đã biết tất cả về cuộc đột phá và đã bí mật rút quân của mình khỏi các tòa nhà đầu tiên bao bọc xung quanh liên quân Đức-Hung.

    Khi ba nhóm chuẩn bị di chuyển theo các hướng khác nhau, các dàn “Cachiusa” bắt đầu khai hỏa, đạn rocket thi nhau bắn vào các tòa nhà mà Hồng quân vừa sơ tán. Liên quân Đức-Hung vừa chui ra khỏi nơi ẩn nấp chỉ được yểm trợ bằng súng máy thì họ đã phải thi nhau phơi mình ra làm mồi trước một màn hỏa lực đến từ các loại “Cachiusa” và pháo binh Sô-viết. Hầu hết, tất cả đều bị đốn hạ trong vài phút đầu tiên. Những người khác tiếp tục lao đến, cố gắng vượt qua một cách tuyệt vọng. Những người sống sót sau màn hủy diệt của rocket và pháo binh đã gặp phải số lượng lớn lính bộ binh Nga đến nỗi dường như không thể có một người lính nào sống sót, chứ chưa nói đến việc trốn thoát; tuy thế, lợi dụng bóng tối và tình hình đang hỗn loạn, gần 5000 người Đức-Hung đã vượt qua các chốt chặn, bao vây của người Nga.

    Một ví dụ là Thiếu úy Gyula Litterati thuộc Sư đoàn 12 Hungary biết mọi ngóc ngách đường phố ở khu Buda, nên anh dẫn đầu một nhóm — 11 người Hungary và bốn lính SS Đức — chạy lên Đồi Swabian đầy tuyết bằng cách đi theo đường ray xe lửa leo núi. Gần rạng sáng ngày 12 tháng 2, khi Litterati đi đến một khu rừng nhỏ, đột nhiên, anh ta giật bắn người vì nghe thấy một tiếng huýt sáo ngay sát cạnh. Phía trước hai thước là một người Nga được che kín bằng một tấm ga trải giường. Những hình dáng được ngụy trang khác cùng một lúc bật lên. Khi Litterati với lấy khẩu súng máy đeo sau lưng, anh ta thoáng thấy một khuôn mặt hung dữ, man rợ và cảm thấy có thứ gì đó đập mạnh vào đầu. Litterati liền ngất đi.

    Đến rạng sáng, cuộc giao tranh kết thúc và người Nga lục soát đống xà bần thuộc khu Buda để tìm kiếm những người sống sót sau cuộc đột phá trong tuyệt vọng, tàn sát những người Đức bị kiệt sức hoặc bị thương đang nằm lại. Những chiếc xe tải có gắn loa phóng thanh chạy quanh các khu rừng trên những ngọn đồi Buda và phát đi những lời kêu gọi những kẻ đang ẩn náu hãy ra ngoài sẽ được “đối xử tử tế”. Nhưng nếu quân Đức xuất hiện, họ sẽ bị bắn hạ; Lính Hungary thường bị giam giữ hoặc xin gia nhập Hồng quân. Những người lính “đổi phe”sẽ được phát một dải băng đỏ gắn vào ống tay áo của mình để rồi cùng hành quân nhằm vây bắt những kẻ Hungary cứng đầu khác.

    Lúc này, tay Thiếu úy Litterati trẻ tuổi đã tỉnh lại. Anh ta ngẩng đầu lên và thấy bốn lính SS trong nhóm của anh phải đứng kh-ỏ-a thân trước một hàng binh sĩ Hồng quân đang cười nhạo họ. Sau đó, mọi thứ có vẻ bình thường, lính Nga nâng súng tiểu liên của họ lên và thi nhau siết cò. Tiếp theo, một trong những người Nga bước đến cạnh Litterati, chỉ vào anh và nói "Mày là một sĩ quan Đức."

    Litterati cố gắng thuyết phục người lính Nga rằng anh ta chỉ là người Hung, nhưng vô ích; người Nga gọi anh là kẻ nói dối và chỉ vào các huy chương Đức và Hungary trên ngực áo anh. Những người lính của Litterati đã cố gắng giải thích, nhưng người Nga đã nạp đạn….

    "Tên phát xít, mày phải chết!" một người lính Liên Xô gào lên.

    Litterati đưa mắt cầu cứu xung quanh một cách tuyệt vọng. Anh nhìn thấy một người đàn ông cao lớn trong bộ đồng phục Hungary, quấn một dải băng đỏ xung quanh cánh tay. "Đồng chí, hãy nói với những người Nga điên rồ rằng đây là những người Hungary, không phải là người Đức!"

    Thật kỳ diệu, Litterati đã tìm thấy phao cứu sinh, một người lính Hung “trở cờ” được Hồng quân tin tưởng và Litterati liền được đưa ngay đến nhà của người trồng rừng ngay gần đó. Quá kiệt sức vì vết thương, Litterati nằm dài trên giường với một chiếc khăn tay đỡ dưới đầu để giữ cho máu khỏi chảy ra….

    Anh nhìn thấy một khuôn mặt quen thuộc đang nhìn mình chằm chằm. Đó là khuôn mặt "man rợ"mà anh đã từng chạm trán. Trong khi một y tá Nga rửa sạch vết thương trên đầu Litterati, người lính Xô Viết có vẻ ngoài hung dữ đã cười toe toét, rút ra 2 gói thuốc lá và ấn vào tay anh lính Hungary một cách nhiệt tình.

    Trong số 70.000 lính dưới quyền Pfeffer-Wildenbruch, có hơn 700 người trốn thoát đến phòng tuyến quân Đức. Hầu hết những người còn lại đều bị giết trong trận chiến hoặc bị đối phương sát hại. Chỉ huy Liên Xô tuyên bố rằng người của ông ta đã bắt được 30.000 người, vì chỉ có vài nghìn tù binh trong tay nên ông ta đơn giản là bắt giữ khoảng 25.000 dân thường từ các đường phố của khu Buda. Nhưng các câu chuyện có thật về việc giết các tù nhân cũng như nhiều báo cáo về nạn cưỡng hiếp và cướp bóc tràn lan khắp khu Buda không thể bị dập tắt, và những người ở phía bên kia sông Danube đang bắt đầu tự hỏi liệu giải phóng có phải là một sự ban phước lành đến như vậy hay không.

    Cùng trong ngày hôm đó, con tàu Catoctin bắt đầu đưa Roosevelt rời cảng Sevastopol của Crimea. Theo như Tổng thống lo ngại, tương lai của vùng Balkan đã được đảm bảo vào thời điểm Stalin chấp nhận Tuyên bố về sự Giải phóng châu Âu. Roosevelt biết rằng các chính phủ do Cộng sản thống trị đã và đang bị cưỡng bức những người dân Bulgaria, Rumania và Hungary về phe Moscow, nhưng ông cho rằng mọi thứ rồi sẽ đâu vào đấy — tất cả buộc phải tuân theo các điều khoản thuộc hội nghị Yalta…..
    caonam_vOz, tatpcit, viagraless1 người khác thích bài này.
  9. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.417
    Đã được thích:
    5.939



    Chiến dịch “Thunderclap”







    1.






    Khi thông cáo chung của Hội nghị Crimea được công bố trong ngày 12 tháng 2, hầu như cả người Anh và người Mỹ đều nhiệt tình tán thành. Ở Anh, các bài báo hàng đầu như Manchester Guardian, Daily Express Daily Worker đều đưa lên trang nhất ca ngợi những quyết định của Tam Cường. Nhà báo Joseph C. Harsch thuộc Christian Science Monitor (Tổ chức tin tức quốc tế, thông tin toàn cầu. Viết tắt là CSM) bày tỏ phản ứng chân thành của hầu hết người dân Mỹ: “... Hội nghị Crimea nổi bật hơn so với các hội nghị trước đó vì tính quyết định của nó. Các Phiên họp tạo nên Hiến chương Đại Tây Dương, ở Casablanca, Teheran, Quebec — tất cả những điều này đều bị chi phối về mặt chính trị, bởi cả cách thức tuyên bố. Chúng là những tuyên bố về chính sách, về nguyện vọng, về ý định nhưng lại không mang tính quyết định. Rõ ràng, cuộc họp tại Yalta hàm chứa bởi sự mong muốn, sự sẵn sàng và quyết tâm đạt được những quyết định chắc chắn nhất.”

    Cũng có một bầu không khí hoan nghênh tương tự trên toàn đất nước Liên Xô. Pravda đưa ra một phần bình luận riêng dành cho hội nghị; Theo ý kiến của họ, các quyết định đạt được ở đó chỉ ra rằng "liên minh của Tam Cường không chỉ sở hữu một ngày hôm qua lịch sử mà còn là một ngày mai vĩ đại", và báo Izvestia khẳng định rằng đó là "sự kiện chính trị vĩ đại nhất của thời đại ngày nay."

    Bản thông cáo chung cũng làm Goebbels vui mừng, vì nó tạo cơ hội cho ông ta tăng cường tuyên truyền về Kế hoạch Morgenthau và vấn đề đầu hàng vô điều kiện, đồng thời tuyên bố rằng quyết định của Big Three tại Yalta nhằm chia cắt và buộc Đức quốc phải bồi thường chiến phí chỉ buộc nước Đức phải chiến đấu hết mình với một động lực mới — hoặc họ sẽ bị xóa sổ hoàn toàn . (Kế hoạch Morgenthau được đề xuất nhằm loại bỏ khả năng tiến hành chiến tranh của nước Đức sau WW II bằng cách thủ tiêu ngành công nghiệp vũ khí và tước đoạt hoặc phá hủy các ngành công nghiệp chủ chốt khác làm nền tảng cơ bản cho sức mạnh quân sự của nước Đức. Kế hoạch này lần đầu tiên do chính Bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Morgenthau Jr kiến nghị mang tên là Chương trình dành cho nước Đức sau khi đầu hàng. Khi Kế hoạch Morgenthau được báo chí Mỹ đăng tải vào tháng 9 năm 1944, chính phủ Đức đã nắm giữ tin này ngay lập tức và sử dụng chúng như một phần của những nỗ lực tuyên truyền trong 7 tháng cuối cùng của cuộc chiến ở châu Âu nhằm thuyết phục người Đức phải tiếp tục chiến đấu đến cùng)..

    Ở nước Pháp, sự hào hứng về quyết định để họ có một khu vực chiếm đóng tại Đức với sự đại diện cho bộ máy kiểm soát trung tâm bịgiảm nhiệtvì de Gaulle cảm thấy như mình bị mất mặt. Cũng nên thông cảm cho sự bực bội của vị tướng. Không chỉ bị từ chối yêu cầu tham dự hội nghị mà de Gaulle còn không hề hay biết gì về kết quả của hội nghị Yalta cho tới khi mà Jefferson Caffery, Đại sứ Mỹ tại Pháp, trao cho ông ta một bản ghi nhớ vào ngày 12 tháng 2. R.W. Reber, một nhà chính trị hàng đầu tại Pháp, còn đánh điện báo Roosevelt rằng de Gaulle đã tỏ ra “lạnh nhạt” vì chót “mong đợi một vai trò lớn hơn ngoài thông cáo chung.”Báo cáo này cộng với việc bị de Gaulle từng từ chối gặp tại Alger đã khiến cho Roosevelt, người vốn không ưa vị tướng, cảm thấy khó chịu. “Chà, tôi chỉ muốn thảo luận một số vấn đề khúc mắc giữa chúng tôi với ôngta thôi mà...”Tổng thống nói với Leahy. "Còn nếu ông ấy không muốn, cũng chả làm gì khác được…."

    Nhưng ít ra, de Gaule bề ngoài còn tỏ ra lịch sự về kết quả hội nghị Yalta, nhưng người Ba Lan di cư ở Anh và Mỹ lại tỏ ra khó tính hơn. Được lãnh đạo bởi Thủ tướng Tomasz Arciszewski, người thay thế Mikolajczyk, trên thực tế, họ tuyên bố rằng Roosevelt và Churchill đã giao Ba Lan cho Liên Xô như một sự hy sinh để có sự đoàn kết. Có một người Balan đã làm nhiều hơn cả những lời buộc tội ; Trung tướng W. Anders, tư lệnh Quân đoàn II Ba Lan, đã đóng vai trò dũng cảm chiếm giữ Monte Cassino, đã đe dọa rút quân đội ra khỏi chiến tuyến. Ông nói với Wladyslaw Raczkiewicz, Tổng thống Cộng hòa, rằng ông không thể chấp nhận một kết quả như vậy :

    LƯƠNG TÂM TÔI CHO RẰNG VỚI QUYẾT ĐỊNH ĐƠN PHƯƠNG ĐEM BA-LAN RA LÀM CHIẾN LỢI PHẨM CỦA NHỮNG NGƯỜI BOLSEVIK NHƯ THẾ THÌ HIỆN TẠI KHÔNG THỂ ĐÒI HỎI BẤT KỲ SỰ HY SINH XƯƠNG MÁU NÀO CỦA BINH LÍNH NỮA…

    Những người Ba-lan lưu vong còn có thể phản đối mạnh hơn vì một vụ nữa nhưng Bá tước Edward Raczynski (Đại sứ của Chính phủ Ba-lan tại Luân đôn) lại không nói gì. Trước đó không lâu, Sir Owen O’Malley (Đại sứ Anh bên cạnh Chính phủ Ba-lan Luân-đôn) đã cho Raczynski xem bản báo cáo cuối cùng về cuộc điều tra toàn diện của ông trong vụ thảm sát 11.000 sĩ quan Ba Lan ở Rừng Katyn. Không còn nghi ngờ gì nữa, hành vi tàn bạo đã được thực hiện bởi người Nga chứ không phải là Đức Quốc xã. Sir Owen cũng nói với Bá tước rằng sau khi Nội các Anh đọc bản báo cáo đáng nguyền rủa này, nó đã bị ra lệnh phải giấu kín và viết lại một bản báo cáo khác để không làm Liên Xô bực mình. Nhưng do đã cam kết giữ bí mật cho O’Malley và với danh dự của một nhà quý tộc, Raczynski cảm thấy mình phải nên im lặng…
    caonam_vOz, tatpcit, viagraless1 người khác thích bài này.
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.417
    Đã được thích:
    5.939
    Ngay trước buổi trưa, Tướng Guderian bước vào văn phòng của Hitler tại Phủ Thủ tướng, nơi một nhóm lớn đang ngồi trên ghế đối diện với bàn làm việc lớn của Quốc trưởng. Trong chuyến đi đến Berlin, Guderian đã nói với viên tham mưu trưởng trẻ tuổi của mình, Tướng Walther Wenck, " Wenck ! Hôm nay, chúng ta sẽ đặt mọi việc vào tình thế nguy hiểm, chắc phải mạo hiểm với cái đầu của cậu và của tôi." Cuộc phản công cục bộ nhằm vào mũi nhọn tiền phương của Zhukov trên khu vực Oder sẽ thất bại thảm hại nếu nhận được chỉ đạo bởi Himmler, một tay lãnh đạo quân sự kiểu amateur. "Chúng tôi không thể để quân lính cứ trong trạng thái bập bênh xung quanh ông ta, ít ra phải có một tay dân “thợ” bên cạnh ông ấy..”

    Himmler - một người đàn ông có kích thước trung bình, với đôi môi mỏng, nhạt màu và có những nét hơi phương Đông - trông có vẻ không thoải mái, như ông ta thường đến dự tại các hội nghị tương tự. Không có gì là bí mật khi ông ta không thích đối mặt với Hitler, và thậm chí đã từng nói với Tướng Wolff rằng Quốc trưởng khiến bản thân ông cảm thấy như một cậu học sinh chưa làm xong bài tập về nhà.

    Trong nội tâm Himmler, một cuộc chiến liên tục diễn ra giữa những gì ông đã và những điều ông ta đang muốn tiếp tục làm. Xuất thân là một người Bavaria, nhưng lại có lòng nhiệt thành ngưỡng mộ các vị vua Phổ như Frederick Đại đế và không ngừng ca ngợi sự khắc khổ và cứng rắn của con người Phổ. Himmler tin tưởng một cách cuồng tín rằng người Đức lý tưởng là một người gốc gác Bắc Âu - cao, tóc vàng, mắt xanh - và chỉ thích những người như vậy xung quanh ông. Thống chế SS ngưỡng mộ sự hoàn hảo về thể chất cũng như kỹ năng thể thao, và thường nói, "Bạn phải tập thể dục để trẻ lâu", nhưng ông ta lại thường xuyên bị đau bụng và thể hiện một hình hài lố bịch trên ván trượt hoặc trong làn nước - và ông đã từng gục ngã khi cố gắng giành huy chương đồng thể thao hạng thấp ở nội dung chạy 1 dặm. Ông ta có nhiều quyền lực cá nhân hơn bất kỳ ai trong Đế chế ngoại trừ Hitler - nhưng lại là một người khiêm tốn cho dù bên ngoài là một người hay khoa trương mô phạm có lương tâm với tầm vóc trí tuệ chỉ ngang với một giáo viên tiểu học người Đức. Himmler không ngừng tấn công vào Cơ đốc giáo, tuy nhiên, theo một trong những cộng sự thân cận nhất của ông, đã xây dựng lại đội quân SS theo các nguyên tắc của Dòng Tên, cố gắng sao chép "các quy chế phục vụ và các bài tập tâm linh do Ignatius Loyola trình bày ..." (Ignatius Loyola “1491-1556” là một tu sĩ, nhà thần học lớn, được coi là người sáng lập ra “Dòng Tên” và là bề trên Tông quyền đầu tiên thuộc hội Dòng này. Ông nổi lên như một nhà lãnh đạo kỳ cựu và được Giáo hội Công giáo tôn làm Thánh..”

    Giống như con người mà Himmler vừa kính sợ vừa tôn kính, ông ta thờ ơ với những thứ vật chất xa hoa và sống một cách giản dị. Ông ăn điều độ, uống ít và hạn chế chỉ hút hai điếu xì gà mỗi ngày. Khả năng như Hitler ở chỗ là ông làm việc với cường độ có thể giết chết hầu hết những người đàn ông, thích trẻ con và đối xử với tất cả phụ nữ bằng sự tôn trọng ban đầu như ông đã dành cho phụ mẫu của mình. Và như Quốc trưởng, ông ta cũng có một tình nhân. Đúng ra ít nhất là hai người. Khi mới 19 tuổi, anh chàng Himmler bị đưa vào đời, sống chung với một ả gái điếm tên là Frieda Wagner, già hơn anh tới bảy tuổi. Một thời gian sau, cô ả được tìm thấy trong trạng thái bị sát hại, và chàng Himmler trẻ tuổi bị đưa ra xét xử vì cái chết của cô nhưng được trả tự do vì thiếu bằng chứng. Rồi Himmler lại kết hôn với một người phụ nữ khác, cũng hơn anh ta bảy tuổi, một y tá tên là Margarite Concerzowo. Với số tiền của cô ta, Himmler bắt đầu kinh doanh một trang trại nuôi gà gần Munich, nhưng rồi cũng nhận thất bại và rồi cuộc hôn nhân cũng như vậy.

    Cuộc hôn nhân đem lại cho Himmler một bé gái – Gudrun – ngược với ý muốn của ông đang thèm có con trai. Tuy nhiên, quan điểm của Himmler về việc ly hôn phù hợp với nền giáo dục Công giáo nghiêm ngặt của ông; rằng thái độ của Hitler cũng giống như vậy hẳn đã giúp ảnh hưởng đến việc ông ta phải sống một cuộc hôn nhân hai mặt. Ông bắt đầu quan hệ tình cảm lâu dài với thư ký riêng của mình, Hedwig, người đã sinh cho ông một bé trai, Helge và một bé gái, Nanette Dorothea. Là một người theo chủ nghĩa lãng mạn, Himmler thường xuyên viết thư cho tình nhân của mình - anh trìu mến gọi cô là Häschen, “con thỏ nhỏ” - những bức thư dài và tràn đầy tình cảm trong khi bề ngoài ông vẫn duy trì một thái độ tôn trọng và trìu mến đối với người vợ hợp pháp của mình. Và là một người có trách nhiệm, anh chu cấp cho từng gia đình theo một hình thức chỉ khiến ông ta liên tục mắc nợ.

    Xuất thân trong gia đình có một người cha rất nghiêm khắc, phòng làm việc của Himmler tràn đầy những khẩu hiệu về đạo đức được sắp xếp rất lộn xộn, kiểu như :”Chỉ có một con đường dẫn đến tự do. Những cột mốc cần được đánh dấu là ; biết vâng lời, xin phép, trung thực, tỉnh táo, trong sạch, có tinh thần hy sinh, luôn trật tự, có kỷ cương và mang một tình yêu đất nước ”. Như người bạn thời thơ ấu của ông, Tiến sĩ Karl Gebhardt đã từng nói, "Ông ấy tin những gì ông đã nói với mọi người và mọi người cũng tin vào điều đó." Tuy nhiên, một số niềm tin của ông rất kỳ dị đến nỗi ngay cả những tín đồ trung thành của ông cũng khó chấp nhận được : vũ trụ thiên hà, từ tính, liệu pháp vi lượng đồng căn, thuật thôi miên, thuyết di truyền học tự nhiên, khả năng thấu thị (đồng cốt), chữa bệnh bằng đức tin và ma thuật.

    Himmler rất tôn sùng sự sạch sẽ, và ông ta súc miệng, tắm rửa sạch sẽ suốt cả ngày. Ông là một người có thói quen chính xác - chỉn chu, gọn gàng và cẩn thận - và được may mắn là không hề có sự độc đoán, luôn theo lẽ phảivà có khả năng trực giác. Cái cằm rụt lại, cứng đầu của ông ta là bằng chứng cho thấy sự cố chấp đến cùng với sự vô lý. Tất cả những điều này, kết hợp với tình yêu giữ bí mật, việc ban hành các mệnh lệnh mang tính chất mơ hồ và luôn có nụ cười vĩnh cửu kiểu Mona Lisa, khiến hình ảnh Himmler luôn bị che đậy trong sự bí ẩn. Nói tóm lại, theo cách nói của Tướng SS Paul Hausser, người đã giúp Himmler tổ chức đội quân Waffen-SS, người nông dân từng chăn gà một thời là “một người có lý tưởng tuyệt vời với cả hai chân đều được đặt chắc chắn cách mặt đất vài inch — đó là một con chim kỳ dị dũng mãnh. ”
    caonam_vOztatpcit thích bài này.

Chia sẻ trang này