1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    CÁM ƠN ÔNG EM ĐÃ CÓ THỜI GIAN VÀO ỦNG HỘ ANH...
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927


    3.







    Vào lúc 4:40 sáng, các phi hành đoàn thuộc Tập đoàn Không quân số 8 của Hoa kỳ đã được thông báo tóm tắt về hai mục tiêu chính sắp tới của họ: Dresden và Chem-nitz. Sư đoàn Không quân số 1 được giao nhiệm vụ tấn công vào các mục tiêu ở Dresden: 450 Pháo đài bay sẽ tấn công Trạm trung chuyển và nhà ga đường sắt Neustadt ở phía bắc sông Elbe. Các hoa tiêu được yêu cầu phải bay đến thành phố Torgau và sau đó chỉ cần đi ngược dòng sông Elbe thêm 50 dặm nữa: thành phố lớn tiếp theo sẽ là Dresden. Các phi hành đoàn đã sẵn sàng trên máy bay của họ trước 6:40 sáng, nhưng họ phải chờ đợi một thời gian và phải đến tận 8.00 AM, Pháo đài đầu tiên mới cất cánh rời khỏi đường băng.

    Các máy bay ném bom đã kết hợp cùng với 288 chiếc P-51 Mustang trên bầu trời Zuyder Zee. Một nửa trong số các máy bay chiến đấu này bay cùng với các máy bay ném bom để ngăn chặn mọi cuộc tấn công của Luftwaffe trong khi số còn lại nhào xuống tầng thấp tại Dresden để tấn công các mục tiêu có cơ hội. Những phi công ném bom tự hỏi, khi họ bay qua Đức, liệu việc ném bom ban ngày (trực quan)có thể thực hiện được hay không. Ở trên bầu trời, có nhiều mây che phủ, nhưng tầng dưới gần như tầm quan sát rất ổn định. Vì những đám mây này, toàn bộ Không đoàn ném bom 298 đã bị lạc và vào buổi trưa, họ lại chuẩn bị ném bom tận Praha, cách 75 dặm về phía đông nam.

    Do đó, chỉ có 316 Pháo đài bay đang tiếp cận Dresden và gần một nửa trong số này, Không đoàn ném bom số 457, đã đi chệch hướng một chút và trượt khỏi mục tiêu (IP). Họ buộc phải bay vòng qua để chuẩn bị một cơ hội tấn công khác. Trung sĩ Joe Skiera, một xạ thủ cũng được huấn luyện để thả bom, nhìn lên thấy rõ một chiếc B-17 đang bay cách đó 400 feet. Đường bay mới của họ đã đưa họ di chuyển trực tiếp dưới một nhóm bay khác. Khoang bom của chiếc máy bay phía trên rộng mở và Skiera có thể nhìn thấy một cụm bom loại 500 pound treo lủng lẳng ở trong khoang bom, đang sẵn sàng chuẩn bị thả xuống.

    Chiếc máy bay ném bom thuộc Không đoàn 457 bay vòng lần thứ hai rồi thứ ba, vẫn không tìm thấy khe hở trong các tầng mây phía bên dưới họ. Sự tương phản màu xám của chúng tạo thành một cái bát và Skiera nghĩ rằng nó giống như một tay họa sĩ nào đó đang phết lên một vầng hào quang u ám khổng lồ. Trong lần lượn vòng thứ tư, những phi công thả bom mới tìm thấy một khoảng trống lọt trong vầng hào quang âm u khổng lồ đó.

    Dưới mặt đất, các đám cháy ở khu phố cổ (Old Town) vẫn đang hoành hành dữ dội từ hai cuộc tấn công đầu tiên. Những đám khói khổng lồ màu nâu vàng trôi lững lờ về phía nam theo hướng Praha, cuốn theo rải rác những mảnh quần áo và giấy trôi xa tới hàng dặm. Đó là ngày Thứ Tư Lễ Tro…. ( Ngày thứ tư Lễ Tro là ngày thánh của những người Công giáo. Nó là ngày đầu tiên của Mùa chay – sáu tuần trước Lễ Phục sinh.ND )..

    Mọi người đang loạng choạng bước dọc theo bờ sông Elbe với những chiếc khăn, áo gối ẩm ướt nhúng quanh đầu. Cậu bé Bodo Baumann, người từng nhìn thấy thủ lĩnh bọn cậu đã từng bị hút vào ngọn lửa phàm ăn trên cây cầu, hiện giờ đang đứng giữa một nhóm thanh niên cố gắng giúp đỡ những người sống sót đang trong tình trạng bối rối cùng cực. Một người đàn ông loạn trí đã nhảy xuống sông tự tử, và khi các bé nhảy xuống cứu lên bờ thì ông ta lại một lần nữa nhảy xuống. Cách Marienbrücke không xa, Bodo thấy có hàng rào thép gai. Các mảnh thây của xác người như - tay, chân, thân, dường như bị những làn gió quái ác thổi qua hàng rào thép gai - nằm rải rác ngay cạnh bờ sông. Đó là một cảnh tượng trong buồn nôn khủng khiếp.

    Vào buổi trưa, Bodo và một vài người bạn đi vào một tòa nhà đang cháy để kiếm chút thức ăn. Chúng tìm thấy một chai rượu cognac trên lầu; đang uống nó thì lửa lại bùng lên và cắt đứt đường trốn thoát của bọn trẻ. Khi các cậu bé vội vã tụt xuống bằng một sợi dây thừng thả từ tầng hai, các máy bay Mỹ bắt đầu thả những quả bom đầu tiên rơi xuống thành phố. Ở khu vực này, không hề có còi báo động về các trận không kích và Bodo nhìn thấy một nhóm 50 người già đang ngồi trong sân như thể không có chuyện gì xảy ra. Xung quanh là đồ đạc của họ, họ ngồi bất động, nhìn chằm chằm về phía trước, nhưng khi các chàng trai đi ngang qua, họ chìa tay ra van lơn. Một trong số những người gia nói như khóc, "Hãy đưa chúng tôi đi theo với!"

    Những mảnh bom đầu tiên quay cuồng trong không trung buộc Bodo phải chúi người xuống sau một cột xi măng. Một tay vẫn nắm chặt chai rượu cognac và cậu ta tự hỏi làm cách nào mà vẫn bám được vào sợi dây để leo xuống đất trong khi vẫn cầm chai rượu. Một quả bom phát nổ ngay gần đó và những bức tường của một tòa nhà đang chực nhô lên và gần như muốn đổ sụp về phía cậu, buộc Bodo Baumann phải chạy vội ngay vào căn hầm trú ẩn gần nhất.

    Những chiếc Mustang, đang tìm kiếm các mục tiêu của chúng, lao vào đám đông đang chạy trốn dọc theo bờ sông Elbe. Những thanh niên nhận ra hình bóng của chúng liền vội vàng hét lên "Jabos! – Chú ý ! Máy bay " và tranh nhau tìm chỗ ẩn nấp, nhưng những người lớn tuổi vẫn tiếp tục chạy ra ngoài và nhiều người đã bị chém gục bởi các làn đạn súng máy từ trên cao quét xuống. Những chiếc Mustang khác lao xuống đám xe tải, xe thô sơ cùng hàng loạt đám người tị nạn đang đổ ra khỏi Dresden trên các đường cao tốc chính…..

    Sau khi đám máy bay Mỹ bay xa, Annemarie Friebel và mẹ cô quyết định đi càng xa Dresden càng tốt. Cùng với một người bạn, họ chất một ít đồ đạc vào một chiếc thô sơ , đặt đứa bé và một đứa trẻ nhỏ khác vào trong rồi hòa mình cùng vài trăm nghìn người di cư khác xuôi về phương Nam. Những người dân sơ tán câm lặng di chuyển chậm rãi, không hề có sự hoảng loạn…..

    Hans Köhler cùng cha cũng đang đẩy một chiếc xe thô sơ chất đầy đồ đạc của gia đình vừa được giải cứu khỏi căn hộ trống rỗng của họ. Tự nhiên, Hans đột ngột dừng lại và nói cậu ta nên ở lại thành phố tiếp tục làm nhiệm vụ chữa cháy. Hiểu tính con, cha cậu đã gật đầu chấp thuận.

    Trên đường trở về Altstadt (Khu phố Cổ), Hans đi ngang qua một cửa hàng bán thịt đang cháy, nơi hàng trăm chiếc xúc xích vẫn đang nướng ở trên kệ. Cậu liền vớ luôn mấy chiếc và tiếp tục chạy đi. Tiếp theo, Hans chạy ngang qua một có cái bệ chuyên làm sạch các vết bẩn trên giầy dép, quân phục được bố trí trên vỉa hè, trên bệ đã bị vẽ nguệch ngoạc, "Cảm ơn ! Thưa Quốc trưởng thân mến!" Bên ngoài nhà máy sản xuất thuốc lá Grailing, cậu thấy những người lính bắn vào hai người đàn ông đang chất đầy túi vải bố với những điếu thuốc mà ngọn lửa quái dị nào đó chưa đốt kịp và đang vương vãi bao phủ đầy trên đường phố như một bãi tuyết sâu. Rồi Hans đi ngang qua một căn nhà chung cư lớn, nơi một số người thuê nhà có tầm nhìn xa nên đặt một tấm biển trước mặt: “Chúng tôi còn sống. Hãy đưa chúng tôi ra ngoài. ” Hiện thời, lực lượng cứu hộ hiện vẫn đang cố gắng đột nhập vào căn hầm nhưng chưa được vì sức nóng vẫn quá gay gắt.

    Cuối cùng thì Hans Köhler cũng đến được Khu phố cổ (Old Town). Từng là một khung cảnh tuyệt đẹp từ những câu chuyện cổ tích, giờ đây Altstadtchỉ còn là một đống đổ nát đang cháy khét lẹt tỏa ra một mùi kinh tởm. Nhà hát Opera nổi tiếng - nơi vở Opera Tannhäuser của Richard Wagner lần đầu tiên trình diễn vào năm 1845 – chỉ còn lại lớp vỏ đang bốc cháy rực rỡ. Cung điện Zwinger, Lâu đài và Nhà thờ Chính tòa Hofkirche, một trong những địa điểm đẹp nhất thế giới về kiến trúc của thời đại baroque, giờ chỉ là một đống đổ nát đang cháy âm ỉ. Chỉ còn có Cung điện Kreuzkirche, mái vòm của nó vẫn đang bị đám khói bao phủ, gần còn như gần nguyên vẹn bởi vì một phép màu nào đó….

    Tại đồn cảnh sát bị đổ nát một phần, Hans được cấp tạm một chiếc xe đạp để chuyển đi một tin nhắn. Khi trở về, cậu bị một cảnh sát buộc tội phá hoại nỗ lực giải cứu do Hans chuyển thông tin đến chậm. Cậu ta bật khóc, chửi thề với viên cảnh sát và chạy ra ngoài đồn. Cậu nhìn thấy ở Lindenauplatz rải rác nhiều xác chết
    l-õa thể, quần áo của họ bị đốt cháy hoặc bị thổi bay. Gần lối vào của một nhà vệ sinh công cộng, anh ta nhìn thấy một phụ nữ kh-ỏ-a thân đang nằm trên một chiếc áo khoác lông thú; cách đó vài thước là thi thể của hai chàng trai trẻ, cũng trần như nhộng, đang quấn lấy nhau. Gần Seidnitzerplatz, vài trăm người nằm trong một vũng nước cạn - tất cả đều đã chết.

    Một người phụ nữ loạng choạng tiến về phía Hans, kéo theo một thứ gì đó trong tấm khăn trải giường màu trắng. Bên trong, cậu nhìn thấy hài cốt cháy đen của một người đàn ông, có thể là chồng cô ta. Khi cô ấy đi qua, một chân và hai tay bị rơi ra. Cô ấy nhe răng cười. Hans có cảm giác vẫn nghe thấy tiếng cười ám ảnh của cô trong khi cậu đang bỏ chạy.

    Hans Köhler cũng nhìn thấy một số người khác đang chở xác người thân đến nơi tập trung để chôn cất. Cuối cùng cậu cũng đến công viên Grosser Garten. Một số cây cổ thụ đã bị bật tung gốc; nhiều cây khác đã gục đổ hoặc bị xẻ đôi như những que diêm. Trên những bãi cỏ đầy xác người. Nhiều người trông như thể họ đang ngủ, nhưng tất cả đều đã chết. Khi lực lượng cứu hộ nhấc chân tay của họ đã cứng đơ như cối xay gió. Rải rác trong số đó là những con vật từ vườn thú đã chết. Một con báo bị một cây nhỏ đè trúng đầu, lơ lửng trên đó là xác của 2 người phụ nữ kh-ỏa thân. Rất uất ức và đột nhiên cảm thấy mình bị kiệt sức, Hans Köhler bắt đầu quay trở lại ngôi nhà thân yêu của cậu nằm trong đống đổ nát. Phía sau cậu là 1600 mẫu Anh vuông bị tàn phá hoàn toàn - gần gấp ba lần thiệt hại gây ra cho thủ đô London trong toàn bộ cuộc chiến tranh.

    Vì hệ thống thông tin liên lạc giữa Dresden và thế giới bên ngoài bị gián đoạn, nên các chi tiết của thảm họa kinh hoàng này đã không đến được Berlin cho đến tận cuối ngày. Báo cáo chính thức sơ bộ cho biết ít nhất 100.000 người và có lẽ nhiều người khác đã thiệt mạng trong hai cuộc không kích liên tiếp và một trong những thành phố cổ kính và tôn kính nhất của Đế chế đã bị phá hủy hoàn toàn. Lúc đầu, Goebbels từ chối, không tin vào bản báo cáo. Sau đó, ông ta mới bắt đầu khóc nức nở không thể kiểm soát được trong tới 20 phút khi nghe bản báo cáo chi tiết về thảm họa Dresden trước khi tung ra một cuộc tấn công gay gắt nhằm vào Hermann Goring, người đứng đầu Luftwaffe : "Nếu như mà tôi có quyền, tôi sẽ lôi cổ tên thống soái béo ị, hèn nhát này ra trước tòa án Nhân dân. Kẻ ăn bám này đã không phải chịu biết bao nhiêu tội lỗi dồn lên đầu bởi sự lười biếng và yêu thích những tiện nghi của chính hắn. Tại sao Fuhrer không lắng nghe những lời cảnh báo trước đó của tôi? "

    Còn dân Anh lần đầu tiên nghe về được những tin tức ở Dresden từ lúc 6 giờ chiều. Bản tin thường nhật phát đi thông báo rằng đây là một trong những cuộc tấn công lớn được hứa hẹn bởi Roosevelt và Churchill tại Hội nghị Yalta. Phát thanh viên cho biết: “Các phi công chúng ta báo cáo rằng mặc dù hệ thống phòng không kẻ thù có gây ra một chút khó khăn, nhưng họ vẫn có thể thận trọng thực hiện các chuyến bay và thẳng tiến tới các mục tiêu mà không cần bận tâm nhiều đến hệ thống phòng không kẻ thù....Một đám cháy lớn khủng khiếp đang bắt đầu ở trung tâm thành phố."(Các nhà sử học quân sự thuộc Lực lượng Không quân Mỹ ước tính số người chết khoảng 25.000 đến 30.000. Trong cuốn Sự hủy diệt Dresden, nhà văn David Irving ước lượng là 135.000 người. Con số Irving đưa ra có vẻ thực tế hơn nhiều..).


    XIN PHÉP NGHỈ MỘT NGÀY CÁC BÁC NHÉ....
    caonam_vOz, tatpcitviagraless thích bài này.
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927


    8.Chiến Tranh Và Hòa Bình





    1.




    Sáng sớm ngày 14 tháng 2, Goebbels và nhân viên tùy tùng phụ trách báo chí của ông, Rudolf Semmler, lái xe đến gặp Himmler tại viện điều dưỡng của một người bạn cũ, Tiến sĩ Gebhardt. Nơi ẩn cư này tại Hohenlychen, cách Berlin 75 dặm về phía bắc, đã trở thành một trụ sở không chính thức dành cho Himmler vì ông rất yêu thích khung cảnh yên tĩnh và vắng vẻ xung quanh. Với lý do là đang điều trị bệnh viêm amidan nhưng chính hệ thần kinh hoạt động quá căng thẳng đã làm phiền Himmler – thậm chí vẫn còn bị chấn động bởi hội nghị Quốc trưởng bùng nổ vào ngày hôm qua, khi Guderian và Hitler gần như xông vào“làm gỏi” vì ông ta.

    Trong bữa tối tại nhà Goebbels vài ngày trước đó, Goebbels nói với Semmler rằng ông sẽ tìm kiếm sự ủng hộ của Himmler dành cho một kế hoạch xa xôi nhằm tái thiết lại Nội các, với tư cách ông ta là Thủ tướng Chính phủ và Himmler là người đứng đầu Lực lượng Vũ trang. Ngay sau đó, một giọng nam cao trên đài bắt đầu hát "Don’t Reach for the Stars, My Dear" của Lehar. Bà Goebbels liền phá lên cười và Goebbels nói một cách khó chịu "Tắt cái của nợ đó đi!" (*)

    Còn Semmler thì không được phép có mặt trong cuộc họp bàn với Himmler, và khi họ quay về Berlin trong sự im lặng, tay tùy viên báo chí đoán rằng cuộc thảo luận đã diễn ra không mấy tốt đẹp.

    Vào buổi trưa, Himmler có thêm một vị khách khác, Tướng Wenck, Tham mưu trưởng vừa được Guderian tiến cử. Giờ đây, đang là người chỉ huy thực sự của Cụm Tập đoàn quân Vistula, Wenck đang trong tâm trạng háo hức quay trở lại mặt trận, nơi sắp tiến hành cuộc tấn công cục bộ vào sườn phải của Zhukov, nhưng trước tiên, Himmler mời ăn trưa. "Sau đó chúng ta có thể bàn bạc với nhau về tình hình mặt trận..."

    “Sau khi chúng ta ăn xong”- Wenck thẳng thắn trả lời : “Tôi không còn thời gian để bàn bạc. Tôi phải đi đến ngay bờ đông sông Oder - nơi đó đang rất cần sự có mặt của tôi. "

    Nhận thức được rằng những kẻ thù sau lưng mình đang ở Berlin lưu truyền những lời nói đùa ác ý về khoảng cách quá xa từ nơi ông đang chữa bệnh đến tiền tuyến, Himmler nói một cách cáu kỉnh, “Ngài đang ám chỉ rằng tôi là một kẻ hèn nhát phải không ?”

    “ Thưa Reichsfuhrer ! Tôi không hề ám chỉ điều gì. Tôi chỉ muốn đến nơi mà tôi có thể hoạt động như một người lính ”. Wenck giải thích rằng ông ta sẽ tiến hành một trận phản kích bên bờ đông sông Oder để có thời gian củng cốhệ thống phòng thủ ở bờ tây sông Oder và dành cho những người tị nạn có cơ hội được trốn thoát.




    o O o




    Những vấn đề mà Wenck gặp phải chưa có tiền lệ trong sách giáo khoa về quân sự. Trên thực tế, Cụm Tập đoàn quân Vistula chia thành hai mặt trận riêng biệt: đầu tiên và quan trọng nhất, chính là phòng tuyến dọc bờ sông Oder dài 150 dặm bảo vệ thủ đô Berlin; và thứ hai, là phòng tuyến bảo vệ vùng Pomerania - một hệ thống phòng thủ quá yếu kém, quanh co bắt đầu từ bờ tây con sông Oder chạy theo hướng đông đến sông Vistula. Xa hơn về phía đông, các trung tâm kháng cự“Fortress” của quân Đức - một số nhỏ, một số lớn rải rác, kéo dài đến tận vùng Kurland thuộc Latvia. Một trong những nơi trọng điểm lớn nhất là hải cảng Danzig(Tiếng Ba-lan là Gdansk), và một số đoàn lữ hành tị nạn từ Đông Phổ đang cố gắng trốn đến nơi ẩn náu không hề chắc chắn này, nhưng quân đội của Rokossovsky, hiện cũng đang bị cầm chân tại Danzig, đã cắt ngang giữa họ và thành phố. Hy vọng duy nhất của những người tị nạn lúc này là phải vượt qua được lớp băng thuộcĐầm phá Frisches Haff, một cửa sông nước lợ, đến Nehrung, một vùng đất hẹp ngăn cách giữa Haff và Biển Baltic. Khi đã an toàn tại Nehrung, những người tị nạn mới có thể tiến về phía tây đến đất liền và Danzig.

    Sự tan băng đột ngột đã làm mềm lớp băng ở đầu vào, và con đường an toàn duy nhất được đánh dấu bằng các biển báo cách nhau 50 thước Anh. Vào đêm hôm trước, hàng trăm toa xe đã vượt qua khi các tài xế lạc đường trong màn sương mù dày đặc, và đám đông những người di tản vẫn chờ đợi ở bờ nam đang gần như quá sợ hãi để tiến về phía trước. Nhưng ánh chớp của các quả đạn pháo Nga liên tục bùng lên, ngày càng lớn và tiến gần hơn khiến cho dòng người dường như quên hết nỗi sợ hãi, và ngay sau khi màn sương mù tan đi, hàng nghìn người đã mạo hiểm với tính mạng mình , vội đặt chân lên lớp băng mỏng và tiến về phía Nehrung, chỉ cách họ có năm dặm đường. Đến giữa buổi sáng, nhóm người đầu tiên có thể nhìn thấy những cồn cát ngay trước mặt và nhiều tiếng hét vang lên, “Sắp tới đích rồi ! Nehrung kia kìa ! ” Họ điên cuồng lao lên phía trước, vì lớp băng mỏng mảnh đang tan nhanh dưới ánh nắng mặt trời mọc. Đột nhiên đạn pháo của Nga nổ tứ phía, và sự hoảng loạn bùng lên. Những người dân tị nạn chạy lung tung, bỏ qua tuyến đường trên băng đã được đánh dấu và hướng tới bờ biển. Nhiều người đã đến nơi an toàn nhưng gần một phần ba rơi qua những mảng băng mỏng như tờ giấy xuống làn nước lạnh giá….
    …………………….
    (*). Ý nghĩa của bài hát là :”Đừng vươn tới các vì sao ! Em Yêu” có ý nghĩa muốn cố gắng đạt được điều gì vô cùng khó khăn, xác suất thành công cực nhỏ, gần như là một hành động bất khả thi…
    viagraless, tatpcit, caonam_vOz1 người khác thích bài này.
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Cuộc phản công cục bộ của Wenck vào sườn phải của Zhukov sẽ gồm hai nhánh: Nhánh thứ nhất xuất phát ở điểm cách sông Oder 50 dặm về phía đông, và nhánh thứ hai, xa hơn nhánh đầu 50 dặm nữa cũng về hướng đông. Cái nêm thiết giáp thuộc Tập đoàn quân 11 sẽ tiến về phía nam theo hướng Wugarten và đi tiếp vài dặm nữa, đến nơi hợp lưu của hai con sông Warthe và Oder. Một ngày sau đó, tùy thuộc vào diễn biến của cuộc tấn công đầu tiên, Tập đoàn quân thiết giáp số 3 sẽ giáng đòn chính và buộc Zhukov phải rút lui, hoặc ít nhất là phải tạm dừng cuộc tấn công vào thủ đô Berlin.

    Khi tay chỉ huy trẻ tuổi, nhiệt huyết của Tập đoàn quân số 11, SS- Obergruppenführer (Trung tướng) Felix Steiner nhận được lệnh, ông ta đã vô cùng kinh ngạc: làm sao mà có thể tấn công trên toàn bộ khu vực phía nam đến tận sông Warthe mà trong tay chỉ với 50.000 quân và 300 xe tăng. Felix Steiner quyết định tốt nhất là nên tấn công về phía tây nam – hướng vào một mục tiêu hạn chế hơn. Điều này sẽ giúp quân của ông ta ít bị phơi bày trước sức mạnh phản công của Zhukov mà điều này chắc chắn sẽ xảy ra ngay sau đó, và ông ta sẽ ở một vị trí tốt hơn để phòng thủ Pomerania. Khi đi ngang Trụ sở của Wenck, ông ta trực tiếp gọi điện tới Guderian và một cuộc tranh cãi dữ dội đã bùng nổ.

    Cuối cùng Steiner phải hét lên, "Chấp nhận kế hoạch của tôi hoặc cách chức tôi đi!"

    “Hãy làm theo cách của riêng Ngài !” Guderian hầm hè trả lời và dập máy.

    Vào sáng ngày 16 tháng Hai, Steiner rời Sở chỉ huy Dã chiến tại một ga xép và di chuyển về phía nam đến một biệt thự nhìn ra thị trấn Stargard, cách Wugarten khoảng 40 dặm về phía tây bắc, để có thể có mặt tại điểm bắt đầu của cuộc phản công. Khi trời tối, tất cả các con đường xung quanh thị trấn Stargard đều chật cứng bởi lực lượng xe thiết giáp các loại. Pháo, xe tải và xe tăng sẵn sàng được đưa vào vị trí dành cho cuộc tấn công lúc tảng sáng. Các binh sĩ đã được nghe một lời hiệu triệu khẩn cấp từ Tư lệnh (chính thức) của Tập đoàn quân Vistula, Reichsführer Himmler: “Các bạn hãy tiến lên! Đạp qua bùn lầy!V ượt qua băng tuyết! Tiến công cả ngày, cả đêm ! Hãy tiến lên để giải phóng đất đai của Đế chế! ”.Nhằm che giấu sự bi quan của mình, Steiner đã dựng lên những tấm biển: “ĐÂY LÀ PHÒNG TUYẾN CỦA NHỮNG NGƯỜI CHỐNG LẠI CHỦ NGHĨA BOLSHEVIST…” và đích thân đến tận từng Sư đoàn dưới quyền để động viên họ…

    “Năm nay chúng ta sẽ quay lại Dnepr”, Steiner lém lỉnh nói với Đại tá Léon Degrelle, chỉ huy của một Sư đoàn tình nguyện viên người Bỉ, và vỗ vào lưng Leon một cách trìu mến. Cuộc tấn công của họ từ phía bắc kết hợp với một cuộc tấn công khác từ phía nam, ông ta nói thêm, sẽ đánh tỉa vào cái nêm của Zhukov. Lúc đầu Degrelle nghĩ : “Chà ! Thật là táo bạo! Đúng là một sự thay đổi đột ngột (coup de théâtre) ”. Sau đó, anh ta nhận thấy những bộ mặt điềm tĩnh của các sĩ quan tham mưu dưới quyền Steiner khi họ bước vào chuẩn bị những chi tiết cuối cùng dành cho cuộc tấn công sắp tới. Lúc này, bầu không khí ở đây y hệt như tại Montmirail khi mà Napoléon tung ra những trận tấn công cuối cùng của cuộc đời mình. (Trận Montmirail diễn ra vào ngày 11/2/1814, nơi đó Quân đội Napoleon đã chống lại Liên quân Nga Phổ có số lượng đông gấp đôi. Cuộc đối đầu đã kết thúc và đây là trận được lịch sử ghi nhận là chiến thắng cuối cùng trong cuộc đời binh nghiệp của Napoleon)…

    Degrelle là lãnh đạo của Đảng Rexist (một Đảng thân Phát-xít) ở Bỉ, một người đàn ông 38 tuổi, nguyên mẫu của một triệu tình nguyện viên không phải là người Đức khác, những người tin rằng tương lai của cả châu Âu đang bị Cộng sản đe dọa. Những kẻ thù ở Bỉ gọi anh là một tay Phát xít và Đức Quốc xã, nhưng ông cũng coi như là không. Chủ nghĩa Rexism đối với anh là một phản ứng chống lại sự thối nát của thời đại; từ các phong trào đòi đổi mới bộ máy tư pháp chính trị; đến những nỗ lực chống lại sự rối loạn, kém cỏi, vô trách nhiệm và những thay đổi liên tục từ chính quyền đương nhiệm…

    Khi Hitler xâm lược nước Nga vào năm 1941, Degrelle nói với các đồng đội của mình rằng người dân của các quốc gia bị chinh phục như Bỉ và Pháp sẽ phải tình nguyện gia nhập Đoàn quân viễn chinh của Hitler và tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa Bolshevism. Chỉ từ những trận chiến mang đầy tình huynh đệ như vậy, một châu Âu mới và đầy công bằng mới có thể được xuất hiện. Sự cuồng tín của Degrelle thậm chí còn đi xa hơn: anh lên tiếng khẳng định rằng trừ khi những người không phải là người Đức tham gia cuộc chiến tranh thần thánh chống lại chủ nghĩa Bolshevism, thì họ sẽ không có tiếng nói ở một Trật tự châu Âu mới, và nước Đức sẽ trở nên quá hùng mạnh. Sau đó anh ta xin nhập ngũ trên tư cách là một binh nhì , mặc dù anh đã được đề nghị một cấp bậc cao hơn. “Tôi sẽ gặp Hitler,” Degrelle nói với những môn đồ của mình, “nhưng chỉ vào lúc Quốc trưởng ghim Huân chương Hiệp sĩ chữ thập lên ngựcáo. Vào thời điểm đó, tôi sẽ giành được quyền nói chuyện với Quốc trưởng một cách bình đẳng. Sau đó, tôi sẽ hỏi Hitler, "Ngài sẽ tạo nên một Châu Âu thống nhất hay chỉ là một nước Đức vĩ đại?".

    Trong bốn năm chiến đấu trên tuyến đầu, Degrelle đã bị thương bảy lần, và cuối cùng khi giành được Huân chương Thánh giá Hiệp sĩ, anh mới thực sự gây ấn tượngvới Quốc trưởng về sức mạnh của một Châu Âu Thống nhất. Hitler buộc phải lắng nghe những ý tưởng của Degrelle và dự đoán rằng chỉ trong một thế hệ nữa, tất cả những người trẻ tuổi của châu Âu sẽ biết nhau và trở thành anh em. Nước Nga sẽ là một phòng thí nghiệm rộng lớn, được tất cả thanh niên châu Âu vây quanh, sống cùng với nhau trong một sự thử nghiệm thống nhất mới. Sau đó, dần dần Degrelle thường trở nên lạc lõng trong các cuộc nói chuyện, nhưng Hitler luôn lắng nghe một cách say mê và một ngày nào đó, Fuhrer đã nhận xét một cách trìu mến: “Nếu như tôi có một đứa con trai, tôi muốn nó có cá tính giống như anh..”. Mối quan hệ của họ trở nên thân thiết đến mức Degrelle từng dám nói rằng, "Tôi thường nghe mọi người gọi Ngài là kẻ điên khùng ." Hitler bật cười nhẹ nhàng. "Nếu tôi giống như những người khác, chắc giờ này tôi sẽ chỉ ngồi uống bia trong một quán cà phê nào đó…."
    caonam_vOz, viagraless, tatpcit1 người khác thích bài này.
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Vào rạng sáng ngày 16 tháng Hai, Degrelle dẫn đầu đoàn quân của mình lao vào trận chiến. Sau khi chiếm lấy mục tiêu nằm trên một sườn núi, anh ta tới vị trí đặt súng máy để xem đội xe tăng của Steiner làm ăn ra sao. Khi những chiếc tăng con Hổ và Báo lăn xích trên tuyết, Deg-relle cảm thấy động lực chiến đấu của những năm đầu chiến tranh gần như là biến mất ; các xe tăng tiến lên một cách thận trọng về phía các khu rừng. Anh ta nhìn thấy một số xe tăng Đức bùng cháy trước khi tiếp cận được mục tiêu, nhưng những chiếc còn lại biến mất trong những tán cây rậm rạp và vài phút sau đó lao ra phía bên kia, đánh đuổi những người lính Hồng quân đang rút lui trước mặt. Bây giờ bộ binh Đức mới bắt đầu tiến vào rừng; đây là thời điểm quan trọng nhất. Nếu bộ binh Đức tiến lên mạnh mẽ, thì các vị trí phòng ngự sẽ được củng cố, nhưng họ bị chững lại, và Degrelle cảm thấy thất vọng, chỉ muốn đi xuống thúc vào lưng họ.

    Đêm xuống, quânSteiner chỉ tiến được có 8 dặm đường, và mặc dù Tập đoàn quân 68 của Zhukov đang phải rút lui, nhưng đã thực hiện một cách chậm rãi, có trật tự. Không lâu sau nửa đêm, Degrelle được lệnh quay trở lại trụ sở Tập đoàn quân 11. Thị trấn Stargard đang bùng cháy vì bị máy bay Liên xô oanh kích khi anh lái xe lên đồi tới khu biệt thự mà Sở chỉ huy của Steiner đóng ở đó. Degrelle đứng im lặng trong một khu vườn và nhìn xuống thị trấn nhỏ đang bốc cháy rực rỡ, những ngọn tháp đơn sơ, u ám của các nhà thờ Lutheran thời trung cổ của Stargard vươn thẳng lên bầu trời, in bóng trên nền lớp khói vàng đỏ. Chà ! Tội nghiệp cho Stargard, anh nghĩ. Những ngọn tháp Nhà thờ Tin lành khắc khổ ở phía đông này cùng chị em của những ngọn tháp Công giáo màu xám vĩ đại ở Saint-Rombaut (Malines và Belfry thuộc Bruges ) – những địa điểm trên đất Bỉ. Degrelle cảm thấy bi kịch ở đây chính là bi kịch của mình, và anh bắt đầu ứa nước mắt.

    Trận chiến diễn ra suốt cả ngày hôm sau, ngày 17 tháng hai. Một số ít máy bay Stukas thay nhau đảo đi đảo lại trên đầu hàng loạt xe tăng Nga mới được tăng viện vào trận chiến. Hàng trăm chiếc đã chìm trong ngọn lửa nhưng hàng trăm chiếc khác vẫn đang lùi lũi cày xới trong lớp băng tuyết. Tuy nhiên, Steiner vẫn tiếp tục tiến về phía trước một cách kiên cường, và đến chạng vạng đã găm một cái nêm nguy hiểm vào sườn Zhukov đến nỗi hai tập đoàn quân xe tăng Liên Xô đang tiến theo hướng Berlin đã bị triệu hồi nhằm ngăn chặn bước tiến của người Đức.

    Vào đêm muộn, Wenck được lệnh phải đến Berlin ngay lập tức và báo cáo cho Hitler biết về quá trình phản công của mình. Khi Wenck kiệt sức rời khỏi Phủ Thủ tướng thì đã trời đã rạng sáng. Rất lo lắng về chặng đường quay trở lại mặt trận để giám sát hoạt động của Tập đoàn quân Panzer số 3 sẽ bắt đầu triển khai sau hai tiếng rưỡi nữa, Wenck bảo người lái xe của mình, Hermann Dorn, hãy di chuyển đến Stettin. Wenck đã mất ngủ ba đêm và chỉ đang ngủ gà gật cho đến khi Dorn tấp chiếc xe BMW vào bên lề đường và nói : “Thưa Tướng quân ! Tôi không thể thức thêm được nữa !”

    “Kiểu gì chúng ta vẫn phải quay lại mặt trận !” Wenck nói và cầm lấy vô-lăng. Chiếc xe tiếp tục vọt đi với tốc độ 60 dặm/1 giờ trên con đường cao tốc Autobahn vẫn còn chìm trong bóng tối. Để giữ cho mình có sự tỉnh táo, Wenck đưa một điếu thuốc chưa châm lửa vào miệng rồi nhai ngấu nghiến. Nhưng một giờ sau, ông ta bị ngủ gật và chiếc xe mất lái đâm thẳng vào trụ của một cây cầu đường sắt. Dorn và một thiếu tá tùy tùng đang ngủ gật trên ghế sau đều bị văng ra khỏi xe sau cú va chạm mạnh và ngã nhào xuống một bờ kè của đường sắt, còn Wenck bị kẹt cứng sau tay lái trong tình trạng bất tỉnh. Chiếc ô tô đang treo lơ lửng trên cầu đột nhiên bốc cháy dữ dội. Vài khẩu súng máy đã nạp đạn sẵn sàng đặt ở ghế sau bắt đầu nổ, và tiếng súng làm cho Hermann Dorn cảm thấy choáng váng. Mặc dù bị thương nặng, Dorn vẫn cố sức leo lên bờ đê, đập vỡ cửa sổ xe và lôi ra Wenck đang bị dính lửa bốc cháy đùng đùng ra khỏi xe. Dorn vội vàng xé chiếc áo khoác của xếp và lăn thân hình Wenck trên vỉa hè để dập tắt ngọn lửa….

    Khi tỉnh dậy, Wenck thấy mình đang nằm trên bàn mổ, với một chiếc hộp sọ bị nứt, cùng 5 chiếc xương sườn bị gãy và nhiều vết thương nhẹ khác. Không có ông ta, hy vọng thành công trong cuộc phản công tuyệt vọng là điều không thể….





    2.







    Thậm chí, một cái móng khác của gọng kìm, vốn nhắm vào sườn trái của Zhukov từ phía nam, không bao giờ thực hiện được. Những người Đức đã sử dụng tất cả những gì họ có trong tay nhằm ngăn chặn đà tiến công của người Nga. Giờ đây, Hồng quân đang tiến vào Bunzlau(nay là Bolesławiec thuộc Ba-lan) mới giải phóng, một thành phố nhỏ cách Dresden 80 dặm về phía đông, trong một đội hình hành quân đầy màu sắc, kỳ lạ như một lễ hội Carnaval. Vắt vẻo trên những chiếc tăng Stalin và T-34 dính đầy dầu mỡ, những người lính tăng to béo đang ngồi xổm trên những tấm thảm sáng màu, vừa ăn uống vừa ca hát. Sau họ, trên những khẩu đại bác, là những pháo thủ đang ngồi trên những chiếc đệm thêu chơi nhạc bằng các loại đàn như harmonica accordion chiến lợi phẩm. Tiếp sau đó là một chiếc xe ngựa cổ với những chiếc đèn l-ồ-ng pha lê, nhồi nhét đầy những sĩ quan và những người lính trẻ tuổi, vũ khí đeo lặc lè bên người, đầu thì đội mũ chóp và cầm ô; ai cũng đang trong trạng thái say xỉn, một số đang chăm chú bằng ống nhòm những người lính bộ binh xung quanh họ. Xa hơn một chút, một chiếc xe ngựa khác, với phần đầu được gập lại, đầy ắp những người lính Nga đang cười nói vui vẻ.

    Một đại úy Nga - Mikhail Koriakov - phóng viên thuộc Lực lượng Không quân, người thấp bé nhưng chắc nịch mới bị đưa xuống bộ binh vì dám tham dự buổi lễ Cầu hồn (Requiem Mass) tại nhà thờ trong làng, đang nhìn cảnh tượng hoang dã, vô kỷ luật này với một vẻ thất thần. Các chốt kiểm soát dã chiến được thiết lập để duy trì trật tự đã phớt lờ khi cuộc diễu hành của những kẻ say xỉn đi qua, và các Sĩ quan đang chễm chệ trên những chiếc xe jeep của Mỹ chạy quá tốc độ dường như là quá bận rộn để nhận thấy những gì đang diễn ra. Koriakov chỉ thấy một sĩ quan cấp cao, một đại tá, cố gắng ngăn chặn cuộc truy hoan trác táng này - và bản thân ông ta cũng đang say. Viên Đại tá dừng một cỗ xe thô sơ chở đầy gà và lợn ăn trộm, và lôi ra một người lính đội chiếc mũ của phụ nữ có bông hoa rất lớn.

    "Đồng chí thèm gà đến thế phải không?" - Viên đại tá đứng không vững hét lên và vung quả đấm trong chiếc găng tay vào mặt người lính trẻ…" Đồng chí có biết gì về mệnh lệnh ngày 19 tháng Giêng của đồng chí Stalin không?" Người lính đã biết về quy tắc cư xử nghiêm ngặt này đối với Hồng quân trên lãnh thổ Đức. "Đồng chícó nghe nói về mệnh lệnh của các tướng chỉ huy chưa?" Người lính trả lời đã được nghe. "Vậy thì còn muốn gì nữa!" Viên đại tá tóm lấy một con gà treo trên đèn ***g và đập mạnh nó vào mặt người lính. "Tôi sẽ dạy đồng chí phải tôn trọng mệnh lệnh của đồng chí Stalin!". Viên đại tá hét lên, rồi loạng choạng bước tới chiếc xe jeep của mình ngồi ngay bên cạnh một chai rượu lớn được bọc rơm.

    Tại Bunzlau, Đại úy Koriakov đã đến thăm một quảng trường nhỏ để bày tỏ lòng kính trọng đối với Tượng đài kỷ niệm Kutuzov, một vị TướngAnh hùng dân tộc Nga trong Thế kỷ XIX đã hy sinh tại đây khi đang truy đuổi tàn quân Napoléon. Khắc trên viên đá cẩm thạch chính là sự tôn vinh của người Đức: CÔNG TƯỚC KUTUZOV-NGƯỜI XỨ SMOLENSK ĐÃ DẪN DẮT NHỮNG NGƯỜI LÍNH NGA CHIẾN THẮNG TỚI ĐÂY. ÔNG ĐÃ GIẢI PHÓNG CHÂU ÂU RA KHỎI SỰ ÁP BỨC, CỨU NHÂN DÂN THOÁT KHỎI PHẬN NÔ LỆ. Ở ĐÂY, TUY CÁI CHẾT ĐÃ CHẤM DỨT NHỮNG NGÀY THÁNG VINH QUANG ẤY NHƯNG KÝ ỨC VỀ ÔNG VẪN CÒN SỐNG MÃI…
    Lần cập nhật cuối: 20/10/2021
    tatpcit, caonam_vOzviagraless thích bài này.
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    … Koriakov đang vẩn vơ, buồn bã khi nghĩ về việc hình ảnh người Nga đã thay đổi như thế nào khi tiến vào nước Đức thì đột nhiên nghe thấy một tiếng thét chói tai và nhìn thấy một cô gái chạy vào quảng trường, chiếc váy bị rách te tua, đôi tất dài cuốn quanh mắt cá chân. Cô dừng lại và nhìn anh với vẻ cầu xin. Hai người lính đội mũ lính tăng màu đen thuộc đơn vị xe tăng lao đến xung quanh và cười vui vẻ với viên Đại úy như thể mời anh ta cùng tham gia cuộc truy hoan với họ.

    “Các đồng chí thuộc Tập đoàn quân số 3?” – Koriakov hỏi. Họ gật đầu một cách ngạo nghễ. Chỉ huy của họ, Đại tướng Rybalko, đích thân chỉ huy mọi cuộc tấn công. Ông đã thề sẽ trả thù cho đứa con gái của mình, người đã bị bọn phát-xít Đức bắt đi, và tại biên giới của Đế chế, ông nói với những chiến sĩ và sĩ quan dưới quyền “Giây phút chờ đợi đã quá lâu rồi, bây giờ sắp tới lúc phải trả thù! Tất cả chúng ta đều có lý do cá nhân để thực hiện hành động đó : con gái của tôi, chị em của các đồng chí, sự tàn phá đất Mẹ nước Nga vĩ đại của chúng ta ! ”

    Tập đoàn quân này luôn luôn để lại đằng sau họ một con đường rải đầy máu, và Koriakov hỏi những người lính tăng họ muốn gì cô gái. Một trong số họ đã trả lời : “Thưa đồng chí Đại úy. Chúng tôi muốn cô ta làm việc trong nhà bếp của đại đội!” - “Cô ấy sẽ không làm việc cho các anh,” Koriakov nói với giọng chắc nịch.

    Một trung sĩ say rượu nắm lấy cánh tay cô gái. “Nhưng các sĩ quan của chúng tôi đang đợi cô ấy,” anh ta hét lên.

    Nhưng Koriakov cương quyết không chịu nhượng bộ, và viên Trung sĩ miễn cưỡng phải thả cô gái ra, vừa bước đi vừa lẩm bẩm, "Đúng là con chuột trong Sở chỉ huy..!”

    Vụ việc vừa xảy ra khiến cho Koriakov nhớ lại cuộc trò chuyện gần đây với một thợ rèn người Ba Lan. "Tại sao chiến tranh cứ luôn luôn hoành hành trên thế giới này, thưa Đại úy?"Người thợ rèn Ba lan tiếp tục hỏi. “Sáu năm rồi. Chiến tranh đến từ nước Đức, bắt đầu ngay từ đây. Nó ập đến nước ông, sâu vào trung tâm nước Nga, đến tận bên sông Volga. Sau đó, nó lại quay trở lại và quét qua nơi này một lần nữa. Bây giờ nó đang tiến về phía trung tâm nước Đức đáng nguyền rủa, đến Berlin và Dresden. Tại sao? Một nửa nước Nga đã bị moi hết ruột; lúc này nước Đức đang rực lửa và sẽ tiếp tục bùng cháy cho đến khi không còn thứ gì để cháy nữa…”.

    Koriakov nghĩ câu trả lời rất đơn giản: Quân Đức đã thiêu đốt nước Nga, giết hàng triệu phụ nữ, trẻ em và người già với sự tàn ác không thể tin nổi; giờ đây, những người lính Nga - bị kích động bởi các khẩu hiệu hận thù của Ilya Ehrenburg, “Hai con mắt đổi lấy một con mắt”“Một vũng máu trả nợ cho một giọt máu” – tất cả người Nga đang trả nghĩa lại cho nước Đức.

    Ngay cả Stalin cũng trở nên lo ngại bởi sự tàn bạo đang hoành hành. "Bọn Hitler đến và sẽ cuốn gói ra đi” -thủ lĩnh Đỏ tuyên bố, "nhưng những dân thường Đức vẫn tiếp tục phải tồn tại." Những sự lo âu của ông được nhắc lại vào ngày 9 tháng 2 trong một bài xã luận của tờ Sao Đỏ (Red Star): “Mắt đổi mắt, răng đổi răng là một câu nói cổ xưa. Nhưng nó không được hiểu theo nghĩa đen. Nếu bọn Đức từng lừa dối và cưỡng hiếp phụ nữ của chúng ta một cách công khai, điều đó không có nghĩa là chúng ta cũng phải làm như chúng. Điều này chưa bao giờ và sẽ không bao giờ. Những chiến sĩ Hồng quân sẽ không cho phép bất cứ điều gì tương tự xảy ra - không phải vì thương hại kẻ thù, mà vì ý thức về phẩm giá cá nhân của họ .... Họ hiểu rằng mọi vi phạm kỷ luật quân đội chỉ làm suy yếu Hồng quân trong ngày chiến thắng. Trên thực tế, ý thức này cũng là một hành vi về đạo đức. Sự trả thù của chúng ta không mù quáng. Sự tức giận của chúng ta không phải là vô lý. Trong cơn thịnh nộ dữ dội, người ta có khả năng phá hủy cả một nhà máy trong lãnh thổ của kẻ thù bị xâm chiếm - một nhà máy rất có giá trị đối với nền kinh tế chúng ta. Chỉ kẻ thù mới có một thái độ như vậy....”

    Năm ngày sau, những lời chỉ trích về thái độ hận thùcủa Ehrenburg đến từ một nguồn thậm chí còn quan trọng hơn khi G.F. Alexandrov, một nhà tư tưởng hàng đầu của Ủy ban Trung ương Đảng, trong một bài báo trên Pravda có tựa đề “Đồng chí Ehrenburg là quá quắt !”,ông tuyên bố rằng điều đó không theo đường lối của Chủ nghĩa Marxist và không khôn ngoan khi chúng ta suy nghĩ rằng ; tất cả người Đức đều là bọn Đức quốc xã, chúng chỉ được coi như những kẻ đê tiện. Vẫn còn có những người Đức tốt bụng, Alexandrov nói, và Liên Xô sẽ phải hợp tác với họ sau chiến tranh.

    Nhưng các dòng chữ trên bài báo này không hề ảnh hưởng nhiều đến hành vi của những người lính Hồng quân trên tuyến đầu, và vài ngày sau khi xuất bản, Stoliarov, một người bạn tốt của Koriakov, cũng là một người tốt, đã gợi ý rằng chúng ta nên đốt một cửa hàng kim khí lớn. "Cậu điên à?" Koriakov thốt lên. "Để làm gì cơ chứ?"

    "Ý cậu là gì? Sao cậu lại nói như vậy"

    Khuôn mặt hiền lành của Stoliarov liền nhăn nhó thảm hại. "Đó là sự trả thù! Chúng đã từng đốt trụi chúng ta và chúng ta sẽ phải thiêu rụi chúng! ”….







    3.







    Bốn ngày sau Chiến dịch hủy diệt Dresden, các khu vực trong thành phố tiếp tục cháy âm ỉ và hàng nghìn nhân viên cứu hộ, bao gồm cả các tù nhân chiến tranh người Anh, vẫn đang nỗ lực tìm kiếm người sống sót trong đống gạch đổ nát.

    Cậu nhóc Joachim Barth, 15 tuổi, chủ yếu là vì tò mò đang đi lang thang trong thành phố một mình. Mặc bên ngoài chiếc áo khoác nữ và đi đôi guốc mộc, cậu ta nhìn như dán mắt trước cảnh những người cứu hộ nổi lửa thiêu rụi một đống xác người khổng lồ ở quảng trường Altmarkt. Cậu còn nhìn thấy một người đàn ông và một phụ nữ - bị bắt quả tang đang gỡ trộm vòng tay, nhẫn và đồng hồ từ các xác chết – cả 2 người buộc phải đứng áp lưng vào tường và bị xử bắn.

    Còn chàng trai trẻ Bodo Baumann đang đứng trước nhà ga xe lửa Altstadt để xếp các thi thể thành một đống lớn dài hơn 100 thước, cao 3 thước và rộng 10 thước. Hàng ngàn xác chết được chất đầy trên thuyền và đưa ra bờ sông; những thi thể khác được rắc vôi và chuyển đến Brühler Terrassen, nơi đó được đốt bằng súng phun lửa; vẫn còn những xác chết khác được đặt trong các rãnh đất hoặc chất đống trên các con đường nhỏ và được phủ bằng rơm, cát, đá sỏi để những người sống không nhìn thấy họ.

    Sau khi khu vực nhà ga được dọn dẹp, Bodo cùng các bạn thuộcTổ chức Thanh niên Hitler(Hitler Youth) được điều ngay đến công viên Grosser Garten để cố gắng xử lý hơn 10.000 thi thể. Đó là một nhiệm vụ đáng sợ khủng khiếp khi họ phải nhặt các xác chết bằng tay không. Điều khiến Bodo buồn nôn nhất là mùi thịt cháy khét lẹt quyện với khói và mùi hôi thối của xác chết bị phân hủy. ….
    tatpcit, caonam_vOz, viagraless1 người khác thích bài này.
  7. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    ....Còn trước đó trong ngày, Hans Köhler đã cùng cha trở lại Dresden. Khi họ chuẩn bị đi qua một cây cầu vào Khu Phố Cổ, một người đàn ông nói, “Đừng đi qua. Họ đang tìm người cho dân quân Volkssturm đấy . "

    Cha Köhler liền quay lại và nói với con trai: “Bây giờ là lúc để con hãy đi về phía Tây cho đến khi đến được phòng tuyến của người Mỹ. Xong, con nên ở lại đó cho đến khi chiến tranh kết thúc..”…

    Cả hai cha con ôm chặt lấy nhau chia tay và cậu bé bắt đầu đi về hướng Tây, không có thức ăn hay tiền bạc, dưới một cơn mưa phùn lạnh giá…..






    o O o






    Goebbels có thể sử dụng vụ tàn sát ở Dresden để gây ra cảm giác phẫn nộ về đạo đức ở các nước Thụy Sĩ, Thụy Điển cũng như mọi quốc gia trung lập khác. Nhưng các vụ đánh bom không chỉ là một cơ hội nhằm mục đích tuyên truyền. Tại một cuộc họp với các cục trưởng dưới quyền trong ngày 18 tháng Hai, Goebbels xúc động tuyên bố rằng Công ước Geneva “đã mất hết ý nghĩa khi các phi công của đối phương có thể giết chết một trăm nghìn người không tham chiến (dân thường) chỉ trong vòng hai giờ đồng hồ”. Vì theo Công ước, người Đức không thể trả đũa các phi hành đoàn đối phương vì "chiến thuật khủng bố" của họ nhưng nếu như Công ước Geneva vẫn bị vô hiệu hóa như thế - Goebbels lập luận – người Đức có thể ngăn chặn một Dresden khác chỉ đơn giản bằng cách xử tử tất cả các tù nhân Không quân Anh và Mỹ với tội danh "sát hại dân thường ." (*)

    Hầu hết những người trong phòng đều phản đối khi nghe ông ta nói, đặc biệt là Rudolf Semmler, người đã cảnh báo trước “những rủi ro to lớn mà chúng ta sẽ phải đối mặt với một hành động như vậy và những đòn trả đũa từ phía kẻ thù”. Goebbels phớt lờ phản ứng của mọi người và nói với viên sĩ quan báo chí của mình rằng nên tìm hiểu xem về số lượng phi công bị bắt làm tù binh trong tay Đồng Minh cũng như người Đức. Semmler lại bắt đầu lên tiếng phản đối, nhưng phụ tá của Goebbels đá ông ta lao xuống gầm bàn và buộc Semmler phải ngậm miệng lại.

    Tối hôm đó, Goebbels đưa vấn đề này lên Quốc trưởng, người đã đồng ý về nguyên tắc nhưng quyết định phải chờ trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. May mắn thay, Ribbentrop và những người khác đã có thể can ngăn được Hitler….
    …………………

    (*). Đạo đức của các vụ đánh bom Dresden không chỉ bị nghi ngờ bởi nước Đức và những nước trung lập mà còn bởi chính quân Đồng minh. Ba ngày sau cuộc không kích,Thiếu tướng Không quân Hoàng gia Anh (RAF); C. M. Grierson, đã nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo của Bộ Tư lệnh Tối cao các lực lượng Đồng minh (SHAEF)tại Paris. Ông cho rằng, phía không quân đã lên kế hoạch ném bom các trung tâm đông dân cư nhằm gây ra sự sụp đổ của nền kinh tế Đức. Grierson đề cập đến cáo buộc "đánh bom khủng bố" của Đức và sáng hôm sau, theo công văn từ phóng viên của Hãng Thông tấn AP, cụm từ này vô hình chung đã được phổ biến rộng rãi ở Hoa Kỳ: “ ....Các chỉ huy trưởng không quân Đồng minh đã đưa ra quyết định được chờ đợi từ lâu là áp dụng các vụ "đánh bom có chủ đích khủng bố" nhằm vào các trung tâm dân cư của Đức như một hành động tàn nhẫn trong việc đẩy nhanh sự diệt vong của Hitler .... “

    Thông tin này đã khuấy động một cuộc tranh cãi ở nước Anh, lên tới đỉnh điểm vào hai tuần lễ sau đó, khi tại Hạ viện, Richard Stokes tố cáo chiến lược ném bom bừa bãi xuống các thành phố lớn. Ông ta đã trích dẫn một thông tin gần đây trên tờ Manchester Guardian: “…..Điều gì đã xảy ra vào tối ngày 13 tháng 2? Có tới hàng triệu người ở Dresden, bao gồm 600.000 người di tản khỏi bom đạn và những người tị nạn từ miền Đông. Những đám cháy dữ dội lan tràn không thể cưỡng lại trong những con phố chật hẹp đã giết chết rất nhiều người vì thiếu oxy…..”

    Sau đó, Stokes lưu ý với vẻ mỉa mai rằng: dường như người Nga đang chiếm các thành phố mà không tìm cách phá hủy hoàn toàn. "….Các bạn sẽ tìm thấy điều gì, khi mà tất cả các thành phố bị nổ tung thành từng mảnh, và dịch bệnh tràn lan?..". Rồi Stokes lên tiếng chất vấn :“…Rồi đây có thể bệnh tật, rác rưởi và sự nghèo đói sẽ phát sinh hầu như không thể kiểm soát và khắc phục được.. Tôi rất băn khoăn và tự hỏi liệu rằng liệu mọi người có thể nhận ra ngay điều này từ ngay lúc này hay không ? Khi tôi nghe Ngài Bộ trưởng [Bộ trưởng Ngoại giao Anh, Archibald Sinclair] nói về ‘đỉnh cao của sự hủy diệt’, tôi đã trộm nghĩ: Thật là cách bày tỏ rất ấn tượng đối với một Bộ trưởng Nội các Anh trong giai đoạn này của chiến tranh. ” Ông Stokes kêu gọi mọi người hãy lưu tâm đến bản báo cáo từ Hãng thông tấn A.P. dựa trên cuộc họp báo SHAEF của Thiếu tướng Grierson và tự hỏi liệu phương thức "đánh bom khủng bố" có phải là chính sách mới của chính phủ từ thời điểm này trở đi hay không….

    Bài phát biểu này gây ấn tượng sâu sắc đến lương tâm của mọi người phương Tây đến nỗi Churchill cảm thấy thôi thúc phải viết mấy dòng gửi cho Tướng Hastings Ismay và Tham mưu trưởng Không quân Hoàng gia Anh Sir Charles Portal: “…Đối với tôi, dường như đã đến lúc câu hỏi về việc đánh bom vào các thành phố của nước Đức đơn giản chỉ vì mục đích gia tăng sự khủng bố, mặc dù theo các sự đánh giá khác, có thể nên được xem xét lại. Nếu không, chúng ta sẽ kiểm soát một vùng đất hoàn toàn hoang vu sau chiến tranh. Chẳng hạn như, chúng tôi sẽ không thể đưa vật liệu nhà cửa ra khỏi Đức dành cho nhu cầu của riêng mình vì một số điều khoản tạm thời sẽ phải được ưu tiên cho chính người Đức. Việc hủy diệt Dresden vẫn là một nghi vấn nghiêm trọng chống lại việc tiến hành các phi vụ ném bom từ Đồng minh. Do đó, tôi cho rằng các mục tiêu quân sự nên phải được nghiên cứu chặt chẽ hơn vì lợi ích của chúng ta hơn là của kẻ thù….Ngài Bộ trưởng Ngoại giao cũng đã nói chuyện với tôi về chủ đề này, và ngay lập tức tôi cảm thấy cần phải tập trung chính xác hơn vào các mục tiêu quân sự, chẳng hạn như dầu mỏ và thông tin liên lạc phía sau khu vực chiến sự, thay vì chỉ là các hành động khủng bố và tàn phá bừa bãi, mặc dù rất ấn tượng..”

    Lại đúng như bản tính “nói trước quên sau” của mình, Thủ tướng dường như đã không nhớ rằng chính ông ta là người đã kích hoạt cuộc hủy diệt Dresden với một bức thư khá châm biếm và mạnh mẽ của mình dành cho Sinclair. Sau khi Portal đọc những dòng chữ trên, ông ta liền nhắc nhở Thủ tướng rằng không nên đổ lỗi cho Bộ Tư lệnh Máy bay ném bom tầm xa, ngay cả bằng suy luận, vì họ đã thực hiện trung thành với chính sách của chính phủ.

    Churchill liền rút lại và soạn thảo một nội dung khác. Ông thay đổi từ "đánh bom khủng bố" thành "ném bom khu vực", và không đề cập đến Dresden, rồi đưa ra một nhận xét khá hợp lý, "Chúng ta phải thấy rằng các cuộc tấn công của chúng ta không gây hại cho bản thân về lâu dài hơn là đối với cuộc chiến trước mắt chống lại mọi nỗ lực tuyệt vọng của kẻ thù. "….
    tatpcit, caonam_vOzviagraless thích bài này.
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927



    4.





    Trong lúc này, một số người Đức khác đang cố gắng tìm cơ hội dành cho hòa bình hơn là tìm kiếm giải pháp báo thù, và thông tin về các cuộc đàm phán đã bắt đầu xuất hiện trong ngày 18 tháng Hai trên các tờ báo đến từ 4 nước châu Âu. Tin tức đưa về từ Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là sai nhưng các thông tin từ Thụy Điển và Thụy Sĩ là kết quả của cuộc họp gần đây ở Berlin khi Hitler, bằng sự im lặng khác thường của mình, đã cho phép cả Tướng SS Wolff và Ribbentrop ấn tượng rằng ông ta muốn họ dàn xếp một nền hòa bình riêng rẽ với phương Tây. ...

    Cũng không có gì lạ khi cả SS và Bộ Ngoại giao đang cố gắng hoàn thành điều mà Fuhrermong đợi một cách độc lập. Kể từ những ngày đầu trong sự trỗi dậy quyền lực ở Munich, Hitler đã thiết lập một sự cạnh tranh khốc liệt giữa 2 bên để truyền cảm hứng cho những nỗ lực lớn hơn đến từ chính bản thân họ. Himmler và Ribbentrop từng là đối thủ của nhau trong nhiều năm và có chung một đặc điểm thể chất: cứ sau một lời chỉ trích của Quốc trưởng, ai cũng cảm thấy mình như phát sốt lên trong người. Sự cạnh tranh hiện tại của hai cơ quan tập trung vào các động thái hòa bình và đã trở nên căng thẳng đến mức gần như có tình trạng chiến tranh giữa hai văn phòng.

    Đan xen với những phi vụ đàm phán về hòa bình này là những nỗ lực không biết mệt mỏi của một số người nhằm cứu giúp các tù nhân trong các trại tập trung. Đặc biệt, những nỗ lực của Himmler không được thúc đẩy bởi lòng nhân đạo mà chỉ là một hình thức tống tiền, vì rõ ràng hàng triệu sinh mạng có thể là một yếu tố thương lượng mạnh mẽ trên bàn hội nghị. Himmler được khuyến khích bởi hai người đang theo đuổi theo chiều hướng này. Người đầu tiên là bác sĩ massage riêng cho ông - Dr. Felix Kersten - người xứ Balt, sinh ra tại Estonia năm 1898. Ông ta không có bằng y khoa. Một người đàn ông nhìn bề ngoài có vẻ nhu mì với cái miệng gợi cảm, thấp bé, mập mạp và di chuyển một cách vụng về, nhưng lại rất thành thạo trong “liệu pháp xoa bóp” đến nỗi những người giàu có và nổi tiếng ở châu Âu đều phải tìm đến ông ta. Những năm trước chiến tranh, Himmler từng bị những cơn đau dạ dày nghiêm trọng - có thể càng trở nên trầm trọng hơn bởi cơ thể ông ta phải trải qua những ngày làm việc căng thẳng đến kiệt sức. Dr. Kersten được triệu tập và ông đã tiến hành trị liệu cho Reichsführer thành công đến mức buộc Himmler có cảm giác hoàn toàn phụ thuộc vào bàn tay của ông ta. Kersten đã sử dụng ảnh hưởng này để cứu một số tù nhân trong trại tập trung thoát chết.Himmler đã từng nói:” Cứ mỗi lần massage – dường như Kersten lại tước đi mạng sống của tôi. "

    Người thứ hai hiện đang đứng đầu Bộ phận Điệp viên của Himmler (ta cứ gọi là Trùm mật vụ cho dễ), SS-Brigadeführer (Chuẩn tướng) Walter Schellenberg. Đó là người thông cảm với tất cả những gì Kersten đang làm và chỉ muốn thuyết phục Himmler rằng một màn thể hiện tính nhân văn với các tù nhân chính trị trong cuộc chiến tranh này sẽ chứng minh cho cả thế giới thấy rằng Sếp của mình không phải là một loài quái vật. Mặc dù chính thức trực thuộc dưới quyền tướng SS – Tiến sĩ Ernst Kalten-brunner, Phụ trách Tổng cục An ninh Đế chế(RSHA) và là cấp phó của Himmler, người kế nhiệm Heydrich, ông ta đã xử lý mọi việc một cách thông minh và lúc này đang làm việc trực tiếp với Himmler. Schellenberg là một người đàn ông 33 tuổi nhỏ nhắn, đẹp trai, khó tính, đã từng được học trong một trường dòng Tên. Từ lâu, ông tin rằng Hitler đang dẫn dắt Đế chế đến bên bờ vực thẳm và đã không mệt mỏi thúc giục Himmler tìm kiếm mọi cơ hội có thể dành cho hòa bình.

    Thực sự, đây không phải là nhiệm vụ dễ dàng, vì tất cả các cuộc đàm phán phải được tiến hành mà không nên để Hitler biết được ; mọi thứ cũng không giúp được gì khi Kaltenbrunner lại là một người Đức quốc xã trung thành, một người không ưa và không mấy tin tưởng vào Schel-lenberg. Ông liên tục đưa ra lời cảnh báocàng ngày càng nhiều tới Himmler, không nên tham gia quá sâu vào các âm mưu có thể khiến cho Hitler không hài lòng – thậm chí là tệ hơn. Kaltenbrunner là một người đàn ông vạm vỡ, cao tới 6.07 feet (2.04 m) với vầng trán phẳng tuyệt vời và đôi mắt nhỏ xuyên thấu màu nâu. Ông ta có một cái hàm khổng lồ, một vết sẹo cắt ngang một bên má như xác sống, đôi vai to lớn và đôi tay dài thõng tới tận đầu gối như của loài vượn. Sinh năm 1903 gần quê hương của Hitler tại nước Áo, ông xuất thân trong một gia đình làm nghề chế tạo lưỡi hái. Cha của ông đã phá vỡ khuôn mẫu để trở thành một luật sư, và người con trai nối dõi theo sau. Năm 29 tuổi, ông gia nhập Đảng Quốc xã tại nước Áo, bằng sự cần cù và bền bỉ đã biến tổ chức này thành một đảng hợp pháp và được nhiều người biết đến.

    Thủ lĩnh của ông, Himmler, lần đầu tiên phản đối việc tiêu diệt người Do Thái và sau đó thừa nhận với Kersten rằng “việc tiêu diệt mọi người không phải là công việc của người Đức”. Bạo lực là một điều đáng ghê tởm đối với Reichsführer (thống chế) - mặc dù chính Himmler đã ra lệnh bắn đứa cháu trai của mình vì các hoạt động đồng tính - và sau khi chứng kiến vụ hành quyết đầu tiên, ông ta từng bị nôn mửa; chỉ có niềm tin gần như thần bí cho rằng mọi thứ Hitler đã làm là phải đúng, cùng với nỗi kính phục sâu sắc của ông đối với Quốc trưởng, đã khiến Himmler kiên quyết tại vị và theo dõi cẩn thận cho đến khi nạn nhân cuối cùng bị ngã gục. Trong những ghi chú dưới một bài giảng dành cho các sĩ quan Wehrmacht, ông đã từng viết bằng nét chữ đẹp đẽ của mình, “Phải hành quyết tất cả các nhà lãnh đạo đối lập tiềm năng. Rất khó, nhưng mà cần thiết .... Chúng ta phải cố gắng, đó là trách nhiệm của chúng ta với Chúa. "

    Là một người đôi khi có vẻ cục mịch, hung dữ nhưng luôn ẩn chứa một nỗi dằn vặt trong tâm hồn, cuối cùng đã chấp nhận áp dụng bạo lực như phong cách sống của mình, dần dà trở thành kẻ đao phủ vĩ đại nhất thế giới. Năm 1943, ông diễn thuyết trước một nhóm các tướng lãnh SS: “..Điều này nên được đề cập khá thẳng thắn trong chúng ta - nhưng chúng ta sẽ không bao giờ nói về nó một cách công khai .. Ý tôi nói về quan điểm xóa sổ người Do Thái, tiêu diệt chủng tộc Do Thái mà ta gọi là “giải pháp cuối cùng” .. Hầu hết các Ngài phải biết điều gì sẽ xảy ra khi phải tận mắt chứng kiến một trăm, hoặc 500, có khi lên tới cả ngàn xác chết nằm cạnh nhau. Để vượt qua nỗi day dứt và đồng thời vẫn thể hiện là những người có trách nhiệm trong công việc (ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ do sự yếu đuối của con người gây nên), đó là điều từng khiến chúng ta gặp khá nhiều khó khăn. Đây là một trang sử vinh quang của chúng ta chưa từng được viết lên và sẽ không bao giờ được đề cập tới.. ”……
    tatpcit, caonam_vOz, ngthi961 người khác thích bài này.
  9. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927

    Một năm sau đó, ông nói chuyện thẳng thắn với các quan chức ở Posen về những khó khăn khi phải đưa ra vấn đề tiêu diệt người Do Thái: “Chúng tôi buộc phải đi đến quyết định nghiệt ngã rằng dân tộc này phải biến mất khỏi trái đất. Để tổ chức nhiệm vụ này là vấn đề khó khăn nhất của chúng tôi. Nhưng chúng tôi đã giải quyết và vượt qua điều đó. Ngoài ra, như tôi từng nói – Thưa các Ngài, tôi có thể nhấn mạnh tới điều này – các nhà lãnh đạo và những người thực hiện không phải chịu bất kỳ tổn thương nào trong tâm trí và linh hồn. Mối nguy hại đó khá đáng kể, vì chỉ có một sợi chỉ mỏng manh ngăn cách giữa Scylla và Charybdis (*) khiến cho họ sẽ trở thành những kẻ lưu manh nhẫn tâm không hề quý trọng mạng sống con người, hoặc trở nên mềm yếu và bị suy nhược thần kinh .. Đó là tất cả những gì tôi muốn nói vào lúc này về vấn đề người Do Thái. Bây giờ,các Ngài đã biết tất cả về điều này, và các Ngài nên giữ nó cho riêng bản thân mình. Sau này, có lẽ đến một lúc nào đó, thậm chí rất lâu sau đó, chúng ta mới có thể cân nhắc xem có nên nói với người dân Đức nhiều hơn một chút về tất cả những điều này hay không. Nhưng tôi nghĩ tốt hơn là chúng ta không nên nói! Chính chúng ta ở đây là những người đã gánh vác trách nhiệm về hành động cũng như về một ý tưởng, và tôi nghĩ tốt hơn hết là chúng ta nên mang bí mật này xuống mồ. "

    Trên thực tế, bất chấp nói ra những lời như vậy, nhưng chính bản thân Himmler đã bị hành hạ bởi những tội ác khủng khiếp mà ông ta buộc phải thực hiện. “Đó chính là lời nguyền dành cho sự vĩ đại rằng ; phải bước qua các xác chết để tạo ra một cuộc sống mới,” Himmler nói với Kersten. Giống như người Mỹ cũng từng tiêu diệt nhiều người da đỏ một cách tàn nhẫn mà thôi ! “Tuy nhiên, chúng ta phải tạo ra một sự sống mới, phải làm sạch mặt đất nếu không nó sẽ không bao giờ cho ta hái được quả ngọt. Đó sẽ là một gánh nặng vĩ đại của lịch sử mà bản thân tôi phải gánh chịu ”.

    Thực sự, gánh nặng trong việc phải chịu trách nhiệm về những vụ giết người hàng loạt, thời gian gần đây đã trở nên ngày càng nghiêm trọng tỷ lệ thuận với các cơn co giật, đau thắt dạ dày, khiến cho Himmler ngày càng phải phụ thuộc vào ảnh hưởng của người đàn ông duy nhất có thể giúp ông ta nhẹ nhõm – đó chính là bác sĩ Kersten. Và lúc này Kersten, với sự chống lưng của Schellenberg, đang tận dụng sức mạnh này để gây ảnh hưởng tới Himmler trong việc cứu lấy những người Do Thái mà ông ta chưa giết kịp. Walter Schellenberg là một người chuyên đứng sau hậu trường "giật dây", có tính nhút nhát bẩm sinh, và trong nhiều thời điểm ông ta buộc phải hành động theo cảm giác của chính mình để truyền cảm hứng cho những anh hùng thời cuộc. Vốn là một kẻ cuồng tín và là một môn đệ trung thành, giờ đây dường như ông ta thấy cảm giác đó đang xúi giục ông phản bội lại sếp của mình. Đồng thời, Schellenberg vẫn tiếp tục nghiền ngẫm về những hậu quả thảm khốc có thể xảy ra sau hành động (tạm gọi là phản bội) đó và khoảng trống giữa một Schellenberg nhẹ nhàng và quyến rũ đối lập với Kaltenbrunner cao chót vót cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, nhưng gần như vĩnh viễn sống trong trạng thái do dự và đau khổ. Thời gian gần đây, Schellenberg bắt đầu chiếm ưu thế trong lãnh vực này và thuyết phục Himmler nên tham gia các cuộc gặp gỡ bí mật với Jean-Marie Musy, cựu Tổng thống Thụy Sĩ. Musy hứa sẽ trả một khoản tiền bồi thường bằng franc Thụy Sĩ cho mỗi người Do Thái được trả tự do và cũng cố gắng làm dịu đi cảm xúc của Thế giới tự do về nước Đức. Kết quả, Himmler đã đồng ý phóng thích cho 1.200 tù nhân Do Thái qua đường Thụy Sĩ cứ hai tuần một lần.

    Một hướng thỏa thuận khác độc lập với Schellenberg, đến từ một trong những cấp dưới của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ribbentrop – Tiến sĩ Peter Kleist - cũng bắt đầu các cuộc đàm phán dự kiến với Đại hội Do Thái Thế giới và đã gặp một trong những đại diện quan trọng - Gilel Storch - hiện đang giữ chức chủ tịch chi nhánh Thụy Điển của Đại hội. Tại cuộc gặp đầu tiên trong một khách sạn ở Stockholm, Storch đề nghị họ sẽ thương lượng để thả khoảng 4.300 người Do Thái ra khỏi các trại tập trung khác nhau.

    Những mặc cả về con người khiến cho Tiến sĩ Kleist cảm thấy xấu hổ. Ông cho rằng dù để cứu một nửa Trung Âu thì lấy tên mình ra để mặc cả cũng là điều không nên. Ông chỉ quan tâm tới một điều duy nhất là tìm ra giải pháp cho cuộc chiến mà khiến cho nước Đức không bị hủy diệt…

    Storch đáp lại :
    “Đây không phải là một giao dịch kinh doanh. Đơn giản chỉ là một thỏa thuận để cứu sinh mạng con người."

    Kleist trả lời:
    “Tôi không thể và không muốn tham gia vào‘thỏa thuận ’kiểu này, bởi vì nó có vẻ ghê tởm và bẩn thỉu với chính tôi. Ngoài ra, không thể giải quyết toàn bộ vấn đề của người Do Thái bằng những hoạt động riêng lẻ như vậy."

    Kleist khẳng định giải pháp này chỉ có thể được thực hiện bằng con đường chính trị. Trong cuộc chiến chống lại sự bài trừ dân tộc Do thái của Đế chế thứ ba, Roosevelt đã được các doanh nhân Do Thái có thế lực lớn như Morgenthau giúp đỡ, và ông ta nói, điều này cũng như thể thức đầu hàng vô điều kiện chỉ càng làm gia tăng thêm chủ nghĩa bài Do Thái của Đức; vừa đưa đến kết quả là tất cả người Do Thái sẽ bị tiêu diệt trên toàn bộ châu Âu, để lại Lục địa rơi vào tay những người Bolshevik. “Nếu giải pháp duy trì dân tộc Do thái có thể đưa ra trao đổi với sự tồn tại của châu Âu..”, Kleist tiếp tục nói “… thì chúng ta có một“thỏa thuận đáng đồng tiền bát gạo”thực sự và tôi có thể mạo hiểm cược cả sinh mạng của mình.”

    Storch xen vào :
    “Ngài nên nói chuyện với Ivar Olson. Đó là một nhà ngoại giao tại Đại sứ quán Mỹ ở Stockholm, ông ta là cố vấn riêng của Tổng thống Roosevelt thuộc Ủy ban Người tị nạn Chiến tranh của Bắc và Tây Âu. Ông ta có liên hệ trực tiếp với Tổng thống. "

    Vài ngày sau, Storch tỏ ra rất phấn khích, nói với Kleist rằng theo như lời Olson, Tổng thống Roosevelt sẵn sàng cứu chuộc mạng sống của 1.500.000 người Do Thái trong các trại tập trung “bằng con đường chính trị”. Đây chính xác là những gì Kleist muốn đánh đổi - một giải pháp chính trị dành cho cuộc chiến - và ông phấn khởi đến mức lặp lại lời của Storch với Bá tước Folke Bernadotte, phó chủ tịch của Hội Chữ thập đỏ Thụy Điển. Nhưng Bá tước chỉ lắng nghe với vẻ mặt hoài nghi. Tiếp theo, Kleist thử bàn bạc với Tiến sĩ Werner Best, phụ trách quản lý dân sự của nước Đức quốc xã trong thời gian chiếm đóng Đan Mạch, và cũng giống như Kleist, cả hai đều xuất thân từ các tướng lĩnh SS. Không giống như Bernadotte, Best có đủ tỉnh táo khi khuyên Kleist nên trực tiếp bàn bạc về vấn đề nhạy cảm này với trợ lý của Himmler, đó là Kaltenbrunner…
    ……………….
    (*). Giữa Scylla và Charybdis là một thành ngữ có nguồn gốc từ Thần thoại Hy lạp được gắn liền với một số câu tục ngữ như "chọn điều ít hơn trong hai điều xấu", "giữa ma quỷ và biển sâu xanh thẳm", hoặc lựa chọn "giữa cái chết và sự diệt vong" cũng đều thể hiện ý nghĩa tương tự. Tình huống thần thoại cũng sử dụng phương cách lựa chọn giữa các thái cực nguy hiểm ngang nhau được coi là dẫn đến thảm họa không thể tránh khỏi….
    ngthi96, tatpcitcaonam_vOz thích bài này.
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Kleist có mối quan hệ cá nhân với Kaltenbrunner và khi trở về Berlin, ông đã gặp và thông báo với Kaltenbrunner rằng Storch có hứa về “một giải pháp chính trị dành cho cuộc chiến”,nhằm đổi lại sinh mạng của 1.500.000 người Do Thái. Kaltenbrunner biết rõ về mối liên hệ của Storch với Đại hội Do Thái Thế giới, và ông ta bắt đầu đi đi lại lại trong căn phòng. Đột nhiên, Kaltenbrunner dừng lại và nói bằng giọng Áo nặng nề của mình, “Ngài biết rất rõ mình đã chúi mũi vào cái gì! Ngay lập tức, tôi phải báo cáo việc này cho Reichsfuhrer (Thống chế SS). Tôi không biết Himmler sẽ quyết định như thế nào - còn Ngài nên chỉ nên ở nhà thôi, đừng ló mặt ra ngoài... ”. Kaltenbrunner muốn quản thúc Kleist tại gia, để ngăn ngừa ông ta nói chuyện với Ribbentrop, và Kaltenbrunner tiếp tục cảnh báo : “Thậm chí đừng bước ra khỏi cổng cho đến khi vấn đề này được làm sáng tỏ…

    Sau vài ngày, Kaltenbrunner yêu cầu muốn gặp lại Kleist, lịch sự bắt tay và nói một cách niềm nở :” Ngài Thống chế chắc chắn sẵn sàng chấp nhận phương án này của Thụy Điển!". Sau đó, ông ta nói thêm, trước sự ngạc nhiên của Kleist, “Không phải 1.500.000 người Do Thái nằm trong tay chúng tôi đâu, mà là 2.500.000 người !”. Có thêm một điều ngạc nhiên tiếp theo ; chính Kleist sẽ đến Stockholm để bắt đầu các cuộc đàm phán, và như tỏ ra một dấu hiệu thiện chí, sẽ đưa khoảng 2000 người Do Thái cập bến Thụy Điển.

    Thế nhưng Kleist chưa kịp trở về nhà, đã bị triệu hồi ngược về Tổng Cục An ninh Đế Chế, nhưng lần này Kalten-brunner nhìn Kleist chằm chằm và nói, “Vụ đàm phán về người Do Thái đã kết thúc cho Ngài. Đừng hỏi tôi vì sao lại làm như vậy. Từ giờ, Ngài sẽ không bao giờ liên quan đến việc này và trong tương lai cũng thế. Mọi thứ sẽ không liên quan đến Ngài nữa. Vậy nhé !”. Kaltenbrunner không buồn giải thích lý do của sự thay đổi kế hoạch đột ngột này: Chuyên gia “ném đá” Schellenberg nhảy vào cuộc, chính ông ta tiến cử bác sĩ Kersten cho Himmler trong việc đàm phán với Thụy điển. Việc gì phải sẻ chia công việc cùng Ribbentrop?

    Kersten bắt đầu đến Thụy Điển để đàm phán với Chris-tian Günther, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Thụy Điển, về quyền tự do của nhiều tù nhân Scandinavia trong các trại tập trung. Himmler đã nói với Kersten rằng nếu bước sơ bộ này diễn ra suôn sẻ, Kersten có thể thương lượng trực tiếp với Storch. Cuộc đàm phán với ngài Günther diễn ra suôn sẻ đến mức người ta đồng ý rằng Bernadotte nên đến Berlin và đích thân ông thực hiện những thỏa thuận cuối cùng với Himmler.

    Ribbentrop không hề biết gì về những sự kiện này cho đến khi Đại sứ Thụy Điển tại Berlin ngây thơ gửi một thông điệp chính thức cho Himmler yêu cầu Bernadotte được phép hội kiến riêng với Reichsführer– và dĩ nhiên để được phê chuẩn, phải thông qua Bộ Ngoại giao. Lần đầu tiên, Ribbentrop mới nhận ra rằng các cuộc đàm phán ở Thụy Điển đang được thực hiện bởi đối thủ của mình ngay sau lưng ông ta.

    Về phía Thống chế SS, Himmler lại sợ rằng Ribbentrop sẽ nói với Hitler. Gần như hoảng sợ, ông ta gọi điện cho Kaltenbrunner và nhờ nói dạm trước cho Quốc trưởng về chuyến thăm viếng của Bernadotte đến Berlin để xem Fuhrer phản ứng như thế nào. Mong muốn được bảo đảm hơn nữa, Himmler cũng đã gọi điện cho Tướng SS Fegelein, anh rể của Eva Braun, và yêu cầu ông ta "nói nhỏ" với Hitler về cùng vấn đề như vậy…

    Ngày hôm sau, 17 tháng Hai, Fegelein gọi điện để nói rằng Quốc trưởng chỉ đưa ra một lời nhận xét ngắn gọn: "Người ta không thể đạt được bất cứ điều gì bằng những nỗ lực vô nghĩa như vậy trong cuộc chiến tranh tổng lực."

    Himmler càng bối rối, nỗi sợ hãi vẫn tiếp tục, nhưng rồi ông nhận ra rằng đây có thể là cơ hội duy nhất để cho cả thế giới thấy rằng mình là một con người nhân đạo. Mặc dù vậy, nỗi sợ hãi đã chiến thắng. Himmler quyết định lờ đi mọi chuyện, tỏ ra không liên quan gì đến Bernadotte, và khi Schellenberg gọi điện thông báo rằng Bá tước vừa từ Thụy Điển đến, Himmler liền nói với Schellenberg, đang “quá bận bịu” với cuộc phản công của Cụm Tập đoàn quân Vistula nên không thể gặp gỡ được trong thời điểm này. Nhưng một lần nữa, Schellenberg đã chỉ ra những lợi thế cá nhân to lớn mà một cuộc hội kiến riêng như vậy sẽ mang lại cho Reichsführer. Himmler hiếm khi có thể chống lại mọi lỹ lẽ thuyết phục của Schellenberg, và lần này ông ta càng không thể. Rốt cục, Thống chế SS cũng đồng ý gặp Bá tước nhưng nhất quyết đề phòng bằng một biện pháp phòng ngừa: bằng cách nào đó, Schellenberg nên cố gắng thuyết phục được Ribbentrop gặp gỡ Bernadotte trước tiên, điều này sẽ ngăn Bộ trưởng Ngoại giao “bẩm lại” với Hitler.

    Cáo già Schellenberg liền tung đòn: ông ta vờ “tiết lộ” một câu chuyện cho rằng triển vọng của các cuộc hội kiến giữa Bernadotte-Himmler mang đến một tương lai tươi sáng đến nỗi ngoài Reichsführer thì sẽ không ai có thể làm nổi; đó là cứu nước Đức thoát khỏi thảm họa. Mưu mẹo của Schellenberg đã được kích hoạt. Sáng hôm sau, ngày 18 tháng Hai, Ribbentrop liền cho triệu tập Kleist. “Bá tước Bernadotte đang ở trong thị trấn chuẩn bị gặpHimmler,”Ngài Bộ trưởng thông báo bằng một giọng trách móc, và yêu cầu ông ta muốn nói chuyện riêng với Bá tước càng sớm càng tốt.

    Tại Lãnh sự quán (Tòa Công sứ) Thụy Điển, Tiến sĩ Kleist tình cờ gặp Bernadotte ở hành lang, và ông ta cũng hứa sẽ gặp riêng Ribbentrop. Nhưng bá tước đã có một cuộc hẹn gặp trước đó với Kaltenbrunner và Schellenberg, một cuộc hẹn do chính Reichsführer sắp đặt. Himmler vẫn đang thủ thế chờ xem Ribbentrop sẽ làm gì, trước khi tự mình dấn thân vào việc.

    Bernadotte được đưa đến ngôi nhà sang trọng của Kal-tenbrunner ở vùng ngoại ô Berlin. Bá tước, có cha là anh trai Vua Gustav V, một người thanh lịch và giản dị, tinh tế và chất phác. Ông ta mặc bộ đồng phục Chữ thập đỏ khá cá nhân chủ nghĩa và luôn mang theo một chiếc dùi cui bên mình như thể được sinh ra với nó, nhưng bức ảnh yêu thích nhất của ông cho thấy Bá tước đang gục xuống vì kiệt sức dưới gốc cây khi đang mặc quần sooc trong đồng phục Hướng đạo sinh. Một số bạn bè tin rằng người vợ người Mỹ của ông, là con gái duy nhất của nhà công nghiệp Mỹ Hiram Edward Manville và vợ Henrietta Estelle Romaine mang tên là Estelle Manville, đã dạy Bernadotte luôn tạo ra một phong cách đối lập với chính bản thân mình......
    tatpcitngthi96 thích bài này.

Chia sẻ trang này