1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.417
    Đã được thích:
    5.939
    Bá tước mang đủ điều kiện đặc biệt dành cho nhiệm vụ hiện tại của mình. Mặc dù không phải là một trí thức, nhưng ông ta còn có một phẩm chất đáng quý hơn: có ý thức hoạt động Cộng đồng rất xuất sắc. Trong các cuộc đàm phán, ông chưa bao giờ bỏ cuộc. Bernadotte có thể tiếp tục hàng giờ nữa mà vẫn không mất đi tính hài hước và nếu mọi thứ trở nên căng thẳng, ông sẽ bắt đầu kể chuyện. Nhưng có lẽ tài sản quý giá nhất là ông luôn luôn mong muốn đơn giản được giúp đỡ những người bất hạnh với một niềm tin vững chắc của chính bản thân. Đó là, ông ta đánh giá hầu hết mọi người, kể cả những nhân vật phản diện nhất về cơ bản đều có chút ít tình cảm trong tâm hồn và có thể thuyết phục được để làm một vài điều đúng đắn.

    Với một phong cách lịch thiệp tối thiểu, Kaltenbrunner mời vị khách của mình hút thuốc lá Chesterfield và Du-bonnet. Không nghi ngờ gì những bao thuốc này từ nước Pháp đưa về, Bá tước thầm nghĩ trước khi vui vẻ cầm điếu thuốc. Còn Kaltenbrunner nhìn Bernadotte bằng ánh mắt lạnh lùng, tò mò và hỏi tại sao ông ta lại muốn gặp Himmler. Một cuộc họp vào thời điểm quan trọng như lúc này sẽ khó được thu xếp nhất. Ông ta không thể truyền thông điệp của Bá tước tới Himmler được hay sao? Kal-tenbrunner hút thêm một điếu thuốc khác - ông ta hút tới bốn bao thuốc mỗi ngày, và những ngón tay tương đối ngắn, mập mạp nhuốm màu nicotine vàng khè của ông khiến cho Schellenberg khó tính lại liên tưởng đến bàn tay một con khỉ đột.

    "Ngài đang hành động theo một đường lối chính thức của Chính phủ phải không ?" Kaltenbrunner hỏi.

    Có thể hiểu tâm lý của Bernadotte trong lúc này, là ông ta chỉ muốn thương lượng trực tiếp với Himmler, vì thế Bá tước đã quyết định bàn bạc với Kaltenbrunner càng ít càng tốt. “Không phải như vậy, nhưng tôi có thể đảm bảo với Ngài rằng không chỉ chính phủ Thụy Điển mà toàn thể người dân Thụy Điển đều chia sẻ quan điểm mà tôi vừa nêu ra."

    Kaltenbrunner bày tỏ rằng, ông ta cũng như Himmler, đang rất thất vọng về tình hình chiến sự. Cả hai người đều lo lắng nhằm mang lại các mối quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia, nhưng buộc phải thi hành các biện pháp mạnh mẽ, thí dụ như bắt, cầm giữ các con tin, là điều cần thiết để chống lại mọi sự phá hoại.

    “Sẽ là một bất hạnh lớncho nước Đức” Schellenberg nhảy vào cuộc, ông ta nhận xét, “nếu như Thụy Điển bị lôi kéo vào cuộc chiến chống lại chúng tôi.”Ngay lập tức, Bá tước đã bị ấn tượng bởi phong thái lịch thiệp của tay Trùm mật vụ này hớp hồn và nghĩ tay này trông giống người Anh hơn là người Đức. Schellenberg cũng ấn tượng không kém về Bernadotte. Đây là một nhà quý tộc có địa vị cao trên trường quốc tế, là một người hết sức quang minh chính trực. Với sự tiếp xúc của ông, Thụy Điển, một quốc gia có quan tâm đặc biệt đến nền hòa bình tại Bắc Âu, có thể sẽ đứng ra làm trung gian giữa phương Tây và nước Đức. Đó là một khả năng đầy hứng khởi…

    Kaltenbrunner hỏi Bernadotte liệu Bá tước có đề xuất giải pháp cụ thể nào không. Ông ta đề nghị người Đức cho phép Hội Chữ thập đỏ Thụy Điển được làm việc trong các trại tập trung, và Bá tước rất ngạc nhiên khi Kaltenb-runner không chỉ gật đầu mà còn nói rằng ông ta “hoàn toàn ủng hộ” Bernadotte nên gặp riêng Thống chế SS Himmler. ...Một tiếng sau, Bernadotte đã lại ngồi nói chuyện với Ribbentrop tại Văn phòng Ngoại giao, hay đúng hơn, là ông đang lắng nghe: từ lúc ngồi xuống gần cạnh cái lò sưởi ấm áp trong phòng, Bộ trưởng Ngoại giao đã bắt đầu nói như thể ông ta đang đọc diễn văn. Tò mò, và không biết bài diễn văn này sẽ kéo dài trong bao lâu, Bernadotte lén bấm thử chiếc đồng hồ bấm giờ của ông.

    Ribbentrop bắt đầu với một luận văn về sự khác biệt giữa Chủ nghĩa Xã hội Quốc gia (Nazi) và Chủ nghĩa Bolshevism, giả định rằng nếu nước Đức thua trận, các máy bay ném bom của Nga sẽ bay đến Stockholm trong vòng sáu tháng sau và Hồng quân sẽ lôi cả Hoàng gia Thụy điển, trong đó có cả Bernadotteđem ra bắn. Ribbentropđi từ chủ đề này sang chủ đề khác, trình bày không ngừng các vấn đề tầm thường, vô vị về Đức Quốc xã – chẳng khác gì một chiếc máy quay đĩa cổ lỗ sĩ - Bá tước nghĩ vậy. Cuối cùng Ribbentrop tuyên bố rằng người còn đang sống đóng góp nhiều nhất cho nhân loại là "Adolf Hitler, không nghi ngờ gì nữa, đó là Adolf Hitler!". Lúc này, ngài Bộ trưởng mới tạm dừng và Bernadotte ấn chiếc đồng hồ bấm giờ ở phút thứ sáu mươi bảy.

    Ngày hôm sau, 19/2/1945, Schellenberg lái xe đưa Bernadotte đến Viện điều dưỡng của Bác sĩ Gebhardt. Các cuộc không kích liên tục của quân Đồng minh khiến chuyến đi trở thành một cuộc hành trình đầy nguy hiểm, đặc biệt là đối với Bá tước, một người bị hội chứng máu khó đông. Chỉ một vết cắt nhỏ cũng có thể làm ông tử vong. Rất bất ngờ, trên đường đi, Schellenberg tâm sự thẳng thắn với Bá tước rằng Kaltenbrunner không thể tin cậy được và Himmler vốn là một người đàn ông yếu đuối, dễ bị ảnh hưởng bởi những lý lẽ của người cuối cùng đã từng nói chuyện với ông ta….

    Tại điền trang Hohenlychen, Bá tước lần đầu tiên được giới thiệu với Bác sĩ Gebhardt, người đang buồn rầu nói rằng trong bệnh viện của ông ta có 80 trẻ em tị nạn từ miền đông, đang phải cắt cụt chân hoặc tay vì bị hoại tử hoặc là vết thương do đạn bắn. Bernadotte phỏng đoán rằng phút giây dạo đầu này đã được sắp xếp để diễn ra nhằm tạo lòng trắc ẩn của chính ông. Sau đó Schellenberg giới thiệu bá tước với một người đàn ông nhỏ bé mặc đồng phục SS màu xanh lá cây không có lấy một tấm huân chương nào trên áo, một người có bàn tay nhỏ nhắn, thanh tú và bộ móng tay được cắt tỉa cẩn thận – đó chính là Himmler. Bernadotte thấy ông ta vô cùng niềm nở ; thậm chí ông ta còn nói đùa khi cuộc trò chuyện bị trễ giờ. Vẻ ngoài của Himmler chẳng có gì là quỷ dị cả. Dường như, Thống chế SS có vẻ là một người đàn ông hoạt bát, có vẻ hơi ủy mị bất cứ khi nào mà tên của Fuhrer được nhắc đến..

    Những người Scandinavi khác đã rất bối rối trước những mâu thuẫn trong tính cách của Himmler. Giáo sư Didrik Seip, người đứng đầu Đại học Oslo và là một nhà yêu nước nổi tiếng người Na Uy, gần đây đã nói với Bernadotte rằng ông nghĩ Himmler là “một người duy tâm, đặc biệt ưa thích các nước trong vùng Scandinavi.”

    Bernadotte hỏi :
    "Thưa Thống chế SS, Ngài có nghĩ rằng việc tiếp tục chiến tranh là điều vô nghĩa không, bởi vì nước Đức không thể giành được chiến thắng?"

    Himmler trả lời :
    - “Tất cả người Đức sẽ chiến đấu như một con sư tử trước khi họ từ bỏ hy vọng,”

    Ông ta nói tiếp; đúng là tình hình quân sự rất nghiêm trọng, nhưng không phải là điều vô vọng. "Ngay lúc này, chưa có nguy cơ lớn về bước đột phá của Nga trên phòng tuyến Oder..”….
    ngthi96, viagralesstatpcit thích bài này.
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.417
    Đã được thích:
    5.939
    Bernadotte nói rằng lúc này đang dấy lên sự phẫn nộ ở Thụy Điển về việc bắt giữ con tin và giết những người vô tội; khi Himmler bác bỏ vế sau, Bernadotte liền liệt kê các ví dụ cụ thể. Himmler đáp lại một cách nóng nảy; ông ta cho rằng Bá tước được cung cấp những thông tin sai lệch. Sau đó, ông ta hỏi rằng liệu Bá tước có bất kỳ đề xuất cụ thể nào không.

    Bernadotte hỏi lại :
    “Theo Ngài, có nên đề xuất một số biện pháp nào có thể cải thiện tình hình được trong thời điểm này?”

    Sau một lúc ngập ngừng, Reichsfuhrer nói, "Tôi chưa thể đưa ra một đề nghị nào cả."

    Bernadotte đề xuất Himmler nên thả các tù nhân Na Uy và Đan Mạch ra khỏi các trại tập trung để về chăm sóctại Thụy Điển. Giải pháp khiêm tốn này đã từng gây ra một luồng cáo buộc kịch liệt chống lại người Thụy Điển, nhưng không có ý nghĩa gì đối với Bernadotte cả. Hơn nữa, có lẽ đã truyền được cảm hứng át đi những sự hãi đột ngột của Himmler. “Nếu tôi đồng ý với đề nghị của Ngài….,”Thống chế nói, mắt ông chớp chớp, “….các tờ báo Thụy Điển sẽ giật tít rằng Tội phạm chiến tranh Himmler, trong nỗi lo sợ bị trừng phạt vì tội ác của mình, đang cố gắng mua lại sự tự do của ông ta.” Nhưng rồi Himmler nói ông ta chỉ có thể làm được những gì mà Bernadotte yêu cầu - nếu như Thụy Điển và Đồng minh đảm bảo với ông rằng các hoạt động phá hoại sẽ bị dừng lại ở Na Uy.

    “Không thể nào như vậy được!”. Bá tước trả lời và đột nhiên thay đổi chủ đề.

    "Hội Chữ thập đỏ Thụy Điển rất nóng lòng xin Ngài cho phép làm việc trong các trại tập trung, đặc biệt là ở những nơi giam giữ người Na Uy và Đan Mạch."

    “Có lẽ là điều đó sẽ rất hữu ích, và tôi không thấy lý do nào để không cấp phép cho Ngài…,” Himmler trả lời.

    Bá tước đã quen với những sự thay đổi kỳ lạ của Himmler và yêu cầu thêm một số nhượng bộ nhỏ khác, những nhượng bộ này nhanh chóng được chấp thuận. Được khuyến khích, Bernadotte tự hỏi liệu phụ nữ Thụy Điển khi kết hôn với người Đức có thể trở về được quê hương, bản quán của họ hay không.

    “Thực lòng, tôi không muốn gửi trẻ em Đức sang Thụy Điển,” Himmler cau mày trả lời. "Ở đó, chúng sẽ bị nuôi dưỡng để căm ghét đất nước, nơi mà chúng sinh ra và những đứa trẻ chơi cùng chúng sẽ phỉ nhổ vì cha của bọn trẻ là người Đức."

    Bá tước chỉ ra rằng cha của bọn trẻ sẽ được an ủi khi biết rằng gia đình họ sẽ được an toàn.

    “Không nghi ngờ gì nữa, cha của bọn trẻ thà nhìn thấy bản thân họ lớn lên trong một túp lều còn hơn là để họ ẩn náu trong một tòa lâu đài thuộc một đất nước thù địch với Đức như Thụy Điển,” Himmler đáp lại, nhưng đồng ý sẽ làm hết những gì có thể. Trong cuộc nói chuyện, Bernadotte đã đẩy ông ta đến tận cùng của giới hạn, và tâm trạng của Himmler lại thay đổi. “Ngài có thể nghĩ có thể tôi đa cảm, thậm chí là vô lý đi nữa, nhưng tôi đã thề trung thành với Adolf Hitler, và với tư cách là một người lính cũng như một người Đức, tôi không thể rút lại lời thề của mình. Vì lý do đó, tôi không thể làm bất cứ điều gì trái ngược với kế hoạch và mong muốn của Quốc trưởng ”. Chỉ lúc trước thôi, ông ta đã nhượng bộ một điều có thể khiến Hitler nổi giận, nhưng bây giờ Himmler bắt đầu lặp lại lời Quốc trưởng về cái gọi là "mối đe dọa của Chủ nghĩa Bolshevik" và dự đoán tương lai về sự kết thúc của châu Âu nếu như những kẻ thù đến từ phương Đông giành chiến thắng.

    Bá tước phản bác lại : “Nhưng Đức đã từng liên minh với Nga trong một phần nào đó của cuộc chiến. Tại sao mà sự kiện đó đã xảy ra mà lại phù hợp với những gì Ngài vừa nói?"

    “Chắc chắn, tôi sẽ nghĩ Ngài nói về điều đó,” Himmler trả lời và thừa nhận đó là một sự sai lầm. Reichsführer bắt đầu kể về thời niên thiếu của mình ở miền nam nước Đức, nơi người cha của ông từng làm gia sư cho một hoàng tử xứ Bavaria, về việc ông phục vụ quân đội với tư cách là một trung sĩ trong Thế chiến thứ nhất, và việc ông ta tham gia Đảng Xã hội Quốc gia khi mới thành lập. "Đó là những ngày tháng huy hoàng!" Himmler nói tràn đầy cảm xúc. “Chúng tôi là thành viên của một phong trào thường xuyên gặp nguy hiểm đến tính mạng, nhưng chúng tôi không hề sợ hãi. Adolf Hitler đã dẫn dắt chúng tôi và tổ chức chúng tôi gắn kết lại, cùng nhau chiến đấu. Đó là những năm tuyệt vời nhất trong cuộc đời! Sau đó, tôi có thể chiến đấu hết mình cho những gì mà tôi coi là sự hồi sinh của nước Đức. "

    Thế rồi, rất lịch sự, Bernadotte đặt câu hỏi về cách hành xử với người Do Thái.

    Bá tước nói :
    "Chả lẽ Ngài không thừa nhận rằng có khá nhiều người tử tế trong số những người Do Thái, cũng như có trong tất cả mọi chủng tộc? Bản thân tôi có nhiều bạn bè là dân Do Thái."

    Himmler trả lời :
    “Ngài nói đúng, nhưng Ngài đang ở Thụy Điển không có vấn đề về người Do Thái và do đó không thể hiểu được quan điểm của người Đức chúng tôi…..” .

    Cuộc nói chuyện kéo dài tới hai tiếng rưỡi, cuối cùng Himmler hứa sẽ đưa ra câu trả lời chắc chắn cho tất cả các yêu cầu của Bernadotte trước khi Bá tước trở về Thụy Điển, và Bernadotte đã trình bày với Himmler, người rất quan tâm đến nền văn hóa dân gian Scandinavia của Thế kỷ XVII, nơi những người dân trong việc làm việc trong âm thanh của những tiếng trống đầy ma mị....

    Himmler cho biết ông ta “vô cùng cảm động” và hỏi Schellenberg rằng liệu đã chọn được một người tài xế riêng cho Bá tước chưa. Schellenberg nói rằng ông ta đã chọn được người phù hợp nhất và Reichsführer cười toe toét. "Tốt. Nếu không, các tờ báo của Thụy Điển có thể công bố bằng những tiêu đề lớn: TỘI PHẠM CHIẾN TRANH HIMMLER ĐÃ SÁT HẠI BÁ TƯỚC BERNADOTTE. ".....

    tatpcitviagraless thích bài này.
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.417
    Đã được thích:
    5.939
    Tại Berlin, Schellenberg đã thông báo cho Kaltenbrunner về nội dung cuộc gặp gỡ. Người đứng đầu Tổng cục An ninh Đế chế (RSHA) cáo buộc Schellenberg đã tạo ra một “sức ép quá lớn lên Reichsführer” và SS-Gruppen-führer (Thiếu tướng) Heinrich Müller, ông trùm Gestapo, thì càu nhàu cho rằng “luôn luôn giống như vậy khi có những quý ông luôn coi mình là chính khách để nói chuyện với Himmler, nhằm muốn Reichsführer đồng ý với một trong những ý tưởng của họ. " Với khái niệm cụ thể này, Müller nói, những nỗ lực đang thực hiện, là điều "hoàn toàn không tưởng."(completely Utopian).

    Còn Bernadotte trở lại văn phòng của Ribbentrop. Ngoại trưởng có vẻ háo hức giúp đỡ Bá tước hơn trước, nhưng thái độ vui vẻ hơi độc đoán của ông chỉ làm khổ sở cho Bernadotte, và Bá tước đã lịch sự cáo lỗi chuồn ngay khi cảm thấy có thời cơ...

    Tức khí, ngay lập tức, Ribbentrop gọi cho Tiến sĩ Kleist và bảo ông ngồi vào chiếc ghế bành gần lò sưởi mà Bernadotte vừa đứng lên. "Chính xác thì cái tay Bernadotte là ai?" , ôngta tiếp tục hỏi. “Ai đang hậu thuẫn cho hắn? Và hắn ta thực sự muốn gì ngoài việc chỉ cứu người Scandinavi? "

    Kleist cẩn thận để một chiếc cặp bằng da căng phồng chứa đầy giấy tờ lên chiếc ghế. Khi ông ta nhấc chiếc cặp lên, một cuốn hộ chiếu rơi ra.

    "Cái gì vậy?" Ribbentrop hỏi.

    "Đó là giấy tờ tùy thân của người khách vừa bước ra khỏi căn phòng của Ngài..”

    Kleist nhặt lên, nghĩ rằng Ribbentrop sẽ kiểm tra nội dung bên trong, nhưng Ribbentrop chỉ đơn thuần đặt cuốn hộ chiếu vào trong một cái phong bì lớn : “Hãy trả lại cho Bernadotte,” ông ta nói. "Tôi chắc rằng Bá tước sẽ phải cần đến nó."

    Tiến sĩ Kleist rất ấn tượng. Đó dường như là một “cử chỉ hiệp sĩ độc nhất vô nhị giữa lúc cuộc chiến tranh tổng lực đang tan rã..”

    Ngay cả khi Himmler đang tiến hành các cuộc đàm phán mà ông hy vọng sẽ dẫn đến một kế hoạch ủng hộ hòa bình, thì Cụm Tập đoàn quân Vistula của ông đã tan vỡ. Steiner buộc phải kéo tất cả quân đội của mình trở lại điểm xuất phát ban đầu, và cuộc tấn công chính thuộc Tập đoàn quân Panzer số 3 - không có Wenck ở bên để giám sát hoạt động – thì bị dậm chân tại chỗ. Thảm họa toàn diện ở phía Đông dường như sắp xảy ra đến nỗi những người Đức quan trọng khác, ngoại trừ có Himmler và Rib-bentrop, cũng bắt đầu nghĩ rằng hy vọng duy nhất dành cho Tổ quốc chỉ nằm ở con đường ngoại giao - hoặc buộc phải đầu hàng vô điều kiện…..






    PHẦN II. - PHÍA TÂY ĐUA TỐC ĐỘ






    9.Một "Bức Màn Sắt" Sẽ Hạ Xuống






    1.






    Vào ngày 14 tháng Hai, Eisenhower gặp Montgomery tại Trụ sở Bộ chỉ huy chiến thuật của ông tại Zonhoven, Bỉ. Vấn đề gây tranh cãi về quyền chỉ huy vẫn còn đọng lại rất nhiều trong tâm trí của Eisenhower. Ông ta phàn nàn về việc “luôn bị Marshall và Tham mưu trưởng Hoa kỳ trách cứ vì quá nể nang người Anh, hoặc P.M. [Churchill] và Tham mưu trưởng Anh thì cho là quá thiên vị với người Mỹ. "Còn Monty nghĩ gì về tình thế này? Như thường lệ, quan điểm của vị Thống chế chiến trườngđược xác định rõ ràng: nếu như được phép thực hiện cuộc tấn công chính mà có Tập đoàn quân số 9 Mỹ dưới sự chỉ huycủa Simpson hỗ trợ đắc lực, thì Montgomery sẽ coi việc bố trí lực lượng như hiện tại là thỏa đáng.

    Montgomery đã ghi lại trong nhật ký của mình: “ Ike rất vui vì thấy tôi hài lòng trong công việc hiện tại. Không còn nghi ngờ gì nữa, ông ta luôn lo lắng về một điều gì đó khi đến Zonhoven, và tôi cảm thấy nó tiếp tục xuất hiện trong cuộc nói chuyện với Ike. Thậm chí, tôi không biết tận cùng nỗi lo lắng của ông ấy là gì. Nhưng rõ ràng là ngay sau khi tôi nói rằng tôi rất hài lòng với vị trí chỉ huy hiện tại thì ông ta đã trở thành một con người khác. Ông lái xe rời khỏi đây với một khuôn mặt rạng rỡ…”

    Monty cũng viết cho Brooke mấy dòng, bày tỏ sự vui mừng của mình rằng "Ike đồng ý với mọi thứ mà tôi đang thực hiện" và hứa sẽ để Simpson dưới quyền chỉ huy của mình trong phần còn lại của cuộc chiến. “Tất cả những điều này là rất tốt và tôi tin rằng cuối cùng chúng ta cũng đã sẵn sàng đón một làn gió thuận chiều để giúp con tàu chở chúng ta cập bến an toàn trong bến cảng. Đã từng trải qua một vài cơn bão, nhưng bầu trời bây giờ rất quang đãng ”.

    Chín ngày sau, lưu vực sông Roer - bị ngập lụt khi quân Đức phá hủy các con đập – nước đã bắt đầu rút xuống đủ để vận hành lại "Grenade", một Chiến dịchkhổng lồ với sự tham gia của 303.243 người. Lúc 2:45 sáng ngày 23 tháng Hai, Tập đoàn quân số 9 của Simpson đã mở đầu bằng một màn pháo binh “kinh thiên động địa” .40 phút sau, cơnbão lửa tạm dừng và làn sóng ban đầu — với bốn sư đoàn bộ binh — bắt đầu băng qua làn nước sông Roer vẫn còn dâng cao trên các con thuyền xung kích. Lúc đầu, có rất ít sự kháng cự của kẻ thù, nhưng dòng sông hung bạo đã cuốn trôi nhiều tàu thuyền và cản trở đến công việc xây dựng những chiếc cầu vượt dã chiến….
    tatpcit, ngthi96viagraless thích bài này.
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.417
    Đã được thích:
    5.939
    Ở phía bắc, Montgomery đã làm được điều mà tưởng chừng không thể thực hiện được trước đó một tuần; đã kiểm soát được tình hình trong một sự hỗn mang. Chiến dịch “Veritable”từng trải qua những ngày bị mất thăng bằng do chiến dịch "Grenade" bị đình hoãn,đã lấy lại được động lực ban đầu và hiện đang di chuyển chậm nhưng chắc chắn qua vùng đồng bằng ngập nước cũng như trong những khu rừng rậm rạp. Quân đoàn 30 của Horrocks đã phá tan nhiều ổ đề kháng trong các ngôi làng và thị trấn kiên cố và chiếm lấy hai mục tiêu chính của chiến dịch: Cleve và Goch, trong một số trận đánhgiáp lá cà ác liệt nhất chiến tranh.

    Montgomery cảm thấy nhẹ nhõm trước sự sụp đổ của thị trấn Goch, được cho là pháo đài vĩ đại cuối cùng thuộc Bức tường thành phía Tây. Nhưng thị trấn tiếp theo được chứng minh lại là một “Goch” khác, và tiếp theo rồi cứ liên tục như vậy. Đừng nói có chuyện phá vây. Mười một sư đoàn Đức bị kẹt trong dải đất hẹp giữa sông Roer và sông Rhine có nghĩa là sẽ phải đứng vững và chiến đấu đến cùng - cho đến khi bị tiêu diệt. Tuy nhiên, rõ ràng là những thành công khó nhọcđến từ người Anh và người Canada đã khiến cho đường tiến quân của Simpson trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Vào ban đêm, quân Mỹ đã qua sông an toàn trên một khu vực mặt trận rộng lớn, chỉ với cái giá là 92 người thiệt mạng. Ngày hôm sau, không quân và pháo binh Đức cố gắng ngăn chặn đội ngũ kỹ sư và công binh của Simpson, nhưng người Mỹ đã xây dựng được 7 cây cầu dã chiến Baileyvới trọng tải Class 40 (*), có khả năng chịu được tải trọng của xe tăng và 12 cây cầu nhẹ hơn được bắc qua sông Roer.

    Sáng hôm sau, ngày 25 tháng 2, Sư đoàn Bộ binh 30 bắt đầu tiến vào Rừng Hambach. Sớm một chút trước khi có sự hiện diện của Simpson, trước mắt mọi người rộng mở ra khu vực bằng phẳng thuộc đồng bằng Cologne đến tận chân trời – và nơi này, được trải dày đặc bởi một mạng lưới các con đường lộ có bề mặt cứng cáp, là thiên đường dành cho mọi đơn vị xe tăng hoạt động. Các mệnh lệnh chiến đấu liên tiếp ban xuống, yêu cầu các Sư đoàn Thiết giáp số 2 và số 5 phải chớp thời cơ, lao vào các lỗ hổng do bộ binh tạo ra và mở hết tốc độ hướng về phía sông Rhine. Phóng viên Sidney Olson của tờ “Time” quan sát thấy mũi nhọn thuộc Sư đoàn Thiết giáp thứ 2 từ một máy bay Piper Cub: ông ta tận mắt chứng kiến những làn sóng lớn xe tăng Mỹ đang nhốn nháo như những con bọ đen nặng nề trên những cánh đồng bắp cải xanh mướt; sau đó, khi những chiếc máy bay Thunderbolts P-47 thi nhau tấn công vào các cứ điểm của quân Đức, trong lúc vô số xe tải chở đầy bộ binh chớp thời cơ lao về phía trước trong một trận càn quét khổng lồ. Đối với Olson, thật sự đó là “một trong những bức ảnh Chiến tranh hoành tráng nhất khi các cỗ máy quân sự hoạt động chiến đấu cực kỳ nhuần nhuyễn và ăn khớp một cách hoàn hảo…”





    2.






    Mặc dù phản ứng của quân Đức đối với chiến dịch “Veritable” diễn ra khá chậm chạp, nhưng việc Simpson vượt qua sông Roer đã làm lộ rõ mục tiêu của Đồng minh, và Thống chế Gerd von Rundstedt, vị chỉ huy Đức lớn tuổi ởMặt trận phía Tây, cuối cùng cảm nhận thấy với “Veri-table” là cái đe và “Grenade ” là chiếc búa, hai Tập đoàn quân dưới quyền ông sẽ bị làm gỏi trừ khi ông ta nhanh chóng ban lệnh rút lui. Thật thảm khốc khi cùng lúc, von Rundstedt thấy hai cuộc tấn công này đang nhắm vào sườn phía bắc của mình, và còn một dự báo nguy hiểm hơn nếu như George Patton tung ra một mối hiểm họa từ phía nam, vì thế trong ngày 25 tháng Hai, ông ta yêu cầu Hitler nên đưa ra chỉ thị mới cho phù hợp với sự thay đổi của tình hình chiến sự. Ông tuyên bố nên di tản toàn bộ qua bờ đông sông Rhine, nếu không tất cả phòng tuyến phía tây sẽ bị sụp đổ.

    Chắc chắn, lời yêu cầu tuyệt vọng này sẽ bị bỏ qua và Rundstedt đã gửi một điện văn thứ hai, kêu gọi cho phép rút quân cục bộ gần điểm giao nhau của sông Roer và sông Maas. Lần này Berlin trả lời bằng một mệnh lệnh phủ định cụt lủn, và tiếp theo trong ngày 27 tháng 2 bằng một thông điệp được đích danh Hitler ký tên thông báo cho Rundstedt rằng việc rút quân chung quanh sông Rhine thậm chí không thể được xem xét trong thời điểm này.

    Vài ngày sau, trông các cuộc họp hàng ngày, Hitler đã chế nhạo những yêu cầu dai dẳng xin phép rút lui của Rundstedt. “Tôi muốn ông ta trụ lại ở Bức tường thành phía Tây càng lâu càng tốt về mặt con người. Trên tất cả, chúng ta phải tẩy đi ý định rút lui ra khỏi đầu ông ấy. Bởi vì ngay lúc đó kẻ thù sẽ có toàn bộ Tập đoàn quân Anh thứ sáu [ý Fuhrer là Tập đoàn quân Anh số 2] và tất cả quân Mỹ được rảnh chân, và họ sẽ ném tất cả mọi thứ vào mục tiêu tiếp theo. Các Ngài không có bất kỳ tầm nhìn chiến lược nào. Thực hiện điều đó chỉ có nghĩa là di chuyển thảm họa từ nơi này sang nơi khác. Nếu như tôi cho phép di tản ra khỏi nơi này, toàn bộ lực lượng kẻ thù sẽ giải phóng. Lúc đó thì ông ấy không thể trả lời cho tôi rằng kẻ thù sẽ đóng chốt tại đó haytiếp tục di chuyển vào trong nội địa nước ta. " Dường như Hitler nghe lỏm được kế hoạch được phác thảo tại Yalta nhằm phát động cuộc tấn công chính ở phía bắc trong khi trấn giữ ở mạn nam.

    Đối với tất cả tình huống như thế, Hitler vẫn luôn nghi ngờ và đề nghị cử các quan sát viên đến mặt trận phía tây. “Chúng tôi phải điều một vài sĩ quan xuống đó — ngay cả khi họ chỉ còn có một chân hay một tay —đó là những người tốt, giúp chúng tôi khắc họa một bức tranh rõ nét hơn về tình hình thực tế…”. Quốc trưởng nói rằng ông ta không mấy tin tưởng vào các báo cáo chính thức được gủi về. “Chúng giống như một màn hỏa mù để tung bụi vào mắt chúng ta. Tôi từng phải nghe mọi lời giải thích và sau đó mới phát hiện ra rằng không hề có chuyện gì nghiêm trọng đã xảy ra ”.

    Đối với mặt trận phía đông, Hitler kêu gọi Himmler nên xây dựng phòng tuyến bằng mọi cách, kể cả động viên các phụ nữ tham gia. “Hiện tại rất nhiều phụ nữ biết bắn súng đang muốn tình nguyện gia nhập quân đội, thực sự tôi nghĩ rằng chúng ta nên nhận họ ngay lập tức.” Ý tưởng để phụ nữ cầm súng chiến đấu luôn bị một người lính như Guderian phản đối, nhưng lúc này, ông ta lại không nói gì cả “Dù sao thì họ rất dũng cảm,” Hitler tiếp tục đề tài. “Nếu chúng ta đưa họ vào tuyến phòng thủ phía sau (tuyến hai), ít ra những người lính trên tuyến đầu sẽ không bỏ chạy. Ở đây, bên kia sông Rhine, không ai có thể cho phép kẻ thù vượt qua. Đó là cái hay của nó. Nếu không, mọi người chỉ có thể bỏ chạy như lũ chuột vào hậu phương mà thôi..”
    …………………..
    (*). Hệ thống cầu di động dã chiến mang tên là Bailey được chế tạo sẵn các chi tiết , giàn cầu từ trước, được các đơn vị kỹ thuật quân sự Đồng minh sử dụng rộng rãi trong WW II. Cầu Bailey có ưu điểm là không cần dụng cụ đặc biệt hoặc thiết bị nặng để lắp ráp. Các chi tiết cầu bằng gỗ và thép đủ nhỏ và nhẹ để chở trong xe tải và nâng vào vị trí bằng tay mà không cần dùng đến cần cẩu. Những cây cầu đủ chắc chắn để có thể chở được cả xe tăng. Cầu Bailey tiếp tục được sử dụng rộng rãi trong các dự án xây dựng công trình dân dụng và cung cấp các giao cắt tạm thời cho người đi bộ và phương tiện lưu thông…Class 40 là một chi tiết thuộc Hệ thống tiêu chuẩn Tải trọng Quân sự (MLC) được Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ sử dụng để phân loại mức tải trọng an toàn mà một bề mặt có thể chịu được. Khả năng chịu tải được thể hiện bằng số lượng toàn bộ phương tiện, cầu, đường và tuyến đường. Con số Class 40 có nghĩa tải trọng của cầu tối đa là 36,3 tấn dành cho xe bánh xích hoặc 42,6 tấn dành cho xe bánh hơi….
    tatpcitngthi96 thích bài này.
  5. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    [​IMG]
    Cái này mình chụp ở Bảo tàng Yushukan thuộc Đền Yasukuni:
    Dịch là:
    "2. Quân Liên Xô tiến vào Sakhalin và quần đảo Kuril
    Khi quân Liên Xô tiến công Sakhalin ngày 11/8, quân đồn trú Nhật đã chặn được đà tiến công của chúng tại tuyến phòng thủ biên giới. Ngày 15/8 chúng giết chết phái viên quân sự Nhật cầm lệnh tới đàm phán ngưng bắn. Ngày 20/8, chúng ném bom Maoka trên biển, đổ bộ và bắn phá thường dân tỵ nạn. Khi chúng đổ bộ xuống Shimushu, một đảo trong chuỗi Kuril, vào mờ sáng ngày 18/8 giữa sương mù dày đặc, quân Nhật đã nện một đòn nặng xuống đầu chúng. Ngày 23/8, một thỏa thuận ngưng bắn được ký. Tuy nhiên, chúng tiếp tục tiến về phía nam xuống Urup kể cả sau khi người Nhật đã chấp nhận đầu hàng. Sau khi phải quay lưng lại một lần, chúng xâm lược Lãnh thổ phương nam vào đầu tháng 9.

    3. Quân Liên Xô tiến vào Mãn Châu, Triều Tiên, Sakhalin và quần đảo Kuril:
    Liên Xô khước từ đề nghị của Nhật đóng vai trò hòa giải trong đàm phán hòa bình, và vào nửa đêm 9/8, đã xâm lược Mãn Châu bằng một đội quân khổng lồ (1.570.00 quân, 26.000 pháo cối, và 5.500 xe tăng). Đạo quân Quan Đông, vốn đã phải đưa các đơn vị giỏi nhất của mình xuống mặt trận phía nam, đã tập hợp được 680.000 người bằng cách tuyển mộ thường dân Nhật nhưng họ không phải đối thủ của quân Liên Xô. Quân Nhật chống cự quyết liệt, nhưng không thể chặn được kẻ thù. Quân Xô viết không dừng bước tấn công, kể cả sau khi chiến tranh kết thúc, cho tới khi chúng tới được Vĩ tuyến 38 ở Bán đảo Triều Tiên."

    Đấy là nội dung do người Nhật công nhận. Bạn đọc sẽ thấy Bảo tàng này hiếu chiến thế nào.
    maseo, tatpcit, viagraless1 người khác thích bài này.
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.417
    Đã được thích:
    5.939




    3.







    Cả Hodges và Patton đều có những bước tiến đầu tiên rất khả quan, nhưng rồi họ đều bị Eisenhower kìm hãm: phải đợi cho đến khi Montgomery đến được sông Rhine, nên Hodges không được phép tấn công Cologne, cũng như Patton chưa có lệnh đánh chiếm Koblenz. Patton cay đắng nói với Bradley rằng lịch sử sẽ chỉ trích Bộ Tư lệnh Tối cao Hoa Kỳ vì bắt phải chờ đợi sẽ làm mấtđi tính chủ động của họ. Patton liên tục yêu cầu Bradley cho phép ông “xông vào Koblenz,” và cuối cùng ông ta được cấp trên chiều lòng nhưng với một điều kiện là ráng đợi chút nữa. Điều này xảy đến trong ngày 27 tháng Hai, khi Sư đoàn Thiết giáp số 10 được Patton mượn tạm, tiến chỉ cách thành phố cổ kính Trier có 6 dặm đường. Thành phố Trier có vị trí chiến lược quan trọng trên sông Moselle đến nỗi, nếu như bị rơi vào tay Đồng minh, thì mọi thứ với người Đức sẽ bị sụp đổ trên đường quay trở lại bờ đông của sông Rhine.

    Vào lúc chạng vạng, Patton gọi điện cho Bradley rằng Trier đang ở trong tầm quan sát của ông ta và yêu cầu cho phép tiếp tục tiến công mặc dù Sư đoàn Thiết giáp số 10 được lệnh sẽ phải trở về tiếp tục làm lực lượng dự bị của Bộ Tư lệnh Viễn chinh Đồng minh (SHAEF)ngaytrong đêm. Bradley ranh mãnh nói rằng cứ nên tiếp tục, ít nhất là cho đến khi đích thân Eisenhower ra lệnh cho ông tatrả lại sư đoàn 10. Sau đó Bradley cười khúc khích và nói rằng ông ta sẽ tránh xa chiếc máy điện thoại. Patton nghĩ rằng chính ông và Bradley đang “đè đầu cưỡi cổ” Eisenhower, nhưng sự không phối hợp của 2 chỉ huy cấp trên Patton chỉ là hình thức che mắt nhân gian mà thôi. Bradley và Ei-senhower đã quyết định một cách cá nhân để chấp nhận Patton âm thầm mở đường đến tận sông Rhine, một thỏa thuận bí mật đến nỗi các nhân viên Ban tham mưu của Bradley không hề hay biết.

    Do vậy, Sư đoàn Thiết giáp số 10 tiếp tục tiến về phía thành phố Trier, và chỉ sau nửa đêm ngày 28 tháng Hai, toán xung kích đặc nhiệm của Trung tá Jack J. Richardson đã lặng lẽ tiến vào vùng ngoại ô phía đông nam Trier, băng qua đường sắt và bắt sống một Đại đội bảo vệ với bốn khẩu pháo chống tăng mà không tốn lấy một viên đạn. Một trong những tù binh tiết lộ rằng nhiệm vụ của họ là gửi tín hiệu cảnh báo các đội phá hoại hai cây cầu bắc qua sông Moselle nếu như người Mỹ xuất hiện. Nhằm quyết định chiếm giữ các cây cầu trong tình trạng nguyên vẹn, Richardson gửi ngay một nửa số người của mình đến cây cầu phía bắc, cây cầu này đã bị giật mìn nổ tung trước khi họ đến, và một nửa xuống phía nam, đó là cầu Kaiserbrucke, được xây dựng từ thời La Mã Cổ đại.

    Đích thân Richardson đưa quân tiến về Kaiserbrücke. Trong ánh trăng tròn, ông có thể nhìn thấy người của mình bị bắn hạ bởi những vũ khí cá nhân hạng nhẹ từ phía bên kia sông Moselle. Richardson liền ra lệnh đè bẹp đội bảo vệ cầu bằng khẩu súng máy 12.7 mm bắn đạn 50 BMG (loại đạn công phá dùng cho súng máy), sau đó ra lệnh cho một Trung đội Bộ binh cùng 5 xe tăng mở hết tốc lực lao qua. Sáu lính Đức bảo vệ cầu đang trong tình trạng say rượu cố gắng nỗ lực làm nổ tung chiếc cầu, nhưng ngược lại, quân Mỹ đã tiếp cận kịp thời trước khi đội bảo vệ cầu có thể hành động.


    Đến rạng sáng, khi Bộ chỉ huy Sư đoàn Thiết giáp số 10, được tăng cường thêm lực lượng của Sư đoàn 94, tiến vào thành phố, lính Mỹ đang vây bắt những người lính Đức trong trạng thái lơ mơ, đờ đẫn vì buồn ngủ. Khi chiếm được Thành phố cổ Trier và cây cầu Kaiserbrücke, Patton có thể tiến dọc theocon sông Moselle về phía Koblenz và sông Rhine, hoặc rẽ về phía đông nam đến khu vực công nghiệp Saar. Dù ông ta muốn chọn con đường đi nào, thì chẳng ai có thể ngăn cản được Patton? Ngay sau đó, Patton mới nhận được một điện tin từ SHAEF yêu cầu ông ta tiến vào Trier, vì sẽ cần tới 4 Sư đoàn để đánh chiếm thành phố. Với vẻ thích thú, Patton điện trả lời:ĐÃ CHIẾM ĐƯỢC TRIER VỚI 2 SƯ ĐOÀN. NGÀI MUỐN TÔI LÀM GÌ ? HAY LÀ TRẢ LẠI ?

    Cùng ngày hôm đó, ngày 1/3/1945, lính bộ binh thuộc Sư đoàn 29 của Simpson đã chiếm giữ được thành phố Mönchen-Gladbach, thành phố lớn nhất của Đức chưa bị chinh phục và chỉ còn cách sông Rhine có 12 dặm. Đối với Simpson, chiến dịch “Grenade” giống như “một trận bóng đá kiểu Mỹ mà trong đó, tất cả các cầu thủ đều chơi hay một cách hoàn hảo. ”

    Tiếp sau, Eisenhower đến thăm trụ sở Tập đoàn quân số 9 và nói rằng ông rất quan tâm đến bất kỳ kế hoạch nào mà Simpson có để chiếm bằng được một cây cầu bắc qua sông Rhine. Có tám chiếc cầu tất cả trong vùng trách nhiệm của Simpson và ông ta phải cố gắng tạo ra miếng đòn nhanh chóng, táo bạo để có thể giành được ít nhất là một cây cầu. Simpson cho biết ông đang có kế hoạch tiến quân thần tốc vào ngày hôm sau nhằm hướng tới một trong ba cây cầu thuộc khu vực Neuss-Düsseldorf. Họ vẫn hướng về phía mặt trận trên một chiếc xe jeep mui trần dưới trời mưa để thanh tra một trung đoàn thuộc Sư 29 vừa chiếm được Mönchen-Gladbach, và Eisenhower tiếp tục mở lòng :“Tôi muốn ‘típ’ cho cậu một phần thưởng. Trong một vài ngày tới, cậu có thể đón tiếp Thủ tướng Churchill đấy. Cậu đang đi ô-tô loại gì thế ?”.

    Simpson chỉ có một chiếc Plymouth mà thôi; một tay nào đó ở hậu phương dường như luôn giữ cái xe gọi đùa là "hay phanh gấp - short-stopping" dành cho ông ta.

    “Tôi sẽ lo việc đó,” Eisenhower nói tiếp :

    "Xe loại khác đấy nhé! À, Churchill hay thích uống Whisky Scotch. Cậu hãy chuẩn bị trong tay một ít rượu hảo hạng để chiêu đãi thượng khách !”….
    tatpcitviagraless thích bài này.
  7. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.417
    Đã được thích:
    5.939
    ..... Những người lính đang hành quân chợt nhận ra Eisenhower ở ghế trước của xe jeep và bắt đầu la lên : " Ike kìa!" Hai vị tướng xuống xe và lội qua một con dốc đầy bùn, đến một địa điểm tập trung khoảng 3600 lính bộ binh. Simpson giới thiệu Tổng Tư lệnh tối cao, người sau đó đã nói chuyện tâm tình với lính tráng trong vòng năm phút, nhưng khi Ike vừa quay người rời đi, thì ông ta bị trượt chân và ngã bệt xuống đau đớn trong lớp bùn trơn trượt. Tiếng cười ầm ĩ rộ lên. Eisenhower cố gắng đứng dậy, vẫn nở một nụ cười tươi tắn và chào mọi người theo kiểu võ sĩ quyền anh. Lại một tràng cười phá lên từ những người lính – tiếng cười lần này là một sự hoan nghênh nồng nhiệt không nhỏ dành cho Eisenhower.

    Cũng trong ngày hôm đó, Ike đến thăm Montgomery và nói rõ rằng ông ta biết tất cả về việc Brooke muốn đề cử Alexander về làm phó cho ông để phụ trách mọi hoạt động trên đất liền. Một lần nữa, Eisenhower hỏi Monty nghĩ gì về sự đề cử đó ? Montgomery liền trả lời rằng chiến tranh đã gần như kết thúc, và việc bổ nhiệm Alexander sẽ chỉ làm dấy lên sự phẫn nộ trong một số lãnh đạo quân sự cao cấp Hoa kỳ. ““Vì thiện ý”, chúng ta hãy bằng mọi giá ngăn chặn các nguyên nhân gây xích mích. Chúng ta sắp chiến thắng trong cuộc chiến chống Đức. Hãy cứ để Alex ở lại nước Ý. Và dành cơ hội cho Tedder ( Arthur Tedder – Thống chế Không quân Hoàng gia Anh) nhìn nhận sự việc đến cùng trên tư cách là Phó Tổng Tư lệnh Tối cao. ”

    Montgomery sắp có một vị khách quan trọng khác là Thủ tướng nước Anh, người đã đến Lục địa già để đích thân tới chúc mừng chiến công oanh liệt của Tập đoàn quân 21. Vào sáng ngày 3 tháng Ba, Churchill, Brooke và Montgomery đi trên hai chiếc Rolls-Royces để đến thăm Simpson tại Maastricht (Hà lan).Các nhân vật trọng yếu này, cùng với một số lượng lớn phóng viên chiến trường nổi tiếng, bắt đầu lên xe ô tô để đi đến khu vực chiến sự, và Simpson hỏi nhỏ, liệu Churchill có muốn đến ghé thăm phòng thư giãn của lính trước tiên hay không (ý Simpson là Thủ tướng có mót ti-ểu hay không)….

    "Bức tường thành phía Tây còn cách đây xa không?"

    Thủ tướng hỏi. Khi biết rằng chuyến đi chỉ còn nửa giờ nữa, Churchill nói rằng ông ta sẽ cố gắng nhịn được…

    Theo sự gợi ý của Montgomery, Simpson ngồi bên cạnh Churchill. Một chiếc xe jeep vượt qua họ và sĩ quan liên lạc đưa cho Thủ tướng một gói hàng nhỏ. Churchill mở gói hàng, lấy ra một cầu răng giả (bridgework) điềm nhiên gắn vào miệng và bắt đầu gây dựng lại niềm tin cho Simpson bằng các câu chuyện từ những ngày đầu của cuộc chiến. Năm 1940, Thủ tướng Anh đã từng bay đến Paris trong lúc người Đức đang tiến quân vào Paris để đề nghị người Pháp liên minh vĩnh viễn với nước Anh; các nhà lãnh đạo Pháp lúc đó đã từ chối đề nghị này. Về Dunkerque, Thủ tướng thổ lộ một cách tâm tình "Tôi nghĩ chúng tôi đã may mắn nhận lại được hơn 50.000 người…”

    Khi xe của họ đến gần một cây cầu bắc qua một khe núi nhỏ, Simpson trịnh trọng thông báo : “Thưa Ngài Thủ tướng Churchill, ranh giới giữa Hà Lan và Đức chạy dưới cây cầu ở trước mắt chúng ta ”.

    “Dừng xe lại!” Churchill nói."Chúng ta xuống xe một chút..”. Cả hai cùng đi bộ qua cây cầu, leo xuống bờ sông đi về phía một hàng dài những ụ “răng rồng” (dragon’s teeth), nguyên là những vật cản thuộc hệ thống phòng thủ chống xe tăng của người Đức. Ở đó, Thủ tướng đợi cho đến khi Montgomery, Brooke, và một số tướng lĩnh khác đến nơi ông dừng chân. Từ trên cầu, một đám đông phóng viên và nhiếp ảnh gia háo hức trông đợi theo dõi.

    “Thưa các Ngài !” – Giọng Churchill vang lên một cách hào sảng : “Tôi muốn mời các quý ông hãy tham gia cùng tôi. Tất cả chúng ta hãy đi ti-ểu trên Bức tường thành phía Tây vĩ đại của nước Đức ”.Ông ta vẫy tay về phía các nhiếp ảnh gia - những người đang dán mắt vào máy quay, máy ảnh của mình cố gắng sở hữu một thời khắc lịch sử - và hài hước nói to "Đây là một trong những hoạt động nổi bật liên quan đến cuộc chiến vĩ đại này được tái tạo lại bằng một hình ảnh thực tế sinh động “. Lúc này, Brooke đứng ngay cạnh Thủ tướng và đặc biệt bị ấn tượng bởi “nụ cười trẻ thơ đầy nhiệt huyết lan tỏa trên khuôn mặt của ông ta trong một thời khắc quan trọng”.






    4.






    Ngay trước khi bay đến Mặt trận phía Tây, Churchill đã yêu cầu Hạ viện phê chuẩn quyết định của Hội nghị Crimea về Ba Lan. Ông nói: “Rõ ràng là những vấn đề này ảnh hưởng đến toàn bộ tương lai của thế giới. Vận mệnh của nhân loại sẽ thực sự u ám nếu như có một cuộc chia rẽ khủng khiếp nào đó xảy ra giữa các nền dân chủ phương Tây và Liên bang Xô viết ...Mối quan hệ đã gắn kết Tam Cường lại cũng như sự hiểu biết lẫn nhau của họ ngày càng phát triển. Hoa Kỳ đã tham gia một cách sâu rộng, xây dựng lên một cuộc sống mới và giải cứu cho toàn châu Âu. Cả ba Cường quốc chúng tôi đều long trọng bắt tay nhau thực hiện các cam kết sâu rộng mang tính chất thiết thực nhất… "

    Hạ viện Anh hoàn toàn tán thành các quyết định của Hội nghị Yalta, chỉ có 25 người bỏ phiếu chống lại chính phủ….

    ....Ngày hôm sau, ngày 1 tháng 3, Roosevelt cùng bà Roosevelt, vợ chồng cô con gái Anna rời Nhà Trắng đến Điện Capitol, nơi ông sẽ cố gắng giống như Churchill nhằm giành được sự tán thành các nghị quyết của Hội nghị Yalta từ cả lưỡng viện trong Quốc hội.

    Bà Roosevelt đã nhận thấy sự thay đổi rõ rệt của chồng mình kể từ ngày ông trở về. Bà ta thấy rằng Tổng thống cần nên nghỉ ngơi vào giữa ban ngày nhiều hơn và chồng bà không nên gặp quá nhiều người trong một khoảng thời gian dài nếu như công việc cho phép. Nhưng chỉ khi Roosevelt nói chuyện với Bà Eleanor thì dường như nhiệt huyết trong con người Tổng thống lại quay trở lại mãnh liệt :”Bà hãy thử coi các hiệu ứng từ sau hội nghị Crimea,” ông nói tiếp . “Giống như một cái đồ thị vậy ! Từ Yalta đến Moscow, đến San Francisco và Mexico City, đến London và Washington và Paris. Đấy là chưa kể đến Berlin! Đó là một cuộc chiến tranh tổng lực và chúng ta bắt đầu biến cuộc chiến tranh đó trở thành một nền hòa bình trên toàn trái đất! ”

    Sam Rosenman (Luật sư đặc biệt – Cố vấn chính thức của Tổng thống), người đã từng cùng với Roosevelt soạn thảo bài phát biểu Yalta, để ý thần sắc của Tổng thống rất bơ phờ, “Ngài đã bị kiệt sức” và Sam nhận thấy ảnh hưởng về sức khỏe trong 12 năm làm Tổng thống ngày càng trở nên rõ rệt. Nhưng khi Bà Frances Perkins, Bộ trưởng Lao động, nhìn thấy Tổng thống bước vào Phòng Diễn giả, bà đã rất ngạc nhiên. Khuôn mặt hồng hào, đôi mắt sáng long lanh, làn da căng đầy sức sống. Con người Roosevelt là một chứng sinh cho điều kỳ diệu, bà tự nhủ thầm với bản thân. Trong có vẻ Tổng thống mệt mỏi vì kiệt sức, nhưng chỉ cần cho ông ta nghỉ ngơi một chút và một chuyến đi biển dài sẽ thúc đẩy con người Roosevelt sẵn sàng quay trở lại công việc thường lệ ngay lập tức......
    tatpcitviagraless thích bài này.
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.417
    Đã được thích:
    5.939
    …Tổng thống luôn có một thói quen là phát biểu trước Quốc hội ngay từ buổi họp của Hạ viện. Giờ đây, trên một chiếc bàn chất đầy micro, chỉ cách hàng ghế cong dành cho thính giả đầu tiên đầu tiên có một thước. Roosevelt bước vào, theo sau là Phó Tổng thống Harry S Truman và Chủ tịch Hạ viện Sam Rayburn. Lần đầu tiên Roosevelt không thể đứng phát biểu được…"Thưa Ngài Phó Tổng thống, Ngài Phát ngôn viên cũng như các thành viên đang có mặt tại đây...." Tổng thống nói. “Tôi hy vọng rằng các Ngài sẽ tha thứ cho tôi vì tôi phải ngồi đây một cách bất thường trong khi trình bày những điều mà tôi muốn đề cập, nhưng tôi biết rằng các Ngài sẽ nhận ra rằng điều đó giúp tôi dễ dàng hơn rất nhiều khi không phải mang theo 10 pound thép dưới chân và cũng vì trên thực tế là tôi vừa mới hoàn thành chuyến đi dài tới mười bốn nghìn dặm. ”

    Đây là lần đầu tiên Roosevelt công khai tiết lộ trước công chúng nỗi thống khổ của mình khiến thính giả ai cũng phải sửng sốt. Rất nhiều người không hề biết rằng Tổng thống của họ đang bị bại liệt. Bà Perkins nghĩ rằng Roosevelt nói về điều đó quá thản nhiên, vui vẻ đến mức chả làm ai cảm thấy lo lắng gì cả. Và bà ta đã rất xúc động bởi bài phát biểu sau đó. Nó giải đáp mọi nỗi sợ không thể nói thành lời của bà. Trái lại, Truman lại thấy phong thái, cách truyền tải ngôn từ đã thành thương hiệu của Roosevelt biến hết đi đâu mất tiêu. Chẳng những thất vọng trước kiểu nói ngắc ngứ, cố làm nhẹ đi mọi thứ của Tổng thống, mà Rosenman còn cho rằng có những lúc Roosevelt còn tỏ ra buồn cười, thiếu cân nhắc nữa..

    Tổng thống đã vạch ra hai mục đích chính của hội nghị Yalta: “Mang lại thất bại với tốc độ nhanh nhất trước nước Đức và tổn thất nhỏ nhất cho quân Đồng minh”“tiếp tục xây dựng nền tảng cho một hiệp định quốc tế mang lại trật tự và an ninh sau sự hỗn loạn của chiến tranh, điều đó sẽ cung cấp một số đảm bảo về hòa bình lâu dài giữa các quốc gia trên thế giới. " Roosevelt còn phát biểu về tổ chức mới của Liên hợp quốc và thời gian tổ chức hội nghị đầu tiên tại San Francisco vào ngày 25 tháng 4.

    Tổng thống tiếp tục phát biểu: “Lần này chúng ta không phạm sai lầm là đợi đến khi chiến tranh kết thúc mới thiết lập bộ máy hòa bình....Giờ đây, khi cùng nhau chiến đấu để giành chiến thắng trong cuộc chiến, chúng ta sẽ cố gắng cùng nhau hợp tác để ngăn ngừa bóng ma chiến tranh sẽ quay trở lại lần nữa."

    Lắng nghe bài phát biểu thiếu tài hùng biện khác lệ thường của Roosevelt, thì bầu không khí Quốc hội lại được một phen khuấy động và hầu như tất cả mọi người có mặt đều ấn tượng sâu sắc trước sự thể hiện lòng dũng cảm và ý chí quyền lực của Tổng thống. Cuối cùng, Roosevelt đã nhận được những tràng pháo tay hoan nghênh vang dội rất chân thành, tình cảm.

    Một lúc sau, Tổng thống mệt mỏi nói với Truman :
    “Ngay khi tôi có thể thu xếp…tôi sẽ về Warm Springs để nghỉ ngơi một chút. Tôi có thể trở lại trạng thái bình thường nếu như ở đó khoảng 1-2 tuần lễ…”





    o O o






    Ngay cả khi Churchill và Roosevelt còn đang tranh thủ với người dân nước họ về những thành tựu của Hội nghị Crimea, thì những nốt nhạc lạc điệu trong Điệp khúc ca ngợi sự thống nhất của Tam cường đã xuất hiện ở Rumania. Đại diện chính trị của Mỹ tại Bucharest đã báo cáo rằng “..các phần tử bạo lực của Đảng Cộng sản làm gia tăng các sự đòi hỏi, bóp méo sự thật và buộc tội các quan điểm của chính phủ trong việc cải thiện cuộc sống cho người dân”. Các tờ báo địa phương thân Cộng sản cho rằng những nỗ lực của cảnh sát nhằm phá vỡ các cuộc biểu tình lớn chống lại Liên minh Nội các Radescu là "những vụ thảm sát đẫm máu" và yêu cầu phải giải tán chính phủ ngay lập tức.

    Các thành viên Anh và Mỹ trong Ủy ban Kiểm soát Đồng minh tại Rumania đã yêu cầu một cuộc họp để giải quyết cuộc khủng hoảng, nhưng Chủ tịch Liên Xô từ chối tham dự. Để phản đối, Harriman đã viết cho Molotov một lá thư chính thức tuyên bố rằng các diễn biến chính trị ở Rumania phải tuân theo Bản Tuyên bố về Châu Âu được giải phóng, như đã từng được đồng ý tại Hội nghị Yalta. Câu trả lời của Stalin là gửi Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Andrei Vishinsky đến Bucharest, là người được biết đến nhiều nhất qua vai trò Công tố viên Nhà nước trong các Phiên tòa thuộc thời kỳ Đại thanh trừng ở Moscow. Ở Yalta, Vishinsky là người có nụ cười hiền từ, dáng điệu bên ngoài tỏ ra khá quyến rũ. Nhưng tại Bucharest, ông ta lại chọn phương sách đe dọa và ra lệnh cho nhà vua Rumania ngay lập tức giải tán chính phủ Radescu— và chỉ dành cho nhà vua một khoảng thời gian chính xác là 2 giờ 5 phút để tìm một vị Thủ tướng mới cũng như phải thông báo công khai về sự bổ nhiệm. Khi Bộ trưởng Ngoại giao Visoianu lên tiếng phản đối cho rằng Nhà vua cũng phải tuân theo thông lệ hiến pháp, Vishinsky đã hét lên "Im đi!" và rời khỏi phòng ngay tức khắc sau một tiếng sập cửa….

    Ngày hôm sau, vào lúc thời điểm Roosevelt phát biểu trước Quốc hội, Nhà vua bổ nhiệm Hoàng tử Stirbey làm người thay thế Radescu. Nhưng những người thân Cộng từ chối tham gia chính phủ của ông, và Vishinsky chỉ thị cho Nhà vua nên đưa ra một lựa chọn mới — Petru Groza, một người có liên hệ chặt chẽ với những người Cộng sản…
    tatpcitviagraless thích bài này.
  9. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.417
    Đã được thích:
    5.939
    …..Một sự đón tiếp ngoại giao hữu hảo hơn đã được thực hiện tại một ngôi làng Hungary vô danh bởi một quân nhân - Nguyên soái Tolbukhin, chỉ huy Phương diện quân Ukraina III. Trong vài tháng trước, Thống chế Harold Alexander đã gửi cho Tolbukhin một số thông điệp yêu cầu triệu tập một cuộc họp nhằm thảo luận về các vấn đề quân sự: lực lượng Hồng quân đang nhanh chóng áp sát và Alexander muốn giữ cho hai ông bạn Đồng minh không bị bắn nhầm lẫn nhau. Lúc ban đầu, dường như thực hiện theo chỉ thị từ Moscow, đơn giản Tolbukhin chỉ cần phớt lờ các thông điệp, nhưng trước đức tính kiên trì và lịch sự của Alexander, cuối cùng phía Nga buộc phải mời ông ta đến Sở chỉ huy Dã chiến của Phương diện quân Ukraina III đang nằm trên đất Hungary, cùng với các chuyên gia Anh, Nỹ tham dự một bữa tiệc chiêu đãi nhỏ.

    Một nhóm Đồng minh lên một chiếc C-47 do phi công Nga lái đến một căn cứ không quân bí mật ngay bên kia biên giới Hungary, sau đó lái qua những con đường xấu tại miền quê trong một tiếng rưỡi đồng hồ. Trung tá Charles W. Thayer, người đứng đầu Phái đoàn quân sự Mỹ đến Nam Tư - một nhà ngoại giao chuyên nghiệp và từng tốt nghiệp trường West Point - đã lịch sự hỏi vị tướng Nga đi cùng với ông rằng chúng ta đang ở đâu. Vị tướng nói rằng ông thậm chí không biết đó là Nam Tư hay Hungary. Cuối cùng họ đến một ngôi làng rộng lớn, ngập tràn hoa và trái cây…

    "Tới đích rồi!” vị tướng nói, "đây là Sở chỉ huy của Nguyên soái Tolbukhin."

    Với con mắt tinh đời, chỉ cần liếc qua Thayer đếm được khoảng 100 ngôi nhà tranh nhỏ. Không có đường giao thông và chỉ có một số lính canh, cũng không hề thấy đường dây điện thoại hay bất kỳ vật dụng quan trọng nào mà người ta có thể nhìn thấy ngay tại một Sở chỉ huy của Cụm Tập đoàn quân (người Nga gọi là Phương diện quân).Các vị khách quý Đồng minh được dẫn vào ngôi nhà nhỏ giới thiệu là Sở chỉ huy của Tolbukhin. Sau một lúc chờ đợi, Nguyên soái sải bước vào trong nhà; đối với Thayer, dường như Tolbukhin là nhân vật vừa “bước ra khỏi cuốn Tiểu thuyết Chiến tranh và Hòa bình”. Ông ta cao lớn, kềnh càng, mặt tròn như mặt trăng, và mái tóc thưa thớt. Thiếu tướng Anh Terence Airey, Phụ trách Tình báo của Alexander, cũng nghĩ rằng Tolbukhin trông giống như một sĩ quan đế quốc điển hình trước Cách mạng — khá ấn tượng và rộng rãi.

    Tolbukhin che giấu bất kỳ sự khó chịu nào mà ông ta có thể cảm thấy khi có chỉ thị bị ép buộc phải giao tiếp với Alexander, và ông ta chào đón những vị khách phương Tây với sự nồng nhiệt vui vẻ. Đầu tiên, Nguyên soái gợi ý các vị khách tham dự một bữa sáng nhẹ và dẫn họ đến phòng ăn, nơi họ bắt đầu vào tiệc với cá trích ngâm, giăm bông, cá mòi, pho mát và rượu vodka. Thayer nhận thấy rằng Nguyên soái Liên Xô đang có một chiếc ly riêng được rót ra từ một chiếc carafe (*) đặc biệt. Khi Tolbukhin cảm thấy mình đang bị quan sát, ông đã vui vẻ phạt Thayer ba ly vodka vì tội tọc mạch, và một lúc sau phạt thêm bốn ly vì Thayer lại để ý đến một người Nga khác sử dụng cùng một loại carafe.

    Sau bữa sáng, tranh thủ các chuyên gia quân sự đang họp, Thayer cùng Chuẩn tướng Fitzroy Maclean — được Churchill cử đến Nam Tư — đi bộ, dạo quanh ngôi làng. Đó là sự sắp đặt quân sự tạo ra sự hiếu kỳ nhất mà ông ta từng thấy được. Có vẻ như Tolbukhin và nhân viên của ông, cùng với một nhóm các nữ quân nhân Nga xinh đẹp nhất trong khu vực, chỉ mới đến nơi đây vài giờ trước đó. Thayer dường như nhớ về những ngôi làng giả mạo mà Potemkin - chính khách và cố vấn yêu thích của Catherine Đại đế, đã xây dựng cấp tốc để làm hài lòng tình nhân của ông ta.

    Alexander thấy phiên họp chính thức khá thân thiện nhưng không mang lại kết quả khả quan lắm. Ông xin lỗi vì các phi công máy bay tiêm kích của Đồng minh đã vô tình giết chết một chỉ huy Quân đoàn Hồng quân. Ông nói, nếu Tolbukhin chỉ thông báo cho ông ta về ranh giới mặt trận, thì những tai nạn đáng tiếc kiểu như vậy có thể được ngăn chặn. Tolbukhin trả lời rằng Tư lệnh Quân đoàn đã chết là một trong những người bạn tốt nhất của ông ta, và Nguyên soái Nga nói thêm một cách cam chịu :“Không có ích gì khi nói về việc trao cho Ngài sơ đồ các vị trí tuyến đầu của chúng tôi. Matxcơva không cho phép !”.

    Trong bữa tiệc tối hôm đó, những con cá tầm khổng lồ, gà tây nướng và lợn sữa nhồi nguyên con được phục vụ cùng với rượu vodka, rượu sâm banh ngọt của Crimea và rượu mạnh từ Caucasus. Cuối cùng, một chiếc bánh phết kem lạnh cầu kỳ, được trang trí bằng những bức tượng ngụ ngôn và các biểu tượng yêu nước, đã được rước vào trong bàn tiệc một cách trang trọng. Bánh mì nướng tiếp theo và những lời chúc tụng cùng nâng cốc cho đến khi tâm trạng trở nên thoải mái đến mức mọi người hò hét ầm ĩ bên nhau xung quanh chiếc bàn lớn. Một vị tướng bốn sao của Hồng quân hỏi Maclean (**) rằng ông đã học nói tiếng Nga ở đâu mà tốt đến như vậy. Khi viên Lữ đoàn trưởng nói rằng bản thân ông đã từng trải qua những năm tháng của Cuộc Đại Thanh trừng tại thủ đô Mátxcơva, thì khuôn mặt thân thiện của vị tướng Nga đột ngột ủ rũ , u sầu hẳn đi. “Chúng ta đã từng trải qua những thời gian khó khăn mà đối với một người nước ngoài khó có thể hiểu nổi....”, vị tướng Nga quay sang nói với một người bạn khác cùng bàn của ông ta…
    ……………..
    (*).Carafe là một đồ dùng bằng thủy tinh không có tay cầm được sử dụng để phục vụ rượu vang, rượu votka và các loại đồ uống khác. Không giống như bình gạn liên quan, carafe không có nút đậy. Ở Pháp, carafe thường được sử dụng để phục vụ nước.


    (**). Chuẩn tướng (Sau này là Thiếu tướng) Fitzroy Maclean(1911-1996) trước WW II từng làm nhân viên Ngoại giao tại Đại sứ quán Anh ở Moscow trong những năm 1937-1939 nên ông đã chứng kiến tận mắt cuộc Đại thanh trừng của Stalin, số phận bi thảm của Bukharin và những tướng lĩnh Hồng quân khác. Mặc dù ở thủ đô Moscow, Maclean đã đi du lịch khắp Liên-xô, chủ yếu bằng tàu hỏa đến cả những vùng xa xôi của nước Nga, những nơi không cấm người nước ngoài nên đã che mắt được NKVD. Chiến tranh bùng nổ, ông rời bỏ ngành Ngoại giao để gia nhập quân đội. Trải qua quá trình hoạt động , dần dà ông trở thành cánh tay phải của Phái bộ Quân sự Churchill bên cạnh Tito ở Nam tư….Ông cho ra đời khá nhiều cuốn sách và là hình mẫu cho nhân vật James Bond của Ian Fleming..
    tatpcit, ngthi96viagraless thích bài này.
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.417
    Đã được thích:
    5.939
    Sau bữa tiệc, một Trung tướng Liên Xô hộ tống Alexander về nơi ở của ông ta và Thayer đi cùng với tư cách thông dịch viên. Họ bước vào ngôi nhà nhỏ dành cho chỗ nghỉ ngơi qua đêm của Alexander, thấy ngay một cô gái tóc vàng hấp dẫn trong bộ đồng phục Hồng quân Liên-xô đang ngủ trên ghế dài đặt trong nhà.

    “Thưa Ngài, cho phép tôi hỏi, cô gái này là ai thế ?”. Alexander hỏi theo phong thái lịch sự.

    Vị tướng Nga trả lời lắp bắp một cách thiếu thuyết phục là ông ta không hề biết. “Thực tế là vậy,” , vị tướng Nga nhanh chóng nói thêm, “cô ấy thường sống trong ngôi nhà nhỏ này. Chắc hẳn cô ta lại thích trở lại nhà theo thói quen.. ”.

    "Đâu có, trông cô ấy giống như một con chim bồ câu đưa thư đấy?" Alexander vặn lại….

    Cô gái đã được đánh thức dậy và đưa đi. Còn Thayer cũng trông thấy một nữ quân nhân khác trong khu nhà mà ông ta ở chung với Thiếu tướng Lyman Lemnitzer, một người Mỹ trong biên chế Ban tham mưu của Alexander.

    "Cái gì đang xảy ra ở đây thế ?" Lemnitzer hỏi. "WAC (*) để làm cái quái gì cơ chứ?"….

    Thayer liền giải thích rằng cô ta có thể được cử đến làm nhân viên phục vụ và nói tiếp : "Cô ấy sẽ ngủ ở phòng ngoài, vì vậy Ngài đừng nên lo lắng."

    Trong căn phòng đó, cô gái đã kê sẵn một chiếc giường cạnh chiếc ghế dài dành sẵn cho Thayer. Cô quấn quít bên cạnh như thể ông là một đứa trẻ, ân cần mang cho ông ly sữa nóng, sau đó quấn mình trong một chiếc áo khoác ngoài và nằm ngủ dưới sàn. Thayer bị đánh thức lúc năm giờ sáng khi cô ta lau mặt cho ông bằng một chiếc khăn mặt ướt. Sau khi cạo râu cho ông xong xuôi, cô ta nói, "Bây giờ hãy há miệng ra và em sẽ đánh răng cho anh."

    Bữa sáng với Tolbukhin lại bắt đầu tiếp nối và kết thúc bằng rượu vodka, và cuối cùng hầu hết cả nhóm quan sát viên Đồng minh đều nhớ rất ít mọi thứ vào thời điểm họ thức dậy ở Belgrade trong ngày hôm sau. Không nghi ngờ gì nữa, Moscow đã lên kế hoạch tiếp đón theo phong cách đặc biệt như vậy...

    ....Đã vài ngày trôi qua ở Bucharest, kể từ khi Vishinsky nói với Quốc vương Rumania về việc thành lập một chính phủ mới do Groza đứng đầu, theo quan điểm lựa chọn của Liên Xô, nhưng các bộ trưởng của Quốc vương vẫn đang cân nhắc, do dự. Cuối cùng, vào ngày 5 tháng Ba, sự kiên nhẫn của Vishinsky cạn kiệt và ông đã ra lệnh cho Nhà vua phải thông báo việc thành lập chính phủ Groza ngay ngày hôm đó. Ông hét lên nếu không làm như vậy sẽ bị người Nga coi là hành động thù địch. Vào lúc bảy giờ tối, Nội các mới — gồm 13 người ủng hộ Groza và 4 đại diện cho tất cả các chính đảng khác — tuyên thệ nhậm chức. Trên thực tế, bằng cách đe dọa và không cần chờ đợi kết quả từ cuộc Tổng tuyển cử, trên thực tế, chủ nghĩa Cộng sản, đã nắm quyền lãnh đạo tại Rumania.

    Harriman lên tiếng phản đối, như ông ta từng làm kể từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu, nhưng chỉ được hồi âm lại một cách nhạt nhẽo rằng chính phủ cũ là thân Phát xít. Với tư cách là những người bảo vệ thực sự duy nhất của nền dân chủ, Liên Xô còn tuyên bố rằng “chính sách khủng bố của Nội các Radescu, vốn không phù hợp với các nguyên tắc dân chủ, đã được khắc phục bằng việc thành lập chính phủ mới”….

    Trước một lịch sử trớ trêu, Tiến sĩ Josef Goebbels – Bộ trưởng Tuyên truyền - gần đây đã viết một bài báo có tựa đề “Năm 2000”, lên tiếng cảnh báo phương Tây về những sự kiện trùng lặp như vậy. Nhưng ai có thể tin được luận điệu kẻ thù, đặc biệt là khi Goebbels cứ vô tư pha trộn lẫn sự thật và hư cấu?

    “…Tại Hội nghị Yalta, ba nhà lãnh đạo chiến tranh của kẻ thù, nhằm thực hiện chương trình sát hại và tiêu diệt dân tộc Đức, đã quyết định chiếm đóng toàn bộ nước Đức cho đến tận năm 2000…. Bộ não của ba nhân vật đó phải trống rỗng đến mức nào, hoặc ít nhất là bộ não của hai người trong số họ! Còn đối với người thứ ba, Stalin, đã lên kế hoạch xa hơn nhiều so với hai đối tác của mình .. Nếu dân tộc Đức buông súng, Liên Xô sẽ chiếm đóng toàn bộ phía đông và đông nam của Châu Âu cùng phần đất lớn hơn của nước Đức. Trước lãnh thổ rộng lớn này, bao gồm cả Liên Xô, một “bức màn sắt” sẽ hạ xuống .. Phần còn lại của châu Âu sẽ rơi vào hỗn loạn chính trị, và đây sẽ là giai đoạn chuẩn bị cho sự xuất hiện của chủ nghĩa Bolshevism….”

    Nếu như Goebbels không thể cứu được Đệ tam Đế chế, thì thuật ngữ mà ông được coi là người đầu tiên đưa ra “Bức màn sắt - Iron curtain” đáng để cho người phương Tây phải suy ngẫm - và cuối cùng rồi sẽ đến lúc họ tự nhận là của riêng mình… (**).

    ……………..

    (*). WAC – Tiếng Anh là Women's Army Corps gọi là Quân đoàn Nữ binh, là một chi nhánh của Phụ nữ trong quân đội Hoa-kỳ. Nó được thành lập như một đơn vị phụ trợ (15/5/1942)và chuyển sang trạng thái làm nhiệm vụ tại ngũ trong Quân đội Hoa kỳ với tên gọi là WAC (1/7/1943). Tổ chức này bị giải tán vào năm 1978, và tất cả các đơn vị được hợp nhất với các đơn vị nam.

    (**). Goebbels sử dụng thuật ngữ “ Bức màn sắt - Iron curtain”lần đầu tiên trong một tờ báo Đức Das Reich vào tháng 2/1945 nhưng được phổ biến rộng rãi nhờ công của Churchill trong bài diễn văn “Nguồn tiếp sức cho Hòa bình” vào ngày 5/3/1946. Bức màn sắt hình thành ranh giới tưởng tượng chia châu Âu thành hai khu vực riêng biệt từ cuối Thế chiến II năm 1945 cho đến khi kết thúc Chiến tranh Lạnh năm 1991. Thuật ngữ này tượng trưng cho những nỗ lực của Liên Xô nhằm ngăn chặn công dân của chính nước họ và các quốc gia vệ tinh thuộc khối Đông Âu tiếp xúc công khai với phương Tây và các khu vực không do Liên Xô kiểm soát. Về mặt vật lý, “Bức màn sắt” là hình thức phòng thủ biên giới giữa các quốc gia châu Âu ở giữa lục địa. Hình ảnh tiêu biểu nhất được đánh dấu bởi Bức tường Berlin và “Trạm kiểm soát Charlie”, là biểu tượng của toàn bộ “Bức màn sắt”….
    tatpcitngthi96 thích bài này.

Chia sẻ trang này