1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hk111333

    hk111333 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2012
    Bài viết:
    2.521
    Đã được thích:
    224
    Vấn đề ko phải là nướng quân hay không nướng, phe Trục hay phe CS mà ở đây là sự sai lầm trong tham mưu và tác chiến của lãnh đạo LX khiến cho thời gian đầu cuộc chiến thất bại liên miên và quá nhiều người phải chết, quá nhiều con người và vũ khí bị hao phí vì sự sai lầm này.
    Rõ ràng sau này LX đã thắng, nhưng sai lầm tác chiến và tham mưu ở thời gian đầu cuộc chiến là không thể chối bỏ.
    Cũng cần phải nói thêm là kỉ luật, sức mạnh và thiện chiến của quân Đức là đáng nể
    newbiess, honglanx, meo-u1 người khác thích bài này.
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Toán gác cầu Nga đầu tiên, gồm 4 người đang còn ngái ngủ trong hai hố chiến đấu, bị thanh toán êm ru trong chớp mắt.

    Toán đặc công tiếp tục tiến tới cây cầu dài 80 thước. Tiếng giày nện mạnh trên mặt đất cứng. Vassil và Yakov lớn tiếng nói chuyện với nhau. Cả hai đóng trọn vai trò của mình một cách xuất sắc ! Khi họ tới gần đầu cầu thì có một bóng den lạ xuất hiện, một tên lính Nga; Vassil nói lớn : «Đây rồi, đúng là ngưòi tụi mình muốn gặp ! Tụi tui thuộc một đơn vị kế cận. Bồ làm ơn lãnh dùm mấy thằng tù phát xít này cho tụi tui rành nợ với !».

    Tên lính Nga chưa kịp mở miệng đã gục xuống ! Nhưng từ đầu cầu vẫn có một tên lính Nga khác đang chăm chú theo dõi. Storck bấm gan ra lệnh tiếp tục đi tới. Tên Nga hoảng hồn phóng xuống bờ sông định kéo còi báo động. Nhưng đã quá trễ !

    Storck bắn hai hỏa pháo trắng : An toàn ! Tiến lên !

    Trung sĩ Heyeres đã có mặt ngay trên thành cầu, dùng trung liên bắn xối xả. Trong khi đó, Beyle và Strucken nhảy từ hố này tới hố khác để tung lựu đạn. Quân gác cầu Nga, mắt nhắm mẳt mở đưa cao tay đầu hàng. Trong tay toán đặc công Đức, với vẻn vẹn có 19 người, là 87 tù binh, năm trung liên, hai súng chống chiến xa hạng nặng, ba khẩu súng cổi và cây cầu còn nguyên vẹn. Một chiến công thực sự hiển hách !

    Ngày 24 tháng 11, hai Sư đoàn Thiết giáp số 3 và 4 cùng Trung đoàn «Grossdeutschland» đã bao vây Thành phố Tula từ phía Đông Nam, và đang chống chọi với quân phòng thủ cứng đầu của Nga thuộc các sư đoàn Khinh binh Siberian. Nhóm tiền quân của Sư đoàn 17 Thiết giáp cũng sáp gần Thành phố Kashira. Cùng lúc đó, Trung tướng Nga I.V. Boldin đã tung Tập đoàn quân 5 Sô viết đối đầu với lực lượng sút giảm của Đại tướng Guderian. Áp lực lúc này của quân Nga rất mạnh đã đè nặng lên tuyến bố phòng quá mỏng của quân Đức. Nhất là tại các cạnh sườn trống trải của lực lượng Thiết giáp. Tướng Guderian thường nói : «Chúng ta, những tay lính Thiết giáp, luôn luôn nằm trong tình trạng có cạnh sườn bị bỏ trống. Hơn nữa, lực lượng Thiết giáp là để tấn công trong chớp nhoáng, chứ không thể dùng trong chiến lược bố phòng được».

    Trong một bức thư gửi về cho vợ, Guderian đã để lộ tâm trạng chán chường và bi quan như sau :

    «Cái giá lạnh, sự thiếu thốn tiện nghi tối thiểu, quần áo không đủ ấm, sự tốn thất nặng nề về nhân mạng, chiến cụ và sự cung cấp nhiên liệu nhỏ giọt đã làm tê liệt các cuộc hành quân, Anh đang bị kiệt sức dần dần vì gánh vác trách nhiệm khổng lồ đang đè nặng trĩu trên vai. Dầu cho có những lời khen tặng, an ủi, nhưng không ai có thể hạ đưọc gánh nặng đó xuống khỏi đôi vai anh hết».

    Nhưng dầu sao, ngày 26 tháng 11 thì Sư đoàn 167 Bộ binh và Sư đoàn 29 Cơ động cũng đã bao vây tiêu diệt được một phần Chiến đoàn của quân Siberian trong vùng Danskon, bên kia sông Don Thượng. Hơn 4.000 địch quân bí bắt sống. Tuy nhiên một số khá lớn quân Nga đã thoát được khỏi vòng vây.

    Lực lượng tấn công của quân Đức, vốn rất yếu kém về mặt quân số, gồm có : mạn Bắc với Trung đoàn 33 Khinh binh thuộc Sư đoàn 4 Thiết giáp, mạn Nam và Tây với hai Sư đoàn Bộ binh 112 và 167 thuộc Quân đoàn 53, và mạn Đông với các đơn vị thuộc Sư đoàn 29 Cơ động Bộ binh.

    Trong khi đó, lực lượng quân Nga bị bao vây lại gồm toàn quân Siberian được trang bị đầy đủ với quân phục ngụy trang và súng ống đều sơn màu trẳng, đã mở những cuộc tấn công phá vòng vây trong đêm tối, đánh vào lực lượng Đức đang dàn mỏng ở mạn Đông, và thoát ra ngoài giữa các kẽ hở của Tiểu đoàn 2/71 Cơ động và Tiểu đoàn 1/15 .Cơ động. Các Tiểu đoàn thuộc hai Trung đoàn Bộ binh 15 và 71 bị tổn thất nặng. Vì vậy, dầu cố gắng hết sức, quân Đức cũng không thể nào chiếm được Thành phố đang bị bao vây Tula, được mệnh danh là «Tiểu Moscow», hoặc vượt qua khỏi Kashira được, chớ đừng mong tới được Thành phố Nizhniy Novgorod, hiện nay được đổi tên là Gorkiy.

    Thật vậy, ngày 27 tháng 11, Sư đoàn 131 Bộ binh đã hướng mũi về phía Đông và thành công trong việc đánh chiếm Aleksin. Đồng thời ngày 2 tháng 12, hai Sư đoàn Thiết giáp số 3 và 4cũng đã tiến khá xa khi tới được đoạn đường sắt Tula – Moscow và hủy diệt nó. Ngày 3 tháng 12, Sư đoàn 4 Thiết giáp cũng đã chĩa mũi dùi tới đoạn đường Tula– Serpukhov, tại địa điểm Kostrova. Trong khi đó, Quân đoàn 43 đã cố gắng bắt tay lại với Sư đoàn 4 trên mạn Bắc Tula để đẩy quân Nga lên phía Bắc. Ngày 3 tháng 12, tiền quân của Quân đoàn là Trung đoàn 82/31 Bộ binh tuy chi còn cách Sư đoàn 4 Thiết giáp có 9 dặm, nhưng không làm sao thực hiện ý định được. Ngày 6 tháng 12, cuộc tấn công trong vùng này cũng bị ngưng đọng lại. Binh sĩ và chiến xa Đức nằm chịu trận dưới cái lạnh -30 độ.

    Với vẻ hất vọng hiện trên khuôn mặt, Đại tướng Guderian cúi mình trên các tấm bản đồ và những báo cáo tại Bộ Tư lệnh hành quân của ông ta, cách Nam Tula 9 dặm, trong một gian nhà nhỏ thuộc khu trang trại nổi danh khắp thế giới: trang trại Yasnaya Polyana của Đại văn hào Tolstoy. Bên ngoài khu đất vây bọc đầy lá trường xuân rậm rì phủ tuyêt, là ngôi mộ của nhà Đại văn hào bất diệt. Nhưng Guderian đã cho phép gia đình của Tolstoy tiếp tục ngự trong các tòa nhà lớn. Riêng ông ta và Bộ Tham mưu thi trú ở trong khu bảo tàng viện, nơi có hai phòng trưng bày di vật được Guderian niêm phong kỹ và cấm binh sĩ tới phá phách.

    Tại đó, trong khu trang trại miền quê của Đại văn hào Tolstoy, đêm 5 rạng 6 tháng 12, Đại tướng Guderian đã quyết định triệt thoái tiền quân thuộc Cụm Tập đoàn quân Thiết giáp của ông ta và ra lệnh lập tuyến bố phòng để cố thủ. Viên tướng bách chiến bách thắng Guderian đã phải thú nhận : «Cuộc tấn công Moscow thất bại. Chúng ta đã bại trận !».
    tonkin2007, hk111333bloodheartvn thích bài này.
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927


    CHƯƠNG 9



    TẠI SAO MOSCOW KHÔNG BỊ THẤT THỦ ?



    Băng giá và đoàn quân Siberian - «Phép lạ Moscow» không còn chỗ đứng – Một chương sách trong lịch sử nước Đức – Sự hợp tác của Nga sau Thế chiến thứ nhất – Đoàn quân vô danh – Sự liên minh giữa Nguyên soái Tukhachevskiy và Quân lực Đệ nhất Cộng hòa Đức quốc (Reichswehr) – Âm mưu vĩ đại của Himmler – Stalin chặt đầu Hồng quân Nga


    Tháng tư năm 1945, khi quân Nga tiến tới Oranienburg, Potsdam - Hennigsdorf và Grossbeeren, thì số phận của Thủ đô Berlin coi như đã được định đoạt. Nhưng trong năm 1941, quân Đức đã đứng trước ngưỡng cửa Thủ đô Moscow mà vẫn không làm gì được Thủ đô Đỏ.

    Tại sao? Lý do nào đã đánh gục quân Đức ngay trước khúc quanh quan trọng đó của trận chiến Đức-Nga Sau bao nhiêu chiến thắng lẫy lừng, các sư đoàn Đức thuộc Cụm Tập đoàn quân Trung tâm đã thảm bại trong Mặt trận Moscow, và kể từ đó chúng không còn là những sư đoàn tràn đầy sinh lực tác chiến nữa. Trước ngưỡng cừa Moscow, Quân lực Đức đã thật sự tan vỡ và dẫy chết. Tan vỡ và giẫy chết dưới thời tiết băng giá buốt sương !

    Những yếu tố nào đã gây ra sự tan vỡ và dẫy chết đó ? Có phải do chính «Đại tướng Mùa Đông» với hàn thử biểu từ 30, 40, hoặc 50 độ dưới số 0 ? Hay là do các sư đoàn xung kích Siberian với đầy đủ trang thiết bị cho trạn chiến mùa Đông và kỵ binh Turkestan ?

    Có thể do cả hai gây ra ! Bởi vì thời tiết năm 1941 đặc biệt lạnh giá, có lúc xuống thấp tới -52 độ, đã làm tê liệt hoàn toàn cả binh sĩ lẫn súng đạn cùng các chiến xa Đức, cũng như sự xuất hiện của các sư đoàn xung kích tổng trừ bị từ Siberian, đã góp một phần quyết định cho cuộc chiến Đức-Nga.

    Tuy nhiên, băng tuyết và lực lượng quân xung kích Siberian chỉ là mặt nổi của sự thảm bại của quân Đức mà thôi. Cái gọi là «Phép lạ Moscow» của người Nga, khi họ đề cao chiến thẳng, thực sự chỉ là «cái may mắn» không hơn không kém. Người Nga may mắn vì sự thiếu chuẩn bị cho Trận chiến mùa Đông của Bộ Tư lệnh Tối cao Đức : thiếu quân lính, chiến cụ, và nhất là thiếu những chất liệu chống băng giá cũng như không có đầy đủ trang bị mùa Đông cho quân lính của họ. Đặc biệt có loại dầu chùi súng kỵ băng. Binh sĩ Đức, trong những ngày đó, thường lo sợ và luôn luôn tự hỏi : « Không biết súng mình có bị kẹt đạn không ?».

    Khi ở trong tư thế phòng thủ thì các binh lính Đứccó thể tìm đủ mọi cách để «hâm nóng» chiến cụ, võ khí, nhưng làm thế nào để mở các cuộc tấn công hoặc phản công được vì đâu ai lúc nào cũng có thể mang theo lửa được !

    Adolf Hitler và các Tướng lãnh quan trọng nhất trong Bộ Tổng tham mưu của ông ta đã đánh giá quân Nga quá thấp, đặc biệt về mặt nhân lực, khả năng xoay xở tác chiến, và nhất là tinh thần chiến đấu.

    Hitler và các Tướng lãnh tham mưu đã tỏ ra sai lầm từ căn bản khi tin rằng dù thế nào đi nữa thì các lực lượngĐức cũng vẫn còn trên chân địch quân, để tặng chúng «Cú ân huệ» cuối cùng. Nhà sử gia quân sự danh tiếng nhất của Phương Tây – Lindell Hart, trong cuốn «Quân đội Sô-viết» cho rằng binh sĩ Nga đã cứu được Đế quốc Nga. Tuy nhiên, ông ta cũng nêu ra một yếu tố khác quan trọng hơn nữa đã đánh gục quân Đúc, đó là hệ thống đường xá bán khai trên khắp các nẻo đường Sô viết. Những cái gọi là «đường lộ» thật sự chỉ là những con đường mòn đầy bụi lúc trời nắng, và là những vũng sình lầy lội khi ông trời đổ mưa.

    Nếu Đế quốc Đỏ có một hệ thống xa lộ tối tân như tại các Quốc gia Tây Âu, thì quân lực Đức có lẽ đã đánh chiếm nước Nga một cách mau lẹ như họ đã từng đánh chiêm nước Pháp trước đây.

    Hitler, giống như các nhà quân sự Tây Âu, đã quên mất điều đó. Tuyến phòng thủ Moscow đã có thể bị quân Đức thanh toán một cách dễ dàng nếu họ có trong tay được một lực lượng sung sức, trang bị đầy đủ như các lực lượng của họ trong những ngày đầu của cuộc Đông tiến. Nhưng hiện trạng của đoàn quân thiện chiến của ngày 22 tháng 6 giờ đây ra sao ? Sau năm tháng tác chiến liên tục, phần lớn những trung đoàn thuộc các Sư đoàn tiền phương đều bị giảm xuống còn bằng hoặc dưới một phần ba thực lực. Sau đó tới lượt băng tuyết giáng xuống đầu các binh sĩ Đức «Cú ân huệ» cuối cùng. Trong trận chiến Moscow, chứng bệnh tê cóng thân thân thể vì băng giá gây ra đã đưa số thương vong của người Đức lên cao hơn số thiệt hại do địch quân mang lại.
  4. vuanthai

    vuanthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/03/2004
    Bài viết:
    385
    Đã được thích:
    68
    Tại cánh Nam, TĐ xe tăng 2 tham lam làm 2 việc một lúc: bao vây và chiếm Tu la + Tiến đánh Kasira : Sư đoàn tăng 3 đánh chiếm thành phố, sư đoàn tăng 4 bao vây thành phố và sư đoàn tăng 17 đánh Veneb và tiếp tục tiến đánh Kasira.
    Ở đây các sư đoàn tăng Đức đã gặp một đối thủ khó nhằn: sư đoàn tăng Mông cổ- Siberia số 112 của LX. Sư đoàn này có các lữ đoàn thiết giáp đã tham chiến tại Khasan và Khankin-Gol. Sư đoàn tăng 112 cũng các sư đoàn bộ binh khác thoạt tiên đã đánh bật sư đoàn tăng Đức số 17 về Veneb, sau đó quay sang đánh vào sườn sư đoàn xe tăng Đức số 4 làm thất bại âm mưa bao vây Tu la. Thế là kế hoạch của Guderian thất bại.
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Chi tiết này hay quá...Cám ơn Bác rất nhiều...Đây mới là Chi tiết chính xác làm cho Xe tăng của Guderian bị hở sườn....
  6. tranlam99

    tranlam99 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/08/2003
    Bài viết:
    361
    Đã được thích:
    211
    Tư tưởng của người Đức là:

    - Ta chết 1 địch chết 10 --> Địch nướng quân
    - Ta chết 10 địch chết 1 --> Thời tiết, thiếu đạn, thiếu xe, thiếu pháo
  7. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Tại Tula, quân LX đã dùng chính bài của người Đức là sử dụng pháo phòng không để bắn xe tăng. Kết quả quân Đức không ăn nổi Tula nên phải đi đường vòng.

    Thời đó chỉ cần pháo phòng không 37 ly cũng đã đủ sức xiên chít xe tăng Đức roài. Mà pháo 37 ly bắn nhanh lắm.
    tonkin2007 thích bài này.
  8. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Nói trước một tí. Chính các sỹ quan LX đã huấn luyện cho quân đội Đức (đặc biệt là lực lượng tăng thiết giáp). Chiến thuật tấn công thọc sâu bao vây quân địch cũng từ LX mà ra từ năm 1936.

    Do đó, LX có nền tảng lý luận hơn quân Đức trong chiến thuật chiến tranh. Nó được thể hiện ở khả năng ứng biến linh hoạt của các sỹ quan LX về sau này, khi họ được toàn quyền hành động (chế độ 1 người chỉ huy, chính ủy xuống hàng thứ yếu). Còn quân Đức như một học trò học được nửa tuyệt kỹ, chỉ biết đánh kẹp hông đơn giản mà thôi.

    Tuy nhiên, do quân LX ở thời bình quá lâu. Không có động lực cải tiến quân đội như quân Đức nên thời kỳ đầu chiến tranh vẫn sử dụng chiến thuật biển người và phòng ngự dàn hàng ngang cổ lỗ. Các tư lệnh quân khu vốn là bậc thầy chiến thuật của cả LX và Đức đều bị thanh trừng hết. Thoát mỗi Giucop lúc đó mới là cấp phó ở quân khu thôi. Các tướng nổi danh sau này lúc đó mới chỉ từ đại tá đến trung tướng phọt phẹt.

    Toàn bộ quyền hành quân đội LX lúc đó nằm trong tay các chính ủy vừa ngu vừa hung hãn. Quân đội tê liệt các sáng tạo do nạn Đại thanh trừng. Kết quả oánh nhau như hạch. Tuy nhiên, quân khu U cà dưới quyền chỉ huy của Giucop và các tướng tư lệnh Tập đoàn quân vốn là đệ của Giucop lại chiến đấu khá tốt ở thời kỳ đầu cuộc chiến. Họ chỉ bị bắt khi phải thực hiện tử thủ một cách vô lý của Stalin.

    Quân Đức do ý chí thôi thúc tìm mọi cách để lấy ít thắng nhiều nên đã sử dụng chiến thuật thọc sâu bao vây nổi tiếng một cách nhuần nhuyễn. Lịch sử thời đó cho thấy rằng không phải ông có nền tảng tốt hơn, quân đông hơn, khả năng kỹ thuật tốt hơn đã dành thắng lợi. Đức và Nhật Bản đã tìm ra phương cách khắc chế ưu thế rõ ràng của các đại cường khác và đánh cho họ thất điên bát đảo. Đức và Nhật chỉ không hợp lòng dân nên mới thất bại thôi.
    bloodheartvn thích bài này.
  9. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Theo mình sẽ còn rất nhiều vấn đề để bàn...Mình chỉ trộm nghĩ giá như cuộc chiến tranh Thế giới tại châu Âu mà nó kết thúc muộn hơn khoảng 4-5 tháng thì sao nhỉ?Lúc đó thì quả bom nguyên tử của Mỹ ra đời thì chắc là Châu Âu không đến nỗi chia cắt 45 năm sau đáu nhỉ...Nhưng thôi số Trời đã định rồi...
    --- Gộp bài viết: 01/05/2016, Bài cũ từ: 01/05/2016 ---
    Tở thấy Đệ tam lúc đó mạnh thật... Nhưng hoắng quá...Hít đc gần hết châu Âu lại chiến luôn cả 3 thằng Cường quốc nhất thế giới về Tư bản-Thực dân và Cộng sản.Cho nên Tam cường nó mới cay mũi đập cho te tua......
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Hiện trong tay chúng tôi còn có những bản báo cáo tổn thất của Quân đoàn 40 Thiết giáp. Từ ngày 9 tháng 10 đến 5 tháng 12, Sư đoàn SS «Reich» và Sư đoàn 10 Thiết giáp, kể cả luôn các binh sĩ của Quân đoàn, đã mất 7.582 sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ. Đó là con số chiếm tỉ lệ 40 phần trăm quân số.

    Tổng số thương vong trong toàn thể quân Đức tại Mặt Trận Miền Đông cho tới ngày 5 tháng 12 năm 1941 là 750.000 người, bằng 23 phần trăm tổng số lực lượng quân Đức trong chiến dịch Barbarossa, với 3 triệu 500 ngàn người. Gần như cứ trong 4 người thì lại có một người bị tử trận, bị thương hoặc mất tích.


    Tổn thất của quân Nga còn to tát hơn rất nhiều so với quân Đức. Nhưng mặt khác, họ lại có nguồn nhân lực cao hơn gấp bội. Cụm Tập đoàn quân Trung tâm của Đức không hề nhận được một sư đoàn dự bị nào trong tháng12 năm 1941. Trong khi đó, Đại Bản doanh tối cao Sô viết lại tung vào Mặt trận Moscow một số quân tổng trừ bị với số lượng kinh hồn : 30 Sư đoàn Khinh binh, 33 Lữ đoàn chiến thuật, 6 Sư đoàn Thiết giáp và 3 Sư đoàn Kỵ binh.

    Câu hỏi «Tại sao quân Đức không vào được Moscow ?» sẽ được trả lời khác nhau, tùy theo từng đối tượng được hỏi : Các nhà chiến lược gia nhau, Tư lệnh chiến trường, Các phi công hoặc là các nhà kinh tế…

    Thí dụ như tướng Blumentritt, Tham quân trưởng Tập đoàn quân số 4, sau này là Tổng cục trưởng Tổng cục quân nhu thuộc Bộ tham mưu Lục quân đã qui trách nhiệm cho Hitler khi ông này không cho tiến đánh Moscow và Leningrad ngay sau khi chiếm xong Smolensk. Đó là quan điểm của một chiến lược gia.

    Nhưng còn Không quân Đức thì sao? Tại sao các phi cơ Đức không ngăn chặn được các đợt chuyển quân của Nga từ Siberian hoặc vùng Trung Á tới ? Tại sao các phi cơ của Đức không làm tê liệt được hệ thống giao thông Sô viết ? Tại sao các phi cơ Đức không phá vỡ được «Đường nội liên» của Stalin trong Thủ đô Moscow ? Đợt oanh kích Moscow cuối cùng của không quân Đức xảy ra trong đêm 24 rạng ngày 25 tháng 10 năm 1941 chỉ vẻn vẹn có 8 máy bay....Sau đó chỉ còn là những cuộc bắn phá lẻ tẻ trong tháng 12 năm 1941. Như vậy, ngay trong đợt tấn công cuối cùng nhằm mục đích phá vỡ tuyến phòng thủ xung quanh Thủ đô Moscow, các phi cơ của Không quân Đức chỉ còn lại một cái bóng mờ. Tại sao ?

    Không một binh sĩ của Không quân Đức nào có mặt tại trận chiến Moscow mà không trả lời được câu hỏi đó. Thật là giản dị : Hỏa lực phòng không kinh hồn của quân Nga là nguyên nhân chính !

    Thật vậy, Stalin đã thiết lập một mạng lưới lửa phòng không dày đặc quang Thủ đô Moscow. Hơn nữa , Không quân Đức, cũng như các lực lượng Bộ binh và Thiết giáp, đã kiệt sức sau những trận oanh kích liên tục, nên phải nhường bầu trời Thủ đô Moscow cho các phi cơ của Nga, lúc đó mạnh gấp đôi so với Không lực Đức dành cho cuộc Đông tiến. Ngoài ra, Không quân Nga còn có vô số phi trường tiếp cận tốt, đầy đủ tiện nghi, như các nhà chứa phi cơ được sưởi ấm giữa tiết trời lạnh giá. Do đó, các phi công Nga có thể cất cánh được bất cứ lúc nào.

    Trái lại Không lực Đức đóng trong những phi trường cổ lỗ, có khoảng cách rất xa về phía sau so với tuyến đầu, và chỉ có thể cất cánh được trong những điều kiện thời tiết tương đối tốt mà thôi.

    Tuy nhiên, sự yếu kém của Không lực Đức tại Mặt trận Moscow không phải là một yếu tố quyết định trên chiến trường. Chính trong một buổi họp với các sĩ quan Hồng quân về sau, Đại tướng - lúc này đã là Nguyên soái - Zhukov đã xác nhận điều đỏ khi cho rằng Đức bại trận ngay trước cửa ngõ Moscow vì họ đã không xử dụng tối ưu được hệ thống hỏa xa rất tốt của Nga, nhứt là chung quanh Thủ đô Moscow.

    Zhukov nói đúng một phần, nhưng thật sự thì Hitler thua trận vì Stalin đã thắng ông ta trong cuộc chạy đua tăng cường quân số và chiến cụ chiến tranh.

    Trong khi lực lượng Đức bị thiếu quân dự bị và vũ khí thay thế thì quân Nga lại có thừa. Trong các báo cáo và thư từ của Thống chế Keitel, lúc đó là Tổng Tư lệnh Quân đội Đức, vừa được ấn hành mấy lúc gần đây, đã cho thấy có sự va chạm giữa Keitel và Speer, Tổng Trưởng Vũ khí và Đạn dược, khi Keitel yêu cầu được động viên 250 ngàn quân trừ bị đang làm việc trong các quân xưởng để tăng cường cho mặt trận.

    Cuộc giằng co kéo dài. Sau cùng Speer đã thẳng ! Hay nói cách khác là Quân lực Đức đã thua.

    Theo Keitel thì con số nhân lực được miễn quân dịch, trong đó có nhiều lính ma, lính kiểng,lên tới gần nửa triệu người. Nửa triệu người, theo Keitel, «Quân lực Đức có thể thành lập được 150 sư đoàn, 3.000 người cho mỗi sư đoàn, thì lực lượng tác chiến của Đức tại Mặt Trận Miền Đông sẽ tăng bằng phân nửa Tổng số lượng binh sĩ Đức so với những ngày đầu của cuộc Đông tiến. Trái lại, các đơn vị tiền tuyến, đang thiếu hụt quân số trầm trọng, lại chỉ được bổ sung bằng những tay lính giữ ngựa, đóng móng ngựa, và các tù binh Nga nguyện thế chỗ cho các «bậc mã ôn» để bị đưa ra trận».

    Thảm trạng của lực lượng Đức lúc đó được ghi lại như sau :

    «Tổn thất hàng tháng của riêng lực lượng Bộ chiến trong các điều kiện binh thường, không kể những trận đánh lớn, là từ 150 tới 160 ngàn binh sĩ. Trong khi đó, con số tổng trừ bị thay thế chỉ có từ 90 tới 100 ngàn người. Như vậy, quân số tác chiến tại mặt trận còn thiếu hụt từ 60 tới 70 ngàn người mỗi tháng. Chỉ cần làm một bài toán đơn giản cũng có thể thấy được khi nào thì quân ta sẽ bị kiệt lực». Mặt khác, cái mà quân Nga gọi là «Phép lạ Moscow» đã được các Tạp chí Quân đội Sô viết nói như sau : «Chúng ta thắng trận vì chúng ta quyết tâm đánh bại kẻ địch. Lực lượng của chúng ta giỏi hơn, mạnh hơn, và nhờ chủ nghĩa Bonsevicks cao siêu hơn tất cả các chủ nghĩa khác»…????....
    tonkin2007 thích bài này.

Chia sẻ trang này