1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Samsonov lập luận : «Nhân dân và Quân đội Sô Viết đã đập tan Cụm Tập đoàn quân Trung tâm trong những trận kịch chiến ác liệt và đã chặn đứng được quân Đức trên các con đường tiến tới Thủ đô». Nhưng nếu nói như trên thì làm sao bọn «thợ viết» Nga cắt nghĩa được sự tiến quân bách chiến bách thắng của lực lượng quân Đức tiến tới ngưỡng cửa Moscow? Hơn nữa. làm sao họ giải thích được là chính ngay Stalin cũng đã hơn một lần tin rằng Moscow sẽ bị thất thủ ? Cho tới ngày nay, điểm yếu trong lập luận của các nhà Sử gia Sô viết cho rằng «lực lượng công nhân và nông dân anh hùng», một lực lượng ô hợp mà Stalin đôi lúc cũng không thể tin tưởng nổi,đã đánh đuối được quân xâm lăng Đức, vẫn không có cách nào chứng mình được.

    Nikita Khrushchev trong Đại hội Đảng Cộng sản Liên xô vào những năm sau cuộc Đại chiến đã đánh đổ lập luận trên khi buộc tội Stalin đã gây ra thảm bại cho quân Nga trong sáu tháng đầu cuộc Đông tiến của Hitler, bằng cách sát hại hầu hết các Tướng lãnh và sĩ quan cao cấp Hồng quân trong những cuộc thanh trừng đẫm máu vào những năm 1937—1938. Nhiều bẳng chứng đã cho thấy Stalin đã thảm sát từ 20 đến 35 ngàn sĩ quan Hồng quân trong các cuộc thanh trừng đó.Stalin xử dụng đoàn Mật vụ NKVD giết chết 3 trên 5 Nguyên soái, 13/15 Tư lệnh Tập đoàn quân, 57/85 Tư lệnh Quân đoàn, 110/195 Tư lệnh Sư đoàn, 220/406 Lữ đoàn trướng, và tất cả các Tư lệnh quân khu trong toàn Đế quốc Đỏ.

    Nguyên do nào đã đưa Stalin tới quyểt định nhuộm đỏ Hồng quân bằng chính máu của họ ?

    Khrushchev đã trả lời như sau : Hàng trăm ngàn sĩ quan đã bị thủ tiêu, trong số đó có tới 90 phần trăm Tướng lãnh và 80 phần trăm cấp Đại tá, với các tội danh được ngụy tạo như : chống Đảng và Nhà nước, âm mưu đảo chính, làm gián điệp cho người Đức. Không ! Tất cả đều là ngụy tạo do chính Hitler dàn cảnh và cung cấp tài liệu qua hệ thống tình báo mật vụ cùa ông ta. Các tài liệu ngụy tạo đó chỉ đích danh Nguyên soái Tukhachevskiy và nhiều Tướng lãnh cao cấp khác đã bí mật liên kết với Quân lực Đức. Sau đó, Khrushchev đã nêu tên những Tướng lãnh bị Stalin thanh toán : Tukhachevskiy, Yakir, Uborevich, Kork, Yegorov, Eydemann, Blyukher và vô số nhân vật thuộc đảng Cộng sản Nga;

    Thật ra sự tố cáo của Khruschev không hề mới mẻ gì. Bởi vì đề tài về câu chuyện gián điệp hấp dẫn đó đã từng được phổ biến khắp thế giới qua Hồi ký của cựu Tổng thống Tiệp khắc Benes, cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill, những tay trùm mật vụ Quốc xã như Bác sĩ Wilhem Hottl, bí danh Walter Hagen, và Walter Schellenberg. Những chứng cớ đã được nêu ra cùng với báo cáo của mấy nhàngoại giao Đức và Tiệp trong những năm 1936 — 1937 đã cho thấy «tấm thảm kịch» đó đã được các «diễn viên thượng thặng» diễn xuất như thế nào.

    «Điệp vụ Tukhachevskiy» là một xì-căn-đan vĩ đại nhấtt rong lịch sử thế giới cận đại, với một hậu quả thảm khốc khôn lường.

    Nhiều «diễn viên» đã nhúng tay trong nhiều «màn kịch» trình diễn ngay từ những ngày đầu thành lập Liên bang Sô viết, cũng như trong sự liên hệ mật thiết đã có từ dưới thời Cộng hòa Đức quốc giữa Quân lực Đức quân từ năm 1923 trở đi. Himmler và Heydrich chỉ là những nhân vật xuất hiện trong màn chót. Tuy nhiển để thấy rõ diễn biến của vở kịch, chúng tôi xin trình chót trước. Sự việc khởi đầu vào giữa tháng Chạp năm 1936.

    Thủ đô Paris, ngày 16 tháng 12 nãm 1936 : Cựu Tướng Bạch vệ Nga Skoblin, lúc đó là điệp viên nhị trùng của mật vụ Đức của Himmler và mật vụ Nga của Stalin đã chuyển hai mật tin tới một đại diện của Sở Tình báo Đức với nội dung như sau :

    1)Bộ Tư lệnh Quân lực Sô viết đang tiến hành kế hoạch nhằm lật đổ Stalin. Chủ chốt là Nguyên soái Tukhachevskiy, phụ tá Tổng trưởng chiến tranh Nga.

    2) Nguyên soái Tukhachevskiy và các phụ tá thân cận đang liên lạc với nhiều Tướng lãnh cao cấp trong Bộ Tư lệnh tối cao và Sở Tình báo Đức.

    Thật bất ngờ làm sao! Nhân vật lãnh đạo âm mưu đảo chánh Stalin lại là viên phụ tá Tổng trưởng Chiếntranh của ông ta, nguyên Tổng Tham mưu trưởng, là một quân nhân xuất sắc của Liên bang Sô viết : Nguyên soái Tukhachevskiy.

    Nguyên soái Tukhachevskiy, lúc đó mới 43 tuổi, là con người tiêu biểu cho sức mạnh cùa Hồng quân Liên-xô. Ông ta thuộc thành phần quí tộc, cựu sĩ quan Cận vệ của Nga hoàng từng được tuyển chọn huấn luyện tham mưu tại Viện Quân sự «Hoàng đếAlexander». Được Đức phóng thích sau Thế chiến I, ông ta tình nguyện đầu quân dưới trướng Lenin. Năm 1920, Tukhachevskiy đánh bật Tướng Denikin, viên tướng cốt cán của quân Bạch vệ Nga trong cuộc Phảncông Cách mạng. Tukhachevskiy là một Tướng lãnh danh tiếng Tháng 10 Nga.
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Heydrich, nguyên Phụ tá Trưởng Cơ quan Mật vụ Đức Gestapo, là «Cao ủy» Đức tại Tiệp khắc, một con người lạnh lùng và hay nghi ngờ, bỗng nhiên tin tưởng sự khả hữu trong âm mưu đảo chánh đó. Nếu mật tin Paris mà đúng thì Liên bang Sô viết sẽ bị đặt dưói bàn tay độc tài quân phiệt. Hơn nữa, đế quốc Nga bao la sẽ lọt vào tay của một tổ chức xuất thần, đồng thời cũng là một chiến lược gia thượng thặng, một «Napoleon Đỏ». Khi đó thì cái gì sẽ xảy tới cho cho Đức quốc của Hitler ?

    Có thể Heydrich đã suy tính lợi hại và đã trình bày với Quốc trưởng của ông ta về âm mưu đó. Chắc chắn Hitler không hề muốn thấy một nước Nga hùng mạnh.

    Vậy thì con đường duy nhất để phá tan kế hoạch Tukhachevskiy là làm cách nào mật chuyển «Nguồn tin từ Paris»tới tận tay Stalin, để mượn tay Stalin tiêu diệt Tukhachevskiy và đồng bọn.

    Nhưng Jahnke, một nhân viên trong Ban tham mưu của Heydrich, chống lại ý định đó với lập luận : Có thể đó cũng là một âm mưu của Stalin nhằm ly gián Hitler với các Tướng lãnh Đức.

    Heydrich tức giận quản thúc Jahnke và bắt đầu áp dụng ý định của ông ta bằng cách cho nhân viên bí mật xâm nhập vào Bộ Tư lệnh Tối cao Đức để đánh cắp tập hồ sơ liên hệ tới Tukhachevskiy. Hồ sơ về Nguyên soái Tukhachevskiy gồm những báo cáo nói tới cái gọi là «Liên đoàn Đặc biệt R», nguyên là một tổ chức ngụy trang của Quân lực Cộng hòa Đức quốc (Reichswehr), có từ năm 1923 đến năm 1933, và đã được đặt tên chánh thức GEFU (Gesellschaft zur Forderunggewerblicher Unternehmungen, Hiệp hội Phát triển Thương mại). Hiệp hội được đặt trực thuộc Bộ Chiến tranh và có nhiệm vụ sản xuất ngay trong nội địa Liên bang Sô viết mọi loại võ khí, chiến cụ đang bị hòa ước Versailles cấm đoán để không trang bị cho Quân lực Cộng hòa Đức quốc. Hồ sơ còn ghi nhận nhiều cuộc đối thoại giữa các sĩ quan Đức với các đại diện của Hồng quân, trong đó dĩ nhiên có cả Tukhachevskiy, Tổng Tham mưu Trưởng Hồng quân năm 1925 đền 1931. Heydrich cho sửa đổi, thêm thắt vào trong các hồ sơ đó để cố buộc Tukhachevskiy vào tội «bội phản trầm trọng».

    Nhưng điều khó là làm sao chuyển được hồ sơ ngụy tạo tới được tayStalin, mà không bị ông ta nghi ngờ? Heydrich có thừa khả năng ! Trong năm 1936, Phòng Ngoại vụ đã móc nối với Đại sứ Tiệp khắc tại Berlin Mastny, và nhiều lần để lộ ý định muốn biết thái độ của Tiệp khắc trong trường hợp Đức tấn công nước
    Pháp.

    Cuối tháng Giêng năm 1937, Mastny đánh điện về thủ đô Prague, Tiệp khắc, cho biết dường như Đức đã bỏ rơi ý định đánh Pháp. Đồng thời có nhiều dấu hiệu cho thấy chắc chắn họ muốn có sự thay đổi chế độ tại Nga bằng cách tiếp xúc mật với một nhóm chống Stalin trong Hồng quân, để làm thay đổi cán cân Âu châu mà phần lợi sẽ nghiêng về phía nước Đức quốc xã. Tổng Thống Tiệp khắc Benes lo lắng ra mặt vì ông ta sợ mất điểm tựa Nga sô trong cuộc đối đầu với nước Đức.

    Tiệp khắc, một nước Cộng hòa do Hòa ước Versailles tạo dựng, luôn luôn bất ổn vì nhóm dân thiểu số Sudeten gốc Đức, và chỉ có thể tồn tại ngày nào nếu còn có sự tranh chấp ngầm Nga-Đức. Hơn nữa, mục tiêu tối hậu của Hitler là làm thế nào thủ tiêu được Hòa ước Versailles. Điều đó sẽ dễ dàng hơn nếu nước Đức được Stalin ủng hộ. Benes lập tức triệu hồi Đại sứ Nga tại Prague, Aleksandrovskiy, tới Dinh Tổng thống để thông báo về Điệp vụ tối quan trọng đó. Nhưng Heydrich chưa được yên tâm lắm với nguồn tin xuất phát từ Prague, nên ông ta tìm thêm nguồn xuất xứ thứ hai : Paris.

    Trong một buổi tiếp tân ngoại giao tại Kinh đô ánh sáng, hai hay ba ngày sau cuộc hội kiến Benes-Aleksandrovskiy tại Prague, Tổng trưởng Chiến tranh Pháp Edouard Daladier, từng làm Thủ tướng nhiều lần, đã tiết lộ tin sắp có đảo chánh tại Nga cho Đại sứ Sô viết Vladimir Potemkin. Dĩ nhiên là sau đó Potemkin phải mật báo lại cho Stalin. Làm thế nào Heydrich gạt được Daladier là một vấn đề khó hiểu, nhưng có lẽ xuyên qua màn lưới điệp báo Phòng nhì Pháp tại Moscow.

    Sau màn sẳp đặt sơ khởi đó, Heydrich bắt đầu trình diễn màn hai, bằng cách phái một nhân vật đại diện đặc nhiệm của ông ta là Behrens, sĩ quan cao cấp SS, tới Thủ đôPrague để liên lạc và trình bày với đại diện của Tổng Thống Cộng hòa Tiệp khắc những tài liệu về sự hiện hữu của Âm mưu đảo chánh Stalin, do Tukhachevskiy lãnh đạo. Sau đó, qua trung gian của đại diện Tổng Thống Tiệp khắc, Behrens đã tiếp xúc với nhân viên của tòa Đại sứ Nga tại Berlin tên là Israilovitch, một tên mật vụ NKVD trá hình. Israilovitch tái mặt khi dọc hai bức thư có thật rút ra từ tập hồ sơ ngụy tạo, vội vàng hỏi giá cả về tập hồ sơ đó. Behrens nhún vai không trả lời. Israilovitch hẹn sẽ để Behrens gặp một nhân vật có thẩm quyền hơn.

    Nhân vật có thẩm quyền là đại diện của Yezhov, trùm mật vụ Sô viết. Để tránh nghi ngờ, Heydrich dặn Behrens đòi giá tiền khởi đầu là 3 triệu đổng rúp cho tiền bán tập hồ sơ đó. Nhưng khi tiếp xúc, đại diện của Yezhov bằng lòng ngay với giá đó, không thêm bớt một cắc. Đó là số tiền kếch xù nhất trong các cuộc mua bán mật tin trong lịch sử ngành điệp háo thế giới.
    tonkin2007, caonam_vOzChuyenGiaNemDa thích bài này.
  3. Blmblm

    Blmblm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/02/2010
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    rất hay bạn ạ..........
  4. bloodheartvn

    bloodheartvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2005
    Bài viết:
    297
    Đã được thích:
    85
    Mình lại nghĩ lúc đoánh Le dèng chân nhâm nhi châu Âu và xác vali du lịch câu Phi kiếm tài nguyên thì ai là đối của anh nữa.
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Ba tuần sau, ngày 11 tháng 6 năm 1937, cả thế giới kinh ngạc khi nghe Thông tấn xã Sô viết Tass loan tin Nguyên soái Tukhachevskiy và 7 Tướng lãnh cao cấp khác của Hồng Quân Liên sô đã bị Tòa án Tối cao Pháp viện Nga tuyên án tử hình về tội cấu kết với ngoại bang chống lại Đảng và Nhà nước. Bản án xử bắn đã được thi hành ngay tức khắc.

    Cùng lúc đó, Nguyên soái Voroshilov ra lệnh ngưng chức để điều tra toàn thể tất cả Tư lệnh các Quân khu trong Liên bang Sô viết, và sẽ đưa ra tòa án xét xử tất cả những kẻ phản bội. Hậu quả thảm khốc là trong vòng một năm có tới 50 phần trăm sĩ quan Hồng quân bị cơ quan mật vụ NKVD thủ tiêu hoặc bị đưa đi đày tại Siberian. Hầu hết các sĩ quan cao cấp Hồng quân đều bị thủ tiêu.

    Tấn thảm kịch thoạt tiên có vẻ như do chính tay Reinhard Heydrich gây ra nhằm mục đích giúp Hitler thanh toán nhân lực cao cấp của quân ba năm trước ngày Hitler mở cuộc tổng tấn công nước Nga, qua tay Cơ quan Mật vụ NKVD của Stalin. Thật ra, Heydrich chỉ là tay cho thêm dầu vào lửa mà thôi. Các tài liệu ngụy tạo của Heydrich không phải là nguyên nhân chính cuộc thanh trừng, mà chỉ là bằng cớ hùng hồn nhất đểStalin dựa vào đó thanh toán địch thủ nguy hiểm nhất của ông ta là Tukhachevskiy.

    Nguyên soái Tukhachevskiy, một vị Tướng lãnh và nhà lãnh đạo xuất sắc, được giới chức Phương Tây mệnh danh là Napoleon của nước Nga Sô-viết, được toàn quân ủng mạnh mẽ. Chính vi vậy mà Stalin lo sợ cho số phận của mình, lo sợ cho những lỗi lầm nghiêm trọng do chính ông ta và bọn thủ hạ gây ra từ trước. Do đó Stalin đã thẳng tay tàn sát vô số các sĩ quan khác, thay vì chỉ cần loại trừ Tukhachevskiy và thân hữu. Sau đây là những dữ kiện chứng minh đã có sự liên minh giữa Hồng quân và Quân lực Cộng hòa Đức quốc.

    Vào tháng Tư năm 1925, một sự việc kỳ lạ đã diễn ra tại thương cảng tự do Stettin, Đức quốc. Một nhân viên quan thuế mới được đổi tới Stettin, chúng ta hãy tạm gọi anh ta là Ludwig, vì anh ta hiện giờ vẫn còn sống, lúc đi kiểm soát trong phiên gác đêm hôm đó thì bắt gặp một vài người lạ mặt đang hì hục khiêng một cái thùng lớn ra khỏi kho số 1. Bọn người khiêng thùng hoảng hồn chạy trốn. Ludwig vội vàng lên tiếng báo động. Đúng lúc đó thì một đồng bọn quan thuế bất thần xuất hiện và can thiệp để xin bỏ qua. Ludwigtỏ vẻ nghi ngờ, rọi đèn bão lẩm nhẩm đọc nhũng hàng chữ đen đậm viết bằng hai thứ tiếng Đức-Nga : «Phụ tùng máy móc». Kế bên là một nhãn ghi nơi nhận : GEFU, Berlin, Đức quốc. Nơi gửi: GEFU, Lipetsk, Liên xô.

    Khi Ludwig muốn kiểm soát vật liệu bên trong thì anh bạn quan thuế bất ngờ hỏi : «Anh có gia nhập quân đội lần nào chưa?».Ludwig ngạc nhiên trả lời có và cho biết anh ta còn được ân thưởng huy chương Thiết Thập tự nữa.

    Anh bạn quan thuế mỉm cười và nói: «Vậy thì tôi tin ở anh. Đây là thùng chứa một hòm thiếc, đựng xác một sĩ quan Không quân Đức».

    Ludwig hốt hoảng thái lui : «Anh nói gì ? Một xác chết hả ? Một sĩ quan Không quân hả ? Nhưng sao lại ghi là «Đồ phụ tùng» ? Và tại sao lại từ nước Nga tới ?»

    «Đúng vậy !» Anh bạn quan thuế gật đầu trả lời.

    Hai người trao đổi nhiều câu chuyện liên quan tới cái hòm thiếc trong suốt nửa giờ liền, ngay bên ngoài Kho số 1. Sau đó, Ludwig mỉm cười thỏa mãn, đưa tay chào và bước di. Anh bạn quan thuế huýt sáo nho nhỏ. Bốn người lạ mặt từ trong bóng tối bước ra trình diện và tiếp tục hoàn tất nốt công việc.

    Cũng may, Ludwig là một con người bảo thủ và kín miệng, nếu không thì câu chuyện kể trên đã biến thành một xì căn đan có thể làm rung động toàn thể thế giới. Bởi vì cái hòm thiếc đựng xác một sĩ quan Đức từ Lipetsk, nước Nga gửi về nằm trong một chương sử bí mật nhất của Cộng hòa Đức quốc. Chương sử đó nói về sự hợp tác âm thầm giữa Quân lực Cộng hòa Đức và Hồng quân Sô viết. Chính chương sử bí mật đó là bối cảnh của bản án tử hình của Tukhachevskiy và các Tướng lãnh thân hữu, cũng như của cuộc thanh trừng đẫm máu nhất trong lịch sử Nga.

    Đức là nước bị thảm bại trong trận Thế chiến thứ I. Nhưng nước Nga, cựu đối thủ của Đức, đã không đứng về phía Liên minh các Đại cường chiến thắng. Nga đứng riêng rẽ, cô lập với thế giới bên ngoài, giống như Đức. Bởi vì, Cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga, với sự thành lập Liên bang Sô viết, đã kéo các Quốc gia Tư bản xích lại gần nhau và có cùng chung một mục đích : triệt hạ bọn Cộng sản. Các Quốc gia Tư bản đã thử hạ Cộng sản bằng võ lực nhưng không thành công. Sau đó là áp lực kinh tế do Tư bản tung ra nhằm buộc Nga phải trả những món nợ khổng lồ từ thời Nga hoàng còn trì vị. Nhưng Lenin đã chống đối lại.

    Đức quốc cũng vậy. Đức cũng chống đối không chịu trả các món nợ chiến tranh, đặc biệt là những món nợ của Nga hoàng mà các nước Tư bản đã trói buộc Đức phải trả nợ thay.

    Từ đó, hai «nạn nhân cựu thù» thấy cần phải xáp lạii gần nhau, giúp đỡ nhau để khỏi bị «đòi nợ». Sự xáp lại gần giữa hai nước Đức-Nga lại cũng khởi đầu bằng kinh tế. Kết quả đầu tiên là Hiệp ước Rapallo, do hai bên ký kết rất mau lẹ tại bờ biển nghỉ mát Rapallo của nước Ý, trong ngày lễ Phục sinh năm 1922. Hiệp ước công nhận sự bình đẳng vị thế giữa hai quốc gia, sự hỗ trợ và nhượng bộ với nhau trong việc giao thương, sự tiếp nối các mối liên lạc về ngoại giao, và nhất là sự bác bỏ trả các khoản nợ của chiến tranh.

    Hiệp ước Rapallo chấm đứt tình trạng cô lập về ngoại giao và kinh tế của hai nước Đức và Nga. Điều rất quan trọng là nó không nói gì tới việc thành lập lực lượng bí mật của Đức tại Nga hết. Chính điểm này đã làm cho nhiều người tự hỏi tại sao các Đại cường Tây phương lúc đó không xử dụng hết quyền lực và lý luận để buộc nước Đức bại trận phải tuân hành Hòa ước Versailles ? Bởi vì ai cũng biết rằng liên hệ ngoại giao, và nhất là mối liên lạc kinh tế, luôn luôn dẫn tới Liên minh Quân sự.
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Vậy hòa ước Versailles quy định những cấm đoán nào đối với người Đức, nhất là về mặt quân sự ?


    Hòa ước Versailles cấm Quân lực Cộng hòa Đức quốc không được có chiến xa, súng chống chiến xa, đại pháo, phi cơ, và bất cứ loại vũ khí hóa học nào khác. Những cấm đoán trên đã hoàn toàn trói chân quân lực Đức quốc. Đặc biệt là vấn đề chiến xa, vì trong Thế chiến I, chiến xa Đức là một nỗi nguy hiểm đối với Liên minh Đại cường. Điều 171 trong Hòa ước Versailles quy định rằng Đức quốc không được phép chế tạo các loại chiến xa, cũng như «không được phép nhập cảng thiết giáp, chiến xa, hay bất cứ loại chiến cụ tương tự nào có thể xử dụng cho mục đích quân sự». Như vậy Đức phải tìm cách khác để «qua mặt» Đại cường trong việc gây dựng lại quân lực Đức một cách bí mật.

    Chính Karl Radek, một học giả sáng chói trong nhóm Lenin, là nhân vật mối lái trong việc sắp xếp các cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa các tay đầu sỏ của Đảng Cộng sán và Đại tướng Seeckt, Giám đốc Lực lượng Phòng vệ Cộng hòa Đức quốc.

    Radek, đảng viên Quốc tế Cộng sản, là một trong những nhân vật tạo dựng ra Đảng Cộng sản Đức, cộng sự viên thân tín của Lenin trong những ngày lưu vong tại Thụy sĩ, là ngưòi luôn luôn nuôi trong đầu óc ý nghĩ «Kẻ thù chung của chúng ta, những kẻ chiến thắng tại Versailles, phải bị Liên minh Đức-Nga đánh bại».

    Radek bất cần nếu phải biến quê hương của ông ta thành một quốc gia Cộng sản. Đúng ra, lúc đó Radek coi Chủ nghĩa quốc gia chỉ là giai đoạn lót đường để tiến tới thành trì của Chủ nghĩa vô sản. Do đó, khi Thiếu úy Albert Leo Schlageter, thuộc lực lượng Tự do Đức, một nhóm kháng chiến chống Pháp chiếm đóng vùng Ruhr, bị Pháp xứ bắn vì tội phá hoại vào tháng 5 năm 1923, thì Radek đã tuyên đương Schlageter trước Đại hội Quốc tế Cộng sản tổ chức ngày 20 tháng 6 năm 1923, bằng một bài diễn văn hùng hồn dưới nhan đề «Leo Schlageter, Kẻ hành trinh vào cõi vô biên».

    Karl Ralek là chứng nhân của sự hình thành liên minh quân sự giữa Hồng quân và Lực lượng Phòng vệ Cộng hòa Đức quốc, sau này là Quân lực Cộng hòa Đức quốc (Reichswehr),và cũng là viên «chung sự» đào mả chôn luôn nó. Trong Liên minh quân sự đó, cả người Nga lẫn người Đức đều được hưởng lợi. Người Nga cần kinh nghiệm của sĩ quan Đức cũng như bàn tay khéo léo cùa công nhân Đức để tái tạo nền kỹ nghệ chiến tranh đang lụn bại của họ. Người Đức thì cần vũ khí, những thứ bị cấm sản xuất tại nội địa nước Đức, cũng như cần đất để huấn luyện cho việc xử dụng các loại vũ khí mới. Từ đó «Liên đoàn đậc nhiệm R», R là Russia (Nga),đó là một khối Tối mật của Nha Quân lực Đức. Cơ quan điều hành nó là GEFU, Hiệp hội Phát triển Thương mại Đức.

    Hiệp hội thương mại trá hình GEFU có hai văn phòng, một tại Berlin và một tại Moscow, và được quân đội bí mật yểm trợ. Quân lực Cộng hòa Đức quốc đang âm thầm tái võ trang.

    Geoffrey Bailey, chuyên gia Mỹ về Hồng quân Liên xô đã mô tả việc bí mật tái võ trang đó trong cuốn «Những kẻ âm mưu» như sau :

    «Năm 1924, Công ty Junkers chế tạo mỗi năm hàng trăm phi cơ toàn bằng kim khí tại các cơ xưởng vùng Fill, nằm ở ngoại ô Moscow, trên 300 ngàn đạn đại pháo tại Leningrad, Tula và Zlatoust. Hơi ngạt hóa học được sản xuất tại Bersol trong vùng Trotsk (nay là Krasnogvardeys). Tàu lặn bỏ túi U -boat và thiết giáp hạm tại Leningrad Nikolayev. Trong năm 1926, hơn 150 triệu Đức kim, gần bằng một phần ba ngân sách quốc phòng hàng năm, được xử dụng để mua vũ khí và đạn dược của Liên bang Sô viết».

    Cơ quan chỉ đạo tái võ trang Đức tại Nga là một Cơ quan bí mật mệnh danh ZMO, chữ tẳt của «Zentra Moskau» hay gọi là Văn phòng Trung ương Moscow một «Phòng Ngoại vụ» của Nha Quân lực Đức tại Nga, do Đại tá von der Lieth Thomsen và Giáo sư Oskar Ritter von Niedermayer, thường được gọi là Neumann, đại diện. Thật ra ZMO là một loại siêu Chánh phủ của Cộng hòa Đức quốc hoạt động tại nước Nga với một nội các nằm trong bóng tối gồm đầy đủ các cơ quan và trường huấn luyện quân sự.

    Giữa những năm 1922 và 1930, các quân trường sau đây đã được thành lập riêng hoặc hỗn hợp với quân lực Nga : Một trung tâm Không lực Đức tại vùng Vivupal gần Lipetsk cách Moscow 250 dặm về hướng Đông Nam, một trường huấn luyện cách xử dụng vũ khí hơi độc tại Saratov trên sông Volga Hạ, bắt đầu hoạt động vào năm 1927, một trường huấn luyện chiến xa tại Kazan trên sông Volga Trung, bắt đầu hoạt động từ năm 1930.

    Các sĩ quan tham mưu tương lai của Hồng quân, gồm nhiều cựu hạ sĩ quan Bạch vệ của Nga Hoàng, các dân quân có khả năng và chính trị viên có nhiều công trạng, cùng ngồi chung bàn học với sinh viên sĩ quan tham mưu của Đức trong Học viện Quân sự Đức để nghe những bài giảng về các tinh hoa chiến lược của các Nhà Lý luận Quân sự, Kinh tế, Chiến tranh Đức quốc như Molke, Clausewitz và Ludendorff.

    Phi trường quân sự rộng lớn Lipetsk nằm trên một vùng đất cao bên ngoài Thành phố cùng tên, đã được tối tân hóa từ năm 1924, tuy do phi đoàn 4 Sô viết trấn đóng, nhưng ngôn ngữ được xử dụng trong Phi đoàn lại là tiếng Đức, ngoại trừ Sĩ quan liên lạc, lính gác và một vài trinh sát cơ cũ kỹ là của người Nga. Phi trường có ngân khoản điểu hành là 2 triệu Đức kim mỗi năm, do Quân lực Cộng hòa Đức đài thọ. Nhóm 100 chiến đấu cơ đầu tiên được dùng để huấn luyện phi công Đức đã được mua tại các cơ xưởng Fokker của Hà lan. Khoảng từ 200 tới 300 quân nhân Không quân Đức đã trú đóng tại Lipetsk. Chính tại đây, một loại khu trục oanh tạc cơ đã được đem ra thử nghiệm và huấn luyện: đó là loại phi cơ Stuka sau này đã nhiều phen gây kinh hồn cho quân Nga và cho lực lượng Đồng minh Tây phương.

    Nhiều oanh tạc cơ và chiến đấu cơ đầu tiên, nòng cốt của Không lực Đức từ năm 1933, đều đã được chế tạo và thử nghiệm tại Lipetsk, cũng như 120 phi công và 120 quan sát viên Không quân đầu tiên khác. Nếu không có Lipetsk, có lẽHitler đã phải chờ thêm 10 năm nữa mới có thể tối tân hóa lực lượng Không quân Đức được.
    tonkin2007, hk111333, meo-u1 người khác thích bài này.
  7. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Như vậy, trong khi kẻ thắng trận và các nhân vật «bồ câu» cánh Tả Đức đang cố «bới lông tìm vết» xem Cộng hòa Đức quốc có vi phạm hòa ước Versailles trong nội địa không, thì hàng đoàn chiến đấu cơ đang nhào lộn tập trận trên dòng sông Don, trên các làng mạc ở miền Trung Nga, ngay cả ở ngoài rìa Moscow, và phối hợp với các lực lượng bộ chiến Nga trong tư cách các tiền sát viên pháo binh, trong các cuộc thao diễn tập quân sự toàn diện tại vùng đất huấn luyện Voronezh. Tóm lại, tại Lipetsk thì cái gì cũng do Đức cung cấp, nước Nga chỉ việc cho mượn đất mà thôi.

    Vật liệu quan trọng được gửi đến từ hải cảng tự do Stettin của Đức, tới Leningrad của Nga. Riêng những dụng cụ bí mật hoặc nguy hiểm và thực phẩm khó dấu diếm, thì được chất đầy lên những tàu nhỏ bí mật vượt biển Baltic. Ngược lại, trong những kiện hàng từ nước Nga tới, và được ghi là «đồ phụ tùng»thì thường rất đặc biệt như trường hợp «thùng phụ tùng» chứa xác viên phi công tử nạn tại Lipetsk nói trên.

    Tất cả các sĩ quan Đức được tuyển chọn gửi sang Nga huấn luyện đều phải làm thủ tục giải ngũ chính thức, và được hứa sẽ cho phục hồi cấp bậc.. Nhưng chỉ «hứa» chứ không nói «bảo đảm», bởi vì mọi việc di chuyển và huấn luyện đều là bất hợp pháp.

    Nếu Lipetsk là đầu não của lực lượng Không quân tương lai của nước Đức thì vùng Kazan trên sông Volga Trung chính là xương sống tương lai của các lực lượng Thiết giáp Guderian, Hoepner, Hoth và Kleist sau này.

    Những sự kiện trên là lý do đã làm cho nhiều Tướng lãnh Đức - Nga không bao giờ tin tưởng chiến tranh sẽ xảy ra giữa hai quốc gia liên minh, cho tới ngày Hitler lên cầm quyền. Quân lực Cộng hòa Đức quốc của Đại tướng von Seeckt vì nóng lòng muốn xé bỏ hòa ước Versaillesnên đã bắt tay với Nga, cũng như muổn tái lập biên giới miền Tây cũ có trước ngày bị đánh bại, và xa hơn nữa là muốn thâu hồi lại vùng đất xa xưa bằng cách xóa tên quốc gia Ba lan trên bản đồ thế giới.

    Mùa hè năm 1922, khi Tân Đại sứ Đức tại Moscow, Bá tước Brockdorff Rantzau, lên tiếng chồng đối chánh sách thiên về nước Nga một chiều của Cộng hòa Đức quốc và cảnh cáo sự hợp tác với Hổng quân Sô viết, thì Đại tướng von Seeckt đã trả lời ông ta trong một thư ngỏ bán chính thức đề ngày 11 tháng 9 như sau :

    «Sự hiện hữu của quốc gia Ba Lan là điều không thể nào chấp nhận được, nó không hợp với nhu cầu quan yếu của nước Đức chúng ta. Ba Lan sẽ bị tiêu diệt vi sự yếu kém trong nội bộ của chính nó và cả từ Nga qua sự yểm trợ của Đức quốc. Ba lan càng không được Nga chấp nhận hơn là đối với chúng ta. Không một chính phủ Nga nào muốn thấy có một nước Ba lan. Sự sụp đổ của Ba Lan sẽ kéo theo sự sụp đổ của nước Pháp, một trong những cột trụ mạnh nhất của Hòa ước Versailles».

    Nhưng phần nước Nga Sô-viết thì sao ? Sự liên minh của họ với quân lực Đức có ý nghĩa như thế nào ? Ý nghĩa là sự củng cố, phát triển và hiện đại hóa Hồng quân để dành cho «Trận đánh cuối cùng»,một trận chiến mà họ đang chuẩn bị bằng mọi giá để có một kết thúc tốt đẹp. Hơn nữa, họ muốn ngăn ngừa sự liên kết giữa Đức với các Đại cường Tây phương, vì cả Lenin lẫn Stalin đều coi sự liên kết đó là mối nguy hại không lường cho Chủ nghĩa Cộng sản của Nga. Sau hết, mục đích của phe Cánh Hữu Đức trong việc xóa bỏ Ba Lan cũng là mục đích của Moscow. Do đó, thái độ chống đối các Đại cường Tây phương của quân lực Đức rất phù hợp với ý niệm chính trị của Lenin và cả Stalin sau này nữa. Và trên hết, nó còn phù hợp với quan niệm của một nhân vật quan trọng trong sợi dây liên hệ quân lực của hai quốc gia, một con người càng ngày càng trở thành hiện thân của Hồng quân Sô viết : Nguyên soái Tukhachevskiy.

    Vậy Tukhachevskiy là ai ? Một vị anh hùng và Tướng lĩnh siêu quần như đã từng được đề cao cho tới năm 1936 ? Hay là một tên phản bội, một tên gián điệp của quân Đức, một «con chó ghẻ» như Stalin đã từng gọi ? Hay là một nhà ái quốc dám chống lại chính sách độc tài của Stalin, nạn nhân đầu tiên và đáng thương nhất của «tên già gian ác Stalin» như đã được Khrushchev bênh vực ? Vậy đâu là sự thật ?

    Ngày 5 tháng 12 năm 1941, khi Đại tướng Guderian từ trang trại của Tolstoy phủ đầy tuyết ra lệnh cho Cụm Tập đoàn quân Thiết giáp số 2 ngưng các cuộc tấn công vào Moscow, thì Sư đoàn 45 Bộ binh, Sư đoàn tiếp cận cánh phải của Cụm Tập đoàn quân Thiết giáp số 2, vẫn đang cố đánh chiếm Thành phố Yelets. Yelets chỉ là một Thành phố nhỏ không mấy quan trọng, nhưng là giao điểm của mấy con lộ lớn từ Moscow qua Tula tới vùng sông Don, trong đó có con đường Xa lộ Tây Đông từ Oret qua Lipetsk tới Thành phố Stalingrad. Lipetsk cách đó có 40 dặm.

    Các Trung đoàn lừng đanh của Sư đoàn 45 Bộ binh từng tham dự trận đánh Ngôi thành cổ Brest - Litovsk trước đây đã tràn ngập Yelets sau những trận đánh trên các đường phố dưới cơn lạnh như cắt da cắt thịt. Như vậy, hiện nay Sư đoàn chỉ còn cách sông Don Thượng có 15 dặm, và cách điểm xuất phát của Chiến dịch Đông tiến của Hitler là 1.300 dặm. Một ngàn ba trăm dặm vừa đánh vừa tiến trong năm tháng hai tuần.
  8. vuanthai

    vuanthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/03/2004
    Bài viết:
    385
    Đã được thích:
    68
    Trời ạ , không biết nói Sao bây giờ. Khi T Đ xe tăng 2 sa lầy thì TD quân bộ Binh số 2 bên cạnh cho 2 quân đoàn 34 bộ binh và 48 cơ giới đánh hướng Litovsk và Voronez.
    Quân đoàn 34 này có sư 134 đã đánh chiếm được Yelets chứ không phải sư 45-tác giả cố tình nhầm. Cái nhầm có chủ ý bởi sau đó sư đoàn 45 đóng cạnh sườn Yelets của sư 134 đã bị quân Nga phản công tháo chạy bỏ lại sư bạn 134 bị vây. Sư 134 đã rất vất vả phá vây và bị tổn thất nặng. Viên thiếu tướng chỉ huy 134 thấy mình bị bỏ rơi đã tự tử trong quá trình phá vây. Đây là cái nhục nên sử Đức thời chiến tranh lạnh cố tình đưa ra cái nhầm này để che dấu nỗi nhục tại Yelets.
    tonkin2007, meo-u, ngthi963 người khác thích bài này.
  9. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Ok...Để mình kiểm tra bản gốc một chút...Có thể tác giả bị sai đấy

    Tác giả cố tình sai đấy...Thông cảm vì lúc này mới chỉ có 20 năm sau WW II thôi mà
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Hai ngày trước khi tấn công Yelets, thì đơn vị kiểm thính của Trung đoàn 135 Bộ binh đã lén nghe được những lời nói chuyện bằng điện thoại của nhiều sĩ quan chỉ huy Nga. Trong các cuộc điện đàm đó, họ thường nghe nói đến cụm từ «Nhóm Khabarovsk» để chỉ một lực lượng Nga đang dàn dọc phía Tây của Thành phố. Thoạt đầu, Bộ Chỉ huy Trung đoàn cho đó chỉ là một «ám danh»,nhưng khi lấy lời khai của tù binh Nga thì Trung đoán biết được đó là các thành phần của một lực lượng quân sự tối mật đã bị giải tán từ lâu. Các sĩ quan trong lực lượng đó đã được ám chỉ bằng cụm từ «Nhóm Khabarovsk» : Đó là những sĩ quan trước kia thuộc Quân đoàn Đặc biệt của Tập đoàn quân Viễn Đông, một lực lượng cốt cán của chính sách quân sự Tukhachevskiy đã bị bỏ quên từ lâu lắm rồi.

    Lịch sử Quân đoàn Đặc biệt chính là chìa khóa mở tủ sắt hồ sơ bí mật Tukhachevskiy. Chuyện khởi đầu từ mùa Hè năm 1932. Lúc đó, nước Đức có tới 6 triệu người bị thất nghiệp và nước Nga đang ở bên bờ vực thẳm của một nạn đói chưa từng xảy ra trong lịch sử nhân loại. Chế độ Nông trường tập thể, với sự cướp đoạt tài sản và lưu đày giai cấp trung nông và đại điền chủ, đã làm sụp đổ hoàn toàn hệ thống sản xuất nông nghiệp Sô viết. Hai triệu công dân Nga đang chết đói. Sự khó khăn nội bộ càng nguy hại hơn khi bị bồi thêm một cuộc khủng hoảng quốc tế khác.

    Tại Á châu, năm 1931, Nhật bản đã phóng ra khỏi các hòn đảo nghèo nàn, đông đặc dân chúng, chụp lấy lục địa Trung hoa để tìm thị trường và nguyên liệu đem về nội địa.

    Năm 1932, Nhật chiếm đóng Mãn châu, vùng đất nhiều mầu mỡ và quặng mỏ, lập ra Đế quốc Mãn Châu bù nhìn ngay tại sát biên giới Đông Siberian của nước Nga Sô viết. Tokyo đã cho thấy là họ muốn thành lập Khối Thịnh vượng Đại đông Á, nếu cần bằng vũ lực cũng được.

    Đó chính là mối đe dọa nặng nề cho quyền lợi nước Nga tại Viễn Đông. Nhiều đụng chạm dọc theo biên giới Viễn Đông Nga xảy tới giữa lúc Stalin đang bối rối vì nạn đói sắp lan tràn trong Đế quốc Đỏ.

    Cùng lúc đó, tại Moscow, Đại tướng Tukhachevskiy thành lập «Quân đoàn Đặc biệt Viễn đông», thường được gọi là «Quân đoàn Nông trường tập thể», trong đó những sĩ quan tự nhận là «Nhóm Khabarovsk», tên một Thành phố nằm trên biên giới Mãn châu.

    Mục đích của Quân đoàn Đặc biệt là đặt Tập đoàn quân Viễn đông trong tư thế tự túc tự phòng về cả hai mặt lương thực lẫn quân sự đối với phần đất Âu Nga trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Nhật. Mỗi quân nhân phải là một người nông dân !

    Nguyên soái Blyukher, Tư lệnh Tập đoàn quân Viễn đông Sô viết, đã ra lệnh hủy bỏ sự tước đoạt tài sản của điền chủ và hệ thống nông trường tập thể tại Siberian, vì lo ngại sẽ có sự chống đối ảnh hưởng tới tinh thần của hơn 90 phần trăm chiến sĩ nông dân Siberian trong «Quân đoàn Nông trường tập thể». Nhằm mục đích giữ sự liên tục sản xuất, nhiều nông trường rộng lớn khác cũng được thành lập dành cho các cựu quân nhân sau nhiệm kỳ quân dịch pháp định cùng gia đình sinh sống. Tuy nhiên, họ luôn luôn nằm trong lực lượng trừ bị, sẵn sàng tái ngủ ngay khi có lệnh gọi. Nhiều gia đình nông dân Trung Nga đã tới đó để lập nghiệp. Họ được phân phát theo kiểu tư sản gồm một căn nhà, một miếng ruộng khá lớn, một con bò và nhiều gà vịt để tự túc sinh hoạt. Điều quan trọng hơn là họ được hoàn toàn miễn thuế trong vòng 10 năm đầu.

    Khoảng năm 1936 thì con số quân nhân thuộc «Quân đoàn Nông trường tập thể», đã lên tới 60 ngàn hiện dịch và 50 ngàn trừ bị. Quân đoàn Đặc biệt, vì vậy, đã trớ thành lực lượng quân sự độc lập với hệ thống chỉ huy Hồng quân, và ở rất xa trung tâm Thủ đô Moscow. Đó là một lực lượng lý tưởng của bất cứ Tướng lãnh nào có tham vọng chánh trị. Và Tướng lãnh đó không ai khác hơn là Gamarnik, hay hơn nữa là người bạn của ông ta, Tukhachevskiy. Nguyên soái Tukhachevskiy, cũng là một Phó ủy viên Chiến tranh, đã trở thành khuôn mặt lớn chống đối Stalin từ khi có cuộc thanh trừng khối điền chủ và tiểu tư sản. Trong trường hợp có sự xung đột vói cánh thân với Stalin thì«Quân đoàn Đặc biệt Đông Siberian», sẽ là một thành trì chống đối vững chẳc và là một an toàn khu trong trường hợp bị thất bại.

    Do đó, Nguyên soái Tukhachevskiy là một «hình ảnh riêng biệt», khác hẳn với hình ánh đã được hệ thống tuyên truyền Stalin và những nhà viết tiểu sử Tây phương «vẽ» ra.

    Tukhachevskiy, con nhà quý tộc mang trong huyết quản nhiều dòng máu Bá tước Pháp và Quận công Ý, có đầy đủ tư cách và khả năng để lật đổ «con quỷ đỏ Stalin» và nếu thành công, có lẽ đã làm thay đổi cục diện lịch sử Sô-viết và Thế giới.

    Cuộc đời của Tukhachevskiy đã chứng minh ông talà một con người độc đoán. Ông sinh năm 1894, bị bắt làm tù binh vào tháng 8 năm 1915 với cấp bậc Thiếu úy Vệ binh Nga hoàng trong trận Warsaw, nơi đúng 5 năm sau ông ta lại bị thua một lần nữa. Thiếu úy Tukhachevskiy đã chuyển tới Trại tù binh số 9 gần khu vực Ingolstadt. Trốn thoát vào năm 1917, ông ta mò về St Petersburg. Khi tới nơi thì Thành phố xinh đẹp nằm trên dòng Neva đó không còn là Thủ đô của nước Nga nữa; bởi vì Nga hoàng đã bị lật đổ và chiến tranh đã thật sự chấm dứt. Ông ta chỉ tìm thấy Chế độ Vo sản Bonseviks của Lenin đang đánh nhau vói lực lượng của các Tướng Bạch vệ.
    tonkin2007, ngthi96hk111333 thích bài này.

Chia sẻ trang này