1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nhoccongsan

    nhoccongsan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    101
    cám ơn bác đã hiệu đính :D
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Nhưng Tukhachevskiy, dòng dõi của hơn nửa tá quý tộc Tây Âu, đã gia nhập Hồng quân thay vì Bạch vệ. Tại sao ? Nhiều người cho rằng đó chỉ là một «tai nạn bất cập». Nhiều người khác cho rằng đó là do sự «thiếu kinh nghiệm chính trị» của một sĩ quan trẻ. Hơn nữa, còn có dư luận cho rằng ông ta là một con người theo «chủ nghĩa cơ hội». Tất cả mọi người đều sai lầm. Tukhachevskiy theo Hồng quân vì mặc cảm tội lỗi, và vì tham vọng. Bởi vì ông ta ghét bỏ truyền thống Tây Âu, lý tưởng Thiên chúa giáo và tinh thần Âu châu nữa. Đúng lúc đó thì chủ nghĩa Bonshevik ra đời, với lý tưởng đề kháng và tiêu diệt giai cấp trung lưu bóc lột, rất hợp lòng ông ta. Ước vọng của Tukhachevskiy là hướng về Đông phương. Chứ không phải là Tây phương. Ông ta đã trông thấy Tây phương trong trại tù binh. Tây phương chỉ là Nga hoàng với chế độ tham nhũng thối nát. Đối vói Tukhachevskiy, tương lai của lý tưởng và uy lực mới nằm trong tay Đông phương.

    Hơn nữa, đối với một sĩ quan trẻ đã quyết định lấy quân đội làm cuộc sống và có nhiều tham vọng quân sự như Tukhachevskiy thì Hồng quân đúng là nấc thang tốt nhất để leo lên. Lúc đó, có tay đầu sỏ của những người Cộng sản, cha đẻ của Đội quân mạng tháng 10 là Trotskiy đang cần những sĩ quan chuyên nghiệp, những con người chỉ huy giỏi và tham mưu xuất sắc để điều khiển đám quân ô hợp vừa tụ tập lại với nhau để làm nên cuộc Cách mạng Đỏ. Do đó, Tukhachevskiy gia nhập đảng Cộng sản và trở thành một sĩ quan trong Bộ Tổng Tham mưu. Tháng 5 năm 1918, với cái tuổi 25, ông ta đã làm Tư lệnh Tập đoàn quân Số 1 Sô viết và đẩy lui đoàn quân Viễn chinh Tiệp khắc về phía bên kia bờ sông Volga. Năm 1919, ông ta chỉ huy Tập đoàn quân 5 trấn giữ vùng Urals. Lúc đó, lực lượng của Hồng quân chỉ kiểm soát được một phần sáu Đế quốc Nga, và Lãnh tụ Đảng Cộng sản là Lenin luôn luôn ở trong tình thế bi quan. Nhưng Tukhachevskiy đã đánh bại các sư đoàn Bạch vệ của Đô đốc Kolchak, và truy đuổi họ tới tận vùng núi Urals. Năm 1920, ông ta đẩy Tập đoàn quân Nam Bạch vệ do Đại tướng Denikin xuống Hắc hải.

    Vừa lúc đó thì Liên bang Sô viết trẻ trung đứng trước một mối đe dọa quân sự vĩ đại nhất ; Quân Ba Lan đã lợi dụng sự hỗn loạn và yếu kém của Nga, xua binh tràn vào Ukraina, đánh chiếm Kiev, và đang kiểm soát các vựa lúa khổng lồ của Liên bang Sô viết. Rồi cũng chính Tukhachevskiy đã cứu Liên bang mới mẻ đó bằng tài chỉ huy xuất thần, đẩy lui và truy kích quân Ba-lan về tận hướng Thủ đô Warsaw của chúng. Giữa lúc sắp tới hồi mạt vận thì quân Ba Lan được một phép lạ cứu thoát khỏi tay Lenin. Đó là «Phép lạ Vistula», hậu quả của sự xuẩn động của Stalin.

    Tukhachevskiy đã đưa Hồng quân đến vừa tầm pháo bẳn vào Warsaw. Đồng thời, Hội đồng Chiến tranh Cách mạng tại Moscow, là cơ quan chỉ đạo tối cao của Hồng quân, quyết định trao quyền Tổng Tư lệnh Mặt trận Miền Tây, kế cả Tập đoàn quân Tây Nam với các đơn vị kỵ binh của Yegorov và Budennyy, chuyển dưới sự chỉ huy của tay Tukhachevskiy. Chính ủy Tập đoàn quân Tây Nam lúc đó chính là Joseph Stalin. Tukhachevskiy đã ra lệnh cho Tập đoàn quân Tây Nam tiến lên phía Bắc về hướng Lublin để bảo vệ cạnh sườn cho lực lượng xung kích của Tukhachevskiy đang tiến như vũ bão tới Thủ đô Warsaw.

    Nhưng Stalin đã cãi lệnh, thuyết phục được hai tư lệnh thượng cấp của ông ta là Budennyy và Voroshilov bỏ Lublin để tiến chiếm Lvov. Đại tướng người Pháp Weygand, Cố vấn của Tổng Tư lệnh quân đội Ba lan Pilsudski, chớp lấy cơ hội bằng vàng đó, đánh xuyên hông trái lực lượng của Tukhachevskiy và lật ngược được thế cờ, cứu thua cho đất nước Ba Lan.

    Niềm uất hận có lẽ đã chất chứa ngay từ lúc đó. Dẫu rằng khi lên nắm quyền Liên bang Sô-viết, nhà độc tài Stalin chắc phải nể phục và không còn cách nào hơn nên buộc lòng phải thăng cấp Nguyên soái cho Tukhachevskiy, cũng như đưa ông ta lên làm Tổng Tham mưu trưởng, và sau đó Phụ tá Tổng trưởng Chiến tranh tương đương với chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Liên xô.

    Công cuộc tạo dựng một đội ngũ Hồng quân tân tiến, nhất là các lực lượng Thiết giáp và Cơ động đều do công của Tukhachevskiy xây dựng lên. Tukhachevskiy đã rập theo mẫu Quân lực Cộng hòa Đức quốc của Đại tướng Đức von Seeckt.

    Nhưng von Seeckt, Tướng lãnh Đức, và Tukhachevskiy, Tướng lãnh của Hồng quân, chắc phải khác nhau như nước với lửa ? Đúng vậy, giữa hai người là một bức tường cách biệt vĩ đại ! Tuy nhiên, họ cũng đã có rất nhiều quan điểm tương đồng. Màng lưới tình báo của Stalin gài trong Hồng quân, một hệ thống gián điệp mật vụ, chẳng khác nào như chứng bệnh ung thư óc não đối với tinh thần của các sĩ quan Hồng quân. Sự sát hại và tập thể hóa nông dân trong các công trường thí điểm của tập đoàn Stalin, đã biến Tukhachevskiy trở thành kẻ thù không đội trời chung với Chế độ Stalin. Và có lẽ các chính sách đối ngoại của Stalin đã đẩy Tukhachevskiy tới chỗ thù nghịch với Stalin về mặt chính trị.

    Từ đó Tukhachevskiy dần dần tin tưởng vào sự liên minh Nga – Đức, để chống lại các cường quốc Tây Âu thối nát, là điều không thể tránh được. Đó cũng là con đường duy nhất phải nương theo để hạ bệ nhóm Stalin. Vì vây, Tukhachevskiy đã lập ra «Nhóm Khabarovsk» nhằm phòng ngừa trường hợp phải đối đầu với Stalin bằng vũ lực.

    Từ năm 1935, Tukhachevskiy đă cho thành lập một cái gọi là «Hội đồng Cách mạng» tại Khabarovsk, trung tâm điểm của Miền Đông Siberian. Ủy viên Hội đồng gồm phần lớn các giới chức hành chính và chỉ huy trưởng quân đội, và một vài giới chức cao cấp Đảng Cộng sản đang nắm giữ những cơ quan trọng yếu như Boris Sheboldayev, Ủy viên viên lãnh đạo Đảng Cộng sản vùng Bắc Caucasus. Sự phối hợp trên là rất quan trọng. Nó cho thấy Tukhachevskiy đã không dấn thân để tổ chức ra một phong trào chổng Cộng sản, mà là để huy động Cánh vô sản quốc gia tiến bộ chống lại lề lối lãnh đạo độc tài chuyên chế của Stalin.
    Lần cập nhật cuối: 04/05/2016
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Mùa Xuân năm 1936, Tukhachevskiy đã tới Luân đôn với tư cách là Trưởng phái đoàn Sô viết, để dự tang lễ Vua của Anh quốc : George V. Trong hai chuyến đi về, ông ta đều có ghé qua Berlin và lợi dụng dịp đó để hội đàm với nhiều Tướng lãnh cao cấp của nước Đức. Tukhachevski, muốn được Đức bảo đảm là không lợi dụng tình hình rối ren trong nội địa nước Nga để xuất quân Đông tiến. Hơn nữa, ý nghĩ Liên minh Nga-Đức, sau khi hất được Stalin, luôn luôn được ông ta nuôi trong đầu óc. Sự kiện nào chứng minh điều đó ?

    Geoffrey Baily, trong cuốn sách nói trên, có ghi nhận sự bộc lộ của Tukhachevskiy về vấn đề đó khi ông đàm đạo với Bộ trưởng Bộ ngoại giao Rumani Titulescu.

    Tukhachevskiy đã nói với Titulescu như sau : «Ông đã lầm lẫn khi liên kết với các quốc gia cằn cỗi và sắp bị tiêu diệt như Pháp và Anh. Chúng ta phải hướng về Đức quốc, bởi vì trong tương lai, chính Đức sẽ là quốc gia lãnh đạo Âu châu».

    Lúc đó là mùa Xuân năm 1936 : một Thời kỳ rất quan trọng. Bởi vì chỉ chín tháng sau đó, điệp viên OGPU Skoblin tại Paris đang âm mưu gài tin đảo chính Stalin của: nhóm Tướng lãnh cao cấp Nga vào tay Binh đoàn trưởng Vệ binh SS Heydrich. Sau đó, Hitler tin rằng mình đã có cơ hội bằng vàng để đưa đầu «Napoleon của Nga» và nhóm Tukhachevskiy cho Stalin chém. Mục đích của Hitler là cố gắng làm suy yếu Hồng quân Nga càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên trên thực tế, Heydrich mới !à kẻ giúp Stalin thêm phương tiện để loại trừ đối thủ nguy hỉểm nhất của ông ta mà thôi.

    Đây là bằng chứng cho sự kiện trên. Tháng giêng năm 1937, Chưởng lý Vyshinskiy, Chánh thẩm Tòa án Sô viết, mở phiên tòa chấp cung xét xử Nhóm Vệ binh Bonshevik mưu đồ chống lại Stalin tại Hội quán Quý tộc cũ của Moscow.

    Khuôn mặt chính bên vành móng ngựa là Karl Radek, một nhân vật mà từ năm 1919 đến năm 1921, đã móc nối sự Liên minh của Quân lực Cộng hòa Đức quốc và Hồng quân Sô-viết, và cũng chính ông ta là người sắp cắt đứt mối liên hệ đó. Trong phiên tòa sáng ngày 24 tháng Giêng, Radek tình cờ nói tới cái tên Tukhachevskiy khi bị Vyshinskiy dồn dập hỏi cung. Vyshinskiy tiếp tục hỏi vể vai trò của Tukhachevskiy trong nội vụ và được nghe Rađek khai : «Dĩ nhiên là Tukhachevskiy không hề biết gì về trọng tội mà có tôi tham gia !».


    Một sự im lặng đến rợn người bao trùm lên phòng xử án. Trong cái sự im lặng đó, Radek khai tên một trong những cộng sự viên tín nhất của Tukhachevskiy, Đại tướng Putna: «Putna là người trong nhóm chúng tôi». Nhưng Putna là chuyên viên ngoại vụ của nhóm Tukhachevskiy, người đã từng bắt nhiều liên lạc với thế giới bên ngoài khi đang còn là Tùy viên Quân sự trong các tòa Đại sứ Nga đóng ở Berlin, London và Tokyo. Putna đã bị bắt giam từ cuối năm 1936.

    Như vậy, nước cờ chống Tukhachevskiy đã được âm mưu đẩy tới ngay từ cuối năm 1936. Dĩ nhiên Nguyên soái Tukhachevskiy và thân hữu đã nhận thấy mối nguy của họ rồi. Nếu Putna khai hết thì sao ? Không ai trong nhóm dám nghĩ tới ! Phải hành động ngay tức khắc !

    Tháng 3 năm 1937, cuộc chạy đua nước rút diễn ra giữa Mật vụ Tukhachevskiy và Mật vụ Stalin. Trận bão tố ầm ầm kéo tới khi Stalin lên tiếng trong một buổi họp của Trung ương Đảng Cộng sản có sự hiện diện của chính Nguyên soái Tukhachevskiy : «Hiện nay đang có vô số gián điệp và kẻ thù của Liên bang Sô-viết ngay ở trong Hồng quân».

    Tại sao Tukhachevskiy không ra tay trước? Tại sao ông ta do dự ? Câu trả lời rất giản dị ! Liên lạc giữa các sĩ quan thuộc Bộ Tổng Tham mưu với các Tư lệnh trong Tập đoàn quân Viễn đông, mà Bộ Tư lệnh thường ở cách xa Moscow tới hàng ngàn dặm, thật là khó khăn, nhất là họ đang bị mật vụ Stalin theo dõi rất gắt gao. Cuộc đảo chính định sẽ khởi diễn vào ngày 1 tháng 5, vì đó là ngày Quổc tế Lao động với những cuộc diễu binh rầm rộ. Nhóm Tukhachevskiy muốn lợi dụng dịp đó để mang quân về mà không sợ bị Stalin nghi ngờ.
  4. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    Mấy vụ chính trị này bỏ qua được không Bác!. Đang chờ coi Nga phản công mà cha tác giả cứ con cà con kê sốt ruột quá :)
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Còn 6 trang nguyên bản nữa thì sang Trận chiến Leningrad...phần Moscow là hết rồi...nhà văn này nó viết có thủ thuật đấy....Khi gần cuối tập này nó mới làm rõ nguyên nhân theo ý nó...Xem nhé...,
  6. bloodheartvn

    bloodheartvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2005
    Bài viết:
    297
    Đã được thích:
    85
    Dạo này bác mắn đẻ gớm. Chúc mừng bác.
  7. lamali

    lamali Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    2.372
    Đã được thích:
    1.592
    [​IMG]
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Có gì đâu...Đang rất bận nhưng muốn mọi người xem liền mạch..Không bị đứt quãng...
  9. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Nhưng không biết nhờ sự may mắn hay đức tính quỷ quyệt cúa Stalin mà âm mưu đảo chính được dời lại. Điện Kremlin ra thông cáo cho biết Nguyên soái Tukhachevskiy sẽ dẫn đầu phái đoàn Sô viết tới Luân đôn tham dự lễ đăng quang cùa Vua nước Anh George VI vào ngày 12 tháng 5 năm 1937. Đó là cách trấn an Tukhachevskiy, và vị Nguyên soái thấy yên tâm thật ! Từ sự cảm thấy yên tâm đó, Tukhachevskiy đã tự giết mình khi ra lệnh hoãn cuộc đảo chính lại ba tuần lễ. Ông ta đã không đi London và cuộc đảo chính cũng không thể xảy ra được !

    Người ta còn thấy Tukhachevskiy tham dự Dạ vũ Mùa xuân tại Hội quán Sĩ quan Moscow ngày 25 tháng 4, và ngày 28 tháng 4, tại buổi tiếp tân của Tòa Đại sứ Mỹ. Đó là lần xuất hiện sau cùng của ông ta. Sau đó chỉ là những lời đồn đại vô căn cứ về số phận của Tukhachevskiy.

    Thông cáo chính thức và cuối cùng do Thông tấn xã Tass loan đi ngày 11 tháng 6 năm 1937, trong đó có nêu lên tội trạng và hình phạt dành cho Tukhachevskiy và bảy vị Tướng lãnh khác. Tội danh dành cho họ : phản quốc, làm gián điệp cho ngoại bang cà âm mưu đảo chính. Hình phạt : Xử bắn ! Đại tướng Gamarnip được cho biết là đã tự sát, nhưng thật ra ông ta đã bị đánh chết trong quá trình thẩm vấn.

    Rất nhiều lời tường thuật được tung ra về phiên tòa và cuộc hành quyết đó. Tuy nhiên có lẽ chỉ có câu chuyện nói về phiên xử do Vyshinskiy ngồi ở vị trí công tố là đúng nhất. Nguyên soái Blyukher, Nguyên soái Budennyy và nhiều vị Tướng lãnh cao cấp khác đều xuất hiện trong phiên tòa. Không một nhân chứng nào được trình diện. Vả lại Vyshinskíy không cần nhân chứng: ông ta đã có trong tay tập hồ sơ ngụy tạo do Heydrich cung cấp. Đối với Stalin và đảng Cộng sản Liên-xô thì chỉ cần tập hồ sơ ngụy tạo đó là có bằng chứng hùng hồn đủ để buộc tội «Tukhachevskiy và đồng bọn», đồng thời bịt luôn miệng các Tướng lãnh đang hiện diện. Vả lại, các Tướng lãnh cũng không tin tưởng cho số phận của mình, bởi vì sau Tukhachevskiy là vô số những nạn nhân của cuộc thanh trừng đẫm máu nhất trong lịch sử nước Nga.

    Không ai biết được Tukhachevskiy và bảy tướng lãnh Cao cấp có hiện diện tại phiên tòa đó không. Có lẽ họ đã bị thủ tiêu trước rồi cũng nên.Một nhân chứng đáng tin cậy là Shpigelglass, viên chức cơ quan Mật vụ NKVD, đã thuật lại lời của vị Phụ tá Trưởng Cơ quan tinh báo OGPU Prinovskiy như sau : «Toàn bộ chế độ Sô viết như chỉ là cái mành treo chuông. Việc điều hành không thể nào diễn biến như bình thường được, nghĩa là không thể có việc xử án trước và việc thi hành bản án sau. Trong vụ này, chúng tôi phải bắn trước rồi mới xét xử sau».

    Cũng không ai biết chắc chắn Tukhachevskiy và Nhóm của của ông ta đã chết như thế nào. Có thể với một viên đạn từ phía sau bắn tới ngay trong nhà tù Lubyanska, và thân xác bị chôn vùi dưới một nấm mồ tập thể.

    Rồi ngày này qua ngày khác, tháng nọ tới tháng kia, Stalin phá tan hệ thống chỉ huy và kỷ luật của Hồng quân, thay vào đó bằng các chính trị viên và đặt bàn tay sắt của Đảng để nắm trọn Quân đội Sô-viết.

    Mãi tới mùa Đông 1939-1940 thì cuộc thanh trừng mói tạm thời chấm dứt. Ba tháng sau ngày Hitler xâm chiếm Ba Lan thì Stalin bắt đầu «cử binh chinh phạt» nước láng giềng thân cận bé nhỏ Phần lan.Nước Nga đòi Phần Lan nhượng lại bán đảo Hango «để tiện cho việc bảo vệ Leningrad và Kronshtadt».

    Phần Lan cầu hòa nhưng Stalin không chịu. Cuộc chiến tranh đáng chú ý đó bắt đầu ! Stalin và các Vị cố vấn của ông ta đã muốn bắt chước một «hình mẫu chiến tranh» của «ông bạn đồng minh»Hitler : loại trận chiến cường tập «đánh mau, đánh mạnh, dứt điểm sớm» (Blitzkrieg) vốn là sớ trường của Quân lực Đức. Nhưng kết quả chỉ là một cuộc chiến tranh tàn khốc và tốn kém, mà kẻ «bại trận nhục nhã» lại là anh chàng khổng lồ Sô-viết. Sự thảm bại ô nhục đó đã làm cho thế giới kinh ngạc tột độ, và gây ra một ảnh hưởng khốc hại trong lịch sử thế giới.

    Cho tới ngày nay, nhiều người vẫn còn tin rằng chính Stalin muốn nước Nga bị thua trận bằng cách trang bị yếu kém cho lực lượng xâm lăng của ông ta để đánh lừa quân Đức. Nhưng thật sự thì đó chỉ là một «chuyện thần thoại».
    bloodheartvn, tonkin2007hk111333 thích bài này.
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Nga đã xua các Tập đoàn quân số 7, 8, 9 và 14 gồn có 700 ngàn quân tiến đánh Phần Lan, một quốc gia nhỏ chỉ có khoảng 200 ngàn binh sĩ, và họ đã thua trận. Nga thua trận bởi vì Hồng quân đã áp đụng một chiến thuật nghèo nàn, một chiến lược tệ hại, và nhất là một tinh thần chiến đấu yếu kém đáng sợ ! Đó chính là hậu quả rõ rệt của các cuộc thanh trừng trước đó.

    Trong khi đó, quân Phần Lan đã khôn ngoan áp dụng chiến thuật du kích «bao vây chia cắt» của Motti, thủy tổ của chiến thuật «bao vây tiêu diệt» của quân Đức sau đó. Quân xung kích trượt tuyết Phần Lan đã phá hủy nhiều hệ thống liên lạc cấp sư đoàn Nga, đẩy quân Nga vào rừng, và đêm đến thì âm thầm dùng dao găm đột kích vào các hàng quân rời rạc của quân Nga. Quân Nga bị mất hết sư đoàn này tới sư đoàn khác.

    Tuy nhiên «chú nhỏ» Phần Lan khó lòng tự mình đứng được trước «anh chàng khổng lồ» Sô viết trong một cuộc chiến dai dẳng.

    Khi mở cuộc tổng tấn công vào ngày 11 tháng 2 nãm 1940. Nguyên soái Timoshenko đã tung 13 sư đoàn Sô viết tấn công vào phòng tuyến dài có 12 dặm của Phần Lan. Có tới 140 ngàn quân dàn ra trên một trận tuyến chỉ dài 12 dặm, có nghĩa là cứ mỗi thước đất có bảy người lính Nga được thiết giáp, pháo binh và súng cối yểm trợ mạnh mẽ. Với một con số binh sĩ đó, nhất định Stalin phải lấy được những gì ông ta mong muốn !

    Nhưng sau đó, Stalin đã không dám áp đặt chế độ Cộng sản lên trên đầu dân chúng Phần lan. Một tướng lãnh của Nga đã tuyên bố : «Chúng tôi rất sung sướng khi bước ra khỏi cuộc chiến này. Chúng tôi đã chiếm vừa đủ đất để chôn các binh sĩ của chúng tôi».

    Stalin đã lãnh hội bài học Phần Lan khổ nhục kế nên cố gắng sửa sai cấp tốc về những yếu kém thấy rõ. Mặt khác, kỹ năng tác chiến tệ hại của Hồng quân đã làm cho Hitler tưởng Quân lực Đức sẽ đánh chiếm nước Nga dễ như bàn tay để thâu đoạt những nguyên liệu, tài nguyên cần thiết cho trận chiến để chống lại các Đại cường Tây phương.

    Cuộc Tổng tiến công Liên bang Sô viết ngày 22 tháng 6 năm 1941 của Hitler chính là hậu quả của sự thảm sát Tukhachevskiy và thân hữu do Stalin chủ mưu.

    Trọng tội đó của Stalin đã suýt đẩy nước Nga xuống vực thẳm nếu ông ta không kịp đưa «Nhóm Khabarovsk» trở lại chiến trường trong những ngày cuối cùng của Trận chiến Moscow.

    Trong khu rừng Takhirovo, một vùng rừng cây cối rậm rạp tại đầu cầu tấn công Nara, ngay trước mặt Thủ đô Moscow, có nhiều chốt cố thủ vững chắc của quân Nga. Tiểu đoàn 2/508 Bộ binh Đức đã bắt được một tù binh đáng giá vào thượng tuần tháng Chạp. Đó là viên Tư lệnh Sư đoàn 222 Sô viết, người duy nhất còn sống sót được sau trận ác chiến.

    Đại úy Rotter, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2, đích thân thẩm vấn viên Đại tá tù binh Hồng quân. Thoạt đầu, viên Đại tá tù binh Nga có vẻ rất căm thù quân Đức, nhưng dần dần ông ta tỏ ra biết điều hơn. Ông ta cho biết trận chiến đấu này là trận thứ năm có ông ta tham dự. Đại úy Rotter hỏi ông ta có tin là người Nga sẽ thắng trận không và được câu trả lời : «Không !».

    Bởi vì mỗi lần ông ta xin viện binh là mỗi lần lại được thượng cấp của ông trả lời : «Chúng ta không còn gì nữa hết. Ông phải tự túc chiến đấu cho tới người cuối cùng». Ông ta cho biết tiếp : «Sau lưng Sư đoàn chỉ còn vài đơn vị Siberian bảo vệ mặt này của Thủ đô Moscow, không kể các tiểu đoàn dân vệ».

    Đại úy Rotter cãi lại: «Nhưng sao chỗ nào cũng có quân Nga kháng cự mạnh mẽ đến như vậy ?». Viên Đại tá tù binh gật đầu: «Trong vài tuần qua, nhiều sĩ quan mới đã được bổ xung cho các đơn vị Nga. Tất cả đều từ các trại tù lưu đày từ Siberian tới. Họ là những người đã bị bắt trong cuộc Đại thanh trừng Tukhachevskiy may mắn còn sống sót sau những ngày bị giam giữ. Ra trận đánh địch là một dịp may để họ được trở lại đời sống bình thường. Và nếu có một con ngưòi còn sống được sau khi trải qua các trại lưu đày thì cái chết trong chiến trận không còn làm cho họ sợ hãi nữa !». Ông ta hạ giọng và nói thêm, như vẫn còn sợ đôi tai của bọn mật vụ OGPU lẩn quất đâu đó : «Ngoài ra, họ còn muốn chứng tỏ để cho thấy họ không phải là những kẻ phản bội, mà chỉ là những nhà ái quốc như Tukhachevskiy».

    Khi biên bản thẩm vấn đã được gửi tới Bộ Tư lệnh Tập đoàn quân Đức thì có một người nào đó trong Bộ Tham mưu của Thống chế von Kluge đã buột miệng nói : «Có Nguyên soái Tukhachevskiy vẫn đang chỉ huy tại Mặt trận Moscow».

    Một nhận xét rất ý nhị nhưng cũng thật chính xác…..
    bloodheartvntonkin2007 thích bài này.

Chia sẻ trang này