1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Ok...Cám ơn Bác Vacbay nhé...
  2. hk111333

    hk111333 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2012
    Bài viết:
    2.521
    Đã được thích:
    224
    Mình lại nghĩ khác, nếu ko có mùa đông chặn bước tiến quân Đức thì những sai lầm của Stalin đã đủ làm Moscow tiêu trong năm đó rồi.
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Đại úy von Falckenberg chui vào xe rồi ra lệnh tiến tiến tới giao lộ. Thiếu úy Kohler, Trung đội trưởng Trung đội 2, cũng đã thấy Thiếu úy Fromme quần thảo nhau với ba tên lính Nga, nên cho Trung đội của mình tấn công tới bên cánh phải của Trung độí Fromme . Đúng lúc đó thì chiến xa Nga đã xuất hiện ngay ở bên hông của Trung đội. Bốn chiến xa Mark III của Trung đội Kohler đã phối hợp luôn với các chiến xa của đơn vị bạn hạ luôn đoàn thiết giáp Sô viểt. Khi trời vừa sụp tối thì đã có tới 18 chiến xa địch bị nằm phơi xác ngay trước mặt Lực lượng Falckenberg. Như vậy, xương sống cuộc phản công của quân Nga tại Đông nam hồ Peipus đã bị bẻ gãy. Con đường dẫn tới Thành phố Pskov đã mở ra trước mắt họ.

    Chiến đoàn Westhoven tiếp tục hướng về phía Đông. Trung đoàn 1 Khinh binh tăng cường đã tới phi trường bỏ trống Pskov. Bộ Chỉ huy phi trường có lẽ đã gấp rút triệt thoái nên còn bỏ lại rất nhiều tấm bản đồ hành quân Không lực quý giá. Thiếu tướng Kruger đã tung Lữ đoàn 1 Khinh binh tập kích đánh chiếm bất ngờ một cây cầu trong vùng Tserjoha. Thành phố nằm trong biển lửa Pskov đã bị Sư đoàn 36 Cơ động Bộ binh đánh chiếm vào ngày 9 tháng 7.

    Cách đó hai mươi dặm về phía Đông Nam, Sư đoàn Thiết giáp số 6 đã chọc thủng được Phòng tuyến Stalin sau khi đẩy lui được các lực lượng Thiết giáp của Nga và phá tan được hai mươi ổ liên thanh hạng nặng của địch quân.

    Như vậy, Cụm Tập đoàn quân Thiết giáp của Tướng Hoepner đã chiếm được mục tiêu quan trọng đầu tiên. Phòng tuyến Nga ở phía Nam hồ Peipus đã bị xuyên thủng, lối thoát vùng Nam Baltic đã bị khóa chặt, và đầu cầu xuất phát các cuộc hành quân tiến về Leningrad đã được mở ra.

    Trận cường tập nhắm về hướng thành phố Leningrad sẽ được mở ra theo trục Nam Bắc, xuyên qua giải đất hẹp nằm giữa hai hồ Ilmen và Peipus, cùng một lúc với các lực lượng Phần Lan từ mạn Bắc đánh xuống sau khi vượt qua eo đất Karelia. Đồng thời, một cánh quân của Phần Lan cũng sẽ tiến đánh vùng Đông hồ Ladoga. Từ đó, thành phố Leningrad với sẽ bị bao vây cả ba mặt Bắc Đông và Nam.

    Theo đúng kế hoạch thì Cụm Tập đoàn quân Thiết giáp số 4 sẽ tung Quân đoàn Thiết giáp của Reinhardt tiến vào Leningrad bằng trục lộ Pskov - Luga — Leningrad, và Quân đoàn Thiết giáp của Manstein sẽ tiến theo trục lộ thứ hai Opochka — Novgorod — Leningrad. Đó là hai trục tiến quân duy nhất xuyên qua các vùng đầm lầy vây bọc mạn Nam và Tây Nam Thành phố Leningrad.

    Ngày 10 tháng 7 năm 1941, Cụm Tập đoàn quân Thiết giáp của Tướng Hoepner đã tung ra đồng loạt các cuộc tấn công trên toàn mặt trận. Lúc trước thì Quân đoàn LVI Thiết giáp, phối hợp với Sư đoàn Cơ động Bộ binh SS «Đầu lâu», đã chọc thủng được Phòng tuyến Stalin tại Sebezh vào ngày 6 tháng 7. Sau đó là các trận đánh đẫm máu để chiếm được Thành phố Opochka nằm trên con sông Velikaya. Hiện tại thì Cụm Tập đoàn quân Thiết giáp đang tiến quân vòng cạnh sườn Quân Nga theo hướng Đông, xuyên qua Porkhov và Thành phố Novgorod, để cắt ngang xa lộ Leningrad — Moscow tại Chudovo. Tiền quân Cụm Tập đoàn quân Thiết giáp, là Sư đoàn 8 Thiết giáp và Sư đoàn 3 Cơ động Bộ binh, có nhiệm vụ tiến quân vượt qua các vùng đất hiểm trở đầy bùn lầy và rừng rậm.

    Quân đoàn Thiết giáp số 41 đang tiến dọc theo con lộ chính xuyên qua Luga với Sư đoàn 1 và 6 Thiết giáp làm tiền quân, và Sư đoàn 36 Cơ động Bộ binh làm hậu quân. Trong khí đó, Nguyên soái Nga Voroshilov cũng đang củng cố lực lượng quyết tâm bảo vệ Thành phố Leningrad và Vịnh Phần Lan.

    Quân đoàn Thiết giáp của Reinhardt đã gặp khó khăn ngay sau ngày xuất phát, vì phải chậm chạp hành quân qua những vùng rừng rậm đầy bùn lầy. Do đó, quân Nga đã có nhiều thời gian quý báu để củng cố và tổ chức hệ thống phòng vệ của họ.

    Các chiến đoàn Kruger và Westhoven của Sư đoàn 1 Thiết giáp cùng với các tiểu đoàn Thiết quân vận dự định hành quân cạnh sườn để đánh bọc hậu phòng tuyến của quân Nga, đã bị khựng lại ngay trên trục lộ Pskov — Luga. Tướng Reinhardt bật ngửa khi thấy hai bên đường toàn là đầm lầy mà các chiến xa Đức không biết đến bao giờ có thể vượt qua được.

    Sư đoàn 6 Thiết giáp cũng vấp phải vùng đất khó nuốt đó trên trục lộ thứ hai, nên đã được rút về trục lộ chính chạy dọc theo sau lưng Sư đoàn 1 Thiết giáp. Chính vì vậy, kế hoạch cường tập đánh tốc chiến như ban đầu đề ra không thể nào thực hiện được. Ngày 12 tháng 7, toàn bộ Quân đoàn Thiết giáp của Reinhardt vẫn còn lẩn quẩn trên khúc đường Zapolye – Plyusa.

    Trong khi đó, ở bên cánh phải Quân đoàn Thiết giáp của Reinhardt, Quân đoàn Thiết giáp của Manstein đã gặp phải sự kháng cự mãnh liệt của quân Nga. Trước đó, quân Nga đã cho xây đắp công sự kiên cố mới nhằm bảo vệ Leningrad và Shimsk quanh bờ Tây của hồ Ilmen và dọc theo sông Luga tới tận Thị trấn Yamberg trên sông Narva. Thành phố Luga, đầu cầu xuất phát của cuộc hành quân nằm trên xa lộ Daugavpils — Leningrad, là yếu điểm phòng vệ quan trọng đầu tiên trong hệ thống phòng thủ, nên đã được Nga chống giữ và bảo vệ rất mạnh mẽ.

    Tuy nhiên, các Phi cơ trinh sát của Đức và Bộ tham mưu của Cụm Tập đoàn quân Thiết giáp số 4 đã khám phá ra chỗ yếu của phòng tuyến Nga nằm bên cánh trái của Cụm Tập đoàn quân Thiết giáp Đức trong vùng hạ lưu Luga, nơi có toàn những con lộ xấu nên quân Nga không sợ bị tấn công. Chỉ có vùng bờ Đông hồ Peipus gần Gdov là được họ bố phòng cực mạnh.

    Đại tướng Hoepner đang phân vân chưa biết hoặc theo đúng thượng lệnh đặt trọng tâm cuộc hành quân bên cánh phải theo hướng Novgorod để đẩy Quân đoàn Thiết giáp của Reinhardt vào «ổ kiến lửa» Luga, hoặc quặt sang cánh trái hướng về hạ lưu sông Luga, rồi tiến đánh nhược điểm của quân Nga tại đó, rồi chĩa mũi dùi lên Leningrad theo hướng Tây, song song với Quốc lộ Narva — Kingisepp — Krasnogvadeysk ?
    tonkin2007, hk111333bloodheartvn thích bài này.
  4. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Đồng chí vacbay lo làm cho trọn cuốn SMERSH đi kìa, xí xọn qua đây làm gì
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Ông Danngoc đừng ném đá vào Nhà Quốc hội nhed
  6. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    Thực ra cuốn Smersh vẫn dịch, chẳng qua chưa post lên thôi, tính mình thích cái gì thích có một lúc à, đang dịch Smersh nhảy qua cuốn Blood Red Snow, giờ thấy vụ mặt trận miền Đông này vui vui nên tham gia luôn :).
    danngoc thích bài này.
  7. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Bác Vạc làm nốt cuốn Smerch và Tuyết máu đi nhed
  8. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Mùa đông là cái chi mà cụ thần thánh nó thế. Đức nó cũng thuộc Bắc Âu chứ có phải xứ nhiệt đới đâu mà lo nó chết rét. Chính mùa đông năm 41 đến sớm đã có lợi cho quân Đức khi họ phát động tấn công đợt 2 vào Moscow sớm đấy (đợt 1 là trận bao vây ở Viadoma). Các nhà sử học Tây rõ buồn cười, lúc thì bảo bùn lầy mùa thu càn bước quân Đức, sau lại bảo mùa đông băng tuyết cản bước quân Đức. Đã có băng tuyết thì đường dễ đi chứ có bị bùn lầy đâu mà kêu khổ.
    Các khó khăn kỹ thuật như xe tăng chạy xăng khó nổ máy...đều có cách khắc phục được hết (như cụ Huytop đã post ở các bài trên). Thua hay thắng chỉ là bị bắn chít hay ta bắn địch thôi. Thua nghĩa là tương quan lực lượng và thế bố trí bất lợi hơn đối thủ. Túm lại đã thua thì đừng có lý do lý trấu.
    tonkin2007huytop thích bài này.
  9. vuanthai

    vuanthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/03/2004
    Bài viết:
    385
    Đã được thích:
    68
    Lại đầm lầy khó khăn, tại Luga, TDQ 11 luc đầu định phòng ngự trên sông Luga nhưng sau đó quyết định đưa quân tới trước Luga trên vùng đầm lầy. Các đơn vị LX đã giữ vững được chiến hào trước QD thiết giáp 41 tại Pliutsa nhưng đã để QD 56 của Mastein lừng danh vượt qua Solsyu tiến sát sông Luga. Lúc này thì Hopner ra lệnh cho QD 41 đi lên phía Bắc, còn QD 41 thì lại bị hở sườn. Vatutin chớp lấy thời cơ này và đấm cho Manstein một đòn tại Solsy làm cho QD 41 bị thương gần 1 tháng. Phải đến khi TDQ xe tăng 3 bị sa lầy ở Smolensk được chuyển lên phía Bắc hỗ trợ cho Hopner thì các quân đoàn của TDQ xe tăng số 4 mới có thể hồi sức để tiến công Leningrad.
    tonkin2007 thích bài này.
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Sau cùng Hoepner chọn giải pháp dung hòa bằng cách đẩy hai Sư đoàn 1 và 6 Thiết giáp lên phía Bắc, dưới sự bảo vệ của Chiến đoàn Westhoven, lúc đó đang giao chiến tại mạn Đông và Bắc Zapolye. Đồng thời đưa các sư đoàn Bộ binh thay thế lực lượng Thiết giáp để tiến dọc theo trục lộ chính hướng tớiLuga. Do đó, ngày 13 tháng 7, hai Sư đoàn Thiết giáp trên, phối hợp với Sư đoàn 36 Cơ động Bộ binh, chuyển quân trên vùng đất hoang tiến về phía Bắc một cách rất khó khăn. Trên đoạn trường chinh cực nhọc dài từ 90 đến 110 dặm đó, ba sư đoàn Đức nhiều lúc phải dàn quân ra thật mỏng, và đôi khỉ phái dồn cứng lại, đế cố gắng theo kịp các đoàn tiền quân.Nhiểu cầu cống bị sụp đổ và đường xá luôn trở thành bùn lầy nên Công binh Chiến đấu phải khó khăn lắm mới đắp được những bờ đê bằng cây ván. Các đoàn quân bảo vệ cạnh sườn lực lượng chính, như Mô tô, Sát thiết, các Pháo đội tiền phương và Thám báo, phải chen chúc nhau lội bì bõm để che chở cho các vị trí bất lợi nhất, hoặc để chống trả những đợt tấn công liên tục của địch xuất phát từ các đầm lầy bao la quanh đó. Nhưng rồi cuộc tiến quân nguy hiểm nhất cũng được hoàn tất mỹ mãn. Ngày 14 tháng 7, tiền quân Sư đoàn 6 Thiết giáp của Thượng tướng Raus, gồm các thành phần tiền phương của Trung đoàn 4 Khinh binh tăng cường thêm Thiết giáp và pháo hạng nặng, đánh chíếm được Thành phố Porechye. Cả hai cây cầu còn nguyên vẹn đều lọt vào tay các toán tập kích đặc biệt của Trung đoàn «Brandenburg» dưới con mắt ngơ ngác của quân phòng ngự Nga.

    Cùng ngày đó, Sư đoàn 1 Thiết giáp cũng tới con sông Luga tại địa điểm Zabsk, Tiểu đoàn Thiết quân vận được tăng cường, thuộc Trung đoàn 113 Khinh binh, của Thiếu tá Eckinger, đã thiết lập được một đầu cầu đổ bộ vào lúc 10 giờ tối.Ngay trong đêm đó đầu cầu đã được mở rộng để chuyển toàn bộ Trung đoàn 113 Khinh binh tới. Như vậy, Sư đoàn 1 Thiết giáp đã giữ được Zabsk bằng chiến đoàn Kruger, sau khi đánh bật các cuộc phản công cực mạnh của địch quân trong suốt ngày 10 tháng 7 mặc dầu có một cây cầu đã bị giật sập. Qua ngày hôm sau thì đầu cầu đổ bộ được tăng cường các lực lượng mạnh hơn nữa. Quân Nga, tập trung bên cạnh sườn Tây của Cụm Tập đoàn quân Thiết giáp số 4, tại vùng hồ Peipus gần Gdov, đã bị Sư đolàn 36 Cơ động Bộ binh và Sư đoàn 58 Bộ binh đè bẹp.

    Chướng ngại trên hạ lưu sông Luga đã được dọn trống. Bàn đạp tiến đánh Leningrad đã được dựng lên cách thành phố này khoảng 70 dặm. Toàn bộ Quân đoàn Thiết giáp của Reinhardt đang sẵn sàng nhảy vào vòng chiến để giải quyết dứt điểm Thành phố Leningrad. Quân Nga bị bất ngờ hoàn toàn vì cuộc hành quân táo bạo của quân Đức. Lúc đầu họ không hề có lực lượng mạnh nào để có thể dàn ra đối chiến với các lực lượng Đức, nhưng sau đó họ cố gắng vơ vét những gì mà họ còn có trong tay, kể cả các sinh viên sĩ quan thuộc quân trường Leningrad, để mở các trận phản công nhằm đánh bật quân Đức ra khỏi các đầu cầu đổ bộ. Tuy nhiên, quân Đức không những chỉ đánh bật được các cuộc phản công liên tục và dữ dội đó của quân Nga, mà lại còn mở rộng thêm vùng trải quân, và hoàn hảo hệ thống tiếp liệu nữa. Họ chỉ còn chờ nhận lệnh tiến quân để đánh chiếm mục tiêu Leningrad, rất trống trải và chỉ cách họ có hai ngày đường.

    Nhưng, cũng như Cụm Tập đoàn quân Trung tâm bị Bộ Tư lệnh Tối cao Đức chặn lại sau trận cường tập dứt điểm Smolensk, Cụm Tập đoàn quân Bắc cũng dậm chân tại chỗ, ngay trước Leningrad, trong suốt ba tuần lễ dài dằng dặc. Một lần nữa, các Tướng lãnh sa lông tại Bộ Tư lệnh Tối cao Đức lại tỏ ra e dè trước một mục tiêu tối quan trọng khác.

    Hitler và Bộ Tư lệnh Tối cao Đức đã quyết định đặt trọng tâm tấn công bên cánh phải ; hay nói cách khác, Leningrad phải bị tấn chiếm từ hướng Đông Nam.Lực lượng bảo vệ cạnh sườn cho đoàn quân tiến đánh Leningrad sẽ do Tập đoàn quân 16 từ hướng Tây tràn qua đảm trách. Lúc này thì hai Sư đoàn thuộc Quân đoàn 56 đang làm gạch nối giữa Tập đoàn quân 16 và Cụm Tập đoàn quân Thiết giáp số 4.

    Trong trường hợp đó, các sư đoàn Sô viết triệt thoái từ vùng Baltic tới sẽ bị vây chặn trong một vòng cung khổng lồ mà phần lưng sẽ là con sông bùn lầy Volkhov. Đây là kế hoạch hành quân khá hoàn hảo. Tuy nhiên, nó cũng có một kẻ hở quan trọng : lực lượng thiết giáp sẽ khó tung hoành trong vùng đất đầy đầm lầy và rừng rậm nằm bên cánh phải lực lượng tấn công Đức. Chính vì sai lầm đó nên Tướng Hoepner đã phải chuyển hướng Quân đoàn 41 sang cánh trái.

    Tuy bên cánh phải còn khá nhiều sư đoàn Bộ binh, Pháo binh và Không quân, nhưng lại thiếu lực lượng Cơ động chính yếu, vì Sư đoàn 8 Thiết giáp và Sư đoàn 3 Cơ động Bộ binh đã bị cầm chân, trong những ngày từ 15 đến 19 tháng 7, khi phải đương đầu với các đơn vị hùng hậu của Nga gồm từ ba tới năm quân đoàn được điều tới.

    Ngược lại, hướng tấn công chính mới vừa được phát động từ cánh trái, tại hạ lưu sông Luga, thì lại có đầy đủ điều kiện thành công với lực lượng thiết giáp hùng hậu, nhiều đầu cầu đổ bộ, nhiều bàn đạp xuất quân, và nhất là không có địch chặn đầu, nhưng thiếu lực lượng Bộ binh cần thiết để bảo vệ cạnh sườn trải dài khi Lực lượng Thiết giáp cần phóng mau tới Leningrad. Hoepner cố gắng hết sức mình để đưa Quân đoàn của Manstein lên phía Bắc nhằm thay thế lực lượng Bộ binh đang bị thiếu hụt, vì ông ta không có đủ thì giờ để đưa lực lượng này về phía sau. Nhưng Cụm Tập đoàn quân Bắc đành chịu thua Bộ Tư lệnh Tối cao. Hitler cho rằng Lực lượng Reinhardt rất yếu kém, không thế tự đảm nhiệm vai trò tấn công Leningrad. Do đó viện binh phải được gửi tới ngay cho trọng tâm tấn công bên cánh phải, tại hồ Iimen, nơi trận chiến đang trong hồi quyết liệt.

Chia sẻ trang này