1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Sau chiến tranh, Thượng tướng Reinhardt cũng còn tự hỏi không biết tại sao Hitler ngăn cản không cho Manstein chuyển qua cánh trái với ông ta. Theo Reinhardt thì đáng lý ra trọng tâm tấn công Leningrad phải được thực hiện từ bên cánh trái nhằm khóa kín eo đất Narva càng sớm càng tốt, để sau đó lực lượng này sẽ chĩa mùi dùi qua hướng Đông đánh bọc hậu quân Nga, lúc đó đang trấn giữ dọc theo trung lưu sông Luga.

    Lúc Tướng Guderian gặp phải tình trạng dằng co tương tự giữa Cụm Tập đoàn quân Trung tâm và Bộ Tư lệnh Tối cao, khi ông ta còn dậm chân tại sông Dnieper trước mục tiêu Smolensk, thì Guderian đã may mắn hơn vì hai Thống chế von Kluge và von Bock đã cho ông ta tự ý hành động. Tiếc thay, Thống chế von Leeb của Cụm Tập đoàn quân Bắc lại không phải là Thống chế von Bock của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm nên Tướng Reinhardt đành phải chờ ! Nhưng Bộ Tư lệnh Tối cao Sô viết không chịu chờ ! Voroshilov đã gom góp, nhặt nhạnh mọi lực lượng đưa tới đối đầu với Reinhardt ngay tại các đầu cầu đổ bộ nằm trên sông Luga, trong đó có một Sư đoàn Công nhân gồm toàn công nhân của các Cơ xưởng, và hai Sư đoàn 111 và 125 Khinh binh, phối hợp với nhiều đơn vị Thiết giáp hùng hậu trang bị siêu chiến xa KV-I và KV-2.

    Nhiều siêu chiến xa mới đã được đưa ra khỏi các xưởng và do các chuyên viên kiểm thử dân sự lái. Trong số các sư đoàn Bộ binh còn có cả một lữ đoàn dân quân gồm toàn phụ nữ và sinh viên Leningrad. Sau này nhiều xác đàn bà đã được tìm thấy trong các xe tăng bị quân Đức bắn hạ.

    Hơn nữa, Không quân Nga đã tung ra nhiều phi đoàn trên vùng trời bao quanh lực lượng Reinhardt. Đổi lại, không một phi đoàn oanh tạc hay chiến đấu cơ Đức nào được đưa tới. Bởi vì Không quân Đức đang có phận sự trên vùng hồ Ilmen, theo đúng kế hoạch tấn công «trọng tâm nằm bên cánh phải» của Bộ Tư lệnh Tối cao Đức. Chỉ thỉnh thoảng mới có một vài phi vụ yểm trợ cho mặt trận Lu-ga, do các phi đội ME-109 thuộc Phi đoàn Tratloft đóng tại một phi trường nhỏ ở phía Tây Plyusa.


    Thượng tướng Reinhardt viết như sau trong nhật ký ngày 30 tháng 7, sau khi đã chờ đợi lệnh tái tấn công hơn 14 ngày «Trì hoãn thêm ! Thật là kinh khủng ! Cơ may chiến thắng do chúng tôi tạo ra đã hoàn toàn vuột mất, và tình thế càng ngày càng trở lên khó khăn hơn».

    Reinhardt đã nói đúng ! Trong khi Quân đoàn 41 nắm trong tay yếu tố thành công nhờ vượt hạ lưu sông Luga, nhưng đang bị thượng cấp buộc phải dừng quân, thì tại mạn Đông của Cụm Tập đoàn quân Thiết giáp, nơi Quân đoàn 56 Thiết giáp của tướng Manstein đang dàn quân, một sự khủng hoảng đang manh nha phát khởi. Lúc đó, Tướng Manstein có nhiệm vụ đánh chiếm Thành phốNovgorod và khóa chặtđầu mối giao thông quan trọng Chudovođể cắt đứt xa lộ và con đường cao tốc từ Leningrad tới Mạc tư Khoa.

    Sư đoàn 8 Thiết kỵ đã vượt qua Soltsy và đang tiến tới sông Mshaga để đặt một đầu cầu đổ bộ tại đó. Sư đoàn 3 Cơ động Bộ binh tiến dọc theo cánh trái để bảo vệ cạnh sườn, đồng thời đánh tràn lên hướng Bắc và Động Bắc. Lực lượng đề kháng của quân Nga càng ngày càng mạnh, và sình lầy càng lúc càng gia tăng độ sâu. Hơn nữa, vì Quân đoàn 41 còn bị cột chân tại Luga, nên quân Nga yên tâm dồn quân tới vùng này chặn đánh cùng một lúc cả hai Sư đoàn của Tướng Manstein.

    Hết quân trừ bị, và cạnh sườn bị trống trải, Sư đoàn 18 Thiết giáp đang chĩa mũi dùi tấn công Thành phố Novgorod, nơi ông ta đặt bản doanh, và Chudovo, một đầu mối giao thông quan trọng. Sư đoàn 146 Khinh binh Sô viết đã thành công trong việc chia cắt hai sư đoàn Đức và chặn đứng luôn đường tiếp tế. Nhưng Tướng Manstein phản ứng đúng lúc bằng cách triệt thoái Sư đoàn 18 Thiết giáp về phía sau và lập tuyến bố phòng bảo vệ bốn mặt.

    Trong suốt ba ngày, Voroshilov cố tâm siết chặt vòng vây nhằm tiêu diệt toàn bộ hai sư đoàn Đức để nắm lấy chiến thắng đầu tay rất cần thiết cho tinh thần suy bại của binh sĩ Nga. Ông ta đã tung vào trận chiến sáu sư đoàn Khinh binh, hai sư đoàn Thiết giáp, nhiều đơn vị Pháo binh và Không quân để mong đạt được điều mong ước, bất chấp mọi tổn thất. Tuy nhiên, quân tinh nhuệ và gan lì của Đức, được Manstein khôn ngoan hướng dẫn, đã chống đỡ cơn sóng gió một cách rất can trường và bình tĩnh, Trận chiến tàn khốc đến độ chỉ trong vòng một ngày ngắn ngủi mà Sư đoàn 3 Cơ động Bộ binh đã đánh bật được bảy cuộc tấn công của Nga. Riêng Pháo binh đã phải dàn ra ngay tại tuyến đầu, và phải hạ nòng bắn thẳng vào các đoàn quân đang xung phong của địch.
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Tiểu đoàn Pháo binh 1, thuộc Trung đoàn 3 Pháo binh, dưới sự chỉ huy của Trung úy von Tippelskirch, đã thoát được sau một cuộc tấn công kiểu «Biển người» của quân Nga. Lúc đó Tiểu đoàn Pháo binh 1 đang đóng quân trong một khu đất rừng trống trải sau tuyến đầu của Bộ binh gần Gorodishche hai dặm. Hai bên lề đường là bùn lầy vây kín.

    Tiểu đoàn Pháo binh 1 phải tự tay đặt lấy các toán canh gác tuần tra để ngăn ngừa quân Nga tấn công bất ngờ. Nhờ đó họ đã tránh được một cuộc thảm sát. Bởi vì Voroshilov đã cho một Trung đoàn Thiết giáp mới thành lập, thuộc Sư đoàn 3 Thiết giáp Sô viết, có dân địa phương dẫn đường, len lỏi vượt qua đầm lầy, nhằm mục đích chia cắt và tiêu diệt nhóm tiền quân của Đức. Ngày 15 tháng 7, các chiến xa Nga đụng đầu với các toán tuần phòng của Đức. Quân Nga lầm tưởng là đang chạm phải Bộ binh nên vội vàng tấn công tới tấp, không chú ý tới các dàn đại pháo quanh đó. Khẩu đội 2 đã bị liên thanh Nga quét sạch khi họ vừa phóng mình ra khỏi hố chiến đấu. Thiếu úy Pháo đội trưởng liền hướng dẫn các đội viên xông tới, đích thân thủ khẩu và hạ nòng trực xạ bắn thẳng vào đoàn quân xung phong địch trong tầm bắn 300 thước. Đạn 10 cm hòa điệu với liên thanh quật ngã đợt tấn công đầu của địch. Nhưng sau đó, súng cối Nga phá tan các ổ trung liên Đức đang vây quanh khẩu đại pháo. Một tiểu đội lính Nga nhào tới đánh giáp lá cà. Toán pháo thủ và Thiếu úy Hederich đều bị thương sau khi hạ được bốn tên, số còn lại hoảng hồn chạy mất. Trận chiến kéo dài suốt hai tiếng đồng hồ. Đạn dược cạn hết. Phần lớn các sĩ quan và hạ sĩ quan đều bị thương vong. Toàn bộ Tiểu đoàn pháo, kể cả lính cần vụ và tài xế, gồm 120 người, đã đẩy lui trọn một Trung đoàn Thiết giáp địch. Vào lúc gần cuối trận đánh thì Lưc lượng tiếp viện của Trung đoàn trưởng hướng dẫn một trung đội mô tô của Trung đoàn 8 Bộ binh tới, và mở ngay một cuộc phản công đánh xuyên hôngbên phải quân địch, làm chúng rối loạn, Quân Nga vội vàng tháo bỏ lại trận địa nhiều khẩu súng hạng nặng và 50 xác chết.

    Mãi tới ngày 18 tháng 7, Quân đoàn 56 Thiết giáp của Tướng Manstein mới được Sư đoàn SS «Đầu lâu» tới giải cứu. Sau đó, Manstein thỉnh cầu Bộ Tư lệnh Cụm Tập đoàn quân Bắc phối hợp các Quân đoàn Thiết giáp lại để làm thành một lực lượng thiết giáp cường tập, đồng thời xin chọn cánh trái, nơi Tướng Reinhardt đang bị buộc phải dừng quân, làm bàn đạp tấn công Thành phố Leningrad. Nhưng Manstein đã bị từ chối. «Cánh phải là trọng tâm tấn công» vẫn còn là quyết định của Bộ Tư lệnh Tối cao Đức và Bộ Tư lệnh Cụm Tập đoàn quân Bắc. Quân đoàn Manstein được lệnh rời Mshaga tiến về vùng trung lưu sông Luga, đối diện với Thành phố quan trọng Luga. Nhiệm vụ của Quân đoàn là đánh chiếm con lộ chính tại Luga và tiêu diệt địch quân trên đường tiến thẳng tới Leningrad.

    Kế hoạch khó thực hiện được vì quân Nga đã bố trí binh lực đầy đủ và hùng mạnh tại vùng Luga. Hơn nữa, vùng đất đầm lầy đó từng chứng minh là không thích hợp với lực lượng Thiết giáp. Nhưng không hiểu tại sao Quân đoàn 56, lực lượng xung kích mạn Nam, chỉ có Sư đoàn 3 Cơ động Bộ binh, Sư đoàn 269 Bộ binh và Sư đoàn Cảnh vệ vừa được tăng cường, trong khi đó Sư đoàn SS «Đầu lâu» bị giữ lại tại vùng hồ Ilmen cùng Sư đoàn Thiết giáp đang truy lùng lực lượng du kích Nga ở hậu phương quân Đức.

    Chín giờ sáng ngày 8 tháng 8 thì lực lượng củaTướng Reinhardt mới được lệnh xuất phát các cuộc tấn công từ đầu cầu Luga dưới những cơn mưa tầm tã. Không quân Đức không thể yểm trợ được vì thời tiết quá xấu. Hai sư đoàn thiết giáp và Sư đoàn 36 Cơ động Bộ binh có nhiệm vụ tập kích tiến chiếm vùng đất trống nằm dưới phía Nam Quốc lộ Leningrad – Kingisepp - Narva. Sau đó, Sư đoàn 8 Thiết giáp và toàn bộ Sư đoàn 36 Cơ động Bộ binh sẽ làm tiền quân hướng về phía Đông vượt qua thiết lộ và đánh thẳng vào Thành phố Leningrad.

    Tuy nhiên, yếu tố thời gian đã đem nhiều lợi điểm cho quân Nga. Bởi vì, nếu cách đây ba tuần lễ, quân Nga chỉ gồm toàn các thành phần phòng ngự yếu kém, thì nay họ đã tăng viện được cho vùng này hai Sư đoàn 3 và 125 Khinh binh, đồng thời tuyến phòng thủ của họ cũng đã được xây đắp vững chắc hơn gấp bội.

    Đối diện với đầu cầu Porechye là một chiến đoàn Sô viết tăng cường pháo binh cực mạnh. Theo lời khai của nhiều tù binh Nga thì chính Bộ Tư lệnh Sô viết cũng dự định phản công ngay trong ngày 8 tháng 8. Nhưng Sư đoàn 6 Thiết giáp Đức đã ra tay trước, nhờ đó quân Đức đã may mắn tránh được một cuộc phản công có thể rất nguy hại.Mặc dầu vậy, tình trạng quân Đức cũng rất nguy ngập. Chỉ trong vòng một ngày chiến đấu mà Quân đoàn đã ngất ngư với những con số tổn thất nặng nề đến đỗi Bộ Chỉ huy Quân đoàn không biết còn có thể theo đuổi cuộc hành quân nữa hay không. Sau cùng nhờ các chiến thắng của Sư đoàn 1 Thiết giáp nên cuộc hành quân vẫn tiếp tục được. Chiến đoàn của Trung tá Went von Wietersheim đã cố bám lấy vùng đất trống vừa chiếm được sau các trận đánh khốc liệt với quân Nga. Ngày hôm sau thì các Trung đoàn thuộc Sư đoàn 1 Thiết giáp đã xuyên thủng được phòng tuyến quân Nga, cứu vãn Sư đoàn 6 Thiết giáp đang gặp nhiều trở ngại trên đường tiến đánh Thành phố Opolye, và thọc sâu thêm 30 dặm xuyên qua vàng đai rừng rậm nằm dưới phía Nam Xa lộ Leningrad, chướng ngại vật thiên nhiên và cuối cùng trước Thành phố Leningrad. Chiến trận vẫn còn tiếp diễn. Ngày 14 tháng 8, tất cả các Sư đoàn Đức đều chiếm được những vùng đất trống thích hợp sau khi đã vượt qua nhiều đầm lầy. Quân Nga đã bị đè bẹp. Trên mười siêu chiến xa Nga còn mới tinh đang bị bỏ nằm trên trận địa.

    Con đường tới Leningrad lại được mở rộng một lần nữa. Hiện chỉ còn vài đe dọa từ bên cánh trái đoàn quân tấn công, do các lực lượng địch triệt thoái từ vùng Estonia chạy về phía Bắc. Vì vậy, Tướng Reinhardt không đánh tràn lên Leningrad, mặc dầu địch quân trước mặt ông ta là không đáng kể. Reinhardt đang cần được bảo vệ cạnh sườn. Đại tướng Hoepner đã thỉnh cầu Thống chế Ritte von Leeb cấp thêm ít nhất là hai sư đoàn nữa. Đến ngày 15 tháng 8, đích thân von Leeb đến Bộ Tư lệnh Cụm Tập đoàn quân Thiết giáp của Hoepner để xem xét tình hình. Sau một cuộc đấu khẩu nẩy lửa, von Leeb chỉ đồng ý cho thêm Sư đoàn 3 Cơ động Bộ binh tinh nhuệ, lúc đó đang nằm trong Quân đoàn Thiêt giáp Manstein. Sư đoàn này sau đó được tăng cường cho Quân đoàncủa Reinhardt.

    Manstein lại mất thêm một sư đoàn trừ bị cho vùng Luga. Dầu vậy vào ngày 10 tháng 8, Manstein cũng theo đúng lệnh hành quân, phóng ra các cuộc tấn công nhằm đánh chiếm Thành phố Luga. Nhưng ông ta bị các lực lượng hùng hậu của Nga chặn đứng. Sau cùng Tướng Manstein được phép đưa Bộ Chỉ huy lên phía Bắc, trong vùng trách nhiệm của TướngReinhardt.

    Sự tái hợp Thiết giáp trên đã làm phấn khởi hàng quân tấn công Leningrad. Các sĩ quan thiết giáp xoa tay reo mừng : «Leningrad bây giờ sẽ không thoát khỏi tay mình được !». Giai đoạn phân chia lực lượng đã qua. Bây giờ Thiết giáp là một lực lượng cường tập lý tưởng của cuộc tấn côngThành phố chính nằm trên vùng biển Baltic : Leningrad !

    Ngày 15 tháng 8, Tướng Manstein trao quyền Tư lệnh Mặt trận Luga cho Thượng tướng Lindemann, Tư lệnh Quân đoàn 50, để cùng toàn thể Bộ Tham mưu trực chỉ về hướng hồ Samro. Họ đến hồ Samro sau 8 giờ hành quân cực nhọc, trên một đoạn đường đầy ổ gà và cát bụi dài 125 dặm. Tướng Manstein xoa tay ra lệnh :«Nhào xuống hồ tắm đi các bạn !». Lúc đó, trời đã khá khuya. Nhưng Manstein chưa kịp rửa mặt thì đã nhận được một cú điện thoại khẩn cấp từ Bộ Tư lệnh Cụm Tập đoàn quân gọi tới…
    --- Gộp bài viết: 14/05/2016, Bài cũ từ: 14/05/2016 ---
    Cám ơn Danngoc...Lâu lắm mới đc ông bạn để ý....
    tonkin2007, bloodheartvn, meo-u3 người khác thích bài này.
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    CHƯƠNG II



    XUYÊN THỦNG PHÒNG TUYẾN LU-GA



    Tình trạng nguy kịch tại Staraya Hussa - Trận chiến tại Thành phố Novgorod - Một tên Karelia cung cấp bản đồ Nga - Sư đoàn 11 Bộ binh Đức đụng nhau với Sư đoàn 21 Thiết giáp Nga - Xuyên qua vùng rừng gần Luga - Trên sông Oredezh - Vòng vây Luga - Trên đỉnh đồi Duderhof – Thiếu úy Darius đánh điện báo cáo : Tôi có thể thấy được St Petersburg và biển cả.

    Thượng tướng Manstein chạy vội tới xe truyền tin. Anh hiệu thính viên vội vàng trao ống nghe liên hợp và nói : «Thưa Thượng tướng, Đại tướng Tư lệnh Tập đoàn quân đang ở đầu dây bên kia».

    «Manstein xin nghe».

    Có tiếng Đại tướng Hoepner ở bên kia đầu dây : «Hoepner đây ! Manstein, tôi báo cho anh một tin buồn : Cuộc tấn công Leningrad đã bị ngưng lại. Tập đoàn quân 16 tại hồ Ilmen, trong vùng Staraya Russa, đang nguy kịch. Ạnh có nhiệm vụ «chữa lửa» cho họ. Đưa ngay Sư đoàn 3 Cơ động Bộ binh của anh tới đó. Trở ngược về phía Nam. Sư đoàn SS «Đầu lâu» sẽ đến cùng với anh. Anh và Bộ Tham mưu phải đển Bản doanh Tập đoàn quân 16 đang đóng tại Dno ngay sáng mai. Anh sẽ được Đại tướngBush thông báo tình hình rõ rệt hơn».

    Tướng Manstein chán nản ra mặt. Tướng Hoepnef biết điều đó nên vội trấn an : «Thống chế von Leeb sẽ không cản đường tới Leningrad, nếu tình hình không tồi tệ quá. Dầu sao thì tôi cũng chúc cho anh hoàn toàn may mắn. Mong sẽ gặp lại anh trên con đường Bắc tiến».

    Các sĩ quan trong Bộ Tham mưu của Tướng Manstein đều sững sờ khi nhận được tin buồn. Họ đã chuẩn bị tất cả cho việc tấn công Leningrad. Bây giờ thì cái gì cũng trái ngược lại hết: Nam tiến thay vì Bắc tiến. Thiếu tá Quân Nhu Kleinschmidt khổ sở hơn ai hết. Ông ta phải phác họa toàn bộ kế hoạch chuyển vận và tiếp liệu mới cho cả một Quân đoàn Thiết giáp.

    Tối ngày 16 thâng 8 thi Manstein mới tới Dno, sau 11 giờ liền hành quân trên con đường dài 160 dặm. Tình hình tại đó đã được ông ta mô tả bằng cụm từ «nát bét».

    Nửa tháng trước đó, vào đầu tháng 8, Quân đoàn 10 gồm ba Sư đoàn Bộ binh 30, 126 và 290 đã phóng ra các cuộc tấn công nhằm vào trung tâm chuyển vận quan trọng Staraya Russa, ở phía Nam vùng hồ Ilmen.

    Sư đoàn 30 Bộ binh tinh nhuệ đã xuyên thủng được mặt ngoài hệ thống phòng thủ rất kiên cố của địch,cách thành phố 9 dặm. Nhưng sau bao cố gắng, hai Trung đoàn 6 và 26 không làm sao thọc sâu được vào hàng rào phòng vệ dày đặc của quân Nga. Các Trung đoàn thuộc Sư đoàn 290 Bộ binh cũng bị chặn đứng ngay phía trước và bên trong một hầm chống chiến xa Nga quá rộng, xương sống của phòng tuyến Nga. Tập đoàn quân 11 Sô viết, tăng cường thêm nhiều đơn vị công nhân Leningrad, đã cuồng tín nhào tới cận chiến. Chiến xa địch chôn cứng dưới đất và lưới đại liên bắn chéo góc đã quật ngã nhiều đợt xung phong, và chặn đứng hẳn mọi cuộc tấn công của người Đức.

    Lần đầu tiên, quân Nga gài loại mìn cây kinh rợn. Máy rà mìn Đức không làm sao tìm ra được. Công binh chiến đấu Đức đã làm viêc trối chết để mong tìm ra các ổ mìn loại đó. Nhiều nơi họ tìm được tới 1.500 trái trong một vùng đất nhỏ hẹp.

    Trong khi đó, Sư đoàn 126 Bộ binh đang hành quân trên mạn Bắc của trục tấn kích chính, dọc theo con lộ Shimsk — Staraya Russa, lại được may mắn hơn. Sau ba ngày tấn công ác liệt bằng các Chiến đoàn Cơ động, bao gồm Bộ binh, Sát thiết, Pháo binh, Công binh Chiến đấu và Mô tô. Sư đoàn đã vượt qua hàng rào phòng vệ địch. Các cuộc phản công của Nga có chiến xa yểm trợ cũng đã bị quân Đức đánh dội ngược.

    Sau khi Sư đoàn 126 thọc sâu vào phòng tuyến địch thì Sư đoàn 30 liền tạt ngang đánh bật quân Nga ra khỏi vị trí cố thủ cuối cùng của Thành phố.

    Trưa ngày 6 tháng 8, Tiểu đoàn 3/426 Bộ binh của Thiếu tá Bunzel mở cuộc tập kích vào mạn Nam Thành phố Staraya Russa. Cuộc tập kích diễn ra thật mau lẹ và bất ngờ đến đỗi viên Sĩ quan Trưởng Phòng Hành quân của Tập đoàn quân 11 Sô viết đã không trở tay kịp nên bị bắt sống.

    Sau cuộc oanh kích ác liệt cùa Không quân Đức vào mạn Đông Thành phố, bên kia sông Polstiy, Trung đoàn 426 đã tràn tới đánh giáp lá cà với quân Nga ngay trên các đường phố trong Thành phố.

    Bốn ngày kế tiếp là thời gian tấn công và phản công mạnh bạo của cả hai bên Đức-Nga, để sau cùng thì quân Đức lấn chiếm được một đoạn dài trên sông Lovat. Như vậy, cạnh sườn phải của Cụm Tập đoàn quân Bắc được coi như an toàn cho cuộc tái tấn công Leningrad.

    Tuy nhiên, Nguyên soáiVoroshilov, Tư lệnh Phương diện quân Tây Bắc Sô viết, đã nhận định được trọng tâm hành quân của lực lượng Đức. Do đó, ngày 12 tháng 8, ông ta đã xử dụng toàn lực, kể cả Tập đoàn quân 34 vừa được tăng cường, phóng ra một cuộc tấn công vào giải đất hình phễu nằm giữa hai hồ Ilmen và Seliger, nơi có Thành phố Demyansk tọa lạc. Vị trí chiến lược của giải đất hình phễu đó rất quan trọng, bởi vì chính nó là nơi mà Cụm Tập đoàn quân Trung tâm sẽ quặt sang hướng Đông, tiến về thủ đô Moscow, và Cụm Tập đoàn quân Bắc sẽ chĩa mũi dùi lên hướng Bắc đế tiến đánh Thành phố Leningrad. Với một số lượng quân đông đảo hơn gấp bội, gồm tám sư đoàn Khinh binh, một quân đoàn Kỵ binh và một quân đoàn Thiết giáp,Tập đoàn quân 34 Sô viết đã mở cuộc tấn công xuyên hông đánh vào ba sư đoàn thuộc Quân đoàn 10 Đức, và đang lăm le đẩy quân Đức xuống tận hồ Ilmen. Hơn nữa, Voroshilov còn muốn tiến xa hơn nếu đè bẹp được Quân đoàn 10, bằng cách tiếp tục đánh tràn qua phía Tây, chặn ngang rẻo đất nằm giữa vùng hồ Ilmen và Peipus để cắt đôi lực lượng tấn công Leningrad của người Đức. Trong tình thế cực kỳ nguy hiểm đó, Tướng Manstein đưa tay nhận đảm lãnh trách nhiệm vụ cứu nguy.
    bloodheartvn, danngochk111333 thích bài này.
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Trong khi Thượng tướng Hansen, Tư lệnh Quân đoàn 10, còn đang hướng mặt về phía Nam chống chọi các đợt xung phong biển người của Nga, thì Tướng Manstein thúc hai Sư đoàn xung kích bất ngờ chĩa thẳng vào cạnh sườn và hậu phương trống trải của Tập đoàn quân 34 Sô viết. Rồi như một cơn sấm sét, cả hai sư đoàn Đức — Sư đoàn 3 Cơ động Bộ binh và Sư đoàn SS «Đầu lâu» — đâm thẳng vào hông và khúc đuôi của quân Nga. Tiểu đoàn Thám báo của Sư đoàn SS «Đầu lâu» dùng mô tô phóng tới khu vực quan yếu nhất bỏ xa Sư đoàn ở phía sau, và đẩy bật tiền quân Nga qua bên kia sông Lovat. Sau trận này, Thiếu tá SS Bestmann là quân nhân đầu tiên cùa Sư đoàn SS «Đầu lâu» đoạt được huy chương quí báu Hiệp sĩ Thập tự giá (Knights Cross).

    Tiếp theo đà chiến thắng, toàn bộ Quân đoàn 10 liên tục mở các cuộc phản công mạnh mẽ đánh tan Tập đoàn quân 34 Sô viết còn đang bàng hoàng ngơ ngác.Vô số chiến cụ Nga bị tịch thu, trong đó có cả những dàn hỏa tiễn liên hợp «Phong cầm Stalin» và cả những khẩu súng chống chiến xa Đức tối tân 8,8 cm còn mới tinh. Riêng loại pháo chống chiến xa 8,8 cm mang nhãn hiệu Đức, sản xuất ngay trong năm 1941, là một trong nhiều loại chiến cụ tối tân đã từng được tìm thấy trong các kho vũ khí Nga tại Daugavpils. Còn vấn đề làm sao quân Nga có được thì không nghe ai trả lời nữa.

    Thắng lợi của Tập đoàn quân 16 đã giúp cạnh sườn Cụm Tập đoàn quân Bắc tạm thời an toàn hơn. Tuy nhiên sau khi Quân đoàn Thiết giáp của Manstein trở về mặt trận Leningrad, trong Quân số của Cụm Tập đoàn quân của Hoepner, thì Voroshilov lại tung ra ba Tập đoàn quân khác đánh vào mục tiêu cũ, tức chặn vào rẻo đất nằm giữa hai hồ Ilmen và Peipus. Khả năng nhân lực Sô viết thật kinh khủng. Một Tập đoàn quân vừa bị tiêu diệt xong thì lại có Ba Tập đoàn quân mới khác với đầy đủ quân số, nhảy vào thay thế và sắp được xử dụng chạy dọc theo các yếu điểm giữa Luga và hồ Ilmen.

    Trong khi đó thì mục tiêu quan trọng là Thành phố Novgorod trên bờ hồ Ilmen, đối diện với Thành phố Staraya Russa, và là khởi điểm mạn Nam của Phòng tuyến Leningrad, vẫn còn được quân Nga chống giữ chặt chẽ. Quân Đức đang cố sức chọc thủng nó để tiến tới Chudovo, một đầu mối giao thông huyết mạch nằm trên Xa lộ Leningrad — Moscow, nơi hai con Xa lộ Murmansk và Tháng Mười gặp nhau. Từ Murmansk, tất cả các loại chiến cụ, quân dụng, thực phẩm do Anh-Mỹ viện trợ đều phải chạy qua con xa lộ đó để được đưa đi phân phối cho toàn thể các mặt trận Nga từ bờ biển Baltic tới Hắc hải.

    Trong đêm 9 tháng 8, các sư đoàn thuộc Quân đoàn đã âm thầm di chuyển tới các địa điểm xuất phát dọc theo bờ con sông Mshaga, một con sông rộng và đầy sình lầy. Cuộc tái tấn công Leningrad bắt đầu.

    Trọng tâm cuộc tấn công thuộc về Sư đoàn 21 Bộ binh của Thượng tướng Sponheimer, tăng cường thêm Trung đoàn 424/126 Bộ binh. Sư đoàn có nhiệm vụ tiến dọc theo con đường chính đang chứa đầy địch quân để hướng tới Thành phố Novgorod. Đường tiến quân đầy dẫy bãi lầy quánh đặc, suối con và dòng nước xoáy, đã làm chậm bước tiến của đoàn quân viễn chinh khá nhiều. Mặt khác, quân Nga cũng đã tăng cường những chốt phòng thủ kiên cố trên các đoạn đường còn tốt để chờ quân Đức tới.

    Ngay từ lúc 4 giờ sáng đã có nhịều phi vụ oanh kích, xuất phát từ Quân đoàn 8 Không quân Đức, nhằm tiêu diệt các vị trí địch nằm bên kia bờ sông Mshaga. Tiếp theo sau là các đợt pháo kích của trên 200 khẩu pháo đủ loại, Quân Đức đang áp dụng chiến thuật tiền pháo hậu xung cổ điển.

    Đúng 4 giờ 30 sáng thì Tiểu đoàn 2 và 3 thuộc Trung đoàn 3 Bộ binh và Tiểu đoàn 1/45 Bộ binh dùng xuồng đổ bộ vượt qua bên kia bờ sông dưới màn pháo yểm trợ dầy đặc. Đồng thời các toán Công binh Chiến đấu cũng tràn qua thu dọn các bãi mìn. Sau Công binh, các đoàn xung kích đang đeo theo bén gót.

    Quân Nga dường như bị kinh hoảng vì các trận Không kích và Pháo kích nên chưa kịp phản ứng. Các toán xung kích khom mình chạy qua các đường có đánh dấu màu trắng cho biết không còn mìn, và đặt ngay một đầu cầu đổ bộ. Các khẩu pháo hạng nặng được chuyển qua trước. Một cây cầu nổi cũng vừa ráp xong. Đến trưa thì toàn bộ Sư đoàn 21 Bộ binh đã hoàn tất xong cuộc vượt sông.

    Trung đoàn 24 Bộ binh tiến lên tăng cường cho tiền quân. Quân Nga bắt đầu phản ứng. Trận chiến càng lúc càng sôi động hơn. Chiều hôm đó, Trung đoàn 24 tiến chiếm được làng Mshaga. Đến tối thì Sư đoàn đã thọc sâu vào phòng tuyến Nga được trên năm dặm. Ngày hôm sau, quân Đức bọc vòng rồi quật ngược trở lại chiếm Shimsk.

    Ngày 12 tháng 8 quân Đức vượt sông Ushnitsa. Quân Nga chống cự dữ dội và bám chặt vào các vị trí cho tới khi bị bắn hạ cho tới người cuối cùng. Trận chiến ác liệt diễn ra ngay bên kia bờ sông.

    Bộ Chỉ huy Trung đoàn 45 Bộ binh đang núp dưới chiếc hầm chiến đấu nằm bên vệ đường đối diện với làng Volinov, Đại tá Trung đoàn trướng Chill lo ngại ra mặt vì con số thương vong của Trung đoàn : «Phải có Không quân yểm trợ mới được !».

    Đúng lúc đó thì Hạ sĩ nhất Willumeit nhảy xuống hầm, hổn hển báo cáo : «Thưa Đại tá, có tin từ Tiểu đoàn 2 : Trung tá Matussik gửi tới một tấm bản đồ phòng thủ của địch vừa tịch thu được».

    Đại tá Chill nhìn tấm bản đồ, vẻ hân hoan hiện lên trên đôimắt sáng ngời. Đó là một tấm bản đồ hết sức quý giá cho người Đức với đầy đủ các vị trí bố phòng dọc tuyến Verenda của Tập đoàn quân 48 Sô-viết. Nhờ vậy nên ngày hôm sau toàn bộ vị trí phòng thủ kiên cố của quân Nga đều bị quân Đức tràn ngập. Đúng như lời Đại đế nước Phổ Phrederick đã nói :«Các Tướng lảnh không những chỉ cần thao lược, mà phải còn cần có cả thần may mắn nữa».

    May mắn lại đến với Thượng tướng Sponheimer một lần nữa. Bởi vì ngay sau đó, Trung đoàn 45 Bộ binh lại chụp được một tên tù binh vô giá. Tên tù binh đã bị toán Thám báo tóm được trong đoàn quân vận địch và là một sĩ quan Công binh thuộc Bộ Tham mưu Sư đoàn 128 Khinh binh Sô viết. Hơn nữa, anh ta lại là người xứ Karelia gốc Phần lan và dĩ nhiên là không ưa gì bọn Bonshevik. Anh ta không dấu diếm điều đó nên tình nguyện hướng dẫn một Trung đội Đức đến chỗ quân Nga chôn dấu tài liệu, gồm nhiều Bản đồ bố phòng và các bãi mìn xung quanh Novgorod, kể cả các chốt chống giữ trên một đảo nhỏ nằm trên sông Volkhov ngăn đôi Thành phố.
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Sáng ngày 15 tháng 8, Trung đoàn 3 Bộ binh đã thấy «Thành phố Vàng Novgorod»dàn trải ra trước mặt, sau khi đập tan các ổ kháng cự của Nga quanh đó. Novgorod là một trong những vùng đất cổ xưa nhất của Nga, được Vua Rurik the Conqueror chọn làm kinh thành vào thế kỷ thứ IX sau Công nguyên. Đến thời sau đó thì nó lệ thuộc Lubeck. Sau nhiều lần bị bỏ trống vì dịch tả hoành hành, Novgorod lại vươn lên trên đống tro tàn. Nó được mệnh danh là «Thành phố Vàng» nhờ thời kỳ giao thương với «Liên đoàn các thành phố tự do Hanse» miền Bắc Đức, nhất là muối và da thú. Vì nổi tiếng là giàu có và thịnh vượng nên Novgorod đã trải qua hai cuộc xâm lăng tàn ác của vua Ivan III và Ivan the Terrible. Thành phố, với 47 ngôi nhà thờ cổ xưa lộng lẫy bọc quanh «Điện Kremlin của Novgorod», chưa từng bị ngoại nhân chiếm đóng trong suốt lịch sử một ngàn năm của nó, ngoại trừ một thời gian ngắn lọt vô tay dân Nordic (một sắc dân gốc Caucasus sống trên bán đảo Scandinavia) vào đầu thế kỷ thứ XVII. Tuy nhiên, giờ đây ngay trong năm 1941, Novgorod sắp sửa bị quân Đức đánh chiếm.

    Ngày 15 tháng 8 năm 1941, Sư đoàn 21 Bộ binh Đức bắt được một tin điện, đánh đi từ Moscow, ra lệnh cho Tập đoàn quân số 48 Sô-viết phải chiến đấu tử thủ : «Novgorod phải được bảo vệ cho tới người cuối cùng». Và định mạng đãđẩy đưa cho Sư đoàn 21 Bộ binh Đức đụng đầu với Sư đoàn 21 Thiết giáp Nga tại chiến trường này. Lúc 5 giờ chiều ngày 15 tháng 8, Quân đoàn 8 Không quân Đức bắt đầu trận không tập tàn khốc kéo dài suốt hai mươi phút. Bom đạn tưới xuống như mưa dọc theo tuyến tử thủ của quân Nga trong thành phố. «Thành phố Vàng Novgorod» đã chìm trong biển lửa. Sư đoàn 21 Bộ binh tràn lên xung phong trực diện vào phòng tuyến quân Nga.

    Mấy tên chính trị viên Sô viết, tay cầm súng lục, liên tục hét lớn : «Bám chặt vị trí cho tới ngưòi cuối cùng !» để rồi sau đó cũng buông tay ngã gục.

    Đến sáng sớm ngày 16 tháng 8 thì các đại đội xung kích Đức đã dẫm chân lên đường phốNovgorod. Vào lúc 7 giờ sáng, Tiểu đoàn 1/424, Sư đoàn 126 Bộ binh, tăng cường cho Sư đoàn 21 Bộ binh, kéo lá cờ Quốc Xã lên trên đỉnh Điện KremlinNovgorod.

    Không có tiệc khao mừng chiến thắng, bởi vì mục tiêu chánh yếu là Chudovo và Con đường Xa lộ Tháng Mười. Thiếu tá von Glasew luôn miệng đốc thúc đoàn trinh sát, tiền quân của Sư đoàn 21 Bộ binh : «Mau lên ! Đạp rút lên !». Binh sĩ các tiểu đoàn xe đạp thuộc hai Trung đoàn 24 và 45 đang gò lưng nhấn mạnh bàn đạp phóng tới. Sau họ là các Trung đội Kỵ binh thúc ngựa nhịp nhàng, rồi tới các trung đội Sát thiết và các pháo đội súng nặng thuộc Tiểu đoàn 2/37 Pháo binh. Không có Lực lượng Thiết giáp bám theo, chỉ có một vài khẩu pháo tự động của Chiến đoàn Pháo xung kích 666. Xương sống của đoàn quân tấn công Đức là Chiến đoàn 123 Pháo binh, gồm Trung đoàn 37 Pháo binh, kể cả các tiểu đoàn đại pháo, Tiểu đoàn 9 Súng cối, Tiểu đoàn 272 Phòng không. Trung đoàn 45 Bộ binh lãnh phần xung phong đầu tiên. Ngày 20 tháng 8, cây cầu xa lộ bắt ngang qua con suối Kerest, nằm ở phía Đông Nam Chuvodo, bị trung đội Thượng sĩ Fege bất ngờ tiến chiếm. Đồng thời Thiếu úy Kahle cũng chụp luôn cây cầu xa lộ trên cùng dòng suối dẫn tới Chudovo đó.

    Trong khi đó, Trung đoàn 24 cũng giựt được cây cầu trên Xa lộ Tháng Mười. May mắn lại đến với Trung đoàn khi Trung tá Matussik lái một xe quân vận Nga còn tốt chạy theo hướng Đông về phía cây cầu trên Xa lộ khổng lồ nằm trên sông Volkhov, theo sau ông ta là Tiểu đoàn 2/45 Bộ binh. Cây cầu bị chiếm giữ không tốn lấy một viên đạn vì quân Nga đã rút lui từ bao giờ. Tuy nhiên, sông Volkhov trở thành «Dòng sông Định mạng» của Cụm Tập đoàn quân Bắc.

    Carl von Clausewitz, thần tượng của Bộ Tổng Tham mưu Đức, luôn luôn nhắc nhở «đồ đệ» của ông ta là «một kế hoạch hành quân đã được chuẩn bị kỹ phải được áp dụng đúng mức và chỉ có thể bị sửa đổi trong những trường hợp rất cần thiết mà thôi. Và nếu thật sự cần sửa đổi, thì sự sửa đổi này phải được thực hiện ngay tức khắc».

    Tại Mặt trận Luga, nơi lực lượng phòng vệ Sô viết dàn quân cực mạnh chặn ngang trục lộ huyết mạch Daugavpils — Leningrad từ trung tuần tháng 7 vừa qua, Bộ Tư Tối cao Đức đã «cãi lời thầy» khi không áp dụng đúng «kế hoạch hành quân đã được chuẩn bị kỹ» đống thời cũng không chịu «sửa đổi kế hoạch trong trường hợp cần thiết».

    Kế hoạch nguyên thủy của Bộ Tư lệnh Tối cao Đức định đẩy trọng tâm cho cuộc tấn công tiến dọc hai bên xa lộ chính dẫn tới Leningrad. Riêng phần mặt lộ trải đá duy nhất của vùng này sẽ dành cho con đường tiếp vận. Tuy nhiên như trên đã nói, hiện Đại tướng Hoepner đã rút Quân đoàn Thiết giáp của Reinhardt ra khỏi trọng tâm cuộc tấn công. Sau đó, phần lớn Quân đoàn của Manstein cũng phải chuyển hướng bọc qua hướng Đông để tới Staraya Russa. Từ đó chỉ còn Quân đoàn 28 Bộ binh, với Sư đoàn SS Cảnh vệ và Sư đoàn 269 Bộ binh, đơn độc đối đầu với quân Nga tại Mặt trận Luga mà thôi.

    Hai sư đoàn Đức đã mở nhiều cuộc xung phong tấn công vào năm sư đoàn Nga nhằm dành lấy đầu cầu tiến quân Luga nhưng đều vô hiệu. Riêng Sư đoàn SS Cảnh vệ đã phải gánh lấy tổn thất nặng nề với 2.000 binh sĩ thương vong. Nhưng cũng may, vì nhờ Luga, một vị trí không có tính cách chiến lược quan trọng nào, mà quân Đức được tương đối rảnh tay sau khi đánh chiếm Novgorod và Chudovo.
    tonkin2007, bloodheartvn, meo-u2 người khác thích bài này.
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Mặt khác, vì Bộ Tư lệnh Đức thấy cần có xa lộ để tiện việc tiếp tế cho các lực lượng trên phía Bắc, nên đã thúc Tập đoàn quân số 16 phải tìm mọi cách đánh xuyên hông địch để chiếm giữ lấy Thành phố Luga. Quân đoàn 28 của Thượng tướng Wiktorin lãnh trọng trách này. Ngày 13 tháng 8, Quân đoàn đã điều Sư đoàn 122 Bộ binh vượt sông tiến đánh Thành phố Luga từ hướng Đông.

    Trận chiến bùng lên ác liệt. Quân Nga núp kín trong các công sự kiên cố được ngụy trang rất khéo, đã dồn Đại đội 1 thuộc Trung đoàn 410 Bộ binh vào giữa. Đạn bắn ra từ mọi lùm bụi, từ các ngọn cây, đã quật ngã khá nhiều lính Đức. Thượng sĩ Todt nhảy lên nắm quyền chỉ huy Đại đội, thay Trung úy Kramer vừa nắm chỉ huy Tiểu đoàn. Todt ra lệnh tập họp lại Đại đội và tập trung hỏa lực vừa bắn vừa xung phong tràn ngập các công sự địch. Sau đó, nhờ các khẩu pháo dã chiến Howitzev yểm trợ, Đại đội đã chiếm được một lò nấu rượu Schnapps. Đúng lúc đó thì chiến xa địch xuất hiện. Loại chiến xa Sô viết T-26 và T-28, có bộ binh theo kèm, bắt đầu tấn công. Chúng đã vượt qua được ổ súng chống chiến xa đầu tiên của Đức. Đại đội lại phải phân tán mỏng để tránh đạn pháo xa ầm ầm vút tới. Thiếu úy Knaak, Sĩ quan Tổng quản trị Tiểu đoàn, vội vã nhào tới chụp lấy khẩu súng chống chiến xa bắn liên tiếp ba phát mới hạ được một chiếc T-26. Nhờ đó, binh sĩ Đại đội lấy lại tinh thần, phóng ra khỏi các thân cây, tung chất nổ ngay trước xích xe tăng địch, dưới làn đạn liên thanh yểm trợ của đồng đội. Chiếc T-26 thứ hai bị đứt xích nằm im. Quân Đức nhào lên mở nắp chiến xa rồi thảy lựu đạn vô trong. Ba chiếc khác quay đầu bỏ chạy. Quân Nga bị đánh bạt ra mặt lộ và bị truy kích ráo riết. Các đại đội của ba Trung đoàn 409, 410 và 411 Bộ binh đã vượt qua được sông Luga sau trận ác chiến đó.

    Làng Chepino, làng Volok, bờ đê quốc lộ, lò rượu, bãi sình, và vùng đất săn bắn nằm giữa rừng của các vị Nga hoàng ngày trước, đã biến thành tro than sau những trận pháo kích kinh hồn. Tất cả đều là chiến địa của Thượng tướng Đức Macholz và Sư đoàn 122 Bộ binh của ông ta. Trong suốt bảy ngày sau dó, Sư đoàn vừa đánh vừa tiến lên để sau cùng chạm mặt với chướng ngại vật thiên nhiên cuối cùng :Con sông Oredezh. Sông này nhiều chỗ rộng tới gần 500 thước, với hai bên bờ đầy những bãi lầy ngập gối. Theo đúng kế hoạch hành quân thì mục tiêu phải đánh chiếm sau Oredezh là Xa lộ Leningrad rộng lớn, nằm xa về phía sau lưng Thành phố Luga, để từ đó đánh tràn từ Bắc xuống chiếm yếu điểm Luga.

    Tiểu đoàn 1/409 Bộ binh sẽ đảm trách phần vụ tiến quân vượt sông, một cách âm thầm và kín đáo, để bất ngờ đánh chiếm làng Panikovo và đuổi quân Nga ra khỏi các chốt chống giữ và bảo vệ xa lộ.

    Lúc này là đúng ngọ. Mặt trời giận dữ chiếu xuống những tia lửa cháy da. Đại úy Tiểu đoàn trưởng Reuter đang chăm chú quan sát địch tình bên kia bờ sông thấp.Không một tiếng động hay một bóng người bên đó. Đúng 2 giờ chiều thì các toán Công binh chiến đấu đẩy nhẹ các xuồng đổ bộ xuống mé sông. Có tiếng hút gió khe khẽ và các binh sĩ bộ binh Đức bò ra khỏi hố núp, lần mò xuống xuồng để qua sông.

    Các tay súng liên thanh của Đại đội 1 và 2, thuộc Trung đoàn 409 Bộ binh, đang hồi hộp ghìm chặt cò súng ở sẵn bên này bờ để đề phòng bất trắc. Bốn toán đổ bộ đầu tiên đã tiến ra giữa sông. Không một tiếng súng nổ. Ba mươi giây sau tới đợt thứ hai. Số binh sĩ còn lại đang nằm sát mặt đất chờ đợi. Năm mươi giây trôi qua. Chiếc xuồng dẫn đầu còn cách bờ sông bên kia chừng 30 thước.

    Thình lình có tiếng súng nổ từ khu vực của Đại đội 1. Mọi người giật mình nín thở : nếu địch nghe được thì chắc chắn các xuồng đổ bộ của hai đợt đầu sẽ tan ra từng mảnh. Nhưng không có điều gì xảy ra ! Hú vía ! Lại thêm hai tràng tiểu liên Đức bắn hoảng nữa ! Từ phía bên kia bờ, vài tên lính phòng vệ Nga xuất hiện rồi biến mất. Im lặng hoàn toàn. «Chắc chắn bọn Nga sẽ báo động !». Binh sĩ Đức nằm bên này bờ bắt đầu mở khóa an toàn của tất cả các loại súng.

    Nhưng kỳ lạ thay, nửa giờ nhức tim còn lại chỉ là khoảng thời gian của những tia sáng nóng bức từ mặt trời chiếu xuống. Toàn bộ Tiểu đoàn đã qua sông an toàn, các toán trinh sát lần mò tới tận bìa rừng trước mặt vẫn không thấy một bóng dáng địch quân nào. Có tiếng thì thầm :« Chắc bọn Nga đang ngủ trưa

    Đến 3 giờ 15 chiều thì Tiểu đoàn bắt đầu di chuyển tới khu rừng Pakinovo.

    Vài tiếng súng trường Nga bắn dọa đâu đây. Bỗng nhiên có tiếng đạn pháo ngắn gọn nổi lên. Các sĩ quan Đức nhận ra ngay tiếng đạn đó : «Do chiến xa bắn ra!»

    Thật vậy ! Sáu chiếc T-26 Nga từ sau các lùm cây cách cánh trái đại đội dẫn đầu khoảng 80 thước, lù lù chạy tới. Đạn từ các khẩu pháo xa bắn tua tủa vào cạnh sườn của quân Đức. Bấy giờ quân Đức mới chợt hiểu ra : quân Nga đã im lặng giăng bẫy chờ hốt gọn họ. Binh sĩ Đại đội 1 phóng mình tìm chỗ núp. Lính Nga từ phía sau các chiến xa phóng tới. Lựu đạn và tiểu liên nổ ầm ì ròn rã. Xe tăng Nga mặc tình thao túng. Chúng chạy xung quanh săn đuổi các «con mồi».Bộ binh Đức đang núp sau các thân cây và trong các lùmbụi. Trọn Tiểu đoàn không có tới một khẩu súng chống chiến xa. Rủi ro liên tiếp đến với họ : máy liên lạc của Tiểu đoàn và của Tiền sát Pháo binh đều bị hư hại. Quân Nga nhảy vào đánh xáp lá cà, nhưng «nghệ thuật cận chiến» của chúng còn kém quá nên đã bị quân Đức quật ngã trong chớp mắt. Hiện chỉ còn 6 con quái vật đang gầm gừ. Nếu quân bộ chiến của Nga khá hơn thì chắc chắn Tiểu đoàn 1 của Đại úy Reuter đã bị tiêu diệt không còn một mống. Không còn cách nào hơn nên Trung úy Neitzel của Đại đội 3 bèn cho vài binh sĩ chạy bộ ngược về bờ sông cầu cứu với các tiểu đoàn Đức vừa hành quân qua sông.

    Đến 7 giờ tối thì chiến xa và pháo không giựt Đức xuất hiện đúng lúc để cứu vãn tình thế. Hai chiếc T-26 bị bắn lật , mấy chiếc còn lại biến mất tiêu. Tàn quân Đại đội 2 tập họp lại, hạ nòng các khẩu pháo bắn thẳng vào tuyến bố phòng của địch quân ngay trước mặt.

    Trưa hôm sau, làng Pakinovo đã nằm trong tay quân Đức. Hậu diện phòng tuyến Luga của Nga đang bị bỏ trống. Trong khi đó tại tiền diện Mặt trận Luga, Sư đoàn SS Cảnh vệ và Sư đoàn 269 Bộ binh đã tìm cách xáp gần quân Nga, và đang phóng ra các cuộc xung phong đánh thẳng vào tuyến phòng thủ Quân Nga ở hai bên mạn trái và trước mặt Thành phố.

    Trung đoàn 2 Khinh binh tăng cưòng, thuộc Sư đoàn SS Cảnh vệ đã được đưa lên phía trước để xâm nhập vào đầu cầu đổ bộ Luga, nằm ở phía sau Sư đoàn 122 Bộ binh, và đã xuyên thủng được mạn Bắc. Họ đang hướng vào ngoại vi Thành phố Luga.
  7. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Bên cánh phải thì các cuộc tấn công của Sư đoàn 96 Bộ binh đã thành công một cách trọn vẹn. Họ đã vượt Mshaga trong ngày 11 tháng 8, để quay mũi lên phía Bắc đánh tạt vào cuối cạnh sườn trái của phòng tuyến quân Nga. Sau đó, Sư đoàn tràn qua sông Oredezh tại Pechkova và cắt đứt đường tiếp liệu thứ hai của địch. Viên Sĩ quan Tham mưu trưởng Tập đoàn quân Sô-viết trúng thương và bị Sư đoàn 96 tóm được.

    Năm sư đoàn thuộc Quân đoàn 41 Sô viết đang tới hồi nguy kịch. Sau lưng họ là hai Sư đoàn 9 và 122 Đức. Hai cạnh sườn phải và trái của họ sắp bị khóa kín. Tư lệnh Quân đoàn Nga không còn cách nào hơn là ra lệnh phân tán mỏng và mở đường máu tẩu thoát về Thành phố Leningrad.

    Nhưng đã quá trễ ! Đoàn quân triệt thoái Nga bị Sư đoàn 8 Thiết giáp và Sư đoàn 96 Bộ binh Đức dồn xuống các đầm lầy phía Đông Xa lộ và bị tiêu diệt gọn. Trận chiến bao vây tiêu diệt Thành phố Luga đem lại cho Đức 21.000 tù binh, 319 chiến xa và 600 khẩu pháo. Điều quan trọng hơn hết là con đường trải đá duy nhất dẫn tới Leningrad đã hoàn toàn trống trải. Thượng tướng Charles de Beaulieu, Tham mưu trưởng Cụm Tập đoàn quân Thiết giáp của Hoepner, thở ra nhẹ nhõm. Cuộc tấn chiếm Leningrad chỉ còn là vấn đề thời gian.

    Còn Quân đoàn 41 của Tướng Reinhardt thì đang làm gì ? Vị trí tiền phương của Cụm Tập đoàn quân 4 Thiết giáp đang nôn nóng tấn công mạn Tây Leningrad, đang ở đâu ? Đó là mấy câu câu hỏi hàm chứa một thảm kịch của Mặt trậnLeningrad. Một mặt trận đầy lỗi lầm chiến lược mà hậu quả bi đát đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc diện trận chiếntranh Nga-Đức.

    Khoảng trung tuần tháng 8, Đại tướng Hoepner đã phải hãm đà tiến ngoạn mục của Cụm Tập đoàn quân 4 Thiết giáp trước Leningrad, khi Quân đoàn Thiết giáp số 56 của Thượng tướng Manstein bị rút ra đem đi cứu vãn tình trạng nguy kịch tại Staraya Russa. Sở dĩ Đại tướng Hoepner làm như vậy là vì bên cạnh sườn của Cụm Tập đoàn quân 4 Thiết giáp lúc đó quá trống trải và có thể bị các lực lượng Nga trên đường triệt thoái từ vùng Estonia qua Nava và Kingisepp đâm vào. Lúc đầu, Sư đoàn I Bộ binh Đông Phổ được xử dụng để bảo vệ cạnh sườn Cụm Tập đoàn quân 4 Thiết giáp trong khi Sư đoàn 58 Bộ binh nằm ngay phía sau Sư Sư đoàn 1 tiếp tục tiến lên phía Bắc về hướng Quốc lộ Kingisepp -Narva. Nhưng ngay sau đó, Thượng tướng Reinhadt đã phải dốc toàn lực Thiết giáp của ông ta ra để che chở cạnh sườn của Cụm Tập đoàn quân 4 Thiết giáp.

    Lữ đoàn 6 Khinh binh của Đại tá Raus, và sau đó là Sư đoàn 36 Cơ động Bộ binh của Trung tướng Ottenbacher, bảo vệ cạnh sườn trái. Sư đoàn 8 Thiết giáp, nằm bên cánh phải của Quân đoàn, đã lần lần trở đầu về hướng Đông Nam, để rồi sau cùng phải quay mũi hẳn về phía Nam và nhảy vào trận chiến Luga đang đến hồi kết thúc. Do đó, lực lượng dành cho trọng tâm của cuộc Tổng công kích Leningrad — từ hướng Tây tạt ngang — chỉ còn lại Sư đoàn I Thiết giáp tăng cường và Chiến đoàn Koll tức Trung đoàn 11/6 tăng cường. Một lực lượng nhỏ nhoi như vậy mà đem ra xử dụng để đánh chiếm một Thành phố lớn với nhiều triệu dân cư là một việc làm điên rồ quá mức. Nhất là lực lượng xung kích của Sư đoàn 1 Thiết giáp vào lúc đó — ngày 16 tháng 8 — ngoài hai tiểu đoàn Thiết quân vận yếu kém về quân số, số còn lại chỉ gồm có 18 chiến xa Mark II, 20 Mark III và 6 Mark IV, nên dầu cho tinh thần binh sĩ có cao và được sự yểm trợ đắc lực của các phi đoàn thuộc Quân đoàn Không quân số 8, cũng không làm gì hơn được. Tuy nhiên, Đại tướng Hoepner vẫn thận trọng tiến tới, theo nhịp độ 6 dặm mỗi ngày, vì trước mặt ông ta không một Sư đoàn tinh nhuệ nào của Nga. Đến ngày 21 tháng 8 thì tiền quân Cụm Tập đoàn quân 4 Thiết giáp đã tới hai vùng Tây Bắc và Tây Nam Krasnogvardeysk, cách Thành phố Leningrad có 25 dặm.

    Trong tình trạng đó, nếu muốn Tổng tấn công Thành phố Leningradthì Bộ Tư lệnh Cụm Tập đoàn quân Bắc phải nghe theo lời yêu cầu của Hoepner bằng cách rút Tập đoàn quân số 18 của Đại tướng Kuchler từ vùng Estonia và Luga về thay thế các lực lượng Cơ động bảo vệ cạnh sườn Bắc của Cụm Tập đoàn quân Thiết giáp.

    Thống chếRitter von Leeb không thể làm ngơ vì lời yêu cầu chính xác đó, nên buộc lòng phải chọn một giải pháp nước đôi. Thay vì giao Tập đoàn quân 18 chỉ cho một phần vụ duy nhất theo ý của Đại tướng Hoepner, Thống chế Ritter von Leeb lại chỉ định hai phần vụ vào ngày 17 tháng 8 : 1) Tiêu diệt Tập đoàn quân số 8 Sô viết trên bờ Baltic, thuộc vùng Estonia. Sau đó rời Estonia, vượt qua Narva để hóa giải áp lực của quân Nga bên cạnh sườn của Quân đoàn Reinhardt ngay trước Krasnogvardeysk. 2) Đánh chiếm các đồn lũy dọc bờ Nam Vịnh Phần Lan, nơi có nhiều chốt phòng vệ cố thủ của quân Nga.

    Thật là một lệnh hành quân sai lầm nghiêm trọng và vô cùng tai hại. Tập đoàn quân số 18 có thể tạo nhiều chiến thắng rực rỡ nhưng vô ích, và Cụm Tập đoàn quân Bắc bị mất đi một quãng thời gian quí giá và cần thiết ngay trước mục tiêu quyết định là Thành phố Leningrad. Bởi vì cho dầu Tập đoàn quân 18 không cần đánh thì quân Nga ở hai bên bờ sông Narva cũng sẽ bị các lực lượng bảo vệ cạnh sườn Đức mặc nhiên ngăn chặn và sẽ bị chết đói.

    Sau đó, Tập đoàn quân 18 phái cần tới 11 ngày để di chuyển từ Narva tới Opolye, trên một đoạn đường chỉ dài có 25 dặm tính theo đường chim bay. Hoepner đã để lỡ mất dịp may có thể đánh chiếm Leningrad ngay trong trung tuần tháng 8 năm 1941.
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Sau này, Thượng tướng Charles đe Beaulieu cho rằng có lẽ Thống chế Ritter von Leeb không muốn thấy bạn thân của ông ta là Tư lệnh Tập đoàn quân 18 chia xẻ một phần lớn chiến thắng vĩ đại Leningrad để tránh mang tiếng là «bè phái».Nhưng yếu tố tâm lý đó đã đưa tới những hậu quả thảm hại cho Cụm Tập đoàn quân Bắc. Sự chần chừ trước Leningrad đã giúp cho Stalin tăng cường hệ thống phòng thủ Leningrad càng ngày càng chặt chẽ hơn. Stalin đã đưa nhiều đơn vị từ miền Đông tới, cũng như đã rút các lực lượng vùng Baltic, bên kia Luga, về bố trí quanh vùng Oranienbaum và đe dọa nặng nề cạnh sườn mạn Bắc của đoàn quân Đức, Trận cường tập tốc chiến chống Leningad đã mất đi một khoảng thời gian quan trọng và thuận lợi nhất.

    Mãi tới đầu tháng 9 mới có lệnh ra quân.

    Ngày N là hai ngày 8 và 9 tháng 9 năm 1941. Lực lượng tấn công chánh yếu là Quân đoàn 41 Thiết giáp của Thượng tướng Reinhardt. Trục chuyển quân đã được các toán thám báo và phi cơ dò xét rất cẩn thận. Đúng như dự đoán, quân Nga đã biến Leningrad thành một pháo đài kiên cố. Chính trị viên mặt trận bảo vệ Thành phố Leningrad là Bí thư Thành ủy Zhdanov, một nhân vật được coi như là sẽ kế vị Stalin, và Nguyên soái Voroshilov lãnh phần bảo vệ thành phố lớn hàng thứ hai trong Liên bang Sô viết này. Tinh thần chiến đấu của binh sĩ Nga từ mức độ thấp kém vào giữa tháng 8 năm 1941 đã được hệ thống tuyên truyền Nga nâng lên khá cao.

    Đại tướng Zakhvarov, được chỉ định làm Tư lệnh quân khu Leningrad, đã cố gắng tăng cường thêm năm lữ đoàn bao gồm 50 ngàn binh sĩ để bảo vệ trung tâm thành phố. Ngoài ra còn có 20 sư đoàn dân vệ, tuyển chọn trong số 300 ngàn công nhân, vẫn làm việc, nhưng khi cần thì sẽ tác chiến.

    Toàn thể thị dân già trẻ bé lớn đều đã được trưng dụng để xây đắp hào lũy, lập thành hai lớp phòng tuyến vây bọc Leningrad.

    Phòng tuyến bên ngoài có hình bán nguyệt, cách trung tâm Thành phố khoảng 35 dặm, kéo dài từ Peterhof (hiện nay làPetrodvorets) qua Krasnogvardeysk tới sông Neva. Phòng tuyến bên trong cũng hình bán nguyệt, cách trung tâm 15 dặm, được bố trí theo chiều sâu bằng nhiều chốt cực mạnh, và trọng điểm nằm tại khu đồi Duderhof (hiện là Mozhayskiy). Hai đầu phòng tuyến nằm tại vùng kỹ nghệ ngoại ô Kolpino và Tsarskoye Selo. Không thám cho thấy có vô số pháo đài nằm ngay trước các hào chống chiến xa rộng lớn và chứa đầy các ổ súng liên thanh. Vùng đất trận địa rất thích hợp với bộ binh, Thiết giáp chỉ có thể dùng làm lực lượng yểm trợ cho các đợt xung phong mà thôi.

    Hướng tấn công chính nhắm vào trung tâm phòng tuyến Nga, khu đồi Duderhof, sẽ do Quân đoàn củaReinhardt đảm trách với Sư đoàn 36 Cơ động Bộ binh dẫn đầu, có Sư đoàn 1 Thiết giáp làm hậu quân và Sư đoàn 6 Thiết giáp bên cánh phải. Dọc Xa lộ Luga là Sư đoàn SS Cảnh vệ và Sư đoàn 269 Bộ binh, trực thuộc Quân đoàn 50, có nhiệm vụ tấn công vào khu Krasnogvardeysk. Bên cánh trái có các Sư đoàn Bộ binh số 1, 58 và 291 làm tiền quân cho Tập đoàn quân số 18 và bên cánh phải, dọc theo sông Izhora, có các Sư đoàn Bộ binh số 96, 121 và 122, thuộc Quân đoàn 28, làm lực lượng xung kích trong Tập đoàn quân 16. Riêng bên cánh cực Đông, dọc bờ Nam hồ Ladoga, thì có Sư đoàn 20 Cơ động Bộ binh, Chiến đoàn Harry Hoppe và Chiến đoàn Schwerin, thuộc Quân đoàn số 39 Thiềt giáp, lo việc dọn trống các đầu cầu đổ bộ Annenskoye và Lobanov đề tiến chiếm địa điểm dân cư Schlusselburg (hiện là Petrokrepost) và vùng lân cận.

    Yếu điểm Duderhof của Nga là pháo đài quan sát trận chiến tối quan trọng. Từ trên đồi, Bộ Chỉ huy phòng thủ Thành phố Leningrad có thế trông thấy rõ ràng tất cả những diễn biến quanh chiến địa một cách rất chính xác, nhứt là các tiền sát viên pháo binh sẽ điều chỉnh tầm pháo kích thật dễ dàng. Do đó, khu đồi Duderhof được bố trí rất cẩn mật bao gồm nhiều đơn vị cảm tử chánh quy, thanh niên cuồng tín, và các tiểu đoàn tinh nhuệ nhất của dân quân và công nhân.

    Các Đại đội Đức, thuộc Trung đoàn 118/36 Cơ động Bộ binh, nhích từng bước một, vừa đánh vừa tiến một cách rất khó khăn. Quân phòng vệ Nga chống cự thật mạnh mẽ và dũng cảm. Toàn bộ Pháo binh Quân đoàn và Trung đoàn 73 Pháo binh thuộc Sư đoàn 1 Thiết giáp đã tưới đạn như mưa vào các vị trí Sô viết, nhưng cũng không làm suy suyển được các ổ súng liên thanh nặng kiên cố và ngụy trang rất khéo của quân Nga.

    Tiểu đoàn 1/118 bị ghìm sát đất nên phải xin Sư đoàn gọi Không quân yểm trợ. Nửa giờ sau, các phi đoàn JU 87 của Quân đoàn 8 Không quân sà thấp và đâm thẳng xuống các vị trí Quân Nga ở ngay trước mặt Trung đoàn 118 Bộ binh. Khói lửa, bụi cát bắn lên tung tóe làm thành một bức màn che mờ mịt. Nương theo đó, quân Đức tràn lên đánh phá từng chốt kháng cự một, giựt từng khúc hào sâu ra khỏi tay quân Nga đang cố sống cố chết tử thủ. Chỉ có cái chết mới làm quân Nga buông súng. Trận chiến ác liệt dàn trải trên khắp vùng thuộc trách nhiệm của Trung đoàn 118 Bộ binh, để cuối cùng chính Trung đoàn này đã xuyên thủng được phòng tuyến bên ngoài khi đánh chiếm được Aropakosi. Tiếng súng thưa dần khi trời sụp tối.
    tonkin2007, hk111333danngoc thích bài này.
  9. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Sáng ngày 10 tháng 9, các tiểu đoàn xung kích Đức đã đưa nhiều toán Bộ binh và Công binh Chiến đấu đối đầu với khu đồi Duderhof, là «con quái vật khó nuốt» của phòng tuyến trong, và là phòng tuyến chót trước Leningrad, linh hồn của quân phòng vệ Sô viết. Khu đồi được bao bọc vô số chốt kiên cố gồm các ổ liên thanh, hải pháo dàn dọc theo chiều ngang và sâu vào trong thành phố, qua một hệ thống giao thông hào bọc quanh hai ngọn đồi Tổng Chỉ huy là Đồi 143, và Đồi 167, còn gọi là «Đồi Bald» (Đồi Trọc). Cuộc quần thảo kinh hồn để dành từng tấc đất đã thật sự diễn ra. Hiện Sư đoàn 6 Thiết giáp, xung phong từ bên cánh phải của Sư đoàn 36, đang nằm trong tình trạng nguy kịch. Lúc đó bên cạnh Sư đoàn 6 là Sư đoàn SS Cảnh vệ đang bị cầm chân trước một chốt cản kiên cố của địch. Nhưng Thiếu tướng Landgraf, Tư lệnh Sư đoàn 6 Thiết giáp, vẫn thúc Sư đoàn tiến tới và để hở cạnh sườn cho quân Nga nhào tới húc mạnh. Chỉ trong vòng có vài giờ mà Sư đoàn đã bị mất đến bốn sĩ quan cấp tá. Binh sĩ Đức phải bám chặt vị trí bằng Cận chiến một cách vô vọng. Tuy nhiên, nhờ tình thế đó mà Sư đoàn 1 Thiết giáp được một cơ may lớn. Thượng tướng Reinhardt quyết định rút Sư đoàn 6 Thiết giáp qua phía Đông để đánh tạt vào đoàn quân Nga đang nằm bên hông, đồng thời đẩy Sư đoàn I Thiết giáp vào trám chỗ trống bên cánh phải Sư đoàn 36 Cơ động Bộ binh.

    Trong khi đó, Trung tướng Ottenbacher và Bộ Tham mưu đang nằm ngay sau lưng Bộ Chỉ huy Trung đoàn 118 Bộ binh. Các tiểu đoàn xung kích của ông ta đang bị liên thanh địch đè bẹp, nên một lần nữa phải nhờ Pháo binh của Sư đoàn và Trung đoàn 73 Pháo binh can thiệp để bắn vào sườn Bắc khu đồi Duderhof.

    Cuộc pháo kích kéo dài tới 8 giờ 45 tối thì ngưng lại. Binh sĩ Đức phóng mình ra khỏi hầm hố xung phong vào hỏa ngục trước mặt họ. Tiếng súng trường và liên thanh của quân Nga vẫn còn bắn ra tua tủa.

    Hai mươi phút sau thì Trung đội 1/4, Trung đoàn 118 Bộ binh, đã nhào tới vùng hào lũy nằm trên sườn Bắc khu đồi Duderhof mở rộng đường cho đồng đội tràn lên. Đồi 143 lọt vào tay quân Đức.

    Sáng sớm ngày 11 tháng 9, một ngày huy hoàng của Sư đoàn 1 Thiết giáp, Đại tá Chiến đoàn trưởng Westhoven, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 1 Khinh binh, lãnh nhiệm vụ đánh chiếm Đồi 167 tức Đồi Trọc. Trục tấn công chính do Thiếu tá Eckinger hướng dẫn gồm Tiểu đoàn 1/113 Khinh binh, phối hợp với Tiểu đoàn 6/1, một Trung độị thuộc Tiểu đoàn 37 Bảo trì (Panzer Engineers Battalion) Tiểu đoàn 2/73 Pháo binh.

    Kế hoạch tấn công: Trung đoàn 1 Khinh binh có nhiệm vụ bảo vệ cạnh sưòn Đông cho Trung đoàn 113 Khinh binh tăng cường tiến dọc trục lộ hướng tới Duderhof để đánh bật quân Nga về phía hào chống chiến xa nằm trên Phòng tuyến trong. Tiền quân thiết vận sẽ chặn đánh các đoàn quân triệt thoái Nga. Trung đội Công binh Chiến đấu của Thượng sĩ Fritsch sẽ nhào thẳng vào hào chống chiến xa để tiêu diệt địch quân và chiếm giữ mấy cây cầu bắc ngang hào cho quân bạn vượt qua, đồng thời móc thang leo lên hai bên bờ hào tìm cách đặt cầu cho chiến xa và thiết vận xa chở các đại đội trong Tiểu đoàn Eckinger vượt qua.

    Kế hoạch hành quân bộ chiến đã được thi hành đúng như dự liệu, cùng lúc với các phi đoàn Stuka gào thét trên nền trời, nhào xuống trút bom và xạ kích trước mặt chiến xa dẫn đầu khoảng từ 200 tới 300 thước.

    Các sĩ quan, những người ngồi trong các chiến xa hoặc thiết vận xa ngay trên tuyến đầu với Tiểu đoàn trưởng Thiết quân vận. Núp sau pháo tháp chiến xa số 611 của Thiếu úy Stove là một sĩ quan Truyền tin Không quân, luôn miệng liên lạc với phi cơ.

    Làng Duderhof, nơi trước đó quân Nga dùng làm bàn đạp đánh bọc hậu tiền quân Sư đoàn 36 Cơ động Bộ binh, đã lọt vào tay quân Đức một lần nữa. Eckinger dẫn Tiểu đoàn quật ngược xuống hướng Nam, rồi tạt qua phía Đông tập kích bất ngờ vào phía cạnh Đồi Trọc, làm đảo ngược tình thế của mặt trận trước đó. Đó là một ngọn đồi lơ thơ các loại cây thấp, và được bảo vệ bằng nhiều ổ liên thanh bắn chéo góc. Quân Nga hoảng hồn ngơ ngác nhìn. Dường như họ không tin rằng quân Đức đang xung phong lên.

    Toàn bộ Tiểu đoàn Thiết giáp và Đại đội Thiết quân vận đã khôn ngoan lẫn vào «góc chết» của các khẩu hải pháo, đang chĩa nòng về hướng Tây, nên tránh được tầm đạn kinh hồn của chúng. Một nửa trung đội của Đại đoàn 8, Trung đoàn 1 Thiết giáp, dưới quyền chỉ huy của Thiếu úy Koch, mặc tình bắn phá các khẩu pháo địch trấn giữ dọc hai lề con lộ. Dưới lưới đạn yểm trợ đó, nhiều toán đặc công thuộc Công binh Chiến đấu vừa đánh vừa hướng lên các khẩu hải pháo. Lựu đạn và súng phun lửa hoạt động ráo riết trong trận cận chiến phá khẩu, mà thắng lợi sau cùng nằm trong tay các Đặc công của Đức.

    Vào lúc 11.30 sáng thì Bộ Tham mưu Sư đoàn 1 Thiết giáp nghe được một tin điện của Thiếu úy Darius, Đại đội trưởng Đại đội 6 Thiết giáp, thông báo với Tiểu đoàn trưởng của anh ta. Darius làm cho Trung tá Wenck, trưởng phòng Hành quân của Sư đoàn, đang ngồi trong thiết xa truyền tin với Thiếu tướng Kruger, đã thở phào nhẹ nhõm, nhưng cũng làm cho cả hai phải chắt lưỡi vì câu nói chứa chan tình cảm của viên sĩ quan trẻ giữa cơn bão lửa : «Tôi có thể thấy được St Petersburg và biển cả». Wenck hiểu ý Darius muốn nói gì rồi ! Lúc đó Darius đang ở trên đỉnh Đồi 167, thành phố Leningrad đang phơi mình phía dưới anh ta, trong tầm tay có thể với được. Pháo đài của phòng tuyến cuối cùng, «Ngọn đồi của các Tướng lãnh», nơi ngày xưa Nga hoàng và các triều thần thường lên dự khán các cuộc thao diễn quân sự của Quân đội, đã thuộc về quân lực Đức……
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    CHƯƠNG III



    TRONG VÙNG NGOẠI Ô LENINGRAD






    «Tất cả xuống, xe cuối đường rồi» - Trong vườn Bách thảo Slutsk - Harry Hoppe chiếm Schlusselburg - Lệnh Quốc trưởng : không được chiếm Leningrad - Lỗi lầm vĩ đại của Hitler.



    Từ trên đỉnh Đồi Trọc, Thiếu úy Darius phóng tầm nhìn bao quát xuống quang cảnh chiến trường Leningrad. Trước ống viễn kính là các đường phố Leningrad đông đặc xe cộ. Nước sông Neva loang loáng phản chiếu ánh nắng mặt trời. Nhiều ống khói nhà máy đang phun từng cuộn khói đen kịt lên trời, Leningrad đang hối hả sản xuất trong cơn nguy biến.

    Trên phía Bắc, bên cánh cực tả, nhiều đoàn quân Đức đang hướng tới Peterhof và Oranienbaum. Đó là Sư đoàn 291 Bộ binh của Trung tướng Herzog và Sư đoàn 1 Bộ binh Đông Phổ. Hai sư đoàn vừa xuyên thủng phòng tuyến Ropsha kiên cố. Trước đó, ngày 11 tháng 9, Trung 505/1 Bộ binh đã đơn độc phá tan 155 pháo đài xi măng cốt sắt. Sau đó, toàn bộ Sư đoàn 1 chuyển quân lên phía Bắc, về hướng Peterhof, để bảo vệ cạnh sườn trái của đoàn quân tiến đánh mười hai Sư đoàn Sô viết đang bị bao vây trong Oranienbaum. Ngày 20 tháng 9, Sư đoàn đã tới bờ biển vùng Strelnya.

    Hải cảng Kronstadt cùng lọt vào tầm quan sát của đỉnh Đồi Trọc. Xa xa ngoài khơi là chiến hạm Narat của Nga đang nhả đạn vào bờ, làm bắn tung từng bựng bụi đất lớn bẳng cả một tòa nhà. Sư đoàn 50 Bộ binh đang hứng chịu cuộc bắn phá đó. Khi men theo bờ biển tiến lên khóa kín vòng vây Leningrad, theo hướng Oranienbaum, Sư đoàn đã vượt qua được tuyến Krasnoye Selo và đang cố gắng tiến tới ngoại ô Leningrad, trong vùng Uritsk.

    Tám giờ tối ngày 15 tháng 9, Trung úy Sierts, Đại đội trưởng Đại đội 2, Trung đoàn 209, Thiếu úy Lembke và Trung sĩ Pape, đã cùng tiền quân Tiểu đoàn 1 dẫm chân lên một đại lộ chạy dọc theo bờ biển từ Uritsk tới Peterhof. Hiện họ đang núp trong hố dưới lề đường. Cách họ vài thước là đường ray xe điện chạy vào thành phố. Các thường dân Nga đạp xe hay kéo xe ba bánh đang từ Peterhof chạy tới. Chắc họ không biết là quân Đức đang nằm sát đường đi. Thình lình một chiếc xe điện chở đầy hành khách từ từ chạy tới.

    Trung úy Sierts ra lệnh : «Nhào lên !».Trung sĩ Pape dẫn toán xung kích phóng lên. Tên tài xè xe điện đưa tay vừa rung chuông vừa nói lớn : «Tránh khỏi đường ray cho xe chạy về Leningrad đi !». Nhưng khi nhìn thấy một toán lính đội mũ sắt với tiểu liên kẹp nách, thì anh ta hoảng hồn kéo mạnh tay phanh làm hành khách chúi mũi ngã sấp.

    Pape bước lên thang xe nói lớn bằng tiếng Đức : «Yêu cầu tất cả xuống xe. Cuối đường rồi !». Sau đó anh ta hỏi Thiếu úy Lembke : «Mình lên xe luôn hả Thiếu úy ? Dịp may hiếm có lẳm ! Có cả tên tài xế đây này!»

    «Giữ tên tài xế lại tới sáng mai. Minh sẽ cần anh ta !». Lembke đáp.

    Tất cả các binh sĩ hiện diện đều tỏ vẻ lạc quan. Quãng đường tới trung tâm Leningrad chỉ dài vẻn vẹn có 6 dặm. Sierts, Lembke, Pape và các binh sĩ thuộc Trung đoàn 209 Bộ binh của Đại tá Kreipe đang thật sự đứng trong thành phố. Phía Tây Leningrad đã bị bao vây.

    Nhìn từ đỉnh Đồi Trọc về hướng Đông là xa lộ Chudovo— Leningrad và bờ sông Izhora chạy dọc theo phòng tuyến thứ nhất. Bờ Bắc Izhora, cao hơn bốn thước, đã được quân Nga đào vét thẳng đứng, gắn như không leo lên được. Đó là vùng trách nhiệm của Trung tướng Schede và Sư đoàn 96 Bộ binh.
    tonkin2007, meo-u, hk1113332 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này