1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Bạn thông cảm...Phần chương 9 là do dịch giả trước năm 1975 dịch....khi dịch sẽ có nhiều phiến diện......Còn bây giờ tôi dịch là bám sát nguyên bản....Có thế nào chuyển tải ra như vậy.

    Phần 1-2 quyển này là sách in trước 1975 tại miền Nam
    Phần 3 do bác Vacbay 03 dịch
    Phần 4 là Huytop dịch
    Lần cập nhật cuối: 03/07/2016
    tonkin2007meo-u thích bài này.
  2. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    Dạo này có nhiều người thích đấu tố quá!. Bác Huytop, Bác đưa lên mạng với động cơ nào? Bác làm để làm gì? Bác phải trả lời đúng sự thật, không được nguỵ biện nhé!!!
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Bỏ qua đi Vacbay ạ...Coi như là không có chuyện đó....
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Bất chấp mọi khó khăn tồn tại, các nhóm chiến đấu của Sư đoàn Panzer số 1 được tăng viện tới, kết hợp cùng với các thành phần của Sư đoàn Panzer số 5 và số 2, họ đã thành công trong việc giữ vững và mở rộng con đường rút lui huyết mạch nối Klin và hậu quân của Đức ở phía Tây. Họ đã đánh bật những nỗ lực xâm nhập của địch quân và bảo đảm cho còn đường rút lui của bốn sư đoàn cơ động cùng một vài thành phần của một số sư đoàn bộ binh bằng những nỗ lực dũng cảm cao nhất và những thiệt hại không hề nhỏ.

    Tại thời điểm này, tướng Schaal đã cảm thấy thành phố đã qua cơn tuyệt vọng. Vì thế, ông đã đề đạt một kế hoạch nhằm làm cho các Quân đoàn và Tập đoàn quân Thiết giáp có chút thời gian để xả hơi và sau đó họ sẽ có thể giành lại thế chủ động.

    Kế hoạch này nhằm đẩy lùi các ý định của quân Nga bằng cách nhanh chóng tổ chức một vài cuộc phản kích vào trận phản công của quân Nga. Đại tá Hauser, chỉ huy Trung đoàn Panzer số 25, và nổi tiếng khắp Sư đoàn 7 Panzer, được coi là một người đàn ông đầy nghị lực và có nhiều sáng kiến. Ông đưa ra ý kiến sử dụng lực lượng tăng của Quân đoàn cùng với 50 chiếc xe tăng được Tập đoàn quân tăng cường, cùng phối hợp với nhau đột phá và các cứ điểm quân sự của quân Nga tại phía Đông Klin. Họ sẽ tấn công vào các trụ sở Bộ Tư lệnh Sư đoàn của địch quân. Các vị trí trên nằm giữa Yamuga, Spas-Zaulok và Birevo đã được định vị và trinh sát. Tiếp theo, quân Đức sẽ tấn công các lực lượng pháo binh của người Nga từ phía sau nhằm chiếm đoạt một số lượng đại bác dùng để bắn lại người Nga, gây ra một sự hỗn loạn ở hậu phương Hồng quân để rồi sau đó lại quay trở về vùng quân Đức chiếm đóng.

    Cuộc phản kích đã được chuẩn bị sẵn sàng.

    Trong thời gian hai nhóm chiến đấu của Sư đoàn Panzer số 1 đang tiến hành một cuộc phá vây ở phía Bắc thì ngay từ lúc đầu, nhóm Xung kích Westhoven đã đánh bật một lực lượng lớn của quân Nga ở phía nam Kirevo.

    Tiếp theo, vào ngày 9 tháng Chạp, khoảng 10.30 sáng, được sự yểm trợ của Tiểu đoàn pháo binh Born, nhóm Xung kích von Wietersheim phối hợp với Tiểu đoàn Cơ giới số 1 kết hợp với một lực lượng xe tăng Mark 111 dưới sự chỉ huy của Thiếu úy Stoves đã mở một cuộc tấn công mạnh mẽ dọc theo đường cao tốc Kalinin hướng về Yamuga. Lúc đầu, cuộc tấn công phát triển tương đối thuận lợi. Mặc dù có ưu thế về số lượng nhưng quân Nga đã không đứng vững được và buộc phải rút lui. Họ đã bỏ lại trên chiến trường xung quanh làng Yamuga 180 người chết, 790 người bị bắt làm tù binh cùng với một số lượng lớn vũ khí hạng nặng trong đó có ba chiếc T-34. Tuy nhiên, làng Yamuga vẫn chưa lọt vào tay người Đức.

    Gần tối, Sư đoàn 1 Panzer đã điều lực lượng chiến đấu tiến về rìa phía Bắc của Klin để tổ chức lại tuyến phòng thủ của Sư đoàn. Họ đã đẩy lùi các lực lượng của quân Nga sau một trận cận chiến. Suốt đêm 9 tháng Chạp, Bộ chỉ huy Sư đoàn 1 Panzer đã phải ném toàn bộ những gì có trong tay để bảo vệ Klin. Tướng Kruger đã bảo vệ được thành phố cho tới ngày 14 tháng Chạp. Bây giờ đã đến lúc thực hiện Kế hoạch “Hauser”.

    Tất cả mọi thứ đều sẵn sàng – những chiếc xe tăng cuối cùng của Sư đoàn Panzer số 1 và 7, đại đội xe tăng thuộc Sư đoàn Panzer số 2 và khoảng 25 chiếc tăng thuộc Sư đoàn Panzer số 5. Đúng lúc đó thì có tin xấu từ cánh phải, quân Nga đã phá vỡ tuyến phòng thủ của Tập đoàn quân Panzer IV, trong khu vực của Sư đoàn 23 Bộ binh. Tập đoàn quân Xung kích số 1 của quân Nga dưới sự chỉ huy của tướng Kuznetsov đã phóng ra một cuộc phản công ở phía nam nhằm chiếm lại Klin. Nó càng trở lên rõ ràng khi Tập đoàn quân Xung kích số 1 và 30 của Nga dự định hợp vây ở phía Tây Klin nhằm cắt đứt đường liên lạc của Tập đoàn quân Panzer III với các lực lượng của quân Đức trong chỗ lồi Klin.

    Tất cả vào vị trí chiến đấu ! Chỉ có một cuộc phản công ngay lập tức và mạnh mẽ mới có thể cứu vãn được tình thế của quân Đức trong lúc này. Cực chẳng đã, tướng Schaal phải ra mệnh lệnh chuyển nhóm Xung kích Hauser về hướng đông nam nhằm ngăn chặn những tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

    Vào lúc bình minh ngày 12 tháng Chạp, Các xe tăng Đức đã di chuyển về hướng đông nam. Sự thay đổ bất thình lình của thời tiết làm cho nhiệt kế nhảy vọt lên cách điểm đóng băng vài độ. Mặt trời mùa đông trên đường cũng với vết mòn trên đường do vệt xích xe tăng đã làm cho quãng đường trở lên trơn trượt.Tuy nhiên họ đã thành công trong việc ngăn chặn các ý đồ chia cắt quân Đức của người Nga và họ đã đưa trở lại những nhóm tàn quân Đức đang chiến đấu khốc liệt tại các vị trí tiền tiêu về những nơi an toàn trong các cứ điểm của Tập đoàn quân Panzer số III xung quanh Klin.

    Cuộc phòng thủ Thành phố Klin thật đúng lúc, nơi đây hàng ngàn người bị thương vẫn còn mặc dù đã sơ tán liên tục, thành phố còn nằm trong tay ba nhóm chiến đấu của quân Đức. Ban đầu thành phố được trấn giữ bởi các nhóm tàn quân của các sư đoàn trong một đội hình khẩn cấp hỗn hợp dưới sự chỉ huy của Đại tá Kopp và trung tá Knopf. Họ gồm lính công binh, bảo dưỡng cầu đường, một bộ phận lính chống tăng, phòng không, nhân viên mặt đất của Luftwaffe, lính kỹ thuật, ba khẩu pháo tự hành và một vài chiếc xe tăng đang sửa chữa. Trong vài ngày tới, tất cả mọi lính Đức còn lại đều được xung vào đội quân phòng thủ thành phố, kể cả đội quân nhạc của Trung đoàn 25 Panzer gồm 25 người, phải chiến đấu như lính bộ binh thứ thiệt. Hiện thời, các nhóm Xung kích hỗn hợp của Westhoven, von Wietersheim, và Caspar đang gắng sức các rìa phía vùng đông bắc và Tây bắc của thành phố. Klin sau đó nằm dưới hỏa lực dữ dội của pháo binh quân Nga, lửa bùng cháy khắp nơi trong thành phố. Ngày 13 tháng Chạp. Tập đoàn quân Panzer, dưới sự chấp thuận của Hitler đã từ bỏ các vị trí đóng quân ở phía đông thành phố. Thế là mọi thứ bị đảo ngược lại hết, tất cả mọi thứ từ người và phương tiện đổ dồn vào một con đường rút lui duy nhất, con lộ xuyên qua Klin.
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Kể từ đêm 13 tháng Chạp, Sư đoàn Bộ binh Cơ giới 14 đã phòng thủ tại rìa phía đông Klin. Họ đã được tăng cường với nhóm Xung kích của Sư đoàn 2 Panzer và nhóm Xung kích của Đại tá Mauser. Ngay bên ngoài phía bắc, chếch về phía tây của Klin, Sư đoàn Panzer 1 đã chiến đấu rất anh dũng để bảo vệ con đường rút lui sống còn trước các cuộc phản công dữ dội từ phía bắc của quân Nga. Thời gian trôi qua và con đường không bị đứt mạch, góp phần di tản được vài ngàn người bị thương và các khí tài chiến tranh nặng còn kẹt lại trong thành phố. Kế hoạch bí mật di tản các lực lượng ra khỏi chỗ lồi Klin vào trưa ngày 14 tháng Chạp.

    Nhưng trong khi các binh sĩ Đức đang chiến đấu bằng những nỗ lực phi thường, thì sự rút lui của các đơn vị tiếp vận và các nhóm tàn quân đã trở thành bi kịch thật sự. Tướng Schaal đã ghi lại trong hồi ký cá nhân như sau:
    “Kỷ luật bắt đầu bị rạn nứt. Ngày càng nhiều binh lính tìm đường về phía tây theo nhiều cách khác nhau mà không mang theo thứ vũ khí gì cả, dắt theo con bê bằng dây thừng hay kéo theo xe trượt chở khoai tây - cứ lê bước chậm chạp theo hướng Tây mà không có ai chỉ huy cả. Nhiều người chết bởi các cuộc oanh kích đã không hề được chôn cất. Các đơn vị tiếp vận, hầu như không có đủ nhân viên đã không thể đảm bảo sự tiếp ứng cho các đơn vị chiến đấu, kể cả đơn vị phòng không, đang phải chịu đựng mọi khó khăn gian khổ để chiến đấu một cách tuyệt vọng ở tiền tuyến. Toàn bộ nguồn tiếp tế - trừ một số đơn vị đặc biệt – phụ thuộc vào những chuyến bay tiếp vận nguy hiểm vào trong thành phố. Các đơn vị vận tải luôn trong tình trạng căng thẳng thần kinh – có những lúc gần như hoảng loạn, bởi vì trong quá khứ họ chỉ được sử dụng để tiến lên phía trước. Không có thực phẩm, run rẩy vì cái lạnh, hoàn toàn hỗn loạn, họ di chuyển về phía tây. Họ không thể mang theo những người bị thương nặng. Các phân đội cơ giới nếu không muốn chờ đợi tại các điểm ùn tắc giao thông thì chỉ có cách đi xuyên qua các làng gần nhất. Đây là thời gian khó khăn nhất mà Quân đoàn Panzer trải qua”.

    Làm thế nào lại xảy ra như vậy ? Làm sao sự hoảng sợ lại có thể tồn tại ngay phía sau một đạo quân có kỷ luật và anh dũng chiến đấu, đang làm mưa làm gió trên mọi chiến trường.

    Câu trả lời thật là đơn giản. Quân đội Đức không bao giờ học những nguyên tắc và phương pháp khi phải lâm vào tình trạng rút lui. Người lính Đức bao giờ cũng coi rút lui không phải là một dạng tác chiến đặc biệt, có thể là ý muốn nhất thời, nhưng là một thảm họa của quân thù gây ra cho anh ta.

    Thậm chí trong những ngày đầu, lính Đức luyện tập cho sự “tạm thời rút lui” được nhìn với con mắt ngờ vực. Họ thường bị nói khinh khỉnh rằng : người ta không cần luyện tập cách rút lui, chẳng qua cần bảo người ta cứ việc tìm cách chạy trốn mà thôi.

    Hơn nữa, từ sau năm 1936, giáo trình “tạm thời rút lui” bị xóa ra khỏi các chương trình đào tạo. Người lính Đức chỉ được chỉ được dạy duy nhất có hai thứ : “tấn công”“giữ vững”. Do ảnh hưởng của sự khiếm khuyết của giáo án đã làm cho Wehrmacht lao vào trận chiến mà không thực sự trang bị đầy đủ kiến thức cho những người lính Đức. Họ sẽ phải trả giá. Tại Klin, vấn đề này đã xảy ra lần đầu tiên.

    13.00 giờ ngày 14 tháng Chạp, một thiếu úy Nga với một lá cờ trắng đã xuất hiện trước vị trí tiền duyên của Đại úy Hingst, đại đội trưởng đại đội 8, Trung đoàn Panzer số 3, phối hợp với lực lượng của Trung đoàn 2 Bộ binh, trấn giữ tại rìa phía đông nam của thành phố như là một phần của nhóm Hauser. Viên thiếu úy mang theo một bức thư do Đại tá Nga Yukhvin yêu cầu lính Đức đang bảo vệ Klin phải đầu hàng ; “Tình hình của lính Đức thật là vô vọng “ – Đại tá Yukhvin viết như vậy.

    Đó là lời yêu cầu lính Đức đầu hàng lần đầu tiên của người Nga dưới ngọn cờ trắng tại Mặt trận phía Đông.

    Đại úy Hingst đã đối xử với người Nga rất lịch thiệp, ông đã báo cáo về cho Đại tá Hauser để xin chỉ dẫn, thả viên Thiếu úy Nga trở về lúc 14.00 với câu trả lời là viên đại tá Nga đã nhầm, tình hình hiện nay không có nghĩa là vô vọng với những người bảo vệ thành phố.

    Hingst đã đúng. Các lực lượng của Quân đoàn LVI đã thoát ra ngoài theo kế hoạch đã định. Lúc 16.30, khi con lộ được giải tỏa, Sư đoàn 1 Panzer cùng với Tiểu đoàn Motor Cơ động đã thoát được về phía Tây.

    Ngày 15 tháng 12, tất cả các đơn vị rút lui đã đến về được tới phòng tuyến của Sư đoàn 2 Panzer tại Nekrasino. Ở rìa phía nam Klin, Đại tá Hauser đã rút lực lượng của mình vượt qua con sông nhỏ Sestra về phía tây của thành phố. Sau khi chiếc xe tăng cuối cùng chạy qua, cây cầu đã bị phá hủy. Sở chỉ huy chiến đấu của Trung đoàn Bộ binh cơ giới số 53, đại đội Tank Viel của Sư đoàn Panzer số 2 phải ở lại giữ vững thành phố đang nằm trong ngọn lửa cho tới 21.00 cùng ngày.

    Sau đó, hậu quân Đức đã rút về phía tây. Người Nga thâm nhập vào thành phố và chiếm lại được Klin. Phòng tuyến do Tập đoàn quân III Panzer phụ trách đã bị đẩy lùi. Cái nêm thiết giáp của người Đức hướng vào Moscow từ phía bắc đã bị đập tan. Tập đoàn quân số 30 và Tập đoàn quân xung kích số I của người Nga đã thành công trong việc loại bỏ các mối nguy hiểm nhất đến Moscow. Tuy vậy, người Nga đã không thành công trong việc tiêu diệt Tập đoàn quân III Panzer của người Đức.

    Nhờ sự dũng cảm của các binh lính Đức và cách xử lý khéo léo của Sư đoàn Panzer 1, các Sư đoàn của hai Quân đoàn Panzer và Quân đoàn V đã thoát được vòng vây của quân Nga cùng với một số lượng lớn binh sĩ, vũ khí và khí tài chiến tranh đã đưa về an toàn tại Lama, cách Klin 56 dặm về phía Tây.
    tonkin2007ngthi96 thích bài này.
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Nhưng tình hình xảy ra ở các vị trí khác trên các điểm trọng yếu khi quân Đức tấn công vào thủ đô Moscow ra sao – nhất là ở các phòng tuyến ở phía Tây thành phố do Tập đoàn quân Panzer IV và xuống dưới phía nam của Tập đoàn quân Guderian Panzer II.

    Thành phố Moscow nằm ở kinh tuyến 37. Ngày 5 tháng Chạp, hai cánh quân của Tập đoàn quân Guderian đang bọc lấy Thủ đô Sô viết từ phía nam, với Sư đoàn Panzer 17 trước Kashira, vào khoảng 37 dặm về phía Bắc Tula, với sư đoàn bộ binh cơ giới số 10 tại Mikhaylov và sư đoàn bộ binh cơ giới số 29 tại phía Bắc Mikhaylov. Tuy nhiên, Mikhaylov nằm ở vĩ tuyến 39 hay nói cách khác, Guderian đã phục phía sau Thủ đô Sô-viết.

    Theo khả năng phán đoán, Điện Kremlin đã ý thức được tình hình thực tế. Họ hiểu là cuộc tấn công thọc sâu của Guderian mặc dù còn cách Moscow tới 75 dặm về phía nam nhưng vẫn không kém phần nguy hiểm chút nào nếu so với đội quân mũi nhọn thiết giáp ở phía bắc đã tới cách điện Kremlin không quá 20 dặm. Vì lý do đó, vùng đất do Tập đoàn quân của Guderian đang chiếm đóng, kéo dài từ bờ nam của con sông Oka vắt qua Tula tới Stalinogorsk sẽ trở thành tâm điểm thứ hai của cuộc phản công của quân đội Sô-viết.

    Theo kế hoạch dự kiến, Đại bản doanh tối cao Sô-viết đã sử dụng ba Tập đoàn quân và Binh đoàn Kỵ binh Cận vệ chia làm hai gọng kìm đã được nhằm lùa các Sư đoàn của Guderian vào vòng vây rồi tiêu diệt. Tập đoàn quân 50 của người Nga tấn công ở cánh phải và Tập đoàn quân 10 ở cánh trái.

    Đại tướng Zhukov – Người chỉ huy hàng đầu của Đại bản doanh tối cao Sô-viết đã đích thân phụ trách các kế hoạch phản công của người Nga tại Moscow. Ông ta đã áp dụng triệt để chiến thuật Blitzkrieg của người Đức để phản công tại phía Nam, cũng như ông đã giúp cho các lực lượng của tướng Kuznetsov sử dụng chiến thuật này tại thành phố Klin – phía bắc Thủ đô. Lực lượng của Nga cố gắng thật nhanh bao vây các sư đoàn của Đại tướng Guderian để người Đức không có đủ thời gian rút lui ra khỏi chỗ lồi ở phía nam Moscow.

    Đó là một kế hoạch tuyệt vời. Nhưng tầm nhìn chiến lược của Guderian còn tốt hơn. Ngày 5 tháng Chạp, Guderian cố gắng liên lạc với các lực lượng quân Đức là Sư đoàn 4 Panzer và Sư đoàn 31 bộ binh trong việc cố gắng bao vây Tu la, nhưng bất thành. Kết quả là Tập đoàn quân Panzer số II phải ngưng tấn công và chuyển sang trạng thái phòng thủ. Suốt đêm 5 rạng ngày 6 tháng Chạp, đêm trước cuộc phản công của người Nga, cực chẳng đã, Guderian đã ra lệnh cho các lực lượng kiệt sức của mình rút về tuyến Don-Shat-Upa.

    Cuộc phản công đã được tiến hành vào ngày 6 và 7 tháng Chạp, khi quân Nga ồ ạt tấn công vào các vị trí của Quân đoàn LIII và Quân đoàn XLVII Panzer tại thành phố Mikhaylov. Nhưng người Nga chỉ chạm trán với các đội quân chặn hậu có nhiệm vụ yểm trợ cho sự rút quân ồ ạt của người Đức trên khắp chiến tuyến.

    Mặc dù vậy, mọi việc tồi tệ cũng đã xảy ra. Đạo quân rút lui dưới những cơn gió lạnh, vượt qua những đống tuyết tới thắt lưng, đi trên những con đường trơn nhẫy như gương, quả là địa ngục. Nhiều lúc khi họ đang di chuyển khó khăn trên các con lộ, họ phải đụng độ với các Tiểu đoàn trượt tuyết Siberian thiện chiến.

    Giống như các bóng ma, các nhóm quân Siberian xuất hiện trong những chiếc áo choàng ngụy trang màu trắn. Không một tiếng động, họ áp sát con lộ bằng các ván trượt tuyết qua các khe tuyết sâu. Họ tập kích lính Đức bằng súng và lựu đạn, sau đó họ biến ngay không để lại dấu vết. Họ làm nổ tung các cây cầu, chặn các nút giao thông quan trọng. Họ đột kích vào các trạm tiếp liệu, giết lính Đức và các chú ngựa.

    Nhưng các sư đoàn thiện chiến của Guderian không phải là các chú thỏ thiếu kinh nghiệm. Chẳng hạn như Sư đoàn 3 Panzer, đã rút được hết phương tiện vận tải của họ từ bắc Tula hoặc một khu nào đó để xuyên qua bão tuyết về nơi an toàn. Các đại đội bộ binh hỗn hợp cùng với các xe bọc thép, pháo tự hành, súng chống tăng hình thành một đội hậu quân, thậm chí còn đóng vai trò dự bị cho các trung đoàn 3 và 394 Bộ binh nữa.

    Khi một số lực lượng của họ bị quân Nga chia cắt, tách ra khỏi đội hình chính thì các đại đội hỗn hợp này đã tự tập hợp tổ chức các cuộc tấn công, liên tục thay đổi vị trí và bắn vào quân Nga bằng các loại vũ khí họ có được, tạo ra ấn tượng về đạo quân mạnh mẽ của người Đức. Trong những điều kiện phù hợp, họ còn tổ chức những cuộc tấn công chớp nhoáng, thọc sâu từ ba đến sáu dặm.

    “ Một trong những cơ hội đó xuất hiện gần Panino ngày 14 tháng Chạp. Các Trung đoàn của Đức phải vượt qua cây cầu bắc qua sông Shat. Quân Nga ném vào đó một lực lượng xe tăng kết hợp với các tiểu đoàn trượt tuyết nhằm mục đích chiếm cây cầu để chặn đường rút lui của quân Đức. Những ngôi làng phía trước cầu bị bắn cháy để tạo thành bức tường lửa và không cho người Nga có chỗ trú để tấn công. Thiếu úy Eckart chỉ huy Đại đội 2, thuộc Trung đoàn 3 Bộ binh trấn giữ một ngã ba sống còn. Quân Nga tấn công với một tiểu đoàn người Uzbeks của Trung đoàn Bộ binh thuộc Tập đoàn quân 50.

    Trên tuyến đầu, quân Đức chỉ có vài khẩu súng chống tăng và cối hạng nặng. Eckart gửi tín hiệu cho Thiếu úy Lohse, đang phụ trách đại đội 1, nắm trong tay tất cả các xe bọc thép của Trung đoàn Bộ bình : “Tôi cần được hỗ trợ”. Lohse đã điều bốn xe tăng và phân nửa lực lượng xe bọc thép của mình nhanh chóng hướng về cây cầu. Đằng sau ngọn lửa âm ỉ của ngôi làng, Lohse thận trong đưa quân đánh thẳng vào sườn của lực lượng quân Nga.

    Bây giờ, họ đã thành công. Ba khẩu súng chống tăng của người Nga đã bị phá hỏng. Binh lính Nga bị lùa vào hỏa lực của Đại đội 2. Nhiều người chưa bị giết phải nằm giả vờ chết – đó là một thủ đoạn mà người Nga yêu thích.

    Lohse đã chỉ huy cuộc di chuyển rút quân và là người cuối cùng qua cầu. Những hình bóng của T-34 xuất hiện ở chân trời. Chúng đã bắn nhưng không kịp rồi. Người Đức đã kịp phá hủy cây cầu.

    Đội quân của Thiếu úy Lohse đã bị mất một chiếc xe bọc thép cùng một khẩu súng chống tăng. Trung sĩ Hoffman bị thương và một lính Đức bị mất tích. Đó là cái giá phải trả cho một tiểu đoàn quân Nga bị tiêu diệt”.
    bloodheartvn, caonam_vOz, meo-u2 người khác thích bài này.
  7. tonkin2007

    tonkin2007 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2014
    Bài viết:
    251
    Đã được thích:
    611
    Để nhìn thấy từ hai chiều cụ ah. Ví dụ: tác giả viết: quân Đức bị cái lạnh, đói rét, chấy rận tấn công làm giảm sức chiến đấu của quân Đức người đọc cũng sẽ có câu hỏi ngược lại: ơ thế lạnh, đói rét, chấy rận lẽ nào lại không tấn công quân Nga???? về khoản trang bị và hậu cần thì tiêu chuẩn của lính Đức đầy đủ hơn lính Nga nhiều. Qua đó ta cũng thấy không thể kết luận phát xít Đức không thể chiếm được Maxcova là do mùa đông được. Cái sai của Napoleon và Hile là không đánh giá hết được tinh thần chịu đựng và sự rộng lớn của nước Nga.
    Tại thời điểm thế kỷ 21 này lịch sử WW2 cũng bị viết lại, viết sai nhiều lắm, cuộc chiến tranh thông tin giữa PT và nước Nga chưa bao giờ dừng nên nhà cháu trộm nghĩ người đọc nhất là lớp trẻ cũng nên cập nhật thông tin từ nhiều chiều để có cái nhìn chân thực hơn từ các sự kiện lịch sử.
    Cám ơn cụ @huytop và cụ @vacbay03 đã dành thời gian dịch cho anh em .
    meo-u thích bài này.
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Cám ơn các bác Vacbay và tonkin 2007 đã có lời trực tiếp động viên. Cũng như cám ơn một số ý kiến của các bác khác qua điện thoại. Thú thực hôm vừa rồi đọc ý kiến của bác honglanx cảm thấy nản quá, muốn đứt gánh, bỏ luôn. Mà tác phẩm lại dài, hai quyển hơn 900 trang, bây giờ mới hết 1/4...Từ nay về sau , tôi sẽ chuyển tải chỉ sách dịch lần đầu trên mạng, không qua sách giấy đã in - Sau quyển Trận chiến Bulge - Bây giờ cảm thấy người lại cân bằng rôi, mong các bác động viên nhiều. Tôi sẽ cố gắng bám sát nguyên bản, không thêm không bớt. Còn đánh giá như thế nào dành cho các bạn. .....
    meo-u thích bài này.
  9. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Các binh lính Đức rất thích những tấm gương kiểu như Lohse và Eckart – là những thiếu úy, trung sĩ, đại úy, những xạ thủ súng máy, lính xe tăng, lái xe bọc thép, xe kéo súng, xe tải , xe ngựa có khả năng xử lý, khắc phục những tình thế nguy cấp thường xuyên của các nhóm chiến đấu và các sư đoàn Đức.

    Những cuộc rút lui trong băng giá và lửa đã làm cho nghững người lính tiền phương Đức cứng cáp hẳn lên : bây giờ họ là những con người có thể chất mạnh mẽ, kiên nhẫn chịu đựng, là những chiến binh độc lập tác chiến trong trận chiến của quân đội Đức tại mặt trận phía đông. Nếu không có những đức tính đó, người Đức sẽ không thể sống sót qua mùa đông trước cửa ngõ Moscow.

    Sự khắc nghiệt của mùa đông nước Nga đối với người Đức và Nga là như nhau. Một bức tranh khủng khiếp được minh họa trước mắt hậu quân của Trung đoàn 3 Bộ binh trong ngày Chủ nhật trước Lễ Giáng sinh năm 1941.

    Bức tranh đó tại Ozarovo. Qua ống nhóm, một thiếu úy đã phát hiện ra một nhóm ngựa và binh lính đang đứng trên sườn dốc của một khe tuyết. Thận trọng từng bước một, lính Đức tiến đến. Một sự im lặng đang ngự trị ở đây. Một nhóm lính Nga với một vẻ bất động khủng khiếp trong ánh sáng lập lòe của một vùng đất hoang vu phủ đầy tuyết. Đột nhiên, viên thiếu úy Đức hiểu ngay một điều không thể tin được – các con ngựa và lính Nga đã đứng ép sát vào nhau giữa hố tuyết ngập đến thắt lưng – tất cả đã chết. Người và ngựa đang đứng đó, giống như họ vừa dừng lại để nghỉ ngơi, cơ thể họ đông cứng nhắc giữa băng tuyết, đó là một hình ảnh rất sốc về cuộc chiến. Một người lính Nga đứng nghiêng một bên, áp vào sườn của con ngựa. Bên cạnh anh là một người lính bị thương ngồi trên yên. Một chân vẫn ở nẹp ngựa, đôi mắt anh mở to dưới long mày đã bị kết dính bằng đá, bàn tay phải của anh vẫn nắm chặt cái bờm ngựa rối bù. Viên Thiếu úy Nga và hạ sĩ vẫn đổ người về phía trước trong tư thế cưỡi ngựa, bàn tay của họ vẫn đang nắm chặt dây cương. Rúc giữa hai con ngựa là ba người lính : rõ ràng, họ đang cố gắng giữ hơi ấm bằng cách dựa vào cơ thể của các con vật. Nhìn toàn cảnh như đây là bức tượng một người đang cưỡi ngựa – ngẩng cao đầu, mắt nhắm nghiền, làn da bị băng bao phủ, đuôi con ngựa như thể là cái roi trong gió, nhưng tất cả đều đóng băng đông cứng. Hơi thở băng giá của sự vĩnh cửu ngàn đời.

    Khi hạ sĩ quan Đức Tietz cố gắng chụp bức tượng băng giá với hình dáng gây shock này, thì ống kính bị đông cứng cùng với dòng nước mắt của ông. Cánh cửa chập của máy ảnh cũng không hoạt động, nút mở cửa chập cũng bị đông cứng. Thần chiến tranh đã ngăn cản ông : những hình ảnh đó chỉ dành cho ông, chứ không một ai khác nữa….

    Giống như Tập đoàn quân III Panzer, các sư đoàn khác trong hai quân đoàn Panzer của Guderian đã thành công trong việc rút quân ở phía đông bắc Tula. Họ đã phải chiến đấu suốt ngày đêm để chống lại các cuộc phản công của các Tập đoàn quân số 50,49 và Tập đoàn quân xung kích số 10 của quân Nga. Do đó họ đã trốn thoát được các gọng kìm do những chú gấu Nga của tướng Zhukov đang muốn xiết lại với Tập đoàn quân II Panzer.

    Tại Mikhaylov, các lực lượng xung kích Nga của Zhukov đã mở cuộc phản công bất ngờ trong ngày 8 tháng Chạp vào sự đoàn 10 Bộ binh Cơ giới Đức đang chiến đấu để bảo vệ cho sự rút lui của quân Đức. Sư đoàn đã bị tổn thất nặng nề. Quân đoàn XXIV Panzer và Sư đoàn Panzer 17 đã tạm thời chặn được cuộc phản công đầu tiên của người Nga từ hướng Kashira. Tại phía đông nam của Tula, sư đoàn"Grossdeutschland" đã anh dũng chống lại các cuộc phản công của quân Nga từ bên trong thành phố, do đó đã bảo vệ được những cứ điểm bên trái của quân đoàn đang yểm trợ cho cuộc rút lui về tuyến Don-Shat-Upa. Họ đã bí mật bảo vệ cho một số lượng lớn lính Đức rút lui an toàn.

    Stalinogorsk đã được sơ tán. Yepifan đã bị bỏ trống sau những trận chiến đấu ác liệt. Theo kế hoạch đề ra, Sư đoàn 10 Cơ động Bộ binh đã phải chiến đấu trối chết để kìm chân quân Nga. Nhờ những nỗ lực của họ, quân Đức đã rút lui về được tuyến Don-Shat-Upa trong ngày 11 tháng Chạp.

    Tuy nhiên, hy vọng giữ vững phòng tuyến này của Guderian đã không thể thực hiện được. Các lực lượng tấn công của Tập đoàn quân 13 Sô-viết đã phá vỡ khu vực phòng tuyến do Tập đoàn quân 2 của tướng Schmidt đảm trách tại hai mặt của Yelets, phía nam của Tập đoàn quân Panzer Guderian. Họ phải rút lui khỏi Yefremov trong ngày 13 tháng Chạp.

    Các sư đoàn bộ binh số 134 và 45 - thuộc những đơn vị đã từng bao vây Livny trong một thời gian ngắn- sẵn sàng liều mình chống cự nhưng đã bị buộc phải từ bỏ trận chiến để hành quân rút lui cho chính mạng sống của họ

    Hạ sĩ quan Walter Kern của Trung đoàn Bộ binh 446, thuộc Sư đoàn 134 đã báo cáo :
    “Bất cứ khi nào chúng tôi di chuyển đến một ngôi làng vào buổi tối thì việc đầu tiên là đánh đuổi người Nga ra. Và khi chúng tôi sẵn sàng rời đi vào buổi sáng thì súng máy của họ đã lia ngay sau lưng chúng tôi. Chúng tôi không thể mang theo những đồng đội bị giết, chúng tôi phải đặt họ bên đường cùng những xác ngựa, hoặc phải bỏ lại ở những khe núi, nơi chúng tôi tạm dừng chân để sẵn sàng chiến đấu, nhưng những nơi đó thường là những cái bẫy nguy hiểm chết người”.

    Tình hình tương tự trong khu vực của Sư đoàn Bộ binh 45 – phối hợp với Sư đoàn 4 của Áo – trong trận chiến phía nam cùng Sư đoàn 134 Bộ binh. Họ phải rút lui trong thời điểm, quân Nga luôn xuất hiện bên họ, các trạm tiếp liệu bị phá hủy, họ nhận những chỉ thị về kế hoạch hành quân trên làn sóng vô tuyến, rồi sau đó họ phải tự lực chiến đấu để rút lui từ túi Livny về hướng tây nam.
    --- Gộp bài viết: 07/07/2016, Bài cũ từ: 07/07/2016 ---
    [​IMG]
    ẢNH IV.B - CUỘC PHẢN CÔNG CỦA QUÂN ĐỘI SÔ-VIẾT TẠI CỬA NGÕ MOSCOW
    Từ ngày 05 đến 15/12/1941
    ngthi96, caonam_vOz, tonkin20071 người khác thích bài này.
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Với việc các lực lượng quân Đức bên cánh phải rút khỏi vùng Yelets-Livny về phía tây nam, các lực lượng của Guderian tại tuyến Don-Shat-Upa lâm vào tình trạng bị bỏ rơi. Do đó, Guderian đã phải rút lui lần nữa, lùi đường giới tuyến mặt trận sâu về hướng Tây tới 50 dặm đến vùng Plava.

    Ngay sau đó, một lực lượng lớn của quân Nga gồm 22 Sư đoàn Bộ binh đã chọc thủng phòng tuyến của quân Đức giữa Yelets và Livny, các lực lượng của Guderian phải di chuyển xa hơn về phía tây. Trong quá trình di chuyển, họ đã mất sự kết nối với Tập đoàn quân IV Panzer, điều này tạo ra một lỗ hổng dài từ 20 đến 25 dặm xuất hiện trên phòng tuyến của quân Đức giữa Kaluga và Belev.

    Đại bản doanh Sô-viết tối cao nắm ngay lấy cơ hội này, lập tức họ tung Quân đoàn Kỵ Binh Cận vệ số 1 đánh thẳng vào lỗ hổng trên phòng tuyến quân Đức. Trung đoàn Kỵ binh của tướng Belov, dưới sự yểm trợ của các lực lượng trượt tuyết và các xe motor chạy trên tuyết đã thốc về phía tây theo hướng Sukhinichi và tây bắc theo hướng Yukhnov. Chiến trận bước vào thời kỳ sôi động nhất.

    Lỗ hổng trên phòng tuyến của quân Đức đã trở thành cơn ác mộng cho Bộ Tư lệnh tối cao Đức. Từ nay trở đi luôn có một mối nguy hiểm thường trực đè lên cánh phía nam của Tập đoàn quân IV – họ có thể bị hợp vây. Thật vậy, nếu người Nga thành công trong việc đánh xuyên từ Kaluga tới Vyazma nằm trên con đường cao tốc Moscow thì thậm chí họ có thể đột kích vào hậu phương để rồi bao vây Tập đoàn quân IV. Một mũi tấn công lớn nữa của quân Nga từ phía bắc xuống sẽ hoàn thành công việc đóng một cái rọ khổng lồ cho người Đức.

    Rõ ràng đây là mục đích của Đại bản doanh tối cao Sô-viết. Kế hoạch chiến lược táo bạo này được yêu cầu phải kiên quyết thực hiện. Nỗi ám ảnh sợ hãi về sự thất bại vốn không còn xa lắm đã bắt đầu đeo bám quân Đức thuộc Cụm Tập đoàn Trung tâm trong tình trạng tơi tả thảm hại.

    Đại bản doanh tối cao Sô-viết đã vạch ra kế hoạch rất chính xác. Quân Nga đang cố gắng tập trung mở những cuộc tấn công vào Tập đoàn quân Đức số IV của von Kluge, nằm ở giữa Cụm Tập đoàn Trung tâm. Bằng cách này, Liên Xô đã cố gắng ngăn Kluge không điều quân vào các cánh của Cụm Tập đoàn quân, hoặc không tập trung thành những cụm quân lớn để ngăn chặn các cuộc tấn công của quân Nga từ phía nam và phía Bắc.

    Kluge được lệnh chiến đấu không lùi một bước tại khu vực trung tâm cho đến khi hai gọng kìm tấn công của quân Nga từ phía Bắc và phía Nam bị bẻ gãy tại các cánh của quân Đức.

    Đó là các cách giải quyết của Thống chế von Bock với quân Nga tại Bialystok và Minsk, Hoth tại Smolensk, Rundstedt tại Kiev, Guderian tại Bryansk—và chính von Kluge tại Vyazma. Đó là những ví dụ tốt nhất về các trận chiến bao vây trong lịch sử quân sự. Vậy trong thời gian này, liệu Zhukov có làm nên một trận chiến bao vây tương tư, một chiến thắng cho người Nga tại Vyazma hay không ?

    Đó là điều có thể xảy ra, khi các đơn vị Sô-viết được trang bị đầy đủ đã thành công trong việc phá vỡ phòng tuyến tiến về phía tây, cũng như tại hướng Bắc của Tập đoàn quân IV, một mũi tấn công khác đánh vòng xuống phía nam, hướng về con đường xa lộ Moscow-Smolensk. Đại Bản doanh tối cao hy vọng bao vây và tiêu diệt được Cụm Tập đoàn quân Trung tâm của Đức trong trạng thái mệt mỏi trước cửa ngõ Moscow.

Chia sẻ trang này