1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Trong khi đó thì tình hình Mặt trận tại khu vực do Tập đoàn IV Panzer kiểm soát như thế nào ? Các Quân đoàn VII và IX của Đức đang lâm vào tình trạng bế tắc dọc theo kênh đào Moskva-Volga ngay từ đầu tháng 11. Tập đoàn quân IX đang thực hiện nỗ lực cuối cùng để cải thiện vị trí của họ.

    Một trong những người tham gia vào nỗ lực này – cuộc tấn công cuối cùng vào Moscow dọc theo xa lộ của lính Đức trong Tập đoàn quân Panzer IV do Hoepner chỉ huy đó là Trung úy Hans Bramer với Đại đội 14 (thuộc Trung đoàn Bộ binh 487-Sư đoàn Bộ binh 267). Cuộc tấn công đó nổ ra trong ngày 2 tháng Chạp năm 1941.

    Sư đoàn 267 đến từ Hanover trong nỗ lực của mình đã cố gắng mở đường qua những chướng ngại vật của người Nga tại phía Tây Kubinka để mở cuộc tấn công ngang qua con sông Moskva đóng băng. Dưới nhiệt độ âm 34 độ, họ phải mất nhiều giờ để đưa binh lính và các loại vũ khí hạng nặng vào khu vực triển khai tấn công. Lực lượng pháo binh, được đặt ở phía con đập chắn nước như những ngày tháng cũ tươi đẹp. Nhưng bất chấp những điều đó, mọi nỗ lực không tiến triển thêm được chút nào.

    Người Nga đã tung vào những trung đoàn Siberian mới đến trong những bộ trang phục ngụy trang hoàn hảo và họ xác lập vị trí rất tốt trong rừng. Và kết quả là, những khẩu súng chống tăng rất hữu dụng 37 ly của Bramer như mọi khi thì nay Đại đội chống tăng Panzer-jager số 14 chẳng làm được gì nhiều . Mặc dù có hai toán quân với sáu khẩu súng đã được gửi đi cùng với nhóm chiến đấu thuộc tiểu đoàn tấn công của trung tá Maier. Toàn bộ pháo thủ đã bị hạ, các khẩu súng bị phá hủy. Đó là sự kết liễu. Họ buộc phải rút lui lần nữa. Đơn giản là họ chẳng đi được tới đâu.

    Sư đoàn 267 bộ binh ngay sau đó chiếm giữ các vị trí đóng quân chuẩn bị cho mùa đông cách vài dặm xa hơn về phía bắc, nằm trên bờ tây của con sông Moskva, bây giờ giữ vai trò trong sư đoàn ở cánh trái Quân đoàn VII. Cùng đóng quân ở phía bắc còn có các Sư đoàn 78, 87 và 252 Bộ binh trong thành phần của Quân đoàn IX.

    Các con đường đến Istra đã được tổ chức khá hợp lý. Nhưng qua bên phải, dọc theo bờ sông Moskva, Sư đoàn 267 Bộ binh có nghĩa vụ phải giữ vững một khu vực khoảng bốn dặm cùng với nhóm tàn quân của Trung đoàn 497 Bộ binh, không thể làm gì hơn với nhóm lính vừa được đưa tới chỉ làm nhiệm vụ cảnh giới. Và họ tự chuốc lấy rắc rối.

    Trong vài ngày tới, người Nga mở các cuộc tấn công thăm dò dọc sông Moskva – các cuộc tấn công nhỏ nhưng đôi khi rất mạnh mẽ. Rõ ràng, họ đang cố gắng khám phá ra những điểm yếu của nơi tiếp giáp Tập đoàn quân Panzer IV của Hoepner và Tập đoàn quân IV của von Kluge.

    Nếu giả sử họ phát hiện ra được những điểm không được bảo vệ dọc sông Moskva thuộc sườn phải của sư đoàn Bộ binh 267 ? Lính Đức sẽ phải cố gắng khắc phục tình trạng yếu kém của mình để giao tranh – nhưng không hiệu quả, kể từ khi các Quân đoàn và quân đội Đức hết sạch các nguồn dự trữ trong tay để cử đến tăng cường giúp họ.

    Ngày 11 tháng Chạp, lúc 10.00 giờ, Hạ sĩ Dohrendorf vội vàng lao vào hầm trú ẩn của Bramer : “Thưa trung úy, xa xa về phía phải, có một đội quân đang di chuyển về hướng tây bằng ván trượt. Tôi tin tưởng đó là quân Nga “.

    "Báo động!"
    , Bramer xỏ chân vào đôi giày rồi chạy ra khỏi hầm. Bramer nhìn qua ống nhòm, nén nguyền rủa và vội vã trở lại máy điện thoại để báo về trung đoàn : “Lực lượng tấn công của người Nga, cấp tiểu đoàn đang hành quân vượt qua phòng tuyến để tiến về phía tây trên ván trượt !”.

    Tất cả vào vị trí chiến đấu !

    Hạ sĩ Dohrendorf và Trung úy Bramer đã phát hiện rất chính xác. Một tiểu đoàn Cossack của người Nga và một lực lượng đi trên ván trượt đang bắt đầu thâm nhập để tiêu diệt các điểm canh phòng của quân Đức dọc theo dải đất ven con sông Moskva. Bây giờ, rất đơn giản, họ bỏ qua các điểm phòng thủ mạnh, nơi tập trung toàn bộ pháo binh của hai Trung đoàn bộ binh 467 và 487 đặt ở đó.

    Trong sự cố gắng vô ích, tướng Martinek, chỉ huy Sư đoàn Bộ binh 267, cố gắng bịt hết các khe hở giữa các đại đội chiến đấu trong Trung đoàn Bộ binh 497. Nhưng không thành công ! Người Nga đã mở rộng các điểm thâm nhập của họ. Họ đã cắt đứt liên lạc giữa Sở chỉ huy của sư đoàn và hai trung đoàn ở phía Bắc.

    Sư đoàn tiếp theo trong tuyến phòng thủ của người Đức, bây giờ cũng bị các lực lượng thâm nhập của người Nga đe dọa bên sườn và phía sau là sư đoàn 78, trong vùng chịu trách nhiệm của Trung đoàn Bộ binh 215. Đại tá Merker, chỉ huy Trung đoàn đứng ra nắm quyền chỉ huy chống các lực lượng Nga xâm nhập. Dưới quyền ông gồm có lực lượng của Trung đoàn 467, 487, Trung đoàn pháo binh 267, được sự yểm trợ của Tiểu đoàn pháo binh Tập đoàn quân, xây dựng một tuyến phòng thủ mới.

    Nhưng người Nga hoạt động rất tinh xảo, khéo léo, và táo bạo trong các khu rừng rậm. Điều đó không hề ngạc nhiên; đó là một phần lực lượng chiến đấu của Sư đoàn Kỵ binh Nga số 20 – là đội quân tinh nhuệ của Quân đoàn Cossack do Thiếu tướng Dovator chỉ huy, khoác trên mình danh hiệu Cận vệ do Stalin trao tặng trong ngày 2 tháng Chạp năm 1941 và bây giờ mang tên là Quân đoàn Kỵ binh Cận vệ số 2.
    gaume1, tonkin2007, caonam_vOz2 người khác thích bài này.
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Sau khi vượt qua các điểm thâm nhập, Trung đoàn Cossack tập hợp lại và chia thành các nhóm nhỏ, mở các cuộc đột kích bất ngờ vào Sở chỉ huy, kho cung cấp trong nội địa. Họ chặn đường giao thông, phá hủy hệ thống liên lạc, cho nổ tung các cầu vượt và cầu cạn, thời gian còn lại họ đột kích và tiêu diệt các trạm tiếp vận.

    Vì thế, trong ngày 13 tháng Chạp, các đội kỵ binh của Trung đoàn 22 Cossack đã tràn ngập trận địa pháo binh của Sư đoàn 12 Bộ binh Đức nằm ở phía sau phòng tuyến. Họ đã de dọa tới Lokotnya, một trung tâm tiếp vận và là đầu mối giao thông quan trọng. Một đội kỵ binh khác tiến lên phía bắc đánh tập hậu vào phía sau hậu phương của Trung đoàn 78 và 87.

    Toàn bộ tuyến phòng thủ của Quân đoàn IX Đức bị tê liệt. Tất cả các vị trí tiền phương của các Sư đoàn còn nguyên vẹn, nhưng hệ thống thông tin liên lạc về hậu phương đã bị cắt đứt. Nguồn cung cấp lương thực và thực phẩm đã bị chặn. Có vài ngàn người bị thương trong các trận chiến ở tuyến đầu không di chuyển được.

    Hồi 16.35 ngày 14 tháng Chạp, một nhóm Kỵ binh Cossack đã tấn công Tiểu đoàn pháo binh 10, thuộc Sư đoàn 78 Bộ binh sâu trong phòng tuyến 16 dặm trong lúc Tiểu đoàn pháo binh đang di chuyển tới vị trí xa hơn..Nhóm Cossack rút lưỡi kiếm sáng lòa. Rất ngạc nhiên, họ cắt những khẩu pháo bằng kiếm, tàn sát các pháo thủ Đức và ngựa kéo.

    Các lực lượng Nga tương tự đang cố gắng phá vỡ phòng tuyến dọc theo đường cao tốc Moscow và con đường bưu điện cổ xưa nơi Sư đoàn Bộ binh 197 đang bảo vệ các con đường tiếp liệu. Nhưng Sư đoàn 197 luôn đặt trong tình trạng cảnh giác. Bất cứ khi nào quân Nga cố thâm nhập bằng xe tăng thì họ lại bị ghìm chặt bởi hỏa lực tập trung và bị đánh bật ra bằng sự phản công trực tiếp ngay lập tức. Do vậy tình hình cứ
    tiếp diễn liên tục ngày này qua ngày khác.

    Lúc 3.00 sáng thì quân Nga rút ra khỏi làng, để đi sưởi ấm và làm nóng người, đến tối họ sẽ quay trở lại. Họ sẽ đưa người bị thương đi, những người chết họ bỏ lại. Suốt đêm ngày 13 rạng ngày 14 tháng Chạp, một nhóm tiếp vận của Trung đoàn Cossacks, gồm tới 40 xe tải, đã cố gắng vượt qua các vị trí đóng quân của Trung đoàn Pháo binh 229, thuộc Sư đoàn Bộ binh 197.

    Nhiệt độ xuống tới 36 độ dưới không. Các thiết bị giật của nhiều khẩu pháo đã bị đông lạnh. Nhiều kính ngắm pháo bị mờ và không thể nhìn thấy gì. Các pháo thụ chỉ có cách bắn trực xạ bằng mắt. Nhiều xe tiếp vận của quân Nga bị phá tan trong tầm đạn bắn thẳng của quân Đức.

    Không phải những sự kháng cự quyết liệt dọc theo con đường cao tốc, cũng không phải sự gan dạ dũng cảm của các lính ném lựu và Tiểu đoàn pháo binh thuộc Sư đoàn Bộ binh 197, của những người lính đang phòng thủ quyết liệt thuộc Sư đoàn 7 Bộ binh, trong đó có cả những lính tình nguyện người Pháp cùng sánh vai chiến đấu là có thể ngăn chặn được thảm họa do quân đoàn Cossack gây ra cho Các Quân đoàn VII và IX của Đức tại phía Bắc đường cao tốc.

    Chỉ có một điều phải làm ngay trong lúc này, kéo lại chiến tuyến dọc theo toàn bộ cánh phải của Tập đoàn quân Panzer IV. Phòng tuyến mới cho lực lượng phòng vệ được mở ra tại Ruza, 25 dặm về phía sau phòng tuyến hiện tại. Với nỗ lực cực kì cao độ, Sư đoàn bộ binh 197 cùng vói Sư đoàn bộ binh Cơ giới 3 nhanh chóng tập hợp đơn vị để nắm giữ con đường cao tốc bấy giờ nổi tiếng hoặc tai tiếng, nhất là tại giao lộ đường cao tốc và quốc lộ Shelkova – Dorokhovo, để đảm bảo cho sự rút lui các loại vũ khí, khí tài hạng nặng cùng các bộ phận của Tập đoàn quân Panzer IV.

    Tình hình đã được minh họa rõ nét trong kế hoạch rút lui cho các Trung đoàn thuộc Sư đoàn 78 : “ Điều quan trọng nhất là phải phá vỡ các chốt chặn của địch quân nằm ở phía sau phòng tuyến. Nếu thấy cần thiết, các xe cộ và khí tài phải bỏ lại, chỉ cần cứu các binh lính..”

    Theo cách này, họ đã chiến đấu trên các con đường rút lui : Sư đoàn Bộ binh 78 đến từ vùng Swabian, nơi khắc dấu của ngôi Nhà thờ Ulm và Hiệp sỹ Gotz von Berlichingen, Sư đoàn 87 đến từ vùng Thuringian, Sư đoàn 252 đến từ vùng Silesian, những binh lính đến từ vùng Rhineland - Hesse thuộc Sư đoàn Bộ binh 197 cùng những tiểu đoàn đến từ Sư đoàn Bộ binh 255. Một đội lính lê dương Pháp đang lê bước bên cạnh những người lính của Sư đoàn Bộ binh số 7 đến từ xứ Bavarian. Những câu nói của họ trong ngôn ngữ của Napoleon vọng lại một cách kỳ quái trong những đêm giá lạnh và băng giá trên đường rút lui y như 129 năm về trước (Thời gian đạo binh của Napoleon rút lui ra khỏi nước Nga).

    Vào tháng 12 Trung úy Bramer thuộc Sư đoàn bộ binh 267 và đội quân của anh đang rút quân trên con đường mà họ đã tới trước đây vào mùa thu. Họ chở theo những người bị thương : hai lính bộ binh dắt ngựa cho tù binh Cossack cưỡi vì chân của hắn đã bị cắt đứt bởi đạn pháo tới đầu gối. Vết thương đã đông cứng vì thế không chảy máu nữa. Chỉ có sức mạnh ý chí giữ hắn trên yên ngựa. Người tù binh Cossack vẫn muốn sống. Và muốn được sống thì hắn phải theo những người lính Đức rút lui về phía tây.

    Người nào đã giành thắng lợi rực rỡ giữa vùng Zvenigorod và Istra? Ai là người đã chỉ huy lực lượng Cossacks phá vỡ tuyến phòng thủ của Quân đoàn VII, đánh bật Quân đoàn IX và buộc những bộ phận còn lại của hai Quân đoàn phải rút lui? Tên người đó là Thiếu tướng Dovator.
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Chắc chắn lúc này, vị tướng Cossack là một người chỉ huy kỵ binh xuất sắc. Nằm trong thành phần của Tập đoàn quân Sô-viết số 5, ông ta dẫn dắt các binh lính người Nga với một kỹ năng đặc biệt,kiên quyết, táo bạo và liều lĩnh. Ông ta triển khai các lực lượng kỵ binh tấn công rất nhanh như một người chỉ huy lính tăng, để rồi sau đó, lực lượng thiết giáp chỉ đơn thuần kế thừa thành công do các đơn vị kỵ binh của ông ta mang đến.

    "Một người chỉ huy giỏi luôn phải ở phía trước“, đó là phương châm của Dovator. Ông luôn là người dẫn đầu đội quân của mình tiến lên. Ông và đội ngũ chỉ huy luôn luôn ở tuyến đầu. Đã hơn một lần, tên tuổi của Thiếu tướng Dovator xuất hiện trong Thông báo của Đại bản doanh Tối cao Sô-viết ca ngợi tinh thần dũng cảm của ông.

    Các nguồn tin quân sự Xô viêt không nói gì về lai lịch của ông. Cho nên mọi người đưa ra giả thuyết rằng ông xuất thân không phải từ giai cấp vô sản mà ông từ giai cấp tư sản. Ông ta chắc là đến từ nhóm Sỹ quan tham mưu của Quân đội Sa hoàng cũ - một trong những người thuộc tầng lớp trung lưu đi theo nghiệp nhà binh và trở thành người ủng hộ hoàn toàn với chế độ Bolshevik.

    Sư đoàn bộ binh 252, hay còn gọi là Sư đoàn "Oak Leaf – Lá Sồi" đến từ Silesia nằm trong số những sư đoàn phải chiến đấu để quay trở lại phòng tuyến Ruza. Đây chính là sư đoàn đã trả nợ được mối thù với tướng Cossack Dovator và đã khiến vị tướng phải trả giá đắt nhất cho mọi chiến thắng của ông: đó là chính sinh mạng của mình.

    Bài tường thuật một sự kiện sau đây đã phản ánh rất đúng sự dũng cảm của những người lính Đức lẫn vị tướng Nga nổi tiếng, những con người biết làm thế nào để chiến đấu và làm thế nào để chết một cách anh dũng.

    Trong ngày 17 tháng Chạp năm 1941, Trung đoàn 461 được tăng viện phóng ra một cuộc tấn công vào lực lượng của tướng Dovator, hiện đang cố gắng cắt đứt tuyến đường do Sư đoàn 252 Đức bảo vệ ở gần hồ Trostenskoye. Mối đe dọa đó đã được ngăn chặn. Tất cả các đơn vị của Sư đoàn đã tới được Ruza, mặc dù trên đường rút lui, họ phải chống lại những nỗ lực tập kích liên tục của các trung đoàn kỵ binh Dovator.

    Trong ngày 19 tháng Chạp, sư đoàn 252 nỗ lực vượt qua con sông Ruza ở phía bắc thị trấn cùng tên. Nhưng tướng Dovator cũng đã đón lõng ở đó. Ông không muốn Sư đoàn 252 thoát khỏi nanh vuốt của mình. Sông Ruza bị đóng băng. Vị tướng Nga chuẩn bị mở cuộc tấn công đánh vào sườn quân Đức. Từ cánh phải, ông có ý định tấn công vào những người lính của vùng Silesians từ phía lớp băng bên kia con sông. Trận đánh sẽ xảy ra gần hai ngôi làng nhỏ tên là Dyakovo và Polashkino.

    Trung úy Prigann chiếm lĩnh một vị trí bên ngoài làng Dyakovo. Đó là điểm cao nhất bên bờ tây của con sông. Lực lượng của anh gồm những gì còn sót lại Đại đội 2, Trung đoàn 472 Bộ binh và pháo đội 9 thuộc Trung đoàn 252 Pháo binh. Phía bên phải, trong làng Polashkino, Thiếu tá Hoffer chiếm lĩnh vị trí chiến đấu với Tiểu đoàn 3 thuộc Trung đoàn 7 Bộ binh, đến từ vùng Schweidnitz. Họ đã có những vị trí chiến đấu rất tốt. Hoffer và Prigann tận dụng rất tốt những điều gì mà họ đã làm được.

    Một ngày với bầu trời xám xịt và lạnh giá dần dà trôi đi. Gần trưa thì tuyết bắt đầu rơi, những bông tuyết khô của tháng mười hai thổi tung lên trên chiến trường và dòng sông Ruza băng giá. Xác ngựa, các động cơ mô tô cháy xém, xác người bị chết đông cứng trong các trận chiến trước đây và cái lạnh đã được những bông tuyết che đậy một cách kín đáo.

    Từ bìa rừng, tướng Dovator đã thấy lực lượng tiên phong của mình đang cưỡi ngựa tới con sông. Ông ta có thể nghe âm thanh của trận chiến từ một khoảng cách như vậy. Các kỵ binh Cossacks xuống ngựa chuẩn bị.

    Dovator quay sang ra lệnh cho chỉ huy đội xung kích của trung đoàn, Thiếu tá Linika : “Hãy tấn công về phía phải của đội quân tiên phong”.

    Thiếu tá Linika giơ tay chào và tuốt gươm ra. Ông phát ra mệnh lệnh chiến đấu. Nhóm kỵ binh đầu tiên phi nước đại ra khỏi khu rừng. Giống như một cuộc rượt đuổi của các bóng ma. Qua làng Tolbuzino, họ bắt đầu hướng về con sông. Đúng lúc đó, thì các khẩu súng máy của Đức khai hỏa.

    Đội hình các kỵ binh như bị thổi tung lên, rồi tản ra, nhiều kỵ binh và ngựa gục xuống, ngã lăn xuống tuyết. Cuộc tấn công đã bị chặn đứng. Tướng Dovator cảm thấy bực mình, khó chịu. Cùng với Thiếu tá Linika, chỉ huy trưởng Trung đoàn kỵ binh, ông ta cưỡi ngựa đi quá lên phía bắc cho đến khi gặp con đường cái từ Ruza tới Volokolamsk. Ở đây, ông ta đã gặp nhóm xung kích thuộc Sư đoàn Kỵ binh Nga số 20 đóng quân tại đó. Tiểu đoàn Pháo binh Cơ giới hóa 14 ngay lập tức được lệnh di chuyển qua khu rừng. Hiện giờ là buổi trưa.

    Từ bìa rừng đã có tầm nhìn tốt về phía làng Polashkino. Trên những con đường hướng về phía tây là những chiếc xe chở trang thiết bị của Sư đoàn Bộ binh 252 của quân Đức.

    “Đại tá Tavliyev”, viên tướng ra lệnh. Chỉ huy Sư đoàn 20 Kỵ binh Sô-viết nghiêng người về phía trước. “Các đồng chí phải tiến qua con sông, bỏ qua khu làng Polashkino ở phía phải. Sau đó tấn công vào phía sau và cạnh sườn của quân Đức. Tôi sẽ đi theo anh”. Các kỵ binh di chuyển trên các con ngựa phi nước đại. Nhưng khi họ vừa nhô ra khỏi khu rừng thì họ đã bị ghìm chặt bởi hỏa lực kinh hồn của quân Đức.

    “Triển khai, Đại tá”, vị tướng hét lớn: “Tống cổ quân phát-xít ra khỏi làng !”
    --- Gộp bài viết: 11/07/2016, Bài cũ từ: 11/07/2016 ---
    [​IMG]
    BẢN ĐỒ 4C : ĐÒN TẤN CÔNG CỦA QUÂN ĐOÀN KỴ BINH CẬN VỆ SỐ II TẠI RUZA
    tonkin2007danngoc thích bài này.
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Tướng Dovator phi nước đại xuống căn lều quân sự ở bờ sông với ban tham mưu. Ông nhảy xuống ngựa và vuốt ve cổ con vật. Chú ngựa màu hạt dẻ tên là Kazbek. Nó tỏ vẻ hoảng sợ. "Yên nào, Kazbek" vị tướng vỗ về. Ông quăng dây cương cho Akopian, người giữ ngựa và bảo " Anh hãy đi dạo loanh quanh với nó một lát không thì nó sẽ bị lạnh đấy !"

    Dovator quan sát trận chiến qua ống nhòm. Bên phải ngôi làng Dyakovo đang nằm trong ngọn lửa. Pháo binh Nga đã làm tốt công việc của mình. Nhưng lực lượng xung kích của Trung đoàn 22 Kỵ binh Sô-viết vẫn đang bị ghìm chặt.


    Bây giờ Trung đoàn Kỵ binh Sô-viết 103 đang phi nước đại ra khỏi rừng để triển khai đội hình tấn công, nhưng một lúc sau họ phải xuống ngựa. Các kỵ binh phải đi bộ để tiến lên phía trước. Họ phải vượt qua con sông băng giá. Ở đây, lực lượng tấn công đã bị gìm lại bởi hỏa lực dày đặc của các khẩu súng máy.

    "Chúng ta phải kéo mọi người ra khỏi băng đá". Vị tướng hô lên. Ông rút súng ra khỏi bao, lên cò và sải chân chạy xuống dòng sông. Viên ADC (Người trợ lý chỉ huy sư đoàn), các sĩ quan chính trị, sĩ quan trực và đội cận vệ của sở chỉ huy cùng chạy theo ông.

    Còn cách không đầy 20 yards giữa vị tướng và nhóm kỵ binh đang bị ghìm giữa dòng sông. Đúng lúc đó tiếng súng máy Đức tiếp tục quét qua mặt băng từ rìa phải của ngôi làng. Dovator đột nhiên dừng lại như có gì đó khiến ông khiếp sợ. Rồi ông ngã sấp xuống đống tuyết trôi mà gió đã cuộn lại trên băng.

    Viên trợ lý cố chạy đến với ông, nhưng tiếng súng máy vẫn nổ không ngừng. Tên hạ sĩ quan Đức đã không rời ngón tay khỏi cò súng. Những đám tuyết bắn vọt lên chỉ cho hắn chính xác điểm đến của loạt đạn. Nó cũng đốn ngã người sĩ quan quản trị mang cái tên Đức Teichman. Loạt đạn cũng trúng vào Đại tá Tavliyev và khiến ông đổ gục xuống bên cạnh vị tướng chỉ huy.

    "Lũ chó má" Karasov - người sĩ quan chính trị hét lên - "Lũ chó má" - Áo khoác của ông bay trong gió đằng sau lưng, ông lao mình trên băng tới Dovator và đỡ ông dậy. Nhưng rồi đường đạn lại nhảy múa xuyên qua tuyết cũng dễ dàng hạ ông gục xuống. Ông ngã quỵ trên mặt băng, và hy sinh.

    Cuối cùng, Trung úy Kulicov và Thiếu úy Sokirkov đã bò được đến bên vị tướng. Dưới hỏa lực ác liệt của súng máy Đức, họ đã kéo thi thể ông trên băng và đưa ông về căn lều quân sự ở bờ sông.


    Chú ngựa Kazbek, sau cái chết của chủ nhân đã được đưa trở lại. Tại làng Polashkino, những khẩu súng máy của người Đức vẫn bắn liên hồi. Giờ đây, các lính Đức đến từ vùng Schweidnitz đã phải chống trả lại các đợt tấn công dữ dội của Trung đoàn kỵ binh Shamyakin để trả thù cho Thiếu tướng Dovator anh hùng của họ.

    Thất bại luôn luôn cần một con dê tế thần. Trong cái ngày tướng Nga Dovator bị giết trong trận chiến tại Ruza thì cơn bão chính trị đầu tiên đã quét qua các viên tướng lĩnh Đức. Adolf Hitler đã phế truất chức vụ Tổng tư lệnh Lục quân Đức của Thống chế von Brauchitsch và tự mình đứng vào chức vụ này. Ông cũng chấp nhận đơn từ chức của Thống chế von Bock, Tự lệnh Cụm Tập đoàn quân Trung tâm vì lý do sức khỏe. Người kế nhiệm ông tại chức vụ này là Thống chế von Kluge. Vị trí Tư lệnh Tập đoàn quân IV của von Kluge được thay thế bởi Tướng Heinrici.

    Ngày 20 tháng Chạp, với một vẻ lo lắng, Guderian bay đến Đông Phổ (East Prussia) để gặp Hitler tại Bộ chỉ huy tối cao. Ông ta muốn thuyết phục Quốc Trưởng đưa phòng tuyến của quân Đức trở lại những vị trí thuận lợi hơn, nếu cần với một khoảng cách đáng kể (Một cách nói khôn khéo của từ rút lui).

    Cuộc tranh luận trong năm giờ liền có một tầm quan trọng lịch sử. Nó cho chúng ta thấy một Quốc trưởng luôn luôn ở trong trạng thái cáu kỉnh, dày vò bởi những lo lắng, nhưng mà sự quyết tâm để chiến đấu thật điên cuồng ; nó bộc lộ sự bất lực và xun xoe của những kẻ phụ tá thân cận trông giống nhau trong bộ quân phục tại Bộ Chỉ huy tối cao Đức đầy quyền lực : và nó cũng cho thấy Guderian đơn độc mà dũng cảm, nhiệt tình tranh luận về hoàn cảnh của mình, không hề sợ hãi khi dám cho Hitler biết những ý kiến thẳng thắn của mình về tình hình của Mặt trận.

    Ngay từ đầu cuộc tranh luận, khi đề cập đến vấn đề rút lui đã làm cơn giận của Hitler bùng nổ. Những từ đó châm vào con người ông như vết cắn của một con rắn độc. Nó gợi cho ông ta nỗi ám ảnh về thảm họa của cuộc rút quân của Napoleong vào năm 1812. Bất kể điều gì cũng có thể nói được trừ hai chữ rút lui !
    caonam_vOz, ngthi96, tonkin20071 người khác thích bài này.
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Với một vẻ nhiệt tình, Hitler đã cố gắng thuyết phục Guderian : “Một khi tôi đã ban hành lệnh rút lui thì sẽ không có bất cứ cái gì để giữ lại được. Binh lính sẽ chỉ có chạy. Và với thời tiết sương giá, các lớp tuyết sâu, các con đường đầy băng giá thì đương nhiên các vũ khí hạng nặng sẽ bị bỏ lại đầu tiên, tiếp theo là hạng nhẹ, sau đó là súng trường, cuối cùng là tất cả những gì còn sót lại. Không ! Không thể được. Tất cả các vị trí phòng thủ phải được tổ chức lại. Các nút giao thông và các trạm tiếp vận phải được bảo vệ như pháo đài.. Các binh lính phải đào hầm chui xuống mặt đất, họ phải chui sâu xuống,không nhượng một tấc đất nào !”.

    Guderian đáp lại : “ Thưa Quốc trưởng, mặt đất của Nga hiện giờ rắn đanh lại tới độ sâu bốn feet. Không ai có thể chui sâu xuống được đấy “.

    “Sau đó, anh phải lấy súng cối bắn xuống đất để tạo ra những hố đạn sâu” Hitler vặn lại. “ Đó là những điều chúng tôi đã từng làm ở Flanders trong cuộc Chiến tranh đầu tiên “.

    Một lần nữa, Guderian đã phải đưa Hitler vào đúng thực tế : “ Ở Flanders nền đất rất mềm, nhưng tại Nga đạn pháo giờ chỉ làm ra được cái hố sâu bằng vài gang tay và to bằng cái chậu rửa mặt - nền đất cứng như thép vậy. Bên cạnh đó, các sư đoàn vừa không đủ súng cối, mà quan trọng hơn là chẳng có dư đạn pháo cho những thí nghiệm kiểu này. Bản thân tôi chỉ có bốn khẩu pháo hạng nặng cho mỗi sư đoàn và không sư đoàn nào có hơn 50 viên đạn. Và họ phải phụ trách một khu vực tới 20 miles”.

    Trước khi Hitler có thể ngắt lời, Guderian nói tiếp : “ Cuộc chiến tranh trên địa hình không phù hợp này sẽ là những trận chiến của sự tiêu hao nguồn cung cầu như trong Thế chiến lần thứ nhất. Chúng ta sẽ mất tinh hoa của đội ngũ các sĩ quan và hạ sĩ quan trong các Quân đoàn ; chúng ta sẽ phải chịu những tổn thất khổng lồ mà không đạt được bất kỳ lợi thế nào. Và những tổn thất này sẽ không thể thay thế được…”

    Một không khí im lặng như chết trong Hầm ngầm của Quốc trưởng tại Wolfsschanze (Hang sói – Tổng hành dinh). Hitler cũng yên lặng. Sau đó ông bước đến gần Guderian và nói với một giọng khẩn cầu : “ Anh có tin tưởng là những người lính Cận vệ của vua Frederick vĩ đại đã hy sinh một cách vui sướng không ?. Bởi vì Nhà vua đã xứng đáng để yêu cầu họ hy sinh vì mình… Tôi cũng cho rằng mình xứng đáng để đòi hỏi những người lính Đức nên sẵn sàng hiến dâng cuộc sống của mình“.

    Guderian nhận ra ngay rằng với lối so sánh khoa trương này Hitler chỉ cốt cố lảng tránh vấn đề. Guderian không nói về sự hy sinh theo nghĩa của nó mà là về sự hy sinh vô ích. Vì thế, ông ta bình tĩnh nói : “Những người lính của tôi đã chứng minh rằng họ sẵn sàng hy sinh cuộc sống của họ. Tuy nhiên sự hy sinh này chỉ được yêu cầu nếu có một sự kết thúc xứng đáng. Và tôi thấy không có lý do gì để chứng minh, thưa Quốc trưởng!”

    Sự hoảng sợ biểu hiện trên nét mặt của các sĩ quan đang hiện diện, rõ ràng họ nghĩ chắc chắn Hitler sẽ nổi cơn thịnh nộ. Nhưng lần này thì không. Quốc trưởng nói với giọng nhẹ nhàng : "Tôi biết rõ tất cả mọi sự cố gắng của anh, và sự lãnh đạo quân lính của anh từ mặt trận. Nhưng vì lý do này anh đang trong mối nguy của việc nhìn nhận mọi thứ trong tầm hạn hẹp. Anh bị bó buộc bởi quá nhiều thương cảm cho quân lính. Ở một tầm nhin xa thì mọi việc sẽ trở lên rõ ràng hơn. Để giữ được phòng tuyến thì không có sự hy sinh nào mà không vĩ đại. Vì nếu chúng ta không giữ được phòng tuyến thì Mặt trận thuộc Cụm Tập đoàn quân Trung tâm sẽ bị thất thủ “.

    Cuộc tranh luận tiếp tục trong vài tiếng đồng hồ nữa. Khi Guderian rời khỏi phòng Tình huống trong Hầm ngầm Quốc trưởng thì đã quá nửa đêm. Ông đã nghe Hitler nói với Keitel :” Đấy là một người mà tôi không thể thuyết phục được !”. Điều đó là sự thật. Hitler không thể thuyết phục được người đàn ông đã tạo ra lực lượng Thiết giáp Đức.

    Với Guderian thì nguyên tắc điều hành của Hitler -giữ chặt bằng mọi giá và ngay cả trong hoàn cảnh tồi tệ nhất – đó là sự xúc phạm đến truyền thống và ý đồ chiến lược lâu dài của Bộ tổng tham mưu nước Phổ... Trong hoàn cảnh không còn hy vọng gì thì sự rút lui sẽ tránh khỏi những thương vong không cần thiết và lấy lại sự tự do tiến hành cho các chiến dịch mới. Không cầm cự được thì chỉ đơn giản là sẽ bị tiêu diệt.

    Trong cùng một thời điểm, người ta có thể không hoàn toàn bác bỏ cho phép sự rút lui trong một mùa đông ảm đạm ở nước Nga và dưới áp lực của một đội ngũ Hồng quân đang say sưa, chiến thắng và cuồng tín biến sự rút lui của quân Đức vốn đã bị đánh tơi tả trở thành một cuộc tháo chạy hỗn loạn. Và điều gì sẽ xảy ra cho các binh sĩ Đức đang trên đường rút lui ? Trong cuộc rút lui thì sự hoảng loạn sẽ lây lan nhanh chóng, nhất là tại các chuyến bay di tản. Không có gì khó khăn hơn là ngăn chặn dòng người đổ lên một chuyến bay của các đơn vị đang hoảng loạn.

    Những sự suy xét đó đã khiến cho Hitler bác bỏ những lập luận của Guderian với một thái độ không nhượng bộ. Hitler thậm chí còn hủy bỏ các chỉ thị mà ông ta đưa ra trong những ngày đầu khi người Nga mở cuộc tiến công là cho phép rút ngắn các khu vực phòng tuyến và rút quân về phía sau để thay thế bằng một mệnh lệnh không nhượng bộ đã trở thành những vấn đề nóng bỏng vẫn gây tranh cãi bởi các nhà sử học quân sự : “Các sĩ quan và cán bộ chỉ huy phải nêu cao chủ nghĩa cá nhân, nhằm buộc binh lính phải chiến đấu đến cùng tại các vị trí của mình, bất kể khi quân thù phá vỡ phòng tuyến, tấn công vào sườn và hậu phương Mặt trận. Chỉ khi nào hậu quân đã được chuẩn bị gọn gàng được lực lượng tiếp ứng đầy đủ thì sự rút lui đến một vị trí xác định mới được cân nhắc”.
    tonkin2007, caonam_vOzdanngoc thích bài này.
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Mệnh lệnh này là một chủ đề gây tranh cãi cho đến ngày nay. Trên một khía cạnh nào đó thì có thể nói rằng nó là một mệnh lệnh từ sự điên khùng mất trí nhưng lại gây ra sự thiệt hại thực chất cho quân Đức ở phía Đông với những hy sinh không cần thiết. Họ cho rằng các binh sĩ Đức có thể rút lui một cách trật tự về các vị trí phòng thủ thuận lợi hơn. Ví dụ như rút về vùng đất cao chạy dọc theo vùng Smolensk, điều đó sẽ buộc Đại bản doanh Tối cao Sô-viết phải phát động nhiều cuộc tấn công tốn kém làm tiêu hao nhiều binh lực của các Sư đoàn Sô-viết hơn là của các binh sĩ Đức. Không nghi ngờ gì, những lý lẽ ủng hộ cho rằng lập luận trên sẽ góp phần tổ chức tốt lại cho các khu vực của Mặt trận.

    Nhưng những có nhiều người chỉ huy trong lãnh vức này như các viên Tướng tham mưu, những người chỉ huy Quân đội có quan điểm cho rằng việc rút lui dưới áp lực của những Sư đoàn tấn công thiện chiến Siberian, có ưu thế trong cuộc chiến tranh Mùa đông sẽ dẫn đến sự hỗn loạn và làm sụp đổ nhiều khu vực trọng yếu của Mặt trận. Những khoảng trống sẽ phát sinh mà không một chỉ huy nào có thể lấp lại được, các lỗ hổng sẽ bị đẩy tới phòng tuyến và quân đội Xô viết chỉ việc chạy thẳng xuyên qua đó, truy đuổi, vượt qua quân Đức đang tháo chạy. Và phía sau Smolensk quân Xô viết có thể khép kín vòng vây cạm bẫy xung quanh Cụm Tập đoàn quân trung tâm.

    Có lẽ lý luận này đã cho bên Xô viết quá nhiều kĩ năng và sức mạnh. Nhưng không thể phủ nhận rằng - theo quan điểm quân sự thuần túy- mệnh lệnh không đầu hàng của Quốc trưởng, đơn giản nhưng khắc nghiệt, đó chỉ là cố tình ngoảnh mặt đi trước một viễn cảnh sụp đổ kinh hoàng. Những sự kiện tiếp theo đã chứng minh cho những suy nghĩ của Hitler là đúng đắn. Người ghi chép liên quan đến lịch sử quân sự phải chấp nhận thực tế này. Những sự suy xét về mặt chính trị, đạo đức và triết học thì khỏi cần phải bàn, đó là những nội dung hoàn toàn khác….


    .........................................



    “Mệnh lệnh phòng thủ” dai dẳng này đã khiến cho các chỉ huy trên chiến trường rơi vào tình trạng xung đột tinh thần, dẫn đến những bi kịch và cả chủ nghĩa anh hùng vô song với sự hy sinh để tuân theo mệnh lệnh, tất cả được minh họa trong các chiến dịch của Tập đoàn quân IX trên cánh bắc của Cụm Tập đoàn Trung tâm, thuộc vùng Kilinin - Rzhepv, và trong trận chiến phòng vệ của Tập đoàn quân bạn – Tập đoàn quân XVI thuộc Cụm Tập đoàn quân Bắc đóng tại vùng giữa hai hồ Seliger và Ihnen.

    Tập đoàn quân IX của Đại tướng Strauss hiện đang trấn giữ phòng tuyến nằm giữa hồ Moscow và hồ Seliger với thành phần gồm ba Quân đoàn kể từ cuối tháng mười. Đường chiến tuyến chạy từ thành phố Kalinin tới hồ Volgo – khởi nguồn của dòng sông Volga – trông giống như một cái rào cản ngăn không cho sông Volga uốn cong. Ở chặng phía nam chính là thành phố Rzhev.

    Kể từ giữa tháng Chạp năm 1941, Tập đoàn quân IX đã rút lui, từng bước một, từ thành phố Kalinin về hướng Tây nam. Những đợt tấn công đầu tiên của hai Tập đoàn quân Nga 31 và 29 đã trực tiếp giáng thẳng vào Quân đoàn XXVII của tướng Wager tại đông nam Kalinin. Nhiệt độ là 20 độ dưới không. Tuyết đã bao phủ dày trên mặt đất đóng băng. Pháo binh bắn dọn đường ở mức độ vừa phải. Chỉ có vài chiếc xe tăng yểm trợ cho bộ binh Nga trên dòng sông Vonga đóng băng. Ở cánh phải của Quân đoàn, nằm ở vùng hồ chứa Volga, do Sư đoàn Bộ binh 86 Westphalian của Trung tướng Witthoft chỉ huy, lực lượng tấn công của quân Nga đã bị chặn đứng bởi hỏa lực của máy quân Đức.

    Tuy nhiên, tại khu vực tiếp giáp phía bên trái, nơi Sư đoàn Bộ binh 162 Pomeranian trấn giữ, quân Nga với sự hỗ trợ của vài chiếc T-34 đã chọc thủng phòng tuyến, họ mở rộng sự thâm nhập và tiếp tục thọc sâu với sự tham gia của các Tiểu đoàn trượt tuyết Siberian. Bất chấp mối đe dọa này, Quân đoàn VI của tướng Förster, nằm phía bên trái của Quân đoàn XXVII , đã tổ chức khu vực phòng thủ nhằm chống lại các đợt tấn công mãnh liệt của quân Nga. Trong khu vực của Sư đoàn 26 Bộ binh, một lực lượng gồm 2 Tiểu đoàn – được thử thách qua các trận đánh thuộc Trung đoàn Bộ binh 39 dưới sự chỉ huy của Đại tá Wiese đã phân cho các đại đội đang thiếu hụt. Đó là Tiểu đoàn 3 và một lực lượng tương tự thuộc Sư đoàn 6 Bộ binh Westphalian để bảo vệ một đoạn chiến tuyến dài 16 dặm. Quân Nga đã không vượt được qua.

    Để chống lại Sư đoàn Bộ binh 110, mặt khác, bên cánh trái của Quân đoàn XXVII, quân Nga đã thành công trong việc tiến đến bờ nam của sông Volga. Từ đó họ đe dọa tới tuyến đường tiếp vận duy nhất của Quân đoàn VI, từ Staritsa tới Kalinin. Cùng thời điểm này, thành phố Kalinin có nguy cơ bị đánh tạt sườn.

    Tiểu đoàn 3 thuộc Trung đoàn 18 Weslphalian, là lực lượng dự trữ của Quân đoàn thuộc Sư đoàn 6 Bộ binh nhận được lệnh phải đánh bật một lực lượng quân Nga gồm 200 người trở lại sông Volga. Nhóm Weslphalian chuẩn bị hành động. Nhiệt độ lúc này là âm 40 độ. Họ phải tấn công trong tình trạng tuyết ngập tới đầu gối. Họ đã tấn công ba lần. Nhưng người Nga đã qua sông với sức mạnh của một trung đoàn. Không thể đánh bật được quân Nga. Sự thực, tiểu đoàn bắt được 100 tù binh nhưng mất mát không hề nhỏ : 22 người chết, 45 bị thương và hơn nữa 55 người bị ảnh hưởng của tình hình thời tiết một cách nghiêm trọng.
    Lần cập nhật cuối: 16/07/2016
    tonkin2007caonam_vOz thích bài này.
  7. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Ít nhất họ đã chặn đứng đà tiến quân của các lực lượng Sô-viết. Con đường tiếp liệu quan trọng đã thông trở lại được bảo vệ, và mối đe dọa với Kalinin được ngăn chặn. Kết quả là Quân đoàn đã có đủ thời gian để rút lui các lực lượng chiến đấu trong thành phố Kalinin. Ngày 15 tháng Chạp, thành phố đã được bỏ trống. Ngày 16 tháng Chạp năm 1941, lực lượng Hồng quân dưới sự chỉ huy của các tướng Shvetsov và Yushkevich đã tiến vào giải phóng Kalinin.

    Việc lực lượng Sô-viết tiến vào phòng tuyến của quân Đức trên sông Volga và giải phóng Kalinin quả là một đòn nặng ; Cánh đông của Tập đoàn quân Đức số IX phải bị chiếm lại. Đại bản doanh tối cao Sô-viết đã đặt những điều kiện kiên quyết cho việc phản kích sâu vào sườn quân Đức.

    Đại tướng Strauss đã nhìn thấy mối nguy hiểm đang đến gần. Ông ta có dụng ý – giống như Guderian ở phía nam, sau bước đột phá của tướng Zhukov theo hướng Stalinogorsk – từ bỏ phòng tuyến tại chỗ lồi Kalinin và đưa Quân đoàn của ông quay trở lại ngắn hơn rất nhiều với hồ Seliger là một cái trục ; phóng tuyến mà ông ta dự định trấn giữ là một đường vòng cung bằng phẳng chạy từ hồ Volgo tới Gzhatsk nằm trên đường xa lộ Moscow. Thành phố Rzhev nằm ở vị trí trung tâm và được coi là nòng cốt của phòng tuyến hình vòng cung đó. Mật danh cho vị trí mùa đông này là "Königsberg".

    Việc rút quân đã được thực hiện trong một động thái nhỏ, nhanh chóng di chuyển qua một số vị trí trung gian đã được xác định, tất cả đều được mang tên các thành phố tại Đức với mật danh - Augsburg, Bremen, Coburg, Dresden, Essen, Frankfurt, Giessen, Hanau, Ilmenau, và Königsberg. Tuy nhiên, thời gian biểu chỉ đến được điểm dừng ở vị trí xa nhất là "Giessen". Đó là vị trí mật danh mà "con tàu" phải dừng lại.

    Nhờ có lòng dũng cảm và tinh thần chiến đấu quên mình của đội quân chặn hậu, các Sư đoàn đã về được điểm tập kết "Giessen" trong tình trạng gần như nguyên vẹn. Di chuyển qua các lớp tuyết dày, họ còn đưa về được phần lớn các khí tài hạng nặng. Trong hai tuần vừa qua, họ đã thành công trong việc chống trả các đợt tấn công mạnh mẽ của địch quân và giữ gìn sự liên kết với các điểm trong phòng tuyến của họ.

    Các binh sĩ Đức đã thực hiện được những kỳ công siêu việt. Thường xuyên các xe cộ đã phải mất 12 đến 15 giờ lao động rất cực nhọc mới khởi động được. Một ngọn lửa nhỏ được đốt phía dưới động cơ xe để làm tan băng cho hộp số và bộ truyền lực. Mặc dù thế nhưng gần như tất cả xe cộ đều phải lai dắt bằng sức người.

    Đang bao trùm lên phòng tuyến là một phần đội ngũ chiến đấu đánh chặn giữ cho quân Xô viết đang truy đuổi không lại gần trong khi phần còn lại của binh lính có thể rút lui. Vai trò chủ yếu là các chiến binh riêng lẻ. Họ nấp trong các đống tuyết sâu, nằm sau các cỗ súng máy chống lại các cuộc tấn công điên cuồng của quân Sô-viet.

    Những chiếc găng tay mỏng của họ không thể đủ ấm để ngăn các ngón tay khỏi bị đóng băng. Vì vậy họ cuộn tay trong những miếng vải và giẻ rách. Như thế này, tất nhiên là khiến họ trở nên quá vụng về với các loại cò súng. Do đó họ chèn vào que củi, cành cây nhỏ hay mẩu gỗ từ dầm nhà bị cháy của nông dân vào giữa các mẩu vải bao bọc lấy nắm tay, như vậy họ mới có thể kéo được cò súng. Chính vì thế, quân đoàn đang nằm ở cánh phải Tập đoàn quân IX đã “lên tàu” qua "Augsburg""Bremen" "Colburg" "Dresden" "Essen""Frankfurt" cho tới khi “Mệnh lệnh phòng thủ” của Hitler yêu cầu họ tạm dừng lại lệnh rút lui có hệ thống trước mật danh"Königsberg".

    Các Sư đoàn của hai Tập đoàn quân Panzer III và IV đã phải tạm dừng cuộc rút lui của họ tại phòng tuyến Ruza. Vì lý do đó, tập đoàn quân IX theo mệnh lệnh phải tiếp tục bảo vệ phòng tuyến cho đến tận sông Volga.

    Thống chế von Kluge, Tư lệnh mới của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm đã yêu cầu, giám sát chặt chẽ việc thực hiện Mệnh lệnh của Quốc trưởng. Ông ra chỉ thị cho Tập đoàn quân IX :“Tất cả mọi người phải giữ chặt ở vị trí của mình. Bất kỳ ai rời bỏ vị trí sẽ tạo ra lỗ hổng xé rách phòng tuyến, mà lỗ hổng này sẽ không thể lấp lại được nữa….”. Chỉ có một tia sáng yếu ớt trong mệnh lệnh là đoạn : “Trường hợp thoát ra khỏi kẻ thù chỉ khi có ý nghĩa thuận lợi và có ích cho điều kiện chiến đấu, nếu có thể thì gia nhập vào đội quân dự bị". Nhưng Thống chế lập tức hạn chế cho sự nhượng bộ này : “Bất kì sự rời bỏ của lực lượng cấp từ sư đoàn trở lên phải có sự cho phép của cá nhân tôi"

    Ngày 19 tháng Chạp năm 1941, Đại tướng Strauss đã đến Sở chỉ huy của Quân đoàn XXIII do tướng Schubert chỉ huy bao gồm các Sư đoàn Bộ binh 251, 256, 206, 102 và 253 với một mệnh lệnh mới “Không lùi một bước”.

    Ba ngày sau, một cuộc tấn công cỡ Trung đoàn thuộc Tập đoàn quân 39 dưới sự chỉ huy của viên tướng Nga Maslennikov có sự yểm trợ của các xe tăng T-34 hướng vào cánh phải của Quân đoàn XXIII. Quân Nga đã cố gắng để vượt qua phòng tuyến do Sư đoàn Bộ binh 256 đến từ Saxon trấn giữ. Tướng Maslennikov muốn lấy lại Rzhev.

    Các Trung đoàn Saxon thuộc Sư đoàn Bộ binh 256 kháng cự một cách tuyệt vọng. Họ để cho các xe tăng Nga vượt qua họ, để rồi từ những hầm cá nhân nằm ở dưới lớp tuyết họ bắn vào lực lượng bộ binh của quân Nga. Họ phá hủy các khẩu đội pháo và sau đó giải quyết tiếp với các xe tăng T-34.
    tonkin2007, caonam_vOzngthi96 thích bài này.
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927

    Đó là Thiếu úy Falck thuộc Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 256 Bộ binh, đang nằm sau đống tuyết. Để ngụy trang, anh ta đã khoác trên mình một chiếc áo choàng trắng tự làm tại nhà. Chiếc xe-tăng Nga ầm ầm chạy qua vị trí ẩn nấp của anh, làm đất cát bắn tung tóe cùng với khẩu súng máy trên xe đang nhả đạn. Bây giờ chính là giây phút của Falck. Anh nhảy lên chiếc xe tăng và đu người lên đuôi xe. Giữ chặt bằng đầu ngón tay, anh khéo léo luồn quanh tháp pháo. Anh ta rút chốt hai quả lựu đạn, giữ chặt vào nòng súng bằng cánh tay phải. Sau đó, anh nghiêng người hết sức về phía trước dùng tay trái thả hai quả lựu đạn vào trong bằng cú đẩy đầy uy lực. Anh nhanh chóng rời khỏi chiếc tăng, rơi xuống nhẹ nhàng, hai chân ngập trong tuyết. Tiếng nổ đầu tiên phát ra cùng với sự bùng nổ của đạn pháo.Những quả lựu đạn đã làm tốt công việc và làm cho đạn dược trên xe nổ tung.


    Phòng tuyến của Sư đoàn Bộ binh 256 đã giữ vững trong các ngày 22 và 23 tháng Chạp. Và tiếp sau là Đêm ngày Giáng sinh và ngày Boxing Day. Nhiệt độ ở mức 25 đến 30 độ âm. Bầu trời tối đen và đầy mây, mặt đất luôn bao phủ bởi những cơn gió tuyết nhẹ. Tầm nhìn xa không quá 100 yards.

    Trong bối cảnh của “Mùa đông Napoleon”, xe tăng Nga xuất hiện như những bóng ma. Những đội chống tăng Đức thường xuyên bắn T-34 với những khẩu súng chống tăng 37mm có tầm bắn không quá 6 yards. Nếu chiếc xe-tăng Nga còn sống sót, nó sẽ nghiền nát các pháo thủ chống tăng. Thường xuyên chỉ có loại súng 88m, các cụm pháo phòng không của Luftwaffe hoặc là những khối thuốc nổ được sử dụng theo tấm gương của những chiến binh như Thiếu úy Falck mới là sự cứu rỗi duy nhất trong việc chống lại xe-tăng T-34.

    Ngày 29 tháng Chạp, các lính Đức trong Sư đoàn Bộ binh 256 đã phải chống trả một lực lượng địch quân mạnh gấp mười lần trong bảy ngày . Cho đến lúc đó, lính Đức chỉ còn giữ những cứ điểm nhỏ hơn như ngã ba đường, ven rừng hoặc tại các bìa làng.

    Quân Nga cũng mở các đợt tấn công vào khu vực lân cận của Sư đoàn. Ba đội quân của Đại tướng Konev thuộc Phương diện quân Kalinin đã giao chiến với quân Đức đang trấn giữ phòng tuyến dọc theo khúc quanh của con sông Vonga. Càng ngày càng thấy rõ rằng, Konev mở cuộc tấn công qua Rzhev để hướng về đường cao tốc Moscow, theo kế hoạch nhằm kết nối với lực lượng phía Nam của Zhukov đang chĩa vào hậu phương của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm. Rzhev đã trở thành điểm mấu chốt của số phận quân Đức tại Mặt trận miền Đông.

    Ngày 31 tháng Chạp, ngày cuối cùng của năm 1941, phòng tuyến chính của Sư đoàn 256 Bộ binh đã bị thủng lỗ chỗ khắp nơi, bất chấp được sự yểm trợ của Quân đoàn Không quân VIII. Lính Nga đã thâm nhập. Số phận của Sư đoàn 206 cũng đã kết thúc. Quân số của Trung đoàn Bộ binh 301 tụt xuống còn vài trăm người. Trong cùng ngày, sự gắn kết của phòng tuyến do Tập đoàn IX phụ trách đã bị mất tại phía Tây thị trấn Staritsa. Trong khu vực thuộc Sư đoàn 26 Bộ binh, phía Tây Bắc của thị trấn Staritsa đang chìm trong biển lửa. Hai tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 18 Bộ binh và những gì còn lại của Trung đoàn 84 cùng với Tiểu đoàn 2 của Trung đoàn Pháo binh Sư đoàn 26 đang phải chống đỡ với các cuộc tấn công của người Nga đến từ mọi hướng.

    Nhà ga xe lửa của Staro-Novoye cũng cháy sáng rực trời. Các bưu phẩm và khẩu phần đặc biệt cho ngày Giáng sinh đều chìm trong lửa cùng với quần áo mùa đông của sư đoàn, những thứ sẽ được đốt sau cùng. Tất cả những gì binh lính có thể giữ lại là những miếng pho mát Thụy sĩ. Khắp nơi, trong tất cả các lều nông dọc theo khu vực nhà ga là hàng đống các khoanh pho mát lớn. Thoải mái như người ở bên ngoài vùng chiến sự họ tự cắt cho mình những miếng pho-mat bằng chính lưỡi lê. Nhưng chỉ 24 giờ sau thì các túp lều nông cùng đống pho mát sẽ bị bỏ lại. Trung đoàn phải di chuyển về phòng tuyến mới để chống lại một lực lượng quân Nga đã chọc thủng chiến tuyến xa hơn sáu dặm về phía tây nam thuộc vùng Klimovo.

    Bộ phận trinh sát trên không đã báo cáo có một lực lượng lớn của quân Nga đang ở cánh phải sủa Sư đoàn 256 Bộ binh, bên ngoài Mologino, cách Rzhev có 19 dặm. Trong thành phố Rzhev có tới 3000 người bị thương.

    Sư đoàn đã nhận lệnh qua radio từ Quân đoàn XXIII yêu cầu củng cố khu vực cánh phải với cụm từ “Phải giữ vững bằng mọi giá”. Những gì còn lại của hai Trung đoàn Bộ binh 476 và 481 ném mình vào hướng tấn công ào ạt của người Nga trên con lộ.

    Mệnh lệnh của Hitler “Tập đoàn quân IX không lùi một bước” đã ấn định xuống Quân đoàn đang cố sức bảo vệ phòng tuyến trong ngày 3 tháng Giêng năm 1942, bên ngoài Latoshino, phía đông Yeltsy.

    Hồi 13.00 ngày 31 tháng Chạp, Đại tướng Strauss xuất hiện trong Sở chỉ huy của tướng Schubert, chỉ huy quân đoàn trong thành phố Rzhev với mệnh lệnh :” Mologino phải được bảo vệ cho tới người lính cuối cùng”. Ông ta có thể ra mệnh lệnh nào khác ? Hai mươi phút sau, chính xác là 13.25, Trung tướng Kauffmann, chỉ huy Sư đoàn 256 Bộ binh bước vào phòng. Ông ta đến thẳng từ Mologino.
    tonkin2007, caonam_vOzdanngoc thích bài này.
  9. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Ông ta trông trắng bệch như cái ga trải giường, người gần như bị đông cứng. Bằng một giọng nói run rẩy vì xúc động, ông ta báo cáo với viên chỉ huy Tập đoàn quân : “ Báo cáo ngài Đại tướng, thực tế sức mạnh chiến đấu Sư đoàn nay chỉ còn tương đương với một trung đoàn và đang bị các lực lượng trượt tuyết của quân Nga bao vây. Các binh sĩ đang ở tận cùng của sức chịu đựng. Họ đang gục xuống vì mệt mỏi. Họ ngã lăn xuống tuyết chết vì kiệt sức . Việc họ bị đòi hỏi phải làm chỉ là công việc tự sát. Những người lính trẻ quay về phía chỉ huy và hét lên với họ : “Tại sao các ông không giết luôn chúng tôi đi - không sao cả, vì đó là sự giải thoát cho chúng tôi” . Mologino thì đã thất thủ rồi”.

    Đại tướng Strauss đứng như hóa đá. Sau đó, ông ta chậm rãi nói : ” Đó là nội dung mệnh lệnh hỏa tốc của Quốc trưởng. Không có con đường nào khác ngoài trấn giữ hay là chết “.

    Và quay sang tướng Kauffmann, ông ta nói thêm : ” Anh hãy lái xe đến chiến tuyến, tới những binh sĩ của anh, thưa tướng quân, đó chính là vị trí của anh hiện giờ”. Trung tướng Kauffmann không nói một lời và rời khỏi căn phòng.

    Trên thực tế, tình hình tại Mologino không đến nỗi tuyệt vọng như Kauffmann đã thấy. Trong buổi chiều ngày cuối cùng của tháng Chạp, những gì còn sót lại của Tiểu đoàn 1 được tăng cường thuộc Trung đoàn Bộ binh 476 đã xông vào thị trấn, nơi vẫn đang được Đội Trinh sát đặc nhiệm 256 dưới sự chỉ huy của Thiếu tá Mummert kiên quyết bảo vệ.

    Lực lượng còn lại của Trung đoàn đã được phân công vào các vị trí cần bảo vệ bố trí ở phía tây thị trấn. Tuy nhiên, vào lúc chập tối, lực lượng trượt tuyết Siberian đã chiếm được khu rừng nằm giữa Mologino và và chiến tuyến dự kiến cần phải bảo vệ. Vậy thì công việc của những người lính Đức còn ở lại thị trấn là gì ? Công việc đơn thuần bây giờ chỉ là bảo vệ Mologino càng lâu càng tốt, hạn chế và ngăn ngừa các lực lượng quân Nga can thiệp vào sự rút lui của Quân đoàn.

    Sau một cuộc giao tranh dữ dội, những lính Đức thuộc Đội Trinh sát đặc nhiệm và Tiểu đoàn 1 đã đẩy lùi được các cuộc tấn công của quân Siberian. Thường thường, họ bảo vệ một vài căn nhà biệt lập ở giữa thị trấn. Sau khi họ có một chút thời gian nghỉ xả hơi là họ lao vào các cuộc phản công ngay lập tức.

    Hệ thống thông tin liên lạc vô tuyến với Sư đoàn đã bị cắt đứt từ ngày 2 tháng Giêng. Liên lạc với các đơn vị lân cận bên cánh trái vẫn được duy trì bới các đội tuần tra con thoi giữ họ với nhau. Tuy nhiên, Thiếu tá Mummert xác định phải giữ bằng được Mologino. Trong đêm mồng 2 rạng ngày 3 tháng Giêng năm 1942, họ đã thành công trong việc khôi phục một phần tín hiệu liên lạc với Sư đoàn. Tại Sư đoàn, mọi người rất ngạc nhiên khi biết Mologino vẫn đứng vững. Ngay lập tức, một kế hoạch nhằm sơ tán các lực lượng còn lại để trở về Sư đoàn.

    Gần 18.00, thiếu tá Mummert bắt đầu sơ tán ra khỏi Mologino. Các khí tài hạng nặng đã được bỏ lại phía sau. Xuyên qua đêm đen và các phòng tuyến do quân Siberian trấn giữ, họ âm thầm di chuyển theo con đường mòn mà bình thường họ hay đi tuần, các binh lính Đức đã tới được các đơn vị lân cận.

    Một lần nữa, Sư đoàn Bộ binh 206 đã thành công trong việc vá lại lỗ thủng trong tuyến phòng thủ của Tập đoàn quân IX, nhưng ngày 4 tháng Giêng tuyến phòng thủ đã bị phá thủng hoàn toàn, không thể cứu vãn. Một khe hở rộng từ 9 đến 12 dặm xuất hiện tại nơi tiếp giáp của hai Quân đoàn VI và XXIII. Lập tức, một lực lượng tấn công rất mạnh của người Nga tràn qua khe hở đó và ào ạt tiến qua sông Volga.

    Tập đoàn quân Sô-viết 29 xoay lại theo hướng thành phố Rzhev và cố gắng đánh chiếm thành phố theo hướng tây nam. Thiếu tá Disselkamp, phụ trách đơn vị tiếp vận thuộc Sư đoàn 6, là một người chỉ huy đầy nghị lực đã chặn đứng cuộc đột phá của người Nga với một lực lượng ứng phó khẩn cấp được tập hợp lại một cách vội vàng. Đó là gồm những lính lái xe, nhân viên tiếp vận, vài khẩu pháo tự hành và súng chống tăng, đại đội bảo dưỡng, các bác sĩ và người phục vụ của Đại đội thú y thuộc Sư đoàn 6 Bộ binh.

    Với một nhóm quân ô hợp như vậy mà lực lượng của Disselkamp đã chặn đứng được người Nga. Theo cách này, Quân đoàn VI đã có cơ hội để thiết lập một tuyến phòng thủ mới do hai Sư đoàn 26 và 6 phụ trách. Thành phố Rzhev được tổ chức lại thành một địa điểm kháng cự kiên cố cho những ngày tiếp theo.. Tuy nhiên, Tập đoàn quân số 39 và Quân đoàn Kỵ binh của Nga dưới sự chỉ huy của tướng Gorin đã bỏ qua thành phố theo hướng tây, tiếp tục tiến về phía nam qua Sychevka hướng về thành phố Vyazma.

    Mặc dù trên toàn bộ chiều dài của phòng tuyến chìm trong ngọn lửa, nhưng những khu vực chủ chốt và là đích đến của người Nga đã bắt đầu hiện lên một cách rõ ràng. Đại tướng Nga Konev đã cho quân vượt qua lỗ hổng tại Quân đoàn XXIII nằm ở trên cánh bắc của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm với dụng ý bao vây và xóa sổ Tập đoàn quân IX của Đức. Ở dưới cánh nam, quân của tướng Zhukov cũng vội vã lao vào cuộc đua. Quân Nga vượt qua lỗ hổng nằm giữa Tập đoàn quân Panzer II và Tập đoàn quân IV, nhằm thẳng Vyazma với hy vọng tấn công vào sườn của Tập đoàn quân Panzer II trong cùng một thời gian.

    Tướng Nga Golikov cùng Tập đoàn quân 10 của ông đã thực sự bao vây thị trấn Sukhinichi. Nhưng một lực lượng mạnh gồm 4000 lính Đức dưới sự chỉ huy của tướng Gilsa đã khước từ sự nhượng bộ và biến thị trấn thành một con đê chắn sóng chống lại cơn bão táp Sô-viết. Nhóm Gilsa phải chịu đựng mọi sự thiếu thốn và chiến đấu trong vòng vây bốn tuần. Đó là một vấn đề chúng tôi sẽ đề cập đến ở phần sau.

    Năm 1941 được bắt đầu với sự tự tin tràn ngập chiến thắng, nhưng lúc khép lại với một bầu không khí lo lắng ảm đạm. Vào ngày Boxing Day, Hitler chớp lấy dịp viên Tư lệnh mới của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm phàn nàn về Guderian, muốn thoát khỏi con người mà ông ta đã có những cảnh báo thường xuyên là liên tục gây ra cho ông ta cảm giác khó chịu. Thống chế von Kluge đã buộc tội viên Đại tướng không tuân lệnh. Hai người đã có những bất đồng vào đầu tháng Chạp. Bởi vậy, Hitler đã thải hồi Guderian. Binh lính Đức ngoài mặt trận đã chết điếng vì kinh ngạc, họ sẽ ra sau khi thiếu mất bộ óc quân sự tốt nhất của họ ? Với một thái đã dự đoán từ trước mọi sự việc, Guderian kết thúc lệnh từ biệt với Tập đoàn quân thiện chiến Panzer II của ông : ”Tôi sẽ ở bên các bạn trong các nhiệm vụ khó khăn”.

    Và có một vấn đề thực sự khó khăn là ; không nơi nào mà Bộ Chỉ huy Đức có thể huy động đủ lực lượng dự trữ để chống lại sự thâm nhập của người Nga. Lực lượng kỵ binh Hồng quân đã tạo một sức ép lớn lên phòng tuyến của quân Đức ở phía bắc Yukhnov và đang đe dọa tới các tuyến đường tiếp vận tới Smolensk. Lính dù Nga đã được ném xuống phía sau phòng tuyến của Đức. Các hoạt động của quân du kích cũng trở thành một mối đe dọa lớn.

    Hitler vừa nguyền rủa số mệnh và mùa đông nước Nga vừa chửi bới chúa Trời và mắng nhiếc các tướng lĩnh. Sự phẫn nộ cũng đổ lên đầu vị chỉ huy giỏi của Tập đoàn quân Panzer IV. Đầu tháng giêng, khi Đại tướng Hoepner rút lui Cụm Tập đoàn quân Panzer IV của mình - mới được nâng cấp lên thành Tập đoàn quân Panzer IV- mà không hề có sự xin phép tưởng như đã có ở Tổng hành dinh Quốc trưởng. Hitler chộp lấy "sự bất tuân lệnh" này với mục đích để làm gương. Hoepner bị cách chức, giáng cấp, đuổi khỏi Quân đội với sự ô nhục. Sau Guderian thì binh lính tại Mặt trận phía Đông lại mất đi vị lãnh đạo Binh chủng xe tăng xuất sắc thứ nhì.

    Cách xử trí không dựa vào bất kì sự chứng minh căn cứ theo thực tế nào được làm chứng bởi thiếu tướng Negendanck, sau đó là người lãnh đạo mẫu mực của Tập đoàn Panzer, nhân chứng trực tiếp của vụ việc này.

    Sau đây là sự miêu tả của ông gửi cho tác giả :“Một số người trong chúng tôi đang ăn trưa với Đại tướng Hoepner, người vừa mới trở về từ mặt trận. Tại bàn ăn, ông ta đã trình bày quan điểm của ông với vị Tham mưu trưởng Tập đoàn quân, Đại tá Charles de Beaulieu rằng bên cánh phải của Tập đoàn quân Panzer IV nên được rút lui kể từ khi cánh bên của đơn vị bạn thuộc Tập đoàn quân IV không đứng vững trước các cuộc đột phá của quân Nga vào lỗ hổng đã xuất hiện trên phòng tuyến. Quan điểm này ngay sau đó đã được truyền đạt tới vị Tham mưu trưởng của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm. Chúng tôi vẫn ngồi tại bàn ăn trong khi Thống chế von Kluge thảo luận các vấn đề với Đại tướng Hoepner, và tôi nhớ rõ ràng như thế nào khi nghe Đại tướng Hoepner nhắc đi nhắc lại ở phần cuối của cuộc trò chuyện :” Rất tốt, vậy thì thưa ngài thống chế, để bắt đầu chúng ta sẽ chỉ rút về vũ khí hạng nặng và các xe lửa hành lý, cho chắc chắn là ta không bị mất chúng. Ông hãy giải thích cho Quốc trưởng sự cần thiết của biện pháp này và thỉnh cầu sự cho phép của Ngài”.

    Khi Đại tướng tiếp tục cuộc trò chuyện với sau cuộc hội thoại, ông nói : ” Mọi việc thế là xong, Beaulieu, anh hãy làm tất cả những sự chuẩn bị cần thiết”. Bất thình lình vào lúc nửa đêm, chúng tôi gần như chết lặng khi những tin tức mới về việc thải hồi Hoepner bay về. Về sau, tôi có một cuộc trò chuyện ngắn với một sĩ quan tham mưu của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm cho biết khi Thống chế von Kluge báo cáo vụ việc với Hitler không nhắc gì tới sự đồng ý thỏa thuận với Đại tướng Hoepner mà miêu tả sự rút quân như một sự đã rồi. Hitler ngay lập tức nổi giận đùng đùng và ra lệnh thải hồi vị tướng Chỉ huy quân đội nổi bật và được mọi người kính trọng của chúng ta”.


    Cho đến nay, báo cáo của Thiếu tướng Negendanck đại diện cho một sự đóng góp cực kỳ thú vị và có giá trị trong lịch sử quân sự. Nó để lại nhiều câu hỏi, những sự bàn luận trong việc thải hồi Hoepner cũng như sự lập lờ đáng nghi của Thống chế von Kluge trong việc thải hồi Hoepner cũng như Guderian ra khỏi những chức vụ chỉ huy của họ.
    Lần cập nhật cuối: 20/07/2016
    caonam_vOz, ngthi96tonkin2007 thích bài này.
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927



    II. SOUTH OF LAKE ILMEN
    Phía nam hồ Ilmen



    Làng chài của Vzvad – Cuộc tấn công qua mặt hồ đóng băng – Bốn Tập đoàn quân Sô-viết vượt qua một Sư đoàn Đức - Staraya Russa – Vùng đồi Valday – Yeremenko có cuộc hội thoại với Stalin tại điện Kremlin – Những người lính đang bị đói – Toropets và Andreapol – Bi kịch của Trung đoàn Bộ binh 189



    Trở về với tình hình của Mặt trận ở trong một thời kỳ khó khăn. Đang có một cuộc tấn công nằm giữa hai sườn bắc và nam của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm. Bây giờ Đại bản doanh Sô-viết tối cao cũng mở một cuộc tấn công vào cánh phải của Cụm Tập đoàn quân Bắc. Phía nam hồ Urnen, nơi được Sư đoàn Bộ binh 290 đến từ miền Bắc nước Đức trấn giữ,trận tấn công lớn mang tính chất đột phá của người Nga đã được mở màn vào đầu tháng Giêng.

    Viktor Nikolayevich là một ngư dân có kinh nghiệm đang sinh sống tại hồ Ilmen. Ông có một chùm râu dê và được mọi người trong làng biết đến qua biệt hiệu “Ông cố vấn”. Ông là người đứng đầu trong 80 thanh niên khỏe mạnh trong làng Vzvad chống lại các cuộc tấn công phe phái. Viktor và những người bạn thực ra chỉ muốn được yên thân. Vào những ngày đầu tháng Chín năm 1941, một Tiểu đoàn Đức Panzerjägers (Sát thiết) 290 của một vị chỉ huy vui tính là Trung tá Iffland đã đến chiếm đóng vùng này. Họ đã đóng quân tại điểm cực bắc của một vùng đất hẹp mang vị trí chiến lược rất quan trọng nằm giữa hai hồ Seliger and Ilmen. Đó là điểm kết thúc của một con lộ độc đạo bắt đầu từ Staraya Russa xuyên qua 10 dặm của thảo nguyên, rừng và đầm lầy hướng về phía hồ và cửa sông Lovat.

    Bởi vì thế, làng chài Vzvad được coi là một cứ điểm mạnh, một pháo đài bên đường và là điểm cuối cùng của phòng tuyến nằm giữa hai hồ Seliger và Ilmen, nằm ở bên cánh của Sư đoàn Bộ binh 290. Trong mùa thu thì lực lượng Panzerjägers (Sát thiết) đã rời đi. Điểm này toàn đầm lầy và vũng lầy có cái gì đâu mà phải bảo vệ ? Nhưng vào cuối tháng Chạp, một lực lượng Đức cỡ Tiểu đoàn đã quay trở lại.

    Vùng này là nơi không thể vượt qua vào mùa hè, trừ những người dân địa phương am hiểu về địa hình - nhưng có thể trở thành đoạn đường dễ dàng xuyên qua phòng tuyến của người Đức vào mùa đông, một khi vùng đầm lầy hoàn toàn đóng băng. Lính trinh sát và liên lạc viên du kích đã di chuyển qua đó. Các đội tuần tra của Nga nắm giữ phòng tuyến xuyên qua rừng phía bắc vịnh Sinetskiy đã vượt qua các đầm lầy, ao hồ đóng băng bằng ván trượt tuyết.

    Một cú đột phá lớn của quân Nga về hướng các đầu mối giao thông của Staraya Russa sẽ là một mối đe dọa chết người cho hai Quân đoàn Đức đang bảo vệ phòng tuyến giữa hồ Ilmen và Seliger. Quân Nga đã cố gắng thử và thường thành công để làm chao đảo các khu vực của phòng tuyến bằng cách tấn công vào các trạm tiếp vận nằm ở phía sau hậu phương quân Đức.

    Nhiệt độ ngày 6 tháng Giêng năm 1942 đã tụt xuống âm 41 độ. Lớp băng giá bao phủ mặt hồ và các vùng nước khác có độ dày hơn 2 feet. Lớp tuyết sâu cũng gần 2 feet. Các lực lượng tuần tra của Đức trong khu vực liên tục di chuyển, tìm kiếm các dấu vết trong vùng. Họ đã không tìm thấy gì.

    Vào đầu giờ chiều “Ông Cố vấn“ đã đến gặp Đại úy Prohl, chỉ huy lực lượng Panzerjägers (Sát thiết) tại Vzvad và là người đại diện cho Trung tá Iffland : ” Có tin đồn trong làng nói đến trận tấn công nhằm giải phóng Staraya Russa được bắt đầu từ ngày hôm nay, là ngày Giáng sinh Nga của chúng tôi“. Ông nói.

    Viên Đại úy biết Viktor Nikolayevich không phải là một người đưa tin đồn nhảm. Ông cũng thừa biết không có một số lượng lính tuần tra nào có thể ngăn chặn được các địa chỉ liên lạc bí mật của ngư dân nằm ở hai bên chiến tuyến. Ngay lập tức, ông gửi theo hai nhóm trượt tuyết đi tuần tra.

    Hai giờ sau, đội tuần tra thứ nhất đã quay trở lại : “Có rất nhiều dấu vết trượt tuyết trên mặt sông Lovat”, họ báo cáo.

    Đội tuần tra thứ hai khi trở lại mang theo ba tù binh – hai lính Bộ binh Nga và một thường dân bị nghi ngờ.

    Màn đêm buông xuống, Prohl đã đưa binh lính của mình trong tình trạng báo động ngay lập tức. Xa xa, trên phòng tuyến Nga, những quả pháo sáng đỏ và xanh được bắn lên bầu trời.

    Đêm băng giá trôi qua một cách lặng lẽ và bình yên. Không có viên đạn nào bắn dọc trên phòng tuyến chắn bằng tuyết giữa hồ Ilmen và Seliger.
    caonam_vOztonkin2007 thích bài này.

Chia sẻ trang này