1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Các tù binh bị thẩm vấn thông qua một thông dịch viên. Người thường dân khai đến từ một ngôi làng gần đây. Ông nói ông bị hai người lính buộc ông phải chỉ đường đến Vzvad. Tuy nhiên với cái đầu trọc, đã gợi lên một hình ảnh là người lính có khả năng làm công tác tình báo. Đại úy Prohl bèn giam anh vào phòng tắm hơi.

    Việc hỏi cung hai người lính Nga đã bộc lộ một số chi tiết thú vị. Họ thuộc quân số của Tiểu đoàn trượt tuyết số 71. Họ khai rằng Tiểu đoàn của họ mới được đưa tới phòng tuyến và được trang bị các xe ủi tuyết và
    xe trượt tuyết có động cơ. Họ than phiền thực phẩm thì ít. Đồ tiếp tể chỉ có vũ khí và đạn dược.

    “Anh có biết gì về cuộc tấn công không ?”, người phiên dịch hỏi. Hai người lính Nga lưỡng lự một lúc, nhưng chẳng mấy chốc họ nói tiếp : “Vâng, chúng tôi nghe tin ngày mai sẽ có những quả bóng bay lên(*) “.

    Prohl tiếp nhận biên bản thẩm vấn một cách thận trọng. Chắc chắn, anh sẽ được thông báo đầy đủ khi pháo binh bắt đầu bắn dạo đầu. Đó là dấu hiệu không thay đổi của một cuộc tấn công sắp xảy ra.

    Sáng ngày 7 tháng Giêng, đại úy Prohl thông báo về Sư đoàn. Sau đó anh gửi đi nhiều toán tuần tra, Cơn gió đông băng giá nổi lên, sau đó phát triển thành cơn bão tuyết đã xóa sạch các dấu vết trượt tuyết, các con đường mòn thậm chí cả con đường quốc lộ tới Staraya Russa. Nhiệt độ bên ngoài ngôi nhà “Ông cố vấn” chỉ 45 độ âm.

    Vào lúc chạng vạng tối, mọi người nghe thấy tiếng máy bay. Ngọn đèn hải đăng tại Zhelezno nhấp nháy suốt ngày đêm, không nghi ngờ gì nữa, đó là đèn tín hiệu cho các máy bay Nga. Nhưng thật kỳ lạ, không hề có một tiếng động cơ gần phòng tuyến. Kể cả tiếng súng bắn, tiếng đại bác khai hỏa.

    Lúc 21.20, tiếng chông điện thoại vang lên. Thiếu úy Richter từ cứ điểm mang mật danh"Hochstand 5" cách hai dặm về phía tây nam làng Vzvad báo về : “Có một lực lượng mạnh địch quân đang di chuyển. Các xe trượt tuyết và lực lượng trượt tuyết của họ đang đi vòng qua chỗ chúng tôi”.

    Một liên lạc viên đến từ trạm quan sát trên trên đỉnh tháp nhà thờ tại Vzvad báo cáo :” Một lực lượng xe có động cơ đang tiếp cận từ hướng tây nam với ánh đèn pha chiếu đầy đủ “.

    Hai nhóm tuần tra mạnh trở lại cùng lúc. Thở hổn hển, người trước người sau nói : “Các bụi rậm bao quanh cứ điểm “Hochstand 5” có nhiều quân Nga ẩn nấp” – “ Lực lượng quân Nga trượt tuyết xuất hiện ở gần thôn Podborovka hay nói cách khác là ở phía tây nam làng Vzvad trên đường quốc lộ tới Staraya Russa. Họ đang bảo vệ cho việc dọn tuyết trên đường quốc lộ”.

    Họ có ý định gì nhỉ ? Rõ ràng quân Nga, kín dáo và ngụy trang tốt đã chọc thủng phòng tuyến quân Đức, hiện đang được tổ chức không liên tục, chỉ liên kết với nhau bằng những cứ điểm mạnh. Họ di chuyển mà không cần pháo binh yểm trợ.

    Tất cả vào vị trí chiến đấu ! Đường dây liên lạc với "Hochstand 5" vẫn còn nguyên vẹn. Prohl lệnh cho Thiếu úy Richter qua điện thoại :
    ” Tập hợp quân và đến làng Vzvad ngay lập tức” .

    “Chúng tôi sẽ cố gắng”. Richter trả lời.

    Đội hình hành quân của quân Nga liên tục diễu qua cứ điểm của quân Đức. Richter và 12 người lính của anh đều kéo chiếc áo choàng đầy tuyết đang bám chặt để che đi bộ đồng phục Đức của họ. Sau đó họ trà trộn vào đội hình hành quân của quân Nga. Tới một chỗ thích hợp, họ lại thoát ra và tới được Vzvad mà không gặp trở ngại nào.

    Lúc 3.00, quân Nga tấn công vào chốt phòng thủ của quân Đức. Đường giây liên lạc với Sư đoàn đột ngột bị cắt.

    Nhưng Đại úy Prohl không hề biết đến mệnh lệnh của cấp trên yêu cầu cứ điểm phòng thủ tại làng Vzvad phải được tổ chức như một “con đê chắn sóng”. Trong lúc ấy, Đại đội 6 thuộc Trung đoàn thông tin liên lạc Luftwaffe số 1, lực lượng Tiểu đoàn Cơ giới 38 thuộc Sư đoàn 18 Bộ binh Cơ giới và Đại đội 2 thuộc Tiểu đoàn Phòng ngự Địa phương 615 đã cùng di chuyển vào Vzvad để tránh hướng tấn công của quân Nga tại thời điểm hiện tại. Kết quả là, Prohl bây giờ đã có 543 binh sĩ thuộc quyền chỉ huy của ông.

    543 lính Đức phải tổ chức cố thủ trong một cứ điểm bị cách ly tại vùng hồ Urnen với tuyến phòng thủ chính của quân Đức trong vòng 13 ngày – như là hòn đảo nhỏ trong cơn lũ Sô-viết.

    Điên tiết, quân Nga đã cố gắng quét sạch quân Đức ra khỏi Vzvad, một cứ điểm phòng thủ đang khống chế con đường quốc lộ. Họ sử dụng mọi thứ, từ những tiểu đoàn trượt tuyết, đến “ Những cây đàn Organ của Stalin” và máy bay dội bom. Sau cùng họ còn được xe-tăng yểm trợ. Nhưng Vzvad vẫn đứng vững.

    Quân Nga đã nã cả đạn cháy vào trong làng nhằm phá hủy những nơi đóng quân của quân Đức ; mỗi quả đạn gồm có 20-30 viên phốt-pho. Nhà cửa trong làng cháy sáng rực như bó đuốc, bệnh viện và trạm cấp cứu chìm trong biển lửa. Hai mươi tám người bị thương phải đặt trên những tấm nệm và chăn giữa trời tuyết rơi, đằng sau những đống đổ nát của các tòa nhà. Nhiệt độ đo được là âm 35 độ.

    Nhật ký hành quân của Đại úy Prohl và tín hiệu liên lạc qua radio được gửi tới Sư đoàn bộ binh cơ giới 18 ở Staraya Russa sau khi bị mất liên lạc với Sư đoàn bộ binh cơ giới 290, "đã thực sự rất xúc động" trong việc khắc họa lại tình cảnh thực tế và buộc tất cả độc giả phải thán phục

    ..........................................
    (*).Một cách nói báo hiệu ngày mai sẽ có cuộc phản công của Quân đội Xô-viết
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927

    Ngày 12 tháng Giêng : Pháo binh, máy bay địch dội bom xuống không ngừng. Máy bay Đức thả tiếp tế đạn dược. Nhưng chúng tôi cần loại đạn HE có sức nổ và xuyên phá mạnh thì trong thùng tiếp tế toàn là loại AA – đạn pháo phòng không, thật là vô dụng. Trong thùng đồ khác thì chứa Huân chương Hiệp sĩ Chữ thập tặng thưởng cho Đại úy Prohl, ngoài ra còn 5 huân chương chữ thập sắt hạng nhất và hai mươi huân chương chữ thập sắt hạng nhì cùng với quyết định khen thưởng đến từ Sư đoàn qua tín hiệu radio.


    16.40: thì đạn dược và băng y tế còn rất ít. Một tín hiệu khẩn cấp đã được gửi đến Sư đoàn yêu cầu được tiếp tế. Lời yêu cầu còn đề nghị thêm nên thả các thùng tiếp tế từ độ cao hơn. Ngày hôm trước, tất cả bốn thùng đạn đã phát nổ khi vừa chạm tới mặt đất.

    19.00: Một lần nữa, Đại úy Prohl yêu cầu được tiếp tế đạn dược và thực phẩm. Các con ngựa bị thương đã bị giết, nhờ vậy khẩu phần ăn trong ngày của binh sĩ được tăng thêm. Nhưng khoai tây và bánh mỳ không còn chút nào.

    Đến 20.00 thì có 5 binh sĩ bị thiệt mạng và 32 người bị thương.

    Ngày 14 tháng Giêng : Chỉ huy của Trung đoàn Bộ binh Nga số 140 đã gửi đến một kỵ binh dưới lá cờ trắng. Anh ta đưa lời yêu cầu đầu hàng. Anh ta đã được gửi trả lại, và một loạt pháo chống tăng và những tràng đạn đã dội xuống Podborovka, nơi Sở chỉ huy của Trung đoàn Nga đang đóng tại đấy.

    Suốt đêm, người Nga lại tấn công với sự yểm trợ của xe tăng. Chiếc T.26 chọc thủng tuyến phòng thủ và dừng ngay bên ngoài bốt chỉ huy của Prohl. Bên trong bốt binh lính bình tĩnh chờ đợi cho lính Nga mở nắp tháp đạn pháo. Nhưng họ không mở. Trước tình hình đó, họ quăng lựu đạn nhằm công phá chiếc xe tăng. Tiếng nổ của lựu đạn có vẻ làm người Nga lo lắng. Chiếc tăng rút lui về mũi phía nam của ngôi làng. Nó đã đi qua ngay trước mũi súng chống tăng của trung úy Schlunz. Hai phát đạn vang lên. Cả hai đều trúng trực tiếp. Chiếc xe tăng nổ tung trong khói lửa.

    Một chiếc máy bay Fieseier Storch đã tới nơi với một nhân viên y tế, Bác sĩ Günther cùng các vật tư, dụng cụ y tế. Một tín hiệu từ Hitler gửi đến khen ngợi những người lính đang thực hiện sứ mệnh, đồng thời cũng thông báo với họ công tác cứu trợ khó có thể thực hiện được.Prohl đã được cho phép sơ tán ra khỏi Vzvad nếu đơn vị đồn trú nằm trong tình trạng bị đe dọa tiêu diệt.

    Mệnh lệnh Carte blanche – Toàn quyền hành động- đã đẩy Đại úy Prohl đứng trước một sự lựa chọn khó khăn trong tinh thần ; Đơn vị của ông đã thực sự nằm trong tình trạng bị tiêu diệt chưa, hay là chưa phải trong lúc này ? Cứ điểm bị quân Nga hành quân vòng quahiện đang nằm sâu sau phòng tuyến tới 10 dặm. Liệu Prohl đã nên sơ tán chưa ?

    Trong thời điểm Prohl đang đắn đo như vậy thì có tín hiệu từ Sư đoàn 18 Bộ binh Cơ giới thông báo :” Staraya Russa hiện vẫn đang đứng vững mặc dù đang trong tình trạng bị bao vây”.

    Prohl chợt nhận ra một điều : Đơn vị của ông như những pháo đài đang neo đậu trước cơn lũ của người Nga, nó sẽ bị phá vỡ trước quyết định hấp tấp của ông. Vzvad sẽ phải tiếp tục giữ vững.

    Ngày 18 tháng Giêng, ngày thứ 11 trong vòng vây. Nhiệt độ đứng ở mức 51 độ âm. Một ngày nhiệt độ xuống thấp kỷ lục. Ban đêm, đội tuần tra phải đi ra ngoài lột những đôi ủng trên xác quân Nga đang nằm rải rác tại chiến tuyến. Họ lột các mũ lông và cắt các áo khoác lông thú ra khỏi những cơ thể đông lạnh và cứng đơ của người Nga.

    Ngày 19 tháng Giêng, quân Sô-viết mở một cuộc tấn công có qui mô lớn suốt đêm. Họ đã thâm nhập, chiến đấu giáp lá cà trong ánh sáng lung linh của nhứng ngôi nhà đang rực cháy. Những trận đánh hung dữ, không khoan nhượng trong phòng tắm hơi và cửa hàng nông trang tập thể. Bốn chiếc xe tăng bị phá hủy bới lựu đạn trong các cuộc cận chiến.

    Cuộc chiến đấu kéo dài trong tám giờ. Quân Nga đã bị đẩy lùi.

    Thương vong của quân Đức nằm ở con số 17 lính bị giết và 72 bị thương :”Nếu có một cuộc tấn công như vậy nữa thì số phận của chúng tôi sẽ kết thúc”. Trung úy Baechle báo cáo với Đại úy Prohl bằng một giọng bình tĩnh vào buổi sáng hôm sau, ngày 20 tháng Giêng.

    Đại úy Prohl gật đầu. Ông đã đưa ra quyết định của mình :”Tối nay là cơ hội cuối cùng. Sau những tổn thất họ đã phải chịu đựng thì người Nga sẽ tập hợp lại. Đó là lúc chúng ta sẽ phải hành động”.
    --- Gộp bài viết: 23/07/2016, Bài cũ từ: 23/07/2016 ---
    [​IMG]
    BẢN ĐỒ IV.D - TÌNH HÌNH CHIẾN SỰ PHÍA NAM HỒ ILMEN.THÁNG GIÊNG 1942
    tonkin2007, caonam_vOzdanngoc thích bài này.
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927

    Các nhân viên, chỉ huy trung đội và người lãnh đạo dân làng đã được triệu tập đến cuộc họp. Đó là quyết định phá vỡ vòng vây để hành quân xuyên qua lớp băng giá trên mặt hồ Ilmen. Điểm đến sẽ là Ushin nằm trên bờ tây của vịnh Tuleblskiy. Nó có nghĩa là một cuộc hành quân dài 12 dặm qua những đống băng xếp chồng lên nhau và những lớp tuyết sâu đến ngực trên mặt hồ. Những người chết sẽ được chôn tại “Ngôi nhà Olga” đã bị thiêu rụi, lớp băng tuyết ở đó đã bị tan chảy do lửa cháy. Một ngôi mộ khổng lồ đã được cho nổ và đào lên. Sáu mươi hai người bị thương, không có khả năng hành quân, được đặt trên các xe trượt tuyết do những con ngựa khỏe mạnh cuối cùng kéo. Tuyết vẫn đang rơi. Trời đang có sương mù. Tuy nhiên, nhiệt độ không quá lạnh như hôm trước, chỉ khoảng 30 độ âm.


    Khi màn đêm buông xuống thì họ bắt đầu di chuyển ra ngoài. Nhóm tuần tra cùng với hướng dẫn viên địa phương đi trước, in lại những dấu chân rõ rệt cho những người đi sau. Những người lính của Tiểu đoàn Cơ giới 38 đang vùi mình dưới lớp tuyết ngập sâu đến bụng. Nhóm người đi đầu phải được thay phiên sau nửa giờ ; đó là một giới hạn nhiều nhất cho một người khỏe nhất có thể chịu đựng. Các đơn vị hành quân riêng rẽ cách nhau mười phút theo đội hình chữ M khép lại theo thứ tự. Không một ai trong số họ dám ở lại phía sau. Nó sẽ đồng nghĩa với cái chết.

    Tín hiệu cuối cùng được gửi đến Sư đoàn Bộ binh Cơ giới số 18 :”Cuộc phá vây bắt đầu tiến hành. Tín hiệu nhận dạng ra chúng tôi. Pháo sáng theo thứ tự mà Xanh – trắng –đỏ.

    Thiếu úy Richter ở lại phía sau cùng với hai trung đội với vai trò chặn hậu, tiếp tục nổ súng quấy rối nhiều nhất có thể trong vòng hai giờ sau, làm sôi động vị trí đang nắm giữ với số quân hiện có. Sau đó trung sĩ Steves rời đi cùng với trung đội công binh. Trung đội 3 của nhóm trinh sát ở lại phía sau thêm 30 phút, họ bắn súng máy liên tục, mỗi khi súng này bắn hết đạn thì súng khác bắn tiếp. Một sự tĩnh lặng kì lạ bao trùm Vzvad - giờ đây cực kỳ hoang tàn đổ nát từ mọi ngóc ngách. Trung sĩ Willich là người cuối cùng đi ra - qua "nhà Olga" nơi những người chết đang nằm lại.

    Đó là một cuộc hành trình gian khổ. Đầu tiên họ phải di chuyển qua lớp băng giá trên sông Lovats tới phía bắc, cho đến khi thấy ánh sáng của ngọn đèn hải đăng, sau đó họ theo hướng tây bắc thẳng qua lớp băng giá trên mặt hồ, và họ kết thúc cuộc hành trình theo hướng tây nam để đến bờ. Nhiệt độ là âm 40 độ, nhưng trên mặt hồ xuống tới âm 50 độ. Những người lính trông giống như cột băng đang di chuyển. Các con ngựa thì quay cuồng. Một số con quị ngã. Lập tức một cú coup de grâce (*) nhanh gọn và các binh sĩ lại tiếp tục cuộc hành trình.

    Kim la bàn của họ bị đóng băng. Họ đã di chuyển trong sáu tiếng đồng hồ. Trung úy Mundt dừng lại và nhìn đội quân của anh đang hành quân qua : “Tất cả mọi việc ổn chứ” anh hỏi Thiếu úy Voss trong trung đội của anh . “Mọi việc vẫn đúng như kế hoạch”, Voss trả lời.

    Nhưng khi Trung đội 2 đi qua, Trung úy Beisinghof không phải là người đi đầu. Người dẫn đầu là Trung sĩ Matzen, Trung úy Beisinghof và Wiebel – một bác sĩ quân y – đang phải giúp đỡ một người lính không muốn đi tiếp. Anh ta ngồi bệt xuống tuyết và muốn nghỉ ngơi một chút “Chỉ cần nghỉ nửa tiếng, cho đến khi gặp nhóm quân tiếp theo”, anh ta năn nỉ. Nhưng đó là điều cầm chắc cái chết. Họ kéo anh ta đứng dậy, họ thuyết phục và ra lệnh cho anh. Mỗi người phải xốc một bên để dìu anh ta đi tiếp. Họ phải đi sau trung đội của họ khoảng 100 yards với một tư thế không chắc chắn lắm.

    Trung úy Beisinghof lại đi lên tiếp tục dẫn đầu đội hình hành quân. Đó là việc họ thay phiên nhau làm như Đại úy Prohl, Thiếu úy Matthis, Thiếu úy Gille và Bác sĩ quân y Gunther cùng với những người lính nòng cốt, Trung sĩ Feuer đi với đội tiên phong và cuối cùng là thiếu úy Richter di chuyển với đội quân chặn hậu. Giống như những chú chó chăn cừu, họ phải đi lên đi xuống dọc theo đội hình hành quân để xem có người lính nào bị rớt lại phía sau cũng như có người nào bị kiệt sức ngã gục xuống tuyết hay không. Tuy mệt mỏi rã rời, họ vẫn phải di chuyển một quãng đường có chiều dài gấp hai, thậm chí gấp ba so với những người lính của họ.

    Sau 14 giờ hành quân, họ đã làm được điều cần thiết. Vào lúc 8.00, Trung sĩ Feuer chợt nhìn thấy những người đàn ông đội mũ sắt của quân đội Đức, mặc đồ choàng kín từ chân đến tận mũi. Anh liền cất tiếng gọi và túm ngay được người gấn nhất : "Kamerad, Kamerad! “

    Họ ôm lấy nhau. Nhưng những người lính đang nói những gì nhỉ ? Trung sĩ Feuer chỉ hiểu được có vài từ như "Santa Maria" và "Camarada". Nhưng anh đoán đươc từ "Bienvenido" chắc có nghĩa là “ Chào mừng”. Những binh lính Đức đã bắt gặp được những người lính Tây ban nha. Những người lính lê dương Tây Ban nha của Trung đoàn Bộ binh 269 thuộc Sư đoàn Blue, đang phục vụ tại Mặt trận phía Đông, ở phía bắc hồ Ilmen trong quân số Sư đoàn Bộ binh 250 của Đức.

    ...............................

    (*). Coup de grâce : Cú đánh kết liễu (Đòn ân sủng)
    tonkin2007, caonam_vOzngthi96 thích bài này.
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Ngày 10 tháng Giêng, Đại đội trượt tuyết của đơn vị lính lê dương Tây ban nha dưới sự chỉ huy của Đại úy Ordas gồm 205 người đã rời bờ bắc hồ Ilmen theo kế hoạch đến tăng cường cho các người lính Đồng minh Đức tại cứ điểm Vzvad. Nhưng băng giá đã đổ xuống mặt hồ làm chặng đường hành quân của họ chỉ có 20 dặm theo đường chim bay phải kéo dài ra tới 40 dặm. Các thiết bị liên lạc đã bị hỏng và la bàn của họ đã bị đóng băng.

    Khi Đại úy Ordas đến được bờ nam của hồ Ilmen và một chặng đường đến phía tây của Vzvad thì một nửa binh lính của anh đã rơi vào tình trạng tê cóng vô cùng nghiêm trọng. Hơn thế nữa , trên chặng đường hành quân, họ lại bị tập kích bởi những nhóm quân thiện chiến Siberian. Những người Tây ban nha đã chiến đấu xuất sắc, thậm chí họ còn bắt được một số tù binh. Họ đã chiếm được Chernets và cùng với một trung đội cảnh sát, họ đẩy lùi được những đợt phản công điên cuồng của người Nga.

    Ngày 21 tháng Giêng, chỉ còn có 34 người sống sót trong quân số 205 người lúc đầu thuộc Đại đội trượt tuyết người Tây ban nha. Kể từ nơi gặp nhau tại bốn dặm về phía đông Ushin, họ đã hân hoan chào mừng những người bạn đồng minh Đức đến từ Vzvad. Hai ngày sau, họ mở cuộc phản kích nhằm chiếm lại các cứ điểm đã mất tại Ushin Nhỏ và Ushin Lớn bên cạnh những người lính Bộ binh Đức, trong khu vực do Sư đoàn Bộ binh 81 phụ trách. Đó là Sư đoàn mới đưa từ Pháp sang. Chỉ còn lại có 12 người lính lê dương Tây ban nha còn sống sót trong số 205 người lúc đầu.

    Lực lượng Đức từ Vzvad đã mất năm người trong cuộc hành quân xuyên qua mặt hồ băng giá. Họ đã trở thành nạn nhân của sự lạnh giá……

    Những người lính còn sống sót lảo đảo bước vào những doanh trại lạnh giá tại Ushin. Họ có thể nghe được những tiếng nổ ầm âm xa xa của Mặt trận và nhìn thấy lửa cháy tại Staraya Russa. Thành phố cổ tuyệt đẹp với khu trung tâm thương mại cổ bên hồ Ilmen lại một lần nữa làm mồi cho những ngọn lửa. Biết bao nhiêu trận chiến đấu , giao tranh đã xảy ra trong nhiều thế kỷ tồn tại. Thành phố từng bị xâm chiếm, bị hủy diệt. Mùa đông 1941-1942, Staraya Russa đã trở thành một đầu mối giao thông, một cơ sở cung cấp nhiên liệu, một đầu mối của các cơ sở tiếp vận cho phòng tuyến của người Đức nằm giữa hồ Ilmen và hồ Seliger. Nếu thành phố bị thất thủ thì phòng tuyến của quân Đức cũng sẽ sụp đổ.

    Đó là Sư đoàn bộ binh cơ giới 18 của thiếu tướng Herrlein, người từ Liegnitz, là sư đoàn có nhiều kinh nghiệm tại Staraya Russa với kiểu " siêu Vzvad" bằng cách liều lĩnh chống trả tất cả cuộc tấn công từ mọi hướng của các Sư đoàn thuộc Tập đoàn quân Sô-viết số 11 để bảo vệ Thành phố. Sư đoàn 18 hiện đã thuộc sự chỉ huy của Đại tá Wener von Erdmannsdorff là người đại diện cho vị tướng ốm nặng. Ông ta phải tung hết khả năng chống chọi của Sư đoàn trong việc bảo vệ Staraya Russa để làm sụp đổ một kế hoạch lớn của tướng Morozov thuộc Tập đoàn quân 11 Sô-viết.

    Vậy kế hoạch đó là gì ? Dụng ý của Morozov là di chuyển quanh hồ Ilmen, và sau đó kết hợp với một lực lượng quân đội mạnh đang hoạt động ở phía bắc của hồ tại vùng Volkhov, cùng mở cuộc phản kích vào Tập đoàn quân XVIII do Đại tướng von Kuchler chỉ huy tại phía đông Thành phố Leningrad, và bắt đầu chiến dịch phá vỡ vòng vây phong tỏa Thành phố. Đó là một kế hoạch tốt. Những lực lượng chủ yếu cho kế hoạch tấn công vào Staraya Russa nằm ở cánh phía Tây thuộc Tập đoàn quân xung kích số 11 Sô-viết là những đơn vị đặc biệt xuất sắc – Quân đoàn Cận vệ I và II.

    Những vấn đề trên cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Đại bản doanh Sô-viết tối cao với kế hoạch này. Để cuối cùng, nếu chiến dịch kết thúc thành công sẽ mang lại được hai điều quan trọng - giành được vùng chuyển quân rất cần thiết cho các chiến dịch sau, giờ sẽ được xác định tại Staraya Russa; và chiếm lĩnh được nguồn cung cấp quân nhu hậu cần dồi dào của Tập đoàn quân 16 của Đức. Đây là một phần thưởng có giá trị cho những Quân đoàn nghèo nàn của người Nga - phần thưởng càng mang giá trị đặc biệt khi mà giúp cho các Quân đoàn này có thể hoạt động ngay phía sau phòng tuyến Đức.


    Trong suốt tuần đầu tiên, các Vệ binh của Morozov đã thâm nhập vào Trung tâm thành phố năm lần – trên thực tế họ tấn công ngay vào kho cung cấp của người Đức. Nhưng mỗi lần như thế, họ bị đẩy lui cùng với thương vong nặng nề. Các kho đạn dược trong thành nổ tung. Dù cho các tòa nhà cổ và mang tính chất lịch sử lâu đời của Staraya Russa còn đứng vững được sau những trận đánh mùa hè, thì bây giờ chỉ là những đống gạch đổ nát bởi đạn pháo và những đám cháy. Nhưng những bức tường người xung quanh Staraya Russa vẫn được tổ chức.

    Staraya Russa như là tảng đá trong máy nghiền bắn phá của trận đánh, mấu chốt của sự kết tinh là thời gian chuẩn bị của Quân đoàn cùng với sự thiết lập lại thế trận phòng thủ của Tập đoàn quân 16 sau khi đã bị phá vỡ ở bên sườn. Sự khen ngợi cho công trạng này không chỉ dành cho binh lính mà còn cho Ban tham mưu của Sư đoàn bộ binh cơ giới 18. Sự phòng thủ thành công của Sư đoàn này là tấm gương về năng lực lãnh đạo tài giỏi và áp dụng kinh nghiệm trong điều kiện thực tế của nước Nga ở cấp độ sư đoàn. Bối cảnh
    cũng nên đáng được đề cập một cách ngắn gọn.

    Sư đoàn Bộ binh Cơ giới Đức số 18 đã bị đánh tơi tả sau những trận chiến đấu ở Tikhvin đã được Đại tướng Busch điều về Staraya Russa với lời dặn ; “Các anh được coi như là một lực lượng dự bị của Quân đôi, phải rải ra trong các làng để trinh sát, tìm hiểu những kinh nghiệm và chiến thuật của người Nga. Các anh phải có một sự “đánh hơi “ tốt các tình huống và thông báo cho tham mưu Sư đoàn để họ đưa ra kết luận rằng người Nga có vượt qua băng giá của hồ Ilmen và mở cuộc tấn công vào Staraya Russa hay không ?”.
    tonkin2007, ngthi96caonam_vOz thích bài này.
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Cũng vì lý do đó mà vị chỉ huy tạm thời của Sư đoàn, Đại tá von Erdmannsdorff và người Trưởng phòng hành quân của ông đã được đặt trong tình trạng khẩn cấp của Quân đoàn, thậm chí trong Tập đoàn quân, tập trung tất cả các bộ phận với tất cả các đơn vị trong Sư đoàn,kể cả bộ phận vận chuyển hành lý để triển khai các vị trí quan sát dọc ven hồ.

    Quân đoàn sẽ không thấy những biện pháp phòng ngừa như vậy vì họ coi bất kỳ sự lo lắng về một cuộc tấn công của người Nga xuyên qua băng giá trên mặt hồ Ilmen là một điều “phi thực tế”. Tuy nhiên Đại tướng Busch lại nghĩ Đại tá Erdmannsdorffs có môt linh cảm riêng về việc này và ông ta cứ để cho Đại tá thực hiện theo cách của anh ta. Vì vậy, trong ngày 4 tháng Giêng, các mệnh lệnh thích hợp được ban hành. Nhưng không phải là ngày mồng 4. Trong đêm mồng 7 rạng ngày 8 tháng Giêng – tức 72 giờ sau, người Nga đã mở một cuộc tấn công xuyên qua băng giá trên hồ Ilmen.

    Ngay sau khi những tin tức đầu tiên về cuộc chiến nổ ra trong khu vực của Quân đoàn và Tập đoàn quân, thực sự cho thấy cuộc tấn công của Quân đội Sô-viết nhằm vào cánh bắc của con đường nằm giữa hai hồ không phải là một kế hoạch mang tính chất cục bộ địa phương. Các tín hiệu rõ ràng cho thấy có một lực lượng rất mạnh đang tiến lên phía trước. Lần này, cuộc tấn công đã không bắt đầu với màn yểm trợ của pháo binh theo như thông lệ và truyền thống. Nó bắt đầu bằng một sự im lặng hoàn toàn để lừa dối người Đức về mức độ hoạt động.

    Đến thời điểm pháo binh Liên xô bắt đầu bắn để yểm trợ cho cuộc tấn công vào khu vực của Sư đoàn Bộ binh 290, chủ yếu nhằm vào Tulitovo và Pustynka, lực lượng tấn công đã lái xe để vượt qua những khoảng cách lớn ở phòng tuyến, họ vượt rất nhanh qua cửa sông Lovat, qua các ao và vùng đầm lầy băng giá và thậm chí nghiêm trọng hơn, họ đã thâm nhập vào hậu phương của Sư đoàn 290 Bộ binh trên con đường xuên qua băng giá của hồ Ilmen.

    Những chiếc tàu lượn và máy bay vận tải có trang bị càng trượt đã đáp xuống mặt băng trên hồ cùng với những tiểu đoàn trượt tuyết và Lữ đoàn bộ binh Lữ đoàn thiết giáp vượt qua mặt hồ để tới các điểm thâm nhập trên những chiếc xe tăng hạng nặng. Những chiếc xe-tăng KV nặng 52 tấn giống như những con quái vật ác mộng đang bò trên lớp băng. Những chiếc xe máy trượt tuyết được nhét đầy lính bộ binh Nga gầm rú lao đi phun ra đằng sau đám bụi tuyết khổng lồ. Không một con mắt người Đức nào từng thấy một hình ảnh nào như thế. Không một sỹ quan tham mưu nào từng chứng kiến một kiểu chuyển quân như vậy.

    Do đó, khi các báo cáo đầu tiên được trình ra trong nhiều sự ngạc nhiên và lắc đầu hoài nghi của những người Chỉ huy tại Bộ Tư lệnh Quân đoàn và Tập đoàn quân. Nhưng ngay lập tức, không nghi ngờ gì nữa, tất cả đều cho rằng đang có một cuộc tấn công của người Nga trên một qui mô lớn đã được triển khai trên mặt hồ. Mục tiêu đầu tiên của cuộc tấn công chính là Staraya Russa, một đầu mối giao thông quan trọng của phòng tuyến Đức bên hồ Ilmen.

    Đại tá von Erdmannsdorff từ khu vực Shimsk ngay trong đêm đã tới các vị trí tiền tiêu của Sư đoàn Bộ binh Cơ giới số 18. Tướng Hansen đã giao cho ông chỉ huy các đơn vị đồn trú trong thành phố, các đoàn tàu chở quân trang, quân dụng, các dịch vụ ở hậu phương và các Tiểu đoàn Công binh xây dựng. Với một lực lượng tạp nham như vậy, Erdmannsdorff đã thành công trong việc thiết lập một tuyến phòng thủ ở bên ngoài Thành phố và ổn định được tình hình tại đây.

    Chống lại lực lượng phòng thủ không thể lay chuyển nổi của Trung đoàn Bộ binh Đức đến từ Silesi và những đơn vị dưới quyền thì phần đầu kế hoạch của người Nga đã trở thành vô ích. Tập đoàn quân 11 Sô-viết phải đi vòng qua Staraya Russa. Họ phải chuyển sang nhiệm vụ thứ hai - tấn công phía nam dọc theo sông Lovat để tiến đến phía sau của các Sư đoàn thuộc Quân đoàn 10 Đức. Làm như vậy tướng Morozov muốn mở cuộc tấn công vào khu vực bảo vệ của Trung đoàn đến từ miền bắc nước Đức thuộc Sư đoàn Bộ binh 290 do trung tướng Von Wrede chỉ huy.

    Mặc dù những người từng bảo vệ Vzvad đã thực hiện nhiệm vụ rất tốt, do các Đại đội thuộc Sư đoàn Bộ binh 290 tổ chức phòng thủ với một số lượng quân không đủ, nên nhiều vị trí của họ vẫn bị địch quân thâm nhập,bỏ qua cả hai mặt, theo cách này họ lại hình thành những con đê chắn sóng chống lại các đợt tấn công của người Nga.

    Tại Tulitovo, Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn Bộ binh 502, phải chiến đấu trong vòng vây gần năm tuần lễ. Sau đó vị trí phòng thủ bị tràn ngập người Nga. Tại Pustynka, Thiếu úy Becker cùng Đại đội 1 thuộc Trung đoàn Bộ binh 503 của anh phải chống đỡ trong một thời gian chính xác là 26 ngày trời, cầm chân một lực lượng tấn công rất mạnh của người Nga. Các Cứ điểm phòng thủ mang tên như “Hòn đảo Phù thủy”, “Icicle” “Đảo Robinson Crusoe” đã được bảo vệ bởi các Đại đội của Trung đoàn 503 Bộ binh thuộc Eckhardt và Wetthauer, mặc dù những người lính Đức đã không được cung cấp thức ăn trong vài ngày.

    Tình thế được minh họa qua cuộc trao đổi tín hiệu giữa Sư đoàn Bộ binh 290 và Quân đoàn 10 như sau.

    Radio Sư đoàn : ”Khẩn cấp tiếp tế đạn dược cho chúng tôi”

    Quân đoàn trả lời : “Theo tính toán của chúng tôi, các anh sử dụng quá nhiều đạn dược “

    Sư đoàn Bộ binh 290 đáp lại :” Những tính toán quả các anh không đúng với thực tế”

    Với cách này các Trung đoàn bị suy yếu được tiếp viện thêm khoảng 130 khẩu súng và đã cầm chân được với toàn bộ các sư đoàn thuộc Tập đoàn quân 11 Sô-viết. Quân Nga đã bị ngăn cản không thể tiến hành các đợt tấn công vỗ mặt trực diện. Nhưng quân Đức không thể nào tránh được cuộc tấn công bên sườn của hai Quân đoàn Sô-viết thiện chiến
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Quân đoàn Cận vệ II của người Nga đã chiếm được Parfino, một ga xe lửa quan trọng nằm trên tuyến đường xe lửa Leningrad - Staraya Russa – Moscow Và Quân đoàn Cận vệ I đã tấn công theo một đội hình vòng cung rộng vào phía sau của Trung đoàn Bộ binh Đức 290, và kết quả là họ đã thành công trong việc xâm nhập.

    Tại thời điểm rất quan trọng đó. Tập đoàn quân 34 của người Nga đã thâm nhập vào cánh phải của Sư đoàn 290 Bộ binh, trong khu vực bảo vệ của Sư đoàn Bộ binh Đức 30 đến từ vùng Schleswig-Holstein. Quân Nga đã chia cắt sự liên kết giữa hai Sư đoàn, tương tự như vậy họ ngoặt lại, đột kích vào phía sau của Sư đoàn Bộ binh 290 đến Pola, dọc theo con sông cùng tên nhằm bắt tay với Quân đoàn Cận vệ II Sô-viết đang hình thành một gọng kìm khác nhằm lùa quân Đức vào bẫy.

    Một cái bẫy đã được đóng xung quanh Sư đoàn 290 Bộ binh. Bên cánh trái tuyến phòng thủ Đức tại hồ Ilmen đã bị quân Nga qua mặt. Quân Sô-viết đã cắt lực lượng của Quân đoàn X ra làm hai mảnh và đẩy quân Đức phải đối mặt với một tình huống cực kỳ nguy hiểm.

    Và trong khi đó tình hình bên cánh phải nơi Quân đoàn II do Bá tước Brockdorff-Ahlefeldt chỉ huy có điều gì xảy ra ?

    Ngày 9 tháng Giêng nổ ra một cuộc tấn công có quy mô lớn của người Nga qua hồ Seliger, trong đó tập trung một sự đông đảo về lực lượng và quân cụ, vượt qua bất cứ diều gì đã được biết đến trước đây. Bốn Tập đoàn quân Nga bao gồm Tập đoàn quân 22 và 53 , cũng như Tập đoàn quân Xung kích số 3 và số 4 đã hành quân qua mặt hồ đóng băng với ước chừng khoảng 20 Sư đoàn và hàng chục Lữ đoàn Thiết giáp và Trượt tuyết độc lập.

    Họ mở cuộc tấn công bất ngờ vào một khu vực khoảng 50 dặm được tổ chức phòng thủ yếu kém của một Sư đoàn Đức duy nhất, Sư đoàn Bộ binh 123 đến từ Brandenburg và một Sư đoàn lân cận bên tay phải – Sư đoàn Bộ binh 253 – là Sư đoàn đóng bên cánh của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm.

    Người Nga đang định làm gì? Hai Tập đoàn quân Xung kích Nga không lao vào trận chiến tại dải đất hẹp giữa hai hồ như theo kế hoạch. Họ có mục tiêu chiến lược khác nhau, sẽ vượt xa hai Quân đoàn Đức tại mặt trận hồ llmen. Tuy nhiên, mũi tấn công của Tập đoàn quân 53 Sô-viết trực tiếp giáng thẳng vào Phòng tuyến của quân Đức nằm giữa hai hồ. Sau khi chọc thủng phòng tuyến, các lực lượng tấn công của quân Nga nhanh chóng tiến theo hướng tây bắc theo kế hoạch để bắt tay với Tập đoàn quân 11 đang tiến xuống từ phía bắc nhằm lùa hai Quân đoàn X và II của Đức vào vòng vây.

    Tại trung tâm của cái túi (một tên gọi khác của vòng vây), lúc đó bắt đầu được định hình, ở vùng đồi Valday có một tầm quan sát rất xa từ đỉnh đồi, có một thị trấn nhỏ là Demyansk, là một địa điểm trước đó không ai biết và không hề quan trọng. Thị trấn nhỏ này đã đi vào lịch sử quân sự như là một trong địa điểm có những trận chiến quan trọng nhất chống sự bao vây – tên là “Trận chiến của cái túi Demyansk - Battle of the Demyansk pocket".

    Trong hơn một năm và cho tới tận mùa xuân năm 1943, các trận chiến đấu khốc liệt và man rợ đã diễn ra tại các khu rừng nguyên sinh, các đầm lầy và các những ngôi làng khốn khổ của vùng đồi Valday, là nơi khởi đầu của ba con sông Volga, Dvina, và Dnieper cùng với lưu vực của chúng tại phần Âu châu của nước Nga. Dưới sự chỉ huy của viên tướng - Bá tước Brockdorff-Ahlefeldt, sáu Sư đoàn thuộc Quân đoàn II Đức cho dù bị cắt đứt với Phòng tuyến chính của mình đã chống lại quân thù với lực lượng vô cùng hùng mạnh. Trong một thời gian dài, họ hoàn toàn chỉ dựa vào bản thân và nguồn tiếp tế từ cầu hàng không. Họ đã ngăn chặn được quân Nga phá vỡ Phòng tuyến từ hướng Nam và hướng Tây, nhờ đó cứu cho Cụm Tập đoàn quân Bắc khỏi bị hủy diệt.

    Vậy thì nhiệm vụ sau đó của 3 Tập đoàn quân Sô-viết còn lại là gì mà vào ngày 9 tháng giêng năm 1942 đã quét qua các lực lượng còn lại đã bị nghiền nát của Sư đoàn bộ binh 123 Đức tại hồ Seliger ? Mục tiêu chiến lược của họ là gì ? Mục đích mà Đại bản doanh Sô-viết tối cao theo đuổi là gì với sự tấn công này ? Đích nhắm của chiến dịch là một việc làm rất táo bạo và ảnh hưởng sâu rộng. Tập đoàn Xung kích số 3,số 4 và Tập đoàn quân số 22 của quân Nga sẽ tiến sâu vào vùng hậu phương của mặt trận Đức và khiến cho toàn bộ Cụm Tập đoàn quân Trung tâm bị sụp đổ. Sự tấn công do vậy được quan niệm như là sự hoàn thành nhiệm vụ chiến lược của cuộc chiến Mùa đông Xôviet.

    Người đàn ông được giao trách nhiệm hoàn thành dự án lớn này là Đại tướng Andrey Ivanovich Yeremenko, Tư lệnh Tập đoàn quân Xung kích IV của Nga. Ông là người làm việc nhiều lần với Stalin tại các điểm quan trọng của Mặt trận Trung Tâm trong cuộc tấn công mùa hè của người Đức, được coi như như là một người có tài ứng biến táo bạo và là một vị cứu tinh trong những tình thế nguy ngập. Bây giờ Yeremenko lại có cơ hội để trả thù cho những thất bại của mình.

    Nhiệm vụ của ông là chọc thủng phòng tuyến ở vị trí dễ bị thương tổn nhất thuộc Mặt trận Miền Đông của người Đức - điểm gặp nhau giữa Cụm Tập đoàn quân Trung tâm và Cụm Tập đoàn quân Bắc – nhằm tách rời hai Cụm Tập đoàn quân này để tiêu diệt Mặt trận Trung tâm, vốn đã bị choáng váng bởi những đòn nặng nề của quân Sô viết. Vùng Vitebsk, nơi cách 175 dặm tới điểm bắt đầu của phòng tuyến Yeremenko, trở
    thành mục tiêu chiến lược.

    Kế hoạch của Đại bản doanh Sô-viết tối cao xuất phát từ niềm tự tin của Stalin cho rằng những trận chiến trong mùa đông trước đó tại hướng bắc và hướng nam của Moscow đã gây thất bại nặng nề cho Lục quân Đức và giờ đây chỉ cần một cú “Coup de grâce - Đòn kết liễu" là đủ. Tướng Yeremenko, là vị tướng Liên xô đã được tặng thưởng nhiều huân, huy chương, là vị chỉ huy đầu tiên trong lĩnh vực này đã cho xuất bản một cuốn sách cực kỳ thú vị, với nhiều lời nhận xét đáng kinh ngạc, thuật lại chiến dịch của ông, bao gồm cả các hoạt động của Tập đoàn quân Xung kích số 4 dưới tiêu đề "Hướng về phía Tây". Tác phẩm được quan tâm để xem xét và đánh giá về giai đoạn quyết định của cuộc Chiến tranh miền Đông qua con mắt của một vị tướng chỉ huy phía bên kia Bức màn sắt.
  7. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Giữa tháng 10 năm 1941, tướng Yeremenko đã bị một máy bay chiến đấu của Đức tấn công trong cuộc chiến tại “cái túi” Bryansk. Ngay trước khi ông nhảy kịp vào một túp lều của những người coi rừng, ông đã bị trúng vài mảnh bom. Bị thương nặng, ông được đưa ra khỏi vòng vây. Cho đến tận giữa tháng Chạp, ông vẫn còn được điều trị trong một bệnh viện quân đội tại vùng Kuybyshev.

    Ngày 24 tháng Chạp, ông được triệu tập đến gặp Stalin. Ngài Tổng tư lệnh tiếp đón ông trong trụ sở ngầm của ông tại điện Kremlin. Đây là cách Yeremenko mô tả lại cuộc phỏng vấn :
    - Đồng chí Yeremenko , hãy cho tôi biết đồng chí có phải là người dễ tự ái không ? Stalin hỏi.

    -Thưa không, tôi không có gì đặc biệt ! Tôi trả lời.

    - Đồng chí sẽ không thấy bị xúc phạm nếu tôi đưa đồng chí tạm thời dưới quyền một người mà tới giờ vẫn là cấp dưới của đồng chí chứ ???

    Tôi trả lời rằng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng để chỉ huy Quân đoàn hay một vị trí nào khác nếu Đảng xem xét việc này là cần thiết và tôi có thể phục vụ Tổ quốc khi được yêu cầu Stalin gật đầu. Ông cho tôi biết biện pháp này là cần thiết để giải quyết một nhiệm vụ quan trọng nhất. Ông ta coi tôi là một người thích hợp với nhiệm vụ này.

    Trong quá trình trò chuyện này, Stalin đã giải thích cho Yeremenko tất cả những việc cần phải làm. Với kinh nghiệm chỉ huy chiến trường dày dạn, vị Đại tướng được tiếp quản Tập đoàn Xung kich 4 mới nâng cấp lên thành một đơn vị thiện chiến, gần giống như là Tập đoàn quân Cận vệ, hơn nữa họ đươc hưởng đặc quyền như các đơn vị Cận vệ. Các sĩ quan được trả lương gấp rưỡi còn binh lính thì được trả gấp đôi và họ được nhận nhiều khẩu phần lương thực hơn các quân chủng khác.

    Không có gì có thể hiển thị rõ ràng hơn tầm quan trọng mà Stalin gắn liền với nhiệm vụ của Tập đoàn quân Xung kích số 4 bằng một thực tế là ông giao phó chức vụ chỉ huy là một nhà lãnh đạo quân sự Sô viết hàng đầu đang mang quân hàm Đại tướng, trong khi đó Kurochkin, Tư lệnh Phương diện quân Tây bắc, là nơi Tập đoàn quân Xung kích 4 sẽ đến, chỉ mang quân hàm Trung tướng.

    Yeremenko được trao mọi quyền hạn cho việc đề bạt, trang bị và cung cấp cho Tập đoàn quân của ông. Khi Stalin cho phép vị tướng được ra khỏi căn hầm của ông tại điện Kremlin, ông không hề nghi ngờ những hoạt động của Tập đoàn quân Xung kích số 4 sẽ trở thành “Đỉnh cao của cuộc tấn công trong mùa đông của nước Nga”. Mọi hy vọng của Tổng Tư lệnh tối cao, Bộ tổng tham mưu và Tổ quốc Nga đã đè nặng lên trên đôi vai của Yeremenko.

    Việc đoạt các chiến lợi phẩm đã trở thành một thông lệ cũ lâu đời và mang tính chất hợp pháp của chiến tranh. Bất cứ tài sản gì của quân thù sẽ trở thành giải thưởng cho những người chiến thắng

    Đã hơn một lần Thống chế Rommel ra lệnh cho Quân đoàn Phi châu của mình cơ động bằng các phương tiện vận tải và nhiên liệu chiếm được từ mọi kho hàng của Anh. Thịt bò Anh nuôi bằng ngô của Thống chế Sir Claude Auchinleck cùng với đồ ngọt đủ loại bị bỏ lại thường mang đến sự thay đổi hào hứng hơn là xúc xích tiết với thịt lợn, cũng như hương vị Virginia của 10,000,000 điếu thuốc lá cắt kiểu hải quân chiếm được ở các nhà kho Tobruk tác động như là sự nâng đỡ tinh thần to lớn cho những “Con cáo sa mạc” Đức. Nhưng quyết định tấn công dựa trên cơ sở giả định rằng thực phẩm bỏ lại của kẻ thù sẽ phải dùng để làm đầy những cái dạ dày đang kêu réo của binh lính thì là điều chưa từng có tiền lệ.

    Đó là đóng góp của Đại tướng Yeremenko trong lịch sử quân đội. Trong những ghi nhớ của ông về hoạt động của Tập đoàn quân Xung kích 4, ông viết
    "Để có sự chuẩn bị hiệu quả cho các cuộc tấn công thì các đơn vị hậu cần được yêu cầu phải dự trữ khối lượng lớn thực phẩm ở nơi gần nhất với khu vực tiến hành chiến dịch. Thay vào đó các nhân viên của Phương diện quân Tây bắc đã "gánh hộ" bất cứ nguồn tiếp tế nào mà chúng tôi đã khó nhọc mới giành được. Chúng tôi phải chia sẻ lương thực với người hàng xóm cánh phải, Tập đoàn quân Xung kích số 3, bởi thực tế họ chẳng có khẩu phần gì cả.

    Thật là những tin tức xấu. nhưng nguồn tin xấu hơn nữa đã tới."


    “Sau mười ngày mới có” – Yeremenko đã viết – “Nguồn cung cấp của chúng tôi đã sử dụng hết nhẵn. Thậm chí, một số Sư đoàn không hề có khẩu phần ăn trong ngày đầu của cuộc tấn công”.

    Chẳng hạn như Sư đoàn 360 Bộ binh, là một ví dụ điển hình. Trong cuốn nhật ký chiến tranh mà chúng tôi tìm thấy có ghi những dòng chữ sau trong ngày 8 tháng Giêng :”Sư đoàn không có khẩu phần lương thực”. Những dòng chữ có nội dung y hệt được tìm thấy trong Nhật ký của Sư đoàn 332 Bộ binh trong ngày tiếp theo. Trong ngày khởi đầu cuộc tấn công, ngày 9 tháng Giêng, các chiến sĩ của các Sư đoàn chúng ta đã xuất phát mà không hề có bữa ăn sáng. Họ đã lao vào trận chiến với cái dạ dày rỗng tuyếch. Cuối cùng, các chiến sĩ Sư đoàn 360 Bộ binh đã có chút ít bánh mì khô vốn là khẩu phần dành cho Sư đoàn 358, vì vậy mọi người ít ra có chút bánh mì gặm nhấm vào buổi tối của ngày chiến đấu đầu tiên. Việc tóm giữ các bếp ăn dã chiến, các điểm tiếp tế, các cửa hàng thực phẩm đã trở thành những nhiệm vụ quân sự quan trọng nhất. Cuộc chiến tranh đã trở lại hình thức cổ xưa của nó.
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Mức độ của việc đoạt lấy các chiến lợi phẩm (nhất là về lương thực) đã ảnh hưởng đến quyết định chiến lược mà Yeremenko đã đề cập như sau :
    “ Từ các cuộc thẩm vấn các tù binh Đức đến các báo cáo của trinh sát sau phòng tuyến bọn Đức, chúng tôi biết rằng có một số lượng lớn kho quân nhu với một số lượng lớn thực phẩm trong Toropets, kể từ khi thị trấn này trở thành một cơ sở cung cấp chủ yếu cho Cụm Tập đoàn quân Trung tâm. Tin tức này có tầm quan trọng quyết định cho các hành động của chúng tôi, Và bây giờ, chúng tôi đã có cơ hội đoạt được một nguồn cung cấp lương thực dồi dào cho Tập đoàn quân của tôi và cả Tập đoàn quân láng giềng nữa.

    Thiếu tướng Tarasov chỉ huy Sư đoàn Bộ binh 249 được giao nhiệm vụ chiếm lấy Toropets bằng trận bao vây thị trấn và phải chiếm giữ các kho quân nhu trong tình trạng không bị hư hại. Và kế hoạch đã thành công.

    Chúng tôi đã đoạt được khoảng 40 Cửa hàng thực phẩm có chứa đầy bơ và các chất béo khác, thịt cá đóng hộp, các sản phẩm cô đặc khác nhau, từ bột mì, yến mạch, đường, hoa quả sấy khô, sô-cô-la và nhiều
    thứ khác nữa. Thợt đơn giản, các kho quân nhu bây giờ trở thành các Cửa hàng quân đội, chỉ có các nhân viên là thay đổi. Các kho quân nhu đã cung cấp khẩu phần lương thực cho Tập đoàn quân trong suốt một tháng.Thành công của Chiến dịch Toropets rất quan trọng cho các kế hoạch của chúng tôi. Tôi cảm thấy rất tự hào khi tôi báo cáo về Đại bản doanh tối cao.


    Chi tiết của Yeremenko về những chiến lợi phẩm giá trị là chính xác nhưng sự miêu tả của ông về chiến đấu cho thấy chút giả mạo. Cuộc tấn công Toropets không chỉ do một Sư đoàn quân Nga thực hiện. Yeremenko đã sử dụng Sư đoàn Bộ binh 249, hai Lữ đoàn Bộ binh 48 và 39, một lực lượng mạnh của Sư đoàn 360 Bộ binh để khuất phục lực lượng quân Đức bảo vệ thị trấn. Lính Đức chỉ có 1200 lính Cảnh vệ, một trung đoàn của Sư đoàn 403 Quốc phòng Địa phương, một Đại đội lính xe đạp, một trung đội lính Panzerjagers ( Sát thiết) của Sư đoàn 207 Quốc phòng Địa phương.

    Các lực lượng quân Đức đã tham gia rất nhiều trận chiến đấu với quân Nga, như đám tàn quân của hai Trung đoàn Bộ binh 416 và 189 đã bị xóa sổ cũng như vài chục lính của Lữ đoàn Kỵ binh SS Fegelein chạy qua. Dĩ nhiên, lực lượng đáng thương này của người Đức không thể đứng lên chống đỡ một lực lượng hùng hậu có sức mạnh đáng sợ của Yeremenko và không thể có thời gian để tiêu hủy các kho quân nhu lớn tại thị trấn Toropets.

    Thông tin về tình hình cung cấp hậu cần của quân đội Sô-viết trong suốt chiến dịch tấn công mùa đông 1941-1942 đã gây rung động cho người Đức, gần tương tự với cảm giác này là một cái nhìn thoáng qua mà chúng tôi được Đại tướng Yeremenko cho thấy sự chuẩn bị của quân đội và sự rèn luyện của Hồng quân đã giành chiến thắng ở Mặt trận Trung tâm (Đức) :
    “Các thông tin mà sĩ quan tham mưu của Tập đoàn quân gửi cho tôi về vị trí của quân thù dường như không đáng tin cậy. Tôi nghĩ nó không chắc chắn rằng quân Đức - như là Tập đoàn quân của chúng ta hiện nay đã duy trì - vẫn giữ hệ thống phòng thủ thứ hai với những điểm mạnh và các vị trí ở mặt trận được củng cố theo đội hình bậc thang sâu. Tôi đã xác minh rằng trong suốt hai tháng qua không một tù nhân nào được giải đến từ khu vực của sư đoàn bộ binh Đức 123 phía tây của hồ Seliger.

    Ngay trong khi tới Bộ tư lệnh của Tập đoàn quân, tôi đã ra lệnh cho Sư đoàn Bộ binh 249 gửi ngay một Đội trinh sát đặc nhiệm và mang về mấy “cái lưỡi”. Sư đoàn đã hoàn thành nhiệm vụ với một phong cách mẫu mực. Trong vòng 5 ngày tôi đã có được dữ liệu về hệ thống phòng thủ và nơi các đơn vị của kẻ thù đóng quân. Không có phòng tuyến bảo vệ thứ hai nào được tìm thấy nằm trong khoảng sâu từ 8 đến 12 dặm”.

    Thí dụ này minh họa tầm quan trọng của những thông tin từ những tù binh. Người Xô viết đã từng là bậc thầy trong việc khai thác những gì họ muốn ngay cả từ người những lính Đức kiên quyết không chịu nói gì. Quyền xác lập từ xưa của tù binh để từ chối thông tin mất hoàn toàn ý nghĩa thực tế trong cuộc chiến
    tranh Đức-Nga ở cả hai phía.

    Yeremenko gắn tầm quan trọng to lớn với việc quân chủng của ông phải chịu đựng sự huấn luyện thực sự gian khổ cho cuộc chiến tranh mùa đông ở vùng rừng rậm. Ông đã nghĩ ra phương pháp thực sự khắc nghiệt nhưng hiệu quả cho mục đích này. Ông ra lệnh cho các Sư đoàn của mình , đầy đủ với tất cả sĩ quan và chỉ huy, cứ đúng như lúc ông thấy họ, phải vào rừng rậm ở bốn ngày vào giữa mùa đông, không tiện nghi,không đồ bếp dã chiến và không nguồn cung thức ăn. Họ còn không được phép nhóm một ngọn lửa nào cho dù nhiệt độ là âm 30 đến 40 độ. Vào ban ngày là các huấn luyện quân sự dưới điều kiện thực tế và buổi tối là các bài giảng. Tuyết tan chảy ra thành nước và hai nắm đầy hạt kê khô là khẩu phần hàng ngày của binh lính Nga.

    Không có quân đội nào trên thế giới đặt ra một kiểu yêu cầu như vậy đối với các quân nhân. Nhưng trải qua suốt cả nhiều thế kỷ, điều này vẫn là một trong những bí mật của quân đội Nga. Không ai có thể sánh kịp với sự chịu đựng gian khổ nhưng vẫn có khả năng chiến đấu trong điều kiện rất thô sơ mà đối với bất kì Quân đội của một nước phương Tây nào cũng sẽ là thảm họa chắc chắn. Tất nhiên, thời tiết mùa đông với băng giá khủng khiếp không hề dễ chịu với vũ khí và thiết bị của Sô-viết hơn là của quân Đức, nhưng người Nga lại giỏi ứng biến. Họ thích nghi với mọi điều kiện, bản thân họ không hề phụ thuộc vào các thiết bị kỹ thuật bị đóng băng trong trường hợp này là một ví dụ điển hình.

    Khi vô tuyến điện không hoạt động được bởi băng giá thì lập tức sĩ quan liên lạc của mỗi đơn vị sẽ cùng với các mệnh lệnh và báo cáo sẽ được chuyển đi từ đơn vị này tới đơn vị khác bằng đường nhanh nhất có thể - trên lưng ngựa, trượt tuyết hoặc xe trượt tuyết kéo ngựa. Ngoài ra có một nhóm liên lạc trên không được tổ chức trang bị với các máy bay kiểu cũ nhưng gọn nhẹ và chắc chắn. Trong vùng rừng rậm khó khăn nó đã cho thấy sự giúp đỡ thiết yếu cho việc định hướng và di chuyển các lực lượng của lính Nga.
    ngthi96caonam_vOz thích bài này.
  9. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Cuối cùng, điều cần phải đề cập đến là sự tuyên truyền. Người Sô-viết đã dành rất nhiều thời gian và nỗ lực cho sự tuyên truyền hơn là việc cung cấp các khẩu phần thức ăn cho binh lính của họ. Cho đến những giây phút cuối cùng trước khi cuộc tấn công nổ ra, các chính trị viên vẫn nhồi nhét vào đầu óc và trái tim của các chiến sĩ Hồng quân bằng các khẩu hiệu khích động nhất, việc này diễn ra cả ở nơi cấp phát vodka cho lính Nga trước lúc lâm trận. Các hiệu ứng kết hợp giữa những khẩu hiệu và tinh thần thật là khủng khiếp. Đại tướng Yeremenko đã viết :
    “Để củng cố mạnh thêm cho Hồng quân, hàng trăm đảng viên Cộng sản và Đoàn thanh niên Komsomol đã theo họ từ hậu phương. Công nhân từ vùng Sverdlovsk và Chelyabinsk viếng thăm các chiến sĩ Hồng quân ở mặt trận từ tuyến đầu. Ngồi ngay trên các hào công sự tại vị trí của binh lính, những người này nói chuyện với với họ, kể về những thành công trên phương diện sản xuất công nghiệp. Họ còn đưa ra đảm bảo với những người lính rằng sẽ sản xuất nhiều hơn cung cấp cho mặt trận chiến đấu với bất cứ thứ gì cần thiết để chiến thắng quân thù. Những người lính và sỹ quan, lần lượt, trang trọng hứa sẽ chiến đấu dũng cảm gan dạ để nghiền nát kẻ thù và hoàn thành nghĩa vụ một cách vinh dự và tự hào."

    Đảng Cộng sản và Đoàn Thanh niên đã tổ chức các cuộc họp tại tất cả các điểm đóng quân và các đơn vị tại Mặt trận. các Đảng viên Cộng sản và Đoàn thanh niên đã luôn luôn cam kết thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của người Cộng sản, coi mình luôn là một phần còn lại của trận chiến sắp tới, không phải dành cho họ mà là một nguồn cảm hứng, thúc đẩy mọi người. Bằng cách này, các chính trị viên, đảng viên, đoàn viên trong quân đội đã tạo ra một động lực thúc đẩy mạnh mẽ cho việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao trên từng lĩnh vực.

    Qui mô về sự cuồng tín chính trị của Đảng Cộng sản đã được bộc lộ rất rõ trong bộ máy quân sự, thể hiện trong những hồi ức của Yeremenko. Viên tướng Nga nhớ lại : “Trong thành phần của Sư đoàn Bộ binh 249 có 567 Đảng viên chính thức, 463 Đảng viên dự bị và 1096 Đoàn Thanh niên Komsomon”. Đó là một phần tư sức mạnh chiến đấu của Sư đoàn.

    “Sự phân công nhiệm vụ phải có ý nghĩa lớn nhất trong việc chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ đó”. Yeremenko viết thêm “mọi nhiệm vụ chủ yếu đều được giao cho các đoàn viên Komsomon. Thí dụ trong Trung đoàn 1195 thuộc Sư đoàn 360, tất cả các vị trí số 1 của các súng máy, hoặc những người dùng súng tiểu liên và các thành viên của đội trinh sát đầu là các đoàn viên Komsomon”.

    Cuộc tấn công của Yeremenko nổ ra vào ngày 9 tháng Giêng 1942. "Tấn công" vị tướng Nga đã viết " đó là một từ bình thường mà hàng ngày là khẩu lệnh cho binh lính. Tuy nhiên vào thời điểm đó là mùa đông 1941-42 nó mang vẻ trang nghiêm trọng thể. Từ "tấn công" chứa đựng hy vọng đập tan kẻ thù, giải phóng quê hương, giải cứu bạn bè thân thuộc và tất cả những đồng chí của đất nước mình đã rơi vào ách giày xéo của phát xít; nó chứa đựng mọi hy vọng trả thù, chống lại quân xâm lược bạo tàn cùng giấc mơ về một cuộc sống và làm việc trong hòa bình".

    Với một chút khoa trương Yeremenko kết luận : " và tất cả quân lính, từ lính lái xe quân nhu đến những người lính Hồng quân trong các đơn vị đột kích đã mơ về cuộc tấn công như là điều tuyệt vời và quan trọng nhất trong cuộc đời." Đây là điều " tuyệt vời và quan trọng nhất" mà theo Yeremenko mỗi người trong Hồng quân đã mơ về, trông giống như trên thực tế. Hai giờ oanh tạc bằng pháo binh; tấn công bộ binh với 2 sư đoàn xuyên qua vùng tuyết sâu đến ngực tới thị trấn Peno; tấn công trên mặt băng tiến thẳng vào tầm súng máy của Phòng tuyến quân Đức.

    Thị trấn Peno bị thất thủ vào ngày thứ hai của cuộc tấn công sau những trận chiến đấu khốc liệt và đẫm máu. Các trung đội trinh sát của Lữ đoàn Kỵ binh SS Fegelein đã bị tràn ngập. Phòng tuyến Đức đã bị đoàn quân của Yeremenko xuyên thủng. Nhưng quân Nga ở hai bên cánh đã thực hiện nhiệm vụ không thành công, họ không đưa ra một sự tiến bộ thật sự nào mặc dù họ có ưu thế tuyệt đối về mọi mặt. Sư đoàn Bộ binh Nga 360 phải tạm dừng lại trước vị trí của Trung đoàn Bộ binh 416 đến từ Brandenburg. Bên cánh trái, tại vùng hồ Volgo gần Bor và Selishche, Sư đoàn Bộ binh 334 của người Nga đã bị Sư đoàn Bộ binh 253 Westphalian đập cho tơi tả và buộc phải đình hoãn cuộc tấn công.

    Nhưng ở trung tâm của cuộc tấn công, Sư đoàn Nga 249 đã gặt được những thắng lợi liên tục. Đầu tiên chỉ là một lực lượng thiện chiến, không lâu sau đó được Stalin nâng lên thành Sư đoàn Cận vệ 16 với Huân chương Lê-nin. Thiếu tướng Tarasov tung toàn bộ Sư đoàn tiến về Andreapol. Mục tiêu của ông sau đó đột phá vào Toropets, một đầu mối giao thông và là cơ sở tiếp vận chính của người Đức. Đó chính là “Giỏ bánh mi” mà Yeremenko thèm muốn. Con đường của ông đến các kho quân nhu lớn đã bị chặn lại bởi Trung đoàn Bộ binh 189 đến từ vùng Silesian dưới sự chỉ huy của Đại tá Hohmeyer, vừa được cấp tốc thành lập để ném vào Andreapol. Ngoài Trung đoàn thuộc Sư đoàn 81 Bộ binh, họ được tăng cường thêm Tiểu đoàn 2, trung đoàn 181 Pháo binh, một đại đội đặc nhiệm và một vài đơn vị hậu cần.

    Yeremenko đã nhiều lần nhắc đến những trận đánh và sự chiến đấu để bảo vệ cho tuyến phòng thủ của Trung đoàn Bộ binh 189 (Đức). Bởi vì nó đã gây ra rất nhiều khó khăn cho Tập đoàn quân của ông, đang nằm ở trung tâm trận chiến, họ đã tử thủ trước hai Sư đoàn thiện chiến Sô-viết cho đến người cuối cùng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho các đơn vị của hai Sư đoàn thuộc Tập đoàn quân Xung kích 4 Sô-viết.
    caonam_vOz thích bài này.
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Thảm kịch của Trung đoàn Bộ binh Đức 189 đến từ vùng Silesians và Sudeten xảy ra ở giữa các nhà ga đường sắt tại Okhvat và các ngôi làng ở vùng Lugi, Velichkovo, và Lauga. Chỉ còn vài ba người sống sót sau những trận chiến đấu kinh hồn chống lại các lực lượng thiện chiến của Yeremenko dưới tuyết ngập tới 3 feet và nhiệt độ 46 độ dưới không. Một trong những người còn sống sót đã mô tả lại bi kịch của Trung đoàn Đức về sau là Trung úy Erich Schlösser, người đã tham gia các trận chiến trước Andreapol và bây giờ là một người phụ trách Đại đội 3 của Trung đoàn.

    “Trung đoàn bộ binh 189, thuộc quân số của Sư đoàn Bộ binh 81, đã trải qua các chiến dịch ở Pháp mà không có sự thiệt hại nào đáng kể. Chỉ ngay trước Giáng sinh 1941, Sư đoàn vẫn ở khu đồn trú dọc bờ biển Đại Tây dương, trong tư thế an nhàn riêng biệt nơi trú quân. Đây không giống như một chuyến đi dài. Họ không được cấp bất kì loại thức ăn đặc biệt nào hoặc là quần áo mùa đông. Họ cũng không được nhận vũ khí mới hay bất kì loại thiết bị mới nào. Chẳng ai tin vào tin đồn đang lan truyền đi chậm rãi trên tàu từ sĩ quan tiểu đoàn : Chúng ta đang đi tới Mặt trận phía đông - nước Nga !

    Bánh xe tàu hỏa đều đều lăn trên đường qua nước Pháp. Các lính Đức đã trải qua một đêm Giáng sinh trên những ổ lót rơm tại các toa xe của họ. Họ đã bắt đầu rùng mình trong những chiếc áo khoác mỏng manh. Tiếp tục đi, họ qua nước Đức. Sau đó là Ba-lan. Ở Warsaw họ được cấp phát thức ăn. Khi lấy khẩu phần thức ăn lần sau thì họ đã ở giữa Belorussia - Minsk. Nhiệt độ là 25 độ dưới không, và cái lạnh đã thấm rỉ qua bên sườn của các toa tầu. Các lò sưởi thô sơ đều rực đỏ . Nhưng mọi người lính đều trong cảm giác lạnh lẽo cùng cực.

    Sau 13 ngày của cuộc hành trình không bị gián đoạn, đại đội của họ đã xuống tàu vào ngày 5 tháng Giêng năm 1942. Nơi họ đang đứng là Nhà ga Andreapol, dưới một lớp tuyết sâu và nhiệt độ xuống tới 30 độ âm. Họ không hề có một chiếc áo khoác choàng trong điều kiện mùa đông của nước Nga. Thậm chí những chiếc mũ che kiểu balaclava (Loại mũ khít đầu và cổ.Chỉ để hở mặt) và cả những chiếc mũ che tai. Trước khi họ biết đã xảy đến với mình thì nhiều lính Đức đã có những ngón chân và đôi tai đã bị đóng băng.

    Nhật ký chiến tranh của Quân đoàn II đã ghi lại : “Trung đoàn đã không có những thứ thiết yếu nhất để chống chọi lại với thời tiết mùa đông khắc nghiệt của nước Nga. Trước khi các đồ quân nhu đến được với 3000 lính trong Trung đoàn, vì tình thế khẩn cấp, họ đã phải cấp tốc xông vào trận chiến chống lại những Trung đoàn Cận vệ của Yeremenko thuộc Sư đoàn Bộ binh 249, những người đã chọc được một lỗ thủng tại tuyến phòng thủ của chúng ta tại Peno và hướng tây nam về phía Andreapol. Những tiểu đoàn trượt tuyết Nga đã hành quân xuyên qua hồ Okhvat.

    Đại tá Hohmeyer đã ném các tiểu đoàn của mình nhằm cản đường tiến quân của người Nga. Đại đội 3 Công binh của Sư đoàn cũng đặt dưới sự chỉ huy của ông. Tiểu đoàn 1 thuộc Trung đoàn 189 Bộ binh, với sự yểm trợ của các khẩu đội pháo của Trung đoàn Pháo binh 181 đã tới được ngôi làng và ga xe lửa tại Okhvat cùng thời gian đội quân tiên phong của quân Nga đang lao đến. Quân Nga đã chiếm giữ tại rìa phía đông của thị trấn nhỏ trong khi Đại đội 3 dưới sự chỉ huy của Đại úy Lindenthal quyết tâm tử thủ tại rìa phía tây. Sư đoàn Bộ binh Nga 249 đã đưa Trung đoàn 925 của họ vào trận chiến khốc liệt. Những lính Nga người Siberians băng qua mặt hồ băng giá với những tiếng la Urra.. Urra…Lập tức Đại tá Hohmeyer thay đổi quyết định, ông đưa ngay Tiểu đoàn 3 vào phòng tuyến Okhvat.

    Đi bằng con đường xe lửa trên cao (railway), viên chỉ huy đoàn tàu Newmann đã cố gắng tránh khỏi sự tấn công của quân Nga cùng với Đại đội II của mình tiến thật nhanh để tăng viện cho Tiểu đoàn 1 ở Okhvat. Quân Nga phải bị cầm chân - ít nhất phải đủ thời gian để lập lại tuyến phòng thủ cho lỗ hổng lớn giữa hai con sông Dvina và Volga. Nếu việc này không thực hiện được thì quân Nga sẽ tiến tới mục tiêu của họ - hai thành phố Vitebsk, Smolensk, và con đường cao tốc - để kết hợp với các Tập đoàn Sô-viết đang tấn công từ phía nam và khóa chặt vòng vây xung quanh Cụm Tập đoàn quân trung tâm (Đức).

    Trung sĩ Maziol và Trung đội của anh đang bảo vệ một vị trí tại rìa phía tây nam Okhvad. “Xe tăng”. Hạ sĩ Gustav Praxa thình lình hét to về phía túp lều, nơi bạn bè anh đang ở trong đó. Mọi người vội vàng lao ra. Từ trên con đường vào ngôi làng đã xuất hiện chiếc xe tăng đầu tiên, một chiếc tăng hạng nhẹ loại T-60. Theo sau chiếc tăng dẫn đầu là những chiếc khác, có 8 chiếc cả thảy. Những chiếc xe này là một nhóm xe tăng thuộc Tiểu đoàn Tăng Sô-viết số 141. Những chiếc xe tăng đã bắn vào các ngôi nhà. Đạn xé các ngôi nhà ra thành từng mảnh. Rõ ràng họ đang dự định phá hỏng bất cứ thứ gì mà người Đức dùng làm chỗ để trú chân trong điều kiện thời tiết băng giá. Đó là phương pháp chiến đấu điển hình của người Nga.

    Maziol cùng với Praxa và Trung sĩ Müller thuộc tổ chiến đấu số 1 đang nằm đằng sau góc của một ngôi nhà. Một chiếc xe tăng của quân Nga xuất hiện ở phía bên kia con đường làng. Nó chạy ầm ầm với súng máy trên xe nhả đạn liên tục, khuấy tung từng đám tuyết và ghìm chặt ba người lính của chúng ta.

    „Nếu để chúng qua được ta thì những chiếc xe tăng này sẽ lao tới các cơ sở hậu cần mà chúng ta đang bảo vệ tại Andreapol”. Maziol vừa quan sát , vừa nói với một giọng đặc chất Silesian không thể nhầm lẫn. Sau đó, anh ta ra lệnh cho hai người cùng nhóm : “Chúng ta hãy tiêu diệt những chiếc xe – tăng bằng lựu đạn”. Müller và Praxa liền gật đầu. Với những ngón tay tê cóng, họ rút các trái lựu đạn ra chuẩn bị sẵn sàng.

    Và bây giờ, chiếc xe tăng T-60 đầu tiên chạy ầm ầm qua góc của ngôi nhà. Đó là khoảnh khắc của Muller, anh nhảy xuống chạy dọc bên chiếc tăng và đu mình lên phía đuôi xe. Anh nắm lấy tay cầm cửa xe, vặn mở bằng tay trái trong khi tay phải nắm chặt quả lựu đạn. Anh dùng răng giật vòng kích nổ, bình tĩnh chờ hai giây và thả quả lựu đạn vào trong, anh gieo mình xuống khỏi xe. Một tiếng nổ vang. Một màn khói lửa bốc lên.

    Chiếc tăng thứ hai dừng lại, cửa nắp mở. Người lính Nga muốn liếc xem cái gì đang xảy ra. Vậy cũng đủ để Maziol đặt vào tầm ngắm của súng máy. Một tiếng nổ bắn ra từ thùng đạn chỗ anh đứng. Người lính Nga tụt xuống vào trong tháp pháo, và Muller đã ở trên đỉnh đầu xe rồi, thả lựu đạn cây vào trong tháp khi cửa vẫn còn mở. Hai chiếc tăng bị bao phủ trong khói đen, che phủ ra cả con đường. Giống như một bóng ma, chiêc tăng thứ ba xuất hiện trong khói đen. Thình lình nó cố gắng lùi lại nhưng bị kẹt trong tuyết.

    Hạ sĩ Praxa nhảy lên tháp pháo nhưng không thể mở cửa nắp. Nhưng tay súng Nga đã mở cửa ra từ bên trong, đảo mắt nhìn xung quanh,chợt nhìn thấy Praxa anh ta lập tức chúi xuống luôn, nhưng quả lựu đạn đã lăn ngay vào trong trước khi cửa nắp đóng lại.

    Nhìn thấy tấm thảm kịch đã xảy ra cho những chiếc xe - tăng dẫn đầu, năm chiếc xe – tăng còn lại của quân Nga vội vàng xả hết tốc lực để vòng qua các đám tuyết sau. Và cuối cùng chúng đã quay trở lại con đường làng và rút lui ra khỏi trận chiến.
    caonam_vOzmeo-u thích bài này.

Chia sẻ trang này