1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tinhlth1

    tinhlth1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2016
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    1
    rất hay bạn ơi
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Trong lúc đó, ở phía tây cái túi vây, nổi bật nhất là “Cụm quân đoàn Zorn" mới được hình thành : vào thời điểm thích hợp nhất, nó sẽ phóng ra một mũi đột kích – mang tên là “Chiến dịch Cầu tàu” để theo dự định sẽ gặp được các Sư đoàn của tướng Seydlitz khi tiến được nửa chặng đường. Theo kế hoạch, mũi đột kích chính sẽ do Trung đoàn của Đại tá Ilgen đảm nhiệm cùng kết hợp với lực lượng của các tiểu đoàn khác nhau rút ra từ các Sư đoàn xung quanh trong vùng.

    “Thưa tướng quân ! Vậy thì kế hoạch chung là gì? Khi nào thì bắt đầu giờ G ? “ - Đại tá Ilgen hỏi .

    Tướng Zorn vẽ những nét phác thảo trong cái túi vây Demyansk bằng cây ba toong trên tuyết. Phía trái ông vẽ một đường cong biểu hiện cho mặt trận chính ở Staraya Russa. " Bá tước Brockdorff đã báo với tôi rằng Cụm tấn công của tướng Seydlitz đang gia tăng tấn công từ mặt trận Staraya Russa với 4 sư đoàn". Và tướng Zorn thêm 4 mũi tên vào bản đồ phác thảo trên tuyết của mình.

    “Đây này” – Tướng Zorn chỉ hai mũi tên vào trung tâm - “Sư đoàn Silesian số 8 và Sư đoàn
    Württemberg số 5 Jäger (Người đi săn) sẽ chịu trách nhiệm chính của cuộc đột kích. Cả hai Sư đoàn này mới từ Pháp chuyển đến Mặt trận phía Đông từ đầu năm và họ đều dày dạn kinh nghiệm hoạt động tác chiến trên chiến trường. Đặc biệt, binh lính thuộc Sư đoàn Jäger (Người đi săn) đã có thành tích chiến đấu tuyệt vời trong các trận đánh lớn tại Staraya Russa vào những ngày đầu tháng Hai năm nay”.
    Tướng Zorn cầm cây ba-toong chỉ về phía bên phải và sau đó về phía trái : “Sườn của các cuộc tấn công giải nguy sẽ được yểm trợ bởi Sư đoàn Bộ binh 329 ở phía phải và Sư đoàn Bộ binh 122 ở bên trái.
    Các sư đoàn Jäger của tướng Seydlitz sẽ hướng cuộc tấn công thẳng vào điểm này, đó là điểm cực tây của túi Demyansk, tại khu vực Kalitkino và Vasilkovo. Trong thời điểm đó, khi cánh quân của Tướng Seydlitz đang vượt qua khu vực cửa sông Lovat tại vùng Ramushevo dọc theo con đường quốc lộ nối liền Staraya Russa- Demyansk - nói cách khác, anh vẫn cách quân của Tướng Seydlitz khi anh bắt đầu triển khai cuộc tấn công. Nhiệm vụ của anh – Ilgen – đột kích, xé tan các vị trí của bọn Ivan bên ngoài túi vây của chúng ta, sau đó bắt tay vởi lực lượng chủ lực của ta tại cửa sông Lovat trong vùng Ramushevo."


    Đại tá Ilgen gật đầu. Tuyết đang lấp lánh dưới ánh mặt trời buổi sáng. Từ xa vang lên những tiếng gầm của các khẩu đại bác. Một sĩ quan tùy tùng từ biệt thự chạy tới :
    “Thưa tướng quân, Ngài có điện thoại “.


    ................................


    Đầu tiên mọi thứ diễn ra theo kế hoạch. Sau màn pháo kích khởi đầu của pháo binh và tập trung sử dụng máy bay ném bom, cuộc tấn công của Tướng Seydlitz hoạt động trơn tru như những tuần đầu của Chiến thuật Blitzkrieg tại Mặt trận Miền Đông. Tuy nhiên hiện thời khó khăn đã bắt đầu. Bụi rậm và rừng cây mùa đông ở phía đông của Staraya Russa làm chậm lại đà tiến của cuộc di chuyển. Người Nga phòng ngự theo chiều sâu, gồm có tới năm dải phòng thủ cần phải được chọc thủng.

    Quân Đức tiến lên chỉ được từng bước một - và nó đòi hỏi yêu cầu về lòng dũng cảm và tài khéo léo, nước mắt và máu chảy. Không có một mạng nào được tha. Trận đánh đẫm máu liên tục trong 4 tuần. Nó bắt đầu trong nhiệt độ 30 dưới không trên các đầm lầy đóng băng cứng như đá. Vài ngày sau nhiệt kế tăng lên tới điểm đóng băng (O độ). Sự tan chảy bắt đầu xuất hiện. Tất cả mọi thứ chìm trong bãi lầy khủng khiếp.

    Tới cuối tháng ba nhiệt độ lại xuống 20 độ dưới không. Ban ngày tuyết rơi dày đặc, và vào ban đêm các đầm lầy và rừng cây bị càn quét bởi các cơn lốc băng mùa xuân mà có thể làm đóng băng ngay lập tức tất cả các sinh vật sống không tìm được nơi trú ẩn trong hang, lều, hố đất hoặc là ở dưới những thân cây đổ bất thình lình.

    Trong tháng tư, tình hình thời tiết đã tốt hơn lên. Tuyết và băng đang tan chảy. Trên các con đường quốc lộ, nước ngập sâu tới đầu gối. Những người lính Đức đói khát đang lội bì bõm trên các con đường mới được mở ra xuyên qua các khu đầm lầy băng giá và các khu rừng rậm đầy sình lầy. Các bè gỗ được làm từ các súc gỗ lớn và các bụi cây để chuyên chở các khẩu súng máy hạng nặng, nếu không có thì tất cả mọi thứ đều biến mất trong lớp bùn lầy không để lại dấu vết.

    Những người bị thương được nằm trên cáng làm bằng cành cây không thì họ sẽ bị chìm. Tất cả mọi thứ có trọng lượng - súng ống, ngựa, người- đều ngập ngụa trong bùn lầy. Quân phục của binh lính đều ướt sũng. Và trong các bụi cây rậm rạp thì quân Nga luôn luôn rình rập. Lính Nga cũng phải chịu đựng khổ ải với bùn lầy. Các xe tăng hạng nặng không thể can thiệp được và súng cối, pháo binh thì không thể nhúc nhích.

    Ngày 12 tháng tư, các tổ xung kích thuộc lực lượng của Tướng Seydlitz đã nhìn thấy những cái tháp chuông nhà thờ bị vỡ tại thị trấn Ramushevo, hiện ra như một ảo ảnh giữa những đám bụi và khói. Họ đã đạt được mục tiêu của “Chiến dịch xây cầu”. Họ biết rằng họ có thể đứng vững hay thất thủ phụ thuộc vào việc chiếm được Ramushevo. Tại thị trấn nhỏ bé này, việc kiểm soát được con đường quốc lộ chạy qua cửa sông Lovat, trong lúc tan băng của mùa xuân, một lần nữa là một trở ngại lớn.

    Ngày hôm sau, Đại tá Ilgen đã bị thương nặng trong khi đi trinh sát thực địa để sửa soạn cho cuộc tấn công. Trung đoàn của ông, vẫn thực hiện những công việc chuẩn bị cuối cùng cho các cuộc tấn công một cách kỹ lưỡng nhất dưới sự chỉ huy của Trung tá von Borries, là người thay thế Đại tá Ilgen. Rạng sáng ngày 14 tháng Tư, cuộc tấn công đã nổ ra.

    Sáu ngày sau, các Tiểu đoàn Đức đã chiếm được những ngôi nhà đầu tiên của thị trấn Ramushevo nằm trên bờ đông của con sông Lovat khi màn đêm buông xuống. Các đơn vị tiền tiêu Đức bao gồm Tiểu đoàn SS Panzerjäger (Sát thiết) thuộc Trung đoàn „Đầu lâu“ dưới sự chỉ huy của Hauptsturmführer (Chức vụ trong lực lượng SS tương đương với Thiếu tá) Bockman.

    Trên dải đất xa dọc bờ sông phía tây của thị trấn đã rực sáng. Đường đi của đạn bay vạch vào đêm những tia lửa. Âm thanh của trận đánh bay vượt qua con sông Lovat. Dòng sông đang cuộn lũ và rộng cả ngàn thước. Không thể nào nhìn thấy những gì đang diễn ra ở phía xa : khói bụi và ánh sáng chói lòa của lửa đạn đã giảm tầm nhìn xuống bằng con số không. Ngày tiếp theo cũng diễn ra như vậy.

    Các đại đội của Seydlitz đã chiến đấu dữ dội vì một dải đất dọc bờ sông Lovat. Khi màn đêm xuống binh lính của Borries chợt nhìn thấy những bóng người với các chiếc mũ sắt kiểu Đức vẫy gọi từ phía bên kia. " Họ ở đây! Họ ở đây! " Lúc đó là 18.30 ngày 21 tháng tư năm 1942. Giờ chỉ còn con sông Lovat hung dữ ngăn cách hành lang gặp gỡ của các trung đoàn bị bao vây với phòng tuyến chiến đấu chính. Demyansk, con đập chắn sóng mạnh mẽ ở khu đồi Valday đã thực hiện được nhiệm vụ của nó. Sáu sư đoàn Đức đã chốt chặn đường đi của các Tập đoàn quân Sô-viết hàng tháng trời. Giờ họ là một phần của một mặt trận liên tục không còn lỗ hổng.

    ………………………………
    tonkin2007, vacbay03, ngthi961 người khác thích bài này.
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Vậy tình hình ra sao ở thị trấn Kholm, nơi cách 55 dặm xa hơn về phía nam? Trong một trăm ngày qua nhóm chiến đấu xung kích của tướng Scherer với khoảng 5000 quân đã nắm giữ giao lộ ở giữa vùng đầm lầy rộng lớn, cứ điểm và nơi vượt qua sông của thượng nguồn sông Lovat, bao quát cả con sông và vùng nội địa. Kholm là một vị trí vững chắc duy nhất ở phòng tuyến đầu đã bị chia cắt, giữa Velikiye Luki và Demyansk, cái chốt cửa sau dẫn tới Tập đoàn quân XVI, vị trí chặn đường quân Sô-viết tấn công sang phía tây, như là túi vây Demyansk cầm chân mũi nhọn Sô-viết đánh xuống phía nam.

    Cái thị trấn tỉnh lẻ Kholm gồm 12.000 cư dân đã trở thành một thị trấn trên tuyến đầu chỉ qua một đêm. Các đơn vị hậu cần và các lực lượng phân tán của nhiều Sư đoàn đã được sắp xếp lại cho công cuộc phòng thủ. Thiếu tướng Scherer, tư lệnh Sư đoàn 281 Phòng vệ Địa phương được bổ nhiệm làm Chỉ huy trưởng pháo đài. Ông đã ban hành nhiều mệnh lệnh, chỉ thị nhằm giữ vững thị trấn Kholm bằng tất cả mọi giá.

    Thị trấn Kholm đã được giữ vững. Công cuộc phòng thủ thị trấn đã đi vào lịch sử quân sự như là câu chuyện kể về một sự kiện đáng ca ngợi và vẻ vang nhất, đó là câu chuyện của lòng dũng cảm, một sự ứng biến tài tình về chiến thuật quân sự và sự chịu đựng đáng kinh ngạc của những người lính Đức.

    Lực lượng phòng thủ Thị trấn của Thiếu tướng Scherer là một đội quân ô hợp. Nó bao gồm các đơn vị của Sư đoàn 123 và 218 Bộ binh mới được điều chuyển từ Denmark đến Mặt trận phía Đông, và Trung đoàn 553 Bộ binh cùng với Sư đoàn 329 Bộ binh. Đó là một lực lượng binh lính Sơn cước xuất thân từ hai vùng Carinthia và Styria được biên chế lại thành nhóm Commando 8, sau đó là Đại đội 3 thuộc Trung đoàn Dã chiến Phòng không 1, và Tiểu đoàn Cảnh sát Dự bị 65 thuộc Sư đoàn 285 Phòng vệ Địa phương. Thậm chí có cả một đơn vị vận tải đường thủy của Hải quân Đức. Từ những các loại đơn vị lính Đức tạp nham như vậy, Đại tá Manitius, nguyên là Tư lệnh Trung đoàn Bộ binh 386 thuộc Sư đoàn 218 Bộ binh đã đứng ra làm người Tổ chức điều hành. Ông đã tạo ra một lực lượng chiến đấu rất hiệu quả mà bản thân ông là một linh hồn và là nguồn cảm hứng của đội quân đó.

    Vào ngày 28 tháng giêng, thị trấn Kholm bị bao vây hoàn toàn. Một phần của Tiểu đoàn Súng máy 10 đã xoay sở lọt được vào cái túi vây. Nhưng sau khi họ lọt vào một lúc, thì đằng sau họ cái bẫy của người Nga đã bật lên, và sập xuống mãi mãi.

    Các khu vực trong pháo đài chỉ rộng chưa đầy một dặm vuông, thời gian sau giảm xuống còn khoảng nửa
    dặm vuông. Pháo đài được 5.000 – 5.500 lính Đức bảo vệ. Trong các bộ phận trong pháo đài, mặt trước của chiếc túi vây chạy xuyên qua ngay chính giữa thị trấn. Những người lính thuộc từng căn nhà, từng đống đổ nát, từng cái cây, từng hố bom đạn nằm giữa nghĩa trang phía bắc, khúc uốn cong như cái kẹp tóc, nhà tù của GPU (nước Nga cũ) và Sở Cảnh sát đóng trong hẻm núi. Đó là bốn vị trí phòng thủ khét tiếng nhất của pháo đài. Thị trấn đã bị bao vây bởi ba Sư đoàn Súng trường Sô-viết, hết ngày này qua ngày khác.

    Họ chỉ được tiếp tế bằng đường hàng không. Trên chiến trường bên ngoài cái túi vây, trong vùng căn cứ địa quân địch, những người lính công binh xây dựng một đường băng dã chiến cỡ 70 x 25 thước. Mỗi một lần hạ cánh là một lần phiêu lưu. Và hầu hết các máy bay JU-52s bị trầy xước khi hạ cánh. Ngay lúc này chiến trường rải rác lấm chấm những xác máy bay. Do đó hãng Luftwaffe chuyển qua gửi các nhân viên và thiết bị nặng cân bằng tàu lượn và thả thực phẩm và đạn dược trong các công-te-nơ.

    Luôn luôn là những giây phút lo lắng theo sau sự xuất hiện của một hoặc hai chiếc máy bay JU với tàu lượn từ bìa rừng phía tây. Nếu tàu lượn được thả ra quá sớm chỉ vài giây thì nó sẽ hạ cánh ở chỗ người Nga. Thậm chí nếu tàu lượn hạ cánh chính xác vào điểm xác định thì một biệt đội tấn công luôn luôn sẵn sàng để bảo vệ số hàng hóa ký gửi quí giá càng nhanh càng tốt.

    Vì không cần phải nói thì quân Sô-viết cũng nằm chờ chỗ có nhiều giải thưởng này. Thường xuyên hai phía sẽ chạy đua với nhau đến vị trí mà hàng hóa chuyên chở đã rơi xuống. 80 tàu lượn chở hàng đã hạ xuống cái túi Kholm. 27 máy bay Jus đã bị rơi khi thả hàng tiếp tế. Nhưng được tiếp viện hoàn toàn bằng đường không vẫn chưa phải là điều đặc thù nhất hay bất bình thường nhất về Kholm. Sự lạ lùng hơn vẫn là thực tế rằng Kholm là một pháo đài không có khẩu đội pháo hạng nặng nào cả.

    Chỉ có một vài khẩu cối 80mm, dăm ba khẩu súng chống tăng 37mm và một khẩu 50mm…và hai khẩu đại bác hạng nhẹ, loại bắn yểm trợ cho bộ binh - đó là tất cả các vũ khí, khí tài đặt ở bên trong pháo đài. Không hề có súng hạng nặng hoặc pháo binh. Làm thế nào mà sau đó, pháo đài có thể cầm cự để chống lại một kẻ thù mạnh mẽ tấn công nó với súng hạng nặng và xe tăng? Làm thế nào một pháo đài có thể đứng vững đượctrong một vài ngày mà không cần vũ khí pháo binh hạng nặng – loại vũ khí rất quan trọng trong sự bố trí phòng thủ ở bên trong thị trấn Kholm.

    Tại Pháo đài Kholm vấn đề này đã được giải quyết một cách mà có lẽ là duy nhất trong lịch sử quân sự. Pháo binh của pháo đài được đặt phía bên ngoài, nhưng hỏa lực và tầm bắn của nó đã được chỉ đạo từ bên trong pháo đài. Súng đại bác của Đức giã vào nơi tập trung quân đội Sô-viết suốt ngày đêm, các hàng rào pháo kích yểm hộ để bảo vệ phòng tuyến Đức bất cứ khi nào kẻ thù tấn công - tất cả đều tới từ khẩu đội pháo hạng nặng giữ ở phía đuôi của cái hành lang nhỏ hẹp mà nhóm Xung kích đặc nhiệm của Tướng von Uckermann đã tấn công đến Kholm trong khoảng 6 dặm, thẳng qua vùng của quân Nga.

    Chống lại tất cả các qui tắc trong tác chiến quân sự, các phân đội pháo thuộc Trung đoàn Pháo binh 218 và Tiểu đoàn Pháo binh hạng nặng 536 đã đặt các vị trí ở ở cuối một hình lang hẹp, giống như đầu cái thìa và họ bắn vào tất cả các nơi của quân Sô-viết mà họ cảm thấy có giá trị về mặt quân sự.
    tonkin2007, vacbay03, gaume12 người khác thích bài này.
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Tại Kholm, đích thân Trung úy Feist và Thiếu úy Dettmann đã phải luôn luôn lên các vị trí tiền tiêu và điều khiển tác xạ bằng các máy điện báo thông thường. Trong một vài ngày, đã có tới hàng ngàn viên đạn đường kính hạng nặng gầm thét trên không, trên thị trấn Kholm nã vào các vị trí của quân Nga hoặc các đội hình tấn công của họ. Trên các vị trí quan sát ở tiền tiêu, các sĩ quan pháo binh và các tiền sát viên của họ đã dần dần phát triển những kỹ năng mà ngay cả khi bản thân họ bị xe tăng Nga trực tiếp tấn công, họ đã bắn thẳng vào đội hình xe tăng của quân Nga và loại chúng bằng những cú bắn trực tiếp.

    Người Nga kiên quyết chiếm bằng được Pháo đài Kholm trước khi tan băng. Họ muốn vượt qua những cái rào cản Đức đáng nguyền rủa này bằng đội quân hùng mạnh của họ. Bởi vậy, có những ngày họ ném ra tới tám cuộc công kích vào pháo đài. Họ tổ chức các cuộc tấn công xâm nhập vào bên trong. Quân Nga đã bị đánh bật lại bởi các trận đánh giáp lá cà đẫm máu. Họ lại tấn công tiếp tục, họ muốn chiếm giữ bằng được những đống đổ nát, những đống tuyết và những hố bom bên trong pháo đài.

    Người Đức tổ chức ngay lập tức những cuộc phản công bằng những quả lựu đàn cầm tay và các khẩu súng phun lửa. Vì thế, cuộc phòng thủ tại Pháo đài cứ diễn ra từ ngày này qua ngày khác. Trong các nhóm xung kích chiến đấu của người Đức, có những chuyên gia ném lựu đạn cầu âu kiểu như đưa bóng vào rổ với độ chính xác tuyệt đối vào các mục tiêu dự định. Ngoài ra, họ còn tổ chức ra những nhóm phá hoại xe tăng, những người lính thực hiện nhiệm vụ với kỹ năng bình tĩnh thành thạo của người nhện. Họ làm việc xung quanh các ngôi nhà cao tầng.

    Sự tan băng của mùa xuân cùng với lớp bùn loãng đã tạm thời cản bước các đợt công kích pháo đài của người Nga, nhưng cuộc sống bên trong túi vây ngột ngạt không thể chịu nổi. Trong những cái hầm của những ngôi nhà đổ nát thuộc bên trong pháo đài, có tới 1.500 người bị thương nằm trên sàn nhà để trần. Một số ít người may mắn hơn được nằm trên các tấm ván. Rất nhiều người trong số họ đang ở trong tình trạng thảm thương so với 700 người bị thương đã được đưa ra khỏi túi vây bằng máy bay.

    Các bác sĩ và nhân viên hộ lý đã làm việc cả ngày lẫn đêm dưới sự chỉ huy của Bác sĩ Ocker cho đến khi họ kiệt sức gục xuống. Nhà phẫu thuật, Bác sĩ Huck đã thực hiện những ca mổ táo bạo nhất trong nỗ lực hết mình để cứu sống những người lính Đức đang bị thương nặng. Nhưng các lớp bụi bẩn và nạn chấy rận là hai kẻ thù thực sự không kém gì so với những mối nguy hiểm do các loại đạn của quân Nga mang lại. Tình hình nguy ngập được minh họa bằng hai con số ; 2.200 người bị thương và 1.550 người bị thiệt mạng.

    Ngày 12 tháng Ba, Thiếu úy Hofstetter đã ghi những dòng chữ sau trong quyền Nhật ký của mình :”Đã có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh sốt phát ban “. Và có nó – bệnh sốt phát ban như là một bóng ma ám ảnh, vây hãm trong tất cả mọi khu vực của pháo đài.

    Những liều Vaccine được phân phát nhỏ giọt. Các bác sĩ và nhân viên y tế để dành những giây phút rỗi rãi hiếm hoi để tiêm chủng cho các binh sĩ. Một chiến dịch chống chấy rận được khởi tranh. Một cuộc chạy đua với thời gian bắt đầu. Sau đó những tin tức sốt dẻo truyền đến : Hãy giữ vững – Sư đoàn dưới sự chỉ huy của Tướng von Arnim đang trên đường tới giải vây cho pháo đài. Nhưng trong ngày 1 tháng Năm, có vẻ như tất cả các hành động anh hùng cũng như sự hy sinh quên mình của binh lính Đức đã đổ xuống một cách vô ích. Ngày hôm đó , quân Nga mở một cuộc tấn công tổng lực vào pháo đài Kholm. Đầu tiên là hỏa lực pháo binh Sô-viết thật dữ dội, tưởng chừng không có một sinh vật nào còn sống sót, sau đó là đợt tấn công của những chiếc xe tăng. Và cuối cùng người ta nghe thấy những tiếng thét của binh lính Hồng quân báo hiệu cho cuộc tấn công bằng bộ binh : "Urra! Urra!".

    Tuyến phòng thủ cuối cùng tại phía đông pháo đài đã bị quân Nga phá vỡ. Giờ đây , Hồng quân chỉ còn cách con sông Lovats vẻn vẹn 100 yards. Nếu quân Nga thành công trong việc chinh phục khoảng cách 100 yards cuối cùng này, thì mọi việc sẽ kết thúc, bởi vì họ sẽ giữ được phía bên bờ sông có địa thế cao hơn và họ sẽ tổng công kích pháo đài từ phía bên trong. Nhưng quân Nga đã không làm được điều đó. Họ phải dừng lại trước những trận oanh kích của máy bay Stukas, hỏa lực pháo binh từ những khẩu đại bác của Uckermann cùng với sự chống trả kiên cường thuộc về nhóm xung kích chiến đấu do Thiếu tướng Scherer chỉ huy.

    Một trong những người này là trung sĩ Behle với khẩu súng chống tăng 50mm ở khu nghĩa địa phía nam. Tầm nhìn thị lực của anh đã không thể hoạt động. Năm chiếc xe tăng Sô-viết đang lù lù tiến đến. Behle nhắm bắn bằng cách nhìn xuống nòng súng, đẩy quả đạn vào, đóng khóa nòng và nổ súng. Một tiếng nổ lớn vang lên - phát đạn đã trúng trực diện. Behle đã bắn hai mươi viên đạn. Cả năm chiếc tăng Sô-viết đã không thể vượt được qua vị trí của anh. Riêng chiếc xe tăng thứ năm đã bị dừng cách họng súng của anh có 40 thước.

    Trên đường băng dã chiến, Trung sĩ Bock đang cố gắng che giấu sau mình một khẩu súng trường chống tăng. Gặp thời cơ thuận lợi, anh đứng lên, toàn thân được che chở bởi một công sự tạm bằng gỗ, sau đó, ông đã loại được ra khỏi vòng chiến bốn chiếc xe tăng hạng nhẹ của quân Nga.

    Ngày mồng 2 tháng 5 là một ngày yên tĩnh xung quanh khu vực pháo đài. Nhưng sang ngày 3 tháng Năm, chiến sự lại bùng lên lúc 3.00. Đó là một ngày mưa dầm dề và sương mù che kín. Các máy bay của Đức không thể nào cất cánh để yểm trợ cho pháo đài được. Những người lính Đức trong túi vây có thể nghe rõ những tiếng ồn ào của các trận đánh tại khu vực tây nam pháo đài. “Đó phải là những người cha của chúng ta “. Họ gọi to cho nhau. Hy vọng làm cho họ có thêm sức mạnh mới. Họ tự nhủ, không được phép thua trong lúc này.

    Ngày 4 tháng Năm, họ đã nhìn thấy những chiếc máy bay kiểu Stukas đang thả bom phía ngoài túi vây của họ. Họ thấy le lói lên tia hy vọng là sẽ được giải thoát.

    Vào ngày 5 tháng Năm thời tiết lại chuyển sương mù. Một người liên lạc chạy xộc vào trạm chỉ huy của Đại úy Waldow " Đại úy, có hai lính Đức đột kich" . Một lúc sau binh lính có thể nghe thấy tiếng lách cách của các sợi dây xích. Tiến về phía trước nhanh gấp đôi, các lính lựu đạn đang di chuyển dọc theo các con quái vật thép được ngụy trang bằng que và cành cây. "Có đúng họ là người của chúng ta không? Hay đây là mẹo lừa của người Nga? Hãy cẩn thận ! " Nhưng giờ họ đã ở đây, những người lính với mũ sắt bảo hộ kiểu Đức và súng tự động của tiểu đoàn “ Greif - Người dại khờ ??” dưới sự chỉ huy của trung úy Tornau và nhóm lính trinh sát đặc nhiệm thuộc trung đoàn bộ binh 411 của trung tá Tromm, một đơn vị của Sư đoàn bộ binh 122. Thiếu úy Dettmann miêu tả quang cảnh xung quanh và nói rằng " Những người lính này được tiếp nhận với sự kinh ngạc, như những vị khách từ hành tinh khác."

    Sự giải vây đến vào lúc mười một giờ. Chỉ có 1.200 quân còn lại trong các hố bom đạn, đường hầm và khu nhà đổ nát. Khoảng 1500 quân bị thương đang co rúm trong các khu doanh trại tồi tàn. Một số tương tự những người chết được chôn ở giữa các vị trí chiến đấu. Trung tá Tromm gia nhập số này vào giây phút cuối cùng : ông bị trúng đạn của quân Sô-viết. Kholm đã một lần nữa là một phần của mặt trận Đức, một phần của phòng tuyến chiến đấu chính ở khu vực được ổn định phía nam thuộc vùng hồ Ilmen. Phòng tuyến được giữ vững từ thời điểm đó cho tới tận năm 1944.
    tonkin2007, vacbay03, gaume12 người khác thích bài này.
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927


    5. GENERAL VLASOV


    Tướng Vlasov



    Tập đoàn quân Xung kích số 2 Sô-viết trong khu vực đầm lầy – Con đường di chuyển bằng gỗ tại khu rừng trống mang mật danh là Erika – Trận chiến đẫm máu – Tiểu đoàn Công binh 158 – Cuộc phá vây từ địa ngục – Thảm họa của Tập đoàn quân Xung kích số 2 – “Đừng bắn, tôi là Tướng Vlasov” – Những tấm bản đồ bị chôn vùi dưới dòng sông.


    Chuyện gì đã xảy ra trong thời gian đó tại vùng Volkhov, nơi Tập đoàn quân Xung kích số 2 của Tướng Vlasov bị cắt rời và bị bao vây trong các khu rừng. Cũng tại nơi đây, mùa xuân đã trở về. Tuyết đã tan chảy, các lớp băng trên dòng sông và bùn lầy cũng đã tan đá. Trong các đường hào và địa đạo, nước ngập đến ngang thắt lưng người. Trong các khu rừng chết này, hàng ngàn, hàng triệu con muỗi đã được đánh thức để trở về bắt đầu cuộc sống mới trong mùa xuân. Ở một nơi, khi những đội hình các xe trượt tuyết còn trượt được những đoạn ngắn thì hôm sau đã được bao phủ xung quanh toàn là nước và bùn lầy. Và ở giữa địa ngục đó, tướng Vlasov với 14 Sư đoàn Bộ binh Súng trường, ba Sư đoàn kỵ binh, bảy Lữ đoàn súng trường độc lập cùng một Lữ đoàn bọc thép. Đó là toàn bộ lực lượng Tập đoàn quân Xung kích số 2 bị giam hãm trong khu vực đầm lầy.

    Vlasov là một vị tướng tràn đầy năng lượng. Ngày 27 tháng Ba, thình lình quân của ông xuất hiện trước phòng tuyến quân Đức : những vị trí bao vây của quân Đức tại khoảng rừng thưa Erika bị những đợt tấn công của những Lữ đoàn xung kích Siberian với sự yểm trợ của xe tank công kích từ hướng tây. Phải thừa nhận là lỗ hổng họ chọc thủng chỉ rộng có một dặm nhưng dẫu sao nó tạo ra đường tiếp tế cho các đơn vị Sô-viết đang bị bao vây. Các Tiểu đoàn thuộc Sư đoàn bộ binh Đức 58 và Sư đoàn cảnh sát SS cố gắng đánh đoàn quân Siberi của Vlasov ra khỏi khu rừng thưa mà không có kết quả. Họ đã không thành công. Bản thân họ quá yếu và địa hình lầy lội rậm rạp ở cả hai bên của khu rừng Erika gây ra quá nhiều khó khăn cho việc tập trung một đội hình hiệu quả mạnh mẽ để cô lập hoàn toàn cái túi Sô-viết. Kết quả là Sư đoàn bộ binh số 58 và nhóm quân giữ vùng phía bắc của nó đã phải chống chọi liên tục sự tấn công của quân Sô-viết trong suốt 6 tuần khó khăn.

    Cuối cùng, vào khoảng đầu tháng năm, lần thứ hai một cuộc tấn công được chuẩn bị cẩn thận bởi Sư đoàn bộ binh 58 mà sau đó được tăng viện đã mang lại thành công - như là ví dụ, trong sự kết hợp chắc chắn với Sư đoàn cảnh sát chiến ở phía bắc khu rừng thưa Erika. Vào giai đoạn đó Vlasov quyết định bứt ra khỏi địa ngục nơi vùng đầm lầy Volkhov. Nhưng sau đó trung đoàn của ông đã không còn khả năng vượt vùng lầy đóng băng hay xuyên qua rừng rậm được nữa. Nền đất lầy lội trong rừng các khu đầm lầy buộc họ phải theo các con đường và lối mòn có sẵn. Và nó chỉ có một lối đi mở cho họ - con đường đắp cao bằng gỗ xuyên qua khu rừng trống Erika.

    Ngày 20 tháng Năm, Tướng kỵ binh Đức Lindemann đã ban hành một mệnh lệnh trong ngày của Tập đoàn quân XVIII. Bản Mệnh lệnh bắt đầu với những dòng chữ : “Quân Nga đang tìm mọi cách rút ra khỏi vòng vây Volkhov “. Đó cũng là tín hiệu được đưa ra cho các binh sĩ Đức chiến đấu trong khu vực Volkhov. Kể từ ngày 20 tháng Năm, họ ra sức bịt kín các lỗ hổng chạy dọc theo khu rừng thưa Erika. Suốt cả tháng trời, liên tục nổ ra những trận chiến đấu đẫm máu của các lính bộ binh Đức, các pháo thủ, các đội chống tăng với Hồng quân trong vòng vây. Những người lính Đức được sự hỗ trợ đắc lực của các binh sĩ công binh thuộc Tiểu đoàn 158 Công binh dưới quyền của Đại úy Heinz.

    Suốt cả ngày lẫn đêm, các lính công binh Đức lao vào trận chiến trong những điều kiện khó khăn vượt quá sức chịu đựng của con người. Thương vong của họ cao khủng khiếp. Trong những ngày cuối cùng của cuộc bao vây, khi Tiểu đoàn dũng cảm này được rút ra, sức mạnh chiến đấu của ba đại đội chỉ còn lại ba sĩ quan, ba hạ sĩ quan và 33 binh lính. Viên chỉ huy trưởng đại đội 2 của Tiểu đoàn Công binh 158, thiếu úy Duncker nguyên là một Linh mục của giáo xứ địa phương trong đời sống dân sự đã được ban thưởng Huân chương Thập tự Hiệp sĩ (Knights Cross) để ghi nhận những trận chiến thành công của anh tại khu vực rừng thưa Erika.

    Vào những ngày cuối tháng Năm 1942, những trận chiến đấu đẫm máu trong túi vây Volkhov đã dần dần kết thúc với chiến thắng nghiêng về phía người Đức. các lực lượng của quân Nga trong Tập đoàn quân Vlasov đã không thành công trong việc phá vây. Giờ đây , không thể có điều gì cứu vãn họ trong chiếc bẫy sập được nữa. Lực lượng Hồng quân nằm trong túi vây bao gồm 9 Sư đoàn Bộ binh Súng trường, 6 Lữ đoàn Súng trường độc lập và một lực lượng của Lữ đoàn Thiết giáp. Công việc kết thúc số phận của Tập đoàn quân Xung kích 2 đã nằm trong tầm tay của người Đức.

    Cuối cùng, sự kết thúc thật đáng sợ. 32.000 lính Nga còn sống sót sau các trận đánh đẫm máu đã bị bắt làm tù binh. Hàng chục nghìn người khác bị bỏ lại trong các khu rừng và đầm lầy, họ bị chết đuối, bỏ đói và bị chảy máu cho đến chết. Đó là một lò sát sinh khủng khiếp. Hàng đàn ruồi lớn thi nhau bu trên đầm lầy, nhất là ở những chỗ các xác chết nhô lên. Một mùi hôi thối không thể chịu được treo trên khoảng rừng thưa Erika. Thật là một địa ngục của quân Nga.

    Trong cái địa ngục khủng khiếp đó, tướng Andrey Andreyevich Vlasov đã đi lang thang với các sĩ quan tham mưu của mình. Người Đức đang theo sát gót vị tướng Nga. Nhưng bất thình lình ông ta biến mất. Ông ta đang ở đâu ? Hay là ông ta đã bị giết ? Hay là ông ta đã tự sát ? Hay là ông ta đang lẩn trốn.

    Hình ảnh của tướng Vlasov được mô tả đầy đủ, chi tiết trong bức ảnh của hàng vạn tờ truyền đơn được máy bay Đức rải xuống các làng mạc thuộc vùng Volkhov. Các điều kiện đặc biệt ưu đãi, phần thưởng lớn được hứa hẹn được dành cho kẻ đầu hàng. Đương nhiên, từ thời điểm này trở đi, đủ mọi tin thất thiết về tướng Vlasov xuất hiện trong các bản báo cáo hàng ngày : Đã nhìn thấy Vlasov, ông ta đã bị giết chết, Vlasov đã bị bắt làm tù binh. Khi theo dõi những thông tin trên các bản báo cáo như vậy đã chứng tỏ đó là những nguồn tin không xác thực, nó dựa trên những sai lầm, những lời lẽ sáo rỗng và những sự hiểu lầm.

    Ngày 11 tháng Bảy, một báo cáo khác đã bay đến Sở chỉ huy thuộc Quân đoàn XXVIII thông báo đã tìm thấy xác chết của tướng Vlasov. Đại úy Schwerdtner, Sĩ quan tình báo của Quân đoàn đã đến tận nơi để điều tra. Ông tìm thấy xác một sĩ quan với bộ áo choàng của tướng khoác bên ngoài. Xác viên sĩ quan cũng có một chiều cao giống như chiều cao của tướng Vlasov.
    tonkin2007, vacbay03caonam_vOz thích bài này.
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Nhưng họ không có điều kiện để xác minh những dấu hiệu giống nhau giữa thi thể và các đặc điểm nhận dạng của vị tướng Nga. Vì vậy, Schwerdtner ra lệnh đưa thi thể lên thùng xe và tự mình lái xe về Quân đoàn để tiếp tục công việc điều tra.

    Khi lái xe tới làng bên thì một vị Trưởng làng người Nga đã ngăn Schwerdtner lại và báo cáo : “Có một người đàn ông bị nhốt trong nhà kho của tôi. Trông ông ta giống như là một du kích quân. Có một người phụ nữ cùng đi với ông ta, có thể là thuộc hạ cũng nên. Ngài có muốn nhìn thấy họ không ?”

    Đại úy Schwerdtner nói với ông trưởng làng đưa anh ta tới khu vực nhà kho. Ông trưởng làng khẽ mở khóa cái nhà kho. Người phiên dịch của Schwerdtner và toàn bộ đội hộ tống lên đạn sẵn sàng trong trạng thái chiến đấu. Người phiên dịch hét lớn : "Vykhodi!" (Tiếng Nga)“Hãy ra ngay”. Một người đàn ông có thân hình khổng lồ bước ra từ chỗ tranh tối tranh sáng, toàn thân được bao bọc trong lớp bụi bẩn, có râu, ông ta mặc chiếc áo choàng của Sĩ quan với đôi cầu vai bằng da và đôi ủng lấm bùn bê bết. Ông ta chớp mắt đằng sau cặp kính bằng sừng có viền đen dày. Ông ta nhìn những khẩu súng tự động, hai tay giơ cao và nói bằng tiếng Đức bị sai be bét : “Đừng bắn ; Tôi là tướng Vlasov”. Mặt trời đã lên cao. Những con ruồi đang bay vo ve, bằng không tất cả sẽ chìm trong sự yên lặng.

    Và từ đây, trong một cái nhà kho lịch sử của một ngôi làng thuộc vùng Volkhov đã xuất hiện một người đàn ông – là một trong những sản phẩm tốt nhất được sản xuất từ chế độ Bolshevik Nga – một người xuất hiện từ những trận chiến đẫm máu, tàn bạo và đầy tử khí trong vùng Volkhov đã dần dần trở thành một kẻ thù không đội trời chung của Stalin. Vlasov là người Nga. Nếu bất cứ ai có thể đánh bại Stalin thì người đó chắc chắn chỉ là ông ta ; Tướng Vlasov.

    Trận chiến trong khu rừng gần Volkhov là một trong những trận chiến kinh hoàng nhất đã từng xảy ra. Thực tế chỉ ra đó là một trong những vị tướng tốt nhất và đáng tin cậy nhất về mặt chính trị của Sô-viết nổi lên từ trận chiến này như là một đối thủ của Stalin, và chủ nghĩa Bolshevik chỉ củng cố những sự kinh hoàng của địa ngục mà Tập đoàn quân Xung kich 2 của Vlasov đã phải trải qua. Từ ngày đó trở đi, tướng Vlasov vẫn luôn là yếu tố chính trị quan trọng đáng kể trong bối cảnh cuộc tranh chấp tay đôi giữa Hitler và Stalin.

    Nhưng trận chiến cũng gặt hái được một loại chiến lợi phẩm khác có tầm quan trọng tối cao về mặt quân sự, mặc dù có lẽ kém huy hoàng và chỉ được biết lúc đó với vài chuyên gia. Sự tra hỏi ban đầu của các sỹ quan tham mưu Đức đã được tiết lộ ra rằng cuộc tấn công của người Nga ở Volkhov đã được trang bị xuất sắc đến từng chi tiết và bao gồm những tài liệu bản đồ của một văn phòng đồ họa lớn được dựng lên đặc biệt dành cho cuộc tấn công này. Nhưng số bản đồ này đã ở đâu? Vùng chiến trường rộng lớn đã được tìm kiếm một cách kỹ lưỡng nhưng không thấy lộ ra một tia hy vọng nào.

    Cuối cùng, có một viên Thiếu úy Nga đã nhận lời cộng tác và được các sĩ quan tham mưu đưa vào làm việc cùng với đội ngũ nhân viên của phòng bản đồ Đức. Viên Thiếu úy Nga đã dẫn các chuyên gia Đức tới một con sông nhỏ trong vùng và hướng dẫn họ chuyển dòng nước ở một số điểm nhất định. Và ở những nơi đó, bị chôn vùi trong lòng sông, là các tấm bản đồ quan trọng nhất của văn phòng bản đồ Sô-viết đã hiện ra.

    Cũng như người Gotic phương Tây đã một lần chôn vua Alaric của họ dưới sông, thì chỉ huy phòng bản đồ Sô-viết đã giấu ba xe tải chứa đầy các bản đồ có giá trị dưới lòng sông và sau đó sắp xếp để nước chảy trở lại theo hướng ban đầu. Đây là sự tìm thấy quan trọng nhất về các tấm bản đồ nước Nga do các lực lượng quân đội Đức thực hiện trong cả cuộc chiến tranh. Nơi cất giấu các tấm bản đồ Nga từ biên giới phía tây của Liên bang Xô viết tới vượt ra xa của dãy núi Ural. Chiến lợi phẩm được gửi tới Berlin và ngay sau đó binh lính Đức trên khắp các mặt trận được cung cấp những tấm bản đồ Sô-viết mới nhất.

    ...................................

    Trên đây là phần IV HUYTOP đảm trách đã dịch xong. Mình lần đầu tiên dịch nên có gì sai sót mong các bác lượng thứ

    Phần V tiếp theo: THE PORTS ON THE ARCTIC OCEAN - Các hải cảng trên vùng biển Bắc Băng dương sẽ do Bác Hunterxmn phụ trách

    Sau đó mình sẽ làm tiếp tục
    tonkin2007, vacbay03, ngthi962 người khác thích bài này.
  7. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    PHẦN 5: Các hải cảng vùng Bắc Băng Dương

    1. Chiến dịch “Cáo Bạch Kim”

    Đường sắt Murmansk – Cuộc tấn công nơi rìa Thế giới – Tướng Dietl tiếp cận Murmansk – Băng qua Titovka và Litsa – Vùng đài nguyên không đường – Một sai lầm khiến người Phần Lan đánh rơi chiến thắng – Khinh binh sơn cước tại đầu cầu Litsa.

    Trong những bản phác thảo sơ khai nhất của “Chiến dịch Barbarossa” liệt kê một mục tiêu gây kinh ngạc – Murmansk. Nơi hẻo lánh này được đặt bên cạnh các mục tiêu chiến lược quan trọng như Moscow, Leningrad, Kiev and Rostov. Vậy điều cực kì quan trọng gì nằm ở Murmansk? Đó là một hải cảng và ga xe lửa nằm trên mái nhà lộng gió của Châu Âu, tại Bắc Băng Dương, phía Bắc của Vòng Bắc Cực, cùng vĩ độ với những dòng sông băng vĩ đại ở Greenland, cách thế giới văn minh tầm 600 dặm.

    Murmansk có khoảng 100,000 dân sinh sống thời điểm hè năm 1941. Ba tháng trong một năm là mùa hè nóng như thiêu đốt; tám tháng chìm trong mùa đông khắc nghiệt và đêm vùng cực. Bao bọc xung quanh là đài nguyên hoang vu, không một bóng cây ngọn cỏ. Tại sao cái thị trấn bị chúa ruồng bỏ này lại có trong danh sách cạnh các mục tiêu vĩ đại của bản thảo sơ khởi “Chiến dịch Barbarossa” tuyệt mật? Tại sao Murmansk được đặt ngang hàng với thủ đô của đế chế Cộng Sản, hoặc Leningrad, hoặc vùng công nghiệp Donets, hoặc vựa lúa Ukraina, hay cái rốn dầu Caucasus – tất cả chúng là mục tiêu của các Cụm Tập Đoàn Quân Hợp Thành, các Tập Đoàn Quân Không Quân, các Tập đoàn quân tăng thiết giáp, và được xem là những trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử?

    Người Sami có câu nói “Dưới mỗi thanh tà vẹt của đường ray Murmansk là xác một người Đức”. Tất nhiên, như mọi truyền thuyết, ta nên hiểu câu nói này theo nghĩa bóng – mặc dù sự thực cũng gần như thế.

    Giữa năm 1915 và 1917, khoảng 70,000 tù binh Đức, Áo đã bị bắt buộc lao động cưỡng bức trong các khu rừng nguyên sinh, đầm lầy và đài nguyên vùng cực nằm giữa St Peterburg và Murmansk, nhằm xây dựng tuyến đường sắt khởi công từ năm 1914 này. Thật khó có thể diễn tả sự khắc nghiệt mà họ phải đối mặt. Trong mùa hè ngắn ngủi họ bị tàn sát như ngả rạ bởi bệnh thương hàn, và suốt 8 tháng mùa đông vùng cực họ bị giết vì cái lạnh và đói. Giá mỗi dặm của tuyến đường dài 850 dặm này là 25 cái chết.
    tonkin2007, vacbay03, meo-u3 người khác thích bài này.
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Hay quá...Cám ơn Bác hunterxmn rất nhiều
    hunterxmncaonam_vOz thích bài này.
  9. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    Khi Hitler tiếp Thượng tướng lực lượng sơn cước Eduard Dietl tại Dinh Thủ Tướng ở Berlin ngày 21/04/1941, ông ta không đưa ra bảng liệt kê những sinh mạng đã mất khi xây dựng tuyến đường xe lửa Murmansk, thay vào đó là thống kê số lượng các chuyến tàu đang vận chuyển hàng hóa, vũ khí, và binh lính trên tuyến đường sắt Kirov – như người Liên Xô gọi nó – giữa Moscow và Bắc Băng Dương

    Tướng Dietl, người hùng trận Navik, tư lệnh “Quân đoàn sơn cước Nauy”, đã biết về Chỉ thị số 21, “Chiến dịch Barbarossa”, từ cuối tháng 12. Giống hầu hết các tướng lĩnh, Dietl vô cùng ngạc nhiên khi lần đầu đọc mật lệnh. Nhưng là một quân nhân biết phục tùng, ông ta liền bắt tay chuẩn bị cho nhiệm vụ của mình vào ngày nổ súng. Những nhiệm vụ đó, theo chỉ thị, như sau: “Quân đoàn sơn cước Nauy sẽ chiếm khu vực Petsamo (nay là Pechenga), bao gồm cả các mỏ quặng, cùng các con đường tới Bắc Băng Dương đầu tiên, sau đó phối hợp cùng quân Phần Lan, tiến đánh tới tuyến đường sắt Murmansk và cắt đứt đường tiếp liệu trên bộ của khu vực Murmansk.”

    Suốt 3 tháng rưỡi, Dietl và bốn sĩ quan tham mưu tin cẩn đã lên kế hoạch cho các nhiệm vụ này. Bây giờ, ngày 21 tháng 4, một ngày sau khi mừng sinh nhật thứ 42, Hitler đang nóng lòng muốn biết tiến triển của kế hoạch này. Lúc đó không ai trong hai người nhận ra tầm quan trọng của đường sắt Murmansk đối với guồng máy kinh tế chiến tranh của Liên Xô sau này. Họ không nghĩ tới việc những đoàn công-voa từ Hoa Kỳ sẽ tiến vào Bắc Băng Dương, đổ bộ các kiện hàng viện trợ quân sự tại Murmansk, khi Đức đang có chiến tranh với Nga.

    Tuyến đường sắt với Hitler khi đó chỉ là một tuyến giao thông mà nhờ nó Stalin có thể điều động nhanh chóng một lượng lớn binh lính, máy bay, tăng và pháo từ trung tâm nước Nga đến biên giới Xô-Phần nhằm đánh chiếm các mỏ niken sống còn ở Petsamo và quặng ở Narvik. Đó là cơn ác mộng của Hitler.

    Vẫn còn một mối nguy hiểm khác, lớn hơn, có khả năng hơn nhiều đang rình rập đằng sau tuyến đường sắt Murmansk mà Hitler chưa thấy được thời điểm đó – hay chắc chắn chưa hình dung đầy đủ ý nghĩa của nó.
    tonkin2007, vacbay03, ngthi963 người khác thích bài này.
  10. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Lính Đức từ 1940 đã dùng ma túy đá, có tên là Pervitin, để tăng năng lực.
    tonkin2007 thích bài này.

Chia sẻ trang này