1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Công nhận Danngoc ok thật...Biết từ cái gì nhỏ nhất.
    Quên- hunterxmn sửa là sinh nhật lần thứ 52 của Hitler nhé thì mới tương ứng với năm 1941
    Lần cập nhật cuối: 10/09/2016
  2. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    Hình như không sửa dc nữa bác à, hic, lúc đó tối quá em nhìn nhầm, sory cac bác. :S
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Coi như là mình sửa cho bác rồi mà
  4. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    Nga Hoàng vội vã xây dựng tuyến đường xe lửa Murmansk trong Thế Chiến 1 không phải để chinh phục Nauy hay chiếm mỏ niken ở Petsamo, mà để sử dụng hải cảng duy nhất không bị đóng băng của Đế quốc, hải cảng duy nhất của nước Nga không bị hạn chế liên hệ với đại dương. Trên toàn lãnh thổ khổng lồ của nước Nga, Murmansk là hải cảng không bị đóng băng duy nhất có thể thông ra Đại Tây Dương mà không bị cản trở.

    Archangel cũng có hải cảng trên Biển Trắng thông với đại dương; nhưng mỗi năm có ba tháng bị đóng băng mặc dù nằm xa hơn về phía Nam so với Murmansk. Và Vladivostok, kẻ thống trị phương Đông, cũng bị đóng băng khoảng 100 ngày một năm. Bên cạnh đó, nó nằm ở cửa sau của nước Nga, cách xa phần nước Nga Châu Âu 4.350 dặm đường ray xe lửa. Các hải cảng Biển Đen bị khóa bởi eo Bosphorus, cũng như cảng tại Ban tích bởi các eo biển nằm giữa Đan Mạch và Thụy Điển.

    Murmansk, do đó là cánh cửa duy nhất ra thế giới của nước Nga. Sự quan trọng của thị trấn heo hút này nhờ vào một hiện tượng tự nhiên kì bí – hải lưu Gulf Stream. Một phần nước ấm của nó gội rửa xuyên suốt 750 dặm giữa Greenland và Nauy, nơi gặp gỡ của Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương. Những khối nước ấm khổng lồ từ Gulf Stream ngăn các vịnh hẹp ở Nauy đóng băng, và những phần độ ấm nhỏ nhoi sau cùng từ vịnh Mexico ngập ánh mặt trời, trước khi bị nuốt chửng bởi Bắc Băng Dương, bảo đảm vịnh Kola không đóng băng kể cả trong điều kiện khắc nghiệt nhất của mùa đông Bắc Cực, khi nhiệt độ 40 – 50 độ dưới âm.

    Đó là lí do Sa Hoàng xây dựng tuyến đừơng sắt từ St. Petersburg tới Mursmansk. Và trong năm 1917, khi nước Mỹ tham gia chiến tranh chống Đức theo phe Nga, đường sắt Mursmansk là con đường ngắn nhất và tuyến tiếp liệu quanh năm quan trọng nhất giữa Mỹ và Nga.
    tonkin2007, vacbay03, meo-u3 người khác thích bài này.
  5. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    Phòng bản đồ trong dinh Thủ tướng ngập tràn ánh nắng tháng 4, cánh cửa sổ lớn nhìn ra vườn được mở rộng. Từ căn phòng này các lãnh đạo của Châu Âu cũ đã từng một lần ngồi và nhìn ra các cây cổ thụ xanh tươi bên ngoài. Căn phòng này cũng chính là nơi mà Hội nghị Berlin năm 1878 do Bismarck tổ chức đánh dấu chấm hết cho quyền lãnh đạo của người Nga ở bán đảo Balkan.

    Ngày 21 tháng 4, khi tướng Dietl bước vào phòng, tướng Jodl vừa trình cho Hitler bản thảo của báo cáo từ Bộ Tư Lệnh Tối Cao. Hitler mang chiếc kính gọng niken kiểu cũ, đọc qua văn bản và chỉnh sửa một hoặc hai điểm. Chiến thắng – chiến thắng khắp nơi! Tại Hy Lạp, các sư đoàn ồ ạt lao về phía nam qua Larissa; tại Metsovon, quân sơn cước đã vượt núi Pindus truy kích quân Anh đang rút lui. Tại Bắc Phi, các trung đoàn của Rommel chọc thủng phòng tuyến Tobruk ở Ras-el-Madaur và đang chiến đấu tại Hẻm núi Halfaya, chỉ còn nửa đường để đến Cairo. Quân đội Nam Tư đầu hàng ba ngày trước đó. Nam Tư bị tràn ngập chỉ trong 11 ngày. Kết cục chiến trường Hy Lạp gần như đã được định đoạt. Không gì là không thể với người lính Đức.
    Hitler tháo cặp kính của mình ra và chào đón Dietl. Ông ta yêu quý vị anh hùng dân đồng bằng Bavaria của quân sơn cước, kẻ chinh phục Narvik nổi tiếng. Thiếu tá Engel, sĩ quan trợ lý Bộ Tư Lệnh Tối Cao, trải tấm bản đồ 1:1.000.000 vùng Phần Lan- Nauy ra.
    “Việc chuẩn bị kế hoạch của anh tiến triển tốt chứ?” Hitler hỏi. “Ta không còn nhiều thời gian đâu”. Không chờ trả lời ông ta bước đến bàn bản đồ, mang lại cặp kính và cúi xuống tấm bản đồ. Với sự tự tin tuyệt đối, như thể không làm việc gì khác ngoài lên những kế hoạch quân sự quan trọng, ông ta bắt đầu bài giảng:
    “Murmansk là trung tâm triển khai quân nguy hiểm nhất của người Nga ở vùng cực bắc. Bến cảng và đường sắt có quy mô đáng kể, và thị trấn lẫn sân bay được duy trì trong tình trạng rất tốt. Stalin chỉ cần một thời gian cực ngắn để điều thêm vài sư đoàn tới Murmansk và phát động một cuộc tấn công về phía Tây. Murmansk được mở rộng là có lí do. Năm 1920, nó chỉ là một bãi rác với 2.600 dân, còn bây giờ là 100.000”. Hoạt động không thám phát hiện ra các hệ thống đường ray khổng lồ, những cầu tàu to lớn, các nhà máy, đường thoát hiểm – tóm lại là một trung tâm quân sự kiên cố, một pháo đài nguy hiểm trong khu vực heo hút dọc theo Bắc Băng Dương”
    Hitler đã làm nóng cho chủ đề này. Ông ta chỉ ngón trỏ tay phải vào Murmansk và tay trái vào Petsamo. “Khoảng cách tới mỏ niken chỉ là 60 dặm”
    Ông ta chọc thẳng vào một điểm trên bản đồ. “Và từ Petsamo tới Kirkenes trên vịnh Varanger chỉ cách thêm 30 dặm nữa”. Người Nga xuất hiện ở khu này sẽ là thảm họa. Không chỉ việc chúng ta mất nguồn quặng niken quan trọng để sản xuất thép, mà còn là một đòn chiến lược nặng nề vào cả chiến dịch phía Đông. Người Nga sẽ chiếm lĩnh tuyến đường Bắc Băng Dương, tuyến vận tải sống còn của Bắc Phần Lan. Nó sẽ dẫn sâu vào phía sau mặt trận Phần Lan và ngay ở cửa hậu của Thụy Điển. Người Nga ở vịnh Varanger có nghĩa là mối đe dọa nghiêm trọng nhất tới Bắc Băng Dương lẫn các hải cảng của ta ở Bắc Nauy.
    Hitler đứng thẳng người dậy, tháo kính ra và nhìn Dietl. “Tất cả phụ thuộc vào Quân đoàn sơn cước của anh, Dietl. Ta phải tiêu diệt mối nguy này ngay từ đầu chiến dịch phía Đông. Không phải chờ đợi, mà là tấn công. Anh phải xử lý 60 dặm nực cười từ Petsamo tới Murmansk với lính sơn cước của anh, và chấm dứt mối đe dọa”
    “60 dặm nực cười” là lời của Hitler. Nó hoàn toàn được chứng thực. Nhưng ai có thể kết tội ông ta vì sự lạc quan, khi nhìn vào Báo cáo của Bộ tư lệnh tối cao vừa được kí?
    tonkin2007, meo-u, vacbay034 người khác thích bài này.
  6. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    Tướng Eduard Dietl thật sự ấn tượng, không phải lần đầu tiên, cái cách mà cựu hạ sĩ này phác thảo ra thiết kế các chiến lược lớn và các vấn đề trong chiến dịch. Nhưng ông còn lâu mới lạc quan như Hitler. Với ông, 60 dặm từ Petsamo tới Murmansk không thật sự “nực cười”. Ông nêu quan điểm của mình với Hitler một cách thẳng thắn. Từng bước từng bước ông dẫn dắt Hitler tới kết quả nghiên cứu của các sĩ quan tham mưu của mình.

    “Quốc trưởng” ông nói bằng ngữ điệu đơn giản và thu hút của mình, “Địa hình vùng đài nguyên xung quanh Murmansk không khác gì thuở khai thiên lập địa”. Không một cái cây, bụi cỏ, không có khu định cư của con người nào. Không đường cái và không đường mòn. Không gì cả trừ đá tảng và đá vụn. Không thể đếm hết có bao nhiêu khe nước xiết, hồ, các dòng sông dữ với ghềnh sông và thác nước. Mùa hè là đầm lầy – mùa đông là băng tuyết, và 40 -50 độ dưới âm. Những cơn gió giật lạnh giá thổi điên cuồng suốt đêm trong 8 tháng mùa đông Bắc cực, 60 dặm đài nguyên hoang vu này bao quanh Murmansk như một tấm giáp bảo vệ. Trước đây chưa từng có cuộc chiến nào trên vùng đất này, vùng hoang mạc sỏi đá không có lối đi này là bất khả xâm phạm. Trừ khi, tất nhiên, đường xá phải được xây dựng trước, tệ nhất là đường dành cho xe động vật kéo, nhờ đó con người và – khó khăn hơn- súc vật thồ hàng được bảo đảm tiếp liệu. Nhưng nếu tôi làm thế với lực lượng của mình, tôi phải hi sinh binh lính từ đội hình chiến đấu – và hai sư đoàn sơn cước của tôi không được trang bị tốt trên kĩ thuật như nó phải có. Thực sự, các sĩ quan của tôi dùng cụm từ “gói kinh tế”. Chúng tôi không đủ máy ủi, lừa ngựa, pháo binh cơ động, và mỗi sư biên chế chỉ 2 trung đoàn.

    Kẻ nào khác dám nói với Hiler như thế thường có kết cục rất tệ. Nhưng Dietl có thể làm vậy. Ông ta biện luận một cách nghiêm nghị và không dài dòng, liên tục chêm vào các câu tục ngữ Bavaria. Mục đích của bài biện luận – được cung cấp bởi Tham mưu trưởng, trung tá von Le Suire – nhằm thuyết phục Hitler bỏ ý định tấn công thị trấn pháo đài Murmansk và thay vào đó phòng thủ khu vực kinh tế và chiến lược Petsamo. Theo ý của Dietl, nên cắt đường sắt Murmansk xa về phía nam, nơi địa hình thuận lợi hơn cho một chiến dịch quân sự.

    “Chắc chắn người Nga sẽ tấn công” Dietl tiếp tục mạch suy nghĩ của mình, ngón tay di chuyển trên bản đồ từ Murmansk tới Petsamo. “Họ có điều kiện dễ dàng tổ chức tấn công hơn ta. Căn cứ hậu cần của họ ở ngay sau chiến tuyến, và đường ray của họ nối thẳng tới vùng chiến sự, trong khi chúng ta phải vận chuyển từng viên đạn, ổ bánh mì, đụn cỏ khô và bao lúa mạch bằng cả hai đường: tuyến đường biển từ Hamburg và các cảng ở Baltic, đến Kirkenes hoặc từ Rovaniemi men theo quãng đường 375 dặm trên Bắc băng Dương tới Petsamo, và từ đó đầu tiên phải dung phà, sau là xe ngựa kéo, sau là bằng lừa, thậm chí phải dùng tới cả sức người vận chuyển đến nơi cần đến. Nhưng nếu ta cắt đường sắt của người Nga ở bất cứ đâu, tình trạng của họ cũng trở nên bất lợi như ta.”

    Hitler thật sự ấn tượng bởi sự trình bày của Dietl. Ông ta nhận ra không cần thiết phải tiêu diệt Murmansk bằng một đòn đánh trực diện. Huyết mạch của nó có thể bị cắt đứt bất cứ đâu trên tuyến đường ray 850 dặm. Trong trường hợp này này ga cuối có thể xếp xó sang bên. Và hải cảng không đóng băng sẽ trở thành vô dụng vì mất đi cửa ra phía sau.

    “Để lại những tài liệu này cho tôi” Hitler nói một cách đăm chiêu. “Tôi sẽ suy nghĩ cẩn thận”. Vấn đề vẫn để ngỏ khi Dietl rời đi. Ông ta thông báo về kết quả buổi nói chuyện với Quốc trưởng đầy hi vọng với các sĩ quan tham mưu.

    Ba tuần sau, ngày 07 tháng 05 năm 1941, quyết định của Hitler tới thông qua Tư lệnh Tập đoàn quân Nauy, Trung tướng von Falkenhorst. Quyết định này là một sự thỏa hiệp tồi tệ. Hitler ra lệnh cho các lực lượng ở Nauy, bây giờ chịu thêm trách nhiệm cho các hoạt động quân sự ở Bắc Phần Lan, tấn công đường sắt Murmansk tại 3 điểm: Quân đoàn sơn cước của Dietl với hai sư đoàn từ Petsamo tấn công thị trấn và cảng Murmansk; Quân đoàn 36 cùng lúc tấn công qua Salla tới Kandalaksha với 2 sư bộ binh, khoảng 220 dặm xa hơn về phía nam, và cắt đường sắt tại đây. Cuối cùng, xa hơn về phía nam 93 dặm nữa, quân đoàn 3 Phần Lan tấn công chiếm đường sắt qua Kestenga tới Loukhi, cũng với 2 sư đoàn. Sáu sư đoàn bố trí tại 03 điểm khác nhau.

    Hướng chính do các Khinh binh sơn cước Áo thuộc Sư đoàn sơn cước số 2 và số 3 của Dietl đảm nhiệm. Trong ngày đầu của chiến dịch họ phải vượt biên giới Phần Lan từ Kirkenes ở Nauy và chiếm khu vực Petsamo. Bảy ngày sau “Chiến dịch Cáo Bạch Kim” chính thức bắt đầu – cuộc tấn công xuyên qua đài nguyên mục tiêu là thị trấn và hải cảng của Murmansk.

    Không ai biết kẻ nào đã thuyết phục Hitler bỏ qua các ý kiến đầy sức nặng của Dietl. Nỗ lực cuối cùng họ cung cấp chỉ là 12 chi đội làm việc vô cùng hiệu quả và cật lực từ Văn phòng lao động của Đế chế. Họ là nhóm K363 và K376 được chỉ huy bởi Welser thuộc Văn phòng Lao động Đế chế. Lính truyền tin mang tới mệnh lệnh của Hitler ngày 07 tháng 05 cũng mang tới các bản đồ cần thiết. Trên các bản đồ này mọi việc nhìn như không tới nỗi quá tệ. Chỉ vài khu thuộc vùng chiến dịch là thiếu đường cái và đường mòn. Sâu vài dặm trong lãnh thổ Nga, các tuyến đường đã được đánh dấu – một từ cây cầu vượt qua con sông biên giới Titovka tới Litsa, và một tuyến khác xa hơn về phía nam từ hồ Chapr tới Motovskiy; quả thật, từ đó có một con đường khác chạy ngược lên phía bắc tới Zapadnaya Litsa. A! những tuyến đường này nối với tuyến đường chính dẫn tới Murmansk. Mọi chuyện xem ra hứa hẹn hơn nhiều.
    Lần cập nhật cuối: 13/09/2016
    tonkin2007, caonam_vOz, meo-u3 người khác thích bài này.
  7. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    Bác Hunterxmn dịch good quá thanks Bác
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Bác dịch tốt thật. Giọng văn lại nuột nữa....
  9. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    Ngày 22 tháng 6. Thời gian 02 giờ sáng, nhưng mặt trời, bị che phủ bởi làn bụi sương mỏng, treo lơ lửng nơi chân trời như vầng trăng tròn to lớn nhạt nhòa, bao phủ mặt đất bằng thứ ánh sáng bạc thếch của nó. Trên khắp lục địa, từ Baltic đến Biển Đen, 3.000.000 binh sĩ trải dọc mặt trận dài 1.250 dặm đang chờ đợi thời khắc nhận mệnh lệnh bắt đầu cuộc đại chiến. Nhưng ở phía Bắc, trước Murmansk, dưới mặt trời nửa đêm, yếu tố bất ngờ ngay từ đầu đã bị thử thách. Kẹp giữa tuyến xuất phát của quân Đức ở Nauy và biên giới Liên Xô là lãnh thổ Phần Lan. Hơn nữa, Liên Xô có tùy viên lãnh sự ở Petsamo. Người có thể nhận thấy bất cứ sự chiếm đóng nào trước ngày 22 tháng 6 và cảnh báo cho Moscow. Yếu tố bất ngờ của toàn bộ chiến dịch Barbarossa sẽ bị đe dọa.

    Do đó, với sự chấp thuận của Phần Lan, một tiểu đoàn công binh đã vượt biên giới vào đêm 20/21 tháng 6 theo từng toán nhỏ và mặc quần áo dân thường, nhằm chuẩn bị địa điểm vượt sông Petsamo.

    Những biểu hiện bên ngoài của người Phần Lan hoàn toàn hợp lý. Lính biên phòng của họ chờ đợi một cách đầy đạo mạo quan lieu khi đồng hồ điểm 2 giờ 31 phút giờ phía đông. Ngay bây giờ: cuộc chiến với nước Nga đã khai màn được một phút. Thanh chắn được nâng lên. Những người đàn ông từ Styria, Tyrol, và Salzburg đã di chuyển – bước vào cuộc phiêu lưu vĩ đại phía bắc vòng Bắc cực.

    Ngày 24 tháng 6, khu vực biên giới đã được trinh sát xong. Hướng dẫn địa phương người Phần Lan đã dẫn các toán tuần tra Đức băng qua đá và sỏi, granit đỏ lấp lánh, xuyên qua các dòng suối và tuyết trôi.

    Trở ngại lớn đầu tiên là Titovka, một dòng sông băng. Gần cửa sông, phía bờ đông, gần thị trấn nhỏ cùng tên, Liên Xô có một trại lính với các đơn vị thuộc một trung đoàn biên phòng NKVD. Trinh sát Phần Lan cũng phát hiện sự tồn tại của một sân bay.

    Vấn đề lớn ở đây là bán đảo Rybachiy – hay bán đảo Ngư dân. Không ai biết nó có được phòng thủ hay không. Thiếu tướng Schlemmer được lệnh dùng các đơn vị thuộc Sư đoàn sơn cước số 2 nhanh chóng cắt đứt cái cổ hẹp của bán đảo, nhằm bảo vệ sườn của Quân đoàn không bị tấn công bất ngờ. Cùng lúc, các tiểu đoàn của Trung đoàn khinh binh sơn cước 136 của ông ta chiếm cầu Titovka tại vị trí cửa sông chảy vào vịnh

    Lúc đầu mọi thứ ổn cả. Trung đoàn 136 đã phong tỏa bán đảo Rybachiy. Họ chiếm cầu và vượt sông. Trại lính và sân bay đều bị bỏ hoang. Các tiểu đoàn của Trung đoàn khinh binh sơn cước 137 gặp khó khăn hơn. Họ đụng phải một phòng tuyến được chuẩn bị tốt dọc biên giới. May cho họ hôm đó có sương mù. Trong khi ngăn pháo binh và Stukas hỗ trợ bộ binh tấn công các lô cốt, sương mù cũng giúp họ vượt qua các vị trí đó mà không có thương vong đáng kể nào. Những lô cốt đó bị bỏ qua, Stuka và pháo phòng không hạ nòng sẽ giải quyết chúng sau.

    Kháng cự từ các binh lính người Siberi và Mông Cổ trong lô cốt là món nếm trước cho cái mà phe tấn công phải đối đầu sau đó. Phe phòng ngự không nhường dù chỉ một inch. Cả súng phun lửa cũng không thể ép họ đầu hàng. Họ chiến đấu tới khi bị bắn chết, đánh chết hoặc đốt chết. Chỉ một trăm tù binh bị bắt.

    Có rất ít hoạt động của không quân Xô Viết. Người Nga để hơn trăm cỗ máy Rata (I-16 Polikarpov) không được bảo vệ, không có ngụy trang tại hai sân bay ở Murmansk, kể cả sau ngày 22 tháng 6. Cuộc tấn công của một phi đội máy bay ném bom Đức đã phá hủy hầu hết các tiêm kích Liên Xô.

    Chiều ngày 30 tháng 6, các đơn vị tiền tiêu thuộc Sư đoàn sơn cước số 2 của thiếu tướng Schlerrimer đã tới sông Litsa. Các trung đoàn thuộc Sư đoàn sơn cước số 3 của thiếu tướng Kreysing cực nhọc vượt qua hồ Chapr, tìm kiếm đường đến Motovskiy trên bản đồ. Nếu tất cả thuận lợi, bây giờ họ đã phải bắt liên lạc với Đại đội 01 của Tiểu đoàn tăng đặc nhiệm 40 của thiếu tá von Burstin, trang bị các xe tăng chiến lợi phẩm của Pháp, và tiến tới Murmansk bằng con đường mới xây của người Nga.

    Nhưng mọi thứ không thuận lợi. Không có bất cứ dấu vết của con đường nào cả. Tín hiệu được gửi cho Sở chỉ huy Quân đoàn. Không quân được lệnh điều tra ngay lập tức. Hiện tại không thám đã xác nhận không có con đường nào tới Motovskyi hết – thậm chí là đường mòn hay xe kéo. Rất nhanh sau đó Sư đoàn sơn cước số 2 nhận ra khu vực của họ cũng chẳng có đường từ Titovka tới Zapadnaya Litsa, và tất nhiên không có đường từ đó xuôi xuống Motovskyi.

    Các chuyên viên phân tích bản đồ ở Bộ Tư lệnh Tối cao Quân Phòng vệ đã dùng cách giải mã dấu hiệu giống như họ đã làm ở Trung Âu: họ giải nghĩa các đường chấm kép trong bản đồ Nga là đường mòn. Thực tế đây là các tuyến điện báo và hướng di chuyển tương đối của dân du mục bản địa, người Sami, trong mùa đông.

    Tới đây Sư đoàn sơn cước số 3 đã kết thúc kế hoạch hành quân ban đầu. Không có đường xá thì làm sao mà tiến lên. Tuy việc thâm nhập 5 tới 10 dặm có thể thực hiện nếu cần thiết, nhưng mà không thể nào cầm cự được, chưa nói tới tiến lên, trong khu vực này, trừ khi đường cho xe kéo được xây để bảo đảm cung cấp các thứ thiết yếu nhất.

    Mọi thứ do đó phải tái bố trí lại. Không có thời gian nghỉ ngơi, những người trẻ tuổi thuộc Văn phòng lao động của Đế chế, hầu như chẳng khác những đứa trẻ, đang xây dựng đường cho xe bò la kéo.

    Ngày 3 tháng 7, tiểu đoàn 1, trung đoàn sơn cước 137 đã đến được làng chài Zapadnaya Litsa nằm ở bờ tây của sông Litsa, ngay phía trên cửa sông. Các khinh binh vượt sông trên những con thuyền bơm hơi cao su căng phồng. Họ đã đến trại lính bỏ hoang, nơi họ tìm thấy bánh mì cứng, bột kiều mạch, thuốc lá makhorka và rất bất ngờ, 150 xe tải. Một sự ngạc nhiên lớn: đã có xe tải tức là đường xá chỉ đâu đó quanh đây thôi. Một lúc sau những tiếng hoan hô nổi lên. Xuôi phía dưới thung lũng là một con đường hiện đại tuyệt với – con đường tới Murmansk.
    Lần cập nhật cuối: 15/09/2016
    tonkin2007, ngthi96, gaume14 người khác thích bài này.
  10. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    Các khinh binh chờ đợi một cách nóng lòng vật tư, đạn dược, pháo binh. Cuối cùng, ngày 6 tháng 7, cuộc tấn công vượt qua Litsa đã tiến hành trên một mặt trận rộng lớn. Sư đoàn sơn cước số 3 vượt sông trên các xuồng cao su bơm hơi. Công binh của trung tá Klatt, Tiểu đoàn công binh sơn cước 83, chèo không biết mệt mỏi giữa hai bờ sông. Họ liên tục phải vồ lấy súng đánh trả các cuộc tấn công của người Nga. Quân Liên Xô bắn xối xả vào đầu cầu vượt sông. Tệ hơn nữa, họ có cường kích yểm trợ. Không quân Đức hoàn toàn vắng bóng. Tập đoàn Không quân số 5 đã rút xuống yểm trợ hướng tấn công số 2 vào Salla và đường sắt Murmansk 250 dặm xa về phía nam.

    Con đường tới Murmansk hầu như đã nằm trong tay Trung đoàn Khinh binh sơn cước 138. Chỉ cần có một tá máy bay Stukas, xe tăng và vài khẩu pháo hạng nặng, họ đã có thể thổi tung tuyến phòng ngự của Liên Xô. Nhưng chúng không tới được. Họ đã bị địa hình đánh bại: pháo ngựa kéo không thể chạy qua. Hai khẩu đội sơn pháo tới được mặt trận chỉ còn 40 viên đạn, bộ binh hỗ trợ cũng không có nốt. Hai phần ba sư đoàn dược đùng để vận chuyển tiếp liệu, chỉ có phần còn lại là biên chế chiến đấu. Người Nga, ngược lại, điều quân tiếp viện bằng một hàng dài xe tải tới thẳng mặt trận. Hết tiểu đoàn này tới tiểu đoàn khác được thả xuống và bố trí nhằm đánh phản kích bảo vệ con đường.

    Trong thời khắc căng thẳng này, một tin tức đáng báo động đã tới Bộ chỉ huy quân đoàn của Dietl ở Titovka: người Nga dùng hải quân đổ bộ 3 tiểu đoàn vào vịnh Litsa thọc sườn và bọc hậu Sư đoàn Sơn cước số 2. Cuộc đổ bộ đã bị đẩy bật lại – với cái giá là sinh lực chiến đấu các Trung đoàn sơn cước của Thiếu tướng Kreysing, hiện tại đã kéo căng quá mức, bị tiêu hao thêm.

    Nhưng những người đàn ông từ Styria và Carinthia đã không đầu hàng. Một đòn thọc sườn vào khu đất cao có thể giúp họ có thêm không gian để thở dốc. Với kế hoạch táo bạo này, Dietl có thể tiếp cận được con đường. Trong khi đó, Tiểu hạm đội khu trục số 6 của Thiếu tá Hải quân Schulze-Hinrichs làm nhiệm giữ chân quân Nga ở vịnh Litsa.

    Mệnh lệnh chi tiết được gửi xuống các trung đoàn. Mệnh lệnh cho Trung doàn 136 được mang đi bởi lính truyền tin chạy mô tô. Nhưng anh ta mất phương hướng tới tiểu đoàn bộ giữa biển đá và đá vụn mênh mông. Lính gác cố gắng thông báo cho anh ta bằng mọi cách có thể: la lối, gào thét thậm chí bắn chỉ thiên nhưng vô hiệu. Tiếng ồn từ động cơ đã nuốt chửng tất cả. Người lính truyền tin tiến lên một cách khó khăn với tốc độ 6 dặm một giờ cho đến khi, bất thình lình, lính Nga xuất hiện trước mặt. Anh cố gắng đánh lái vòng lại. Một người lính Nga nổ súng. Ba lính Nga kéo anh ta vào hầm. Quân Đức mở một cuộc phản công ngay tức thì, nhưng vẫn chậm một bước. Người lính truyền tin và quân Nga đã biến mất.

    Dietl thử một kế hoạch khác ngày 13 tháng 7. Quân Đức đã thâm nhập vào các vị trí của Liên Xô, nhưng bất lực không thể đột phá xuyên qua. Quân Liên Xô phòng ngự vững chắc hai ngọn đồi 322 và 321.9 được củng cố trước đó ở khu vực “Hồ Dài”. Những ngọn đồi đáng ghét đó cao chưa tới 1.000 feet, nhưng người Đức không thể làm gì được chúng. Họ thiếu pháo binh, cường kích bổ nhào và quân dự bị.

    Nhân viên Sở chỉ huy, nhân công từ Văn phòng lao động và những người đánh xe kéo làm việc hầu như không ngủ không nghỉ. Để đưa một thương binh tới trạm cứu thương hậu tuyến cần 8 người chia làm hai nhóm thay phiên liên tục, cũng như mười tiếng đồng hồ để tới nơi. Quân số tương đương cả một tiểu đoàn đã được dùng cho nhiệm vụ này.

    Dietl quyết định dừng tiến công chuyển vào thế phòng thủ một cách miễn cưỡng vào đêm 17 tháng 7. Murmansk chỉ cách ông ta có 28 dặm nữa. Các sử gia đương đại phải lắc đầu một cách hoài nghi: tại sao một việc cần dùng tới búa hơi thủy lực lại phải làm bằng nắm tay trần? Dietl, sau tất cả, đã kéo Hitler vào cuộc. Và bản thân Hitler đã đề cập một cách sôi nổi về tầm quan trọng của Murmansk. Vậy tại sao chiến dịch lại tiến hành với sức mạnh không xứng tầm với sự quan trọng của nó. Tại sao 6 sư đoàn lại phải chia làm 3 hướng tấn công, và tại sao không quân hỗ trợ tuần tự từng mũi tấn công, thay vì tất cả bộ binh và không quân tập trung thành một mũi tiến công đủ mạnh?

    Câu trả lời là người Phần Lan đã tính toán sai lầm và tư vấn tệ hại cho người Đức. Bộ Tư Lệnh của Thống Chế Mannerheim khẳng định rằng, do yếu tố địa hình, không thể nào triển khai và tiếp liệu cho quá 2 sư đoàn trên toàn Mặt trận Lappland. Đó là lí do vì sao kế hoạch của Hitler tấn công theo 3 hướng, dùng hai sư đoàn cho mỗi hướng. Kết quả là chẳng có hướng nào xuyên thủng được đối phương.

    Hai sư đoàn thuộc Quân đoàn 36 của Thượng tướng kỵ binh Feige, sư bộ binh 169 và Nhóm chiến đấu SS “North”, bắt đầu tiến công cách Dietl 250 dặm về phía Nam vào ngày 1 tháng 7, với nhiệm vụ tới được đường sắt Murmansk tại Kandalaksha, được báo đã tới được Ala-kurtii, sau đó đánh tới Salla, cách mục tiêu 22 dặm, nhưng tới đây họ hoàn toàn kiệt sức, và kẹt lại.

    Quân đoàn Phần Lan 3 của Thiếu tướng Siilasvuo, hai sư 3 và 6, tương tự không thể đi xa hơn Ukhta và Kestenga, mắc kẹt cách đường sắt 43 dặm.

    Phần Lan đã tư vấn tệ hại cho người Đức. Việc đó xuất phát từ cách nhìn dựa trên sức mạnh quân sự và trang bị của bản thân họ. Nhưng rõ ràng hồi tưởng lại thì hoàn toàn có thể tiến hành một chiến dịch quân sự với mục tiêu rõ ràng là đánh tới Murmansk hay, tốt hơn, từ Salla tới Kandalaksha, trong trường hợp đường sắt từ Rovaniemi tới mặt trận sẵn sàng. Phải thừa nhận, một cuộc tấn công với lực lượng 4 tới 6 sư đoàn như thế cần một cuộc cách mạng trong Phương thức tiếp liệu, có thể bằng máy bay trong thời gian tấn công, cũng như một lượng lớn lao động xây dựng đường xá trang bị đầy đủ thiết bị.

    Nhưng Bộ Tổng Tư Lệnh Đức không sẵn sàng hoặc có thể huy động sức mạnh trên quy mô lớn như thế. Sự quan trọng của mục tiêu đã được xác nhận, nhưng chiến dịch chiếm nó không may chỉ được xem là chiến trường thứ yếu. Giống như cụm từ “60 dặm nực cười”, họ nghĩ sự dũng cảm của một toán quân thiện chiến và năng lực đã được chứng minh của một tướng lĩnh ngoại hạng là đủ hoàn thành nhiệm vụ.

    Bộ Tổng Tư Lệnh không nhận ra chiến dịch trên đài nguyên Bắc cực không thể tiến hành như kế hoạch ban đầu. Mệnh lệnh do đó đã tới yêu cầu một cuộc tấn công khác. Ngày 8 tháng 9, ngày mà các Sư đoàn Panzer của Đại tướng Hoepner bắt đầu tấn công Leningrad và các sư đoàn của Guderian tiếp tục tấn công thít chặt cái túi Kiev, Khinh binh sơn cước của Dietl một lần nữa nắm lấy dây cương các con la của họ, khuân vác các thùng đạn và kề vai vào nhưng khẩu sơn pháo trong một nỗ lực khác nhằm đánh bại tự nhiên, quân Nga và chiếm lấy Murmansk.
    Lần cập nhật cuối: 20/09/2016

Chia sẻ trang này