1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    Trong lúc ấy, ngoài hai Sư đoàn súng trường 14 và 52 hiện hữu, người Nga đã tăng cường thêm các đơn vị thiện chiến khác cho mặt trận này. Đáng buồn thay, tất cả viện quân Quân đoàn sơn cước nhận được chỉ là hai trung đoàn – Trung đoàn bộ binh SS số 9 “Đầu lâu xương chéo” và Trung đoàn bộ binh 388. Không đơn vị nào có kinh nghiệm tác chiến trên khu vực đồi núi cả.

    Mọi chuyện xảy ra như nó buộc phải thế. Một cuộc tấn công tạt sườn tuyệt hảo, khởi đầu vô cùng hứa hẹn, sau đó phải tạm dừng trước hàng phòng ngự sau cùng của quân Liên Xô, giữa mê cung các hồ nước và đầm lầy bên ngoài Murmansk

    Máy bay Stukas gầm rú không ngơi nghỉ trên bầu trời, oanh tạc các vị trí của quân Nga. Các đơn vị thuộc Sư đoàn Sơn cước số 3 đã tiến xa tới tận con đường mới dẫn đến Murmansk. Phía cánh trái, các trung đoàn thuộc Sư đoàn sơn cước số 2 đánh bật Trung đoàn súng trường 58 từ vùng đất cao dọc theo “Hồ Dài”. Hiện tại, tuy vậy, đến lúc người Nga tổ chức các trận phản công, được chuẩn bị kĩ lưỡng và tiếp liệu liên tục từ căn cứ hậu cần gần đó. Những người lính Siberi tấn công hết đợt này đến đợt khác. Họ ẩn nấp sau các hòn đá, lao lên từ các hang động và vùi mình dưới mặt đất. Họ có thể đổ gục trước hỏa lực của người Đức, nhưng toán khác sẽ tiếp tục đến. Mỗi bước chân, mỗi thước tiến về phía trước tốn hàng giờ đồng hồ và phải trả giá bằng lượng thương vong cao khủng khiếp.

    Các trung đoàn của Dietl bị đánh bật lại và phải rút lui sang sông Litsa, con sông định mệnh vùng Bắc cực. Nỗ lực lần thứ 3 nhằm vượt sông cũng thất bại. Con sông đáng nguyền rủa này đã hao phí của người Đức 2211 người tử trận, 7854 người bị thương và 425 người mất tích.

    Trong khi ánh mặt trời cháy da thịt chiếu xuống cái túi Kiev, chiếu xuống những hàng dài vô tận của 650.000 tù binh Liên Xô thì đợt tuyết đầu tiên rơi xuống Murmansk, đó là ngày 23 tháng 9. Mùa đông Bắc cực với dêm và băng giá vĩnh cửu đang tới. Chỉ là 30 dặm để tới Murmansk - nhưng dưới đêm Bắc cực vĩnh cửu nó giống như dài ra vô tận vậy. Song, có nên nỗ lực lại một lần nữa – bất chấp tất cả?

    Ngày qua ngày Murmansk càng thể hiện ra sự quan trọng của nó. Các cần cẩu hoạt động bận rộn trên cầu tàu. Những con tàu với cái tên tiếng Anh và Mỹ đậu chật cứng mọi ngóc ngách trong vịnh. Dòng viện trợ khổng lồ từ Phương Tây đã bắt đầu chuyển động. Và từ tháng 11, khi Archangel bị đóng băng, tiếp liệu cho lực lượng đang chiến đấu một cách tuyệt vọng ở ngoại vi Moscow và Leningrad phải đi qua Murmansk. Đó là một dòng chảy không bao giờ cạn kiệt, không thể chặn lại nữa, và với quy mô ngày càng tăng, đóng vai trò tối hậu quyết định chiến trường Xô-Đức.

    Ở đây là vài số liệu nhằm chứng minh điều đó. Trong năm đầu tiên của Chương trình viện trợ, những thứ sau đây đã được vận chuyển duy nhất thông qua tuyến biển bắc, qua Murmansk và Archangel – bằng 19 chuyến công voa:

    3.052 máy bay: Nước Đức khởi đầu chiến dịch phía Đông với 1.830 máy bay.

    4.048 xe tăng: lực lượng Đức ngày 22 tháng 6 năm 1941 có 3.580 phương tiện cơ giới chiến đấu bọc thép.

    520.000 phương tiện cơ giới các loại: nước Đức bước vào chiến tranh với tổng cộng 600.000 xe cơ giới.

    Cánh cửa ở Biển Bắc càng ngày càng trở nên nguy hểm. Nó không thể bị đóng lại hay sao?
    Lần cập nhật cuối: 22/09/2016
    tonkin2007, gaume1, ngthi964 người khác thích bài này.
  2. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    2. Trận đánh đêm Bắc Cực

    Từ Athens tới Lapland – 1400 con ngựa phải chết – Dòng sông Petsamojoki – Khủng hoảng tiếp liệu – Chuyến việt dã ác mộng theo đường Bắc Băng Dương – Sư đoàn súng trường Liên Xô số 10 chào mừng Cách mạng tháng 10 – Cuộc tấn công chào mừng ngày kỉ niệm – Chiến đấu nơi mỏm đá Lựu đạn cầm tay – Đoàn tiếp vận PQ17 – Sư đoàn súng trường Liên Xô số 155 lạnh cóng đến chết – Mặt trận Cực Bắc đóng băng

    Thứ tuyết quỷ tha ma bắt! Quỷ tha ma bắt cả cái đất nước này nữa!

    Những cơn gió hú nhanh chóng nhấn chìm tiếng chửi rủa và thổi nó về nơi không ai biết. Tầm nhìn miễn cưỡng đạt mười bước chân. Trong 24 giờ trước bão tuyết đã thổi qua đài nguyên, tung các bông tuyết tung tóe khắp không gian và biến một ngày mùa đông âm u thành địa ngục băng giá. Những người lính có thể cảm nhận gió lướt qua làn da họ. Họ có thể cảm nhận gió như hàng ngàn mũi kim châm vào mắt, cảm giác nó thổi thẳng vào óc.

    Hans Riederer vừa bị vấp. Balo đập thẳng vào sau gáy anh ta. Cơn gió đang thực hiện trò đùa cợt của mình?

    Họ lê bước trong đội hình dài dằng dặc qua bột tuyết, thứ không bị nén lại dưới chân, mà tràn ra hai bên như bột mì vậy, không cho bất cứ chỗ đứng vững chắc nào. Bất thần, như một bóng ma, một lính canh quấn trong đống quần áo dầy cộp xuất hiện trước đội hình hành quân. Anh ta hướng dẫn đại đội rẽ sang phải, theo một đường mòn nhỏ rẽ ra khỏi con đường Bắc Băng Dương.

    Trung úy Eichhorn có thể phác thảo ra đường qua cây cầu vượt qua Petsamojoki, dẫn thẳng tới khu vực chiến đấu, vào trong đài nguyên, khu vực họ cần chiếm. “Bên phải 45 độ!” viên thiếu úy hét lên sau lưng anh. Các Khinh binh nhanh chóng truyền lệnh xuống phía sau. Toàn đội hình ngoặt sang phải, tiến về góc đường nơi có dốc cầu.

    Một hàng quân đang tiến tới từ phía xa. Toàn bộ họ được bao bọc trong lớp quần áo dày cộp. Hầu hết đều râu ria tua tủa. Họ như lê về phía trước khi hành quân, bị đè nghiến xuống vì gánh nặng đang mang.

    “Các anh thuộc đơn vị nào?” Họ gọi ý ới xuyên qua cơn bão.

    “Sư đoàn sơn cước số 6 – tới thay quân cho các anh đây” Người của Eichhorn trả lời.

    “Các anh tới từ Hy Lạp phải không?” “Đúng”

    “Lạy chúa! Một cuộc đổi quân tồi tệ cho các anh!” Và họ rời đi. Vài tiếng nguyền rủa bị nuốt chửng bởi bão tuyết. Như những bóng ma, những người lính vượt qua đại đội của Eichhorn. Sau đó là 4 thương binh đi tới, đồ băng bó dính chặt trên mặt họ, tay họ quấn băng dày cộp. Ngay sau đó là 6 binh sĩ kéo một chiếc akja (xe trượt tuyết). Trên đó là một bó dài được quấn chặt trong tấm bạt.

    Họ dừng lại. Vòng chặt tay quanh người. “Các anh thuộc sư 6?”

    “Đúng. Các anh?” “Trung đoàn 138”. Vậy là một bộ phận của Sư 3 sơn cước. Viên hạ sĩ phía trước chiếc xe trượt tuyết chú ý tới cầu vai của Eichhorn trên áo khoác. Anh ta đưa tay chào và ra lệnh: “Đi thôi!”

    Họ tiếp tục đi. Trên xe kéo, quấn trong đống bạt, chính là thiếu úy của họ. Bị giết 5 ngày trước.

    “Anh ấy phải được chôn cất tử tế” Viên hạ sĩ nói. “Chúng tôi không thể để anh ấy ở lại vùng hoang vu khốn kiếp nay được.” Họ đã mang anh ta từ những ngọn đồi đã đào hào hoàn chỉnh – xuống những dốc rải rác đá granit, sau đó vượt qua rong rêu và 5 cành dương còi cọc để tới cây linh sam đầu tiên. Đó là nơi họ cất chiếc xe trượt. Họ đã kéo anh ta đi suốt 4 tiếng đồng hồ, chỉ còn 2 tiếng nữa để tới Parkkina, nơi có nghĩa trang quân đội.

    Hôm nay là ngày 9 tháng 10, trước ngày hoàn thành cầu “Hoàng tử Eugene” vượt qua sông Petsamojoki. Họ vừa kịp đóng chiếc đinh cuối cùng trước khi bão tuyết Bắc cực bắt đầu. Nó đánh dấu mùa đông đã đến. Năm mươi tiếng sau mọi hoạt động vận chuyển ra mặt trận hoàn toàn đình trệ. Con đường Bắc Băng Dương bị hàng đống tuyết chặn lại, và đường mòn vừa làm xong bị chôn vùi hoàn toàn dưới lớp tuyết sâu.

    Ở tiền tuyến, các tiểu đoàn của Sư 2 và 3 sơn cước đang chờ được thay quân, được nhận hàng tiếp tế, đạn dược và thư từ - thậm chí chỉ là một ít thuốc là hoặc một chai rượu mạnh.

    Nhưng từ 28 tháng 9 tiếp liệu chỉ được cung cấp nhỏ giọt. Lí do vì một tai nạn kì lạ vào chiều hôm đó, đã phá hủy hoàn toàn cây cầu dài 100 thước Anh vượt sông Petsamojoki ở Parkkina.

    Vài quả bom Liên Xô đã rơi trúng bờ sông ngay dưới cây cầu. vài phút sau, như thể có vài cánh tay khổng lồ đang đẩy, toàn bộ bờ sông bắt đầu chuyển động. Khoảng 4 triệu mét khối (theo thước Anh) đất bắt đầu trượt xuống. Bãi sông dài 500 thước Anh nằm giữa con sông và đường Bắc Băng Dương rơi tõm xuống xuống thung lũng sông dài hơn 800 thước Anh.

    Cả một mảng đầy gỗ bạch dương bị đẩy xuống lòng sông. Nước sông Petsamojoki, một con sông tương đối rộng, tràn bờ và gây ngập toàn bộ con đường Bắc Băng Dương.

    Cây cầu tại Parkkina bị nghiền nát dưới hàng tấn đất đá giống như nó chỉ được dựng bằng những que diêm vậy. Những cột điện thoại bị nuốt chửng, và cùng với mớ dây điện thoại, biến mất dưới lớp đất chuồi. Đột ngột toàn bộ địa hình biến đổi hoàn toàn.

    Tệ hơn cả, liên lạc với mặt trận thông qua con sông rơi vào tình cảnh vô khó khăn. Tin khẩn được gửi về bộ chỉ huy. Nơi các sĩ quan nhìn chằm chằm một cách lo lắng vào con đường Bắc Băng Dương, con đường mang tính sống còn của toàn mặt trận. Nó thực sự đã bị cắt?
    tonkin2007, gaume1, caonam_vOz1 người khác thích bài này.
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Đợi mãi ông em...
  4. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    Điều gì đã xảy ra? Có phải người Nga vừa thực hiện một ma thuật khủng bố nào đó hay không? Hoàn toàn không: người Nga chỉ là quá may mắn. Đất chuồi ở Petsamojoki chỉ là hiện tượng địa lý kì dị mà thôi.

    Lòng sông dày từ 25 tới 30 bộ tựa trên một lớp vỏ đất sét mềm, khi trước là đáy biển và trầm tích. Theo sự trồi lên của lớp vỏ này thông qua tác động địa chất, nó treo giữa hai bờ sông như là một lớp vỉa mỏng bằng đất sét giữa những khối đá granit, với chiều rộng khoảng 500 thước Anh,

    Khi 6 quả bom 500 cân Anh, từng quả từng quả một, đánh trúng bờ sông. Nền đất mềm mất nơi bám và gây ra một vết nứt khổng lồ dài gần 1.000 thước Anh. Các lớp địa tầng chung quanh bắt đầu đè lên nó và như một chiếc xe ủi đất khổng lồ đẩy khối đất đá này vào trong thung lũng sông sâu 25 bộ và rộng 160 thước Anh.

    Trước đây chưa từng có ghi chép nào về trường hợp tiếp liệu cho mặt trận bao gồm 2 sư đoàn bị gián đoạn một cách quái lạ và ly kì như vậy. Bất thần 10.000 tới 15.000 người, cũng như 7.000 ngựa và la, bị cắt rời hòan toàn khỏi hậu phương.

    Thiếu tướng Schorner ngay lập tức huy động tất cả lực lượng và nhân viên sở chỉ huy của Sư đoàn sơn cước số 6 trong khu vực nhằm đối phó với thảm họa tự nhiên này. Công binh đào những kênh rộng qua hàng đống đất đá, thông thẳng tới lòng sông để giải tỏa nước đọng. Sau 12 giờ làm việc không ngừng, kết hợp với nhân viên sở chỉ huy, lái xe tải tiếp liệu, và các đơn vị cấp cứu, họ đã dựng xong một cây cầu đi bộ hai làn nối hai bờ sông. Các nhóm vận chuyển được thành lập, mỗi nhóm 100 người và thay ca mỗi hai tiếng, vận chuyển lương thực thực phẩm, rơm khô, đạn dược, nhiên liệu, vật liệu xây dựng, và than củi từ các kho thành lập vội vàng ở bờ tây sang bờ đông. Khối lượng vận chuyển đạt tới 150 tấn một ngày.

    Cùng lúc, công binh của Sư đoàn sơn cước số 6 bắt đầu dựng một cây cầu mới. Trên đó, nơi rìa của thế giới, kể cả xây một câu cầu cũng là việc với những khó khăn và nguy hiểm không thể tưởng tượng nổi.

    Để xây cây cầu mới tại Parkkina, Tiểu đoàn công binh sơn cước 91 phải lấy các cây dầm nặng nề từ xưởng cưa mới thành lập cách đó 125 dặm. Các tấm ván nhẹ hơn được chở bằng tàu từ Kirkenes tới Petsamo. Hơn 25,000 súc gỗ tròn thì do công binh vận chuyển từ kho của mỏ niken.

    Cùng lúc đó, các tiểu đoàn của Sư sơn cước 2 và 3 vẫn đóng tại tuyến đầu, không được thay quân và không đủ lương thực vật tư. Họ có thể giữ vững hay không? Trong điều kiện tồi tệ này liệu có khả năng bám trụ các vị trí tiền phương trong mùa đông? Các tiểu đoàn này đã chiến đấu từ tận tháng 6, hiện hoàn toàn kiệt sức và chảy sạch máu (ý nói quân số bị tiêu hao quá nặng). Các binh sĩ hoàn toàn chẳng còn gì nữa, từ thể chất tới tinh thần. Bộ Tư Lệnh Tối Cao Đức buộc lòng phải rút hai sư đoàn này về phía sau và thay bằng Sư đoàn sơn cước số 6 của Thiếu tướng Schorner. Khi lệnh được ban ra, các chàng trai vùng Innsbruck của Schorner vẫn đang ở Hi Lạp. Mùa xuân năm 1941 họ đã xuyên thủng “Phòng tuyến Metaxas”, vượt qua sự kháng cự của quân Hi Lạp dọc theo đỉnh Olympus, đột phá Larissa cùng Sư đoàn Panzer số 2 của những người anh em đến từ Viên, chiếm Athen và cuối cùng chiến đấu tại đảo Crete.

    Những chàng trai được chuyển từ Địa Trung Hải đến vùng cực bắc, vào vị trí mùa đông ở đầu cầu Litsa. Vào mùa thu năm 1941, các Khinh binh sơn cước người Áo của Schorner sẽ được chào đón hơn nhiều tại Moscow hoặc Leningrad. Sự thực là Hitler đã không gửi họ tới những nơi đó, mà là góc xa nhất về phía Bắc của Mặt trận phía Đông, chứng minh quyết tâm của Bộ Tổng Tư Lệnh Đức không nhường một tấc đất nào khi đã ở ngay trước Murmansk. Tại khu vực này, không thể và không được phép lùi một bước nào. Dòng tiếp tế với khối lượng kinh người từ Mỹ cho Liên Xô, hiện tại chỉ vừa mới chuyển động, mang tới cho Murmansk một tầm quan trọng mới và sống còn.

    Giai đoạn đầu chiến tranh Hitler chỉ xem việc chiếm Murmansk như là giải quyết mối đe dọa các mỏ khoáng sản quan trọng và tuyến đường Bắc Băng Dương, bây giờ tình huống chuyển thành chiếm một bến cảng quan trọng có thể ảnh hưởng kết quả cuộc chiến, và cả tuyến đường sắt phục vụ bến cảng đó. Do đó, tuyến xuất phát của quân Đức, bàn đạp cho cuộc tấn công tiếp theo vào Murmansk, phải được giữ bằng mọi giá.

    Cây cầu mới tại Parkkina được hoàn thành ngày 08 tháng 10 – sớm hai ngày so với tiến độ. Nó mang tên cầu “Hoàng tử Eugene”, theo tên Eugene xứ Savoa, như một sự vinh danh những người lính sơn cước Áo, chiếm phần lớn quân số Quân đoàn sơn cước của tướng Dietl.

    Những hàng dài xe tải mắc kẹt tại tuyến đường Bắc Băng Dương hàng tuần liền. Nay đã có thể tiếp tục nhiệm vụ.

    Nhưng giống như có một sự xúi quẩy đeo bám lấy khu vực này. Mùa đông tới sớm bất ngờ - tương tự trên toàn Mặt trận phía Đông. Nhưng chỉ khu vực cực bắc này nó mới bắt đầu bằng những cơn gió mạnh đáng sợ như thế. Toàn bộ hoạt động vận tải ra tiền tuyến chính thức khựng lại vào chiều tối ngày 09 tháng 10. Lái xe nào cố gắng bỏ qua thời tiết và đưa xe tiến tới sẽ chứng kiến cảnh xe của họ bị chôn vùi dưới những đụn tuyết to tướng và chết ngạt bởi chính khí thải của xe. Nhiều đoàn vận chuyển bằng sức người đã lạc đường và chết cóng ngoài biển tuyết mênh mông. Thậm chí cả tuần lộc cũng không chịu nhúc nhích. Đại đội của Trung úy Eichhorn bị kẹt ngay chỗ cây cầu.

    Tại mặt trận, việc thiếu tiếp liệu mang tới những hậu quả khủng khiếp. Binh lính bị bỏ đói, bị lạnh cóng và không còn cả đạn dược. Tình trạng thương binh thì quá kinh khủng, thậm chí không đủ người để đưa họ về phía sau nhanh chóng. Ngựa và la cũng bị ảnh hưởng trầm trọng.

    Thiếu tá Hess, sĩ quan quân nhu của Quân đoàn sơn cước Nauy, tả lại trong cuốn sách “Mặt trận Bắc Băng Dương, 1941” rằng ngựa thồ của Trung đoàn bộ binh 388, Tiểu đoàn 1 và đặc biệt Trung đoàn pháo binh 214, không chịu nổi sự khắc nghiệt này. Trong vài tuần 1.400 con ngựa đã chết. Những con la nhỏ bé Hy Lạp sư đoàn của Schorner mang đến không con nào sống sót qua cái địa ngục này.
    tonkin2007, caonam_vOzhuytop thích bài này.
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Hay thế
  6. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    Tuy nhiên, mặt trận Litsa được giữ vững. Những Khinh binh Áo đã đứng vững trước mùa đông Bắc cực, cái mà 08 tuần sau sẽ hành hạ các sư đoàn trước cửa ngõ Moscow. Cuối cùng viện binh cũng tới. Các đại đội thuộc Sư đoàn sơn cước 6 của Schorner, sau khi bàn giao với Sư đoàn sơn cước số 2 và 3 cuối tháng 10, bắt đầu tiến lên chiếm giữ các vị trí ở đầu cầu Litsa và dọc theo Titovka.

    Bàn giao khu vực mặt trận gian khổ này, ngay lúc đêm vùng cực, cho một đơn vị chỉ vừa đến từ miền Nam rực nắng và hoàn toàn không có kinh nghiệm sống sót lẫn chiến đấu ở khu vực cực bắc là một trong những thử nghiệm rủi ro nhất cả cuộc chiến.

    Theo một hàng đơn dài, các đại đội xuyên qua vùng băng tuyết nằm giữa một bên là hồ, bên kia là cao nguyên đá granit. Lớp tuyết dày tới một bộ Anh. Nhiệt độ hiện tại đã chỉ âm 10 độ.

    Gần mặt trận mọi người đụng với các nhân vật quấn chặt trong đống quần áo lạnh – họ là các hạ sĩ quan nhận nhiệm vụ dẫn đường các đơn vị mới vào vị trí. Cẩn thận – người Nga chỉ cách có vài trăm thước Anh. Liên tục từ lúc này, pháo sáng của quân Nga bắn lên bầu trời và vài loạt súng máy quét trên mặt đất.

    “Theo tôi!” Phía sau các hạ sĩ quan, các trung đội di chuyển chia làm nhiều hướng khác nhau, và hiện tại tiếp tục tách ra thành những nhóm nhỏ, toàn đội hình hành quân biến mất. Họ được dẫn đi đâu?

    Hạ sĩ nhất Sailer, với 08 binh sĩ người Innsbruck, đang băng qua nền đất tuyết ngay phía sau người dẫn đường. “Thằng cha này đang dẫn bọn mình đi đâu đây?” anh ta thì thầm. Người dẫn đoàn càu nhàu một tiếng và dừng lại. “Ta đến nơi rồi”.

    Một tảng đá granit khổng lồ với một khẩu súng máy trên đỉnh. Phía sau đặt vài cái hang thảm hại được đắp bằng đá, lót bằng rêu và mái được phủ bằng những nhánh thông, trên cùng phủ đá nhỏ, cửa là những tấm bạt đông cứng vì lạnh.

    Đây là vị trí chiến đấu cũng như trú ẩn của binh sĩ.

    Không hố chiến đấu, không hầm hào, không lô cốt, không có cả một chiến tuyến liền mạch. Và cái hang của họ không đủ cao cho một người đứng thẳng nữa, nó chỉ đủ cho mọi người ngồi co ro nép sát vào nhau. Đó là chiến tuyến mùa đông ở khu vực đầu cầu Litsa.

    Đó là nơi kết thúc của hành trình. Họ đến từ vùng Athen rực nắng, từ vùng đô thị, từ khu vực sầm uất của con người; đã di chuyển suốt dọc châu Âu, bơi thuyền qua Vịnh Bothnia và hành quân 400 dặm từ Rovaniemi.

    Những người khác di chuyển bằng tàu đến Bắc Nauy, đến khi bị phục kích bởi người Anh ở Hammerfest và bị truy đuổi vào vịnh. Từ đó hành quân tới Kirkenes, theo đường 50, với khoảng cách hơn 300 dặm. Và bây giờ tất cả đang ở vùng đài nguyên trước Murmansk, bao phủ bởi đêm vùng cực.

    Với giọng thì thầm, các cựu binh hốc hác của Sư 2 và 3 sơn cước tiến hành bàn giao vị trí cho người mới. “Các anh chắc chắn sẽ có thêm vật dụng cho khu sinh hoạt và hầm trú ẩn tốt hơn” họ trấn an. Sau đó những người này xốc lên ba lô và với một dấu hiệu của sự giải thoát, bắt đầu tiến vào bóng đêm. Nhiều người trong đó, đặc biệt các tiểu đoàn của Sư đoàn 3 sơn cước, quay về bằng cùng đoạn đường dài dằng dặc, đường Bắc Băng Dương hướng về phía nam tới Rovaniemi, nơi các chiến hữu của Sư đoàn 6 di chuyển theo chiều ngược lại. Chỉ Trung đoàn Khinh binh sơn cước 139 ở lại khu vực của Quân đoàn sơn cước Nauy, làm quân dự bị. Do đó tránh được hành trình ác mộng về phía nam theo đường Bắc Băng Dương. Từ đó mùa đông bắt đầu một cách khắc nghiệt và các chuyến việt dã tới Nam Lapland là những cuộc hành xác kinh hồn.

    Đường Bắc Băng Dương là tuyến sống còn đối với mặt trận. Tất cả mọi di chuyển rời chiến trường đều phải nhường đường cho các chuyến tiến tới. Kết quả chỉ một tiểu đoàn có thể rút về phía nam mỗi ngày, với điểm đến và khu vực dừng chân được xác định trước. Mọi thứ phaỉ vận chuyển bằng chân: chỉ hành lý được cho lên xe. Súng ống, tháo rời từng bộ phận, vũ khí cá nhân và đạn được đi theo những người lính và ngựa thồ.

    Tướng Klatt, hiện tại là Trung tá Klatt chỉ huy Trung đoàn sơn cước 138, viết lại ý kiến của mình trong văn bản lưu trữ Sư đoàn 3 như sau: “Lúc tới được hàng cây thì chuyện tệ hại nhất đã qua. Bây giờ cuối cùng mỗi đêm chúng tôi có thể đốt lửa trại. Nó thực sư có ích thậm chí cho cả những súc vật thồ hàng xơ xác của chúng tôi, khi con đầu tiên gục ngã sau khi hành quân 10 ngày. Chúng tôi nâng thân thể đang run rẩy vì lạnh lên khỏi mặt đất, thu thập đủ gỗ đốt một đống lửa và hơ hai bên thân của con vật đang suy yếu đến khi nó ấm trở lại và có thể tự đứng vững. Nếu nó sau đó quay trở lại chỗ quen thuộc giữa các con khác, chúng tôi biết đã đánh lừa thần chết được lần này. Chúng tôi thành công khá nhiều, nhưng không phải là luôn luôn, và nó chỉ là nhanh chậm vài phút để xem có thể cứu những người bạn xù xì, câm lặng của chúng tôi hay không.” Vượt qua Ivalot là khu định cư đầu tiên của người Sami, sau đó là nông trại của người Phần Lan. Các binh lính thoát khỏi vùng cực lần đầu tiên nhìn thấy lại bóng đèn điện, trẻ em chơi đùa, tuần lộc kêu và đường sắt Rovaniemi. Cuộc hành quân khẩn cấp cuối cùng, và Vinh Bothnia hiện ra trong tầm mắt.

    Kỉ niệm Cách mạng tháng 10 lần thứ 24 – theo lịch Gregory rơi vào 07 tháng 11 – được đánh dấu bằng cuộc tấn công vào Moscow của quân Đức. Thị dân Liên Xô đang chết đói và gầy trơ xương. Kẻ cướp tràn ngập thành phố. Các phiên tòa đặc biệt diễn ra khắp nơi.

    Ngày 08 và 09 tháng 11 là ngày làm việc bình thường, dựa theo tình hình thực tế. Chỉ trong ngày 07 một cuộc chào mừng ngắn diễn ra. Buổi diễu hành chào mừng truyền thống được dời xuống lòng đất: tại tầng sâu nhất của ga tàu điện ngầm Mayakovskiy, Stalin có một bài diễn văn trước Đảng và Quân đội. Ông ta khẳng định về thắng lợi và yêu cầu sự trung thành cũng như phục tùng.

    Sáng hôm đó, các đơn vị trên đường ra mặt trận xếp thành đội hình tiến qua Hồng Trường, qua Stalin. Ông đứng ngay trên lăng Lenin – nơi sẽ chôn cất chính mình hơn 10 năm sau đó – và đưa tay chào các hàng quân đang diễu hành lặng lẽ dưới trời tuyết rơi. Chung quanh Hồng Trường, không thể đếm bao nhiêu khẩu đội súng phòng không được bố trí vì sợ không quân Đức oanh tạc. Nhưng Không quân của Goering không xuất hiện.

    Đâu đó 1,600 dặm cách xa Moscow, nơi mặt trận lạnh lẽo trước Murmansk, chỉ huy Sư đoàn súng trường Xô Viết số 10 quyết định chào mừng ngày kỉ niệm theo một cách đặc biệt: ông ta muốn mang cho Stalin một chiến thắng làm quà.
    tonkin2007, gaume1, ngthi963 người khác thích bài này.
  7. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    [​IMG]
    BẢN ĐỒ : CHIẾN SỰ TẠI VÙNG MURMANSK
    tonkin2007, ngthi96caonam_vOz thích bài này.
  8. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    Suốt đêm 06 và 07 tháng 11, Hạ sĩ nhất Andreas Brandner tại điểm phòng thủ K3 chụm tay lên tai nghe ngóng. Các cơn gió đông mang tới các âm thanh ca hát và liên hoan vui nhộn. Từ vị trí quân Xô viết, Quốc tế ca được phát liên tục không ngừng nghỉ.

    Viên hạ sĩ nhất gửi báo cáo “tính huống đặc biệt” về Đại đội. Chỉ huy Đại đội gọi về Tiểu đoàn. Sự nghi ngờ và cảnh giác dấy lên vì: khi quân Nga được phân phát vodka thường chẳng có gì hay ho xảy ra sau đó. Họ chỉ chào mừng đơn thuần, hay đây là báo hiệu cho một cuộc tấn công?

    Câu trả lời có vào lúc 04 giờ: quân Xô viết đang tới. Dưới tiếng hô “Xung phong” vang dậy một trung đoàn đột kích vào K3, và trung đoàn khác vào K4. Những người Siberi chiến đấu thực sự điên cuồng. Họ đã vượt qua màn pháo bắn chặn của người Đức. Đặt một bàn đạp lên hai đỉnh cao không được phòng ngự ngay trước vị trí quân Đức.

    Người Nga bị đẩy bật lại bằng một trận phản công cấp kì – trừ một mỏm đá hình vành nón trước K3. Một trận đánh kiểu xung phong số lượng lớn và giáp lá cà bằng lựu đạn cầm tay diễn ra suốt vài tuần sau, dạng trận đánh tiêu biêu ở khu vực này. Nó gợi nhớ những trận đánh tương tự ở Verdun và Dolomites trong Thế chiến 1.

    Quân Siberi trú ẩn dưới sự bao bọc của vành đá nhô ra ngay dưới đỉnh mỏm đá, lợi dụng góc chết chỉ khoảng 10 thước Anh ngay dưới quân phòng thủ Đức. Không thể tấn công họ với súng cá nhân hay pháo binh. Lựu đạn cầm tay là vũ khí hiệu quả duy nhất trong trường hợp này.

    Những người lính Siberi, chen chúc leo trèo không mệt mỏi như những con mèo trên mỏm đá phía họ, xuất hiện ngay trước mũi vị trí phòng thủ nhỏ bé của quân Đức. Họ xả súng tiểu liên và xông vào tấn công quân phòng thủ. Đó là một trận đánh giáp lá cà đúng nghĩa, với báng súng, xẻng quân dụng và lưỡi lê.

    Trận đánh kéo dài suốt năm ngày. Nơi này nhanh chóng được gọi bằng cái tên “mỏm đá lựu đạn cầm tay”. Binh sĩ của Tiểu đoàn 2, Trung đoàn Khinh binh 143, leo lên mỏm đá thay quân cho đồng đội, tự hỏi một cách lo lắng: liệu khi kết thúc mình có thể tự trèo xuống, hay phải nằm trên cáng đây? Chỉ trong thời gian ngắn ngủi quân Đức đã ném tới 5,000 quả lựu đạn và quân Nga bỏ lại 350 xác chết trước phòng tuyến.

    Sau đó là một khoảng ngủ đông ngắn trên mặt trận, bao gồm cả đầu cầu Litsa, đến giữa tháng 12 năm 1941. Tương tự, tại cái cổ của bán đảo Rybachiy, nơi tiểu đoàn súng máy 13 và 14, cũng như các đại đội thuộc Trung đoàn bộ binh 388, Sư đoàn bộ binh 214, đang đồn trú, không có gì lớn xảy ra. Mùa đông Bắc cực đang trong giai đoạn đỉnh điểm ngăn mọi ý định tổ chức một chiến dịch lớn nào. Tuyết đóng dày hàng bộ trên mặt đất, và bão tuyết lạnh giá quét qua các hòn đá và thung lũng. Chỉ các đội tuần tra là giữ cho cuộc chiến còn hoạt động.

    Quân Đức cắt đứt các cột điện báo của người Nga đến Murmansk và đốt chúng trong các hố đơn sơ có từ trước. Người Nga trả đũa bằng cách tấn công lính canh và các đội vận tải Đức.

    Vào ngày 21 tháng 12, ba ngày trước Giáng sinh, trận Tổng phản công mùa đông trên toàn mặt trận của Liên Xô diễn ra từ hai tuần trước, chính thức khai màn nơi vùng cực bắc này. Sư đoàn súng trường Xô Viết số 10, đã được thăng cấp thành Cận Vệ nhờ cuộc tấn công kỉ niệm Cách mạng tháng 10, cùng với Lữ đoàn Hải quân 3 và 12, một lần nữa đột kích K3, và lần này cả K4, K5 nữa. Đây là khu vực Trung đoàn Khinh binh 143 chịu trách nhiệm.

    Trung đoàn Khinh binh 141 anh em của nó, đang giữ khu phía nam đầu cầu, không bị ảnh hưởng trực tiếp từ trận tấn công của người Nga, nhanh chóng được huy động phản công nhằm dọn dẹp các khu vực bị quân địch xuyên thủng.

    Một trung đoàn thuộc Lữ đoàn hải quân Xô Viết số 12, đã chọc thủng tuyến phòng thủ quân Đức, bị đánh bật bởi Tiểu đoàn 3, Trung đoàn Khinh binh 143 -được giữ làm quân dự bị-, trong một trận phản công tổ chức giữa cơn bão tuyết dày đặc vào Đồi 263.5, và buộc phải tháo chạy. Xúi quẩy cho họ, những người trốn thoát lại lao thẳng vào cơn mưa đạn của pháo binh Đức.

    Dọc theo Đường Bắc Băng Dương, trận phản công mùa đông của Stalin chẳng có tiến triển gì. Thất bại của trận tấn công với ưu thế rõ ràng từ quân số, trang bị tới huấn luyện chứng minh địa hình và thời tiết là trở ngại hầu như không thể vượt qua cho bên tấn công khi đối đầu với một đối thủ đầy đủ quyết tâm.

    Nhưng Stalin chẳng sẵn sàng chấp nhận sự thật này hơn Hitler bao nhiêu. Mối hiểm họa treo lơ lửng ngay cạnh nút sống Murmansk trông thực sự quá lớn với ông. Nó bị chặn sẽ là một đòn chí tử cho toàn bộ nỗ lực chống cự của Liên Xô.

    Bằng việc triển khai tất cả các lực lượng có thể, Stalin đã quyết tâm dập tắt mối hiểm họa này và xóa sổ Quân đoàn sơn cước Nauy. Chỉ cần giữ vững Murmansk, cái giá nào cũng là xứng đáng cả.

    Trong trận Kiev mùa thu năm 1941, trận đánh hợp vây vĩ đại nhất trong cả Chiến dịch phía Đông, sau nhiều tuần chiến đấu, Lục quân Đức đã phá hủy và chiếm giữ hơn 900 tăng, 3,000 pháo các loại, và khoảng 10,000 tới 15,000 xe cơ giới. Trong chuỗi các trận đánh tại những cái túi Vyazma và Bryansk, trận đánh xóa sổ lớn nhất trong cả chiến dịch, Liên Xô mất tới 1,250 xe tăng. Đó là khi Hitler thông báo với Trưởng ban Báo chí Đế chế rằng “kẻ thù sẽ không bao giờ gượng dậy sau đòn này được nữa”

    Sự thực, viện trợ quân sự từ Mỹ trong năm 1942 hầu như đã bổ sung đầy đủ những thiệt hại của Hồng quân. Không gì có thể chứng minh ảnh hưởng quyết định của dòng viện trợ từ Mỹ lên kết quả của chiến tranh hơn điều này được.

    Các Đại cường Phương Tây đã sớm tìm ra cách bảo vệ các đoàn vận tải của họ trước Tàu ngầm Đức trên Bắc Băng Dương và máy bay Đức xuất phát từ các sân bay ở Bắc Nauy và Bắc Phần Lan. Một lực lượng hộ tống mạnh sẽ tháp tùng đoàn vận tải đông đảo gồm 30, 40, hay thậm chí nhiều tàu vận tải hơn nữa tới Murmansk hoặc vào Biển Trắng. Nhưng họ phải trả học phí không nhỏ cho bài học đó trong thảm họa của đoàn vận tải PQ17.

    Đoàn vận tải nổi tiếng này, cùng lúc, đánh động cả Bộ Tư Lệnh Tối Cao Đức về khối lượng khổng lồ hàng viện trợ được chuyển cho Liên Xô qua các bến cảng ở cực bắc. PQ17 là dấu mốc quan trọng của cuộc chiến – cho cả hai phe.

    Đầu tháng 07 năm 1942, một đoàn vận tải gồm 33 tàu, 22 chiếc của Mỹ, đã tiến vào vùng biển bắc. Một đội hộ tống với quy mô tương tự bao gồm tuần dương hạm, khu trục hạm, hộ tống hạm, tàu phòng không, tàu ngầm và tàu quét mìn được huy động tháp tùng hạm đội vận tải khổng lồ này, tất cả tiến lên trong đội hình dày đặc. Người Anh cũng điều Hạm đội Chính quốc (Home Fleet), với 02 thiết giáp hạm, 01 tàu sân bay, 02 tuần dương hạm, và 14 khu trục hạm, làm lực lượng tiếp ứng từ xa.

    Ngày 04 tháng 07, ngay khi đoàn vận tải vòng qua Đảo Jan Mayen để vào Biển Barrent, Bộ Hải quân Anh nhận được điện khẩn từ một điệp viên: “Hạm đội tàu nổi Đức – thiết giáp hạm Tirpitz, tuần dương bọc thép Đô đốc Scheer và tuần dương hạng nặng Hipper, cùng 07 tàu khu trục và 03 tàu phóng lôi- đã ra khơi từ Altenfjord tại Bắc Nauy”

    Đó chỉ có thể là một cuộc tấn công toàn lực vào PQ17 với lực lượng áp đảo. Hạm đội Chính quốc lúc này quá xa để can thiệp kịp lúc. Đội hộ tống do đó nhận lệnh cơ động né tránh và đoàn vận tải tản ra. Từng tàu vận tải sẽ cố tới nơi một cách đơn độc.

    Quyết định đó là một sai lầm chí mạng. Hạm đội Biển khơi Đức không có ý định tấn công PQ17; thực sự là do lo sợ tàu sân bay của đối phương, nó đã quay về cảng.

    Đội vận tải tản mát, bị “đàn chó chăn cừu” bỏ rơi, trở thành mục tiêu dễ dàng cho những “bầy sói” của Đô đốc Donitz cũng như các phi đội máy bay ném bom và phóng lôi của “Tập đoàn quân Không quân Kirkenes”, cuối cùng bị tiêu diệt hoàn toàn trong một trận chiến vài ngày sau đó. 24 tàu vận tải và tàu cứu hộ bị đánh chìm.

    Muốn biết thảm họa này nặng nề ra sao, ta chỉ cần nhìn vào những thứ các tàu bị đánh chìm vận chuyển. Vật tư chiến tranh bị mất bao gồm 3,350 xe cơ giới, 430 xe tăng, 210 máy bay và 100,000 tấn vật tư khác. Nó tương đương với thiệt hại của một trận đánh hủy diệt cỡ trung bình, như trận Uman.

    Đồng Minh đã học được một bài học từ thảm họa này. Không bao giờ các đoàn vận tải rời cảng mà không được bảo vệ tận răng bởi các đơn vị hải quân và tàu sân bay nữa. Kết quả là 15 triệu trong số 16.5 triệu tấn hàng viện trợ đã tới nơi an toàn – hầu hết là qua cảng Murmansk. Chúng bao gồm 13,000 xe tăng, 135,000 súng máy, 100 triệu thước Anh quân phục và 11 triệu đôi giày quân dụng.

    Quay lại trận chiến ở Murmansk. Tới cuối tháng 04 năm 1942, sau vài tháng tạm lắng, Trung tướng Frolov, tư lệnh Phương diện quân Karelian, quyết định tung một trận tấn công lớn bằng Tập đoàn quân 14. Trận tấn công này dự định sẽ tiêu diệt Quân đoàn sơn cước của Đức, hiện do Trung tướng Schorner chỉ huy từ tháng 01 năm 1942, một cách quyết định và triệt để. Bằng chiến dịch phối hợp táo bạo giữa hải quân và lục quân, Liên Xô muốn bóp nát Sư đoàn sơn cước số 6 thông qua một đòn gọng kìm lớn từ hai hướng, chiếm Kirkenes và các mỏ quặng, sau đó chiếm Bắc Phần Lan.

    Mở đầu bằng trận đánh vỗ mặt của Sư đoàn cận vệ số 10 và Sư đoàn súng trường số 14 vào đầu cầu Litsa. Pháo binh bắn tập trung dày đặc, theo sau là các đợt xung phong của bộ binh: vào 03 giờ sáng, trong ánh sáng nhờ nhờ của đêm vùng cực, người Nga tấn công với những cơn sóng xung phong không bao giờ dứt. Đầu tiên họ tiến lên trong im lặng, ngay sau là những tiếng hô “Xung phong!”

    Bị giã tơi tả bởi đạn pháo, bao phủ bởi bão tuyết làm tầm nhìn giảm xuống chỉ 10 thước Anh, Trung đoàn Khinh binh Áo 143 và 144 vẫn đứng vững ở vị trí phòng ngự của mình, không lùi một bước. Ngay khi quân Nga thành công vượt qua làn đạn và đột nhập vào vị trí phòng ngự, họ nhanh chóng bị đẩy lùi bằng các trận đánh giáp lá cà.

    Suốt 03 ngày Sư đoàn Xô Viết 14 và 10 tấn công trong cuồng loạn – sau đó họ hoàn toàn kiệt sức. Chẳng chiếm được tấc đất nào cả. Nhưng tướng Frolov chưa chịu bỏ cuộc. Ông còn lá bài tẩy khác chưa lật. Ngày 01 tháng 05, 06 lữ đoàn trượt tuyết, bao gồm cả Lữ đoàn Tuần lộc số 31 nổi tiếng, phá vỡ cánh nam của phòng tuyến Đức và tấn công bọc hậu nhằm bao vây Sư đoàn sơn cước số 6.

    Đồng thời, Lữ đoàn hải quân Xô viết số 12, đã được bổ sung và tăng viện, với 10,000 tới 12,000 quân đổ bộ vào bờ tây vịnh Motovskiy. Dưới lưới lửa hỏa lực yểm trợ từ các tàu phóng lôi, hải quân đánh bộ xung phong lên bờ, chọc xuyên qua phòng tuyến yếu ớt của 02 đại đội Đức, và tiến nhanh tới chặt đứt tuyến tiếp liệu Parkkina-Zapadnaya Litsa. “Báo thù ngày 28 tháng 12” là khẩu hiệu của họ; có vẻ họ sắp làm được điều đó rồi.

    Tình huống cực kỳ nghiêm trọng. Tướng Schorner tự mình mang các đơn vị hậu bị, lính vận tải, và nhân viên sở chỉ huy tới khu vực đang bị đe dọa. Ở đó ông lao mình vào chiến đấu cùng các Khinh binh của mình, bắn súng trường, điều khiển các đợt phản công, và liên tục khuyến khích lính của mình: “Cố lên các anh! Chúng ta phải kéo dài thời gian!”

    Ông đã thành công. Thời gian kéo dài đủ để các tiểu đoàn của Sư đoàn sơn cước số 2, được hấp tấp điều từ Kirkenes, tới nơi. Ngày 03 tháng 05, ngay trước nửa đêm, họ bắt đầu tham chiến, các đơn vị của trung đoàn 126 và 143 khinh binh.

    Trận chiến khốc liệt, thương vong nặng về kéo dài tới tận ngày 10 tháng 05, khi các hải quân đánh bộ của tướng Frolov buộc phải rút lui. Hải quân Xô viết ở vịnh Motovskiy di tản tàn quân khỏi trận đánh. Gọng kìm phía bắc đã bị đánh tan.

    Gọng kìm phía nam, lấy Lữ đoàn tuần lộc số 31 làm chủ công, đã đụng độ tuyến phòng ngự của Trung đoàn 139 Khinh binh, dọc theo sông Titovka. Những vị trí phòng ngự mạnh của các chiến binh dày dạn kinh nghiệm này, những người kinh qua trận đánh chiếm Narvik, được giữ vững. Nhưng quân Liên Xô vẫn chọc thủng được một lỗ và với đội tuần lộc họ đe dọa đường Bắc Băng Dương, sân bay và mỏ niken.

    Schorner đã thực hiện một cú phản đòn thành công. Các tiểu đoàn của Trung đoàn Khinh binh 127 và 141, phối hợp với nhóm chiến đấu hỗn hợp của Phân đội trinh sát số 112 và Tiểu đoàn công binh 91, chặn đứng đợt tấn công và đập tan quân địch.

    Nhưng Bộ Tư Lệnh Tối Cao Liên Xô vẫn còn một con bài nữa chưa lật – một con bài nguy hiểm. Nhưng họ bị chặn không thể dùng lá bài đó nữa. Xu thế của chiến tranh nghiêng về phía Schorner theo một cách kinh khủng không ai nghĩ tới.

    Dọc theo cánh nam hoàn toàn bỏ trống của phòng tuyến Đức, tại khu hoang dã nhất của vùng đài nguyên, tướng Frolov đã bố trí Sư đoàn súng trường 155. Dùng như một cú đấm nốc ao hoàn toàn Quân đoàn sơn cước Đức. Nhưng khả năng tiếp vận và trang bị của người Nga cũng đã bị kéo căng quá mức chịu đựng.

    Sư đoàn 155 không nhận được trang bị mùa đông kịp lúc. Hàng đại đội Hồng quân lạnh cóng đến chết trong vùng đài nguyên. Dưới lớp tuyết dày, dọc theo dường tiến quân cùa mình, là xác binh lính ngã gục của sư đoàn và những nấm mộ. Một sự tái hiện bi kịch của Đội quân Napoleon: trong 6,000 quân chỉ 500 người tới được chiến trường. Họ kiệt sức và tơi tả đến mức một nhóm nhỏ quân Đức cũng có thể đánh tan.

    Nhưng bất chấp tất cả các nỗ lực phòng ngự thành công, tình hình tổng thể của chiến dịch đã hoàn toàn đổ vỡ. Vì thiếu lực lượng cần thiết, cả ba mũi tấn công của Tập đoàn quân liên hợp Đức-Phần Lan phải dừng lại tại khu vực rộng lớn giữa biên giới Phần Lan và đường sắt Murmansk.

    Cuộc tấn công của Quân đoàn sơn cước Nauy phải tạm dừng ở đầu cầu bờ đông sông Litsa.

    Quân đoàn 36 của Tướng Feige thành công chiếm Salla, đập tan Quân đoàn 56 của Liên Xô, và chiếm khu đất cao tại Voytya và Lysaya. Nhưng tới đó sức mạnh tấn công của nó hoàn toàn cạn kiệt.

    Mặt trận của Quân đoàn Phần Lan 3 dưới quyền tướng Siilasvuo bố trí ở phía tây Ukhta, nằm tại đầu cầu phía đông cái cổ hẹp nằm giữa hồ Topozero và Pya. Mục tiêu chính, đường sắt Murmansk, mặc dù chỉ cách một tầm tay, không bao giờ có thể chiếm được.

    Một câu hỏi không tránh khỏi phải phát sinh: nếu không thể chiếm tuyến đường sống còn của người Nga từ Bắc Băng Dương tới Leningrad và Moscow bằng đường bộ, tại sao không đánh phá cầu, đường sắt và các đoàn tàu bằng không kích? Câu trả lời nằm trong các ghi chép của Bộ Tư Lệnh Không Quân Đức, và đây là tình trạng chung của toàn bộ mặt trận phía Đông. Không quân Đức chỉ đạt được các thắng lợi cục bộ. Mọi cố gắng gây gián đoạn lâu dài đường sắt và phá hủy quy mô lớn việc xây dựng cũng như các trạm phát điện là hầu như bất khả thi. Tại sao? Đơn giản vì họ không huy động được một lực lượng đủ mạnh. Tập Đoàn Quân Không Quân số 5 hoạt động ở Mặt trận Cực Bắc phải phí phạm lực lượng vốn đã rất có hạn của mình khi hỗ trợ quá nhiều chiến dịch cùng lúc: do đó không thể phát động một đòn đánh không quân tập trung với cường độ và sức mạnh đủ lớn để đạt thành quả hứa hẹn.

    Mặt trận tại Cực Bắc hoàn toàn đóng băng. Murmansk, mục tiêu chiến dịch, không thể chiếm được. Và Archangel, mục tiêu lớn được xác định trong kế hoạch của cả Mặt trận phía Đông, còn cách một khoảng rất xa.
    Lần cập nhật cuối: 03/10/2016
    tonkin2007, ngthi96, caonam_vOz2 người khác thích bài này.
  9. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Xin post tiếp tục, hầu các bác



    PART SIX: THE CAUCASUS AND THE OILFIELDS
    Phần VI : Vùng Caucasus và các giếng dầu




    1.Prelude to Stalingrad.
    1.Khúc dạo đầu của Stalingrad


    Halder lái xe đến gặp Hitler tại Tổng hành dinh – Những nỗi lo lắng của viên Tổng tham mưu trưởng Quân đội Đức – Khúc quanh tại Izyum - Balakleya và Slavyansk – Chỉ thị số 41 của Quốc trưởng – “Chiến dịch Xanh - Blue” - Bức màn đã được kéo lên tại Crimea – Sai lầm trong trận Dunkirk Sô-viết – Giữa tháng năm tại phía nam Kharcov – "Chiến dịch Fridericus" sẽ không để mất chỗ này - Cụm thiết giáp của Kleist, cái ngạnh của một gọng kìm – Con đường tới sự chết chóc – 239.000 tù binh.



    Đại tướng Franz Halder ngồi trên chiếc xe đưa ông ra khỏi khu rừng Mauer tại Đông Phổ. Đó là trụ sở của OKH (Oberkommando des Heeres - High Command of Land Forces –Bộ Tư lệnh Lục quân Đức), tọa lạc tại một vị trí được ngụy trang rất hoàn hảo nằm trên con đường quốc lộ chạy tới Rastenburg. Một cơn gió mùa xuân đã quét qua những khu rừng sồi cổ thụ có tuổi thọ hàng trăm tuổi. Gió quất lên bề mặt của hồ Mauer tạo nên những đỉnh sóng màu trắng nhỏ, và nó đưa những đám mây bay là là dưới mặt đất, mà ta có thể nhìn thấy qua các khe hở của những tảng đá cao chót vót trên quả đồi, đó cũng chính là khu vực Nghĩa trang quân sự Lötzen nằm tại đó.

    Hôm đó là một buổi chiều ngày 28 tháng Ba năm 1942, Đại tướng Halder – Tổng tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Lục quân Đức lái xe đi gặp Hitler tại Trụ sở Bộ Tư lệnh Tối cao đặt tại "Wolfsschanze – Hang sói" đang nằm ẩn mình trong các khu rừng ở Rastenburg.

    Trong lòng của viên sĩ quan tùy tùng của ông có đặt một chiếc cặp tài liệu – trong thời điểm đó có lẽ là chiếc cặp có giá trị nhất trên thế giới. Nó chứa đựng toàn bộ kế hoạch hoạt động của Bộ Tổng tham mưu Đức trong năm 1942.

    Một lần nữa, trong tâm trí của Halder đang luyện tập với các đề xuất của mình khi gặp Quốc Trưởng. Tất cả những ý tưởng, suy nghĩ và những lời khi nói chuyện với Hitler trên cương vị Tham mưu trưởng Quân đội với Tổng Tư lệnh Lục quân Đức (Chức vụ tự Hitler đứng ra khi phế truất Thống chế Walther von Brauchitsch vào tháng Chạp năm 1941) trong các cuộc họp tình huống hàng ngày đã được chính tay Franz Halder ghi ra thành một bản ghi nhớ và xem đi xem lại rất cẩn thận. Trong các phần chính của các kế hoạch thuộc các chiến dịch vào năm 1942 là mở một cuộc tấn công tổng lực vào khu vực miền nam nước Nga hướng về phía khu vực Caucasus ; mục đích của kế hoạch là tiêu diệt được phần lớn lực lượng của Hồng quân nằm giữa khu vực Donets và sông Don, tăng cường thêm lợi ích của người Đức trong khu vực Caucasus dẫn đến mục tiêu cuối cùng là chiếm đoạt các mỏ dầu lớn trong vùng Caspian.

    Viên Tổng tham mưu trưởng cảm thấy lo lắng về kế hoạch này. Suy nghĩ của ông đang bị bao vây bởi sự nghi ngờ liệu cuộc tấn công trọng yếu của Đức có là một sự hợp lý không sau một mùa đông bị vắt kiệt sức nặng nề. Nhiều sự khủng hoảng nguy hiểm mà người đọc đã thấy ở các chương trước sẽ được thấy sự thanh toán giải quyết sau đó vào cuối tháng ba, nhưng nó vẫn khiến Bộ tư lệnh tối cao Đức và Bộ Tổng tham mưu quân đội Đức lo âu và quan ngại sâu sắc.

    Cũng tại thời gian này, Tướng Nga Vlasov đang ở trong túi vây Volkhov vẫn chưa hề bị đánh bại. Bá tước Brockdorff-Ahlefeldt với các Sư đoàn của ông thuộc Quân đoàn II vẫn đang nằm trong túi vây Demyansk. Chiến dịch “Xây cầu” đã được triển khai nhưng vẫn chưa đạt được thành công. Tại pháo đài Kholm, đội quân chiến đấu Scherer vẫn chưa được giải vây.

    Ngay cả trong khu vực Dorogobuzh-Yelnya, chỉ cách 25 dặm về phía đông Thành phố Smolensk, tình hình vẫn còn nguy ngập cho tới tận cuối tháng Ba. Các lực lượng của quân Nga gồm Tập đoàn quân 33, Quân đoàn Kỵ binh Cận vệ số I và Quân đoàn Không quân số IV vẫn đang hoạt động rất mạnh mẽ. Xa hơn nữa về phía bắc, các Tập đoàn quân 39 và Quân đoàn Kỵ binh số XI Hồng quân vẫn đang chiếm lĩnh một chỗ lồi rất nguy hiểm trên tuyến phòng thủ ở phía tây Sychevka.

    Nhưng đây thực sự không phải là tất cả nỗi lo âu trong tâm trí của Tổng tham mưu trưởng vào cuối tháng ba này. Tại Crimea, Tướng Manstein và Tập đoàn quân XI của ông ta vẫn án binh bất động trước cửa ngõ Sevastopol, và bán đảo Kerch đã bị người Nga chiếm lại vào tháng Giêng. Nhưng tình hình quan trọng nhất xảy ra tại Thành phố Kharkov, nơi các cuộc giao tranh một mất một còn diễn ra từ giữa tháng Giêng. Đại bản doanh Tối cao Sô-viết đã dùng mọi biện pháp tổng lực để đưa Kharkov vào thế gọng kìm. Gọng kìm ở phía Bắc đã được triển khai từ vùng Belgorod và Volchansk. Nhưng quan trọng nhất tại gọng kìm phía nam, Tập đoàn quân 57 Sô-viết đã tạo ra một lỗ thủng thuộc tuyến Mạt trận của người Đức tại vùng Donets trên cả hai mặt của Izyum có chiều rộng tới hơn 50 dặm. Các Sư đoàn Sô-viết đã thiết lập được một đầu cầu có chiều sâu tới 60 dặm.

    Các mũi nhọn các cuộc tấn công của quân Nga thực sự đang đe dọa nghiêm trọng tới Thành phố Dnepropetrovsk, trung tâm hậu cần quan trọng nhất của Cụm Tập đoàn quân Nam (Đức). Cho dù sự thâm nhập của người Nga trong vùng Izyum có thể phát triển lên thành một cơn lũ thủy triều Sô-viết gây ra những hậu quả khôn lường, nhưng nó vẫn phải tùy thuộc vào kết quả hai mũi tấn công từ phía bắc và nam tại các điểm quân Nga tìm cách xâm nhập, đó là hai điểm dân cư Balakleya và Slavyansk, đang được quân Đức bảo vệ. Trong vài tuần qua, các điểm này được trấn giữ bởi các Tiểu đoàn thuộc hai Sư đoàn quân Đức đã trở thành những ngọn cờ đầu trong các cuộc chiến chống lại sự xâm nhập của người Nga. Mà tương lai Mặt trận phía nam nước Nga của người Đức lại phụ thuộc vào hoàn toàn vào kết quả của việc phòng thủ hai điểm này. Sư đoàn Bộ binh 257 đến từ Berlin tham gia bảo vệ vùng Slavyansk và Sư đoàn Bộ binh 44 đến từ Vienna tham gia bảo vệ vùng Balakleya.
    tonkin2007, hunterxmncaonam_vOz thích bài này.
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Trong các cuộc giao tranh dữ dội và tổn thất rất cao, các trung đoàn Berlin dưới quyền tướng Sachs và sau đó là Đại tá Rüchler có nhiệm vụ bảo vệ rìa nam của khúc quanh Izyum. Nhóm xung kích của Đại tá Drabbe , chỉ huy trung đoàn bộ binh 457 đã phô diễn ra kỹ năng sự dũng cảm và sự hy sinh thân mình trong trận chiến đấu vì các ngôi làng cùng khổ, nông trường tập thể và các ấp trại nhỏ, đến nỗi mà trong các báo cáo chiến dịch của Sô-viết - với qui định rất kín đáo về các chiến công của người Đức - chứa đầy sự thán phục. Ngôi làng của Cherkasskaya là một điển hình của kiểu chiến đấu này. Trong 11 ngày nhóm của Drabbe sớm mất ở đó một nửa của 1000 người. Khoảng 600 quân phải rải ra giữ vị trí trên toàn mặt trận rộng 8a/2 dặm. Quân số thiệt hại của người Nga đếm được trước ngôi làng là 1100. Người Nga cuối cùng cũng đã chiếm được ngôi làng Cherkasskaya nhưng tới khi đó đã phải tiêu tốn sức mạnh của năm trung đoàn.

    Trước khi rời Trụ sở làm việc của mình để tới "Wolfsschanze – Hang Sói” gặp Quốc trưởng vào buổi chiều ngày 28 tháng Ba đó, Đại tướng Halder đã yêu cầu báo cáo về tình hình hoạt động của Sư đoàn 257 Bộ binh, mà ở đó, những trận chiến dữ dội trong vùng trách nhiệm của Sư đoàn đã kéo dài tới 70 ngày. Ông ta muốn trích dẫn sự thật trong những bản thông cáo của Bộ Tư lệnh tối cao : Cho đến thời gian này, Sư đoàn đã đẩy lùi được 180 ?? cuộc tấn công của quân Nga và 12.500 lính Hồng quân đã phải phơi xác trước tuyến phòng thủ do Sư đoàn phụ trách. Ba Sư đoàn súng trường và một Sư đoàn kỵ binh đã bị đập cho tơi tả cùng với bốn Sư đoàn súng trường cũng một Lữ đoàn thiết giáp khác của quân Nga đã bị thiệt hại nặng nề. Thương vong phía quân Đức cũng được thừa nhận cho mức độ đẫm máu của các trận giao tranh : Con số lên tới 652 người chết, 1663 bị thương, 1689 bị hội chứng các căn bệnh trong mùa đông của nước Nga và 196 bị mất tích chiếm tới một nửa tổng số thiệt hại của Sư đoàn trong 10 tháng giao tranh ở Mặt trận Miền đông. Đó là ở khu vực Slavyansk.

    Tại cánh phía bắc thuộc khu vực bị xâm nhập Izyum, trong vùng Balakleya được bảo vệ bởi Sư đoàn Bộ binh 44 đến từ Viennese, nơi Trung đoàn Bộ binh 134 đang kế thừa thành công những truyền thống tốt đẹp của Trung đoàn Hochund-Deutschmeister. Toàn bộ Sư đoàn dưới sự chỉ huy của Đại tá Debois đang bảo vệ một dải phòng tuyến mặt trận kéo dài tới 60 dặm bắt đầu từ Andreyevka xuyên qua Balakleya và Yakovenkovo cho đến tận Volokhov Yar. Toàn bộ dải phòng tuyến này luôn luôn phải chống đỡ các đợt tấn công của các Quân đoàn Sô-viết, mặc dù họ nhận được sự yểm trợ đắc lực của của các loại xe thiết giáp cũng như các loại súng cối và hỏa lực pháo binh hạng nặng.

    Cũng ở nơi này, các nhóm chiến đấu của người Đức và chỉ huy của họ đã là một nguồn cảm hứng của mọi sự kháng cự với quân Nga. Chiến công của nhóm xung kích dưới sự chỉ huy của Đại tá Boje, chỉ huy Trung đoàn Bộ binh 134 tại những khu vực mang tính chất sống còn như Yakovenkovo và Volokhov Yar, trên bờ cao của con sông trong vùng Balakleya, một nơi họ luôn bị những ngọn gió và băng giá quất mạnh vào người là một trong những chương sử quan trọng nhất của cuộc chiến tranh tại Mặt trận miền Đông.

    Trận chiến xoay quanh các ngôi làng và trang trại - nói cách khác là trên chính các doanh trại đóng quân của binh lính. Trong cái nhiệt độ 50 dưới không thì một ngôi nhà với lò sưởi nóng, mời gọi với cơ hội có một giấc ngủ đã trở thành sự hệ trọng giữa sống và chết. Người Đức cố bám lấy những ngôi làng và người Nga cố đánh bật họ ra bởi vì họ cũng muốn thoát khỏi các công sự đầy tuyết, bỏ lại nơi họ đã tập hợp cho cuộc tấn công để tìm một mái che, một góc ấm áp và vài giờ để ngủ mà không phải sợ bị chết cóng.

    Một lần nữa, cuộc chiến tranh đã tập trung vào những yêu cầu căn bản nhất của cuộc sống con người. Cả hai quân đội Đức và Nga đều đã sử dụng tới tận cùng mọi thứ trong sức mạnh hiện có của họ. Một khi các quyền lợi của những người lính Đức đang chiến đấu trên mặt trận và các vị tướng tham mưu trùng hợp tại một điểm : Cả hai đều thấy vùng Balakleya và các ngôi làng ở phía bắc hiện nay đang được Sư đoàn Bộ binh 44 bảo vệ - đầu tiên chỉ vì lợi ích của các ngôi nhà trong mùa đông và sau đó trở thành những lợi ích mang tính chất chiến lược. Nếu khu góc cao trong vùng Balakleya cùng vùng đất cao khống chế được con lộ chạy về phía tây mà bị mất thì Nguyên soái Timosenco sẽ có thể xua đội quân thâm nhập tại Izyum chuyển đổi sang một mục tiêu chiến lược có qui mô lớn hơn là chọc thủng phòng tuyến của quân Đức và hướng về phía Thành phố Kharkov.
    tonkin2007, ngthi96, hunterxmn1 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này