1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927

    Và hướng chính của cuộc rút quân thuộc lực lượng do Nguyên soái Timoshenko chỉ huy là đâu ? Thật lạ lùng thay, lại chính là hướng Stalingrad.


    Mặc dù các Đài phát Thanh của người Đức thông báo chiếm được thành phố Voronez vào ngày 7 tháng Bảy, nhưng các trận giao chiến vẫn diễn ra ác liệt tại khu vực trường đại học và trong các khu rừng ở phúa bắc thành phố cho đến tận ngày 13 tháng Bảy. Cũng sau ngày đó, người Đức đã không thành công trong việc giải quyết xong tình hình chiến sự tại khu Đông Voronez cũng như cây cầu ở phía bắc, bởi vì điều này sẽ cho phép họ khống chế được tuyến đường sắt chạy từ hướng bắc xuống phía nam dọc theo bờ đông của con sông - một tuyến đường tiếp tế có tính chất sống còn của quân Sô-viết. Con đường quốc lộ tiếp vận từ thủ đô Moscow xuống miền Nam vẫn còn nằm trong tay người Nga.

    Theo kế hoạch ban đầu được chuẩn bị đầy đủ cho các lực lượng cơ động Đức, sau khi giải quyết nhanh gọn cái gai Voronez, thì phải mở ngay đòn tấn công xuống phía nam sông Don để nhằm cản đường việc rút lui các sư đoàn của Timoshenko ra khỏi khu vực rộng lớn giữa sông Donets và Don, và chặn đứng họ trên khu vực thuộc sông Don. Nhưng thay vào đó, các Sư đoàn Motor cơ động và Panzer quí giá thuộc Quân đoàn XLVIII và các lực lượng thuộc Quân đoàn XLVIII Panzer lại bị ghìm chặt trong cái thành phố đáng nguyền rủa này.Thêm nữa, hai Sư đoàn 9 và 11 Panzer lại bị mắc kẹt vào các trận chiến tại khu bắc thành phố làm trở ngại cho các vị trí tiến quân của Tập đoàn quân Panzer IV. Đích thân Nguyên soái Timoshenko chỉ đạo việc thực hiện chiến dịch. Thành phố Voronezh phải kìm chân được quân Đức càng lâu càng tốt để trì hoãn guồng máy chiến tranh Đức đang lao hết tốc lực về hướng đông nam. Đây là giai đoạn đổi máu lấy thời gian. Mỗi ngày trôi qua có nghĩa đem thêm lợi thế cho Timoshenko.

    Vào tối ngày 6 tháng Bảy, các mũi tấn công thuộc mũi nhọn tấn công của Quân đoàn XL Panzer cũng đang tiến xuống vùng lân cận phía nam thành phố Voronezh. Những đơn vị Đức đầu tiên thuộc Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Bộ binh 3 thuộc Sư đoàn 3 Panzer. Họ vừa trải qua một chặng đường hành quân dữ dội từ điểm xuất phát để đến gần Rossosh, một điểm dân cư thuộc tỉnh lỵ Voronezh cách xa thành phố khoảng 50 dặm nam. Nhưng nhiên liệu đang cạn dần. Thiếu tá Wellman với niềm tin chắc chắn vào hậu cần của người Đức nên vẫn quyết định tiếp tục cuộc hành quân với hai đại đội thiết giáp và 1 phân đội pháo thuộc Trung đoàn 75 Pháo binh.

    Trong một đêm đầy sao, họ lái xe hành quân xuyên qua thảo nguyên. Phía trước đơn vị anh là Đại đội của Busch, theo sau là đại đội của Bremer. Thiếu tá Wellman đã miêu tả lại cuộc hành quân xuống phía nam của mình như sau :
    ”Chúng tôi biết rằng, nếu các cây cầu bắc qua Kalitva bị chiếm giữ nguyên vẹn thì chúng tôi sẽ đến được Rossosh vào lúc bình minh. Hơn thế nữa, chúng tôi phải tránh mọi sự giao tranh với lính Nga bởi vì đơn vị chúng tôi đang nằm trong tình trạng thiếu đạn dược và nhiên liệu cho động cơ. Chính vì thế, chúng tôi rất khắt khe trong việc thực hiện trong lịch trình hành quân, phải lái xe liên tục vượt qua các đơn vị pháo binh và lực lượng bộ binh Nga. Thật may mắn làm sao, họ không hề nhận ra các đơn vị chúng tôi là ai !”.

    Trước 03.00 giờ sáng thì những ngôi nhà tồi tàn của Rossosh đã nằm ở phía trước mặt những người lính Đức. Người phiên dịch của tiểu đoàn, đó là trung sỹ Krakowka bất ngờ bắt được một lính Nga và tra hỏi anh ta. Người Đức đã kinh hoàng phát hiện ra rằng ngoài hai cây cầu bắc qua Kalitva được đánh dấu trên bản đồ của họ thì còn một cầu khác - một cây cầu chỉ dành cho xe tăng, được hoàn thành chỉ mới đây. Hai chỉ huy đại đội Bremer và Busch đã lập kế hoạch tác chiến với chỉ huy tiểu đoàn Wellman.

    Xe chỉ huy dã chiến của Thiếu tá Wellman đang đi trên một quãng ngắn phía sau các xe bọc thép của đại đội số 1. Cả đại đội lao nhanh qua cầu. Wellman đi tới cây cầu được các lính canh Sô-viết gác ở bên phía bờ bắc. Lính gác cầu nhận thấy có việc không bình thường xảy ra vội vã chộp lấy súng trường định giao chiến. Người kỹ thuật viên radio của Wellman, binh nhì Tenning nhảy từ trên xe nhanh như chớp, quật khẩu súng máy vào bụng tay lính gác Nga, đánh bật khẩu súng trường ra khỏi tay và lôi hắn ta trở lại xe chỉ huy - người tù binh Ivan đầu tiên và là một người nắm được nhiều tin tức quan trọng. Qua việc khảo cung khẩn cấp, người lính Nga đã khai rằng Rossosh có Sở chỉ huy cấp rất cao nên lực lượng phòng vệ trong khu vực này bao gồm ít nhất là tám xe tăng.

    Tại thời điểm này, mới có những phát đạn đầu tiên tới từ phía xa bờ sông, nơi quân Nga đang đóng. Tiếp theo đó là màn chiến đấu tàn bạo kéo dài gần 5 giờ với lực lượng Hồng quân bảo vệ thị trấn Rossosh trước cuộc tập kích bất ngờ của nhóm Wellman nhưng họ phản công lại và chống đỡ rất bền bỉ.

    Hỏa lực đến từ mọi hướng. Xe tăng T-34 quần thảo nát mọi ngóc ngách. Bộ binh Sô-viết đã tập hợp. Nhưng người của Wellmann nắm giữ chặt những cây cầu. Bảo vệ cho họ chính là phân đội pháo dã chiến mà họ đã mang theo; đạn pháo đã được ngắm bắn rất khéo léo bởi những pháo thủ dày dạn kinh nghiệm nên họ đã áp đảo và khống chế được con đường quốc lộ chạy dọc bên ven sông.


    Trận giao tranh thật là khốc liệt và hỗn loạn. Nhưng với sự táo bạo hiếm có cùng với hệ thần kinh thép của các lính xung kích đặc nhiệm Đức đã giúp cho họ chiến thắng. Những chiếc xe-tăng Sô viết không phát huy được sức mạnh, hầu hết phải nằm ở trong tình trạng bất động, không thể nào di chuyển được trong những trận giáp lá cà của quân lính hai bên. Nhóm đặc nhiệm do Trung sĩ Naumann phụ trách đã làm được một việc phi thường : Họ đã chiếm được phòng bản đồ của Sở chỉ huy thuộc Phương diện quân của Nguyên soái Timoshenko cùng với 22 sĩ quan tham mưu cao cấp Nga, chủ yếu là sĩ quan cấp bậc tá. Bản thân Nguyên soái Timoshenko vẫn ở Rossosh trong cái đêm định mệnh đó, nhưng ông đã được lệnh di chuyển vào phút chót......

    ...................................
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Nhưng phải nói rằng, lòng dũng cảm, tinh thần gan dạ của những người lính đặc nhiệm Đức trong nhóm Wellmann sẽ nhận một kết cục tồi tệ nếu như lực lượng tiếp viện thuộc Sư đoàn Panzer 3 không đến tăng viện tại Rossosh kịp thời. Sức kháng cự của người Nga đã bị bẻ gãy. Vào thời điểm này, Thiếu tướng Breith cùng Sư đoàn đến từ Berlin của ông đã đạt được một cột mốc quan trọng trên con đường hướng tới sông Don.

    Tuy nhiên sự biến động về thời gian biểu mà quân Đức phải gánh chịu mà nguyên nhân chính là do sự chống trả kiên cường của người Nga ở Voronezh đang kìm chân một lực lượng lớn quân Đức đã được cảm nhận ở khắp mọi lúc, mọi nơi. Ở vùng phía nam Rossosh, xung quanh Millerovo các lực lượng quân Sô-viết khá mạnh được nghi ngờ là sẽ hiện diện, đội hình này theo kế hoạch ban đầu của người Đức sẽ bị hủy diệt bằng cuộc tấn công trực diện trước khi họ kịp rút lui. Nhưng bây giờ họ đã có thời gian để rút lui về một vị trí xa hơn. Đây lại là một sự chệch hướng khỏi kế hoạch ban đầu, một lỗi lầm nữa phản lại tinh thần của một chiến dịch đang hướng nhanh tới Stalingrad.

    Trong bối cảnh tình hình khá rối ren này, thì giai đoạn 3 của “Chiến dịch Blue” bắt đầu được thực hiện. Giai đoạn này, theo "Chỉ thị số 41" đã trở thành giai đoạn quyết định thuộc đòn tấn công mùa hè vĩ đại trong năm 1942 của người Đức – Cuộc tấn công thuộc cánh phía nam do Tập đoàn quân XVII của Tướng Ruoff và Tập đoàn quân Panzer I của Đại tướng von Kleist bắt đầu triển khai từ ngày 9 tháng Bảy. Mục tiêu của hai Tập đoàn quân trong khu vực – Quốc trưởng đã lưu ý – không phải thành phố Stalingrad, mà là sự liên kết giữa hai cánh quân nhằm bao vây và tiêu diệt các lực lượng Nga ở giữa vùng sông Donets và Don.

    Nhưng cũng giống như những gì mà ông ta đạt được tại phía bắc, Nguyên soái Timoshenko chỉ lựa chọn vài điểm dân cư tiêu biểu tạo thành những “con nhím” đơn độc để chống trả với các cuộc tấn công ào ạt của quân Đức xuống hướng nam. Còn thì phần lớn đại quân của người Nga tránh giao chiến mà rút theo hướng đông và nam nước Nga.

    Và kết quả là, các cuộc tấn công theo hướng nam đã không đạt được kết quả gì ngoài đẩy lui phòng tuyến quân Nga về cái thòng lọng lớn tại khu vực sông Don. Nhưng tại đó, không có một lực lượng Đức nào bắt kịp theo họ để thít cái thòng lọng đó, có nghĩa là cắt đứt đội hình rút quân của người Nga.

    Khi Hitler thực sự nhận ra rằng kế hoạch bao vây quân Nga ở khu vực giữa sông Đông đã không còn là một kế hoạch khả thi nữa, vì sự rút lui quá nhanh và sự kháng cự rất bền bỉ tại thành phố Voronezh của quân Sô-viết thì ông ta lập tức thay đổi chiến thuật. Ông muốn ít nhất là phải đánh chặn, bao vây và tiêu diệt các lực lượng Nga càng sớm càng tốt mà ông ta tin tưởng rằng họ vẫn còn những lực lượng lớn đóng dọc theo vùng hạ lưu sông Don. Để đạt được ý đồ, ngày 13 tháng Bảy, ông ta đã ra lệnh khởi đầu một chiến dịch vĩ đại của mình – Tung một dòng thác lớn bằng tất cả các lực lượng có thể huy động được hướng về Thành phố Stalingrad với mục tiêu là cắt đôi khu vực hạ lưu sông Volga.

    Hitler sẽ có thể triển khai tốt chiến dịch này- quả thực vậy, trong nhiều hoàn cảnh nó là điều đúng đắn duy nhất phải làm. Nếu quân Nga thoát khỏi vòng vây và rút lui thì ta phải truy đuổi, không được phép cho chúng có thời gian để thành lập phòng tuyến mới. Mục tiêu mới của quân Đức giờ là loại bỏ lực lượng quân Nga ở vùng Stalingrad, và mục tiêu đó đã có thể đạt được bằng một sự truy đuổi mạnh mẽ, gắt gao tới họ.

    Sau hết Hitler có hai Tập đoàn quân Panzer để tùy ý sử dụng và đã chiếm lĩnh được vài vị trí quan trọng dùng để vượt qua sông Đông. Các binh đoàn Panzer sẽ có thể tới thành phố Stalingrad trong một thời gian rất ngắn. Nhưng Hitler đang bị một ảo tưởng lớn: Ông tin tưởng rằng sức chiến đấu của quân đội Stalin đang ở giai đoạn cuối cùng. Họ không còn lực lượng dự trữ. Quốc trưởng đã đánh giá sự rút lui của quân Nga không khác gì hơn là một sự tháo chạy, sự sụp đổ về mặt tổ chức và tinh thần, trong khi thực tế đó là một cuộc rút lui đã được Nguyên soái Timoshenko lên kế hoạch qua tình hình thực tế khó khăn của Mặt trận miền Nam nước Nga.

    Thực tế chiến trường cho thấy ở nhiều nơi tình cờ xảy ra những rắc rối của sự hoảng loạn về tinh thần, đó là do sự yếu kém của chỉ huy Nga cấp thấp. Nguyên soái Timoshenko đã điều khiển cuộc rút lui chiến lược với sự kiểm soát tốt. Sau đó, ông đã sắp đặt các lực lượng rút lui về các địa điểm mới, nhanh chóng đi vào hoạt động. Mục tiêu của Timoshenko là dành phần lớn lực lượng quân chủ lực Nga nhằm tạo ra sự chống cự kiên quyết ở phía xa hơn nữa, nằm sâu trong lục địa của đất nước.

    Hitler đã không thấy sự nguy hiểm đó hoặc có thể là ông không muốn thấy nó. Ông tin rằng mình có thể lấy được Stalingrad "chỉ bằng một tay" và đồng thời đánh một trận qui mô lớn bao vây quân Nga ở hạ lưu sông Đông và tại trung tâm của Thành phố Rostov. Với mục đích đó, ông cắt ngắn sự di chuyển của Tập đoàn quân Panzer IV dọc theo sông Đông tới Stalingrad, tạm dừng họ ở phía trước khúc quanh lớn của sông Đông, và với sự đổi hướng hoàn toàn theo kế hoạch thuộc giai đoạn ba của “Chiến dịch Blue”, chuyển hướng, điều họ thẳng xuống phía nam. Hồi đầu mùa thu năm 1941, khi ông dừng lại ở gần cửa ngõ thủ đô Moscow và xoay nhanh Tập đoàn quân Panzer của Guderian để tham gia một trận chiến bao vây vĩ đại tại Kiev, thì giờ đây ông ta muốn đánh bại quân Nga ở thành phố Rostov trên sông Don bằng chiến dịch bất ngờ ngẫu hứng khác. Đó là một trong những trận chiến bao vây vĩ đại nhất của cuộc chiến tranh miền Đông.

    Trong lúc này, Tập đoàn quân VI vẫn hành quân một cách đơn độc theo hướng Stalingrad. Hơn nữa, họ còn mất đi đơn vị mũi nhọn, đó là các lực lượng Cơ giới xung kích thuộc Quân đoàn XL Panzer. Lực lượng này đã được Quốc trưởng điều họ về hướng Rostov trên sông Don.

    ....................................
    vacbay03, tonkin2007, hunterxmn4 người khác thích bài này.
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Trong cùng ngày hôm đó, Quốc Trưởng đã ra lệnh cách chức Thống chế von Bock mặc dầu trong thâm tâm vẫn vị nể ông. Bởi vì Thống chế là người luôn luôn phản đối kế hoạch chiến lược của Quốc trưởng vì ông ta luôn muốn giữ Cụm Tập đoàn quân thành một lực lượng chiến đấu thống nhất dưới sự chỉ huy của ông.

    Tuy nhiên, cũng tại thời điểm này, Tổng hành dinh của Fuehrer đã ban hành một chỉ thị nhằm phân chia Cụm Tập đoàn quân Nam. Ngày 7 tháng Bảy, Thống chế von Bock đã ghi trong nhật ký của ông : ” Theo mệnh lệnh đã nhận được, Thống chế List sẽ đảm đương trách nhiệm chỉ huy Tập đoàn quân XI và XVII và những gì thuộc Tập đoàn quân I Panzer. Điều này có nghĩa là chiến trường phía nam sẽ được phân chia làm đôi “.

    Đó là một thực tế chính xác những điều gì đang xảy ra tại Bộ Tổng tư lệnh Tối cao Đế chế : Chiến trường miền Nam nước Nga đã chia ra là hai. Quốc trưởng bây giờ không những thay đổi thời gian biểu cho cuộc tấn công vĩ đại mùa hè, ông ta còn thay đổi toàn thể cấu trúc tại mặt trận miền Nam nước Nga.

    Thống chế List sẽ đảm đương vị trí Tư lệnh Cụm Tập đoàn quân A, đầu tiên tạm thời gọi là Tập đoàn quân IV Panzer, sau được chính thức biết đến với cái tên Mặt trận Caucasus. Cụm Tập đoàn quân B, bao gồm Tập đoàn quân VI, Tập đoàn quân II Hungarian và Tập đoàn quân II. Kể từ khi Thống chế von Bock bị huyền chức thì người lên thay thế vị trí của ông là Đại tướng von Weichs vẫn đảm nhận phần công việc sự vụ được phân công như lúc ban đầu của nó là Stalingrad.

    Sự sắp xếp lại cơ cấu của Cụm Tập đoàn quân Nam đã cho thấy một điều rõ ràng là tại thời điểm này –ngày 13 tháng Bảy năm 1942 – Hitler tin tưởng chắc chắn rằng ông ta có thể cùng một lúc đạt được cả hai mục tiêu chiến lược lớn cho cuộc tấn công mùa hè, dự định lúc đầu chỉ là một để rồi đến lúc thực hiện thì khác, bởi một cách đơn giản là tự phân chia lực lượng của mình. Bây giờ ông ta đang đắm chìm trong một sự hy vọng mù quáng bởi vì một niềm tin sai lầm của ông ; người Nga bây giờ đã ở giai đoạn “Finished – Kết thúc”. Các lực lượng quân đội Nga trong lúc này, theo cách đánh giá của Quốc trưởng – đã đứng trên bờ vực của sự sụp đổ.

    Và quả thực, người Nga đang làm tất cả cho cái sự "Finished – Kết thúc” như vậy !!!. Vào cái ngày mà Hitler lần lượt ra những quyết định tai hại để phân chia lực lượng tại Cụm Tập đoàn quân Nam cùng với mệnh lệnh sa thải Thống chế von Bock, một Hội đồng Chiến tranh của người Nga đã được nhóm họp tại điện Kremlin dưới sự chủ trì của Thủ lĩnh Đỏ : Stalin.

    Tham dự cuộc họp quan trọng này có Ngoại trưởng Molotov, Nguyên soái Voroshilov, Tổng tham mưu trưởng Shaposhnikov, các đại diện của Chính phủ Mỹ, Anh và một Sĩ quan liên lạc của Chính phủ Trung hoa. Đại diện của Bộ Tổng tham mưu Sô-viết đã trình bày rõ ràng cho Stalin rằng ông ta không thể tiến hành một trận đánh nào kiểu Kiev hoặc Vyazma nữa - hay nói cách khác việc giữ chặt bằng mọi giá đã được loại ra. Stalin đã chấp nhận quan điểm của họ.

    Ông ta đã thông qua quyết định theo lời đề nghị của đại diện Bộ Tổng tham mưu Tối cao Sô-viết trình bày tại cuộc họp 13 tháng Bảy. Các lực lượng vũ trang Sô-viết sẽ rút lui về sông Volga và theo hướng Caucasus (Kavkaz) ; tại đó, họ sẽ tổ chức phòng thủ để làm tiêu hao sức mạnh của quân Đức (hay nói cách khác là một sự tiêu thổ về mặt quân sự) trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt của một mùa đông sắp tới tại nước Nga. Tất cả các ngành công nghiệp chủ chốt sẽ được sơ tán về vùng Urals và Siberia.

    Cũng nên nói ngay rằng hệ thống gián điệp của Quân đội Đức hoạt động xuất sắc. Ngay từ giữa tháng Bảy, Bộ Tổng tham mưu Đức đã nhận được từ một nguồn tin điệp viên cao cấp những báo cáo về cuộc họp quan trọng này, nhưng lạ thay Hitler cho đó chỉ là tin vịt…

    Nếu còn ai đó vẫn nghi ngờ trên thực tế Nguyên soái Timoshenko đang rút lui Tập đoàn quân của ông cho đến người lính cuối cùng ở vùng giữa Donets và sông Đông thì người đó sẽ sớm được thuyết phục ở vùng Millerovo. Quân đoàn Panzer XL hoạt động như là một ngạnh phía đông bên ngoài của gọng kìm,chọc thẳng vào quân Nga đang rút lui sau khi vòng phía nam từ Rossosh,tiến đến với tất cả ba sư đoàn trên tuyến tiền duyên.

    Trong lúc này, tất cả các tuyến đường xe lửa và quốc lộ phía nam Millerovo chật ních quân đội Sô-viết và dân thường đang di tản về phía Đông. Các Quân đoàn, Sư đoàn Đức lúc này không đủ sức mạnh để ngăn chặn các cuộc hành quân của kẻ thù. Cũng có thể không phải như vậy, đánh giá tuyến phòng thủ quân Nga xung quanh Millerovo, người Đức muốn thiết lập một phòng tuyến đánh chặn xa hơn về phía nam thuộc hạ lưu sông Don.

    Cuộc chiến được di chuyển về phía nam. Tại đây, Quốc trưởng đã tìm được kẻ thù. Phải nói rằng, Hitler rất tự tin vào thắng lợi tại miền Nam nước Nga đến mức ông không cần sự phục vụ của Tập đoàn quân XI do Manstein chỉ huy – mà lúc này họ đang chực sẵn tại Crimea chỉ đợi lệnh của Quốc trưởng là mở các cuộc tấn công qua eo biển Kerch – theo như kế hoạch ban đầu. Thay vào đó, ông lại điều họ về phía bắc nước Nga để mở cuộc tấn công vào thành phố Leningrad.

    Sau những trận giao tranh đẫm máu, Quân đoàn XL Panzer của tướng Geyr von Schweppenburg đã tiến tới hạ lưu sông Don trong ngày 20 tháng Bảy và họ đã thiết lập được hai đầu cầu đổ bộ tại Konstantinovka và Nikolayevskaya.

    Trong lúc đó Tập đoàn quân Panzer I đang thiết lập thành một ngạnh của chiến dịch gọng kìm mới, tương tự đã đánh xuống phía nam, vượt qua sông Donets và bắt đầu kết hợp với Tập đoàn quân XVII đang di chuyển từ vùng Staline để tới Rostov trên sông Don, nơi đang bị các lực lượng Nga chống trả một cách mãnh liệt bởi người Nga coi đây đầu cầu then chốt trên khu vực sông Đông.

    .........................................
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Phía tây Thành phố Rostov, Tập đoàn quân XVII Đức đã xuyên thủng các vị trí phòng thủ của quân Sô-viết trong ngày 19 tháng Bảy và bây giờ họ đang lao về hướng sông Don ở đoạn giữa Rostov và Bataysk với sự hiệp đồng tác chiến của Quân đoàn Panzer LVII bên cánh trái cùng với Quân đoàn V bên cánh phải. Tướng Kurchner, lại được sự yểm trợ rất tin cậy của Đại tá Wenck, đã phóng ra một đợt tấn công rất mạnh vào Rostov với thành phần thuộc Quân đoàn Panzer LVII nhằm chiếm thành phố quan trọng nằm trên cửa con sông Don này một cách bất ngờ và thông qua đó thu giữ các cây cầu lớn bắc qua sông Don ở đoạn giữa Rostov và Bataysk trong tình trạng nguyên vẹn. Những đơn vị thuộc Quân đoàn gồm có : Sư đoàn Panzer 13, Sư đoàn Panzer Vệ binh SS "Viking", Sư đoàn Bộ binh 125 và cuối cùng là Sư đoàn triển khai nhanh Slovak.

    Từ hướng bắc, dẫn đầu Tập đoàn quân Panzer I, Quân đoàn III Panzer Tướng von Mackensen đang lao về Thành phố Rostov với hai Sư đoàn trong tay, đó là Sư đoàn 14 và Sư đoàn 22 Panzer. Lại một lần nữa, như trong tháng 11 năm 1941, các lính Đức dưới quyền của von Mackensen lại phải lao vào những trận giao chiến trong chính thành phố này. Ngày 22 tháng Bảy năm 1942, Sư đoàn 22 Panzer dưới sự chỉ huy của Đại tá Rodt đã giao chiến dữ dội với quân Sô-viết tại phía tây bắc Rostov. Trung đoàn Panzer 204 đang tiến về hướng nam thành phố. Sư đoàn Panzer 14 ngoặt sang lao nhanh về Novocherkassk - một trong những trung tâm công nghiệp của khu vực Rostov và khu vực Bắc Caucasus (Kavkaz). Các trận chiến đấu dữ dội, ác liệt và đẫm máu đã nổ ra suốt ngày và đêm trên các ngả đường dẫn tới thành phố.

    Cùng ngày, sư đoàn Panzer 13 dưới sự chỉ huy của Thiếu tướng Herr và Sư đoàn Vệ binh SS Panzer "Viking" dưới sự chỉ huy của viên tướng SS Steiner đã giao tranh khốc liệt tại vùng phía tây và tây bắc thành phố.

    Quân và dân Rostov đã ra sức củng cố thành một thành phố phòng ngự vững chắc từ hồi đầu năm và trong bổ sung cho tuyến phòng ngự tại những lối dẫn vào thành phố gồm tới ba vòng bảo vệ với nhiều bãi mìn rộng lớn, các hào chống cũng những bãi đặt chướng ngại vật cản xe tăng Đức. Tuy vậy nhóm xung kích đặc nhiệm của Quân đoàn Panzer LVII đã thành công trong chọc thủng phòng tuyến bảo vệ ở ngoại ô thành phố trong sự bất ngờ. Nhóm Bộ binh Đức tùng thiết thuộc Sư đoàn Panzer 13 tấn công thành phố từ phía tây với Trung đoàn Bộ binh 93, trong khi nhóm Thiết giáp thuộc Trung đoàn Panzer 4 tăng viện yểm trợ di chuyển dọc theo đường quốc lộ Stalino - Rostov và xuyên vào phần phía bắc của thành phố.

    Bên cánh phải Thành phố, nhóm Panzer Xung kích Gille thuộc Sư đoàn Vệ binh SS Panzer "Viking" tấn công xuyên thẳng qua vô số các cứ điểm mạnh và hào chống tăng của vành đai phòng ngự bên ngoài thành phố và chiếm được sân bay Rostov với chiến công thuộc về Tiểu đoàn Panzer của thiếu tá Mühlenkamp.

    Trong ngày 23 tháng Bảy, Sư đoàn Panzer 22 phải chiến đấu từng tấc đất hướng về phía bắc tại rìa thành phố. Trong khu vực thuộc vùng trách nhiệm của LVII Panzer, Sư đoàn Panzer 13 vẫn tiếp tục các cuộc tấn công vào thành phố với các đại đội Bộ binh, Cơ giới di động dưới sự yểm trợ đắc lực của các xe tăng. Sư đoàn Vệ binh SS Panzer "Viking" ban đầu đã bị mắc kẹt bởi những trận giao chiến ác liệt trên đường phố, điều này khiến cho Sư đoàn Bộ binh 125 phải tiến tới hỗ trợ, ép sát lại ngay sau lưng của họ. Lúc rạng đông, Đại đội 2 thuộc Trung đoàn Bộ binh do Trung úy von Gaza chỉ huy đã thổi tung các vị trí của quân Nga, ép chúng tới tận con sông nhỏ và chiếm được một cây cầu đường bộ bắc qua con sông này.

    Tiểu đoàn Mô-tô Cơ động 43 đã thiết lập cuộc tấn công vào bên trong thành phố. Sư đoàn Panzer 13 đã xóa bỏ những chốt chặn và các ổ tác chiến trên đường phố của quân Nga và dần dần đẩy mũi tấn công của mình hướng về phía sông Don. Nhưng trong khi mũi nhọn của Sư đoàn đang di chuyển về phía trước thì ở sau lưng họ, từ mọi nơi trên đường phố, các lực lượng Hồng quân được trang bị đầy đủ đã tổ chức những ổ kháng cự trong các khối nhà lớn. Đặc biệt, họ tấn công vào các đoàn Panzer từ hai bên sườn. Điều này đã làm cho các xe tăng thuộc Sư đoàn "Viking" bị sa lầy vào cuộc chiến đấu trên các con phố của Thành phố Rostov. Sau đó Sturmbannführer (Thiếu tá) Dieckmann với Tiểu đoàn của anh đã thành công trong việc dẹp các ổ đề kháng của quân Nga trên đường phố và nối lại các đợt tấn công của mình theo hướng tây nam.

    Đến chiều, Tiểu đoàn Mô-tô Cơ động thuộc Sư đoàn Panzer 13 đã tiến tới bờ bắc con sông Don, nhưng ở đây họ bị lạc vào trong mê cung những cơ sở công nghiệp và bến cảng của thành phố. Họ đang cố gắng tiến dọc theo bờ sông, hướng xa hơn về phía đông, tiến về cây cầu chính. Trước khi các lực lượng Mô-tô Cơ động có thể chiếm giữ được cây cầu bắc qua sông Don, dẫn đến Bataysk, một trong những nhịp của cây cầu đã bị thổi tung và rớt xuống nước. Trong lúc Sư đoàn Panzer 13 đang tiến các hoạt động để mở rộng khu vực xung quanh cây cầu thì các đội công binh và đặc nhiệm Đức đã phải làm việc vất vả cho đến tận ngày hôm sau để phục hồi, làm cho cây cầu có thể sử dụng trở lại. Mặc dù bước đầu nó chỉ dành cho người đi bộ và các khí tài hạng nhẹ.

    Khi màn đêm buông xuống, khu vực phía bắc của cây cầu đã nằm trong tay người Đức. Tiểu đoàn 1 thuộc Trung đoàn 66 Bộ binh đã xâm nhập vào khu vực thuộc Tổng cục Bưu điện và Trụ sở chính của NKVD tại Rostov, một nơi các ổ kháng cự của các chiến sĩ Hồng quân chiến đấu đặc biệt khéo léo và kiên quyết không chịu nhượng bộ. Đến đêm, bộ binh Đức dưới sự yểm trợ của các xe tăng đã tiếp cận với các ổ kháng cự của người Nga từ mọi hướng. Rất nhiều đám cháy ở trong thành phố. Đến bây giờ, Sư đoàn Panzer 22 đến từ phía bắc đã kết nối được với các lực lượng chủ công thuộc các Quân đoàn Panzer III và LVII tại khu vực trung tâm thành phố Rostov.

    ...............................
    Lần cập nhật cuối: 05/11/2016
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Sáng sớm hôm sau, ngày 24 tháng Bảy, các trận chiến đấu đẫm máu trong Thành phố lại tiếp tục. Nếu như tại khu vực Tòa nhà Bưu điện, các lực lượng quân Nga bị áp đảo một cách rất nhanh chóng thì tại Trụ sở NKVD công việc trấn áp các ổ đề kháng của người Nga lại đặc biệt khó khăn , bởi vì khu vực này được bảo vệ bởi một đội quân rất khéo léo và đặc biệt tinh nhuệ. Mãi cho đến tận trưa, các lính Bộ binh Đức thuộc Sư đoàn Panzer 13, với sự yểm trợ rất hữu hiệu của Sư đoàn Panzer 22 mới thành công trong việc bẻ gẫy các ổ đề kháng của quân thù và đánh chiếm được ngôi nhà của Trụ sở NKVD.

    Trong lúc này, các lực lượng khác thuộc Sư đoàn Panzer 13 và "Viking" đã thành công trong việc truy quét các ổ đề kháng của quân Sô-viết còn sót lại ở trung tâm thành phố và đẩy bật kẻ thù ngoan cố còn chống cự ra khỏi khu vực phía đông và tây Rostov. Trong khi Sư đoàn Panzer 13 còn đang tác chiến tại khu vực phía bắc của cây cầu trên đượng lộ hướng đến Bataysk, thì Tiểu đoàn Panzer thuộc Sư đoàn "Viking" dưới sự chỉ huy của Sturmbannführer (Thiếu tá) Mühlenkamp đã thọc sâu dọc theo bờ bắc con sông Đông và thật bất ngờ, họ đã chiếm được một chỗ cạn tại con sông Don cách sáu dặm về phía tây của thành phố - chỗ cạn này dùng để dự phòng cho việc rút lui của người Nga. Chiến công này đã cho phép những thành phần quan trọng nhất của Quân đoàn Sơn cước XLIX cùng với các đội tiên phong thuộc Sư đoàn Bộ binh 73 và 298 đã vượt được qua sông Don trong suốt đêm 24/25 tháng Bảy năm 1942.

    Trong khi đó, cuộc chiến trên đường phố tại vùng trung tâm Rostov diễn ra vô cùng ác liệt, và không thể nói rằng, trên thực tế, trận chiến này chưa biết bao giờ mới chấm dứt được. Những hình ảnh về trận đọ sức với người Nga được miêu tả tường tận trong báo cáo của Tướng Alfred Reinhardt, lúc đó đang là Đại tá, Tư lệnh Trung đoàn Bộ binh 421 thuộc thành phần của Sư đoàn Bộ binh 125 trong tháng bảy năm 1942. Trong bản báo cáo của ông đã miêu tả những trận chiến đấu trên đường phố với mức độ tàn bạo không thể tưởng tượng nổi, lính Đức phải chiến đấu giáp lá cà với người Nga trong từng ngôi nhà, vượt qua từng chướng ngại vật, rào cản trong từng khu phố dẫn đến việc trận chiến sẽ là bất phân thắng bại, khó hình dung ra kết quả sẽ thuộc về bên nào. Đó chính là một kiểu tác chiến mà người Đức đã từng gặp tại cửa ngõ của Moscow hoặc Leningrad trong mùa đông đáng nguyền rủa năm 1941.

    Vào buổi tối ngày 23 tháng bảy, một ngày nóng như điên như dại, các tiểu đoàn Đức thuộc Trung đoàn Bộ binh 421 đến từ vùng Swabian đã giành được chiến thắng tại phần phía bắc của Rostov. Các đại đội Panzer, Bộ binh thuộc hai Sư đoàn Panzer 13 và 22 cũng như các Vệ binh thuộc SS Panzer "Viking" đã thành công trong việc làm chủ được hai bên bờ con sông Don trong thành phố. Họ cũng lâm vào tình thế khó khăn trong các trận chiến đường phố ác liệt với quân Nga tại trung tâm thành phố, nhưng họ không thể nào xuyên qua được những tòa nhà lớn được xây dựng kiên cố cũng như các ổ đề kháng phòng thủ cho đến giọt máu cuối cùng của quân Sô-viết. Nhưng rồi tuyến phòng thủ quân Nga đã bị phá vỡ khi chiếc cầu lớn bắc qua sông Don đã bị lính Đức chiếm giữ và nhân đà này, họ ào ạt lao về hướng nam thành phố để xông thẳng đến vùng Caucasus (Kavkaz).

    Các lính NKVD (Ủy ban an ninh quốc gia Nga) và lực lượng công binh Sô-viết đã chất đầy các vật cản trong thành phố và giờ bảo vệ Rostov cho tới viên đạn cuối cùng. Điều đó là rất rõ ràng. Lực lượng NKVD, đó là Đội bảo vệ chính trị của chế độ Bolshevik, là những Cận vệ đặc biệt tinh nhuệ tương tự như lực lượng SS (Đức) của Hitler. Đây là trụ cột của đội quân Cảnh sát liên bang Nga và Cục tình báo đã xông vào trận chiến theo cách của riêng mình, đó là một lực lượng thiện chiến - cuồng tín, được huấn luyện xuất sắc, thô bạo đến mức tàn ác, quen thuộc với mọi thủ đoạn của chiến tranh và trung thành vô điều kiện với Chế độ Bolshevik . Quan trọng hơn cả là các lính NKVD là bậc thầy của những trận chiến trên đường phố. Xét cho cùng khi đội bảo vệ chế độ chống lại mọi cuộc nổi loạn có thể xảy ra thì hành động tác chiến chính là hoạt động của họ.

    Những gì mà các người lính Đức thiện chiến còn sống sót kể lại về các trận chiến đấu trên đường phố Rostov đã thách thức trí tưởng tượng của mọi người. Các con phố như bị băm nát, các tảng đá lát đường bị đào lên, chất cao thành những chiến lũy trên mặt phố, những con phố nhỏ đã bị chặn lại bởi các đống gạch biến nơi đây trở thành những “con nhím” phòng thủ rất mạnh. Những chiếc dầm sắt được chôn xuống lòng đất và xung quanh chôn mìn dầy đặc, hơn nữa lính Đức luôn luôn phải chịu những đợt tập kích ồ ạt từ những người lính Sô-viết chịu trách nhiệm công cuộc phòng thủ thành phố.

    Các lối vào của tòa nhà đã được xây bịt kín; các cửa sổ được chặn túi cát để làm vị trí ngắm bắn; mọi ban công tòa nhà đã trở thành các ụ súng máy. Trên nóc nhà là các lính bắn tỉa NKVD ẩn nấp ngụy trang kỹ lưỡng. Trong hầm thì để hàng ngàn các lựu đạn cháy, rất thô sơ nhưng đó là vũ khí hiệu quả cao để chống tăng, đơn giản là các chai lọ đổ đầy xăng dầu với chút phốt pho hay hóa chất khác bắn vào sẽ làm bùng cháy khi tiếp xúc với không khí. Bất cứ cửa nào không được xây bịt lại thì có thể chắc chắn rằng có một cái bẫy treo sẽ bật ra khi mà tay cầm khóa cửa được ấn xuống. Hoặc là dây bẫy mìn rất mảnh nhỏ được căng ngang ngưỡng cửa sẽ kích hoạt vào khối thuốc nổ.

    Đây sẽ không phải là nơi cho các lực lượng thiết giáp tung hoành, cho nên họ khó có thể đạt được một chiến thuật đánh nhanh diệt gọn được. Sự thật là, những điều mà lực lượng thiết giáp làm được đầu tiên là xâm nhập vào bên trong. Nhưng trung tâm Thành phố Rostov là một bãi chiến trường của các nhóm giao chiến khốc liệt cả hai bên. Họ phải giao tranh rất khó khăn từ căn nhà này sang căn nhà khác, từ phố này sang phố nọ và cuối cùng từ công sự này sang công sự kia.

    Các nhóm lính Đức đến từ vùng Swabian của Reinhardt đã chiến đấu đặc biệt khéo léo và dũng cảm trong một hoàn cảnh ác liệt như thế này. Họ đã chiến đấu với một địch thủ xảo quyệt bằng một chiến thuật gần như là gậy ông lại đập lưng ông – cùng xảo quyệt như nhau, cùng chính xác, cương quyết thi hành nhiệm vụ như nhau.

    .............................
  6. MMichelHungVII

    MMichelHungVII Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2016
    Bài viết:
    438
    Đã được thích:
    74
    bác hãy cập nhật thường xuyên để người khác theo dõi
  7. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Mình ngày nào cũng post một lần đấy...không kể ngày nghỉ-Dài lắm-Hai tập gần 1.000 trang W-Bây giờ mới đến trang 327
    tonkin2007, caonam_vOz, huymaya1 người khác thích bài này.
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Tiểu đoàn 1, thuộc Trung đoàn Bộ binh 421 dưới sự chỉ huy của Thiếu tá Ortlieb, và Tiểu đoàn 3 dưới sự chỉ huy của Đại úy Winzen được phân chia thành sáu đại đội tấn công. Tại mỗi nhóm tấn công bao gồm một khẩu đại bác hạng nặng, một khẩu súng chống tăng, một khẩu súng máy và một khẩu lựu pháo dã chiến hạng nhẹ dành cho những trận giao chiến ác liệt trên đường phố.

    Cuộc tấn công được triển khai theo hướng từ bắc tới nam. Bản đồ thành phố được phân chia thành các phần chính xác như lúc ta cắt bánh. Mỗi một đại đội tấn công chỉ được phép di chuyển xa nhất tới đường cố định được phân công cắt con đường theo hướng bắc-nam, đường kẻ vạch cho tất cả các đại đội cắt thẳng bản đồ thành phố Rostov từ phía tây sang phía đông – đó là các đường A,B,C,D. Tiếp theo cả khu vực phải được càn quét và liên lạc được thực hiện liên tục với các nhóm tấn công ở cả hai phía. Mỗi đơn vị phải đợi dọc đường này tới khi đơn vị bên cạnh đã tới sát sóng hàng với mình, và tới khi các mệnh lệnh cho việc bắt đầu lại của cuộc tấn công được chuyển xuống từ trung đoàn. Với cách này sáu đại đội tấn công luôn luôn chiến đấu với hàng ngang và nếu bất kì đại đội nào thấy mình tiến triển nhanh hơn thì nó không thể bị quân Nga tấn công từ bên sườn miễn là nó bám chặt lấy các qui định được chỉ huy Tiểu đoàn đưa ra. Bằng cách này chiến dịch ở trong mê cung dày đặc của các tòa nhà và đường phố Rostov đã được khống chế và kiểm soát chắc chắn ngay từ ban đầu.

    Ngay sau khi các đại đội tấn công thuộc Tiểu đoàn 1 và 3 đang thực hiện nhiệm vụ dọn sạch sự chống cự của người Nga thì Reinhardt lại điều đi sáu nhóm tấn công nữa thuộc Tiểu đoàn 2. Nhiệm vụ của họ là " Một sự chọn lựa kỹ càng thứ hai" – có nghĩa là tầm soát tất cả tòa nhà vừa chiếm được từ nóc đến các tầng hầm. Tất cả các thường dân, phần lớn phụ nữ và trẻ em được tìm thấy tại các khu vực giao chiến sẽ được đưa tới những điểm thu gom đặc biệt. Không một ai còn lại trong tòa nhà có thể ném lựu đạn hoặc bắn súng vào sau lưng các mũi tấn công của người Đức. Các đại đội tấn công của người Đức phải được bảo đảm an toàn từ phía sau của họ.

    Kế hoạch tác chiến đã được thực hiện với độ chính xác cao của người Đức. Có lẽ chính vì điều này mà những người lính đặc nhiệm Đức đã giải quyết một cách nhanh chóng trước sự phòng thủ một cách ngoan cố và cuồng tín của những chiến sĩ Hồng quân bảo vệ thành phố Rostov. Trận đánh chiếm thành phố đã kết thúc sau năm mươi giờ giao chiến dã man, tàn nhẫn chưa từng có.

    Những dòng chữ của Tướng Reinhardt trong bản báo cáo về các trận chiến trong thành phố có những đoạn như sau :”Các trận giao tranh tại trung tâm Thành phố Rostov là một cuộc chiến không khoan nhượng..Những người lính Nga bảo vệ thành phố không để bị bắt sống, họ quyết tâm chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Khi những người lính Đức tràn qua họ, nếu không chú ý đến, hoặc họ bị thương giả vờ chết, rồi họ sẽ nhỏm dậy, bắn vào sau lưng những người lính chúng ta cho đến khi họ bị giết vì hết đạn. Riêng những người lính của chúng tôi mà bị thương thì phải đặt họ trong các xe bọc thép và tổ chức canh gác – nếu không, chúng ta sẽ chỉ thấy họ trong tình trạng bị đánh đập thừa sống thiếu chết hoặc bị những lưỡi lê của bọn Ivan đâm đến chết”.

    Một trận giao tranh ác liệt đã nổ ra trên đại lộ Taganrog, một con đường dẫn thẳng tới cây cầu lớn bắc qua sông Don. Các cuộc tấn công của những lính Đức đã phải tổ chức rất nhiều lần bởi vì không thể xác định được chính xác vị trí những ổ súng máy của lính NKVD. Chúng được ngụy trang một cách tuyệt diệu.

    Khói, bụi và các tia lửa từ các tòa nhà đang cháy đỏ rực khắp nơi trên đường phố. Ép sát người vào tường, Thiếu tá Ortlieb sau đó liên tục di chuyển dọc theo vỉa hè để tới chiến lũy nằm ở trước mặt anh ta, từ đó anh vẫy tay gọi những người lính đang kéo theo khẩu lựu pháo dã chiến hạng nhẹ của tiểu đoàn anh ta và hét lớn :”Tiến lên, trước mắt chúng ta phải giải quyết bằng hết những cái ban-công chó đẻ kia đi”.

    Thêm một khẩu súng chống tăng nữa được các lính Đức kéo theo trên phố để đưa vào vị trí tác xạ dọc theo trước khu vực chiến lũy của quân Nga. Và cuối cùng một nhóm nhỏ Bộ binh Đức tiếp tục lao lên phía trước.

    Ngay sau đó là những đợt bắn phá vào các “điểm đáng ngờ” nơi có thể là vị trí ngụy trang của lính NKVD như ống khói, tầng hầm hoặc các ban-công ngôi nhà chất đầy bao cát. Reinhardt tự mình chạy tới tiền duyên trước làn đạn dữ dội của người Nga. Ông nấp đằng sau các chướng ngại vật kiên cố trên con phố chính, rồi dán mắt vào ống nhòm. Thời gian liên tục trôi đi và những tiếng nổ liên tục từ khẩu súng máy Maksim hạng nặng liên tục quét sát trên các vỉa hè.

    ..............................
    vacbay03, DepTraiDeu, ngthi965 người khác thích bài này.
  9. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Máy tính đang hỏng..Chắc ngày mai Ok..Các bác cứ đợi một chút nhé...
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    “Busing !” – Reinhardt gọi to. Trung úy Busing, chỉ huy Đại đội 13, dán mình xuống đất rồi bò về chỗ Reinhardt đang quan sát. Reinhardt chỉ lên một cái ban-công tại tầng 2 của một ngôi nhà :” Busing hãy nhìn, chỗ ấy – cái ban-công có những cái hộp màu vàng cam. Cậu có thể thấy một lớp bụi mỏng bốc lên tại đó. Chắc chắn là hỏa điểm của bọn Ivan. Hãy quay về giải quyết cho xong cái ban-công đó đi nhé !” .

    Trung úy Busing tuân lệnh rồi quay trở lại khẩu pháo binh hạng nặng của nhóm anh, quan sát kỹ rồi ra lệnh :”Bắn!”.

    Lớp vòng ngoài của cái ban-công tầng hai bị đạn pháo binh giã trúng. Giữa những làn khói và gạch, xi măng tung tóe, những người lính Đức có thể thấy rõ những người lính Sô-viết và khẩu súng máy của họ rớt xuống đường phố. Cuối cùng, Reinhardt gọi thêm vài chiếc xe tăng thuộc Sư đoàn Panzer 13 đến yểm trợ cho Bộ binh của anh. Những người lính Đức chạy theo kiểu zig-zag trên con phố, từ bên này sang bên kia. Một số lính đặc nhiệm di chuyển sau những chiếc xe tăng đang từ từ tiến lên phía trước.

    Nhưng những điều xấu và nguy hiểm nhất đang chờ đợi những người lính Đức tại khu vực phố cổ và bến cảng Rostov. Những con phố ở đây luôn quanh co , liên tục tạo nên một ma trận trên đường phố. Không kiếm được chỗ nào có thể đặt được những khẩu pháo, thậm chí các khẩu súng máy cũng không thể sử dụng được trong một địa hình như vậy.

    Bây giờ là thời khắc của những trận giáp lá cà. Lính Đức lén bò tới các cửa sổ của các tầng hầm, cửa ra vào, góc của các ngôi nhà. Họ nghe rõ cả tiếng thở của địch thủ. Thỉnh thoảng họ nghe thấy tiếng cửa dập mạnh trong nhà. Thậm chí có lúc họ nghe cả thấy tiếng nói chuyện thì thầm của những người lính Nga. Những gì xảy ra tiếp theo thật ác liệt, lính Đức tay đặt sẵn trên cò súng, nhảy vào bên trong ngôi nhà, lập tức nhấn cò bắn liên tục về phía trước…Sau đó, họ lại nằm xuống đất và tìm chỗ ẩn nấp chuẩn bị cho những thời cơ thuận lợi tiếp theo của họ.

    Ở phía bên kia con phố, một ánh lửa kèm theo tiếng nổ bùng lên. Một quả lựu đạn cầm tay được ném tới. Tiếng khóc, la hét rú lên của một người lính bị thương vang lên một cách kỳ quái thông qua ma trận phố thành những tiếng rú kéo dài ma quái của sự đau đớn tột cùng :”Băng, cáng cứu thương…”.

    Những ngôi nhà bằng gỗ đều bị phóng hỏa thành than. Làn khói cay xè khiến cho cuộc chiến đấu ngày càng khó khăn hơn, mặc dù gió thổi thuận lợi, đưa làn khói về hướng sông Don. Vào thời điểm nhóm tấn công D của Đức đạt được mục đích thì bầu trời đã sẩm tối. Chỉ còn vài trăm thước Anh được chia cho các đại đội thuộc Trung đoàn Bộ binh 421 kết hợp cùng với các nhóm xung kích đặc nhiệm của lực lượng Panzer thuộc Quân đoàn Panzer LVII tiến trên bờ bắc của sông Don hướng về hai bên chiếc cầu đường bộ hướng về Bataysk. Màn đêm buông xuống, những người lính Đức nấp trong những túp lều bằng gỗ, những nhà kho công cụ và cả trên dưới các đống gạch vụn. Màn đêm trên khu vực liên tục bị chọc thủng bởi những tràng súng máy. Trong phần lớn thời gian buổi đêm, pháo sáng được bắn lên liên tục, soi sáng cảnh phố xá tan hoang, đổ nát như ban ngày.

    Trung sĩ Rittmann cùng với Trung đội của anh thuộc Đại đội 11 nằm nấp tại một nhà kho thuộc khu vực bến cảng. Hỏa lực của người Nga nằm ở phía kho cân hàng liên tục bắn ra về phía họ.

    “Hãy tiêu diệt ngay” – Rittmann ra lệnh. Với ba người lính đặc nhiệm, họ tìm cách áp đảo khẩu súng Nga nằm trong kho cân hàng thành công. Tiếp sau đó, họ di chuyển tiếp tục, ném lựu đạn về bên phải và bên tra. Khoảng 23 giờ đêm, Rittmann và trung đội của anh đã tiến tới bờ con sông Don và lao vào đào các con hào công sự chiến đấu.

    Ngày 25 tháng Bảy, trước lúc bình minh, các đại đội xung kích thuộc Sư đoàn 125 Bộ binh lại tiếp tục các cuộc tấn công. Nhưng đột nhiên, mọi việc trở nên dễ dàng một cách không ngờ tới. Những lực lượng cuối cùng của quân Sô-viết bên bờ sông đã lặng lẽ rút quân dọc con sông trong đêm. Khoảng 5.30, các nhóm xung kích đặc nhiệm thuộc Trung đoàn đã nắm giữ được hai bờ sông Don. Thành phố Rostov đã hoàn toàn nằm trong tay người Đức.

    Nhưng Rostov sẽ là cửa ngõ rất quan trọng tới vùng Caucasus (Kavkaz) với điều kiện người Đức phải nắm được cây cầu qua sông Đông là điểm tiếp nối bốn dặm đường đắp cao chạy qua vùng đầm lầy mà giờ đây trở thành một cây cầu cạn lớn vào vùng Bataysk. Qua Bataysk sẽ là vùng đồng bằng - một con đường thông suốt cho xe cộ chạy tới phía nam, hướng về Caucasus (Kavkaz).

    Cuối cùng lối ra vào đó đã được mở bởi Trung đoàn "Brandenburg" nổi tiếng ngay từ những ngày đầu của Mặt trận miền Đông, thành phần là một đội quân tập hợp bởi những người tình nguyện liều mạng, kì bí, rất thâm hiểm nhưng đặc biệt rất dũng cảm cộng tác với các đơn vị của Sư đoàn 13 Panzer.

    Vào ngày 24 tháng 7 Tiểu đoàn Mô-tô Cơ động 43 là đội quân Đức đầu tiên vượt sông Don. Thiếu úy Eb- erlein chỉ huy Đại đội 1 đã di chuyển bằng phà qua sông Don cùng với 28 tình nguyện viên là lính công binh của Sư đoàn 13 Panzer. Đồng thời, ở một điểm khác một nửa đại đội của Trung đoàn "Brandenburg" cũng vượt sông Don. Mục đích của họ - quan trọng hơn hết thảy, là để chiếm lấy cây cầu quan trọng bên ngoài Bataysk, cùng con đường dài đắp cao ở bờ nam sông Đông (cây cầu cạn) mang theo vô số các cầu nhỏ trên con đường quốc lộ duy nhất hướng tới phía nam.

    Suốt đêm 24 rạng ngày 25 tháng Bảy năm 1942, Trung úy Grabert cùng với phân nửa đại đội của anh thuộc Trung đoàn "Brandenburg" đã mở một cuộc tấn công dọc theo con đường quốc lộ đắp cao để hướng về Bataysk. Một số người thuộc Tiểu đoàn Mô-tô cơ giới 43 dưới sự chỉ huy của Thiếu úy Eberlein đã chiếm được một số vị trí trước cây cầu lớn, để sau đó theo kế hoạch sẽ tập kích vào lực lượng quân Sô-viết đang làm nhiệm vụ bảo vệ cây cầu quan trọng này.

    Nhưng khi những người lính Đức lái mô-tô chỉ có đủ khả năng vượt qua quãng đường đắp cao trên khu vực bùn lầy: Đúng thời điểm họ di chuyển thì họ bị hỏa lực tấn công từ phía cột trụ của cây cầu đường sắt cách khoảng 200 thước về phía trái của họ, nơi đặt vị trí súng máy của người Nga cản lại. Hơn thế nữa, quân Nga cũng bắn cả súng cối. Tại các vị trí trú ẩn, với cặp mắt tinh như mèo rừng, những người lính Đức trông chừng hỏa lực của Nga để xác định làm đích nhắm bắn cho các khẩu súng cối của mình.

    Lúc 2.30, Trung úy Grabert đã dẫn đầu nhóm tác chiến của mình thuộc Trung đoàn "Brandenburg" chạy bộ thật nhanh qua chiếc cầu. Những khẩu súng họ giữ chặt một cách bí mật bên người, những ngón tay của họ đặt sẵn trên cò súng. Nhưng không có gì khuấy động nơi quân Nga đóng quân, tình thế vẫn hoàn toàn yên tĩnh. Giống như những bóng ma, Grabert và nhóm xung kích đặc nhiệm của anh nhanh chóng sang được phía bên kia chiếc cầu, tiến đến hai bên đường quốc lộ. Bén gón ngay phía sau họ chỉ trong một thời gian chớp nhoáng là hai trung đội khác. Lúc này, quân Nga mới phát hiện được một sự khác thường xảy ra. Lập tức, hỏa lực của những khẩu súng máy thật ác liệt cùng với những quả đạn cối thi nhau giã về phía những người lính của Trung đoàn "Brandenburg" . Bây giờ, tất cả hỏa lực của người Đức mới khai hỏa, thi nhau bao trùm lên những vị trí được xác định là nơi đặt súng máy và súng cối của đội lính bảo vệ cầu Sô-viết. Hỏa lực yểm trợ đã có, bây giờ mọi thứ đều phụ thuộc vào hành động của những người lính và sĩ quan thộc Trung đoàn "Brandenburg" mà thôi.

    Trung úy Grabert đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao phó, nhóm người của anh đã áp đảo được một lực lượng mạnh mẽ của những người Sô-viết bảo vệ cây cầu. Không những thế họ còn thiết lập được một đầu cầu đổ bộ nhỏ. Trong suốt hai mươi bốn giờ tiếp theo, nhóm của Grabert đã phải trụ vững trước mọi cuộc phản công của quân Nga.

    Những đại đội và chỉ huy của họ đã hiến dâng cuộc đời thanh xuân của họ vì lợi ích sống còn của cây cầu. Trung úy Grabert và Thiếu úy Hiller thuộc Trung đoàn "Brandenburg" đã bị giết trong cuộc chiến. Cả hai người đều bị ngã gục trước hỏa lực dày đặc của những chiến sĩ Hồng quân bảo vệ cây cầu.


    Những chiếc máy bay Stukas đã đến thật đúng lúc. Sau đó, lực lượng tăng viện của người Đức đã vượt qua con lộ được đắp cao (cầu cạn) và cây cầu có tầm quan trọng sống còn với cuộc hành quân tiếp theo của họ. Và tại trụ cầu cuối cùng, họ đã thấy thi thể của Trung úy Grabert. Cách thi thể của Grabert chừng 200 thước, trong một hố chiến đấu cá nhân đầy bùn lầy là thi thể của Thiếu úy Hiller. Bên cạnh anh, trong tay vẫn còn nắm chặt bộ dụng cụ cấp cứu là thi thể của viên Hạ sĩ quan Quân y đại đội, với một vết đạn trên đầu. Nhưng tại nơi này, vào ngày 27 tháng Bảy năm 1942, những Đại đội Panzer và Bộ binh đầu tiên đã hành quân tiếp tục về phía nam, thẳng hướng Caucasus (Kavkaz)….


    ....................................

Chia sẻ trang này