1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Cám ơn Huymaya nhé...Mấy hôm nay bận quá vẫn phải cố gắng post lên ....
    huymayavacbay03 thích bài này.
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Quân đoàn XLIV Khinh binh hành quân theo sau các Sư đoàn xung kích của Tướng Kirchner. Họ tiến tới Thành phố Tikhoretsk, nơi có đường ống dẫn dầu từ Ba-cu tới Rostov xuyên qua đường sắt và đường bộ. Người Nga kiên quyết bảo vệ thành phố pháo đài này với lực lượng pháo binh rất mạnh, rất nhiều súng chống tăng và ba đoàn tàu bọc thép.

    Nhiệm vụ được giao cho các đơn vị pháo phòng không 88 ly của Trung đoàn Bộ binh 125 thật là khó khăn. Nhưng cuối cùng, các lực lượng trên tuyến đầu thuộc hai Sư đoàn Bộ binh 125 và 198 đã liên kết được với nhau. Thành phố Tikhoretsk đã bị chiếm giữ. Những người lính Hồng quân bảo vệ thành phố bị sụp đổ. Nhưng lần này họ đã không bỏ chạy trong cơn hoảng loạn.

    Bằng cách tung các đòn tấn công bất ngờ từ các cánh đồng hoa hướng dương cao đến đầu người, quân Nga thường xuyên tập kích chớp nhoáng vào các toán lính Đức với vũ khí trong tay. Nhưng mà ngay khi quân Đức định nhảy vào đánh giáp lá cà thì họ biến mất. Vào ban đêm các xe riêng lẻ của quân Đức bị sa vào các ổ phục kích. Họ không thể gửi đi người liên lạc bằng xe gắn máy được nữa.

    Cũng theo phương thức trên, Quân đoàn V với thành phần gồm 4 Sư đoàn Bộ binh 125, 198, 73 và 9 đã tiếp cận các khu vực thuộc Thành phố Krasnodar vào ngày 10 tháng Tám năm 1942. Thế là chỉ trong khoảng 16 ngày, những người lính bộ binh Đức đã trải qua một khoảng cách khoảng 200 dặm từ thành phố Rostov tới Thủ đô của những người Cô-zắc (Cossacks) trong khu vực Kuban. Họ không những vừa phải chiến đấu, vừa hành quân qua những vùng đất đai khô cằn dưới ánh nắng mặt trời như thiêu đốt của Thảo nguyên Kuban, mà sau đó còn đi xuyên qua một vùng đất màu mỡ, phì nhiêu của những thung lũng bên bờ sông Kuban.

    Xung quanh những người lính Đức là những cánh đồng hoa hướng dương dài bất tận, những khu vực bao la trồng lúa mỳ, cây kê, cây gai dầu và cây thuốc lá. Những đàn gia súc to lớn di chuyển qua thảo nguyên dài vô hạn. Những khu vườn trái cây trong các ngôi làng của dân Cô-zắc (Cossacks) đúng như những thiên đường thực sự. Các quả mơ, mận vàng, táo, lê, dưa hấu, nho và cà chua nặng trĩu trên thân cây, cành cây um tùm. Trứng nhiều như cát biển, và rất nhiều đàn lợn khổng lồ trong vùng. Đây là một khoảng thời gian tuyệt vời cho các tay đầu bếp và cung ứng hậu cần của người Đức.

    Thành phố Krasnodar, là trung tâm của vùng Kuban, nằm trên bờ bắc của con song cùng tên, có khoảng 200.000 dân. Đây là một thành phố có nhiều nhà máy lọc dầu lớn.

    Tướng Wetzel đã sử dụng Lực lượng Quân đoàn V đánh thẳng vào trung tâm Thành phố Krasnodar với thành phần là Sư đoàn Bộ binh 73 đến từ vùng Francoma tiến vào theo hướng tây bắc, các Trung đoàn thuộc thành phần Sư đoàn 9 Bộ binh tiến theo hướng bắc, và những người lính đến từ vùng Württemberg thuộc hai Sư đoàn Bộ binh 125 và 198 tiến vào Krasnodar theo hướng đông và đông bắc. Quân Nga đã chống cự ngoan cường và quyết liệt ở các khu vườn cây và vùng ngoại ô thành phố. Họ muốn giữ chặt vùng trung tâm Krasnodar với cây cầu bắc qua sông Kuban để chuyển đi được càng nhiều người càng tốt và quan trọng hơn là bất kể thứ gì họ có thể di chuyển được. Tất cả những gì không thể mang qua bờ nam thì phải bị đốt hết, bao gồm cả các thùng đựng dầu rất lớn. Đây thật sự là một chiến dịch vườn không nhà trống của những người Sô-viết.

    Vào buối trưa ngày 11 tháng Tám, Thiếu tá Ortlieb chỉ huy Tiểu đoàn 1, thuộc Trung đoàn Bộ binh 421 đã chỉ còn cách cây cầu có tầm quan trọng này chỉ khoảng 50 thước Anh. Vẫn theo một đội hình nghiêm ngặt, những người lính Hồng quân đang hành quân rảo bước qua cây cầu. Đại đội 2 nhận được lệnh tấn công cây cầu. Đại úy Sätzler đứng thẳng người với khẩu súng lục trên tay phát lệnh mở màn cuộc tấn công. Anh ta chỉ chạy được có ba bước thì ngã gục xuống bởi một viên đạn bắn trúng đầu. Toàn đại đội tiếp tục tiến lên. Họ chỉ còn cách cây cầu khoảng 20 m. Đúng lúc đó, những người lính Sô-viết bảo vệ cầu đã cảnh giác và cho nổ tung cây cầu.

    Tại nửa tá các điểm khác nhau trên cây cầu đã nổ tung với tiếng gầm như sấm, trọn vẹn với cả một đội hình lính Nga trên đó. Người, ngựa, xe cộ vũ khí có thể nhìn thấy bơi trong không khí lẫn với làn khói bụi. Ngựa kéo xe chạy ***g lên qua lan can đang đổ sụp, lao ầm xuống sông và biến mất dưới dòng nước.

    Hành động này đã chứng minh rằng người Nga đã học được rất nhiều trong những tháng gần đây. Việc cho nổ tung cây cầu đã cản chân quân Đức được hai ngày quí giá. Và phải đến đêm 13 rạng 14 tháng Tám, Sư đoàn Bộ binh 125 mới thành công trong việc vượt qua con sông Kuban bằng những con thuyền và bè đổ bộ.

    Trong suốt ngày trước cuộc vượt sông, Thiếu tá Ortlieb đã thăm dò các điểm vượt sông dưới sự cảnh giác, đề phòng chặt chẽ của những người lính Sô-viết đang đóng ở bên phía bờ nam con sông. Cải trang thành một người phụ nữ nông dân Nga chính hiệu, với cây cuốc trên vai cùng cái giỏ trên tay của mình. Ông ta đã bình tĩnh đi dọc bên bờ con sông.

    Dưới sự yểm trợ của hỏa lực pháo binh Đức cùng với các phân đội súng phòng không 37 ly, các lực lượng xung kích Đức đã thành công trong việc vượt con sông Kuban và đã xây dựng được một chiếc cầu phao. Quân đoàn V bây giờ đã bắt đầu hành quân tiến vào lãnh thổ vùng Circassians (*).

    Những người dân Hồi giáo đã treo cờ lưỡi liềm, cờ của những người Hồi giáo lên các ngôi nhà họ đang sinh sống để chào đón những người lính Đức mà theo họ, đang mang một sứ mệnh giải phóng họ ra khỏi ách áp bức của Chủ nghĩa Cộng sản vô thần….

    …………………………

    (*). Vùng đất Circassians nằm rải rác ở vùng tây bắc khu vực Caucasus (Kavkaz), nằm giữa nước Nga và Gruzia, có phần hướng ra biển Đen. Vùng đất này đã bị người Nga chinh phục vào thế kỷ XIX, đặc biệt sau cuộc chiến tranh Nga - Circassians năm 1864. Dân cư Circassians chủ yếu là người Hồi giáo dòng Sunni

    ================
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Lão Vạc biến đi đâu bây giờ mới xuất hiện đấy
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    6. Between Novorossiysk and the Klukhor Pass

    6. GIỮA NOVOROSSIYSK VÀ ĐÈO KLUKHOR




    "Biển, biển!" – Những ngọn đèo tại vùng Caucasus – Những trận chiến trên con đường quân sự cổ xưa - Thám hiểm đỉnh Elbrus – Chỉ còn 20 dặm nữa là tới Biển Đen – Cần một tiểu đoàn cuối cùng.


    Với việc vượt qua được con sông Kuban, trở ngại chính cuối cùng trên hướng đi của Ruoffs Armeegruppe – theo cách gọi mới của nhóm Xung kích cỡ Tập đoàn quân – đã được khắc phục. Giờ đây, các Sư đoàn của Ruoffs có thể hướng tới các mục tiêu chiến lược thực sự của họ. Đó là các thành phố, hải cảng nằm ven bờ Biển Đen như Novorossiysk, Tuapse, Sochi, Sukhumi và Batumi.

    Phải nói đây là những mục tiêu mang tầm quan trọng đặc biệt. Không chỉ Hạm đội Biển Đen của người Sô-viết sẽ mất hết những chỗ đóng quân cuối cùng tại vùng biển cùng tên mà nó còn tạo điều kiện trong việc cung cấp, tiếp tế nhân lực cùng các khí tài chiến tranh cho quân Đức thuộc mặt trận vùng Caucasus (Kavkaz) bằng con đường biển thuận lợi. Nhưng một phần thưởng lớn nhất đem lại khi quân Đức giành được quyền kiểm soát các thành phố và hải cảng nằm trên dải đất ven bờ biển Đen , Chính phủ Thổ nhĩ kỳ rất có thể sẽ thay đổi thái độ trung lập ngập ngừng của họ để nhảy theo phe Trục.

    Điều này có thể sẽ gây ra những hệ quả có tầm ảnh hưởng sâu rộng tới Phe Đồng minh trong Thế chiến thứ II. Các vị trí sống còn của người Anh và Sô-viết tại miền Bắc Ba-tư sẽ bị sụp đổ, các tuyến đường viện trợ quân sự của người Mỹ dành cho Stalin – thông qua Vịnh Ba-tư, biển Caspian rồi tiến ngược lên phía Bắc qua con song Volga sẽ chính thức bị chia cắt.

    Thậm chí, một kế hoạch táo bạo hướng vào Quân đoàn Phi châu của Rommel qua Ai Cập tới vùng Lưỡng Hà sẽ có thể khả thi. Tại thời điểm đó binh lính của Tập đoàn Panzer Italia ở châu Phi đang chiến đấu tại vùng El Alamein - cửa ngõ của Thủ đô Cairo (Ai cập) - sau trận chiến vẻ vang truy đuổi trong suốt cuối mùa hè 1942. Các công binh Đức đã bắt đầu tính toán số lượng những cây cầu họ cần phải dựng lên để vượt sông Nil vĩ đại, và bất cứ khi nào lính Đức , Italia được hỏi : " Điểm dừng sắp tới của chúng ta là ở đâu ?" thì anh ta sẽ đáp ngay không cần nghĩ ngợi : "Đó là cung điện của Ibn Saud - ( Vị vua đầu tiên của nước Ả rập Xê ut)”.

    Niềm ao ước được vươn tới những mục tiêu xa xôi không tưởng như trên hiện thời đang là tâm trạng cực kỳ phổ biến của những người lính Đức thuộc Cụm quân xung kích của Ruoffs. Ngay khi những lực lượng lính Đức thuộc Quân đoàn Sơn cước XLIX được tin đã di chuyển vào sâu trong vùng Caucasus (Kavkaz) thì cũng là lúc họ đưa ra những câu khẩu hiệu. Trong cuốn sách “Những người lính Sơn cước trên mọi mặt trận” do tác giả Alex Buchner viết có nhắc lại một câu trả lời của một Khinh binh Đức khi anh ta được hỏi về mục đích và mục tiêu của chuyến hành quân dài, gian khổ xuyên qua vùng thảo nguyên :”Chúng tôi sẽ xuống Caucasus, vòng qua góc, chia cắt người Anh từ phía hậu phương và cuối cùng nói với Rommel “Xin chào tướng quân, chúng tôi đã có mặt!”.

    Đến cuối tháng Tám năm 1942, các sư đoàn Đức trong thành phần Quân đoàn V đã bắt đầu mở cuộc tấn công vào Novorossiysk, một pháo đài hải quân hàng đầu của người Nga, án ngữ tại bờ phía Tây của biển Đen. Trong thời điểm đó, Thành phố Novorossiysk, có khoảng 95.000 cư dân, là một hải cảng quan trọng cũng như là một thành phố công nghiệp với những nhà máy đông lạnh rộng rãi, khu vực đóng tàu cùng với một ngành công nghiệp chế biến hải sản loại lớn và một nhà máy sản xuất xi-măng.

    Khi các Sư đoàn Bộ binh 125 và 73 từ chân núi vùng Caucasus (Kavkaz) hành quân và chiến đấu trên các cửa ngõ tiến vào thành phố. Thật là khá bất ngờ khi họ nhìn thấy biển. Đại tá Friebe, Tư lệnh Trung đoàn Bộ binh 419 trong khi nhìn thấy bờ biển từ vùng đất cao đã hét to câu ngạn ngữ cổ xưa của người Hy-lạp trong radio lien lạc với ông bạn chiến hữu của mình là Đại tá Reinhardt, Tư lệnh Trung đoàn Bộ binh 421 :"Thalassa, thalassa—biển, biển!". Những từ trên, theo các nhà Sử học Hy-lạp thời Xenophon (năm 430-354 trước Công nguyên), các Chiến binh Hy-lạp đã hét lên khi lần đầu tiên nhìn thấy biển sau một chặng rút lui gian khổ xuyên qua các sa mạc không hề có lấy một giọt nước cũng như những ngọn núi hiểm trở của vùng Tiểu Á. Nơi họ nhìn thấy bờ biển gần vùng Trebizond, chính xác là đối diện với Novorossiysk.

    Nhưng sẽ còn nhiều cuộc chiến đấu đầy khó khăn, gian khổ với tổn thất không hề nhỏ đang chờ đợi các trung đoàn lính Đức thuộc Sư đoàn Bộ binh 125 và 73 trước khi họ giành được quyền kiểm soát được thành phố Novorossiysk, nơi được các chiến sĩ Hồng quân trong thành phần Tập đoàn quân 47 Sô-viết kiên quyết bảo vệ đến cùng.

    Trong ngày 6 tháng Chín năm 1942, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 186 thuộc vị trí tiên phong của Sư đoàn Bộ binh 73 do Trung úy Ziegler chỉ huy đã mở một cuộc tấn công vào khu vực hải cảng và bến tàu của Thành phố Novorossiysk.

    Ngày 10 tháng Chín, Thành phố và các khu vực xung quanh nó đã nằm trong tay người Đức. Thế là mục tiêu đầu tiên của Cụm quân xung kích Ruoff đã giải quyết xong. Mục tiêu kế tiếp là thị trấn Tuapse, một cứ điểm quan trọng nằm trên dải đất hẹp tại vùng đồng bằng ven bờ biển. Lúc này, thị trấn Tuapse trở thành bước ngoặt quyết định trong số phận Cụm Tập đoàn quân A của Thống chế List.

    ..........................
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Vốn trong thành phần đã có Quân đoàn V Bộ binh, Quân đoàn XLIV Khinh binh và Quân đoàn Panzer LVII, Tập đoàn quân XVII lúc này còn được bổ sung thêm Quân đoàn Sơn cước XLIX bao gồm các Sư đoàn Sơn cước số 1 và 4 cũng như Sư đoàn Sơn cước số 2 của Đồng minh Rumanian trong đội hình. Có một sự chú trọng đặc biệt đằng sau sự kết hợp các lực lượng Bộ binh, Khinh binh và Sơn cước với nhau. Trong khi Sư đoàn Bộ binh của tướng Wetzel đang xâm nhập Novorossiysk bằng những đòn tấn công trực diện từ những khu rừng rậm rạp của vùng tây bắc Caucasus (Kavkaz) thì các Sư đoàn Khinh binh 97 và 101 tiến theo sau đội hình của Quân đoàn Panzer LVII, theo đường qua Maykop mở một cuộc tấn công ồ ạt xuyên qua những khu rừng rậm rạp của vùng núi Caucasus (Kavkaz) hướng thẳng tới hải cảng Tuapse.

    Phải nói quân sốcác Sư đoàn khinh binh toàn là những chuyên gia thành thạo và đầy kinh nghiệm trong các hoạt động tác chiến tại đất nước có nhiều đồi núi. Lúc này, các lính khinh binh thuộc Sư đoàn của Tướng Konrad phải vượt qua những ngọn đèo hiểm trở, nằm ở độ cao 10.000 (3.048m) đến 14.000 (4.267m) feet tại trung tâm vùng núi Caucasus (Kavkaz) để hướng về những dải đất thành phố bên bờ biển Đen. Tại những nơi đó, họ thình lình xuất hiện sau đó thâm nhập vào sau lưng người Nga. Mục tiêu của họ là Sukhumi, một thành phố rợp bóng cọ nằm trên một bờ biển mang tính chất cận nhiệt đới và là Thủ đô của nước Abkhazia tự trị nằm trong Liên bang Sô-viết. Từ đây đến biên giới Thổ nhĩ kỳ tại thành phố Batumi chỉ vẻn vẹn còn có 100 dặm.

    Hành quân phía sau nhóm Mô-tô cơ động thuộc Sư đoàn Vệ binh SS Panzer “Viking” và Sư đoàn triển khai nhanh của Slovak, các người lính Sơn cước của tướng Konrad từng bước mở cuộc tấn công hướng về các đèo cao chót vót của vùng Caucasus (Kavkaz) trong ngày 13 tháng Tám năm 1942. Đó là Sư đoàn 4 Sơn cước nằm ở cánh phải, phải hành quân qua những khu vực thượng nguồn tại con sông Laba và Sư đoàn 1 Sơn cước nằm ở cánh trái phải vượt qua những ngọn núi hiểm trở chạy dọc theo những dòng sông băng của ngọn núi Elbrus, nơi bắt nguồn của con sông Kuban. Và chướng ngại vật quan trọng nhất họ cần phải vượt qua chính là con đèo Klukhor, nằm ở độ cao 9230 (2.813m) feet so với mặt biển. Đây chính là điểm khởi đầu của con đường quân sự Sukhumi cổ xưa trong vùng.

    Trong khu vực trách nhiệm của Sư đoàn Sơn cước số 1, Thiếu tá von Hirschfeld đã cùng với Tiểu đoàn 2, Trung đoàn Sơn cước 98 nhanh chóng xông tới con đường độc đạo trên núi, hiện đang được chặn kín và do một lực lượng rất mạnh của người Nga bảo vệ. Vị trí này không thể chiếm giữ bằng cách tấn công vỗ mặt được. Nhưng Thiếu tá von Hirschfeld đã cho người Nga biết thế nào là sức mạnh tinh thần chiến đấu của những người lính sơn cước Đức. Anh đã khéo léo đánh lừa người Nga bằng cách giả vờ tổ chức tấn công theo hướng chính diện, trong khi đó một lực lượng khác âm thầm vượt qua những sườn núi cao, và dốc đứng rồi xuất hiện sau lưng những vị trí bảo vệ đường độc đạo của người Nga. Và cuối cùng điều gì mong chờ cũng phải đến, cứ điểm phòng thủ cao nhất trên con đường quân sự Sukhumi cổ xưa đã rơi vào tay người Đức trong buổi tối ngày 17 Tháng Tám năm 1942.

    Nhanh như chớp Thiếu tá von Hirschfeld tiếp tục xông tới khu vực thung lũng Klydzh, đánh chiếm ngôi làng của Klydzh ở chân núi và từ đó tìm được đường tới giữa cánh rừng xum xuê thuộc vùng bờ biển Đen. Chỉ cần một cú nhảy cuối cùng về phía trước và vùng đồng bằng duyên hải sẽ thuộc về tay những người lính Sơn cước Đức.

    Nhưng cuộc di chuyển bất ngờ vào đồng bằng không thể thực hiện được bởi vì lực lượng quân Đức đã bị suy yếu trong những trận chiến vừa qua. Quân Nga đã chiến đấu dữ dội quyết liệt bảo vệ lối ra đồng bằng từ vùng núi. Sukhumi , mục tiêu lớn chỉ còn cách 25 dặm. Nhưng Tiểu đoàn của Thiếu tá von Hirschfeld đã ở rất xa trước phần lớn lực lượng của người Đức, với một số ít người hoàn toàn chỉ dựa vào sức mình. Giờ đây, họ đang ở trong một vị trí nguy hiểm. Ở phía sườn trái của von Hirschfeld là khoảng trống lớn; Tập đoàn Panzer của Kleist vẫn đang di chuyển trên vùng thảo nguyên , phía bắc ngọn núi Elbrus...

    Đối mặt với tình hình trên, Tướng Konrad đã quyết định mở một chiến dịch táo bạo để yểm trợ cho cánh trái của Quân đoàn.

    Đại úy Groth, phụ trách một đại đội Sơn cước thiện nghệ nhất bao gồm các hướng dẫn viên và chuyên gia leo núi đã được giao nhiệm vụ tiến sâu vào vùng núi Elbrus, hiện đang ngự trị tại độ cao 13.000 (3.962m) feet, nhằm chia cắt khu vực thung lũng Baksan để xóa tan mối đe dọa thường trực của người Nga với cạnh sườn quân Đức.

    Đây có lẽ là trận đánh ngoạn mục nhất của cuộc chiến Miền Đông. Mặt cắt thẳng đứng của vách đá granite đỏ sẫm bị nứt đường rãnh sâu rơi xuống độ cao vài ngàn feet từ một khối đá lớn của đỉnh núi Elbrus. Cánh đồng băng ở phía xa dòng sông băng Asau cùng với những thác băng, khe đá và dải đá vụn rộng mênh mông lấp lánh dưới ánh mặt trời.

    Những trận chiến đấu đã nổ ra trên vùng đất hoang vu, nơi săn bắn và nghỉ ngơi của các Cựu Sa hoàng tại Krugozor, ngự trị ở độ cao gần 10.000 feet (3.048m), trên những khe đất sâu của Thung lũng Baksan, bên cạnh ngọn núi Ushba cao tới 15,411 feet (4.697m) là một trong những ngọn núi đẹp nhất thế giới. Ngoài ra còn có ngọn núi Kazbek cao nhất nhì trong vùng nằm xa hơn nữa về phía tây, trên con đường quân sự cổ Gruzia, là nơi ngự trị của ngọn núi đôi cao nhất châu Âu: Đỉnh núi Elbrus.

    ..................................
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Theo cách tự nhiên, những người lính Đức thuộc Sư đoàn Sơn cước số 1 rất muốn tiến đến ngọn núi Elbrus để chinh phục ngọn núi khổng lồ. Một hành động như vậy, dĩ nhiên không có giá trị về mặt quân sự nhưng lại rất có lợi về mặt tuyên truyền. Nó có thể làm cho toàn thế giới phải vểnh tai lên khi nghe tin lá cờ chữ Vạn của Đế chế đang tung bay trên đỉnh núi cao nhất của vùng Caucasus (Kavkaz).

    Chính vì thế cho nên Tướng Konrad đã cho phép thực hiện kế hoạch thám hiểm ngọn núi Elbrus. Tuy nhiên, chuyến đi sẽ là sự phối hợp của những người lính Sơn cước Đức thuộc cả hai Sư đoàn số 1 và số 4. Đó là một quyết định khôn ngoan : Nó tránh làm tổn thương tới niềm kiêu hãnh của những người lính Sơn cước thuộc Sư đoàn 4.

    Cuộc thám hiểm ngọn núi Elbrus được dẫn dắt bởi Đại úy Groth. Những người tham gia thuộc Sư đoàn Sơn cước số 4 thì đặt dưới sự chỉ huy của Đại úy Gammerler. Những người leo núi đã có một điều tò mò bất ngờ rất sớm trong hành trình. Trung úy Schneider đã rời khỏi trại đóng quân với nhóm thông tin liên lạc của mình đi trước những người lính Sơn cước, bởi vì các dụng cụ thông tin rất nặng mà họ phải mang theo sẽ làm cản trở khiến họ bị chậm lại phía sau.

    Ở xa xa phía trước, nằm bên bờ xa của con sông băng rộng lớn, họ đã nhìn thấy Trạm nghỉ Du lịch Quốc tế tuyệt diệu mà những người Sô-viết đã dựng lên ở độ cao 13.800 feet (4206m) – Đó là một khối bê tông đồ sộ hình bầu dục không có lấy một đường rìa hay chỗ nhô ra nào, hoàn toàn được che phủ bởi các tấm lá nhôm. Nó trông giống như khinh khí cầu khổng lồ kiểu godonla. Có 40 phòng với chỗ ngủ cho cả trăm người ở khách sạn bên con sông băng tuyệt hảo đó. Bên trên tòa nhà là một đài quan trắc khí tượng, còn bên dưới khu kiến trúc chính là khu nhà bếp.

    Trung úy Schneider cùng nhóm lính Sơn cước của anh nhanh chóng vượt qua lớp tuyết của con sông băng, mặc dù lúc này nó chưa được mềm đi dưới tác động của ánh nắng mặt trời. Bất thình lình, qua ống nhòm của mình, anh ta phát hiện có một người lính Sô-viết đang đứng trước cửa ngôi nhà. “Cẩn thận” - Schneider nói với những người lính dưới quyền. Những người lính Sơn cước Đức nhanh chóng bỏ con đường chính, đi theo con đường tắt rồi vòng qua, bao vây lấy Trạm nghỉ Du lịch Quốc tế. Nằm ép mình xen giữa các tảng đá gần ngôi nhà, họ đã chiếm lĩnh các vị trí chiến đấu thuận lợi.

    Ngay sau đó, Đại úy Groth một mình đơn độc bước chậm rãi tới gần khách sạn. Trước khi người lính Sô-viết nhận thấy điều gì vừa xảy ra thì Groth đã cảnh báo anh ta đã được những người lính leo núi Đức yểm trợ đầy đủ. Toàn bộ những người lính Sô-viết đồn trú tại đây bao gồm có ba Sĩ quan và tám người lính Nga. Họ chỉ vừa tới đây vào lúc sáng sớm.

    Groth nắm được tình hình ngay lập tức và giữ bình tĩnh. Một trong số sỹ quan người Nga đối thoại bằng tiếng Đức với Groth : Viên Đại úy Đức đã giải thích về sự tuyệt vọng trong hoàn cảnh của họ. Đồng thời, ông ta ra hiệu cho những lính Sơn cước dưới quyền cùng những người lính thông tin chiếm lĩnh ngay các vị trí nằm giữa các tảng đá. Bằng cách này, Đại úy Groth cuối cùng đã thuyết phục được những người Sĩ quan và binh lính Sô-viết tình nguyện rút lui. Tuy nhiên, lại có bốn người lính Hồng quân muốn ở lại với nhóm quân của Groth và sẵn sàng cùng đội leo núi Đức tới để phục vụ như là một nhóm Hiwi (Những người Nga tình nguyện phục vụ trong quân đội Đức Quốc xã).

    Ngày hôm sau – 18 tháng Tám – những người lính Đức có một ngày để nghỉ ngơi. Ngày 19 tháng Tám, cuộc chinh phục đỉnh núi cao nhất châu Âu bắt đầu. Nhưng kế hoạch này đã phải tạm dừng lại vì một cơn bão tuyết bất ngờ. Sang ngày 20 tháng Tám, một cơn giông nặng kèm với trận mưa đá đã giữ chặt những người lính Sơn cước Đức thêm một ngày nữa tại Trạm nghỉ Du lịch Quốc tế trên ngọn núi Elbrus.

    Cuối cùng ngày 21 tháng Tám sẽ báo hiệu một buổi sáng tràn đầy nắng ấm hứa hẹn một ngày đẹp trời. Những người lính Đức thức dậy từ lúc 3.00 sáng – gồm có 16 người lính trong đội của Đại úy Groth kết hợp cùng với năm người thuộc đội của Đại úy Gammerler.

    Khoảng 6.00 sáng thì thời tiết đột ngột xấu đi. Gió Föhn (Foehn) – chỉ một loại gió thổi từ vùng núi Alps, nhờ nó khu vực Trung Âu được hưởng khí hậu ấm áp – thổi tới từ vùng Biển Đen. Sương mù, rồi sau đó là bão tuyết đã phủ kín đỉnh của ngọn núi khổng lồ. Tại một nơi trú chân chật hẹp, Đại úy Groth và Gammerler cùng với những người lính Sơn cước Đức tạm dừng chân để nghỉ ngơi. Chả lẽ họ phải quay trở lại điểm xuất phát một lần nữa ? Không – Những người lính Đức trong đội thám hiểm muốn xuất phát ngay lập tức…

    Và họ đã tiếp tục di chuyển lên đỉnh núi. Càng lên cao, không khí càng loãng cùng với cái lạnh cắt da cắt thịt đã biến những người lính Sơn cước trở thành một dạng người kỳ quái. Mắt của mọi người đã bị đóng kết đầy tuyết. Tiếng gió rú rít trên những tấm thảm băng giá dọc theo sườn núi. Tầm nhìn xa chỉ vẻn vẹn có 10 feet.

    Lúc 11.00, họ đã chinh phục được con dốc núi băng giá. Đại úy Gammerler hiện đã đứng ở trên đỉnh cao nhất của đỉnh núi. Trước mặt anh, sườn núi bắt đầu giảm độ cao. Rõ ràng anh ta đang đứng ở trên nóc nhà châu Âu.

    Trung sĩ Kümmerle thuộc Sư đoàn Sơn cước số 1 đã cắm cái cờ chữ Vạn xuống nền tuyết mềm. Sau đó, các thứ dấu hiệu của Sư đoàn Sơn cước số 1 và 4 với cây nhung tuyết và cây long đởm đã được cắm xuống mặt đất. Có một cái bắt tay nhanh chóng để rồi cả hai nhóm nhanh chóng trèo ra theo hướng phía đông. Đó là nơi sức mạnh của gió bão từ phía tây thổi vào có phần bị giảm bớt uy lực. Nhưng chẳng mấy chốc, cả thế giới đều kinh ngạc khi được biết rằng lá cờ mang chữ thập ngoặc đã tung bay trên đỉnh cao nhất trên dãy Caucasus (Kavkaz).

    Cuộc chinh phục đỉnh núi Elbrus được thực hiện bởi các người lính Sơn cước Đức, leo lên thành công một đỉnh núi hoàn toàn xa lạ với họ và trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt thì đó phải là một kỳ công leo núi nổi bật. Nó cũng không làm kém phần đặc biệt bởi trên thực tế mấy ngày sau đó khi thời tiết đã quang đãng, tiến sĩ Riimmler, một phóng viên đặc biệt với Quân đoàn đã phát hiện ra rằng lá cờ chữ Vạn đã không được cắm ở điểm lượng giác của mũi cao nhất, mà ở một mô đất của dải đất hẹp trên đỉnh núi, vào khoảng 130 feet về phía dưới của đỉnh núi chính. Trong sương mù và gió băng của ngày 21 tháng 8 các người lính leo núi Đức đã nhầm điểm đó với cái đỉnh Elbrus thực sự.


    …………………………..
    tonkin2007, huymaya, ngthi966 người khác thích bài này.
  7. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Trở lại những trận giao chiến tại các đèo núi cao hiểm trở. Trong khi những tiểu đoàn thuộc Sư đoàn Sơn cước số 1 đang cố gắng hết sức mình để vượt qua ngọn đèo hiểm trở Klukhor và sau đó lê bước hành quân dọc theo con đường quân sự Sukhumi cổ xưa - hiện giờ đã hỏng hóc rất nhiều, luôn luôn trước tầm mắt họ là đỉnh núi Elbrus cao tới 18,480 (5.632 mét) feet. Trong lúc này, Thiếu tướng Eglseer đã đưa được Sư đoàn 4 Sơn cước xuất thân từ Austria và Bavaria hành quân an toàn qua các ngọn đèo cao , hiểm trở trong vùng với thành phần chủ lực cuả sư đoàn. Tương tự như vậy, Đại tá von Stettner cùng với các Tiểu đoàn 1 và 3 thuộc Trung đoàn Khinh binh núi số 91 đã vượt qua được hai ngọn đèo Sancharo và Alustrakhu nằm ở độ cao từ 8500 (2.590 m) đến 10.000 (3.048 m) feet. Và như thế, các thành phần chủ lực thuộc các Sư đoàn Sơn cước thiện chiến của người Đức đã chinh phục được con đường qua dãy núi Kavkaz trong vùng. Giờ đây họ đã bắt đầu đổ dốc hướng về các đường xuống vùng đồng bằng, đến với các khu rừng mang tính cận nhiệt đới trong vùng Sukhumi.

    Thiếu tá Schulze cùng với Tiểu đoàn 3 thuộc Trung đoàn Khinh binh núi số 91 đã lao thẳng qua ngọn đèo Bgalar. Ngay lập tức họ đã thấy Tiểu đoàn của mình giờ đây đang hành quân trên các sườn núi với cây cối rậm rạp um tùm che chở thả dốc về phía vùng đồng bằng hẹp nằm ven bờ biển. Mục tiêu lớn nhất của họ đã hiện ra, đó chính là biển Đen chỉ còn cách họ vẻn vẹn có 12 dặm.

    Những người lính Sơn cước của Đại tá von Stettner đã vượt qua một chặng đường dài 120 dặm của đường núi và những dòng sông băng. Với một lực lượng cực kỳ yếu ớt, họ đã phải gồng mình tham gia những trận giao chiến với người Nga ở một độ cao gần 10.000 (3.048 m) feet, luôn áp đảo kẻ thù, vượt qua những núi đá hiểm trở, các dốc băng lộng gió hoặc những dòng sông băng cực kỳ nguy hiểm, họ đã tiêu diệt được lực lượng phòng thủ của người Nga trong vùng tại những vị trí được coi là bất khả xâm phạm. Và tại thời điểm này, mục tiêu quan trọng nhất đã xuất hiện trước mặt những người lính Đức. Nhưng oái ăm thay, họ không còn đủ sức để chinh phục khoảng cách mong manh cuối cùng này được nữa.

    Đại tá von Stettner chỉ còn trong tay có hai khẩu pháo cùng 25 viên đạn cho đợt tấn công quyết định hướng về phía bờ biển. “Hãy gửi ngay cho chúng tôi đạn dược !”. Stettner gào vào radio : “ Máy bay yểm trợ đâu ? Còn lực lượng tăng viện nữa ? Chả lẽ Quân đoàn Alpini cưỡi trên những con la đến với chúng tôi hay sao!”….

    Làm gì còn máy bay yểm trợ nữa. Còn đối với Quân đoàn Sơn cước thiện chiến Alpini của đồng minh Italia, hiện giờ họ đang hành quân tới sông Don, thẳng hướng Stalingrad. Đại tá von Stettner, viên Tư lệnh dũng cảm của Trung đoàn Khinh binh núi số 91 bắt buộc phải cho quân dừng lại ở Thung lũng Bzyb, một điểm dân cư chỉ còn cách Thành phố Sukhumi có 12 dặm đường.

    Tại một cánh quân khác của người Đức. Viên Thiếu tá von Hirschfeld cũng đã phải dừng lại ở Thung lũng Valley cách bờ biển Đen 25 dặm.

    Sư đoàn 97 Sơn cước dưới quyền chỉ huy của Thiếu tướng Rupp bắt đầu giao tranh với các người lính Hồng quân tại những điểm chỉ cách thành phố Tuapse có 30 dặm , mặc dù trong thành phần của Sư đoàn có tăng cường thêm những người lính tình nguyện Walloon (Một vùng tại miền Nam nước Bỉ) thuộc Lữ đoàn độc lập "Wallonie" dưới sự chỉ huy của Trung tá Lucien Lippert nhưng họ đã không đủ sức để tiến lên phía trước nữa

    Nhưng bây giờ, không ở nơi nào, lực lượng quân Đức có đủ sức mạnh để thực hiện một cú Coup de grace (đòn kết liễu cuối cùng). Sự kháng cự của những con người Sô-viết thật mãnh liệt và bền bỉ. Các cuộc tấn công của lực lượng quân Đức thuộc Cụm Tập đoàn quân A đã bị suy yếu nghiêm trọng qua các trận chiến đấu đẫm máu và dữ dội. Con đường tiếp liệu hậu cần đã bị kéo dài vượt xa so với những kế hoạch đã được dự kiến từ ban đầu. Lực lượng Luftwaffe giờ đây cũng phải phân chia cho hai vùng hoạt động là khu vực giữa sông Don và khu vực Caucasus (Kavkaz).

    Tại thời điểm này, lực lượng không quân Sô-viết bắt đầu kiểm soát được bầu trời. Cũng như vậy, lực lượng pháo binh Nga đã chiếm được ưu thế đáng kể…Các lực lượng tác chiến của người Đức chỉ thiếu vài chục máy bay chiến đấu, nửa tá tiểu đoàn và vài trăm người lính gan dạ cứng cỏi. Giờ đây các mục tiêu quân sự chủ chốt đã nằm trong tầm tay, tầm mắt của những người lính Sơn cước mà các yếu tố mang tính chất sống còn này đã bị thiếu.

    Tình trạng giống nhau ở tất cả các mặt trận tại các vùng có chiến sự: thiếu thốn ở khắp nơi. Bất cứ nơi nào các chiến dịch đã đạt tới điểm tột cùng và gần như đã giành được các mục tiêu sống còn thì quân đội Đức lại phải chịu tình trạng thiếu thốn rất tai hại giống nhau. Kể cả ở khu vực Phi châu xa xôi, trước khi đến El Alamien, 60 dặm cách sông Nil, Rommel đã kêu gào cho được vài tá máy bay chống lại không lực Anh và vài trăm chiếc xe tăng với vài ngàn tấn nhiên liệu nhưng không hề được đáp ứng.

    Trong các ngôi làng tại phía tây của Stalingrad các đại đội xung kích của Tập đoàn quân VI đang cầu xin tăng cường vài khẩu đại bác, tăng viện hai hoặc ba Trung đoàn mới với vài súng chống tăng, những người điều hành tấn công và nhu cầu về xe tăng. Ở các vùng ngoại vi của Thành phố Leningrad và trên con đường đến Murmansk - khắp mọi nơi tại Mặt trận phía Đông, binh lính đều gào thét đòi cho được tiểu đoàn cuối cùng nổi tiếng đó, đội quân mà luôn quyết định kết quả của tất cả các trận chiến. Nhưng Hitler đã không thể để cho bất kì một mặt trận nào có được tiểu đoàn cuối cùng này. Cuộc chiến tranh đã phát triển quá lớn với bộ máy chiến tranh của Wehrmacht. Khắp nơi lính Đức và các cấp chỉ huy của họ đều đòi hỏi nhu cầu quá nhiều và tất cả các mặt trận tiền phương bị mở rộng và kéo căng ra một cách hết sức nguy hiểm.

    Các chiến trường ở khắp nơi, kéo dài từ Đại tây dương qua sông Volga cho đến tận vùng Caucasus (Kavkaz), bắt đầu bị ám ảnh bởi một thảm họa quân sự có thể xảy ra. Và thảm họa đó sẽ xảy ra đầu tiên ở vùng nào ??.....

    .....................................
    tonkin2007, huymaya, hunterxmn3 người khác thích bài này.
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927


    7. Long-range Reconnaissance to Astrakhan


    7. Chuyến do thám tầm xa tới Astrakhan.



    Xuyên 80 dặm trên đất địch bằng xe bọc thép trinh sát – Tuyến đường sắt chở dầu lửa chưa từng được biết đến – Thiếu úy Schliep điện thoại với trưởng ga vùng Astrakhan – Đại úy Cô-zắc Zagorodnyy..


    Sư đoàn Bộ binh Cơ động số 16 dưới quyền của Tập đoàn quân Panzer I, thuộc thành phần của Cụm Tập đoàn quân A hiện đang bảo vệ sườn trái của quân Đức bằng một chuỗi những cứ điểm mạnh.

    Hôm đó là ngày 13 tháng Chín năm 1942, tại một khu vực nằm ở phía đông thị trấn Elista thuộc thảo nguyên Kalmyk…..

    “Nhanh lên và chuẩn bị sẵn sàng.. George – Chúng ta sẽ xuất phát trong vòng một tiếng nữa !"

    "Slushayu, gospodin Oberleutnant—Tuân lệnh, thưa Trung úy…,"
    – George nguyên là một người Cô-zắc hô lớn rồi chạy đi. Thiếu úy Gottlieb cảm thấy vui thích với sự hăm hở của George.

    George xuất thân từ thành phố Krasnodar. Anh ta học tiếng Đức khi còn là sinh viên của trường Cao đẳng Sư phạm. Vào mùa thu năm 1941, trong vai trò là một người đưa thư, anh ta đã gia nhập vào đội hình của những người lính lái mô-tô thuộc Sư đoàn Bộ binh Cơ động số 16. Kể từ lúc đó, anh ta làm tất cả mọi công việc phục vụ trong Đại đội 2, đầu tiên là phụ bếp, sau đó là một tình nguyện viên đồng thời là một người phiên dịch. Anh ta có rất nhiều lý do để thù ghét chế độ Bolshevisk của Stalin, và không có một người lính Đức nào trong đại đội lại cảm thấy không tin tưởng anh ta. Trong những tình huống đặc biệt quan trọng, George còn làm thêm công việc xạ thủ sung máy của đại đội nữa.

    Trung úy Gottlieb vừa quay về từ cuộc thảo luận với Cấp chỉ huy của Tiểu đoàn Mô-tô Cơ động 165 - đơn vị này sau đó trở thành Tiểu đoàn Trinh sát Thiết giáp 116. Có những chi tiết cuối cùng đã được thảo luận cho một chiến dịch trinh sát xuyên qua thảo nguyên Kalmyk tới biển Caspi. Trung tướng Henrici chỉ huy Sư đoàn Bộ binh Cơ động 16, người gần đây đã giải vây cho quân đoàn LII ở Elista, muốn biết điều gì đang diễn ra ở vùng đất hoang vu rộng lớn chạy dọc theo sườn của mặt trận Kapkaz. Giữa vùng phía nam của Stalingrad và sông Terek , nơi mà Sư đoàn Panzer 3 đã vươn tới gần Mozdok vào ngày 30 tháng 8 với thành phần là Trung đoàn Vệ binh Panzer 394 của Thiếu tá Pape, ở đó có một khoảng trống rộng tới gần 200 dặm. Giống như một cái phễu khổng lồ, vùng lãnh thổ không được rõ ràng này kéo dài giữa sông Volga và Terek, căn cứ của tam giác nằm ở bờ biển Caspi. Bất kì mọi sự bất ngờ sẽ có thể tới từ đó. Do vậy vùng này cần phải được trinh sát và canh gác một cách rất cẩn thận.

    Nhiệm vụ đề phòng quan trọng những tai họa từ vùng đất rộng lớn giữa hai chiến tuyến này – hay gọi theo cách khác là vành đai trắng – đến cuối tháng Tám năm 1942 được chính thức giao cho một mình Sư đoàn Đức - Sư đoàn Bộ binh Cơ động 16 thực hiện. Điều này dựa vào những hoạt động tác chiến của Sư đoàn tại Elista trong vùng thảo nguyên Kalmyk. Công việc tìm hiểu thực tế và do thám những vùng đất xa xôi như khu vực biển Caspi và châu thổ sông Volga được chính thức triển khai bởi những lực lượng trinh sát tầm xa. Từ lúc này đến cuối tháng Chín năm 1942 sẽ không có quân tiếp viện được gửi tới, trong khi đó tướng không quân Đức Felmy sẽ mang đến một đơn vị trực thuộc của mình tên là Lực lượng Đặc nhiệm "F".

    Đó cũng chính là lúc Sư đoàn Bộ binh Cơ động số 16 đã được mang cái tên “Greyhound Division – Sư đoàn Chó săn thỏ” – rồi sau đó họ được nâng cấp lên thành Sư đoàn Vệ binh Panzer 16, cho đến bây giờ, cái tên này vẫn là niềm tự hào của Sư đoàn 16.

    Khởi đầu công việc, trừ những chuyên gia không thể thiếu, chiến dịch được mở ra chỉ bởi những người tình nguyện. Cuộc viễn thám lớn đầu tiên dọc hai bên con đường Elista - Astrakhan được sắp xếp tiến hành vào giữa tháng 9. Bốn đội trinh sát được sử dụng. Đây là các nhiệm vụ của họ :
    (1) Thăm dò nếu có lực lượng quân Nga có hiện diện ở khoảng trống giữa sông Terek và Volga hay không, nếu có thì ở đâu; tiến hành thăm dò nếu như người Nga có ý định đưa binh lính bằng phà qua sông Volga; đâu là các căn cứ của họ; và xem có bất kì sự di chuyển binh lính nào diễn ra dọc theo con đường hai bên bờ sông giữa Stalingrad và Astrakhan.

    (2) Cung cấp chi tiết thông tin điều kiện đường xá, đặc điểm của bờ biển vùng biển Caspi và bờ tây của sông Volga cũng như tuyến đường sắt mới chưa được biết giữa Kizlyar và Astrakhan.


    Và bây giờ đội trinh sát tầm xa bắt đầu xuất phát vào 4.30 ngày Chủ nhật 13 tháng Chín năm 1942. Lúc này, một cơn gió bắt đầu thổi từ thảo nguyên : Nó sẽ cực kỳ lạnh cho đến tận khi mặt trời mọc.

    Để thực hiện một chuyến trinh sát vào sâu tới 90 dặm của vùng vành đai trắng thuộc một nước thù địch không hề mến khách, các biệt đội trinh sát tầm xa được trang bị một cách thích hợp. Mỗi biệt đội gồm có hai xe bọc thép trinh sát loại 8 bánh trên có gắn những khẩu pháo phòng không loại 20 mm, một trung đội mô-tô bao gồm 24 lính đặc nhiệm. Có từ hai đến ba khẩu súng chống tăng hoặc pháo tự hành loại 50 mm được một số kỹ sư Đức thiết kế đặt trên các giá đỡ và gắn vào các xe bọc thép trinh sát. Hơn thế nữa, mỗi biệt đội trinh sát sẽ có năm chiếc xe tải hạng nặng – hai chiếc dùng để chở nhiên liệu và nước ngọt, một xe để chở lương thực, thực phẩm….Một số nhân viên bảo trì và sửa chữa đi trên một số chiếc xe Jeep. Cuối cùng là một xe y tế trên chở bác sĩ, lính thông tin, liên lạc và người phiên dịch.

    Biệt đội trinh sát của Thiếu úy Schroeder đã gặp xui xẻo ngay từ lúc xuất phát. Chỉ một thời gian ngắn khi khởi hành, vừa qua khỏi Utta, họ đã chạm trán với lực lượng tuần tiễu của người Nga. Thiếu úy Schroeder đã bị tử trận; người phiên dịch tên là Maresch cùng trung sĩ Weissmeier bị thương nặng. Biệt đội trinh sát đã phải quay trở lại căn cứ xuất phát để củng cố lại lực lượng. Rồi hôm sau họ lại tiếp tục lên đường dưới sự chỉ huy của một người mới ; Thiếu úy Euler.

    ..................................
  9. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Trong lúc này, Trung úy Gottlieb, Thiếu úy Schliep và Thiếu úy Hilger đang cùng những biệt đội xung kích dưới quyền của họ tiến hành các chuyến đi trinh sát tầm xa theo hướng bắc, hướng nam và ngay lập tức là con đường quốc lộ lớn chạy từ Elista tới Astrakhan. Biệt đội của Trung úy Gottlieb lúc đầu chạy dọc theo con đường rồi sau đó quay sang hướng đông bắc, xuyên qua thảo nguyên rồi hướng thẳng về phía Sadovskaya, một điểm dân cư chỉ còn cách Astrakhan có 25 dặm trong ngày 14 tháng Chín. Trong ngày 15 tháng Chín, anh ta chỉ còn cách dòng sông Volga có 15 dặm đường. Đứng trên một cồn cát cao, anh ta phóng tầm mắt quan sát về mọi phía tới con sông. Muối và các đầm cát đã che khuất mặt đất tưởng chừng không có cái gì để vượt qua được – Nhưng đối với những chiếc xe trinh sát của họ thì lúc nào cũng vậy, quá dễ dàng để tìm ra con đường hành quân.

    Tấm bản đồ mà Trung úy Gottlieb mang theo có rất nhiều điểm chưa xác định được cụ thể. Bởi vậy, muốn cho công việc được tiến hành hiệu quả hơn, anh chàng George người Cô-zắc đã phải làm một công việc nhàm chán là tham gia, giao tiếp với những người dân du mục Kalmyk mà họ tìm thấy trên đường để tìm hiểu về hoạt động của con đường quốc lộ cũng như con đường xe lửa trong vùng. Những người du mục Kalmyk tỏ ra một thái độ hữu nghị và thân thiện với đội quân viễn chinh Đức Quốc xã.

    Tại một cái giếng nước, George nói chuyện với một vài người dân du mục Kalmyk :
    “Đó là một con đường sắt lớn phải không ?”…

    “Đúng vậy - Ở đây hàng ngày có vài đoàn tàu hỏa chạy giữa vùng Kizlyar và Astrakhan"…

    “Thế còn bọn Nga ?”

    “Vâng, người Nga đi lại qua vùng này rất nhiều. Mới chỉ ngày hôm qua, một số lượng lớn quân Nga đã hành quân suốt đêm để tới điểm có cái giếng nước tiếp theo. Và sau đó họ tiếp tục hành quân về hướng đông trong khoảng một giờ sau. Họ đến từ Sadovskaya. Chắc chắn họ có rất đông quân lính đóng tại nơi đó “.

    “Có thật thế không ?” – George gật đầu có vẻ tán thưởng và đưa cho những người dân du mục một vài điếu thuốc lá.

    Họ cùng nhau nói chuyện rồi cười vang. Đột nhiên tiếng cười của họ bị cắt ngang bởi một tiếng hét lớn. Họ nhìn về hướng bắc. Từ xa xa xuất hiện hai người đàn ông cưỡi ngựa phi nước kiệu đang tiến lại gần – Họ là những sĩ quan Sô-viết.

    Những người du mục Kalmyk vội vàng tản ra. Hai chiếc xe bọc thép trinh sát Đức đỗ sau một đụn cát cao nên những Sĩ quan kỵ binh Sô-viết không thấy được họ.

    Trung úy Gottlieb gọi George: “Quay trở lại đi !”. Nhưng người lính Đức gốc Cô-zắc vờ như không nghe thấy. Anh ta nhét chiếc mũ vào chiếc áo choàng to tướng của mình, bình thản ngồi bên thành cái giếng, châm một điếu thuốc để hút.

    Rất thận trọng, hai người Sĩ quan Nga – Một người sĩ quan và một người vẫn giữ con ngựa tìm cách tiếp cận với George. Anh ta nói với họ một điều gì đó. Viên sĩ quan liền xuống ngựa và lại gần George.

    Trung úy Gottlieb thấy người lính của mình nhìn hai sĩ quan Sô-viết nói chuyện và cười phá lên cùng nhau. Đã thế họ còn đứng sát nhau nữa. “Đồ chó ghẻ..!” – Gottlieb thầm văng tục. Nhưng ngay sau đó, những lính Đức thấy George vòng tay rất nhanh ra phía sau rút khẩu súng lục chĩa vào người Nga. Hiển nhiên là George đã hô lớn : "Ruki verkh – Bọn Nga…Giơ tay lên", bởi vì họ thấy viên sĩ quan Nga lập tức giơ hai tay lên trời trong sự ngạc nhiên tột độ. Cùng lúc đó, George hô lớn báo cho viên sĩ quan Nga còn lại đang giữ ngựa là đầu hàng là hành động tốt nhất trong hoàn cảnh như thế này.

    Bây giờ , Biệt đội trinh sát đặc nhiệm của Gottlieb đã quay trở lại Khalkhuta với hai tù binh Sô-viết có giá trị.

    Đội của Thiếu úy Euler được giao một nhiệm vụ đặc biệt là tìm hiểu chính xác khả năng phòng thủ của những người Sô-viết tại vùng Sadovskaya cũng như sự chuyển quân, vũ khí, đạn dược của người Nga bằng những chuyến phà qua sông Volga trong bất kỳ trường hợp nào tại khu vực này, phía bắc của Astrakhan.

    Khoảng cách từ Utta đến Sadovskaya là 90 dặm theo đường chim bay. Lúc này, một lần nữa, đội của Thiếu úy Euler đi tạt theo con đường quốc lộ lớn hướng lên phía bắc. Sau khi hành quân được khoảng sáu dặm, Euler bất thình lình nín thở : Anh ta trông thấy một đám mây bụi khổng lồ đang bốc thẳng trước mặt đội quân của anh và di chuyển với một tốc độ đáng kể. Anh ta liền ra lệnh lập tức :”Lập tức phân tán vào các vị trí sẵn sàng chiến đấu !”. Anh ta quan sát kỹ lưỡng đám mây bụi bằng ống nhòm. Đột nhiên, Thiếu úy Euler cười vang. Những thứ anh ta vừa quan sát được không phải cuộc di chuyển của những chiến xa Sô-viết mà là của một đoàn linh dương khổng lồ, những con linh dương Saiga đang sinh sống tại vùng thảo nguyên thuộc miền nam nước Nga. Cuối cùng, dường như nhận biết được mùi hơi của con người quanh quẩn đâu đây, những con linh dương di chuyển đột ngột, phi nước đại lao về phía đông. Móng vuốt của chúng in hằn lên vùng thảo nguyên khô cằn, tung lên một đám mây bụi lớn giống như hình ảnh của một trung đoàn Panzer đang di chuyển xuyên qua một vùng đồng bằng bao la và bất tận.

    ...................................
    --- Gộp bài viết: 02/12/2016, Bài cũ từ: 02/12/2016 ---
    [​IMG]
    BẢN ĐỒ 30 - CUỘC TRINH SÁT TẦM XA CỦA QUÂN ĐỨC TỚI ASTRAKHAN (9/1942)
    tonkin2007, huymaya, caonam_vOz3 người khác thích bài này.
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Tiếp theo, Thiếu úy Euler tiến hành các hoạt động trinh sát theo hướng đông bắc và họ phát hiện ra hai ngôi làng Yusta cùng Khazyk đã được Hồng quân tổ chức thành những cứ điểm phòng thủ mạnh mẽ. Họ bèn đi vòng qua nơi đó rồi quay trở lại theo hướng Sadovskaya, đó mới là mục tiêu chính yếu của họ.

    Ngày 16 tháng Chín, Euler cùng hai chiếc xe bọc thép trinh sát chỉ còn cách Sadovskaya có 3 dặm, cũng như chỉ còn cách vùng lưu vực sông Volga có 4 dặm. Khoảng cách tới Astrakhan chỉ còn vẻn vẹn có 20 dặm đường. Đội trinh sát tầm xa của Thiếu úy Euler có lẽ đã đi xa nhất về phía đông so với bất kì đơn vị Đức nào trong hành trình của chiến dịch Barbarossa, do đó gần hơn tất cả các đơn vị khác để có thể tiến vào Astrakhan, trên vạch đích của cuộc chiến tranh tại Mặt trận Miền đông.

    Những gì đội trinh sát đã xác minh có tầm quan trọng bậc nhất : quân Nga đã đào một hào chống tăng xung quanh Sadovskaya và thiết lập một phòng tuyến công sự bê tông ngầm theo mô hình bậc thang sâu. Điều này giả thuyết đây là một vị trí trụ cột được phòng bị kỹ lưỡng , ý đồ rõ ràng để che chắn cho kế hoạch vượt hạ lưu sông Volga của quân Sô-viết.

    Khi những người lính canh gác Nga nhận ra các xe trinh sát Đức thì sự hoảng loạn lan ra các vị trí. Binh lính Nga cho đến lúc đó vẫn như trong trạng thái vừa mới tỉnh ngủ, chạy vội đến các hầm công sự, hố cá nhân và sẵn sàng cho sự khai hỏa chống cự quyết liệt với các khẩu súng chống tăng và súng máy hạng nặng. Hai người lính Nga đã chạy ngang tới trong sự hỗn loạn chung đã bị chặn khựng lại bởi Euler trên chiếc xe trinh sát. Anh ta đột ngột xuất hiện ngay trước chân họ . " Bọn Nga…Giơ tay lên !"

    Chết điếng người, hai quân nhân Sô-viết buộc phải giơ tay xin hàng – Một người nguyên là Sĩ quan tham mưu thuộc Tiểu đoàn súng máy số 36, còn người kia là một sĩ quan tùy tùng. Thật là một cơ hội bắt tù binh Nga hiếm có.

    Tại một nhóm khác của Thiếu úy Jürgen Schliep, Chỉ huy đại đội trinh sát Thiết giáp của Sư đoàn Bộ binh Cơ động số 16 cũng đã lên đường vào ngày 13 tháng 9. Lộ trình của Schliep là phía nam của con đường chính. Nhiệm vụ chính của Schliep là tìm ra nếu có - nảy ra từ cuộc thẩm vấn tù binh- một tuyến đường sắt thật sự có thể sử dụng được từ Kizlyar tới Astrakhan, dù không hề có một đường kẻ được vạch trên bất cứ bản đồ nào. Thông tin về tuyến đường sắt chở dầu này là quan trọng nhất khi mà nó cũng có thể dùng để vận chuyển binh lính của người Nga.

    Schliep đã tìm thấy nó. Anh ta nhớ lại :"Vào buổi sáng sớm ngày thứ hai của chuyến đi chúng tôi thấy từ xa mặt hồ muối lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời. Những chiếc xe máy gặp khó khăn rất lớn để xoay sở trong cát sâu và hai người trong đội bảo dưỡng luôn luôn phải bận rộn với công việc sửa chữa vặt vãnh”.

    Khi Schliep cuối cùng đã nhìn thấy đường ray xe lửa qua ống nhòm thì ông rời khỏi nhóm chiến đấu của mình cùng với hai xe trinh sát bọc thép và nhóm kĩ sư chạy tới lều của những người thợ đường dây tín hiệu thông tin liên lạc. Thực tế đây chính lại là nhà ga mang tên Zenzeli.

    Schliep tiếp tục hồi tưởng lại : " Từ đằng xa chúng tôi nhìn thấy 50 hoặc 60 dân thường làm việc trên nền đường sắt. Đó là tuyến đường sắt đơn, được bảo vệ dọc hai bên bởi bờ cát. Người phụ trách nhóm đã bỏ chạy ngay khi nhìn thấy chúng tôi nhưng những người còn lại thì chào mừng chúng tôi với một sự vui vẻ phấn khích. Họ là những gia đình xuất thân từ Ucraina – toàn là người già và trẻ em- bị cưỡng chế di tản khỏi quê hương, nhà cửa của họ và được sử dụng để làm việc tại đây từ vài tháng trước. Nhiều người Ucraina nói tiếng Đức và đã gọi chúng tôi như là những người giải phóng cho họ”.

    Trong khi các binh sĩ Đức trong đội trinh sát đang nói chuyện với những người dân Ukraina thì một dải khói đen xuất hiện ở phương nam. “Có tàu hỏa !” – Những người công nhân la lớn.

    Schliep vội vàng lái chiếc xe bọc thép trinh sát của mình vào nơi ẩn nấp tại một vị trí nằm ở phía sau cồn cát. Một đoàn tàu chở những xi-téc xăng và dầu rất dài dần dần thở hổn hển tiến lại gần. Đoàn tàu được hai đầu máy kéo, trên các đầu tàu đặt tới sáu khẩu súng đại bác loại 20 mm đang nghếch nòng lên trời. Hơi nước rít lên từ nồi hơi cùng với than đá nóng đỏ rực quay cuồng trong không khí. Đoàn tàu buộc phải tạm dừng lại, bởi vì trong lúc này các toa xi-téc lần lượt bị bốc cháy……

    "Thật là nhục nhã chết được – bao nhiêu toa nhiên liệu ngon lành như thế ! " các pháo thủ Đức cằn nhằn. Nhưng những người phu đường Ucraina thì vỗ tay vui mừng mỗi khi một toa xi-téc bùng cháy lên. Cuối cùng các kỹ sư Đức đã phá hủy hết cả đoàn tàu, đường ray và nền đường sắt.


    Đúng lúc những kỹ sư người Đức đang chuẩn bị cho nổ tung nốt những cái lều mang tên là nhà ga Zenzeli thì có tiếng chuông điện thoại reo vang. Những người Đức giật nẩy mình vì ngạc nhiên :”Chết tiệt – đó là một cú điếng người cho tôi..!” – Viên trung sĩ Engh thuộc đội bảo trì kể lại. Nhưng anh ta đã nhanh chóng lấy lại bình tĩnh và gọi Thiếu úy Schliep: “ Thưa Thiếu úy – có điện thoại”…

    Schliep ngay lập tức nắm bắt được tình hình, cùng người thông dịch viên vội vã quay trở lại lán gỗ. “Nhà ga Zenzeli – Trưởng ga đang nói..” – Người phiên dịch vừa nói bằng tiếng Nga, vừa nở nụ cười toe toét : "Da, da—da, tovarishch – Vâng vâng, thưa đồng chí..!”, anh ta cứ thế mà liến thoắng…

    Ở điểm cuối kia của tuyến là ga hàng hóa Astrakhan - nhà ga nằm ở phía cực nam của tuyến đường giả định A-A, tuyến Archangel - Astrakhan - từ điểm cực bắc tới điểm cực nam của nước Nga - đây là vị trí kết thúc theo kế hoạch dự kiến Barbarossa của quân đội Đức. Người phiên dịch của Thiếu úy Schliep đang nói chuyện với viên trưởng ga Astrakhan qua điện thoại.

    Bộ phận điều khiển giao thông tại ga Astrakhan muốn được biết liệu chuyến tàu chở xăng dầu từ Ba-cu đã qua chưa ; một chuyến tàu từ hướng ngược lại hiện đang nằm chờ tại trên đường ray phụ tại nhà ga Bassy.

    Một chuyến tàu theo hướng ngược lại ! Viên thông dịch viên tìm cách khuyên viên trưởng ga Astrakhan ra lệnh cho con tàu xuất phát cùng một lúc. Nhưng lời khuyên của anh ta làm dấy lên mối nghi ngờ từ người đồng chí tại nhà ga Astrakhan. Viên trưởng ga đầy kinh nghiệm bèn hỏi một vài câu để bẫy người đang đối thoại với mình. Người phiên dịch trả lời một cách ú ớ đã làm rõ những nghi ngờ của người đồng chí trưởng ga là hoàn toàn có cơ sở.

    Viên trưởng ga ở đầu dây bên kia lúc này đã hiểu ra, ông ta bắt đầu la hét và chửi rủa thật khủng khiếp. Lúc đó, người phiên dịch mới dừng diễn xuất và nói :”Hãy cứ chờ đợi…..đồ nông dân – Chúng tôi sẽ sớm có mặt tại Astrakhan".

    Giờ đây những ngôn từ tục tĩu nhất trong những lời nguyền rủa độc địa của ngôn ngữ Nga từ người đồng chí tại Astrakhan thi nhau rót vào ống nghe. Bởi vậy, khoảng hai phút sau, ông ta không thể nghe thấy một tiếng nổ lớn ; những khu lán gỗ của nhà ga Zenzeli đã bị tung hê lên trời sau một cú nhấn nút điểm hỏa của những kỹ sư Đức.

    Nhóm trinh sát của Thiếu úy Schliep, đã mất tất cả liên lạc qua radio với sư đoàn ngay từ những ngày đầu tiên, bây giờ họ đang cố gắng để thăm dò theo hướng Bassy. Nhưng rõ ràng, những quan chức tại nhà ga ở Astrakhan đã nâng mức báo động sẵn sàng chiến đấu. Pháo binh Sô-viết cùng các khẩu súng máy hạng nặng đã chiếm lĩnh các vị trí thuận lợi bên ngoài khu vực đó.

    Cuối cùng, biệt đội trinh sát tầm xa của Thiếu úy Schliep trong ngày 17 tháng Chín đã trở về Utta một cách bình an vô sự. Ngay trong ngày hôm đó, Schliep đã gửi một bản báo cáo đầy đủ về Sư đoàn, cũng như tới Đại tướng von Weichs – Tư lệnh Cụm Tập đoàn quân B, lúc này tình cờ có mặt tại Bộ tư lệnh của Sư đoàn cùng với Trung tướng Henrici, chỉ huy Sư đoàn. Sư đoàn Bộ binh Cơ động 16 bây giờ là một thành phần thuộc Cụm Tập đoàn quân B….


    …………………………
    tonkin2007, gaume1huymaya thích bài này.

Chia sẻ trang này