1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    [​IMG]
    BẢN ĐỒ 31 :TRẬN CHIẾN TẠI KALACH VÀ HƯỚNG TẤN CÔNG CỦA QUÂN ĐỨC TỚI SÔNG VOLGA
    tonkin2007DepTraiDeu thích bài này.
  2. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    Cám ơn anh, làm nhiều thì dần quen tay thôi mà. :D
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Thích nhất đoạn văn tả trận chiến xe tăng trong thảo nguyên...Quá sống động...
    huymaya thích bài này.
  4. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    Tay phải của Hube sờ lên chóp mũ. Rồi ông ta quay lại một lần nữa và bổ sung, “Tối mai ở Stalingrad.” Suốt đêm Sư đoàn thiết giáp 16 hành quân thành một hàng khổng lồ qua đầu cầu mà Sư đoàn bộ binh 295 đã thiết lập ở Luchinskoy. Máy bay ném bom Nga tấn công cây cầu huyết mạch một cách không ngơi nghỉ, được dẩn đường bởi ánh đèn xe. Không may cho họ cây cầu vẫn hoạt động. Vào nửa đêm đội hình đã tiến vào vị trí ngay phái sau chiến tuyến chính, trong khu đất không có yểm hộ. Quân tùng thiết nhanh chóng đào các hố cá nhân cho bản thân, và để tăng thêm sự an toàn, các xe bọc thép đậu ngay phía trên các hố cá nhân này. Suốt cả đêm pháo binh Xô viết và “Những dàn phong cầm của Stalin” bắn trải thảm lên khu vực đầu cầu, trong một khu vực dài 03 dặm và sâu 1.5 dặm. Đó thật sự là một đêm không dễ chịu.

    Sáng ngày 23 tháng 08 năm 1942, mũi đột phá của Sư đoàn thiết giáp 16 vượt cầu phao Vertyachiy. Tới bờ bên kia đội hình tản ra thành một tam giác tù. Dẫn đầu là Nhóm chiến đấu Sieckenius; ngay phía sau, ở hai cánh là Nhóm chiến đấu Krumpen và von Arenstorff.

    Không bị ngăn chặn bởi sự xuất hiện của quân địch ở hai bên khu đất cao, cũng như tại con sông nhỏ và khe núi, xe tăng, xe thiết giáp, và xe kéo của Sư đoàn thiết giáp 16 và các đơn vị thiết giáp của Sư đoàn bộ binh mô tô hóa 03 và 60 tiến nhanh theo hướng đông. Trên đầu họ các đội hình máy bay Hs 129 và Stukas của Phi đoàn Không quân 8 quần đảo trong suốt quãng đường đến Stalingrad. Khi quay về các máy bay này sà thấp xuống ngay trên đầu những chiếc tăng, ngạo nghễ phô diễn tiếng hú đặc trưng của mình.

    Quân Xô viết cố ngăn chặn lực lượng thiết giáp Đức tại con hào Tác ta. Nhưng vô hiệu. Sự kháng cự của người Nga bị đập tan và con hào với bờ thành cao của nó đã thất thủ. Rõ ràng quân Xô viết đã bị bất ngờ vì đòn tấn công táo bạo, và – như thường lệ - mất phương hướng và không thể tổ chức kháng cự có hiệu quả chống lại cuộc tấn công của người Đức.

    Thông thường những điểm đột phá không rộng quá từ 150 đến 200 thước Anh. Tướng Hube đang chỉ huy cuộc tấn công từ xe chỉ huy của đại đội thông tin, ngay ở tuyến đầu. Bằng cách đó ông có thể theo dõi sát sao từng sự thay đổi tình huống chiến trường mọi lúc. Và việc nắm trong tay đầy đủ thông tin là bí mật cho thành công của tác chiến cơ giới.

    Đó là một ngày đáng nhớ của những người lính thông tin – Trung sĩ Schmidt và hạ sĩ Quanteux và Luckner. Cùng nhau, họ đã đóng góp một phần quan trọng vào thành công của trận đánh. Bộ phận thông tin của sư đoàn đã giải quyết 456 điện mật mã chỉ trong ngày đầu tiên.

    Một vấn đề đau đầu còn lại là các ổ kháng cự của quân Xô viết, chỉ huy bởi các sĩ quan và chính ủy kiên cường, vẫn tiếp tục chiến đấu suốt dọc chiều sâu của điểm đột phá hẹp. Cần một chiến thuật mới để vượt qua chúng. Máy bay trinh sát sẽ báo cáo vị trí các ổ kháng cự này bằng vô tuyến điện hay khói hiệu, và các nhóm chiến đấu độc lập sẽ tách khỏi đội hình chính và giải quyết chúng.

    Đầu giờ chiều, chỉ huy xe tăng dẫn đầu hét lên qua radio với người của anh ta: “Stalingrad ở ngay bên phải nơi đường chân trời”. Tất cả trưởng xe đều nhô đầu lên khỏi tháp pháo, nhìn về phía hình bóng của Tsaritsyn cổ kính, nay đã là một thành phố công nghiệp hiện đại trải dài suốt 25 dặm theo bờ sông Volga. Máy móc hầm mỏ, ống khói nhà máy, các khối nhà cao vút, và xa hơn về phía nam thành phố, những mái vòm củ hành của các thánh đường Cơ Đốc sừng sững vươn thẳng lên bầu trời. Những cuộn khói bốc lên dày đặc tại các khu vực này nơi Stuka đang ném bom giao lộ và trại lính.

    Xích xe tăng nghiến qua thảm cỏ thảo nguyên trơ trụi. Khói bụi bốc lên mù mịt khi các chiến xa đi qua. Những chiếc tăng dẫn đầu của tiểu đoàn Strachwitz đã tiến tới vùng ngoại ô phía bắc của Spartakovka, Rynok, và Latashinka. Bất thần, như có mệnh lệnh bí mật từ đâu đó, một loạt đạn pháo gầm lên từ khu ngoại vi thành phố - pháo phòng không hạng nặng của Xô viết đã khai màn trận đánh phòng thủ Stalingrad như thế đó.

    Tiểu đoàn Strachwitz tiêu diệt hết lần lượt từng khẩu một – có 37 khẩu pháo tất cả. Đạn trực xạ dội hết phát này tới phát khác chính xác vào vị trí địch, phá tan cả khẩu pháo lẫn đội pháo thủ.

    Khá kì lạ, tiểu đoàn hầu như chẳng nhận thiệt hại nào. Lí do nhanh chóng được khám phá. Khi các lính xe tăng thâm nhập vào vị trí đặt pháo tan hoang, họ kinh hoàng nhận ra các pháo thủ chỉ toàn là nữ - công nhân từ xí nghiệp pháo binh “Barrikady”. Rõ ràng họ chỉ được huấn luyện sơ sài kỹ năng phòng không, và không biết sử dụng pháo chống lại mục tiêu mặt đất như thế nào cả.

    Khi ngày 23 tháng 08 dần trôi đến điểm cuối, chiếc xe tăng Đức đầu tiên đã chạm tới bờ tây sông Volga, sát khu ngoại ô Rynok. Cao gần 300 bộ, bờ sông thẳng đứng sừng sững cao vượt hẳn mặt nước sông, mặt sông rộng ít nhất cũng phải hơn một dặm tại điểm này. Nước sông sâu thẳm tối đen khi nhìn từ trên cao xuống. Hàng đoàn tàu kéo và tàu hơi nước xuôi ngược trên dòng sông. Thảo nguyên Trung Á tháp thoáng nơi bờ xa, như trải dài đến vô tận.

    Sư đoàn nhanh chóng bố trí một cụm cứ điểm để đóng quân qua đêm, ngay phía góc bắc của thành phố. Trung tâm cụm cứ điểm là sư đoàn bộ. Máy vô tuyến kêu rền rĩ, lính truyền tin ra vào tấp nập. Suốt đêm công việc chuẩn bị cứ tiếp tục: các vị trí phòng ngự được xây dựng, mìn được rải, xe tăng và trang thiết bị được bảo dưỡng, châm nhiên liệu và bổ sung đạn dược sẵn sàng cho trận chiến hôm sau, nhằm đánh chiếm khu công nghiệp ngoại ô thành phố.

    Binh lính của Sư đoàn hoàn toàn tin tưởng vào chiến thắng và tự hào về thành công của trận đánh ngày hôm qua; không ai dự đoán được rằng khu ngoại ô và các xí nghiệp của nó chẳng bao giờ có thể đánh chiếm hoàn toàn. Chẳng ai ngờ được ngay tại đây, nơi phát súng đầu tiên của trận Stalingrad nổ vang, cũng là nơi chứng kiến phát súng cuối cùng.

    Sư đoàn không còn bất cứ liên lạc nào với các đơn vị phía sau nữa; các trung đoàn của Sư đoàn bộ binh mô tô hóa số 03 và 60 vẫn chưa thể bắt kịp. Thực sự đáng kinh ngạc, đòn thọc sâu của Hube đã vượt qua hơn 40 dặm chỉ trong một ngày. Mục tiêu – sông Volga – đã hoàn thành; mọi thông tin liên lạc ở dải đất hẹp chỉ dài 40 dặm giữa sông Đông và sông Volga đã bị cắt. Quân Xô viết hoàn toàn bất ngờ trước tiến triển quá thần tốc này. Vị trí của sư đoàn chỉ chịu vài phát pháo hú họa suốt đêm. Có thể Stalingrad sẽ thất thủ vào ngày mai, như một quả đào chín mọng tự rơi vào vạt áo của Hube.
    tonkin2007, meo-u, bloodheartvn4 người khác thích bài này.
  5. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    2. Trận đánh trên đường vào thành phố

    Con hào Tác ta – T-34 từ dây chuyền lắp ráp ra thẳng chiến trường – Sư đoàn Xô viết 35 phản công – Quân đoàn của Seydlitz tiến lên phía trước – Beketovka không thể vượt qua – Đòn cơ động dũng cảm của Hoth – Tuyến phòng ngự Stalingrad bị xé toang.

    Ngày 24 tháng 08, 0440 giờ, Nhóm chiến đấu Krumpen phát động tấn công Spartakovka, khu vực xa nhất về phía bắc khu công nghiệp ngoại ô Stalingrad với xe tăng, lính tùng thiết, pháo binh, công binh, và súng cối kết hợp Stukas ném bom mở đường.

    Nhưng quân địch mà họ đụng độ không còn hoang mang hay dao động nữa. Ngược lại: xe tăng và lính tùng thiết được cháo đón bằng một màn pháo hoa kinh hồn. Cả khu vực được tăng cường phòng thủ mạnh, và mỗi ngôi nhà là một chướng ngại. Một ngọn đồi khống chế toàn khu, được binh lính đặt tên “cái nấm lớn”, bố trí chi chít lô cốt, ổ súng máy, và ụ súng cối. Các tiểu đoàn súng trường và dân quân từ công nhân các nhà máy xí nghiệp ở Stalingrad, kể cả các đơn vị thuộc TĐQ Xô viết 62, chịu trách nhiệm phòng thủ. Những người lính Xô viết chiến đấu một cách kiên cường giành giật từng tấc đất. Mệnh lệnh đóng đinh họ tại vị trí của mình là rất rõ ràng: “Không lùi một bước!”

    Hai người thấy trực tiếp mệnh lệnh này, Thượng tướng Andrey Ivanovich Yeremenko, Tư lệnh PDQ Stalingrad và Đông Nam, cùng Chính Ủy PDQ và Thành Viên Hội Đồng Quân Sự Nikita Sergeyevich Khrushchev, đã thi hành nó không một chút khoan dung. Đó là lúc, cách đây hơn 20 năm, các sĩ quan của Sư đoàn thiết giáp 16 nghe cái tên này lần đầu tiên từ các tù binh Xô viết.

    Với lực lượng hiện có thì chiếm Spartakovka là bất khả thi. Các vị trí của quân Xô viết là không thể xuyên thủng được. Quyết tâm bám trụ vị trí của quân Xô viết càng được khẳng định khi họ phát động tấn công sườn Bắc cụm cứ điểm của Hube nhằm giải tỏa áp lực cho Spartakovka. Nhóm chiến đấu Dörnemann và von Arenstorff phải căng mình chống cự các đợt tấn công với mức độ tăng dần từ quân Xô viết.

    Xe tăng T-34 mới toanh, một số thậm chí vẫn chưa sơn hay lắp kính ngắm, tấn công hết đợt này đến đợt khác. Chúng được tung ra mặt trận thẳng từ chuyền lắp ráp tại Nhà máy đầu kéo Dzerzhinskiy, thường được lái bởi chính các công nhân nhà máy. Một số chiếc thậm chí còn đánh sâu tới tận bộ chỉ huy tiền phương của Trung đoàn thiết giáp 64 và chỉ bị hạ bằng cận chiến.

    Chỉ có một mũi tấn công bất ngờ thành công nhờ các lính công binh, pháo binh, và lính tùng thiết của Nhóm chiến đấu Strehlke khi chiếm được khu vực tập kết của tuyến đường sắt chuyên chở trên sông Volga và cắt đứt liên lạc từ Kazakhstan qua sông Volga tới Stalingrad và Moscow.

    Các binh lính của Strehlke đào công sự giữa các vườn nho trên bờ sông Volga. Những cây óc chó to lớn và cây dẻ Tây Ban Nha che chắn cho những khẩu pháo được đưa vào vị trí nhằm vào tuyến vận chuyển trên sông và bất cứ nỗ lực đổ bộ nào từ bờ bên kia.

    Nhưng bất chấp những thành công, vị trí của Sư đoàn thiết giáp 16 vẫn rất bấp bênh. Quân Xô viết vẫn nắm chắc đường phía bắc tiến vào thành phố, và cùng lúc, với các lực lượng sung sức tới từ Voronezh, gây áp lực lên cụm cứ điểm của sư đoàn. Mọi thứ bây giờ phụ thuộc vào việc giữ vững cái hành lang người Đức đã thiết lập xuyên qua dải đất, và Sư đoàn 16 đang nôn nóng chờ đợi sự xuất hiện của Sư đoàn bộ binh mô tô hóa 03.
    tonkin2007, DepTraiDeu, ngthi964 người khác thích bài này.
  6. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    Các đơn vị tiên phong của sư đoàn này đã cùng Sư đoàn thiết giáp 16 rời đầu cầu sông Đông tiến về phía đông ngày 23 tháng 08. Tuy nhiên, hai bên đã tách ra. Trong lúc Sư đoàn 16 tiếp tục tiến về phía bắc Stalingrad, các trung đoàn của Thiếu tướng Schlomer ngoặt về hướng bắc nhằm tiếp quản các vị trí phòng thủ dọc con hào Tác ta tại khu vực Kuzmichi.

    Viên tướng đang tiến lên cùng với tiểu đoàn dẫn đầu. Qua ống nhòm ông ta có thể thấy những tàu hàng đang được hối hả bốc dỡ tại Kí-lô-mét 564, phía tây Kuzmichi.

    “Tấn công!”

    Những người lính lái mô tô và xe bọc thép chở quân của Tiểu đoàn thiết giáp 103 rồ ga xông lên. Pháo thủ của Tiểu đoàn phòng không 312 đã nã vài viên đạn vào kẻ địch. Quân Nga đã tản ra.

    Các toa hàng hóa chứa hàng đống thứ hữu dụng từ Mỹ. Chúng được vận chuyển qua Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, qua vịnh Péc xíc, qua Biển Cas pi, và theo dòng Volga tới Stalingrad, từ đó theo hệ thống đường sắt tuôn ra mặt trận, tới khi bị chặn tại Kí-lô-mét 564. Bây giờ số hàng hóa này là chiến lợi phẩm của Sư đoàn bộ binh mô tô hóa 03 của Schlomer – xe tải Ford mới cứng, xe kéo bánh xích, xe jip, trang thiết bị sửa chữa, mìn, và đủ mọi thứ thiết bị cho công binh.

    Ngay khi xe tăng của tiểu đoàn tiên phong vừa rời đi tiếp tục nhiệm vụ thì 05 chiếc T-34 bất thần xuất hiện, tất nhiên nhằm chiếm lại những món quà đắt giá từ Mỹ. Những viên đạn 76.2 ly của chúng gần như đúng nghĩa đen chui tọt vào phần súp đậu vừa được dọn ra. Viên tướng và tư lệnh chiến dịch vội vàng quẳng ca súp đi và lao vào chỗ nấp. May thay, vẫn còn hai chiếc tăng của tiểu đoàn tiên phong, do bị hư xích, ở lại khu vực đoàn tàu. Họ bắn hạ hai chiếc T-34 và cứu tất cả mọi người. Những chiếc T-34 còn lại đã rút lui.

    Trong khi đơn vị của Schlomer vẫn đang theo sát Sư đoàn thiết giáp 16 thì tai họa tiếp tục ập đến; Sư đoàn súng trường Xô viết 35, tăng cường thêm xe tăng, đang hối hả hành quân tiến xuống từ phía bắc. Mục tiêu – như tìm thấy từ một lính truyền tin -là xóa sổ đầu cầu vượt sông Đông của quân Đức và giữ dải đất giữa hai con sông mở toang cho các lực lượng tiếp viện theo sau.

    Sư đoàn Xô viết 35 di chuyển theo hướng nam ngay phía sau Sư đoàn bộ binh mô tô hóa 03 của Đức; tràn ngập khu vực hậu phương hai sư đoàn tiên phong Quân đoàn thiết giáp của Wieter-sheim, chẹn ngang giữa đầu cầu thiết lập bởi Quân đoàn bộ binh 08 và các lực lượng Đức đóng ở con hào Tác ta, và do đó ngăn chặn luôn bộ binh Đức, vừa vượt sông tiến vào vị trí của họ trên hành lang phòng thủ, bắt liên lạc với các đơn vị phía trước.

    Kết quả là mọi liên lạc của hai sư đoàn Đức với hậu phương bị cắt đứt, và họ chỉ có thể trông cậy vào chính mình. Thực sự, Sư đoàn bộ binh mô tô hóa 03 và Sư đoàn thiết giáp 16 đã thành công liên kết với nhau, nhưng bây giờ cả hai phải lập một “con nhím” rộng 18 dặm, kéo từ sông Volga tới Hào Tác ta, nhằm chống cự các cuộc tấn công từ khắp mọi hướng của quân Xô viết. Tiếp liệu phải do Không quân Đức không vận tới, hoặc dùng các đoàn vận tải được bảo vệ mạnh bằng quân thiết giáp đánh xuyên qua phòng tuyến của người Nga.

    Tình huống ngặt nghèo khó chịu này kéo dài tới tận 30 tháng 08. Khi, cuối cùng, hai sư đoàn bộ binh của Quân đoàn 51 của Thượng tướng pháo binh von Seydlitz đã tiến lên bên cánh phải. Sư đoàn bộ binh mô tô hóa 60 cũng thành công lọt tới hành lang sau những trận đánh dữ dội.

    Kết quả là cuối tháng 8 dải đất nằm giữa sông Đông và sông Volga đã được khóa chặt ở phía bắc. Do đó, trận đánh trực diện vào Stalingrad, và đòn cơ động thọc hông từ phía nam của TDQ thiết giáp của Hoth đã được che chắn vững vàng trước mọi bất ngờ tới từ cánh bắc.
    tonkin2007, DepTraiDeu, gaume13 người khác thích bài này.
  7. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    Tướng von Seydlitz-Kurzbach đã gắn thêm Lá sồi lên Huân chương Hiệp sĩ chữ thập sắt của mình từ mùa xuân năm 1942. Đó là sau khi viên chỉ huy xuất sắc của Sư đoàn bộ binh 12 Mecklenburg cùng với Quân đoàn mình đấm tung một góc vòng vây của cái túi Demyansk và cứu 06 sư đoàn của Bá tước Brockdorff-Ahlefeldt khỏi bị quân Xô viết thít chặt tới chết.

    Đó là lí do Hitler một lần nữa đặt hi vọng lớn lao cho trận Stalingrad vào lòng dũng cảm và tài năng kĩ chiến thuật của viên tướng này, người sinh ra ở Hamburg-Eppendorf và mang trên mình cái họ của một gia đình binh nghiệp nước Phổ lẫy lừng.

    Cuối tháng 08, Seydlitz mở cuộc tấn công bằng 02 sư đoàn vào trung tâm Stalingrad, băng qua dải đất giữa hai con sông. Mục tiêu đầu tiên là Gumrak, sân bay của Stalingrad.

    Lính bộ binh đã có quãng thời gian cực khó khăn. TDQ Xô viết 62 đã bố trí một vành đai phòng thủ mạnh và có chiều sâu dọc theo thung lũng thẳng đứng của sông Rossoshka. Tuyến phòng thủ này hình thành nên một phần của vành đai công sự nội ô Stalingrad, bao bọc khu vực cách thành phố 20 tới 30 dặm.

    Đến ngày 02 tháng 09, Seydlitz đã phải dừng lại trước chướng ngại này. Sau đó, bất thần, quân Xô viết rút lui ngày 03 tháng 09, Seydlitz đuổi theo, đột phá vị trí cuối cùng của quân Nga trước ngõ thành phố, và tới phía Đông Gumrak ngày 07 tháng 09, cách rìa Stalingrad chỉ 05 dặm.

    Chuyện gì đã xảy ra? Cái gì khiến cho quân Nga từ bỏ tuyến phòng thủ cuối cùng xung quanh Stalingrad và mở toang cánh cửa vào thành phố? Quân đội của họ bất ngờ sụp đổ? Hệ thống chỉ huy mất kiểm soát? Đó đều là chuyện có thể xảy ra.

    Không nghi ngờ rằng tiến triển này trong trận Stalingrad vô cùng quan trọng cho các giai đoạn tiếp theo của chiến dịch. Sự kiện trong khu vực này không nhận được sự chú ý đúng mức trong công bố của người Đức – nhưng trận chiến giành thủ phủ khu vực Volga chắc chắn đã mất cân bằng trong 48 giờ của ngày 02 và 03 tháng 09. Số phận thành phố đã quyết định.

    Nguyên soái Chuikov, bấy giờ vẫn là trung tướng chỉ huy tạm quyền TDQ 64, đã làm sáng tỏ vài điều qua hồi ký của mình, về sự sụp đổ bí ẩn của phòng tuyến dọc dòng Rossoshka. Sự thật đã được tìm ra qua hành động và quyết định của hai tư lệnh chiến trường xuất sắc trong trận chiến cơ động Stalingrad này – Hoth và Yeremenko.

    Yeremenko, hăng hái và quả quyết, cũng là Tư lệnh tài năng của PDQ Stalingrad hé lộ vài chi tiết thú vị của trận đánh vĩ đại này trong ấn bản mới nhất của mình. Hồi kí của Chuikov cũng bổ sung nhiều điểm và làm rõ nhiều phương diện khác nữa.

    Thượng tướng Hoth, Tư lệnh TDQ thiết giáp 04, hiện sống tại Goslar, nơi trước chiến tranh ông phục vụ cho Trung đoàn súng trường Goslar, giống như Guderian và Rommel, đã sẵn sàng công bố cho tác giả những ghi chép cá nhân về kế hoạch và hành động của cuộc tấn công làm sụp đổ chiến tuyến quân Xô viết.

    Cuối tháng 07, TDQ thiết giáp 04 của Hoth tách ra khỏi hướng tấn công tới Caucasus và chuyển hướng từ phía nam thông qua thảo nguyên Kalmyk đánh tới khuỷu sông Volga phía nam Stalingrad. Đòn thọc sâu này mục đích là giải tỏa TDQ 6 của Paulus khỏi áp lực nặng nề ở khuỷu sông Đông.
  8. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    Nhưng một lần nữa, Bộ tổng tư lệnh Đức lại có một quyết định nửa vời. Hoth tiến về Stalingrad với chỉ một nửa sức mạnh: một trong hai Quân đoàn thiết giáp, Quân đoàn 50, được giữ lại Mặt trận Caucasus. Sức mạnh thực tế của TDQ thiết giáp 04, chỉ có Quân đoàn thiết giáp 58 của Kempf, gồm một sư thiết giáp và một sư bộ binh mô tô hóa, cũng như Quân đoàn 04 của von Schwedler, gồm 03 sư đoàn bộ binh. Sau đó, Hoth nhận thêm Sư đoàn thiết giáp 24. Quân đoàn Rumani 06 dưới quyền Trung tướng Dragalina với 04 sư đoàn bộ binh cũng được phối thuộc cho Hoth để bảo vệ sườn.

    Quân Xô viết lập tức nhận ra cuộc tấn công của Hoth là mối nguy hiểm chính cho Stalingrad. Sau cùng, xe tăng của ông ta đã vượt sông Đông, nơi TDQ 6 của Paulus vẫn bị quân phòng thủ Xô viết ghim chặt ở phía tây con sông.

    Nếu Hoth, đang tiến đến từ thảo nguyên Kalmyk, thành công kiểm soát khuỷu sông Volga với việc chiếm hai cao điểm Krasnoarmeysk và Beketovka, sự hủy diệt của Stalingrad sẽ được định đoạt và sông Volga không còn là huyết mạch của dòng vận tải viện trợ từ Mỹ qua vịnh Péc xích.

    Hoth chạm đến tuyến phòng ngự vành đai phía nam của TDQ 64 vào ngày 19 tháng 08, và chọc thủng phòng tuyến tại Abganerovo ngay đợt tấn công đầu tiên. Quân đoàn thiết giáp của Kempf với Sư thiết giáp 14 và 24 cùng Sư đoàn bộ binh mô tô hóa 29, đã chọc xuyên qua, theo sau bên cánh trái là các lính bộ binh của Schwedler.

    Hai mươi bốn tiếng sau xe tăng và bộ binh tùng thiết của Hoth tấn công tới cao điểm Tundutovo, cứ điểm quan trọng phía nam của tuyến phòng ngự nội đô Stalingrad.

    Thượng tướng Yeremenko tập trung tất cả lực lượng có thể tại vị trí thuận lợi và mang tính sống còn này. Thiết giáp của TDQ xe tăng Xô viết 01, các trung đoàn của TDQ Xô viết 64, dân quân, và công nhân đang phòng ngự tuyến phòng thủ trên các ngọn đồi với hệ thống dây thép chướng ngại, lô cốt và công sự bằng đất bố trí tầng tầng lớp lớp và có chiều sâu. Krasnoarmeysk chỉ cách đó 09 dặm.

    Các đại đội của Sư đoàn thiết giáp 24 tấn công một lần rồi lại một lần, dẫn đầu bởi các chỉ huy dày dạn kinh nghiệm của họ. Nhưng chiến thắng vẫn cứ lẩn tránh đâu đó. Đại tá Riebel, chỉ huy Trung đoàn thiết giáp 24, và nhiều năm là sĩ quan phụ tá của Guderian, đã tử trận. Đại tá von Lengerke, chỉ huy Trung đoàn thiết giáp 21, lãnh một vết thương chí mạng khi cố đánh chiếm tuyến đường sắt tới Krasnoarmeysk. Các chỉ huy tiểu đoàn, đại đội, và những hạ sĩ quan lâu năm dạn dày chiến trận lần lượt ngã gục trong cái hỏa ngục kinh hoàng mà hỏa lực quân phòng thủ Xô viết tạo ra.

    Đó là lúc Hoth ra lệnh dừng lại. Ông ta là một chiến lược gia lão luyện, không phải con bạc. Ông nhận ra binh hỏa lực công kích của mình là chưa đủ.

    Tại sở chỉ huy chiến trường ở Plotovitoye, Hoth gần như nằm dài ra trên tấm bản đồ. Đại tá Fanghor, tham mưu trưởng, đang bổ sung báo cáo tình hình mới nhất. Chỉ hai tiếng trước, Hoth đã tới thăm Tướng Kempf tại sở chỉ huy và cả hai cùng đến gặp Tướng Ritter von Hauenschild để nghe về tình hình Sư đoàn thiết giáp 24. Ông cũng gọi Thiếu tướng Heim tại nhà ga xe lửa ở Tin-guta. Trong một balka, kiểu nhà điển hình của miền nam nước Nga, Heim trình bày về tình huông khó khăn của Sư đoàn thiết giáp 14. Ở đây, cũng vậy, việc tiến thêm dường như bất khả thi.

    “Chúng ta phải dùng cách khác để giải quyết vấn đề này, Fangohr”, giọng Hoth oang oang. “Chúng ta đang đổ máu đến chết một cách vô ích trước mấy ngọn đồi chết tiệt này: nơi này không phải chiến trường cho quân thiết giáp. Chúng ta phải tập hợp lại và tấn công vào đâu đó khác, cách xa đây. Bây giờ, nghe kĩ này….”
  9. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    Viên thượng tướng bắt đầu triển khai ý tưởng của mình. Fangohr thì bận rộn vẽ lên bản đồ, kiểm tra báo cáo trinh sát và đo đạc khoàng cách. “Nó khả thi.” Ông ta lầm bầm đi lầm bầm lại câu đó. Tuy nhiên, Fangohr không đồng ý hoàn toàn với kế hoạch của Hoth, lí do chính là sẽ tốn thêm thời gian bố trí lại lực lượng. Bên cạnh đó, rất nhiều nhiên liệu sẽ cần cho việc đánh vòng qua này. Và nhiên liệu lúc này đang rất thiếu. Và chính yếu là cũng phải chiếm những “ngọn đồi chết tiệt” này bằng cách này hay cách khác, vì chúng kiểm soát toàn bộ phía nam thành phố và các đường vào. Tướng Kempf cũng phản đối việc tái bố trí này. Nhưng cuối cùng cả hai đã bị tư lệnh của họ thuyết phục.

    Hoth gọi cho Cụm TDQ. Ông có một cuộc trao đổi với Weichs trong nửa giờ. Weichs đồng ý và hứa sẽ đích thân giải quyết các vấn đề ảnh hưởng tới chiến dịch, đặc biệt là bổ sung nhiên liệu.

    Mọi thứ đều tiến vào hoạt động: mệnh lệnh nối tiếp mệnh lệnh, chuông điện thoại kêu liên hồi. Toàn bộ nhân viên Sở chỉ huy đang hoạt động với tần suất cao nhất. Chiến dịch tái bố trí đã được tiến hành.

    Cố gắng không đánh động đối phương, Hoth rút hết các đơn vị thiết giáp và mô tô hóa khỏi tiền tuyến trong đêm và thay bằng bộ binh Sư đoàn Saxon 94. Trong một nước đi táo bạo, khá giống với việc “nhập thành” trong cờ vua, ông ta đã chuyển hết các lực lượng cơ động ra sau QD 04 trong hai đêm và tái bố trí cách tiền tuyến 30 dặm ở Abganerovo thành một mũi tấn công mạnh.

    Lực lượng này đánh thẳng vào sườn TDQ 64 ngày 29 tháng 08, trong sự ngạc nhiên tột độ của đối phương. Thay vì mở một con đường máu trực diện tới khuỷu sông Volga, vượt qua những ngọn đồi được phòng thủ vững chãi của Beketovka và Krasnoarmeysk, nơi đầy xe tăng và đại bác của đối phương, Hoth đã chọn vòng qua nó về phía tây Stalingrad, nhằm vòng ngược lại và đánh vào sườn các cao điểm phía nam thành phố, cùng lúc bao vây toàn bộ cánh trái của TDQ 64.

    Chiến dịch bắt đầu rất triển vọng. Kết hợp với bộ binh xung kích của QD 04, các đơn vị cơ động đã đột phá tuyến phòng thủ nội ô Stalingrad ở Garilovka và tràn ngập trận địa pháo hậu tuyến quân Xô viết ngày 30 tháng 08. Hauenschild cùng Sư đoàn thiết giáp 24 của mình tiến tới tuyến đường sắt Stalingrad-Karpovka chiều 31 tháng 08 – họ thâm nhập sâu tới 20 dặm, điều mà không ai dám kì vọng trước đó.

    Toàn bộ hình thế chiến trường đã thay đổi. Một cơ hội lớn đang mở ra. Chiến quả không còn giới hạn trong việc chiếm các cao điểm ở Beketovka và Krasnoarmeysk, mà còn là bao vây cả hai TDQ Xô viết ở tây Stalingrad, TDQ 62 và 64. Thắng lợi như đã gần ngay trứơc mắt, chỉ cần các lực lượng cơ động của TDQ 06 tiến nhanh về phía nam, về phía quân của Hoth, và khép chặt vòng vây. Chiến dịch táo bạo của Hoth đã mở ra cơ hội tận diệt hai TDQ đang bảo vệ Stalingrad.

    Cụm TDQ ngay lập tức nhận ra cơ hội này. Trong một mệnh lệnh gửi Tướng Paulus, chuyển bằng radio trưa 30 tháng 08, có ghi:

    Xét theo tình hình thực tế TDQ thiết giáp 04 đã thiết lập đầu cầu tại Garilovka lúc 1000 giờ hôm nay, mọi thứ chỉ còn phụ thuộc vào TDQ 06 tập trung tất cả các lực lượng mạnh nhất có thể, bất kể họ đang trong tình trạng phải phòng ngự căng thẳng… và phát động tấn công về phía nam nhằm phối hợp TDQ thiết giáp 04 tiêu diệt quân địch tại khu vực tây Stalingrad. Quyết định này yêu cầu dứt khoát bỏ mặc các mặt trận không quan trọng khác.

    Khi Cụm TDQ nhận được tiếp thông tin về sự đột phá sâu của Sư đoàn thiết giáp 24 tại tây Voroponovo ngày 31 tháng 08, Weichs đã gửi một mệnh lệnh cho Paulus ngày 01 tháng 09, diễn đạt một cách chi tiết và không nghi ngờ gì là một lời nhắc nhở. Ngay Điều 01 nó đã đề cập: “Thành công quyết định của TDQ thiết giáp 04 ngày 31.8 đưa đến cơ hội đánh bại triệt để quân địch tại phía tây và nam tuyến Stalingrad – Voroponovo – Gumrak. Hai TDQ phải nhanh chóng bắt liên lạc với nhau và chọc thẳng vào trung tâm thành phố”

    TDQ thiết giáp 04 phản ứng cấp kì, Ngay ngày 01 tháng 09 hôm đó, Tướng Kempf dẫn Sư đoàn thiết giáp 14 và Sư đoàn bộ binh mô tô hóa 29 đánh về hướng Pitomnik, bỏ mặc cho một mình Sư đoàn thiết giáp 24 giữ các vị trí đã chiếm.

    Nhưng TDQ 06 không tới. Tướng Paulus cho rằng không thể thả các đơn vị cơ động cho cuộc hành quân về hướng nam, khi quân Xô viết vẫn tấn công mãnh liệt vào mặt trận phía bắc. Ông ta đã cân nhắc và thấy rằng không thể giữ vững hành lang phía bắc chỉ với một nhúm pháo chống tăng tự hành, xe tăng và pháo xung kích, dù được hỗ trợ bởi các máy bay cường kích của QD không quân 08, trong lúc tách 05 tiểu đoàn thiết giáp thành lập một nhóm chiến đấu đánh về phía nam. Ông ta sợ rằng nếu làm thế, cả mặt trận phía bắc sẽ gãy đổ.

    Có thể ông ta đúng. Có thể mọi quyết định nào khác là một ván cược. Nhưng dù gì thì một cơ hội tuyệt hảo đã bị bỏ lỡ. 24 tiếng sau, sang ngày 02 tháng 09, trinh sát của Sư đoàn thiết giáp 24 báo cáo lại không còn bóng người nào phía trước trận tuyến quân Đức. Người Nga đã rút bỏ các vị trí phòng ngự phía nam, như cùng ngày họ bỏ các vị trí đối mặt QD của Seydlitz ở phía tây. Điều gì khiến quân Nga đi bước bất ngờ này?

    Tướng Chuykov, chỉ huy tạm quyền TDQ 64, đã nhận ra nguy hiểm phát sinh từ bước tiến của Hoth. Ông ta báo động ngay cho Thượng tướng Yeremenko. Yerremenko không chỉ thấy sự nguy hiểm, ông còn phản ứng cực nhanh, khác hẳn tác phong châm chạp thường thấy của các chỉ huy Xô viết trong những tình huống tương tự. Yeremenko đã ra một quyết định khó khăn và nguy hiểm – nhưng đúng đắn duy nhất – bỏ những vị trí phòng ngự nội ô đã chuẩn bị kĩ lưỡng. Ông chấp nhận hi sinh các vị trí phòng ngự mạnh, dây thép chướng ngại, hàng rào chống tăng và các con hào cho bộ binh để cứu các đơn vị dưới quyền khỏi nguy cơ bị bao vây, và rút họ về một tuyến phòng thủ lâm thời ngay rìa thành phố.

    Việc này một lần nữa chứng minh quân Xô viết đang triển khai chiến thuật mới mà Bộ Tổng Tư Lệnh đưa ra từ đầu hè. Những đơn vị lớn sẽ cố gắng tránh bị bao vây trong bất kỳ trường hợp nào. Thậm chí phải mạo hiểm đối mặt nguy cơ mất Stalingrad, trong trường hợp này.

    Trưa ngày 02 tháng 09 tướng Paulus quyết định ra lệnh các lực lượng cơ động của QD thiết giáp 14 tiến về phía nam, và ngày 03 tháng 09 bộ binh của Seydlitz đã kết nối với mũi nhọn thiết giáp của Hoth. Cái túi mà Cụm TDQ dự định ngày 30 tháng 08 đã hình thành và khóa lại, nhưng không còn quân địch nào mắc kẹt trong đó cả. Việc cơ động hoàn thành trễ tới 48 tiếng. Sự chậm trễ này phải trả giá bằng thành phố Stalingrad. Nhưng hiện tại thì chưa ai biết việc này.

    Cụm TDQ sau đó ra lệnh cho Paulus và Hoth tận dụng tình hình và xuyên phá vào thành phố càng nhanh càng tốt.
    tonkin2007, gaume1, DepTraiDeu2 người khác thích bài này.
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Hay tuyệt...Cám ơn bác Hunterxmn nhiều....

Chia sẻ trang này