1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927

    Cuộc tấn công của Quân đội Đỏ đã được mở màn với màn hỏa lực pháo binh tập trung dữ dội để làm mềm tuyến phòng thủ đối phương. Sau đó là đợt sóng đầu tiên của Hồng quân xuất hiện trong màn sương mù dầy đặc. Các Tiểu đoàn của Rumani đã chiến đấu rất dũng cảm. Tại tuyến đầu, Sư đoàn 1 Kỵ binh cùng với các Trung đoàn thuộc Sư đoàn Bộ binh số 6 Rumania, đặt dưới sự chỉ huy của Tướng Mihail Lascar, đã chiến đấu rất ngoan cường và giữ vững vị trí chiến đấu.

    Nhưng quân lính Rumania sớm thấy mình phải đối mặt với một tình huống mà không thể ngờ tới. Họ là nạn nhân của một hội chứng mà Đại tướng Guderian gọi là “Hội chứng sợ hãi xe tăng”, đó là một sự hoảng loạn lan ra trong các đơn vị thiếu kinh nghiệm khi đối đầu với các lực lượng thiết giáp quân thù. Những chiếc xe tăng hạng nặng của người Nga, sau khi đã chọc thủng phòng tuyến, bất thình lình xuất hiện sau lưng và tấn công vào các vị trí của họ. Một tiếng kêu lên :”Xe tăng địch ở sau lưng !”, và thế là sự hoảng loạn theo sau. Toàn bộ những người lính trên tuyến đầu như bị choáng. Thật không may, pháo binh Rumania đã ít nhiều bị tê liệt vì sương mù, và họ bắn vào những mục tiêu được xác định cụ thể gần như là một điều bất khả thi…

    Vào giữa ngày 19 tháng 11 thì thảm họa trên sông Don đã được hình thành. Toàn bộ các Sư đoàn đang trấn giữ phòng tuyến, như các Sư đoàn Bộ binh Rumania 13, 14, 9 hoàn toàn tan rã và vội vàng tháo chạy trong cơn hoảng loạn.

    Quân Nga liên tục truy kích sau lưng họ, chọc thẳng hướng tây về phía sông Chir, rồi rẽ theo hướng tây nam và hướng thẳng về phía nam. Tuy nhiên, hướng chủ công của họ lại đâm thẳng theo hướng đông nam. Càng ngày càng rõ ràng hiện lên mũi đột kích của họ chọc thẳng vào hậu phương của Tập đoàn quân VI.

    Và bây giờ, cơn cuồng nộ trên sông Don bắt đầu ảnh hưởng tới Quân đoàn Panzer XLVIII. Nhưng bất thình lình, mọi việc dường như sai lệch với các tính toán ban đầu của các lực lượng do Tướng Heim chỉ huy. Cụm Tập đoàn quân B đã chỉ đạo cho Quân đoàn được toàn quyền sử dụng 100 xe tăng tiếp tục cuộc phản công theo hướng tây bắc nhằm thẳng tới Kletskaya – để đè bẹp lực lượng Bộ binh Sô-viết thuộc Tập đoàn quân 21. Nhưng Quân đoàn không thể sớm di chuyển được bởi một mệnh lệnh đến từ Tổng Hành dinh Quốc trưởng vào lúc 11.30 hủy bỏ các mệnh lệnh trước đó; giờ đây yêu cầu Quân đoàn phải tiến về hướng tây bắc để chống lại sự đột phá phòng tuyến nguy hiểm của cá lực lượng xung kích thuộc Tập đoàn quân xe tăng số 5 của người Nga tại khu vực Blinov— Peschanyy. Thế là mọi việc quay ngoắt lại 180 độ. Để hỗ trợ cho khu vực này, Quân đoàn đã phải đưa lực lượng của mình ra để thay thế cho ba Sư đoàn thuộc Quân đoàn Rumania số II – những người đã bị quân Nga đánh cho tơi tả, tan rã và hầu như không còn sức chiến đấu được nữa

    Cho tới đêm ngày 19 tháng 11, các mũi nhọn bọc thép của người Nga đã thọc sâu tới 30 dặm tại lỗ thủng Blinov.

    Quân đoàn Đức, đặc biệt là Nhóm thiết giáp thuộc Sư đoàn Panzer 22 của Đại tá von Oppeln- Bronikowski đã thể hiện sự mẫu mực trong việc điều khiển công việc ngoặt qua một góc 180 độ và quăng mình thẳng vào đường tiến quân của các lực lượng thiết giáp địch ở Peschanyy. Nhưng những thiệt hại bởi các chú chuột giờ mới bắt đầu để lại hậu quả : lực lượng hành quân qua các hẻm núi đóng băng mà không hề có bao bọc xích chống trơn trượt cho xe tăng, dẫn đến thiệt hại thêm nữa. Kết quả là Sư đoàn hào hiệp dũng cảm nhưng kém may mắn đã tới chiến trường ở Peschanyy chỉ vẻn vẹn có 20 xe tăng, đối mặt với địch thủ mạnh hơn hẳn. May mắn là tiểu đoàn bộ binh tùng thiết đã ở ngay gần đó, và họ cùng lao vào những cuộc tấn công chớp nhoáng và chiến đấu kịch liệt tay đôi giữa súng chống tăng và xe tăng họ đã thành công trong việc tạm thời chặn đứng các mũi nhọn tiến công của thiết giáp Sô-viết.

    Hai mươi sáu chiếc T-34 của quân Nga đã nằm chực ngay trước tuyến phòng thủ mới được vội vã thành lập. Nếu chỉ cần có một Trung đoàn Panzer ở bên phải và bên trái họ, chỉ cần một Trung đoàn mà thôi, thì cơn cuồng phong Đỏ có thể sẽ bị bẻ gãy ngay lập tức, đúng vào thời khắc nguy hiểm nhất của nó. Nhưng buồn thay không hề có một thứ gì ở bên trái và bên phải cả - ngoại trừ các tàn quân Rumania đang chạy bán sống bán chết. Quân Sô-viết chỉ làm một việc đơn giản là ào ạt vượt qua lỗ thủng.

    Sư đoàn 22 Panzer, nhất là Nhóm Thiết giáp Oppeln giờ đây đã gần như bị loại ra khỏi vòng chiến, ngoại trừ một nhóm Panzer Jagers , gồm một Tiểu đoàn lính tùng thiết, vài khẩu pháo đang đứng trước mối đe dọa bị bao vây. Giải pháp tốt nhất cho họ lúc này là tránh giao chiến.

    Kết quả là, Sư đoàn Thiết giáp Rumania số 1, hiện đang chiến đấu rất dũng cảm dưới sự chỉ huy của Tướng Radu tại khu vực xa hơn về phía Đông đã bị tách rời ra với Sư đoàn 22 Panzer. Lực lượng Quân đoàn bây giờ bị chia cắt ra làm hai và sức mạnh chiến đấu của nó đã bị biến mất. Cụm Tập đoàn quân ngay lập tức nhận ra mối nguy hiểm chết người này và nhanh chóng gửi đi một mệnh lệnh bằng vô tuyến tới Sư đoàn Thiết giáp Rumania số 1, yêu cầu họ di chuyển theo hướng tây nam để tìm cách liên lạc lại với nhóm Thiết giáp Oppeln.

    Nhưng mọi việc vẫn tiếp tục sai lạc với Quân đoàn của Tướng Heim – gần như có một lời nguyền nghiệt ngã đối với họ. Nhưng đơn vị thông tin liên lạc thuộc Sư đoàn Thiết giáp Rumania số 1 đã bị tiêu diệt, nên họ không thể nhận được những thông tin khẩn cấp của người Đức gửi cho họ về sự thay đổi kế hoạch. Và hậu quả là, thay vì lập tức phải di chuyển theo hướng tây nam, Sư đoàn gan dạ dũng cảm này vẫn tiếp tục chiến đấu trên các phòng tuyến tại hướng bắc. Và lúc này, các xe tăng của Sô-viết lao nhanh theo hướng đông nam không hề gặp khó khăn cản trở gì cả.

    Bây giờ, các mục đích của quân Sô-viết đã nổi lên một cách rõ ràng. Họ đang nhằm thẳng vào thị trấn Kalach. Không còn lực lượng để cản họ lại nữa. Phần lớn Tập đoàn quân Rumania số III đã rơi vào tình trạng tan rã và hoảng loạn. Chỉ trong có bốn ngày mà họ đã mất tới 75.000 binh sĩ, 34.000 ngựa và toàn bộ vũ khí hạng nặng của năm sư đoàn.

    Cuộc phản công của quân đội Sô-viết đã được hình thành và tiến hành theo đúng mô hình Blitzkrieg (Chiến tranh chớp nhoáng) của quân đội Đức trong các trận chiến bao vây, tiêu diệt chính họ vào năm 1941, giai đoạn đầu của Mặt trận miền Đông.


    ..............................

    Lần cập nhật cuối: 30/01/2017
    DepTraiDeu, meo-u, hunterxmn7 người khác thích bài này.
  2. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Không biết gọi tướng tá Đức là gì nữa. Một mặt, họ quả là rất giỏi. Nhưng họ cũng giỏi chống chế: khi thì đổ cho Hitler, khi thì đổ cho chuột, khi thì đổ do quân Rumani. Tướng ra trận phải dự trù rất cả, còn không thì thua là phải rồi. Tính tự phụ của người Đức đã hại chính họ.
    halosun, meo-u, tonkin20071 người khác thích bài này.
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Trong khi hai nhát cắt tại gọng kìm phía bắc đang cắt qua những tàn quân Rumania thuộc Tập đoàn quân III, thì từ gọng kìm phía nam đã bắt đầu khởi xướng một đòn phản công khác trong ngày 20 tháng 11, đánh vào sườn phía nam của Mặt trận Stalingrad, điểm xuất phát từ khu vực Beketovka - Krasnoarmeysk, và ở hai điểm khác tập trung đông đảo các lực lượng Hồng quân ở xa hơn về phía nam.

    Tình hình ở đây cũng như vậy, quân Sô-viết cũng đã mở cuộc phản công vào phòng tuyến do quân Rumania trấn giữ. Đó là khu vực thuộc vùng trách nhiệm của Quân đoàn Rumania số VI và VII thuộc biên chế của Tập đoàn quân Rumania số IV . Với lực lượng gồm hai Quân đoàn cơ động – hay gọi là Quân đoàn Cơ giới hóa còn nguyên vẹn quân số, cũng như một Quân đoàn kỵ binh và sáu Sư đoàn Bộ binh nằm trong thành phần 2 Tập đoàn quân số 57 và 51 của Phương diện quân Stalingrad do Yeremenko chỉ huy đã phát động cuộc tấn công của họ. Xen giữa hai Tập đoàn quân này có một lực lượng thuộc Quân đoàn Cơ giới hóa số IV với lực lượng gồm hàng trăm xe tăng. Theo kế hoạch, sau khi họ chọc thủng được tuyến phòng ngự của đối phương, các Quân đoàn Cơ giới hóa bằng mũi tiến công vu hồi, thọc sâu bằng xe tăng kết hợp với lực lượng Bộ binh Cơ động với tốc độ rất cao lao thẳng về khu vực Kalach để hợp vây với gọng kìm phía Bắc.

    Mở đầu, lực lượng chủ công của Tập đoàn quân Sô-viết bao gồm nhiều xe tăng và các Tiểu đoàn Cơ giới hóa đã đập tan Sư đoàn 20 Rumania tại phía tây Krasnoarmeysk ngay từ cú đánh đầu tiên. Một mối nguy hiểm liên tục được phát triển, kể từ sau cú đánh đó là một hướng đột kích trực tiếp, chạy theo một con đường ngắn nhất, nhắm thẳng sâu vào hậu phương của Tập đoàn quân VI Đức.

    Nhưng giờ đây, trong tình thế nguy ngập này đã cho chúng ta thấy khi một Sư đoàn Đức đầy đủ kinh nghiệm và trang bị tốt nhất có thể thực hiện tốt nhiệm vụ đã giao cho họ ; nó cũng chỉ ra rằng lực lượng phản công của Quân đội Sô-viết hiện giờ vẫn chưa phải là những đơn vị thiện chiến nhất.

    Khi thảm họa xảy ra, Sư đoàn Bộ binh Cơ giới 29 giàu kinh nghiệm đến từ vùng Thuringia và Hesse đang đóng quân tại một nơi trên thảo nguyên cách Stalingrad khoảng 30 dặm theo hướng tây nam, hiện đang biên chế cho lực lượng dự trữ của Cụm Tập đoàn quân. Họ đã được được phép rút ra khỏi Mặt trận Stalingrad từ cuối tháng chin, được tăng cường sức mạnh chiến đấu và trang bị đầy đủ để được dành riêng cho Tổng hành dinh Quốc trưởng chuẩn bị tiến quân theo hướng Astrakhan. Vào những ngày đầu tiên của tháng mười một, trong giai đoạn tác chiến khó khăn của Mặt trận Caucasus, họ đã nhận được mệnh lệnh từ Tập đoàn quân Panzer của Hoth chuẩn bị rời khỏi Mặt trận vùng Caucasus trong những ngày cuối tháng mười một. Khi đó, Sư đoàn Bộ binh Cơ giới 29 sẽ được để dành cho chiến cuộc mùa xuân năm 1943. Đó là sự lạc quan chung tại Bộ Tư lệnh tối cao Đức trong những ngày đầu tháng mười một – mặc dù tình hình tại Stalingrad không mấy khả quan. Ngay sau đó, một đoàn tàu đặc biệt đưa vài ngàn lính trong Sư đoàn quay trở lại nước Đức.

    Sau đó, trong ngày 19 tháng 11, Sư đoàn này đang có một sức mạnh chiến đấu đầy đủ, được đặt dưới sự chỉ huy của Thiếu tướng Leyser, là một người được Chúa Trời gửi đến cho Sư đoàn. Kể từ khi Đại tướng Hoth mất liên lạc vô tuyến với Cụm Tập đoàn quân, Leyser đã hành động độc lập, và vào lúc 10.30 ngày 20 tháng mười một, trong khi đang huấn luyện chiến đấu thì họ được cấp tốc ném ra để ngăn chặn mũi tấn công thuộc Tập đoàn quân 57 Sô-viết đang ào ạt chọc thủng phòng tuyến tại phía nam Stalingrad.
    --- Gộp bài viết: 31/01/2017, Bài cũ từ: 31/01/2017 ---
    [​IMG]
    BẢN ĐỒ 34 : ĐÒN PHẢN CÔNG CỦA NGƯỜI NGA TRONG THÁNG 11.1942 TẠI STALINGRAD – BẢN ĐỒ NHỎ LÀ PHÒNG TUYẾN MẶT TRẬN CỦA CỤM TẬP ĐOÀN QUÂN B TRƯỚC NGÀY 19.11.1942
    DepTraiDeu, meo-u, hunterxmn7 người khác thích bài này.
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Sư đoàn Bộ binh Cơ giới 29 nhanh chóng mở hết tốc lực lao về phía trước. Tiểu đoàn Panzer 129 tiến ở vị trí trung tâm, gồm một cái nêm xe - tăng gồm 55 chiếc Mark III và Mark IV. Dọc hai bên sườn của chúng là lực lượng tùng thiết. Phía sau họ là các lính Vệ binh đang hành quân trên những chiếc xe bọc thép. Sau nữa là lực lượng pháo binh yểm trợ. Mặc dù sương mù dày đặc, họ vẫn lái xe lao về nơi có tiếng đại bác ầm ầm vọng lại.

    Những người chỉ huy xe tăng đứng thẳng trên những chiếc tháp pháo xe tăng. Tầm nhìn xa chỉ còn có 100 yards. Thình lình, lớp sương mù tan biến.

    Trong cùng một thời điểm, những người chỉ huy xe tăng đều phản xạ nhanh như điện. Ngay trước mặt họ, chỉ cách có 400 yards, một đội xe tăng Sô-viết thuộc Quân đoàn Cơ giới hóa số 13 đang ập đến. Những chiếc nắp xe tăng ầm ầm đóng lại. Các mệnh lệnh quen thuộc vang lên : “Hướng 12 giờ - đạn xuyên giáp – Cự ly 400 – Nhằm thẳng xe tăng kẻ thù – Khai hỏa…”

    Khắp nơi, đâu đâu cũng có những tia chớp lóe sáng và những tiếng nổ ầm ầm của súng đại bác 75 mm. Các loạt đạn bắn ra đã trúng mục tiêu và những xe tăng Sô-viết chìm ngập trong biển lửa. Quân Nga bị bối rối. Kiểu đánh bất ngờ này không phải sở trường của họ. Họ bị hỏa lực của quân Đức ghìm chặt, buộc phải rút lui, bị kẹt lại và cuối cùng bị đánh gục.

    Ngay sau đó, một mục tiêu mới đã được phát hiện. Ở một khoảng cách ngắn ngủi, ngay trên đường sắt, đứng sau một đoàn tàu chở hàng khác đang nhả ra một số lượng lớn Bộ binh Sô-viết. Hóa ra quân Nga được vận chuyển đến chiến trường bằng đường sắt.

    Tiểu đoàn pháo binh thuộc Sư đoàn Bộ binh Cơ giới 29 đã phát hiện ra mục tiêu đầy hứa hẹn này và bắt đầu khai hỏa thẳng vào đội hình quân Nga. Chỉ trong chốc lát, hướng đột kích thuộc Tập đoàn quân 57 Sô-viết đã bị đập tan.

    Nhưng lúc này, khi người Đức đã thành công trong việc bịt được lỗ thủng trên phòng tuyến tại vùng này thì những tin tức báo động từ khu vực cách họ 18 dặm xa hơn về phía nam liên tiếp bay về Bộ Tư lệnh Cụm Tập đoàn quân. Trong vùng trách nhiệm của Quân đoàn Rumania VI, Tập đoàn quân 51 Sô-viết đã chọc thủng phòng tuyến tại khu trung tâm dọc theo cánh phía nam, và bây giờ hướng thẳng về phía Sety bằng tốc độ nhanh đến chóng mặt của Quân đoàn IV. Một thời khắc rất quan trọng của trận chiến đã tới.

    Sư đoàn Bộ binh Cơ giới 29 vẫn trong trạng thái vận hành rất trơn tru. Nếu đơn vị này có thể giữ được phòng tuyến mặt trận bằng cách xông về hướng tây nam, đánh thẳng vào sườn của Quân đoàn Cơ giới hóa Sô-viết, có trong đội hình khoảng 90 xe-tăng, thì rất có khả năng hướng đột kích này của người Nga sẽ bị chặn lại bởi vì Đại tướng Hoth đã chuẩn bị một lực lượng sẵn sàng để tung ra một đòn tấn công thứ hai thẳng vào sườn của Quân đoàn do Thiếu tướng Volskiy chỉ huy.

    Nhưng ngay sau đó, vào ngày 21 tháng 11, một mệnh lệnh bất ngờ từ Cụm Tập đoàn quân chuyển xuống : Hủy bỏ cuộc tấn công, thay vào đó Sư đoàn Bộ binh Cơ giới 29 phải chiếm lĩnh vị trí phòng thủ để bảo vệ sườn phía nam cho Tập đoàn quân VI. Sư đoàn 29 giờ đây được tách ra khỏi Tập đoàn quân Panzer IV của tướng Hoth và cùng với Quân đoàn IV của Tướng Jaenecke chuyển về biên chế thuộc Tập đoàn quân VI.

    Nhưng họ phải chờ tới tận buổi sáng 22 tháng 11 mới chính thức được Tướng Paulus thông báo rằng Sư đoàn Bộ binh Cơ giới 29 giờ đây thuộc quyền chỉ huy của ông ta.

    Với cách này thì đơn vị chiến đấu cừ khôi nhất với năng lực tấn công đáng kể đã bị kìm hãm và được sử dụng để phòng thủ ở tuyến che chắn giống như nhiệm vụ của một sư đoàn bộ binh, mặc dù trên thực tế không có gì để bảo vệ cả. Phải thừa nhận là , nguyên tắc quân sự chính thống yêu cầu rằng ; Khi sườn của Tập đoàn quân bị đe dọa bởi sự xâm nhập của quân địch thì nên được bảo vệ - nhưng trong trường hợp riêng biệt này Cụm Tập đoàn quân nên nhận ra rằng gọng kìm phía nam của quân Nga tại thời điểm này không hề hướng vào Stalingrad, mà là hướng tới thị trấn Kalach, với mục đích kết nối với gọng kìm phía Bắc tại khu vực sông Don và đóng cái bẫy lớn phía sau hậu phương của Tập đoàn quân VI.


    ...................................
    DepTraiDeu, meo-u, hunterxmn8 người khác thích bài này.
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Cụm Tập đoàn quân của Weich đã bị buộc tội và không phải không có biện minh đã theo đuổi chiến lược giải quyết từng phần, "cái gì cần làm trước thì làm trước" . Tất nhiên là dễ dàng để tỏ ra khôn ngoan sau khi sự việc đã xảy ra. Rất có thể Cụm Tập đoàn quân tại thời điểm đó đã không nhận ra mục tiêu của các cuộc tấn công từ quân Nga. Tuy vậy những cuộc trinh sát nếu được thực hiện đúng đắn chức năng và nhiệm vụ sẽ phải cho biết cái gì đang hoặc sắp diễn ra trong vòng vài giờ tới. Thiếu tướng Volskiy của Quân đoàn Cơ giới số 4 Sô-viết trong khi đó đã tới được điểm dân cư Sety. Quân Nga thậm chí đã có được các vị trí nghỉ ngơi trước khi màn đêm buông xuống. Họ đã dừng cuộc hành quân. Lý do là gì ? Câu trả lời thật là đáng chú ý.

    Sự xuất hiện bất ngờ của Sư đoàn Bộ binh Cơ giới 29 trên chiến trường đã gây ra một tâm trạng hoảng sợ cho viên Tư lệnh Quân đoàn Sô-viết - Thiếu tướng Volskiy, người được cấp báo về tình hình chiến sự qua hệ thống radio, đề cập tới khả năng có thể xảy ra thảm họa đến với Tập đoàn quân 51 Sô-viết. Ông ta sợ người Đức tung ra một đòn vu hồi dọc theo sườn chưa được bảo vệ chắc chắn của ông. Trên thực tế, ông ta sợ đúng cái điều mà Đại tướng Hoth đã có ý định thực hiện. Chính vì vậy, ông ta ra lệnh lực lượng của ông tạm thời dừng lại mặc dù các Cấp chỉ huy Tập đoàn quân rất giận dữ yêu cầu Quân đoàn của ông phải tiếp tục cuộc phản công bằng bất kỳ giá nào. Nhưng phải chờ cho đến ngày 22 tháng 11, khi đòn vu hồi của người Đức không xảy ra và cũng là lúc ông ta nhận được một mệnh lệnh rất cục cằn và lỗ mãng từ vị Tư lệnh Phương diện quân Yeremenko thì Quân đoàn của ông ta mới tiếp tục hành quân, mở hết tốc lực hướng thẳng về phía tây bắc và chiếm được thị trấn Kalach trên sông Don 24 giờ sau.

    Quá trình diễn biến của các sự kiện cho thấy rằng một cuộc đột kích được nhắm mục tiêu kỹ càng bởi các đơn vị của Sư đoàn Bộ binh Cơ giới 29 thuộc Quân đoàn của Jaenecke đã có thể thay đổi tình hình và ngăn ngừa thảm họa bao vây của Tập đoàn quân VI đến từ phía nam. Nhưng khi nào thì các báo cáo trinh sát tin cậy được thực hiện trong các cuộc chọc thủng phòng tuyến lớn ? Để làm cho tình hình tồi tệ thêm, Paulus và viên Tham mưu trưởng của mình dành phần lớn thời gian để di chuyển trong suốt những giờ phút định mệnh này ...

    Ngày 21 tháng 11, Paulus đã cho di dời Trụ sở Tập đoàn quân từ Golubinskaya trên sông Don tới Gumrak, gần Mặt trận Stalingrad hơn. Trong lúc này, cùng với Arthur Schmidt, Tham mưu trưởng Tập đoàn quân kiêm Trưởng phòng nhân sự đã bay tới Nizhne-Chirskaya, bởi vì vào thời điểm đó từ Chir chạy tới sông Don có một trụ sở được trang bị rất tốt cho Tập đoàn quân, từ đó có thể liên lạc trực tiếp với Cụm Tập đoàn quân B, Bộ Tư lệnh Tối cao và Tổng hành dinh Quốc trưởng. Nizhne-Chirskaya được xây dựng dự định dung làm Trụ sở Bộ tư lệnh Tập đoàn quân VI trong mùa đông sau khi đã hoàn thành việc chiếm giữ Thành phố Stalingrad.

    Tướng Paulus và viên Tham mưu trưởng đã có ý đồ sử dụng các phương tiện truyền thông liên lạc hiện giờ đang vận hành rất tốt tại Nizhne-Chirskaya trong việc đưa ra các mệnh lệnh hoàn toàn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và thấu đáo trong tình hình mới trước khi di chuyển vào Gumrak. Không bao giờ có một mối nghi ngờ nào tại thời điểm đó cho đến tận ngày nay – đó là lúc Paulus vẫn dự định nằm ngoài vòng vây, xa trụ sở của ông để tiếp tục điều khiển công việc. Nhưng Quốc trưởng đã hiểu lầm động cơ và ý định của viên Tư lệnh Tập đoàn quân VI. Tướng Paulus chưa kịp đến Nizhne-Chirskaya thì nhận được mệnh lệnh của Quốc trưởng kiên quyết yêu cầu ông bay trở lại vòng vây.

    Đại tướng Hoth cũng đã bay tới Nizhne-Chirskaya trong buổi sáng sớm ngày 22 tháng 11 theo lệnh triệu tập của Cụm Tập đoàn quân để thảo luận tình hình với Paulus.Ông thấy mình cáu kỉnh và hết sức bối rối bởi mệnh lệnh nhục nhã mà ông đã nhận được từ Hitler. Nét mặt của người trí thức quân đội này mang một vẻ đau khổ và phản ánh sự lo lắng sâu sắc về tình hình rối ren. Ngược lại, Thiếu tướng Schmidt, tham mưu trưởng Tập đoàn quân VI lại bình chân như vại. Ông trực trên máy điện thoại, liên tục nói chuyện với các chỉ huy trên chiến trường, thu thập thông tin, biên soạn hình dung các ý định quân địch và thảo luận mức độ phòng chống. Ông là điển hình của sự vô tư, bình tĩnh, đúng phong cách của một sỹ quan tham mưu chuyên nghiệp. Về sau, ông còn chứng minh sức mạnh và nghị lực của mình trong suốt 12 năm bị giam cầm tại các nhà tù Sô-viết.

    Các thông tin mà Tướng Schmidt vừa điền và đánh dấu trên tấm bản đồ đã được lan truyền trước trên điện thoại và không hề khích lệ một chút nào cả. Tình hình có vẻ diễn biến xấu đi rất nhiều tại hậu phương của Tập đoàn quân VI, phía tây khu vực sông Don. Nó cũng không khá hơn tại dọc theo sườn phía tây nam của Mặt trận Stalingrad…..

    .................................
    DepTraiDeu, meo-u, hunterxmn6 người khác thích bài này.
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    6.Sixth Army in the Pocket
    TẬP ĐOÀN QUÂN VI TRONG VÒNG VÂY


    “Hãy cút ngay ra khỏi đây !” – “Thưa Quốc trưởng, tôi yêu cầu được tự do hành động” – Goering và cầu không vận – Bộ Tư lệnh tối cao gửi đại diện vào trong vòng vây – Tướng von Seydlitz kêu gọi bất tuân thượng lệnh – Manstein lên nắm quyền – Wenck cứu nguy tình hình tại Chir.


    Bầu trời được bao phủ bằng những đám mây thấp lè tè và một trận bão tuyết thổi từ thảo nguyên tới, nó làm che phủ hết tầm nhìn của các trạm quan sát trên mặt đất cũng như các máy bay trinh sát trên không. Đây là một ngày không có công ăn việc làm của các máy bay cường kích và Stukas. Lại một lần nữa, thời tiết đang ủng hộ cho Thủ lĩnh Đỏ Stalin. Trong những chiến dịch liều lĩnh và tuyệt vọng, không quân Đức hầu như chẳng bao giờ có thể sử dụng nhiều hơn hai loại máy bay cùng một lúc, để chộp lấy các mũi nhọn của quân Nga tại các điểm thâm nhập các đơn vị tiếp vận thuộc Tập đoàn quân VI được vội vã thu gom lại. các đơn vị dịch vụ hậu cần, các nhóm đường sắt quân đội, các đơn vị phòng không và nhân sự mặt đất của không quân đang hăm hở cố gắng xây dựng một phòng tuyến bảo vệ thứ nhất dọc nhánh con sông Chir để ít nhất là ngăn chặn sự mở rộng xâm nhập của các đơn vị Sô-viết vào khoảng trống hướng về phía tây nam, vùng Rostov.

    Một điều đặc biệt rất nghiệt ngã khi những tin tức mới nhất bay về cho thấy khu vực đường băng tại Kalach đã bị tê liệt và các phi vụ máy bay trinh sát trên không thuộc Quân đoàn Không quân VIII bị thất bại hoàn toàn. Khu vực phía bắc thị trấn Kalach vẫn do Sư đoàn Bộ binh 44 đang trấn giữ các vị trí đóng quân tốt tại khu vực phía tây sông Don. Phải thừa nhận rằng, họ đã bị mất hết liên lạc với các đơn vị tiếp vận và bây giờ họ phải phụ thuộc vào chính bản thân họ, nhưng hiện nay họ đang đóng một vai trò như một cầu nối sống còn tại vùng phía tây con sông. Đó là điều bản thân họ còn hy vọng, nhưng mà sẽ không kéo dài được lâu.

    Trong thành phố Stalingrad, Tướng Paulus đã cho đình chỉ tất cả các hoạt động tấn công trong tối ngày 19 tháng 11, theo mệnh lệnh từ Cụm Tập đoàn quân. Chỉ còn có vài trăm mét nữa là hoàn thành xong mục tiêu dự kiến thì mệnh lệnh tạm ngừng tấn công được phát ra. Các lực lượng thuộc ba Sư đoàn Panzer 14, 16 và 24 được biên chế thành các Cụm xung kích đã bị kéo ra khỏi mặt trận, chuyển hướng về phía sông Don nhằm chống lại quân Nga đang ào ạt tiến từ hướng tây bắc xuống.

    Nhưng xét thấy sự phát triển quá nhanh của tình hình chiến sự trong khu vực bị chọc thủng cho thấy với những lực lượng yếu kém như vậy sẽ không đạt được bất cứ điều gì mang tính chất quyết định.

    Vào lúc 14.00 ngày 22 tháng 11, hai tướng Paulus và Schmidt đã bay trở lại trên phòng tuyến quân Nga để tới được Gumrak, một địa điểm nằm trong vòng vây. Trụ sở mới của Tập đoàn quân đóng cách một ga xe lửa nhỏ trong khu vực khoảng một dặm về phía tây.

    Vào lúc nửa đêm ngày 22 tháng 11, một cái nêm xe tăng từ phía bắc của quân Nga đã chiếm được khu đất cao bên bờ sông Don để rồi sau đó họ chiếm được cây cầu của Kalach bằng một cú đánh úp táo bạo. Tương tự như thế, một nhóm xung kích của gọng kìm phía nam đã tiến tới ngoại ô thị trấn. Ngày 23 tháng 11, thị trấn Kalach đã rơi vào tay quân Sô-viết. Vòng vây đã được đóng vào sau lưng Tập đoàn quân VI.

    Bây giờ sẽ phải làm điều gì nào ?

    Đây là một câu hỏi đã được thời gian trả lời và liên tục xuất hiện trong một kho tàng văn học đồ sộ từng xuất bản kể từ khi xảy ra trận chiến Stalingrad, bằng một số lượng lớn các ý kiến mâu thuẫn khác nhau. Sau tất cả, đây là một điều hầu như ai cũng biết rằng, trận chiến đã cướp đi hầu hết các cấp chỉ huy trẻ tuổi, đó là những người biết làm thế nào để giành được chiến thắng. Điều thu hút các nhà sử học quân sự chính là những điều gì dẫn đến sự sai sót và lỗi lầm của sự việc bất hạnh trên. Sau đó, những trận chiến bị thất bại đều thông qua những sai sót và lỗi lầm của các sự phán đoán. Những sai sót và lỗi lầm đã dần dà từng bước đưa Tập đoàn quân VI vào trong túi vây của Stalingrad kể từ những ngày đầu tiên của tháng 11. Tất nhiên, họ không thể đặt hết một cửa hay nói cách khác là đổ hết mọi tội lỗi lên đầu Tướng Paulus, nhưng theo họ mọi điều bất hạnh xuất phát từ các chỉ thị từ các cấp chỉ huy cao nhất của người Đức ngay từ cuối mùa hè năm 1942.

    Nó có lẽ đúng trong khoảng thời gian từ giữa ngày 19 đến 22 tháng 11 cho thấy còn những cơ hội cuối cùng để chấn chỉnh và sửa chữa những sai sót và lỗi lầm như vậy. Bộ Tư lệnh Tối cao Đức trong ngày 19 tháng 11 có lẽ đã nhận ra mối nguy hiểm thực sự đang đè nặng lên Tập đoàn quân VI : họ có thể ra lệnh rút khỏi sông Volga và cụ thể là Thành phố Stalingrad để cứu vãn tình hình. Nhưng đây là một quyết định không thuộc thẩm quyền riêng của Tập đoàn quân VI. Tướng Paulus không thể có một hình ảnh tổng quát và rõ ràng về tình hình chiến sự và sau đó đưa ra một quyết định lớn mà không thuộc thẩm quyền của mình được, bởi vì quyết định đó có thể đe dọa toàn bộ tình hình chiến sự tại mặt trận phía nam của quân Đức; chẳng hạn nếu ra lệnh cho Tập đoàn quân VI từ bỏ các vị trí đóng quân của họ sẽ bắt đầu khởi điểm cho một cuộc rút quân hấp tấp, vội vàng. Bên cạnh đó, các đánh giá về tình hình chiến sự buộc phải thừa nhận rằng trong các ngày 19, 20 thậm chí cho tới ngày 22 tháng 11, thảm họa vẫn chưa thể xảy ra mặc dù nó là một điều không thể tránh khỏi. Điều này được xác nhận bởi một sự kiểm tra rất cẩn thận về tình hình chiến sự tại thời điểm đó.

    ...................................
    meo-u, hunterxmn, caonam_vOz2 người khác thích bài này.
  7. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Tại Học viện Sĩ quan tham mưu đóng tại Quân khu I vùng Kornigsberg thuộc Đông Phổ - EastPrussia, Arthur Schmidt và Wolfgang Pickert, cả hai viên tướng này đều là môn đệ của Cựu Tướng Osswald. Ông ta là một chuyên gia về chiến thuật rất xứng danh là "The Southern Cross - Người lữ hành phương Nam"– một biệt hiệu được các sinh viên đặt cho ông.Một bí quyết giảng dậy đặc biệt của ông là cung cấp cho các học viên một phác thảo rất ngắn gọn về tình hình và sau đó nói với lớp học của mình :” Nào, chàng trai – anh sẽ có mười phút chuẩn bị - Sau đó tôi muốn nghe một quyết định của anh với một lời tuyên bố ngắn gọn về các lý do anh đã đưa ra”. Đó là một cụm từ mà không ai trong số sinh viên của Osswald có thể quên được.

    Khi Tướng Pickert, Tư lệnh Sư đoàn 9 Pháo Phòng không đang đóng quân tại Nizhne-Chirskaya có cuộc gặp gỡ vào buổi sáng ngày 22 tháng 11 với ông bạn chiến hữu Arthur Schmidt cùng một câu hỏi đúng như kiểu môn đệ của Osswald:” Pickert ! Cho một lời tuyên bố ngắn gọn về các lý do anh đã đưa ra”.

    Câu trả lời của Pickert được đưa ra ngay tức khắc :” Hãy cút ngay ra khỏi đây !” (Chúng ta phải rút ngay ra khỏi đây càng sớm càng tốt – ND)

    Tướng Schmidt gật đầu :”Đó là điều mà chúng tôi muốn làm…Tôi cũng…Nhưng mà…” – Và sau đó, viên Tham mưu trưởng của Paulus đã giải thích cho người bạn cũ của ông về quan điểm chính thức do Tập đoàn quân đưa ra : không hề có lý do cho sự hoảng sợ; Không có một điều gì trong việc thực hiện chiến thuật để biện minh cho những quyết định mang tính chất độc lập và cục bộ bất chấp sự phát triển của tình hình chung trên chiến trường. Nhiệm vụ quan trọng nhất trong lúc này là phải bảo vệ được phía sau hậu phương của Tập đoàn quân VI. Việc rút lui từ các vị trí an toàn trong Thành phố Stalingrad có thể mang đến những hậu quả rất tai hại.

    Đây là những nhận xét đã được chứng minh trên thực tế mặt trận chỉ một vài ngày sau đó.

    Nhưng trong ngày 22 tháng 11, khi ông ta có cuộc trò chuyện với Tướng Pickert, Schmidt có thể đã không biết rằng Hitler đã đưa ra một quyết định nhằm trói chặt Tập đoàn quân VI tại Stalingrad.

    Do vậy, tại thời điểm cuộc nói chuyện của ông với Pickert tại Nizhne-Chirskaya trở đi, Tập đoàn quân VI chỉ có hai việc phải làm : giữ gìn sự an toàn cho hậu phương của Tập đoàn quân đang bị đe dọa, cụ thể thiết lập một phòng tuyến bảo vệ vững chắc ở phía tây và phía nam. Để rồi sau đó tiếp đến việc thứ hai : chuẩn bị lực lượng cho một cuộc đột phá về phía tây nam. Những gì cần thiết cho hai công việc trên, quan trọng hơn bất cứ điều gì khác; đó chính là nhiên liệu, và phải được chuyên chở bằng các máy bay vận tải thuộc Luftwaffe. Nhiên liệu cho xe tăng và nhiên liệu cho các xe kéo pháo…

    Quan điểm này phù hợp với những ý tưởng của Cụm Tập đoàn quân Weichs, nơi đã truyền các mệnh lệnh trong tối ngày 21 tháng 11 yêu cầu phải giữ Stalingrad và phòng tuyến Volga “trong mọi hoàn cảnh” để chuẩn bị kỹ càng cho cuộc phá vây . Nhưng Pickert đã tỏ ra hoài nghi về thực lực, khả năng của lực lượng Luftwaffe có thể chuyên chở một khối lượng lớn quân vận cho Tập đoàn quân trong một khoảng thời gian ngắn như vậy, và một lần nữa, ông ta kêu gọi tổ chức đòn đột phá sớm lúc nào hay lúc đó.

    Còn Tướng Schmidt đã chỉ ra rằng, người ta không thể bỏ lại phía sau lưng các đơn vị thuộc Quân đoàn XIV và XI, hiện vẫn đang kẹt ở bờ tây con sông Don cùng với 10.000 lính Đức đang trong tình trạng thương tật. Ông ta nói :”Nếu việc này mà thực hiện sẽ là sự kết thúc quân sự theo kiểu Napoleon”.

    Tình hình thực tế cuối cùng cho thấy Paulus và Schmidtđã rất chắc chắn kiên quyết phá vòng vây sau khi đã có sự chuẩn bị thích hợp, nó được chứng minh bởi những gì diễn ra vài giờ sau đó. Trong suốt buổi chiều ngày 22 tháng 11, Paulus nhận được mệnh lệnh qua Radio từ Bộ Tổng tư lệnh tối cao thông qua Cụm Tập đoàn quân :”Hãy giữ vững và chờ mệnh lệnh tiếp theo!”. Hoàn toàn có thể thấy mệnh lệnh này gần như là một vật cản để chống lại những ý định thoát ra khỏi ngoài khu vực đang bị đe dọa một cách hấp tấp và vội vàng. Lúc đó, Tướng Paulus đã có một hình ảnh tổng thể về tình hình chiến sự xảy ra trên sườn phía tây nam của mình, nơi có một lực lượng khoảng 100 xe-tăng Nga đang hoạt động. Sau đó, lúc 19.00, ông ta gửi một tín hiệu liên lạc tới Cụm Tập đoàn quân B với nội dung như sau : ”Phòng tuyến phía nam vẫn mở ra ở phía đông con sông Don. Dòng sông Don đã đóng băng, bây giờ có thể qua lại được. Nhiên liệu đã sử dụng gần hết. Các xe tăng và khí tài hạng nặng đã phải nằm bất động. Trữ lượng đạn dược cũng cạn kiệt. Lương thực, thực phẩm chỉ còn khoảng 6 ngày. Tập đoàn quân dự định tổ chức phòng thủ tại các khu vực còn lại của Stalingrad cho tới tận hai bờ con sông Don để sau đó chuẩn bị cho các giải pháp thích hợp nhất. Điều kiện không thể thiếu trong việc này là phải thành công trong việc phá vỡ vòng vây tại phòng tuyến phía nam và tiếp tục đón nhận một số lượng lớn tiếp vận nhiên liệu và vật tư từ cầu hàng không. Chúng tôi yêu cầu được tự do hành động trong việc thành lập một cụm cứ điểm kiểu con nhím tại khu vực phía Nam đã không được thông qua. Tình hình chiến sự sau đó có thể bắt buộc chúng tôi rời bỏ Stalingrad và phòng tuyến phía bắc để tập trung tất cả lực lượng nhằm đánh bại quân thù tại Mặt trận phía Nam giữa vùng sông Don và sông Volga và phục hồi lại liên lạc với Tập đoàn quân Rumania IV….”

    Nội dung của bản thông báo đã thể hiện một cách rõ ràng những suy nghĩ trong tâm khảm của tướng Paulus. Ông ta đã khởi thảo một kế hoạch rất cẩn thận cho mọi tình huống.. Ông dự định tạo ra một con nhím để chống lại cơn cuồng phong của quân Nga, nhưng ông ta cũng yêu cầu được tự do hành động…tự do trong việc nhanh chóng rút lui nếu việc này cảm thấy cần thiết.

    ...............................
    DepTraiDeu, caonam_vOz, meo-u4 người khác thích bài này.
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Vào lúc 22.00, Hitler gửi đến một bức điện cá nhân. Nội dung của bức điện từ chối quyền tự do hành động và ra lệnh cho Tập đoàn quân phải ở tại chỗ :”Tập đoàn quân VI cần phải biết..” – sau đó là nguyên văn bức điện : ”..Chúng tôi đang làm tất cả mọi thứ để giúp đỡ và giảm gánh nặng cho các bạn. Tôi sẽ ban hành mệnh lệnh tiếp theo trong thời gian thích hợp..”.

    Rõ ràng, khi đó có một cuộc đột phá từ trong túi vây và nó chính thức bị cấm. Tướng Paulus phản ứng ngay tức thì. Lúc 11.45 ngày 23 tháng 11, ông ta liên lạc với Cụm Tập đoàn quân : ”Tôi đang xem xét khả năng tổ chức một đòn đột phá theo hướng tây nam, về phía đông của con sông Don, bằng cách kéo hai Quân đoàn XI và XIV qua sông Don, việc này vẫn có thể thực hiện ngay được tại thời điểm hiện tại, cho dù tất cả các khí tài nặng phải bỏ lại..”.

    Tướng Weichs đã ủng hộ yêu cầu của Tướng Paulus qua một bức điện vô tuyến gửi về Bộ Tư lệnh tối cao, nhấn mạnh : “Việc cung cấp đầy đủ qua đường hàng không là điều không thể thực hiện được..”

    Lúc 23.45 ngày 23 tháng 11, Tướng Paulus sau một hồi suy nghĩ cẩn thận và tiếp tục thảo luận về tình hình chiến sự với các GOCs (General Officer Commanding)- các viên tướng Tư lệnh thuộc Tập đoàn quân đã gửi một bức điện văn khác trực tiếp tới Hitler, khẩn trương yêu cầu Hitler cho phép phá vây. Ông ta đã chỉ ra, tất cả các viên Tư lệnh quân đoàn đã cùng chia sẻ quan điểm với ông :”Quốc trưởng của tôi !..” – Paulus tiếp tục thông báo qua radio : “…Kể từ khi chúng tôi nhận được bức điện của Fuehrer trong buổi tối ngày 22 tháng 11 thì tình hình ngày càng xấu đi một cách nhanh chóng. Chúng tôi đã không thể thực hiện công việc phá vỡ vòng vây tại phía tây và tây nam. Rõ ràng, địch quân đã chọc thủng phòng tuyến của ta ở những nơi đó. Đạn dược và nhiên liệu đã được sử dụng gần hết. Nhiều khẩu pháo và các loại vũ khí chống tăng đã bị hết đạn. Việc cung cấp kịp thời và đầy đủ sẽ là một câu hỏi rất khó trả lời. Tập đoàn quân đang đối mặt với sự hủy diệt trong một tương lai gần khi quân thù sẽ tiếp tục tấn công chúng ta từ phía nam và phía tây. Họ dứt khoát sẽ đánh bại chúng ta bởi họ có sẵn một lực lượng rất tập trung và hùng mạnh. Tình hình trên đòi hỏi sự triệt thoái ngay lập tức tất cả các Sư đoàn từ Stalingrad cùng những lực lượng mạnh của chúng ta tại phòng tuyến phía bắc. Sau đó , một công việc tiếp theo không thể tránh được là phải mở một đòn phá vây theo hướng tây nam, kể từ khi tại các phòng tuyến phía đông và phía bắc, do sức lực đã cạn kiệt, không thể kéo dài các hoạt động phòng thủ được. Phải thừa nhận rằng, một số lượng lớn khí tài hạng nặng cùng vật chất sẽ bị bỏ lại, nhưng phần lớn các binh sĩ tinh nhuệ quan trọng của chúng ta và ít ra là một phần vũ khí, vật chất sẽ được cứu thoát. Tôi tiếp tục chấp nhận hoàn toàn chịu trách nhiệm cho việc này sau những đánh giá, thẩm định sâu sắc về tình hình chiến sự, dẫu cho tôi đã ghi lại đầy đủ những chia sẽ của các Tướng Heitz, von Seydlitz, Strecker, Hube và Jaenecke về những đánh giá của tôi. Theo quan điểm của tôi với các tình huống vừa xảy ra, một lần nữa tôi yêu cầu được tự do hành động…”.

    Hitler đã trả lời lại vào lúc 8.38 ngày 24 tháng 11 qua radio theo hình thức “Sắc lệnh của Quốc trưởng”một thể loại cao và nghiêm ngặt nhất của mệnh lệnh – Hitler đã ra những mệnh lệnh rất nghiêm ngặt và tỉ mỉ về việc thành lập các phòng tuyến trong vòng vây và yêu cầu rút hết các lực lượng còn lại của Tập đoàn quân qua sông Don vào trong vòng vây, hiện vẫn đang còn bị kẹt lại bên bờ tây của con sông. Bản sắc lệnh của Quốc trưởng kết luận :”Hiện tại, các phòng tuyến bên sông Volga và phòng tuyến ở phía bắc phải được giữ vững bằng bất cứ giá nào. Quân nhu sẽ được tiếp tế bằng đường hàng không”.

    Như vậy bây giờ, Tập đoàn quân VI sẽ dứt khoát bị ghim chặt tại Stalingrad theo một Sắc lệnh tối thượng và điên rồ như vậy, kệ cho các viên Tướng Tư lệnh Cụm Tập đoàn quân, Tập đoàn quân, bộ phận Luftwaffe đặt câu hỏi về tính thực tiễn của việc tiếp tế quân nhu bằng đường hàng không ; Làm thế nào lại có thể xảy ra một ý tưởng như vậy ?

    Hầu như mọi người đều cùng chung một quan điểm cho rằng Goering đã đích thân đứng ra đảm bảo việc tiếp tế bằng đường hàng không cho Tập đoàn quân VI và do đó đã chịu thay trách nhiệm cho sắc lệnh tai hại của Hitler. Nhưng trong thực tế lịch sử đã không hoàn toàn xác nhận giả thuyết như vậy. Trái ngược với những lời đồn đại, các buổi hội đàm đi tới Sắc lệnh của Quốc trưởng tại Berghof ở Berchtes-gaden không phải là Goering, mà là từ vị Tham mưu trưởng của ông ta, Tướng Jeschonnek, là một người đàn ông khỏe mạnh, tráng kiện, có một bộ óc xét đoán rất tuyệt vời. Ông ta đã khẳng định câu trả lời trong bản báo cáo của Goeringvề câu hỏi lập Cầu không vận cho Tập đoàn quân VI nhưng phải kèm theo một số điều kiện thiết yếu : các sân bay phải nằm ở gần phòng tuyến mặt trận và điều kiện thời tiết bay phải tương đối hoàn hảo.

    Như vậy, tiêu biểu cho một lời cam kết có trọng lượng trong việc tiếp vận quân nhu cho Tập đoàn quân VI bằng đường hàng không là lý do duy nhất của một quyết định sai lầm từ Hitler, đó sẽ là một sự chuyển đổi trách nhiệm rất phi lý từ Hitler sang Goering… tới lực lượng Luftwaffe. Quốc trưởng đã quá sẵn sàng để ủng hộ một câu nói rất tầm thường của Goering chỉ vì ông ta không muốn có một sự đầu hàng tại Stalingrad. Ông ta vẫn hy vọng tấn công người Nga cho đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời để chinh phục lãnh thổ của họ. Không hềcó động từ rút lui trong đầu ông ta ! Ông ta đã từng khẩn cầu các tướng lĩnh của mình – ta hãy nhớ lại mùa đông năm 1941, trước cửa ngõ Moscow - khi mệnh lệnh nghiêm khắc của ông đã giúp cho Cụm Tập đoàn quân Trung tâm thoát khỏi sự hủy diệt. Nhưng ông ta đã quên rằng những gì được quyết định rất chính xác tại Moscow trong một mùa đông đáng nguyền rủa năm 1941 sẽ không cần thiết khi áp dụng tại chiến trường bên sông Volga vào mùa đông năm 1942. Cụm từ “Hãy chịu đựng gian khổ” cứng rắn không phải loại thuốc chữa được bách bệnh.


    ..............................
  9. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Bên cạnh đó, không nhất thiết phải có một chiến dịch chiếm giữ thành phốStalingrad bằng bất kỳ giá nào vì nó luôn tiềm tàng một nguy cơ gây nguy hiểm cho toàn bộ Tập đoàn quân. Chắc chắn, nhiệm vụ thực sự của Tập đoàn quân VI là bảo vệ sườn cùng hậu phương của chiến dịch Caucasus (Kavkaz). Điều đó, ít ra đã được phân công trách nhiệm trong nhiệm vụ của “Chiến dịch Blau”..Nhiệm vụ này họ có thể thực hiện được kể cả khi họ không cần phải chinh phục được Thành phốStalingrad – Ví dụ, họ chỉ cần lập phòng tuyến dọc theo con sông Don mà thôi.

    Sau Đại chiến thế giới lần thứ II, trong một buổi thuyết trình tới các sĩ quan thuộc Quân đội Cộng hòa Liên Bang Đức (German Bundeswehr), Hermann Hoth đã trình bày rõ ràng và xác đáng về khía cạnh quan trọng của vấn đề Stalingrad theo cách sau :” Từ Chỉ thị No. 41 đã cho ta thấy rõ mục tiêu chính của chiến dịch mùa hè năm 1942 không phải là chiếm giữ bằng được thành phố Stalingrad mà là phải chiếm được vùng Caucasus (Kavkaz) và các mỏ dầu. Khu vực này thực sự là khu vực sống còn với người Nga trong việc tiến hành cuộc chiến tranh của họ. Đồng thời, nó cũng nổi tiếng, có tầm quan trọng đặc biệt về kinh tế và chính trị cho Bộ Tư lệnh Tối cao Đức lúc bấy giờ. Cuối tháng bảy năm 1942, khi các mũi chủ công thuộc hai Cụm Tập đoàn quân Đức đã tiếp cận với vùng hạ lưu sông Don sớm hơn dự kiến, và trong khi các Tập đoàn quân Sô-viết thuộc Phương diện quân Tây nam đang phải rút lui trong sự hỗn loạn qua khu vực giữa sông Don, Hitler trong ngày 23 tháng bảy đã ra lệnh tiếp tục chiến dịch theo hướng nam, tiến về vùng Caucasus (Kavkaz). Cụm Tập đoàn quân A, bao gồm tới bốn Tập đoàn quân trực thuộc được giao nhiệm vụ thực hiện cho mục đích này. Chỉ có Tập đoàn quân VI tiếp tục triển khai cuộc tấn công hướng về Stalingrad… Tổng tham mưu trưởng chính là người đầu tiên đưa ra ý kiến đối lập với các mục tiêu tầm xa của chiến dịch trên mặt trận Caucasus (Kavkaz), ông ta đưa ra những điều kiện cần thiết phải xem xét, tìm hiểu sự tập trung lực lượng của quân địch tại Stalingrad và đánh bại chúng trước khi vượt qua Kapkaz. Chính vì thế, ông ta kêu gọi Tập đoàn quân VI cần phải được tăng cường thêm hai Sư đoàn Panzer được tách ra từ Tập đoàn quân Panzer IV của Hermann Hoth. Ngay sau đó, Cụm Tập đoàn quân A, mặc dù đang tập trung thực hiện chiến dịch theo nhiệm vụ được giao phó đã bị tước mất Tập đoàn quân Panzer IV và Tập đoàn quân Rumania III, cả hai bị điều lên khu vực sông Don để gia nhập vào Cụm Tập đoàn quân B. Trọng tâm của chiến dịch bây giờ chuyển sang đánh chiếm Stalingrad. Cụm Tập đoàn quân A do đó bị suy yếu dần đã phải gần như dừng hẳn tại khu vực bắc Caucasus (Kavkaz)….”.

    Tại thời điểm đó chiến dịch của Tập đoàn quân VI ở Stalingrad đã đánh mất ý nghĩa chiến lược của mình. Theo quy luật của chiến lược chiến tranh, Tập đoàn quân bây giờ phải được kéo lại từ vị trí nhô ra của nó đi xa về phía đông, để né tránh đòn đánh trả của quân địch vốn đã được dự báo trước và để góp phần tăng cường thêm đội quân dự bị. Bản thân Paulus đã bay tới Tổng Hành dinh Quốc trưởng vào ngày 12 tháng 9 để cố gắng lôi kéo Hitler cho quyết định như vậy. Nó là vô ích. Hitler vẫn không nhượng bộ. Đáng tiếc là ông đã phê chuẩn với quan điểm bởi bản báo cáo tai hại từ Phòng miền Đông của Ban tham mưu, với ý nghĩa rằng quân Nga chỉ còn lại lực lượng dự bị không đáng kể dọc theo mặt trận phía Đông.

    Hitler bị cản trở bởi các mệnh lệnh của chính mình rằng phải chiếm được Stalingrad bằng bất kỳ giá nào và Tập đoàn quân VI đang tập trung đánh vào thành phố đã bị suy yếu. Cuộc chiến đấu càng tiếp tục kéo dài thì họ chiếm thêm được vài phân xưởng cuối cùng và vài trăm thước cuối cùng bên bờ sông trở thành vấn đề về sự nâng cao uy tín của Hitler, đặc biệt là khi ông đã tin rằng sau sự triệt thoái quân đội tại châu Phi và vùng Kavkaz thì ông không được phép từ bỏ mặt trận tại Stalingrad. Uy tín chứ không phải sự cân nhắc về chiến lược đã khiến họ vật lộn cho sự thất bại cuối cùng.

    Quan điểm này cũng được chia sẻ bởi tướng von Sodenstern, một vị tham mưu trưởng lọc lõi thuộc Cụm Tập đoàn quân của Weichs, đã nói: “Stalingrad đã bị chiếm đoạt và loại bỏ như là một trung tâm vũ trang; việc vận chuyển trên sông Volga đã bị cắt đứt. Một vài vùng yếu địa kĩ thuật mà quân địch có được trong thành phố thì không có mục tiêu chứng minh có thể ghim chặt và tiêu tốn một phần lớn lực lượng quân Đức. Mệnh lệnh của Tập đoàn quân thay vào đó là : cực kỳ chú ý đến việc đưa quân lính vào vị trí thích hợp nhằm chuẩn bị cho mùa đông khắc nghiệt của nước Nga càng sớm càng tốt, củng cố đội ngũ và làm cho họ trở thành nhanh mạnh và cơ động hơn trong mùa đông. Ngoài ra, tình hình yêu cầu khẩn thiết phải thành lập đội dự bị chiến thuật phía sau các điểm chốt của các phòng tuyến bảo vệ, và cụ thể là đằng sau ba Tập đoàn quân Đồng minh của Đức ở trên khu vực sông Đông.Đội dự bị đó chỉ có thể được rút ra từ Tập đoàn quân VI. Đó là tại sao vào khoảng cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10, ngay khi thấy rõ thành phố Stalingrad đã không thể bị chiếm bởi những trận công phá đầu tiên, chỉ huy của Cụm Tập đoàn quân B đã đề xuất rằng cuộc tấn công vào Stalingrad nên tạm hoãn hết thảy. Họ cũng yêu cầu cho phép sơ tán chỗ phình phía trước của Stalingrad và thay vì trấn giữ cánh cung thì chấp nhận vị trí dọc theo dây cung che chắn vùng giữa sông Volga và sông Đông; khu vực cánh trái của Tập đoàn quân Panzer IV được bẻ cong trở lại phía tây nam của Stalingrad và phòng tuyến mới chạy theo hướng tây bắc tới sông Đông. Tham mưu trưởng của Tập đoàn quân đồng ý. Nhưng ông đã không thành công để có được sự ủng hộ và chấp thuận từ Quốc trưởng”.

    ................................

    hunterxmn, DepTraiDeu, huymaya5 người khác thích bài này.
  10. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Hitler quyết định đánh Stalingrad theo quan điểm chính trị: giống như Moskva năm 41 nếu chiếm được thành phố này vào năm 42, ông (Hitler) đứng trước cơ hội sớm chấm dứt Mặt trận phía Đông, đánh bại tinh thần chiến đấu của Liên Xộ và ép Mỹ-Anh có thỏa hiệp có lợi cho ông. Những điều này thì Hoth không đủ tầm để biết được. Thực sự là cơ hội này của Hitler vào năm 42 còn rõ nét và thực tế hơn nhiều so với Móskva năm 41!
    DepTraiDeu, caonam_vOzhuytop thích bài này.

Chia sẻ trang này