1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927

    Điều chứng minh cho nền tảng của sự thảm họa đến từ Hitler là một mệnh lệnh gửi đến cho Tướng Paulus trong ngày 24 tháng 11 chứa đựng hai yêu cầu chính : Hãy giữ vững và chờ đợi nguồn tiếp viện từ cầu không vận. Lời hứa của Goering chỉ đơn thuần luôn ủng hộ Hitler trên quan điểm dựa vào những suy nghĩ của một anh quan võ chứ nó không phải là động lực chính của nhiệm vụ. Nó xuất phát không phải từ cái tính khoa trương ầm ỹ từ một trong những hiệp sỹ của Quốc trưởng mà là từ những suy nghĩ riêng của Hitler. Thành phố Stalingrad là sản phẩm tinh thần trong chiến lược của ông ta, là những sản phẩm của cuộc chiến tranh do mình khởi xướng và đã trở thành một canh bạc quân sự khổng lồ ngay từ đầu, dựa trên sự chiến thắng hoặc phá sản.

    Một trong những ý kiến được đồn đại cho đến tận ngày hôm nay bởi vì “ Mệnh lệnh phòng thủ” của Quốc trưởng cùng với sự tiếp tế bằng cầu không vận thực sự là một lời tuyên án tử hình dành sẵn cho Tập đoàn quân VI nên có thể Paulus không tuân theo mệnh lệnh này được không ?

    Nhưng làm sao Paulus cùng với những cộng tác viên thân cận nhất của ông trong Sở chỉ huy Tập đoàn quân tại Gumrak lại biết được những động cơ chiến lược đằng sau những quyết định của Bộ Tư lệnh tối cao Đức. Bên cạnh đó, có tới 100.000 binh sĩ đã nằm trong túi vây Demyansk suốt hai tháng rưỡi của mùa đông năm ngoái, chỉ được tiếp viện bằng đường hàng không mà họ vẫn nhất quyết không phá vây thoát ra ? Hoặc những người lính thuộc Tập đoàn quân IX của Model đã phải chịu đựng gian khổ, thiếu thốn trăm bề trong túi vây Rzhev trong việc phục tùng mệnh lệnh của Hitler ? Hoặc còn ở những nơi khác như Kholm hoặc Sukhinichi nữa chứ?

    Tại trung tâm của chiến dịch được vây quanh bởi Tập đoàn quân VI có những bằng chứng kể từ ngày 25 tháng 11 trở đi đã chứng kiến cho tới hiện tại Stalingrad đã không nhận được sự chú ý đáng phải có. Chính vì vậy, Coelestin von Zitzewitz, hiện giờ là một doanh nhân tại Hanover, nhưng lúc đó ông ta là Thiếu tá trong Bộ Tổng tham mưu trực thuộc Bộ Tư lệnh Tối cao trong quân đội. Trong ngày 23 tháng 11, ông ta được cử tới Stalingrad trong cương vị là một sĩ quan thuộc Ban liên lạc mật mã của Tướng Zeitzler, Tổng tham mưu trưởng Quân lực Đức, đích thân làm một người quan sát và hướng dẫn viên để gửi các báo cáo hàng ngày từ Tập đoàn quân VI về Bộ Tổng Tư lệnh Tối cao. Zitzewitz đã được Zeitzler triệu tập vào lúc 8.30 ngày 23 tháng 11 để phổ biến về công việc của mình.

    Cách thức khi Zitzewitz đến nhận nhiệm vụ từ Tổng Tham mưu trưởng quân đội đã cho chúng ta những tia sáng thú vị trong việc Bộ Tổng Tư lệnh Tối cao đánh giá tình hình nguy ngập lúc đó như thế nào ? Đây là những hồi ức của Thiếu tá Zitzewitz: “Không hề có lời mào đầu, Tướng Zeitzler bước đến bên tấm bản đồ đã được trải rộng ra trên bàn : ‘Tập đoàn quân VI đã bị bao vây từ sáng nay. Anh phải bay vào Stalingrad ngay trong ngày hôm nay với cương vị là Sĩ quan thuộc Ban điện tín mật mã trực thuộc Trung đoàn Thông tin tác chiến. Tôi muốn anh thông báo trực tiếp cho tôi những gì anh trông thấy, càng nhanh, càng đầy đủ thì càng tốt. Anh sẽ không phải thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu….Chúng tôi không hề lo lắng : Tướng Paulus là một người lãnh đạo rất dễ chịu…Còn hỏi gì nữa không’ – ‘Không ! Thưa Tướng quân..’ – ‘Hãy nói với Tướng Paulus rằng chúng tôi sẽ làm tất cả mọi điều để khôi phục lại liên lạc. Cám ơn..’ – Và sau đó chúng tôi giải tán…”.

    Ngày 24 tháng 11, Thiếu tá von Zitzewitz cùng với Ban liên lạc mật mã của anh ta – bao gồm một Hạ sĩ quan và sáu người lính – đã bay từ Lotzen (nay đổi tên là Gizycko) qua Kharkov và Morozovsk để vào trong vòng vây. Vậy những đánh giá về những gì ông ta được tận mắt chứng kiến tại đó là gì ?

    Thiếu tá Zitzewitz hồi tưởng lại :”Câu hỏi đầu tiên mà Tướng Paulus đưa ra, rất tự nhiên – làm Bộ Tổng Tư lệnh tối cao đã làm gì để giải vây cho Tập đoàn quân VI. Lúc đó tôi không thể trả lời được. Ông ta nói rằng nỗi lo lắng chủ yếu của ông ta hiện nay là sự tiếp tế quân vận. Tiếp tế cho toàn bộ một Tập đoàn quân bằng cầu không vận là một nhiệm vụ không bao giờ được hoàn thành một cách trọn vẹn trước đây. Ông đã thông báo cho Cụm Tập đoàn quân cũng như Bộ Tư lệnh tối cao rằng những yêu cầu của ông đầu tiên là 300 tấn/1 ngày và sau đó lên tới 500 tấn /1 ngày để giữ cho Tập đoàn quân tồn tại và duy trì khả năng chiến đấu. Đó là một khối lượng lớn mà họ phải hứa với ông ta.Quan điểm của Tổng tham mưu trưởng dường như hoàn toàn hợp lý với tôi: Tập đoàn quân chỉ có thể cầm cự được nếu như họ nhận được sự tiếp vận cần thiết, quan trọng hơn cả là nhiên liệu, đạn dược và thực phẩm và nếu sự cứu viện từ bên ngoài có thể chắc chắn trong một khoảng thời gian được dự đoán trước. Nó chỉ phụ thuộc vào Bộ tư lệnh tối cao để làm các công việc tham mưu và lên kế hoạch cho sự tiếp vận này tới Tập đoàn quân và ban hành các mệnh lệnh thích hợp nhất.

    "Paulus luôn giữ quan điểm cho rằng việc rút lui Tập đoàn quân VI sẽ đem lại rất nhiều thuận lợi cho một bức tranh tổng thể. Ông ta luôn nhấn mạnh rằng Tập đoàn quân VI có thể sẽ được sử dụng nhiều hơn một cách hữu ích dọc theo phòng tuyến đang bị đe dọa nằm giữa khu vực Voronezh và Rostov hơn là tại đây, tại khu vực Stalingrad. Hơn nữa, các tuyến đường sắt, lực lượng Luftwaffe, toàn bộ các thiết bị, vũ khí sẽ được hoàn toàn phục vụ cho các nhiệm vụ tác chiến sau này.

    Tuy nhiên, quan điểm này không thể nào thành một quyết định để ông có thể thực hiện theo thẩm quyền của mình. Đó cũng không phải điều làm ông ta ái ngại khi thấy toàn bộ nhu cầu của mình liên quan đến nguồn cung cấp cứu trợ sẽ không thể được hoàn thành. Tổng Tham mưu trưởng đã truyền đạt hết tất cả các cân nhắc của ông ta cho Tướng Paulus – kể cả truyền đạt tất cả những người ủng hộ cho việc phá vây – những mệnh lệnh mới cho các hoạt động phòng thủ của họ”…


    .................................
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Những người khác có thể làm khác với các suy nghĩ của Paulus được không? – Còn về Tướng Paulus, là một sản phẩm đặc trưng của lò đào tạo trực thuộc Bộ Tổng tham mưu Đức rất khó có thể thay đổi ? Khác hẳn với những Tướng như Reichenau,Guderian, hoặc Hoepner sẽ tức thời có những hành động khác nhau. Nhưng là Paulus sẽ không bao giờ nổi loạn, ông ta là một nhà chiến lược thuần túy….

    Nhưng đã có một vị tướng tại Stalingrad đã có những quan điểm khác biệt cơ bản so với Paulus và là người không muốn chấp nhận tình hình được tạo ra bởi các mệnh lệnh từ Quốc trưởng – Tướng pháo binh Walter von Seydlitz-Kurzbach, Tư lệnh Quân đoàn LI. Ông ta kêu gọi Paulus bỏ qua mệnh lệnh của Fuehrer, trước mắt yêu cầu ngay một đòn phá vây cùng với việc tự chịu trách nhiệm của mình.

    Trong bản ghi nhớ ngày 25 tháng 11, von Seydlitz-Kurzbach đã đặt ra viên Tham mưu trưởng Tập đoàn quân tất cả những quan điểm mà ông ta đã nghe được tại cuộc họp của các vị Tư lệnh trong ngày 23 tháng 11, nhưng sau đó ông ta đã thất bại trong việc trình bày chính thức quan điểm của mình. Đó là việc : tiến hành ngay một cuộc phá vây.

    Những dòng chữ mở đầu của bản ghi nhớ được ghi như sau :” Tập đoàn quân giờ đây đang phải đối phó với một sự lựa chọn rõ ràng : Tiến hành ngay một cuộc đột phá theo hướng tây nam theo một hướng chung tới Kotelnikovo hoặc đối diện với nguy cơ bị hủy diệt trong vài ngày tới “.

    Những lập luận chính của bản ghi nhớ này về sự cần thiết của một cuộc đột phá không hề khác biệt mấy so với các quan điểm của các vị Tư lệnh trong Tập đoàn quân VI, hoặc nó cũng không khác biệt so với các quan điểm của bản thân tướng Paulus xây dựng lên. Cách đánh giá chính xác về tình hình, công việc do vị Tham mưu trưởng tài giỏi thuộc Quân đoàn LI đã bày tỏ được hết tất cả các ý kiến của tất cả các sĩ quan tham mưu thuộc các Bộ Tư lệnh Quân đoàn, Sư đoàn đang nằm trong túi vây.

    Seydlitz đã đề xuất các lực lượng đột kích phải được xây dựng từ khoảng giữa của các phòng tuyến đã bị tước đoạt ở phía bắc và các phòng tuyến bên sông Volga, sau đó mở một cuộc đột phá dọc theo phòng tuyến phía nam, sau đó nên từ bỏ Stalingrad và tung một đòn đột phá thẳng vào chỗ có các ổ kháng cự yếu nhất của quân Sô-viết, tóm lại là thẳng theo hướng Kotelnikovo.

    Tiếp tục nội dung của bản ghi nhớ :” Quyết định này liên quan tới việc từ bỏ một số lượng đáng kể các tài liệu và vật tư chiến tranh, nhưng mặt khác nó cố gắng chịu đựng gian khổ để tạo ra một viễn cảnh có thể đập tan vòng vây quân thù tại gọng kìm phía Nam, giải cứu được một phần lớn quân số của Tập đoàn quân VI và một số ít trang bị chiến tranh của họ từ thảm họa đã xảy ra, góp phần quan trọng cho họ tiếp tục các hoạt động tác chiến sau này. Bằng cách này một phần của lực lượng quân địch sẽ tiếp tục bị trói chặt, ngược lại nếu Tập đoàn quân bị tiêu diệt tại các cứ điểm kiểu con nhím của mình thì tất cả lực lượng bị trói của quân địch ngừng lại. Hành động hướng ra ngoài như vậy có thể biểu trưng cho cách ngăn ngừa tổn thương nghiêm trọng về mặt tinh thần: Tiếp theo sau sự tiêu hủy hoàn toàn trung tâm vũ trang của quân địch tại Stalingrad, Tập đoàn quân đã một lần nữa tách mình ra khỏi sông Volga, phản kích vào quân địch đang tập hợp lại. Triển vọng của một cuộc phá vây sẽ thành công là lớn hơn khi mà tình hình trong các trận đánh đã qua đã cho thấy Bộ binh quân địch có rất ít năng lực chống cự ở mặt trận trống trải”.

    Tất cả các điều này là chính xác, thuyết phục và hợp lý. Các viên Sĩ quan Tham mưu đều có thể tán thành luận điểm này. Vấn đề nằm ở những câu cuối cùng của bản ghi nhớ. Đây là nội dung phần kết : Nếu Bộ Tổng Tư lệnh Tối cao không bãi bỏ ngay lập tức nhiệm vụ tổ chức phòng ngự, giữ vững các vị trí con nhím thì lúc đó sẽ trở thành bổn phận không thể tránh được của chúng tôi trước lương tâm người lính, nhiệm vụ của quân đội và của nhân dân Đức. Quyền xin được tự do hành động của chúng tôi đang bị từ chối bởi các mệnh lệnh đưa ra, chúng tôi sẽ mất cơ hội hiện vẫn còn tồn tại tới thời điểm này để ngăn chặn thảm họa bằng cách tạo ra các cuộc phá vây để cứu lấy chính mình. Toàn bộ thiết bị chiến tranh lớn lao cùng với 200.000 quân lính, sĩ quan đang đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt hoàn toàn. Chúng tôi không còn sự lựa chọn nào khác.

    Sự biện minh cho việc kêu gọi bất tuân thượng lệnh bằng việc đề cao tình cảm là một điều chưa từng có tiền lệ đối với Tướng Paulus, xuất thân từ một viên Tướng tham mưu luôn trong trạng thái tuân lệnh. Đồng thời, nó không có sức thuyết phục với các viên Tư lệnh Quân đoàn khác. Bên cạnh đó, một vài câu mang màu sắc khiêu khích, mặc dù là những lời tuyên bố hoàn toàn dựa trên sự thật không thể chối cãi được đến với Paulus như :”Toàn bộ Tập đoàn quân đang đối diện với nguy cơ bị hủy diệt trong một vài ngày tới..!” là một sự thổi phồng một cách quá đáng. Hơn thế, lý lẽ của Tướng Seydlitz về nguồn tiếp viện đưa ra thật đáng tiếc là không hề chính xác chút nào. Seydlitz nói :”Ngay cả khi có tới 500 máy bay hạ cánh mỗi ngày tiếp vận khoảng 1.000 tấn quân nhu thì vẫn không đủ số lượng cho nhu cầu cần thiết của một Tập đoàn quân bao gồm tới 200.000 binh sĩ đang phải đối mặt những các hoạt động tác chiến trên một qui mô lớn mà nhu cầu dự trữ của họ đang ở mức cạn kiệt..”

    .................................


  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Nếu Tập đoàn quân VI trên thực tế nhận được nhu cầu tiếp viện khoảng 1.000 tấn một ngày thì có lẽ tình hình chiến sự đã khác đi rất nhiều…

    Tuy vậy, Tướng Paulus vẫn gửi bản ghi nhớ tới Cụm Tập đoàn quân. Ông ta còn nói thêm rằng việc đánh giá tình hình quân sự phù hợp với quan điểm của riêng ông. Do đó, một lần nữa ông ta yêu cầu được tự do mở cuộc đột phá nếu việc đó cảm thấy cần thiết. Tuy nhiên, ông sẽ bỏ ý tưởng về cuộc đột phá nếu việc này đi ngược với mệnh lệnh từ Cụm Tập đoàn quân và Tổng hành dinh Quốc trưởng. Đại tướng Freiherr von Weichs đã chuyển tiếp bản ghi nhớ tới Tướng Zeitzler, Tổng tham mưu trưởng quân đội Đức.

    Như vậy, Tướng Paulus đã không nhận được sự cho phép mở một cuộc thoát vây. Bởi thế nên Tướng Seydlitz đòi hỏi ngay một sự bất tuân thượng lệnh ? Chúng ta hãy tạm thời gạt sang một bên về khía cạnh đạo đức hay triết học của vấn đề…Câu hỏi hiện nay vẫn còn tồn tại mặc dù đề xuất bất tuân thượng lệnh này hoàn toàn xuất phát từ tình hình thực tế lúc đó.

    Nhưng ở phía bên quân Nga thì sao ? Một ví dụ cho thấy Khrushchev đã làm thế nào khi biết Tướng Lopatin muốn rút Tập đoàn quân 62 của ông ngay từ những ngày đầu tháng Mười năm 1942 bởi vì những thiệt hại khủng khiếp do người Đức gây ra cho Tập đoàn quân của ông, và ông có thể biết chắc chắn đoàn quân của ông sẽ bị xóa sổ trong một thời gian ngắn nữa mà thôi. Khrushchev thậm trí đã phế truất Lopatin trước khi ông ta bắt đầu tiến hành khởi động cho cuộc rút lui của mình.

    Paulus cũng vậy, ông ta sẽ không thể đi xa hơn nếu có ý định công khai không phục tùng với Hitler. Thật là ảo tưởng khi nghĩ rằng ở thời đại của radio và máy điện báo của máy phát sóng siêu ngắn và máy bay liên lạc, một vị tướng hành động như một chỉ huy pháo đài thời Frederich Đại đế, ra quyết định chống lại ý muốn vị Chỉ huy tối cao của mình trong khi một người có toàn quyền lại không thể làm được gì về các quyết định ấy. Paulus sẽ không được phép tiếp tục chỉ huy thêm một giờ nào một khi ý định của ông bị lộ chân tướng. Ông sẽ bị rút ra khỏi nhiệm vụ và các mệnh lệnh của ông sẽ bị hủy bỏ ngay lập tức.

    Thật vậy, có một sự việc tình cờ xảy ra đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cá nhân của Tướng Seydlitz và cho thấy hiệu quả của mạng thông tin liên lạc rất nhanh chóng và tin cậy đến mức nào từ Stalingrad tới Tổng hành dinh Quốc trưởng tại Wolfsschanze (Hang sói). Hơn nữa, sự việc này đã minh họa rõ nét những mối nguy hiểm luôn treo lơ lửng một quyết định rút lui nông nổi, vội vàng từ các vị trí an toàn dọc theo con sông Volga.

    Trong đêm ngày 23 rạng 24 tháng 11, trước khi chuyển đi nội dung của bản ghi nhớ, Tướng Seydlitz đã cho rút lui các lực lượng tại bên cánh trái của Quân đoàn LI hiện đang trấn giữ tại phòng tuyến bên sông Volga thuộc túi vây, trái ngược hẳn với Sắc lệnh của Quốc trưởng. Động thái này do Seydlitz khởi xướng như tạo tiền đề cho một cuộc phá vây, nói cách khác như tạo ra một cái kíp nổ cho một cuộc phá vây toàn thể từ Stalingrad. Nó được thiết kế nhằm ép buộc Tướng Paulus vào một việc làm đã rồi.

    Sư đoàn Bộ binh 94, hiện đang trấn giữ những vị trí kiên cố, chưa hề bị mất liên lạc, đường tiếp tế vẫn thông suốt được phép rút ra khỏi mặt trận theo mệnh lệnh của Tướng Seydlitz. Tất cả những thứ gì không thể mang đi được đều bị tiêu hủy – tài liệu, nhật ký, quần áo mùa hè – tất cả đều bị ném vào lửa. Những người lính của Sư đoàn đã rời bỏ những hầm hố cá nhân, các công sự của họ để rút về rìa phía bắc của thành phố. Tất cả các hố cá nhân được đào trong tuyết và các khe núi đầy băng giá là những nơi trú ẩn ấm áp qua mùa đông của những người lính Đức giờ đã bị bỏ lại phía sau : Làm thế nào để cho họ tìm thấy chính mình, những người lính xung kích của một cuộc phá vây sắp tới. Nhưng xa hơn nữa chính là hậu quả được tạo ra từ chuyến rút lui của họ, Sư đoàn Bộ binh 94 đột nhiên thấy mình đang là đối tượng theo đuổi của những Trung đoàn Sô-viết. Người Nga đã bắt kịp Sư đoàn và ra sức triệt hạ. Toàn bộ Sư đoàn Bộ binh 94 đã bị xóa sổ.

    Đó là một kết quả bất hạnh của một cuộc rút quân tự phát nhằm mục đích chuẩn bị cho một đòn phá vây. Một điều đáng đề cập hơn nữa là trước khi Sở chỉ huy của Tập đoàn quân VI được biết đến diễn biến sự việc đã xảy ra tại cánh trái thì Hitler đã được thông báo. Một bộ phận trinh sát đường không được đặt trong vùng thảm họa đã gửi một bản báo cáo tường trình về Ban Trinh sát liên lạc thuộc Luftwaffe được đặt trong Tổng hành dinh Quốc trưởng. Vài giờ sau đó, Hitler đã gửi tín hiệu liên lạc tới Cụm Tập đoàn quân :”Yêu cầu báo cáo ngay lập tức tại sao có việc rút ngắn phòng tuyến ở phía bắc Stalingrad”

    Tướng Paulus đã thẩm tra và xác minh những gì đã xẩy ra – và không trả lời chất vấn từ Tổng hành dinh Quốc trưởng. Hành động của tướng Seydlitz không bị đưa lên Hitler. Với động tác này, Hitler đã không được thông báo về toàn bộ những gì xảy ra và không hề biết rằng Seydlitz là người phải chịu trách nhiệm chính của thảm họa. Bằng sự im lặng của mình, Paulus đã tự chấp nhận chịu trách nhiệm về hành động của mình.

    Tổng Tư lệnh Lục quân (Hitler) đã phản ứng lại như thế nào trước việc vi phạm các điều luật của kỷ luật quân sự ? Tuy nhiên, phản ứng của Hitler mới thực sự là một đòn choáng váng cho Paulus. Bản thân Hitler vốn rất tôn trọng Seydlitz kể từ khi ông ta đã thực hiện rất thành công các chiến dịch trong vòng vây Demyansk và bây giờ luôn cho rằng ông ta là một vị tướng cứng rắn nhất còn kẹt lại trong túi vây Stalingrad ; Hitler luôn nhận thức rằng Paulus là người phải chịu trách nhiệm trong việc rút ngắn phòng tuyến. Chính vì thế, ông ta đã ra lệnh, qua tín hiệu radio lúc 21.24 ngày 24 tháng 11 rằng :cánh phía bắc thuộc khu vực pháo đài tại Sta-lingrad bây giờ nên “tuân theo một nhà lãnh đạo quân sự duy nhất”, để có người sẽ phải chịu trách nhiệm cá nhân trong việc cầm cự lâu dài một cách tuyệt đối.

    ...................................
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Và Hitler đã bổ nhiệm ai ? Ông ta đã bổ nhiệm Tướng von Seydlitz-Kurzbach. Phù hợp với nguyên tắc “chia để trị”, Hitler đã quyết định đưa một người thứ hai để san sẻ quyền lực với Paulus, coi như một người giám sát để đảm bảo cho việc thực hiện các trận giao chiến khốc liệt trong túi vây sắp tới. Khi Paulus đưa mệnh lệnh của Fuehrer cho Seydlitz và hỏi ông ta :”Và bây giờ ngài sẽ làm gì ?” – Seydlitz trả lời :”Tôi cho rằng bây giờ không có việc gì phải làm nhưng tôi phải vâng lời !”.

    Trong suốt thời gian bị giam cầm và sau khi được thả về nước, Tướng (về sau lên Thống chế) Paulus nói về câu chuyện này với Seydlitz hết lần này đến lần khác. Tướng Roske, chỉ huy khu vực trung tâm Stalingrad, đã hồi tưởng rằng Tướng Paulus thậm chí đã nói với ông trước khi bị bắt làm tù binh rằng ông đã nói với Seydlitz, " Nếu như giờ tôi từ bỏ chức chỉ huy của Tập đoàn quân VI thì không nghi ngờ gì ông đang là đại diện chính thức của Quốc trưởng sẽ được bổ nhiệm vào vị trí của tôi. Vậy tôi hỏi rằng: Ông có dám nổi dậy chống lại mệnh lệnh của Quốc trưởng khi đó hay không? " Sau một hồi suy nghĩ Seydlitz được ghi nhận là đã trả lời, " Không, tôi sẽ ủng hộ Fuehrer".

    Điều này có vẻ thấy khác biệt so với những gì ta thấy ở nội dung trong bản ghi nhớ của Seydlitz, nhưng câu trả lời của ông ta đã được xác minh. Các sĩ quan từng làm việc bên cạnh Seydlitz đã không coi việc đó là không thể xảy ra : ”Tôi sẽ ủng hộ..!”. Đó chính xác là những điều mà Paulus đã thực hiện.

    Giống như Tướng Chuykov ở bên kia chiến tuyến, Paulus và Bộ tham mưu của ông ta luôn phải sống dưới mặt đất..

    Trên thảo nguyên, cách thành phố Stalingrad bốn dặm về phía tây, gần nhà ga tại Gumrak, Trụ sở Tập đoàn quân đã nằm dưới 12 Boong-ke xây ngầm dưới mặt đất. Chiếc hầm chỉ huy của Đại tướng Paulus rộng khoảng 12 mét vuông. Với khoảng sáu thước đất đã kết đông lại trên trần một cách kiên cố, cùng những hầm trú ẩn có đầy đủ nắp hầm để chống được cả hỏa lực pháo binh cỡ trung bình. Bên trong hầm, họ ốp những tấm gỗ và bất cứ vật liệu nào có trong tay. Đầy đủ những lò sửa bằng đất sét tự chế có thể cung cấp hơi ấm bất cứ khi nào với đầy đủ nhiên liệu có sẵn ; loại nhiên liệu đã được chở đến từ khu vực Trung tâm Stalingrad.

    Các tấm chăn được che chắn tại các lối vào hầm, nhằm mục đích ngăn những cơn gió lạnh và giữ được nhiệt độ trong căn hầm. các xe quân sự phải đậu cách khu vực Boong-ke một khoảng cách tương đối xa. Vì vậy trên thực tế, nếu quan sát từ trên bầu trời, phong cảnh trên thảo nguyên trong vùng không hề có một sự thay đổi nào cả. Chỉ đâu đó quanh đây, người ta có thể thấy được một dải khói rất mỏng bốc lên nhè nhẹ từ một đống băng tuyết.

    Vào một ngày 24 tháng 11 đầy ắp những sự kiện, ngay sau lúc 19.00, Thiếu úy Schawtz, nhân viên liên lạc bước vào Boong-ke của Tướng Schmidt với một bức điện được giải mã do Cụm Tập đoàn quân gửi đến. Trên đó là Tiêu đề : “Tuyệt mật – Chỉ dành riêng cho Tư lệnh..” – chỉ tài liệu cần phải bảo mật ở loại cao nhất. Bức điện ghi :” ….Sẽ đảm đương quyền Chỉ huy Cụm Tập đoàn quân Sông Don vào ngày 26 tháng 11. Chúng tôi sẽ tìm mọi các để cứu các bạn. Trong khi đó, Tập đoàn quân VI phải giữ vững các phòng tuyến tại phía bắc và khu vực sông Volga theo Sắc lệnh của Fuehrer. Chuẩn bị một lực lượng mạnh mẽ trong thời gian sớm nhất để mở con đường tiếp vận theo hướng tây nam ít ra cũng ở trong tình trạng tạm thời…”. Bức điện được ký tên bởi "Manstein." – Lúc này, hai tướng Paulus và Schmidt mới thở phào nhẹ nhõm…

    Phải nói Thống chế Manstein đang đứng trước một nhiệm vụ không hề dễ dàng. Ông ta tiếp quản một lực lượng không hề mới. Đó là toàn bộ Tập đoàn quân VI trong vòng vây, những gì còn lại của Tập đoàn quân Rumania III đã bị người Nga đánh cho tan tác, Cụm chiến đấu xung kích Hollidt cỡ Tập đoàn quân gồm những lực lượng đã tập hợp lại tại khu vực sông Chir và Cụm chiến đấu xung kích Hoth cỡ Tập đoàn quân mới được thành lập. Sở chỉ huy mới thuộc Cụm Tập đoàn quân Sông Đông mà Tướng Paulus cần phải giữ vững liên lạc sẽ đặt tại Novocherkassk. Manstein đã đến nơi này và ngay lập tức bắt tay vào công việc.

    Bất chấp tất cả những khó khăn xảy đến, kế hoạch giải vây của Manstein rất hứa hẹn và táo bạo. Ông ta dự kiến thực hiện mở một đòn tấn công trực diện từ phía tây, bắt đầu từ phòng tuyến trên con sông Chir, với Cụm chiến đấu xung kích Hollidt đánh thẳng vào Kalach, trong khi đó Cụm chiến đấu xung kích Hoth cố gắng chọc thủng vòng vây của quân Sô-viết theo hướng tây năm, bắt đầu từ khu vực Kotelnikovo.

    ...........................
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Để có thể hiểu được bức tranh tổng quát, chúng ta phải hồi tưởng lại tình hình chiến sự ở sông Chir tại Kotelnikovo, hai nền tảng cơ sở cho điểm xuất phát của cuộc tấn công cứu viện Đức. Tình hình ở giữa sông Đông và sông Chir đã được ổn định vượt xa tất cả sự trông đợi. Đó là công lao rất lớn của một người đàn ông mà chúng ta đã tình cờ gặp ông ta tại một khoảnh khắc trước đó – Đại tá Wenck. Trong ngày 19 tháng 11 năm 1942, ông ta vẫn chỉ là một vị Tham mưu trưởng Quân đoàn LVII Panzer, đang tham dự những trận chiến khốc liệt tại vùng Tuapse thuộc Mặt trận Caucasus (Kavkaz). Trong ngày 21 tháng 11, ông ta nhận được mệnh lệnh của Bộ Tổng tư lệnh tối cao Đức ngay lập tức lên một chiếc máy bay đặc biệt đang chờ sẵn trên đường băng để tới Morozovskaya nhận nhiệm vụ tham mưu trưởng cho Tập đoàn quân Rumania III. Cũng trong buổi tối đó, Đại tá Wenck đã tới được Tập đoàn quân III Rumania đã bị quân Nga đập cho tơi tả. Sau đây là những dòng hồi ức của Wenck : " Tôi đã báo cáo tới Đại tướng Dumitrescu. Thông qua người phiên dịch, trung úy Iwansen, tôi đã quen được với tình hình chiến sự. Thật là rất tồi tệ. Vào buổi sáng hôm sau tôi rời đi trên một chiếc Fieseier Storch ( máy bay liên lạc) bay ra khỏi phòng tuyến tại khúc cong của con sông Chir. Đội hình người Rumani không còn nhiều nữa. Ở vài nơi phía tây của Kletskaya, trên sông Đông các đơn vị của nhóm quân nhân quả cảm mang tên là Lascar vẫn đang cố gắng bám trụ để cầm cự.

    Những tàn quân thuộc các đội quân đồng minh đang ở trên các chuyến bay liều lĩnh để về tới điểm xuất phát. Với phương tiện mà chúng tôi được phép sử dụng, chúng tôi không thể dừng lại cuộc rút quân này. Do đó tôi bắt buộc phải dựa vào số quân sót lại của Quân đoàn Panzer XLVIII, vào các đơn vị đặc biệt thuộc Luftwaffe,hay dựa vào các đơn vị ở chặn hậu thuộc Tập đoàn quân VI bị bao vây, hoặc được tập hợp lại thành những Cụm xung kích chiến đấu bởi các sỹ quan đầy nhiệt huyết, và dựa vào những người lính đang trả phép về các đơn vị thuộc hai Tập đoàn quân VI và Panzer IV. Và điều trước tiên, các lực lượng dọc theo khu vực cánh cung sông Don - sông Chir trên một khu vực kéo dài vài trăm dặm chỉ gồm có các nhóm chiến đấu xung kích dưới sự chỉ huy của Trung tướng Spang, Đại tá Stahel, Đại tá Adam và Đại úy Sauerbruch cùng một đội hình đặc biệt tạp nham từ các quân chủng còn lại tại hậu phương và nhân sự các cơ sở bảo trì của Tập đoàn quân VI, cũng như các đội tăng và đại đội Panzer không có xe tăng, và một vài đơn vị công binh với đơn vị phòng không. Đội ngũ này sau đó gia nhập vào Quân đoàn Panzer XLVIII chiến đấu tiến theo hướng tây nam vào ngày 26 tháng 11.

    Nhưng tôi không thể thiết lập hệ thống liên lạc với Quân đoàn Panzer của Tướng Helm cho đến khi Trung tướng Heim bằng những nỗ lực cá nhân của mình đã tiến được tới bờ phía nam của con sông Chir cùng với Sư đoàn Panzer 22 của ông. Cụm Tập đoàn quân chịu trách nhiệm về các hoạt động của chúng tôi, đầu tiên là Cụm Tập đoàn quân dưới sự chỉ huy của Đại tướng Freiherr von Weichs.

    Tuy nhiên, tôi lại thường xuyên nhận các mệnh lệnh và chỉ thị trực tiếp từ Tướng Zeitzler, Tổng tham mưu trưởng, kể từ khi Cụm Tập đoàn quân của Weichs quá bận rộn với những công việc của riêng họ. Và có lẽ họ cũng không nắm được một bức tranh chi tiết hoàn chỉnh về những gì xảy ra trong khu vực hoạt động của chúng tôi….

    Để bắt đầu, nhiệm vụ chính của chúng tôi, là thiết lập các lực lượng ngăn chặn thảm họa đặt dưới sự chỉ huy của các sĩ quan mạnh mẽ, tràn đầy nghị lực, nắm giữ một phòng tuyến dài dọc theo hai con sông Don và Chir dọc theo hai bên của các Cụm chiến đấu xung kích đang tồn tại của Spang, Stahel, Adam – tiến hành hợp tác chặt chẽ với lực lượng của Quân đoàn Không quân
    VIII thuộc Luftwaffe – ít nhất trong các hoạt động trinh sát cơ bản. Đối với nhân viên của tôi, thực sự tôi phải nhặt nhạnh họ từ khắp nơi, kể cả trên đường. Vềphương tiện chúng tôi phải trưng dụng từng cái xe mô-tô, xe car tham mưu cùng các xe thông tin liên lạc trong một thời gian ngắn. Đó là những thứ rất cần thiết để vận hành một Sở chỉ huy nhỏ nhất cùng với một đội ngũ sĩ quan, hạ sĩ quan vô giá, có kinh nghiệm tác chiến tại Mặt trận phía đông trong những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ; họ sẽ thích nghi rất nhanh chóng và có thể làm được bất cứ công việc gì.

    Tôi đã không có đường dây liên lạc của riêng mình. May mắn là tôi đã có thể sử dụng liên lạc ở khu vực tiếp vận của Tập đoàn quân VI cũng như mạng lưới liên lạc của không quân. Phải sau vô số cuộc hội thoại qua những đường kết nối này tôi mới dần dần tạo thành bức tranh về tình hình phía mặt trận thuộc vùng trách nhiệm của mình, nơi các đội hình Đức chặn hậu đang tham chiến, vài đơn vị Rumani vẫn được tìm thấy. Bản thân tôi ra ngoài hàng ngày với vài người đồng hành để xây dựng ấn tượng cá nhân và để ra quyết định gì tại nơi cần thiết - như là nơi nào thì được phép chống cự linh hoạt hay nơi nào phòng tuyến phải được giữ vững một cách tuyệt đối.

    Đội dự bị duy nhất mà chúng tôi có thể tính đến trong vùng thâm nhập của mình là dòng quân trở về sau những chuyến đi phép trước đó. Số này đã được trang bị từ lực lượng dự trữ thuộc Cụm Tập đoàn quân, từ các đơn vị bảo trì hoặc đơn giản gọi là bất cứ thứ gì đã "nhặt được".


    Để thu nhặt các nhóm lính và sĩ quan lang thang đã bị mất đơn vị và với chỉ huy của mình sau khi cuộc chọc thủng phòng tuyến của quân Nga, và để gộp lại những người này từ ba Tập đoàn quân tạo thành một đơn vị mới, chúng tôi đôi khi đã phải sử dụng đến những phương cách áp dụng lạ lùng và các biện pháp quyết liệt...

    Chẳng hạn, tôi vẫn nhớ, đã phải thuyết phục chỉ huy của đại đội tuyên truyền của Wehrmacht tại Morozovskaya để tổ chức các buổi chiếu phim ở các giao lộ. Những binh lính hiếu kì tới dự các buổi chiếu phim này sau đó đã bị gom lại, tổ chức và trang bị lại. Hầu hết họ đã chiến đấu rất tốt….


    ..............................
    Lần cập nhật cuối: 11/02/2017
    hunterxmn, tonkin2007, gaume15 người khác thích bài này.
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927

    Trong một dịp khác, một trung sỹ Quân cảnh tới báo cáo với tôi rằng anh ta đã phát hiện ra một "bãi chứa nhiên liệu không thuộc về ai" gần như nó bị bỏ hoang. Chúng tôi không cần tí xăng dầu nào cho bản thân, nhưng chúng tôi cần gấp xe cộ cho việc vận chuyển các đơn vị mới được thành lập. Do vậy tôi ra lệnh cắm các biển hiệu dọc đường trong khu vực hậu quân, trên đó có ghi rằng : "Hướng đi tới điểm cấp nhiên liệu…". Cách này đã mang tới cho chúng tôi bất kỳ số lái xe nào đang lâm vào tình trạng thiếu nhiên liệu cùng với xe tải, xe chở nhân viên và tất cả các loại xe khác. Tại bãi chứa nhiên liệu, chúng tôi có các phân đội đặc biệt chờ đợi dưới sự chỉ huy của các sỹ quan nhiệt tình. Các xe tới nơi được cấp số nhiên liệu họ cần, nhưng họ đã bị kiểm tra kỹ lưỡng về các chức năng, mục đích tiếp theo của họ. Kết quả là chúng tôi đã giữ lại được rất nhiều xe với đầy đủ các nhóm đội - những người chỉ lái xe về nông thôn để tháo chạy ra khỏi mặt trận- đó là vấn đề tệ nhất của chúng tôi về công việc vận chuyển đã được giải quyết như vậy.


    Với các biện pháp trù liệu thay thế như vậy, một đội quân mới đã được kiến tạo. Mặc dù họ được biết chính thức như là đơn vị đặc biệt, thực tế họ đã đại diện cho nòng cốt của Tập đoàn quân VI mới được xây dựng sau này. Dưới sự lãnh đạo của các sỹ quan đầy kinh nghiệm và các hạ sỹ quan, các đội quân này đã làm tròn bổn phận của mình thật xuất sắc trong những tháng khó khăn gian khổ đó. Sự can đảm và kiên định của các đơn vị tạp nham này đã cứu vãn được tình hình tại khu vực sông Chir, chặn đứng cuộc chọc thủng phòng tuyến của quân Sô-viết trên con đường hướng tới Rostov của người Nga”.

    Đó là những hồi ức sống động của Đại tá – Sau đó là viên Tướng thiết giáp Wenck.

    Một hòn đá tảng trong những trận đánh ác liệt dọc theo hai con sông Don và Chir là Cụm Thiết giáp thuộc Sư đoàn Panzer 22. Bằng những đợt phản công nhanh như chớp trong suốt những tuần lễ đầy khó khăn đã đạt được một danh tiếng gần như truyền thuyết của lực lượng bộ binh Đức. Phải thừa nhận rằng, chỉ sau vài ngày chiến đấu, Cụm Thiết giáp xung kích này đã gặp nhiều tổn thất, chỉ còn khoảng sáu xe tăng, 12 xe bọc thép bộ binh cùng một khẩu pháo phòng không 88 mm. Chỉ huy của họ, Đại tá von Oppeln-Bronikowski, ngồi trong chiếc tăng Mark III Skoda, đã dẫn đầu đơn vị của mình lao lên phía trước phòng tuyến đúng như phong cách của kỵ binh. Cụm Thiết giáp xung kích này đã đóng vai trò đúng như một lữ đoàn cứu hỏa trên con sông Chir. Họ sẽ được ném ngay vào bất cứ nơi nào mà Wenck cảm thấy phát sinh ra tình huống nguy hiểm.

    Khi Thống chế von Manstein nắm quyền chỉ huy Cụm Tập đoàn quân Sông Don mới được thành lập trong ngày 27 tháng 11, Wenck đã đến gặp ông ta tại Novocherkassk.Manstein vốn là người quen biết viên đại tá. Ông ta giải thích một cách vắn tắt nhiệm vụ của Wenck một cách đơn giản là :” Wenck, hãy trả lời tôi bằng suy nghĩ của anh rằng người Nga không thể chọc thủng phòng tuyến hướng về Rostov trong vùng trách nhiệm của anh bảo vệ. Phòng tuyến giữa sông Don-Chir phải được giữ vững. Nếu không thì không chỉ Tập đoàn quân VI tại Stalingrad và toàn bộ Cụm Tập đoàn quân A tại mặt trận Caucasus sẽ bị mất “. Và hiện giờ, Cụm Tập đoàn quân A có tới một triệu người. Sẽ không hề ngạc nhiên là trong những tình huống tác chiến như vậy, những người chỉ huy trên chiến trường sẽ sử dụng cả đến những phương án liều lĩnh và tuyệt vọng nhất.

    Trên tất cả, là có một sự thiếu hụt nghiêm trọng một lực lượng dự trữ đội hình xe bọc thép chiến lược khả năng phản ứng nhanh để đối phó với các xe tăng quân Nga, mà lúc này chúng xuất hiện ở khắp nơi, lan truyền một sự khủng bố phía sau lưng Cụm Tập đoàn quân. Các nhân viên của Wenck cố gắng thành lập một đơn vị thiết giáp từ những chiếc xe tăng bị hư hỏng, những khẩu đại bác tấn công cố định với sự hỗ trợ thêm của các máy bay vận tải quân sự ; đơn vị này được sử dụng rất hiệu quả tại các điểm nóng nhất của trận chiến phòng thủ giữa hai con sông Don và sông Chir.

    Đương nhiên là đơn vị này sẽ phải được bổ xung thêm. Và thế là các sỹ quan của Wenck đã thai nghén ra ý tưởng : " Sử dụng các xe tăng dự bị của cuộc vận chuyển xe tăng đi qua vùng của họ tới Cụm Tập đoàn quân A hoặc Tập đoàn quân Panzer IV, cung cấp nhân lực bằng các đội tăng kinh nghiệm và sát nhập số tăng này vào các Đại đội thiết giáp của họ." Do đó dần dần Wenck đã thu nhặt được "Tiểu đoàn Panzer của chính mình" . Nhưng một ngày kia, khi chỉ huy chiến dịch của ông là Trung tá Horst, trong báo cáo tình hình buổi tối đã bất cẩn nhắc đến sự giải quyết một cuộc xâm nhập nguy hiểm trên sông Chir bởi "Tiểu đoàn Panzer của chúng tôi", thì Thống chế Manstein cùng các sỹ quan của ông ngồi bật lên. Wenck ngay lập tức đã được triệu tập tới Sở chỉ huy của Cụm Tập đoàn quân Sông Đông.

    ............................
  7. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    " Với Tiểu đoàn thiết giáp nào mà quân đội của ông đã giải quyết được tình hình vậy?" - Manstein hỏi. " Theo hồ sơ của chúng tôi thì không có tiểu đoàn nào như vậy." Không có cái gì làm ra nó cả - Wenck đã thú nhận. Ông đã làm một báo cáo thực tế, nói thêm rằng : "Chúng tôi đã không có lựa chọn nào khác khi phải đương đầu với tất cả những tình huống khó khăn đó. Nếu cần thiết, tôi yêu cầu rằng hành động của tôi sẽ được thẩm định bởi tòa án quân sự" - Thống chế von Manstein chỉ lắc đầu, kinh ngạc. Rồi một nét thoáng qua của nụ cười rung rinh quanh mép ông. Ông quyết định bỏ qua tất cả việc này nhưng không cho phép mọi sự " ăn cắp tăng" từ nay về sau nữa. " Chúng tôi đi tiếp tới Sư đoàn Panzer 6 và 23 với vài đội tăng của mình và từ đó trở đi sử dụng các đơn vị thiết giáp của mình chỉ như sức mạnh của một đại đội, để họ không gây sự chú ý từ câc chỉ huy cấp cao hơn"

    Theo cách này, các khu vực bị quân Nga chọc thủng phòng tuyến Mặt trận của người Đức ở hậu phương, sau lưng Tập đoàn quân VI đã được bịt lại. Đó là một thắng lợi to lớn của người chỉ huy. Trong những tuần mà mặt trận trải dài tới 120 dặm đã được bảo vệ bởi phần lớn những nhân viên đường sắt của Đế chế, những đội lao công phục vụ, các công nhân thuộc Công ty Todt cùng với các tình nguyện viên đến từ các khu vực Caucasian, Ukrainia cùng với các người thuộc bộ tộc Cossack.

    Cũng cần phải ghi nhận rằng, nhiều đơn vị Rumania đã hoàn toàn mất liên lạc với Tập đoàn quân của họ giờ đây đặt mình dưới sự chỉ huy của những người Đức. Ở đó, dưới sự lãnh đạo của người Đức, cùng với trang bị của người Đức, họ thường làm trọn nghĩa vụ của họ một cách xuất sắc. Rất nhiều người trong số họ đã phục vụ tại lực lượng của người Đức trong một thời gian dài theo yêu cầu riêng của chính họ.

    Sự hình thành một lực lượng quân đội chính qui quan trọng như vậy đã giữ vững được phòng tuyến tại khu vực sông Chir cho đến cuối tháng 11, khi Quân đoàn XVII dưới sự chỉ huy của Tướng Bộ binh Hollidt đã mở được một cuộc tiến công trong khu vực và họ đã tiếp quản khu vực đóng quân do Tập đoàn quân Rumania đang quản lý. Lúc này, tất cả mọi người mới thở phào nhẹ nhõm.

    Ở đề xuất của Wenck, Cụm tập đoàn quân giờ là thuộc cấp của tướng Hollidt trên mặt trận sông Don -Chir với tất cả các đội hình đã chiến đấu ở đó; những đội quân này tập hợp vào " Nhóm xung kích của Hollidt". Do dó bộ sưu tập tạp nham của các đơn vị mà binh lính biết đến với cái tên " Đội quân của Wenck" không còn tồn tại nữa. Họ đã hoàn thành nhiệm vụ với rất ít sự tương tự trong lịch sử quân sự.

    Thành tích của họ hơn nữa đã cung cấp nền tảng cho giai đoạn thứ hai của chiến dịch trên sông Chir - sự tái chiếm vùng đất cao trên bờ tây nam, không thể thiếu được cho bất kì cuộc phản công nào.

    Nhiệm vụ này đã được hoàn thành một cách trọn vẹn vào những ngày đầu của tháng 12 năm 1942 bởi Sư đoàn Bộ binh 336 thực hiện tại giai đoạn đầu để rồi sau đó Sư đoàn Panzer 11 thực hiện nốt mục đích còn lại.

    Tại vùng đất cao này đã xảy ra các trận giao tranh ác liệt để chống lại mọi đợt tấn công đến từ quân đội Sô-viết. Những vị trí nằm trên con sông Chir có tầm quan trọng sống còn trong kế hoạch giải nguy Stalingrad của Thống chếManstein, đó là một cuộc đột phá kết hợp giữa quân của Thống chế và Cụm quân Xung kích cỡ Tập đoàn quân của tướng Hoth từ khu vực phía đông Kotelnikovocủa con sông Don.

    Phòng tuyến trên con sông Chir sẽ bảo vệ sườn và hậu phương cho cuộc tấn công giải cứu Tập đoàn quân VI. Hơn thế nữa – ngay lập tức, sau khi tình hình cho phép, Quân đoàn Panzer XLVIII dưới sự chỉ huy của viên Tướng thiết giáp von Knobelsdorff, để hỗ trợ cho kế hoạch của Cụm quân Xung kích do tướng Hoth
    chỉ huy bằng cách tấn công theo hướng đông bắc với lực lượng của Sư đoàn Panzer 11, Sư đoàn Bộ binh 336 cùng với Sư đoàn dã chiến thuộc lực lượng Luftwaffe

    Các bàn đạp của chiến dịch phụ trợ này đã giúp cho Tập đoàn quân VI giữ được đầu cầu đổ bộ cuối cùng trên sông Don tại khu vực Verkhne - Chirskaya, chính xác hơn là ở nơi con sông Chir chảy vào sông Don. Tại đó Đại tá Adam, Sĩ quan phụ tá của Tướng Paulus bảo vệ cứ điểm này với một lực lượng đặc biệt được thành lập cấp tốc, vội vàng thuộc Tập đoàn quân VI đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng trong các trận chiến tại các cứ điểm “con nhím”.

    Như vậy, tất cả công việc và tất cả mọi thứ trong khả năng con người có thể thực hiện được đã được tung ra tại giờ thứ mười một này bởi lòng dũng cảm và các kỹ năng quân sự để góp phần khắc phục sai lầm lớn của Hitler và để giải cứu Tập đoàn quân VI…..

    .............................
    DepTraiDeu, meo-u, bloodheartvn5 người khác thích bài này.
  8. huymaya

    huymaya Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2007
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Dõi theo Bác trên từng post - Thank Bác rất nhiều . Hè hè.
  9. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927

    7.Hoth launches a Relief Attack
    HOTH MỞ CUỘC TẤN CÔNG GIẢI VÂY



    “Bão mùa đông” và “Tiếng sấm” – Ngày 19 tháng 12 – Còn 30 dặm nữa – Tranh luận về “Tiếng sấm” – Rokossovskiy đề nghị đầu hàng trong danh dự …


    Trong ngày 12 tháng 12, Tướng Hoth đã tung ra cuộc tấn công của mình. Nhiệm vụ giành cho viên Tư lệnh xe tăng đầy kinh nghiệm, tháo vát và táo bạo này là rất khó nhưng không phải là vô vọng.

    Sườn phải của Tướng Hoth đã được đảm bảo, giống như phòng tuyến trên sông Chir bằng mọi biện pháp mạnh mẽ và quyết liệt. Đại tá Doerr, nguyên là một Sĩ quan chỉ huy bộ phận liên lạc thuộc Bộ Tham mưu Đức cùng với những tàn quân thuộc Tập đoàn quân IV Rumania đã xây dựng lên một tuyến phòng thủ mỏng với các lực lượng tạm thời, những lực lượng mà họ cố gắng vơ vét, gom lại từ các đơn vị khác nhau của người Đức, giống hệt như cách mà Đại tá Wenck đã từng thành công tại khu vực phía bắc. Một cánh quân xung kích dưới sự chỉ huy của Thiếu tá Sauvant kết hợp với lực lượng thuộc Sư đoàn Panzer 14, lực lượng Cô-zắk dưới sự chỉ huy của Đại tá von Pannwitz, các lực lượng phòng không cùng các lực lượng bộc phát đã phục hồi lại kỷ luật của đạo quân Rumania đang tan vỡ cùng với trật tự phía sau khu vực hậu tuyến của quân Đức khi một sự hoảng loạn đã bắt đầu lan tràn.

    Sư đoàn Bộ binh Cơ giới hóa 16 đã rút khỏi thảo nguyên Kalmyk để tới các vị trí chuẩn bị giải vây. Bằng cách này, nếu hiểu một cách máy móc thì là cánh quân phía nam đang chuẩn bị ngăn cản mọi nỗ lực của người Nga muốn từ phía đông đánh vào hậu phương Cụm Tập đoàn quân Caucasus và tiêu diệt họ.

    Ai cũng nghĩ rằng Hitler lúc này sẽ tung hết những gì mà mình có trong tay để hỗ trợ cho đòn giải vây của Tướng Hoth, giúp ông ta ở mức cao nhất để thực hiện một đòn tấn công vượt qua 60 dặm trên lãnh thổ kẻ thù với tốc đọ và sức mạnh cao nhất có thể. Nhưng ở đây, Hitler lại trở lại với hình ảnh là một người keo kiệt. Chỉ với một ngoại lệ thuộc Sư đoàn Panzer 23, hoàn toàn dựa vào sức mạnh của họ có thể sẽ tiến lên được phía trước, ông ta hoàn toàn không tăng viện cho bất kỳ một lực nào tại Mặt trận Caucasus. Ông ta chỉ phân bổ cho Tướng Hoth một Sư đoàn có hiệu suất chiến đấu thật đầy đủ là Sư đoàn Panzer số 6 của Tướng Raus với đội hình bao gồm 160 xe tăng di chuyển từ nước Pháp sang. Sư đoàn đã đến điểm tập kết vào ngày 12 tháng 12 với 136 xe tăng. Lúc này, Sư đoàn Panzer 23 cũng tới nơi với 96 xe tăng.

    Sáu mươi dặm đường là một khoảng cách mà Tướng Hoth cần phải vượt qua – Đó là sáu mươi dặm nằm trên trên lãnh thổ quân thù đã được bảo vệ và khống chế chặt chẽ. Nhưng lúc đầu, mọi việc đều tiến hành một cách tốt đẹp. Hầu như không phải cố gắng lắm, Trung đoàn Panzer 11 thuộc Sư đoàn VI Panzer dưới sự chỉ huy của Đại tá von Hunersdorff ngay trong ngày đầu tiên đã đánh bật quân Nga ra khỏi các vị trí phòng thủ và đẩy bật họ về phía đông. Người Nga đã buộc phải từ bỏ bờ nam con sông Aksay, và Trung tá von Heydebreck đã thiết lập được một đầu cầu đổ bộ dọc theo con sông với lực lượng của Sư đoàn Panzer 23.

    Người Nga hoàn toàn bị bất ngờ. Đại tướng Yeremenko đã gọi điện báo cáo tình hình cho Stalin, giọng đầy lo lắng :” Hiện giờ có một nguy cơ thật sự khi Hoth mở một cuộc tấn công đột phá vào hậu phương thuộc Tập đoàn quân 57 của chúng ta, nơi chúng tôi đang bao vây bọn Đức tại hướng tây nam của túi vây Stalingrad. Nếu trong cùng thời gian này, Paulus đánh thốc từ túi vây ra theo hướng tây nam, thì chúng tôi sẽ rất khó khăn trong việc ngăn chặn chúng giải vây cho nhau đấy !”

    Thủ lĩnh Đỏ tức giận :” Anh phải giữ vững phòng tuyến, chúng tôi sẽ gửi lực lượng tiếp viện xuống cho anh !”. Ông nói tiếp với một giọng đầy đe dọa :” Tôi sẽ gửi cho anh Tập đoàn quân Cận vệ II – Đó là lực lượng tốt nhất mà chúng tôi đã chuẩn bị …!”.

    Nhưng trong khi chờ đội quân Cận vệ tới tăng viện, tướng Yeremenko buộc phải độc lập tác chiến cầm cự. Từ những phòng tuyến bao vây xung quanh khu vực Stalingrad, ông ta rút ra Quân đoàn bọc thép XIII và ném thẳng vào mũi tiến công thuộc Sư đoàn 6 Panzer của Tướng Hoth. Ông ta đã tước đoạt một cách không thương tiếc những lực lượng dự trữ cuối cùng của Phương diện quân và ném Lữ đoàn Xe tăng 235 cùng Sư đoàn Bộ binh 87 nhằm chặn đòn đột phá của Tướng Hoth bằng bất cứ giá nào. Trận chiến xảy ra hết sức ác liệt và đẫm máu tại vùng đất cao phía bắc con sông Aksay trong năm ngày liền. May mắn cho Tướng Hoth, Hitler đã tăng viện cho ông Sư đoàn Panzer 17 thật đúng lúc, họ đã tới kịp thời. Do đó, quân Nga đã bị đánh bật ra khỏi vùng này trong ngày 19 tháng 12.

    Sau một đêm hành quân suốt đêm không thể nào quên, cụm Thiết giáp xung kích thuộc Sư đoàn Panzer số 6 đã chiếm được khu vực Mishkova và Vasilyevka vào sáng sớm ngày 20 tháng 12. Nhưng Stalin đã điều Tập đoàn quân Cận vệ II đến rất đúng lúc. Tuy nhiên, các lực lượng của Tướng Raus vẫn thành công trong việc thiết lập được một đầu cầu đổ bộ với hai dặm chiều sâu. Các mũi nhọn thuộc đạo quân Hoth chỉ còn cách những đơn vị tiền đồn của Paulus nằm trong túi vây Stalingrad có 30 đến 35 dặm đường chim bay mà thôi…



    …………………………….
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Trong lúc này thì tình hình Tập đoàn VI nằm ở bên trong túi vây ra sao ? Tình trạng tiếp tế cho khoảng 230.000 lính Đức và Đồng minh của họ thật là tồi tệ. Chẳng mấy chốc mà lực lượng Luftwaffe không thể giữ cho cả Tập đoàn quân VI đang kẹt sâu trong nước Nga được tiếp tế bằng các đường băng tạm thời vào giữa mùa đông đáng nguyền rủa. Họ không có đủ số lượng máy bay vận tải. Cực chẳng đã, họ phải lấy một số lượng máy bay ném bom ra để vận chuyển. Nhưng loại máy bay này mỗi lần không thể mang nhiều hơn 1,25 tấn hàng hóa. Bên cạnh đó, sự rút lui của họ từ hệ thống điều hành bay đã đem lại hệ quả không dễ chịu trên tất cả các khu vực tại Mặt trận. Một lần nữa, vấn đề cốt yếu của chiến dịch đã được bộc lộ rõ ràng : Sức mạnh vật chất của người Đức đã không được chuẩn bị một cách đầy đủ cho cuộc chiến này.

    Tướng von Seydlitz đã đưa ra yêu cầu số lượng vật tư, thực phẩm và nhiên liệu cần được cung cấp hàng ngày là 1.000 tấn. Thực sự đó là một con số quá cao. Tập đoàn quân VI yêu cầu 600 tấn là đạt yêu cầu và 300 tấn là con số tối thiểu để giữ cho Tập đoàn quân có thể cầm cự được trong một chừng mực nào đó. Chỉ riêng nhu cầu về bánh mì để cung cấp cho những người lính Đức trong vòng vây lên tới 40 tấn một ngày.

    Các máy bay vận tải thuộc Đoàn không quân số IV cố gắng bay với mức 300 tấn một ngày. Trung tướng Fiebig, một chỉ huy dày dạn kinh nghiệm của Quân đoàn không quân VIII đã được giao nhiệm vụ khó khăn này - và lúc đầu nó trông có vẻ là có thể hoàn thành được. Tuy nhiên ngay sau đó băng giá và thời tiết xấu đã tỏ ra là kẻ thù không thể vượt qua được, thậm chí còn nguy hiểm hơn các máy bay chiến đấu hay hỏa lực phòng không hạng nặng của người Nga. Băng giá, tầm nhìn kém và các tai nạn kéo theo đã gây ra thương vong nhiều hơn là do quân thù mang lại. Tuy thế các đội bay đã trình diễn một sự hăng hái dũng cảm không như các chiến dịch trước. Chưa bao giờ trong lịch sử của sử dụng maý bay mà các phi công rời đi với thái độ coi khinh cái chết, chắc chắn kiên quyết làm cầu không vận tới túi vây Stalingrad. Khoảng 550 máy bay đã không trở về .Thế có nghĩa là một phần ba của số máy bay đương sử dụng đã bị mất tích cùng với các phi hành đoàn - các nạn nhân của thời tiết xấu, mục tiêu ngon lành các máy bay chiến đấu và hỏa lực phòng không của Hồng quân. Cứ ba máy bay thì lại mất một - tỉ lệ kinh khủng mà không một không lực nào trên thế giới có thể phục hồi được….

    Sau này, theo các thống kê để lại, cho thấy chỉ có hai lần, số lượng hàng hóa vận chuyển vào túi vây đạt ở mức tối thiểu là 300 tấn, hoặc ít ra cũng gần như vậy. Ngày 7 tháng 12, theo nhật ký tác chiến của viên sĩ quan phụ trách hậu cần thuộc Tập đoàn quân VI, 188 máy bay đã hạ cánh tại phi trường Pitomnik đem theo 282 tấn hàng hóa. Ngày 20 tháng 12, con số này là 291 tấn. Cũng theo những ghi nhớ của Thiếu tướng Herhudt von Rohden, với những cố gắng xuất sắc – dựa theo các hồ sơ của lực lượng Luftwaffe, ngày cao điểm của cầu không vận là ngày 19 tháng 12, với 154 máy bay vận tải đem theo 289 tấn hàng hóa tiếp tế cho sân bay Pitomnik và sơ tán được 1.000 người bị thương.

    Tuy nhiên, nếu tính ở mức độ trung bình, thì lượng hàng hóa được vận chuyển theo cầu không vận từ ngày 25 tháng 11 năm 1942 đến ngày 11 tháng Giêng năm 1943 luôn giao động ở con số 104-107 tấn /1 ngày. Trong thời gian đó, có tổng cộng 24.910 người đã được sơ tán. Với một tốc độ tiếp tế như vậy, những người lính Đức trong vòng vây đã lâm vào tình trạng bị đói và thiếu thốn đạn dược rất nghiêm trọng.

    Tuy vậy các Sư đoàn Đức vẫn tiếp tục cầm cự. Thậm chí cho đến tận bây giờ (1964) – phía Sô-viết vẫn không công bố bất kỳ một con số chính xác nào về số quân Đức đã đào ngũ. Nhưng theo tất cả các nguồn của Đức có được, cho tới giữa tháng 1 thì chắc chắn là không đáng kể. Thực tế là ngay khi tin tức truyền đi trong binh lính rằng các sư đoàn của Hoth đã tiến hành cuộc tấn công giải vây thì tinh thần chiến đấu thực sự dũng cảm cũng đã lan tỏa trong số họ. Khó có một người lính hay sỹ quan nào mà không tin chắc rằng Manstein sẽ đưa họ thoát ra khỏi vòng vây. Và thậm chí tiểu đoàn chiến đấu mệt mỏi nhất cũng cảm thấy đủ sức mạnh chuẩn bị cho trận đánh sẽ diễnra tại vòng vây đang bao bọc xung quanh họ để gặp những người bạn thân tới giải phóng họ đã đi được nửa chặng đường. Kế hoạch đó chỉ tồn tại và được biết nói chung là thuộc bên trong cái túi. Sau cùng thì các đơn vị của hai Sư đoàn cơ giới và một Sư đoàn Panzer đã túc trực tại vị trí chiến đấu trên góc phía nam của cái túi vây sẵn sàng tấn công về phía các sư đoàn của Hoth thời khắc này đã tới gần và các mệnh lệnh cho chiến dịch " Bão mùa đông" được phát ra.

    Chiều ngày 19 tháng 12, đó là một ngày lạnh nhưng điều kiện bay thật là tuyệt vời. Trên bầu trời sân bay Pitomnik liên tục vang tiếng gầm rú của các máy bay vận tải Đức lên xuống liên tục. Họ hạ cánh bốc dỡ liên tục hang hóa và chở đi những người lính bị thương. Mọi thùng xăng được chất đống như núi. Các thùng gỗ vận chuyển hàng hóa cao ngất ngưởng chồng lên nhau. Giá mà ngày nào họ cũng có được điều kiện thời tiết bay tốt như thế này ….

    ..............................................
    madpriest, gaume1, DepTraiDeu3 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này