1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Sân bay nhìn thật ảm đạm và tiêu điều. Trung tâm tiếp tế có tính chất sống còn cho Tập đoàn quân giờ đây chỉ là một đống đổ nát. Mặt đất được bao phủ bằng các vỏ đạn cùng với những máy bay bị hư hỏng. Hai trạm cấp cứu dã chiến nhồi nhét chật ních những người lính bị thương. Giữa các khung cảnh hỗn loạn này là những tiếng gầm của các máy bay hạ cánh, những tiếng ra lệnh, quát nạt, khung cảnh bốc dỡ, xếp hàng hóa hoặc những người bị thương vào máy bay, rồi tiếng gầm thét của những chiếc máy bay cất cánh lên bầu trời.

    Hai ngày sau, ngày 14 tháng Giêng, sân bay Pitomnik đã bị rơi vào tay quân Nga. Đó là sự kết thúc bi thảm cho chiến dịch tiếp tế bằng cầu không vận và những nỗ lực, cố gắng sơ tán những người bị thương. Từ thời điểm đó, tất cả mọi thứ đều nhanh chóng xuống dốc một cách thảm hại. Từ các phòng tuyến trong vòng vây, các nhóm quân cuối cùng đang tìm cách quay trở lại thành phố Stalingrad. Thiếu tá Pohl cùng các người lính dưới quyền lại bắt đầu một cuộc hành trình vào địa ngục. Trên con đường di chuyển, đang lúc nằm nghỉ chân thì họ lại bị trúng bom.

    Một số người còn sống sót đã bị mất tay, chân. Máu của họ đã bị đông lạnh thành những viên băng đỏ, không có ai băng bó cho họ cả cũng như không hề có ai di chuyển họ ra khỏi con đường quốc lộ. Tất cả các đội hình hành quân vẫn di chuyển qua nơi họ nằm đó, ai cũng ở trong tình trạng đói rét, chậm chạp lê bước trong sự thờ ơ, ngu si một cách đần độn, chỉ quan tâm đến bản thân của mình mà thôi. Pohl cố gắng băng bố cho những người bị thương và đặt họ nằm cạnh nhau. Ông để lại một nhân viên y tế để chăm sóc họ và chờ đợi những chiếc xe tải chạy qua để đưa những con người gặp bất hạn rủi ro lên xe tải. Nhưng không có chiếc xe tải nào cả.

    Đó chỉ là một trong hàng vạn trường hợp đã xảy ra trong những ngày cuối cùng của tấn bi kịch Stalingrad. Nạn đói khốc liệt đến với những người lính Đức hoàn toàn không còn khả năng tự vệ khi đối mặt với đòn tổng phản công của quân đội Sô-viết đã dẫn đến một sự suy giảm nhanh chóng sức mạnh và nhuệ khí chiến đấu. Tinh thần của lính Đức bị sa sút một cách thảm hại.

    Con số thương vong tăng vọt. Rất đông người nằm chờ đợi tại các trạm cấp cứu tiền phương và dã chiến. Các thiết bị vật tư y tế, thuốc, bông băng đều dùng hết sạch. Nhiều người lính còn gia nhập các nhóm cướp đi lang thang tại các vùng quê.

    Vào 16.45 ngày 24 tháng Giêng năm 1943, viên Trưởng phòng tác chiến của Tập đoàn quân VI đã gửi cho Thống chế Manstein một bức điện, rất gây sốc bởi vì ngôn ngữ rất vô cảm. Bức điện viết: “Các cuộc tấn công đầy bạo lực của quân thù không hề suy giảm trên toàn bộ các phòng tuyến phía tây túi vây buộc những người đang chiến đấu phải rút lui trở về khu vực Gorodische kể từ sáng nay để thành lập những ‘con nhím’ kháng cự tại nhà máy đầu kéo. Tại khu vực phía nam của Stalingrad, trong các phòng tuyến nằm ở khu vực phía tây chạy dọc ven vùng ngoại ô thành phố vẫn đang cầm cự chiến đấu ở khu vực tây và nam Minina cho đến tận 16.00. Tình hình tại Volga và phòng tuyến đông bắc thì chưa có sự thay đổi gì lớn. Lúc này, điều kiện chiến đấu trong thành phố thật sự khủng khiếp, có tới khoảng 20.000 người lính Đức bị thương không hề được giám sát đang lang thang tìm kiếm các nơi trú ẩn tại những đống đổ nát.

    Cùng đi với họ là những người lính đang bị nạn đói, cái lạnh và sương giá hành hạ, trong tay họ không còn vũ khí cá nhân bởi vì họ đã để thất lạc trong các cuộc giao tranh. Pháo binh hạng nặng của quân Nga vẫn đang giã vào các vị trí đóng quân của chúng ta trong khu vực thành phố. Các ổ đề kháng tại vùng ngoại ô thuộc phía nam Stalingrad cố gắng chống cự đến ngày 25 tháng Giêng dưới sự chỉ huy của những viên tướng tràn đầy nghị lực, những người sĩ quan dũng cảm cùng một số ít những người lính còn có chút sức lực để cầm cự. Khu vực nhà máy đầu kéo có thể cầm cự lâu hơn chút nữa. Người gửi: Trưởng phòng tác chiến Tập đoàn quân VI”…

    Những viên tướng tràn đầy nghị lực. Những người sĩ quan dũng cảm. Một số ít những người còn có chút sức lực để cầm cự. Sau đây là một hình ảnh.

    Trên bờ kè của con đường sắt tại khu vực phía nam hẻm Tsaritsa, Thiếu tướng von Hartmann chỉ huy Sư đoàn 71 Bộ binh đến từ vùng Saxon Hạ, đích thân đứng trên vị trí chiến đấu cầm khẩu súng Carbine trên tay để chống trả các đợt tấn công của quân Sô-viết cho tới lúc bị ngã gục bởi những tràng đạn súng máy của kẻ thù.

    Khi Thống chế von Manstein đọc bức điện định mệnh của viên Trưởng phòng tác chiến Tập đoàn quân VI gửi cho ông thì ngay lập tức ông ta hiểu rằng : không còn bất kỳ câu hỏi nào nữa dành cho sự kéo dài của nhiệm vụ quân sự của nhân vật chính tại đây – Tập đoàn quân VI :”Kể từ khi tôi thấy rằng Tập đoàn quân VI không thể cầm cự lâu dài trước áp lực ngày càng tăng của quân Nga theo yêu cầu của nhiệm vụ…” ..Thống chế nói tiếp :”Tôi đã cố gắng trong một cuộc trò chuyện đường dài qua điện thoại với Quốc trưởng vào ngày 24 tháng Giêng để đạt được một yêu cầu cho phép sự đầu hàng – đó là một điều không may nhất trong tình huống vô vọng. Vào thời điểm này..nhưng mà chính xác hơn là sắp đến lúc này, nhiệm vụ của Tập đoàn quân VI là ghìm chặt chân quân thù đã chính thức được hoàn thành. Họ đã góp phần trong việc giải cứu 5 Tập đoàn quân của chúng ta…!”

    Điều gì mà Manstein đã cố gắng liên lạc qua điện thoại với Thiếu tá von Zitzewitz yêu cầu ông ta sắp xếp một cuộc báo cáo tình hình mang tính chất cá nhân với Quốc trưởng.

    Zitzewitz là một trong những người cuối cùng bay ra khỏi vòng vây theo yêu cầu của Bộ Tổng Tư lệnh tối cao Đức trong ngày 20 tháng Giêng. Ngày 23 tháng Giêng, Tướng Zeitzler đã triệu tập ông ta đến gặp gỡ với Hitler.

    .............................
    ttanh919, hunterxmn, DepTraiDeu3 người khác thích bài này.
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Một cuộc gặp gỡ đầy ý nghĩa sâu sắc. Sau đây là những hồi ức đã được Zitzewitz ghi lại :”Khi chúng tôi nhận được mệnh lệnh đến tiếp kiến Quốc trưởng tại Tổng hành dinh. Tướng Zeitzler đã gặp tôi một lần nữa tại phòng chờ. Thế rồi một lúc sau, cánh cửa được mở ra. Tôi bước vào. Trong phòng họp, tôi đứng nghiêm chào. Hitler đã bước đến bên tôi, cả hai tay ông ta siết chặt bàn tay phải của tôi và ông ta nói :’Bạn đã đến đây từ một nơi có tình hình rất tồi tệ !’. Ánh sáng chỉ lờ mờ sáng lên trong một căn phòng rộng rãi…Phía trước lò sưởi là một cái bàn lớn với những chiếc ghế được sắp đặt sẵn xung quanh. Phía bên phải tôi là một cái bàn dài, ánh sáng hắt từ trên cao rọi xuống một tấm bản đồ tình hình chiến sự của Mặt trận miền Đông. Phía sau là hai nhân viên tốc ký đang ghi lại từng lời nói trong cuộc tiếp kiến của tôi với Quốc trưởng…”.

    “… Ngoài Tổng tham mưu trưởng Zeitzler chỉ còn có Tướng Schmundt, hai đại diện thuộc Quân lực Đức và Lufwaffe ADC (Air defense commander – Tư lệnh phòng không của lực lượng không quân) cũng có mặt trong căn phòng. Hitler ra hiệu mời tôi ngồi xuống chiếc ghế gần tấm bản đồ tác chiến rồi tự mình ngồi xuống đối diện tôi, những người còn lại thì ngồi vào những chiếc ghế được kê tại phần tối của căn phòng. Chỉ duy nhất viên Tư lệnh phòng không đứng ở phía xa tấm bản đồ. Hitler bắt đầu nói. Thời gian cứ trôi đi và một lần nữa, ông ta chỉ tay vào tấm bản đồ. Ông ta nói về một ý tưởng dự kiến mới được hình thành trong tâm trí ông ta : thành lập một Tiểu đoàn - ‘một tiểu đoàn’ - xe tăng hoàn toàn mới – những chiếc Panther – tấn công thẳng vào vòng vây của quân thù tại Stalingrad để cung cấp đồ tiếp vận và tăng viện cho Tập đoàn quân VI bằng những chiếc xe tăng này…Tôi ngây người ra vì kinh ngạc….”

    “..Trời..! Một Tiểu đoàn Panzer đơn độc để phát động một cuộc tấn công thành công trên hàng trăm dặm thuộc lãnh thổ của đối phương đang được tổ chức phòng thủ rất mạnh trong khi cả một Tập đoàn quân Panzer không thể thực hiện thành công nhiệm vụ như vây. Tôi liền tranh thủ khoảnh khắc đầu tiên khi Quốc trưởng tạm dừng trong lúc nói chuyện để trình bày những khó khăn của Tập đoàn quân VI đang phải đương đầu trong vòng vây : Tôi đã trích dẫn ra những ví dụ, tôi đọc những con số, tư liệu từ một tờ giấy mà tôi đã chuẩn bị. Tôi đề cập tới nạn đói, những thương tổn vì cái lạnh của nước Nga, nguồn tiếp tế không đầy đủ cùng với cảm giác thực sự của những người lính khi bị bỏ rơi. Ngoài ra tôi còn nói về những người bị thương cùng với sự thiếu thốn trầm trọng vật tư y tế.,”

    Tôi kết luận bằng những từ :”Thưa Quốc trưởng của tôi, cho phép tôi nói rằng các binh sĩ của chúng ta tại Stalingrad không thể chiến đấu cho tới người lính cuối cùng bởi vì giờ đây, họ không còn khả năng về thể chất và tinh thần để cầm cự và kéo dài cuộc chiến đấu cho tới giờ phút cuối cùng..”.

    Hitler rất ngạc nhiên và tôi có cảm giác ông ta đang nhìn chằm chằm vào mắt tôi. Sau đó ông hạ giọng :”Những người lính của chúng ta sẽ hồi phục lại rất nhanh thôi…!”. Sau những lời nói như vậy, chúng tôi được phép giải tán..

    Nhưng rồi, Hitler đã ra một bức điện qua radio tới Tập đoàn quân VI :”Không có câu hỏi nào cho sự đầu hàng. Quân đội phải chống cự cho đến giờ phút cuối cùng !”.

    Tuy nhiên, đó là những lời nói vô ích, không hề còn tí hiệu lực nào cả. Ngay cả những người tự tin nhất cũng đã cảm thấy mất hết tinh thần chiến đấu và mọi niềm hy vọng. Trong những căn hầm chỉ huy của OGPU (Nhà tù thuộc Tổng cục An ninh Quốc gia Nga) – Nơi đóng quân tạm thời của người Đức, các Sĩ quan chỉ huy Trung đoàn, Chỉ huy đại đội, các sĩ quan tham mưu đều phải nằm dài ra trong sự tuyệt vọng – Bẩn thỉu, dơ dáy, bị thương, mê man trong cơn sốt với thân hình lở loét cùng với những người mắc bệnh kiết lỵ - đang không biết phải làm gì. Họ không còn bất cứ một trung đoàn, tiểu đoàn cũng như vũ khí trên tay ; đói khát, không còn chút bánh mì và họ chỉ có những viên đạn cuối cùng cho khẩu súng lục cá nhân – những viên đạn cuối cùng có thể dành cho việc chấm dứt cuộc sống khốn cùng của họ.

    Một vài người trong số họ đã bắn vào đầu tự sát. Một vài Sở chỉ huy và các đơn vị nhỏ hơn đã tự kích hoạt bằng thuốc nổ biến những vị trí chống cự cuối cùng thành những mảnh vụn. Một vài sĩ quan tham mưu, phi công, các nhân viên liên lạc và một nhóm hạ sĩ quan còn chút tinh thần thì muốn tiến hành một cơ hội phá vỡ để thoát ra khỏi vòng vây nhằm tiến hành một chuyến du hành tràn đầy rủi ro. Nhưng phần lớn binh lính và sĩ quan, đơn giản chỉ còn chờ đợi một sự kết thúc đầy rủi ro sẽ xảy đến với họ bằng cách này hay cách khác. Nhiều chỉ huy trên ngực vẫn đeo những huy chương được tặng thưởng vì thể hiện lòng can đảm trong chiến đấu của Trung đoàn, như Đại tá Boje, trong ngày 27 tháng Giêng đã bước tới trước những người lính Đức còn lại, hiện đang trú trong những căn hầm chỉ huy của OGPU (Nhà tù thuộc Tổng cục An ninh Quốc gia Nga) và bảo họ : “ Chúng ta không hề còn bánh mì và vũ khí. Tôi đề nghị chúng ta đầu hàng !”. Những người lính dưới quyền ông lặng lẽ gật đầu đồng ý. Và thế là Đại tá Boje, dẫn những người đang kiệt quệ vì sốt phát ban và dìu những người bị thương bước ra khỏi những đống đổ nát của những những căn hầm chỉ huy thuộc nhà tù OGPU.

    .............................
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Khoảng cách tới những vị trí tiền duyên của người Nga bố trí dọc theo bờ kè con đường sắt chỉ còn khoảng 50 yards. Tại con hẻm Tsaritsa, một nhóm tàn quân thuộc Trung đoàn do Thiếu tướng Edler von Daniels chỉ huy đã đầu hàng quân Nga. Thiếu tướng von Daniels cùng đi với họ. Không một ai trong số họ còn vũ khí trên tay. Đó là một đám rước buồn thảm. Dọc theo hai bên đường là những chiến sĩ Hồng quân với vũ khí lăm lăm trên tay, sẵn sàng nhả đạn. Những người hàng binh Đức được quay phim, chụp ảnh, sau đó bị đưa lên xe tải, lái băng qua thảo nguyên để tiến tới một cuộc đời tù tội trong những nhà tù nằm sâu ở nội địa nước Nga.

    Trong khi đó, những đơn vị thuộc Quân đoàn XI dưới sự chỉ huy của Tướng Strecker vẫn còn chiến đấu tại những vị trí cuối cùng mặc dù họ đã bị quân Nga cắt rời khỏi tại khu vực phía bắc của túi vây.

    Và trên không trung là một một bản điện báo tồi tệ đến từ Stalingrad : “ Gửi Cụm Tập đoàn quân Sông Don. Do tình hình dự trữ thực phẩm hiện đang ở mức thấp nhất nên chúng tôi bắt buộc phải đình chỉ cung cấp các khẩu phần thức ăn cho những người ốm và bị thương, để duy trì sức sống cho các nhóm lính Đức hiện còn đang giao tranh với quân thù. Trưởng phòng tác chiến thuộc Tập đoàn quân VI thông báo !”…

    Bất chấp thực tế tình hình như vậy, vào lúc 1.30 ngày 31 tháng Giêng, Hitler vẫn ra lệnh cho Tổng tham mưu trưởng gửi một bức điện báo tới Stalingrad :”Quốc trưởng đã chỉ dẫn với tôi rằng, mỗi ngày pháo đài Stalingrad có thể tiếp tục cầm cự được đều mang đến một tầm quan trọng rất lớn..!”.

    Năm giờ sau, trong tầng hầm của Cửa hàng bách hóa tổng hợp nằm trên Quảng trường đỏ tại Stalingrad, một viên Trung úy thuộc đội bảo vệ của Sở chỉ huy Tập đoàn quân đã bước vào căn phòng của Tư lệnh Tập đoàn quân VI và thông báo : Người Nga đang ở ngoài cửa.

    Trong đêm trước, Paulus đã được tấn phong lên chức Thống chế theo một mệnh lệnh qua radio từ Quốc trưởng. Ông ta thức dậy vào khoảng lúc 6 giờ sáng, sau đó nói chuyện với Trung tá von Below, Trưởng phòng tác chiến. Ông ta cảm thấy vô cùng mệt mỏi và tuyệt vọng, cảm thấy cần phải đi đến một quyết định để chấm dứt nỗi thống khổ này. Và rồi ông ta đã thực hiện điều đó, như ông ta nói “cứ lẳng lặng mà làm..!”.., không hề có văn bản về việc đầu hàng cũng như các lễ nghi chính thức.

    Có lẽ chính điều đó, trở thành lý do cho nhiều cuộc bàn luận và hiểu sai về Paulus trong việc ông ta chấp thuận bị bắt làm tù binh. Ông ta bị mắc kẹt trong mệnh lệnh không được phép đầu hàng trong việc đứng ra thay mặt cho Tập đoàn quân của ông. Ông ta chỉ chấp thuận việc đầu hàng quân Nga với những nhân viên tại Sở chỉ huy Tập đoàn quân. Còn những viên chỉ huy Đức còn lại tại các khu vực riêng biệt khác nhau thì tự thu xếp với người Nga về việc chấm dứt tình hình chiến sự. Tại trung tâm Thành phố Stalingrad, tất cả mọi việc kết thúc trong ngày 31 tháng Giêng năm 1943.

    Tại khu vực phía bắc, trong các khu vực của Nhà máy đầu kéo Dzerzhinsky khét tiếng cùng với nhà máy chế tạo vũ khí “Chiến lũy Đỏ”, ở ngay nơi mà những bức ảnh đầu tiên của cuộc chiến Stalingrad được chụp trong mùa hè năm 1942, những ổ đề kháng cuối cùng thuộc Quân đoàn XI vẫn cố gắng cầm cự cho tới ngày 1 tháng Hai. Và cuộc chiến đã kết thúc chính ở nơi nó đã bắt đầu.

    Mặc dù những trận giao tranh trong một thành phố hoàn toàn đổ nát không còn có bất kỳ một ý nghĩa chiến lược nào cả, Hitler vẫn nhấn mạnh qua một bức điện mang lối biện minh sáo mòn, cũ rích. Ông ta đã thông báo qua radio cho tướng Strecker: "Tôi hy vọng các bạn ở phía bắc Pháo đài Stalingrad sẽ chiến đấu cho tới giây phút cuối cùng. Mỗi ngày, mỗi giờ các bạn còn chiến đấu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập một mặt trận mới..”

    Nhưng rồi Quân đoàn XI cũng đến một hồi kết thúc chậm rãi. Trong suốt đêm 1 rạng ngày 2 tháng Hai, Tướng Strecker cũng đã ngồi nói chuyện tại Sở chỉ huy với Trung tá Ju-lius Muller , chỉ huy một Cụm quân xung kích của ông ta. Vào lúc rạng sáng, Strecker nói :”Bây giờ tôi phải đi !” – Muller hiểu liền và ông ta nói :” Tôi cũng sẽ thực hiện nhiệm vụ của tôi !”. Không còn lời nói khoa trương nào nữa. Khi ánh sáng ban ngày bắt đầu được chiếu xuống thành phố thì trận chiến cũng đã kết thúc tại khu vực phía bắc Stalingrad.

    Vào lúc 8.40, Strecker đã gửi một bức điện cuối cùng tới Tổng hành dinh Quốc trưởng :”Quân đoàn XI với sáu Sư đoàn đã chính thức hoàn thành nhiệm vụ “.

    ................................


    gaume1, DepTraiDeu, ngthi964 người khác thích bài này.
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Xin lỗi các Bác, do không sửa lại được nên nhờ các bác đọc câu - Trong những căn hầm chỉ huy của OGPU (Nhà tù thuộc Tổng cục An ninh Quốc gia Nga) .... Sửa lại là ....Trong các phòng giam vốn của nhà tù OGPU (Nhà tù thuộc Tổng cục An ninh Quốc gia Nga) trước đây.....

    Cám ơn bác Danngoc rất nhiều.....
    hunterxmn, DepTraiDeu, meo-u2 người khác thích bài này.
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Ở đây cũng như vậy, những người lính Đức trong tình trạng bị bỏ đói lâu ngày, đôi mắt trũng sâu từ các đơn vị và những sư đoàn nổi tiếng, từng đạt nhiều chiến công hiển hách đã thất thểu bước ra khỏi chiến hào cũng như từ các đống gạch đổ nát để rồi gia nhập vào những đội hình tù binh màu xám trên tuyết. Họ làm thành một đám rước dài bất tận, thất thểu đi xuyên qua thảo nguyên của nước Nga về các điểm tập kết tù binh. Vậy có bao nhiêu người lâm vào số phận như vậy ?

    Con số thực sự vẫn còn bàn cãi cho đến ngày nay và trò tráo trở lạ lùng với các con số thường được các bên tham gia đưa ra.

    Cứ như thể các con số có thể làm nên sự khác biệt cho sự khổ sở , cái chết và lòng quả cảm. Tuy vậy theo các hồ sơ thì đây là những sự việc mang tính chất thực tế. Theo nhật ký hoạt động của Tập đoàn quân VI, hiện đang nằm trong các kho lưu trữ của các nhà chức trách Mỹ, cũng như dựa theo các báo cáo hàng ngày của các Quân đoàn khác nhau ; Số lượng khẩu phần được yêu cầu cung cấp trong ngày 18 tháng Chạp năm 1942, cũng như một con số nhắc lại trong ngày 22 tháng Chạp bao gồm khoảng 230.000 lính Đức và các Đồng minh bị mắc kẹt trong túi vây, trong đó bao gồm 13.000 người Rumania. Ngoài ra bản báo cáo còn đề cập tới “19.300 tù binh Nga và những người phục vụ tình nguyện”.

    Trong số 230.000 người, có khoảng 42.000 sĩ quan, binh lính, những người bị thương tật, ốm đau cùng một số chuyên gia đã được sơ tán bằng đường hàng không cho đến ngày 24 tháng Giêng năm 1943.

    Theo các báo cáo của người Nga, có khoảng 16.800 lính Đức đã bị bắt làm tù binh trong thời gian khoảng từ ngày 10 đến 29 tháng Giêng năm 1943. Còn trong thời điểm từ 31 tháng Giêng đến ngày 3 tháng Hai thì người ta thống kê được 91.000 sĩ quan và lính Đức đã ra đầu hàng quân đội Sô-viết.

    Một số trong 80.500 người đã phơi xác trong các trận giao tranh tại Stalingrad – bị giết trong các trận chiến, hoặc phần lớn chết vì vết thương nghiêm trọng, không nơi ẩn náu, không được chăm sóc và không được cung cấp khẩu phần ăn trong những ngày cuối cùng cũng như không được đưa đến nơi an toàn sau khi bị bắt làm tù binh.

    Chỉ còn khoảng 6.000 trong số 107.800 người trở về quê nhà của họ sau một thời gian bị giam cầm và lao động khổ sai trong các nhà tù Sô-viết.



    ********



    Ngày 3 tháng Hai năm 1943, Thiếu úy Herbert Kuntz thuộc Phi đoàn Không quân Oanh kích 100 là người phi công Đức cuối cùng lái chiếc HE-III bay trên bầu trời Stalingrad.

    “Anh hãy cố gắng quan sát xem nơi nào còn có sự giao tranh trong thành phố, cũng như để ý có dấu vết của những người đang đào thoát ra khỏi vòng vây không ?..”Đại úy Batcher nói tiếp :”Sau đó chúng ta sẽ thả đồ tiếp tế !”. Thùng hàng bao gồm chút bánh mì, sô-cô-la, băng bó y tế cũng như một ít đạn dược..

    Kuntz lượn vòng quanh thành phố trên độ cao khoảng 6.000 feet. Không hề có một khẩu pháo phòng không nào bắn lên. Sương mù dày đặc treo trên thảo nguyên. Hoa tiêu Hans Annen liếc nhìn Walter Krebs, nhân viên vô tuyến điện. Krebs liền lắc đầu :”Không có động tĩnh gì hết ..!”

    Kuntz hạ thấp độ cao xuống 300 feet – sau đó là 250 feet. Paske, thợ máy chăm chú quan sát. Bất thình lình, lớp sương mù tan biến, họ nhận ra máy bay đang bay trên một vùng đất nhỏ vừa xảy ra các trận giao chiến ác liệt bị bom đạn cày nát. Kuntz vội vàng cho máy bay ngược lên, đến một độ cao an toàn và tiếp tục tìm kiếm ở dưới đất. Ở dưới đất – anh ta có cảm giác những gì không phải trong hình dạng của con người đang ngọ nguậy dưới làn sương mỏng ?”Thả xuống !”- Anh ta hét to. Thùng hàng tiếp tế được thả xuống mặt đất. Những chiếc bánh mì rơi xuống mặt đất phủ đầy tuyết của Stalingrad, dọc theo những người chết, những xác đã đông cứng vì giá lạnh cũng như những con người khốn khổ đang nằm chờ Thần Chết đến mang đi.

    Có lẽ những chiếc bánh mì sẽ được tìm bởi một trong những nhóm tàn quân nhỏ đang cố tìm đường để thoát ra khỏi túi vây. Nhiều người bắt đầu âm thầm rời đi – như các sỹ quan tham mưu cùng với một số nhóm xung kích còn đầy đủ lực lượng thuộc Sở chỉ huy Quân đoàn IV và Sư đoàn Bộ binh 71. Các thiếu úy và trung sỹ đã hành quân với các trung đội của mình qua màn đêm và sương mù. Các viên Trung sĩ, hạ sĩ , bộ binh và pháo thủ đã chuồn ra khỏi thành phố đổ nát theo từng nhóm nhóm ba, bốn hay thậm chí từng người một. Các nhóm tàn quân được các phi công quan sát thấy cho đến tận giữa tháng hai. Rồi họ bị lạc đường và bị mất tích trong thảo nguyên. Chỉ có một người duy nhất - trung sỹ Nieweg, một trung sỹ thuộc đội pháo phòng không - được xác định là đã trốn thoát. Nhưng số phận xui xẻo vẫn không rời bỏ anh ta. Hai mươi tư giờ sau khi đã đào thoát ra khỏi vòng vây, anh ta đã bị giết bởi một quả đạn cối không may rơi trúng Trạm cấp cứu dã chiến thuộc Sư đoàn Panzer 11…..


    ...............................

    KÍNH THƯA CÁC BÁC - ĐẾN ĐÂY LÀ HẾT CUỐN 1 - SAU ĐÂY SẼ SẼ LÀ TIẾP TỤC CUỐN 2
    CÁC BÁC CHO CÁI LIKE VUI TƯƠI ỦNG HỘ CHO BÁC HUNTERXMN VÀ TÔI TIẾP TỤC CÂU CHUYỆN CHIẾN TRANH XÔ-ĐỨC 1943-1944

    CÁM ƠN CÁC BÁC ĐÃ BỎ CÔNG SỨC RA THEO DÕI CÂU CHUYỆN....
    maseo, caonam_vOz, hunterxmn9 người khác thích bài này.
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    [​IMG]

    Scorched Earth


    CHIẾN TRANH TIÊU HAO



    ...............................................




    PREFACE

    Lời nói đầu


    “Cuộc chiến tranh của Hitler trên đất Nga” đã thực sự kết thúc với tấn bi kịch Stalingrad. Nhưng, trái với các ý kiến đánh giá của mọi người, tôi cho rằng ; thảm họa của Tập đoàn quân VI trên sông Volga không phải là điểm xuất phát cho sự thất bại của quân đội Đức quốc xã. Stalingrad là điểm dừng chân cuối cùng trong chiến dịch chinh phục nước Nga của người Đức ; Mặt khác, ta có thể đề cập tới là bước ngoặt quan trọng nhất của cuộc chiến tranh Nga – Đức chính là trận Kursk xảy ra vào những ngày hè nóng bỏng trong năm 1943. Đó là lý do tại sao, tôi đã đặt chiến dịch này tại phần đầu cuốn sách Scorched Earth (Chiến tranh tiêu hao). Nếu đặt như thế này, hai giai đoạn lớn của cuộc chiến trên đất nước Nga sẽ hiện lên rõ ràng hơn. Những chiến thắng vang dội ban đầu của người Đức đã kết thúc trong tấn bi kịch Stalingrad – các thất bại của người Đức đã bắt đầu một cách liên tục từ trận Kursk.

    Trong các chiến dịch xảy ra giữa thời gian từ khi kết thúc năm 1942 cho đến tận tháng 7 năm 1943 được mô tả theo hình thức hồi tưởng lại. Phải thừa nhận rằng, cách sắp xếp như thế này sẽ phá vỡ sự sắp xếp theo một trình tự về thời gian, nhưng bù lại, nó sẽ cung cấp cho các bạn đọc của tôi một sự hiểu biết tốt hơn về tình hình đã xảy ra, cũng như tầm quan trọng và tính chất ác liệt trong các cuộc giao tranh trong thời gian từ Stalingrad tới Kursk. Stalin đã muốn phát huy kết quả của Chiến dịch Stalingrad vào các chiến dịch khác sau đó tại giữa sông Don và Donets nhưng ông ta đã thất bại khi phải đối mặt với chiến thuật xuất sắc của Thống chế von Manstein. Một lần nữa, Bộ Tư lệnh tối cao Đức lại được cung cấp một cơ hội để cứu vãn tình thế chiến tranh tại Mặt trận miền Đông bằng cách đưa hình thái chiến tranh từ một cuộc chiến tranh chinh phục chuyển sang cuộc chiến tranh tiêu hao…

    Nhưng Hitler đã từ chối những gì mà các viên chỉ huy quân sự Đức trên chiến trường đã cố gắng khẩn trương giải thích và chứng minh cho ông ta thấy rõ. Một lần nữa, ông ta lại lao vào canh bạc quân sự, Quốc trưởng đã đặt tất cả mọi thứ vào một cửa duy nhất, và ông ta hy vọng vào chiến dịch Citadel (Thành trì) – chính là tên mã cho Chiến dịch Kursk – sẽ mang lại một bước ngoặt lớn cho Mặt trận miền Đông.

    Do đó cuộc chiến tranh ở miền Đông đang đi tới đỉnh điểm của nó ở vòng cung Kursk. Với một nỗ lực quân sự to lớn, hai địch thủ đã đụng độ với nhau – cuộc tấn công đầy nhuệ khí của người Đức tới sự phòng thủ mãnh liệt của các chiến sĩ Hồng quân. Các loại vũ khí mới nhất, quyết tâm vô bờ bến, sự chỉ huy quân sự khôn khéo, những mưu mẹo và cả sự phản bội - tất cả đều vươn tới đỉnh cao trong cuộc đụng độ vĩ đại này. Các nhà Sử học Sô-viết đã đúng khi gọi Chiến dịch Citadel (Thành trì) là trận chiến quan trọng nhất của toàn bộ cuộc chiến tranh Nga-Đức.

    Tiếp theo sau trận Kursk là một chuỗi những thất bại quân sự của người Đức. Một điều mà khiến cho giai đoạn này của cuộc chiến tranh trở nên rất thú vị cho người chép sử như tôi và người đọc chính là tinh thần chiến đấu của những người lính bị cạn kiệt sức lực , sự tận tâm phục vụ và kỉ luật của những con người ở trong những hoàn cảnh khó khăn và thực sự vô vọng.


    Trong việc xử lý tài liệu để đưa vào cuốn sách này, tôi đã giữ theo phương pháp để chứng minh sự thành công trong cuộc chiến tranh của Hitler ở Nga – đó là sự liên kết của các báo cáo trong thực tế bởi các nhân chứng sống với chứng cứ tài liệu của lịch sử còn lưu lại.

    Một thủ thuật trong cách đặt câu hỏi của tôi đã được phát triển liên tục qua quá trình làm việc, đã giúp cho những con người hiện đang cực kì bận rộn với cuộc sống sau thời kỳ hậu chiến. Bởi vì họ đã từng giữ vị trí chỉ huy trong cuộc chiến hoặc đang chiến đấu tại một thời điểm hay một chiến dịch nào đó, có thể chuyển thông tin của họ tới cho tôi. Vô số các bản tiểu luận chưa hề được xuất bản hay các bài đặc biệt mà tôi sở hữu chứa đựng tài liệu có giá trị đặc biệt, làm phong phú lên bản tổng kết hiện thời bởi rất nhiều những mẩu thông tin quân sự thú vị chưa từng được biết cho tới ngày nay.

    Trên thực tế, một điều đặc biệt quan trọng là hiện thời, tôi đã có thể sử dụng các tài liệu chuyên ngành của người Nga về cuộc chiến tranh Nga-Đức, đã được công bố trong thời kỳ Stalin nắm quyền, cũng như các hồi ức cá nhân của các tướng lĩnh Sô-viết và các nhân viên trực thuộc Bộ Tổng tham mưu tối cao. Một điều quan trọng hơn nữa là tôi được quyền truy cập vào các cuốn vi phim về nhật ký chiến tranh của người Đức hiện nay còn nằm trong các kho lưu trữ của người Mỹ.

    Một lần nữa, tôi xin phép không đề cập tới nguồn gốc các tư liệu ở cuối mỗi trang sách như thường lệ nhưng tôi muốn lưu ý rằng ; Theo qui định, tất cả các vấn đề, nhân vật trong nội dung được tôi đề cập là thuộc loại người thật việc thật, cũng như tất cả các sự việc được đưa ra trong cuốn sách này đều dựa theo các bằng chứng lịch sử đáng tin cậy......




    Paul Carell


    ...............................

    MỜI BÁC HUNTERXMN ĐẢ TIẾP HỘ 2 CHƯƠNG ĐẦU CỦA PHẦN I

    CÁM ƠN BÁC RẤT NHIỀU......
    hunterxmn, caonam_vOz, huymaya6 người khác thích bài này.
  7. viagraless

    viagraless Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    704
    Đã được thích:
    363
    Chân thành cảm ơn bác HuyTop, chúc bác nhiều sức khỏe để phục vụ anh em, đừng như lão Ngthi96 chuyên trốn thứ bảy chủ nhật làm anh em ức chế vãi.

    Anyway, cảm ơn tất cả các bác.
    hunterxmngaume1 thích bài này.
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Mỗi người có một thời gian rỗi nhất định chứ : Thí dụ như bác Ngthi 96 bận vào Thứ bảy và CN , còn tôi lại ngược lại thì sao....Thôi thế là vui rồi, có tư liệu hầu các bác là sướng rồi...Với lại tác giả cuốn Huế viết rất hấp dẫn, mình đọc có cảm giác không phải ở Huế mà là một thành phố ở châu Âu...nên bác Ngthi 96 hơi vất vả tí chút....
    hunterxmn, caonam_vOz, ngthi964 người khác thích bài này.
  9. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    *** Cám ơn bác Huytop, bây giờ em xin tiếp tục bằng việc mở đầu Quyển 2 *** ^^

    PHẦN 1: Trận Kursk


    1. Hitler tố hết vào một quân bài
    Nhiệm vụ ở Bucharest – Hội nghị tại phòng uống trà nơi Hang sói – Cây sồi gần Oboyan – ngày 05 tháng 07, 0300 giờ: chiến dịch Thành trì bắt đầu – Ferdinand Người khổng lồ - Trận đấu tay đôi tại trường Ponyri.

    Hơi nóng hừng hực của mùa hè Rumani cứ luẩn quẩn ở Bucharest. Không khí oi ả trưa vùng Wallachia phả hơi ngột ngạt khắp thành phố. Nó như dính chặt vào những lâu đài hùng vĩ, những nhà thờ màu trắng, và những khách sạn trống rỗng. Cả con đường Victor Emanuel phủ lên một vẻ tiêu điều, xơ xác. Tòa nhà đầu tiên trên con đường, tòa nhà số 1, chính là Sứ quán Đức.

    “Cứ tưởng tượng cảnh phải ăn mặc chỉnh tề trong cái thời tiết chết tiệt này mà xem.” Herr von Killinger lầm bầm. Ông ta đang đứng ngay cạnh bàn làm việc, chỉnh tề trong bộ lễ phục ngoại giao. Bức màn cửa được thả xuống. Căn phòng rộng rãi chìm vào bóng tối nhờ nhờ. Quạt máy kêu rền rĩ, liên tục đẩy hơi mát lan tỏa khắp phòng.

    Ba tiếng trước điện tín từ Berlin tới. “Chỉ Đại sứ được xem.” Ông ta đã giải mã nó. Và yêu cầu một cuộc hẹn với Thống chế Antonescu. Cuộc hẹn được sắp xếp tại một căn biệt thự nhỏ ở ngoại ô, lúc 1600 giờ. Giờ là lúc phải đi rồi.

    Đúng 04 giờ chiều, Killinger lái xe vào sân trước của tòa nhà được bảo vệ cẩn mật của Vị Nguyên thủ Rumani.

    Antonescu tiếp đón Đại sứ Đức ở phòng khách lầu 01. Như thường lệ, viên tướng rắn chắc đậm người chỉn chu trong bộ quân phục.

    “À, ngài Đại sứ, Quốc Trưởng yêu cầu Thống chế von Manstein tới thăm chúng ta ư?” ông hỏi với nụ cười trên môi.

    Killinger rút bức điện từ trong túi ra. Và bắt đầu đọc bằng chất giọng trang trọng và khoan thai: “Quốc trưởng yêu cầu ngài thông báo với Thủ tướng rằng Thống chế von Manstein sẽ đến Bucharest chiều mai, đại diện Quốc trưởng, trao tặng ngài ấy Khiên vàng Crimea trong dịp kỉ niệm đánh chiếm Sevastopol.

    Antonescu cười và lịch sự bày tỏ sự cám ơn. Nhưng nụ cười chợt tắt ngấm khi ông ta nói: “Khiên Crimea là một vinh dự lớn lao, ngài Đại sứ - nhưng với tôi, thứ còn quan trọng hơn gấp nhiều lần là cơ hội thảo luận về tình hình khó khăn trên chiến trường hiện tại. Rumani đã huy động toàn bộ binh lực của mình ra chiến trường – và tôi chịu trách nhiệm về họ. Ở Stalingrad, tôi đã mất 18 sư đoàn. Tôi không thể chịu nổi nếu thảm họa tương tự tái diễn. Tôi phải biết kế hoạch tiếp theo là gì. Chúng ta là Đồng Minh, ngài Đại sứ, nhưng có khuynh hướng ở Rastenburg đang và sẽ quên mất điều đó. Tôi thấy rõ khi quan sát Quốc trưởng ở lâu đài Klessheim ba tháng trước.”

    “Điểm bất thường này không thể bỏ qua được. May là Manstein sẽ tự mình tới”, Killinger nghĩ. Nhưng bề ngoài ông vẫn giữ bình tĩnh, và đón nhận những ngôn từ nghiêm khắc của người đứng đầu nhà nước Rumani một cách bình thản. Bên cạnh đó, viên cựu sĩ quan hải quân từ Saxony, sau đó là chỉ huy “Lực lượng tự do” và cuối cùng là tổ chức ngầm đáng sợ “Konsul”, không dễ dàng dao động. Chẳng còn gì nhiều để nói về phương thức và việc tổ chức đón tiếp chuyến thăm của Manstein. Sau đó viên Đại sứ cáo từ ra về.
    caonam_vOz, DepTraiDeu, gaume13 người khác thích bài này.
  10. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Bảng dữ liệu tổng hợp về Giai đoạn đầu Chiến tranh Vệ quốc và trận Stalingrad, trong đó có số liệu thiệt hại 2 bên. Đây có thể xem là quan điểm chính thống tại Nga thời điểm hiện tại. Chụp tại Bảo tàng Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại trên Đồi Poklonaya tháng 6/2016.

    [​IMG]
    Bảng số liệu về thiệt hại giai đoạn đầu Chiến tranh Vệ quốc (kết thúc trận Moskva)


    [​IMG]
    Bảng số liệu về thiệt hại 5tra65n Stalingrad
    caonam_vOz, DepTraiDeu, meo-u3 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này