1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    Nếu vậy thì thống nhất sau này Colonel-General em sẽ dịch là Đại tướng.
    Còn vụ general of .... thì em nghĩ cứ nên dịch là Thượng tướng + binh chủng, cái này cũng là một nét đặc trưng ta nên giữ. :)
    meo-udanngoc thích bài này.
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Ok...Hunter cứ chủ động nhed
  3. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    Thứ các tướng lĩnh lo lắng là việc Hitler liên tục trì hoãn tới bây giờ mới quyết định tấn công. Manstein, Guderian, Kluge, Model và nhiều người khác đầu tiên đều không đồng tình tái phát động tấn công quá sớm tại Mặt trận phía Đông sau thảm họa Stalingrad. Họ liên tục phản đối việc hấp tấp tung quân dự bị, đặc biệt là các đơn vị thiết giáp vừa mới thành lập, tổ chức lại bởi Guderian, trang bị bằng các mẫu xe tăng Cọp, Báo mới nhất, vào một chiến dịch tấn công đầy mạo hiểm như thế này.

    Các sĩ quan tham mưu của Wehrmacht đã tăng cường cảnh báo. Họ chỉ ra mối đe dọa ngày càng lớn tại Chiến trường Địa Trung Hải, nơi Eisenhower chuẩn bị đổ bộ lên nước Ý. Khi điều đó xảy ra, những đơn vị thiết giáp ở Mặt trận phía Đông sẽ phải chuyển sang tiếp viện chiến trường Ý.

    Nhưng Hitler cũng vạch ra tình thế nguy hiểm nơi mấu lồi Kursk. Tại đầu cầu thuận lợi này người Nga đang tập trung một lực lượng khổng lồ. Vài TĐQ xe tăng được phát hiện ra tại đó. Thực sự, Liên Xô đã di chuyển 40% tổng quân số, bao gồm hầu hết lực lượng thiết giáp vào khu vực mấu lồi Kursk.

    Đó là một cụm tập trung quân nguy hiểm. Nhưng cũng là chiến quả khiến ai cũng phải động lòng. Nếu xóa sổ được cụm quân tại đây sẽ là đòn chí mạng đối với Hồng Quân.

    Suy nghĩ này không ngừng mê hoặc Hitler. Và, thực tế, các tướng lĩnh cũng chẳng tìm ra điểm nào phản bác lý lẽ của ông ta. Trên hết, họ tương tự rất háo hức viễn cảnh rút ngắn chiến tuyến sau khi giải quyết mấu lồi Kursk. Nó giúp giải phóng một lực lượng chiến đấu và dự trữ lớn, thứ có thể hữu ích cho các chiến trường khác, ví dụ như Ý.

    Tuy vậy, họ kiên quyết yêu cầu cuộc tấn công phải diễn ra càng sớm càng tốt, trước khi người Nga, những bậc thầy trong chiến tranh phòng ngự, kịp hoàn thành tuyến phòng ngự nhằm bảo vệ các lực lượng xung kích. Và trước khi yếu tố bất ngờ mất đi.

    Manstein đã yêu cầu cuộc tấn công phải tiến hành trước đầu tháng 05. Nhưng Hitler cứ luôn lưỡng lự. Ông ta lại phô bày việc thiếu kỹ năng ra quyết định của bản thân. Bây giờ đã là đầu tháng 07 – đã quá trễ rồi chăng? Còn lại bao nhiêu tính bất ngờ nữa đây? Đó là một câu hỏi khó trả lời nhưng mang tính quyết định.

    Phần lớn bài diễn văn của Hiler lại là nêu lí do cho việc trì hoãn chiến dịch.. “Chúng ta phải chiến thắng trận này! Và vì thế phải chờ các xe tăng hạng nặng và siêu nặng có thể tham chiến. Ta bắt buộc phải tranh thủ mọi lợi thế trước khi đối mặt kẻ thù, bây giờ đã mạnh lên đáng kể, đánh bại chúng bằng vũ khí và sức mạnh vượt trội”

    Các tướng lĩnh lắng nghe bài diễn văn xin lỗi trau chuốt và dài dòng của Quốc trưởng một cách sửng sốt. Ông ta có khi nào thoáng nghĩ sự chậm trễ có thể dẫn tới một thảm họa? Và ông ta sẽ là người duy nhất chịu trách nhiệm vì liên tục trì hoàn ngày tấn công?

    Hitler trông không thực sự là chính mình. Đại tướng Hoth tả lại như thế, theo dõi Quốc trưởng trong suốt cuộc gặp hôm đó, không chỉ một lần Hitler cho thấy suy nghĩ của mình dường như đang trên chín tầng mây.

    Nhưng khi Hitler bắt đầu thảo luận các chi tiết của chiến dịch, tài năng của một diễn giả thiên tài lại được bộc lộ.

    Kế hoạch tương đối đơn giản – vẫn theo phương thức tấn công gọng kìm đã thành công nhiều lần. Đây là cách nó được diễn tả trong mệnh lệnh chiến dịch: “Mục tiêu sẽ là bao vây lực lượng địch trong mấu lổi Kursk, bằng đòn thọc sâu nhanh và phối hợp nhuần nhuyễn của hai tập đoàn quân, tấn công từ khu vực Belgorod và nam Orel, sau đó tập trung công kích xóa sổ chúng.” Nói cách khác, một trận đánh hợp vây theo công thức đã thành công của Minsk, Uman, Kiev, và Viyazma.

    --- Gộp bài viết: 03/03/2017, Bài cũ từ: 03/03/2017 ---


    [​IMG]
    Bản đồ01. Vị trí ban đầu của trận đại chiến mùa hè 1943. TĐQ thiết giáp 04 và Cụm chiến đấu Kempf lao xuyên mấu lồi Kursk từ phía Nam, trong khi TĐQ 09 tiến công tương tự từ phía bắc.
    Lần cập nhật cuối: 03/03/2017
    hk111333, caonam_vOz, ngthi964 người khác thích bài này.
  4. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.361
    Đã được thích:
    26.703
    Coi chừng nhầm quân hàm với chức vụ đó cụ
    --- Gộp bài viết: 03/03/2017, Bài cũ từ: 03/03/2017 ---
    Mỗi thiết đoàn bao gồm 3 chi đoàn, trong đó có 2 chi đoàn thiết vận xa M-113 và 1 chi đoàn xe tăng. Xe tăng thường là M-41 hoặc M-48 (thời tăng M-24 chưa có biên chế thiết đoàn mà là trung đoàn). Mỗi chi đoàn bao gồm 3 chi đội. Mỗi chi đội bao gồm 3 phân đội. Mỗi phân đội trang bị 2 xe tăng hoặc thiết giáp.

    Như vậy, biên chế đầy đủ của một thiết đoàn kỵ binh VNCH có 54 xe. Trong đó có 36 thiết vận xa và 18 chiến xa. Nếu thiết đoàn chỉ toàn chiến xa thì nó cũng có 54xe và gọi là thiết đoàn chiến xa thay vì thiết đoàn kỵ binh.
    hk111333, caonam_vOz, hunterxmn2 người khác thích bài này.
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    PHẦN POST HÌNH CỨ ĐỂ ANH POST CHO EM NHÉ......[​IMG]

    BẢN ĐỒ SỐ 1 : CÁC VỊ TRÍ KHỞI ĐIỂM CHO CHIẾN DỊCH LỚN MÙA HÈ NĂM 1943 CỦA NGƯỜI ĐỨC. HAI TẬP ĐOÀN QUÂN PANZER IV VÀ CỤM TÁC CHIẾN KEMPT HÌNH THÀNH GỌNG KÌM Ở PHÍA NAM – CÒN TẬP ĐOÀN QUÂN IX LÀ GỌNG KÌM TẠI PHÍA BẮC KHU VỰC VÒNG CUNG KURSK
  6. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    Tại gọng kìm phía bắc, Thống chế von Kluge chọn TĐQ 09 của Đại tướng Model. Nhiệm vụ là đánh theo hướng Đông Nam từ khu vực phía nam Orel tới Kursk, đảm nhiệm chủ công là 03 quân đoàn thiết giáp. Họ sẽ kết nối với Cụm Tập đoàn quân Nam tại các cao điểm phía đông Kursk.

    Thống chế von Manstein, chỉ huy gọng kìm phía nam thì chọn TĐQ thiết giáp 04 của Đại tướng Hoth cho nhiệm vụ kết nối. Với hai TĐQ thiết giáp làm chủ công, nó có nhiệm vụ đánh một mạch từ phía bắc Kharkov tới Kursk: binh đoàn 700 xe tăng các loại sẽ xuyên phá phòng tuyến Phương diện quân Xô viết Voronezh, chủ yếu tại khu vực phòng thủ của TĐQ cận vệ 06, và tiêu diệt các lực lượng địch bị vây trong túi sau khi kết nối với TĐQ 09.

    Cánh đông của TĐQ thiết giáp 04 được che chắn bởi Cụm tác chiến Kempf, sẽ tấn công và ép mạnh cánh trái của Phương diện quân Voronezh.

    Các sư đoàn chủ lực của Đại tướng Hoth phải chiếm lĩnh các cao điểm ngay trước tiền tuyến trong ngày 03 và 04 tháng 07 nhằm lấy vị trí quan sát thuận lợi để điều phối hỏa lực.

    Mọi thứ đều được lên kế hoạch chi tiết. Và một lực lượng đáng kể được huy động chỉ nhằm phục vụ cho chiến dịch với nhiệm vụ hạn chế này. TĐQ 09 bố trí 13 sư đoàn trên chiến tuyến dài 30 dặm, Cụm tập đoàn quân Nam có 15 sư đoàn trên 50 dặm, tính cả Sư đoàn 16 tham chiến từ ngày 09 tháng 07.

    Chưa trận đánh nào ở phía Đông tới lúc này có mức độ tập trung binh lực và quá trình chuẩn bị cẩn thận như vậy. Cánh nam của Manstein có hơn 1.000 xe tăng và gần 400 pháo tự hành xung kích. Cánh bắc của Kluge cũng tương tự, tổng cộng khoảng 3.000 xe tăng và pháo tự hành xung kích được huy động vào trận đánh.

    1.800 máy bay đã dàn hàng khắp các sân bay khu vực Kharkov và Orel, sẵn sàng quét sạch không phận Chiến dịch Thành trì và hỗ trợ hỏa lực cho lực lượng xe tăng.

    Để hình dung rõ hơn quy mô của chiến dịch này ta nên nhớ Hitler tiến hành xâm lược nước Nga ngày 22 tháng 06 năm 1941 chỉ với 3.580 xe tăng, thiết giáp và 1.830 máy bay.

    Hitler đã tố hết vào một quân bài. Tại sao? “Trận tấn công này mang ý nghĩa quyết định. Nó phải thành công, hơn nữa thành công một cách nhanh chóng và gọn gàng. Chiến thắng sẽ bảo đảm quyền chủ động của quân ta trong giai đoạn xuân hè. Chiến thắng ở Kursk phải là ngọn đuốc bùng cháy soi sáng cả thế giới này.”
    hk111333, caonam_vOz, huymaya7 người khác thích bài này.
  7. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    Đó là những gì Hitler viết trong mệnh lệnh chiến dịch ngày 15 tháng 07, tương tự như khi ông ta nhấn mạnh tại Hang sói ngày 01 tháng 07. Một thứ khác cũng được Hitler lăp đi lặp lại là “Giữ bí mật là yếu tố sống còn. Kẻ thù không được biết thời điểm chính xác của chiến dịch này tới phút cuối cùng”

    Sau đó ông ta bổ sung: “Phải chắc chắn rằng không thông tin nào được tiết lộ, dù do bất cẩn hay cẩu thả.”

    Nếu hitler biết rằng, hi vọng đó chẳng bao giờ thành hiện thực. Gián diệp đối phương đã thâm nhập vào ngay sau cửa.

    Thống chế von Manstein, chỉ huy một hường tấn công chính, bay tới Budapest ngay sau buổi họp và trao tặng Khiên vàng Crimea cho Antonescu.

    Và khi các nhà báo, nhân viên ngoại giao, và điệp viên trong cái thành phố Budapest đầy thị phi này vẫn bận bịu chuyển thông tin về chuyến thăm của Manstein, viên Thống chế đã quay về gần tới Mặt trận phía Đông.

    Sở chỉ huy tiền phương của Manstein được đặt trong một toa tàu, tại một khu rừng nhỏ sát phía sau chiến tuyến quân Đức.

    Cách đó chỉ 25 dặm về phía Bắc, trong rừng sồi, tại một ngôi nhà nhỏ nằm giữa Oboyan và Prokhorovka, gần làng Zorinskoye Dvory, là một viên tướng khác. Nơi này, trong một cụm các ngôi nhà nhỏ, là sở chỉ huy của TĐQ xe tăng Xô viết 01, tư lệnh Trung tướng Mikhail Yefremovich Katukov. Vài con cừu đang thơ thẩn gặm cỏ trên các sườn dốc dưới nắng hè. Một người phụ nữ trông chừng chúng. Đây là một phần của lớp ngụy trang – cảnh tượng thanh bình dàn dựng cho ống kính các máy bay không thám Đức hàng ngày vẫn đang quần đảo bầu trời phía trên những ngọn đồi giữa Oboyan và Prokhorovka.

    Thực sự, Tướng Shalin, Tham mưu trưởng của Katukov, gần như phát điên khi ngày nào cũng bị đánh thức lúc 03 giờ sáng bởi tiếng la hét của bà lão nghễnh ngãng đi tìm con cừu bị lạc: “Con yêu bé nhỏ, mày đâu rồi?” Nhưng chẳng thể làm gì được. Ngụy trang là công việc mang tính sống còn trong chiến tranh.

    Ngày 02 tháng 07, chỉ 24 tiếng sau khi Hitler thông báo bí mật lớn nhất năm cho các tướng lĩnh Đức, điện thoại reo vang trong lều của Katukov. Nikolay Kirillovich Popel, thành viên Hội đồng quân sự TĐQ, là người nhấc ống nghe.

    “Trung tướng Popel đang nghe.”

    Ông chăm chú lắng nghe thật lâu, sau đó gật đầu chào.

    "Vâng, vâng. Chắc chắn rồi, Nikita Sergeyevich, tôi đã hiểu."

    Popel gác máy và lao thật nhanh qua hành lang nhỏ tới căn nhà của ban tham mưu, nơi Katukov đang có mặt.

    Vừa tới bậc cửa, Popel nói ngay: “Mikhail Yefremovich, Nikita Sergeyevich Khrushchev vừa gọi điện. Đồng chí ấy sẽ tới đây sau một giờ nữa, cùng Tướng Vatutin, có vài thông tin đặc biệt cho chúng ta.”
    hk111333, ngthi96, DepTraiDeu6 người khác thích bài này.
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Sửa giúp bác Hunterxmn - Đừng nghĩ gì nhé...Lỗi Chính tả thôi mà..

    Câu : Đó là những gì Hitler viết trong mệnh lệnh chiến dịch ngày 15 tháng 07 - Xin sửa lại ngày 15 tháng Tư nhé....
    DepTraiDeu, hunterxmn, meo-u1 người khác thích bài này.
  9. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    Katukov, viên chỉ huy xe tăng được trui rèn qua những trận đánh ác liệt gần Demyansk năm 1942, đứng bật dậy. “Lấy bản đồ các khu vực của mặt trận ra – mau, mau!”

    Katukov biết rằng Đại tướng Vatutin, chỉ huy Phương diện quân Voronezh, và thành viên Hội đồng quân sự, Khrushchev, đều là dạng người hừng hực nhiệt huyết. Nếu họ đích thân tới đây chứng tỏ điều gì đó sẽ xảy ra. Ngay đêm trước Khrushchev đã tập hợp các chỉ huy cao cấp của Phương diện quân để phổ biến nhiệm vụ huấn luyện cho các tân binh sinh từ năm 1925. Buổi phổ biến đó gây nên một số sự huyên náo trong quân.

    “Các anh phải quan tâm tới những thằng nhóc này kĩ lưỡng, hiệu quả hơn nữa,” ông ta gầm vào mặt các chỉ huy. “Không phải mấy cái khẩu hiệu tuyên truyền ngu xuẩn, nhạt nhẽo, nhàm chán. Mà là cỡ nòng các loại súng mới, cách sử dụng bom dính, đặc điểm của quân phát xít – đây mới là thứ phải quan tâm. Dẹp ngay việc bắt họ hô khẩu hiệu. Mà phải bảo đảm từng người biết điểm yếu xe tăng Con cọp nằm ở đâu – họ phải nằm lòng điều này như câu Lạy Cha ở trên.” Cụm từ “Lạy Cha ở trên” đã trở thành câu trích dẫn phổ biến của các huấn luyện viên.

    Ngay 1600 giờ, Khrushchev và Vatutin đã đến nơi. Họ tiến thẳng vào chỗ ban tham mưu, nơi mọi bức bản đồ đều đã trưng lên tường.

    Và tương tự tình hình nơi Hang sói, bí mật chuyến thăm cũng được vén lên ngay câu đầu tiên. “Bọn phát xít sẽ tấn công trong khoảng 03 tới 05 tháng 07,” Khrushchev nói. Bổ sung với một cái nháy mắt ra hiệu: “Đây không phải phỏng đoán. Chúng ta biết rõ điều đó.”

    Đại tướng Vatutin tiếp lời. “Chúng tôi vừa nhận tin từ Tổng hành dinh sáng nay,” Ông nhấn mạnh và tiến tới bản đồ lớn. Bàn tay to bè bao trọn vùng Orel: “TĐQ 09 của Model sẽ tấn công Phương diện quân Trung tâm từ phía bắc. Phương diện quân Voronezh là mục tiêu tấn công của 02 quân đoàn Đức. Hướng chủ lực là chính diện và cánh trái. TĐQ Cận vệ 06 sẽ phải chống đỡ hướng đánh thứ nhất.” Trung tướng Chính ủy Popel, người mà hồi ký được dùng làm tư liệu cho quyển sách này, không nhắc đến cảm xúc của Vatutin khi đó. Nhưng chắc chắn rằng trong cái giọng điệu điềm tĩnh của ông khi truyền đạt những thông tin kịch tính và nhạy cảm nhất của cuộc chiến cho cấp dưới cũng phảng phất một sự thỏa mãn không thể giấu diếm. Đối với các thính giả cũng vậy - Katukov, Popel, và tướng Shalin, Tham mưu trưởng TĐQ, không ai có một mảy may nghi ngờ sự đáng tin cậy của thông tin này.

    Thực tế, các TĐQ của Phương diện quân Trung Tâm và Voronezh đã chuẩn bị cho cuộc tấn công của người Đức hàng tuần liền, họ thao luyện các phương án đối phó, củng cố tuyến phòng ngự, thậm chí di chuyển các tuyến đề kháng chính tới các khu vực địa hình có lợi hơn – nhưng thực là khác nhau một trời một vực giữa phỏng đoán ý định của đối phương với nắm rõ nó trong lòng bàn tay.

    Khrushchev tổng kết cuộc họp một cách ngắn gọn: “Tới giờ làm việc rồi, các ngài! Chuẩn bị sẵn sàng đón tiếp bọn phát xít thôi!”

    Bí mật lớn nhất của Hitler, Chiến dịch Thành trì, đã không còn bí mật nữa. Trận đánh mà Quốc trưởng mong chờ như bước ngoặt chủ chốt của chiến tranh đã bị lộ. Các tài liệu chính thức của Liên Xô, tài liệu sử học chính thức, và hồi ký các tướng lĩnh Liên Xô tất cả đều thẳng thắn xác nhận điều đó.

    Kẻ phản bội nằm trong các tùy tùng tin cẩn nhất của Hitler. Trong các văn bản tình báo của Xô Viết được đặt mật danh là Werther.
    hk111333, ktn_208, gaume15 người khác thích bài này.
  10. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    Vài giờ sau, ánh bình minh ngày 03 tháng 07 bắt đầu chiếu rọi lên phòng tuyến người Đức. Trung sĩ Fuhrmann và anh lính truyền tin Gabriel nằm dài sau bụi cây khu chăn thả ngay gần làng Loknya, đang theo dõi khu đất cao phía bên kia đường xe lửa Belgorod – Sumy.

    Suốt đêm hôm trước, Sư đoàn bộ binh cơ giới “Đại Đức” đã di chuyển vào các vị trí chiến đấu dọc theo Vorskla, tây bắc Tomarovka, nơi Sư đoàn bộ binh 322 đang chiếm lĩnh các vị trí được chuẩn bị và ngụy trang kĩ càng.

    “Bọn Nga đang ở trên khu đất cao trên kia. Chúng có thể thấy mọi hoạt động của quân ta, còn ta thì mù tịt chẳng biết chúng làm gì sau mấy ngọn đồi đó. Quân ta không biết hoạt động của bọn Ivan, hay vị trí các khẩu đội pháo của chúng.” Fuhrmann nói.

    “Vậy có gì phía trước kia? Ở đó, trong những cánh đồng hướng dương, hay những bãi chăn thả, hay những đống gỗ đằng đó?” Gabriel hỏi. “Chẳng gì cả - theo lời bọn Sư đoàn 322,” Fuhrmann trả lời.

    “Chẳng gì cả trừ những bãi mìn được chôn sâu một cách khôn ngoan. Sau chúng là những ổ cảnh giới tiền tiêu, nhưng thường buổi tối mới có người đóng ở đó.” Fuhrmann người thích nghe mình được gọi là “Tham mưu trưởng Đại đội 03”, giải thích tiếp: “Quân Xô viết đã kéo lùi các vị trí chính ra sau 05 tới 06 dặm, phía sau các mỏm đồi cao từ đầu tháng 06, vì thế quân ta không thể theo dõi vị trí chính xác và thậm chí chẳng thể rót pháo vào chúng. Ai muốn tấn công đầu tiên phải vượt qua “khu trắng” chết tiệt này, và tất nhiên pháo binh Xô viết đã căn chỉnh tầm hướng cẩn thận từ các vị trí đặt pháo và sẵn sàng dội pháo lên toàn khu này một cách hiệu quả. Ngay các cao điểm phía trước là những ổ quan sát pháo binh, chúng sẽ chỉ dẫn pháo binh dập thẳng vào bất cứ hướng tiến nào của quân ta.”

    “Vậy là chúng ta đang ngập trong một đống phân, Trung sĩ,” Gabriel chốt gọn.

    “Chính xác,” Fuhrmann hồi đáp.

    Trung sĩ Fuhrmann và Hạ sĩ Gabriel nhận định tình hình rất chính xác. Nó chính là vấn đề Đại tướng Hoth thảo luận không ngừng với sĩ quan tình báo, trưởng ban hành quân và tham mưu trưởng hàng tuần liền trong lúc chuẩn bị cho chiến dịch: Nếu không muốn cuộc tấn công bị bóp nát từ trong trứng nước, pháo binh Đức phải bắt pháo địch câm họng một cách có hệ thống và, nếu không đè bẹp được, ít nhất phải áp chế địch trong suốt thời gian tấn công.

    Không kém phần quan trọng là quân địch nằm trong địa đoạn đột kích chủ lực phải bị dằm nát ngay từ đầu bằng oanh tạc cường độ cao.

    Nhưng làm sao hoàn thành nhiệm vụ khi quân ta hầu như “mù” và không thể theo dõi hoạt động các vị trí của địch?

    Từ những vị trí xuất phát của TĐQ thiết giáp 04 chẳng thể thấy được vị trí pháo binh Xô viết lẫn bố trí hệ thống phòng thủ. Ảnh không thám không hoàn toàn đáng tin vì chẳng thể phân biệt đâu là trận địa thật ,đâu là trận địa giả. Chỉ còn 01 giải pháp – cái chướng ngại đáng nguyền rủa nơi những cao điểm phía bên kia “vùng trắng” phải được dọn dẹp. Những ngọn đồi giúp quân Xô viết “tàng hình”, nhưng cuộc tấn công của quân Đức chỉ thành công khi bắt hệ thống phòng ngự của người Xô viết “hiện hình”. Do đó, các vị trí tiền sát và các khẩu đội pháo binh phải nhanh chóng được thiết lập tại khu đất cao ngay trước đợt tổng tấn công của chiến dịch Thành trì.
    hk111333, huymaya, meo-u5 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này