1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Trung đoàn Không quân (Thay thế từ Liên phi đoàn) Trinh sát của Rowehl đúng là nguồn tình báo duy nhất, và quan trọng nhất, trong giai đoạn đầu của chiến dịch Barbarossa. Tất cả các phi trường ở miền Tây nước Nga kể cả các căn cứ khu trục cơ, được ngụy trang khéo léo gần biên giới, cũng bị chụp hình. Không ảnh cho thấy một số đơn vị Nga đang dàn trên các vị trí tiền phương; cũng như sự tập trung chiến xa đông đảo trong các vùng rừng phía Bắc. Những dữ kiện thâu thập được đã giúp quân Đức toàn thắng trên các mặt trận miền biên giới Nga sau đó. Thống chế Không quân Kesselring và các Tư lệnh Quân đoàn Không quân đã nghiên cứu các bức không ảnh và kết luận phương cách hành quân, từ ngày này qua ngày khác.


    Chỉ có một vấn đề duy nhất làm bận tâm họ; ngày mở cuộc tấn công. Khởi điểm là 00.00 giờ ngày 22 tháng 6 được chọn với mục đích có đủ ánh sáng cho bộ binh nhận rõ được các mục tiêu tấn công. Do đó các cuộc pháo kích chỉ khởi sự đúng 3 giờ 15 sáng. Nhưng tại miền Trung Nga (Mặt trận miền Tây) giờ này trời vẫn còn tối, nên Không quân Đức chưa làm gì được. Vậy thì Không lực Nga có dủ thì giờ hành động trước khi phi cơ Đức xuất hiện thì sao ? Thật sự không vì trời tối mà phi cơ Đức không bay được, nhưng vì họ không muốn làm mất yếu tố bất ngờ của cáccuộc tập kích trên bộ. Để giải quyết bài toán này, Thượng tướng Loerzer, Thượng Tướng Von Richthofen, hay có thể là Đại tá Molders đã đề nghị cho phi cơ bay thật cao, trong đêm tối để tấn công các phi trường của Nga. Kế hoạch được chấp thuận. Mỗi một phi đội oanh tạc cho mỗi phi trường Nga đều có khu trục cơ yểm trợ. Do đó đúng 3 giờ 15 phút sáng ngày 23 tháng 6, các oanh tạccơ Đức đã tới mục tiêu được chỉ định.

    Trong khi đó, ở trên cao hơn, các trinh sát cơ của Rowehl, chở các toán đặc công thuộc Trung đoàn Tình báo Brandenburg, cũng đang bay trên mục tiêu. Họ sắp nhảy dù xuống các giao điểm xa lộ, các trục giao thông chính với nhiệm vụ phá hoại hoặc gián điệp.

    Kết quả là hầu hết phi cơ Nga đều bị hủy diệt, chỉ trừ tại một phi trường duy nhất, khu trục cơ Nga đã cố gắng cất cánh, nhưng cũng quá trễ : toàn thể đều bị hạ ngay trong lúc sắp bay lên. Đây là một «Trân châu cảng của không quân».Vì vậy, ngay trong ngày đầu tiên, phi cơ Đức đã làm bá chủ không gian, mở đường chiến thắng cho tất cả các lực lượng bộ binh.

    Nếu không có trận không tập đó thì có lẽ Không lực Đức đã phải đương đầu với một địch thủ nguy hiểm trong các cuộc hành quân đầu tiên rồi. Sau đây là tổn thất của Không quân Đức trong vòng 4 tuần lễ đầu của cuộc chiến: Từ ngày 22 tháng 6 tới ngày 19 tháng 7, Không quân Đức tổn thất 1284 phi cơ. Chỉ riêng ngày 22 tháng 6, tại Mặt trận miền Đông không thôi, đã có 2272 phi vụ, với 1766 phi vụ oanh tạc và 506 phi vụ oanh kích. Bẩy ngày sau, số lượng phi cơ Đức đãbị giảm xuống còn 960 chiếc, và chỉ được bổ sung trên mức 1.000 chiếc vào ngày 3 tháng 7 mà thôi. Có một điều chắc chắn là cuộc oanh tạc phủ đầu của Đức giáng xuống các phi trường Nga trong ngày đầu trận chiến đã giúp ích rất nhiều cho các cuộc hành quân trên bộ. Nhưng tại sao,Nga lại để cho Không lực và Bộ binh Biên phòng của họ bị tiêu diệt bất ngờ như vậy trong khi họ nắm đủ dữ kiện chắc chắn là Đức sẽ tấn công ? Vả lại, lúc đó Nga đã chuẩn bị sẵn sàng : Từ thành thị đến thôn quê đều được lệnh dùng đèn màu che bớt ánh sáng, và dán băng keo lên để cửa kính khỏi bị bể vì tiếng nổ.


    Cuộc tổng động viên cũng đang tiến hành tốt đẹp. Các cơ xưởng kỹ nghệ sản xuất đều sẵn sàng chuyển qua kỹ nghệ chiến tranh, đúng theo kế hoạch dự trù. Mọi công cuộc chuẩn bị đập tan địch quân ngay tại các vùng biên giới được tiến hành ngày đêm.


    Ngay như đêm 13 rạng ngày 14 tháng 6 năm 1941, 1 tuần trước khi quân Đức tấn công, Cơ quan An ninh Lãnh thổ Nga đã tập trung tất cả các gia đình bị nghi ngờ trong vùng Baltic để chờ vào sâu trong nội địa. Khoảng 11.000Estonia, 15.600 người Latvia và 34.260 người Lithuania đã bị tốổng lên xe lửa đưa đi đày tại Siberia.


    Xem như vậy thì Nga đã chuẩn bị để chấp nhận tranh rất lâu trước khi bị tấn công. Nhưng tại sao họ bị thảm bại nặng nề tại Mặt trận Miền Tây. Một thất bại không thể chối cãi được, như tướng Guderian đã viết trong hồi ký: «Xét cho kỹ thì chắc chắn là Nga đã không biết gì về ý định tấn công của chúng tôi cả». Quân Nga đã bị lực lượng thiết giáp Đức tấn công hoàn toàn bất ngờ.


    Tại sao? Sự thắc mắc nầy đã được Yeremenko viết lại rõ ràng trong thiên hồi ký xuất bản tại Moscow năm 1956. Yeremenko đã quy trách nhiệm hoàn toàn cho Stalin, Stalin đã quá tin vào các hiệp ước ký kết với Hitler và đã gạt bỏ những báo cáo liên quan đến công cuộc chuẩn bị tấn công Nga của Đức. Stalin cho rằng những nguồn tin này do các Cường quốc Tây Âu muốn chia rẽ hai nước Nga-Đức để lôi kéo Nga về phe họ. Hơn nữa, Stalin đã không ban hành lệnh báo động tại vùng biên giới, vì sợ Hitler lấy đó làm cớ đế tấn công. Dường như Stalin đã chống lại ý kiến của Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nga, khi cơ quan này muốn ra lệnh cho quân biên phòng chuẩn bị chiến tranh phòng thủ. Ngoài ra, Stalin cũng không tin tưởng hệ thống tình báo tinh vi của ông ta, cũng như đã không tin Đại sứ Anh vậy.


    Stalin có coi thường tình báo như vậy không? Câu trả lời là có thể ! Bởi vì, có nhiều tin tức tình báo quan trọng và chính xác đã bị coi thường. Điển hình nhất là trường hợp của Cicero : thay vì tin thì lại nghi ngờ và bỏ lỡ một cơ hội có thể lật ngược cục diện thế giới.


    Trong vụ Cicero thì Elyesa Bazna, người xứ Armenia, làm bồi phòng cho Đại sứ Anh tại Ankara. Từ năm 1943, tên điệp viên có bí danh Cicero, đã chụp hình nhiều tài liệu tối mật tại Tòa Đại Sứ Anh để bán cho tình báo Đức.Công tác gián điệp thật là giản dị. Cicero chỉ chờ lúcĐại sứ Hughe Knatchbull Hugessen đang ăn sáng để vào phòng ngủ, đánh cắp chìa khóa tủ sắt mà viên Đại sứ thường bỏ trong túi áo lớn, lẻn ra mở khóa tủ sắt, chụp hình các tài liệu, rồi trở lại trả chìa khóa. Xong công tác !


    Nhưng Adolf Hitler đã không quan tâm tới các tài liệu về các kế hoạch của Đồng minh đó. Ông ta coi đây là tài liệu ngụy tạo của tình báo Anh dùng để đánh lừa Đức.
    meo-u, hk111333, bloodheartvn3 người khác thích bài này.
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Dường như Stalin cũng mang một tâm trạng như Hitler. Coi thường tình báo gián điệp, để sau cùng phải gánh lấy hậu quả chua chát. Stalin, cũng như hầu hết các nhà độc tài khác, rất cứng đầu, không tin ai ngoài mình, đã đi đến kết luận: Hitler có điên mới tấn công Nga ! Vả lại nếu có cũng chỉ xảy ra sau khi ông ta đã chiếm xong Anh quốc ! Về các cuộc động binh của Đức tại biên giới Đức - Nga, Stalin cho rằng Hitler muốn đánh lừa Anh quốc để chuẩn bị đổ bộ chiếm quần đảo Anh. Có thể Stalin đã bị các gián điệp Đức nhồi sọ. Một người như Stalin khó mà tin rằng «một cuộc xâm lăng» quan trọng như vậy, mà Đức không giữ được bí mật tuyệt đối. Điểm nầy đã được David J. Dallin, một người rất rành hậu trường Moscow và tình báo Nga, xác nhận trong cuốn sách nhan đề «Gián điệp Sô-viết» như sau :

    - Tháng Tư năm 1941, một điệp viên người Tiệp khắc tên là Skvor xác nhận trong một bản báo cáo, là Đức đang động binh tại vùng biên giới Nga. Xưởng chế tạo võ khí Skoda đã nhận được lịnh ngưng cung cấp khí giới cho Stalin. Izmail Akhmeđov cũng cho biết chính tay Stalin đã dùng mực đỏ viết lên lề bản báo cáo như sau: «Tin ngụy tạo của Anh quốc ! Tìm ngay nguồn gốc xuất phát và trừng trị tên tội phạm !».

    Chỉ thị của Stalin đã được tuân hành : Thiếu Tá tình báo Nga Akhmeđov đã được gởi tới Berlin, trong lớp áo phóng viên Thông tấn xã Tass, với nhiệm vụ truy lùng tên «Tội phạm». Sau đó, viên Thiếu tá nầy đã bị kẹt lại tạiBerlin khi chiến tranh Đức-Nga bùng nổ.

    Rõ ràng lúc đó Stalin đã không tin Đức dám đánh Nga. Nhưng sở dĩ ông ta chuẩn bị chiến tranh là vì ông đang chờ làm «Ngư ông», sau khi ngao cò tư bản và phát xít kiệt quệ. Do đó, ông ta đã không muốn trận giặc Đức-Nga bùng nổ sớm hơn dự định.

    Stalin chỉ cho phép Bộ Tổng Tham mưu chuẩn bị sẵn sàng trong nội địa, không được báo động biện giới, chọc giận Hitler.

    Bộ Tổng Tham mưu Nga biết chắc Đức, sẽ tấn công nên đã động viên toàn lực và dàn quân phòng thủ trong nội địa Nga trong mùa Hè 1941.

    Sau này khi được tác giả hỏi về vấn đề dàn quân của Nga là để tấn công hay phòng thủ, Thống chế von Manstein đã cho biết :«Với lực lượng hùng hậu của Nga đã dàn ra trong phần đất Tây Nga, cũng như việc tập trung chiến xa quanh vùng Bialystok và gần Lvov, thì họ có thể chuyển từ thế thủ qua thế công rất dễ dàng. Mặt khác, cách dàn quân của Nga trong ngày 22 tháng 6 năm 1941, không phải để tấn công, mà chỉ để phòng ngừa mọi biến chuyển có thể xảy ra mà thôi. Nhưng sau đó thì khác, quân Nga tập trung để chuyển qua thế công trong một thời gian rất ngắn».

    Đại tướng Hoth, khi được hỏi về chiến lược sử dụng lực lượng thiết giáp Đức tại mạn Bắc của Mặt trận Trung tâm, đã vắn tắt trả lời : «Chiến lược tập kích địch quân đã thành công. Nhưng điều đáng ghi nhận là quân Nga đã tập trung một lực lượng rất hùng hậu quanh vùng Bialystok, đặc biệt là lực lượng cơ động, mà ai cũng nghĩ là quá thừa cho công cuộc phòng thủ đơn thuần».


    Nhưng dầu nói gì đi nữa thì điều chắc chắn là Stalin đã không có ý định dàn quân tấn công trong mùa Hè năm 1941. Quân Nga lúc đó còn đang ở giữa đoạn đường cải tổ và tối tân hóa, nhứt là lực tượng thiết giáp của họ. Nhiều loại chiến xa và phi cơ tối tân đang được bổ sung cho các đơn vị. Có lẽ đây cũng là một lý do cắt nghĩa tại sao Stalin đã không muốn chọc giận Hitler.


    Thái độ của Stalin đã giúp Hitler quyết lòng thực hiện ý định của mình : thừa dịp tấn công trong lúc nầy còn hơn để bị tấn công sau đó. Vậy là hai nhà độc tài của Thế kỷ XX đang đấu trí với nhau trong một ván cờ tàn bạo.


    Trong bài khảo luận «Trận chiến Nga-Đức» trong cuốn «Quân lực Sô Viết», Liddell Hart, một sử gia quân sự mẫn cán nhất Tây Phương, đã nêu rõ những thủ đoạn chánh trị diễn tiến bên trong Trận Chiến tranh Đức-Nga. Liddell Hart quả quyết: Stalin muốn đặt vùng Trung Âu trong quĩ đạo Nga ngay khi trận chiến giữa Đồng minh Tây Âu và Đức còn đang tiếp diễn. Hart nhẳc lại là ngay trong năm 1940, khi Hitler còn đang đánh Pháp thì Stalin đã lợi dụng tình thế để lấn chiếm ba Quốc gia nhỏ bé trong vùng biển Baltic, mặc dầu Mật Ước Đức-Nga đã quy định một trong ba quốc gia nầy, nước Lithuania, sẽ nằm trong vòng ảnh hưởng của Đức. Hitler chắc cũng nhận thấy Stalin đã «chơi xấu» mình.


    Sau đó ít lâu, nước Nga tối hậu thư buộc Rumani phải nhường vùng đất Bessarabia cho họ trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Nước Nga muốn xích gần tới các mỏ dầu ở Rumani, nguồn tiếp tế nhiên liệu chánh yếu của Đức. Hitler đã phản ứng tức khắc bằng cách đưa quân tới bảo vệ Rumani.


    Stalin coi đây là một hành động «bất thân thiện», nên ông ta cho tuyên truyền trong khắp hàng quân để gây lòng căm thù phát xít trong quân đội Nga. Việc đó thấu tai Hitler nên Hitler lập tức tăng cường lực lượng Đức tại Mặt trận Miền Đông. Stalin không chịu thua nên cũng xua quândàn chào tại biên giới miền Tây nước Nga.

    Ngoại trưởng Molotov đã được mời viếng thăm Berlin để bàn về vấn đề phân chia thế giới, trong đó nước Nga sẽ được một phần lãnh thổ của đế quốc Anh. Nhưng việc thương thảo bị thất bại. Hitler, với nhãn quan độc đoán coi đây là sự thiếu thiện chí của Stalin. Thấy không thể tránh cho Đức khỏi phải chiến đấu trên cả hai mặt trận cùng một lúc, nên ngày 21 tháng 12 năm 1940, ông ta ra lịnh chuẩn bị đánh Nga.

    Về phía Stalin thì ông ta coi sự nhượng bộ của Hitler là điều chứng tỏ sự yếu kém của Đức, nên ông ta đã tự cao không đề phòng, mặc dầu có nhiều dấu hiệu cho thấy là Hitler sẽ xua quân xâm chiếm Nga. Hơn nữa Stalin cũng tin là Hitler không có lý do gì để đánh Nga, nên ông ta không muốn báo động quân biên phòng, sợ rằng Hitler sẽ mượn cớ để tấn công.
    bloodheartvn, tonkin2007ngthi96 thích bài này.
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Bộ Tư Lệnh Tối cao Nga phải theo đúng đường lối của Stalin. Vào đầu tháng 6 năm 1941, khi đi thị sát vùngBrest, Thượng tướng Karabichev, Thanh tra Công binh đã nhận được chỉ thị tránh xa các pháo đài gần biên giới. Stalin không muốn làm dao động hàng ngũ biên phòng. Hơn nữa, ông ta muốn tránh không cho tình báo Đức thấy các dấu hiệu chuẩn bị chiến tranh của Nga. Do đó, mặc dầu rõ ràng có sự tập trung quân Đức tại vùng biên giới, quân biên phòng Nga đã không được báo động trước, cũng như đã không được tăng cường các loại trọng pháo có tầm bắn xa, không xây công sự phòng thủ chống pháo nặng. Hậu quả thảm khốc đã đến với lực lượng biên phòng Nga là do chính Stalin gây ra. Một thí dụ điển hình nhứt là sự thảm bại của Sư Đoàn 4 Thiết giáp Sô Viết.

    Thiếu tướng Potaturchev, sinh năm 1898, đúng 48 tuổi vào mùa Hè năm 1941, có mái tóc và bộ râu giống hệt Stalin, là một trong những Tướng Nga đầu tiên bị Đức bắt làm tù binh, Potaturchev, Tư lịnh Sư đoàn 4 Thiết giáp Sô viết, đóng tại Biatystok, lực lượng thiết giáp tiền phương nằm trong hệ thống phòng thủ nội địa Nga, lúc đó đang trấn giữ một điểm trọng yếu thuộc mặt trận Trung tâm (Mặt trận miền Tây). Bộ Tư lệnh tối cao Nga rất trọng nể ông ta. Là con một nông dân nghèo, Potaturchev đã leo từ cấp hạ sĩ trong Quân độ iSa hoàng, lên tới Thiếu tướng trong Hồng quân, và là một đảng viên trung kiên của Đảng Cộng sản Nga. Sau đây là những thước phim thảm bại của Tư lệnh Sư đoàn 4 Thiết giáp Sô-viết, do chính Potaturchev khai tại Bộ Tư lệnh Sư đoàn 221 Phòng thủ Đức ngày 30 tháng 8 năm 1941 :«Ngày 22 tháng 6, lúc 00 giờ (giờ Nga, tức 1 giờ sáng, giờ hè của Đức), tôi được gọi trình diện trước Thiếu Tướng Khotskilevich Tư lệnh Quân đoàn VI. Tôi đã phải chờ khá lâu tại đóvìTướng Khotskilevich cũng được lệnh trình diện Thiếu Tướng Golubyev, Tư lệnh Tập đoàn quân 10. Ông ta đã trở về gặp tôi vào lúc 2 giờ sáng (tức 3 giờ Đức) và nói: Nước Đức và Liên sô đã đánh nhau. Tôi liền hỏi : Vậy chúng ta được lệnh hành động chưa?. Ông ta trả lời : Chúng ta phải chờ !».

    Thật là kỳ cục ! Chiến tranh đã tới trước cửa. Tư lệnh Tập đoàn quân 10 đã biết trước hai tiếng đồng hồ, vậy mà Ông ta cũng khôngbiết làm gì hơn là ra lệnh « Hãy chờ !».

    Thật vậy, họ đã phải chờ tới hai tiếng đồng hồ sau, tức là lúc 5 giờ sáng, giờ Đức, mới có lệnh từ Tập đoàn quân đưa xuống «Báo động! Vào vị trí !»Vào vị trí ? Có phải vào vị trí là chuẩn bị phản công như trước đây họ đã thực tập nhiều lần ? Không! « Vào vị trí » có nghĩa là Sư đoàn 4 Thiết giáp Sô viết phải di tản lẩn tránh và chờ đợi trong khu rừng rậm ở phía đông Bialystok.


    Potaturchev cho biết tiếp : «Khi Sư đoàn, với 10.900 chiến sĩ . di tản, thì 500 người đã mất tích. Tiểu đoàn quân y, quân số 150 người mà có tới 125 người vắng mặt. Ba mươi phần trăm chiến xa không chạy được, số còn lại thì bỏ nằm ụ khá nhiều vì thiếu xăng». Đó chính là tinh trạng của một đơn vị chủ lực trong hệ thống phòng thủ nội địa của Nga, tại vùng Bialystok khi có lệnh báo động.

    Nhưng ngay sau khi Potaturchev ra lịnh cho 2 trung đoàn tăng và một lữ đoàn bộ binh di chuyển, thì có lệnh từ Quân đoàn xuống, buộc ông ta phải tách rời lực lượng thiết giáp và bộ binh ra. Bộ binh được trấn giữ đầu mối Narev, trong khi các trung đoàn thiết giáp có nhiệm vụ ngăn chặn lực lượng Đức đang từ Grodno lao tới.

    Lệnh trên cho thấy có sự bối rối thảm hại trong bộ máy chỉ huy Sô Viết. Bởi vì, đáng lẽ Sư đoàn Thiết giáp phải được sử dụng toàn bộ để phản công trực diện hay đánh xuyên hông, thì lại bị xé ra từng đơn vị nhỏ để ngăn chặn.

    Vận mạng đen đủi của Potaturchev và Sư đoàn 4 Thiết giáp của ông ta là một thí dụ điển hình cho sự sụp đổ của lực lượng Nga tại vùng biên giới. Binh sĩ Nga đã bị Không quân Đức cướp mất tinh thẩn dầu không mất bao nhiêu chiến xa. Nhưng cuối cùng, Potaturchev cũng tới được địa điểm chỉ định, và chính tại đó số xui đã tới với ông ta. Các đoàn thiết giáp tiền phương Đức đã không tấn công thẳng mà lại vượt qua mặt rồi cắt các đơn vị Nga thành từng khúc và tiêu diệt gọn. Lữ đoàn bộ binh cũng chịu chung một số phận.

    Đến ngày 29 tháng 6 thì Sư đoàn 4 Thiết giáp lừng danh của Stalịn chỉ còn là một đống sắt vụn. Khẩu hiệu «Mạnh ai nấy chạy» đã được đưa ra. Đám tàn quân bỏ chạy vào rừng rậm, từng toán hai hay ba người, nhiều nhất là hai chục đến ba chục người. Đủ loại binh chủng cũng chạy; Bộ binh, pháo binh, kỵ binh. Vài xe thiết giáp thuộc Trung đoàn 7 và 8 đã lẩn trốn kịp và chờ tới tối mới chạy vào rừng Bialowieza : Phần đất sống còn của họ. Ngày 30 tháng 6, Tướng Potaturchev và vài sĩ quan tách ra khỏi đơn vị, với ý định lội bộ về Minsk, để từ đó tìm đường vềSmolensk. Nhưng không lâu sau đó, Potaturchev đã bị bắt ở gần Minsk trong bộ thường phục và bị đưa về trại tù binh.


    Tại đó, ông ta tiết lộ tên tuổi với viên sĩ quan trưởng trại.


    ...................................
    NoIdea, bloodheartvn, hk1113332 người khác thích bài này.
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927


    CHƯƠNG III




    MỤC TIÊU : SMOLENSK !



    Rừng Bialowieza. Mấy cây cầu trên sông Berezina. Những cuộc phản công của Nga. Chiến xa T-34 : một kinh ngạc vĩ đại. Trận chiến kinh hồn tại Rogachev và Vitebsk. Bom lửa Molotov (Molotov ****tails). Vượt sông Dnieper. Chiến xa của Tướng Hoth cắt đứt Xa lộ Moscow. Trung đoàn miền Thuringia tàn phá Smolensk. Đoàn pháo thủ Potsdam tấn công Mogilev.



    Sự tiếtlộ của Tướng Potaturchev về lực lượng Thiết giáp của ông ta đã làm cho Đức kinh ngạc, vì trước đó họ đã không biết gì về hỏa lực của Sư đoàn nầy. Sư đoàn 4 Thiết giáp Sô viết có 355 Chiến xa và 30 thiết giáp làm nhiệm vụ thám sát.


    Các chiến xa, gồm 21 chiếc T-34 và mười siêu chiến xa KV nặng 68 tấn, trang bị súng 12.2 và 15.2 cm. Một tiểu đoàn công binh chuyên lắp ráp cầu nổi, trang bị vật liệu bắc cầu dài 50 thước, và cầu có thể chịu đựng được loại chiến xa 60 tấn.


    Trong khi đó thì không có một sư đoàn thiết giáp Đức nào trong Mặt Trận Miền Đông, vào mùa Hè năm đó, lại có được một lực lượng tương xứng. Trọn Binh đoàn Thiết giáp của Guderian chỉ có 850 chiến xa. Nhưng ngược lại, không một sư đoàn Thiết giáp Đức nào tệ hại và bị hy sinh vô ích như Sư đoàn 4 Thiết giáp của Potaturchev. Tuy nhiên, cũng chính nhóm tân binh trong Sư đoàn này đã làm cho quân Đức mất ngủ quanh khu rừng Bialowiéza.


    Rừng Bialowiézacó nghĩa là «rừng phục kích». Nó là một pháo đài thiên nhiên của Nga, ở phía sau và sườn lực lượng Đức.

    Trận chiến tại các làng Staryy Berezov và Mokhnata đã diễn ra thật ác liệt.

    Hàng loạt kỵ binh Cossack phóng ngựa như bay qua cánh đống trống trải để tìm chỗ ẩn núp trong rừng sau khi đã dẫm nát các tiền đồn của Trung đoàn 508 Bộ binh Đức. Sau đó, họ lại tấn công nữa. Tiếng hô xung phong «Urra ! Urra !» vang dội một góc trời. Nhưng khi họ chỉ còn cách làng chừng 90 thước, thì bị Pháo đội 2 thuộc Trung đoàn 292 Pháo binh trực xạ đè bẹp.

    Sư đoàn 78 Bộ binh Đức, sau được cải danh thành Sư đoàn 78 Xung kích, được lệnh càn quét rừng Bialowiéza để lùa quân Nga cho Sư đoàn 17 Bộ binh, đang dàn quân dọc mạn Bắc khu rừng, làm thịt.

    Quân Nga là chúa tể lối đánh trong rừng rậm. Ngược lại, quân Đức chưa có kinh nghiệm về việc nầy, nên đã gặp rất nhiều khó khăn. Bộ binh Nga thường dàn quân trong rừng. Trong khi đó, Bộ binh Đức luôn luôn dàn quân trước bìa rừng hay góc rừng. Hơn nữa, quân Nga được huấn luyện để phục kích giáp lá cà ngay trong rừng rậm. Do đó, các sư đoàn Đức đã phải trả một giá rất cao trước khi lãnh hội bài học chiến trận đường rừng tại miền Tây Nga và miền Đông Ba Lan. Và cũng chính tại rừng Bialowiéza, quân Đức đã học được những bài học đắt giá.

    Ngày 29 tháng 6, Sư đoàn 78 Bộ binh tiến vào rừng theo đội hình tam giác : cánh phải có Trung đoàn 215, cánh trái có Trung đoàn 195, Trung đoàn 238 ở phía sau với toàn Bộ Chỉ huy.

    Sư đoàn chạm địch ở gần làng Popelevo. Tại đó, một nhóm tàn quân cùa Tướng Potaturchev phối hợp với các nhóm tàn quân khác, thành lập một Trung đoàn dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Yashin. Trận chiến đã diễn ra ác liệt, phần lớn là cận chiến. Pháo binh Đức không can thiệp được, chỉ có súng cối là tỏ ra hữu hiệu.

    Đến chiều ngày 29 tháng 6 thì quân Nga tan vỡ vì bị Tiểu đoàn 3/215 Bộ binh đánh xuyên hông và sau lưng. Đại Tá Yashin tử trận.

    Ngày hôm sau, quân Đức có kinh nghiệm hơn, nên đã cho pháo binh băm nát từng khu một trước khi các đại đội tiến vô rừng. Các Đại đội lại cẩn thận hơn nữa. Họ chỉ di động từng Trung đội một. Trận chiến kéo dài đến tối. Sư đoàn 78 Bộ binh dẫm nát hệ thống phòng thủ của quân Nga. 600 xác địch bỏ tại trận địa, 1140 tù binh. 3000 quân Nga khác thì bị lùa vào chiếc bẫy của Sư đoàn 17 Bộ binh. Tổn thất của Sư đoàn 78 Đức trong hai ngày kịch chiến là 114 tử trận và 125 bị thương.

    Sư đoàn 197 Bộ binh nhận lệnh càn quét Bialowieza, bứng hết các chốt địch còn sót lại để bảo toàn hậu phương của quân Đức.

    Sư đoàn 29 Cơ động Bộ binh và Trung đoàn Bộ binh «Grossdeutschland» đang tham dự cuộc bao vây quân Nga tại Slonim Bialowieza, đã đụng mạnh với lực lượng địch định mở đường máu thoát ra. Các Sư đoàn thuộc hai Tập đoàn quân IV và IX của Đức vẫn chưa đến kịp để dứt điểm con mồi. Trong khi đó thì các Sư đoàn 29 và 18 Cơ động Bộ binh, cũng như Sư đoàn 19 Thiết giáp, phải đảm phần vụ «canh tù» trái ý muốn, vì họ đang nôn nóng muốn được tiến mau đến mục tiêu Smolensk.

    Trung tá Frans, Trưởng Phòng Hành quân Sư đoàn 29 Cơ động Bộ binh, sốt ruột đề nghị với Thiếu tướng von Boltenstern, Tư lệnh Sư đoàn, để được đưa quân đánh tận gốc các lực lượng địch đang núp trong rừng và luôn luôn tìm cách phá vòng vây. Tướng Tư lệnh chấp thuận và chỉ thị cho Đại tá Thomas, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 71 Bộ binh, lo liệu.

    Hai Tiểu đoàn Bộ binh, hai pháo đội đặc nhiệm, một đơn vị Công binh chiến đấu, hợp tác cùng với các thành phần Pháo tự hành chống tăng (Panzerjager) của Sư đoàn 10 Thiết giáp, tiến vào rừng trong vùng Zelvyanka. Có cả Tư lệnh Sư đoàn trong đoàn quân tấn công. Nhưng sau đó, khi họ nhận ra địch quân thì đã quá trễ : lực lượng Nga là thành phần mạnh còn sót lại của Tập đoàn quân IV. Các thành phần nầy đã tập hợp lại tại Zelvyanka và hiện đang cố mở đường máu thoát thân để rút về Berezina, trong phòng tuyến mới mở của Tướng Yeremenco.

    Về mặt quân số thì quân Đức quá yếu, nên đã bị quân Nga xuyên thủng cắt đứt đường rút lui, dùng chiến xa đánh bọc hậu Tiểu đoàn 1/15 Bộ binh và cố chiếm lại cây cầu xe lửa chạy về Zelva.

    Các Sĩ quan Tham mưu Sư đoàn đang núp trong các hố chiến đấu, tay cầm súng lục và tiếu liên. Trung tá Franz vội vàng thiết lập một hàng rào hỏa lực chống chiến xa và chặn đứng được quân Nga, Sau cùng, các Sư đoàn Bộ binh Đức cũng tới kịp để thay thế cho Sư đoàn 29 Cơ động Bộ binh rảnh tay tiến tới mục tiêu có tầm quan trọng quyết định là Smolensk. Đêm hôm sau thì cái tên của Sư đoàn là đầu đề câu chuyện của mọi người.
    Lần cập nhật cuối: 21/02/2016
    NoIdea, tonkin2007, hk1113331 người khác thích bài này.
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Sông Berezina, một nhánh sông ở hữu ngạn Dnieper là con sông nổi danh trong lịch sử nước Nga. Đó là nơi mà vào tháng 11 năm 1812, quân đội Đế quốc Pháp, trên đường rút lui khỏi Moscow, đã bị quân Nga tàn sát. Và cũng chính nơi đó là bước đường cùng của Đại quân Napoleon. Có lẽ Tướng Yeremenko đã ghi nhớ điều đó nên ngày 29 tháng 6 năm 1941, khi nhận nhiệm vụ trấn giữ Mặt Trận Miền Tây tại vùng Minsk, ông đã ra lệnh đầu tiên: «Berezina phải được cố thủ bằng mọi giá. Quân Đức phải bị chận đứng ngay tại sông nầy». Thật sự khi ra lệnh Yeremenko chưa thấu triệt tình hình bi đát của lực lượng Nga tại Mặt Trận Miền Tây (Trung tâm) : không một Sư đoàn nào còn nguyên vẹn. Ông ta tin có thể chận đứng được lực lượng Thiết giáp của Tướng Guderian. Ông ta đặt hy vọng vào các đơn vị, trên thực tế, đã bị hốt gọn từ lâu rồi: đó là những đơn vị như Sư đoàn 4 Thiết giápcủa Tướng Potaturchev.


    Niềm hy vọng của Tưóng Yeremenko đã là con số không. Tướng Đức Nehring, Tư lệnh Sư đoàn 18 Thiết giáp của Đức đã kể lại về «con số không» của Tướng Yeremenko như sau : Buổi chiều ngày 29 tháng 6, tiền quân Thiết giáp của sư đoàn đã tới Minsk. Trước đó, ngày 28 tháng 6, Sư đoàn 20 thuộc Cụm Tập đoàn quân Thiết giáp của Đại tướng Hoth đã tiến chiếm thành phố rồi. Sư đoàn 18 Thiết giáp được lệnh bọc vòng Minsk rồi tiến thẳng về Nam, dọc theo xa lộ dẫn tới Borisov trên sông Berzina, để thiết lập một đầu cầu đổ bộ tại đó. Thoạt đầu, lệnh tiến quân nầy có vẻ như như đi vào chỗ chết. Bởi vì Sư đoàn phải đơn độc tiến sâu trên 60 dậm trong vùng hậu phương của quân Nga. Nhưng cuối cùng không có gì đáng tiếc xảy ra.Ngày 30 tháng 6, Sư đoàn của Tướng Nehring bắt đầu di chuyển trên con lộ mới rất tốt. Nhưng dọc đường, họ đã nhiều lần chạm địch tử thủ trong các công sự chiến đấu khá vững chắc. Lệnh của Tướng Yeremenko đã được quân đội tuân hành triệt để. Cố thủ hay là chết. Thật sự thì Yeremenko muốn làm chậm chân quần Đức, để ông ta có đủ thời gian lập một phòng tuyến mới. Tướng Nehring biết rõ điều đó nên đã cố gắng tối đa để hạ Tướng Yeremenko bằng cách đánh mau đánh mạnh. Vì vậy, trong khi phần lớn Sư đoàn đang cố bứng chốt tử thủ của Nga, thì một Đơn vị Thiết giáp Xung kích Đặc nhiệm được thành lập và đặt dưới sự chỉ huy của Thiếu tá Teege, gồm Tiểu đoàn 2/18 phối hợp với quân yểm trợ thuộc Tiểu đoàn Cơ động mô tô cùng với một Đoàn Trinh sát thuộc Tiểu đoàn Pháo của Thiếu tá Teichert.

    Trưa ngày 1 tháng 7, Thiếu tá Teege tới Borisov, quân Nga bị đánh úp bất ngờ, nhưng chúng đã kháng cự thật dũng mãnh. Lực lượng Nga là các sinh viên sĩ quan, hợp cùng với các hạ sĩ quan, thuộc Trường Huấn luyện Chiến xa Borisov. Họ là quân cảm tử đã chiến đấu cho tới chết để bảo vệ cây cầu trên sông Berezina. Nhưng không hiểu sao họ đã không phá sập chiếc cầu nầy. Đoàn Chiến xa Đặc nhiệm của Đức đã phải trả một giá rất cao. Tướng Yeremenko đã tung vào trận chiến những gì ông ta đã có trong vùng Borisov, Nhưng khi toàn bộ Sư đoàn thiết giáp đến nơi thì trận chiến được coi như đã quyết định. Phần thắng nghiêng về quân Đức.

    Lúc xế trưa thì hai tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 52 Khinh binh, có chiến xa yểm trợ, đã phóng ra một cuộc tấn công hướng về đầu cầu phía tả ngạn. Đại đội 10 đã xuyên thủng được phòng tuyến của quân Nga.

    Chiến xa của Thiếu tá Teege, các Chi đội Cơ động mô tô và các Pháo đội phòng không đã qua sông. Pháo đội 2 với súng 8.8 cm có nhiệm vụ bảo vệ cầu. Sáng sớm hôm sau, khi các tiểu đoàn xung kích cảm tử Nga tiến về cầu thì liền bị Pháo đội 2 của Thiếu úy Doll bắn dạt qua hai bên đường. Sau đó, Pháo đội đã chịu tổn thất nặng vì các toán bẳn sẻ của các nhóm xung kích và chiến xa Nga, mới giữ vững được cây cầu. Vậy là dòng sông định mạng, đã đánh gục Napoleon Đại đế ngày nào, giờ đã lọt vô tay quân Đức. Con đường dẫn tới sông Dnieper đã được an toàn. Cách đó năm mươi dậm về phía Nam, Sư đoàn 3 Thiết giáp của Tướng Model đã vượt sông tại Bobruysk. Xa hơn nữa cũng về phía Nam, Sư đoàn 4 Thiết giáp thuộc Quân đoàn Thiết giáp của Tướng Geyr von Schweppenburg, cũng đã qua sông và đang tiến về hướng Mogilev. Như vậy, Tướng Nga Yeremenko đã thua keo đấu trên trận tuyến Berezina vào ngày 2 tháng 7 năm 1941,ngày mà điệp viên Alexander Rado từ Genève gởi về Mạc Tư Khoa mật tin : «Mục tiêu của quân Đức là Moscow».

    Ngày hôm sau, đích thân Nguyên soái Timoshenko nhận lấy trọng trách Tư lệnh Tối cao các lực lượng Nga tại Mặt Trận (Phương diện quân ) Miền Tây, và Tướng Yeremenko trớ thành tư lệnh phó.

    Tuy vậy, trong đêm 2 rạng ngày 3 tháng 7, các yếu điểm khác trên sông Berezina, giữa Borisov và Bobruysk cũng bị các Trung đoàn 69 va 86 Khinh binh thuộc Sư đoàn 10 Thiết giáp đánh chiếm. Các lực lượng nầy đã đặt được được đầu cầu đổ bộ tại Berezino, và đang cố gắng bảo vệ nó, mặc dầu chiếc cầu cây ở sau lưng họ đang rực cháy. Cũng ngày nầy,ngày 3 tháng 7 năm 1941, tức ngày 10 của cuộc hành quân Đông Tiến của Đức, Đại Tướng Halder, Tổng tham mưu Trưởng Quân lực Đức, đã viết trong Nhật ký như sau : «Nói chung thì hiện nay địch quân coi như là đã bị đập tan tại vùng Bialystok, ngoại trừ một vài đám tàn quân lẻ tẻ còn kháng cự. Dọc theo mặt trận thuộc vùng trách nhiệm của Cụm Tập đoàn quân Bắc, đã có từ 12 tới 15 Sư đoàn địch bị tiêu diệt hoàn toàn. Tại mặt trận thuộc Cụm Tập đoàn quân phía Nam cũng vậy, hầu hết địch quân đã bị tan rã sau những trận tấn công mạnh và liên tục của ta. Như vậy, có thể nói là trọng trách tiêu diệt lực lượng Sô viết tại vùng Tây Dvina và Dnieper đã hoàn tất. Trận chiến chống Nga coi như thành công ngay trong những ngày đầu. Tuy nhiên đây không có nghĩa là kết cuộc. Sự bao la của đất Nga, cộng thêm sự kháng cự mạnh của quân địch, sẽ làm cho lực lượng ta phải bận rộn nhiều hơn nữa trong những tuần lễ tới».
    NoIdea, tonkin2007, ngthi961 người khác thích bài này.
  6. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Chẳng hiều người dịch là ai mà đối chiếu bản gốc thấy bỏ sót nhiều đoạn lắm...1 vd

    Đại đội 10 đã xuyên thủng được phòng tuyến của quân Nga. Trung sĩ Bukatschek chỉ huy trung đội 1 tiến đến cây cầu. Anh đã tiêu diệt 2 ổ súng máy trên đường lên cầu. Bị 1 phát đạn súng trường vào vai nhưng anh cùng lính dưới quyền vẫn xông qua bờ bên kia bắt sống tiểu đội công binh phá cầu, trước khi viên trung úy Xô Viết kịp điểm hỏa.

    chữ đậm ko thấy dịch, mà lỗi này khá nhiều
    minkho, maseo, hk1113332 người khác thích bài này.
  7. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Cách dịch của các dịch giả tự do miền Nam thời đó. Xem bản dịch Quần đảo Gulag của Ngọc Thứ Lang còn ghê hơn, chỗ nào không hiểu là bỏ luôn cả đoạn dài. Đâu có ai kiểm tra đâu mà làm cho mất công.
    minkho, maseomeo-u thích bài này.
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Thông cảm đi em - Do kiểm duyệt ....Em đặt địa vị thời đó xem - Không thể có câu như em dịch được - Chắc chắn sẽ bị cắt.....Không phải bỏ sót đâu ... Bị cắt đấy ....
    meo-u thích bài này.
  9. vacbay03

    vacbay03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    859
    theo văn phong thì truyện này dịch ở miền Nam mà, vụ này đâu cần kiểm duyệt mà cắt bỏ?. Thiên về ý kiến của Danngoc hơn
    --- Gộp bài viết: 02/03/2016, Bài cũ từ: 02/03/2016 ---
    Nhân tiện dịch nhanh đi Bác, không thì photo cho em mượn với thanks Bác nhiều
    --- Gộp bài viết: 02/03/2016 ---
    á quên số hoá :)
  10. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Em hiểu ý bác huytop, nhưng mà hình như huytop nhầm: Bukatschek là người Đức
    ngthi96 thích bài này.

Chia sẻ trang này