1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    Model nằm dài ra tấm bản đồ. Ông nhận ra điều các chỉ huy cấp sư đoàn của Friessner đã nghi ngờ: kế hoạch che chắn sườn cho hai QĐ thiết giáp của Model, nhằm chống đỡ cho mũi tấn công chính ở trung tâm, bằng một đòn thọc sâu của QĐ 23 không thực hiện được. Chẳng có cách nào đánh chặn các lực lượng dự bị Nga đang tiến vào từ phía đông hay ngăn được họ tham chiến.

    Lemelsen, Harpe và Friessner, các chỉ huy QĐ của TĐQ 09, cũng ngồi rất khuya, nghiên cứu bản đồ cùng các sĩ quan tham mưu của mình. Mục tiêu trong ngày, thiệt hại đơn vị mình, báo cáo sức mạnh của địch – tất cả chỉ ra rằng đợt xuyên phá này không thành công với tốc độ đủ nhanh. Họ chỉ đang rỉa từng chút một để tiến tới. Một phát hiện không dễ chịu gì mặc dù chưa phải là thảm họa. Đại tướng Model đã tính toán tới khả năng này. Không chỉ một lần ông nhắc nhở Hitler về độ dày của phòng tuyến Nga thông qua không ảnh.

    Do đó Model lên kế hoạch tấn công dựa trên cơ sở quân địch sẽ chống cự quyết liệt và đưa ra các đối sách phù hợp – các đơn vị thiết giáp sẽ không được tung ồ ạt vào chiến trường, thay vào đó quân Đức sẽ xuyên phá phòng tuyến Nga một cách chắc chắn và có hệ thống.

    Vì vậy, TĐQ 09 bắt đầu tấn công với 09 sư đoàn bộ binh, do xe tăng và pháo xung kích tự hành yểm trợ.

    Chỉ một đơn vị thiết giáp, Sư đoàn 20, được tung vào đợt tấn công đầu. Ông giữ phần lớn các đơn vị thiết giáp, 06 Sư đoàn thiết giáp và bộ binh cơ giới, cũng như vài đơn vị pháo xung kích tự hành, làm dự bị. “Đầu tiên khoét một lỗ, rồi mới tung quân sung sức vào! Khi lỗ hổng xuất hiện, xe tăng sẽ theo đó tiến vào và tự do hoạt động ở sườn và sau lưng quân địch cho tới khi hoàn thành bao vây.” Đó là công thức của Model. Ngay sáng sớm ngày 06 tháng 07, ông đứng trước một quyết định khó khăn. Tung quân dự bị ngay lập tức hay tiếp tục chờ? Model quyết định tung họ vào trận, ngay khu vực của QĐ thiết giáp 57, chỉ huy bởi Tướng Lemelsen, ở Butyrki và Bobrik. Phòng tuyến khu vực này do Sư đoàn súng trường Xô viết 15 chịu trách nhiệm đã bị xé mở và ông hi vọng có thể đánh một mạch xuyên qua toàn bộ phòng tuyến quân Nga.

    Model đã ném 03 trên 05 Sư đoàn thiết giáp – 02, 09 và 18 – vào khu vực này, và ngày 06 tháng 07 họ chính thức hành động. Sư đoàn thiết giáp 04 và 12, cũng như Sư đoàn bộ binh cơ giới 10, được giữ làm dự bị.

    Theo lẽ thường những đòn đánh mãnh liệt cấp tập như vậy dẫn tới kết quả khả quan. Sau cùng, tuyến phòng ngự giữa đường bộ và đường sắt Orel-Kursk bị xé toạc một đoạn dài 20 dặm và sâu 04 tới 06 dặm. Nếu các đơn vị cơ giới mạnh đẩy mạnh theo lỗ hổng này, kinh nghiệm chỉ ra nó sẽ dẫn tới đột phá hoàn toàn phòng tuyến địch.

    Nhưng đây không phải tình huống bình thường. Không thứ gì liên quan tới trận đánh này có thể đo bằng tiêu chuẩn thông thường. Chẳng thể nào phòng tuyến Liên Xô bị xé rách vào chiều 05 tháng 07. Nó là một khối hoàn chỉnh với độ sâu tận 06 tới 10 dặm. Chưa phòng tuyến nào trong lịch sử chiến tranh tới thời điểm đó có độ sâu như thế.

    Hơn 15 dặm chiều dài tại đầu mút của mấu lồi Kursk – nơi quân Đức tấn công – được người Nga, trong nhiều tháng, đào xới và biến đổi toàn bộ thành một mê cung những hố trú ẩn cá nhân, bãi mìn và lô cốt ngầm. Mỗi khoảnh rừng, ngọn đồi, khoảnh ruộng đều trở thành ổ kháng cự mạnh mẽ. Chúng được người Nga kết nối bằng hệ thống hào giao thông đào sâu và ngụy trang kĩ càng. Xen giữa là hàng dãy các ổ pháo chống tăng, xe tăng chôn nửa nổi, pháo binh dàn hàng tầng tầng lớp lớp, hỏa tiễn nhiều nòng, súng phun lửa, và số lượng không thể đếm nổi các ụ súng máy.

    Nhưng không chỉ hệ thống phòng ngự khổng lồ. Không kém quan trọng, thậm chí còn hơn, là STAVKA đã tập kết được một lực lượng dự bị chiến dịch vô cùng hùng hậu. Còn Đại tướng Rokossovskiy thì bố trí họ đầy sáng tạo.

    Theo lời Đại tá Markin, người chép sử trận Kursk của quân Liên Xô, các đơn vị dự bị chiến dịch của PDQ Trung Tâm “đã nhận lệnh, vào trưa ngày 05 tháng 07, tiếp tục di chuyển, theo kế hoạch soạn sẵn, vào các vị trí xuất phát cho đợt phản công”.

    Theo kế hoạch soạn sẵn! Vậy chính xác là người Nga đã được báo trước về mục tiêu và hướng tấn công chính của Model.
    hk111333, ngthi96, DepTraiDeu6 người khác thích bài này.
  2. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    Vào buổi sáng ngày 06 tháng 07, Sư đoàn thiết giáp 02 Viên xuất hiện trên chiến trường với 140 xe tăng và 50 pháo xung kích tự hành. Tiểu đoàn 02 của Thiếu tá Boxberg, Trung đoàn thiết giáp 03 khởi xướng tấn công vào các điểm cao phía bắc Kashara tới 0900 bằng 96 xe tăng Panzer IV.

    Tiểu đoàn xe tăng Con cọp 505 dưới quyền Thiếu tá Sauvant, được đặt dưới sự chỉ huy của Sư đoàn, đã chiếm Soborovka trước đó.

    Boxberg tiến qua đầu cầu nam Soborovka để tới mục tiêu. Bằng đội hình tam giác với hai cạnh trải rộng, những chiếc tăng lăn bánh qua cánh đồng lúa mì. Nắp tháp pháo mở rộng. Ánh mặt trời thiêu đốt trên đầu họ.

    Hệ thống hầm hào của địch trên các cao điểm đã bị bóc tách. Nhưng vẫn chưa thể đột phá tới Kashara. Hệ thống pháo chống tăng Xô viết quá mạnh và được bố trí đầy sáng tạo. Những chiếc tăng vừa vượt qua một lớp thì ngay lập tức phải đối mặt với lớp tiếp theo.

    Trên hết, người Nga còn dùng một lực lượng thiết giáp mạnh can thiệp vào trận đánh. Giữa Ponyri và Soborovka, trên mặt trận dài 09 dặm, một trận đấu tăng với quy mô chưa từng có tới hiện tại đã bắt đầu. Nó kéo dài suốt 04 ngày.

    Lúc cao điểm của trận đánh, mỗi bên ném vào khoảng 1,000 tới 1,200 xe tăng và pháo tự hành. Lực lượng không quân đông đảo và 3,000 khẩu pháo các cỡ cũng góp mặt trong trong trận đấu tay đôi kinh khủng này. Giải thưởng là các cao điểm tại Olkhovatka và vị trí quan trọng nhất của nó – Đồi 274.

    Khu này là mục tiêu trước mắt của Model. Đây là mấu chốt trong kế hoạch của ông, là chìa khóa mở ra cánh cửa đến Kursk. Vậy những ngọn đồi này có gì đặc biệt?

    Dãy đồi Olkhovatkahình thành nên, từ góc nhìn chiến lược, một lát cắt ngay khu vực cao nhất ở Trung tâm nước Nga, nằm giữa Orel và belgorod. Sườn đông của nó là Oka, cũng như rất nhiều những dòng suối nhỏ. Từ đỉnh đồi ta có tầm nhìn xuyên suốt tới tận Kursk, khoảng 400 bộ phía dưới Olkhovatka. Ai nắm giữ cao điểm này sẽ kiểm soát khu vực nằm giữa Oka và Seym

    Model muốn nắm giữ khu vực xung quanh Olkhovatka. Ông muốn đưa quân dự bị tới đây, nghênh chiến với quân Nga, tốt nhất là tất cả các QĐ thiết giáp của Rokossovskiyở nơi bất lợi cho họ, đánh bại họ, rồi tiến một mạch tới Kursk hội quân với Hoth.

    Nhưng Rokossovskiy đã nhìn thấu kế hoạch của Model và tập trung một lực lượng dự bị hùng hậu nhằm bảo vệ gót A-shin của toàn bộ phòng tuyến.

    Những “Con cọp” của Sauvant đâm phải một rừng súng pháo chống tăng, mê hồn trận những cái bẫy tăng, và một bức tường pháo binh dày đặc. Các bộ binh tùng thiết của Sư đoàn thiết giáp 02 nhận ra phải đối mặt hết lớp hào này tới lớp hào khác. Đợt sóng tấn công đầu tiên vừa sụp đổ. Đợt sóng thứ nhì tiến được vài trăm thước Anh rồi cũng bị chặn. Khi xe tăng của Thiếu tá von Boxberg tiến tới như làn sóng thứ ba, họ cũng bị ghìm xuống bởi hỏa lực phòng ngự Xô viết. Sư đoàn thiết giáp 09 Áo dưới quyền Trung tướng Scheller không khá hơn. Bộ binh tùng thiết của Sư đoàn thiết giáp 20 tương tự đánh một trận khốc liệt ngày 08 tháng 07 gần làng Samodurovka dưới ánh mặt trời thiêu đốt. Trong một tiếng đồng hồ tất cả sĩ quan Đại đội 05, Trung đoàn bộ binh tùng thiết 112, thương vong. Bất chấp tất cả, những người lính vẫn quét qua các cánh đồng ngô, chiếm hào và đối mặt những cái tiếp theo. Các tiểu đoàn hầu hết bị “nung chảy”. Đại đội giờ chỉ còn quân số tương đương trung đội.

    Trung úy Hänsch tập hợp nhúm binh sĩ còn lại: “Đi nào, các ngài, tới hào kế tiếp!” Súng máy nổ tành tạch. Một khẩu súng phun lửa rít dài ngay trước họ. Hai pháo xung kích tự hành bắn yểm trợ. Họ thành công. Nhưng viên trung úy đã chết, chỉ hai mươi bước là tới mục tiêu, và quanh anh ta là một nửa quân số đại đội, chết và bị thương la liệt.
    hk111333, caonam_vOz, ngthi966 người khác thích bài này.
  3. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    Nó là một trận đánh man rợ. Cả hai phe đều đóng góp mọi thứ làm nên sự quan trọng của trận đánh, sau này lịch sử gọi nó – trận đánh quyết định số phận Đệ nhị thế chiến. Trận đánh nổi tiếng El Alamein, nơi Montgomery huy động 1,000 khẩu pháo để xoay ngoặt tình thế mặt trận Bắc Phi, là một ví dụ so sánh điển hình. Thậm chí Stalingrad, mặc dù mang theo hào quang về sự tàn khốc và bi hùng của mình, chẳng thể nào so sánh được mức độ tập trung binh lực với trận đánh nơi chiến trường mở vĩ đại tại Kursk.

    Vào ngày 08 tháng 07, Model tung phần lớn Sư đoàn thiết giáp 04 dưới quyền Trung tướng von Sauken vào trận. Từ những vị trí chiếm bởi Sư đoàn thiết giáp 20, họ xuất phát tấn công Teploye.

    Stukas lao vùn vụt qua đầu các trung đoàn đang hành quân. Cường kích bọc thép quần thảo bổ nhào vào vị trí địch. Xe tăng thuộc 03 sư đoàn thiết giáp 20, 04, 02 di chuyển cùng với bộ binh tùng thiết. Đội hình khổng lồ những chiếc Con cọp, Panzer IV và pháo xung kích tự hành. Những họng súng của chúng gầm thét, bao phủ cả chiến trường trong lửa và khói.

    Nhưng Rokossovskiy đã có hành động. 02 sư đoàn súng trường, 01 sư đoàn pháo binh, 02 lữ đoàn thiết giáp, và 01 lữ đoàn bộ binh cơ giới tiến vào vị trí ngày hôm trước.

    Tiểu đoàn 02, Trung đoàn bộ binh tùng thiết 33, đã đánh xuyên qua cái địa ngục này tới Teploye và đá văng người Nga ra khỏi đó. Họ nhanh chóng rút lui về tuyến phòng ngự cuối nơi những ngọn đồi.

    Tiểu đoàn đã mất 100 người. Nhưng chỉ huy sư đoàn không muốn cho quân Nga thời gian thở lấy hơi. Trung đoàn thiết giáp 03 và 35 dàn quân ngoài rìa làng. Xe bọc thép chở quân tham chiến cùng họ. Cường kích bổ nhào gầm rít trên đầu lao về phía vị trí quân Nga.

    “Tấn công!”

    Bên phía đối diện là những vị trí phòng ngự ngụy trang kĩ của Lữ đoàn pháo chống tăng Xô viết 03. Còn có tăng T-34 chôn ngầm yểm trợ. Cánh của họ do một tiểu đoàn súng trường có súng trường chống tăng bảo vệ, một thứ vũ khí đơn giản nhưng hiệu quả chống tăng cao khi đánh tầm gần. Việc thao tác những khẩu súng này, giống như Panzerfaust của quân Đức lúc sau, cần sự dũng cảm và điềm tĩnh.

    Trận tiến công vào cao điểm đã bắt đầu. Người Nga cũng lập một bức tường bằng hỏa lực phòng ngự.

    Sau vài trăm thước Anh, bộ binh xung kích Đức bị ghìm đầu xuống. Không thể nào xuyên qua màn hỏa lực với vài trăm súng pháo mọi cỡ tập trung vào khu vực rất hẹp như này được. Chỉ có xe tăng có thể xông vào và tiến lên dưới mưa đạn của đối phương.

    Pháo thủ Nga chờ họ vào tầm 500, rồi 400 thước Anh, pháo chống tăng hạng nặng của Nga thậm chí có thể bắn cháy cả tăng Tiger ở khoảng cách này.

    Nhưng sau cùng 03 chiếc Panzer IV vượt qua vị trí đầu tiên của quân Nga. Bộ binh theo sát gót. Họ chiếm được cao điểm. Sau đó bị đẩy ngược lại bởi một đợt phản công tức thời của người Nga.

    Trận đánh trước ngõ Teploye kéo dài suốt 03 ngày trong điên loạn. Trung đoàn bộ binh tùng thiết 33 chiếm cao điểm, rồi bị hất ra một lần nữa.

    Đại úy Diesener, sĩ quan sống sót cuối cùng, tập hợp lực lượng rải rác sót lại của Tiểu đoàn 02 và tấn công. Anh tiếp tục chiếm được cao điểm. Rồi, tiếp tục bị quân Nga đẩy ra.

    Sư đoàn bộ binh 06 lân cận tương tự mới chiếm được sườn đồi của Đồi 274, nơi hai bên vẫn tranh giành khốc liệt, tại Olkhovatka.

    Tại phân khu bên trái khu vực đột phá, làng Ponyri trở thành chiến trường chính. “Chúng tôi sẽ không bao giờ quên ngôi làng này,” những cựu binh của Sư đoàn bộ binh 292 Pomerania chiến đấu tại Ponyri vẫn còn nhắc tới tận giờ.

    Ponyri và Đồi 253.5 chính là Stalingrad ở mấu lồi Kursk. Những vị trí hai bên giành giật quyết liệt nhất là trạm máy kéo, ga xe lửa, trường học, và tháp nước. Khu đường ray và góc bắc thị trấn bị chiếm ngay ngày đầu trận đánh. Nhưng sau đó là trận quần thảo quyết liệt, mà Sư đoàn thiết giáp 09, 18, cũng như Sư đoàn bộ binh 86, đều bị cuốn vào.

    Ngày 09 tháng 07, Đồi 239.8 bị chiếm bởi Trung đoàn bộ binh tùng thiết 508. Mọi chuyện giờ chỉ là khai thác thắng lợi này và chiếm nốt Đồi 253.5. “Ferdinand tiến lên!” sư đoàn có lệnh. 06 con quái vật rùng rùng tiến lên và khai hỏa những loạt đạn chết chóc của mình.

    “Pháo xung kích tự hành tiến về Ponyri!” Những khẩu pháo gầm rú xông lên. Bây giờ không gì có thể ngăn chặn chúng nữa. Với Ponyri trong tay, quân Đức có thể đánh ngoặt vòng vào Olkhovatka.

    Sư đoàn bộ binh tùng thiết 508 đẩy mạnh thêm 500 thước Anh về phía nam. Tại đó, người Nga phát động một đợt phản công tức thời..

    Chỉ huy Tiểu đoàn 01, Trung đoàn súng trường 1032, đang dẫn đầu tiểu đoàn trên chiếc Jeep của mình. Tại ngôi trường, anh ta nhảy khỏi xe và tự mình dẫn đầu hàng quân xung phong.

    Mũi tiên phong của quân Đức có thể mất vị trí này. Đại úy Mundstock, chỉ huy Tiểu đoàn 03, Trung đoàn bộ binh tùng thiết 508, biết điều đó. Anh ta lao vun vút trên chiếc Jeep. Nhảy vụt xuống xe tại ngôi trường.

    Khẩu súng máy quét qua cả khu giao lộ. Đợt xung phong của quân Nga khựng lại.

    Viên chỉ huy Nga ngã gục. Ngay sau đó, tới phiên Mundstock đổ xuống, một vết thương chí mạng. Trận đấu tay đôi quá thảm liệt giữa hai chỉ huy dũng cảm.

    Quân Xô viết giữ giao lộ trong khi quân Đức có ngôi trường. Trong đêm ngày 10, rạng sáng ngày 11 tháng 07, Đại tướng Model ném nốt đơn vị dự trữ cuối là Sư đoàn bộ binh tùng thiết 10 vào trận. Sư đoàn cơ động nhanh tới khu vực tác chiến của Sư đoàn bộ binh 292, hiện đã hoàn toàn mất sức chiến đấu. Đại đội này tới đại đội khác di chuyển vào bàn đạp chiến đấu trên những chiếc xe tải Renault.

    Sư đoàn Bavaria này, với chỉ dấu chiến thuật là chiếc chìa khóa, có hỏa lực phối thuộc rất mạnh – 07 tiểu đoàn pháo binh, 01 trung đoàn hỏa tiển nhiều nòng Nebelwerfer, một tiểu đoàn cối hạng nặng, và một tiểu đoàn pháo xung kích tự hành.

    Ngày 12 tháng 07, trận pháo kích hiệu quả bẻ gãy đợt tấn công ban ngày của người Nga suốt 03 ngày. Heinz Nitzsche thuộc Đại đội 10, Trung đoàn bộ binh tùng thiết 20, theo dõi khu rừng trên đồi ngay phía trước họ chậm rãi tan chảy dưới chớp lửa pháo binh và Stuka. Anh thấy những hàng bộ binh Nga tiến tới, bị chặn lại, tan rã rồi sụp đổ. Lần đầu trong đời anh nghe tiếng tên lửa gầm rú của “Những dàn phong cầm của Stalin”, tên lửa nhiều nòng của quân Xô viết. Đó là lúc mặt trời ló dạng, anh nhớ mang máng như thế. Nhưng những vệt lửa từ phía mặt, mang theo tiếng hú ghê rợn, tiến đến ngày càng gần, va chạm rồi nổ tung tại mục tiêu.

    Suốt những ngày tiếp theo, quân Nga cố gắng hết lần này tới lần khác giành lại Ponyri từ những người lính vùng Bavaria. Nhưng vô ích. Trung tướng August Schmidt và Trung tá tham mưu trưởng de Maiziere, chỉ huy hành quân của ông, đã sử dụng quân bài tẩy của mình rất hiệu quả.

    Trung sĩ Schuller túc trực bên cạnh khẩu pháo chống tăng của mình, bắn hết phát này tới phát khác. Bảy chiếc tăng Liên Xô nằm lại trước vị trí ụ pháo của anh, cháy đen và ám khói khét lẹt.

    Ngay vị trí tiền tiêu Tiểu đoàn thám báo thiết giáp 110, người Nga tiến hành một cuộc xung phong bằng 03 đội kị binh, gươm cong lấp lóe dưới ánh mặt trời

    “Khoảng cách 800 thước Anh. Tất cả vũ khí bắn tự do!” Lạy Chúa, những con ngựa đó!
    hk111333, filber70, caonam_vOz5 người khác thích bài này.
  4. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    @hunterxmn Cụ dịch nhanh nhanh giùm cái. Đang đoạn oánh nhau gay cấn mà mấy ngày mới có một chap. Đọc như đọc Hiệp khách giang hồ ấy.
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Yên trí ...Qua một chương nữa là tới có 3 Chương tiếp theo liên tục trong 40 ngày rồi....Đừng lo nhé:)):)):)):))
    meo-u, huymayahunterxmn thích bài này.
  6. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    2. Gọng kìm vĩ đại
    Tướng Krivoshein chờ đợi – Hoth mở trói những chiếc tăng của mình – “Tướng quân, “Con báo” đâu rồi?” – Cha tuyên úy Ruzek vượt qua địa ngục – Tất cả đều ổn nơi cánh phải – Bữa sáng với Tướng Chistyakov.

    Còn tình hình Mặt trận phía Nam, cùng lúc đó, đang như thế nào?

    Đêm tháng 07 thường ngắn ngủi. Tại Trung tâm nước Nga, bóng đêm bắt đầu lui dần sau 02 giờ sáng.

    Tướng Krivoshein, chỉ huy Quân đoàn cơ giới III, đứng ngay rìa cánh rừng gần Yakovlev. Hôm nay là một đêm oi bức, mùi thông thoang thoảng lượn lờ trong không khí.

    Chớp lửa đầu nòng súng ánh lên từ phía Belgorod. Âm thanh vang vọng từ mặt trận, cánh đó 20 dặm, vẫn rõ mồn một; pháo binh Nga đang khai hỏa vào quân Đức.

    Suốt đêm 04/05 tháng 07 tướng Krivoshein và ban tham mưu, như mọi sĩ quan Liên Xô nào khác nơi mấu lồi Kursk, đang chờ đợi đợt tổng tấn công của quân Đức.

    QĐ cơ giới III trực thuộc TĐQ xe tăng Xô viết 01 và bố rí ngay sau TĐQ cận vệ 06, đơn vị mà các sư đoàn súng trường của nó đang trấn giữ cánh nam của mấu lồi Kursk, phòng tuyến nằm giữa Belgorod và Sumy.

    “Tôi rất hiếu kì Hoth sẽ tập trung quân đánh vào đâu,” Krivoshein hỏi, thực ra là tự hỏi bản thân hơn là các sĩ quan tham mưu.

    Tham mưu trưởng của ông ta trả lời quả quyết: “Cao tốc tới Oboyan, chắc chắn, Đồng chí tướng quân. Đây là con đường tới Kursk ngắn nhất. Ngay trước khu vực của đơn vị ta, hắn sẽ cố tràn qua vị trí của Sư đoàn súng trường cận vệ 67 và 52; rồi đẩy thẳng về phía bắc. Đó là lí do chúng ta ở đây bây giờ, ngay sau lưng các đồng chí bộ binh cận vệ.”

    “Vâng,” Krivoshein nói. Nhưng một chút nghi ngờ gợn trong giọng nói của ông. Ông biết Tham mưu trưởng đang nhấn mạnh lại kế hoạch phòng ngự của Bộ chỉ huy PDQ Voronezh.

    Họ nắm bí mật ngày quân Đức tấn công và cơ cấu lực lượng tham gia. Và họ cũng tin tưởng đã giải được cấu đó về kế hoạch tấn công của Manstein và hướng chủ công. Đó là tại sao Đại tướng Vatutin điều động đơn vị trang bị mạnh của Krivoshein đến khu vực Alekseyevka-Yakovlevo– nhằm che chắn cao tốc Kharkov – Oboyan – Kursk và đường tiếp liệu từ Butovo. Trong suy nghĩ của Vatutin, là nơi Hoth sẽ công kích nhằm vượt qua Psel tại Oboyan và tiến lên phía bắc.

    Nhưng có tự tin thái quá không khi khẳng định Thống chế Manstein sẽ tập trung đột phá tại đây? Mặt trận phía nam, nơi 02 TĐQ Đức với 15 sư đoàn đang sẵn sàng tấn công, rộng tới 50 dặm. Trong 50 dặm đó Manstein có thể chọn 01 hoặc hơn trọng điểm hẹp cho đòn đột kích đầu tiên. Và thậm chí một báo cáo đáng tin cậy cho biết TĐQ thiết giáp 04 của Hoth là chủ công và TĐQ độc lập Kempf chỉ che chắn cánh cho họ, vẫn còn sự nghi ngờ Hoth có thực sự chọn tấn công theo kế hoạch Tổng hành dinh đã tiên đoán hay không.
  7. chenbig

    chenbig Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2016
    Bài viết:
    284
    Đã được thích:
    471
    http://baltnews.ee/obc/20170509/1015958938.html
    chúc mừng các bạn dân chủ
    TÙY VIÊN QUÂN SỰ MỸ Ở ESTONIA VIẾNG MỘ CÁC SỸ QUAN SS CỦA PHÁT XÍT ĐỨC NHÂN KỶ NIỆM NGÀY 9/5
    ***
    Theo tin của Đại sứ quán Mỹ tại Cộng hòa Estonia, thành viên của NATO, nhân ngày 9/5 Tùy viên quân sự của Đại sứ quán nước này tới viếng mộ những người đã chết trong Chiến tranh thế giới lần thứ II.

    Estonia đã từng được Hồng quân Liên Xô giải phóng khỏi ách chiếm đóng của phát xít Đức. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, Estonia gia nhập Liên bang Xô-Viết. Sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, Estonia gia nhập Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).

    Trong ảnh ghi lại cảnh tượng Tùy viên quân sự của Đại sứ quán Mỹ tới viếng mộ những người đã chết trong Chiến tranh thế giới lần thứ II, người ta nhìn thấy các sỹ quan này đang đứng viếng trước tấm biển bằng đá ghi tên các chiến binh thuộc lực lượng SS của phát xít Đức đã thiệt mạng trong các trận chiến với Hồng quân Liên Xô diễn ra trên lãnh thổ Estonia trong Chiến tranh thế giới lần thứ II.

    Tấm biển bằng đá này ghi tên các chiến binh SS của phát xít Đức, trong đó có các lực lượng tình nguyện người Estonia, thuộc các đơn vị: Sư đoàn xe tăng của SS số 11; Sư đoàn xe tăng số 4 (4. SS-Polizei-Panzergrenadier-Division); Sư đoàn SS số 20 (20.Waffen-Grenadier-Division der SS); Lữ đoàn công kích của SS số 5 (SS-Sturmbrigade Wallonien); Lữ đoàn SS số 6; Sư đoàn SS số 27 (27.SS-Freiwilligen-Grenadier-Division Langemarck); Lữ đoàn SS số 4 và một số đơn vị khác.
    ***
    Фотофакт: американские дипломаты в Таллине отдали честь воинам подразделений СС
    copy
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Cái chuyện này nó rất bình thường trong giới quân sự phương Tây...Nhưng ở phương Đông và phe XHCN sẽ khó khăn hơn nhiều......
    --- Gộp bài viết: 11/05/2017, Bài cũ từ: 11/05/2017 ---
    [​IMG]

    BẢN ĐỒ SỐ 4 : NGÀY 5 THÁNG BẢY, ĐẠI TƯỚNG HOTH ĐÃ TUNG ĐÒN TẤN CÔNG TOÀN DIỆN – THUỘC CHIẾN DỊCH THÀNH TRÌ BẰNG CÁCH TRIỂN KHAI SỨC MẠNH ĐẦY ĐỦ CỦA CÁC SƯ ĐOÀN PANZER. CỤM TÁC CHIẾN KEMPF PHỤ TRÁCH CÁC ĐỢT TẤN CÔNG QUA SÔNG DONETS VÀ KHU VỰC PHÍA NAM BELGOROD......
    bloodheartvnDepTraiDeu thích bài này.
  9. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    Tướng Krivoshein rít một hơi thuốc. “Suy nghĩ của STAVKA sẽ thành hiện thực, và của chúng ta cũng vậy, vì nó giải pháp khả dĩ nhất. Chúng ta sẽ làm vậy nếu là ông ta. Nhưng Hoth là một con cáo già. Ông ta sẽ làm theo điều hiển nhiên sao? Và Hoth không những giảo hoạt mà còn rất cẩn thận. Đầu tiên ông ta sẽ nghiên cứu toàn bộ khu vực tác chiến, làm quen địa hình, chướng ngại tự nhiên và các yếu tố có lợi, nguồn nước, đồi núi và thung lũng, những khu vực có lợi và bất lợi.”

    Tham mưu trưởng của ông lắng nghe chăm chú. Nhận ra Krivoshein hiểu các chỉ huy xe tăng của Đức, rất nhiều trong số họ, khá tường tận. Vào tháng 09 năm 1939, sau chiến dịch Ba Lan, ông có một cuộc trao đổi dài với Guderian. Krivoshein đã chỉ huy một Lữ đoàn xe tăng hội quân với QĐ thiết giáp của Guderian tại Brest-Litovsk.

    Tại buổi tiệc nhỏ ở văn phòng Voivodship sau lễ duyệt binh chung, ông cũng mang tới sư vui nhộn trong hàng ngũ các sĩ quan Đức, trong không khí nồng nhiệt của quan hệ Xô-Đức, vì lỡ lời, thay vì nói “đang uống mừng “tình hữu nghị vĩnh cửu” thành “đã say mèm vì “tình hữu nghị vĩnh cửu.” Có thể viên tướng đang nghĩ về khoảnh khắc ấy đúng 04 năm về trước. Nhưng cũng có thể ông đang lo lắng về việc khác. Ông quay về viên Tham mưu trưởng: “Vào thôi.”

    Cùng lúc, cách đó 12 dặm, trên các cao điểm của Butovo, Trung tá Albrecht, chỉ huy pháo binh của Sư đoàn bộ binh cơ giới “Đại Đức”, đang đếm ngược trên điện đài nối với những khẩu đội pháo: “… 02, 01 – bắn!”

    Tương tự, tất cả chỉ huy pháo binh sư đoàn thuộc TĐQ thiết giáp 04 nằm giữa Gertsovka và Belgorod cùng hét lên: “Bắn!”

    Một loạt pháo làm rung chuyển dãy đồi và thung lũng nơi Trung Tâm nước Nga, với những tiếng gầm và ánh chớp tưởng như toàn bộ giông bão suốt cả trăm năm cùng hội tụ lúc này.

    Nó là đợt oach kích tập trung của pháo và vũ khí nặng trên địa đoạn hẹp với quy mô chưa từng có. Trong 50 phút, quân Đức đã bắn số đạn pháo xuống khu vực giữa Belgorod và Gertsovka còn nhiều hơn cả chiến dịch ở Ba Lan và Pháp gộp lại.

    Tướng Krivoshein liếc nhìn đồng hồ: 0330 giờ. Đêm đã gần tàn. Chân trời loang loáng ánh lửa từ phía xa. Trận đánh bắt đầu.

    Thống chế Manstein đã dùng chiến thuật khác với Model cho Mật trận phía nam. Với ông ta, không phải bộ binh mà xe tăng mới là đơn vị cần để đột phá thật nhanh.

    Lí do cho quyết định dựa trên sự thật rằng, với chiến tuyến bị kéo dài, ông không có đủ các sư đoàn bộ binh làm nhiệm vụ tạo cửa mở cho xe tăng khai thác. Cân nhắc yếu tố quân Nga bố trí phòng ngự cực sâu, chiến thuật truyền thống bị Manstein cho là quá tốn thời gian, quá hao tổn nhân mạng, và với bộ binh ít ỏi, là bất khả thi. Hoth hy vọng bằng nắm đấm thép gồm 400 tới 700 xe tăng, tập trung ở hai điểm, sẽ rất nhanh đập tan sức kháng cự của Liên Xô , sau đó chặn đánh lực lượng thiết giáp dự bị của họ ở ngoài hệ thống công sự phòng ngự, để đạt mục đích ông tập trung toàn bộ binh lực thiết giáp của mình vào đòn đánh đầu tiên.TĐQ độc lập Kempf cũng tác chiến tương tự. Đó là trường phái chiến thuật kiểu Manstein. Đó là cách ông thực hiện mệnh lệnh từ OKH, Bộ Tổng Tư Lệnh Lục Quân: dùng lực lượng áp đảo tấn công cục bộ, đột phá qua đối phương sau đó kết nối hai cánh tấn công, cuối cùng là khóa chặt rồi dọn dẹp cái túi đã tạo ra.

    Hơn 1,000 xe tăng và 300 pháo xung kích tự hành được tung vào tấn công chọc thủng phòng tuyến Nga và sau đó ngay lập tức tiến mạnh tới khu vực trống trải rồi hoàn thành kết nối với TĐQ 09 của Model.
    hk111333, DepTraiDeudanngoc thích bài này.
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Tham mưu trưởng của ông lắng nghe chăm chú. Nhận ra Krivoshein hiểu các chỉ huy xe tăng của Đức, rất nhiều trong số họ, khá tường tận. Vào tháng 09 năm 1939, sau chiến dịch Ba Lan, ông có một cuộc trao đổi dài với Guderian. Krivoshein đã chỉ huy một Lữ đoàn xe tăng hội quân với QĐ thiết giáp của Guderian tại Brest-Litovsk.

    Tại buổi tiệc nhỏ ở văn phòng Voivodship sau lễ duyệt binh chung, ông cũng mang tới sư vui nhộn trong hàng ngũ các sĩ quan Đức, trong không khí nồng nhiệt của quan hệ Xô-Đức, vì lỡ lời, thay vì nói “đang uống mừng “tình hữu nghị vĩnh cửu” thành “đã say mèm vì “tình hữu nghị vĩnh cửu.” Có thể viên tướng đang nghĩ về khoảnh khắc ấy đúng 04 năm về trước. Nhưng cũng có thể ông đang lo lắng về việc khác. Ông quay về viên Tham mưu trưởng: “Vào thôi.”.....

    Câu này dịch lại thế này mọi người mới hiểu rõ...đoạn này nằm ở phần đầu cuốn sách....mình đưa lại cho mọi người cùng nắm được.....
    .........................................

    Viên tham mưu trưởng chăm chú quan sát và lắng nghe. Anh ta nhận ra rằng Krivoshein hiểu biết rất nhiều về các tướng chỉ huy Panzer của Đức với tư cách cá nhân. Tháng 9 năm 1939, trong chiến dịch xâm lược của Đức vào Ba-lan, ông ta đã làm việc rất nhiều lần với Guderian. Krivoshein sau đó còn chỉ huy một lữ đoàn bọc thép Sô-viết để tiến hành các hoạt động chung cùng với Quân đoàn Panzer của Guderian tại khu vực Brest-Litovsk. Có một giai thoại mà đã từng được đề cập tại phần đầu cuốn sách.

    Bây giờ tác giả lại nhắc lại : Trong buổi tiệc chiêu đãi tại Văn phòng Voivodship (Tỉnh – Tiếng Ba-lan) sau cuộc diễu hành, Tướng Krivoshein đã cố gắng thu thập vốn tiếng Đức nghèo nàn, mà ông ta đã học được từ ngày còn cắp sách đến trường, để nâng ly chúc mừng. Và cũng chính trong lời chúc mừng bằng tiếng Đức đó mà ông ta đã xử dụng lầm lẫn danh từ một cách khó hiểu. Ông ta đã chúc :

    - Tôi xin chúc mừng cho «mối thù truyền kiếp... » - (eternal fiendship).

    Rồi như là nhận ra sự lầm lẫn của mình, ông ta mỉm cười : « Cho tình hữu nghị bất diệt giữa hai quốc gia chúng ta» (eternal friendship).

    Mọi người đều nâng cao ly rượu mừng trong niềm hân hoan tràn ngập.

    Có thể chính trong lúc này, vị tướng Nga đang nghĩ lại những hình ảnh đã xảy ra 4 năm về trước. Nhưng cũng có thể ông ta đang lo lắng về một vấn đề nào đó. Ông ta quay lại và nói với viên tham mưu trưởng :” Thôi nào, chúng ta đi thôi !”

Chia sẻ trang này