1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    TRANH THỦ MẤY NGÀY LỄ ...GIÚP BÁC HUNTER....

    Ngay lúc bình minh của ngày 9 tháng Giêng, Tiểu đoàn Panzerjägers (Thợ săn tăng) số 111 do Trung úy Klümpel chỉ huy đã kịp thời di chuyển lực lượng chống tăng thuộc Đại đội 1 đến bảo vệ cây cầu bắc qua con sông Kuma nằm ở phía bắc thị trấn. Dòng sông ở thời điểm này có mực nước chảy xiết, rất sâu và 2 bên bờ có độ dốc rất cao. Đó là một chướng ngại vật rất tốt nhằm ngăn cản những chiếc xe tăng Nga – và những người lính công binh Đức đã kịp thời đặt mìn nhằm có thể thổi bay cây cầu trong bất cứ thời điểm nào mà họ cảm thấy cần thiết. Nhưng lúc này, tạm thời nó phải được giữ nguyên vẹn cho đến khi những lực lượng cuối cùng của người Đức rút được hết sang bờ phía bắc con sông. Đó là một canh bạc kèm theo một sự rủi ro thật sự....

    Con đường tiếp cận với cây cầu phải đi qua một con đập cao. Đây là kế hoạch dự tính của Klümpel : anh ta đặt một khẩu pháo chống tăng loại 37 mm vào vị trí cuối cùng ở bờ nam đồng thời thêm hai khẩu nữa tại con đập trên bờ phía bắc. Những người lính chặn hậu cuối cùng đã vượt qua cầu trên một chiếc xe tải...Thời gian đối với họ trong lúc này dường như vô tận...

    Một chiếc xe tải đang chạy qua cây cầu. Đó không phải là chiếc xe của người Nga, mà là xe của Trung sĩ Reinecke. Có hai người trong xe. Họ phải mở hết tốc lực để vượt qua cây cầu. Sau khi vượt qua rồi, họ mới thở phào nhẹ nhõm. Và lúc này, Trung sĩ Reinecke mới nhận ra rằng viên chỉ huy Trung đội ngồi bên cạnh anh ta đã chết từ lúc nào rồi…

    Một chiếc T-34 của người Nga xuất hiện. Vị trí của nó cách cầu về phía nam khoảng 300 thước Anh – ngoài tầm bắn hiệu quả của những khẩu súng 37 mm đặt trên đập phía bắc cây cầu. Rất may mắn, những người lính tăng Nga đang tự hào với hỏa lực của họ nhằm vào đội quân chặn hậu của người Đức – thay vì phải chiếm được cây cầu thật nhanh bằng một đòn đánh úp bất ngờ...

    Thời điểm sinh tử đã tới. Liệu có nên đợi lâu hơn chút nữa không ? Có thể vẫn còn một số đồng đội cuối cùng của họ vẫn đang còn mắc kẹt tại bên kia sông ? Nhưng sự rủi ro quá lớn....Đã đến lúc phải cho nổ tung cây cầu....

    Trung úy Buchholz bèn ra lệnh cho Trung sĩ Paul Ebel, chỉ huy một bộ phận thuộc Trung đội Công binh của Trung đoàn Vệ binh 50 Đức : Cho nổ tung cây cầu ngay lập tức ! Trung sĩ Paul Ebel, trước chiến tranh là một công nhân nông nghiệp liền gật đầu nhè nhẹ. Và rồi, những người lính Panzerjägers cùng các Vệ binh thi nhau bắn về phía cầu với những vũ khí mà họ cầm trong tay : đạn trái phá, súng máy, súng tiểu liên và súng trường. Tất cả hỏa lực của họ nhằm vào chiếc T-34 đồng thời yểm trợ cho Paul. Ebel chạy từ con đập vào cây cầu. Anh ta châm ngòi cho sợi dây cháy chậm. Một ánh chớp sáng lòa kèm theo một tiếng nổ như sấm dậy. Nhưng khi làn khói bụi tan đi, những người lính Đức cảm thấy trái tim mình như bị dừng lại. Chiếc cầu vẫn chưa bị xuy xuyển gì nhiều..Một trong những đường dây cháy chậm đã bị hư hỏng…Chiếc cầu vẫn còn sử dụng được….

    Từ bờ xa, các người lính Nga chạy đến đoạn đường nối đã bị phá hủy một cách nặng nề. Chiếc T-34 chạy theo yểm trợ cho họ một cách chậm rãi. Họ vẫn đang nuôi hy vọng sẽ vượt qua được con sông….

    Dưới làn khói bao phủ, Ebel đã quay trở lại con đập và lúc này đang đứng sững lại vì thấy nhiệm vụ của anh chưa hoàn thành. “Ebel” – Buchholz gọi anh ta :”Ebel, chưa có gì thay đổi đâu….Cậu phải làm cái gì khác đi chứ !..”.

    Paul Ebel vừa thở hổn hển vừa thầm nguyền rủa bằng những câu độc địa nhất. Một lần nữa, từ các khẩu súng, hỏa lực lại được bắn ra liên tục. Nhưng lúc này, người Nga đã nắm quyền kiểm soát. Khẩu súng máy Đức liên tục vãi đạn về chiếc T-34. Paul Ebel cố gắng chạy đến chiếc cầu chưa bị phá hủy . Anh ta cố gắng sửa lại đường dây cháy chậm rồi điểm hỏa. Thời gian dường như kéo dài mãi mãi. Xong rồi, anh ta vội lủi thật nhanh, nhảy vội xuống sườn dốc. Đúng lúc này, một tiếng nổ rất lớn làm rung chuyển mặt đất. Trong tiếng động và tiếng ầm ầm xé tai, một phần của cây cầu đã bị tung hê lên cao. Chiếc cầu đã bị phá hủy. Dưới sự che chở của làn khói dày đặc, Trung sĩ Paul Ebel đã quay trở lại con đập phía bên bờ bắc. Với chiến công này, anh đã vinh dự được trao huân chương Hiệp sĩ Chữ thập..

    Cho tới ngày 10 tháng Giêng, người Nga mới thành công trong việc tiếp cận thận trọng từng bước qua con sông. Đội chặn hậu người Đức đã cố gắng kìm chân họ tới 3 ngày để giúp cho cuộc rút lui của những người đồng đội …Ba ngày trọn vẹn….

    Những trận chiến đấu này cứ cù cưa ra tới 4 tuần lễ. Ngày 31 tháng Giêng, hạ sĩ Rolf Alsleben đến từ vùng Hildesheim đã ghi trong nhật ký :” Bây giờ, chúng tôi gần như đã thoát ra khỏi vùng rừng núi. Chặng đường mà chúng tôi phải hành quân kéo dài tới 300 dặm tính từ Mozdok. Cuộc rút lui đã kéo dài một tháng..”

    Vâng ! Gần như họ đã thoát ra khỏi khu vực rừng núi. Họ đã trở về gần tới khu vực Bataysk, gần những cây cầu cuối cùng, gần lỗ hổng cuối cùng của một chiếc bẫy sập lớn do người Nga dựng lên….

    Cũng trong thời gian này, Trung úy Renatus Weber thuộc Bộ tham mưu của Quân đoàn Panzer XL đã ghi trong cuốn nhật ký của anh ta :” Giờ đây, chúng tôi đã thoát về khu vực Belyy – phía nam Rostov – trong thành phần thuộc Sư đoàn Panzer số 3, cùng với một số bộ phận trực thuộc của Quân đoàn cũng như một vài Tiểu đội người Cossacks. Các mệnh lệnh mới đến từ Quân đoàn yêu cầu chúng tôi phải trở lại hoạt động trong vùng Donets. Điểm tập kết tại vùng Taganrog, phía bên kia Biển Azov. Tại một vài nơi, chúng tôi bắt buộc phải hành quân vượt qua khu vực biển đã đóng băng lạnh giá !!.." Hai dấu chấm than đã phản ánh một cách đầy đủ về tâm trạng của Trung úy Renatus Weber trong thời điểm này….
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Các nhân viên tham mưu Quân đoàn và một Tiểu đội người Cossack là những người đầu tiên bắt đầu rời khỏi ngôi làng Ilinka trong lúc bình minh vào buổi sáng ngày 31 tháng Giêng năm 1943. Các đơn vị nhẹ thuộc Quân đoàn cùng Tiểu đội Cossack sẽ hành quân theo một con đường trên băng tuyết vắt qua biển Azov đóng băng lạnh giá. Những khí tài hạng nặng như xe tăng, xe tải hạng nặng sẽ di chuyển qua cây cầu tại Bataysk và hướng về nút cổ chai Rostov bởi vì con đường trên băng sẽ không chịu nổi trọng lượng của các khí tài hạng nặng Đức….

    Ngày 31 tháng Giêng năm 1943 là một ngày mùa đông đầy sương mù, ban đầu là một cuộc hành trình rất vất vả dọc theo con đường từ Tikhoretsk đến Rostov – tạm gọi là đường K1. Sau đó, họ đến khu vực làng chài ven biển Azov. Lúc này, các biển hiệu lớn trên đường bắt đầu chỉ hướng rẽ ngoặt cho đội hình rút quân của người Đức ; rẽ sang con đường băng giá. Vượt qua biển, bắt đầu cuộc hành quân gian khổ ….

    Các người lính công binh Đức đã xây dựng một con đường dốc thoai thoải xuống mặt biển đóng băng lạnh buốt…Họ đánh dấu chính xác vài trăm mét đầu tiên của con đường trên băng giá….

    Tuy nhiên, khoảng cách tới nơi tập kết dự kiến của họ - khu vực Taganrog – có chiều dài tới 26 dặm. Đầu tiên, con đường dự kiến chạy qua vùng châu thổ sông Don, xuyên qua các khu vực đầm lầy, các cồn cát trên một hòn đảo. Sau đó, họ mới đặt chân vào con đường xuyên qua mặt biển sâu….

    Lúc đầu, những tảng băng trắng màu sữa và rất gập ghềnh. Nhưng bắt đầu tới khu vực có mực nước sâu thì nó trở nên mịn màng và trong suốt như những khối thủy tinh lớn. Tuyến đường này chỉ được đánh dấu qua loa bằng những phuy xăng rỗng trong một cự ly dài. Nhưng những người lính hành quân rất dễ gặp phải nguy hiểm, và hành động sai lầm bởi vì con đường trên mặt băng rất gập ghềnh, hay bị gãy đứt đoạn được báo hiệu bằng các vật chỉ đường hiện ra trước mắt như những bóng ma. Các xe ô-tô, xa ca, xe tải hạng nhẹ chở đầy đồ đạc và tài liệu đi qua trên con đường băng, thường chỉ trông thấy những nóc xe của họ. Thông thường, các biển chỉ đường và các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm sẽ xuất hiện đồng thời, gần như cùng một lúc…

    Băng che phủ toàn bộ khu vực hành quân. Đâu đó, có những lỗ thủng trên mặt băng cũng như có những khu vực, lớp băng che phủ rất mỏng. Sương mù lại dày đặc khiến cho những người lái xe phải di chuyển hết sức chậm chạp. Trong đội hình hành quân kéo dài dằng dặc như vậy, những người lính bộ binh kèm theo những phương tiện di chuyển bằng xe ngựa kéo luôn luôn hướng về phía trước. Những người Cossack dẫn đầu đang hướng toàn bộ đội hình hành quân của những người lính Đức tiến về phía khu vực Taganrog…

    Đây là lần đầu tiên, những người lính Đức thuộc Sư đoàn Panzer số 3 đã trải qua một hình thái hoạt động mới, một trạng thái hành quân của những người lính Đức mà chưa hề được biết từ trước đến nay. Nhưng kể từ đây, nó đã dần dần trở thành một đặc điểm thường thấy trong các cuộc rút lui của quân Đức. Dân thường thì đi bộ dọc theo hai bên đường hành quân. Các gia đình người Cossack thường phải di tản theo những người chồng, người con của họ, bởi vì họ đã tham gia vào các đơn vị Hiwis hoặc gia nhập vào các lực lượng cảnh sát hỗ trợ cho đoàn quân xâm lược. Lúc này, họ cảm thấy rất lo sợ trước sự trở lại của lực lượng Hồng quân. Một chiếc xe tải chở hàng chục người, có cả trẻ em đứng nhấp nhô trên xe, lèn cùng với một số gia súc và ngựa được chằng tạm bợ bằng những sợi dây thừng là quang cảnh thường thấy của một cuộc di tản trong thời điểm này…….
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Vào giữa trưa, lớp sương mù dầy đặc có tan đi đôi chút. Gần như ngay lập tức, những chiếc máy bay cường kích của Liên sô đã lao đến. Ở độ cao khoảng 150 thước Anh, những chiếc IL-2 đã liên tục quét qua quét lại sát mặt băng. Chúng liên tục thả bom, bắn súng. Trên mặt băng thì không thể có những con mương, bụi cây , nhà cửa hoặc bất cứ thứ gì để ngụy trang và ẩn nấp được cả. Theo tầm mất nhìn ra phía xa thì không có gì là ngoài lớp băng trên mặt biển, rất nhạt nhẽo và vô vị…

    Đội hình hành quân lập tức phân tán, những người lính Cossack vội vàng tỏa ra tứ phía, những người lính kỵ binh vội vàng quất ngựa phi nước đại trên mặt băng đá như thể ma quỉ ở đằng sau đang bám theo sát gót họ….

    Các quả bom nổ gây ra những mạch nước phun lên rất mạnh. Các mảnh bom, mảnh băng lướt mặt trên băng. Chỉ còn cách cầu nguyện hoặc bắn trả. Mọi người đang ra sức cầu nguyện trước những cảnh tượng kinh hoàng đang xảy ra trước mắt họ. Nhưng vẫn có những người lính vội vã nhảy xuống băng dùng súng trường, súng máy thi nhau bắn trả dữ dội về những chiếc máy bay của Liên sô. May mắn làm sao, bầu trời lại bắt đầu nhiều mây trở lại, thậm chí tuyết bắt đầu rơi.

    Dưới tấm màn sương và những bông tuyết ngụy trang màu trắng, cuộc rút lui tiếp tục vượt qua mặt biển Azov, cuộn tròn dọc theo đường hành quân, từ từ tiến như một con rắn khổng lồ….

    Tướng Siegfried Henrici, Tư lệnh Quân đoàn Panzer XL, cùng với Đại tá Carl Wagener, tham mưu trưởngcủa Quân đoàn, đã không hề bước chân ra khỏi Đài chỉ huy quan sát của họ cho đến cuối buổi sáng. Một trận bão tuyết rất mạnh đã giảm tầm nhìn của họ xuống con số không. Khi một đơn vị đang hành quân bắt buộc phải dừng lại tại một điểm mà các tuyến đường di chuyển trên mặt băng bị chia cắt, thì có một chiếc xe đẩy thô sơ bằng tay của những người nông dân đã vượt qua họ với một tốc độ vừa phải, không chút do dự rẽ ngay sang bên trái….

    Đại tá Wagener ra tín hiệu yêu cầu người đẩy xe được quấn mọi thứ lên mình kín mít từ đầu đến chân phải dừng lại. Wagener nói rằng ông ta là một đồng minh của anh ta và cố gắng dùng một số vốn tiếng Nga mà ông ta đã thu thập được để nói với anh ta nhờ chỉ ra con đường ngắn nhất tới Taganrog. Rất ngạc nhiên, người đẩy xe nhìn chằm chằm vào viên Đại tá nói tiếng Nga. Wagener chợt hiểu : Anh ta tưởng rằng mình bị rơi vào tay người Nga …Chính vì thế, Đại tá Wagener lặp lại câu hỏi của mình bằng tiếng Đức. Người đẩy xe đang ở tâm trạng sợ hãi liền bật cười vui vẻ…Với lối phát âm nặng của vùng Saxon, anh ta trả lời :”Rất xin lỗi, thưa ngài Đại tá, lúc này tôi vẫn chưa thể biết là mình sẽ di chuyển theo hướng nào….” Nhưng với một nụ cười khôn ngoan sẵn có, anh ta ta nói thêm :”Nhưng bản năng của tôi đã báo hiệu, Arthur – hãy đi về phía tay trái “…

    Bản năng của Arthur, của một người Saxon, nói chung là tương đối chính xác. Tối thiểu nhất là trong lúc này, tại vùng biển Azov…

    Cách phía đông Taganrog khoảng 3 dặm. Con đường băng giá đã kết thúc khi một đầu của nó đã nối với đoạn đường quốc lộ được xây dựng bởi những người lính công binh Đức. Nó sẽ được nối trở lại con đườngquốc lộ dọc theo ven biển từ Rostov to Taganrog. Những người lính thuộc Quân đoàn Panzer XL giờ đây đã bước trên mặt đất vững chắc. Nhưng lúc này, những khó khăn muôn đời thuộc hệ thống giao thông, đường sá nước Nga đều liên quan tới họ - những chiếc xe tải, những khẩu pháo đều bị mắt kẹt trong bùn, những đợt lầy lội không thể khắc phục ngay được. Đến bây giờ, những người lính bộ binh Đức mới thực sự nhận ra rằng ; họ đã trải qua một chuyến hành trình trên biển rất nhanh và thuận lợi biết chừng nào….





    **********




    Các vũ khí, khí tài hạng nặng thuộc Tập đoàn quân Panzer I và IV hiện đang phải di tản về hướng tây một cách hết sức khó khăn dọc theo con đường chiến lược luôn luôn bị tắc nghẽn. Cùng di chuyển với họ là các đơn vị phục vụ dưới mặt đất của lực lượng Luftwaffe cùng với các đơn vị hậu phương. Lẫn trong đội quân di tản, là những chuyến xe thô sơ của các dân tộc thiểu số tại vùng núi Caucasian. Hết xe này nối tiếp các xe khác, đủ các loại ; từ các xe tải hạng nặng, xe xa chở nhân viên tham mưu, xe bọc thép, các khẩu pháo lẫn cũng với các xe tăng hạng nhẹ. Một giòng xe kéo dài dường như vô tận…

    Các nhân viên cảnh sát dã chiến luôn phải cố gắng để cho các mạng lưới giao thông không bị ách tắc, đặc biệt là tại các cây cầu cũng như các đầu mối giao thông quan trọng….

    Các đội quân tiên phong trong thành phần Quân đoàn Panzer XL đã tới được khu vực Taganrog vào buổi đêm ngày 31 tháng Giêng. Khi đang sưởi ấm bên bếp lửa dã chiến, Thiếu tá Kandutsch, một nhân viên phản gián thuộc Quân đoàn, với một vẻ mặt trầm tư, quay sang hỏi người phiên dịch gốc Baltic của mình :”Điều gì làm anh sẽ nhớ nhất trong cuộc hành quân của chúng ta trên con đường băng giá xuyên qua biển Azov ?”

    Câu trả lời của người phiên dịch đến ngay tức thì :
    ”Nỗi sợ hãi, Thưa ngài Thiếu tá.Đó chính là nỗi sợ hãi !”


    Thật vậy, nỗi sợ hãi đã đồng hành với họ trong suốt chặng đường hành quân xuyên qua biển Azov băng giá. Nhưng họ đã trốn thoát khỏi cái bẫy được người Nga dựng lên. Những tin tức mới nhất trong ngày đã nhắc nhở về số phận của họ, chính vì tài năng chiến lược của Thống chế Manstein mà họ đã được cứu thoát. Đó cũng là ngày 31 tháng Giêng định mệnh, ngày mà số phận của những người lính Đức thuộc Tập đoàn quân VI đã kết thúc một cách bi kịch trong vòng vây Stalingrad….
    Lần cập nhật cuối: 04/09/2017
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Trung úy Renatus Weber cũng đã biết ơn đến những người lính Đức đang ở Stalingrad vào những giây phút cứu rỗi như thế này. Trong bức thư gửi cho mẹ, được viết từ Taganrog, anh viết :”Trong những thời khắc cuối cùng, chúng con đã trốn thoát được nhờ sự kháng cự kiên cường của Tập đoàn quân VI, ở đó họ đã bị những lực lượng Nga hùng hậu cắt đứt tuyến đường sắt và bao vây tại Stalingrad..”

    Những điều mà viên Trung úy trẻ tuổi người Đức viết trong thư vẫn còn chính xác cho đến tận ngày nay (1970). Hơn nữa, những dòng chữ của Renatus Weber đã được khẳng định bởi thực tế lịch sử. Sự cứu rỗi cho Tập đoàn quân Panzer I, trên thực tế là cho cả Cụm Tập đoàn quân A cùng với một phần lực lượng thuộc Cụm Tập đoàn sông Don, công lao không chỉ thuộc về vị Thống chế Manstein cùng với sự chiến đấu dũng cảm của những người lính, mà còn ảnh hưởng trực tiếp từ sự kháng cự đến những giây phút cuối cùng của phần lớn Tập đoàn quân VI trong túi vây Stalingrad suốt tháng Giêng năm 1943…

    Trong cuộc chiến đấu vì sự sinh tồn của mình, Tập đoàn quân VI không chỉ cầm chân được nửa tá Tập đoàn quân Sô-viết, gìm chặt chân họ trên khu vực sông Volga, do đó đã ngăn cản không cho họ tham gia vào trận chiến định mệnh tại Rostov. Nhưng, có lẽ điều này sẽ quan trọng hơn rất nhiều – các trận chiến xảy ra tại khu vực sông Volga có nghĩa là ba tuyến đường sắt chính chạy từ Stalingrad hướng về phía tây bị cắt đứt và do đó đã làm gia tăng thêm rất nhiều khó khăn trong việc cung cấp hậu cần cho quân đội Sô-viết trong những trận giao chiến tại vùng Rostov.

    Thật vậy, những khó khăn trong việc hậu cần chính là lý do thực sự khiến những gọng kìm khổng lồ của Stalin không thể bao chặt xung quanh các Tập đoàn quân Đức trong vùng Caucasus và lưu vực sông Don để nhắm đến một mục đích duy nhất là tóm chặt được toàn bộ cánh quân miền Nam của người Đức…

    Các tài liệu sau Chiến tranh Thế giới Thứ II của người Nga cũng ủng hộ nhận định này. Trong cuốn Lịch sử của Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, tập 3 trang 98 có những dòng chữ ghi lại : Tại Mặt trận phía Nam của nước Nga, đặc biệt ở Tập đoàn quân Cận vệ II Sô-viết, bắt đầu từ tháng Giêng năm 1943, nguồn tiếp tế hậu cần tới khu vực Rostov ít hẳn đi, đặc biệt là xăng dầu và đạn dược. Bởi vì các trận chiến trong khu vực Stalingrad đã làm tê liệt mọi nguồn cung cấp, nhất là các tuyến đường sắt..

    Do đó, vào ngày 31 tháng Giêng, trong lúc những nỗ lực cuối cùng của Tập đoàn quân VI tại Stalingrad bị sụp đổ, đội quân chặn hậu của Tập đoàn quân Panzer số IV đã vượt qua những cây cầu tại Rostov. Những người Sô-viết không thể bao vây được họ…

    Ngày 5 tháng Hai năm 1943, lực lượng Panzerjägers thuộc Sư đoàn Bộ binh 111 do Tướng Recknagel chỉ huy đã kịp thời đến nơi và được sự yểm trợ của một vài khẩu súng loại 88 mm đã giữ chặt những chiếc xe tăng Sô-viết ở một khoảng cách an toàn, không để cho họ thâm nhập vào lỗ thủng trên tuyến phòng thủ của quân Đức…

    Ngày 6 tháng Hai, lúc 22.00, những người lính cuối cùng thuộc các Trung đoàn Hạ Saxon của Recknagel đã hành quân qua những cây cầu của Bataysk để di tản về Rostov, bỏ lại phía sau lưng họ là một thành phố chết. Đằng sau họ, những tiếng nổ ầm ầm như sấm vang lên liên tục, các cây cầu còn lại của Bataysk sẽ phải bị phá hủy hoàn toàn bằng chất nổ. Nhưng trước thời điểm đó, các phân đội trinh sát của Hồng quân đã liều chết bò trên mặt băng giá buốt của con sông Don đóng băng để âm thầm tới các nhịp cầu ngắt các dây cháy chậm nhằm phá vỡ âm mưu phá hủy cầu của đội chặn hậu Đức. Có thể họ đã thành công ? Hay cũng có thể trong sự vội vã, tuyệt vọng của những người lính công binh Đức đang rút lui để đổ lỗi cho một thực tế ; việc phá bỏ các cây cầu cũng như thành phố Bataysk chỉ thành công một phần nhỏ !


    Hai ngày tiếp theo, trong đêm 7 và 8 tháng Hai, dưới ánh sáng rực rỡ của những làn đạn súng cá nhân trong trận giao chiến , chiếc Panzer mang số hiệu 300 đã vượt qua cây cầu bắc qua sông Don tại Aksayskaya. Trung úy Klaus Kühne thuộc Sư đoàn Bộ binh Cơ giới 16 là người lính Đức cuối cùng vượt qua cây cầu phao, đó chính là một phép lạ về kỹ năng xây dựng những cây cầu phao dã chiến của những người lính Công binh Đức. Để phục vụ cho việc rút quân, trong vòng 10 ngày đêm làm việc không ngừng nghỉ, bộ phận xây dựng cầu do Trung úy Kirchenbauer chỉ huy đã hoàn thành xong cây cầu bắc qua mặt con sông Don đóng băng. Nó đầy đủ sức mạnh để chịu đựng được mưa bão, băng đá và có thể chịu đựng được trọng lượng trên 60 tấn – nói cách khác là thích hợp cho các loại xe tăng hạng nặng, các xe bọc thép cũng như các loại pháo binh hạng nặng….

    Sau khi Trung úy Klaus Kühne cùng chiếc Panzer mang số hiệu 300 qua cầu an toàn. Vài phút sau, Trung sĩ Wagner , thành viên thuộc Tiểu đội Tiêu thổ Quân sự của Tiểu đoàn Công binh 675 đã điểm hỏa, cho thổi bay chiếc cầu phao khổng lồ…Người Đức phải dùng tới nửa tấn thuốc nổ cực mạnh mới hoàn thành xong nhiệm vụ cuối cùng….

    Việc rút quân đã hoàn thành. Một cuộc hành trình dài tới 375 dặm từ Terek đến sông Don dành cho Tập đoàn quân Panzer I đã thành công trọn vẹn. Tập đoàn quân Panzer IV cũng đạt được mục đích cuối cùng khi rời bỏ các hướng tiếp cận tại Stalingrad, vượt qua Manych để trở về những điểm tập kết bên bờ biển phía bắc của biển Azov…..



    ***********
    caonam_vOz, tonkin2007, gaume13 người khác thích bài này.
  5. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    Nhưng cùng lúc đó, chuyện gì xảy ra với TĐQ 17 đã chọc sâu vào những khu rừng và rặng núi của vùng Caucasus? Tới những con đèo tuyết phủ của Đỉnh Elbrus, Klukhor, và Sanchar? Và xuống tới những con đường dọc bờ Biển Đen? Và những mỏ dầu tại Maykov?

    Thảm họa Stalingrad và quân Nga đến sông Đông khiến vị trí nơi cực đông Biển Đen, trên những con đèo và giàn khoan dầu, trở nên cực kì bất ổn. Họ phải rút lui. TĐQ đang trên đường rút lui rồi. Ngay lúc việc phá hủy cầu phao tại Aksayskaya rung chuyển thảo nguyên Cô Dắc Sông Đông, như một lời hoan hô sự cứu rỗi nửa triệu quân của TĐQ Thiết Giáp 01 và 04, các QĐ của TĐQ 17 tại Tây Caucasus cũng vượt qua giai đoạn khó khăn. Phần tệ nhất của cuộc rút lui đã ở sau lưng. Quân của Thượng Tướng Ruoffs bị buộc phải giữ vị trí, thậm chí khi cả TĐQ Thiết Giáp 01 rời Terek từ đầu tháng 01, nhờ đó sườn Cụm TĐQ A không phơi ra cho quân Nga tận dụng. Ngày 10 tháng 01, QĐ Sơn Cước 49 cuối cùng cũng bắt đầu di tản từ vị trí vùng cao Caucasus về Maykov. Kế hoạch rút lui dự kiến chỉ cho phép TĐQ 17 buông bỏ từng khu vực một và di chuyển về hướng tây bắc, tới “Phòng tuyến cáp treo” và “Phòng tuyến Gothic”, tại đầu cầu tiếp cận Kuban. Ý tưởng đó là của Hitler, tạo ra một bàn đạp tiến vào Châu Á, nơi 400,000 quân sẽ sẵn sàng tấn công Caucasus và những mỏ dầu của nó lần nữa vào hè năm 1943. Cứ điểm cho đầu cầu đó là Crimea.

    Kế hoạch này lại là một điển hình cho những chiến lược ảo tưởng của Hitler. Đây có còn là người đàn ông đã làm choáng váng cả thế giới năm 1940 và 1941 bởi các chiến dịch cân nhắc kỹ càng và các điều chỉnh táo bạo? Lúc này ông ta trở nên quá cẩn trọng trong những tình huống nguy kịch. Kể từ trận Stalingrad, ông ta điều hành cuộc chiến với sự cứng đầu gần như bệnh hoạn, đơn giản là từ chối chấp nhận cả những sự thực hiển nhiên và rõ ràng.

    Những sự thực này là hiển nhiên thậm chí với những sĩ quan tham mưu cấp thấp nhất. Tại Stalingrad có 200,000 quân đang bị bao vây. Giữa sông Chir và sông Đông, tình hình đang trở thành thảm họa. Chỉ cách Rostov chưa tới 200 dặm, tại Kuban, 400,000 quân và 2,000 pháo hoàn toàn bất động, chẳng khác họ cũng bị bao vây.

    Thậm chí Hitler còn muốn đưa TĐQ Thiết Giáp 01 vào luôn đầu cầu Kuban. Chỉ khi các chỉ huy chiến trường kiên quyết phản đối mới thuyêt phục được Hitler bỏ ý tưởng vô lý này và chuyển một phần nó cho Manstein, chỉ có QĐ 52 và Sư đoàn Thiết Giáp 13 bị đưa tới Kuban. Và nó là đủ đần độn lắm rồi.

    Những cây cầu vượt sông Đông tại Rostov có ý nghĩa ra sao với TĐQ Thiết Giáp 01 và 04, cũng như những cây cầu Kuban tại Krasnodar và Ust-Labinskaya với các đơn vị bộ binh, súng trường và sơn cước của TĐQ 17. Nó là nút sống và trung tâm tiếp liệu sống còn cho quân rút lui.

    Cũng tại đây, một cuộc đua với thời gian khiến người ta khó chịu đã bắt đầu. Và với cả quân địch nữa. Không có lực lượng cơ động, thậm chí chỉ là các đơn vị mô tô hóa, chỉ có các đơn vị thiết giáp đã suy yếu nghiêm trọng của Sư đoàn Thiết giáp 13 – hầu hết là đơn vị bộ binh, súng trường, sơn cước, và pháo ngựa kéo bảo vệ khoảng cách 250 dặm trong 04 tuần, chẳng có chiếc xe nào, chỉ duy nhất gia súc, và ngựa thồ các khẩu pháo cũng như xe kéo hai bánh chở tiếp liệu. họ đụng độ quân địch gần như toàn bộ quãng đường di chuyển. Từ các sườn núi phủ tuyết Đỉnh Elbrus, Klukhor, và Sanchar, và từ đầm lầy nơi thung lũng Gunayka, họ rút xuống đồng bằng Kuban, sau đó tới “Phòng tuyến Gothic”, pháo đài cuối cùng trước khi đến đầu cầu Kuban.

    Cuộc rút lui này là thành tích hầu như có 01 không 02 trong lịch sử quân sự. Một chương trong cuộc chiến vĩ đại này, đánh dấu bởi lòng dũng cảm, sự tận tụy và sẵn sàng hi sinh của các sĩ quan binh lính, không phải chỉ với vũ khí mà còn cuốc xẻng, sát cánh cùng ngựa và lừa. Tại đây, không phải đâu khác mà Quân đội Đức gặt hái thành công từ cơ cấu tiến bộ, hiện đại, không có rào cản về xã hội hay định kiến giai cấp. Quân đội Đức là đội quân duy nhất trên thế giới này sĩ quan và binh lính ăn uống không khác gì nhau. Sĩ quan không chỉ là lãnh đạo mà còn là “thợ cả”, một “lính xung kích mang cầu vai”, không ngần ngại mang vác hàng hóa hay kề vai đẩy chiếc xe bị lún, làm gương cho binh lính vượt qua nỗi mệt nhọc. Nhờ chính những điều như thế mà cuộc lui quân này mới có thể thành công.
    caonam_vOz, tonkin2007, gaume15 người khác thích bài này.
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    CÁM ƠN BÁC HUNTER NHÉ.....:)):)):)):)):))
  7. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    Rút lui là điều đầy chán nản đối với binh lính. Từ tháng 11 năm 1942, QĐ Khinh Binh 44 của Tướng De Angelis và QĐ Sơn Cước 49 của Tướng Konrad đã phòng ngự tại Tây Caucasus, trên con đường tới Tuapse và dọc theo tuyến đường quân sự chính nổi tiếng tại Trung Tâm Caucasus, với đầy sự háo hức và tinh thần sẵn sàng hi sinh. Và suốt ngày họ nhìn thấy trong tầm mắt mình, chỉ cách vài dặm, mục tiêu cuối cùng – Biển Đen và biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Họ không làm được. Mưa lớn tràn tới vào giữa tháng 11 năm 1942. Những ngọn núi, khu rừng và thung lũng vùng Caucasus chìm ngập trong màn mưa và gió dữ dội. Những con sông đã tràn bờ. Suối trở thành dòng lũ giận dữ. Cầu cống bị cuốn phăng. Dây điện thoại bị giật tung từ cột xuống. Bùn lầy giờ cao tới tận đầu gối. Thậm chí xe kéo và súc vật cũng không di chuyển nổi trong điều kiện này. Ngựa và lừa sụp trong bùn lầy cao tới bụng chúng. Xe cộ súng ống hoàn toàn bất động. Xe bếp di động do ngựa kéo dính lũ ngay bãi cạn, bị quét phăng đi như những món đồ chơi rồi chìm nghỉm. Hố cá nhân và trạm chỉ huy cũng ngập trong bùn và nước. Binh lính chết la liệt trong chiến hào vì kiệt sức và cái lạnh. Ngựa và lừa không mất tích trong bùn lầy cũng bắt đầu nổi ghẻ rồi chết. Pháo thủ cố kéo các thùng đạn lên những hang đá khô ráo. Nhưng để làm gì? Rất dễ dàng bắn một viên đạn nhưng chẳng thể trúng nổi mục tiêu: vì những cơn gió mạnh tạt ngang khiến việc tính toán đường đạn sai lệch.

    Lực lượng y tế đã hoàn thành việc thu thập và chuyển thương binh về tuyến sau. Mỗi ngày của trận tàn sát này được lấp đầy bằng những hành động dũng cảm của con người. Và cuối cùng cuộc chiến tranh chính nó cũng chết trong những ngọn núi này, thế giới chỉ có bão tố gầm thét và sấm chớp. Người ta chết chìm dưới cơn lũ dữ. Người ta chết cóng giữa sông băng. Người ta bị bóp nghẹt thở trong bùn lầy những thung lũng ngập nước nơi đây. Chẳng còn thời gian đâu mà đi giết nhau nữa. Máy bay không thể cất cánh, từ máy bay ném bom tới trinh sát. Pháo, súng phòng không, và pháo xung kích tự hành đã rút lui. Các vị trí nằm tại dãy núi cao đã di tản. Tại vị trí Zemasho đẫm máu, cao 2,400 bộ, nam Krasnodar bị bỏ trống – ngọn núi cuối cùng trước khi xuống bờ biển, nơi từ đó họ đã thấy biển và con đường đến Tuapse, mục tiêu cuối cùng.

    Nơi đây Thiếu tá von Hirschfeld and Thiếu tá Dr Lawall đã chiến đấu và đổ máu cùng binh lính Trung đoàn 98. Bây giờ, khi sắp tới mục tiêu, họ phải bỏ ngang. Tương tự như TĐQ Thiết Giáp 01 phải lùi lại sau những trận đánh dẫm máu để tới Terek. Ngày 10 tháng 01, chiến dịch rút lui mang tên “Toa cáp treo”, lui theo hướng GoryachiyKlyuch tới phòng tuyến Maykov, đã bắt đầu với toàn bộ TĐQ 17. Nhóm của Đại tá von Lesuire, đang giữ những con đèo với các đơn vị Sư đoàn Sơn Cước 01, đã vứt bỏ kẻ địch từ ngày 04 tháng 01 và chiến đấu suốt 23 ngày tìm đường về khu vực Maykov. Sư đoàn Bộ Binh 125 Württemberg tháo lui về khu vực nam Krasnodar. Đây là khu vực mang tính sống còn, vì Krasnodar là tập trung chuyển hướng cho toàn bộ chiến dịch rút lui của TĐQ 17.

    Với Đại tá Alfred Reinhardt, lúc đó đang chỉ huy Sư đoàn Bộ Binh 125, phải giữ thị trấn và những điểm vượt sông bằng mọi giá. Krasnodar không được mất. Không chỉ vì nơi đây là điểm nút giao thông mà còn là căn cứ hậu cần khổng lồ. Nó đang chứa một lượng hàng hóa đủ loại to lớn. Và từ lúc băng dóng dày trên Eo biển Kerch cắt đứt, tạm thời, mọi đường thông tới khu vực Kuban, 400,000 người của TĐQ 17 chỉ có thể dựa vào dự trữ tại Krasnodar – ít nhất tới khi Eo Kerch thông trở lại. Và điều đó chỉ xảy ra ít nhất sau 07 tuần nữa.
    caonam_vOz, tonkin2007, ngthi965 người khác thích bài này.
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    [​IMG]
    BẢN ĐỒ SỐ 11 : CHIẾN DỊCH RÚT LUI LÊN PHÍA BẮC ĐẦY KHÓ KHĂN GIAN KHỔ CỦA TẬP ĐOÀN QUÂN PANZER I. TRONG KHI ĐÓ, TẬP ĐOÀN QUÂN XVII (ĐỨC), THÀNH CÔNG TRONG HÀNG LOẠT CÁC CHIẾN DỊCH ĐỘT KÍCH ĐỂ RÚT KHỎI CAUCASUS VỀ KHU VỰC ĐẦU CẦU KUBAN TRONG VÒNG 4 TUẦN LỄ….
    caonam_vOz, tonkin2007, meo-u2 người khác thích bài này.
  9. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    Nhiệm vụ của Reinhardt không khác các sư đoàn của Hoth ở Rostov. Sư đoàn Bộ Binh 125 phải ngăn quân Nga đang tràn xuống từ sườn phía bắc của Caucasus. Phải chặn chúng tới gần hai con đường rút lui duy nhất có thể sử dụng bằng mọi giá, từ Goryachiy Klyuch tới Krasnodar và tới Krim-skaya và Novorossiysk. Sư đoàn của Reinhardt phải bảo vệ Krasnodar, phải giữ chắc các con đường. Và cũng phải đề phòng đám du kích vẫn lởn vởn trong rừng. Thực sự ra dáng một công việc rồi đây.

    Nhờ Sư đoàn Bộ Binh 125, QĐ Súng Trường 44 đã thành công rút khỏi vùng đầm lầy về hướng Krasnodar cùng vũ khí nặng. Một thành công rực rỡ. Cùng lúc, QĐ Sơn Cước 49 của Tướng Konrad phải thoát ly quân địch, rời các con đèo tuyết phủ vùng Thượng Caucasus. Các đại đội thuộc Sư đoàn Bộ Binh 46 FranconianSudeten dưới quyền Tướng Haccius sẽ chặn hậu bảo vệ đợt rút lui khó khăn này. Công việc tiến hành khá ổn. Phần khó nhằn nhất là chuyển vũ khí nặng qua các thung lũng hầu như không thể vượt qua của vùng Gunayka và Pshish. Người ta phải đọc các báo cáo của Đại tá Winkler, chỉ huy pháo binh, để có cái nhìn sâu hơn vào việc di chuyển những vũ khí hạng nặng này. Trong mùa khô, chúng được di chuyển qua khu vực thung lũng không đường xá gì cả, và bây giờ đang lún ngập cả bánh trong thung lũng. Trong tình thế hỗn loạn đó, Đại tá Winkler đã làm nên một kì tích chỉ với tầm một tá máy kéo.

    Nó thực sự là biến điều không thể thành có thể. Ba máy kéo một khẩu pháo. Kéo! Kéo tiếp! Từng chút mọt những khẩu pháo trườn ra khỏi vũng bùn dính dấp. Sau đó chúng được tháo rời và binh lính chuyển từng phần bằng tay xuống các con dốc dựng đứng. Sau đó đưa lên xe kéo, rồi xe ngựa thồ. Và cuối cùng là xe tải.

    Thậm chí quân Nga, các bậc thầy ứng biến, không thành công được như thế. Họ bị địa hình đánh bại và bị quân Đức đang rút lui bỏ một khoảng khá xa. Chỉ có làm việc cật lực, mồ hôi, sự sáng tạo, và dũng cảm không gì lay chuyển nổi mới cứu được các QĐ của TĐQ 17.

    Khi quân Xô Viết ổn định lại đội hình, họ tập trung chủ lực tấn công vào đường rút từ Saratovskaya tới Krasnodar của quân Đức. Tại đây, con đường cao tốc duy nhất tới phía bắc, được gọi là “Cao tốc Stalin”, mọi loại phương tiện -thậm chí cơ giới hạng nặng- có thể lưu thông được trong mọi thời tiết. Quân Nga cố gắng trong tuyệt vọng nhằm chiếm lấy nó. Nhưng khu rừng rộng lớn cho họ bàn đạp tấn công lý tưởng. Hàng tháng trời các nhóm chiến đấu và du kích thẩm thấu vào khu vực nam Krasnodar. Tuyến phòng ngự quân Đức quá mỏng để ngăn chặn hết. Kết quả là một khu vực kháng chiến nguy hiểm dần phát triển. Liên tục có các nhóm hoặc chỉ huy bị bắt sau phòng tuyến Đức.

    Những báo cáo đụng độ của Sư đoàn Súng Trường 97 có ghi lại một trường hợp điển hình cho sự tàn bạo của chiến lược chiến tranh du kích này. Một đơn vị tình nguyện người Turkmen đã chiến đấu rất dũng cảm tại Tuapse cùng Sư đoàn Súng Trường 97, họ dùng một ngôi làng bỏ hoang gần Severskaya làm nơi trú chân trong những đêm mùa đông. Thỉnh thoảng chỉ huy đơn vị quên mất bố trí trạm canh gác.

    Một sáng những người Turkmen không xuất hiện làm nhiệm vụ như thường lệ. Một nhóm tuần tra Đức thận trọng áp sát ngôi làng, lúc này im lặng một cách đáng nghi. Chỉ huy nhóm là người đầu tiên vào nhà, súng ngắn lăm lăm trên tay. Binh lính bên ngoài nghe thấy anh gầm lên giận dữ. Và sau đó chính họ cũng nhìn thấy. Cùng cảnh tượng tại mọi căn lều: những người Turkmen mất đầu nằm la liệt trên giường. Trên tường là câu khẩu hiệu viết bằng phấn: “Những tên phản bội không thể thoát khỏi sự báo thù!” Cảnh tượng kinh khiếp này là một phần cuộc chiến tâm lý của quân Xô Viết nhắm vào các chủng tộc không phải người Nga, chống lại người Bolshevik đang có sự cộng tác đáng lo ngại với quân đội Đức. Một phần quan trọng trong nỗ lực của tình báo Xô Viết tại đây là theo dõi và ngăn chặn các công tác viên này. Nó thực sự rất thành công. Chỉ huy và chính ủy của mặt trận bí mật này đã tuyển mộ được rất nhiều thành viên sau chiến tuyến của người Đức chỉ bằng các mệnh lệnh động viên. Các đại diện từ Moscow trong nhiệm vụ nguy hiểm này thực sự là lũ liều mạng.
    caonam_vOz, ngthi96, DepTraiDeu4 người khác thích bài này.
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    [​IMG]
    BẢN ĐỒ 12 : NHỮNG TRẬN CHIẾN ĐẤU DỮ DỘI CỦA SƯ ĐOÀN BỘ BINH 125 ĐỨC NHẰM YỂM TRỢ CHO VIỆC RÚT QUÂN THÀNH CÔNG CỦA QUÂN ĐOÀN KHINH BINH XLIV (44) THEO HƯỚNG KRASNODAR….

Chia sẻ trang này