1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    Trung úy Alex Buchner thuộc Trung đoàn Khinh Binh Sơn Cước 13 diễn tả một ngày đơn vị dân binh Karachay của anh, trong lúc tuần tra, đã bắt được môt sĩ quan Xô Viết cao to. Anh ta không hé răng làm cách nào đột nhập vào được hậu tuyến Đức trong cuộc thẩm vấn, chỉ đảo mắt nhìn quanh và giữ im lặng. Tù nhân chỉ bắt đầu lộ dấu hiệu bồn chồn khi bị lột sạch quân phục để kiểm tra kĩ hơn. Đặc biệt lúc Buchner cầm chiếc mũ kepi để lấy ngôi sao Xô Viết mạ đồng làm kỉ niệm. Vài đường dao rạch vào đỉnh mũ làm lộ ra tất cả: bản đồ được in vào khăn giấy mỏng, mệnh lệnh và giấy bổ nhiệm từ Moscow, và các giấy tờ chứng minh thân phận khác. Đội tuần tra bắt được người có nhiệm vụ xây dựng một mặt trận bí mật tại khu vực Kuban.

    Nhưng các đơn vị du kích cũng sẵn sàng đối đầu trong những trận đánh trực diện không khoan nhượng tại khu vực rừng rậm Serverskaya. Phân đội 08, Trung đoàn Pháo Binh 125, bị các đơn vị mạnh của địch tràn ngập như thế. Phân đội 07 thoát khỏi số phận tương tự chỉ nhờ sự yểm trợ quên mình của một trung đội bộ binh.

    Thẩm vấn viên trung sĩ bị bắt đã khẳng định cái nhìn của Sư đoàn Bộ Binh 125 rằng quân Nga cực kì muốn khóa đường rút của quân Đức. “Các chỉ huy,” viên trung sĩ nói, “đọc to cho toàn bộ đơn vị mệnh lệnh từ Tổng Hành Dinh. Nó nói đường lui của quân Đức phải bị cắt, không quan tâm thiệt hại như thế nào.” Không ngạc nhiên. Phần thưởng, nếu thành công, là túm trọn cả QĐ Khinh Binh 44.

    Trận chiến tàn khốc nhất cánh phải diễn ra trên Đồi 249.6. Nó do Tiểu đoàn 03, Trung đoàn Bộ Binh Nặng 421, dưới quyền Đại úy Winzen đóng giữ. Viên đại úy ngồi trong cái lều bằng đá của mình, râu ria lởm chởm và gương mặt xanh xao vì thiếu ngủ. Bên ngoài súng máy vẫn nổ giòn giã. Một lính truyền tin lúp xúp chạy vào lều: “Chúng tới nữa rồi, Đại úy!” Chúng đang tới. Như hôm qua và hôm kia nữa. Chỉ một người mang quân phục trong 04 người, và chỉ một trong 03 người có súng. Chẳng có cả vũ khí nặng. Chúng thét lên: “Urra!” và cứ thế xung phong thôi. Dẫn đầu là những sĩ quan trẻ, một số thậm chí vẫn còn là thiếu sinh quân. Phía sau là các cậu bé 13, 14 tuổi, cũng như người già và tàn tật. Vậy là tới lúc “vét đáy thùng” -tận dụng hết mọi thứ- rồi. Súng máy Đức quét rạp làn sóng đầu tiên. Những người sau liền vồ lấy súng của thương binh tử sĩ và tiếp tục xung phong. Nhìn đặc điểm của họ thì tất cả các bộ lạc Caucasian đều hiện diện tại đây.

    Rất nhanh một núi thân thể của người chết và bị thương lấp đầy khoảng cách 50 thước anh trước vị trí của Tiểu đoàn 03. Không thể nhận ra đơn vị của các xác chết này vì chẳng ai mang giấy tờ cả.

    Chúng ta hiểu quân Nga hấp tấp bắt lính cho các đơn vị đặc biệt của TĐQ Xô Viết 56 như hế nào và tác chiến cùng Sư đoàn Sơn Cước Xô Viết 09. Cái địa ngục này kéo dài tận 04 ngày. Chúng tới một lần lại một lần. Dùng chính núi xác chết quân nhà làm yểm hộ. Chúng tập họp lại sau cái chiến lũy rợn người này và với tiếng thét: “Urra!” khủng khiếp, tiếp tục đợt xung phong, ào ạt đạp lên xác đồng đội.
  2. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    “Lựu đạn đâu!” Chỉ huy trung đội gào lên sau khoảng lặng giữa chiến trường. Chỉ lựu đạn mới chạm được tới quân Xô Viết đang nấp sau núi xác chết đằng kia.

    Như những đụn cát sa mạc, núi xác chết cứ trườn lại dần. 50 thước anh còn 25 thước. Rồi 10. “Urra!” Và chúng tràn ngập sở chỉ huy rồi.

    Đại úy Winzen tập hợp tất cả binh lính trong tay. Phản công ngay. Nhanh! Ai cũng hiểu tại sao phải nhanh. Họ đã có những kinh nghiệm tồi tệ với đám dân quân cuồng tín này. Đội xung kích của quân Đức nhanh như chớp quay lại tiểu đoàn bộ. Nhưng còn lại chỉ là khung cảnh rùng rợn trước mắt. Chỉ còn toàn các xác chết. Binh lính Tiểu đoàn 03 lại được nhắc nhở rằng họ đang chiến đấu tại Châu Á.

    Người duy nhất sống sót trong cuộc tàn sát khi chiếm lại tiểu đoàn bộ là một Trung úy Nga đang ngắc ngoải. Khi Đại úy Winzen thẩm vấn về cuộc thảm sát và yêu cầu giải thích cho tội ác này, viên trung úy Nga chỉ nhún vai và nói, “Người Đức các anh biết cách chiến đấu; chúng tôi thì vẫn đang học.” Người Đức đã biết. Nhưng một lúc nào đó vẫn mắc phải sai lầm tồi tệ và phải trả giá đắt. Các chỉ huy “Hồng Vệ Binh Quốc Gia” và du kích tại Krasnodar dẫn dắt binh lính bằng cách rất lạ lùng. Họ ra lệnh thẳng trên radio cho cấp dưới không cần mã hóa, kèm theo những lời đe dọa: “Tôi sẽ bắn bỏ các anh nếu không hoàn thành mục tiêu!” hoặc, “Cả đơn vị sẽ bị bắn nếu dám rút lui!”

    Trinh sát tiền Phương Sư đoàn Bộ Binh 125 nghe tất cả, Reinhardt và ban tham mưu luôn chiếm ưu thế nhờ dự đoán hướng tấn công của địch. Các đơn vị dự bị chiến thuật đều vào vị trí trước khi quân Xô Viết tấn công.

    “Nhiều lúc tôi còn biết cả thực lực quân Nga trong cuộc tấn công qua radio” Tướng Reinhadt nhớ lại. Bất cứ đâu tiếng “Urra!” của quân Nga xung phong phá tan bình minh, các tiểu đoàn Baden-Württemberg đều sẵn sàng sau ụ súng máy, súng trường lên đạn chĩa thẳng ra qua lỗ châu mai, và lựu đạn đặt trong tầm với. Sau đó trận tấn công mới bắt đầu. Thần chết quét qua thảo nguyên hàng trăm lần, vào tận lòng đất và thung lũng.

    Nhóm chiến đấu Ortlieb, quy mô tương đương một trung đoàn, đang đóng giữ làng Penzenskaya. Nó nằm tại một vị trí quan trọng, ngã ba đường nơi cao tốc cũ tới Krasnodar cắt tuyến đường đông-tây từ Maykop tới Novorossiysk.

    Người Nga quyết chiếm ngôi làng cho bằng được. Thiếu tá Ortlieb phải tổ chức phòng ngự hình tròn. Tiếp liệu đưa tới cho đơn vị bằng những đoàn hộ tống vũ trang mạnh. Mỗi chuyến như thế là một cuộc phiêu lưu đúng nghĩa. Người Nga chiến tranh du kích chẳng khác gì dân da đỏ, lính bắn tỉa chuyên ưu ái hạ tài xế trước. Công binh của họ đặt mìn khắp con đường và chôn cả chất nổ mạnh kích hoạt từ xa. Nó chỉ là cuộc chiến lẻ tẻ, nhưng khiến người ta kiệt quệ. Ortlieb đang giữ đường phía tây tới Krasnodar.

    Cứ điểm khác án ngữ con đường huyết mạch tới trung tâm Krasnodar là Saratovskaya, nằm ngay “Cao tốc Stalin”, con đường chạy xuyên núi từ các mỏ dầu ở Maykov tới Krasnodar. Con đường đảm bảo cho cả xe tải hạng nặng có thể di chuyển thoải mái trong mọi thời tiết. Nhưng nó có vài điểm yếu nguy hiểm vô cùng – những cây cầu bắc ngang các thung lũng sâu hun hút nằm phía bắc thị trấn.

    Chỉ huy Sư đoàn Bộ Binh 125 cần tất cả nhân lực có thể tại các điểm nóng trong tuyến phòng thủ; do đó các cầu được những đơn vị tình nguyện người Ukraina bảo vệ. Chỉ huy là các hạ sĩ quan cứng người Đức – nhưng nó không làm họ thành quân Đức được.

    Trong đêm 27-28 tháng 01, lúc 0200 giờ, Reinhardt bị sĩ quan phụ tá đánh thức, Trung úy Roser.

    “Đại tá, quân Nga đã chiếm cầu!”

    “Tất cả?” Reinhardt hỏi, vẫn chưa hết sửng sốt.

    “Tất cả, thưa Đại tá.”

    Trong khoảnh khắc người ta nghe Reinhardt lẩm bẩm một câu thô tục vùng Swabia. Rồi ông ra lệnh: “Gọi Trung úy Sauter!”

    Chỉ huy Đại đội Săn tăng tự hành 14, Trung đoàn Bộ Binh Cơ Giới 421, được cử tới những cây cầu cùng một trung đội súng máy và một khẩu pháo chống tăng 75 ly. Một Đại đội của Trung đoàn Bộ Binh Cơ Giới 420 cũng nhanh chóng lên xe tải. Reinhardt đích thân đi cùng họ.

    Tất cả đến cây cầu đầu tiên.

    “Trinh sát tiến lên!”

    “Không thấy ai cả, cả ta lẫn địch!” Báo cáo trở lại.

    Reainhardt đảo mắt giận dữ.

    Tới cây cầu kế.

    Một viên hạ sĩ quan Đức, duy nhất chỉ có anh, đang nằm nấp cùng khẩu súng máy ngay dốc cầu. Anh ta ra hiệu về phía cây cầu cuối cùng, may là vẫn chưa phá hủy. “Ngay khi vài tiếng súng nổ vang lên từ phía kia, tất cả lính Ukraina của tôi đều chạy hết. Một đội xung kích địch tấn công đến nhưng tôi đã kịp ghìm chúng xuống bằng súng máy, bây giờ thì chúng rút cả rồi.”

    Sauter thận trọng áp sát cây cầu thứ 03 cùng lính của mình. Một chiếc xe bọc thép Slovak đang cháy trên dốc. Trong ánh lửa vài lính bộ binh Nga đang đào xới gì đó. Một lính canh Nga ngay đường lên cầu đang lục lọi xe tải tìm đồ sót lại.

    “Đúng như tôi muốn,” Trung sĩ Maier, Đại đội 14 lẩm bẩm. Anh bò tới chiếc xe. Nhẹ nhàng xuỵt một tiếng: “Psst!” Tên lính Nga ngẩng lên. Maier giáng thẳng cho hắn một báng súng. Tên lính quỵ xuống không một tiếng động.

    Sauter chỉ chờ có thế. Cùng đội của mình anh tiến tới vị trí đẹp nhất. Sau đó dội đạn nổ mảnh và súng máy xuống đầu đám lính Nga vẫn còn ngạc nhiên. Đại đội của Trung đoàn Bộ Binh Cơ Giới 420, theo sau Sauter, dọn nốt những kháng cự còn lại. Cây cầu lại sạch bóng quân thù.

    Quả là may mắn lớn. Ngày kế các tiểu đoàn của Sư đoàn Bộ Binh 198, Sư đoàn Phản ứng nhanh Slovak, cũng như Tiểu đoàn Nhiệm vụ Đặc biệt 500 và Tiểu đoàn Xe đạp của Sư đoàn Khinh Binh 101, đã vượt Saratovskaya và tiếp tục tới Krasnodar. Họ có thể đã bị tiêu diệt nếu những người lính từ Swabia của Reinhardt không giữ được đường thông thoáng. Một ví dụ nữa về tình huống bước ngoặt quyết định, chỉ nhờ một chỉ huy quyết đoán hay lòng dũng cảm của một người lính với khẩu súng máy bảo vệ cả cây cầu.

    Cuối cùng Reinhardt có thể ra lệnh các nhóm chiến đấu đang bám trụ mặt đông và nam Krasnodar mở đường máu rút về.

    Quân Nga bám theo bén gót. Họ cố gắng trong tuyệt vọng nhằm tiêu diệt quân chặn hậu Đức và đột phá tới Krasnodar. Những người này khác hẳn đám ô hợp vài tuần trước. Tất cả đều trẻ, huấn luyện chỉn chu, quân phục kaki và áo khoác ngắn mới cáu. Không món nào xuất xứ từ Nga – quân phục, đồ lót vớ, và ủng tất cả đều đóng tem lính bộ binh Mỹ. Nhìn màu da ta mới nhận ra đây là quân Nga.

    Cả vũ khí nhẹ cũng tới từ Mỹ, và trong túi các binh lính Xô Viết này là thuốc lá Camel. Guồng máy sản xuất thời chiến không biết mệt mỏi của Roosevelt nay đã vươn tới tận biên giới Á – Âu này chiến đấu với người Đức.

    Nhưng thậm chí số quân tinh nhuệ này với trang bị từ Mỹ cũng không thành công đột phá tới Krasnodar. Ngày 30 tháng 01, Sư đoàn Bộ Binh 125 đã thiết lập các vị trí phòng thủ mới hai bên Pritsepilovka. Cùng ngày, tại cánh trái TĐQ, đơn vị cuối cùng của QĐ Sơn Cước 49 vượt Kuban bằng cầu phao quân sự UstLabinskaya, do các đơn vị thuộc Sư đoàn Thiết Giáp 13 và Sư đoàn Bộ Binh 46 phòng ngự. Hậu đội Sư đoàn Bộ Binh 46 Franconian-Sudeten thổi tung những cây cầu 12 tiếng sau đó. Nhưng TĐQ 17 vẫn chưa thoát được khỏi khu rừng.
    caonam_vOz, ngthi96, DepTraiDeu3 người khác thích bài này.
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    [​IMG]
    BẢN ĐỒ SỐ 13 : NĂM QUÂN ĐOÀN ĐỨC TẬP KẾT TẠI PHÒNG TUYẾN GOTHIC. STALIN ĐIỀU SÁU TẬP ĐOÀN QUÂN SÔ-VIẾT TỚI ĐÓ NHẰM ĐẨY BẬT QUÂN ĐỨC RA KHỎI KHU VỰC NÀY……
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    CÁC BÁC NHẤN LIKE ĐỂ ỦNG HỘ BÁC HUNTER NHÉ......TÔI SẼ TIẾP TỤC HẦU CÁC BÁC TRONG KHOẢNG 60 NGÀY...NGÀY NÀO CŨNG POST LÊN ĐỂ CHO CÁC BÁC COI.....

    ( Phần này rất cám ơn những tư vấn chuyên môn của bác Danngoc & Cháu Thủy Trần )






    CHƯƠNG II


    QUYẾT CHIẾN BÊN BỜ HẮC - HẢI




    Buổi họp bí mật tại Kremlin- Stalin muốn lùa Tập đoàn quân XVII vào bẫy.. – Cuộc phiêu lưu tại vịnh Ozereyka – Một Tiểu đoàn pháo binh – Cuộc đổ bộ của Thiếu tá Kunikov tại Novorossiysk – Trận chiến tại “Đất nhỏ” – Chính ủy Brezhnev.





    Ngày 24 tháng Giêng năm 1943, một cuộc họp bí mật đã diễn ra trong điện Kremlin. Trong cuộc họp này, Stalin đã đưa ra một kế hoạch cho một chiến dịch khác thường nhất trong toàn bộ Cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.....

    Với sự trợ giúp của các văn bản tài liệu, các bản luận văn quân sự, đặc biệt dựa theo hồi ký của các nhà lãnh đạo quân sự hàng đầu Sô-viết, cuộc hội nghị đầy kịch tính đó trong phòng họp dưới tầng ngầm của điện Kremlin giờ đây có thể dựng lại một cách khá chính xác.

    Trong sự bảo vệ an ninh cực kỳ nghiêm ngặt, Stalin đã triệu tập Chỉ huy Phương diện quân Caucasian cùng với Tư lệnh Hạm đội Biển đen cùng các bộ phận liên quan đến phòng họp lớn thuộc Đại bản doanh tối cao Sô-viết. Trên bức tường của căn phòng họp đã treo sẵn một tấm bản đồ tác chiến rất lớn bao gồm khu vực Biển Đen, vùng Caucasus, Thảo nguyên Kuban cùng với dải đất ven bờ biển Hắc hải. Các vị tướng lãnh, đô đốc có thể quan sát tấm bản đồ này ngay trước mắt họ cùng một lúc với Thủ lĩnh đỏ bắt đầu vào bài diễn văn vĩ đại của ông ta. Bài diễn văn bắt đầu bằng những ngôn từ vừa đủ, êm ái nhẹ nhàng, sau đó giọng nói của Stalin đã bừng sáng, rực rỡ trong niềm hân hoan chiến thắng vĩ đại tại Thành phố Stalingrad bắt đầu được hình thành (Thời điểm này còn khoảng 10 ngày nữa thì chiến dịch Stalingrad sẽ kết thúc). Nhưng Stalin càng nói, ông ta càng trở nên giận dữ, tức giận về một số thất bại của các vị tướng lĩnh dưới quyền của mình và ngày càng hình thành lên một yếu tố để biến sự thành công của Stalingrad thành một thắng lợi to lớn…

    Đúng như vậy, trong những ngày này, Tập đoàn quân VI của Paulus đang trải qua những giờ phút hấp hối trong một vòng vây chết chóc. Nhưng tất cả mọi cơ hội tuyệt vời khác mà Stalin đang mong đợi để mọi thứ hồi sinh từ việc người Đức đã mất tới 20 Sư đoàn giữa sông Don và sông Volga đã tan chảy như tuyết dưới ánh nắng mặt trời.

    Stalin phàn nàn :”Các lực lượng thuộc Hạm đội Biển đen đã không hoàn thành nhiệm vụ được giao trong việc chiếm lại Tikhoretsk". Ông ta bước tới gần tấm bản đồ, cầm lấy cây gậy và quét một đường qua các ngọn núi và thảo nguyên, vượt qua các mũi tên xanh lam và màu đỏ chỉ các vị trí cũng như đường tấn công của Hồng quân và kẻ thù. Rồi ông ta tiếp tục nói :”Các lực lượng tại Cụm quân phía bắc thuộc mặt trận phía Nam của chúng ta cũng không hoàn thành được mục tiêu đã giao cho các đồng chí ”. Cây gậy trong tay ông gõ vào hai điểm, đó là Salsk và Rostov.

    Một sự im lặng đầy xấu hổ ngự trị trong căn phòng. Các vị tướng biết rằng Stalin đã đọc các bản báo cáo của họ, trong đó chứa đựng các lời giải thích của họ về lý do tại sao một kế hoạch tuyệt vời trong việc bao vây Cụm Tập đoàn quân A của người Đức lại không hoàn thành thắng lợi. Nhưng họ cũng thừa biết rằng, Stalin không bao giờ tin vào các bản báo cáo của họ….

    Cũng giống như Hitler, nhà độc tài của điện Kremlin không bao giờ tin vào các vị tướng lãnh quân sự. Hai nhà độc tài có một điểm chung; họ cùng tin rằng, phải luôn bắt các vị quân nhân trong tình trạng "kept on their toes" – có nghĩa là tập trung hết trí óc vào công việc được giao phó – bằng những quân lệnh nghiêm ngặt. các ý tưởng mới thỉnh thoảng cũng có, nhưng tất cả phải làm việc theo một kế hoạch đã được hoạch định sẵn từ trước......

    “Bọn phát-xít đang muốn thực hiện điều gì nhỉ ?”. Stalin hỏi, giọng nói nghiêm chỉnh như một nhà giáo.. ”Đây chính là một sự thực hiển nhiên!”…...Ông ta tự trả lời ngay chính câu hỏi của mình :”Hitler chỉ muốn rút một phần lực lượng thuộc Cụm Tập đoàn quân A của hắn ta từ vùng Caucasus qua sông Don. Phần còn lại, Tập đoàn quân XVII, rõ ràng Hitler có dự định tập trung để tiến vào lục địa châu Á từ một đầu cầu đổ bộ nằm trên bán đảo Taman..”

    Tướng Antonov, Phó Tổng tham mưu trưởng Hồng quân kiêm Cục trưởng Cục tác chiến gật đầu nhè nhẹ. Liếc thấy và như thể đã tìm được một Đồng minh, Stalin liền quay sang ông ta và nói :”Tướng Antonov có thông tin gì mới không..?”.

    Viên Phó Tổng tham mưu trưởng Hồng quân đứng dậy và đi tới gần tấm bản đồ :”Theo thông tin từ Cơ quan tình báo, Bộ Tư lệnh tối cao Đức dự định trong mùa hè năm nay sẽ tiếp tục tấn công vào các mỏ dầu..…Chính vì mục đích như vậy, Tập đoàn quân XVII và một bộ phận thuộc Tập đoàn quân Panzer I của quân Đức sẽ tiếp tục cố gắng tiến công tại phần đất thuộc lục địa Á châu của chúng ta…”

    “Chỉ cần thế là đủ”…
    Stalin nói luôn :” Giờ đây....Tập đoàn quân XVII của bọn Đức sẽ rút lui rất từ từ, chúng sẽ chiến đấu hết mình để cứu các khí tài hạng nặng cũng như giữ càng nhiều đất càng tốt. Nhưng trong lúc làm như vậy, Hitler sẽ cung cấp cho chúng ta một cơ hội vàng để tiêu diệt chính bọn họ – Chúng ta phải hành động thật nhanh chóng. Phải tống cổ tất cả bè lũ phát xít ra khỏi bán đảo Taman…”....
    Lần cập nhật cuối: 26/09/2017
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927

    Stalin đã bị mê hoặc bởi chính kế hoạch của mình. Giờ đây, các vị tướng của ông đã nhận ra rằng Stalin đang ủng hộ kế hoạch này với toàn bộ thẩm quyền cá nhân. Lúc này, ai mà phản đối sẽ giơ mông ra mà hứng trọn cơn tức giận sấm sét của viên Thủ lãnh Đỏ…”Tướng Petrov..!”. Stalin tiếp tục nói, mắt liếc qua viên Tư lệnh Hạm đội Biển đen :”Petrov sẽ tung vào khu vực Krasnodar các Tập đoàn quân XLVI (46) và XVIII…!”. Ông đưa cây gậy di chuyển trên tấm bản đồ từ Maykop tới Kuban…”Anh phải chiếm bằng được các đầu mối giao thông quan trọng trong khu vực Kuban và tiếp tục di chuyển theo con sông hướng về phía Tây của bán đảo Taman..”

    Stalin cất cao giọng nói :”Đồng thời, Novorossiysk sẽ phải bị chiếm bởi một vòng vây kép..!” – Ông ta đập mạnh cây gậy vào tấm bản đồ :”Tập đoàn quân XLVII (47) của chúng ta sẽ tấn công trực diện vào thành phố Novorossiysk và phá vỡ tuyến phòng thủ của bọn phát xít...”

    Tướng Petrov lắc đầu đầy vẻ nghi ngờ. Stalin nhìn thấy và quay sang nói tiếp với Petrov :“Tôi biết anh sẽ nói gì, tôi chưa đọc các báo cáo của anh nên chưa biết những điều anh nói. Nhưng tôi nghĩ rằng anh sẽ nói ; Tập đoàn quân XLVII (47) có quá ít lực lượng tấn công, quá ít xe tăng, đại bác cho một chiến dịch cần phải đột nhập vào tuyến phòng thủ có chiều sâu của bọn phát xít..”.

    Stalin đã đưa ra một cử chỉ thô bạo :” Trước đây, tôi đã từng nghe tất cả những lời than phiền như vậy…!”

    Thế rồi, như thể ông đã lên kế hoạch cho tài hùng biện của mình, ông ta tiếp tục dẫn giải từ từ nhưng dứt khoát :”Chúng ta phải chiếm được Novorossiysk bằng những lực lượng tấn công ở trên đất liền và trên biển. Một lực lượng tinh nhuệ thuộc đội quân đặc biệt sẽ lên các chiến hạm thuộc Hạm đội biển Đen âm thầm đổ bộ vào phía sau lưng bọn phát xít lúc ban đêm. Lực lượng này sẽ phá vỡ các dải phòng thủ ven biển của Đức tại một số điểm thuận lợi và sau đó thiết lập một bãi biển dành cho đầu cầu đổ bộ. Lữ đoàn thiết giáp và Trung đoàn không vận sẽ theo dõi, hỗ trợ và mở rộng bước đột phá theo hướng Volchyi Vorota. Sau đó họ phải phối hợp với các đơn vị thuộc Tập đoàn quân XLVII (47)đánh xuyên theo hướng bắc của Novorossiysk. Sau khi liên lạc được với nhau, cả hai cụm quân sẽ cùng nhau tiến về phía trước để tìm cách phối hợp với các đơn vị từ Kuban tới và cùng tham gia chiến đấu với họ…”

    Với cây gậy trong tay, Stalin đã chỉ cho mọi người hướng tiến công trên tấm bản đồ. Và cứ như thể công việc đã được hoàn thành, Stalin nói :”Tập đoàn quân XVII của bọn phát xít sẽ bị cắt rời ra khỏi bán đảo Taman..!”

    Các vị tướng chết lặng người, không thốt lên lời. Một kế hoạch đổ bộ đường biển! Đó là một loại hình thái chiến tranh mà họ hoàn toàn không hề có lấy một chút kinh nghiệm nào. Mà nói đâu xa, ngay cả những ông bạn Đồng minh Phương Tây, những người luôn có một đội quân đổ bộ đặc biệt đã từng phải chuốc lấy một thất bại nhục nhã tại khu vực Dieppe (Pháp) đấy hay sao…!

    Nhưng các vị tướng lãnh và đô đốc Hồng quân thừa biết đừng có dại mà đề cập đến những gì ngoài kế hoạch của Stalin. Ý tưởng của cuộc đổ bộ đã bung ra từ trí tưởng tượng của ông ta. Xét cho cùng, tâm trí Thủ lĩnh Đỏ đã bị ám ảnh bởi một khát vọng đặt một cái bẫy dành cho Đại tướng Ruoffs (Đức) cùng với lực lượng quân đội của ông ta…

    Kế hoạch này có độ hấp dẫn rất cao. Suy cho cùng, giải thưởng dành cho các hoạt động trên biển và đất liền của người Nga nếu thành công thì sẽ lùa vào vòng vây khoảng 400.000 lính Đức, 110.000 con ngựa, 31.000 xe ngựa kéo, 26.500 xe cơ giới và 2.085 khẩu đại bác…Nói cách khác, đó là một lực lượng lớn gấp đôi Tập đoàn quân VI của người Đức đang bị mắc kẹt trong túi vây Stalingrad…

    Điểm nhấn quan trọng của kế hoạch này là mức độ táo bạo của chiến dịch đổ bộ đường biển. Tại khu vực mặt trận trên đất liền của người Đức đang được bảo vệ cùng với lực lượng quân đội Rumania, và dựa vào tình hình chiến sự xảy ra trong những tuần gần đây đã cho thấy họ đang phối hợp hoạt động rất hiệu quả. Nhưng dọc theo phía bờ biển, người Đức đã không cho thấy những hoạt động quân sự gì lớn. Do đó, phía bờ biển chỉ có các đơn vị nhỏ, chủ yếu là do các đơn vị người Rumania trấn giữ tại nhiều khu vực. Mang yếu tố bất ngờ lớn lao khi tiến hành thực hiện, kế hoạch của Stalin đã chứa đựng rất nhiều yếu tố tiềm năng dành cho sự thành công của chiến dịch….
    …………………..
    --- Gộp bài viết: 27/09/2017, Bài cũ từ: 27/09/2017 ---
    [​IMG]
    BẢN ĐỒ 14 : STALIN LÊN KẾ HOẠCH CẮT ĐỨT TẬP ĐOÀN QUÂN XVII CỦA ĐỨC TỪ BÁN ĐẢO TAMAN BẰNG CÁCH KẾT HỢP MỞ CUỘC TẤN CÔNG TRÊN ĐẤT LIỀN KẾT HỢP VỚI HOẠT ĐỘNG ĐỔ BỘ ĐƯỜNG BIỂN
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Thiếu tá Dr. Lahmeyer, chỉ huy Tiểu đoàn Pháo binh Bờ biển số 789 thuộc Tập đoàn quân đóng tại Glebovka, đã lên giường ngủ vào ngày 3 tháng Hai. Bản báo cáo tình hình quân sự vào buổi tối đã khiến anh bận rộn hơn bình thường. Mặt trận hình như tiến gần hơn. Các vị trí đóng quân thuộc Tiểu đoàn của anh, bao gồm các khẩu pháo nòng dài và những khẩu lựu pháo loại 105mm giờ đây càng trở lên quan trọng như là điểm nối giữa Phòng tuyến "Gothic " và đầu cầu tại vùng Kuban. Có điểm gì đó đáng nghi ngờ trên không gian. Trong vài ngày qua đã có rất nhiều hoạt động quân sự của đối phương trên biển. Các tàu tuần tra của Liên-sô đã di chuyển tới gần vịnh Ozereyka. Máy bay không thám Đức đã báo cáo về những hoạt động tấp nập của người Nga tại các hải cảng Gelendzhik và Tuapse.

    Trong tuần vừa qua, đã có một số lớn hoạt động vô tuyến của người Nga trên sóng radio. Nhưng vào hai ngày trước đó, ngày 1 tháng Hai, mọi thứ đột ngột rơi vào im lặng. Đó là sự im lặng đáng ngại. Tất cả nói lên điều gì ? Liệu có phải Hạm đội Biển Đen của người Nga đã được tập trung chuẩn bị việc gì đó, và họ phải tắt hết các hệ thống liên lạc để đảm bảo bí mật….Đó là những câu hỏi đau đầu dành cho các nhân viên phòng vệ bờ biển Đức.

    Vào khoảng 20.00 giờ, Lahmeyer đã gọi điện về Bộ Tư lệnh Tập đoàn quân tại Slavyansk để trao đổi về vấn đề này. Ở đó, cấp trên của Lahmeyer cũng ghi nhận và quan tâm tới sự im lặng vô tuyến đáng ngại này. Có nhiều sự suy đoán và thảo luận nổ ra. Đại tướng Ruoff đã đặt lệnh “Báo động cấp 1” cho vùng bờ biển tại Crime. Tại Slavyansk, ông ta kết luận rằng : Nếu thực sự Hạm đội Biển đen của người Nga chuẩn bị mở một cuộc tấn công, thì mục tiêu của họ, sẽ nhằm vào bán đảo Crime hoặc eo biển Kerch…

    Tuy nhiên, kế hoạch của người Nga nhằm tấn công vào bán đảo Taman đã không bị loại trừ hoàn toàn trong các nhân viên tham mưu của Đại tướng Ruoff. Vì một lý nào đó, mật lệnh “Báo động cấp 1” cũng được gửi đến cho các nhân viên phòng vệ bờ biển tại Anapa. Như vậy, mọi hoạt động quân sự hải quân tại khu vực Novorossiysk được coi là khó có khả năng xảy ra theo sự đánh giá của Bộ tham mưu thuộc Tập đoàn quân. Chính vì thế, không hề có lệnh cảnh báo nào gửi đến Novorossiysk hoặc là cho dải bờ biển phía nam Anapa.

    Nhưng tướng von Bunau, chỉ huy Sư đoàn Bộ binh 73 cùng với Đại tá Peslmuller, chỉ huy pháo binh Sư đoàn đã không đồng ý với quan điểm này. Trong nhiều ngày trước, họ đã chỉ ra có thể có một cuộc đổ bộ của người Nga tại vịnh Ozereyka. Các phi công trên các chuyến bay trinh sát đã cho thấy sự tập trung đáng kể các con tàu đổ bộ Nga trong vùng Gelendzhik—Tuapse. Các bức điện bị chặn và giải mã được từ các mệnh lệnh của Liên sô đã cho thấy khả năng có một chiến dịch đổ bộ không quá xa trong vùng Gelendzhik. Theo quan điểm này, viên chỉ huy pháo binh sư đoàn đã hạ lệnh cho lực lượng pháo binh tập luyện quân sự tại khu vực vịnh Ozereyka kéo dài trong vài ngày. Kết quả tập luyện không được khả quan cho lắm : lực lượng pháo binh cùng đạn dược của người Đức không đủ ở mức cần thiết để đối phó với một chiến dịch đổ bộ đường biển của người Nga…

    Do đó, chỉ có một chiến thuật duy nhất mang đến khả năng thành công là pháo binh không được phép khai hỏa cho đến khi toàn bộ lực lượng đổ bộ của người Nga đã rời hết các chiến hạm đổ bộ, lúc đó toàn bộ lực lượng đổ bộ của họ đang ở trong tình trạng không được ngụy trang, che chắn và bảo vệ trên mặt nước…Hoặc nói một cách chính xác : pháo binh Đức không được phép khai hỏa cho đến khi lực lượng hải quân đổ bộ của người Nga còn cách bờ biển khoảng 200 thước…Sau đó mới đưa ra các mệnh lệnh tiếp theo cho các khẩu pháo ven biển….

    ..............................
    --- Gộp bài viết: 28/09/2017, Bài cũ từ: 28/09/2017 ---
    [​IMG]
    BẢN ĐỒ SỐ 15 : NGÀY 4 THÁNG HAI NĂM 1943, NGƯỜI NGA CỐ GẮNG ĐỔ BỘ XUỐNG KHU VỰC VỊNH OZEREYKA. HỌ ĐÃ BỊ ĐẨY LÙI BỞI HỆ THỐNG PHÁO BINH PHÒNG THỦ BỜ BIỂN CỦA NGƯỜI ĐỨC…
  7. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Thiếu tá Lahmeyer đang say giấc nồng trong chiếc chòi canh của nông dân Nga tới nửa đêm. Tầm khoảng 01.00 sáng, ông ta bị đánh thức dậy một cách thô bạo…Có tiếng bom nổ…

    Cùng lúc này, sĩ quan liên lạc, Trung úy Erhard lao vội vào trong chòi :”Thưa Thiếu tá, bọn Ivan đang di chuyển. Máy bay chúng đang ném bom trong khu vực của chúng ta. Một báo cáo vừa được từ trạm Tiền sát pháo binh tại Thung lũng Ozereyka thông báo vị trí đặt súng giả của chúng ta trong vịnh đang bị bắn phá dữ dội bởi pháo binh hạng nặng từ tàu khu trục của bọn Nga..”

    Vị trí giả..? “Điều đó thật là tốt !” – Thiếu tá Lahmeyer cười to :”Thế còn các vị trí pháo binh của chúng ta thì sao ?” “Thưa Thiếu tá, mọi thứ đều ổn !”

    “Còn phải tốt hơn nữa” - Lahmeyer hài lòng đứng dậy. Anh vội vã mặc quân phục và đến bên cái điện thoại dã chiến đặt ở phòng bên. Anh gọi trực tiếp ngay tới trạm tiền sát pháo binh thuộc Phân đội lựu pháo số 3 đang chăm chú quan sát tình hình trên biển…

    Trung úy Kreipe, tiền sát pháo binh báo cáo :”Có nhiều ánh chớp đầu nòng của những khẩu pháo hạng nặng ở các khu trục hạm trên mặt biển “. “Anh có thể nhìn thấy các tàu của bọn Nga không ?” – Thiếu tá Lahmeyer hỏi ..

    “Thưa Thiếu tá, tối lắm, không nhìn thấy gì …Tất cả những gì chúng tôi thấy chỉ là những ánh chớp đầu nòng đại bác…Vả lại, chúng tôi chưa muốn bật hệ thống đèn pha tìm kiếm mục tiêu sớm quá….”

    “Tốt…!”

    Thiếu tá Lahmeyer tin chắc rằng các Phân đội pháo binh khác đều ổn như vậy. Phân đội ba dưới sự chỉ huy của Trung úy Holschermann đã di chuyển vào một vị trí được ngụy trang cẩn thận ở phía dưới sườn núi phía đông thuộc Thung lũng Ozereyka một vài ngày trước. Ở vị trí mới này, vịnh và mặt biển hiện ra trước mặt họ rõ ràng như ở trên lòng bàn tay, trong khi khẩu pháo của họ hoàn toàn được che kín…

    Ngay phía sau bờ biển, đối diện với Phân đội 3, Thiếu tá Lahmeyer đã cho di chuyển hai khẩu lựu pháo 105 mm vào một bụi cây rậm rạp. Chỉ huy khẩu đội này là Trung sĩ Will Wagner.

    Phân đội 2 của Trung úy Monnich đã đưa lên một vị trí nằm trên một ngọn đồi nhỏ gần Glebovka. Nó có nhiệm vụ khống chế thung lũng, vịnh và con đường đi xuống bãi biển…

    Phân đội 1 dưới quyền chỉ huy của Trung úy Kerler nằm cách đó hơn 1 dặm, tại một khu đất cao thuộc vùng hồ Abrau, tạo ra một màn hỏa lực kiểm soát các mục tiêu tại bờ vịnh và trên mặt nước. Tại sườn dốc phải có đặt thêm vài khẩu lựu pháo hạng nhẹ ở các vị trí do các lính Rumani thuộc Trung đoàn Bộ binh 38 phụ trách.

    Các sĩ quan và quân nhân đã trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu ở vị trí của họ. Không hề có một vị trí nào bị trúng bom, trúng đạn pháo từ các tàu khu trục hạm của người Nga. Cũng theo đúng kế hoạch đã được đề ra ban đầu, hoàn toàn không có một viên đạn được bắn ra từ các vị trí của quân Đức…

    Đó là một đêm trăng non, trời tối đen như mực. Đã thế ngày hôm sau sẽ là một ngày có nhật thực. Liệu thực sự người Nga có thực hiện một chiến dịch đổ bộ trong bóng tối mịt mùng không ?

    Lahmeyer gọi điện cho Tướng von Bunau, chỉ huy Sư đoàn 73 Bộ binh :”Thưa tướng quân, bọn Nga bắn nhiều pháo sáng thế này dường như chúng đang chuẩn bị một cuộc đổ bộ đấy !”.

    Bunau cũng đang tâm trạng lo lắng như Lahmeyer. Ông ta điện thoại lên Bộ Tư lệnh Quân đoàn. Nhưng các Sĩ quan cấp trên của ông đang hoài nghi :” Liệu đây có phải điểm đổ bộ của bọn Nga không? Có thể tại Anapa hoặc là Crimea ? Nhưng còn ở chỗ này....?”

    Lahmeyer gọi điện cho Đại úy Dabija Nicolai, chỉ huy Đại đội 5 thuộc Trung đoàn Bộ binh 38 Rumani. Những người lính Rumani chịu trách nhiệm bảo vệ khu vực bờ biển trên các bãi biển nằm trước trận địa pháo binh của Lahmeyer.

    “Bảo vệ bờ biển” là một khu vực rất lớn bao gồm các vị trí công sự chiến đấu với súng máy, các công sự hố chiến đấu cá nhân nằm phía sau hàng rào dây thép gai được chăng dọc theo và bao quanh các dải cát trên bãi biển…

    Cho đến sau hơn 01.00, Đại úy Nicolai vẫn liên lạc bằng điện thoại được với các vị trí chiến đấu chủ chốt. Nhưng lúc này, một số điểm đã không liên lạc được nữa. Đương dây điện thoại đã bị cắt đứt hoặc có vị trí đã bị trúng đạn đại bác của người Nga…

    Theo các trạm tiền sát pháo binh, hỏa lực đại bác hạng nặng của người Nga từ các tàu ngoài biển bắn vào bờ đã rơi trên bãi biển, phá hủy nhiều đoạn hàng rào dây thép gai và bao trùm các vị trí xa hơn của vịnh, nơi đặt các vị trí súng máy. Hỏa lực pháo binh của người Nga đã bắn xa hơn, gần đến cả khu vực Glebovka.

    Thiếu tá Lahmeyer bước ra khỏi túp lều chỉ huy. Giống như một cơn bão đêm đầy sấm chớp và những tia sét đang từ biển cả ập tới. Các trái bom đang rú rít trên không trung. Họ còn thả cả những quả pháo sáng màu trắng rực rỡ cũng như ánh chớp của những quả bom vừa nổ trên mặt đất…

    Điều mà Lahmeyer cũng như các vị chỉ huy của người Đức không thể nhìn thấy được là trong lúc này, các đơn vị lính thủy đánh bộ Nga đã xuống các con tàu đổ bộ nằm ở phía sau vào giữa các tàu khu trục và tuần dương hạm Sô-viết hiện vẫn nã pháo vào bờ biển không ngừng nghỉ…

    .........................
    caonam_vOz, tonkin2007, ngthi962 người khác thích bài này.
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Tại khu vực đang được bảo vệ bởi Tiểu đoàn Pháo binh Phòng vệ bờ biển 789 trên vịnh, nơi mà con sông Ozereyka đổ vào biển Hắc Hải, đã được người Nga chọn làm nơi đổ bộ. Đó là một địa điểm lý tưởng. Một cái vịnh hình bán nguyệt, rộng khoảng một dặm rưỡi , đá vụn cùng các bụi cây mọc lẻ tẻ. Trước mặt nó là một bãi cát phẳng lỳ. Ở phía bên phải và bên trái có các con dốc chạy vào các khu rừng ven biển, nơi đó sẽ là những nơi trú ẩn và ngụy trang hoàn hảo nhất cho những người lính đổ bộ Sô-viết.

    Lúc 02.00 sáng, Phó Đô đốc Hải quân Oktyabrskiy đang đứng trên chiếc Khu trục hạng nặng Kharkov, liếc nhìn đồng hồ của mình và ra lệnh cho viên sĩ quan phụ trách pháo binh :”Chuyển làn hỏa lực !”

    Các dữ liệu bắn mới tiếp tục được đưa ra cho các pháo thủ… “Thưa đồng chí Đô đốc, ta sẽ tiếp tục tiến hành công việc chứ ?” – Thuyền trưởng tàu Khu trục hạng nặng Kharkov hỏi viên Đô đốc chỉ huy hạm đội…

    Đô đốc nhún vai. Vị thuyền trưởng thừa biết ông ta đang nghĩ gì. Vị Đô đốc hoàn toàn không hài lòng về thời gian sẽ tiến hành cuộc đổ bộ. Hải quân Sô-viết đã nhấn mạnh rất nhiều lần, cho rằng một kế hoạch đổ bộ quan trọng như thế này phải tiến hành vào một ngày trăng tròn. Ánh sáng trăng đầy đủ như vậy sẽ rất cần thiết cho các lực lượng đổ bộ để thực hiện công việc được chính xác, tạo ra các màn ngụy trang, che chắn và nhất là có sự phối hợp đồng bộ tác chiến với đơn vị bạn…

    Hơn nữa, các lực lượng hải quân sẽ cần đòi hỏi một mức độ ánh sáng tối thiểu để đảm bảo sự phối hợp tác chiến giữa các đơn vị hải quân và các tàu đổ bộ … Làm sao có thể thực hiện chính xác sự phối hợp hoạt động của các bộ phận riêng biệt trong điều kiện bóng tối mịt mù như vậy…

    Đó là những lập luận của bên Hải quân. Nhưng đối với Tướng chỉ huy và chính bản thân Stalin, họ đều không đồng ý với lập luận này. Các tướng lãnh Sô-viết đã tuyên bố và cho rằng : Những người lính Nga có kinh nghiệm chiến đấu ban đêm và trong điều kiện thời tiết xấu trong khi người Đức lại thiếu những kinh nghiệm như vậy…

    Và đây là nhiệm vụ đặt ra cho “Giai đoạn I” của kế hoạch đổ bộ :”Trong khi trời vẫn còn tối. Đúng 02.00, lực lượng đổ bộ đầu tiên bao gồm 1500 lính thủy đánh bộ cùng với lực lượng thiết giáp, sẽ đổ bộ lên bờ biển và thiết lập một đầu cầu đổ bộ đầu tiên. Các vị trí pháo binh thuộc hệ thống phòng vệ bờ biển của quân Đức sẽ bị xác định bằng các máy bay trinh sát và phải được vô hiệu hóa ngay từ đầu bằng hỏa lực pháo binh của các tàu khu trục, tuần dương hạm. Và tiếp sau, những vật cản trên bãi biển như các bãi mìn, các vị trí đặt súng máy sẽ phải bị tiêu diệt…”

    Tiếp theo là nhiệm vụ dành cho “Giai đoạn II” : Trước lúc rạng đông thì phải đưa được các vũ khí hạng nặng lên đầu cầu đổ bộ. Lúc tảng sáng thì các khẩu pháo đã phải nằm ở trên bờ vịnh, để sau đó theo nhiệm vụ yểm trợ cho các đơn vị lính thủy đánh bộ bắt đầu đánh ngược lên, mở rộng vùng đầu cầu đổ bộ trong lúc trời vẫn còn tối. Đó là những gì mệnh lệnh đã đề ra và mọi người phải tìm mọi cách để thực hiện như vậy….

    Trong thời gian khoảng 1 giờ (Từ 01.00 đến 02.00 giờ sáng), các khẩu pháo hạng nặng trên các tàu hải quân Sô-viết đã thi nhau bắn vào khu vực vịnh Ozereyka. Họ đã thi nhau bắn không thương tiếc và tạo thành một buổi hòa nhạc bất tử. Thật là một màn pháo hoa sấm sét. Các quả mìn trên bãi biển bị trúng đạn và kích nổ theo giống như tiếng vọng của các tiếng nổ khi đạn thoát ra khỏi đầu nòng của những khẩu pháo. Các hàng rào dây thép gai bị cắt nhỏ thành nhiều mảnh vụn.

    Bây giờ là khoảng 02.00 sáng. Hỏa lực pháo binh của người Nga đã bắt đầu chuyển làn dần dần sâu vào trong bãi biển và trên khu vực nội địa.

    “Đợt đầu tiên!”. Các sĩ quan hét lớn. Các tín hiệu liên lạc bằng đèn liên tục được trao đổi giữa các tàu khu trục. Các con tàu đổ bộ chứa đầy lính thủy đánh bộ Sô-viết được đưa xuống biển, giữa sự che chắn của đội tàu khu trục loại nhỏ. Trong số đó, ở giữa chúng là hai con tàu đổ bộ loại lớn, đáy phẳng mang nhãn hiệu Grant, Stuart, và những chiếc xe tăng Lee do nước Mỹ viện trợ. Các pháo thủ trên các khu trục hạm đã dựng một chiếc ô khổng lồ bằng hỏa lực đạn pháo để bảo vệ các con tàu và bờ biển đổ bộ. Giống như một đài phun nước khổng lồ, những chùm đạn pháo binh Sô-viết liên tục, tạo thành những chùm tia vỡ vụn, nổ khắp nơi cho đến tận cùng của bờ vịnh, tạo lên một bức màn lửa và khói rất sống động và nóng bỏng.

    Trung úy Hồng quân I. P. Bogdanov lúc này đang đứng trên nóc buồng lái thuộc một con tàu đổ bộ đang chở theo trung đội đổ bộ của anh ta đang quan sát tình hình qua chiếc ống nhòm ban đêm, miệng lẩm bẩm “Mong sao, mọi việc phải được trôi qua một cách xuôn xẻ…”
    --- Gộp bài viết: 30/09/2017, Bài cũ từ: 30/09/2017 ---
    [​IMG]
    ẢNH : TRẬN CHIẾN GIỮA CÁC NGỌN NÚI CAUCASSIAN
    --- Gộp bài viết: 30/09/2017 ---
    [​IMG]
    ẢNH : NHỮNG CON LA CHỞ HÀNG Ở THUNG LŨNG LABA
    --- Gộp bài viết: 30/09/2017 ---
    [​IMG]
    ẢNH : TIẾP TẾ, VẬN CHUYỂN BẰNG NHỮNG CHÚ LỪA TẠI MỘT NGÔI LÀNG TRONG VÙNG CRIMEA
    --- Gộp bài viết: 30/09/2017 ---
    [​IMG]
    ẢNH:CÁC VỆ BINH TÙNG THIẾT VỚI”BOM DÍNH”
    --- Gộp bài viết: 30/09/2017 ---
    [​IMG]
    ẢNH: CÁC TIỀN SÁT PHÁO BINH ĐEO MÁY WALKIE-TALKIES DI CHUYỂN CÙNG VỚI BỘ BINH
  9. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Nhưng ở đây, có một điểm khiến cho công cuộc đổ bộ của Bogdanov không thể trôi qua một cách xuôn xẻ được. Những chướng ngại thực sự của các chiến sĩ Hồng quân như hàng rào dây kẽm gai đã bị xé tan ra từng mảnh, các quả mìn bảo vệ liên tục nổ tung, các vị trí trực chiến của lính Rumania đã bị phá vỡ. Tuy nhiên, vị trí phòng vệ bờ biển mà Hạm đội Biển Đen Sô-viết liên tục áp chế dữ dội để phá vỡ vị trí phòng thủ quan trọng nhất thực ra chỉ là một khu vực đặt súng giả thuộc Phân đội Pháo binh III của lính Đức. Còn các vị trí quan trọng nhất của người Đức thì thiệt hại không đáng kể…

    Một vị trí lựu pháo hạng nhẹ của lính Rumania đã bị nhận một đòn đánh trực tiếp của các chiến sĩ lính thủy Hồng quân khiến cho toàn bộ pháo thủ phải ôm đầu chạy bán sống bán chết. Tuy nhiên, những người lính bộ binh khác dưới quyền của Đại úy Dabija Nicolai, vẫn đứng túc trực sau những khẩu súng máy của họ được che chở bằng những bụi cây cao chót vót.

    Khi hỏa lực của người Nga đang chuyển dần dần từ vùng bờ biển ăn sâu vào trong đất liền thì những người lính Đức và Rumania ở trên bờ đều biết rằng khoảng khắc quan trọng nhất đã đến – Đó là thời điểm người Nga đổ bộ lên khu vực của họ.

    Trung úy Kreipe ra lệnh bật chiếc đèn pha phòng không được đặt trên một vị trí thuộc ngọn đồi gần nhất sát với bờ biển. Luồng sáng chói lọi của nó lướt một đường trên bãi biển và xuyên trên mặt biển. Quang cảnh khu vực đổ bộ của các chiến sĩ Hồng quân sáng như ban ngày. Ánh đèn pha cho phép họ nhìn thấy một đội tàu đổ bộ nhỏ và những bóng người mờ xám đang tiến vào sát bờ biển…

    Bây giờ, những tốp lính Hải quân Sô-viết đã ở trong tầm bắn :”Khai hỏa!”....Khẩu pháo của Holschermann gầm lên :”Bắn!..”

    Các quả đạn pháo 105mm gầm lên như sấm sét lướt trên mặt sóng biển. Wagner đã phải thực hiện, huấn luyện kiểu bắn này một cách thường xuyên để tránh cho những pháo thủ tránh được những tai nạn khủng khiếp do các quả đạn phát nổ quá gần. Hết quả này đến quả khác nổ ngay sau khi chúng lốp vòng qua đầu họ…Đơn giản, họ không được phép bỏ lỡ được những mục tiêu quá ngon lành của họ….

    Trung sĩ Wagner đã bịt kín tai bằng bông len. Anh nấp ngay đằng sau một bụi cây ngay trên bãi biển, liên tục quan sát bờ biển bằng một cái ống nhòm ban đêm. Chiếc đèn chiếu phòng không của phân đội ba vẫn liên tục được lóe lên. Mặc dù giờ đây, vị trí của nó đã bị một vài quả đạn pháo binh của người Nga rơi xung quanh, một trong những quả đạn đó đã phá hỏng một số thiết bị, và mặc dù nó đang bị hỏa lực pháo binh Sô-viết đang bắn phá một cách có hệ thống, nhưng nó vẫn được khắc phục rất nhanh chóng để soi rọi các mục tiêu cho các pháo thủ Đức khỏi bắn vào các khoảng trống…

    Giờ đây, đã có lúc, dưới ánh chớp của một vụ nổ - là một con tàu đổ bộ Sô-viết bị trúng đạn. Nó bị thổi tung lên trời và sau đó là những cột nước lớn bắn lên từ những mảnh tàu rớt xuống bất cứ chỗ nào trên mặt biển.

    Wagner quan sát con tàu đổ bộ Sô-viết khác đang tiếp cận bãi biển đầy cát để tới hỏa ngục..”Lúc này, họ đã ở trên bãi biển!”..Anh ta liền hạ lệnh cho khẩu lựu pháo đầu tiên :”Hãy rút tầm bắn gần hơn 50 thước !”.

    Khẩu đội trưởng gật đầu đồng ý….

    Wagner cũng vội vàng chạy đến khẩu lựu pháo thứ hai. Lúc này, các quả đạn pháo nổ đâm thẳng xuống bãi biển. Các pháo thủ thuộc khẩu đội của Holschermann đang nằm ở sườn phía đông của quả đồi tiếp tục nã vào những con thuyền đổ bộ của người Nga đang tiếp cận sát bờ.

    Tuy nhiên, những chiến sĩ lính thủy đánh bộ Hồng quân đầu tiên đã nhảy được lên bờ. Ngay lập tức, họ bị chụp dưới làn hỏa lực súng máy kinh hồn của lính Rumania trên bờ biển.

    “Những chiếc tăng quỉ tha ma bắt đang ở đâu thế nhỉ ?”. Trung úy Bogdanov càu nhàu.

    Chắc chắn vừa xong, anh thấy những chiếc tăng nằm ở trên con tàu đổ bộ đáy phẳng chạy song song sát cạnh với chiếc tầu của anh cơ mà ? Và anh cũng đã nhìn thấy ngay chiếc xe tăng đầu tiên bắt đầu hướng mũi xe xuống mặt nước để di chuyển.

    Thận trọng, Bogdanov ngẩng đầu lên. Một chiếc tăng Stuart đang leo dần lên bờ biển cách anh ta có vài thước. Động cơ của nó nổ lạch phạch lạch phạch. Sau đó, chiếc Stuart dừng lại.

    Bogdanov vội chạy ngay đến. Anh ta trèo ngay lên đuôi chiếc xe tăng. Anh hét to vào tai người chỉ huy tăng trong xe :”Đừng dừng ở đây, tiếp tục di chuyển đi…những xe khác đâu rồi ..?”

    Người lính tăng vẫy tay đầy thất vọng và đưa ra một cử chỉ đáng nguyền rủa :”Đó là nước !”…Sau đó, anh ta nói tiếp : “Mực nước ở đây quá sâu và nó chui ngược vào động cơ qua hệ thống ống xả ..”

    Đó là lý do làm sao các xe tăng không kịp đến đúng thời điểm. Trong bóng tối mịt mù cũng như sự nhầm lẫn của các vị tướng lĩnh nói chung, những chiếc xe tăng đã bị bỏ lại một khoảng cách quá xa. Không thể tin được…những người lãnh đạo cuộc đổ bộ Sô-viết đã không tính toán đến khả năng này. Nếu mà họ làm thì có phương án rất đơn giản : đó là nối dài các ống xả hướng lên phía trên là nước biển sẽ không làm ảnh hưởng đến động cơ của những chiếc xe tăng đó…

    .......................
    --- Gộp bài viết: 01/10/2017, Bài cũ từ: 01/10/2017 ---
    Tự nhiên thấy chán nản vì cảm giác những người tâm huyết bỏ đi hết...để kiếm sống...Hay là thôi...truyện này tạm dừng ở đây....cho đỡ vất vả...
    MD_2015, caonam_vOz, tonkin20076 người khác thích bài này.
  10. viagraless

    viagraless Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    708
    Đã được thích:
    363
    Ngày nào tao cũng chờ bài mới như con nai con hoãng trên rừng chờ mưa xuống, thớt này và thớt Huế Mậu Thân của chúng mày là tao ưng cái bụng nhất đó, mày và các bạn của mày liệu hồn mà ngưng ngang tao kêu thầy mo yểm bùa sập cmn cái ttvn này luôn,
    meo-ugaume1 thích bài này.

Chia sẻ trang này