1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. viagraless

    viagraless Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    708
    Đã được thích:
    363
    Cụ chủ cho em hỏi, trận này có phải là vụ Đất nhỏ của Breznev không ạ, tks
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Đúng thế mà....Đất nhỏ...
    tatpcit thích bài này.
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Bất cứ ai làm quen với những phương pháp chiến đấu của người Sô-viết và của những người lính Hồng quân đều rút ra một kinh nghiệm xương máu là : Khi một cuộc xâm nhập cục bộ của họ mà đạt được thành công thì phải tìm cách thực hiện các cuộc phản công để chiếm lại vị trí đó ngay tức khắc. Một khi mà người Nga đã có thời gian đào công sự, gia cố và thiết lập hệ thống phòng thủ, thì có ông trời cũng không thể đánh bật họ ra khỏi các vị trí đó được…

    Một vấn đề của người Đức cần phải đề cập tới là muốn thực hiện ngay một cuộc phản công thì phải sử dụng với bất kỳ lực lượng nào họ có trong tay như các nhân viên hải quân, viên chức cũng như các sĩ quan chỉ huy những khu vực nhỏ trong bến cảng cũng cần phải điều vào những đơn vị tác chiến thuộc Sư đoàn 73 Bộ binh, các đơn vị người Rumania và Tiểu đoàn Trừng giới số 10. Tất cả mọi thứ phải được ném ngay vào trận chiến không được phép chậm trễ kể cả các lính đầu bếp, thư ký, nhân viên làm đường, làm bánh mì và vô số các quan chức hành chính….Tất cả mọi thứ….Và ngay lập tức….

    Nhưng những người chỉ huy Sư đoàn và Quân đoàn Đức lại không muốn như vậy, họ muốn có sự chắc thắng. Họ muốn tăng cường lực lượng dành cho cuộc phản công. Các đại đội, tiểu đoàn được di chuyển đến những nơi quan trọng nhất trong khu vực tập kết của mặt trận. Cuối cùng cuộc phản công đã được ấn định vào ngày 7 tháng Hai năm 1943.

    Nhưng cho đến ngày 7 tháng Hai thì thời gian trôi đi sẽ là ba lần hai mươi bốn tiếng đồng hồ. Trong khi đó, Tướng– Petrop – chỉ huy Cụm tác chiến Biển đen chỉ cần chờ có 12 tiếng đồng hồ để khẩn cấp tung quân tăng viện.

    Dưới sự yểm trợ của hỏa lực pháo binh Sô-viết có độ chính xác tuyệt vời, hiện đang nằm ở bờ đông vịnh Tsemes cách đó khoảng một dặm. Ông cho chuyển ngay tới một trung đoàn lính nhảy dù Sô-viết nhưng tới tăng viện cho khu vực đổ bộ trên những chiếc xuồng, ca nô, những con tàu tuần tra ven biển trong suốt đêm 4 rạng ngày 5 tháng Hai. Gần tới bờ, những người lính Nga đã nhảy ào xuống biển và bơi vào bờ trong làn nước lạnh buốt.

    Trong hai đêm tiếp theo, Petrop đã kiên quyết chuyển tới khu vực đổ bộ trên bãi biển tất cả những lực lượng dự trữ ban đầu vốn để dành cho khu vực đổ bộ chính ở vịnh Ozereyka bao gồm ba Lữ đoàn lính thủy đánh bộ cũng như một đội quân đặc biệt. Tất cả bao gồm 8.000 chiến sĩ. Họ bao gồm những tay súng thiện chiến thuộc hai Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 83 và 225. Tiếp sau là Lữ đoàn Bộ binh 165 được trang bị loại vũ khí bắn đạn xuyên giáp. Do đó, khu vực đổ bộ trên bãi biển của người Nga có độ sâu và rộng là 2 x 2,5 dặm đã trở thành một quả đấm sắt cực kỳ lợi hại. Nhờ có một lực lượng chi viện hùng mạnh, khu vực đổ bộ đã được mở rộng lên tới 12 dặm vuông…tức là 3 x 4 dặm…

    Có một người đàn ông, nguyên là chính ủy thuộc Tập đoàn quân XVIII Sô-viết, lúc này đang ra sức khích lệ tinh thần cho các chiến sĩ tại bàn đạp đổ bộ bên bờ biển, đó là một người đã phổ biến đường hướng chính trị và tư tưởng để củng cố cho cuộc phiêu lưu của ông ta – người đó chính là Leonid Brezhnev, khi ấy là một cán bộ chính trị mang quân hàm Đại tá….

    Chính Brezhnev, ngày nay (1970) là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên sô đã đặt tên cho bãi biển, một cái tên đã trở thành một khẩu hiệu mang tính chất khuấy động “Đất nhỏ - vùng đất dành cho những người táo bạo và can đảm nhất…”

    Nếu ai đó không biết rằng cha mẹ của Leonid Brezhnev đặt tên con mình theo tên thánh Leonidas thì người ta có thể rất muốn đưa ra sự so sánh với Leonidas - vua của người Spartan, vào năm 480 trước Công nguyên trấn giữ lối đi hẹp của Thermopylae, con đường duy nhất giữa vùng trung tâm và vùng phía bắc của Hy lạp chống lại quân đội hùng mạnh của Ba tư và hy sinh tại đó cùng với tất cả mọi người trong lực lượng ít ỏi, người anh hùng đáng kính mà người Spartan đã dựng lên một tượng đài với những dòng bất hủ : " Hỡi những người qua đây, hãy kể lại với những người Spartan rằng chúng ta nằm tại đây để tuân theo luật pháp của Sparta "…

    Đây là một ví dụ cổ xưa nhất được ghi lại về mệnh lệnh cố thủ tới chết. Nhưng như chúng ta đã nói, Leonidas Brezhnev là con của những người dân lao động, được rửa tội sau sinh vào năm 1906 đặt theo tên thánh của Giáo hội Chính thống, không phải theo gương người hùng của Sparta. Nhưng tinh thần thép
    của ông cũng giống như những người hùng đó vậy.

    ...........................
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Vào ngày 7 tháng Hai năm 1943, chiến dịch tảo thanh của người Đức để nhổ cái gai nhọn trên bờ biển đã bắt đầu “theo đúng kế hoạch”. Nhưng lúc này, những gì xảy ra so với ba ngày trước đã chứng tỏ một điều đây là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn dành cho của người Đức…

    Người Nga đang ra sức đào các con hào, công sự để chiến đấu. Họ rúc sâu xuống đất. Mỗi chiến sĩ tự trang bị cho mình các hố cá nhân sâu hoắm, chỉ dùng cho một người. Chúng được đào trên các sườn dốc, trong các bụi cây rậm rạp thuộc ngọn núi Myshkako và được ngụy trang rất kín đáo. Mỗi một pháo đài cá nhân này dường như chỉ thực hiện trong các trận cận chiến. Các rào cản chống tăng dã chiến cùng loại súng "crash-boom" đã được che chắn rất kỹ càng là những trở ngại tiếp theo. Nhưng một điều tệ nhất đến với người Đức là những vị trí pháo binh Nga bắn vào họ đến từ những ngọn đồi cao ở phía đông. Hỏa lực pháo binh của họ được điều khiển bởi những trạm tiền sát pháo binh được đặt trên các quả đồi cao ở phía sau khu vực Stanichka và cụ thể là dưới sự điều khiển của những trinh sát pháo binh Hồng quân mà họ đang nấp ở các vị trí bí mật mà người Đức không thể dò ra được…

    Sĩ quan liên lạc người Đức Heinz Steinbauer đã đưa ra một ví dụ minh họa : Anh ta đã tham gia chiến dịch tảo thanh ngay từ những giây phút đầu tiên, anh đã chứng kiến những gì mà các đại đội thuộc Trung đoàn Bộ binh 213 của Đức đến từ Franconian đang thực hiện tại Stanichka. Tiểu đoàn 1 đã từ khu vực Anapa chuyển tới. Trung đội 1 thuộc Đại đội 2 đã mất toàn bộ nhánh quân số 2 do trúng hỏa lực của pháo binh Nga khi đang di chuyển về phía Ulitsa (phố) Anapskaya. Ngay sau đó, họ bị ném vào trận chiến giáp lá cà trên từng căn nhà, từng dãy phố hết sức ác liệt. Có những lúc, các chiến hữu và kẻ thù chỉ còn cách nhau theo bề rộng của một con phố. Họ đã không thể vượt qua được Ulitsa (phố) Anapskaya.

    Chỉ riêng cuộc tảo thanh hai khối nhà trong một khu vực vẻn vẹn 200 thước Anh đã lấy đi của người Đức 21 người cùng với bảy mươi người bị thương. Viên chỉ huy Sư đoàn Bộ binh 73 cảm thấy thực sự kinh hoàng : Các Tiểu đoàn của ông mới chỉ được hồi phục khả năng chiến đấu.

    Theo các báo cáo của Sư đoàn Bộ binh 198 Đức, đã được Trung đoàn Vệ binh 305 gửi lên ngay sau khi bắt đầu thực hiện chiến dịch tảo thanh vào khu vực đổ bộ của người Nga tại Stanichka. Các báo cáo về tình hình chiến sự đã cung cấp một hình ảnh rất ấn tượng cũng như sự tàn bạo khốc liệt của chiến dịch. Trong những giây phút đầu tiên của chiến dịch, Trung đoàn Vệ binh 305 đã bị thiệt hại nặng do hỏa lực pháo binh người Nga đặt tại các vùng đất cao. Hơn thế nữa, trong lúc di chuyển trên đường, họ mất toàn bộ một phần lực lượng sau khi bị hỏa lực pháo binh hạng nặng ven biển của người Nga dập trúng đội hình ….

    Ngay khi vừa trải qua những trận chiến khốc liệt trên từng ngôi nhà, các Tiểu đoàn Đức phải cố gắng vượt qua rìa thành phố họ phải đối đầu với màn hỏa lực pháo binh bắn chặn của người Nga. Không thể xuyên thủng, không thể vượt qua được. Những khẩu pháo của người Nga được đặt trên các khu vực rừng rậm, trên các đồi cây rậm rạp, không thể bị phát hiện. Nhưng từ đó, họ có thể quan sát từng động tĩnh của người Đức….

    Hơn nữa, các Tiểu đoàn Đức đã không có đầy đủ vũ khí hạng nặng. Một vài khẩu pháo thuộc Tiểu đoàn pháo tự hành 191, đã được cấp trên điều tới không thể vượt qua được các rào cản chống tăng của người Nga. Vào tối ngày 8 tháng Hai, do bị tổn thất nặng nề, có những Trung đoàn của người Đức đã buộc phải quay trở lại vị trí xuất phát ban đầu của họ.

    Ngày hôm sau, tình hình vẫn bi đát như vậy. Một lần nữa, họ thiếu sự yểm trợ từ pháo binh. Sức mạnh chiến đấu của người Đức bị suy sụp hẳn. Các tiểu đoàn 2 và 3 đã bị mất hết những người chỉ huy của họ.

    Vào ngày 9 tháng hai, Hitler tại Wolfsschanze mất hết kiên nhẫn. Ông đưa ra một mệnh lệnh rõ ràng là :”Bằng giá nào, người Nga phải bị ném xuống biển..”.

    Cũng tối ngày hôm đó, Sư đoàn Bộ binh 125 đã được phép rút khỏi những vị trí gần Krasnodar, họ hành quân qua thành phố đang chìm trong biển lửa chiến tranh cháy rừng rực để đến khu vực tảo thanh “Đất nhỏ”. Nhưng những người lính Bộ binh Đức đến từ vùng Swabian đã không giành được thắng lợi đáng kể nào. Sai lầm chết người trong vài ngày đầu tiên vẫn còn ảnh hưởng quá sâu rộng. và bây giờ, người Đức đã phải thấm thía ý nghĩa của cụm từ “quá ít và quá trễ”….

    Thời gian kế tiếp, quân Đức đã điều các Trung đoàn trong biên chế sáu sư đoàn Đức có kinh nghiệm tảo thanh và chiến đấu trong điều kiện rừng núi di chuyển đến và nối lại những đợt tấn công vào khu vực “Đất nhỏ”. Những người con của Bavarians, Swabians, và Austrians thuộc Sư đoàn Sơn cước số 4 đã bị khóa chân trong một cuộc chiến đấu cực kỳ khốc liệt tại vùng núi Myshkako. Các Sư đoàn Bộ binh 125, 73, 198 cùng một số Trung đoàn Rumania đã bị thiệt hại nặng trong chiến dịch “Đất nhỏ”.

    Các trận đánh khốc liệt tại khu vực “Đất nhỏ” đã kéo dài tới bảy tháng. Cuối cùng, người Nga đã có một lực lượng rất hùng hậu bao gồm 78.500 chiến sĩ và 600 khẩu pháo để bảo vệ một bàn đạp đổ bộ bên bờ biển rộng chừng khoảng 3 x 4 dặm ; tất cả mọi thứ đều được cung cấp và đưa vào bằng đường biển. Nhưng họ đã không thành công trong việc sử dụng khu vực đổ bộ làm bàn đạp tấn công nhằm chia cắt phía sau hậu phương của quân Đức. Sau thất bại tại Chiến dịch Đổ bộ Chính tại Vịnh Ozereyka, cuộc chiến tại “Đất nhỏ” đã trở thành một vấn đề mang tính chất khích lệ tinh thần, càng không nghi ngờ đó là vấn đề tuyên truyền chính trị của Đại bản doanh Sô-viết tối cao. Rốt cuộc, nó là một chiến dịch đổ bộ do Thủ lĩnh Đỏ lĩnh xướng, đương nhiên nó không thể bị bỏ rơi…

    Trong thời gian này, Leonid Brezhnev đã liên tục đi thuyền qua lại khu vực “Đất nhỏ”, hết lần này đến lần khác. Nhiệm vụ của ông ta là diễn thuyết, trao huân huy chương cùng với việc phát các thẻ Đảng viên dành cho các thành viên mới tự nguyện gia nhập Đảng Bolshevik. Mỗi chiến sĩ Hồng quân chỉ cần ghi tên vào cuốn sổ lương mang tên là “Cuộc chiến đấu tại Đất nhỏ” là hội tụ điều kiện để được chấp nhận gia nhập vào hàng ngũ Đảng của Lê nin và Stalin. Ở đó họ đã chiến đấu, họ được tuyên dương và hy sinh anh dũng…

    Thiếu tá Kunikov đã hy sinh trong một trận chiến. Để vinh danh tấm gương anh hùng của người chiến sĩ, một khu vực ngoại ô Stanichka ngày nay được đổi tên thành Kunikovka.

    Trung úy Romanov cũng bị giết trong những trận giao tranh ác liệt..

    Hầu hết những chiến sĩ Hải quân đổ bộ Sô-viết thuộc đợt sóng đổ bộ đầu tiên đều bị hy sinh. Thi hài của họ đều được chôn dưới chân núi Myshkako.

    Còn Đại tá Chính ủy Leonid Brezhnev đã thoát khỏi cái chết trong gang tấc. Chiếc thuyền đánh cá chở ông và đồng đội đã bị trúng thủy lôi. Brezhnev bị hất tung lên trời và rớt xuống biển. Ông ta được thủy thủ đoàn vớt lên trong tình trạng bất tỉnh nhân sự. Nhưng khi hồi tỉnh lại trên đất liền, ông ta được ghi nhận là đã nói rằng :” Bọn phát-xít có thể giết được một người chiến sĩ Sô-viết nhưng chúng sẽ không bao giờ có thể khuất phục được anh ta !”..…Ít nhất, đó là những gì mà trong Tập III cuốn sách nổi tiếng mang tên Lịch sử Cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại đề cập tới ở trang 114…….


    ..........................
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927



    CHƯƠNG III

    TRẬN KHARCOV LẦN THỨ III




    Waffen-SS rút ra khỏi thành phố- Lệnh của Führer không phải là điều răn thứ mười một - Stalin đưa ra một kết luận sai lầm – Mệnh lệnh cho Vatutin: "Di chuyển cánh trái!" - Popov bước vào cái bẫy - Kharkov thất thủ lần thứ ba - Stalin lo ngại một thảm họa - Phép mầu trên sông Marne lặp lại ở Donets.




    Khoảng giữa tháng Hai năm 1943, đó là thời gian chúng ta hãy điểm qua tình hình Mặt trận phía nam, nơi mà các đòn quyết định chiến lược đã thực sự trở lại trạng thái cân bằng......

    Trong khi những trận chiến đấu hết sức ác liệt vẫn còn đang hoành hành tại khu vực núi Myshkako và lúc mà Bộ Tư lệnh Sô-viết vẫn còn đang nuôi hy vọng về một đòn phản công từ “Đất nhỏ” thì rõ ràng là nhiệm vụ dành cho Tập đoàn quân XLVII Sô-viết đã không được thực hiện thành công như theo dự tính ban đầu trong kế hoặc của Stalin – đó là phá vỡ tuyến phòng thủ Tập đoàn quân XVII của người Đức tại phía bắc hải cảng Novorossiysk và liên kết với các chiến sĩ hải quân tinh nhuệ Sô-viết tại khu vực đổ bộ trên bãi biển. Đại tướng Ruoff của Đức vẫn đang kiểm soát được tình hình, hồi phục lại từng bước một và đang chuẩn bị hướng về “Phòng tuyến Gothic". Ngày 12 tháng Hai năm 1943, Ruoff đã rời bỏ Krasnodar. Hai ngày sau đó, Manstein cũng đã rút quân ra khỏi Thành phố Rostov – một điểm tranh chấp hết sức nóng bỏng về phía Bắc. Đại tướng Sô-viết Malinovskiy, lúc đó được bổ nhiệm làm Tư lệnh Phương diện quân Nam cùng với Khrushchev, Ủy viên Hội đồng quân sự Phương diện quân đã hân hoan tiến vào thành phố mới giải phóng cùng với những lực lượng tiên phong của Hồng quân.

    Một cách trang trọng, Nikita Sergeyevich Khrushchev đã báo cáo về Thủ đô Moscow :”Tại Rostov, trung tâm của khu vực Sông Don, ngọn cờ đỏ chiến thắng của Hồng quân lại một lần nữa tung bay trên nóc thành phố !”.

    Một tâm trạng say sưa trong chiến thắng hiện đang ngự trị tại điện Kremlin. Tại vòng vây Stalingrad, Tập đoàn quân VI của Hitler đã gục chết giữa đói khát và lớp tuyết dày. Các thành phố Krasnodar và Rostov đã được giải phóng.

    Giữa các thành phố Voroshilovgrad (giờ đổi thành Lugansk) và Belgorod, là một khu vực do các ông bạn Đồng minh của Đức bao gồm các Sư đoàn đến từ Rumania, Italia, và Hungaria phụ trách hiện đang bị tan rã sau sự kiện mùa đông 1942-1943 tạo thành một lỗ hổng có khoảng cách tới 200 dặm. Để tiến vào lỗ hổng này, Stalin đã có một lực lượng cơ động rất mạnh kể từ cuối tháng Giêng năm 1943. Họ đã vượt qua con sông Donets và đang nhằm thẳng hướng Kharkov, thủ phủ của ngành công nghiệp nặng Ukraina. Bất chấp tất cả sự rút lui trong vài tuần nay của người Đức, giờ đây – dường như ngay trong lúc này – luôn chứa đựng một đòn đánh “hồi mã thương” thuộc Mặt trận phía nam ….Nhưng nếu quân đội Nga băng qua được con sông Donets, nếu họ đẩy mạnh mũi tấn công của họ xuyên qua các khe hở thuộc phòng tuyến của người Đức, và khả năng xấu nhất nếu họ đến được Dnieper, thì Cụm Tập đoàn quân của von Manstein sẽ bị cắt đứt đường liên lạc với hậu phương, đồng thời cũng đưa Cụm Tập đoàn quân von Kleist tại Kuban và ở vùng Crimea một lần nữa rơi vào mối hiểm họa chết người. Những giờ phút vĩ đại dành cho một sự kết thúc và một chiến thắng quyết định – phải chăng một lần nữa nó lại nằm trong tay người Nga…

    Những vị chỉ huy Tập đoàn quân của Nga đều nghĩ như thế. Stalin cũng nghĩ vậy. “Đây là những giây phút của chúng ta !” – Ông ta nhắc nhở các vị tướng lĩnh của mình. Ông ta đã trù liệu một kế hoạch hành quân mới. Ông ta cam kết sẽ đánh bại Quân đội Hitler tại phía đông Dnieper. Rất liều lĩnh và lơ là, ông ta hướng đội quân của mình hướng tới những điều mà ông ta nghĩ rằng đó sẽ là một chiến thắng quyết định bên bờ con sông vĩ đại của nước Nga này. Mục tiêu của ông là vượt qua người Đức trước khi họ tới con sông, nhằm mục đích bao vây rồi hủy diệt họ.

    Bây giờ là những ngày nằm trong cơn khủng khoảng ác mộng. Từ sáng đến tối, Thanh gươm Damocles luôn luôn treo trên đầu quân Đức tại cánh nam thuộc Mặt trận miền Đông.


    Trong tình thế nghiêm trọng này, một quyết định tối hậu là nên rút ngắn phòng tuyến mặt trận trong khu vực để giải phóng lực lượng quân Đức. Nhưng một lần nữa, Hitler tại Tổng hành dinh lại kiên quyết khẳng định rằng không được phép để rơi vào quân Nga một tấc (inch) đất nào. Trong những cuộc tranh cãi bất tận, ông ta đã nói với các tướng lĩnh Đức rằng, ông không thể tiếp tục được chiến tranh nếu như vùng công nghiệp Donets mà ông ta ví như “Vùng Ruhr của người Nga” bị thất thủ.

    Tuy vậy, vẫn có một người đàn ông nuôi quyết tâm phản đối chiến lược này của Quốc trưởng, một chiến lược đã dẫn đến tấn bi kịch Stalingrad và đã bị ràng buộc ngay từ lúc này – trừ khi bánh xe định mệnh vây quanh người Đức vào giờ chót – sẽ dẫn đến một siêu bi kịch Stalingrad. Người đàn ông này hiện đang giữ chức Tư lệnh Cụm Tập đoàn quân sông Đông. Ông ta chính là Thống chế von Manstein.

    Lúc này, nhà chiến lược gia quân sự đang ngồi tại Stalino, ông ta đang nghiên cứu sự phát triển của tình hình chiến sự một cách lo lắng nhưng không hề có chút dấu hiệu hoảng sợ. Ông ta đang chờ đợi thời khắc dành cho ông. Trong ngày 6 tháng Hai, ông ta bay đến Wolfsschanze (Hang sói). Trong một buổi làm việc kéo dài tới bốn giờ đồng hồ, cuối cùng ông ta đã được Hitler chấp nhận theo phương án của Hoàng đế Frederick vĩ đại :”Người bảo vệ tất cả rốt cuộc sẽ chẳng bảo vệ được gì cả ..”

    Đó thật là một khoảng khắc hiếm thấy của cuộc chiến tranh tại Mặt trận miền Đông khi Quốc trưởng đồng ý cho phép rút lực lượng quân sự trên một qui mô lớn. Ông ta chấp thuận rời bỏ khu vực phía đông Donets cho tới sông Mius. Manstein đã thở dài nhẹ nhõm.

    Ít ra bây giờ cũng có một cơ hội để thay đổi tình hình. Một cuộc chạy đua chống lại thời gian, thời tiết và chống lại Hồng quân bắt đầu được khởi xướng…

    ............................
    --- Gộp bài viết: 08/10/2017, Bài cũ từ: 08/10/2017 ---
    [​IMG]
    BẢN ĐỒ 17 ; KẾ HOẠCH TÁO BẠO CỦA STALIN NHẰM TIÊU DIỆT LỰC LƯỢNG ĐỨC TẠI CÁNH QUÂN PHÍA NAM (THỜI ĐIỂM THÁNG 2 NĂM 1943)
    --- Gộp bài viết: 08/10/2017 ---
    [​IMG]
    ẢNH : THỐNG CHẾ ĐỨC VON MANSTEIN
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Cụm tác chiến Hollidt phải chiến đấu quên mình trong nỗ lực thoát ra khỏi Donets trở về các vị trí thuộc phòng tuyến sông Mius đã được rút ngắn lại. Giờ đây, tất cả mọi thứ phụ thuộc vào việc liệu có thể duy trì một tuyến phòng thủ có độ chắc chắn cao hay không.

    Các lực lượng thuộc Tập đoàn quân Panzer I dưới sự chỉ huy của viên tướng kỵ binh Eberhard von Mackensen, đã được di chuyển sang cánh bắc thuộc Tập đoàn quân Trung tâm đang bị người Nga đe dọa tại khu vực giữa Donets.

    Tập đoàn quân Panzer IV của Tướng Hoth đã từ Hạ lưu sông Don di chuyển lên hướng bắc. Họ phải qua những lớp tuyết, lớp bùn loãng tới khu vực nằm giữa sông Donets và khúc quanh của con sông Dnieper đẻ sau đó nhận trách nhiệm bảo vệ cánh tây thuộc Cụm Tập đoàn quân sông Don của Đức.

    Các đường giao thông bị che phủ dưới lớp tuyết sâu. Các tài xế luôn phải làm việc quá sức mình. Xuất hiện những điểm ùn tắc giao thông dài bất tận. Tai nạn luôn xảy ra. Những đội hình hành quân liên tục trên những khoảng cách lớn. Các lính công binh không hề được chợp mắt. Liên tục, các cấp chỉ huy Sư đoàn đích thân xuống tận các trung đoàn của họ, đốc thúc, cảnh báo họ về các nguy cơ đang theo sát họ, khẩn nài họ : Hãy tiếp tục, tiếp tục tiến lên !

    Thật là một cuộc chạy đua khổng lồ. Người Nga có ưu thế gấp tám lần về số lượng quân và vũ khí….

    Vấn đề quan tâm nhất của Manstein bây giờ tập trung vào ý định và chiến lược của quân Nga, ông ta hoàn toàn không có gì trong tay nhưng bù lại, trong con người ông luôn tồn tại một nhãn quan chiến lược sắc bén để chống lại sự đe dọa của một quyền lực lớn lao hơn nhiều lần. Chiến lược duy nhất luôn luôn dành cho những vị chỉ huy nắm trong tay một lực lượng ít ỏi đó là :”Đòn tấn công thứ hai” – hay nói cách khác là tạo ra một đòn phản công mạnh mẽ khi kẻ thù đã tung ra hết bài bản của chúng. Đó là những điều mà nhà Lý luận về chiến tranh Clausewitz vĩ đại đã đúc kết lại là :” the flashing sword of retribution – Đòn trừng phạt chớp nhoáng..”

    Thống chế von Manstein đã di chuyển Sở Chỉ huy từ Stalino đến Zaporozhye. Từ nơi này, ông đã theo sát sự tiến triển tình hình thuộc cánh quân Tây-Bắc trong Cụm Tập đoàn quân. Tuy vậy, từ ngày 14 tháng Hai, nó không còn mang tên là Cụm Tập đoàn quân sông Don nữa. Giờ đây, để trở thành một phần trong kế hoạch tái tổ chức hoạt động, nó được mang tên mới là Cụm Tập đoàn quân Nam.

    Lúc này, người ta không thể nói về phòng tuyến. Có những nhóm chiến đấu nhỏ di tản về miền quê, thiết lập một vài trung tâm phòng thủ ở một số điểm quan trọng. Một trung đội ở đây, một khẩu pháo chống tăng ở đó, hoặc là một nhóm có đem theo khẩu súng máy ; một tốp quân mang danh là “đại đội” ở một nơi khác. Từ “đại đội” nghe có vẻ trấn an mọi người, nhưng các đại đội thuộc Tập đoàn quân Panzer I hiện đang chiến đấu có hiệu quả với một quân số từ 20 – 60 người lính. Khi “đại đội” đó gặp may mắn, với một số lượng ít ỏi như vậy, họ phải bảo vệ một khu vực rộng tới một dặm rưỡi vuông. Còn khi họ không gặp may mắn, họ sẽ bị những phi đội trượt tuyết của người Nga vượt qua trong suốt đêm để rồi sáng hôm sau sẽ thấy mình bị bao vây tứ phía. Ngày tiếp theo, tiểu đoàn lại có một “Đại đội” với số lượng nhỏ hơn, và cái gọi là phòng tuyến mặt trận sẽ có những khoảng trống lớn hơn nhiều….

    Do tình thế bắt buộc như vậy, nên phải động viên tất cả các nhân viên của Sư đoàn trong mọi cấp bậc để tạo thành một khu vực phòng thủ chính yếu, tạo thành các trung tâm phòng vệ. Ngay cả những sĩ quan chỉ huy thuộc Tập đoàn quân Panzer I cũng đã thành lập được một đại đội. Quân số được rút ra từ các nhân viên thuộc Sở chỉ huy Tập đoàn quân và đơn vị này cũng phải tham gia chiến đấu trong một vài ngày.

    Tình hình của các đơn vị láng giềng bên cánh trái cũng chả khá khẩm gì hơn. Cụm tác chiến Lanz – sau đó Cụm tác chiến Kemf – đã cùng với những tàn dư còn sót lại thuộc các đơn vị dự trữ của người Đức, Quân đoàn Cramer, Quân đoàn của người Italian tên là Alpini và một vài đơn vị dự trữ khác đã chiếm lĩnh khu vực đang được bảo vệ bởi Tập đoàn quân Italian VIII và Tập đoàn quân Hungarian II. Ở đây, họ phải nỗ lực tung hết sức tham gia vào cuộc chiến phòng thủ hết sức đẫm máu tại phía đông và đông nam thành phố Kharkov.

    Manstein rất quan tâm tới tình hình chiến sự tại khu vực này. Vì nếu người Nga thành công trong việc đè bẹp các lực lượng thuộc Cụm tác chiến Lanz và băng qua sông Dnieper tại Kremenchug – đúng như điều mà Stalin dự định trên thực tế - thì sau đó họ có thể quét sạch các rào cản trên đường tiến quân hướng về những điểm xa hơn , như việc tiếp cận tới Crimea. Nếu họ đat được mục đích trong việc cắt đứt các tuyến giao thông liên lạc quan trọng thì Tập đoàn quân XVII sẽ bị mắc kẹt trong một cái bẫy. Để rồi sau đó giấc mơ của nhà độc tài Stalin sẽ trở thành sự thật – Toàn bộ lực lượng lớn quân đội của Hitler nằm ở cánh nam với khoảng cách khoảng 600 dặm sẽ bị hủy diệt, một lực lượng hùng mạnh bao gồm tới ba Tập đoàn quân và hai Cụm tác chiến cỡ Tập đoàn quân.

    Thảm họa sẽ đến như một hiệu ứng domino : Cụm Tập đoàn quân Trung tâm bao gồm 5 Tập đoàn quân sẽ bị trơ trọi, cảm thấy như bị treo lơ lửng trên không, không thể giữ được các khu vực bị chiếm đóng. Chắc chắn sẽ bị sụp đổ. Nếu cần một con đường để chiến thắng, đè bẹp các Tập đoàn quân của Đức thì đây là con đường nhanh nhất.

    “Đây chính là điều mà Stalin đang hướng tới !” – Manstein quay sang nói với Thiếu tướng Friedrich Schulz, tham mưu Trưởng Cụm Tập đoàn quân :”Ông ta sẽ giành được một chiến thắng lớn mà không phải sợ những rủi ro, nguy hiểm. Chúng ta phải lôi Stalin vào những rủi ro do chúng ta tạo nên. Đó chính là cơ hội duy nhất của chúng ta…”

    ..........................

  7. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927

    Phải nói rằng, Manstein đã nắm bắt rất chính xác ý định của người Nga như thể ông ta đang là người nắm giữ bí mật trong việc thực thi các kế hoạch cũng như ý đồ của Hội đồng quân sự tối cao do Stalin chủ trì (STAVKA). Ông ta nghi ngờ vào tính xác thực một điều – mà Stalin đã khẳng định, các tướng lĩnh tham mưu, các nhà lãnh đạo quân sự hàng đầu Sô-viết đã bị thuyết phục là; không có một vị tướng nào trên thế giới cũng như không có một vị thần chiến tranh nào có thể ngăn cản thảm họa sắp xảy ra đối với người Đức giữa khu vực Donets và Dnieper.

    Chúng ta hãy xem điều này đã được Stalin trình bày như thế nào :”Các lực lượng quân Đức thuộc Cụm Tập đoàn quân Nam đã bị phá vỡ và họ chỉ cố gắng hết sức mình để triệt thoái về phía sau con sông Dnieper". Theo lời tuyên bố của vị Thủ lĩnh độc tài, bất kỳ cuộc phản kích nào của người Đức tại phía đông con sông Dnieper là một điều không thể tưởng tượng nổi. Một phòng tuyến vững chắc tại Mius? Càng không thể, và thế là Stalin đoan chắc như vậy…

    Khi tâm trí của một người nghĩ ra một điều gì đó thì nó cũng khá dễ dàng tìm kiếm sự hỗ trợ cho quan điểm của chính họ. Khoảng giữa tháng Hai năm 1943, Tham mưu trưởng Cụm tập đoàn quân Sô-viết tại Phương diện quân Tây-nam, Trung tướng S. P. Ivanov, đã trình ra trước Đại bản doanh Tối cao Sô-viết một bản báo cáo có chứa đựng nội dung như sau :”Tất cả các dữ liệu trinh sát hiện thời đang chứng minh một điều :người Đức đang di tản ra khỏi khu vực Donets, họ đang kéo toàn bộ lực lượng của họ trở lại phía sau sông Dnieper."

    Tướng Vatutin, tư lệnh Phương diện quân Tây-Nam đã không tán thành ý kiến này. Và không chỉ nhà chiến lược Vatutin, Đại tướng Golikov, Tư lệnh Phương diện quân Voronezh, cũng không hề tin tưởng quân đội của Manstein đang triệt thoái toàn bộ. Mặc dù dựa theo tình hình thực tế thì trong lúc này, Cụm tác chiến Hollidt đang tự rời bỏ Donets đã được coi là bằng chứng hiển nhiên….

    Ý tưởng các Sư đoàn Đức dưới quyền Tướng Hollidt sẽ dừng lại và thiết lập một hệ thống phòng thủ mới trên sông Mius được Golikov coi là không đáng để xem xét. Đối với ông, đó là nhiệm vụ bất khả thi của người Đức…

    Trên thực tế, ý nghĩ về một cuộc tổng rút lui đã mang lại rất nhiều sự cám dỗ cho Bộ Tổng tham mưu Sô-viết tại Moscow và cá nhân Stalin, từ một nhận định ban đầu đã nhanh chóng trở thành đức tin : Quân Đức đang ồ ạt rút lui khỏi lưu vực sông Donets để cố gắng trở về phía sau sông Dnieper! Khi các sĩ quan tham mưu thuộc Phương diện quân Nam còn nghi ngờ về điều này, chính bản thân Stalin đã gửi lời trấn an mang tính chất cá nhân đến cho mọi người :” Bọn phát xít trong tình trạng rút lui và các đội hình hành quân của kẻ thù đang buộc phải rút về phía sau sông Dnieper."

    Đó là một sai lầm kì lạ. Chắc chắn một phần lớn là do sự thất bại của những nhân viên hoạt động bí mật mà vấn đề này sẽ được bàn tới ngay sau đây.

    Bất kể vì lý do gì, Sở Chỉ huy Phương diện quân đang đóng dọc theo phòng tuyến mặt trận của người Nga và thực sự là đại diện cho Đại bản doanh Sô-viết tối cao vẫn đang bị mê hoặc bởi một ý tưởng là họ sẽ đánh bại các lực lượng quân đội Đức tại mặt trận phía nam, buộc chúng phải bỏ chạy tán loạn. Do vậy, còn có điều gì khác hơn là tìm mọi cách cắt đứt con đường rút lui của Thống chế Manstein để sau đó bao vây và đánh bại họ ??

    Các vị Tư lệnh Sô-viết thuộc các Phương diện quân Voronezh, Nam và Tây Nam đã nhận được mệnh lệnh :” Không đếm xỉa đến hệ thống tiếp liệu hoặc các lực lượng kẻ thù đang trên đường rút lui, hãy cố gắng tiếp cận với sông Dnieper trước khi tuyết tan của mùa xuân, sau đó cắt đứt đường rút lui của Manstein về phía con sông này!”.

    Một mệnh lệnh của STAVKA gửi tới Phương diện quân Tây-Nam, ghi ngày 11 tháng Hai năm 1943, có yêu cầu :” Các đồng chí phải ngăn không cho quân thù rút về Dnepropetrovsk và Zaporozhye, đẩy bật chúng về hướng Crimea, sau đó tiếp cận với Crimea, và cắt các lực lượng kẻ thù ra khỏi Cụm Tập đoàn quân Nam.”

    Điều này sau đó trở thành một canh bạc vĩ đại. Một canh bạc quân sự mà Stalin là người cầm trịch, một canh bạc mà Manstein đang mong đợi từ lâu.

    ............................


    caonam_vOz, huymaya, meo-u5 người khác thích bài này.
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Có một sự xuất hiện đặc biệt, hơn bất cứ một sự việc nào khác, qua đó khẳng định lỗi lầm của Đại Bản doanh Sô-viết Tối cao – một vai diễn ấn tượng, đó chính là sự bất tuân thượng lệnh của một vị tướng lĩnh người Đức. Đầu tiên, khi nhìn lại, nó có vẻ như là một mưu mẹo tuyệt vời ở phía Đức, song trên thực tế, không phải là như vậy.

    Cụm tác chiến Lanz – lúc này vẫn đang thuộc quyền Cụm Tập đoàn quân B và không còn trực thuộc của Manstein – từ ngày 11 tháng Hai đã nhận được một mệnh lệnh rất nghiêm ngặt của Hitler yêu cầu bằng giá nào phải được giữ vững, mặc dù nhiệm vụ bảo vệ Kharkov hiện giờ thực sự đã vượt ra ngoài tầm chiến lược của người Đức bởi vì lúc này đang bị hai Tập đoàn quân Sô-viết hùng mạnh bắt đầu tiến hành chiến dịch bao vây Thành phố.

    Nhiệm vụ vô vọng trong công cuộc bảo vệ Kharkov rơi hết vào tay một Quân đoàn Panzer SS mới nổi, dưới sự chỉ huy của Tướng Waffen-SS Paul Hausser. Quân đoàn này mới di chuyển từ Pháp sang, trong thành phần của nó bao gồm hai Sư đoàn thiện chiến nhất là "Das Reich – Đế chế" "Leibstandarte Adolf Hitler – Cận vệ của Quốc trưởng".

    Mệnh lệnh cố giữ Kharkov là một sự cố chấp và mang một động cơ nặng về uy tín của Quốc Trưởng. Manstein cố gắng nói chuyện với Hitler về việc giữ hay bỏ. Quan trọng hơn hết là việc cố giữ thành phố trong một thời điểm đang rất cần một lực lượng để đánh chặn người Nga đang đua tốc độ lao thẳng về phía nam Kharkov, tìm cách đánh bại họ, tiếp theo chặn đứng bước tiến như vũ bão của họ, giải tỏa mối đe dọa bên cánh trái đối với Cụm Tập đoàn quân Nam và sau đó phản kích, ngăn chặn không cho người Nga vượt qua được sông Dnieper.

    Nhưng Hitler không bao giờ muốn dâng hiến khu đô thị, công nghiệp và chính trị hàng đầu của Ukraine cho người Nga. Mặc dù đã trải qua một kinh nghiệm tai hại xảy ra từ tháng trước , Kharkov giống như Stalingrad đã bắt đầu được coi là cái thước đo uy tín của Quốc trưởng. Chính vì vấn đề uy tín như vậy, ông ta đã ném vào Kharkov một đội hình quân sự cơ động mạnh nhất, chẳng hạn như "Leibstandarte""Das Reich", để tránh cho Kharkov rơi vào số phận như của Stalingrad.

    Hai ngày hôm sau, ngày 13 tháng Hai năm 1943, một lần nữa, Hitler lặp lại mệnh lệnh nghiêm ngặt của ông, Kharkov cần phải giữ vững bằng bất kỳ giá nào, nếu cần thiết thì phải áp dụng chiến thuật phòng thủ một cách toàn diện. Lanz đã truyền lại mệnh lệnh này tới Hausser. Cuối cùng, Quốc trưởng đã được trấn an : ông ta dựa trên sự phục tùng tuyệt đối của Quân đoàn Waffen-SS nhưng lại bỏ qua một thực tế là Tướng Paul Hausser, tư lệnh Quân đoàn là một người thông minh sắc sảo, có kỹ năng chiến lược quân sự cùng với một đức tính quan trọng nhất : dám can đảm chống lại những mệnh lệnh không thực tế của cấp trên…

    Vì vậy, luôn luôn có một khuynh hướng lừa gạt thường xuyên trên huyền thoại gắn liền với Waffen-SS và những người lãnh đạo của họ: truyền thuyết nói rằng họ là một lực lượng Cận vệ riêng biệt phục vụ Quốc trưởng với một sự phục tùng mù quáng…

    Ngày 14 tháng hai, vòng vây của người Nga với thành phố gần như hoàn tất. Các nhóm xe tăng hạng nặng Sô-viết đã xuyên qua các pháo đài phòng thủ của quân Đức tại phía bắc, tây bắc, đông nam và họ đã đột nhập vào khu vực ngoại vi thành phố. Con đường tiếp liệu duy nhất từ Poltava tới Kharkov giờ đây đã nằm dưới tầm hỏa lực của Pháo binh Sô-viết. Hausser yêu cầu Tướng Lanz cho phép di tản ra khỏi thành phố. Sự đánh giá tỉnh táo của ông về tình hình chiến sự đã được ghi lại trong nhật ký tác chiến của Quân đoàn dưới mục 138/43, ngày 14 tháng hai năm 1943 :”Chúng tôi đang phải đương đầu với những lực lượng rất mạnh của kẻ thù tại phía đông và đông bắc Kharkov trong ngày 14 tháng Hai. Các đợt tấn công của người Nga dọc theo những con đường quốc lộ thuộc Chuguyev và Volchansk đã đẩy lùi những lực lượng dự trữ cuối cùng của chúng tôi. Chúng đã thọc sâu tới 8 dặm sát ngay sân bay dã chiến ở phía xa khu vực Osnova. Giờ đây, các trận chiến đấu đang diễn ra trong tình trạng chúng ta không đầy đủ quân số. Không có một lực lượng để chống lại sự thâm nhập của người Nga tại tây-bắc Kharkov, thuộc vùng trách nhiệm của Sư đoàn "Grossdeutschland". Tất cả các lực lượng dành cho đợt phản công chống lại người Nga đều phải đưa xuống phía nam thành phố trong thời điểm này. Sư đoàn Bộ binh 320 đã không di chuyển kịp thời đến tuyến phòng thủ chính. Đó là tình thế, theo như những bản báo cáo của Ban tham mưu Sư đoàn về khả năng của chúng tôi trong việc ngăn cản những đòn công kích của đối phương trong một vài ngày tới..”

    “Bên trong Kharkov tràn ngập những xe và khí tài hạng nặng đang bốc cháy dữ dội. Không có một lực lượng nào xuất hiện để dọn dẹp kể từ khi mọi thứ trở thành mặt trận. Thành phố, bao gồm cả nhà ga, các kho quân trang quân dụng, các bãi đạn dược đang lần lượt bị đặt thuốc nổ theo những mệnh lệnh từ Tập đoàn quân. Kharkov đang ngập chìm trong ngọn lửa. Sự di tản có hệ thống càng ngày càng trở lên mong manh hơn bao giờ hết. Vị trí của Kharkov hầu như không còn mang giá trị chiến lược. Yêu cầu một quyết định mới đến từ Quốc trưởng là có nên để Kharcov phải được bảo vệ cho đến người lính cuối cùng hay không ?”

    Tướng Lanz hoàn toàn ủng hộ những lời kêu gọi tâm huyết của Hausser. Tuy nhiên, ông ta vẫn từ chối kiểm tra lại mệnh lệnh tử thủ bởi vì ông ta đã nhận được những chỉ dẫn rất rõ ràng trong một mệnh lệnh do Hitler gửi đến vài giờ đồng hồ trước và được coi là những lời nói cuối cùng của Quốc trưởng. Quyết định của Lanz càng trở nên dễ dàng hơn nhiều khi Sư đoàn Bộ binh 320 theo mệnh lệnh giờ phải quay trở lại chiến đấu trong phòng tuyến đã bị đập nát do Tập đoàn quân Hungaria II phụ trách, nhưng vẫn chưa hề thấy mặt họ đâu cả.

    Nhưng Paul Hausser, là một viên tướng tham mưu, rất giầu kinh nghiệm trong quân đội Hoàng gia cũ, đã nghỉ hưu với quân hàm Trung tướng từ trong Reichswehr (Lực lượng Phòng vệ Đế chế) từ năm 1932 đã không tán thành như vậy. Đối với ông – những mệnh lệnh – kể cả các mệnh lệnh của Führer đều không phải là những mệnh lệnh mang giá trị thiêng liêng. Tuy thế, Hausser vẫn gọi điện cho Lanz và khẩn nài ông ta. Nhưng Lanz vẫn kiên trì từ chối yêu cầu của Hausser. Một lần nữa, Hausser phải đánh tín hiệu liên lạc tới Cụm tác chiến Lanz để thông báo :”Quyết định rút quân bắt buộc phải có vào lúc 12 giờ trưa… Ký tên - Hausser “ ….

    ...........................
    caonam_vOz, DepTraiDeu, gaume14 người khác thích bài này.
  9. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Lanz vẫn từ chối.

    Sau đấy, vào buổi chiều, Quân đoàn Panzer SS ra thông báo :” Vào hồi 16.45 ngày 14 tháng Hai đã ban hành các mệnh lệnh để di tản ra khỏi Kharkov, tránh giao chiến trong thời điểm này để rút về phía sau khu vực Udy trong suốt đêm ngày 14 rạng ngày 15 tháng Hai. Cũng trong lúc này mệnh lệnh này đã chuyển đến Quân đoàn của Raus. Hãy xem xét và đánh giá tình hình, sau đó gửi trả lời bằng văn bản..”

    Tướng Lanz giờ đây đang ở trong một hoàn cảnh cực kỳ khó khăn trong nghĩa vụ của một người sĩ quan Đế chế là tuyệt đối phục tùng những mệnh lệnh đến từ Quốc trưởng. Mặc dù ông ta và các sĩ quan tham mưu vẫn thông cảm sâu sắc với Hausser nhưng ông ta vẫn gửi một bức điện đến cho Paul Hausser, bức điện mang số 624 vào lúc 17.25 :” Quân đoàn Panzer sẽ phải chiến đấu cho tới người lính cuối cùng tại các vị trí chiến đấu thuộc phòng tuyến phía đông Kharcov theo mệnh lệnh đến từ Quốc trưởng…”

    Trong buối tối ngày 14 tháng Hai, tướng Lanz thậm chí đã ra mệnh lệnh yêu cầu Quân đoàn phải tổ chức phản kích lại người Nga, lúc này họ đang tham gia các trận chiến phòng vệ tại khu vực phía nam thuộc thành phố để tìm cách đẩy bật đối phương ra khỏi khu vực Olshany trong những trận giao chiến hết sức nóng bỏng tại vùng ngoại vi Kharcov. Tín hiệu liên lạc được gửi từ Cụm tác chiến Lanz đã nhấn mạnh :

    “Mệnh lệnh từ Quốc trưởng :

    1/Phòng tuyến tại khu vực phía đông Kharcov phải được đứng vững.


    2/Lúc này, các lực lượng vũ trang SS còn lại phải đảm bảo hệ thống liên lạc của Kharcov. Đồng thời, họ phải đánh bại được kẻ thù đang gia tăng sức ép vào Kharcov từ hướng tây bắc….”

    Đó là một mệnh lệnh không thể thực hiện được…

    Tại khu vực trung tâm thành phố, những người du kích Sô-viết đã bắt tay nhau. Tướng Paul Hausser, sau khi tham khảo ý kiến của Tham mưu trưởng Ostendorff, và Trung tá Müller, trưởng phòng tác chiến. Tối hôm đó, một lần nữa, ông ta liên lạc với tướng Lanz qua điện thoại. Tuy nhiên, vị Chỉ huy Cụm Tác chiến Lanz một lần nữa đề cập đến mệnh lệnh phòng thủ của Hitler và từ chối yêu cầu cho phép Hausser thực hiện việc di tản ra khỏi Kharcov. Đó có thể là một tấn bi kịch Stalingrad tiếp theo….

    Vào buổi chiều ngày 15 tháng Hai quân Nga lại bắt đầu tấn công. Lúc này ở Kharkov chỉ còn ít giây phút quí giá dành cho một lối rút lui ra khỏi thành phố theo phía đông nam. Một khi lối thoát cuối cùng này bị cắt đứt, thì số phận Quân đoàn của Hausser cũng như Sư đoàn Vệ binh Panzer "Grossdeut-schland" đang phòng thủ tại phía bắc thành phố coi như đã kết thúc.

    Chính trong tình thế này, Quân đoàn Hausser trong sự hỗ trợ của Sư đoàn láng giềng "Grossdeut-schland", đã ra lệnh cho các sư đoàn của ông làm cái điều logic cuối cùng của cuộc chiến tranh, đó cũng là trách nhiệm của ông trên cương vị là người chỉ huy chiến trường, và sự chiến đấu dũng cảm của binh lính Đức đòi hỏi từ lâu là – cho phép họ di tản ra khỏi vị trí hiện nay để rồi sau đó sẽ chiến đấu nhằm tái chiếm lại thành phố. Hausser không hề muốn có một Stalingrad nào nữa.

    Khoảng 13.00 chiều, Hausser đã thông báo quyết định của mình cho Cụm tác chiến Lanz bằng bức điện có nội dung như sau :”Để tránh cho các lưc lượng của chúng ta không bị bao vây cũng như tránh sự mất mát tiêu hao về khí tài, vũ khí, một mệnh lệnh sẽ được đưa ra lúc 13.00 giờ nhằm thúc đẩy những trận chiến đấu ở phía sau Udy, một khu vực ngoại ô Kharcov. Đang diễn ra những trận đấu súng ác liệt nhằm xuyên qua phòng tuyến đối phương, cũng như các trận giao tranh dữ dội trên đường phố tại phía tây và tây nam thành phố..”

    Bức điện đã được gửi đi.

    Mệnh lệnh của Führer đã bị bất tuân thượng lệnh. Chuyện gì sẽ xảy ra ?

    Vào lúc 15.30, trạm liên lạc của Hausser đã nhận được một mệnh lệnh phản hồi từ Tướng Lanz :”Kharcov sẽ phải được giữ vững trong mọi tình huống!”.

    Nhưng giờ đây, Hausser không thèm để ý tới mệnh lệnh đó và ông ta cũng không trả lời. Xe chở ông ta đã xuyên qua vòng vây của quân Nga tại phía tây-nam thành phố. Những chiếc xe tăng đã dọn đường sạch sẽ cho các Vệ binh Đức. Lực lượng pháo binh, pháo phòng không cùng những công binh Đức đã chiến đấu rất anh dũng để bảo vệ con đường rút lui cho Hausser. Họ đã ngăn cản được các lực lượng Sô-viết đang theo sát, để rồi sau đó quay lại khu vực Udy…

    Hai mươi bốn giờ sau, các bộ phận chặn hậu thuộc Sư đoàn "Das Reich – Đế chế" đã rút lui dưới những ánh lửa của các tòa nhà đang bùng cháy trong thành phố Kharcov…

    Tại một số điểm giao thông quan trọng, bên những ánh lửa của các tòa nhà đang bốc cháy dữ dội, sừng sững hiện lên các khẩu pháo tự hành của Sư đoàn "Grossdeutschland". Họ đang chờ đợi những nhóm quân chặn hậu của sư đoàn rút về bởi vì Sư đoàn "Grossdeutschland" của Tướng Hoernlein đang phải từ bỏ các vị trí chiến đấu theo hướng tây-bắc Hausser sau khi các đơn vị của Hausser rút đi, lúc này họ đang phải chiến đấu hết sức mình để quay trở lại thành phố. Trận chiến đã phát triển theo đúng lô-gic của tình hình chiến sự chứ không phải theo một vài mệnh lệnh phi thực tế từ Tổng hành dinh tại khu rừng Rastenburg.

    Sư đoàn Vệ binh Panzer đầy kinh nghiệm "Grossdeutschland" đã hết sức cố gắng để trải qua những trận giao tranh cực kỳ ác liệt mới thoát ra khỏi khu vực thành phố.

    Trong buổi sáng sớm ngày hôm sau, trong khi những tốp lính liên lạc Đức và những chiếc xe bọc thép chở các lính bộ binh cuối cùng thuộc Tiểu đoàn Remer ầm ầm chạy qua những con phố vắng vẻ của Kharcov. Những người lính Hồng quân đầu tiên xâm nhập vào trong thành phố đã bắn tỉa vào đoàn quân rút lui qua những cửa sổ và các ngôi nhà đổ nát trong thành phố. Tại Quảng trường Đỏ, những du kích Sô-viết đã treo cao ngọn cờ đỏ khổng lồ báo tin thành phố Kharcov được hoàn toàn giải phóng….

    ...................................
    caonam_vOz, DepTraiDeu, gaume13 người khác thích bài này.
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927


    Và lúc này, chuyện gì đã xảy ra tại Wolfsschanze (Hang sói) ?


    Hitler nhận được báo cáo về sự bất tuân thượng lệnh của Quân đoàn Panzer SS với nét mặt trắng bệch vì giận dữ. Nhưng trước khi ông ta quyết định đưa ra một án phạt khắc nghiệt với viên Tư lệnh, thì sự chính xác của quyết định di tản do tướng Hausser đưa ra đã trở nên rõ ràng. Ông ta đã cứu được những gì rất cần thiết của các Sư đoàn Panzer cũng như hầu hết lực lượng quân Đức thuộc Sư đoàn Vệ binh Panzer "Grossdeutschland", để tăng cường cho giai đoạn quyết định của trận chiến phòng thủ trong khu vực chiến lược này…

    Hơn thế nữa, sự kháng cự tuyệt vời của những người lính Đức trong công cuộc phòng thủ tại Kharcov cùng những đợt phản kích do họ tiến hành đã cho phép Sư đoàn Bộ binh 320 dưới sự chỉ đạo của Thiếu tướng Postel bắt tây liên kết với Cụm tác chiến Lanz. Như vậy, sự thất thủ tạm thời của một trong những thành phố lớn nhất Ukraina không mang lại nỗi hoang mang, sợ hãi mà nó còn mang đến những lợi ích chiến lược….

    Nhưng có một điều mà không ai bên phía quân Đức có thể nghi ngờ về hiệu ứng tâm lý của việc bỏ Thành phốKharcov đã có một ảnh hưởng rất lớn tới Stalin cùng với các tướng lĩnh tham mưu Sô-viết. Điều này đã được chứng nhận từ các nguồn tin của Liên-sô. Với việc giải phóng Kharcov, thành phố lớn thứ tư thuộc Liên bang Sô-viết không chỉ làm tăng thêm cảm giác say sưa với chiến thắng của người Nga, mà còn khẳng định một điều : Stalin đã đúng trong việc đọc các ý đồ chiến lược thực sự của người Đức. Ông ta biết rõ Hitler, ông không thể tưởng tượng được rằng đội Cận vệ riêng của Hitler lại làm trái lệnh ông ta là từ bỏ Kharcov ngoại trừ đó là một phần nằm trong kế hoạch rút lui tổng thể của Đức.

    Đó là một kết luận hoàn toàn hợp lý – chỉ có sự việc diễn ra không đúng như vậy. Stalin cũng không bao giờ cho phép những người lính can trường làm việc mà không tuân thủ theo các mệnh lệnh đến từ chính cấp trên của họ.

    Kết quả là nhà độc tài Đỏ tại điện Kremlin đã kích hoạt lực lượng tấn công của mình với một sự chủ quan hơn nhiều. Đặc biệt nhất là ở Phương diện quân Tây nam. Tập đoàn quân VI Sô-viết dưới sự chỉ huy của Thiếu tướng Kharitonov ở bên cánh phải được lệnh phải băng qua con sông Dnieper tại khu vực giữa Dnepropetrovsk và Zaporozhye. Lực lượng của Kharitonov bao gồm 2 Quân đoàn Bộ binh, 2 Quân đoàn Xe-tăng cùng 1 Quân đoàn Kỵ binh. Mũi chủ công của Tập đoàn quân bao gồm tới 150 xe tăng. Ở phía bên cánh trái là Cụm xe thiết giáp của Popov, thành phần bao gồm 4 Quân đoàn xe tăng, 2 Lữ đoàn thiết giáp độc lập, 1 lữ đoàn trượt tuyết và ba Sư đoàn Bộ binh đang gấp rút tiến thẳng về phía hậu phương của Cụm tác chiến Hollidt qua ngả Slavyansk để rồi chọc thẳng về phía biển Azov.

    Tại Zaporozhye, Manstein đang chăm chú theo dõi cuộc tiến quân của Stalin trên bản đồ tác chiến với một tâm trạng căng thẳng, nhưng bề ngoài lại thấy ông ta bình tĩnh và sắt đá một cách khác thường. Lúc này, thời gian biểu liều lĩnh của Kremlin đã xuất hiện một cách rõ ràng hơn. Giờ đây, ông ta đã thấy Đại Bản doanh Tối cao Sô-viết đang tung ra một chiến dịch tấn công thuộc loại có qui mô lớn nhất. Các sĩ quan tham mưu đã nghe lỏm thấy viên Thống chế của mình lẩm bẩm : ”Chúc cho ông ta gặp nhiều may mắn ..”

    Gặp nhiều may mắn ! Thời điểm mà Manstein bắt phải trả giá đắt cho những sai lầm, đó chính là lúc các lực lượng dưới quyền Manstein nhận mệnh lệnh di chuyển.

    Ngày 17 tháng Hai năm 1943, Hitler đã gặp gỡ viên Thống chế Manstein ở Sở chỉ huy tiền phương tại Zaporozhye, trong một tâm trạng bị kích động và lo lắng. Tuy thế, Quốc trưởng cảm nhận viên Thống chế đang đứng trước mặt ông không chỉ là một nhà chiến thuật, mà còn là một viên tướng có bộ não chiến lược xuất sắc. Trong năm 1940, Manstein đang trên cương vị Tham mưu trưởng Cụm tập đoàn quân A, ông ta đã đưa ra những công thức chiến thắng trong chiến dịch chinh phục nước Pháp. Tiếp theo, Manstein đã hình thành một ý tưởng thực hiện một cuộc hành quân đột ngột, bất ngờ xuyên qua những con kênh rạch tại khu vực Eifel (Đức-Bỉ) và những khu rừng thuộc miền Ardennes, một con đường được cho là không thể vượt qua được trên những chiếc xe tăng. Và giờ đây, Manstein đã dự trù một kế hoạch khác. Một lần nữa, ông ta lại chứng tỏ được năng khiếu của mình trong việc đọc các ý nghĩ và dự định của người Nga để có kế hoạch phản kích lại họ…

    Manstein báo cáo Hitler về tình hình chiến sự trong lúc này : Cụm tác chiến Hollidt vừa thiết lập một trận tuyến phòng vệ trên sông Mius và hiện thời họ đang phải chống chọi với những đợt tấn công ồ ạt và mãnh liệt đến từ ba Tập đoàn quân kẻ thù. Tại khu vực cánh phía đông của chúng ta do Cụm Tập đoàn quân A và phía Nam tạm thời đứng vững mặc dù tại một số nơi, quân kỵ binh thiện chiến Nga đã vượt qua phòng tuyến, đang tiến lên phía trước thuộc cánh bắc phòng tuyến mặt trận.

    Sự xâm nhập rất mạnh người Nga đến từ Quân đoàn Cơ giới Cận vệ IV tại vùng Trung tâm Mặt trận sông Mius lúc này đã bị chặn đứng bởi những đợt phản công tuyệt vời thuộc Sư đoàn Bộ binh Cơ giới hóa 16 hợp đồng tác chiến với Sư đoàn Panzer 23. Quân đoàn Sô-viết đã bị bao vây tại phía nam thị trấn Matveev Kurgan và gần như bị quét sạch toàn bộ. Hầu như toàn bộ nhân viên ban tham mưu quân đoàn đã bị bắt làm tù binh. Hệ thống pháo phòng không tại sông Mius đã được tổ chức lại…

    Tập đoàn quân Panzer I dưới sự chỉ huy của Tướng von Mackensen, đơn vị tiếp giáp với Cụm tác chiến Hollidt phía bên trái đã phối hợp cùng với Quân đoàn Panzer XL của Tướng Henrici và Sư đoàn Vệ binh Panzer SS số 5 (Viking) đã đạt những thành công lớn trong việc ngăn chặn các đợt tấn công đến từ Tập đoàn quân Cận vệ I của đối phương tại nhiều điểm và họ đang hết sức cố gắng để giữ vững phòng tuyến mặt trận. Nhưng hiện nay vẫn còn một lỗ thủng trên mặt trận tương đối rộng nằm ở giữa khu vực bảo vệ của Tập đoàn quân Panzer I và Cụm tác chiến Lanz (Kempf). Và một lực lượng rất mạnh của người Nga đang thâm nhập ồ ạt vào khoảng cách khổng lồ này.

    Đơn vị tiên phong thuộc hướng tấn công tại khu vực này được tạo nên bởi Cụm thiết giáp rất mạnh của người Nga do Trung tướng Popov chỉ huy , trước đó họ đã thâm nhập vào điểm dân cư Krasnoarmeyskoye và lúc này họ đang nhắm tới Stalino (giờ được đổi tên thành Donetsk) và Mariupol bên bờ biển Azov. Lần đầu tiên, Trung tướng Popov nắm trong tay một lực lượng xe tăng T.34 khổng lồ gồm 145 chiếc trên tổng số 267 xe tăng sử dụng trong việc chọc thủng tuyến phòng thủ của người Đức tại Mặt trận Tây-Nam. Lúc này, tất cả đều đã chuẩn bị sẵn sàng cho cú đánh quyết định cuối cùng.

    Đó là tình thế mặt trận. Và giờ đây nó sẽ được giải quyết như thế nào ?

    Manstein tiếp tục báo cáo : Tập đoàn quân Panzer I của von Mackensen đang phải đối đầu với Cụm Thiết giáp hùng mạnh do Tướng Nga Popov chỉ huy bằng Quân đoàn Panzer XL (Tư lệnh là Tướng Sigfrid Henrici). Thành phần gồm các Sư đoàn thiện chiến, đã trải qua thử thách như các Sư đoàn Panzer 7 và 11, Sư đoàn Vệ binh Panzer SS số 5 (Viking) cùng một số thành phần của Sư đoàn Bộ binh 333 mới từ nước Pháp chuyển sang. Lực lượng của Tướng Henrici đã vừa phải chiến đấu ác liệt trong các trận chiến mùa xuân thuộc Mặt trận miền Nam nước Nga.

    Ở đây sẽ có một vài tia hy vọng – được sự hỗ trợ bởi một Quân đoàn Panzer…..
    --- Gộp bài viết: 13/10/2017, Bài cũ từ: 13/10/2017 ---
    [​IMG]
    BẢN ĐỒ SỐ 18 :ĐÒN PHẢN KÍCH ĐỘT NGỘT CỦA MAINSTEIN CHỐNG LẠI CÁC MŨI ĐỘT PHÁ
    NGƯỜI NGA. HÃY CHÚ Ý NHỮNG HƯỚNG MŨI TÊN TẤN CÔNG LÚC NÀY BỊ CHẶN ĐỨNG Ở KHẮP MỌI NƠI VÀ BỊ NẰM GIỮA NHỮNG CÁI KẸP CỦA NGƯỜI ĐỨC….
    caonam_vOz, tatpcit, DepTraiDeu8 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này