1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927

    Điều kiện dành cho phương án tấn công như vậy đặc biệt thuận lợi vào đúng thời điểm này vì các đòn phản kích thuộc Tập đoàn quân số II cũng như sự chống cự bền bỉ đến từ Tập đoàn quân Panzer số II Đức đã giải quyết mọi tình thế khó khăn đang tồn tại trên cánh nam thuộc Cụm Tập đoàn quân Trung tâm Đức. Mối đe dọa giống như một cơn ác mộng bay về điện Kremlin, trụ sở của Thủ lĩnh đỏ. Giờ đây, trong tay ông ta không hề có lực lượng dự trữ nhằm loại trừ các mối nguy cơ như vậy.

    Nhưng có hai sự kiện giúp đỡ bất ngờ cho người Nga. Đầu tiên Thống chế von Kluge dứt khoát từ chối cung cấp bất cứ một đơn vị nào được rút ra từ các Tập đoàn quân thuộc Cụm Tập đoàn quân do ông phụ trách. Von Kluge nhấn mạnh rằng quân lính của ông cần một thời gian nghỉ ngơi và phục hồi sau những trận chiến ác liệt mà họ vừa trải qua. Hoàn toàn ông ta đã không nhận ra những gì mà chúng ta biết được từ các bản báo cáo – theo quan điểm của người Sô-viết về sự sắp xếp, bố trí các đơn vị vũ trang cho một chiến dịch luôn chứa đựng một điều rất đơn giản là không thể mắc sai lầm

    Sự kiện thứ hai tăng cường cho vận may của Stalin, đồng minh lớn nhất của người Nga, đó là “Đại tướng bùn lầy” cuối cùng cũng đã xuất hiện trên chiến trường. Do vậy, đỉnh cao cuộc chiến được tạo ra bởi một cuộc tấn công của Cụm tập đoàn quân Panzer IV và Cụm tác chiến Kempf, mặc dù dự tính nó đã có thể diễn ra sau khi một số đơn vị nhanh chóng tập hợp lại, đã không thể xảy ra.

    Lợi thế chiến thắng liều lĩnh của Manstein từ khoảng giữa Dnieper tới Donets dù cho đến bây giờ nó có vẻ diệu kỳ nhưng cũng đã không được tận dụng hết cho đòn tấn công cuối cùng. Sở chỉ huy Đức tin rằng nó có thể hoãn lại tới ngày hôm sau, nhưng mọi điều chỉ có thể thực hiện được ngay vào ngày hôm đó. Cơ hội tuyệt vời đã bị bỏ lỡ. Hạt mầm đã được gieo cho thảm họa quyết định cuộc chiến - vòng cung Kursk bị bỏ rơi cho tình hình phát triển một cách tự do. Các nhà lãnh đạo quân sự hàng đầu Sô-viết giờ đây đã được thở phào nhẹ nhõm khỏi nỗi lo âu nhất - nó đã ám ảnh họ từ các cuộc chiến hủy diệt từ năm 1942. Phòng tuyến của Stalin tại Trung tâm nước Nga được bảo toàn bởi một phép mầu mà có thể so sánh với phép mầu của Marne (Đây là cuộc chiến bẻ gãy cuộc tiến công của quân Đức vô cùng ngoạn mục và mang tính quyết định: Trận chiến mang tên “Phép màu trên sôngMarne". Chính nhờ trận chiến này, Đế quốc Đức đã thất bại với sự sụp đổ của"Kế hoạch Schlieffen" trong toàn bộ Thế chiến thứ nhất - ND ). Bây giờ thời gian ở Kursk bắt đầu ủng hộ cho các hoạt động tác chiến của Stalin và chống lại các kế hoạch chuẩn bị của Hitler.

    Không ai có thể ngờ rằng đây là một sự phán quyết định mệnh nhất kể từ sau chiến thắng của người Nga tại Stalingrad. Đúng 110 ngày sau, chiến dịch Citadel bùng nổ tại khu vực Vòng cung Kursk. 110 ngày sau khi do dự giữa hai phán quyết định mệnh đã bắt đầu đưa đến sự thất bại của người Đức trong chiến tranh. Tiếp theo những thành công lớn lao của người Đức trong tháng Ba – bất chấp mọi nghi ngờ - nếu người Đức tiếp tục tấn công tại Vòng cung Kursk và giành được chiến thắng và họ có thể làm thay đổi được tình hình chứ không phải sẽ bị kết thúc trong thảm họa tháng Bảy, như mọi người đều biết. Nhưng thảm họa này, vào tháng Ba năm 1943, vẫn chưa hề lộ diện…

    Vào ngày 23 tháng Ba năm 1943, Thống chế von Manstein đã ban hành Thông điệp nhân dịp ngày Chiến thắng giữa khu vực sông Dnieper và Donets, ông ta có mọi lý do để khen ngợi quân đội và các nhà chỉ huy quân sự Đức trên chiến trường. Những trận chiến đấu thành công của họ đã thực sự cứu vãn cho Mặt trận miền Đông của người Đức thoát ra khỏi mối nguy hiểm nhất kể từ lúc bắt đầu cuộc chiến. Sự kết nối chặt chẽ với Cụm Tập đoàn quân Trung tâm đã được khôi phục và các mỏ “vàng đen” tại lưu vực sông Donets đã cứu rỗi cho ngành công nghiệp chiến tranh của người Đức. Các đơn vị quân đội Đức đã trở lại những vị trí cũ của họ - vị trí mà họ đã nắm giữ trong suốt mùa đông 1941-1942 – để từ đó, vào mùa xuân năm 1942 họ mở một đợt tổng tấn công theo hướng Caucasus và sông Volga.

    Tác giả không thể kết thúc chương quyết định của phần Manstein mà không đề cập những yếu tố nào đã làm cho Stalin và Đại bản doanh Sô-viết Tối cao đã đưa ra các quyết định sai lầm thảm khốc sau những chiến thắng tuyệt vời như các quyết định của STAVKA trong khoảng từ ngày 7 đến ngày 25 tháng Hai năm 1943.

    Không nghi ngờ gì nữa, Stalin cùng các nhà lãnh đạo quân sự cấp cao Sô-viết đã bị dẫn dắt một cách sai lầm thông qua nhiều nguyên nhân khác nhau. Đặc biệt, từ ngày 21 tháng Hai trở đi, trong các mệnh lệnh gửi tới Phương diện quân Nam cũng như sự đánh giá lạc quan về tình hình mặt trận tại Phương diện quân Tây nam từ ngày 20 tháng Hai đã cho thấy một vấn đề hết sức quan trọng : Họ đã bị lừa bởi thông tin do các điệp viên bí mật gửi về mà cho là những thông tin có độ tin cậy cao nhất ( Thời điểm tháng Hai- Tháng Ba năm 1943 - Cho đến khi trận Kharcov kết thúc. ND).

    Điều này có thể trích dẫn từ cuốn Lịch sử cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại và từ một số hồi ký quân sự. Thủ lĩnh Đỏ đã đặt sự tin tưởng vào những thông tin do các điệp viên hàng đầu chuyển đến, nhất là khi mà các thông tin đó xác nhận những hy vọng lạc quan của ông ta. Có nhiều lý do để tin rằng nguồn thông tin đó đến từ điệp viên "Werther"….

    Các báo cáo bí mật từ Bộ Tổng tham mưu Thụy sĩ, có nguồn từ Hausamann, và không nghi ngờ rằng nó được chuyển đến Moscow qua bàn tay của Rossler bắt đầu từ ngày 11 tháng Hai trở đi xác định rằng người Đức thuộc khu vực Donets đang ở trong tình trạng rút lui. Chỉ có một số những tốp nhỏ lính Đức được trang bị đầy đủ sẽ làm nhiệm vụ chặn hậu để nếu cần thiết, phải chiến đấu cho tới người cuối cùng…

    ...............................
    caonam_vOz, gaume1, DepTraiDeu2 người khác thích bài này.
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Nội dung của một báo cáo – số hiệu No.284, gửi ngày 16 tháng Hai, đóng dấu Mật – có ghi :” Tại khu vực Donets, sự thâm nhập của một Quân đoàn xe tăng Nga tới đường xe lửa cũng như đường bộ nối từ Gorlovka đến Dnepropetrovsk đã khiến cho Bộ Tư lệnh Đức phải đưa ra kế hoạch di tản từng phần hoặc một số bộ phận lớn của người Đức tại một số thành phố trong vùng chiến sự. Tất cả các cuộc phản kích của chúng ta đều bị thất bại tại khu vực phía tây Krasnoarmeysk....Về phía Đức, dường như mọi thứ đang ở trong tình trạng tan rã, hỗn loạn, phần lớn đều không có lực lượng pháo binh yểm trợ cũng như đạn dược. Dự kiến của người Đức là tập trung quân để di tản phần lớn lực lượng theo hướng Stalino đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát bởi vì sự xâm nhập của người Nga vào vùng Shakhty. Kết quả là hiện nay, người Đức đang phải đối mặt với một thảm họa mới sắp xảy ra. Những mất mát của người Đức liên tục xảy ra từ sau thảm họa Stalingrad. Kể từ ngày 12 tháng Hai, sau khi dỡ bỏ các trạm quân nhu cũng như việc lưu thông của tuyến đường sắt từ Gorlovka qua Stalino bị cắt đứt ; nên các tuyến đường, nhà ga trong vùng bị tắc nghẽn và rơi vào tình trạng hết sức hỗn loạn…”

    Bản báo cáo này hoàn toàn phù hợp với các chỉ thị cũng như mệnh lệnh mà Stalin đã ban hành đến các vị tướng lĩnh chỉ huy và Phương diện quân Nam tại cùng thời điểm đó…

    Ngoài ra còn nhiều báo cáo khác đến nữa. Một ví dụ khác, trong bản báo cáo số 291 gửi ngày 17 tháng Hai – đây là một bản báo cáo mà người ta không hề nghi ngờ gì khi biết chắc nó được gửi đến Moscow—có nội dung :” Mục tiêu sự đề kháng của người Đức sau khi có cuộc đột phá của người Nga tại phía Tây Krasnoarmeysk (đó là bước đột phá thuộc Cụm Thiết giáp Popov) giờ đây đang bị giới hạn bởi các cuộc rút lui của người Đức bắt đầu từ khúc cong của con sông Donets. Bước 1 từ phòng tuyến thuộc khúc cong sông Dnieper tới Biển Azov, bước 2 từ phòng tuyến thuộc khúc cong sông Dnieper đến khu vực Berdyansk,…còn bước 3 đến hạ lưu con sông Dnieper."

    Chả lẽ đó không phải là lập luận của Stalin ?

    Trong bản báo cáo số 307 gửi ngày 21 tháng Hai có ghi :”Những hậu quả do việc Kharcov đã rơi vào tay người Nga cùng với sự sụp đổ dây chuyền của các phòng tuyến của người Đức trên sông Donets được đánh giá là một thảm họa cho Bộ Tư lệnh tối cao quân lực (OKW)…Kể từ ngày 17 tháng Hai trở đi, các lực lượng và tàn quân thuộc hơn 40 Sư đoàn Đức đã rơi vào tình trạng có khả năng bị hợp vây, bị đập tan trong những trận giao chiến trong tuyệt vọng, bị đánh bại trong các đợt phản kích không thành công hoặc bị đè bẹp và hủy diệt bởi các lực lượng Nga đang truy kích sát gót. Những lực lượng đang lâm vào tình thế nguy hiểm trên chiếm tới ½ các lực lượng thiết giáp của người Đức. Số xe tăng còn lại đã điều chuyển cho quân Đức và lực lượng Waffen-SS" ….

    Lại một lần nữa, chính đây là lập luận của Stalin ??

    Phần kết luận của bản báo cáo còn khẳng định :”Sự thờ ơ, nhụt chí và lãnh cảm trước các mệnh lệnh hiện đang lan tràn một cách nhanh chóng, làm giảm sút đáng kể tinh thần chiến đấu của các lực lượng quân sự Đức hiện đang đóng quân tại phía nam thuộc mặt trận miền Đông. Hơn thế nữa còn lan đến cả những lực lượng dự trữ chiến lược của người Đức hiện đang chưa hề có biện pháp đối phó thích hợp. Nhưng tất cả đều có thể quan sát được thảm họa từ bất kỳ một vị trí đóng quân nào của họ nằm ở phía sau phòng tuyến..”.

    Không biết có phải các nhà nghiên cứu quân sự lấy những bản báo cáo gây ấn tượng sâu sắc đến từ Bộ Tổng Tư lệnh tối cao Đức để bào chữa, giải thích cho các mệnh lệnh sai lầm thảm khốc từ Stalin tới các vị lãnh đạo quân sự Nga hàng đầu, chẳng hạn như nhà lãnh đạo quân sự tài ba Vatutin ? Liệu có phải đó không phải là những giải thích chân thực về một canh bạc liều lĩnh khi bắt buộc phải đối mặt với những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm từ mặt trận ? Chỉ có những thông tin được gửi từ điệp viên “Lucie” mới có thể giải thích một cách chính xác về quá trình hoạt động của người Nga.

    Người ta có thể đặt một câu hỏi : Tại sao một điệp viên xuất sắc nhất "Weither" lại chuyển tải quá nhiều sai lầm trong các thông tin của anh ta ? Vì anh ta là một điệp viên luôn cung cấp những thông tin chính xác và tuyệt hảo nhất đến từ Wolfsschanze ( Hang Sói), Mauerwald ( Trụ sở của Bộ Tư lệnh Lục quân OKH) cũng như Reich Chancellery (Văn phòng Thủ tướng Đế chế) tới vị lãnh đạo trực tiếp của anh ta (Director – Giám đốc) tại Moscow ?

    Câu trả lời thật là đơn giản. Trong trận chiến mùa xuân xảy ra tại khu vực giữa hai con sông Donets và Dnieper, không chỉ mọi chiến thuật và tất cả các quyết định mang tính chất chiến lược đều được đưa ra tại Sở chỉ huy của Manstein chứ không phải được đưa ra tại Tổng hành dinh của Führer. Thống chế Manstein luôn đưa ra các quyết định và hành động phù hợp so với yêu cầu của từng thời điểm xảy ra chiến sự, chứ không phải là các dự tính được đưa ra từ Wolfsschanze. Hơn nữa, bản thân Hitler, trong những ngày quyết định này, hoàn toàn không cư ngụ tại Rastenburg mà ông ta lại đang ở vùng Vinnitsa với một tốp nhân viên tham mưu nhỏ. Còn hầu hết các nhân viên tham mưu thuộc Bộ Tư lệnh Tối cao Đức và Tổng hành dinh Quốc trưởng vẫn còn cư ngụ tại Đông Phổ (East Prussia) – trong đó có cả "Werther" cùng những người cung cấp thông tin cho anh ta…

    Do vậy, mọi ý định của Manstein cũng như các ý đồ của ông trước sự phát triển về tình hình mặt trận trong khu vực đều không bị "Werther" nắm bắt được. Anh ta hoàn toàn chỉ dựa theo các ý kiến, các bản giải thích bi quan về tình hình của các sĩ quan tham mưu cao cấp tại Đông Phổ, từ một nơi rất xa chiến trường và rất xa căn phòng nơi mà Hitler hàng đêm đang đắm chìm trên những tấm bản đồ tình thế….

    Trường hợp này giải thích tại sao một nguồn thông tin cực tốt của "Director" tại Moscow và ở Bộ Tổng Tham mưu Thụy sĩ kết nối với điệp viên nằm tại Trụ sở Tổng hành dinh Führer đã được thông báo sai lệch không chỉ một lần kèm theo những lời đánh giá không chính xác về tình hình thực tế trên chiến trường thuộc Mặt trận miền Đông cho khách hàng của họ…

    Vụ việc này minh họa cho những bất lợi trong công việc, thậm chí có thể coi gần như là một sự phản bội được gây ra của một người điệp viên hoạt động đơn tuyến. Đồng thời, cũng cho chúng ta thấy rằng, một người điệp viên giỏi nhất cũng có thể mắc sai lầm. Càng nghiêm trọng hơn, nếu sai lầm đó được xác nhận bởi những người tiếp nhận thông tin nằm trong một bộ phận đầu não có suy nghĩ như vậy thì sau đó, những tin tức sai lầm của người điệp viên có thể đưa tới những thảm họa lớn lao nhất….

    Tuy nhiên, chỉ 110 ngày sau, "Werther" đã làm rất tốt trong việc sửa chữa những sai lầm của anh ta…

    ...............................

    HẾT CHƯƠNG NÀY...XIN PHÉP CÁC BÁC ĐI DU LỊCH MẤY NGÀY XONG VỀ SẼ TIẾP TỤC HẦU CÁC BÁC......
    caonam_vOz, tonkin2007, meo-u4 người khác thích bài này.
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    [​IMG]

    PHẦN III - CÁC TRẬN CHIẾN TRÊN CÁNH BẮC
    caonam_vOz, DepTraiDeutonkin2007 thích bài này.
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927


    CHƯƠNG I

    BI KỊCH CỦA LENINGRAD...



    Vòng vây của Thế kỷ XX – Hai lát bánh mỳ trong ngày – Cuộc chiến tổng lực - Zhdanov và Đoàn thanh niên Komsomol – Bí mật mệnh lệnh của OKW và nền tảng của nó – Toàn bộ thành phố sẽ bị thổi bay….


    Trận chiến kéo dài tới bảy tháng tại Mặt trận miền Nam nước Nga đã kết thúc vào tháng Giêng năm 1943. Một trận chiến khốc liệt, mặc dù đã trải dài lên một dải mặt trận kéo dài tới 600 dặm, sẽ luôn luôn được nhớ mãi bởi một cái tên định mệnh : Stalingrad, thành phố bên bờ sông Volga. Tương tự như vậy, chiến dịch kế tiếp Stalingrad, sẽ được ghi vào lịch sử bằng tên tuổi của một thành phố khác – Kursk. Nhãn hiệu của các sự kiện quân sự tiêu biểu luôn luôn gắn liền với tên tuổi của các trung tâm đô thị lớn không phải là một sự tình cờ, rủi ro, cũng không phải là một quyết định tùy ý mà chung quy là một biểu tượng.

    Cuộc chiến tranh trên một đế chế Sô-viết rộng lớn, bao la sẽ tập trung vào những nơi là trọng tâm của đời sống chính trị, kinh tế, và tinh thần của đất nước. Do đó, không phải là ngẫu nhiên khi mà vào thời điểm Stalingrad, thành phố thủ phủ bên bờ sông Volga, đang thống trị các sự kiện quân sự tại mặt trận miền Nam nước Nga, một thành phố khác đã trở thành tâm điểm của một chiến dịch quân sự quan trọng trên cánh phía bắc thuộc mặt trận của người Đức tại Nga – Đó là thành phố Leningrad. Đây là một pháo đài hùng mạnh nhất trên bờ biển Baltic, là ngôi nhà của Hạm đội Cờ đỏ, là một viên ngọc văn hóa của nước Nga, với 3.000.000 dân là một thành lớn thứ hai của Liên bang Sô-viết – Leningrad đã trở thành một tâm điểm của các hoạt động quân sự tại cánh bắc thuộc mặt trận miền Đông.

    Tất cả những gì xảy ra giữa khu vực Biển Bắc Cực và Hồ Ilmen sau tháng Chín năm 1941 đều liên quan tới Leningrad, thành phố của những đêm trắng nằm bên sông Neva. Sự dữ dội và tàn bạo của những trận giao tranh ở đây, cũng như trong trường hợp Stalingrad phần lớn được nuôi dưỡng bởi sự thần thoại về chính trị : Leningrad là nơi được mang tên cha đẻ của cuộc Cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới Bolshevik ; cũng như cái tên cũ St Petersburg, được khai sinh bởi sự sắp đặt của Vị Hoàng đế vĩ đại nhất nước Nga – Sa hoàng Pyotr Đại đế. Chính nơi đây, một cuộc cách mạng đã ra đời, một cuộc cách mạng đã biến Leningrad thành “Jerusalem – Thánh đường của Chủ nghĩa Cộng sản”, nơi khai sinh ra Thế kỷ Đỏ ( Red Century )…

    Vai trò của Leningrad trong Thế chiến thứ Hai được bắt đầu từ một sai lầm mang tính chất định mệnh của Hitler.

    Thay vì bằng mọi giá phải chiếm được Leningrad—đúng như dự kiến ban đầu của Chiến dịch Barbarossa—bằng một quả đấm thiết giáp di động cực mạnh nhắm tới mục tiêu quan trọng nhất của Cụm Tập đoàn quân Bắc, kể cả trước khi mở cuộc Tổng tiến công vào thủ đô Moscow. Nhưng ngay từ giữa tháng Chín năm 1941, Hitler đã đột ngột đình chỉ mọi cuộc tấn công ở vùng nội ô thuộc thủ phủ Leningrad và chỉ thị cho Thống chế von Leeb tự giam hãm mình vào những trận chiến đấu bao vây thành phố…

    Đó là một quyết định không thể hiểu được. Vị trí phòng thủ cuối cùng của Leningrad đã bị xuyên thủng. Khu ngoại ô Uritsk cùng với ga cuối thuộc đường xe điện thành phố đã rơi vào tay người Đức. Những công sự phòng thủ cuối cùng của người Nga tại khu đồi Duderhof đang bị tấn công bởi các Sư đoàn Bộ binh Cơ giới hóa số 36 và Sư đoàn Panzer số 1 ; Điểm đầu mối quan trọng Schlüsselburg (giờ đã được đổi tên thành Petrokrepost) cũng bị những người lính Đức thuộc Cụm Chiến đoàn xung kích Harry Hoppe và Trung đoàn Bộ binh 76 đến từ Hamburg chiếm giữ. Thành phố Leningrad đang trong tình trạng hoảng loạn. Nhưng đúng vào thời điểm đó, Hitler đã ra lệnh đình chỉ chiến dịch tấn công thành phố, rút các lực lượng thiết giáp nhằm phục vụ cho chiến dịch tấn công vào Moscow. Ông ta muốn bao vây, cô lập, tiêu diệt Leningrad bằng nạn đói… Quyết định này của ông đã khiến các sĩ quan thuộc Sư đoàn Panzer số 1 phẫn nộ :”Chúng tôi đã phải chiến đấu hết sức mình từ Đông Phổ mới đến được tận cổng thành Leningrad…Giờ đây lại bắt chúng tôi đi dạo, không tiếp tục tấn công như thể mọi điều chúng tôi đã làm là một sự sai lầm…”. Họ càu nhàu như vậy…

    Hitler đã được thông báo về tình trạng bất ổn này, đã cho các sĩ quan dưới quyền một lời giải thích. Trong một văn bản tài liệu đóng dấu “Tuyệt mật” ghi ngày 7 tháng Mười năm 1941, ông ta đã thông báo cho tất cả các vị chỉ huy Đức trên chiến trường như sau : Quốc trưởng đã quyết định rằng ; Không chấp nhận sự đầu hàng của Leningrad, cũng như Moscow sau này kể cả khi sự đầu hàng đó được đưa đến bởi kẻ thù…

    .............................
    --- Gộp bài viết: 26/10/2017, Bài cũ từ: 26/10/2017 ---
    [​IMG]
    BẢN ĐỒ SỐ 21 : PHÒNG TUYẾN MẶT TRẬN GIỮA VYAZMA VÀ VOROSHILOVGRAD VÀO THÁNG BA NĂM 1943….
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Sự biện minh về phạm trù đạo đức của ông ta đối với biện pháp này giờ đây là một sự thực hiển nhiên trên toàn thế giới. Tại Kiev, những rủi ro hết sức nặng nề khi quân Đức tiếp quản thành phố là kết quả của những vụ phá hoại bằng chất nổ, ở Moscow và Leningrad đương nhiên còn có một qui mô lớn hơn rất nhiều. Trên thực tế, toàn bộ Leningrad đã bị đặt mìn và sẽ chiến đấu cho tới người cuối cùng đúng như những gì mà Đài phát thanh Sô-viết đã công bố. Hơn nữa, trong thành phố cũng có nguy cơ xảy ra dịch bệnh nghiêm trọng.

    Do vậy, …”sẽ không có một người lính Đức nào được tự do bước vào trong các thành phố kiểu như thế này. Bất cứ những nỗ lực nhằm đào thoát khỏi thành phố vượt qua vòng vây phong tỏa của chúng ta đều phải bị đẩy lùi bằng vũ lực. Một số khu vực nhỏ hơn, hoàn toàn không bị khép kín sẽ giúp cho dân thường đổ xô về nội địa nước Nga, thì điều này sẽ được chúng ta hoan nghênh. Phương pháp này cũng sẽ áp dụng về sau đối với tất cả các thành phố tại Mặt trận miền Đông :Trước khi chiếm được một thành phố nào đó, phải bắt họ chịu đựng những cuộc pháo kích, không kích, sau đó phải khuyến khích những vụ trốn chạy của dân thường…”. Tất cả các sĩ quan chỉ huy đều được thông báo đây là quyết định của Quốc trưởng…

    Sự bào chữa của Hitler về bản mệnh lệnh của ông yêu cầu không chiếm Leningrad và thay vào đó, giữ vòng phong tỏa để cho thành phố bị chết đói có thể không phản ánh lý do thực sự cho quyết định của ông. Tuy nhiên, lý do này cũng có khả năng xảy ra, nó sẽ giúp Hitler dễ dàng thuyết phục các vị tướng lãnh quân sự nhằm mục đích đưa chiến lược phong tỏa Leningrad vào kế hoạch hành động. Trên tất cả, nó sẽ cho phép ông giành được ủng hộ tuyệt đối của các tướng dưới quyền, đặc biệt là những vị tướng đều muốn chiếm đóng thành phố. Lập luận của ông ta cũng khó có cơ sở để bác bỏ....

    Đúng là sau khi chiếm đóng Kiev vào tháng Chín năm 1941, quân Đức đã phải chịu những tổn thất đáng kể do những người Nga đã đặt mìn nổ chậm khắp nơi trong Kiev. Toàn bộ những tòa nhà quan trọng đã bị người Nga cài thuốc nổ, và họ kiểm soát bằng cách điều khiển từ xa. Kết quả là những đường phố lớn tại Kiev hầu như bị phá hủy hoàn toàn. Các báo cáo về sự kiện này đã làm cho Quốc trưởng hết sức thất vọng.

    Những hoạt động mang tính chất khác thường, phiêu lưu, thậm chí Hitler gọi là “cuồng tín” luôn luôn tạo ra một ấn tượng sâu sắc với Quốc trưởng và ông ta luôn có một khuynh hướng đánh giá quá cao các sự kiện đó.

    Sau khi Kharkov bị rơi vào tay người Đức trong những ngày cuối cùng của tháng Mười năm 1941, Tập đoàn quân VI đã chiếm được bản kế hoạch gài mìn ở những điểm quan trọng thuộc thành phố. Nếu người Nga có thời gian để thực hiện kế hoạch này thì đoàn quân chiếm đóng sẽ bị chôn vùi dưới những đống gạch đổ nát. Tuy thế, một số vụ phá hoại cũng được người Nga thực hiện thành công. Điển hình như là viên tướng Georg Braun, Tư lệnh Sư đoàn Bộ binh 68 đã bị tan xác tại ngôi nhà tạm thời làm chỗ trú chân của ông trong ngày 14 tháng Mười một năm 1941. Đó là một biệt thự dành riêng cho Khrushchev làm Sở chỉ huy trong vai trò làm Ủy viên Hội đồng quân sự Phương diện quân trước khi sơ tán ra khỏi Kharkov. Những khối thuốc nổ gắn với những kíp nổ được điều khiển từ xa vẫn được cài đặt với sự cho phép của Khrushchev trong lúc ông ta vẫn còn đang tọa lạc trong biệt thự đó.

    Do vậy, Hitler thường xuyên đề cập tới vấn đề này và không ngần ngại so sánh nó - một hành động không đáng được ca tụng - với những ngọn lửa đã nhấn chìm Moscow vào cảnh “vườn không nhà trống” trong thảm họa của Napoleon tại Nga thuộc đầu Thế kỷ XIX…

    Không có lý do gì để cho rằng Zhdanov, một nhà lãnh đạo đầy nhiệt huyết của Leningrad, sẽ lại thực hiện công việc đặt mìn thành phố không tốt hơn Kiev.

    Hơn nữa, bản thân Hitler đã nắm trong tay những thông tin chính xác về tình hình trong thành phố được gửi về từ các điệp viên bí mật của ông ta. Tình báo Phần lan đặc biệt hữu ích trong công việc cung cấp thông tin cho người Đức. Thông tin về sự kiện người Nga sẽ cho nổ tung thành phố nếu bị rơi vào tay quân Đức đã bị nghi ngờ từ lâu bởi các chuyên gia quân sự cho đến khi các ấn phẩm mang tính chất giật gân của Liên xô được xuất bản trong những năm 1964-1965 đã chính thức xác định vấn đề này….

    Trong một bài báo mang tiêu đề “ Đó là những bí mật”, Đại tá Starikov đăng trong tạp chí Lịch sử quân sự (Voyennoistoricheskiy Zhurnal – Военноисторический журнал) đã mô tả chi tiết các kế hoạch đặt mìn trong các thành phố kèm theo việc lắp đặt các thiết bị nhằm phá hủy các trung tâm quan trọng nhất. Trong một số bài báo khác, Đại tá Starikov đã đề cập tới ngôi nhà mà Tướng Đức Braun cư ngụ tại thành phố Kharkov đã bị đặt mìn phá hủy lúc 4.20 ngày 14 tháng Mười một năm 1941 bằng thiết bị hẹn giờ được điều khiển từ xa. Chỉ vì người Nga khi rút khỏi Kharkov 1941 rất thiếu thốn các kíp nổ cũng như thuốc nổ nên đã ngăn cản họ không thể đặt mìn phá hủy được các quảng trường, cây cầu, đường giao thông chính cũng như các phương tiện vận tải quan trọng…

    ...........................
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Ấn tượng hơn bài báo của Starikov chính là một bản báo cáo của Đô đốc Panteleyev mang tựa đề “Phòng tuyến Hải quân” được xuất bản tại Moscow năm 1965. Panteleyev từng giữ chức Tham mưu trưởng của Hạm đội Baltic từ tháng Tám năm 1941, chiến đấu trong thành phần thuộc Phương diện quân Leningrad…

    Đô đốc Panteleyev đã phát biểu từ sau ngày 12 tháng Chín năm 1941, một đơn vị đặc biệt được thành lập tại Leningrad dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chịu trách nhiệm về việc chuẩn bị cho nổ tung toàn bộ thành phố. Các mệnh lệnh về chiến thuật và chiến lược dành cho đơn vị đặc biệt này đến từ Cục trưởng Cục Du kích Hồng quân có phương châm là :”Nếu bọn phát xít xâm nhập được vào thành phố thì chúng ta phải chôn vùi bọn chúng dưới đống đổ nát của thành phố..”. Bản kế hoạch đã cung cấp một lịch trình chi tiết tiêu thổ tất cả các tòa nhà chính, các cây cầu, hệ thống tầu điện ngầm, ga đường sắt cũng như các công viên vườn hoa trong thành phố. Nó luôn luôn chứa đựng các cụm từ “nổ tung..đốt cháy…chôn vùi…hủy diệt…đặt mìn hẹn giờ..”

    Đó là một kế hoạch phá hủy mang tính chất máu lạnh đáng kinh ngạc. Rõ ràng kế hoạch này thừa sức thực hiện được. Và nếu điều đó xảy ra, những người lính Đức chiếm đóng Leningrad buộc phải rời thành phố càng nhanh càng tốt – giống hệt như Hoàng đế Napoleon buộc phải rời Moscow giữa những ánh lửa của các ngôi nhà đang bùng cháy…

    Bốn tuần lễ sau khi đưa ra bản tài liệu “Tuyệt mật”, trong ngày 8 tháng Mười một năm 1941, nhân kỷ niệm lần thứ 18 vụ Bạo loạn tại Nhà hàng bia Munich, Hitler cũng đã đưa ra một lời giải thích cho công chúng Đức và những người ủng hộ ông ta trên toàn thế giới hiện đang cảm thấy nản lòng vì chiến dịch phong tỏa Leningrad đang bị sa lầy. Điều này hơi khác so với bản tài liệu “Tuyệt mật” dành cho các vị chỉ huy trên chiến trường, nhưng nó vẫn được thấm nhuần bởi quan điểm đến từ Hitler. Trong bài diễn văn truyền thống tại đây, ông ta nói : “Bất cứ một người Đức nào đã hành quân từ Đông Phổ xa xôi để đến một nơi cách Leningrad có sáu dặm đường đều có thể nói rằng sẽ cố gắng vượt qua sáu dặm cuối cùng để tiến vào thành phố. Nhưng điều này tôi cho là không cần thiết. Thành phố sẽ bị phong tỏa. Không có ai có thể cứu rỗi được nó, Leningrad như một trái cây chín nẫu và tự rơi vào tay của chúng ta..”

    Thực tế đã chứng minh đây một quan điểm sai lầm của Quốc trưởng. Và sai lầm này đã mở đầu cho một chuỗi sự kiện thảm khốc xảy ra tại Cụm Tập đoàn quân Bắc, các chuỗi sự kiện này chắc chắn sẽ đóng góp vào kết quả tại Mặt trận miền Đông…..

    Hitler đã yêu cầu tất cả các lực lượng Đức phong tỏa chặt chẽ các con đường tiến vào thành phố. Ông ta đã để cho kẻ thù giữ lại một trung tâm quan trọng thuộc ngành công nghiệp chiến tranh cùng một căn cứ hải quân dành cho hạm đội Cờ đỏ tại vùng biển Baltic. Hitler thậm chí không thèm thủ tiêu túi vây Oranien-baum (nay đổi tên là Lomonosov), một khu vực đổ bộ của người Nga tại rìa phía nam của Vịnh Phần Lan, kế sát phía tây thành phố Leningrad. Ông ta vẫn tiếp tục, đúng như Thống chế Phần-lan nổi tiếng Mannerheim đã ví von :” đeo một chiếc ba-lô nặng nề trên lưng mình trong cả cuộc chiến tranh”…
    --- Gộp bài viết: 28/10/2017, Bài cũ từ: 28/10/2017 ---
    [​IMG]
    BẢN ĐỒ SỐ 22…900 NGÀY LENINGRAD NẰM TRONG VÒNG PHONG TỎA CỦA ĐỨC KẾT HỢP VỚI MỘT SỐ ĐƠN VỊ PHẦN LAN. TRONG THÁNG MƯỜI MỘT NĂM 1941, HỌ THỰC HIỆN MỌI NỖ LỰC ĐỂ ĐÓNG VÒNG PHONG TỎA TẠI KHU VỰC FINNS TRONG VÙNG SVIR (BẢN ĐỒ NHỎ TRÊN CAO PHÍA TRÁI). NỖ LỰC CỦA NGƯỜI NGA PHÁ VÂY TRONG TRẬN CHIẾN ÁC LIỆT TẠI MỘT HÀNH LANG RỘNG 9 DẶM Ở PHÍA NAM HỒ LADOGA (BẢN ĐỒ NHỎ TRÊN CAO PHÍA PHẢI)….LỊCH SỬ GỌI ĐÓ LÀ TRẬN CHIẾN HỒ LADOGA LẦN THỨ NHẤT (THÁNG 8-9/1942).
  7. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Thậm chí, chúng ta không thể hiểu một vấn đề trên thực tế là : để bắt Leningrad đầu hàng, Hitler nên cố gắng thiết lập một mối liên kết trên đất liền với ông bạn Đồng minh Phần lan của mình, đằng này Hitler làm theo cách riêng của ông ta dẫn đến việc người Nga đã ghìm chặt một lực lượng đáng kể tới 42 Sư đoàn của Hitler tại khu vực Leningrad và túi vây Oranienbaum.

    Khi Hitler đình chỉ các cuộc tấn công vào ngày 24 tháng Chín năm 1941 thì việc thanh toán Leningrad chỉ còn khoảng vài ngày. Việc đình chỉ mọi hoạt động tấn công và việc rút lui Tập đoàn quân Panzer IV cùng với các Sư đoàn triển khai nhanh thuộc Quân đoàn Panzer XLI tại thời điểm đó đã gây ra những lỗi lầm có hậu quả nghiêm trọng tương đương với mệnh lệnh không tiếp tục truy kích quân Anh tại khu vực Dunkirk. Tại đây, do hậu quả từ việc đánh giá sai về tình hình kẻ thù, Hitler đã bỏ lỡ cơ hội bắt giữ một số lớn quân Anh, điều sẽ khiến cho cả nước Anh không còn khả năng tự vệ.

    Tương tự như vậy, giờ đây ông ta bỏ lỡ cơ hội quyết định tại Leningrad thuộc cánh bắc tại Mặt trận miền Đông. Thay vì tung một đòn công kích tổng lực để giành chiến thắng cuối cùng với 200.000 đến 300.000 tù binh cùng với nguồn chiến lợi phẩm vô tận của một thành phố công nghiệp lớn thì ông ta lại liều lĩnh lao vào một chiến dịch phong tỏa kéo dài tới 900 ngày đêm để rồi kết thúc bằng một sự thất bại…

    Điều gì khiến Hitler lại mắc sai lầm như vậy ? Tại sao ông ta lại không lắng nghe ý kiến của các viên chỉ huy chiến trường ? Tại sao ông không tin tưởng rằng Leningrad sẽ nhanh chóng bị sụp đổ ? Hay là ông ta đánh giá thấp sự lãnh đạo kiên cường và dẻo dai của Đảng Cộng sản tại Leningrad ?

    Bí thư Thành ủy Leningrad là Zhdanov. Ông ta là một người Ukraina, sinh tại Mariupol năm 1892, đó là một người đàn ông khác thường. Sự cứng rắn, cương quyết và lòng quả cảm của ông đã truyền cảm hứng cho sứ mệnh phòng thủ của Leningrad. Zhdanov đã cho thế giới một ví dụ minh họa đầu tiên trong lịch sử hiện đại, đó là sự tàn bạo của cuộc chiến tranh tổng lực trên một vùng nhỏ hẹp có nghĩa là như thế nào...

    Có một điều rất lạ kỳ ; đó là Hitler rất hững hờ với các cuộc chiến liên quan đến nước hay biển. Đối lập lại là ông ta rất thích những trận chiến trên đất liền. Giống như tại Dunkirk, sự ngại ngùng với nước của ông đã khiến ông lạc lối ở Leningrad. Ông tin rằng thành phố đã bị bao vây, nhưng ông đã không nhận thấy một thực tế rằng mặc dù Leningrad đã bị chia cắt ra khỏi phòng tuyến Sô-viết trên đất liền vào mùa hè năm 1941, nhưng nó không hề hoàn toàn bị bao vây. Vùng nội địa sâu của Leningrad vươn tới bờ tây của hồ Ladoga mà tại nơi đó chỉ rộng có khoảng 20 dặm. Nói cách khác là không hề rộng hơn eo biển Manche giữa Dover và Calais. Hơn thế nữa, dọc theo bờ tây của hồ Ladoga chính là phòng tuyến chủ yếu của Hồng quân…

    Rõ ràng lúc ban ngày sự vận chuyển trên hồ đừng có trông chờ từ lòng bao dung của Luftwaffe. Nhưng còn ban đêm ? Do vậy, hồ Ladoga đã cung cấp một con đường vận chuyển cho thành phố ngay từ ngày đầu tiên của cuộc phong tỏa. Những nỗ lực vượt bậc của quân Đức, trong tháng 10 và tháng 11 năm 1941 đã di chuyển vòng quanh hồ với lực lượng cơ động nhanh thuộc Quân đoàn Panzer XXXIX (39) nhằm liên kết với quân Phần-lan tại khu vực Svir nhằm đóng chặt vòng vây thành phố đã bị thất bại.

    Do vậy, sau khi Người Nga phản công và chiếm lại được Tikhvin vào cuối năm 1941, Tập đoàn quân XVIII (Đức) chỉ chiếm giữ được một giải đất ven bờ phía nam thuộc hồLadoga với Schlüsselburg nằm ở góc phía tây và Lipka nằm ở góc phía đông. Tiếp cận giải đất ven hồ này là một hành lang hẹp rất nguy hiểm ; phía bên phải là Phương diện quân Volkhov, nơi mà người Nga liên tục gây sức ép, phía bên trái là con sông Neva, phía sau con sông này là những tuyến hào phòng thủ dầy đặc của 3 Tập đoàn quân Sô-viết thuộc Phương diện quân Leningrad – đó là các Tập đoàn quân LXVII(67), LV (55) và XLII (42). Chính giữa hành lang này, nằm giữa các khu rừng và đầm lầy là khu đồi Sinyavino có tầm khống chế được cả một vùng rộng lớn. Phần cuối của cái nút cổ chai này ở phía nam chính là tuyến đường sắt mang tên Kirov nối Leningrad với Urals theo hướng Volkhovstroy.

    Ngay trước lúc thành phố bị bao vây, Zhdanov đã cho di tản kịp thời ra khỏi Leningrad khoảng 650.000 công nhân chủ chốt thuộc ngành công nghiệp vũ khí, cùng với các loại máy móc, máy công cụ, nguyên liệu thô chất đầy 40.000 toa xe lửa chạy sâu vào khu vực nội địa nước Nga. Điều này mang một ý nghĩa rất rõ ràng là Đại bản doanh Sô-viết Tối cao đã dự kiến thành phốLeningrad sẽ bị rơi vào tay người Đức. Điều này cũng giải thích thêm là tại sao Leningrad không được trang bị, tổ chức cho việc chống lại cuộc phong tỏa kéo dài của quân Đức.

    Các kho dự trữ nguyên liệu, lương thực và thực phẩm trong thành phố đã nhanh chóng bị cạn kiệt. Nhu cầu của thường dân cùng 200.000 binh lính Leningrad hoàn toàn phụ thuộc vào sự tiếp vận bằng đường hàng không vì việc tiếp tế bằng tàu thủy ban đêm qua hồ Ladoga hầu như không được tính tới. Nhưng lực lượng Không quân Sô-viết không được chuẩn bị cho một nhiệm vụ mang tính chất tầm cỡ và chiến lược như vậy.

    .................................
    Lần cập nhật cuối: 29/10/2017
    caonam_vOz, meo-u, DepTraiDeu3 người khác thích bài này.
  8. anhday71

    anhday71 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2005
    Bài viết:
    596
    Đã được thích:
    118
    Bây giờ nói thì dễ lắm, nhưng các anh hùng bàn phím nếu có bằng ấy thông tin hitler nhận dc sẽ "phán" thế nào ?
    Mình đánh aoe (trình còi), thằng em ngồi ở sau phán " phải tay em thì bác chết", mà nó nói đúng thật, nhưng đấy là "em" đang ngồi sau bác chứ nếu đối diện với bác sẽ khác đó.
  9. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Một ví dụ cho thấy từ ngày 14 – 28 tháng 11 năm 1941 chỉ chuyển được có 1.200 tấn lương thực vào trong vòng vây, có nghĩa là 86 tấn/ngày…

    Đó cũng là số lượng thực phẩm tương đương được vận chuyển bằng đường hàng không vào Stalingrad của Luftwaffe khoảng một năm sau – số lượng này không đủ cho 250.000 lính Đức trong vòng vây. Nhưng tại Leningrad vẫn còn tới trên hai triệu người đã bị kẹt lại trong mùa đông năm 1941. Với 250.000 lính Đức thuộc Tập đoàn quân VI tại Stalingrad, các chuyên gia tính được mức tiếp vận tối thiểu là phải 306 tấn hàng hóa mỗi ngày để giữ cho họ còn có cơ hội sống sót. Thế mà thời điểm này, dân số Leningrad còn gấp 10 lần thì sốlượng lương thực ít ra phải có khoảng 1.000 tấn/ngày….

    Trong suốt thời gian vận chuyển bằng đường hàng không cho Tây Berlin trong thời kỳ bị Liên-sô phong tỏa 1948-1949, số lượng hàng hóa dành cho 2.500.000 cư dân đang sinh sống tại đó lúc đầu là 4.500 tấn/ ngày, sau đó lên tới 10.000 tấn/1 ngày. Leningrad thì nhận ít hơn 100 lần. Kết quả là nạn đói đương nhiên xảy ra. Khẩu phần bánh mì hàng ngày của một người công nhân trong thành phố chỉ là 250 gam, tương đương với 5 lát bánh mì mỏng dính. Những nhân viên phục vụ và gia đình họ chỉ được nhận 125 gam cho mỗi đầu người. Ngay những chiến sĩ Hồng quân cũng phải thắt lưng buộc bụng. Mỗi người lính đang chiến đấu trên tuyến đầu chỉ được nhận khoảng 50% khẩu phần lương thực hàng ngày, các nhân viên hậu cần cũng như nhân viên phục vụ trong các sở chỉ huy chỉ còn có 33% khẩu phần...

    Vào cuối tháng mười một năm 1941, một sự cải thiện nho nhỏ đã xảy ra, đó là một thực tế mà Hitler không hề nghĩ tới – Hồ Ladoga đóng băng. Lớp băng phủ trên mặt hồ dày tới 5 feet (1,5 m). Leningrad đã tìm lại được mối liên lạc vững chắc với “Đất mẹ” Sô-viết bên bờ phía đông của hồ …

    Và như vậy, một con đường vận chuyển mới trên mặt băng được thiết lập, con đường mà nhân dân Leningrad đặt cho một cái tên đầy biết ơn “Con đường sống”. Suốt đêm, các xe tải liên tục chạy trên mặt hồ.

    Nhưng hầu hết hàng hóa của họ là đạn dược, phụ tùng, nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chiến tranh. Thực phẩm thường nằm ở cuối bản danh sách. Khi quay lại, những chiếc xe tải chở những người bị thương, già yếu, trẻ em cũng như những người phụ nữ không còn có khả năng lao động sơ tán ra khỏi thành phố. Khoảng 800.000 người đã được di tản theo con đường này….

    Thế nhưng, số lượng nhiên liệu cung cấp cho các xe tải và động cơ đã không được đầy đủ trên toàn bộ Mặt trận Sô-viết trong mùa đông năm 1941. Chính vì lý do đó, Zhdanov đã huy động một lực lượng lớn nhân công thiết lập một con đường ray trên băng để nối vào tuyến đường sắt Volkhovtsroy-Moscow ở phía bên kia hồ. Khoảng 4000 đến 5000 tấn hàng hóa giờ đây có thể đưa vào thành phố theo cách này trong suốt mùa đông. Nhưng ngay giờ đây, cuộc sống của những người còn lại trong vòng phong tỏa cũng chưa được cải thiện gì nhiều, bởi vì 80% tổng số lượng hàng hóa vận chuyển là nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất vũ khí, mà hiện nay trong thành phố đói nghèo đến cùng cực này, vẫn đang chế tạo ra súng cối, tiểu liên và rất nhiều xe tăng cho toàn bộ mặt trận…

    Vào mùa hè năm 1942, các đơn vị lao động của Zhdanov đã đạt được một thành công đáng kể : họ đã đặt được một dây cáp điện cũng như một đường ống dẫn nhiên liệu xuyên qua hồ Ladoga vào thành phố.. Nguồn điện chuyển đến cho các nhà máy chế tạo vũ khí từ nhà máy thủy điện Volkhov tại khu vực Svir. Khi mặt hồ đóng băng trở lại thì một đường dây cao áp đã được thiết lập trên mặt băng.

    Nạn đói quả là một động lực khủng khiếp và tàn bạo. Nó buộc tất cả các cư dân trong thành phố còn có khả năng lao động phải gia nhập vào các đội lao động cũng như các tiểu đoàn chiến đấu, Thật là đơn giản, bất cứ ai không làm việc hoặc chiến đấu để bảo vệ thành phố sẽ không nhận được khẩu phần lương thực và đồng nghĩa với sự chết đói.

    Cho đến nay, chưa có những thống kê đáng tin cậy về sự mất mát của con người tại Leningrad. Theo các nguồn tin chính thống từ phía Liên-xô thì có khoảng 600.000 – 700.000 người chết. Những gì mà Zhdanov và Đảng Cộng sản Bolsevik đã thực hiện qua việc huy động thường dân vào các nhiệm vụ lao động và quốc phòng thật kinh ngạc : 32.000 cô gái và phụ nữ được tuyển dụng vào các đội y tá, hộ lý phục vụ tại mặt trận ; 90% thành viên Đoàn Thanh niên Komsomol Leningrad hoạt động tích cực tại các phòng tuyến bảo vệ thành phố ; 600.000 trẻ em và thanh thiếu niên được liên tục sử dụng để duy trì và phát triển hệ thống phòng thủ trong thành phố ; họ đã đào được 440 dặm các con mương chống tăng với những vật dụng thô sơ như cuốc, xẻng…

    Thêm nữa, họ đã làm ra tới 200 dặm các chướng ngại vật chống tăng cùng với hơn 5.000 hầm hố, công sự chiến đấu. Con số 600.000 trẻ em vị thành niên đã buộc các chuyên gia nghiên cứu lịch sử phải đưa ra một kết luận rằng họ đã sử dụng cả những đứa trẻ 9-10 tuổi và thậm chí có thể có cả những trẻ em 8 tuổi…???

    Không có thành phố nào trước đó cũng như không một nơi nào trên trái đất này có thể huy động một lực lớn thường dân như thế. Đương nhiên kể cả hệ thống phòng thủ của Berlin năm 1945. Khi viên Tư lệnh phòng thủ của Đế chế yêu cầu Gauleiter (người đứng đầu Đảng Quốc-xã trong khu vực) hàng ngày phải cung cấp 100.000 thường dân trong việc xây dựng hệ thống phòng thủ của thủ đô Berlin, Gauleiter đã bác bỏ ngay yêu cầu này vì ông ta cho đó là một điều không thể thực hiện được. Người chịu trách nhiệm công việc phòng thủ của Đế chế tại Berlin, Tiến sĩ Goebbels, cũng không thành công trong việc huy động hơn 30.000 thường dân cho việc xây dựng hệ thống phòng thủ cũng như dọn dẹp thành phố vào bất cứ lúc nào có yêu cầu đòi hỏi…

    ....................
    caonam_vOz, gaume1, viagraless6 người khác thích bài này.
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Thật ra, không chỉ tại Leningrad, các đoàn viên Thanh niên Cộng sản nắm giữ một vai trò quyết định ở các trận chiến đấu. Trong tổng số 11.000 danh hiệu Anh hùng Liên-xô thuộc Đại chiến Thế giới lần thứ II – tương đương với huân chương Thập tự sắt của Đức – thì có khoảng 7.000 người là Đoàn viên Thanh niên Komsomol. Không hề có số hiệu nào so sánh cho thấy có bao nhiêu trong số 7.200 huân, huy chương Thập tự sắt của Đức được xuất phát từ Hitler Youth (Đoàn Thanh niên Hitler)…

    Trong trạng thái bị cái đói và cái rét hành hạ ở nhiệt độ 40 độ âm, những đứa trẻ bị buộc phải đi đào và gia cố các công sự phòng thủ trong thành phố. Cố gắng để quên cái đói và rét, những người lau chùi, dọn dẹp các nhà máy bị oanh tạc, các nơi ngừng hoạt động. Thời gian biểu trong một ngày khoảng từ 12 – 14 giờ. Sau đó họ cố gắng trở về ngôi nhà của họ. Tại đó, không hề có ánh sáng, nước nôi. Tất cả những thứ gì đốt được để sưởi ấm thì họ đã đốt sạch. Ngày hôm sau, họ lại phải thức dậy trở về nơi làm việc của mình. Những ai không cố gắng đứng dậy được sẽ không được nhận khẩu phần lương thực. Điều đó sẽ đồng nghĩa với cái chết..Thật là khốn cùng cho những kẻ thất bại !

    Họ đã không phải chịu đựng cái lạnh trong mùa hè. Nhưng khẩu phần lương thực sẽ ít hơn một chút. Thời gian làm việc lại lên tới 15 giờ. Chưa kể những công việc tình nguyện. Vào ban đêm, phụ nữ trong thành phố lại đến những khu vực giao tranh, những vị trí chiến đấu bằng các loại xe vận tải thô sơ để tiếp tế đạn dược, lương thực cho các chiến sĩ Hồng quân. Khi trở về, họ đưa những người bị thương cũng như những người quá yếu về thành phố để săn sóc giúp họ hồi phục sức khỏe.

    Một cái nhìn khủng khiếp nhất trong toàn bộ cuộc phong tỏa Leningrad là sự vận chuyển và sống chung với sự chết chóc. Cái chết, gần như một sự vô hình, phải che đậy trong cuộc sống hiện tại thuộc mỗi thành phố chúng ta giờ đây đã trở thành một hiện tượng hàng ngày và công khai mà bắt buộc mỗi người dân phải làm quen với sự quen thuộc của nó. Một người đàn ông, phụ nữ hoặc quen thuộc nhất là một đứa trẻ sẽ kéo theo một chiếc xe lăn, hoặc một chiếc xe được chế tạo thô sơ, đôi khi chỉ có một vài tấm ván, trên có đặt theo một xác chết, được bọc bằng một đống giẻ, quần áo cũ và kéo đến một ngôi mộ tập thể trong các nghĩa trang của thành phố….

    Và như vậy, phía sau sự thật khủng khiếp mà Zhdanov cùng với bộ máy của Đảng Cộng sản cần phải giữ bằng mọi giá chính là sự tồn tại của Leningrad trong vòng vây. Mà không phải chỉ là sự tồn tại của Thành phố. Hết lần này đến lần khác, Zhdanov luôn kêu gọi các vị Tư lệnh chiến trường Sô-viết :”Chúng ta phải tấn công ! Chúng ta phải thanh toán bằng được cái nút cổ chai Schlüsselburg để thiết lập lại mối liên lạc với Phương diện quân Volkhov!" ..

    Không biết mệt mỏi, ông ta ra lệnh cho các tướng lĩnh dưới quyền phác thảo các kế hoạch phá vây và chuyển tới Sở chỉ huy để xem xét. Mọi kế hoạch đều dựa vào một công thức nhìn có vẻ rất đơn giản :Tập đoàn quân LXVII (67) Sô-viết sẽ từ bên trong vòng vây đánh ra tại khu vực sông Neva theo hướng đông. Đồng thời, gần như cùng một lúc, Tập đoàn quân Xung kích II thuộc Phương diện quân Volkhov, sẽ mở cuộc tấn công theo hướng tây để hợp vây với các lực lượng thuộc Phương diện quân Leningrad. Khoảng cách giữa hai bên tại điểm hẹp nhất có những chỗ chỉ rộng 9 dặm, và đối với 900 ngày của vòng phong tỏa Leningrad, khoảng cách 9 dặm này là tâm điểm thuộc trận chiến Leningrad.

    Điều tồi tệ nhất trong những sai lầm về quân sự là nó luôn kéo theo một loạt những sai lầm khác trong tương lai. Vào mùa xuân năm 1942, khi Hitler thực sự đã nhận ra quyết định sai lầm của ông ta tại Leningrad trong mùa thu năm 1941, ông ta quyết định phải sửa chữa sai lầm đó :”Leningrad phải biến khỏi bản đồ thế giới !”, ông ta nhấn mạnh trong Chỉ thị No. 41, thuộc kế hoạch hoạt động tổng quát trong năm 1942…

    Khi Thống chế Manstein đã chinh phục được thành phố Sevastopol, được coi là pháo đài mạnh nhất thế giới, Hitler đã ra lệnh cho Manstein cùng Tập đoàn quân XI và dàn pháo binh đầy uy lực chuẩn bị hướng lên phía bắc để công kích Leningrad.

    Nhưng sự đời đâu phải đơn giản, những điều gì thực hiện trong năm 1941 là chính xác thì bây giờ lại bị sai lầm trong năm sau. Mùa hè năm 1942, trọng tâm chiến lược của đòn tổng phản công của người Đức đã dồn hết xuống miền Nam nước Nga, nơi có những đợt tiến công quyết định nhằm vào Volga và vùng Caucasus. Do đó, tại những điểm quyết định, các “cối xay thịt” đã cướp đi hết những lực lượng còn trong tay người Đức. Đương nhiên trong đó có cả Tập đoàn quân XI. Cái giá cho sự vắng mặt của Tập đoàn quân chính là sự sụp đổ của người Đức tại Stalingrad..

    Tất nhiên, có những lúc, Hitler đã biết lắng nghe những ý kiến của các viên tư lệnh chiến trường. Ông ta quyết định: bằng giá nào cũng phải chiếm được Leningrad. Kế hoạch dự kiến của Manstein vừa đơn giản lại vừa ranh mãnh: ông định chọc thủng các vị trí phòng thủ của người Nga bằng ba Quân đoàn bắt đầu tấn công từ hướng nam, xâm nhập từ bên rìa của thành phố, rồi ông ta sẽ dừng lại. Hai trong trong số ba Quân đoàn sẽ ngoặt theo hướng đông, họ sẽ qua sông Neva, và rồi họ sẽ nghiền nát thành phố.

    Đó là một kế hoạch tốt. Và tới lúc đó, không ai có thể nói rằng Manstein khi lên kế hoạch đã để xảy ra sai sót. Thế nhưng - cơ hội tốt nhất dành cho Quốc trưởng đã qua mất rồi - thành phố Leningrad đã khẳng định một câu thơ trích dẫn nổi tiếng trong vở Ju-lius Caesar –Hồi 4, cảnh 3, câu 217-220 của Đại văn hào người Anh William Shakespear :

    “Việc đời như thủy triều
    Phải dong buồm khi ngọn triều dâng
    Nếu biết nắm lấy, sẽ đưa đến may mắn
    Bỏ lỡ thì hành trình cuộc đời ta
    Sẽ chìm trong lòng sông cạn và sự khốn cùng…”


    Hoặc viết theo kiểu lục bát phương Đông :
    “Việc đời như ngọn triều dâng
    Giong buồm thẳng tới kẻo không kịp thời
    Dịp may còn ở nơi người
    Tuột tay bỏ lỡ, cuộc đời khổ đau…”

    ..............................
    Lời thơ : William Shakespear
    PHAN TRỌNG LỆ..VIRGINIA…19/12/2007
    caonam_vOz, DepTraiDeu, tatpcit6 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này