1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927


    CHƯƠNG II


    PHÍA NAM HỒ LADOGA



    Vũ điệu thần chết bên sông Neva – Gorodok : Nhà máy điện và bệnh viện – Những người lính thủy cắm cờ đỏ trên băng – Trận giáp lá cà trong những con hào – Tiger ra trận – Đòn phá vây của người Nga – Lực lượng chống tăng của Đại tá Andoy ngăn cản quân Nga…


    Vào những ngày đầu của Tháng Tám năm 1942, ngay cả trước khi Manstein biết rằng Leningrad sẽ là nhiệm vụ mới được giao phó cho ông, Moscow đã thừa biết ý định của Hitler. Các điệp viên của “Dàn nhạc Đỏ” đã gửi bản kế hoạch của người Đức về thủ đô Moscow. Nhận được thông tin, ngay lập tức Stalin ra lệnh chuẩn bị ngay một đòn phản công cho người Nga.

    Trong một bầu không khí bồn chồn, vội vã, những lực lượng mới của quân Nga đã được chuyển tới Phương diện quân Volkhov. Một sự huấn luyện hết sức khẩn trương tại tất cả các phần còn lại của nước Nga Sô-viết rộng lớn, thông thường chỉ cấp tốc huấn luyện trong một thời gian kéo dài có ba tuần lễ, cũng như công việc vận chuyển quân đội rất phức tạp và khó khăn bội phần từ Siberia và Turkmen về những khu vực tập kết cho chiến dịch. Tổng cộng có tới 16 Sư đoàn Bộ binh, 9 Lữ đoàn, 5 Lữ đoàn bọc thép với một số lượng xe tăng lên tới 300 chiếc đã được giao cho Tư lệnh Phương diện quân Volkhov…..

    Vào ngày 27 tháng tám năm 1942, trong khi Thống chế Manstein đang triển khai lực lượng tấn công dọc theo phòng tuyến phía nam của túi vây Leningrad thì người Nga bắt đầu mở cuộc tấn công của họ , đi tiên phong là các lực lượng xung kích từ Phương diện quân Volkhov, nhằm trấn áp, đè bẹp quân Đức trong khu vực cổ chai Schusselburg để theo kế hoạch bắt tay với lực lượng của họ tại Leningrad. Ngay từ giây phút đầu tiên, dải phòng tuyến phía đông thuộc vùng trách nhiệm của Tập đoàn quân XVIII Đức đã bị chọc thủng tại khu vực gần Gaytolovo.


    Tại hai bên sườn khu vực bị quân Sô-viết chọc thủng là các lực lượng thuộc Sư đoàn Saxon 223 và Sư đoàn Bộ binh 227 đến từ vùng Westphalian đã kịp thời trụ vững. Tại đây, Đại tá Wengler cùng với Trung đoàn Vệ binh 366 Westphalian đã chống cự một cách kiên cường làm cho ngay cả những nhà viết sử Sô-viết trong cuốn”Cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại “ cũng không thể không đề cập đến tên tuổi ông ta…. Đại tá Wengler đã ngăn chặn được sự xâm nhập của người Nga theo hướng bắc. Mặc dù bị quân Sô-viết bao vây, ông ta đã giữ vững vị trí của mình tại rìa của một khu rừng nhỏ trong nhiều ngày, ngăn chặn mọi sự xâm nhập của người Nga. Những người lính Westphalians của Weng-ler đã đứng vững như con đập trước những ngọn thủy triều hung dữ của đoàn quân Đỏ.

    Người Nga tiếp tục tiến thêm khoảng 8 dặm theo hướng tây. Họ đã tới ngay bên ngoài của Mga, một đầu mối giao thông quan trọng của tuyến đường sắt Kirov – một mục tiêu quan trọng của họ. Lúc này, cái nút cổ chai co lại chỉ còn một nửa chiều rộng so với trước đây.

    Trước tình hình nguy cấp như vậy, Manstein đã không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng các lực lượng Đức đang triển khai cuộc tổng công kích vào Leningrad buộc phải xoay sang phòng thủ và ngăn chặn sự thâm nhập của người Nga. Trong những trận chiến đẫm máu như vậy, kết hợp với số quân Đức thuộc Tập đoàn quân XVIII của Tướng Lindemann, cuộc ngăn chặn đã thành công một cách hoàn hảo : đã bắt được 12.000 tù nhân cùng với 244 xe tăng của người Nga bị phá hủy. Trận đầu tiên trong ba trận kịch chiến bên hồ Ladoga đã chấm dứt…

    Nhưng lúc này, những nỗ lực đánh chiếm Leningrad của người Đức đã bị tiêu tan. Không còn có câu hỏi nào đề cập tới vấn đề đó nữa. Lượng đạn dược bị thiếu hụt, sức mạnh quân đội Đức đã bị yếu hẳn đòi hỏi phải có một sự bổ sung gấp. Tháng Chín đã trôi qua…Rồi tháng Mười cũng vậy….Mọi việc vẫn yên tĩnh xung quanh Leningrad. Tháng mười một được tiếp cận với việc bắt đầu bằng thảm họa Leningrad. Trong thời gian này, các kế hoạch tấn công thành phố buộc phải giữ kín…
    --- Gộp bài viết: 01/11/2017, Bài cũ từ: 01/11/2017 ---
    [​IMG]
    BẢN ĐỒ SỐ 23 : QUÂN SÔ-VIẾT CỐ GẮNG MỞ CUỘC TẤN CÔNG NHẰM THIẾT LẬP MỐI LIÊN LẠC VỚI LENINGRAD…HỌ TẤN CÔNG VÀO HÀNH LANG CỦA NGƯỜI ĐỨC THEO HÌNH THÁI “TRONG ĐÁNH RA, NGOÀI ĐÁNH VÀO”
    caonam_vOz, DepTraiDeu, tatpcit4 người khác thích bài này.
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Thời điểm này, Manstein đã phải rời khỏi những trận chiến giữa khu vực Neva và Volkhov. Một lần nữa, ông ta đã chuyển về miền nam để viết lên một trong những chương thú vị nhất của Mặt trận miền Đông : các trận giao tranh đẫm máu tại Volga, Donets, và Dnieper.

    Rồi tháng Mười hai cũng trôi qua tại Leningrad. Các vị trí bị đóng băng trong thời tiết lạnh buốt của miền Bắc Cực. Trên khu vực Neva và Volkhov, quân lính hai bên đã ngồi xuýt xoa trong những con hào đào ngầm sâu xuống mặt đất. Tiếp đến tháng Giêng của năm 1943. Và đến ngày thứ mười hai của tháng Giêng…..




    ☆☆☆☆☆




    Trung úy Winacker là một trong những sĩ quan công binh Đức thường hay dậy sớm. Khoảng 7.00 giờ, ông ta đã nhâm nhi xong tách cà-phê sáng để rồi lúc này bộ phận thông tin liên lạc đặt ở phía ngoài bệnh viện Gorodok và sau đó tới vị trí súng máy trước tiên…Một cơn gió buốt giá đang thổi từ vùng đồi Sinyavino xuyên qua khu vực đóng quân thuộc Sư đoàn Bộ binh 170. Thật đúng là ngọn gió của miền cực bắc Băng giá, nó lạnh tận xương tủy. Nhiệt kế lúc này là 28 độ dưới không.

    - “Chào Luhrsen!” – Winacker nói với người đồng đội đang loay hoay ở phía sau khẩu súng máy..

    - “Xin chào ngài Trung úy..”

    - “Lạnh chứ ?”

    - “Lạnh khủng khiếp …”

    - “Có chuyện gì không ?”

    - “Không có gì, Thưa Trung úy ! Nhưng không hiểu sao, tôi lại không thích cái kiểu như vậy. Trung úy hãy quan sát xem. Không có thằng Ivan nào trong tầm nhìn. Không có sự sống nào trước mặt. Thông thường chúng phải chạy đi chạy lại trong lúc này, để mang súp và bánh mì về các vị trí đóng quân của chúng..”

    Winacker liếc nhìn chiếc đồng hồ đeo tay : chưa đến 7.30 giờ. Anh ta đeo kính và quan sát. Sau đó, anh ta lại bỏ kính ra và lau đôi mắt kính cho hơi lạnh khỏi bám vào. Rồi anh nhìn qua mặt sông băng rộng, hướng thẳng tầm mắt về phía tây. Cảnh quan thật im lặng một cách đáng ngờ….

    Giòng sông Neva bắt đầu đóng băng từ ngày 7 tháng Giêng. Tại điểm gần Gorodok nó có chiều rộng khoảng 600 đến 830 mét… Lớp băng ở vùng này dày khoảng gần 1m – có khả năng chịu đựng được sức nặng của xe tăng. Người ta không cần phải quá cẩn thận để di chuyển qua mặt sông Neva….

    Trung úy Winacker đã gửi các mệnh lệnh chỉ huy xuống Đại đội 2, Tiểu đoàn Công binh 240, hiện đang đóng quân tại khu vực bệnh viện Gorodok trước kia. Hàng ngày, thường xuyên vào ban đêm, bất chấp thời tiết lạnh giá, các lính công binh Đức thay nhau đặt các quả mìn chống tăng và bộ binh ven bờ sông. Họ cũng cố gắng đặt các cọc thép chống tăng vào sườn dốc dọc theo bờ sông. Hơn thế nữa, họ còn đặt các trái mìn chống tăng vào rừng thông của hai sườn bệnh viện. Khu rừng hình tam giác bên cánh phải đã được cài đặt đầy mìn bảo vệ….

    Viên trung úy đã nhớ như in những vị trí đặt mìn trong đầu ông ta. Đó là lý do tại sao, bây giờ anh ta đang chăm chú quan sát một sự im lặng kỳ lạ, xám xịt, một khung cảnh bình minh thuộc miền bắc nước Nga. Từ phía bờ cao của con sông Neva, khoảng 12 mét so với lòng sông, ông ta có thể quét toàn bộ khu vực thuộc vùng trách nhiệm của đại đội ông. Ông ta cũng có thể quan sát được các vị trí của người Nga bên bờ xa thuộc con sông Neva. Dĩ nhiên , họ có thể ngụy trang rất hoàn hảo các con hào của họ, nhưng từ phía bờ đông, bờ cao thuộc con sông Neva, Winacker vẫn có thể nhìn thấy tất cả mọi thứ xảy ra giữa những bụi cây rậm rạp, hoặc những khu rừng thông đã bị bắn phá một cách nham nhở….

    “Thực sự, mình chưa thấy một nơi nào chết chóc như ở đây”…Người đàn ông mang một mái tóc bạc từ vùng Düsseldorf tự lẩm bẩm với chính mình. Tuy vậy, nếu quan sát kỹ lưỡng, có thể phát hiện ra rất nhiều sự hoạt động trong các hầm, lô cốt phủ đầy tuyết của người Nga.

    Một làn gió cắt da cắt thịt từ thung lũng ven sông thổi tới. Vùng đất giữa Schlüsselburg và Gorodok phủ đầy băng tuyết và im lặng tới mức rợn người. Thình lình, như nhớ ra điều gì Winacker trở nên kích động hẳn lên . Anh ta gọi người xạ thủ súng máy :”Nhìn kìa, Lührsen – Có rất nhiều dấu chân trên tuyết của con sông Neva. Chắc chắn bọn Ivan đã xâm nhập vào bờ của chúng ta trong đêm hôm qua !..“

    Winacker cọ cái khuỷu tay của mình vào lớp tuyết đang bám chặt trước căn lều anh đang đứng, nâng chiếc ống nhòm quan sát thật kỹ từ bờ dốc của con sông, ven bờ sông bày la liệt các vật cản cũng như các vỏ đạn vương vãi từng mét vuông một.”Chúng đang gỡ mìn ! Chết mẹ…Chả có lấy một ai trong lúc này…”

    Viên trung úy không kịp nói hết câu. Theo bản năng, anh ta cúi gập người nép vào một bên con hào. Còn Lührsen cảm thấy như bị rơi xuống vực. Một tiếng nổ lớn khiến cho mặt đất rung chuyển. Tựa như sấm sét đang ụp xuống đầu họ. Đạn rơi xuống cả hai phía con hào giao thông, xé toạc mặt đất đang bị đóng băng đông cứng như đá. Các mảnh đạn rơi như mưa và cắm chi chít vào hai bên bờ tường của con hào….

    .........................
    caonam_vOz, DepTraiDeu, tatpcit4 người khác thích bài này.
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Winacker và Lührsen nằm ép sát xuống dưới lòng của con hào chiến đấu. Họ đang chờ đợi. Liệu đơn thuần có phải là những cú bắn vu vơ ? Hoặc là trận pháo kích sẽ tiếp tục ....

    Những phút chờ đợi trôi qua. Hỏa lực của trận pháo kích tăng dần lên. Giờ đây, Trung úy Winacker không nghi ngờ gì nữa : ”Lührsen, hôm nay bọn Ivan sẽ tấn công đấy !“, anh ta hét vào tai viên hạ sĩ, vội vã và nhanh chóng chạy ngay tới sở chỉ huy dã chiến đặt trong bệnh viện.

    Những tiếng nổ dường như đuổi theo bước chạy của Winacker. Tuy nhiên, anh ta cũng kịp thời đọc được những gì đang xảy ra : nhiều quả đạn súng cối ! Thêm nữa, với những tiếng rên rỉ và tiếng rít xé gió của các quả đạn Rocket thi nhau rơi xuống bờ thấp của con sông Neva. Lúc này, lại thêm có tiếng sấm nặng nề vang lên : Hỏa lực của những đại pháo hạng nặng :“Đó là pháo của Hạm đội Cờ đỏ đặt trong quân cảng Leningrad”, những tiếng rít thi nhau bay qua đầu Winacker.

    Lúc này, những âm thanh tồi tệ nhất của trận pháo kích cứ bám theo khi anh chạy tới bệnh viện ; đó là tiếng nổ của những quả đạn trái phá, những tiếng rít và tiếng nổ xé tai của các quả đạn hỏa tiễn cũng như các quả đạn được bắn ra từ loại pháo tuyệt vời của quân Nga cỡ nòng 76,2 mm.

    Khi Winacker chạy tới ga-ra của bệnh viện thì đại đội anh đã thiết lập xong các tổ, địa điểm phòng thủ. Tất cả các tòa nhà đều bị pháo kích một cách nặng nề. Mọi đường dây liên lạc tới Tiểu đoàn, Sư đoàn và các trạm quan sát đều bị cắt đứt….

    Khu vực giữa Schlüsselburg, Lipka, và Sinyavino lúc này mù mịt khói lửa. Các khu đầm lầy và rừng cây rậm rạp bên sông Neva và mặt trận Volkhov một lần nữa bị xới tung lên. Khoảng 4.500 khẩu pháo của Nga đồng loạt dội một cơn bão lửa và sắt thép lên các vị trí đóng quân của người Đức, một cuộc pháo kích trước đó chưa từng có tại cuối cánh quân phía bắc thuộc mặt trận miền Đông.

    Tổng cộng 4.500 khẩu pháo. Khu vực pháo kích vào hai vùng đóng quân của người Đức từ Leningrad tới phòng tuyến Volkhov chỉ rộng vẻn vẹn có 9 dặm. Tức là 6m một khẩu pháo. Trong 2 giờ 20 phút liền, một cơn bão thép cuồn cuộn, lủa chớp và những tiếng nổ thì nhau giội xuống phòng tuyến quân Đức bên bờ sông Neva, và bên phía đông của cái nút cổ chai, nó kéo dài khoảng 1 giờ 45 phút….

    “Mẹ kiếp, lũ Ivan này không đùa chút nào cả !” – những người lính Đức nói với nhau và chửi thề tại các nơi trú ẩn : các con hào chiến đấu, hào giao thông, cứ điểm và các hố cá nhân của họ. Nhiều người trong số họ đã rúc sâu vào các lô cốt, boong ke ngầm dưới đất. Các hỏa điểm, thị trấn ngầm liên tục được xây dựng từ Leningrad tới phòng tuyến Volkhov trong suốt thời kỳ bắt đầu phong tỏa thành phố. Các khu vực hỏa điểm mạnh được liên kết với nhau bằng một liên hệ thống giao thông hào chằng chịt dưới mặt đất.

    Người Nga đã biết rõ điều này. Đó là lý do làm sao họ liên tục bắn phá các vị trí của người Đức bằng một hỏa lực pháo binh hết sức tập trung. Họ đang ra sức phá hủy những nơi nghi ngờ là vị trí súng máy, các khẩu đội pháo binh, các sở chỉ huy, các đường tiếp cận, đường liên lạc nội bộ cũng như các vị trí đóng quân trong các khu rừng. Họ bắn phá các cây cầu, các tòa nhà, các đường giao thông hào cùng tất cả các đường dây điện thoại. Và giờ đây, họ bắt đầu tấn công. Ngay sau lượt pháo kích khổng lồ, chậm chạp và thận trọng, người Nga bắt đầu tiến công vào các vị trí của quân Đức. Trên đầu họ là những máy bay cường kích bổ nhào yểm trợ…

    Mở đầu từ phía đông, thuộc Phương diện quân Volkhov, là các lực lượng Sô-viết thuộc Tập đoàn quân Xung kích II (tái thành lập) dưới quyền chỉ huy của Trung tướng Romanovskiy bắt đầu cuộc phản công. Khu vực tấn công của họ từ thị trấn Lipka bên hồ Ladoga tới Gaytolovo có tổng chiều rộng là 8 dặm. Lực lượng xâm nhập bao gồm 7 Sư đoàn và một Lữ đoàn thiết giáp. Lực lượng Đức phòng thủ trong khu vực này bao gồm một Sư đoàn tăng cường, đây là Sư đoàn Bộ binh 227 đến từ vùng Westphalian do tướng von Scotti chỉ huy…

    Tại phía tây, theo hướng Leningrad trổ ra, các Sư đoàn Sô-viết thuộc Tập đoàn quân LXVII (67) dưới sự chỉ huy của tướng Dukhanov cũng bắt đầu tấn công vào các vị trí của người Đức, điểm đột phá của họ nhằm vào khu vực giữa Maryino và Gorodok. Lực lượng của họ bao gồm 5 Sư đoàn và một Lữ đoàn thiết giáp. Đối đầu với họ, tại vị trí tiền duyên chỉ có một mình Sư đoàn Bộ binh 170 đến từ miền bắc nước Đức dưới quyền điều khiển của tướng Sander. Một thời gian sau, Sư đoàn khinh binh 28 đến từ vùng Silesian do tướng Sinnhuber chỉ huy đã đến hỗ trợ dọc theo tuyến phòng thủ của họ….

    Mục tiêu tấn công của hai gọng kìm người Nga là cắt đứt vùng đất cổ chai do người Đức đang chiếm giữ để liên kết giữa những người nằm trong vòng vây và “Đất mẹ Sô-viết” dọc theo chiều rộng của nó và sau đó mở rộng phạm vi ảnh hưởng xuống tới Con đường sắt Kirov ở phía nam của khu vực này…

    ...........................
    caonam_vOz, DepTraiDeu, tatpcit3 người khác thích bài này.
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927

    Tình hình lúc này tại Gorodok, điểm quyết định nhất thuộc tuyến phòng thủ của người Đức tại Neva đã xảy ra như thế nào ?
    Hạ sĩ Lührsen đã sống sót dưới cơn bão lửa khủng khiếp của người Nga, anh ta không hề bị thương trong con hào chiến đấu. Khi hỏa lực pháo binh Sô-viết đang bắt đầu chuyển làn sâu về phía sau phòng tuyến, anh ta chồm dậy, giũ người cho hết bụi bẩn và tuyết vụn đã chôn anh ngập tới nửa người. Đoạn anh chạy vội ra khỏi con hào trú ẩn.

    Sau đó, Lührsen bắt đầu nhìn thấy họ - những người lính Hồng quân của Trung đoàn Sô-viết 13 thuộc Sư đoàn Bộ binh 268 bắt đấu tiến tới. Với đội ngũ vai kề vai, họ bắt đầu tiến qua mặt băng tuyết bằng phẳng của con sông Neva. Khoảng cách giữa từng người không quá một thước...Đi đầu là bóng dáng đáng tin cậy của những người hải quân đánh bộ thuộc Hạm đội Cờ đỏ Baltic. Họ được tuyển chọn đặc biệt cho nhiệm vụ chiến đấu tại khu vực giữa Gorodok và Maryino. Đi cùng với họ là đội phá mìn với các dụng cụ dò mìn đang khẩn trương tiến về phía trước….

    Những người lính Đức thuộc Tiểu đoàn 2, Trung đoàn Vệ binh số 401 đang túc trực tại các vị trí chiến đấu bên ngoài Maryino cũng nhìn thấy một khung cảnh tương tự. ”Lũ Ivan mất trí hết rồi !” – Họ nói với nhau như vậy….Những tay lính Đức thuộc Tiểu đội Bộ binh Xe đạp số 240, hiện thời đang trấn giữ tại một vị trí bên bờ phải của bệnh viện Gorodok còn nói với nhau :”Hay là bọn nó nghĩ chúng ta chết hết nhỉ !”..

    Họ đặt tay vào cò súng một cách vững tin hơn : ”Chuẩn bị …phải khai hỏa liên tục đấy !” “Hãy đợi thêm chút nữa đi !” – Viên Trung sĩ quay lại nhắc nhở :”Cứ để cho họ tận hưởng thoải mái bầu không khí giữa sự sống và cái chết..” – Lính Vệ binh Pleyer, chỉ huy khẩu súng máy khẽ lẩm bẩm. Xạ thủ số 2 gật đầu. Khẩu súng máy của họ được bảo vệ tốt nhất, nằm dưới mái vòm bằng bê-tông cốt sắt của nhà máy điện.

    Đó là tâm trạng của những người lính Đức khi chuẩn bị lao vào những cuộc giao chiến với quân Nga tại phía nam Schlüsselburg, tại khu vực Maryino, và tại nhà máy điện. Đó chính là cách họ đang chờ đợi tại các vị trí chiến đấu đối diện với nhà máy sản xuất giấy và phía bên ngoài bệnh viện. Và cũng là cách họ đang sẵn sàng chiến đấu tại các con hào của Dubrovka, nơi mà đòn tấn công dữ dội của quân Sô-viết sẽ đến sau đó 10 phút ; họ sẽ phải vượt qua khu vực mà Sư đoàn Bộ binh Cận vệ Sô-viết số 45 đã phải cố thủ tại các con hào gần bờ sông kể từ những trận giao tranh đẫm máu từ mùa hè…Chính vì lý do đó mà Đại bản doanh Sô-viết Tối cao đã cho phép các Sư đoàn khác một lịch trình thêm 10 phút trong kế hoạch xâm nhập các phòng tuyến của người Đức…

    Hỏa lực pháo binh của người Nga dần dần di chuyển sâu hơn vào phía trong nội địa. Các tiền sát pháo binh của quân Đức tay lăm lăm máy walkie-talkies (kiểu máy bộ đàm thời WW II) gọi về các đại đội và các Trung đoàn, thông báo thêm những mục tiêu mới tiếp theo. Liên tục họ đưa ra những mệnh lệnh :”Bắn chặn theo ô vuông…”.

    Một thời khắc ngắn ngủi sau đó, những quả đạn hỏa tiễn, đạn pháo đã gầm lên qua đầu các vị trí phòng thủ của quân Đức và đâm thẳng xuống mặt băng thuộc con sông Neva. Mặt băng của con sông liên tiếp bị đạn pháo của Đức chụp xuống. Một bức màn lửa và sắt thép chết chóc được dựng lên trước mặt các vị trí phòng thủ chủ chốt của quân Đức. Thêm nữa, hỏa lực pháo binh của họ còn thi nhau giã vào những điểm họ nghi ngờ người Nga đang tiếp tục tập trung quân cho làn sóng người thứ hai và thứ ba để vượt qua con sông Neva.

    Đại úy Irle, chỉ huy Đội Trinh sát đặc nhiệm số 240 vội vã tiến về phía trước cùng với Tiểu đội xe đạp của mình. Những gì hiện ra trước mắt anh ta cho thấy một làn sóng người đang tiến qua mặt sông Neva băng giá, xuyên qua tấm màn lửa pháo binh đầy chết chóc của người Đức và hướng thẳng về vị các vị trí phòng thủ do 120 người của anh và cũng tại khu vực chiến đấu bên cạnh anh đang được bảo vệ bởi 300 lính Đức thuộc Tiểu đoàn 2, Trung đoàn Vệ binh 401 khiến cho cổ họng Đại úy Irle như khô đắng lại…

    Những người lính mà Irle đang nhìn thấy thuộc thành phần của 2 Sư đoàn Sô-viết. Có tất cả tới 10 Tiểu đoàn, ngày nay đã được chứng thực bởi các nguồn tin chính thức từ phía Liên-xô. Nói theo cách dễ hiểu, có ít nhất 4.000 người..Những người lính Nga không hề được ngụy trang giữa lớp băng, không hề có ngọn cây, bụi rậm nào che chắn. Họ thừa biết họ như đàn hươu nai bị xua vào trước tầm hỏa lực của những khẩu pháo binh Đức đang sẵn sàng nhả đạn. Nhưng họ được các chính trị viên an ủi về những hiệu quả của màn hỏa lực pháo kích sơ bộ do người Nga thực hiện.

    Màn vượt sông của người Nga đã kéo dài khoảng 7 phút. Lúc này, làn sóng đầu tiên của cuộc tấn công đã vượt quá nửa chiều rộng của con sông Neva, chỉ còn khoảng 400 mét..

    Sau đó là 300 mét…rồi 200 mét …”Bắn…!”

    Các khẩu súng máy của Đức bắt đầu rung bần bật. Hòa theo là tiếng đạn súng cối, tiếng tiểu liên và súng trường. Như thể bị một lưỡi liềm phạt ngang mặt tuyết, những người lính Nga đang tấn công buộc phải nằm rạp xuống mặt băng. Nhiều người cố gắng nhổm dậy. Họ tiếp tục chạy dưới tiếng thét “Urra!... Urra!" . Nhưng chỉ có vài người chạy tới được bờ sông đóng băng. Ở đây, họ đã bị nằm dưới tầm hỏa lực của lực lượng bộ binh Đức. Họ buộc phải nằm rạp xuống đất để tránh đạn…Hoặc có thể là họ đã chết….

    Làn sóng người thứ hai tiếp tục quét qua mặt băng sông Neva...Rồi lần thứ ba…thứ tư….thứ năm…

    Phía trước mặt bệnh viện và nhà máy điện là những người chết và bị thương đã nằm trên những tảng băng lạnh buốt của sông Neva thành những đám màu đen dày đặc…Hết làn sóng người này tới làn sóng người khác bị quật ngã, hầu hết trong số họ đã bị ngã gục , kể cả khi họ kịp chạy đến những chiếc cọc thép chống tăng được cắm tại phía bờ sông dốc đứng….

    ...........................

    caonam_vOz, DepTraiDeu, tatpcit3 người khác thích bài này.
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927


    Trận chiến đấu cũng đang tiến triển tới mức độ khốc liệt tại khu vực Dubrovka. Tại đây, Sư đoàn Bộ binh Cận vệ số 45 dưới quyền chỉ huy của Thiếu tướng A. A. Krasnov đang hết sức cố gắng phá vỡ mê cung của những con hào nhằm thiết lập một đầu cầu cắm sâu vào các vị trí phòng thủ của Trung đoàn Vệ binh 399 do Đại tá Griesbach chỉ huy. Các vị trí chiến đấu của người Nga và Đức giờ đây đan xen lẫn vào nhau. Lúc này, một vị trí xe tăng đặt ở một vị trí cố định, dăm ba cuộn dây kẽm gai, một vài bãi mìn hoặc là những con đường hào nối với nhau, di chuyển ngang dọc giờ đây đã được chia đều cho cả hai bên. Giống hệt những năm dài của hình thái chiến tranh cận chiến trong Đại chiến Thế giới lần thứ nhất….

    Trong trận chiến đầu tiên tại hồ Ladoga, vào mùa hè năm 1942, người Nga đã chiếm được một đầu cầu đổ bộ tại Dubrovka. Nhưng tháng Mười một năm đó, ngoại trừ còn vài trăm yard nhỏ bé, họ lại bị đánh bật bởi một đợt phản công của người Đức. Mỗi mét ở đây mang đầy đủ dấu tích của những trận chiến và sự chết chóc…

    Lúc này trong một góc khủng khiếp của một con hào chiến đấu, là những tay chân lạnh ngắt của thi thể của những người lính Nga đang nằm áp sát mặt đất. Đầu tiên họ bị chôn vùi bởi những quả đạn pháo, sau đó thân xác họ bị phơi ra trước hỏa lực pháo binh…Giờ đây, tứ chi cứng ngắc của họ trở thành những biển chỉ đường cho những liên lạc viên và những người lính tuần tra :”Phía bên phải của tay người chết…” hoặc là ở ”Phía bên trái của tay người chết…”

    Những chiếc xe tăng bị phá hủy nằm tràn ngập khắp nơi như những con quái vật khổng lồ bị thương nặng. Các bãi mìn được đặt liên tục và gối đầu vào nhau cho đến khi các lính công binh cảm thấy tạm thời an toàn. Thật là một khung cảnh chiến tranh không bao giờ có thể quên được…

    Ba Trung đoàn Cận vệ của Tướng Krasnov đã đến được những con hào đầu tiên đã bị phá hủy của quân Đức. Nhưng đó là tất cả những gì mà người Nga đã đạt được. Trong những con hào, đường hầm được ngụy trang khéo léo thuộc khu vực phòng thủ chính, những chiến sĩ Sô-viết đã bị hất trở lại trong những trận đánh giáp lá cà với lựu đạn, cuộc xẻng quân dụng cũng như hỏa lực súng máy của quân Đức…

    Trong một bản báo cáo của Trung đoàn Vệ binh 399 đã đề cập tới một vấn đề : suốt đêm của ngày chiến đấu đầu tiên phải ra sức dọn dẹp các thi thể của những người lính Nga trong các con hào để đảm bảo cho tầm bắn của các khẩu súng máy Đức….

    Không cần phải nói, một trong những trung tâm của cuộc tấn công, chính là thị trấn Schlüsselburg. Tại đây, Sư đoàn Bộ binh 86 Sô-viết đã cố gắng hết sức mình băng qua con sông Neva đóng băng tại phía nam thị trấn theo mệnh lệnh để rồi sau đó tiến vào thị trấn từ phía bên sườn....

    Bảo vệ thị trấn do Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Vệ binh 401, đến từ Hamburg và Hạ Saxony thuộc Sư đoàn Bộ binh 170, đã hợp đồng tác chiến cùng với lực lượng của Trung đoàn Vệ binh 328 thuộc Sư đoàn Bộ binh 227 đến từ Westphalian. Các Trung đoàn thiện chiến nhất của người Nga đã không thể nào tìm được chỗ đứng bên bờ đông thuộc con sông Neva. Các đợt tấn công của người Nga đã bị sụp đổ trên mặt băng lạnh giá dưới hỏa lực phòng thủ mạnh mẽ của người Đức. Tướng Krasnov buộc phải ra lệnh đình chỉ cuộc tấn công.

    Tuy nhiên, tại khu vực Maryino, tại điểm tiếp giáp giữa Tiểu đoàn Thám sát 240 của Đại úy Irle và Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn Vệ binh 401, người Nga đã thành công bởi đợt sóng người thứ năm với một thiệt hại khổng lồ bao gồm 3.000 người chết và bị thương đã xâm nhập vào các vị trí phòng thủ của người Đức. Sau đó, họ đã giành một bàn đạp nằm ở gần dãy nhà dacha (kiểu nhà nghỉ tại các nông thôn hoặc vùng ngoại ô của Nga.ND) tại phía bắc Gorodok.

    Những công binh Nga đã nhanh chóng thiết lập một con đường chuyên chở các vũ khí hạng nặng vượt qua mặt băng nguy hiểm trên con sông Neva. Những chiếc xe tăng nặng nề liên tục di chuyển qua mặt băng, phá vỡ các trung tâm kháng cự cuối cùng của người Đức và mở rộng khu vực xâm nhập của họ…

    Thật là họa vô đơn chí, Trung tá Dr Kleinhenz, Chỉ huy Trung đoàn Vệ binh 401 đang cố gắng bằng mọi giá để chống lại làn sóng tấn công của binh lính Sô-viết. Ông ta cùng viên sĩ quan phụ tá đã bị thương nặng. Lính Nga đã áp sát bờ dốc của con sông….

    Thiếu tướng Dukhanov, tư lệnh Tập đoàn quân Sô-viết LXVII (67) đã nhận thức được “cờ đã đến tay” và ngay lập tức ông ta ném tất cả những gì có trong tay vào lỗ hổng trên phòng tuyến của quân Đức. Ông ta rút hết số quân còn lại của Sư đoàn Bộ binh 86 Sô-viết tại khu vực Schlüsselburg chuyển về Maryino. Ở đây, ông ta đã tập trung phần lớn lực lượng của 3 Sư đoàn, vội vã ném các tiểu đoàn xe tăng đánh tỏa ra các hướng bắc, nam và phía đông….

    ........................
    --- Gộp bài viết: 05/11/2017, Bài cũ từ: 05/11/2017 ---
    [​IMG]
    BẢN ĐỒ SỐ 24 : TOÀN BỘ PHÒNG TUYẾN CỦA NGƯỜI ĐỨC TẠI MẶT TRẬN MIỀN ĐÔNG BỊ KÉO CĂNG QUÁ MỨC. CÁC ĐỢT PHẢN CÔNG CỦA NGƯỜI NGA TẠI LENINGRAD, STARAYA RUSSA, VELIKIYE LUKI, RZHEV VÀ XA HƠN NỮA VỀ PHÍA NAM ĐÃ BUỘC HỌ PHẢI TUNG RA HẾT NHỮNG LỰC LƯỢNG MÀ HỌ ĐÃ VỘI VÃ TẬP HỢP ĐƯỢC…
    caonam_vOz, DepTraiDeu, tatpcit6 người khác thích bài này.
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Những gì còn lại thuộc của Trung đoàn Vệ binh 401 Đức bắt buộc phải rút về thị trấn Schlüsselburg. Hai Trung đội công binh còn lại dưới quyền của Trung úy Winacker đã bị chìm ngập trong dòng xoáy của trận chiến. Trong tay chỉ còn chút ít tàn quân của Tiểu đoàn trinh sát cùng với một số lính Vệ binh bị lạc đơn vị, Đại úy Irle đã vội vã thiết lập một tuyến phòng thủ khẩn cấp tạm thời nhằm ngăn quân Nga không tiếp tục thọc sÂu vào hậu phương, vào các vị trí pháo binh hoặc mở rộng theo hướng nam tiến vào sau lưng khu vực Gorodok. Bởi vì nếu Tướng Nga Dukhanov thành công trong việc đè bẹp các vị trí Sư đoàn Bộ binh Đức 170 tại Gorodok và Dubrovka bằng các đòn tấn công vu hồi thì con đường quốc lộ xuyên qua đầm lầy và khu vực đồi có tầm quan trọng chiến lược tại Sinyavino tới các đường sắt chiến lược Kirov sẽ mở toang trước mắt họ. Trận chiến tại khu vực Neva lúc này đã đạt tới đỉnh cao của nó…

    Bệnh viện dã chiến đặt trong khu rừng tại Gorodok đã liên tục bị máy bay Nga không kích trong khoảng 2 tiếng rưỡi. Một nửa các mái nhà thuộc các tòa nhà đã bị đánh sập, các cửa sổ còn lại bị bung hết kính và các bức tường cũng đã bị sụp đổ vì đạn pháo binh của người Nga. Nhưng tầng hầm kiên cố của các ngôi nhà vẫn cung cấp các vị trí phòng thủ của quân Đức.

    Ở đây, những người lính Đức đang đứng bên cạnh các bức tường bị sụp đổ, tranh thủ ngủ gà ngủ gật khoảng 1-2 giờ đồng hồ trước lúc lao về phía trước để hỗ trợ cho các đồng đội của họ tại các con hào đổ nát, nơi mà thần chết đang hoành hành…

    Hạ sĩ Lührsen đã bị thương nặng, anh ta được đưa xuống hầm rượu của tòa nhà chính, giữa những đồng đội cũng bị rơi vào hoàn cảnh như anh. Ngày càng thêm nhiều người bị thương. Ngày càng ít những người lính còn lành lặn tại các vị trí chiến đấu quan trọng trên tuyến phòng thủ tạm thời của người Đức....

    Mặt sông Neva băng giá phủ đầy thi thể của những người lính Hồng quân. Chưa có một ai trong số họ tiến tới bờ dốc bên này của con sông. Nhưng vào buổi chiều hôm đó, người Nga đã đạt được một thành công quan trọng : họ đã chọc thủng tuyến phòng thủ của quân Đức tại Maryino, một vài đợt tấn công của người Nga giờ đây hướng thẳng xuống phía nam. Họ đang hết sức cố gắng nhằm phá vỡ một vị trí quan trọng của người Đức, đó là bức tường bằng đá được xây dựng từ trước bên bờ sông Neva….

    Tình hình ngày càng xấu đi một cách tồi tệ. Đại đội công binh của Trung úy Winacker chỉ còn vẻn vẹn có một trung đội. Ngoài họ ra, chỉ còn một số ít lính Đức thuộc Tiểu đội Bộ binh Xe đạp số 240 cùng với một số lính Vệ binh bị lạc từ nhóm chiến đấu Carsten đang bảo vệ các ngả đường vào bệnh viện…

    Tới giữa trưa, Thiếu tá Schulz, chỉ huy Trung đoàn Công binh 240 từ Sở chỉ huy đặt trong nhà máy điện đã tới thị sát tình hình mặt trận tại khu vực bệnh viện. Trung úy Winacker, một con người táo bạo, liều lĩnh, không biết sợ là gì đã dẫn Schulz, cùng với một vài người đã đi kiểm tra tình hình tại phía bên phải bệnh viện, nơi người Nga đã chọc thủng tuyến phòng thủ của người Đức..

    Đại úy Irle hiện đang phải bảo vệ một khu vực mà tiếng lóng gọi là “đường vành đai” với những gì còn lại thuộc tiểu đoàn trinh sát của anh ta. Họ là lực lượng Đức duy nhất chặn giữa những đòn tấn công của quân Nga và khu vực giao tranh phía sau hậu phương các vị trí pháo binh quan trọng thuộc vùng trách nhiệm của Sư đoàn Bộ binh 170 Đức….“Giữ vững nơi đây là một nhiệm vụ hết sức khó khăn cho chúng tôi…Thưa ngài Thiếu tá !” – Winacker đã nói sau khi Thiếu tá Schulz đi thị sát trở về…Cho tới khi lực lượng cứu viện tới được, mọi thứ ở đây bắt buộc phải phụ thuộc sức kháng cự của Tiểu đoàn Công binh nhỏ bé như vậy…

    Các người lính công binh Đức, những con người thành thạo trong công việc xây dựng cầu đường, phải luôn làm quen với những nhiệm vụ kiểu như thế. Mặc dù họ là những người xây dựng các cây cầu dã chiến, làm các con phà vượt sông, thiết lập và tháo dỡ những bãi mìn, rất thành thạo trong việc sử dụng chất nổ, tạo ra những vụ nổ lớn với các dụng cụ cơ khí trong tay như búa, kìm, la bàn và ván trượt tuyết…. Nhưng trong suốt thời gian của Thế chiến thứ hai, họ vẫn được sử dụng như những người lính Bộ binh chiến đấu vào những thời khắc cần thiết nhất. Đó chính xác là tình hình chiến sự tại khu vực sông Neva trong thời điểm tháng Giêng năm 1943….

    Thiếu tá Schulz ra lệnh cho Đại đội 3 thuộc Tiểu đoàn Công binh di chuyển vào khu vực thuộc hai bên mặt của bệnh viện và giao cho Trung úy Brendel nắm quyền chỉ huy. Đến buổi tối, xe tăng Nga và bộ binh bắt đầu di chuyển vào khu rừng hình tam giác rộng khoảng 600 yards mỗi bên. Các viên đạn cối bắt đầu thi nhau giã vào tòa nhà. Những đám cháy đầu tiên đã bắt đầu xuất hiện trên trần , mái của tòa nhà bệnh viện….

    Nhưng Brendel đã kịp thời biến khối nhà đang bị đổ nát thành một pháo đài lửa…Đằng sau những cửa sổ của tòa nhà, các người lính công binh đã thiết lập những hỏa điểm súng máy. Mỗi một ô cửa sổ trên mái nhà họ bố trí những tay súng bắn tỉa hoặc các vị trí quan sát ra phía trước….

    ......................
    --- Gộp bài viết: 06/11/2017, Bài cũ từ: 06/11/2017 ---
    [​IMG]
    ẢNH : NHỮNG NỖ LỰC KHÔNG THÀNH CÔNG CỦA LỰC LƯỢNG HẢI QUÂN ĐÁNH BỘ SÔ-VIẾT TẠI VỊNH OZEREYKA THÁNG HAI NĂM 1943
    --- Gộp bài viết: 06/11/2017 ---
    [​IMG]
    ẢNH : LỰC LƯỢNG HẢI QUÂN ĐÁNH BỘ NGA TẠI KHU VỰC ĐỔ BỘ NOVOROSSIYSK
    caonam_vOz, DepTraiDeu, tatpcit5 người khác thích bài này.
  7. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Tại đây, họ đã có tầm nhìn quan sát rất tốt xuống khu rừng hình tam giác, nơi người Nga đang tập kết quân đội để chuẩn bị tấn công. Hết trung đội này đến trung đội khác của người Nga tập kết tại các khu vực có những bụi cây lúp xúp tại các điểm thâm nhập nằm bên bờ con sông để chuẩn bị vượt qua một khu đất bằng phẳng nhằm đến cái đích là khoảnh rừng đã bị đạn pháo tàn phá…

    Trạm tiền sát pháo binh trong khu vực bệnh viện vẫn giữ liên lạc qua hệ thống radio với các vị trí pháo binh yểm trợ ở phía sau họ 3 dặm. Họ vẫn thông báo đầy đủ thông tin cho người phụ trách pháo binh..Vì vậy, đúng vào thời điểm thuận lợi nhất, một màn hỏa lực dữ dội từ các vị trí pháo binh của Bauer thuộc Trung đoàn Pháo binh 240 tàn phá dữ dội khu rừng tam giác, nơi các vị trí tập kết quân của người Nga đang tập kết. Hai chiếc T-34, yểm trợ cho cuộc chuẩn bị tấn công của người Nga đã chạy lạc vào một trong những bãi mìn được ngụy trang rất hoàn hảo. Chúng bị rơi vào tình trạng bất động, không thể di chuyển được bởi vì bị đứt xích. Đã có những niềm vui, những sự hân hoan bất ngờ đến với những người lính Đức đang bảo vệ khu vực bệnh viện…

    Các quả đạn pháo của Bauer vẫn tiếp tục giã xuống khu vực rừng nhỏ. Cực chẳng đã, người Nga bắt buộc quyết định phải sơ tán vị trí tấn công hết sức nguy hiểm của họ….Nhưng khi họ trở lại bờ sông Neva, họ vẫn bị rơi vào lưới lửa của súng máy Đức đặt trên các cửa sổ bệnh viện…

    “Quân tiếp viện đã tới..!”. Những tiếng chông điện thoại vang lên từ dưới hầm. Những người lính Đức hết sức mệt mỏi đã cầm lấy những khẩu súng cá nhân của mình và bước thấp bước cao lên cầu thang. Đồng đội của họ đến thật đúng lúc…dưới nhiệt độ âm 26 độ C, những người lính Đức bước ra khỏi những con hào băng giá, hướng về điều thần kỳ nhất trên trái đất lúc này, đó là những cái bếp lửa nóng trong tầng hầm của bệnh viện….




    ☆☆☆☆☆



    Đại tướng Lindemann không hề có ảo tưởng về tình hình nguy kịch tại khu vực nút cổ chai sau khi bị người Nga chọc thủng. Trên thực tế, ông ta là một nhà quân sự thuần túy rất hiểu biết về công việc của mình. Dựa vào các báo cáo, thông tin từ mặt trận gửi về, ông ta đã định hình ra mục tiêu dự kiến của người Nga, hiện đang hình thành trên tấm bản đồ tình huống treo trên tường của Sở chỉ huy Tập đoàn quân XVIII Đức. Giờ đây, tướng Nga Govorov đang ném những lực lượng ông ta còn trong tay vào lỗ thủng mà người Sô-viết đã mở tại khu vực Maryino. Rõ ràng, với một lực lượng hùng hậu bao gồm 4 Sư đoàn Bộ binh và 1 Lữ đoàn bọc thép, ông ta đang có ý định thanh toán khu vực cổ chai này trước tiên.

    Trong lúc quân tiếp viện của Đức kéo đến, thì các lực lượng tinh nhuệ nhất Sô-viết cũng đã đang mở rộng các đợt tấn công từ phía đông, sau đó lăn qua hướng nam, bao trùm lên các tuyến phòng thủ của người Đức bên sông Neva và hướng dọc theo bờ đông….

    Kế hoạch này của người Nga chắc chắn đưa đến một số điểm phòng thủ mấu chốt, có tính quyết định nhất đến hệ thống phòng thủ của người Đức. Một trong những nơi đó, quan trọng nhất là khu nhà nghỉ ngơi của những người công nhân số 5, tiếng Nga gọi là Poselok 5, hoặc viết tắt là P5. Con đường duy nhất xuyên qua đầm lầy, đầu phía bắc là hồ Ladoga, phía nam chạy xuyên qua khu đồi Sinyavino đến ga Mga trên tuyến đường xe lửa chiến lược mang tên Kirov bắt buộc phải chạy qua khu nhà Poselok 5 này….

    Khu vực tranh chấp tay đôi quyết liệt thứ hai chính là Gorodok với hai vị trí quan trọng là bệnh viện và nhà máy điện. Tại nơi này, người Nga đang bị quân Đức ghìm chặt, không cho họ tiến về khu vực đồi Sinyavino. Hơn nữa, Gorodok, chính là cột trụ của tuyến phòng thủ của người Đức tại phía nam nhằm ngăn chặn nỗ lực xâm nhập của các chiến sĩ Hồng quân.

    Nếu Đại tướng Lindemann có trong tay một Sư đoàn thiện chiến, trang bị đầy đủ làm lực lượng dự trữ cùng một số khẩu đội pháo chống tăng, một Tiểu đoàn tăng, cũng như vài khẩu pháo binh hạng nặng thì tình hình không đến nỗi xấu đi một cách trầm trọng như vậy. Nhưng vị Tư lệnh Tập đoàn quân XVIII không còn một Sư đoàn nào dự trữ trong tay cả. Và ông ta cũng không thể xin được hỗ trợ bất cứ một cái gì từ các đơn vị láng giềng..

    Thời gian lúc này đã là giữa tháng Giêng năm 1943. Bi kịch của Stalingrad lúc này cũng treo trên đầu người Đức tại mặt băng trên sông Neva. Tình hình hết sức khó khăn tại các khu vực láng giềng cũng đã ảnh hưởng trực tiếp đến Tập đoàn quân XVIII. Tại các vùng chiến sự như Rzhev, Velikiye Luki, cũng như tại Demyansk, sự tồn tại của các Tập đoàn quân Đức đang bị người Nga đe dọa đồng loạt. Phòng tuyến mặt trận đã bị căng ra quá mức. Và ở khắp mọi nơi, người Nga đều mở các đợt tấn công. Và cũng như mọi nơi khác thuộc mặt trận miền Đông trong thời điểm khó khăn như thế này, phía cánh Bắc của cuộc chinh phục nước Nga lại thiếu một Tiểu đoàn cuối cùng để cứu vãn, cân bằng lại tình thế quá mong manh của người Đức….
    --- Gộp bài viết: 07/11/2017, Bài cũ từ: 07/11/2017 ---
    [​IMG]
    ẢNH : TRẬN CHIẾN KHARCOV LẦN 3:LỰC LƯỢNG PANZERS SS WAFFEN TIẾN ĐẾN KHU VỰC NGOẠI Ô PHÍA BẮC KHARCOV
    caonam_vOz, DepTraiDeu, tatpcit3 người khác thích bài này.
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Chính vì thế, Đại tướng Lindemann không còn cách nào khác ngoài việc áp dụng một chiến lược tai hại cho các kế hoạch đối phó tạm thời mang đầy tính chất khôn ngoan, lúc này đã trở thành điển hình tại Mặt trận Mùa đông kể từ mùa đông năm 1942-1943 hoặc nói theo một cách khác là giải pháp tạm thời…Tất cả các Trung đoàn, Tiểu đoàn bắt buộc phải cùng nhau bung hết những gì mình có, điều hết cả những người lính cuối cùng để giải quyết các cuộc khủng khoảng tạm thời…Họ phải đối đầu với một lực lượng quân Sô-viết đã được ném ra mặt trận với sự tập trung ở qui mô, cấp độ rất lớn, cỡ Sư đoàn và lữ đoàn đang được các Tướng lãnh cao cấp Sô-viết dẫn dắt với quyết tâm đánh tan quân thù giày xéo lên đất đai của họ…

    Chỉ còn chút lực lượng dự trữ ít ỏi mà Lindemann buộc phải ném ra mặt trận ; bao gồm 5 Tiểu đoàn Vệ binh thuộc Sư đoàn Bộ binh 96 Thiện chiến. Sư đoàn Bộ binh 96 được trang bị rất hoàn hảo, được thành lập tại Hanover với quân số lấy từ miền Bắc và miền Tây nước Đức. Nếu toàn bộ Sư đoàn 96 có mặt đầy đủ vào ngày 12 tháng Giêng năm 1943 thì chưa ai biết mọi thứ có thể diễn biến như thế nào…

    Nhưng đúng vào ngày đầu tiên của trận chiến, Sư đoàn 96 nhận được chỉ thị phải đưa lực lượng tăng cường cho phía sườn phải và sườn trái. Chính vì thế, chỉ còn một nửa Sư đoàn do Tướng Noeldechen nắm quyền chỉ huy đến được khu vực mặt trận trong tối ngày 12 tháng Giêng nhằm thực hiện một nhiệm vụ hết sức khó khăn là tổ chức một cuộc phản kích từ khu vực Sinyavino theo hướng Tây bắc với nhiệm vụ đẩy bật quân Nga trở về điểm xuất phát ban đầu tại sông Neva….

    Chỉ có 5 Tiểu đoàn Đức chống lại 5 Sư đoàn Hồng quân ???

    Có một sự bù đắp nho nhỏ dành cho Sư đoàn đang bị thiếu hụt lực lượng một cách trầm trọng này..Họ được tăng cường một số khẩu pháo 88 mm đến từ Trung đoàn pháo phòng không số 36, cũng như một khẩu đội pháo binh hạng nặng cỡ nòng 150 mm. Trên tất cả là một Đại đội Tăng Tiger; đó là Đại đội 1, thuộc Tiểu đoàn Tank 502 dưới sự chỉ huy của Trung úy von Gerdtell. Họ gồm có 4 chiếc Tiger với pháo nòng dài loại 88 mm và 8 chiếc Mark III được giao nhiệm vụ hỗ trợ cho cuộc phản công của Sư đoàn 96 đối đầu với các Tiểu đoàn Xe tăng đến từ quân Sô-viết…

    Tuy nhiên, Bodo von Gerdtell, đã bị mất mạng ngay từ những thời điểm đầu tiên của trận đánh. Ông được chôn cất tại nghĩa địa trong vùng Sinyavino.

    Họ phải vượt qua những một lớp tuyết cao đến ngực, bao phủ toàn bộ khu vực đầm lầy không mến khách này. Băng qua các khu rừng rậm nguyên sinh đã bị đạn pháo binh tàn phá nặng nề, đó là các Trung đoàn Vệ binh Đức 283, 284 và 287 đang gắng sức tiến theo hướng bắc trong ngày 13 tháng Giêng. Gorodok, "Scheidiswald", “Đường vành đai – đó là những cái tên hoang dã, hung tàn trong vài ngày tới…

    Đường vành đai – Ngay trong những giờ đầu tiên của cuộc phản công, 4 chiếc Tiger lần đầu tiên xuất hiện. Tiểu đoàn Vệ binh của Đại tá Pohlmann đã đẩy bật được Bộ binh Sô-viết dưới nhiệt độ 28 độ âm. Sau đó, có tới hai tá T-34 tiếp tục tấn công. Hai trong số đó đã bị loại ra khỏi vòng chiến bởi Trung úy Eichstädt và Hạ sĩ Gudehus. Nhưng mới chỉ có 2 trong số 24 chiếc T-34 bị bắn hạ. hai mươi hai con quái vật thép còn lại tiếp tục dồn những lính Vệ binh Đức vào tình huống nguy hiểm. Ba đại đội trưởng của người Đức liên tục bị giết chết….

    Ngay sau đó, những chiếc Tiger tiếp cận tới khu vực giao chiến. Thật là một thời khắc lịch sử. Sau những lần giao chiến không thành công của Đại đội 1, Tiểu đoàn Tiger 502, đang tác chiến ở tại ngoại vi Leningrad trong vai trò một Đại đội thử nghiệm kể từ tháng Tám năm 1942, những con quái vật thép của người Đức giờ đây đã có những bước tiến hết sức vững vàng. Những lớp giáp dày cộng thêm khẩu pháo nòng dài loại 88 mm đã như là những hồi chuông báo tử cho các xe T-34. 12 chiếc tăng Sô-viết đã bị bắn cháy tại khu vực đầm lầy…Những chiếc còn lại buộc phải rút lui trong sự bối rối. Cuộc phản công theo hướng nam của người Nga buộc phải tạm thời phải đình chỉ.

    Vào lúc hoàng hôn, một lần nữa, người Nga đã cố gắng tập trung một lực đẩy về khu rừng "Scheidiswald" chạy xuyên về phía Đường vành đai – một lần nữa, đại đội Tiger nhận được lời cảnh báo :”Lực lượng thiết giáp của kẻ thù đang tiến gần. hãy chuẩn bị và vị trí chiến đấu ngay tức khắc !”…

    Trung sĩ Hans Bölter đã xuất phát với hai chiếc Tiger và chiếc Mark III của anh làm lực lượng hộ tống. Hans Bölter đã từng 7 lần bị thương trong 15 lần buộc phải rời những chiếc xe tăng của mình, đã từ cấp bậc hạ sĩ nhảy lên Đại úy chỉ trong vòng 18 tháng. Anh ta là một trong những người chỉ huy xe tăng Đức thành công nhất tại mặt trận Miền đông...

    Hai chiếc Tiger cố gắng vượt qua lớp tuyết dày. Trong ánh sáng của hoàng hôn, những đường viền của hai con quái vật bằng thép khổng lồ với lớp sơn màu trắng đã hòa nhập, pha trộn vào phong cảnh mùa đông của phía bắc nước Nga. Một khẩu đội pháo chống tăng của người Nga đã nằm dưới xích xe Tiger. Bölter lệnh cho chiếc Tiger còn lại yểm trợ cho anh bằng cách tăng chút ga để chạy theo sau anh ở phía bên trái, theo đội hình hình thang. Ngay lúc đó, những cụm tuyết đầu tiên đã bắn tung tóe ở bên cạnh chiếc xe tăng của Bölter – đó là dấu vết của những viên đạn được bắn ra từ chiếc xe tăng T-34 của người Nga.

    ....................

    caonam_vOz, DepTraiDeu, tatpcit4 người khác thích bài này.
  9. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927

    Một cái nhìn lướt qua thật nhanh. Kia rồi ! Bölter vội quay tháp pháo ...Khẩu súng trên tăng T-34 đã rơi vào tầm ngắm của Bölter. Người lái tăng Tiger dừng lại :“Bắn!“ – Một quả đạn được bắn ra...Trượt rồi...Bắn tiếp...Quả đạn thứ hai đã bắn trúng đích...Chiếc T-34 bốc cháy ngay lập tức. Khẩu pháo trên xe bị nổ toang hoác như miệng của một con hổ thật sự...


    Mọi việc xảy ra rất suôn sẻ như là những bài học thực hành tại Trường huấn luyện xe tăng gần khu vực Fallingbostel (Đức). Chiếc Tiger của Bölter đã làm bắn cháy thêm 2 chiếc T-34 nữa. Những đốm lửa cháy bập bùng của chiếc xe tăng trông từ xa như những bóng ma trên đầm lầy giá băng.

    Nhưng sau đó, Bölter bị ba chiếc xe tăng khác của người Nga khống chế. Họ cố gắng ngăn cản khả năng cơ động của chiếc Tiger. Họ là những chiến sĩ Sô-viết rất táo bạo và lì đòn, thuộc đội ngũ của Lữ đoàn tăng số 61 Sô-viết...

    Khẩu súng đại bác trên xe Tiger quay liên tục như chiếc kim giây của đồng hồ :“Đầu tiên hãy nhằm vào chiếc bên phải !“ – Bölter bình tĩnh ra lệnh...Bắn ! Thêm nữa...Bắn tiếp ! Trúng rồi ....

    Giờ đây, hai chiếc T-34 còn lại của người Nga cố gắng chạy trốn vào đầm lầy. Họ đang cố gắng thoát ra khỏi thứ ánh sáng nhập nhoạng của một buổi chiều hoàng hôn tại mặt trận. Nhưng chiếc Tiger của Bölter đã tiêu diệt nốt...“Có thế chứ...Quay lại đi“ ..

    Chợt nhớ ra, Hạ sĩ Bölter quay lại hỏi :“ Chuyện gì đã xảy ra với chiếc tăng hộ tống đấy ?“..

    Nhân viên liên lạc trả lời :“Ra-di-o tịt ngóm...Mất liên lạc rồi ..“

    Hai phút sau, họ nghe thấy một tiếng nổ thật đáng sợ. “Bọn Ivant đã bắn trúng động cơ rồi. !”…Lái xe tăng gào lên…Tiếp theo lại một tiếng nổ khác….

    Ánh sáng rực rỡ của các xe tăng Sô-viết đang nằm trong ngọn lửa trên vùng đầm lầy phủ tuyết đã cung cấp một cái nhìn tuyệt hảo cho một khẩu súng chống tăng Nga. Chiếc Tiger của Bolter nằm phơi mình lộ thiên trên mặt tuyết như một mục tiêu cố định. Quả là một con mồi quá ngon lành cho khẩu súng chống tăng Sô-viết…

    Chiếc Tiger bị ngọn lửa bao phủ. Kho đạn trong xe trở nên hết sức nguy hiểm, đang chờ thời cơ phát nổ. Không còn cách nào khác, Hạ sĩ quan Bolter ra lệnh cho mọi người trong xe thoát ra ngoài. Cả kíp lái tăng thi nhau nhảy xuống tuyết…

    Những người lính Hồng quân xuất hiện. Một trận giao chiến ngắn ngủi xảy ra giữa những khẩu súng lục của người Đức và những khẩu tiểu liên của người Nga. Rất nhanh, Bolter và những chiến hữu của mình nhanh chóng chạy đến một lùm cây rậm rạp tạm thời ẩn nấp…

    Chiếc xe tăng Tiger thứ hai tiếp cận tới nơi vừa xảy ra chiến sự :”Các cậu có nhìn thấy bọn tớ không ?”- Bolter tự nhủ…” Không khéo lại để cho bọn Nga biết được bọn tớ đang ẩn nấp…”…Tốt hơn hết là hết sức cẩn thận…Nhưng làm thế nào để cho những đồng đội Đức trong chiếc Tiger thứ hai biết nhỉ ??? Bolter thử hét lên…Nhưng những tiếng động, ồn ào của trận chiến xung quanh đã át hết giọng nói của anh….

    Rất kiên quyết, Bolter nhảy lên chiếc Tiger, bám vào tấm chắn bên phải, lần theo mép viền của chiếc tăng hướng lên phía trước tới vị trí của người liên lạc trong xe tăng…

    Rủi thay, khi anh ta đến đó thì nghe thấy người lính liên lạc hét vào điện thoại””Bọn Nga đang ở trên xe tăng của chúng tôi !”..

    Làm gì bây giờ ? Bolter hét thật to bằng những từ ngữ đáng giá nhất…Nhưng làm sao mà kíp lái đang ở trong xe tăng có thể nghe được giữa những tiếng động ầm ào của trận đánh…

    “Bây giờ tất cả những gì mình cần phải làm là cố gắng tìm cách cho chỉ huy xe tăng mở nắp tháp pháo và nhét vào đấy khẩu súng của mình để báo hiệu..”Anh ta nghĩ như vậy.. Bolter luôn để mắt tới tháp pháo..Chính lúc đó, chiếc nắp xe tăng được nâng lên được một vài inches.

    Hạ sĩ liền hét thật to tên người chỉ huy xe tăng. May mắn là người chỉ huy Tiger hiểu ngay lập tức. Cửa tháp xe tăng được mở ra. Một mệnh lệnh chỉ huy gồm 3 từ được đưa ra…Tiếp theo, họ đi tìm những người còn lại của kíp lái Bolter đang ẩn nấp để rồi đưa họ lên chiếc Tiger còn lại…Đến bây giờ, Bolter mới biết có tới ba mảnh đạn đã cắm vào lưng …..

    ..............................
    caonam_vOz, DepTraiDeu, tatpcit6 người khác thích bài này.
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Sự may mắn và nỗi bất hạnh luôn luôn đồng hành với cuộc chiến tranh. Trong lúc Đại tá Pohlmann, chỉ huy Trung đoàn Vệ binh 284 đang tiến hành chỉ huy kế hoạch tại khu vực "Scheidiswald" và đồng thời chỉ huy các xe tăng Tiger phản kích quân Nga tại mặt trận thì một máy bay ném bom hạng nặng của người Nga đã không kích trúng Trạm quan sát của Trung đoàn tại khu vực “Đường vành đai”. Có tới 23 Sĩ quan và binh lính Đức thuộc Ban tham mưu Trung đoàn và Trung đội Xe đạp bị thiệt mạng. Đó là một tổn thất hết sức nặng nề…

    Trong lúc này, tại Trung đoàn lân cận, Trung đoàn Vệ binh 283 dưới quyền chỉ huy của Đại tá Andoy, đã di chuyển tới khu vực Nhà máy điện và bệnh viện, nơi mà các lính Đức đang cố sống cố chết chống trả các đợt tấn công của quân Nga. Các Tiểu đoàn của Andoy đã đến đúng vào thời điểm quân Nga đang mở cuộc tổng tấn công toàn diện bằng các lực lượng rất mạnh đến từ Lữ đoàn Tăng 61 cũng như một Trung đoàn Bộ binh thuộc Sư đoàn Bộ binh 136 Sô-viết…

    Tại khu vực Nhà máy điện, lực lượng của Andoy đã đánh bật quân Nga ra khỏi vị trí của họ ngay từ đợt tấn công đầu tiên và liên lạc với những người Đức ở phía trong. Tại khu vực bệnh viện, các trận giao chiến ngay càng trở lên khó khăn hơn. Bệnh viện đã bị người Nga bao vây hoàn toàn…Người Nga đang hết sức cố gắng giữ cho vòng vây không bị phá vỡ bằng mọi giá, họ từng bước, từng bước một lấn dần vào khu vực đổ nát của bệnh viện….

    Nhưng Trung đoàn Vệ binh 283 đã chọc thủng vòng vây và đột nhập được vào trong khu vực bệnh viện. Họ đã được nhiệt liệt chào mừng bởi các lính công binh Đức dưới quyền của Trung úy Brendel. Họ thuộc Đại đội 3, Tiểu đoàn Công binh 240 đang biến khu vực bệnh viện đang cháy rừng rực thành một pháo đài kiên cố thật sự. Đêm đó, một Tiểu đoàn thuộc Sư đoàn Bộ binh 96 đã nắm quyền yểm trợ, hộ tống đưa thương binh ra khỏi khu vực chiến trường….

    Buổi sáng hôm sau, quân Nga lại tiếp tục tấn công.

    Tại tất cả các cửa sổ đổ nát ở tòa nhà, lính công binh Đức nấp đằng sau những bao cát và từ đó quan sát một quang cảnh kinh hoàng dưới các con hào phòng thủ của họ : 26 xe tăng liên tục chà xát khu vực do Đại đội 9 thuộc Trung đoàn Vệ binh 283 bảo vệ….Chúng chạy trên các con hào đào theo hình tròn, vượt qua các hỏa điểm súng máy, các vị trí chiến đấu cá nhân của bộ binh nhằm đè bẹp những sự chống cự cuối cùng của người Đức. Khói bụi phủ kín làm những người lính của Brendel cảm thấy khát khô cổ họng…

    Nhưng mùa đông của nước Nga tại vĩ tuyến 60 đã cứu sống những người lính công binh Đức còn lại. Nhiệt độ luôn ở mức 22 độ âm đã làm cho mặt đất rắn như đá tảng. Chính điều này đã làm cho các ổ chiến đấu cá nhân ngầm dưới đất không hề bị suy xuyển. Những chiếc xe tăng Nga không thể gây ra nhiều thiệt hại cho lính Đức. Các Vệ binh Đức chỉ việc cúi gập người, bó chặt trong các hố chiến đấu cá nhân của họ. Vô cùng khó chịu nhưng không hề nghi ngờ gì cả, họ vẫn sống sót…

    Khi những chiếc xe tăng Nga tràn ngập các vị trí của người Đức và tiếp tục di chuyển vào phía trong bệnh viện, bắn không tiếc đạn nhằm gim chặt những người bảo vệ Đức xuống đất nhằm mở đường cho những người lính bộ binh Sô-viết. Họ không hề đợi chờ sự chống trả của lính Đức….

    Nhưng từ các con hào bị vùi lấp cũng như các hố chiến đấu cá nhân thuộc Đại đội 9 thì súng vẫn nổ, lựu đạn vẫn được ném ra tới tấp. Thật bất ngờ, hết sức đột ngột dành cho người Nga, họ phải đối mặt với hỏa lực chết chóc trong tầm gần của những người lính Bộ binh Đức. Cuộc tấn công của họ hoàn toàn bị sụp đổ…

    Trong khi đó, những chiếc xe tăng Sô-viết đã lọt vào tầm bắn của Tiểu đoàn 2, Trung đoàn Phòng không 36 và cả pháo binh hạng nặng của người Đức. Lực lượng Panzerjägers (Thợ săn tăng) của Đại tá Andoy nhảy vào cuộc. Những mảnh vỡ, những tảng đá băng liên tục bay vèo vèo trong không khí. Giờ đây, những khẩu pháo Đức đang thi nhau bắn vào những chiếc xe tăng Sô-viết.

    Và cuối cùng, thì hỏa lực pháo binh, pháo phòng không cũng như của lực lượng Panzerjägers thuộc Trung đoàn Vệ binh 283 đã gặt hái được những kết quả cao nhất. Có tới 24 chiếc xe tăng Sô-viết bị phá hủy hoặc đang bốc cháy tại rìa của khu vực đầm lầy chứa đầy than bùn Sinyavino vào cuối trận giao chiến mùa đông. Chính vì vậy, mối nguy hiểm nhất đe dọa đến người Đức trong vùng trách nhiệm của Sư đoàn Bộ binh 170 đã được tạm thời được ngăn chặn bên bờ sông Neva….

    ..............................

Chia sẻ trang này