1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927


    CHƯƠNG III.


    GIỮA VOLKHOV VÀ SCHUSSELBURG




    Chiến lũy của Wengler – Cuộc đột kích của Lữ đoàn tăng 122 – Tiểu đoàn Ziegler di chuyển trong vòng vây quân thù – Những ngọn đồi không mến khách tại Sinyavino – Chiến đấu tại Khu trại công nhân số 5 – Lực lượng pháo binh tại “Scheidiswald" – Sư đoàn “Blue” ở Krasnyy Bor – Những ngôi mộ trong đầm lầy..

    Trong thời điểm này, tình hình ở khu vực trung tâm nút cổ chai, gần khu nhà nghỉ ngơi của những người công nhân số 5, tiếng Nga gọi là Poselok 5, đang dần dần lên tới đỉnh cao. Các sự kiện cho thấy một mối nguy hiểm chết người đang treo lơ lửng trên phòng tuyến thuộc hành phía Đông của người Đức cho đến hồ Ladoga. Kể từ sáng sớm ngày 12 tháng Giêng năm 1943, bảy Sư đoàn Hồng quân thuộc Tập đoàn quân Xung kích II Sô-viết đã đồng loạt mở một cuộc tấn công lớn vào phòng tuyến quân Đức giữa khu vực Lipka bên hồ Ladoga và bắc Gaytolovo thuộc tuyến đường sắt Kirov.

    Lipka, các vị trí thuộc góc phía bắc của người Đức đã được bảo vệ bởi Tiểu đoàn 2, Trung đoàn Vệ binh 287 đang đương đầu với những cuộc tấn công dữ dội của Sư đoàn Bộ binh 128 Sô-viết. Tuy nhiên, xa hơn nữa về phía nam, gần trạm nghỉ Poselok 4, Sư đoàn Bộ binh 372 đã đạt thành công lớn các vị trí phòng thủ của người Đức. Tuyến phòng thủ thuộc Tiểu đoàn 1 – Trung đoàn Vệ binh 374 để từ vùng Đông Pomeranian đã bị tràn ngập. Nhưng Tiểu đoàn 2 dưới quyền chỉ huy của Thiếu tá Ziegler vẫn tạm thời bảo vệ được các vị trí tại trạm nghỉ Poselok 8 mặc dù không mang lại được điều ích lợi cho toàn bộ các trận đánh trong khu vực…

    Khi hoàng hôn buông rơi trong ngày 12 tháng Giêng năm 1943, vào khoảng 16.00 chiều, những người lính Ziegler đang bảo vệ Poselok 8 đã đẩy lùi được tới 5 đợt tấn công của người Nga. Sư đoàn Bộ binh 372 Sô-viết đã quyết tâm bằng mọi giá phải thanh toán bằng xong các vị trí quân Đức tại Poselok 8. Họ là các Trung đoàn Siberi khắc nghiệt cũng như các đơn vị mới chuyển đến từ khu vực Á châu, tấn công đặc biệt tàn nhẫn và không hề thương xót. Nhưng những người lính Đức đến từ Đông Pomeranian của Ziegler vẫn đứng vững như những cây cổ thụ trong các khu rừng Volkhov.

    Kể từ đầu năm 1943, Trung đoàn Vệ binh tăng cường 374, đơn vị chuyên mở các đợt tấn công thuộc Sư đoàn tảo thanh 207, được chuyển đến, gia nhập vào quân số Sư đoàn Bộ binh 227 để bảo vệ khu vực phía đông của nút cổ chai. Tiểu đoàn 2 đã đào rất nhiều con hào chiến đấu chằng chịt bao quanh Poselok 8. Người Nga liên tục tấn công. Pháo binh của họ thi nhau bắn không tiếc đạn vào Poselok 8. Và sau đó, một lần nữa, họ tiếp tục xông lên.

    Đến ngày 13 tháng Giêng năm 1943,vị trí đóng quân của Ziegler ở Poselok 8 đã bị Hồng quân san phẳng. Nhưng những người lính Đức vẫn kiên quyết bám trụ tại những vị trí nào họ có thể bám được, cùng với sự yểm trợ mạnh mẽ đến từ Trung đoàn Pháo binh 196 (Đức). Trung đoàn có những lính tiền sát pháo binh trên những nơi nóng bỏng nhất. Những Trung đoàn xung kích thuộc Sư đoàn 372 Bộ binh Sô-viết đã bị mất rất nhiều người tại các khu rừng rậm, rừng nguyên sinh hoặc tại các vùng đầm lầy băng giá trong vùng…

    Tại khu vực phía nam Poselok 8 thì tình hình phát triển bi đát hơn đến với những người lính phòng vệ Đức. Ở đây, Hồng quân đã hình thành một lực lượng cực mạnh thứ hai. Chỉ huy Sư đoàn Bộ binh 327 Sô-viết – Đại tá Polyakov - đã ra sức huấn luyện cho những người lính Nga để tấn công các vị trí do người Đức bảo vệ trong một thời gian dài. Polyakov đã giúp cho họ xây dựng trên sa bàn các vị trí hỏa điểm của Đức đã được ngụy trang rất cẩn thận với sự chính xác đáng kinh ngạc. Đó là các vị trí phòng thủ của Tiểu đoàn 3 thuộc Trung đoàn Vệ binh 374 cũng như các phòng tuyến thuộc Trung đoàn Vệ binh 366 (Đức) do Đại tá Wengler phụ trách. Họ đã dựng chính xác đến cả những chi tiết cuối cùng thuộc các vị trí hàng rào thép, dây kẽm gai, các con đường mòn liên lạc, các vị trí súng máy và cuối cùng là các boong-ke của người Đức…

    Đại tá Polyakov đã tăng cường áp lực vào một đầu mối giao thông nằm tiếp giáp giữa hai lực lượng của người Đức. Tại đó, trong một khu rừng trồng cây lấy gỗ bao xung quanh, Sư đoàn Bộ binh 327 Sô-viết giờ đây mới có dịp trả thù cho việc người Đức gây ra những tổn thất nghiêm trọng nhằm vào Tập đoàn quân LIV (54) Sô-viết trong Trận chiến bên hồ Ladoga lần đầu tiên, xảy ra vào cuối mùa hè năm 1942.
    --- Gộp bài viết: 11/11/2017, Bài cũ từ: 11/11/2017 ---
    [​IMG]
    BẢN ĐỒ SỐ 25 : CÁC LỮ ĐOÀN TĂNG SÔ-VIẾT ĐÃ KẾT NỐI ĐƯỢC TẠI PHÍA BẮC POSELOK 5. CÁC ĐƠN VỊ ĐỨC BỊ CẮT ĐỨT ĐÃ THÀNH CÔNG TRONG VIỆC RÚT QUÂN XUỐNG PHÍA NAM…
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Sau khi người Đức thành công tại khu vực này trong mùa hè năm trước, Đại tá Wengler cùng với những người lính Đức đến từ vùng Rhineland và Westphalia đã ngăn cản được việc mở rộng sự xâm nhập mang tính chất chiến lược của người Nga. Nhưng vào thời gian này, Đại tá Polyakov đã quyết tâm vượt qua các rào cản của người Đức bằng bất kỳ giá nào. Các mũi nhọn xung kích thuộc Trung đoàn của ông chọc thủng các vị trí quan trọng nhất trên các tiền đồn của người Đức. Họ đã tràn qua phía nam Poselok 8. Họ đang hết sức cố gắng đè bẹp quân Đức tại các tuyến phòng thủ chính ở phía bắc cũng như phía nam. Nếu những người lính Sô-viết thành công trong việc làm cho tuyến mặt trận thuộc Sư đoàn Bộ binh 227 Đức bị sụp đổ thì con đường quan trọng nhất ; con đường tới các ngọn đồi Sinyavino sẽ mở toang trong tầm mắt của họ…

    Nhưng kế hoạch tấn công của người Nga không tiến thêm được bước nào. Thêm một lần nữa, những người lính của Wengler đã giữ vững được góc nam thuộc khu vực xâm nhập của Hồng quân. Lực lượng Khinh binh thuộc Sư đoàn Khinh binh 28 kết hợp với lực lượng thuộc Tiểu đoàn 1 thuộc Trung đoàn 83 Khinh binh Đức đã chiến đấu đến cùng xung quanh vị trí thuộc Sở chỉ huy Wengler và họ luôn tìm cách tăng cường các rào chắn phòng thủ của người Đức. Ngay tại khu vực trung tâm – y như tảng đá lớn giữa bốn bề sóng vỗ - chính là Tiểu đoàn thuộc quyền của Ziegler. 500 lính Đức ở đây đã làm đảo lộn kế hoạch của Bộ Tư lệnh Sô-viết. Mặc dù hoàn toàn bị bao vây tứ phía, những người lính phòng thủ Đức xuất thân từ vùng Pomeranians trong cứ điểm con nhím của họ đã bẻ gãy mội đợt tấn công của Hồng quân. Họ đã giữ vững trận địa từ ngày 12, ngày 13 và sang cả ngày 14 tháng Giêng năm 1943. Không có đồ tiếp liệu, đạn dược thì sắp cạn kiệt. Không hề có một mối liên hệ nào với Sư đoàn hoặc Trung đoàn của họ…

    Thật là đơn độc, hoàn toàn dựa vào bản thân và những nguồn lực đã cạn kiệt, tiểu đoàn Ziegler lại phải giữ một trách nhiệm hết sức quan trọng ; Níu chân người Nga. Thay vì có thể tiếp tục tấn công về phía tây, người Nga bắt buộc phải giải quyết cho xong “con nhím” Poselok 8. Một lực lượng rất đáng kể thuộc Sư đoàn Bộ binh số 327 cũng như Sư đoàn Bộ binh số 18 Sô-viết đã bị kìm chặt tại điểm nóng đang tranh chấp hết sức ác liệt này….

    Ngày 15 tháng Giêng, sau bốn ngày giao tranh, những người lính phòng vệ Đức đã cạn sạch đạn dược. Buổi sáng hôm đó, sau màn hỏa lực của pháo binh hạng nặng, người Nga lại tấn công. Trong tiếng la hét "Urra", họ tìm cách tiếp cận các hỏa điểm thuộc Poselok 8, nhưng họ buộc phải dừng bước trước hỏa lực súng máy của những người lính Đức đến từ Pome-ranians. Những chiếc xe tăng thuộc Lữ đoàn tăng 122 Sô-viết đã xâm nhập vào một vài vị trí nhưng đã bị vướng mìn và bị phá hủy bởi chất nổ. Nhưng ngay lúc này, những người lính phòng thủ Đức hết sạch đạn dược. Họ khó có thể đẩy lùi thêm một đợt tấn công nào của lính Nga nữa. Ziegler buộc phải đối mặt với các sự lựa chọn : trận địa bị tràn ngập sau đó hy sinh tất cả hoặc là phá vây để cứu những người lính Đức còn lại….

    Thiếu tá Ziegler liền triệu tập tất cả các sĩ quan còn lại và đặt câu hỏi cho họ…Có nên tiếp tục chiến đấu không ? Hay là đầu hàng ? Hay là nỗ lực hết sức để phá vây ?...

    Khả năng đầu hàng bị loại ngay ra lập tức…Khả năng chiến đấu đến cùng rồi chấp nhận chết dưới sức tấn công của người Nga cũng không có ý nghĩa gì nhiều.

    Chỉ còn duy nhất phương án phá vây. Nhưng đòn phá vây tiềm ẩn nhiều rủi ro, không chắc chắn. Không một ai thuộc đường để trở về với phòng tuyến của người Đức. Mọi cố gắng khôi phục lại hệ thống liên lạc vô tuyến đã không thể thành công….

    Có những thời điểm mà lòng can đảm không còn ý nghĩa gì hết. Để cho bản thân bị giết chết một cách vô nghĩa không phải là phẩm chất tốt của quân đội. Chống lại thế lực hàng trăm lần mạnh hơn dưới mưa bom đạn thì chẳng có nghị lực lòng can đảm hay sự phục tùng cống hiến nào sử dụng được. Đúng thật là lòng can đảm và sự dũng cảm thường xuyên chiến thắng kẻ thù mạnh hơn rất nhiều trên chiến trường. Nhưng trong những trận chiến của trang thiết bị trong chiến tranh hiện đại thì có những thời điểm chắc chắn là kết quả bị điều khiển bởi số đông- số đông về con người và các loại vũ khí hiện đại…..

    Do đó, quyết định của Thiếu tá Ziegler là chọc thủng vòng vây của người Nga để rồi thoát về với đại quân là hoàn toàn đúng đắn, và theo ý nghĩa tốt nhất của từ : lòng can đảm….

    Cuộc phá vây bí mật tại Poselok 8 bắt đầu từ lúc 23.00 đêm. Thiếu tá Ziegler chính là người dẫn đầu. Bên cạnh anh là Oskar Schwemm, một người đàn ông đến từ Lodz, nói tiếng Nga rất lưu loát. Schwemm đã khoác một bộ đồng phục của một viên Trung úy Nga đã chết ra bên ngoài bộ đồng phục Wehrmacht của anh. Đằng sau họ là tốp lính Đức xung kích, tiếp theo đó là những người lính Đức còn lại, với những khẩu súng trường cắm sẵn lưỡi lê trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Họ kéo theo những người bị thương nặng đã được đặt trên những chiếc akja (xe trượt tuyết được chó hoặc tuần lộc kéo), những ván trượt tuyết, những chiếc xe trượt tuyết của Phần Lan, cứ hai người kéo một thương binh. Hàng ngoài được bảo vệ bằng những người lính Đức với tiểu liên lăm lăm trong tay. Đội chặn hậu do những người khỏe nhất từ tiểu đoàn. Tuyệt đối không được bắn nếu không có mệnh lệnh của Thiếu tá Ziegler. Không được phép hút thuốc và nói chuyện….

    ..............................


  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Khi những người lính Đức chặn hậu cuối cùng rời bỏ các vị trí tại Poselok 8 trong những ánh sáng của những quả pháo sáng và những làn đạn cảnh giới để bước vào cuộc hành quân định mệnh, “Đội quân ma” của người Đức đã phải lết dưới lớp tuyết sâu tới đầu gối cùng đồng hành với họ là ánh trăng nhợt nhạt tại nhiệt độ 25 độ âm. Điểm chuẩn của họ trên bầu trời chính là chòm sao Orion bởi vì đội hình hành quân của họ đang ở hướng nam – Dừng lại (Stoy - Cтоять) – Schwemm đột nhiên nói, giọng anh cất lên một cách khoan thai. Những người dẫn đầu “Đội quân ma” ngay lập tức dừng lại. Trước mặt họ hiện lên hình dạng một vài chiếc T.34. Đó chính là những chiến xa của Nga đang có nhiệm vụ bao vây xung quanh Poselok 8. Schwemm bước tới chỗ họ và nói chuyện với những người chỉ huy lực lượng thiết giáp Nga. Những người còn lại nhìn theo Schwemm trong ánh sáng lập lòe của những điếu thuốc lá và những điệu bộ tay chân lờ mờ của anh và các chỉ huy Nga. Trung úy Becker, trợ lý Tiểu đoàn, tin rằng lúc này anh ta cảm tưởng nghe rõ nhịp tim đập của mỗi người lính Đức như những tiếng sấm trên đầm lầy phủ băng của nước Nga lạnh giá. Và rồi, cuối cùng, Schwemm đã quay trở lại. Anh nói một vài câu tiếng Nga mà không ai hiểu gì cả và lầu bầu nguyền rủa. Nhưng khi gặp Thiếu tá Ziegler, anh ta lại nhẹ nhàng nói :”Tôi đã có mật khẩu – Pobeda(победа) – Tiếng Nga có nghĩa là “Chiến thắng” – Có thể là điềm tốt cho chúng ta đấy”…

    Quan trọng không kém gì mật khẩu, đó chính là những thông tin tiếp theo của Schwemm. Anh ta biết có một lỗ hổng tương đối lớn trong vành đai thiết giáp Nga đang bao vây xung quanh Poselok 8. Thông qua lỗ hổng đó, họ đã di chuyển được ra phía ngoài. Tiếp theo, nhờ có mật khẩu, họ tới được vòng vây tiếp theo của người Nga mà không bị cản trở - Pobeda(победа) – Schwemm báo cho tốp lính gác của Nga và sau cùng “đội quân ma” tiếp tục rẽ trái….

    Vẫn chưa hề có dấu hiệu của phòng tuyến Đức. Không hề có tiếng ồn ào của trận chiến, không có làn đạn nào bắn lên trên bầu trời và hơn nữa, không có chút đèn đuốc nào cả…

    Và rồi, bất thình lình, họ thấy mình đang đứng trước một vị trí súng cối của người Nga. Schwemm nói mật khẩu. Nhưng viên sĩ quan Nga vẫn tỏ ra nghi ngờ. Anh ta tiến lại gần.

    Schwemm nhanh chóng bước vài bước về phía viên sĩ quan Nga. Anh nói rằng đơn vị anh đang trên đường tiến về phía trước, nhằm thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt được giao để chống lại phòng tuyến của quân Đức…

    Trung úy Becker đứng sau hai người có vài bước chân. Tay anh ta đang đút vào túi áo khoác ngoài, nắm chặt lấy khẩu súng lục với chốt an toàn đã mở.

    Người Nga dường như không tin câu chuyện của Schwemm. Nhưng người đàn ông đến từ Lodz đã xua tan mọi nghi ngờ. Cuối cùng họ đã có thể tiếp tục hành quân. Nhưng tâm trạng họ cảm thấy không thoải mái. Những họng súng cối đang nhăm nhăm ngay sau lưng họ! Giả sử người Nga mà nhận thấy họ đã bị mắc sai lầm ?

    Một mệnh lệnh thì thầm, Thiếu tá Ziegler ra lệnh cho đội chặn hậu :”Hãy áp đảo vị trí súng cối của bọn Ivan ngay tức khắc..!”. Và thế là, sau một trận giao chiến ngắn ngủi, Tiểu đoàn phải mang theo một Trung úy người Nga chính gốc cùng 41 tù binh. Thậm chí, họ tiếp tục vượt qua một chốt đóng quân quan trọng bậc nhất của Bộ binh Nga, mặc dù ở đây, họ phải chiến đấu theo cách riêng của họ….

    Khoảng 45 phút sau, trong ánh bình minh của một ngày mới, “đội quân ma” đã tới được những vị trí tiền tiêu thuộc phòng tuyến Đức. Rất nhiều cái tay bắt mặt mừng tại chỉ huy sở thuộc Trung đoàn Vệ binh 274 Đức về những báo cáo của Ziegler. Bởi vì, không chỉ nhóm Ziegler đã vượt vòng vây an toàn, mà lúc này, Đại tá von Below đang rất cần những người lính phù hợp cho những trận chiến tại Poselok 5, lý do lúc này P5 đã trở thành tâm điểm của các trận giao chiến với người Nga trong khu vực thuộc nút nghẽn cổ chai…..

    Trên khu vực sông Neva, ở phía Tây, người Nga vẫn chưa đạt thành công bằng bên phía đông (Volkhov), cả hai mũi tấn công đang cùng cố gắng xâm nhập vào tuyến phòng thủ của người Đức trên một khu vực tương đối rộng. Chỉ có một cái nêm hẹp xuyên từ Maryino ở phía tây và qua Poselok ở phía đông hiện thời đang từ từ đẩy qua phần trên của hành lang thuộc vùng đất chiếm đóng của quân Đức. Và thế là các cuộc tấn công của người Nga cứ lấn dần vào điểm kết nối chính tại Poselok 5. Nếu quân Nga thành công, một dải đất hẹp trên đất liền đã được thiết lập giữa Leningrad và Đất mẹ Sô-viết. Một hậu quả nhỡn tiền sẽ đến : các lực lượng Đức thuộc các Sư đoàn Bộ binh 96 và 227, hiện thời họ đang chốt tại các điểm dân cư như Schlüsselburg, Lipka và bên hồ Ladoga sẽ bị cắt đứt liên lạc với hậu phương…

    Đó là cái điều mà Đại tướng Lindemann muốn ngăn cản bằng mọi giá. Tuy nhiên, hai Sư đoàn thuộc Quân đoàn XXVI Đức trong khu vực nút cổ chai khó thể có đủ điều kiện cũng như năng lực để chống lại những đợt thâm nhập của quân Sô-viết. Lực lượng của người Đức quá mỏng, dẫn chứng là các khu vực được 2 Sư đoàn Bộ binh 170 và 227 của quân Đức đang bảo vệ được coi là quá rộng, mỗi bên rộng tới 15 dặm…
    --- Gộp bài viết: 13/11/2017, Bài cũ từ: 13/11/2017 ---
    [​IMG]
    ẢNH : TƯỚNG PAUL HAUSSER, CHỈ HUY QUÂN ĐOÀN PANZER SS ĐANG ĐỘNG VIÊN NHỮNG NGƯỜI LÍNH ĐỨC TRÊN MỘT CHIẾC XE THIẾT GIÁP….
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Sau những trận chiến đấu hết sức đẫm máu và ác liệt trong những ngày đầu tiên, người Đức không còn lực lượng dự trữ để tổ chức phản công, để ngăn chặn cái nêm của quân Nga, và điều cấp thiết nhất là ngăn chặn sự liên kết của quân Sô-viết tại Poselok 5….


    Ngày 14 tháng Giêng năm 1943, Tập đoàn quân XVIII (Đức) đã cố gắng vét những lực lượng dự trữ còn lại, tăng cường hai nhóm quân, mỗi nhóm cỡ 1 Trung đoàn thuộc Sư đoàn Bộ binh 61 của Đông Phổ. Họ đang chiến đấu tại khu vực túi vây Pogostye tại tuyến đường sắt mang tên Kirov, cách phía đông nam ga Mga khoảng 20 dặm Anh. Trong ngày tiếp theo, 15 tháng Giêng, lực lượng này được đưa đến tác chiến trong vùng đất chiến sự đẫm máu tại khu vực nút cổ chai….

    Chỉ có hai nhóm chiến đấu cỡ Trung đoàn phải gánh vác trách nhiệm của toàn bộ Sư đoàn. Đã thế, một nhóm phải ở lại vị trí đóng quân ở phía sau tuyến đường sắt Kirov. Một lần nữa, một lực lượng tăng viện quá yếu ớt phải nắm một vị trí quá sức mình trong một chiến dịch có tầm cỡ….

    Trung Tướng Hühner, Tư lệnh Sư Đoàn 61 Bộ Binh, đã tiếp quản nhóm. Lập tức, ông ta di chuyển họ từ Sinyavino và Poselok 5 lên phía bắc, cố gắng thiết lập và bảo vệ đường liên lạc với các Sư đoàn Bộ binh 227 và 96 đang giữ vững các khu vực xung quanh Lipka và Schlüsselburg. Tuy nhiên, lực lượng của Hühner quá yếu để giữ con đường giao thông liên lạc sống còn từ khu nhà Poselok 5 đến Hồ Ladoga, Schlüsselburg và Lipka trước những áp lực của những đòn công kích Liên Xô đang ép từ hai phía đông và phía tây.

    Những trận giao chiến diễn ra tại các khu nhà định cư tồi tàn dành cho những người công nhân và tại một nhà máy chế biến than bùn loại nhỏ. Poselok 5 chỉ tương đương với một chấm trên tấm bản đồ tình thế nhưng lại là một điểm hết sức đẫm máu. Người Nga sử dụng tới hai sư đoàn và hai lữ đoàn thiết giáp để tấn công pháo đài nhỏ do người Đức bảo vệ này trong vùng đầm lầy. Hơn thế nữa, điểm Poselok 5 là một loại đường giao nhau; Qua đó nó nằm trên một hành lang duy nhất nối từ phía bắc xuống phía nam. Các lực lượng Đức ở phía bắc nằm bên trong nút cổ chai bắt buộc phải phụ thuộc hoàn toàn vào con đường quốc lộ mang tính chất sống còn này. Nếu người Nga thành công trong việc chiếm Poselok 5, phía bắc của hành lang Đức sẽ bị cắt đứt hoàn toàn với các mối liên lạc từ hậu phương của họ.

    Trong suốt bốn ngày đêm, các nhóm chiến đấu của Hühner đã tổ chức bảo vệ dọc theo các bờ kè đường sắt thấp của các đường ray dẫn tới khu vực mỏ than bùn và các bể than bùn lớn, hình chữ nhật, nơi khai thác than bùn, trong những cái lạnh khắc nghiệt, với nhiệt độ từ 25 đến 30 độ âm. Họ đang cố gắng giữ vững con đường thoát về phía nam qua Poselok 5. Điều cần thiết nhất trong lúc này là ngăn chặn mối liên lạc giữa hai cánh quân của người Nga với vài chục chiếc xe tăng, những khẩu pháo tự hành xung kích, một trung đoàn pháo binh và một số tiểu đoàn bộ binh với vũ khí chống thiết giáp của người Đức. Nhưng kể từ tại thời điểm này, trong khi quân Đức đã thiếu hầu hết những vũ khí hiện đại này thì người Nga đã đạt được thành công.

    Vào ngày 18 tháng Giêng năm 1943, quân Sô-viết đã chiếm được Poselok 5 trong một trận kịch chiến rất dã man và tàn bạo đồng thời cắt đứt nhóm chiến đấu xung kích của Hühner. Những ghi chép của người Nga trong cuốn sách Lịch sử cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại đã đề cập tới sự chống cự đến cùng của người Đức tại P5…Dẫn chứng trong tập 3, chúng ta có thể đọc : Lực lượng xung kích thuộc Sư đoàn Bộ binh 136 Sô-viết đã hai lần thâm nhập được vào P5 nhưng không thể trụ vững tại đó. Trong đêm 16 tháng Giêng, các Trung đoàn thuộc Sư đoàn Bộ binh 18 Sô-viết đã ba lần tấn công tới các khu nhà định cư của công nhân ở phía đông P5 nhưng vẫn chưa thể dành được quyền kiểm soát tại khu vực này. Một vài nhóm xung kích thuộc Sư đoàn Sô-viết chỉ còn cách các vị trí tiền đồn kiên cố của quân Đức từ 15 đến 20 mét nhưng lại bị hất ngược trở lại hết lần này đến lần khác. Lính Đức chiến đấu hết sức dũng cảm trong tình cảnh tuyệt vọng. Vào tối này hôm sau, các bộ phận thuộc Sư đoàn, với sự yểm trợ đắc lực của Lữ đoàn Tăng 61, họ đã xâm nhập được những ngôi nhà thuộc góc phía đông của P5 và bắt đầu cận chiến trong từng ngôi nhà. Đến sáng ngày 18 tháng Giêng, các trận giáp lá cà hết sức đẫm máu đã tiếp tục nổ ra. Nhân lúc này, từ phía tây của Poselok 5, Sư đoàn Bộ binh 136 cùng với Lữ đoàn Tăng 61 thi nhau đổ vào khu vực chiến sự….

    Dưới con mắt của người Đức, những giây phút kịch tính trong hai ngày 17 và 18 được kể lại như sau : Phía trước bức tường gạch cao thuộc Nhà máy than bùn tại Poselok 5 chính là boong-ke chỉ huy. Đó chính là Sở chỉ huy của Tướng Hühner. Dưới ánh sáng leo lét của những ngọn nến, Hühner đang nhoài người ra trên tấm bản đồ. Ba giờ trước, trước tình trạng tuyệt vọng, Tập đoàn quân đã cho phép tất cả các lực lượng Đức đang đóng quân tại khu vực phía bắc nút cổ chai (tức là tại hồ Ladoga, Schlüsselburg và Lipka được phép tập hợp, di tản về phía nam thông qua cứ điểm Poselok 5 để về một tuyến phòng thủ mới được thành lập chạy dọc theo chân những quả đồi tại Sinyavino. Những liên lạc viên đã được gửi đi, hiện giờ đang lội qua những vùng đất bùn lầy ngập sâu dưới tuyết. Các tín hiệu liên lạc qua radio, vô tuyến điện liên tục gửi tới Schlüsselburg, Lipka, cũng như các vị trí của Đức dọc ven hồ Ladoga : Đột phá ! Bắt đầu từ buổi tối…Nhằm thẳng hướng P5…

    Điều này có nghĩa là Poselok 5 đã phải được giữ vững bằng mọi giá, trước áp lực tiến công của người Nga, để mở đường cho các đội hình di tản của người Đức từ khu vực phía bắc thoát về Sinyavino an toàn…
    --- Gộp bài viết: 14/11/2017, Bài cũ từ: 14/11/2017 ---
    [​IMG]
    ẢNH : MỌI THỨ TIẾP TẾ CHO THÀNH PHỐ BỊ PHONG TỎA ĐỀU ĐƯA VÀO BAN ĐÊM…QUA “CON ĐƯỜNG SỐNG” TRÊN MẶT HỒ LADOGA ĐÓNG BĂNG
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Các máy điện thoại dã chiến rung chông liên tục. Rất may là đường dây điện thoại nối với Quân đoàn cũng như Tập đoàn quân XVIII vẫn còn nguyên vẹn. Tướng Hühner nhấc ống nghe. Giọng nói từ đầu dây là của Tướng von Leyser, Tư lệnh Quân đoàn XXVI : "Tình hình thế nào rồi , Hühner?"

    “Phải nói rằng, bây giờ chỗ chúng tôi như là một bãi phân được đặt trong một bối cảnh lạc quan…Thưa tướng quân ! Lực lượng dự trữ cuối cùng của tôi hiện chỉ còn vẻn vẹn một số NCO cùng với 12 người lính. Ngay lúc này đây, ở bên ngoài, họ đang phải chuẩn bị một đợt phản kích để chống lại sự thâm nhập của bọn Ivan hướng vào khu vực boong-ke chỉ huy của tôi “…

    Đúng lúc này, đường dây điện thoại bị cắt :”Alo…” – Hühner gào vào điện thoại :“Alo!“...

    Điện thoại tịt ngóm. Tướng Hühner nhìn viên sĩ quan tùy tùng và nói :“Thế là hết ! Điện thoại bị cắt đứt rồi..“

    „Không sao cả...Thưa tướng quân ! Ít ra, giờ đây không ai có thể can thiệp vào công việc của chúng ta..“. Viên trung úy trả lời...

    Hühner gật đầu và tiếp tục cầm bút chì lướt trên tấm bản đồ. Ông ta bắt đầu điểm lại quân số. Ngoài lực lượng dưới quyền của ông ta còn có : Các Trung đoàn Vệ binh 151 và 162, một nhóm xung kích đặc nhiệm thuộc Trung Đoàn 328 từ Schlüsselburg, một Tiểu đoàn và Lực lượng Đặc nhiệm triển khai nhanh của Sư Đoàn 96 Bộ Binh từ Lipka cũng như các Pháo thủ, Panzerjägers (Thợ săn tăng), khinh binh sơn cước, và lính Vệ binh thuộc Sư đoàn Bộ binh 227 đến từ các vị trí phòng thủ kiểu “Con nhím” bên hồLadoga - tất cả những lực lượng trên phải được thoát ra khỏi cái bẫy do người Nga dựng lên….

    Liệu họ có thể thoát ra được không? Áp lực của người Nga gia tăng một cách đáng kể. Đương nhiên họ biết họ đang phải làm gì ? Điều đầu tiên họ đang hết sức cố gắng phải giải quyết được là phải đè bẹp sức kháng cự của Poselok 5 càng nhanh càng tốt.

    Bunker nhỏ lắc mạnh dưới hỏa lực của pháo binh Liên Xô. Một liên lạc viên từ Đại tá von Below cử đến cấp báo : "Các xe tăng Liên Xô đang tiến lại gần bờ kè đường sắt."

    Trung tướng Hühner chỉ có một chiếc Mark III với một khẩu súng nòng dài. Nó đang đứng trong sân nhà máy than bùn, và được ngụy trang rất cẩn thận. Tấn công !

    Viên Trung úy Đức trong chiếc xe tăng Mark III cứ yên lặng để cho những chiếc xe tăng Sô-viết lại gần. Sau đó, từ một vị trí được ngụy trang hoàn hảo ở khoảng cách 80 mét, anh ta bắn thẳng vào tháp pháo của chiếc xe tăng thứ ba trong đội hình xe tăng Sô-viết. Nó bùng cháy ngay lập tức. Tiếp đến chiếc tăng dẫn đầu cũng bị loại bỏ bằng một loạt đạn. Giờ đây chỉ còn chiếc thứ hai, nằm gọn giữa 2 xe tăng đang bốc cháy dữ dội đã trở thành con mồi dễ dàng cho anh ta….

    Khoảng 200 người bị thương nằm rải rác trong các khu nhà định cư của công nhân cũng như tại các phân xưởng nhà máy đã được đưa lên các xe akjas (Xe trượt tuyết được chó hoặc tuần lộc kéo). Dưới sự giám sát của các nhân viên y tế, một viên trung úy trẻ tuổi, chỉ huy một phân đội nhỏ bảo vệ đã cố gắng đưa những người bị thương nặng lên xe akjas, còn lại động viên những thương binh nhẹ và những y tá , hộ lý cố gắng đi bộ dọc theo con con đường cao tốc để thoát về P6…

    Quả thật, những người thương binh di tản thật đúng lúc. Dưới sự yểm trợ của hỏa lực pháo binh, người Nga tiếp tục mở đợt tấn công vào các khu đất thuộc nhà máy than bùn và lúc này, họ bắt đầu giao chiến với lính Đức ngay sát boong-ke chỉ huy…Tình thế nguy cấp bắt buộc tất cả những lính Đức còn lại như các sĩ quan phụ tá, những người liên lạc, thư ký, truyền tin phải cầm súng mở cuộc phản kích đẩy lùi quân Nga ra khỏi các phân xưởng trong nhà máy…

    Vào những giây phút đầu tiên của một ngày mới, khi trời vẫn còn tối, một nhân viên liên lạc chạy xộc vào trong boong-ke chỉ huy bên bức tường gạch và hổn hển thông báo : Lực lượng xung kích thuộc Trung đoàn Vệ binh 151 của lực lượng phá vây đã về tới nơi. Thời điểm quyết định đã tới. Với lựu đạn và lưỡi lê, những người Vệ binh Đức đến từ Đông Phổ đã chiến đấu giáp lá cà với quân Nga để tìm đường thoát về hướng nam. Đó là một cuộc chiến đấu hết sức đẫm máu. Trên khắp vùng đầm lầy phủ tuyết trắng xóa, không có gì ngụy trang, che chở, phải vượt qua các vị trí đóng quân của hai Sư đoàn Nga và hai Lữ đoàn Thiết giáp, các đơn vị lính Đức cuối cùng cũng thoát được về hướng nam để đến dải phòng tuyến mới của họ chạy từ Gorodok qua các ngọn đồi Sinyavino. Phòng tuyến mới này được xây dựng bởi các kỹ sư, công binh thuộc Sư đoàn Bộ binh 96, lực lượng Khinh binh thuộc Sư đoàn Khinh binh Sơn cước số 5, Sư đoàn Khinh binh 28 cũng như những tay súng thuộc Sư đoàn Cảnh vệ SS số 4….
    --- Gộp bài viết: 15/11/2017, Bài cũ từ: 15/11/2017 ---
    [​IMG]
    BẢN ĐỒ SỐ 26 : TƯỚNG HUHNER ĐÃ BẢO VỆ THÀNH CÔNG POSELOK 5 CHO ĐẾN KHI TẤT CẢ CÁC LỰC LƯỢNG QUÂN ĐỨC ĐANG ĐÓNG QUÂN TẠI KHU VỰC PHÍA BẮC THOÁT ĐƯỢC XUỐNG PHÍA NAM….
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Những trận giao tranh khốc liệt nhất diễn ra tại Poselok 5. Tại đây những kẻ tấn công được che giấu cẩn thận. Các khẩu đội súng máy của Đức nằm phía sau các đống than bùn. Những người lính Bộ binh ẩn nấp trong các bụi rậm. Từ phía bên sườn, các đại đội Nga liên tục mở các cuộc tấn công nhằm giành quyền kiểm soát con đường hướng về phía quân Đức. Hỏa lực pháo binh và súng cối của người Nga đã bắn liên tục vào khu vực đầm lầy…

    Vào khoảng 6.00 giờ, Trung đoàn Vệ binh 151 đã giao chiến với lực lượng cuối cùng của người Nga tại khu vực phía nam Poselok 5. "Xung phong !" - Súng lục, lưỡi lê, lựu đạn, cuốc xẻng – đó chính là vũ khí của những người lính Đức.

    Thiếu tá Krudzki, chỉ huy trung đoàn, đã bị giết khi dẫn đầu nhóm chiến đấu , bên cạnh đó còn cả Trung úy Kopp, chỉ huy Đại đội 6 và là người vừa được tặng thưởng huân chương Hiệp sĩ Thập tự (Knight's Cross). Những những người lính đến từ Đông Phổ không chỉ đánh nhau mà thôi, họ còn không bỏ rơi những người lính bị thương cũng như những người tử trận ở phía sau lưng họ…

    Bám sát gót những người lính Đức, quân Nga một lần nữa lại đánh xuyên vào hành lang rút lui của người Đức. Do đó, mỗi nhóm chiến đấu liên tiếp phải chọn những đường đi mới. Luôn luôn là một hình ảnh bao trùm: họ đưa những người bị thương đặt vào giữa các đội hình rút lui. Lớp tuyết dày tới gần 3 bộ. Các chuyên gia y tế đã kéo theo các xe akjas. Giờ đây, một con ngựa đã được sử dụng để kéo theo một mảnh của hàng rào, trên đó đặt một người bị thương nặng được bọc tạm thời trong những tấm chăn rách nát, luôn luôn phải canh chừng xem người bị thương đã chết chưa. "Hãy cố gắng tiến lên ! " Và rồi có tới 6.000 lính Đức cũng như 2.000 thương binh đã thoát được về phía nam qua những lỗ thủng tại các khu vực đầm lầy phủ đầy lớp tuyết cao tới ngực…

    Vào buổi sáng hôm sau, cuối cùng Tướng Hühner ra lệnh cho những người lính Đức còn lại cuối cùng tại P5 được phép rút lui. Những tổn thất nặng nề của quân Sô-viết trong những trận giao chiến suốt đêm hôm qua, cũng như trong những trận đánh giáp lá cà đẫm máu đã làm giảm đi rất nhiều mối nguy cơ đe dọa cho người Đức. Việc rút quân ít nguy hiểm hơn những gì mà viên tướng đã lo ngại. Hỏa lực yểm trợ của quân Đức liên tục bắn yểm trợ cho nên các xe tăng của Nga chỉ bám gót theo sau một cách do dự, không dám nhảy vào vòng chiến.

    Trong ánh sáng của một ngày mới, những chiến lũy khổng lồ tại các quá đồi Sinyavino giống như một thỏi nam châm trước mắt những người lính Đức. Đó chính là mục tiêu đồng thời là sự cứu rỗi của họ. Đó là cái đích mong đợi khi họ đang di chuyển qua đầm lầy, trong một đội hình dàn trải rất rộng với những người lính cầm những vũ khí cá nhân trong tay sẵn sàng nhả đạn.

    Họ tiếp tục hành quân qua vùng tuyết sâu. Họ buộc phải nằm bẹp vào bất cứ chỗ nào trên mặt đất phủ đầy tuyết ngay khi các khẩu súng máy của Nga bắt đầu bắn từ những vị trí ẩn náu của chúng từ phía sau những bụi cây dầy dặc cũng như sau các bức tường tuyết. Sau đó, dưới làn hỏa lực yểm trợ của những người đồng đội, những người lính Đức rất cẩn trọng bò về phía trước, từng thước một. Và thế là lựu đạn được rút ra. Ném ! Một ánh chớp lóe lên kèm theo một tiếng nổ. Có những tiếng la hét và rên rỉ. Tiếp tục tiến lên !

    Ẩn núp trong những hốbom hoặc đạn pháo, ngay trước khi họ tới được vùng đất cao Sinyavino, họ phải quét sạch một nhóm chiến đấu của kẻ thù. Sau đó, họ mới về tới đích….

    Vào ngày 20 tháng Giêng, những người lính mệt mỏi của Hühner đã về tới các vị trí mới thuộc phòng tuyến Sinyavino. Bây giờ họ mới điểm lại quân số, các Đại đội thuộc Trung Đoàn 151 và 162 giờ đây chỉ còn lại từ 30-40 người. Riêng Đại đội 1 thuộc Trung đoàn Vệ binh 162, đã chiến đấu với 128 người trong ngày 15 tháng Giêng năm 1943, lúc này đếm đi đếm lại còn vẻn vẹn 44 người.

    Trung úy Dressel, bị thương và phải lết trên một chiếc nạng tự tạo, vất vả lê bước qua những vị trí đầu tiên trên phòng tuyến mới của người Đức, anh ta là người dẫn đầu nhóm người vừa thoát ra khỏi vòng vây. Những người lính công binh thuộc Sư đoàn Bộ binh 96 Đức đang bận rộn gài mìn trên vùng đất ở phía trước tiền duyên phòng ngự chính mới trên sườn phía bắc thuộc khu đồi Sinyavino. Họ vội vàng ngừng tay và chào đón Trung úy Dressel cùng những người lính còn sống sót của Đại đội 5, Trung đoàn Vệ binh 287, những người vừa rút quân từ khu vực Lipka, một điểm nằm ở phía đông bắc bên bờ hồ Ladoga.

    Nhưng chỉ sau những câu thăm hỏi xã giao đầu tiên, những người lính công binh Đức lại im lặng, di chuyển sang một bên, tiếp tục trở lại những công việc gấp gáp của họ. Họ có thể thấy rằng quá nhiều người, bạn đồng đội của họ không còn hiện diện ở đây nữa. Và họ cũng thấy hầu hết những người lính rút quân đều băng bó, cầm máu và khó có thể đứng vững được lâu hơn nữa…
    --- Gộp bài viết: 16/11/2017, Bài cũ từ: 16/11/2017 ---
    [​IMG]

    ẢNH : “CON ĐƯỜNG CHẾT CHÓC” Ở TRONG VÒNG VÂY CHÍNH LÀ CON ĐƯỜNG ĐƯA NGƯỜI CHẾT TỚI NGHĨA TRANG KHI KHÔNG CÒN QUAN TÀI TRONG THÀNH PHỐ NỮA, TẤT CẢ ĐÃ PHẢI BỎ RA LÀM CỦI ĐUN ĐỂ SƯỞI ẤM GIỮA MÙA ĐÔNG GIÁ LẠNH…
  7. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Khi Trung úy Dressel báo cáo tại trụ sở chỉ huy tiểu đoàn, anh ta chỉ thấy có Đại úy Albrecht, phụ tá Trung đoàn là còn ở đây. Tiểu đoàn trưởng ? Mất tích. Phụ tá tiểu đoàn ? Bị giết. Hầu hết các chỉ huy đại đội
    đều bị giết chết, mất tích, hoặc bị thương. Quân sốTiểu đoàn lúc này chỉ còn có 80 người…

    - Không sao cả , Dressel !

    Albrecht nói :
    - Bất cứ ai có khả năng tiếp tục cầm súng phải tới ngay các vị trí chiến đấu mới….

    Albrecht tiếp tục :
    - Tuyến phòng thủ mới từ Gorodok bên sông Neva qua nút cổ chai chạy đến những ngọn đồi Sinyavino xuống tới "Chiến lũy" của Wengler ở phía đông phải được tổ chức lại bằng bất kỳ giá nào …

    Trung úy Dressel gật đầu. Và cũng giống như những người lính Đức vừa sống sót trở về trong Đại đội, tất cả những ai còn đủ sức cầm súng đều quay trở lại tuyến phòng thủ chính của Đức, ngay lập tức họ
    chiếm lĩnh các vị trí chiến đấu một lần nữa.

    Lúc này là những ngày lạnh nhất của mùa đông miền Bắc nước Nga, nhiệt kế chỉ 35-40 độ âm. Trong ngày, các đơn vị pháo binh lẫn súng cối Nga đã thi nhau bắn phá các vị trí của người Đức. Và trong những đêm băng giá, bộ binh Nga lại liên tục tấn công vào các vị trí trên phòng tuyến mới của Đức mới thành lập, đang còn khá mỏng. Người Nga muốn tranh thủ mọi thứ để chiếm lấy vùng đất cao Sinyavino. Nhưng các vị trí phòng thủ mới đã được thiết lập . Điều này đã có thể thực hiện được nhờ sự giúp đỡ không biết mệt mỏi của những người lính Đức mới rút quân về từ phần phía bắc của nút cổ chai tại
    Schlüsselburg, Lipka và bên hồ Ladoga. Nếu không sẽ không có lực lượng nào để bảo vệ và giữ vững những ngọn đồi quan trọng về mặt chiến lược tại phía nam sông Neva.

    Do vậy, việc di tản những lực lượng Đức đang đóng tại dải đất hẹp dọc theo bờ hồ Ladoga, điểm cực bắc của dải hành lang hẹp của Đức gần Leningrad, ở mọi khía cạnh là một thành tựu chiến thuật tuyệt vời.

    Khoảng 8.000 người Đức đã được cứu thoát (Thực ra trong sách ghi 800.000…có thể là họ ghi sai.ND), trong sốđó có gần 2000 người bị thương. Các vũ khí và thiết bị nặng đã bị bỏ lại và sau đó bị phá hủy. Người Nga hầu như không thu được chiến lợi phẩm, và một điều còn quan trọng hơn là họ bắt được rất ít tù binh. Sự thành công hoàn toàn của việc di tản quân Đức đã được khẳng định một cách gián tiếp trong Lịch sử quân sự Liên Xô bởi sự tuyên bố chiến thắng lớn lao của họ và không hề đề cập đến - ngược lại với thực tế thông thường – về con số thiệt hại và thương vong của cả hai bên…..


    Tuy nhiên, sự di tản của Đức ở bờ phía nam của HồLadoga với các điểm dân cư tại Lipka và Schlüsselburg là một thành công rất lớn về mặt tâm lý đối với người Nga: Cuộc phong tỏa Leningrad đã bị phá vỡ.

    Đúng vậy, Đại bản doanh Tối cao của Sô-viết, Hội đồng Quốc phòng Nhà nước (GKO) đã thảo ngay kế hoạch xây dựng cấp tốc một tuyến đường sắt nối liền thành phố Leningrat với vùng nội địa Liên sô và vào ngày 22 tháng 1 thì bắt đầu khởi công với toàn bộ nhân lực và vật liệu có trong tay, chạy trong hành lang dài 5 đến 7 dặm từ Phương diện quân Volkhov đến Schlüsselburg, xuyên qua dải bùn sình lầy nhỏ chạy tới sông Neva và vào thành phố dưới tầm hỏa lực của pháo binh Đức đặt trên các khu đồi tại Sinyavino. Theo kế hoạch, tuyến đường sắt này phải được xây dựng xong trong vòng 20 ngày, tuy nhiên nó đã được hoàn thành trước thời hạn và bắt đầu vận hành vào ngày 6 tháng 2 năm 1943.

    Như vậy, một sự liên kết trên đất liền của người Nga được xây dựng trên một dải đất hành lang hẹp và điều này đã giúp cung ứng nhu yếu phẩm và lương thực cho Leningrad có hiệu quả lớn hơn rất nhiều so với "Con đường sống" chạy qua bề mặt đóng băng của hồ Ladoga và nhất là rất kịp thời khi đã tới mùa băng tan….
    --- Gộp bài viết: 17/11/2017, Bài cũ từ: 17/11/2017 ---
    [​IMG]
    ẢNH : NGƯỜI NGA ĐANG CỐ BĂNG QUA HỒ ILMEN BẰNG MOTOR SLEIGH. HỌ ĐÃ BỊ CHẶN LẠI BỞI HỎA LỰC PHÁO BINH ĐỨC
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Chính vì thế, kế hoạch của Hitler đưa ra nhằm bóp nghẹt, đẩy thành phố chìm trong nạn đói để rồi khuất phục, một kế hoạch chiến lược của ông trên cánh bắc nước Nga hoàn toàn phụ thuộc vào đã bị thất bại thảm hại. Đương nhiên, một phần nữa, điều này đến từ sự chần chừ của người Phần lan, một đồng minh lớn của người Đức trên cánh bắc thuộc mặt trận miền Đông, bởi vì các hoạt động quân sự của Phần lan hoàn toàn phụ thuộc vào sự phát triển tình hình chiến sự của người Đức. Lòng tin của người Phần Lan đối với ông bạn đồng minh Đức đã bị rung chuyển. Các kế hoạch quân sự của họ sụp đổ. Thống chế Phần Lan Carl Gustav Baron von Mannerheim đã từng dự kiến, ngay khi Leningrad bị thất thủ, quân đội của ông, đang bị sa lầy dọc theo phòng tuyến bao vây thành phố tại khu vực Karelia, sẽ tấn công vào tuyến đường sắt quan trọng của người Nga tại Murmansk.Theo cách này, các sự tiếp tế của thế giới bên ngoài ở khu vực cánh Bắc của Liên bang Xô viết sẽ bị cắt giảm, qua tuyến đường mà các nguồn cung cấp khổng lồ của Mỹ đang ồ ạt gửi tới suốt ngày đêm không hề ngưng nghỉ. Sự mất mát của nguồn viện trợ đến từ người Mỹ sẽ đặt Nga vào một tình thế kinh tế hết sức khó khăn và tước đoạt của Đại bản doanh Sô-viết tối cao phần lớn trong việc thực hiện các đòn phản công chiến lược sắp tới của họ….

    Điều này cho thấy sự sống còn trong việc khuất phục Leningrad có một vị thế quan trọng biết nhường nào, mặt khác sẽ là một gánh nặng về mặt chính trị của Đức trong việc muốn giành chiến thắng trước người Nga bên bờ hồ Ladoga. Tuy vậy, Đại bản doanh Sô-viết tối cao Liên Xô đã thất bại trong việc đạt được mục tiêu chiến lược to lớn của trận đánh thứ hai của hồ Ladoga. Theo kế hoạch ban đầu, Stalin hy vọng sẽ nghiền nát toàn bộ quân Đức trong nút cổ chai trên một mặt trận rộng, ít nhất là vươn xa tới tuyến đường sắt Kirov, bao gồm cả nhà ga có tầm quan trọng chiến lược Mga. Điều đó mới có thể đảm bảo an toàn hệ thống giao thông trên đất liền từ thành phố bị bao vây với vùng nội địa nước Nga Sô-viết…

    Người Nga đã không thể thành công khi chinh phục được mục tiêu này. Cuộc tấn công của họ đã bị sụp đổ tại chân của những ngọn đồi Sinyavino, nơi mặt đất bị lỗ chỗ bởi các hố bom và hố đại bác. Trung tướng A. A. Zhdanov, thành viên thuộc”Hội đồng chiến tranh”, có nhiệm vụ bảo vệ Leningrad đã đạt được – một cách tượng trưng - một con đường nông nghiệp cao cấp thay vì chiếm đoạt được một con đường cao tốc. Tất cả những gì ông ta thu được chỉ là một khu hành lang nhỏ hẹp được mệnh danh là “Hành lang tử thần”, luôn luôn nằm dưới tầm hỏa lực của pháo binh Đức. Từ các vị trí đóng quân tại ngọn đồi cao thuộc Sinyavino, các đài quan sát pháo binh hiện đại của quân Đức vẫn kiểm soát được toàn bộ khu vực trong vùng cho đến bên bờ hồ Ladoga.

    Về mặt vật chất, Đại bản doanh Sô-viết chỉ nhận được một thành công với mức độ vừa phải. Và sự trả giá cho nó rất cao: hai Tập đoàn quân Sô-viết hoạt động trong cuộc phá vây, Tập đoàn quân Xung kích II cùng Tập đoàn quân LXVII (67), mất tới 225 xe tăng, một con số tương đương với bảy tiểu đoàn xe tăng. Thương vong của họ rất khó xác định…..

    Tuy nhiên, dường như để bù lại những tổn thất to lớn của mình, người Nga đã tạo ra một hiệu ứng tâm lý sâu sắc cho mọi người dân cũng như các ông bạn Đồng minh của mình. Niềm tin vào chiến thắng sau cùng cũng như sự tự tin trong giới lãnh đạo hàng đầu của Hồng quân Liên sô đã nhận được một sự tăng cường to lớn. Và cái ngày mà Zhdanov thành công rực rỡ trong việc chọc thủng vòng phong tỏa của Leningrad tạo thành một ngày lễ kỷ niệm trong toàn thể Liên bang Xô viết….

    Vào khuya ngày 18 tháng Giêng năm 1943, đài phát thanh Leningrad yêu cầu thính giả của họ chuẩn bị chờ đợi một thông báo đặc biệt, những tin đồn cho rằng vòng phong tỏa đã bị phá vỡ đã được quét ngang qua thành phố Leningrad đầy vết thương này. Không ai có thể ngủ được trong thời điểm này. Những lá cờ đầu tiên được treo trên các ngôi nhà trong thành phố. Âm nhạc được phát từ các máy hát đã xuất hiện từ cửa sổ của những ngôi nhà ảm đạm, những ô cửa sổ ốp ván và bìa cứng không đủ để chống lại cái lạnh khắc nghiệt của miền cực bắc. Một lần nữa, hy vọng lại đến – những tia hy vọng sớm kết thúc những đau khổ của thành phố anh hùng. Bản thông cáo đến với mọi người dân lúc nửa đêm. Cho đến lúc đó các nhà chức trách vẫn do dự - có thể họ cảm thấy chưa chắc chắn. Cho nên bản thông báo đặc biệt trên Đài phát thanh Leningrad được bắt đầu bằng câu nói : "Vòng phong tỏa đã bị phá vỡ. Đã từ lâu chúng ta chờ đợi thời khắc quan trọng này, mặc dù chúng ta biết rằng trước sau nó sẽ phải đến. Như mỗi người trong số chúng ta đã từng đặt thi hài của các người thân yêu ruột thịt xuống lòng đất đông lạnh của các ngôi mộ tập thể.. Không hề có nghi thức tang lễ, chúng ta chỉ có một lời thề với họ trước khi chia tay vĩnh biệt :"Sự phong tỏa thành phố sẽ bị phá vỡ !"…

    Phải thừa nhận rằng người Nga đã thất bại trong việc vươn tới tuyến đường sắt Kirov. Nhưng thất bại này đã sớm được khắc phục: Chỉ trong vòng hai mươi lăm ngày, Liên Xô đã xây dựng một tuyến đường xe lửa khẩn cấp có chiều dài 22 dặm ngang qua khu vực đầm lầy, dọc theo bờ hồ Ladoga, bắt đầu từ Polgami tới Schlüsselburg, và tiếp theo, chạy qua một chiếc cầu tạm thời dành cho xe lửa bắc qua con sông Neva, cho đến khi nó liên kết với tuyến đường sắt liên vận vào trong thành phố Leningrad. Tất nhiên, đoạn đường này thỉnh thoảng bị gián đoạn do những đợt tấn công và bắn phá của quân Đức trong một ngày nào đó. Nhưng điều đó chỉ có những người trách nhiệm được biết….
    --- Gộp bài viết: 18/11/2017, Bài cũ từ: 18/11/2017 ---
    [​IMG]

    ẢNH : NHỮNG KHẨU PHÁO HẠNG NẶNG CỦA ĐỨC Ở PHÍA NAM LADOGA
  9. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Ngày 6 tháng Hai năm 1943, tuyến đường sắt khẩn cấp đã đi vào hoạt động. Hiệu quả ngay tức thì, khẩu phần ăn hàng ngày dành cho những người lao động tại Leningrad đã tăng từ 250 gram lên 600 gram và 125-400 cho phần còn lại của dân số. Những con số này cho thấy rõ ràng hơn bất kỳ một điều gì khác là Leningrad vẫn còn đang nằm trong sự kiểm soát của kẻ thù. Khu vực “Hành lang tử thần” hẹp, chỉ rộng khoảng 5-7 dặm chiều rộng, với con đường sắt khẩn cấp lại nằm dưới tầm hỏa lực pháo binh của Đức không đủ để bảo đảm cung cấp thường xuyên cho thành phố (pháo đài) Leningrad…

    Chính tình huống này đã bắt buộc quân đội Liên Xô phải tiếp tục các nỗ lực của mình trên khu vực chiến trường đẫm máu ở phía nam hồ Ladoga để đạt được mục tiêu chiến lược của họ - đó là tuyến đường sắt Kirov với đầu mối giao thông đường sắt tại Mga. Trận chiến lại tiếp tục không hề ngưng nghỉ. Đó là giai đoạn hai và ba thuộc Trận chiến hồ Ladoga lần thứ hai lại tiếp tục nổ ra.

    Hai điểm trụ cột tại hai góc thuộc phòng tuyến bảo vệ của quân Đức tiếp tục đóng vai trò“con nhím” của họ - cứ điểm tại Bệnh viện ở Gorodok và Nhà máy điện trên Neva tại góc phía tây, và tại là góc phía đông chính là các vị trí được tăng cường thuộc Trung đoàn Vệ binh 366 Đức tại Poselok 7, được biết đến dưới cái tên "Chiến lũy Wengler", đó là tên của viên Tư lệnh Trung đoàn. Hai nơi này chính hai hòn đá tảng cùng với các phòng tuyến bảo vệ trước vùng đất cao tại khu đồi Sinyavino là nơi quyết định số phận cho trận chiến tiếp theo.

    Bệnh viện của Gorodok bây giờ chỉ còn là một đống đổ nát. Xung quanh bị bom đạn phá hủy bằng sạch. Tuy nhiên, các công binh Đức thuộc Đại đội 3, Tiểu đoàn Công binh 240 do Trung úy Brendel chỉ huy đã giữ vững vị trí tại những đống gạch đổ nát trước tất cả các cuộc tấn công của người Nga. Họ được sự yểm trợ đặc biệt, chủ yếu là chống lại các đòn tấn công bằng xe tăng của Liên Xô, đến từ Tiểu đoàn 1, Trung đoàn pháo binh số 240, dưới sự chỉ huy của Thiếu tá Bauer.

    Các khẩu pháo được đặt tại rìa phía Nam thuộc khu rừng "Scheidiswald". Trung úy Volkmann là người đã có mặt tại bệnh viện kể từ khi bắt đầu cuộc chiến, anh ta là người lính tiền sát pháo binh giỏi nhất, bởi vì anh thuộc lòng địa hình trong vùng như trên lòng bàn tay. Hết lúc này đến lúc khác, anh ta luôn hỗ trợ các người bạn Vệ binh và công binh Đức của anh bằng cách điều khiển hỏa lực pháo binh rất kịp thời vào những nơi tập kết quân đội của người Nga.

    Vào cuối buổi chiều ngày 17 tháng Giêng, hỏa lực pháo binh Đức dựa trên cơ sở dữ liệu chính xác của Volkmann, đã tiếp tục phá vỡ một vị trí tập kết quân của người Nga trong khu rừng gỗ hình tam giác. Đột nhiên, hệ thống liên lạc bị mất tín hiệu. Không còn quả đạn pháo nào được bắn ra từ các vị trí pháo binh của người Đức nữa…Chuyện gì đã xảy ra?

    Hệ thống liên lạc trên radio của Volkmann liên tục gọi đến các vị trí đặt các phân đội pháo binh Đức…Không hề có hồi âm. Không thể liên lạc được với Trung đoàn…

    … “Tôi tranh thủ chợp mắt một chút..” – Volkmann nói và ném mình xuống một chiếc giường trong căn hầm. Kệ cho khói của đám cháy trên tầng 1 thỉnh thoảng vẫn lùa qua hành lang và những lối đi xuống cầu rồi chui cả vào hầm trú ẩn, mặc cho không khí sặc sụa mùi hôi thối cũng như đôi mắt như bị đẫm nước. Vì quá mệt mỏi nên Volkmann đã thiếp đi ngay tức khắc.

    Nhưng chỉ khoảng nửa tiếng sau, anh ta đã bị đánh thức dậy…”Ngài Trung úy ! Ngài Trung úy…Chúng ta đã bắt được liên lạc với Trung đoàn pháo binh…”

    Trung úy Volkmann ngồi phắt dậy. "Chuyện gì đã xảy ra với họ thế?"

    Tay NCO do dự. Nhưng sau đó anh ta nói, "Các vị trí pháo binh đã bị tràn ngập bởi xe tăng Liên Xô, có vẻ như tất cả pháo thủ đều bị giết, chỉ còn có một liên lạc viên vô tuyến vẫn còn sống sót tại chỗ nào đó và đôi khi anh ấy liên lạc được với Đại tá Hertz."

    Trung úy Volkmann nhảy ra khỏi giường. Bị tràn ngập ? Chả lẽ tất cả các pháo thủ đều chết hết ?

    " Còn những khẩu pháo, chuyện gì đã xảy ra đối với những khẩu pháo đó ?"
    - Tay NCO nhún vai không trả lời…..Từ đây đến các vị trí Tiểu đoàn pháo binh khoảng 1,25 dặm đường, nhưng là một chặng đường khó khăn. Đầu tiên phải vượt qua vòng vây đang bao xung quanh bệnh viện, tiếp đến là phải di chuyển trên phần đất do quân thù kiểm soát, nhưng Trung úy Volkmann không hề ngần ngại : “Tôi biết những điều gì xảy ra. Có lẽ họ đang cần sự giúp đỡ…Tôi phải đi ngay !”.

    Volkmann giắt 5 quả lựu đạn vào thắt lưng rồi cầm ngay khẩu tiểu liên. Tiếp theo anh lao vào bóng đêm một mình, không cần ai trợ giúp. Sau đó Volkmann như một con sóc di chuyển từ cây này sang cây khác, từ bụi rậm này tới lùm cây khác. Anh ta phải rất khéo léo để di chuyển qua các hố bom đạn hoặc trong khu vực than bùn được phủ đầy tuyết…

    Lúc này anh ta tới được khu vực đường tàu vận chuyển than bùn. Phía bên kia là một con đường nhỏ được lát gỗ tròn nối từ Nhà máy điện tới Đài quan sát thuộc Sư đoàn tại Rangun. Anh ta di chuyển dọc theo bên phải con đường. Giờ đây phải hết sức cẩn thận. Phải bằng giá nào tới được đó. Sau đó, anh nhận ra được vị trí của Khẩu đội 1. Đằng sau những túp lều xung quanh là những khẩu pháo đang im lặng dưới ánh trăng…
    --- Gộp bài viết: 19/11/2017, Bài cũ từ: 19/11/2017 ---
    [​IMG]
    ẢNH : GIÂY PHÚT NGHỈ NGƠI QUÍ GIÁ CHO NGƯỜI VÀ VẬT
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Volkmann nhảy vào lều rồi cúi xuống quan sát. Khẩu đội trưởng đã chết. Xung quanh khẩu pháo, mọi thứ đều bị xé thủng lỗ chỗ bằng đạn tiểu liên. Đột nhiên, Volkmann giật mình. Anh nín thở và lắng nghe. Hình như đâu đó có tiếng rên rỉ…Hết sức cảnh giác, anh bò đến vị trí đặt khẩu pháo số 4. Nằm dưới chiếc xe kéo pháo là một trắc thủ Đức bị thương nặng vì đạn tiểu liên, nhưng anh ta vẫn còn sống…

    Tiếp theo. Trung úy Volkmann khẽ hỏi người trắc thủ bị thương. May quá, anh ta vẫn còn ý thức được và kể lại. Khi xe tăng kẻ thù tràn ngập vị trí đóng quân của Tiểu đoàn, anh ta (người trắc thủ) đã kịp thời nhảy xuống nấp ở dưới xe kéo pháo. Bộ binh Nga theo sau đã hạ sát hết tất cả quân Đức có mặt trên trận địa và làm anh ta bị thương nặng. Chỉ huy đại đội, Thiếu tá Bauer, đã ngã xuống trên trận địa. Bauer nằm khá gần so với vị trí 2 người lúc này.Volkmann nhìn theo hướng anh ta chỉ và thấy Bauer. Viên thiếu tá đã chết giống như tất cả những người lính Đức còn lại xung quanh anh ta….

    Có một điều đáng ngạc nhiên, người Nga đã không phá hủy các khẩu pháo. Chắc là họ dự định di chuyển ra xa hơn một chút. Rõ ràng họ nghĩ họ vẫn an toàn và còn có nhiều thời gian.

    Thời gian – đó là điều Volkmann đang suy nghĩ. Nhưng trước tiên anh vội vã tới boong-ke tìm cách sơ cứu cho người trắc thủ . Lúc đó boong-ke trống rỗng. Viên bác sĩ quân y của Tiểu đoàn và người giúp việc đã nằm gục chết tại vị trí của khẩu đội pháo số 2. Nhưng rất may, ở lối vào Volkmann tìm thấy một akja – xe trượt tuyết hình con thuyền - cùng với dây kéo và chăn ấm. Anh ta đặt khẩu súng vào akja, đặt người trắc thủ lên, buộc dây nịt và kéo. Bây giờ anh ta phải quay lại nơi đóng quân của người Đức. Người đàn ông bị thương rên rỉ bất cứ khi nào chiếc xe trượt tuyết gặp chướng ngại xóc nảy bất thình lình. Trán Volkmann đã đổ mồ hôi bất chấp nhiệt độ lúc này xuống tới 20 độ âm. Các đội tuần tra Sô-viết luôn luôn tuần tiễu qua con đường của anh. Thỉnh thoảng anh lại phải cúi xuống. Anh nén hơi thở của mình và áp lòng bàn tay lên miệng của người trắc thủ bị thương để tránh tiếng rên rỉ phát ra từ miệng anh ta….

    Pháo binh Sô-viết đã bắn rải ra khắp đầm lầy tới rừng rậm phủ đầy tuyết. Volkmann đã phải di chuyển thoắt ẩn thoắt hiện. Anh ta không thể xác định được hướng đi. Bây giờ Volkmann phải cẩn thận gấp đôi vì nếu không anh sẽ ăn đạn từ những vị trí tiền tiêu của người Đức…Cuối cùng, trung uý Volkmann nghe thấy giọng nói yếu ớt. Nhưng nói bằng tiếng Đức. Volkmann đã hét lên báo hiệu. Chỉ vài phút sau, anh ta ở Sở chỉ huy thuộc Sư đoàn bạn, đó là Sư đoàn Bộ binh 96. Thiếu tướng Noeldechen lắng nghe câu chuyện của trung uý bằng một sự kinh ngạc. Chả lẽ các khẩu pháo vẫn còn nguyên vẹn? Có thể còn có một số người bị thương nặng ở đó ? Ngay lập tức Trung tá Deegener, chỉ huy tác chiến, đưa ra một đội hình xung kích mạnh mẽ của những người lính vệ binh cũng như công binh tới đó . Dưới sự chỉ huy của Trung uý Volkmann, họ đã lao vào chiến đấu như những con sư tử nhằm chiếm lại vị trí pháo binh của Tiểu đoàn đã bị kẻ thù tràn ngập.

    Lần này, họ bắt buộc phải giao tranh tại đó bởi vì người Nga cũng di chuyển về vị trí này. Họ muốn làm chủ trận địa pháo binh của quân Đức. Tuy nhiên, cuộc phản công của người Đức dưới sự chỉ huy của Trung uý Volkmann đã khiến cho họ rất bất ngờ và quân Đức đã chiếm lại được vị trí pháo binh. Một đội xung kích khác đã đến tiếp quản vị trí từ Trung đoàn pháo binh số 240 do Đại tá Hertz cử đến…

    Vào lúc bình minh, tất cả thi hài những người chết đã được xử lý, các vị trí súng trên trận địa đã được sửa chữa, và hệ thống phòng thủ của họ được phục hồi. Sức mạnh hỏa lực của trận địa pháo binh đã lại cứu sống được công cuộc phòng thủ của người Đức.

    Trong cái boong-ke đã bị hủy diệt hơn nửa của đài chỉ huy pháo binh, nằm núp sau chiếc radio và bị thương nặng, những người lính tiếp viện đã tìm thấy người anh hùng của trận giao chiến – hạ sĩ truyền tin Palaska. Trong suốt thời gian xe tăng Nga tràn ngập trận địa, anh ta đã trụ lại đến cùng tại vị trí mà anh ta đã được phân công và là người duy nhất còn sống sót trong Sở chỉ huy Tiểu đoàn pháo binh. Lúc đó, ngay bên ngoài boong-ke là chiếc xe tăng KV-1 của quân Nga vẫn đang khai hỏa liên tục. Giờ đây, Palaska đã thiết lập liên lạc với Trung đoàn và có thể trực tiếp chỉ đạo hỏa lực từ các vị trí pháo binh khác của Trung đoàn vào các xe tăng Liên Xô. Sự kiểm soát hỏa lực pháo của anh ta thật tuyệt vời đến mức những chiếc xe tăng Liên Xô phải bỏ lại các vị trí pháo binh Đức tưởng như đã nằm trong tay họ…

    ...........................
    caonam_vOz, DepTraiDeu, tatpcit6 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này